Thám Tử Kỳ Duyên
|
|
Chương 15 Chương 15 --- - Đừng quýnh lên thế! Tôi chẳng bị làm sao cả. Đột nhiên Khôi Nguyên bừng tỉnh, nói năng bình thường như chẳng có gì xảy ra. - Anh lại chơi tôi, anh quá đáng lắm! Có biết làm người ta sợ chết khiếp không hả? Mình giận thực sự, làm sao có thể không giận cho được kia chứ. Nếu muốn nghịch ngợm cũng đâu đến mức bày ra trò tinh quái như vậy. Mình đã hốt hoảng, đã lo lắng, đã thốt tim biết chừng nào, cũng bởi một lý do thôi, mình thương anh ấy, quan tâm đến anh ấy, trong khi anh ấy cứ xem mình như một con gấu bông thích thì đùa giỡn, không thích thì cứ lầm lì mặt lạnh. Anh ấy chẳng quan tâm đến cảm xúc của mình chút nào. Thật làm mình điên tiết, lồng lộn. Tức quá không chịu nổi, mình xông vào đánh cho anh ấy một trận. Khôi Nguyên nào có chịu để yên cho mình đánh, anh ấy giữ chặt lấy hai cổ tay mình. Mình gồng người cố gắng bức phá khỏi sức mạnh kiềm tỏa của ảnh. - Anh dám…dám… Mình nghiến răng, nghiến lợi. - Để xem thử sức mạnh của cô như thế nào đã. Mình vận hết sức lực để thoát khỏi cánh tay rắn như thép của ảnh, oái ăm thay lại bị mất thăng bằng nhào người về phía Khôi Nguyên. Con người quỷ quyệt đó là kẻ rất biết tranh thủ cơ hội. Ảnh ôm mình cứng ngắt, xoay một vòng, đỡ mình nằm xuống ghế sofa; cả người ảnh nằm đè lên người mình. Mình cảm thấy sắp có chuyện nghiêm trọng xảy ra; khi bộ ngực rắn chắc của ảnh cọ sát với ngực mình. Hai đôi mắt như quấn chặt với nhau không rời, mình nhìn ảnh sâu lắng, ảnh cũng đáp lại bằng một ánh nhìn tình tứ. Khôi Nguyên xức trên mình thứ nước hoa đặc biệt khiêu gợi, mùi hương thoang thoảng đê mê nuốt trọn khứu giác nhạy cảm của mình. Lúc ấy, tóc mình chảy dài xuống ghế, như một dòng thác đen huyền. Hương thơm trên người mình và trên người anh ấy giao hòa với nhau trong phút giây lãng mạn. Khôi Nguyên đưa miệng của anh ấy lại gần đôi môi trái tim gợi cảm của mình, mình nhắm mắt lại để tận hưởng thiên đường hạnh phúc đang tiến lại gần, mình vòng tay ôm lấy lưng anh… - Có chuyện gì thế? Tiếng anh Quốc Việt phá tan giây phút thần tiên. Tụi mình vẫn nằm ở tư thế đó, quay sang nhìn Quốc Việt. - Ơ, Xin lỗi, tôi đến không đúng lúc rồi. Cử chỉ của anh Quốc Việt luýnh qua luýnh quýnh, Quốc Việt quay lưng bỏ đi. Mình ngượng chín cả mặt, không còn dám lên tiếng nữa. Cảm giác giống như đang làm "chuyện đó" nhưng bị người khác bắt quả tang. Khôi Nguyên vội buông mình ra, gọi anh Quốc Việt. - Quốc Việt! Tớ có chuyện muốn bàn với cậu. Quốc Việt quay lại đáp: - Có chuyện gì nói sau cũng được mà, cậu cứ “làm việc” của mình đi. Thái độ của anh Quốc Việt trông rất mờ ám. Hình như anh ấy đã hiểu lầm tụi mình. - Không như cậu nghĩ đâu mà. -Tớ có nghĩ gì đâu? Anh Quốc Việt còn ra vẻ ngây thơ. - Thôi, đừng đùa nữa, lại đây tớ bàn chuyện nghiêm chỉnh. Quốc Việt "miễn cưỡng" quay lại ngồi xuống ghế sofa, nét mặt ảnh giống như đang cố gắng nhịn cười. Mình lo chuồn lẹ xuống nhà bếp rửa chén bát, thật là xấu hổ hết chỗ nói. Ngôi Nguyên đã nhờ anh Quốc Việt đưa cho anh ấy hồ sơ những vụ mất tích; anh ấy muốn tìm kiếm thêm manh mối. Theo Khôi Nguyên, những vụ mất tích bí ẩn đã xảy ra, có liên quan đến căn nhà ma quái tụi mình đang ở. Khôi Nguyên từng nói, anh ấy sẽ tìm ra mục đích thật sự của ông Trịnh Vỹ khi xây dựng căn nhà. Có lẽ trong đầu ảnh đã định hình một giả thiết nào đó, từ thực tế đã thu lượm được. Từ những câu chuyện được bà Hiền, và mẹ Kiều Oanh kể lại; đã cung cấp cho Khôi Nguyên những viên đá đầu tiên xây dựng nền móng tòa lâu đài kỳ án; là những nguyên liệu tối cần thiết cho quá trình suy luận. --- Nhưng công cuộc điều tra không dễ dàng chút nào. Đã ba ngày trôi qua, mà tiến trình phá án vẫn dậm chân tại chỗ. Kiểm tra hồ sơ những nạn nhân bị mất tích không tìm ra được manh mối nào đáng giá. Khôi Nguyên đã nhờ Quốc Việt thu thập giúp anh ấy những thông tin cơ mật liên quan đến công ty trà Quảng Châu; và nếu được, phải kiểm tra hết tất cả hồ sơ nhân viên của công ty đó, để tìm ra người đàn ông mặt sẹo. Nhưng xem ra không ổn, Anh Quốc Việt đã lắc đầu, giải thích: - Chúng ta không có lý do thỏa đáng để mở cuộc điều tra doanh nghiệp của họ. Lãnh sự quán bên họ sẽ lên tiếng bắt chúng ta phải giải trình cho ra lẽ. Đến lúc đó, không nói thì cậu cũng biết hậu quả thế nào rồi. Hơn nữa, việc truy tìm hồ sơ của những kẻ khả nghi chẳng khác gì việc mò kim đáy bể. Hồ sơ tích trữ từ mấy chục năm qua, với một nhà máy có đông đảo công nhân như công ty trà Quảng Châu không khả thi cho lắm! Đó là còn chưa kể đến khả năng những kẻ chúng ta muốn tìm không có trong hồ sơ lưu trữ. - Không có cách nào nữa sao? - Tớ sẽ cố gắng, nhưng không dám chắc sẽ thành công. - Thôi, bỏ đi. Tớ không muốn cậu mất thời gian. - Ây, sao cậu lại nói vậy. - Nhất quyết là không được làm liều, tớ dặn cậu rồi đấy nhé! Cậu yên tâm đi, tớ sẽ có cách. Bởi một vấn đề có nhiều cách giải quyết chứ không phải chỉ có một cách duy nhất. --- Thêm ba ngày nữa trôi qua... Khôi Nguyên tập trung suy nghĩ đến mức quên cả bản thân mình; râu tóc xồm xoàm, quần áo bụi bặm, dường như anh ấy chẳng bận tâm để ý bất cứ điều gì khác, ngoài công việc điều tra. Ảnh ngồi cứ như tượng đá, lúc thì khoanh tay bấm chóp mũi; khi thì bóp trán, trông bộ dạng của Khôi Nguyên rất khổ sở. Nhìn ảnh mình thương lắm! Cũng vì chuyện của mình mà khiến ảnh lao tâm, lao lực đến mức như vậy. Mình tin, ngoài đam mê công việc ra, phần lớn ảnh làm là vì mình, trong lòng ảnh cũng có hình bóng của mình, như mình luôn có hình bóng của ảnh. Mình không dám làm phiền ảnh đang trong lúc tập trung. Nhưng lo sợ ảnh sẽ kiệt sức, bởi, mấy ngày liền ảnh chẳng ăn uống được gì cả. Làm việc thì quá sức, mà ăn uống lại bất thường như vậy làm sao mà chịu được. Khôi Nguyên vẫn ngồi trên ghế sofa, khuôn mặt xương xương; bộ dạng rất phong trần lãng tử. - Trời ơi! Anh Nguyên, anh hãy nằm xuống đi! Mình kinh hãi khi nhìn thấy máu cam chảy từ mũi xuống cằm ảnh. Khôi Nguyên đưa tay lên vuốt mặt, để máu dính tèm nhem bên má. Mình chạy lại đỡ anh ấy nằm xuống ghế cho máu khỏi chảy ra ngoài. Nhưng anh ấy liền gạt phắt tay mình ra, phản ứng dữ dội: -Tránh ra! Anh ấy nạt lớn. Mình nín lặng, vừa kinh ngạc, vừa sợ, vừa thương, vừa lo lắng cho anh. - Anh muốn chảy máu cho đến chết đó hả? Đồ lì lợm. Anh muốn tôi phải chết với anh, anh mới vừa lòng hay sao? Nói rồi, mình rơm rớm nước mắt. Khôi Nguyên nằm xuống ghế để cho mình vừa lòng. Ảnh im lặng không nói gì, nằm thở như con cún con tội nghiệp đang mắc bệnh. Mình đi lấy khăn và một thau nước ấm mang lên, nhúng khăn vào nước ấm, vắt cho thật khô. Mình muốn lau mặt cho ảnh. - Không cần đâu. – Khôi Nguyên nói khô khốc. Mình chẳng cần biết anh ấy có cần hay không, mình phải làm gì đó, dù cho ảnh có giận mình, ghét mình cũng được. Ngọc Diệp dịu dàng, nâng đầu Khôi Nguyên lên để nằm trên đùi mình, sau đó lau mặt cho anh ấy mà giống như lau một bức tượng đá vậy. Bất giác Ngọc Diệp rớt nước mắt… Những giọt nước mắt như những viên ngọc trai rơi xuống khuôn mặt bằng cẩm thạch, rồi vỡ tan. Mình cảm nhận được nội tâm của Khôi Nguyên. Mặc cho ảnh có ra sức che giấu cảm xúc thì mình vẫn nhìn thấy được mặt trái của nó. “Khôi Nguyên ơi! Đừng làm em sợ. Nếu anh mà có bề gì làm sao em sống nổi.” - mình đau đớn trong lòng khi nhìn bộ dạng đờ đẫn của anh ấy. - Ngọc Diệp. Khôi Nguyên bỗng cất tiếng gọi tên mình. - Tôi đang nghe anh nói đây. Mình lấy tay lau nước mắt. - Cô đang khóc đó hả? - Có đâu, hức hức… - Vậy mà còn nói không à? - Anh làm tôi sợ, anh có biết đâu... - Sao tôi lại không biết! Tôi không bị làm sao đâu Ngọc Diệp, không thứ gì trên đời này có thể đánh đổ được tinh thần của tôi. Cô yên tâm đi. - Tôi biết anh rất có bản lĩnh, nhưng anh cũng đừng bạt mạng như vậy chứ. Hãy nghĩ cho sức khỏe của mình, sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người. Nhỡ anh có bề gì thì sao còn giúp tôi được nữa. Hãy vì tôi mà ăn uống chút gì đó, ngủ một giấc rồi sau hãy nghĩ tiếp. - Cám ơn cô Ngọc Diệp. - Anh nằm yên nào, để tôi xuống nhà hâm nóng thức ăn cho anh. Mình đỡ sau gáy anh ấy, cho ảnh tựa trên gối bông; nhưng Khôi Nguyên không đồng ý, anh ấy nắm lấy cổ tay mình giữ yên không cho mình đi đâu cả. - Cứ để tôi nằm vậy đi, cảm giác thật là dễ chịu. - Đùi tôi chứ có phải gối bông đâu. - Giọng mình run run. - Thì chính vì đó tôi mới thấy dễ chịu, trong khi cô mỏi gần chết thì tôi sung sướng; như thế có được coi là một chiến thắng vẻ vang cho tôi không nhỉ? Khôi Nguyên trêu chọc mình. - A, anh lại đóng kịch. Giỏi lắm! Thủ đoạn thật ghê gớm. Mình mỉm cười, lòng tràn đầy hạnh phúc. --- Buổi sáng hôm sau, Mình dậy sớm dọn dẹp nhà cửa, đã nhiều ngày rồi mình bỏ đi thói quen -cũng là thiên chức người phụ nữ đảm đang, đậm chất Việt trong mình. Còn Khôi Nguyên, sau “sự cố” ngày hôm qua đã thay đổi hẳn. Ảnh đang loay hoay trong nhà vệ sinh với bộ đồ tắm, và lưỡi dao cạo. Lúc đó, mình đang ở trong căn phòng có sàn bằng gỗ - căn phòng mà ngày xưa Thế Anh và Hoài Phong đã ở. Trong lúc dọn dẹp mình phát hiện thấy trên đầu tủ quần áo có vật gì đó sáng long lanh. Mình bắt ghế với lấy vật lạ đó, bất cẩn bị té ngã. “Rầm” Cả cơ thể đầy đặn của mình và cái ghế sắt đổ ập xuống sàn. Mình bò dậy, mông nhức nhối ê ẩm rất khó chịu. Điều kỳ lạ, là một lát sau Khôi Nguyên mới từ dưới nhà chạy lên, vào trong phòng xem chuyện gì đã xảy ra. - Tôi bị ngã. Mình giải thích cho anh ấy hiểu, mong sao anh ấy đừng mắng mình một trận. - Cô có bị làm sao không? - Chỉ hơi ê ẩm thôi. Khôi Nguyên xem tình hình mình có vẻ ổn, anh ấy liền chạy vội xuống nhà dưới, chẳng biết để làm gì nữa, khoảng mười phút sau ảnh chạy lên lại, trên tay cầm theo cái đèn pin và cái kính lúp. Mình tò mò hỏi Khôi Nguyên: - Anh định làm gì vậy? Khôi Nguyên không trả lời mình, thay vào đó anh ấy chui tọt xuống gầm giường. Khôi Nguyên ở lì dưới gầm giường gần mười phút, mới chịu thò đầu ra với nhân dạng bám bụi đến thảm hại. Khôi Nguyên đưa cho mình xem thứ anh đang nắm trong tay. - Đó là cây đinh mười? - Đúng vậy. - Nhưng tại sao nó lại bị gãy hơn một nửa rồi? Và lại được quét sơn nữa? - Hừ, chuyện này phức tạp lắm đấy Ngọc Diệp à! - Phức tạp ư? Nhưng rốt cuộc là chuyện gì? - Chưa thể nói với cô lúc này được vì tôi vẫn còn đang phân vân. - Nó có liên quan đến vụ việc của chúng ta không? - Có đấy. - Hy vọng mọi chuyện mau kết thúc, tôi cũng khỏe mà anh cũng khỏe. - E rằng vụ này có muốn mau cũng không được. Không ngờ lại đẻ ra nhiều tình tiết như vậy. - Tôi dọn dẹp xong rồi, những vật dụng không cần thiết đã chuyển hết sang phòng này. Cả đồ nghề của anh cũng bỏ ở đây luôn. - Nhanh vậy sao? Cô thật giỏi đấy Ngọc Diệp. - Hì hì, - mình cười híp mắt. - Coi cô kìa, mới khen chút đã sướng cả lên rồi. - Chúng ta đi ăn sáng thôi, tôi đói lắm rồi. - mình khoác tay Khôi Nguyên kéo ảnh ra khỏi phòng. - Ôi, cái cô này. Chỉ được mỗi cái tâm hồn ăn uống. Khôi Nguyên cốc nhẹ lên đầu mình. --- Sau bữa điểm tâm, tụi mình cùng ngồi uống trà nói chuyện. Trên bàn, có bánh nướng thơm bơ ngon tuyệt cú mèo, nhưng Khôi Nguyên chẳng thèm động lấy một miếng. - Anh nói thật đấy chứ? - Thật cái gì? - Anh không thích đồ ngọt? - Tôi chỉ không thích ăn bánh kẹo thôi, chứ những “thứ ngọt khác” tôi vẫn thích. - Anh nói khó hiểu quá! - Tôi thấy chẳng có gì khó hiểu cả. - À, tôi có thứ này cho anh xem nè. Mình móc từ trong túi ra chiếc nhẫn to tướng, có khảm một viên lục ngọc bự chình ình. - Cô ăn cắp nó ở đâu đấy? - Ăn cắp hồi nào, cái miệng của anh thật độc địa. Ban nãy tôi với lấy nó trên tủ quần áo đấy. - Tôi biết rồi, vì vậy mà cô bị té chỏng vó ngựa luôn, đáng đời cô lắm! Đưa nó đây tôi xem nào! Mình đưa cho Khôi Nguyên chiếc nhẫn vàng, ảnh cầm lấy chiếc nhẫn ngắm nghía rất kỹ lưỡng, rồi tiện tay lấy cái kính lúp nằm trên bàn soi đi soi lại. Nhìn ảnh cần mẫn, tỉ mỉ giống như tay thợ kim hoàn chính hiệu. Mình đứng lên, đi lấy chổi quét nhà để Khôi Nguyên ngồi lại từ từ mà khám phá chiếc nhẫn. - Hừ, trả nó cho cô này. Khôi Nguyên nói, rồi ném chiếc nhẫn cho mình bắt lấy. Bị bất ngờ, mình đưa tay chụp lấy chiếc nhẫn nhưng để nó tuột mất. Chiếc nhẫn rơi xuống nền nhà lót gạch men. “Cụp” Mình cúi xuống lượm chiếc nhẫn lên, cho vào túi. --- Buổi sáng hôm đó, tụi mình đi thu thập thông tin để tìm ra một giả thiết đáng tin cậy, cho câu hỏi: “Lý do ông Trịnh Vỹ mua lại đồi trà và xây dựng căn nhà, với thiết kế theo Khôi Nguyên là rất kỳ cục.” Khôi Nguyên nói với mình: - Trong khi mọi thứ rối tung lên, thì cũng là lúc chúng ta phải sắp xếp lại mọi thứ cho có trật tự. - Để làm gì? - Ngớ ngẩn! Thử hỏi, với cái đầu rối như canh hẹ, thì cô sẽ làm được gì hả? Khôi Nguyên nói sao thì làm vậy. Anh ấy đã ghi lại những thông tin đáng giá mà thời gian qua đã thu thập được vào một quyển sổ tay. Lâu lâu anh ấy lại lấy quyển sổ ra xem, và bắt đầu suy luận. Mình đã có lần thấy được nội dung bên trong quyển sổ đó. Những câu hỏi lớn được anh ấy khoanh tròn, với dòng chữ nổi bậc. Ví dụ như: “Lý do ông Trịnh Vỹ mua đồi trà.”, “Rốt cuộc ông Trịnh Vỹ xây căn nhà với mục đích gì?”, “Quan hệ giữa Thế Anh và Hoàng Lan?”, “Quan hệ giữa nhà Kiều Oanh và nhà Trịnh Vỹ?”, “Quan hệ giữa bà Thủy Tiên và ông Trịnh Vỹ?”, "Bà Thùy Dung, căn nhà và những vụ mất tích"... Bên cạnh những câu hỏi lớn, là ghi chép những phát hiện đáng giá trong thời gian qua. Những phát hiện như: Cơn ác mộng của Ngọc Diệp, lời đồn thổi về một bóng ma vất vưởng trên đồi trà, cái chết cùng ngày của hai cha con ông Trịnh Vỹ, việc ngăn cấm quan hệ yêu đương giữa Thế Anh và Hoàng Lan của ông Trịnh Vỹ, hình dạng và tính nết quái quỷ của Hoài Phong, bạn trai của Kiều Oanh, tiếng trẻ sơ sinh khóc trong đêm.... - Anh ghi lại tất cả sao? Như thế có ích lợi gì? - Cô không biết đấy thôi, việc ghi chép là vô cùng có lợi. Trí óc của chúng ta cần được giải phóng, ghi chép chính là cách giải tỏa cho bộ nhớ, và giúp chúng ta suy luận có trật tự hơn. Đơn giản không phải tốn công lục tìm những dữ kiện. - À, tôi hiểu rồi. - Cô thấy đó, chúng ta có những mảnh ghép. Nhưng chúng ta chưa có chìa khóa để xem được cái sường của bức tranh. Nếu chúng ta thấy được hình dáng cơ bản của bức tranh, việc chúng ta ghép những mảnh ghép lại với nhau để cho ra tác phẩm hoàn chỉnh sẽ đơn giản hơn nhiều. - Hay quá! Bây giờ tôi mới được mở mang tầm mắt. Tôi cứ tưởng chỉ cần suy luận giống như trong truyện là được rồi, đâu ngờ lại phức tạp đến vậy. - Lại truyện... lại truyện... truyện... Khôi Nguyên cốc cốc lên đầu mình. - A, đừng đánh tôi chứ! - Chúng ta đi thôi! - Đi đâu dzợ? - Đừng hỏi nữa, đi rồi sẽ biết. Nguồn: (Facebook: s:// .facebook.com/nhim.kute.50 Mail: lekimquoc7@gmail.com)
|
Chương 16 Chương 16 Trời lất phất mưa bay, mình và Khôi Nguyên cùng che chung một chiếc dù. Gió thổi từng cơn, mang theo cái lạnh buốt giá ngấm vào da thịt. Thời tiết thay đổi đột ngột, sự mưa nắng thất thường ở nơi đây cũng giống như cuộc đời này vậy. Sống chết, thành bại, được mất là hai mặt của một đồng tiền. Trong khi người ta cất tiếng cười giòn vang, ít ai nghĩ đến mặt trái của nó, ở đâu đó người ta bảo rằng, trong nụ hồng kia đã chớm nụ tàn. Trong niềm hạnh phúc hân hoan, là những giọt nước mắt. Bất giác lòng mình buồn tê tái. Sẽ có một ngày mình rời xa Khôi Nguyên, một ngày nào đó không xa mình không còn được nhìn thấy khuôn mặt, nghe thấy tiếng cười của anh ấy nữa. Ngày vụ án kết thúc, anh ấy sẽ rời khỏi mình. Nhiều lúc mình rất mâu thuẫn Tâm Đan à! Một mặt, mình muốn vụ án chấm dứt, để mình không phải giật mình, hốt hoảng từng đêm nữa. Một mặt, mình sợ… mình lo lắng nếu tất cả kết thúc, những phút giây hạnh phúc bên người con trai đó cũng sẽ tan đi như bọt biển trắng xóa. Rồi mình nghĩ đến cái chết. Nghĩ đến sự vô thường của đời người. Phải chăng, những tham vọng về danh tiếng, tiền tài đều tầm thường nếu đứng trước cái chết. Chúng ta không mang theo được gì cả Tâm Đang à! Vậy thì tại sao chúng ta cứ mãi bị những thứ phù phiếm đó đeo bám? Chúng ta hy sinh cả cuộc đời mình cho điều gì đây? Ý nghĩa cuộc đời nằm ở đâu vậy? Và bắt đầu mình nghĩ, làm kiếp người có chắc là một ân sủng của thượng đế không? Đau khổ về thể xác và tinh thần là quà của ngài ư? Có quá nhiều thân phận bất hạnh để mình nhận thấy mặt trái của cuộc đời. Rồi mình cũng tự an ủi mình, “Ô hay! Cuộc đời là để cảm thụ, buồn vui, đau khổ, hạnh phúc… tất cả cũng chỉ để cảm thụ thôi… ý nghĩa cuộc đời chỉ gói gọn trong hai chữ cảm thụ thôi sao?” - Ngọc Diệp, cô đang nghĩ gì thế? Khôi Nguyên bất ngờ hỏi mình. - Tôi… À, không có gì đâu. - Còn nói dối tôi. Mắt cô sao buồn quá vậy? Một cơn gió chợt đến, làm tóc mình bay lên. Một vài sợi tóc vướng vào mặt Khôi Nguyên. Bầu trời sáng nay hiu quạnh quá! Mình không biết đáp lời anh ấy như thế nào đây, mình cứ giữ im lặng mãi, cho đến khi anh ấy lên tiếng. - Tôi biết rồi, cảnh vật làm cô buồn? Mình gật đầu thay cho câu trả lời. Tụi mình đứng lại một lúc, Khôi Nguyên một tay cầm chiếc ô, một tay đút túi quần. Mình choàng tay ảnh đứng lặng ngắm những đóa trà mi ven đường, hiu hắt trong làn gió lạnh về. - Anh Nguyên, chúng ta đi đâu đây? Anh chưa nói cho tôi biết. - Chúng ta cần gặp một người có tên là Ca Lạy, ông ấy là người qua lại khá thân thiết với ông Trịnh Vỹ lúc ông Vỹ còn sống. - Bà Hiền nói cho anh biết phải không? - Ừm, bữa rồi tôi có gọi điện thoại cho bà Hiền, hỏi xem bà ấy có biết ông Trịnh Vỹ thường qua lại với người nào lúc sinh thời không. Được biết, lúc ông ấy ở căn nhà cũ – nhà của bà Thùy Dung hiện giờ - có chơi thân với một người có tên là Ca Lạy. Hôm mà tôi và cô gặp bà Hiền ở chỗ am thờ cô Hoàng Lan, hôm đó bà Hiền vừa từ nhà Ca Lạy ra, quan hệ của họ cũng khá là thân thiết. Bà Hiền đã cho tôi địa chỉ. Chúng ta sẽ đến đó và tìm hiểu thêm về ông Trịnh Vỹ. - Nhưng chúng ta sẽ lấy danh nghĩa gì đây? Không lẽ cứ nói với ông Ca Lạy anh là thám tử, còn tôi là cô gái đang gặp sự cố. - Điều này thì cô khỏi phải lo, vì bà Hiền đã gọi cho ông ấy và nói trước với ông ấy rồi. Ông ấy cũng đã nói với bà Hiền là sẽ tiếp đãi chúng ta chu đáo. - Ừm, vậy là tốt rồi. - Chúng ta đi tiếp nhé Ngọc Diệp? Mình gật đầu, rồi lại khoác tay Khôi Nguyên đi tìm nhà ông Ca Lạy. --- Nhà của ông Ca Lạy cũng không khó tìm lắm. Từ chỗ nhà bà Thùy Dung, đi thêm khoảng vài trăm mét nữa là đến nhà ông ấy. Căn nhà của hai vợ chồng ông Ca Lạy, nằm không trơ trọi biệt lập với những nhà khác. Nhưng bộ dạng tồi tàn của nó thì thật khác một trời một vực. Ai ngờ được xung quanh những biệt thự cao ốc, lại xuất hiện một căn nhà nhỏ đơn sơ, nhà ép giấy dầu và nóc lợp bằng mái tôn đã hoen gỉ lâu năm. Căn nhà mười mấy mét vuông, ọp ẹp, điêu tàn... chưa biết nó sẽ đổ xuống lúc nào trong một ngày không xa. Ngồi trong nhà mà mình cảm thấy bất an lo sợ. Ông Ca Lạy đón tiếp tụi mình rất tử tế, ông ấy đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng nhìn chỉ độ hơn sáu mươi thôi. Tướng người ông ấy khọp rọp, răng đã sún gần hết, nước da đen ngòm với mái tóc muối tiêu với muối nhiều hơn tiêu. Ông Ca Lạy nói năng rất hiền hòa. Còn bà Hai – vợ ông Ca Lạy, thì có vẻ già nua hơn ông, hai mắt bà sâu hoắm vào, xương trán nhô ra và da dẻ thì đã nhăn nheo nhiều lắm rồi. Được cái, bà Hai nhìn rất có nét, có lẽ hồi thanh xuân bà ấy đẹp lắm! Tuổi già thật tàn ác vì không chừa một ai cả. Người nào rồi cũng đến ngày phải khọm rọm như vậy thôi. Nhìn bộ dạng bà Hai mình không khỏi suy nghĩ về tương lai mấy chục năm sau. Lúc đó, những bộ đầm, quần áo đẹp, giày sành điệu… đều đem đốt hết cả hay sao? Nhìn lại những kỉ vật, người ta lại luyến tiếc hơn tuổi thanh xuân đã đi qua. - Nhà bác không có nước trà, hai cháu uống đỡ nước lọc vậy. Ông Ca Lạy nói. Rồi ông rót nước vào hai cốc thủy tinh đã ố màu, rót xong ông đẩy ly qua cho mình và Khôi Nguyên. - Cám ơn bác! Khôi nguyên nói, còn mình gật đầu mỉm cười. - Bác đã nghe cô Hiền nói lại cả rồi, biết gì bác sẽ nói đó, cậu cứ hỏi bác. Chẳng là, trước khi đi gặp ông Ca Lạy, Khôi Nguyên đã đồng ý với bà Hiền là cho ông Ca Lạy biết sự thật, như thế thì ông sẽ hợp tác hơn. Thực ra, có lý do nên mới làm vậy. Bởi gia đình ông Ca Lạy cũng đã xảy ra những chuyện có liên quan đến đồi trà và ngôi nhà ma ở trên đó. Sau một hồi ông Ca Lạy kể lại sự cố trong gia đình mình. Khôi Nguyên lựa lời an ủi ông bà, rồi mới nói: - Cậu Bo con trai bác bây giờ vẫn ổn chứ? - Nó vẫn ở đó, nhà thương điên Biên Hòa. - Lần đó bác không mời thầy cúng sao? - Có chứ! Bác mời đủ thầy rồi nhưng đều vô ích, nó bị ám nặng quá! Ông Ca Lạy thở dài, rồi nói tiếp: - Nghiệp của nó cũng nặng, lúc trước nó có quen với một cô gái, chúng nó lên đồi trà, chỗ cây đa nơi cô Hoàng Lan chết để khấn vái, thề non hẹn biển. Ngờ đâu thằng con bác nó dại, nó phản bội lời thề, bỏ cô người yêu nó một cách vô tình tàn nhẫn… thế là, nó bị trả giá ngay cháu à! Mình tò mò, hỏi lại ông Ca Lạy. Cần nói qua, là bà Hai suốt đầu buổi đến cuối buổi ngồi im không nói gì, hình như bà bị tắc tiếng. - Anh Bo nói đã trông thấy ma thật sao ạ? - Nó không nói láo đâu, nó vì chuyện đó mà vào nhà thương điên, thì không thể đùa bỡn được. Bác còn nhớ như in ngày hôm đó, ngày mà nó chạy về nhà như bị ma đuổi. Chiếc xe chở theo nó vừa dừng trước cửa nhà, nó đã vội nhảy xuống vứt cả mũ bảo hiểm và chìa khóa xe. Mặt nó một màu xanh xám, nó nói giọng gì đó lạ lắm, bác chưa bao giờ nghe thấy chất giọng như vậy. Mình nổi da gà, hồi hộp lắng nghe ông Ca Lạy kể chuyện. Ông ấy tiếp tục kể: - Đầu tiên, nó chạy vào gọi lớn ba ơi, mẹ ơi. Nó nói: “ ba… mẹ… đóng…đóng cửa lại… đóng cửa lại… Á… á… á… á…” – Khi đó nó la hét ghê lắm! Nó ngã bệt xuống đất, mắt nhìn đăm đăm vào cánh cửa ra vào, khi đó mở tan hoang: “Đừng! đừng.... đừng đến đây... đừng... ggg” – Nó xua tay vào không khí, nó kinh hãi ghê lắm! Rồi sau đó nó đứng lên đập đầu vào tường. Bác lao vào ôm lấy nó, giữ không cho nó tự sát. Nhưng lúc đó nó mạnh ghê gớm lắm! Nó trợn mắt quay lại nhìn bác, khi đó bác ôm lấy nó mà cảm giác như đang ôm một tảng băng, người nó lạnh đi rất đột ngột. Và một giọng nói lạ lùng thốt lên từ miệng nó, cái giọng mà lần đầu tiên bác nghe thấy trong đời, thanh vực của nó cao lạnh khủng khiếp, và cứ trỏng trỏng như thế nào đó. Bác sợ hãi buông nó ra. Nó nạt nộ bác: “Ông Ca Lạy! Ông có biết con ông mắc tội gì không?” – Ánh mắt nó nhìn bác khiến bác té ngửa ra sau. Bác bò lui lại chỗ cái bàn, luýnh quýnh mở hộc bàn lấy cây thánh giá đưa ra. Nhưng vô dụng, nó chẳng sợ gì cả. Nó đứng phắt dậy từng bước tiến tới chỗ bác. Bác Hai khi đó sợ té xỉu, còn bác thì la lên gọi bà con tới giúp. Bà con cô bác và mấy cậu thanh niên chạy ùa sang đè lấy nó xuống, nhưng nó quá mạnh khiến những cậu ấy phải chật vật lắm mới ghì được nó. Miệng nó liên tục lo ó, vẫn cái chất giọng trỏng trỏng đó. Tưởng chừng như sức chịu đựng của những cậu thanh niên sắp đứt, vì nó đang vùng lên thoát ra sức kiềm tỏa của họ. May sao, ở nhà bên có cậu sinh viên hay chơi đàn guitar, cậu ấy nhanh trí chạy về lấy cây đàn rồi cấp tốc chạy qua lại nhà bác. Cậu Thành sinh viên bắt đầu trải những hợp âm đầu tiên, nhẹ nhàng dìu dặt ru ngủ nó. Cuối cùng nó cũng dịu đi rồi chìm vào giấc ngủ. Sức mạnh của âm nhạc thật là ghê gớm, bây giờ bác mới hiểu tại sao ngòi bút có sức mạnh hơn lưỡi gươm, và tình yêu có sức mạnh hơn quyền lực và tham vọng. Trong khi sức mạnh kiềm tỏa đều vô dụng, thì một giai điệu nhẹ nhàng, du dương, đã vô hiệu hóa toàn bộ sức mạnh của ma quỷ. Mình và Khôi Nguyên lắng nghe rất chăm chú. Đến lúc, ông Ca Lạy im lặng không nói gì nữa, Khôi Nguyên mới lên tiếng. - Theo như bác kể thì anh Bo nhà mình thường hay uống rượu và uống rất nhiều? Ông Ca Lạy bực bội khi ai đó nhắc đến rượu, vì rượu mà con ông mới điêu tàn như vậy, nên ông đáp: - Đúng đó Khôi Nguyên, rượu làm đen danh dự. Có một câu ngạn ngữ của người Ả Rập như sau: Nếu khi còn trẻ bạn thường đến quán rượu để ăn chơi, thì khi về già bạn sẽ đến đó để ăn xin đó. Và ánh mắt ông Ca Lạy, thì căm tức rượu đến tận xương tủy. Có lẽ Khôi Nguyên cũng nhột lắm! Vì ông Ca Lạy vô tình không biết anh ấy cũng là một tửu đồ. - Bác nói phải, uống rượu nhiều quá sẽ không tốt. - Nhiều với ít cái gì hả cháu, rượu đã nốc vài ly đầu rồi thì sẽ có ly thứ hai, thứ ba, làm sao mà ngưng được... người ta uống rượu chủ yếu để say, uống mà không say thì uống làm quái gì nữa. - Bác nghĩ anh Bo bị tổn thương trí não là do rượu hay do bị ma ám? - Cả hai cậu Khôi Nguyên à! Cả hai... – Ông Ca Lạy thở ra. --- Câu chuyện lại rẽ sang nhánh khác, khi ông Ca Lạy kể về chuyện con trai ông bị ma nhập. Kể từ ngày đó, anh Bo – con trai ông – thường xuyên gặp ác mộng. Ông ấy mời rất nhiều thầy về cúng nhưng đâu rồi cũng lại vào đó, ám là vẫn cứ ám. Thể trạng của anh ấy mỗi lúc một xanh xao hốc hác, chỉ một tháng trôi qua anh đã biến thành một bộ xương di động, kèm theo đó là những biểu hiện ngây ngây dại dại... nặng nhất là lần anh Bo uống rượu say về, tông phải một người đi đường. Đang lúc say rượu mà lại đi lái xe, vụ tai nạn đó khiến cho nạn nhân – là một phụ nữ mang thai – tử vong tại chỗ. Còn anh Bo thì bị điên luôn sau tai nạn đó, giờ đây anh Bo vẫn đang còn ở trong nhà thương điên. Bỏ lại ba, mẹ của anh – hai người già côi cút, neo đơn trong căn nhà hiu hắt, lạnh lẽo. Ông Ca Lạy tiết lộ: - Không chỉ thằng con bác thấy ma thôi đâu. Cái ngọn đồi đó không ai dám bén mảng tới cả. Từ già đến trẻ nơi đây, không một ai có gan đặt chân lên mảnh đất đó. Chỉ có những người không biết gì mới đến đó và thuê nhà thôi, dân làng ở đây biết cũng im lặng, nhiều người trong số dân làng không dám đụng chạm đến hồn ma cô Hoàng Lan đâu, người ta nói cô ấy chết rất thiêng. Đã có những kẻ không tin ma quỷ, đặc biệt là bọn du thử du thực – bọn giang hồ. Chúng có một nhóm 5 tên lì lợm, lên đồi trà đốt lửa chơi thách thức ma quỷ. Sau khi đã chén hết thùng bia, bọn chúng la hét hí hố, tưởng rằng làm thế sẽ khiến hồn ma kinh động... mà đúng là hồn ma kinh động thật... cho nên trời đang hanh khô lại đùng đùng chớp nổ vang rền, rồi trời đổ mưa lớn. 5 đứa bọn chúng kéo vào dưới gốc đa để núp mưa, hồi đó cây đa chưa bị chặt đi trong “dự án thay thế một số cây xanh” (!) của lãnh đạo thành phố. Cả bọn bỗng dưng nín cười, có muốn cười cũng cười không nổi. Vì sao vậy? Đám lửa mà khi nảy bọn chúng đốt, không những nước mưa không làm nó bị tắt mà càng khiến cho đám lửa cháy bùng lên như được tiếp thêm dầu. Ngoài trời sấm chớp liên hồi, mây đen quần vũ. Cả bọn lạnh tái đi, trước những cơn gió hiu hắt và tiếng tru tréo thê lương, có cả tiếng trẻ sơ sinh khóc, và... “Đùng” Một ánh chớp rạch ngang bầu trời, và cả 5 đứa chúng nó đều trông thấy tường tận một cái bóng trắng cao lêu nghêu đứng bên cạnh đống lửa đang bùng cháy giữa trời mưa. Cả bọn la hét, chạy thục mạng, đứa lọt xuống hố, đứa cạp đất, đứa rúc vào bụi, đứa té xỉu tại chỗ, đứa van xin quỳ lạy. --- Nghe ông Ca Lạy, kể đến đó, tim mình thắt lại. Mình bắt đầu thấy trong người có gì đó khác thường, cảm giác lành lạnh chạy dọc xương sống. Mình run run, hỏi ông Ca Lạy: - Chuyện... chuyện đó có... có.. thật sao ạ? - Thật đấy, nếu hai người không tin, ngay bây giờ bác có thể dẫn hai người đi qua nhà mấy đứa thanh niên hư hỏng đó để xác nhận. Cả cái làng này không ai là không biết, và kinh hoàng trước chuyện đó cả. Mình lặng ngắt, bất ngờ Khôi Nguyên nắm lấy tay mình. Thật đúng lúc! Khi đó mình chỉ mong ước có một bàn tay ấm áp thôi. Và Khôi Nguyên đã biến ước mơ của mình thành hiện thực. Khôi Nguyên tiếp tục tìm kiếm những thông tin đắc giá từ ông Ca Lạy, anh ấy thấy đã đến lúc phải hỏi về người bạn một thời của ông Ca Lạy, là ông Trịnh Vỹ. - Nghe bà Hiền kể, bác là bạn sinh thời của ông Trịnh Vỹ ạ? - Phải đó cậu Khôi Nguyên. Ông Vỹ lớn hơn bác 10 tuổi lận, nhưng bác và ông ấy rất hợp nhau. - Ngoài bác là bạn của ông Trịnh Vỹ ra, bác có biết ông Trịnh Vỹ còn có thêm người bạn nào nữa không? - Ngoài bác ra... hình như ông ấy không chơi với ai nữa... nếu có thì là đối tác làm ăn thôi, cậu cũng biết mà, đó là những mối quan hệ xã giao. - Dạ! - À, còn đấy! - Sao ạ? – Khôi Nguyên chồm người về phía trước. - Ông Vỹ có quan hệ khá thân với một người em họ của bác, chú thím ấy nhà cũng gần đây thôi, nhưng bác nghĩ cô cậu không nên tìm đến đó thì hơn. - Vì sao vậy ạ? - Chú ấy tên là Bính, biệt danh Bính Lù, là một tay giang hồ khét tiếng vùng này đấy. Chú ấy có tật xấu là khi uống rượu say thường hay gây sự, đánh người... bất kể người đó là ai. Nên cậu đến nhà mà không đúng lúc, sẽ gay go đấy! Hình như Khôi Nguyên coi những cảnh báo của ông Ca Lạy, chẳng ra gì. Bằng chứng là anh ấy đã hỏi địa chỉ của người có tên là Bính Lù đó, và nhờ vả ông Ca Lạy, nếu có thể, hãy đi cùng với anh ấy, có ông, biết đâu Bính Lù sẽ nể mặt. - Được rồi, bác sẽ giúp cậu. Nhưng bác nói trước là chú ấy rất kỳ cục đấy! Nếu đã lỡ có hơi men trong người thì chú ấy cũng không coi bác ra gì đâu, tốt nhất nếu thấy không ổn thì bác sẽ ra hiệu để cậu rút lui. - Dạ, được vậy thì tốt quá còn gì. --- Khôi Nguyên hỏi thêm một vài thông tin nữa liên quan đến mục đích ông Trịnh Vỹ mua lại đồi trà, và xây dựng căn nhà. Nhưng, ông Ca Lạy, cũng nói giống hệt bà Hiền. Ông nói: - Ông Vỹ mua đất để trồng trà, và xây nhà để cách ly bà Thùy Dung. Ở cái làng này, có hai chỗ đáng sợ. Chỗ đầu tiên là đồi trà, và chỗ thứ hai là nhà mụ điên Thùy Dung. Hai chỗ đó là không ai dám bén mảng tới. - Bác biết những người nào xây dựng căn nhà đó không ạ? - Không biết đâu Khôi Nguyên à! Những người đó là lính của ông Vỹ, ông Vỹ không bao giờ ngồi nhậu cùng bàn với lính của mình cả, nên bác không thể quen biết một ai trong đó. Hồi ấy, bác chưa cai rượu. - Bác có nghe nói về những người Hoa, mà theo như lời bà Hiền, là những đối tượng có qua lại thân thiết với ông Trịnh Vỹ? - Những người đó hình như là đối tác làm ăn của ông Vỹ, sau này ông Vỹ đã cho họ thuê lại căn nhà trên đồi trà, họ ở được gần mười năm đấy. - Bác còn biết thêm thông tin gì về những người đó không? - Bác cũng chỉ biết nhiêu đó thôi, hơi đâu mà quan tâm đến những kẻ đó. Toàn là một lũ đầu bò, nghiện rượu và cờ bạc. Mình thấy Khôi Nguyên hơi chau mày, Khôi Nguyên điềm tĩnh, chậm rãi hỏi ông Ca Lạy: - Vậy là bác biết chút ít về họ? - Không phải bác, mà là chú ấy. Chú Bính thường qua lại với họ, chính chú ấy là người dẫn những người Hoa kia đến nhà ông Vỹ. Thông tin đó mới thật sự là thông tin vô vàn quý giá mà Khôi Nguyên muốn tìm. Tuy anh ấy không biểu hiện sự phấn khích ra bên ngoài, nhưng mình dám chắc, trong lòng anh ấy rất sướng. Khôi Nguyên muốn ông Ca Lạy dẫn anh ấy và mình đến nhà chú Bính Lù ngay. Thời gian là vô cùng quý giá, sẽ còn nhiều việc phải làm nữa, nên cần phải khẩn trương. --- Nhưng, tụi mình vừa đứng lên, định chào bà Hai đang ngồi cụ rụ trên ghế mây, rồi cùng ông Ca Lạy, rời đi, thì mình đã vô cùng ngạc nhiên sửng sốt. Khôi Nguyên không hiểu trong đầu anh ấy nghĩ gì, vì anh ấy rất bình tĩnh... còn mình thì khác... tim mình đập loạn xạ... xém chút nữa mình đã ngã nhào xuống ghế.
|
Chương 17 Chương 17 --- Mụ Thùy Dung lù lù xuất hiện trước ngưỡng cửa. Mụ ấy đã đi theo tụi mình, nhưng làm sao mụ ấy có thể biết được? Hay là, mình đã lo lắng thái quá! Chẳng qua, mụ Thùy Dung đến nhà ông Ca Lạy, có chuyện riêng, tình cờ lại gặp mình và Khôi Nguyên. Nhưng, nói gì thì nói, vừa trông thấy mụ là mình đã giống như con chuột nhắc gặp phải con mèo thành tinh. Khôi Nguyên vẫn tỏ ra điềm tĩnh như không có chuyện gì, điềm tĩnh đến mức anh ấy đã mở lời trước mụ Thùy Dung, anh ấy làm ra vẻ lịch sự: - Chào bà! Chắc bà còn nhớ tôi chứ? Mụ Thùy Dung nhe hàm răng đen sì ra, mụ cười rất thâm, rồi “dịu dàng” đáp: - Sao lại không nhớ, tôi có lời khen cho cậu đấy, chàng “nhân viên sở tài nguyên” ạ! - Cám ơn bà đã quá khen! Biết không thể làm gì được Khôi Nguyên, nên mụ nhìn xéo qua mình. Mụ lườm, huýt… sau đó, nói dằn từng tiếng: - Những… kẻ… điêu… ngoa… sẽ… không… có… kết… quả… tốt… đẹp…đâu. Mình bị thái độ đáng sợ và lời nói của mụ tác động, mình bước lùi lại một bước. Có lẽ mình sẽ bỏ chạy nếu Khôi Nguyên không nắm lấy cổ tay mình. Ông Ca Lạy, lúc này mới chịu lên tiếng: - Bà đến đây có việc gì không? Giọng nói của ông rất khô khốc, có vẻ như ông không ưa mụ cho lắm. Mụ cười khằn khặc, rồi đáp: - Ông tiếp khách như vậy sao ông Ca Lạy? Tôi đang đi tìm con mèo, vô tình đi ngang qua đây nên ghé vào thăm vợ chồng ông đó thôi. Nghe nói, thằng con của ông vẫn đang ở trong đó… tôi cũng từng ở đó ra nên tôi đồng cảm hơn ai hết, rồi cậu Bo, con ông cũng sẽ trở về nhà một ngày thôi. Nhưng ông cũng nên thường xuyên cầu nguyện đi, vì ở trong đó thời tiết không lành như ngoài này đâu. Và mụ tiếp tục cười khằn khặc. Hình như ông Ca Lạy, cũng sợ mụ. Ông không dám quát nạt, hay đuổi mụ ra khỏi nhà. Còn bà Hai thì chẳng khác gì con thỏ gặp phải hổ báo. Bà Hai dồn hết can đảm, chỉ để đứng lên và đi nhanh vào phòng, khóa cửa lại không cho ai vào. Mụ Thùy Dung thật là đáng kinh, ở mụ ta có thứ gì đó khiến người ta bất an, lo lắng và dựng hàng phòng thủ. Chỉ có Khôi Nguyên là lì lợm nhất. Ảnh cắt ngang tràng cười điên loạn của mụ: - Bà cũng chuẩn bị tinh thần đi là vừa. Mụ ngưng bặt tiếng cười, đứng trơ ra, một lát sau mụ nghiến răng, nói bằng giọng cổ: - Mày nói vậy là có ý gì? - Ý gì đâu thưa bà, cũng đã lâu rồi, bà không ghé thăm những người bạn cũ của bà còn gì. Bất cứ lúc nào bà muốn trở lại cái trại đó – bệnh viện tâm thần – thì tôi cũng sẵn sàng giúp bà. - Mày… - Mụ cứng họng. Lúc này, mình mới có đủ bình tĩnh để quan sát mụ. Mụ vẫn mặc trên người chiếc đầm đỏ như ngày đầu tiên mình và Khôi Nguyên đến nhà mụ. Nhưng lần này móng tay, móng chân và môi son của mụ đã khác trước. Mụ quét lên những cái móng dài ngoằn co quắp, đôi môi dày nạc như đít vịt thứ màu đen thẫm gớm ghiếc, đôi mày mụ kẻ đường xăm dài đến tận mang tai, hai mắt to như mắt bò với hàng lông mi uốn cong. Cơ thể mụ đi mưa phả ra mùi tanh tưởi khiến người đứng bên cạnh muốn lộn mửa. Mụ giống như một con cóc hôi hám, chứa toàn những nọc độc chết người. - Chúng ta đi được chưa bác Ca Lạy? Khôi Nguyên thấy đã đến lúc phải đi làm công việc của mình, không nên mất thời gian với mụ cóc già nữa. - Được rồi cậu Khôi Nguyên. Sau đó, ông Ca Lạy quay sang nói với mụ: - Nếu không có việc gì thì hẹn bà lúc khác rảnh rỗi chúng ta sẽ “nói chuyện”. Ông Ca Lạy muốn đuổi khéo mụ. Mụ tức ói máu, nhưng giả vờ ra mặt không có gì. Mụ “nhẹ nhàng” xuống nước: - Ông đi đâu mà vội thế? - Bà hỏi để làm gì, không liên quan đến bà đâu. - Tại sao lại không liên quan? Ban đầu mụ nói rất nhẹ, bỗng dưng mụ nổi đóa lên, nạt nộ: - Hai đứa này đã đến nhà tao để điều tra, thằng kia là thám tử, còn còn kia là đồ con gái hư đốn không nên nết. Chúng nó chung sống với nhau như vợ chồng ở tại nhà tao, mà mày nói là không liên quan đến tao hả? Bây giờ thì mụ không còn nói năng lịch sự nữa, với mụ lúc đó chỉ có sự hằn học, tức tối. Ông Ca Lạy và em sợ xanh da mặt. Chỉ có Khôi Nguyên là còn dũng khí đáp lại mụ: - Xin bà hãy bình tĩnh cho, nếu bà đã biết rõ về tôi như vậy thì chúng tôi cũng chẳng thể giấu diếm gì được nữa. Thực ra, Ngọc Diệp chính là người yêu của tôi. Tôi về sống với người yêu của mình thì có gì khiến cho bà phải tức tối như vậy? Hợp đồng thuê nhà cũng không có điều khoản cấm người thuê ở với chồng, với người tình của họ. Tôi nói có đúng không nào? Mụ dơ tay lên định bợp cho Khôi Nguyên một tát tai, nhưng nghĩ sao đó liền rút tay về lại, mụ đớp chát: - Mày ở, hay làm tình với nó, thì kệ mẹ mày, tao chẳng bận tâm. Nhưng mày dám lén phén đến nhà tao để điều tra tao, mày đã đụng tới tao rồi đó con trai ạ! Mụ lại nghiến răng. Khôi Nguyên từ tốn đáp: - Bà có tật nên mới giật mình đó thôi. - Tật cái đầu cha mày. Mày nói mau! Đứa nào đã thuê mày điều tra tao? - Trước khi trả lời bà, tôi muốn hỏi: tại sao bà biết tôi là thám tử? - Mày tưởng chỉ có mỗi mày là thám tử thôi sao? Tao có tiền, và tao muốn biết điều gì thì tao sẽ biết thôi. - Vậy thì bà cứ dùng tiền đó mà tìm hiểu xem “đứa nào đã thuê tôi điều tra bà”. - Thằng chó! Tao sẽ giết...ttt mày...yyy! Mụ rít lên. Mụ thở như đang lên cơn hen suyễn, thế rồi mụ cũng lấy lại bình tĩnh. Chỗ khung cửa ra vào có một con thằn lằn đang bò, mụ liếc mắt trông thấy, nhanh như chớp mụ đánh bộp vào khung cửa, con thằn lằn bị bàn tay tròn nung núc của mụ đánh chẹp bẹp, một cái đuôi đứt ra búng, bẩy dưới nền nhà, con thằn lằn nằm bất động. Liền đó, mụ khó khăn di chuyển cái cơ thể béo núc của mụ, cúi xuống bốc con thằn lằn lên, chậm rãi cho vào mồm nuốt: - "Ực." Trông thấy cảnh tượng tởm lợn đó, mình chỉ muốn ói tại chỗ. Con thằn lằn cũng béo nung núc giống như mụ cóc già, phút chốc đã trở thành bữa điểm tâm. Ăn thịt sống con thằn lằn xong, mụ mới chịu bước ra khỏi nhà với một ánh mắt hận thù ghê rợn. Mình đã thít chặt tay Khôi Nguyên vì kinh hãi. - Đừng lo lắng Ngọc Diệp, đã có tôi đây mụ ta sẽ không làm hại được cô đâu. - Khôi Nguyên, mụ ta thật không phải là người. - Cho dù mụ ta có là gì đi nữa thì cũng có ngày tôi vặt đầu mụ ta. Cứ tin tôi đi. --- Rời khỏi nhà ông Ca Lạy, tụi mình tìm đến nhà ông Bính Lù – người em họ của ông Ca Lạy. Trên đường đi tụi mình lại nói chuyện về mụ Thùy Dung. Khôi Nguyên hỏi ông Ca Lạy: - Bác Hai có vẻ sợ mụ ta quá bác nhỉ? - Không chỉ bác Hai thôi đâu, ngay cả bác, và những người trong cái làng này, kể cả thằng Bính trời đánh kia còn tránh mụ nữa là. - Mụ ta có gì mà khiến mọi người bất an vậy ạ? - Con người đó mắc bệnh tâm thần, hận thù rất sâu... đụng tới bà ta có ngày mang họa đấy, bác thấy cậu cũng thuộc dạng liều đấy Khôi Nguyên à! Mình mỉm cười nói với ông Ca Lạy: - Bác không biết đấy thôi! Trên đời này ảnh chỉ sợ có mỗi cháu thôi. - Bác hiểu rồi, khi nãy cậu Khôi Nguyên đã nói, hai người là tình nhân của nhau, chồng sợ vợ là lẽ đương nhiên thôi. Nghe ông Ca Lạy nói vậy mình ngượng ngùng e thẹn, còn Khôi Nguyên, ảnh đính chính ngay: - Ôi, bác hiểu lầm rồi, đó là cháu đang dùng kế khích tướng cho mụ ta tức điên lên, khi đó mụ ta sẽ lộ ra những thứ mà cháu muốn khai thác. Còn quan hệ của cháu và Ngọc Diệp chỉ là... Khôi Nguyên không nói hết câu. Có lẽ ảnh sợ nói ra sẽ làm mình buồn. Mà cho dù ảnh không nói thì mình cũng đã buồn rồi. Việc đó có gì đâu mà ảnh phải đính chính, trong lòng ảnh... chẳng lẽ... ảnh không có hình bóng của mình hay sao? Vậy là mình đã ảo tưởng, đã lầm rồi ư? Mình thích ảnh thật sự, còn ảnh chỉ muốn đùa nghịch với mình thôi. - Đến rồi đấy cô cậu. Bác Ca Lạy chỉ vào căn nhà vuông vứt như chiếc hộp nằm bên đường, chỗ có hàng cây bang trắng, với những cánh hoa rơi rụng nằm trải thảm. Căn nhà của ông Bính Lù cũng chẳng hơn gì căn nhà ông Ca Lạy, ọp ẹp, xiêu vẹo và chưa biết đổ lúc nào. Vì ông Ca Lạy với ông Bính Lù là anh em thân thiết, nên không cần phải gọi cửa, ông Ca Lạy dẫn theo tụi mình đi thẳng vào nhà. Mình nghe thấy tiếng đàn guitar và tiếng leng keng – âm thanh phát ra khi dùng đũa muỗng đánh vào những cái chén sành. Mọi người đang tiệc tùng văn nghệ, nói cho đúng là đang có một cuộc nhậu. Thấy tình hình có vẻ không ổn, ông Ca Lạy quay sang nói với Khôi Nguyên: - Cậu Khôi Nguyên à! Chúng ta đến không đúng lúc rồi, tốt nhất là chuồng lẹ trước khi chú ấy phát hiện ra chúng ta. - Không sao đâu ạ! Lỡ đến đây rồi chẳng lẽ lại về tay không. Cháu có ý này bác xem có được không nhé! - Cậu nói thử đi. - Chúng ta khoan hãy vào đã, cháu muốn ở bên ngoài quan sát một chút, xem tình hình thế nào rồi tính. Ông Ca Lạy suy nghĩ rất nhanh rồi đáp: - Cũng được, đi theo tôi! Tụi mình đi theo ông Ca Lạy, đứng nép bên khe cửa nhìn vào bên trong nhà. Có năm người đang ngồi uống rượu ca hát, một người đàn bà thỉnh thoảng từ dưới bếp bước lên sau khi nghe tiếng quát gọi, cô ấy mang theo những đĩa thức ăn phục vụ đám bợm nhậu kia. Ông Ca Lạy nói khe khẽ: - Cô ấy là thím Lưu, một người phụ nữ đảm đang hiền hậu, không hiểu sao lại lấy phải thằng em của bác, cậu thấy đó – một thằng bét rượu. - Bính Lù là người nào kia ạ? - Nó đấy cậu Khôi Nguyên, cái thằng có vết sẹo bên má trái đó. Mình tròn xoe mắt, xém chút nữa đã thốt lên. Cũng may Khôi Nguyên kịp che miệng mình lại. Tụi mình tiếp tục quan sát cảnh tượng bên trong. Một ông mặc đồ lính chế độ cũ, chân đi bốt đờ sô, vừa hát xong một ca khúc nhạc vàng trong những tiếng vỗ tay hoan hô của bốn người còn lại. “Ô la la... giọng ca chú Mỹ là nhất ở đây rồi.” – Một ông mặt gầy trơ xương, chất giọng biết là kẻ hay nịnh bợ. Ông ta vừa vỗ tay phát biểu. “Hì hì, giọng ca của tôi thì có thấm vào đâu nếu so với anh Bính chúng ta.” – Người tên Mỹ dùng những lời lẽ khiêm tốn, nhưng cách nói thì lộ rõ sự tự kiêu. “Phải đó, nãy giờ... anh Bính chưa hát bài nào cả, ây... ai lại để tụi em chờ mãi thế... anh Bính ơi! Anh làm anh như vậy không tốt rồi... không tốt rồi...” Một ông tóc dài nhếch nhác nói giọng lè nhè. Ông Bính Lù, người thấp lùn nhất trong bọn, nhưng lại đô con nhất, tướng tá ông ấy chẳng khác gì một cái lu, có lẽ tên Bính Lù từ đó mà ra. Ông ta để tóc đinh lởm chởm, ở trần xăm xia đầy hình nào là: chuột bọ, rắn rết, giây thép gai... Bên cầu vai trái của ông có hình xăm con mèo, với hai chữ nhìn thấy rõ là “kiếp nghèo”. Điều đặc biệt làm mình và Khôi Nguyên chú ý là vết sẹo bên má trái của ông ta. Ông Bính Lù đứng lên, bước đi lảo đảo, ông nói lè nhè: - Đệ... hãy đưa... cho huynh cây... cây đàn, hôm nay huynh... sẽ... sẽ... phục vụ các đệ. Cả đám vỗ tay ầm ĩ, ông Mỹ đưa đàn guitar cho Bính Lù chơi. Đêm nay, Bính Lù sẽ trình diễn một ca khúc nhạc vàng trứ danh thiên hạ. - Sau đây nam danh ca Quang Bính – ông Bính Lù tự phong danh hiệu cho mình, - trình bày một ca khúc... rất... rất... nổi tiếng. Nào, dàn nhạc... cho tông rê. - “1, 2, 3... dzô!” – Cả đám bợm nhậu hùa theo. “Bùm... chách-chách-chách bum... chách-bùm... chách-bum” Tiết điệu Bolero vang lên nghe cũng có chút mùi vị, nhưng trình độ chơi đàn của người chơi hình như quá tệ hại nên nghe ra dây này “đ.m” dây kia. Kèm theo đó là tiếng gõ nhịp hòa theo của đám bợm nhậu. Tất cả những vật dụng như chén bát, xoong chảo, đũa muỗng phút chốc biến thành nhạc cụ, một giàn nhạc giao hưởng lừng danh chào đời. Ông Bính Lù cất giọng vịt đực: Đập vỡ cây đàn giận đời đập vỡ cây đàn người ơi người ơi! Tình ơi tình ơi! Đập vỡ cây đàn giận đời bạc trắng như vôi giận người điên đảo quên lời Đập vỡ cây đàn giận người con gái yêu đàn Buồn ơi buồn ơi! Làm sao để nguôi Đập vỡ cây đàn giận người đổi trắng thay đen giận đời trở như bàn tay... “Bùm... chách-chách-chách bum... chách-bùm... chách-bum” Chuyện ngày qua, tôi gặp người con gái Mang giọng ca thật buồn Em bảo tôi rằng: Anh đi học đàn Để đàn theo lúc em ca, những ngày hoa mộng đời ta Tôi yêu nàng nên vội vàng lên tỉnh Đi tìm theo học đàn Sau một năm trường, tôi trở về quê hương Nhưng người em gái, ngày ấy đã đi rồi... Một giọng ca tệ hại, chỉ có thể là đàn anh của ca sĩ (!) Lệ Rơi. Cả đám phiêu theo ca khúc mà Bính Lù đang thể hiện. Tiếng đũa muỗng đánh vào chén đọi mỗi lúc mỗi dồn dập, chát chúa. Tôi hỏi thăm dò từng người trong xóm tin nàng Nàng đâu nàng đâu, nàng đâu nàng đâu người báo tin buồn nàng gặp nhạc sĩ vang danh Rồi cùng xây đắp gia đình Tôi xót thương nàng và rồi tôi khóc thương mình Đời ơi còn chi, đàn ơi biệt ly Đập vỡ cây đàn giận người đổi trắng thay đen giận đời trở như bàn tay... “Bùm... chách-chách-chách bum... chách-bùm... chách-bum” Ông Bính Lù vừa ôm đàn guitar vừa hát say sưa, bước chân của ông nhịp tới nhịp lui, sàng qua bên phải... rồi tiếp bên trái... tiến tới... bước qua... đi về... nhìn ông cứ như hột mít cắm hai que tăm xỉa răng đang khiêu vũ. Ông đưa ca khúc vào đoạn kết... Đập vỡ cây đàn giận đời đập vỡ cây đàn... Đập vỡ cây đàn giận đời đập vỡ cây đàn... Đập vỡ cây đàn... Đập vỡ cây đàn... Đập vỡ... Đập... “Bốp” Vừa dứt tiếng ca, ông Bính Lù cầm cây đàn guitar phang thẳng vào đầu cái ông mặt xương nịnh bợ khi nãy. Tiếp sau đó là một màng “đánh bóng” khủng khiếp nhất mà mình từng thấy, ông Bính Lù cầm đàn đập lên đầu hết người này đến người kia. Cả đám bợm nhậu bấy giờ mới tá hỏa chạy bát nháo, “Xoảng... xoảng... xoảng...” Xoong, chảo, chén đĩa, đũa muỗng bay tứ tung. Bốn người kia bạt mạng bỏ chạy ra khỏi nhà. Ông Ca Lạy thấy tình hình có vẻ gay go, ông kéo tay Khôi Nguyên, nói hấp tấp: - Chạy mau thôi cậu Khôi Nguyên. Trước khi còn kịp! Nhưng, tụi mình chạy làm gì kịp... Ông Bính Lù lao ra khỏi nhà đứng chặn trước mặt Khôi Nguyên, trên tay cầm con dao thái lan. Ông Bính Lù cười khoái trá: - Há há há... phen này có mồi ngon rồi đây! Nguồn: (Facebook: s:// .facebook.com/nhim.kute.50 Mail: lekimquoc7@gmail.com)
|
Chương 18 Chương 18 --- Mình sợ chết khiếp hét lên. Khôi Nguyên bình tĩnh vô cùng, nhanh như chớp anh ấy tung một đòn đá bằng mũi giày vào bụng đối thủ đang đứng trước mặt mình. Mình kịp nghe một tiếng “ứ”. Rồi sau đó là hàng loạt tiếng ứ ứ ứ… của ông Bính Lù. Chắc lúc đó ông ấy rất đau, mặt ông đỏ như gấc, bộ dạng như đang rặn. Cú đá của Khôi Nguyên uy lực mới thật khủng khiếp. Sau này, mình mới biết, anh ấy là một cao thủ Karate-do thượng thặng. Ông Bính Lù chưa kịp té quỵ xuống thì Khôi Nguyên đã chuyển bộ, thân thủ nhanh nhẹ như một con sóc… mình nghe tiếng “chát”… một cú chém bằng cạnh bàn tay, mà Khôi Nguyên nói mới biết, đó là đòn shuto kinh điển của bộ môn Karate-do. Ông Bính xấu số ngã lăn quay ra đất, ông ấy nằm bất động không còn cựa quậy gì được nữa. Mình và ông Ca Lạy đứng ngơ ngác như người mất hồn. Đặc biệt là mình, mình bị bất ngờ, không thể tin được võ công của Khôi Nguyên lại cao cường như vậy. Một lúc sau, ông Ca Lạy mới run run nói: -Cậu… cậu… Khôi… Khôi Nguyên à!... Làm sao cậu có thể, chú ấy bự… bự con hơn cậu mà… -Bự con chưa hẳn là một ưu điểm đâu thưa bác! Cháu xin lỗi vì ra tay hơn nặng, nhưng bác thấy đó, chú ấy cầm dao sẽ rất nguy hiểm nếu mình không quyết đoán. -Bác… bác… hiểu… hiểu mà. Ông Ca Lạy nói năng lắp bắp. Không ngờ một tên giang hồ khét tiếng như ông Bính Lù – kẻ đã xông pha trận mạt biết bao nhiêu trận rồi, lại đổ gục một cách quá dễ dàng như vậy. --- Vợ ông Bính Lù chạy từ trong nhà ra, ôm chồng khóc lóc thảm thiết: -Hu hu hu… đừng chết… đừng chết mà mình ơi! Khôi Nguyên nói cho cô ấy yên tâm: -Không có gì đâu cô đừng lo, chú ấy chỉ ngất đi thôi, một chút nữa sẽ tỉnh lại. -Cậu nói thật chứ? -Cháu gạt cô làm gì, lúc nãy cháu chỉ dùng một phần mười sức thôi. Mình khiếp đảm, mới có một phần mười sức mà đã như vậy rồi thì thử hỏi dùng luôn mười phần sẽ như thế nào. -Anh Nguyên, chúng ta đợi chú ấy tỉnh dậy luôn hay sao? -Người đã say bét nhè thế kia rồi thì chúng ta cũng chẳng điều tra được gì đâu, chúng ta sẽ quay lại sau vậy. -Bây giờ chúng ta đi đâu? -Chẳng phải cô đói bụng rồi sao? Hôm nay, tôi sẽ mời cô đi ăn cơm tiệm. -Vậy chúng ta đi thôi! Tụi mình chào tạm biệt ông Ca Lạy đi ăn tối, lúc đó vừa đúng 5 h 30. --- Quán cơm bình dân Sơn Quý, Tiếng nói chuyện bàn tán, tiếng tivi, tiếng mọi người ăn uống đủ các kiểu. Quán cơm chiều hôm đó đông lạ lùng. Tụi mình ngồi ở chiếc bàn tròn, gần góc tường. Cậu bồi bàn mới nhìn qua cũng biết là sinh viên nghèo đi làm thêm. Ở địa bàn thành phố mình đang sống có rất nhiều trường đại học, đi đâu cũng thấy trường đại học cả, hàng năm trên cả nước có hàng ngàn, hàng triệu sinh viên nhập học, và cũng có hàng ngàn hàng triệu sinh viên ra trường không có việc làm, hoặc làm không đúng ngành nghề. Những gia đình nghèo khó muốn con mình đi học để thoát cái khổ, ngờ đâu khổ vẫn hoàn khổ… có người vay mượn chạy vạy khắp nơi, những mong con mình có đủ điều kiện ăn học, tốt nghiệp ra trường cầm mảnh bằng trong tay vừa được nở mày nở mặt với bà con hàng xóm, vừa con mình đỡ cực tấm thân, mà mình cũng được nhờ. Có biết đâu khó khăn là vậy, vay mượn là vậy… đến khi ra trường xin việc thì phát sinh đủ thứ chuyện, nào là bằng tốt nghiệp của trường đại học “thành phố” hay “thôn quê” – nạn phân biệt bằng cấp. Nào có quen biết dây mơ rễ má gì không – nạn con ông cháu cha, nào là tiền lo lót – nạn tham nhũng. Nói thật Tâm Đan à! Mình làm trong ngành giáo dục, nhưng mình ngán lắm rồi, ngán lắm lắm rồi. -Lấy cho anh đĩa cơm bỏ ít thịt cá lại, cho rau nhiều vào. Khôi Nguyên nói với em bồi bàn, rồi quay sang mình: -Ngọc Diệp, cô ăn gì thì gọi đi. -Lấy cho chị một đĩa thập cẩm. -Dạ. Anh chị đợi cho một lát ạ! Em ấy quay lưng định đi, mình gọi với theo: -Này em gì ơi! -Dạ? -Cho anh chị hai ly trà đá luôn nha! -Dạ, có ngay! Em ấy đi một lát, rồi bưng ra những thứ mà tụi mình đã gọi. Mình và Khôi Nguyên vừa ăn vừa bàn chuyện. Khôi Nguyên có vẻ ăn rất từ tốn, mình vào đề: -Anh thường hay đến đây ăn lắm phải không? -Ừm. -Anh cứ ăn uống đầu đường xó chợ vậy ư? -Biết làm sao được, không ai nấu cho tôi ăn cả. Nghe anh ấy nói vậy mình rất cảm động, nhiều lúc mình thấy Khôi Nguyên thật cô đơn, một nỗi cô đơn sâu thẳm lắm Tâm Đan à! Anh ấy không bao giờ nói về gia đình ảnh cho mình biết, Khôi Nguyên cũng không bao giờ than vãn số phận cô đơn của mình. Ngọc Diệp có nghe anh Quốc Việt kể, hồi thời học sinh, sinh viên và kể cả bây giờ Khôi Nguyên có rất nhiều người con gái đeo đuổi ảnh, tất cả những cô gái đó không cần nói cũng xinh đẹp và quyến rũ hơn mình; vậy mà, anh ấy không mở cửa trái tim ra đón nhận tình cảm của ai cả, ảnh quá khép kín! Khép kín đến mức bẽ bàng. Khôi Nguyên mãi là một ẩn số không ai có thể khám phá được, anh ấy giống như ánh trăng sáng lung linh ngay trên đầu mình, nhưng không thể với tới. Mình chuyển sang chủ đề khác, nói: -Anh Nguyên này, mụ Thùy Dung đã biết chúng ta đang điều tra về căn nhà của mụ, liệu mụ có cản trở chúng ta không? Khôi Nguyên dừng ăn, anh ấy lấy tờ giấy chùi miệng, ổn định lại ảnh đáp lời mình: -Mụ ta biết điều gì đó, nếu như mụ ta không làm gì mới khó khăn cho chúng ta. Nhưng “đả thảo kinh xà” – đập cỏ làm rắn sợ - mụ có tật rục rịch, thể nào cũng lộ sơ hở để chúng ta khai thác. -Khai thác? Ở mụ có cái gì để khai thác ngoài một thân xác phì nộm muốn ói? -Cô nghĩ mụ đơn giản vậy sao? Mụ là một con mẹ điên thông minh đấy. Bây giờ thì tôi dám khẳng định, ít nhiều mụ có liên quan đến những vụ mất tích. Chúng ta cần điều tra mụ. Mình rất sợ khi nghĩ đến cảnh tượng sắp tới sẽ giáp mặt với mụ yêu tinh đó. Mình thốt lên: -Sao kia! -Còn sao nữa, tôi nói rõ rồi còn gì, chúng ta sẽ điều tra mụ. -Nhưng bằng cách nào? -Rồi sẽ có cách, cứ chờ đó mà xem, tôi sẽ vặt đầu mụ. -Hình như anh cũng ghét mụ ta lắm thì phải? -Không đâu, tôi chỉ hơi bực mình thôi, thế nhưng, tôi chịu được. -Ờ, Khôi Nguyên nhìn bộ dạng rụt rè của mình, ảnh không cười, nhưng hỏi mình theo cách quan tâm: -Khi nãy cô sợ lắm phải không? -Ừm, -Đừng lo lắng quá! Chẳng phải tôi đã nói nhiều lần với cô rồi còn gì, đứng… -Đứng trước mọi kẻ thù không được run sợ chứ gì? Tôi nhớ như in rồi. Nói rồi mình mỉm cười. Khôi Nguyên lại nhìn mình chăm chú khiến mình ngại ngần. Mình cúi đầu xúc cơm ăn một cách máy móc, tim mình đang đập loạn nhịp. Hình như Khôi Nguyên biết vậy, nên ảnh đánh sang chuyện khác, ảnh nói: -Người đàn ông mặt sẹo chúng ta tìm được rồi, lát nữa ăn cơm xong chúng ta sẽ quay lại căn nhà đó xem ông ta đã tỉnh lại chưa. -Phải đó, tôi cảm thấy hồi hộp quá! Biết đâu từ ông Bính Lù sẽ có thêm manh mối đáng giá. -Tôi lại không cho như vậy đâu, cái gã phàm phu tục tử đó liệu có thể làm ra được trò trống gì? E rằng chúng ta sẽ thất vọng thôi. -Nhưng, chẳng phải chính ông ta là chiếc cầu nối giữa đám người Hoa bí ẩn kia và ông Trịnh Vỹ đó sao? Nói không chừng, từ ông ta có thể giải được biến số thứ nhất. Biết được mục đích thật sự ông Trịnh Vỹ mua đồi trà và xây dựng căn nhà đó. -Cũng mong là như cô nói. -Tôi ăn xong rồi, chúng ta đi thôi! Mình đề nghị đi sớm về sớm. Khôi Nguyên đồng ý, tụi mình đứng lên tính tiền, rồi quay trở lại căn nhà hột quẹt của ông Bính Lù. --- “Cốc… cốc… cốc…” “Cạch” – Tiếng mở cửa. Vợ ông Bính Lù xuất hiện trước ngưỡng cửa, nét mặt sợ sệt. Thấy cô ấy có biểu hiện lạ, nên Khôi Nguyên hỏi ngay. -Chú Bính đã tỉnh lại chưa vậy cô? -Ông ấy… ông ấy…- Cô Lưu ấp úng. -Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì rồi? – Khôi Nguyên có vẻ hơi sốt ruột. -Ông… ông ấy… đi… bỏ… bỏ đi rồi. -Cô nói sao? Bỏ đi rồi? -Ông ấy tỉnh dậy, thu dọn hành lý rồi đi luôn. -Cô có biết chú ấy đi đâu không? -Tôi… tôi không biết. Mình quan sát thấy biểu hiện của Khôi Nguyên có chút thay đổi trên nét mặt, anh ấy có vẻ tự trách mình: -Thôi hỏng rồi, tôi quá bất cẩn. -Làm sao bây giờ anh Nguyên? -Chúng ta về thôi Ngọc Diệp! Đi được một đoạn mình mới hỏi Khôi Nguyên: -Tại sao ông ta phải bỏ trốn? -Có lẽ, do chúng ta bất cẩn để vợ ông ta nghe được chuyện chúng ta muốn điều tra ông ta, tỉnh dậy được vợ nói cho biết tin đó, nên ông ta chuồng rồi. Lỗi này là do tôi cả, khôn ba năm dại một giờ. -Cũng không thể nói lỗi là do anh được. -Thôi đừng nhắc đến chuyện này nữa, chúng ta cần về nhà tắm rửa, thư giãn một chút, rồi từ từ suy nghĩ cách giải quyết vấn đề này. --- Mình vừa mới tắm xong, đang đứng sấy tóc trước mặt Khôi Nguyên. Có lẽ lúc đó mình không ý thức được là mình đang ở trong dáng điệu rất khiêu gợi. Mình mặc quần đùi và áo thun ôm sát người, bồ cũng biết rồi đó… cơ thể mình tuyệt nhiên là quyến rũ, điều này thì mình dám tự hào. Mình tuy có hơi đầy đặn, nhưng những đường cong thì vô cùng chuẩn xác; trời lại phú cho mình một mái tóc mây óng mượt, một khuôn mặt ưa nhìn rất có duyên. Phải vậy, nên Khôi Nguyên đang nằm trên ghế sofa, tay chống cằm, ảnh đang ngắm mình chăm chú. Mình nhướng mày, nói với ảnh: -Tôi tắm xong rồi, anh vào tắm đi. -Cô đuổi tôi đi sao? -Ơ, thì anh nói khi nào tôi tắm xong là đến anh còn gì. -Tôi đang suy nghĩ về vụ án. “Hừ, nhìn mình ngây ngất vậy, còn nói dối, đang suy nghĩ về vụ án…” Mình nói trong bụng. Khôi Nguyên uể oải đứng dậy. Ảnh đã vào phòng tắm rồi, còn lại mình đứng một mình trong cái phòng khách rộng thênh thang. Thời gian lặng lẽ lướt qua... Màn đêm buông xuống đặc quánh, có lẽ chỉ mỗi đồi trà này mới như vậy thôi. Không một tiếng ếch nhái, tiếng côn trùng râm rang. Mọi thứ lặng như tờ, mình ngồi trên ghế sofa chỗ Khôi Nguyên vừa nằm lúc nãy. Mắt thỉnh thoảng liếc nhìn ra ngoài khung trời tối tăm qua khung kín cửa ra vào, mình cần phải kéo tấm rèm che cửa lại… Mình rón rén từng bước tới gần cánh cửa, nhanh tay kém tấm rèm lại… Mọi thứ xảy ra trong chớp nhoáng. Mình nhát trông thấy một cái bóng trắng đang đi ngoài sân. “Á…á…á….á…” Mình hét lên, rồi chạy thẳng ra sau nhà tắm đẩy cửa chạy vào với Khôi Nguyên. Mình ôm cứng Khôi Nguyên lúc nào chẳng biết. Khôi Nguyên không cử động gì, ảnh đứng như tượng đá. Bấy giờ mình mới kịp nhận ra Khôi Nguyên chẳng mặc gì trên người, và cơ thể mình đang dính chặt lấy cơ thể trần trụi của ảnh. “Á…á…á…á…” Mình lại tiếp tục hét lên lần nữa. Mình che mắt lại, xua tay. -Anh làm ơn mặc đồ vào đi! -Rồi, mở mắt ra đi. Khôi Nguyên bình tĩnh nói. Mình mở mắt ra, lại phải hét lên một lần nữa. Thật là mặt dày hết chỗ nói, anh ấy chỉ quỳnh có mỗi cái khăn tắm quanh “chỗ đó”. -Tôi nhức mắt lắm rồi, anh mặc đồ vào nhanh lên. Mình vẫn nhắm mắt. -Hừ, cô đúng là đồ trơ trẽn. Cô không biết xấu hổ hay sao? Tôi đang tắm cô à, cô từ đâu chạy vào ôm lấy tôi… đã vậy còn yêu cầu này nọ… cô còn không mau đi ra! Hừ… -Tôi… tôi… -Cô không còn gì để nói chứ gì? Đi ra ngay! -Tôi… tôi… tôi không ra đâu, ngoài kia có ma đó, tôi vừa thấy ma… Mình vừa nói, vừa run lẩy bẩy… Khôi Nguyên không chịu mặc đồ vào nghiêm chỉnh. Mà cứ để “bộ dạng đóng khố” đi ra ngoài, mình đi theo đuôi anh ấy ra lại phòng khách. -Ở đâu? -Ở ngoài đó đó. – Mình chỉ tay ra ngoài trời. Khôi Nguyên kéo rèm xem thử, nhưng không thấy gì nên ảnh quay lại nói: -Hồn ma đã đi rồi. -Anh tin lời tôi sao? -Sao lại không tin, cô đâu đến mức mặt dày mà lao vào phòng tắm lúc tôi đang không mặc gì trên người. Từ nay cô phải chịu trách nhiệm về việc đó đấy! -Chịu trách nhiệm? – Mình ngơ ngác. -Chứ còn sao nữa, long thể của tôi đã bị cô trông thấy hết rồi, cô bảo tôi phải làm sao để nhìn mặt thiên hạ đây? -Tôi… tôi… tôi đâu có cố ý. – Mình ngượng chín mặt. -Tôi không cần biết cô có cố ý hay không cố ý. Vấn đề là cô đã trông thấy tất cả và cô cần chịu trách nhiệm cho việc đó. -Nhưng, chịu trách nhiệm như thế nào đây? -Tôi sẽ suy nghĩ và nói lại cho cô biết, nhưng từ giờ trở đi cô thuộc về tôi, trong thời gian này tôi cấm cô không được hẹn hò với ai. - Ơ! Anh… anh… anh thật quá đáng. -Cô nên trách ông trời đã xui khiến, tôi đã nói rồi… tôi ăn ở có đức nên trời thương trời giúp còn c… Nhưng Khôi Nguyên chưa nói hết câu thì… “Á…á…á…á…” – Mình lại hét, lại hét. Mà không muốn hét cũng không được, vì cái khăn lông đang quấn trên người ảnh tuột ra phô bày toàn bộ những đường nét đàn ông trước mắt mình. Khôi Nguyên luýnh quýnh lượm khăn lên che lại, rồi chạy như bay vào phòng tắm thay đồ nghiêm chỉnh. --- Lát sau, anh ấy trở ra với bộ đồ ngủ mát mẻ. Cả mình và anh ấy ngồi trên ghế sofa, nhưng không ai nói với ai một câu nào. Khôi Nguyên mồi điếu xì gà hút. Còn mình thì ngồi bấm móng tay. Mãi một lúc sau... “Tôi muốn...” – Trùng hợp, cả mình và anh ấy cùng lên tiếng. - Cô nói trước đi! - Anh nói trước đi! - Thì cô cứ nói đi! - Anh nói đi! Tụi mình đẩy qua đẩy lại nhau. Bất ngờ cả mình và anh ấy khựng lại, cả hai ngồi bất động như bị điểm huyệt.Nguồn: (Facebook: s:// .facebook.com/nhim.kute.50 Mail: lekimquoc7@gmail.com)
|
Chương 19 Chương 19 --- - “ơu… ơu… ơu…” Tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh lại vang lên. Khôi Nguyên và mình tập trung lắng nghe. Khôi Nguyên chắc chắn không biết sợ, nhưng Ngọc Diệp thì sởn gai tóc. Âm thanh rùng rợn đó nghe rất gần. Khôi Nguyên không chịu ngồi im nữa, ảnh đi rất khẽ khàng xuống dưới nhà bếp lấy cái đèn pin, sau đó, đi lên ra hiệu cho mình nhẹ nhàng đi theo anh ấy ra khỏi nhà. Đêm đó, trời sương giăng mọi ngã. Những hàng cây, bụi cỏ chìm khuất trong làn hơi sương dày đặc. Những nẻo đường sâu hun hút thấp thoáng ẩn hiện. Gió rít lên từng cơn, thổi bạc vào người nghe từng hồi xơ xác. Tụi mình đi rón rén từng bước giống như đang rình bắt dế vậy. Tiếng khóc còn văng vẳng đâu đây, yếu dần… yếu dần… rồi tắt lịm. Mình nói khẽ bên tai Khôi Nguyên: -Anh Nguyên, nó nín rồi. -Quái lạ! Sao lại không thấy nhỉ? -Thấy cái gì cơ? -Thấy nơi đã phát ra âm thanh đó. -Ừ nhỉ! Tụi mình đi thêm một đoạn nữa để kiểm tra. Bất chợt mình trông thấy ánh sáng loang loáng phía dưới con đường đất. Mình kéo tay Khôi Nguyên nói: -Có… có cái gì dưới kia… Khôi Nguyên nhìn theo phía mình chỉ, lúc này chính Khôi Nguyên cũng phát hiện ra ánh sáng yếu ớt đó trong màn đêm đặc kẹo. -Ồ, chúng ta phải xuống đó rồi. -Xuống đâu cơ? -Chỗ am thờ cô Hoàng Lan, chúng ta có khách. -Có khách? -Ánh sáng đó phát ra từ đèn pin đấy! Hy vọng chúng ta không bị phát hiện. -Chắc không đâu, ở trên này sương rất dày, hơn nữa phải nhìn kỹ chúng ta mới thấy còn gì. -Ừm, đi nào Ngọc Diệp. Mình và Khôi Nguyên thận trọng đi xuống chỗ am thờ cô Hoàng Lan, lúc sắp tới nơi Khôi Nguyên tắt đèn pin, tập trung mọi giác quan để mò mẩn trong đêm, chủ yếu làm sao để tụi mình không bị phát hiện. Có tiếng người nói chuyện… Khôi Nguyên kéo theo mình núp vào một bụi cây gần đó. Tụi mình đã nghe được nội dung đoạn hội thoại của hai người. Mình nhìn thấy những đốm đỏ chỗ am thờ, chứng tỏ, những người đó vừa thắp nhang cho cô Hoàng Lan. Một người hối thúc: -Nhanh! Nhanh rồi đi cậu ơi. -Cháu đừng sợ, không có chuyện gì đâu, vía cậu cao lắm! -Cháu thấy ớn lạnh quá! -Thằng nhát gan, chuột nhắc thế thì còn làm được gì? -Cậu, nhanh nhanh coi nào. Người được gọi là cậu khấn vái: - Hồn thiêng cô ở đâu đây xin phù hộ cho tôi được trúng quả phen này, gia tài sự nghiệp của tôi đã đổ hết vào những con số rồi, tôi chỉ còn lại một quả nữa thôi, nếu mà lần này mà bị giam luôn thì xem như đời tôi hỏng, mà đời tôi hỏng thì lấy gì heo quay, bánh trái để cúng cho cô. Hồn thiêng cô phù hộ cho kẻ trót dại dính vào con đường lô đề này, trúng quả. Bây giờ tôi sẽ bỏ hột xí ngầu vào chén rồi lấy số, cô giúp cho tôi... Tạ! Tạ! Tạ... Mình nghe ông ấy đọc thêm thần chú gì đó "xì lô xì la" giống như đang lên đồng vậy. Mình ngao ngán thở ra... Bất ngờ đứng hồn. Mình nhìn xéo qua bên trái, từ bụi cây, cái bóng trắng xuất hiện. Cái bóng với cặp mắt xanh lè, từ từ tiến lại chỗ tụi mình. Nhỏ... nhỏ... rồi càng lúc càng lớn... lớn dần lên. Mình lay động cánh tay Khôi Nguyên nói run rẩy: - Anh Nguyên, anh thấy gì không? - Có. Lúc đó tóc gáy mình dựng ngược lên. Khôi Nguyên cũng thấy cái bóng, ảnh chăm chú nhìn. Mình không biết phải làm sao lúc đó, ngồi lại cũng không được, mà chạy cũng không xong. - Ngọc Diệp, bình tĩnh nào! Khôi Nguyên nắm chặt tay mình. “Á...” Đó là tiếng la hét của hai người đi xin số chơi lô đề. Chắc hai người đó cũng nhìn thấy cái bóng trắng, đang tiến lại gần, nên hồn vía lên mây bỏ chạy thục mạng. Mình chỉ cầu mong sao những người đó không bị rơi xuống hố gãy tay, gãy chân thôi. Cái bóng vẫn tiến lại chỗ mình và Khôi Nguyên đang ngồi. Tim mình thắt lại vì hồi hộp. ---Thịch--- ---Thịch--- ---Thịch--- (...) (...) (...) “Gâu... gâu... gâu...” Khôi Nguyên thở ra một hơi dài, nói: - Thì ra là một con chó đi hoang. Mình vuốt ngực cám ơn cho sự nhầm lẫn vừa rồi. Cái bóng trắng đó không phải là hồn ma, đó là một con chó xù lông trắng, đi kiếm ăn vào ban đêm. --- Tụi mình về lại nhà, Tiếng khóc trẻ sơ sinh đã nín hẳn. Khôi Nguyên có vẻ suy tư nghĩ ngợi kể từ đó. Ảnh bật đèn sáng, lấy quyển sổ tay ra ghi chép, tiếp tục khoanh tròn, rồi suy luận. Được một hồi lâu, ảnh mới tìm bao thuốc, lấy điếu xì gà hút xả stress. Mình biết ý nên không làm phiền anh ấy suy nghĩ, mình cũng ngồi với những suy nghĩ của mình. Đã hai lần mình nghe thấy tiếng trẻ sơ sinh khóc, nhưng ra ngoài tìm kiếm thì không thấy đâu cả. Thứ âm thanh rùng rợn đó là tiếng của ma. Hai người chơi lô đề kia thật là khờ dại, vì mê tín dị đoan, vì đồng tiền mà bán rẻ mạng sống của mình. Họ đã bị một phen khiếp vía, chưa biết chừng còn nguy hiểm tới tính mạng nữa. Mình ngáp dài, chắc do mấy ngày vừa qua ngủ không đủ giấc. Khôi Nguyên liếc qua thấy bộ dạng của mình, ảnh gấp cuốn sổ lại, nói: - Xong rồi, chúng ta đi ngủ thôi. Mình và Khôi Nguyên lên phòng sửa soạn giường chiếu. Tội nghiệp cho Khôi Nguyên, ảnh phải trải ra nằm dưới sàn. Mắc mùng xong mình vào giường nằm, đắp chăn đến ngực. Mình nằm mà có ngủ được đâu, hết nghĩ đến chuyện ma quái, lại nghĩ đến hoàn cảnh của Khôi Nguyên. Mình sợ ảnh ngủ bên dưới sẽ bị lạnh và bị “máy bay oanh tạc” – muỗi đốt. Không được rồi, và mình đã quyết định dứt khoát. Mình gọi tên ảnh: - Khôi Nguyên! (...) – im lặng. - Khôi Nguyên! (...) – im lặng. Chắc anh ấy đã ngủ rồi, mình thử gọi thêm tiếng nữa. - Khôi Nguyên! - Gì vậy? Lần này, anh ấy mới chịu lên tiếng. - Sao tôi gọi anh không trả lời? - Lúc đó tôi đang mơ ngủ. - Còn bây giờ thì sao? - Bây giờ thì giấc ngủ của tôi đã bị cô xé nát như tờ giấy trắng rồi. - Xin lỗi anh! - Cô gọi tôi có việc thì thế? - Anh lên đây ngủ đi! - Với cô ư? - Ờ, anh nằm phần anh, tôi nằm phần tôi. - Cô không sợ tôi sẽ đụng vào người cô sao? Biết đâu tôi nổi hứng lên... lại hôn cô đấy! - Cái anh này, đừng nói bậy nữa. Lên đây nằm đi, ở dưới đó nhiều muỗi lắm. - Thôi, không cần đâu. - Nhưng tôi sợ... coi như giúp tôi đi... Mình mượn cớ đó để kéo anh ấy lên giường ngủ với mình. - Cô dụ tôi đấy à! - Nhanh lên! Đừng để tôi nói nhiều nữa. Mình cũng không hiểu sao lúc đó mình bạo dạng như vậy nữa, ôi! Chắc mình xấu hổ chết được Tâm Đan à! Khôi Nguyên được đà làm tới, ảnh tự hào về giá trị của mình, ảnh nói: - Đó là cô nói đấy nhé! Không phải tôi ép. -Tôi tin tưởng anh mà. -Vậy tôi lên nằm chung với cô đây. Thế là Khôi Nguyên phắng lẹ lên giường nằm với mình. Ảnh mang theo chăn, đắp cao đến ngực. Trong ánh đèn ngủ mờ mờ, mình nằm quay mặt về bên phải, Khôi Nguyên thì nằm ngửa, hai mắt vẫn mở ráo hoảnh nhìn lên trần. Mình thấy ngực anh ấy phập phồng, bờ môi mỏng và chiếc mũi dọc dừa cao cao. Đúng là, vô thức xui khiến sao đó, mình đặt bàn tay búp măng lên bộ ngực săn chắc của anh ấy. Mình thèm khát làm một người vợ, một người tình của Khôi Nguyên. Nhưng, mình không vuốt ve, nhớ nhé! Tâm Đan, mình không hề vuốt ve ảnh, mình cứ đặt tay trên ngực anh ấy như vậy một lát, cho đến khi Khôi Nguyên chủ động nắm nhẹ bàn tay mình… Bồ nghĩ anh ấy sẽ làm gì tiếp theo? Một nam, một nữ nằm trên giường, cả hai đều hấp dẫn, cả hai đều… Ảnh định làm gì đây? Ảnh nắm tay mình mỗi lúc mỗi chặt hơn, bàn tay Khôi Nguyên mới ấm áp làm sao. Mình đang phân vân, băn khoăn… hồi hộp và có chút lo lắng! ---bịch--- ---bịch--- ---bịch---- Nhưng, Khôi Nguyên không tiến tới, ảnh "gở" tay mình ra khỏi ngực, rồi nói tỉnh bơ: -Ngủ đi Ngọc Diệp! Thế đó, ảnh đã qua được phép thử của mình. Nếu như anh ấy dám làm cái chuyện đó với mình, mình sẽ không bao giờ muốn gặp lại anh ấy nữa. Coi mình vậy thôi, chứ mình rất có gia phong đấy nhé! -Anh Nguyên này! -Chưa ngủ sao? -Tôi chưa buồn ngủ. -Cứ nói chuyện thế này làm sao cô ngủ được. -Mặc kệ, cứ nói đi, dù sao tôi mất ngủ cũng quen rồi. -Cô muốn nói chuyện gì? -Nói về anh. -Về tôi? Tôi có gì đáng nói đâu. -Có, có rất nhiều đấy! -Cụ thể xem nào? -Anh nói cho tôi nghe về gia đình của anh đi! -Chẳng phải cô đã thấy rồi sao? Tôi không có gia đình. -Còn ba mẹ anh, anh chị em anh? -Tất cả đã mất trong một tai nạn máy bay. Cái năm mà liên tục xảy ra những vụ tai nạn máy bay ấy. -Tôi xin lỗi! Hoàn cảnh của Khôi Nguyên thật là đáng thương. Chút nữa thì mình đã khóc Tâm Đan à! - Thôi ngủ đi! - Tôi đã nói là tôi chưa muốn ngủ rồi mà. - Còn gì nữa nói đi. - Đôi lúc tôi thấy anh giống một người. Mình nói giọng cảm. Khôi Nguyên đáp lại bằng chất giọng trầm ấm: - Giống anh hai cô chứ gì? - Không, lần này anh đoán sai rồi. - Ồ! - Anh giống mẹ tôi. Tôi thấy anh là hình ảnh phản chiếu của mẹ, mẹ tôi có một trái tim rất ấm áp, nhưng lúc nào mẹ cũng làm ra vẻ lạnh lùng với anh em tôi, trong nhà tôi, cả tôi và anh hai đều giống ba, anh hai có giống mẹ nhưng chỉ ít thôi. Còn anh, Khôi Nguyên à! Tính cách của anh giống hệt mẹ tôi. Và mình đã không cản được dòng nước mắt khi nghĩ đến mẹ. “Hức... hức... hức...” Khôi Nguyên đưa tay vuốt tóc mình, ảnh dỗ dành: - Thôi nín đi! Coi cô kìa, tự dưng... đang yên đang lành lại ra thế này. Mình lại khóc to hơn, áp mặt vào ngực anh ấy thút thít. Khôi Nguyên không nói gì thêm nữa, ảnh để mặc cho mình ôm ảnh, cứ thế mà ngủ.
|