Cuộc Sống Xuyên Việt Khoái Hoạt Của Nông Phu
|
|
Chương 15: Lễ Phúc Trạch Mùng tám tháng Giêng là một ngày lễ đặc biệt được gọi là lễ Phúc Trạch, vì ngày này, cả thôn từ đầu năm đã bận rộn chuẩn bị. Ở giữa thôn có một cái sân khấu, vào những ngày hội họp, đó là nơi náo nhiệt nhất. Tại trung tâm sân khấu, các chàng trai trong thôn sẽ dựng một đàn tế, cách đó không xa được một cây đại thụ trọc trời che mát. Các phụ nhân trong thôn đang tụm lại, chặt trúc thành từng phiến hình chữ nhật, ở giữa có khoét một lỗ, rồi buộc vào một sợi dây màu đỏ. Đỗ Vĩ Minh chưa từng trải qua ngày lễ như vậy, trước đây ở hiện đại cũng không có lễ Phúc Trạch gì đó. Hắn và Cảnh Nguyên, hai người gia nhập vào hàng ngũ thợ xây. Dàn tế chỉ dùng gỗ để dựng. Mọi người trong thôn góp tiền mua một con heo sữa, dùng để cúng. Mùng tám, sáng sớm hai người đã rời giường, rửa mặt xong cũng không ăn sáng mà đến sân khấu tập hợp. Thôn trưởng phát biểu vài câu liền tuyên bố lễ hiến tế bắt đầu. Đầu tiên, đem con heo kia giết ngay tại chỗ rồi đặt lên bàn cúng, sau đó mọi người cùng nhau bái lạy, cầu nguyện một năm mưa thuận gió hòa, quốc gia phồn vinh hưng thịnh, nhà nhà an cư lạc nghiệp. Sau khi kết thúc nghi thức, mỗi người đều phải uống một ly rượu nhỏ, các cô gái trong thôn sẽ phát cho mỗi người phột phiến trúc, mọi người sau khi ước nguyện sẽ đến cây đại thụ ném phiến trúc, nếu phiến trúc của ai dính được trên cành cây, đại biểu cho nguyện vọng của họ có thể thực hiện được. Đỗ Vĩ Minh cũng rất phấn khích, ước nguyện thầm trong lòng xong liền gia nhập hàng ngũ ném phiến trúc. Thời điểm này, vui vẻ nhất là đám con nít, người thì lùn, sức lại nhỏ, ném phiến không cao, nhưng vẫn nhảy loi choi cả lên. Các phiến trúc bắt tại trên cành cây, mảnh dây đỏ phủ xuống dưới, xa xa nhìn lại cực kỳ đẹp. Sau khi nghi thức hoàn thành mọi người tự động ra về. Đỗ Vĩ Minh vừa về nhà thì bắt tay chuẩn bị bữa tối. Nhiệm vụ của hắn là phải làm bánh bột ngô. Hôm nay, thôn trưởng đã mang bột ngô sang, phải làm bánh bột ngô cho cả thôn, số lượng quả thật không ít. Cho một phần bột ngô vào chậu, thêm nước làm thành bột nhão, cho muối và gia vị, Đỗ Vĩ Minh suy nghĩ một chút lại cho thêm mấy cái trứng chim. “Sao lại cho thêm trứng chim?” “À, bỏ thêm trứng chim sẽ ngon hơn, lát nữa cho ngươi một cái.” Nhiệm vụ của Cảnh Nguyên là nhóm lửa, có hắn hỗ trợ, Đỗ Vĩ Minh chỉ cần chuyên tâm làm bánh bột ngô, nên tốc độ nhanh hơn nhiều. Đỗ Vĩ Minh cắn môi hy sinh một bình dầu ô liu, đổ một lớp dầu vào chảo, cho từng cái bánh bột ngô vào, tới khi vàng thì trở mặt. Một mẻ bánh bột ngô vừa nóng vừa thơm lần lượt ra lò. Lưu Cảnh Nguyên đứng một bên thèm nhỏ giãi. Trước đây, hắn đã ăn hai lần, nhưng chưa từng thấy hương thơm như vậy, lấy tay nhón một cái bánh nóng hầm hập, cắn một miếng, mùi vị bột ngô liền lan tỏa. Lưu Cảnh Nguyên cắn hai ba cái đã giải quyết xong cái bánh. Muốn ăn thêm cái nữa nhưng Đỗ Vĩ Minh không cho, cái này phải để dành tới bữa tối. Suốt một ngày, Đỗ Vĩ Minh làm mấy trăm cái bánh bột ngô, chậu gỗ trong nhà thiếu chút thì không đủ dùng. Hai người khiêng chậu đến sân khấu, phát hiện một cảnh tượng kì quái. Đàn tế bị dỡ bỏ, gỗ bị chặt thành củi, chất thành đống gần đó, phía dưới sân khấu đang đốt lửa. Đỗ Vĩ Minh khiêng bánh bột ngô tới chỗ Trương đại thẩm. Đại thẩm lúc này còn đang bận bịu chuẩn bị. Mỗi nhà trong thôn đều được phân nhiệm vụ, có nhà là làm món ăn như thịt viên, thịt gà vân vân, có nhà là chuẩn bị rau quả, cải trắng và củ cải. Sân khấu bây giờ trở thành một cái bếp lớn. Buổi tối, mọi người trong thôn tụ tập ở đây cùng ăn cơm. Đốt lửa trại, trên mặt mỗi người tràn đầy hưng phấn, mọi người vây quanh đống lửa dùng bữa, nhóm các bác gái vội vàng đem canh nóng trong nồi phân cho mọi người. Người trong thôn không nhiều lắm, cùng nhau uống chút rượu, ăn đồ ăn, trò chuyện vui vẻ. Ở chỗ dàn tế, một nhóm người đang nướng thịt heo, mùi hương không ngừng bay tới, đem trùng trong bụng mọi người câu ra. Rốt cuộc cũng nướng xong thịt, vài người khiêng con heo kia qua, chia đều cho mọi người. đầu tiên là thôn trưởng, rồi đến đám trẻ con, cuối cùng là đám thanh niên trai tráng. Đỗ Vĩ Minh cầm phần thịt heo của mình, ăn đến cao hứng. Kỳ thật đồ ăn cũng không phải ngon lắm, chủ yếu là không khí. Đỗ Vĩ Minh chưa từng tham gia lễ hội như vậy, nhiều người cùng nhau dùng bữa. Cảnh Nguyên cũng chưa từng tham gia qua, kinh thành tuy rằng cũng có lễ hiến tế, nhưng buổi tối nhiều nhất mọi người trong nhà cùng nhau ăn một bữa cơm. Ăn uống giải trí qua đi, mọi người vây quanh đống lửa nhảy múa, ca hát. Lúc này, đối với trai gái trong thôn gần như ngày lễ thân cận, nếu chàng trai đối với cô gái có hứng thú, sẽ đến bên cạnh cô gái ca hát. Cô gái cũng không cần lập tức trả lời, nếu có ý tứ thì cùng người nhà thảo luận, sau đó may một cái hà bao, lễ hội đèn lồng mười lăm tháng Giêng sẽ đưa tặng cho chàng trai đó. Đỗ Vĩ Minh đối với chuyện này không có hứng thú, hắn chưa từng hẹn hò, đối với chuyện hẹn hò cũng không có hứng thú, lúc trước chuyện tâm học hành, về nhà thì chăm sóc chị gái. Còn hiện tại, hắn chỉ là đứa trẻ mười hai tuổi. Hắn gia nhập đoàn người khiêu vũ, mọi người vây quanh đống lửa, nhảy múa, ca hát. Ngày hội này, từ ngày đến đây có thể xem là ngày vui vẻ nhất, những nơm nớp lo sợ, khắc khổ cố gắng vì sinh nhai mà phấn đầu đều biến mất. Đỗ Vĩ Minh uống hai ly rượu liền say. Không ngừng huyên thuyên, còn túm người xung quanh nhảy múa, cuối cùng Lưu Cảnh Nguyên nhịn không được, Đỗ Vĩ Minh mơ mơ màng màng túm một cô gái mà nhảy múa. Lưu Cảnh Nguyên vội chạy tới ngăn lại, khiêng Đỗ Vĩ Minh lên vai, tìm thôn trưởng chào một tiếng rồi về nhà. Sau khi về nhà, Đỗ Vĩ Minh ầm ĩ nửa ngày cũng mệt mỏi. Lưu Cảnh Nguyên vừa thả xuống giường liền ôm chăn ngủ. Hết cách, Lưu Cảnh Nguyên đành hầu hạ hắn lau người, chưa từng làm chuyện này nên có chút không quen. Miễn cưỡng làm xong, vừa cởi quần áo chuẩn bị ngủ, chợt nghe Đỗ Vĩ Minh nằm bên kia khe khẽ kêu, “Chị, chị, em rất nhớ chị.” Lưu Cảnh Nguyên chưa từng thấy bộ dạng hắn như thế, Đỗ Vĩ Minh vừa kêu vừa khóc, Cảnh Nguyên đành lấy khăn lau mặt cho hắn. Nhẹ nhàng vỗ vỗ lưng, dỗ hắn vào giấc ngủ. Vất vả tới hừng đông, Đỗ Vĩ Minh mới nặng nề chìm vào giấc ngủ. Lưu Cảnh Nguyên cũng mệt muốn chết, vội vàng đi rửa mặt rồi leo lên giường ngủ. Hôm sau tỉnh dậy, Đỗ Vĩ Minh cảm thấy đầu đau như búa bổ, thân mình hắn cuộn vào trong lòng Cảnh Nguyên, vội vàng thoát ra. Ai, hình như là do hai ly rượu gạo kia gây họa. Rượu hôm qua là rượu gạo của một hộ trong thôn nhưỡng, khi uống có mùi vị ngọt ngào, không có vị rượu, tác dụng chậm. Đỗ Vĩ Minh suy nghĩ nửa ngày, ở đây không có trà giải rượu. Lần trước lên trấn bán ô liu, Đỗ Vĩ Minh có ghé một tiểu quán mua mật, giờ còn thừa lại một ít lấy đem pha trà, uống xong, cảm thấy đỡ hơn nhiều. Đỗ Vĩ Minh say rượu chẳng nhớ được gì, dĩ nhiên chuyện hắn đêm qua hành hạ Cảnh Nguyên đến đáng thương cũng quên sạch. Đến lúc Cảnh Nguyên thức dậy, Đỗ Vĩ Minh ném một câu khiến hắn suýt tức chết. “Cảnh Nguyên a, mau uống chút trà mật, giúp tỉnh rượu đó. Hôm nay ngươi trễ như vậy mới rời giường, chắc uống không ít rượu, tửu lượng của ngươi đúng là tệ nha.” Rốt cuộc ai tửu lượng không tốt, uống hai chén liền say, náo cả đêm. Lưu Cảnh Nguyên lười giải thích với hắn, nhìn cử chỉ là biết hắn chẳng nhớ chuyện đêm qua rồi. Chờ Đỗ Vĩ Minh từ trong miệng người khác biết được bộ dáng sau khi say rượu của mình, cũng là vài ngày sau, bây giờ tạm thời không nhắc tới.
|
Chương 16: Vụ xuân Náo nhiệt ngày tết kéo dài đến mười lăm tháng Giêng, tết nguyên tiêu. Ngày tết nguyên tiêu, người trong thôn kéo nhau đi xem hội đèn lồng ở trấn, Đỗ Vĩ Minh và Lưu Cảnh Nguyên cũng không ngoại lệ, hớn hở đi giúp vui. Phố Đông và phố Tây đều treo đèn lồng đủ mọi loại kiểu dáng, ở phố Tây còn có đố đèn, những hộ giàu sẽ ra câu đố bằng đèn cá chép, kiểu dáng rất đẹp, nếu ai đoán được câu đố sẽ được thưởng mười hai bạc, còn được đốt đèn cá chép. Cho nên mọi người đều chen chúc ở chỗ đèn cá chép đoán câu đố. Câu đố: “Bốn buổi tối”. Mọi người vây quanh câu đố suy nghĩ, nhưng chẳng nghĩ được gì. Đỗ Vĩ Minh và Lưu Cảnh Nguyên thấy mọi người tụ tập đông đúc, liền bon chen chui vào, thì ra là đố đèn. Bốn buổi tối, bốn buổi tối là gì nhỉ? Lưu Cảnh Nguyên vừa thấy liền đoán được. Hắn kéo Đỗ Vĩ Minh về phía trước, lớn tiếng nói với quản sự, “Ta đoán được.” “Vị tiên sinh này, xin hỏi đáp án là gì?” “La.” Quản sự liên tục gật đầu, chính xác. Thì ra chủ đèn họ La, câu đố này là do một vị tiểu thư đặt ra. “Tiên sinh, tiểu thư chúng ta cho mời, thỉnh ngài theo ta vào trong.” “Xin lỗi, đã sắp tới giờ về, bây giờ chúng ta phải đi gấp, lần sau có cơ hội mới giải quyết được không.” Lưu Cảnh Nguyên cảm thấy Đỗ Vĩ Minh hình như mất hứng, nên vội vàng nói với quản sự. Quản sự lắc đầu, mang bạc tới đưa cho Lưu Cảnh Nguyên, “Tiểu tử, có cơ hội tốt như vậy mà ngươi không biết quý trọng.” “Cảm ơn, ta đã có, không cần nữa.” Lưu Cảnh Nguyên cầm bạc cùng Đỗ Vĩ Minh vội vàng rời đi, lúc này đầu cá chép đã được đốt đèn. Những người đang thảo luận câu đố đều trầm trồ tán dương đèn cá chép. Đỗ Vĩ Minh không còn tâm tình xem hoa đăng, tùy tiện đi không có mục đích. Đoạn đối thoại vừa rồi của quản sự và Lưu Cảnh Nguyên tuy ý tứ không rõ, nhưng Đỗ Vĩ Minh vẫn đoán được đôi chút, trong lòng có chút khẩn trương. Cuối cùng, Lưu Cảnh Nguyên mua cho hắn một cái đèn hoa sen, đây có thể xem như món quà đầu tiên hắn tặng Đỗ Vĩ Minh. Đỗ Vĩ Minh cầm đèn hoa sen nở nụ cười, lập tức vui vẻ trở lại. Dọc theo đường đi gặp không ít người quen trong thôn, mọi người vui vẻ nói chuyện. Sau khi về đến nhà, Lưu Cảnh Nguyên đem bạc đưa cho Đỗ Vĩ Minh, “Vĩ Minh, cái này ngươi giữ đi.” “Sao lại đưa cho ta, ngươi tự giữ đi.” “Ha ha, ta không biết quản tiền, ngươi giữ tốt hơn, ngươi cứ cầm là được rồi.” Đỗ Vĩ Minh suy nghĩ một chút, cầm bạc giấu xuống cái vò dưới gầm giường. Đây là lần đầu tiên hắn đụng tới bạc, một lượng lần trước là tài sản lớn nhất của hắn, do hắn vất vả mới kiếm được. Liếc xéo Cảnh Nguyên, đoán đèn liền được mười hai bạc, Đỗ Vĩ Minh có hơi bất bình. Tết nguyên tiêu chấm dứt, coi như chuỗi ngày tết âm lịch cũng kết thúc. Đỗ Vĩ Minh cảm thấy thời gian trôi thật nhanh, nhìn thôn dân lục tục bắt đầu làm việc, vài ngày nữa là đến vụ xuân. Sau ngày tết, Đỗ Vĩ Minh bàn với thôn trưởng, muốn thu hồi ruộng đất nhà mình, thôn trưởng thấy hắn còn quá nhỏ, đề nghị hắn cứ cho thuê hai năm nữa hẵng thu hồi, nhưng thấy hắn cứ kiên trì mãi, đành giúp Đỗ Vĩ Minh thu đất. Nấm trong nhà không còn nhiều, Đỗ Vĩ Minh quyết định lên núi hái thêm, chủ yếu là xem mấy cây ô liu kia, hắn nhớ lần trước có rất nhiều cây con, mùa xuân có thể nhổ ra trồng lại, không biết có thể chuyển về ruộng nhà hắn không. Lưu Cảnh Nguyên nghe Đỗ Vĩ Minh muốn lên núi, cũng hăng hái đeo theo, Đỗ Vĩ Minh dọn dẹp một chút liền đeo giỏ trúc lên núi. Cây cối trên núi, đa số vừa mới bắt đầu nảy mầm, dọc theo đường đi, Đỗ Vĩ Minh cũng không thu hoạch gì nhiều, thời điểm đến giữa sườn núi, thấy được cây ô liu, Đỗ Vĩ Minh chạy tới nhìn nhìn, quả nhiên bên cạnh có hơn mười gốc cây con, Đỗ Vĩ Minh quyết định trước bứng một gốc đem về, trồng thử ở sân sau xem có sống được không, nếu được liền bứng hết về. Hai người loay hoay nửa ngày mới đào được gốc cây nhỏ, đặt ở ven đường, đợi khi xuống núi thì cầm về.
|
Chương 17 Tiếp tục hướng lên núi, Đỗ Vĩ Minh lục tục hái một ít nấm hương và mộc nhĩ, Lưu Cảnh Nguyên cực kỳ hứng thú đối với những thứ này, hắn không biết, những cây nấm này thì ra sinh trưởng dưới gốc cây. Lưu Cảnh Nguyên phát hiện trên núi có thỏ rừng, trong nhà Đỗ Vĩ Minh cũng có thỏ, nhưng chỉ có hai con, Đỗ Vĩ Minh để nuôi chứ không làm thịt, hắn còn chờ bọn nó sinh thỏ con. Khó có cơ hội, hắn muốn bắt vài con thỏ tặng Đỗ Vĩ Minh. Ở ven đường kiếm hơn chục cục đá, giấu trong lòng bàn tay, xa xa thấy mấy con thỏ đang ăn cỏ, hắn liền chọi đá, hụt, lại ném, lại hụt, chục lần sau cuối cùng cũng trúng, bắt được ba con thỏ con và hai con chim trĩ. Đỗ Vĩ Minh cũng được nhìn thấy thứ gọi là võ công. Trước đây hắn vẫn cho rằng võ công chỉ có trong tiểu thuyết kiếm hiệp, đều là lừa gạt, không ngờ tới bây giờ lại được nhìn thấy. Kỳ thật, thỏ trong nhà Đỗ Vĩ Minh đều là thỏ cái, Đỗ Vĩ Minh không rõ vì sao thỏ nhà mình mãi không sinh con, sau đó Trương đại thẩm xem dùm hắn, hai thỏ cái làm sao sinh thỏ con nha. Lưu Cảnh Nguyên bắt được một thỏ đực, Đỗ Vĩ Minh mang về nhà nuôi, phần còn lại trở thành bữa ăn tối. Võ công của Lưu Cảnh Nguyên kì thật cũng bình thường thôi, nhưng tại sao lại ném trúng nhiều như vậy, có hai nguyên nhân, một là mùa đông vừa qua, động vật trên núi đều chui khỏi hang tìm thức ăn. Còn nguyên nhân thứ hai, mọi người tự suy nghĩ đi. Hai người xem như thắng lợi trở về. Sau khi về nhà, chuyện đầu tiên là phải đem gốc ô liu ra sân sau trồng. Đỗ Vĩ Minh quyết định quan sát một thời gian, nếu không có vấn đề gì liền lên núi nhổ thêm cây về trồng. Đem con thỏ đực kia nhốt vào lồng, mấy con khác thì đều đưa Cảnh Nguyên làm thịt. Hai con chim trĩ đem ướp rồi phơi khô, món chính hôm nay là thịt thỏ. Thịt thỏ kho tàu, thỏ xào, thỏ nấu khoai tây, xương thỏ hầm nấm và một dĩa cải trắng, Còn dư hơn nửa con thỏ, Đỗ Vĩ Minh mang tặng nhà thôn trưởng, Trương đại thẩm cực kì vui vẻ. Một bàn thức ăn bị hai người tiêu diệt sạch sẽ, Lưu Cảnh Nguyên nấc một cái to, ngại ngùng sờ sờ đầu. Đỗ Vĩ Minh dọn dẹp chén bát, Lưu Cảnh Nguyên nhìn hắn bận rộn như vậy, dâng lên cảm giác hạnh phúc. Một thời gian sau, Lưu Cảnh Nguyên cũng đi theo Đỗ Vĩ Minh làm ruộng, hai người thay phiên nhau xới đất chuẩn bị cho vụ xuân. Đỗ Vĩ Minh lấy tất cả hạt giống ra phơi nắng. Lưu Cảnh Nguyên thấy kì lạ, chưa từng thấy ai đem phơi hạt giống, nhưng vẫn làm theo yêu cầu của Đỗ Vĩ Minh. Hai khối đất trước và sau nhà, Đỗ Vĩ Minh chăm sóc rất cẩn thận, chuẩn bị gieo hạt. Ngâm hạt giống, thúc mầm, ươm giống, mỗi một bước Đỗ Vĩ Minh đều làm rất cẩn thận. Đặc biệt là khi ươm giống, Đỗ Vĩ Minh mỗi ngày đều tưới nước hai mảnh đất trước và sau nhà, nhìn những cây con nho nhỏ, Đỗ Vĩ Minh rất vui vẻ. Những cây ô liu trồng ở sân sau cũng không có dị chứng gì, thế là hắn lên núi di chuyển hết những cây con về. Nên trồng ô liu ở nơi nào, điều này làm hắn cân nhắc rất lâu, nếu trực tiếp trồng ở ba mẫu ruộng nhà hắn, phỏng chừng có người tưởng hắn có bệnh, ở đây chẳng ai trồng loại cây này. Hơn nữa nếu trồng ở đồng ruộng thì mục đích quá rõ ràng, những món ô liu hắn làm dễ bị người ta biết. Suy nghĩ nửa ngày, Đỗ Vĩ Minh thấy trồng ở khối đất sau nhà là an toàn nhất. Không dễ bại lộ, với lại nằm sau nhà nên cũng tiện chăm sóc, đây đúng là nơi lý tưởng nhất. Khối đất kia cũng không lớn lắm, để cây có không gian sinh trưởng nên phải trồng thưa một chút, bằng không sẽ khó lớn. Đỗ Vĩ Minh quyết định mở rộng khối đất đó, sau khi hoàn thành, đất đã lớn gấp ba lúc đầu, trồng mấy chục cây chắc cũng đủ. Trời vừa tờ mờ sáng, Đỗ Vĩ Minh và Lưu Cảnh Nguyên đã lên núi, đem cây đào ra, mỗi người bê hai ba cây mang về, thừa dịp mọi người còn chưa thức dậy, hai người đi tới đi lui cũng chuyển được hơn mười cây nhỏ. Ăn sáng xong, vội vàng đem cây con đi trồng. Thời gian còn lại hì hụi nghiêm cứu ba mẫu đất kia. Liên tiếp vài ngày, hai người cũng hoàn thành việc nhổ cây ô liu về trồng, nhưng Đỗ Vĩ Minh và Cảnh Nguyên đều mệt rã rời. Vì không muốn thôn dân phát hiện, cả hai đều phải lén lút như kẻ trộm. Đến khi trồng xong ô liu, cây con ở sân trước cũng đến thời điểm cấy mạ. Trước khi cấy mạ, phải bón phân trên đất, cái này gọi là bón lót, bằng không hoa màu sẽ sinh trưởng kém. Lưu Cảnh Nguyên đối với chuyện này dốt đặc cán mai, nhưng làm vài ngày cũng chậm rãi thuần thục, không hiểu thì hỏi. Phân bón lót dùng chính là phân tro, để bón lót ba mẫu ruộng cũng tốn vài ngày, cuối cùng là cấy mạ. Đỗ Vĩ Minh dành một mẫu đất trồng ngô, một mẫu trồng lúa, mẫu còn lại trồng rau. Lúc trước có hai khối đất trước và sau nhà, hiện tại khối phía sau trồng ô liu, đằng trước thì trồng cây ăn quả, nên hắn quyết định trồng rau ngoài ruộng. Bận bịu như con quay gần hai tháng, cuối cùng cũng trồng xong ba mẫu đất. Thân thể nhỏ bé của Đỗ Vĩ Minh so với hồi mới tới đây cũng rắn chắc hơn, may mà lần này có Cảnh Nguyên hỗ trợ, bằng không một mình hắn làm mãi không xong. Lưu Cảnh Nguyên tuy làm việc không nhanh nhẹn như Đỗ Vĩ Minh, nhưng sức lớn, thân thể cũng cường tráng. Còn Đỗ Vĩ Minh làm một lúc, nghỉ một lúc, nếu không thì sớm đã ngã quỵ, còn Cảnh Nguyên thì chỉ nghỉ ngơi lúc ăn cơm. Sau khi trồng xong, Đỗ Vĩ Minh quyết định nghỉ ngơi hai ngày. Mấy ngày nay đều vội vàng làm việc, cơm mỗi ngày đều nấu qua loa. Nhà người khác có nhiều người, nam ra đồng làm việc còn nữ ở nhà nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Nhà bọn họ chỉ có hai người, may mà đất không nhiều lắm, không thôi làm đến mệt chết. Ai, mai mốt mình có tiền, chắc chắn sẽ thuê người làm mấy việc này. Đỗ Vĩ Minh lấy một con gà phơi khô lần trước, quyết định hôm nay làm một bữa hoành tráng khao Cảnh Nguyên. Gần đây đều bận làm ruộng nên không có lên trấn mua thêm đồ, nhìn gia vị trong nhà, chỉ còn một ít, xem ra phải lên trấn một lần. Cũng không biết tình hình buôn bán như thế nào. Thịt khô cắt thành lát, xếp trên măng khô hắn tự phơi, trực tiếp cho vào nồi chưng là được. Còn nửa con gà chặt thành miếng, phía dưới lót cải trắng rồi đem hấp. Đỗ Vĩ Minh muốn Cảnh Nguyên nghỉ ngơi cả ngày, nên không kêu hắn nhóm lửa, đến bữa cơm trưa làm hắn ngạc nhiên một phen, thịt khô nấu măng, gà hấp, miến xào trứng chim, hương cô thái tâm, kim chi, thịt khô xào củ từ, thêm một tô canh trứng chim và nấm. Đây là bữa cơm phong phú nhất trong khoảng thời gian này, thế là cả hai hì hụi tiêu diệt sạch sẽ đồ ăn trên bàn. Đỗ Vĩ Minh và Lưu Cảnh Nguyên ngồi ưỡn bụng ở sân trước phơi nắng, nói chuyện phiếm tiêu thực. “Cảnh Nguyên, ngày mai chúng ta lên trấn đi, vài thứ trong nhà đã hết.” “Được, từ lúc xem hoa đăng đến giờ cũng đã lâu, vừa lúc đi mua sắm.” “Mua thêm ít vải, mấy ngày nay trời nóng, ngươi không thể mặc áo bông mãi được.” Chuyện đồng áng nhà thôn trưởng còn chưa xong, nên lần này không đi. Không có xe bò, nên hai người phải đi bộ lên trấn. Đỗ Vĩ Minh từ sáng sớm đã dậy làm ít bánh bột ngô mang theo ăn dọc đường, còn xách thêm túi nước, Cảnh Nguyên lưng đeo giỏ trúc, hai người liền xuất phát. Vừa đi vừa trò chuyện, thời gian trôi qua rất nhanh. Khi đến Bình Phước trấn, Đỗ Vĩ Minh đầu tiên đi đến cửa hàng của Phòng chưởng quầy. Vừa bước vào, Phòng chưởng quầy đã vui vẻ mời hai người vào trong. “Tiểu huynh đệ, ngươi còn xà phòng và dầu ô liu không? Hàng lần trước ngươi gửi, ta đã bán hết rồi, hai ngày nay có rất nhiều người đến hỏi mua.” “Dầu ô liu còn một ít, xà phòng cũng thế. Hay là ngày mai cháu nhờ người mang tới năm bộ trước, lần sau gặp cháu sẽ giao hai mươi bộ cho thúc.” “Còn vị này là?” “Đây là biểu ca của cháu, mấy thứ này đều do huynh ấy dạy cháu.” “À, thì ra là biểu ca của Lý Nhị, nên xưng hô như thế nào?” “Tại hạ Cảnh Nguyên.” Phòng chưởng quầy thanh toán tiền mười bốn bộ xà phòng và dầu ô liu cho Đỗ Vĩ Minh, trong đó bốn bộ là hàng khuyến mãi, 55 văn tiền một bộ, còn lại đều dựa theo giá gốc, 80 văn tiền một bộ, tổng cộng là 1020 văn tiền, trừ đi hoa hồng của Phòng chưởng quầy là 102 văn, Đỗ Vĩ Minh còn lại 918 văn tiền. Sau đó mua thêm muối và gia vị ở chỗ Phòng chưởng quầy hết 80 văn, còn mua thêm một lốc bình sứ nhỏ, lần này được Phòng chưởng quầy giảm giá mỗi cái 4 văn tiền, mua năm mươi cái hết 200 văn. Cảnh Nguyên nhìn trúng một bộ trà cụ, khá đắt tiền, nên mượn của Đỗ Vĩ Minh 100 văn, khiến hắn có chút xót của, nhưng vẫn quyết định mua. Lần này hàng hóa không gửi ở cửa hàng mà trực tiếp bỏ vào giỏ trúc trên lưng Cảnh Nguyên. Đỗ Vĩ Minh mua giấy bút, thứ này so với đồ ăn đắt hơn, Đỗ Vĩ Minh chi 200 văn mua khá nhiều giấy tuyên thành loại bình thường nhất, Cảnh Nguyên biết chữ, về sẽ nhờ hắn dạy mình. Hai người ăn trưa tại Thiên Hương lâu, đây là lần đầu tiên Đỗ Vĩ Minh ăn cơm ở nơi như thế này, ông chủ tặng Đỗ Vĩ Minh một đĩa bồ câu quay, hắn chọn thêm ba món ăn, không gọi rượu, cũng không quá mắc, hết 40 văn tiền. Ông chủ dặn Đỗ Vĩ Minh lần sau giao thêm dưa muối ô liu và ô liu ngào đường, Đỗ Vĩ Minh đáp ứng. Tiếp theo là đến tiệm vải, Đỗ Vĩ Minh mua cho mình loại vải rẻ nhất, chọn cho Cảnh Nguyên vải loại trung, lại tốn thêm 200 văn. Kế đến là đi chợ, mua ba cân thịt heo. Lại dạo một vòng phố Tây, mua cho Cảnh Nguyên một đôi giày mới, mua chút điểm tâm, nhìn thời gian cũng không còn sớm, hai người quyết định trở về.
|
Chương 18: Nô bộc Đỗ Vĩ Minh nhờ thợ mộc trong thôn làm năm mươi hộp gỗ như lần trước, bản thân tiếp tục làm xà phòng, đã có kinh nghiệm từ lần trước, nên bây giờ thuần thục hơn nhiều. Cảnh Nguyên ngồi một bên nhìn Đỗ Vĩ Minh bận rộn, xà phòng và dầu ô liu hắn đã dùng qua, hiệu quả rất tốt. Lăn qua lăn lại hai ngày cũng làm xong xà phòng, chỉ chờ đem phơi nắng cho đông lại là được. Thời gian luyện chữ cũng chưa có, hắn đưa giấy bút cho Cảnh Nguyên viết mẫu trước, còn bản thân bận rộn ra ruộng tưới nước. Làm xong, nghỉ một chút, Đỗ Vĩ Minh nhớ đến số ô liu trữ dưới hầm, thời tiết đang ấm áp, nên lấy hết số ô liu này ra, một phần dùng làm ô liu ngào đường và dưa muối ô liu, ủ ở sau nhà một thời gian là có thể mang đến Thiên Hương lâu. Phần còn lại dùng làm dầu ô liu. Lưu Cảnh Nguyên lần đầu tiên thấy Đỗ Vĩ Minh làm dầu ô liu, phương pháp kì quái này có thể làm dầu, Hắn cảm thấy tò mò, Vĩ Minh mới mười ba tuổi, làm thế nào biết cách làm những thứ này. Bận rộn vài ngày, Đỗ Vĩ Minh làm được được 80 cân dầu ô liu thường và 45 cân dầu tinh phẩm. Xà phòng và dầu ô liu chỉ dùng 5 cân dầu thường. Vì vậy, 80 cân dầu này Đỗ Vĩ Minh giữ lại, cất chung với dầu lần trước. Những ngày bận rộn trôi qua rất nhanh. Đỗ Vĩ Minh mua thêm hạt giống hoa các loại trồng ở trước nhà, cũng sắp nảy mầm. Hai người có nửa ngày rảnh rỗi, đem bàn ghế ra trước nhà nằm phơi nắng. Lưu Cảnh Nguyên lấy bộ trà cụ mua lần trước pha một bình trà xanh, hai người vừa uống trà vừa nói chuyện phiếm. “Vĩ Minh à, sân trước sao cậu không trồng thêm rau củ mà trồng nhiều hoa như vậy?” “Trước kia tôi thích trồng hoa, bây giờ có điều kiện nên muốn trồng một ít, ngoài ra hoa cũng có thể làm nhiều thứ.” “Cậu lại muốn làm thứ gì?” “Chưa nghĩ ra, chờ hoa nở rồi tính sau.” Kỳ thật trong đầu Đỗ Vĩ Minh còn nhớ một số phương pháp, nhưng chỉ có lý luận suông, ở đây lại không có thiết bị đầy đủ, chưa biết có thể thành công hay không nên chưa nói với Cảnh Nguyên. Phần bã thừa sau khi làm dầu đều làm thành bánh đem đến Thiên Hương lâu, kiếm được 1400 văn, lần này Đỗ Vĩ Minh kêu Cảnh Nguyên mượn xe bò, hai người tự vận chuyển, thuận tiện mua thêm bình sứ. Đỗ Vĩ Minh đang cân nhắc có nên mua một con trâu hay lừa không, vì đường lên trấn khá xa. Ngựa thì khỏi bàn, trâu ở nông thôn có thể xem là vật quý giá rồi. Đỗ Vĩ Minh đi hỏi thăm giá một con trâu, khoảng từ 5 đến 7 xâu tiền, nghé con thì rẻ hơn, chỉ khoảng 4 xâu tiền, trâu cái còn mắc hơn nhiều. Một lượng bạc là 10 xâu tiền, tài sản trong nhà tổng cộng có 10 lượng bạc và 3 xâu tiền. Mười lượng bạc kia là của Cảnh Nguyên giải đố kiếm được, nên chuyện mua trâu phải thương lượng với hắn một chút. Hai người thảo luận nửa ngày, thống nhất mua một con trâu cái, có khả năng cày ruộng, có thể kéo xe, mai mốt còn có thể sinh nghé con. Hai người lại lên trấn trên, mua một con trâu cái, trả giá hết nước hết cái ông chủ mới chịu giá 6 xâu tiền 500 văn. Tài sản trong nhà vì thế vơi đi một nửa, mua thêm một chiếc xe kéo, hết 500 văn, sau đó vội vàng lên xe về nhà. Kéo trâu về đến nhà, hai người mới phát hiện một vấn đề lớn, nhốt trâu ở đâu đây? Chạy qua nhà trưởng thôn, Đỗ Vĩ Minh nhờ trưởng thôn tìm vài người dựng một cái chuồng, Đỗ Vĩ Minh sẽ bao cơm. Bữa sáng là cơm chiên, bữa trưa gồm cơm và hai món ăn, buổi tối thì bánh ngô hoặc cháo, thêm dưa muối ô liu tự làm. Ba bữa như vậy ở nông thôn có thể xem như rất tốt. Mọi người ở đây đều dựa vào làm ruộng mà kiếm sống, mùa xuân vừa qua khỏi nên hoa màu đều chỉ mới gieo trồng, đồ ăn đều dựa vào vụ thu hoạch của năm trước. Những nhà không có điều kiện, cả ngày chỉ ăn cháo đã là không tồi. Mấy thanh niên trai tráng loay hoay mười ngày cũng hoàn thành chuồng bò, thuận tiện còn dựng thêm chuồng gà kế bên. Phòng ở trong nhà cũng nhân cơ hội tu sửa đôi chút. Có thêm trâu, nên cũng bận rộn thêm hơn, mỗi ngày đều phải cho ăn. Gà con trong nhà cũng dọn tới chuồng mới, vừa lúc có một con gà mái đang ấp trứng, bận càng thêm bận. Lưu Cảnh Nguyên biết ngày mình rời đi đã tới, năm sáu ngày trước ám vệ đã sớm liên lạc, hắn viết một phong thư nói thương thế còn chưa khỏi hẳn, muốn tĩnh dưỡng một thời gian nữa mới về. Trước đây hắn chưa bao giờ trải qua cuộc sống như thế này, chỉ có cơm với rau dưa, nhưng lại cảm thấy rất ấm áp, không cần lo nghĩ. Kéo dài việc trở về đã nhiều ngày, mặc dù cố gắng viện cớ, nhưng việc trở về chỉ còn là vấn đề thời gian. Lưu Cảnh Nguyên bí mật liên lạc với tâm phúc của mình, hắn lo cho Đỗ Vĩ Minh, muốn lưu lại vài người bảo hộ lại sợ hắn không chịu nhận. Bình thường Đỗ Vĩ Minh rất dễ nói chuyện, nhưng tính cách lại là ngoài mềm trong cứng, không có nguyên do thỏa đáng đừng hòng hắn lưu người lại. Nên trước khi đi hắn cố gắng lưu lại hai người hầu để chăm sóc Đỗ Vĩ Minh. Trong nhà Đỗ Vĩ Minh có không ít đất, tuy chỉ có mình hắn, nhưng hiện tại có thêm một con trâu, làm ruộng cũng dễ dàng hơn. Hắn hỏi thăm một số chuyện về mua thêm đất, định chờ nửa năm sau mua thêm vài mẫu. Không ngờ hai ngày sau mọi chuyện đã hoàn thành. Trưởng thôn mới từ huyện nha trở về, thông báo mở một cuộc họp. Huyện Đại Bình vừa có núi lở, đa số thôn dân đều gặp nạn, trở thành lưu dân, một số ít đi làm sơn tặc, thổ phỉ. Cho nên châu nha đem số dân này phân cho các huyện, huyện nha lại phân phối xuống các thôn. Trong danh ngạch lần này có khoảng hai mươi người. Để bồi thường, nhà nào thu dân sẽ được giảm thuế ba năm, mua đất cũng được ưu đãi. Số dân này trong hộ tịch sẽ được sửa thành nô dịch, nói cách khác là trong nhà có thêm người hầu. Người trong thôn không ai nói phát biểu gì, cũng chưa mở miệng đồng ý thu người, trưởng thôn đành tan họp cho mọi người về suy nghĩ thêm. Đỗ Vĩ Minh và Lưu Cảnh Nguyên về nhà, thương lượng một chút, Cảnh Nguyên thấy đây là một cơ hội tốt, đề nghị Đỗ Vĩ Minh nhận hai người. Đỗ Vĩ Minh nghĩ chuyện nhận thêm hai người hầu cũng không quá lớn, nhưng chưa gặp mặt đối phương nên cũng chưa dám nhận, hai người thảo luận một hồi không được kết quả gì đành lên giường ngủ. Hai ngày sau, trưởng thôn lén tìm Đỗ Vĩ Minh, hy vọng hắn có thể thu hai người, còn đảm bảo sẽ chọn người tốt cho hắn, nên Đỗ Vĩ Minh đành đáp ứng. Năm ngày sau, Đỗ Vĩ Minh và Lưu Cảnh Nguyên đến huyện nha mua bảy mẫu đất, đáng ra là 1 xâu tiền một mẫu, bây giờ chỉ còn 700 văn, Đỗ Vĩ Minh tổng cộng chỉ tốn 4900 văn, hai ngày trước đã nhờ trưởng thôn đưa hộ. Cầm khế đất trong tay, cẩn thận cất vào ngực. Đi chọn hai người hầu theo đề nghị của Cảnh Nguyên, một người tên Chu Tam, một người là Vương Tứ. Chu Tam và Vương Tứ tuổi cũng không lớn, chỉ mới mười sáu. Bởi vì tai họa lúc trước nên ăn không đủ no, nhìn có chút gầy, Đỗ Vĩ Minh mang hai người về nhà, thay quần áo mới, đồ hai người mặc đã quá cũ nát. Lúc mừng năm mới, Đỗ Vĩ Minh đã sửa tên Lý Nhị thành Lý Vĩ Minh, nói với trưởng thôn. Nhưng mọi người trong thôn vẫn quen gọi hắn là Lý Nhị hoặc Nhị Cẩu Tử, tên chỉ sửa trong bản ghi chép của huyện nha. Bình thường những đứa trẻ trong thôn khoảng bảy tám tuổi mới có đại danh, tên lúc trước chỉ là nhũ danh, trường hợp như Lý Nhị đến mười ba tuổi mới sửa đại danh rất ít, nhưng cũng không lạ. Đỗ Vĩ Minh thấy tên Chu Tam và Vương Tứ không thuận tai, nhũ danh lại càng khó nghe hơn, cuối cùng nhờ Cảnh Nguyên đặt tên mới, gọi là Chu Văn và Vương Võ, một văn một võ nghe không tệ. Chuyện phân chỗ ngủ lại trở thành vấn đề, trong nhà chỉ có hai cái giường, trước đây chỉ có một cái, một mình Đỗ Vĩ Minh nằm, sau lại có thêm Lưu Cảnh Nguyên, Đỗ Vĩ Minh mới nhờ thợ mộc đóng thêm một cái. Hiện tại trong nhà có bốn người, nhưng chỉ có hai cái giường, cuối cùng Đỗ Vĩ Minh và Lưu Cảnh Nguyên nằm một cái, Chu Văn và Vương Võ một cái. Lưu Cảnh Nguyên nhìn Đỗ Vĩ Minh ngủ say, thật sự không muốn rời đi, nhưng hiện giờ vẫn phải chấp nhận.
|
Chương 19: Chia ly Trong nhà chỉ có ba gian phòng, hiện tại thêm Chu Văn và Vương Võ thì không đủ chỗ ở, nên Đỗ Vĩ Minh dự tính xây thêm 2 phòng nữa. Đỗ Vĩ Minh đến nhà trưởng thôn, tình huống nhà hắn trưởng thôn cũng biết, bên phải nhà hắn mới dựng chuồng bò, còn phía bên trái, cách nhà hắn không xa chính là nhà trưởng thôn. Bây giờ mà muốn xây thêm chỉ có thể nới rộng về bên trái, nên hắn tìm trưởng thôn bàn bạc. Hiện tại việc đồng áng không nhiều, trai tráng trong thôn đồng ý hỗ trợ dựng nhà, mọi người cũng biết đến chuyện trả công cơm ngày ba bữa khi dựng chuồng bò, đồ ăn rất ngon, cho nên hắn vừa thông báo dựng phòng liền có nhiều người đến giúp đỡ. Nhưng người nhiều quá cũng không tốt, cuối cùng chỉ giữ lại mười người, đa số là những người dựng chuồng bò lần trước. Phòng ở không thể so với chuồng bò, đã là phòng thì phải rắn chắc. Mọi người phân công hợp tác, nhóm lên núi chặt cây, nhóm thì làm đất sét. Loại nhà ở tốt nhất trong thôn chính là làm từ đất sét, kém hơn chính là dùng cỏ tranh, còn gạch thì ở nông thôn không có. Mấy ngày nay, nhiệm vụ chủ yếu của Đỗ Vĩ Minh là nấu cơm, có nhiều người hỗ trợ nên chỉ hai mươi ngày đã hoàn thiện hai gian phòng. Hai ngày trước khi hoàn thành, Đỗ Vĩ Minh lên trấn, giao xà phòng và dầu ô liu cho Phòng chường quầy, tổng cộng ba mươi bộ. Đi chợ mua 5 cân thịt heo, định vào ngày hoàn công thì đãi mọi người một bữa. Phòng ở xây xong, Đỗ Vĩ Minh là người vui vẻ nhất, tuy không có bệnh khiết phích, nhưng cùng ở chung một phòng với Chu Văn và Vương Võ thì không thoải mái lắm, giống như không cảm thấy riêng tư. Mời mọi người buổi tối đến nhà ăn cơm, thế nên làm xong tất cả ra về nghỉ ngơi một chút. Đỗ Vĩ Minh bắt đầu bận rộn, chọn một khúc thịt ba rọi làm thịt kho tàu. Phần còn thừa, đưa cho Vương Võ băm nhỏ, sai Chu Văn đi hái tể thái, Đỗ Vĩ Minh quyết định làm hoành thánh. Mặc dù ở đây có bánh chẻo, nhưng chưa thấy ai gói hoành thánh. Đỗ Vĩ Minh để Vương Võ nhào bột, việc này cần khí lực, biết sức mình yếu, nên đẩy cho Vương Võ thích hợp hơn. Đem gà khô và thịt khô ra, làm thịt khô xào củ từ và gà hấp. Qua nhà trưởng thôn hái chút đậu đũa, nhân tiện mời mọi người nhà trưởng thôn buổi tối qua dùng bữa. Ô liu xào đậu cô ve, ớt xào cải trắng, nấm xào rau xanh, trứng chim xào dưa chuột. Trong nhà không đủ chỗ ngồi, trực tiếp khiêng bàn ra ngoài sân, đồ ăn xếp đầy trên bàn. Đều là thanh niên trai tráng, Đỗ Vĩ Minh sợ không đủ nên làm thêm chút bánh ngô. Hoành thánh nhân rau tể thái, Đỗ Vĩ Minh tốn rất nhiều công sức, đầu tiên rửa sạch rau, ngâm trong nước ấm, lấy thêm nấm làm nhân, còn thừa thì nấu canh.Sau khi rửa sạch rau và nấm, đem băm nhỏ, ướp thêm muối, còn đập thêm bốn quả trứng chim làm chất kết dính. Gói hơn trăm cái hoành thánh, cho vào canh nấm bưng ra ngoài, vừa nấu vừa ăn. Mọi người lần đầu thấy cách ăn kỳ lạ như thế, cầm thìa vui vẻ ăn. Bụng mọi người no căng, đồ ăn toàn bộ bị tiêu diệt, may mà mấy trăm cái hoành thánh, Đỗ Vĩ Minh còn chừa lại một ít cất trong tủ, chuẩn bị để mai ăn sáng, nếu mà mang ra thì đã bị ăn sạch, ngay cả bánh ngô cũng không sót lại cái nào. Kỳ thật, Đỗ Vĩ Minh thấy vài người giấu bánh ngô trong tay áo mang về, nhưng hắn cũng không nói gì. Chưa tới vụ thu hoạch, nên hơi thiếu lương thực, cứ để họ lấy vậy. Từ khi có Chu Văn và Vương Võ, Đỗ Vĩ Minh thoải mái hơn trước, tuy trong nhà có thêm bảy mẫu đất, nhưng có Chu Văn và Vương Võ, còn thêm một con trâu, nên việc trồng trọt so với trước nhanh hơn. Trong đó, bốn mẫu xen canh giữa ngô và đậu nành, khoảng cách giữa cây ngô khá lớn, nên trồng xen đậu nành ở giữa. Có đậu nành hỗ trợ, ngô lơn rất tốt. Hai mẫu đất trồng lúa, phần đất còn lại trồng đậu phộng và một ít vừng. Xong việc, sau này mọi chuyện liên quan đến đồng áng sẽ do Vương Võ lo, còn Chu Văn chủ yếu chăm gia súc, đặc biệt là con trâu kia, đó là một nửa tài sản trong nhà đó. Đôi khi phải tưới nước hay dọn cỏ thì tổng động viên mọi người cùng làm. Đỗ Vĩ Minh phát hiện thời đại này mọi người không quan tâm nhiều đến việc bón phân, cho nên sản lượng nông nghiệp không cao. Tuy không có phân hóa học, nhưng vài loại phân cơ bản vẫn có, ví dụ như phân tro và phân hữu cơ đều là phân thiên nhiên rất tốt. Đỗ Vĩ Minh dặn dò Chu Văn và Vương Võ chú ý việc bón phân, lúc đầu hai người còn không hiểu được, Đỗ Vĩ Minh phải làm mẫu một lần. Dùng phân tro vẫn tiện lợi nhất, sạch sẽ. Còn phân hữu cơ thì phiền toài hơn, không thể bón trực tiếp mà phải ủ, mùi hôi thì không phải bàn. Đỗ Vĩ Minh làm mấy cái khẩu trang, nhưng vẫn không chịu nổi. Chu Văn và Vương Võ đâu dám không làm, đùa, họ sao dám để Lưu Cảnh Nguyên làm những việc này. Mùi phân lan khắp thôn, mọi người không hiểu Lý Nhị đang làm gì, có người đến hỏi, Đỗ Vĩ Minh trả lời đang bón phân, còn nói có thể gia tăng sản lượng, ai nấy đều nửa tin nửa ngờ rời đi. Lưu Cảnh Nguyên biết mình không thể ở lại nữa. Hồi tưởng những ngày tháng sống ở đây, vui vẻ mà không cần lo nghĩ. Lưu Cảnh Nguyên chính là Tam hoàng tử, là anh em cùng mẹ với đương kim thái tử, mẫu thân là Mục hoàng hậu. Nhưng Hoàng hậu đã mất từ khi anh em họ còn rất nhỏ, Hoàng thượng lại có tam cung lục viện mấy trăm phi tử. May thay Hoàng huynh lại là thái tử, phụ hoàng cũng rất yêu thương hai người, chăm sóc cẩn thận. Nhưng Nhị hoàng huynh của hắn lại là một người khó đối phó. Nhị hoàng huynh là con của Trân phi, sủng phi hiện tại của hoàng thượng, Trân phi còn có chỗ dựa là phụ thân làm Thừa tướng, đối với hai anh em họ như hổ rình mồi. Kỳ thật, Lưu Cảnh Nguyên không hứng thú với ngôi vị hoàng đế, nhưng hoàng huynh lại là thái tử, nên hắn không thể đứng ngoài cuộc chiến tranh giành ngôi vị này. Ông ngoại hắn là Đại tướng quân, tay cầm quân quyền, bằng không hai huynh đệ họ cũng chẳng sống được tới giờ. Lần này rời kinh là muốn trợ giúp Hoàng huynh thị sát dân sinh ở Cù Châu. Châu phủ của Cù Châu hai năm qua thường xuyên qua lại với Thừa tướng, nuốt không ít tiền thuế của triều đình. Trên triều, quan phủ của Cù Châu dâng sớ xin giảm thuế, nhưng ở dưới lại không thực hiện việc miễn giảm. Hoàng huynh bí mật dặn hắn kiểm tra chuyện này, tuy cố gắng che giấu nhưng vẫn bị phát hiện, thế là bên đó ra tay trước, cho người truy sát hắn, cuối cùng được ám vệ liều mình ngăn cản, sau khi trốn thoát thì gặp được Vĩ Minh. Ngày tháng sống chung với Vĩ Minh vừa bình yên vừa hạnh phúc, Vĩ Minh tuy tuổi còn nhỏ, quanh năm suốt tháng phải tính kế sinh nhai, nhưng hắn chưa từng trải qua những ngày tháng nhàn nhã như vậy. Cả hai cùng làm ruộng, dạy hắn đọc chữ, cùng nhau leo núi, thời gian rảnh thì ngồi uống trà nói chuyện phiếm. Tiếp xúc với Vĩ Minh càng nhiều, thường bị những hành động của hắn làm cho kinh ngạc, không biết trong cái đầu nhỏ của hắn còn chứa bao nhiêu ý tưởng mới. Hắn rất muốn tiếp tục trải qua cuộc sống như vậy với Vĩ Minh, nhưng hiện tại không được, hắn phải trợ giúp hoàng huynh lên ngôi vị hoàng đế, thời khắc quyết định đã đến rồi. Vào một buổi tối, Cảnh Nguyên quyết định nói với Đỗ Vĩ Minh chuyện mình phải rời đi, Đỗ Vĩ Minh không hề ngạc nhiên chút nào. Đỗ Vĩ Minh tuy rằng không biết thân phận của hắn là gì, nhưng từ quần áo, những vết đao trên người, kể cả khí chất của hắn biểu thị thân phận không đơn giản, chắc chắn không phải chỉ là một vị công tử bình thường gặp thổ phỉ. Sáng hôm sau, Lưu Cảnh Nguyên đã đi mất, khi Đỗ Vĩ Minh còn đang ngủ say, Hắn đã lặng lẽ rời đi. Đỗ Vĩ Minh không muốn thấy cảnh ly biệt, nên Cảnh Nguyên cũng chiều theo. Đêm hôm qua, hắn đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho Cảnh Nguyên, lương khô, đồ ăn hắn tự làm, Cảnh Nguyên còn xin mấy bộ xà phòng và dầu ô liu. Mấy tháng sớm chiều ở chung, bây giờ đột nhiên tách ra khiến cả hai đều không thích ứng.
|