Your Life Is Around You
|
|
Chương Ngày Thứ Mười Bảy: Lạnh! Lạnh! Lạnh!
Thời tiết năm nay thực sự rất thất thường.
So với các năm trước, mùa đông năm nay ấp áp hơn rất nhiều. Hiện tại là cuối tháng 1, nhưng những đợt gió mùa đông bắc kéo về chưa thực sự thấm tháp gì so với cái lạnh của mùa đông năm ngoái. Tôi chỉ cần mặc một chiếc áo sơ mi và khoác áo đồng phục ra ngoài là đã đủ ấm. Nói trắng ra thì, thời tiết kiểu này rất tốt! Không nóng như mùa hè, không ẩm như mùa xuân, cũng chẳng mang cái lạnh buốt đến mức rụt cổ vì lạnh của mùa đông. Tóm lại đây là cái mùa gì ? @.@ Xin thưa là đã qua ngày Đông chí gần một tháng rồi, ấy vậy mà tôi vẫn chẳng thấy lạnh chút nào.
Nhưng đúng là ông trời rất hay trêu ngươi loài người. Không biết từ đâu bay ra một đợt gió mùa Đông Bắc cực mạnh, khiến cả miền Bắc và Bắc Trung Bộ chỉ trong nửa ngày giảm hơn 10 độ trong ngày. Cái lạnh đột ngột ập đến khiến người dân sững sờ, ngạc nhiên. Chiều hôm ấy là thứ bảy. Khi tôi về đến nhà thì phát hiện đôi tay mình đã lạnh cóng đến mất cảm giác. Không thể tin nổi! Đạp xe ngoài đường, đôi tay trần của tôi bị gió lạnh thổi vào, đến khi bóp phanh mới phát hiện cử động ngón tay thật quá mức gượng gạo.
Mấy ngày tiếp theo mới thực sự là kinh hoàng của kinh hoàng! Quả thực tôi đã nghĩ mùa đông năm nay sẽ trôi qua trong sự ấm áp và se se lạnh, rất lý tưởng. Nhưng bất ngờ làm sao. Nhiệt độ của thủ đô – nơi tôi sống và các cả miền Bắc cùng hạ thấp liên tục, thấp hơn cả so với năm trước. Chưa bao giờ tôi thấy ghét cái lạnh như vậy. Hà Nội nhiệt độ luôn dưới 10 độ, còn các tỉnh miền núi phía Bắc có nơi còn có tuyết, nhiệt độ âm luôn. Tuyết dày những gần 10cm, gia súc gia cầm cùng cây cối canh tác đều bị thiệt hại nghiêm trọng.
Lạnh đã đành, đằng này còn kèm theo cả mưa phùn. Những cơn mưa không lớn như mưa rào mùa hạ nhưng rả rích suốt cả ngày lẫn đêm, đủ khiến người ta ướt áo ướt tóc. Đường phố không có lấy một góc khô ráo, bầu không khí đã lạnh đến mức tê liệt xúc giác mà vẫn cảm thấy ẩm ướt, khó chịu.
Thằng em tôi là học sinh Tiểu học, vì nhiệt độ luôn dưới 10 độ nên nghỉ học được gần cả một tuần. Trong khi tôi – học sinh cấp hai chỉ được nghỉ khi nhiệt độ dưới 7 độ. Ở trong nhà lạnh đến mức tay tôi không có bất kỳ cảm giác gì, đút vào túi áo cũng không ăn thua chứ đừng nói đến việc ra ngoài. Mỗi buổi sáng tôi đều phải lết xác xuống phòng khách, nghiến răng rời khỏi cái chăn ấm áp xem Dự báo thời tiết lúc 6h15 trên TV để quyết xem hôm nay có đi học không. Mấy ngày sau, tôi lười đến mức không thèm dậy. Rồi chợt nhớ ra cái điện thoại mình hay dùng. Ngu thật đấy Thanh ơi! Wifi nhà mày lắp để làm cảnh à? Vậy là tôi đều mở mắt lúc 6h15, nằm im trong chăn mở điện thoại ra xem trên fanpage của VTV rồi quyết định xem có phải đi học hay không.
Facebook của tôi tràn ngập status khấn trời ngày mai nhiệt độ còn 6,9. Đùa, chỉ cần 0,1 độ cũng đủ quyết định một ngày của lũ học sinh cấp 2 chúng tôi rồi. Vì vậy, vào một buổi sáng vừa lạnh vừa mưa, tôi đã nhận được tin hôm ấy được nghỉ. Tiếc rằng, sau ngày hôm ấy, không có thêm bất kỳ ngày nghỉ nào nữa =.=
Một trong những cực hình của mùa đông, đó chính là đi tắm gội. Nếu là mùa hè, vừa không lo rét lại có thể hôm nào cũng tắm gội sạch sẽ. Nhưng với cái thới tiết “đứng trong nhà cũng cảm thấy sun vòi” như này, quả thực rất không đơn giản, thử thách tôi quá lớn. Từ một tuần tắm gội 4 lần, hiện tại tôi chỉ dám làm 2 lần/tuần. Tôi có mái tóc khá dài, vì vậy nên việc gội đầu lâu hơn người thường khoảng 5-10 phút (không lẽ tôi bất bình thường? @.@) . Ôi trời, đứng trong nhà tắm còn chưa làm gì, đứng thở thôi mà khói đã bay mịt mù. Lạnh, lạnh, lạnh kinh khủng. Thử tưởng tượng khi bạn chuẩn bị đi tắm thì bố mẹ bạn nói “Bình nóng lạnh hỏng rồi con?”, bạn sẽ phản ứng như nào?
Tôi là một đứa thiếu quần áo một cách trầm trọng. Không phải thiếu kiểu không có gì mà mặc, mà là không đủ để thay đổi. Ngoài cái áo khoác đồng phục ra, cùng một cái áo khoác khác ra thì không còn gì nữa. Áo len cũng chỉ có hai chiếc, áo dài tay cũng chỉ có một chiếc. Quần bò có nhiều những chẳng bao giờ mặc, chỉ mặc quần kaki đen. Vì vậy, khi trời lạnh và bắt đầu phải mặc nhiều áo lên, tôi cảm thấy có chút lo lắng. Làm sao mà khi mặc vào phải vừa ấm vừa dễ hoạt động, không bị áo dày cộm lên gây khó chịu. Cái khác là mặc mãi cũng phải giặt, không thì rất bẩn. Mà thời tiết này giặt làm sao khô được? Ẩm ướt đến mức bão hòa, tôi phải làm sao =.=
|
Chương Ngoại Truyện 2
Cái khăn của thằng Hoàng
Thằng Hoàng có thói quen quấn khăn len kín mít mặt, lại đội mũ để tránh rét. Trong nhóm bọn tôi, có mình nó là dùng khăn len. Lúc nào tôi đến lớp trong tình trạng run cầm cập cũng luôn thấy nó gục mặt xuống bàn ngủ ngon lành, cái khăn và cái mũ của nó che hết đầu tóc. Hà, mặc dù không thích cái style không bình thường của nó, nhưng trông thật ấm áp. Tôi cảm thán.
Ai ngờ…
-Lạnh vãi cả đái, mày không thấy lạnh hả Thanh? – Thằng Hoàng run cầm cập, cả người rụt lại, tay nhét vào túi áo
-Không, bình thường!
Đúng là rất lạnh, nhưng cái lớp của tôi rất ấm., đóng hết cửa sổ vào thực dễ chịu. Mới từ cái lớp đó nên thân nhiệt tôi vẫn còn ấm.
Con My đi bên cạnh giật giật cái khăn của thằng Hoàng, nói:
-Bà thým, kêu ít thôi. Oppa khỏe lắm đấy. Hờ hờ hờ!
Thằng Công Hiếu bật cười, tôi quay sang trừng mắt nhìn nó : “Cười gì?”
Nó đáp gọn lỏn: “Xàm”, sau đó liền bị tôi đập cho một cái.
-My cẩu, ai là bà thým? – Thằng Hoàng “xù lông”
Tôi, con My, thằng Công Hiếu và thằng Minh nãy giờ im lặng cùng giơ tay chỉ về một phía, đồng thanh: “Mày!”
Hoàng: “Có thể cho tao lý do không?”
Con My giật giật cái khăn trên cổ nó.
Mấy ngày hôm sau, thằng Hoàng không quàng khăn đến lớp nữa.
Lợn ơi, chạy đi đâu?
Mùa đông, những đứa béo quả thực có lợi hơn. Giống như những loài động vật ngủ đông, có lớp mỡ dày để dự trữ năng lượng và giữ ấm qua mùa đông. Thằng Việt Anh lớp tôi là một điển hình. Người nó tròn, béo, nhưng nhìn vẫn gọn gàng hơn so với những đứa phát phì khác. Lũ chúng tôi rất hay véo mỡ của nó =.=
Một hôm, thằng Việt Anh đang đứng nghịch phấn trên bục giảng. Không biết thằng Hoàng từ đâu ra ôm chầm lấy nó, miệng không ngừng kêu: “Lợn ơi, mày ấm vãi” Thằng Việt Anh rất khỏe, nó có thể dễ dàng chế trụ thằng Hoàng. Nó và tôi hay cùng “hợp lực” trêu thằng Hoàng. Việt Anh dùng khuỷu tay đưa ra sau, thằng Hoàng liên ôm bụng, miệng đang định chửi thề một câu, liền bị thằng Việt Anh giơ “giò lợn” đạp một phát vào “bộ phận sinh lý”. Chúng tôi đứng bên cạnh cười như một lũ điên.
-Bọn kia, cười trên nỗi đau của người khác? Liệu hồn đấy…
Thằng Hoàng ngồi bệt dưới đất trừng trừng mắt nhìn bọn tôi. Đối nghịch là thằng Việt Anh béo chống hông nhìn thằng Hoàng bằng ánh mắt châm chọc:
-Lợn đây, có bắt không?
Ai đó nghiến răng ken két: “CÚT NGAY!”
Thằng Bốp
Bốp là tên ở nhà của thằng Lê Hiếu. Nó là con của cô Nga – trưởng ban phụ huynh lớp tôi. Thằng Hiếu học rất giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Hóa. Nó ngồi trên tôi, là cạ cứng của thằng N a m. Thằng N a m và nó đều bỏ môn Toán mà chuyển sang học Hóa. Hai đứa rất thân nhau. Ba đứa bọn tôi ngồi gần nhau nên trở nên thân thiết. Thằng Bốp để lại ấn tượng sâu sắc cho chúng tôi với đôi mắt ếch to tròn (thực ra là do nó cận nặng đến mức mắt lồi ra ngoài =.=), cái balo to đùng lúc nào cũng đầy sách Hóa như muốn đè chết nó trên lưng.
Trong khi mấy đứa kia đều gọi tôi là “Oppa” thì nó lại tự nhận mình là antifan.
-Sao, mày gato à? – Tôi nhếch mép hỏi nó
-Xin lỗi em chỉ là antifan của oppa~~ Xem nào, A là axit, N là nito, T là Titan, I là Iridium, F là Flo,...
-....
Bộ mày bị cuồng Hóa đến mức ngu ngơ rồi hả Bốp?
Lê Hiếu hay bị bạn bè trêu trọc vì được mẹ chăm sóc quá kỹ. Thực ra cũng chỉ là do mẹ nó hay đưa đi đón về rất đúng giờ thôi. Bọn con trai cho rằng thằng Hiếu phải biết lê la chơi bời một chút, hay ít ra cũng phải tham gia xem phim ăn uống này nọ cùng nhau, chứ không nên “bám váy” mẹ như thế. Thực ra thì, tôi cũng thấy nên thế @.@
Thằng N a m có lần nói trêu nó: “Bốp ơi, sáng nay mẹ đánh răng cho chưa?”
Tôi nhịn cười, nhìn nó. Thằng Hiếu trợn mắt, sau đó lại cười nhăn răng: “Mẹ tao không đánh cho tao...”
Thằng N a m ra vẻ hoan hô, miệng kêu “Giỏi quá”
Có điều...hình như thằng kia vẫn chưa nói hết câu.
“...mà là bố tao đánh hộ” – nói xong nó lăn ra bàn cười
Tôi và thằng N a m cùng giương đôi mắt đầy vẻ kỳ thị về phía nó.
|
Chương Ngày Thứ Mười Tám
Tết năm nay so với năm ngoái muộn hơn khoảng một tuần.
Hiện tại chúng tôi đã bước chân vào kỳ nghỉ Tết. Năm nay ngoài Bắc học sinh được nghỉ 9 ngày, trong Năm được nghỉ 16 ngày.
Ngày học cuối cùng của năm cũ, lớp chúng tôi tổ chức “Xổ sổ may mắn”. Mỗi đứa sẽ được phát một phiếu số, việc của chúng tôi là ghi tên mình vào phiếu. Sau đó bốc ngẫu nhiên để trao thưởng. Trao giải xong xuôi, có một việc mà đáng lẽ ra bọn tôi phải làm ngay từ đầu. Đó chính là dọn dẹp lớp học để niêm phong. Đây là việc mà 100% các chi đội phải làm. Khi lớp người ta dọn dẹp, lớp tôi ngồi chơi Xổ số. Khi lớp người ta ra về, lớp chúng tôi mới bắt đầu dọn. Thật ngược đời! @.@ Để “cổ vũ” tinh thần lao động của lớp, cô giáo chúng tôi đặt cả pizza cho lớp. Ôi trời, ăn no thì ai muốn lao động chứ cô ơi!!!
Ấy thế mà vẫn hoàn thành. Lúc ra về, chỉ có tôi, con My và thằng Minh. Minh chở My bằng xe điện, tôi đạp xe đi song song với bọn nó. Trên đường, thi thoảng tôi có đi nhanh hơn, nhưng vẫn có thể nghe thấy tiếng cãi nhau chí chóe của hai đứa kia.
-Này, mồm hai đứa là cái loa à?
Tôi hỏi ngay khi thằng Minh đuổi kịp xe tôi.
-Oppa, em xin lỗi anh!
Thằng Minh nhanh chóng nhận lỗi, ngay sau đó liền bị con My “thừa nước đục thả câu” : “Đấy, ai bảo mồm mày to!”
Bà nội, làm ơn bé mồm hộ con! Coi như tôi chưa từng quen đứa nào trên đường. Xấu hổ quá.
Khi đến gần chỗ rẽ, tôi nói: “Qua Tết hai đứa qua nhà tao chơi nhé!”
Bọn nó nhận lời. Qua kỳ nghỉ này là chúng tôi lao đầu vào học, đương nhiên phải biết tranh thủ thời gian mà nghỉ ngơi chứ.
Kỳ nghỉ bắt đầu!
Anh Trường được mẹ tôi cho nghỉ sớm vài ngày. Nhưng quán cafe nhà tôi vẫn mở cho đến tận trưa ngày 29 âm. Vì vậy, bố tôi kêu tôi dậy sớm xuống phụ mẹ bán hàng. Quán nhà tôi vừa là quán cafe, vừa bán điểm tâm sáng, cần hai người ở hai khu vực quản lý. Trước nay tôi vẫn bị bố mắng vì không chịu để ý việc nhà, không biết làm gì cả. Quả thực tôi khá vô tâm.
Tôi được huấn luyện pha chế, làm bồi bàn trong hai ngày. Pha cafe, tiếp khách, dọn dẹp cửa hàng, trông hàng,... tôi thay mẹ làm hết. Gần Tết nên mẹ tôi khá bận, vì vậy coi như cũng có thể giúp mẹ chút việc.
Một buổi trưa, có hai vị khách người nước ngoài đến uống cafe. Tôi có chút bối rối bởi khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình. Thứ nhất là vì lâu rồi tôi không học ngữ pháp cho tử tế, thứ hai là trước giờ tôi rất ngại luyện Speaking nên giao tiếp không tốt. Thật may mắn làm sao khi tôi vẫn nghe được họ gọi món đồ uống gì. Mẹ tôi cười, nói:
-May mà có con, không thì mẹ chả hiểu họ nói gì!
Mẹ ơi, thực ra con không vĩ đại thế đâu =.=
Khi trả lại tiền thừa cho khách xong, tôi mới tự lầm bầm với bản thân: “PHẢI RÈN LUYỆN, PHẢI HỌC GIAO TIẾP!”
-Lần sau con sẽ ghi lại tên tiếng anh của menu nhà mình, mẹ cũng học một chút đi ^^
Mẹ tôi đồng ý.
Lại nói về khách nước ngoài, có lần mẹ tôi kể chuyện khiến tôi buồn cười kinh khủng. Mẹ kể hôm ấy có hai người: một phụ nữ người Việt đi cùng một người đàn ông ngoại quốc vào quán ăn trưa. Người khách nước ngoài ăn bánh mỳ sốt vang. Bạn biết đấy, người phương Tây ăn bánh mỳ đâu có dùng tay như người phương Đông. Họ phải dùng dao, nĩa, khăn ăn mới đúng bộ. Ông ta gọi mẹ tôi và nói: “Do you have a knife?”
Mẹ tôi nói lúc đó bà ngớ người, miệng lặp lại: “Nai? Nai?”
Người phụ nữ đi cùng mới giải thích đó là con dao. Mẹ tôi lúc đó cũng quên mất việc người Tây họ ăn bánh mỳ bằng dao, liền vào bếp lấy con dao gọt hoa quả ra. Mẹ kể lúc đó bà cầm vào chuôi dao đưa ra, ông Tây nhìn thấy giật mình kêu “No no no!” Kể đến đoạn này ai cũng cười ngất. Ông Tây đó chắc thấy bộ dạng hùng hổ của mẹ, tay cầm dao, liền sợ hãi. Mẹ tôi nín cười, sai anh Trường đi mượn một bộ dao nĩa dùng để ăn.
Một buổi trưa, bố mẹ tôi đi vắng. Hôm đó là 28 âm lịch. Rảnh rỗi ngồi trông cửa hàng học văn, tôi liền vào quầy pha cho mình một cốc café nâu đá. Pha xong một hơi uống sạch, không nghĩ đến hậu quả. Lúc đó đã là 3h chiều. Ai ngờ đêm hôm đó, tôi tỉnh táo một cách lạ thường, không tài nào ngủ được. Xem phim đọc truyện dễ gây mỏi mắt là thế, nhưng tôi vẫn thức. 4h kém sáng hôm sau, tôi mới ngủ được =.= Thật đáng sợ! Do không ngủ đủ giấc, sáng hôm sau đã dậy sớm phụ mẹ bán hàng. Đêm 29 còn phải đón giao thừa, chúc Tết họ hàng, nhưng hôm trước ngủ không đủ cộng với đêm nay phải thức khuya, tôi liền tranh thủ ngủ bù một chút lúc 4h chiều. Ăn xong cơm tất niên, xem xong Táo Quân, cảm giác rất viên mãn.
23:18
Tôi liền mở vở Văn ra ôn bài một chút, đợi giao thừa. Nhưng…ai ngờ tôi ngủ quên đến mức không thể dậy nổi. Giao thừa, pháo hoa, tiền mừng tuổi của họ hàng,…trôi qua mà tôi vẫn còn nằm trên giường. Hình như bố tôi có kéo tôi dậy, nhưng làm sao dậy nổi? OMG! Chết tiệt, tất cả là tại ly café đó.
Lúc tôi mở mắt ra xem giờ thì đã là 2:30. Ai đó đã đắp chăn và tắt đèn cho tôi. Có lẽ bây giờ cả nhà mới đi ngủ.
Giao thừa năm nay của tôi….thật thê thảm=.=
|
Chương Ngoại Truyện 3: Cuộc Sống Là Những Khó Khăn, Vất Vả!
Gia đình tôi gồm người, trên tôi có một người anh, dưới có một đứa em. Đại khái như vậy cũng khá đông. Hơn nữa, anh tôi bị mắc chứng thần kinh, không phải người bình thường. Em tôi nhỏ tuổi, mọi việc dồn hết vào bố mẹ tôi. So với những gia đình khác, bố mẹ tôi vất vả hơn nhiều.
Năm tôi học lớp 3, nhà tôi sửa sang lại căn nhà mất nửa năm, và mất gần 1 tỷ đồng. Đó là do tôi nghe mẹ nói. Đương nhiên không phải tự nhiên mà có đủ số tiền để sửa nhà. Bố mẹ tôi phải vay mượn khắp nơi, rồi sau khi sửa xong sẽ vừa kiếm tiền vừa trả nợ. Lần sửa nhà đó, bố tôi bị đứt dây chằng ở đầu gối, phải mổ và nẹp chân mất một thời gian, từ đó vết sẹo dài trên đầu gối của bố luôn nhức nhối vào những ngày trở trời.
Sửa xong căn nhà, chưa ở được 3 tháng, bố mẹ tôi cho thuê. Nhà tôi sửa xong rất đẹp, rất cao, cao nhất cả con phố hồi đấy. Nói thực lúc đấy (và bây giờ), tôi vẫn luôn tự hào về căn nhà của mình. Hồi đấy cái gì cũng không quan tâm, đúng là tuổi nhỏ vô tư, chỉ biết bố mẹ nói chuyển nhà thì mình đi theo thôi. Sau này tôi mới biết, đó là do số tiền nợ quá lớn, nên bố mẹ không còn cách nào phải cho người ta thuê 5/6 tầng nhà, với giá gần 400 triệu/năm để rút ngắn thời gian trả nợ.
Từ đấy, hành trình vất vả gian nan để sinh tồn qua ngày của gia đình tôi bắt đầu. Đùa thôi, nói thì to tát, nhưng những gì trải qua trong 6 năm qua, tôi chưa bao giờ quên, chắc chẳng bao giờ quên được. Không phải bi kịch, nhưng cảm giác xa nhà, lạ lẫm với chính ngôi nhà bố xây nên mỗi khi về thăm khiến tôi căm ghét.
Nửa năm đầu tiên sau khi cho thuê nhà, gia đình tôi chuyển đến phố Hoàng Hoa Thám ở, thuê một căn nhà tạm thời. Tôi còn nhớ căn nhà đó không rộng, cũng chẳng đẹp, thực chật chội. Cả nhà có ba gian, một tầng, kéo dài theo hình chữ nhật đứng. Gian trong cùng là một phòng riêng, ẩm thấp, chiếc đèn led duy nhất không xua được cảm giác tối tăm. Đó là phòng học của tôi. Chính nơi ấy, lần đầu tiên tôi biết sử dụng máy vi tính. Bên ngoài cũng chẳng rộng rãi, tất cả chỉ đủ để gia đình tôi sống một cuộc sống hết sức bình thường. Dĩ nhiên khả năng thích nghi của nhà tôi không phải bàn cãi, bố mẹ tôi đều là người lao động tay chân, đã trải mọi sự đời và bao công việc khác nhau rồi, chút khó khăn này chẳng thể làm khó họ.
Chỗ ở đó gần công viên Bách Thảo. Sáng nào tôi cũng cùng mẹ đi tập thể dục đánh cầu lông ở đó. Sau đó về tắm rửa, ăn sáng rồi đi học. Xung quanh cũng có nhiều gia đình khác thuê nhà, nên tôi cũng có bạn bè hàng xóm chơi cùng. Lại nhớ mỗi tối, cả lũ trẻ con trong xóm xếp ghế nhựa ngồi trước cửa nhà tôi ngắm trăng sao (mặc dù không có), nói chuyện nhảm, đố nhau mẹo đủ kiểu. Lại nhớ bên cạnh nhà tôi có một cô mở spa tại nhà, tôi hay lẽo đẽo theo mẹ sang nhà cô ý làm đẹp. Mẹ tôi hay đi vào buổi trưa, nên tôi hay trốn ngủ trưa rồi ôm lấy cái túi đựng truyện của mình đi theo rồi chui vào một góc vừa đọc vừa chờ mẹ.
Nếu nói kỷ niệm tôi nhớ nhất khi ở Hoàng Hoa Thám, có lẽ đó chính là lần mưa to dữ dội gây dột căn nhà gia đình tôi ở. Cái phòng của tôi một nửa chất đồ nhìn như cái kho, bàn học của tôi cũng chỉ chiếm có một góc. Trên tường nhà toàn mạng nhện, lem nhem bẩn thỉu. Bây giờ nghĩ lại không hiểu sao tôi có thể học bài được ở một nơi như thế? Trần nhà có một cái lỗ to bằng hai bàn tay. Khi mưa xuống, đặc biệt là mưa to,nước ở mái nhà ào ào trút xuống, chảy qua cái lỗ, rồi rơi xuống sàn nhà, xuống chồng sách vở tôi để ở dưới. Nước chảy lênh láng từ phòng tôi, sau đó tràn luôn qua cả gian nhà bên ngoài, không khác gì ngập lụt. Tường ở gian bên ngoài cũng bị thấm ướt, chăn gối cất một góc cũng ướt. Đêm đó, gia đình tôi ngủ nhờ kê cao giường lên, lấy mọi tấm sắt thép tìm thấy để kê cao nơi ngủ. Hôm sau thì tôi và thằng em sang nhà bác lánh nạn, để bố mẹ ở nhà dọn dẹp. Căn nhà ngập trong nước, nước cao đến bắp chân. Khó tin, nhưng thật! Nhà dột thì có bao nhiêu nước cũng đều có thể rơi vào nhà bạn.
Nửa năm đầu trôi qua, gia đình tôi tiếp tục chuyển nhà. Lần này, chúng tôi chuyển sang bên ngoại thành ở. Bên đó là nhà ngoại của mẹ tôi. Gia đình tôi chuyển về ở cùng nhà chú dì - tức là bố mẹ của hai anh em Thanh – Châu lần trước. Đó là một khoảng thời gian dài, kéo dài 5 năm rưỡi.
Lúc đó, không, tóm lại là năm năm trước, tôi vẫn ở cái tuổi không suy nghĩ. Nhưng bây giờ nhớ lại, tôi không biết hồi gia đình tôi mới chuyển về, gia đình chú dì có cảm thấy không quen, phiền phức không? Gia đình bạn có thêm một người ở cùng đã cảm thấy không quen, huống chi là cả một nhà 5 thành viên như tôi? Cũng giống như vấn đề người dân tị nạn sang châu Âu không phải cũng được nước nào chấp nhận.
Gọi là ở chung, những thực ra mẹ tôi cũng thuê một mặt tiền tầng 1 của nhà dì thôi. Chỗ đó trở thành nhà ăn, bếp, có một nhà tắm để nhà tôi tắm rửa. Chỗ đó chính là nơi mẹ tôi mở cửa hàng bún để trang trải kiếm sống qua ngày. Tầng thượng nhà dì dùng để phơi quần áo. Còn chỗ ngủ nghỉ, học bài thì nhà tôi phải thuê thêm một căn nhà khác cách nhà dì đúng 20m, tức là cách một nhà hàng xóm(gần mà =.=) Tóm lại kinh phí sinh hoạt gần như bị gấp đôi lên, tiền điện tiền nước ở hai nhà cộng lại quả thực ra một con số không nhỏ.
Tôi chứng kiến thằng em họ Xuân Thanh của tôi từ một học sinh lớp 1 đến lúc nó sang cấp 2. Hóa ra thời gian trôi nhanh như vậy. Tôi trở thành “giáo viên” cho nó, dạy nó học, đánh vần, học toán, tiếng Anh, dạy nó chơi máy tính, lập nick zingme,…hai chị em rất thân thiết. Dĩ nhiên hồi đấy Minh Châu còn chưa ra đời, thằng em tôi mới có 2 tuổi. Lại nhớ cái hồi đấy, tôi mới biết đánh máy, chưa thạo máy tính, lần đầu sử dụng Internet còn lúng túng, không nghe nhạc, …Không ngờ bây giờ đã có thể thấy thằng em họ mình thành thạo những thứ đấy. Đó là do nó học tôi hết. Tất cả thói quen.
Chú tôi rất tốt, rất hiền, rất chiều cháu, nói với tôi:
-Mày cứ sang nhà chú, chú lắp Internet cho mày với thằng Thanh thi giải Toán, cứ yên tâm mà học.
Bố tôi lắc đầu, nói: “Chú cứ từ từ, nó chưa biết cái gì đâu”
Chú tôi đáp: “Anh này, kệ hai đứa nó. Ngại cái gì, để em giải quyết hết”
Thế đấy, thực sự rất đầm ấm. Năm năm xa nhà không phải không có cay đắng, có vất vả, nhưng cuộc sống thực sự rất hòa thuận. Mẹ tôi nói nhà ngoại, từ chú dì đến các bác, ai cũng hiền lành, không tính toán, thật trái ngược với bên nhà nội. Dĩ nhiên đây không phải tự nhiên mà nói, mà mẹ tôi về làm dâu đã thực sự chứng kiến.
Mẹ tôi và dì tôi thật đúng là “tỷ muội tình thân” không gì chia cắt. Bố tôi và chú tôi thì trở thành “bạn nhậu”. Bốn đứa nhỏ là hai chị em tôi và hai anh em Thanh – Châu thì sớm đã chẳng khác gì anh chị em ruột.
Long Biên, Hà Nội
Đi lại là một vấn đề thực sự khó khăn. Chuyển nhà, nhưng trường thì không thể chuyển. Nói tóm lại thì, ngôi trường tôi học và thằng em tôi học (khi nó vào cấp 1) thực sự xa nhà, cách nhà 12km. Cũng may là hai ngôi trường gần như đứng cạnh nhau, nên việc đưa đón cũng tiện đường. Nhưng tôi học cấp 2 có hôm chỉ học nửa ngày, nên bố lại phải mất công đưa đón. Một ngày trung bình lượt đi đi về về đã đạt trên dưới trăm km, tiền xăng xe cũng tốn. Nhà quá xa, muốn đi xe đạp cũng không được. Vậy là tôi đi xe buýt (vào những ngày học nửa buổi). Sáng ra khi người ta còn ngủ, mẹ tôi đã chuẩn bị hàng để bán, tôi và thằng em tôi phải dậy để đi học. Không thể có một phút chậm chễ, xa nhà chậm 1 phút của tôi cũng không được phép, nếu không sẽ muộn học.
Khi biết năm lớp 9 không có chế độ bán trú, tôi thực sự rơi vào bế tắc. Tôi học chính buổi sáng đến 12h, sau đó 2h chiều lại học phụ đạo. Khoảng thời gian tầm 2 tiếng đó không đủ cho tôi về nhà ăn uống, nghỉ ngơi. Nếu không có bán trú thì một đứa như tôi chẳng lẽ lại cứ để bố đưa đi đưa về như vậy sao? Quả thực vô cùng tốn thời gian và xăng xe. Từ đó, những buổi trưa tôi lang thang và ở một mình trong căng tin vắng vẻ của trường cứ tiếp diễn. Sau giờ học buổi sáng, đợi cho bạn bè ra về hết, tôi lại lang thang tìm đồ ăn, hôm thì pizza, hôm thì mỳ tôm cốc, hôm thì mỳ Ý, bánh mỳ (dĩ nhiên chỉ là đồ bán vỉa hè với giá học sinh, không phải loại có thương hiệu như Pizza Hut hay KFC, Burger King =.=) , lại mua kèm một chai trà sữa Thái, sau đó đội nắng hòa mình với đám học sinh lớp 7 học chiều vào trường. Ngồi trong căng tin vắng vẻ, yên tĩnh, nghe thấy tiếng giáo viên từ các lớp giảng bài, tôi yên lặng ăn trưa một mình trong lẻ loi. Thực sự rất buồn! Không biết bao giờ tôi mới có thể về trưa như bọn họ? Nhà xa không cho phép tôi làm thế, thời gian không cho phép tôi làm thế, tôi không cho phép tôi làm thế nếu như bố mẹ lại vất vả thêm vì cái trách nhiệm “đưa đón tôi đi học”. Ngôi nhà cũ của tôi cách trường không xa, hoàn toàn có thể về, nhưng hiện tại nó chẳng phải của gia đình tôi.
Lại nói bên Long Biên, quả thực đất rộng mà vắng người ở. Đường phố thì rộng thênh thang do mới quy hoạch, chẳng hề đông đúc đến mức náo loạn như bên Hà Nội. Buổi tối ở khu phố tôi ở thực buồn, tôi chỉ chui vào phòng làm bạn với máy tính. Những buổi sinh nhật bạn bè, những cửa hàng ăn uống người trẻ hay tụ tập, những buổi xem phim,…tôi đều không thể tham gia. Mẹ tôi biết tôi buồn vì quá nhiều hạn chế ở cái tuổi ham chơi đang lớn của tôi, nhưng cũng chỉ biết thở dài an ủi: “Chịu khó vậy con, không thì biết làm thế nào!” Sau đó thì mẹ lại tưởng tượng ra cái ngày được trở về ngôi nhà kia, tưởng tượng ra cái tương lai sáng ngời.
Tôi lớn dần, bắt đầu biết suy nghĩ. Tôi cảm nhận được những chuyện quanh mình, cảm nhận được những xung đột ngầm giữa người lớn. Ví dụ như việc tiền nong. Bố mẹ tôi không phải một lần cãi nhau vì chuyện tiền thuê nhà. Nguyên lai là do bọn thuê nhà không chịu trả đủ tiền, không trả đúng hạn. Mẹ tôi nói bố tôi quá hiền, không quyết đoán để bọn kia “nhờn”, không chịu trả tiền. Nhưng khi mẹ tôi nói để mẹ giải quyết thì bố lại không cho. Vậy là cãi nhau. Có những lần tưởng như bố mẹ đã muốn ly hôn, nhưng thật may…là không sao! Tôi chỉ biết nghiến răng đem cái bọn thuê nhà ra chửi rủa, mà không thể gọi điện chửi. Dù sao là chuyện của người lớn, tôi không thể tham gia. Mẹ kiếp, bọn bay chỉ còn một năm hợp đồng mà còn không biết điều, năm nào cũng gây khó dễ ăn bớt tiền của nhà bà. Đúng đấy, nói thật là trong đầu tôi không biết dùng bao nhiêu từ thô thục để chửi cái “lũ mất dạy” đó. Cái lũ bại hoại, làm ăn không đứng đắn.
Mỗi lần về nhà để ăn cỗ ở nhà nội, tôi nhìn lũ người đứng trong nhà mình mà tức đến mức nghiến răng nghiến lợi, hận không thể xông vào đuổi hết ra. Có lần bố mẹ tôi ở trên tầng 6(tầng thờ), tôi đi thẳng vào quán mà không thèm nhìn mặt ba thằng ngồi ở đó.
Một trong ba thằng gọi giật tôi lại hỏi:
-Em tìm ai?
-Bố mẹ tôi ở trên tầng.
Sau đó anh ta “ờ” một tiếng, tôi đi thẳng. Lên đến tầng ba, tiếng nói chuyện từ tầng 1 vọng lên.
-Đúng là con nhà không có giáo dục
-Đi lại mà không mở miệng ra nói năng
-Thấy người lớn mà không chào. Trẻ con thời nay đúng là…
Tôi nghiến răng, định chửi lên một tiếng. Mẹ nó, sao tôi phải nói chuyện với mấy người? Đúng là chủ nào tớ nấy. Nhà tôi tôi có quyền vào, cớ gì mấy người đặt cái xác bẩn của mấy người trong nhà tôi. Mẹ kiếp, tôi nói cho mấy người biết, bố mẹ tôi không phải người để bọn bay muốn nói gì thì nói. Nhìn lại ông chủ của mấy người đi, một lũ bại hoại, cơ hội, một lũ ngu dốt, thủ đoạn, mấy người định lấy thân phận gì giáo dục tôi?
Lúc tôi cùng bố mẹ đi xuống, khi bố tôi còn nói chuyện hòa nhã với ba người đó, tôi chỉ lạnh lùng nhìn xoáy vào mắt ba thằng đấy. Nhìn cho rõ đi, loại như mấy người không đáng để tôi phải mở miệng, Mẹ kiếp, trả nhà cho nhà tao!
Vậy đấy, bố mẹ tôi có lẽ đã chịu không ít ấm ức rồi.
Cho đến khi chỉ còn 6 tháng hợp đồng, nhà tôi luôn trong tình trạng “cầu trời khấn phật” để lũ khốn nạn kia phá hợp đồng, trả nhà sớm hơn thời hạn.
Ông trời linh thiêng, cuối cùng cũng như ý!
Giấc mơ hằng đêm của mẹ đã thành hiện thực. Mẹ nói rất nhiều đêm mẹ mơ thấy gia đình đã về căn nhà mới xây ở, đến khi tỉnh lại thì hiện thực luôn tàn khốc.
Bọn khốn nạn đó đã trả nhà, chấm dứt hợp đồng 6 năm.
Ngày gia đình tôi từ biệt nhà chú dì, từ biệt cái nơi đã ở 5 năm, thực sự trong lòng tôi dâng lên một cảm giác buồn, vui lẫn lộn. Tôi biết đây là sẽ là một mốc thời gian trong quá khứ trưởng thành của bản thân, vĩnh viễn không bao giờ quên. Nỗi vất vả của bố mẹ, những cơn co giật của người anh bệnh tật, những lần mưa nắng đi học khốn khổ của hai chị em tôi,… Hóa ra thời gian rất dài mà lại như rất ngắn, mọi dấu ấn của cuộc sống này đều đã để lại nơi đây. Lại cần một thời gian để tôi làm quen với cuộc sống xô bồ, vội vã bên kia; rời xa nơi thanh bình, vắng vẻ chốn ngoại thành.
|
Chương Ngày Thứ Mười Chín: Kỳ Nghỉ Tết
Kỳ nghỉ Tết của tôi kéo dài trong 10 ngày đã nhanh chóng kết thúc.
Tuy không dài như mọi năm, và cũng không được “vô ưu vô lo” như năm ngoái, nhưng cũng không thể nói là quá nhàm chán.
Ba ngày mùng một, hai, ba đầu năm, lịch trình một ngày của tôi không thay đổi là mấy. Sáng dậy muộn, lúc đó bố mẹ đã thắp hương xong mâm cơm, vậy là ăn sáng thay bằng ăn trưa luôn. Sau đó rửa bát, lên phòng chơi máy tính hai tiếng, tiếp đó cùng gia đình đi chúc Tết đến tận tối. Tối lại chơi máy tính, đọc truyện rồi đi ngủ.
Ngày mùng một, do đêm hôm trước tôi ngủ quên đón giao thừa, mà hôm nay lại là ngày sinh nhật của tôi (hên chưa ^^) nên lúc mới ngủ dậy, tôi mở điện thoại ra có rất nhiều lời chúc mừng sinh nhật trên Facebook. Có đứa chúc từ 2h đêm hôm qua. Thành thật xin lỗi, tối qua tao ngủ sớm@.@
-Này con gái, ra đây bố bảo!
Bố tôi gọi tôi ra, sau đó lấy từ trong túi áo một phong bao lì xì đỏ rực.
-Xem nào, bố chuẩn bị cho mày từ đêm qua. Ai dè mày lăn ra ngủ thế hả con? Đây, năm nay 16 tuổi rồi, nhớ học giỏi, mạnh khỏe vào. Bớt lười biếng đi nghe chưa?
Tôi cười tít mắt, nói “Con xin” một tiếng. Lúc không ai để ý, tôi lén mở phong bao ra. Hehe, số tuổi nhân 10 à? Không tệ!
Thực ra nếu tôi của năm ngoái, chắc chắn tôi sẽ lên phòng mở sổ ra ghi vào danh sách mừng tuổi một câu: “Bố: 160k” Nhưng năm nay tôi lười, lại không quá coi trọng tiền mừng tuổi lắm, nên ai lì xì thì nhận luôn. Quan trọng là cuối cùng mình có bao nhiêu tiền thôi ^^
Trong ba ngày Tết, tôi đều tranh thủ buổi trưa lôi bài ra làm một chút. Nhìn bài tập mà quả thực tôi không muốn làm chút nào. Dự định hoàn thành bài tập trước Tết cũng “bay” sạch sẽ. Nhưng mà trong ngày nghỉ cuối cùng, bài tập của tôi đã hoàn thành!
Nói đến vụ lời chúc mừng sinh nhật, tôi rất thích được chúc trên Facebook. Chẳng hiểu sao khi đọc lời chúc bạn bè viết mà thấy vui vui, tâm trạng rất tốt. Có điều, bạn bè bình thường chúc thì tôi sẽ vui, còn bạn thân vừa chúc mà lại bonus thêm quà thì tôi lại càng vui *cười nhăn nhở* Có ai sinh nhật mà không thích được nhận quà chứ, phải không? Đối với tôi, quà cáp chỉ cần liền quan đến một thứ, đó chính là :SÁCH. Sách là vàng, là bạc, để tôi nâng niu, ngắm nhìn và đọc chúng ^^ Tôi rất thích sách, lúc nào cũng chỉ muốn người ta tặng sách cho mình. Thế nên nhân dịp sinh nhật cùng với Tết, tôi tranh thủ đi “vòi” mấy người bạn thân yêu của tôi vài quyển sách. Hehe!
Sinh nhật tôi, thằng Vũ là người chúc mừng trên wall muộn nhất. Tôi reply comment của nó bằng một icon “Thank you” như bao người khác. Mấy hôm sau, tôi vô tình nhìn lại thấy bài đăng đã được chỉnh sửa.
Vũ Nguyễn: Chúc mừng sinh nhật mày. Và đừng rep trả tao bằng icon : ) )
Tôi suy nghĩ, nhưng cũng không chắc chắn bởi cái biểu tượng cuối câu của nó.
Ngọc Thanh Trần: Vậy muốn tao đáp trả bằng gì?
Tôi biết thừa nó sẽ không để ý mà reply, nên cũng cho vào dĩ vãng luôn.
Hai ngày cuối cùng của đợt nghỉ Tết là hai ngày khá vui của tôi. Một là vì tôi mời con My, thằng Minh, thằng Hoàng và thằng Việt Anh đến nhà ăn bún khai xuân cho cửa hàng của mẹ tôi. Thằng Hoàng từ trước Tết đã đăng status loạn lên là muốn ăn bún riêu, thèm bún riêu quá nên tôi rủ nó luôn. Không ngờ hôm ấy chúng nó quậy ở nhà tôi từ sáng đến tận chiều. Ăn bún, học bài chung, sau đó đánh bài, đánh Liên minh, cờ tỷ phú, xem phim ma, lại ăn trưa bằng phở, rồi ăn bánh gato (sao toàn ăn thế nhở =.=) Bốn đứa nó chơi với em tôi, tình cờ nữa là anh em con nhà dì tôi là Xuân Thanh và Minh Châu cũng đến. Bọn họ chơi với nhau rất hòa hợp. Thằng em họ Xuân Thanh của tôi còn thông minh đoán được mật khẩu của chiếc két sắt trong The House màn cuối khiến bốn đứa bạn tôi thán phục không thôi. Wow! Quả thực là vui vẻ. Chỉ có điều sau khi bọn nó về hết, tôi nằm phịch xuống giường ngủ một giấc luôn. Rất mệt, rất mệt đấy =.=
Tiếp theo là vào ngày cuối cùng được nghỉ, bọn bạn cũ từ hồi Tiểu học triệu tập nhau để cùng đi chơi. Xem phim, rồi ăn uống đủ kiểu, kéo dài đến tận 2h chiều. Phim thì hay, nhưng phải nhờ công một đứa xếp hàng mài mông thì mới mua được vé. Ngày hôm ấy lại là ngày Valentine, rồi vừa là ngày nghỉ cuối cùng của đợt nghỉ Tết, rạp chiếu phim đông kinh khủng. Thằng em tôi cùng hai đứa em họ cũng sáng hôm ấy đi xem phim. Khi tôi vào mua vé cho chúng nó, dãy người xếp hàng dài không thể tả. Đến khi căng mắt nhìn thấy phim cần mua vé lạnh lùng hiện hai chữ HẾT VÉ, tôi ngậm ngùi bỏ cuộc quay về, nhìn lũ em tủi thân không được xem phim mà “trào nước mắt”. Đùa đấy! Bạn bè cũ của tôi chủ yếu là học ở hai trường, chính là trường A của tôi và trường B. Một phần nhỏ học các trường khác trong quận 1. Cũng khá dễ hiểu, là vì trường A tôi học nằm ngay cạnh trường Tiểu học cũ của chúng tôi – nơi mà thằng em tôi cũng đang học, không quá 2 phút đi bộ. Mới đầu gặp nhau ở rạp chiếu phim, tôi khá ngạc nhiên trước sự thay đổi của một số đứa (học ở trường khác). Mấy đứa học cùng trường A với tôi nhưng khác lớp, vẫn hay gặp mặt nhau đều đều nên không lạ lẫm. Trong lớp tôi, chỉ có tôi và thằng Hải tham gia.
-Mày mà cùng tụ tập á?
-Thì tao tưởng thằng đi nên… Thế nếu nó không đi thì mày cũng ở nhà chứ gì? =.=
Buổi đi chơi kết thúc khi tôi xin phép ra về trước, và lạc đường ở ngay khu phố nhà thằng Dũng mà chúng tôi tụ tập ăn trưa. OMG, biết đi xe là một chuyện, còn biết đường hay không là một chuyện khác! Bố ơi, con khâm phục bố quá!
|