Toái Ngọc Đầu Châu
|
|
Chương 10: Lại bí tóm tắt[EXTRACT]*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Toái ngọc đầu châu Tác giả: Bắc Nam Edit: Dú Chương 10: Lại bí tóm tắt Đinh Hán Bạch và Kỷ Thận Ngữ ngồi vẽ vời cả ngày trong thư phòng, hàng đống giấy Tuyên Thành bị vẽ hỏng rơi đầy thảm. Họ muốn luận bàn, vậy phải chia rõ hai bên, họ cũng muốn hợp tác, vậy phải bàn phải bạc với nhau đã. Hai người gần như buông bút cùng một lúc, giấy Tuyên Thành đã trải rộng, hai bức tranh cùng chủ đề hiện ra dưới ánh nhìn. Kỷ Thận Ngữ cắn môi, bất chợt duỗi chân ra như lúc ngủ – một hành động trong vô thức, nhưng cắn môi xong thì thấy hoảng hốt. Cậu không buồn quan tâm, chỉ tập trung nhìn chằm chằm vào bức tranh của đối phương, trang phục phiêu bồng của nhân vật và ô thước vỗ cánh đều quá thật, hoa văn mảnh như sợi tóc lẫn các nếp uốn không hề loạn chút nào. Cậu nhớ đến cái khi Đinh Hán Bạch vẽ các đường hoa văn quỷ mị, mỗi nét bút đều cẩn thận và tỉ mỉ khiến quần chúng vỗ tay trầm trồ ngợi khen. (*Ô thước: Là chim quạ và chim khách. Tương truyền vào đêm Thất tịch, chim quạ và chim khách kết cánh làm cây cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, còn gọi là cầu Ô thước.) Đinh Hán Bạch vừa lười biếng vừa kiêu căng, nhưng vẽ lại rất chỉn chu và tỉ mỉ, cho nên Kỷ Thận Ngữ mới ngạc nhiên. "Có gì muốn nói à?" Đinh Hán Bạch cũng xem kỹ hai bức tranh, "Bức này của cậu thì anh nói thật nhé, cầm ra ngoài là một tác phẩm tuyệt vời nhưng với anh thì tàm tạm." Kỷ Thận Ngữ đã phục tài năng vẽ của đối phương sát đất nên không phản bác: "Sao lại tàm tạm ạ?" Đinh Hán Bạch chỉ ngón tay: "Chúng ta vẽ không phải vì để thưởng thức mà là để đặt nền móng cho điêu khắc, vậy nên cần phải tinh tế, phải thật. Có một nhà họa sĩ từng nói rằng: Chỉ khi vẽ cực giống, mới trông sinh động được. Còn cậu thì vẫn chưa đạt được đến mức "cực giống" đó." (*Đây là một câu nói của họa sĩ Uẩn Nam Điền – hay còn có tên là Uẩn Thọ Bình (1633-1690), là một họa sĩ thời Thanh.) Kỷ Thận Ngữ khiêm tốn lắng nghe: "Còn có vấn đề nào khác không ạ?" Đinh Hán Bạch liếc cậu một cái, hình như hắn không ngờ cậu sẽ khiêm tốn đến vậy nên giọng điệu bóc mẽ dịu đi nhiều: "Vẽ phải chú ý hai điểm lớn, bố cục hợp, rời một cách tinh tế, màu sắc đậm, nhạt một cách thích hợp. Chúng ta chỉ cần nhìn bố cục thôi, cậu cảm thấy bố cục của mình có vấn đề không?" Kỷ Thận Ngữ nhìn kỹ một lát: "Quá tập trung vào vật sống, lệch nặng rồi." Cậu ngồi vẽ lại tranh, đến khi không còn vấn đề gì nữa mới vẽ cùng với Đinh Hán Bạch. Vẽ chung nghĩa là phải hoàn thành một bức tranh cùng với nhau trên cùng một tờ giấy, dung hòa bức tranh của mỗi người thành một, không được lệch quá, không được khác quá, phải để người ngoài không nhận ra sự khác biệt. Do ngồi chen chúc nhau nên cánh tay phải của Kỷ Thận Ngữ gác lên cánh tay trái của Đinh Hán Bạch, thấy không phát huy được nên Đinh Hán Bạch nhấc tay dạt sang, choàng tay ra sau lưng, nửa ôm lấy cậu. Hai người tập trung vẽ, thi thoảng lúc chấm mực sẽ liếc nhau, ngoài ra không trao đổi gì thêm. Màn hợp tác không tiếng động này chấm dứt khi mặt trời lặn, cuối cùng, một bức tranh đã được hoàn thành. Đinh Hán Bạch bình luận: "Có thể vẽ được thì tại sao trước đó không vẽ tinh tế hơn?" Kỷ Thận Ngữ cũng từng chịu khó học vẽ, không muốn vô duyên vô cớ bị hiểu lầm nên đứng dậy chạy về phòng ngủ, khi về cầm theo một tập vẽ. Trên bìa cứng là con dấu của Kỷ Phương Hứa, cậu nói: "Đây là tranh của sư phụ em, anh nhìn xem." Đinh Hán Bạch mở ra, trong đó có đủ các thể loại như tranh sơn thủy lẫn con người, nét vẽ thanh thoát giản đơn, phối màu trang nhã, nhưng không đủ để ngắm kĩ lưỡng. Phàm là những chỗ chi tiết thì đều quẹt vài đường bút cho qua, hàm súc có đấy, nhưng không tỉ mỉ trau chuốt, khiến người ta cảm thấy người họa sĩ này lười quá thể. Kỷ Thận Ngữ lập tức ngộ ra ngay, sau này Kỷ Phương Hứa si mê đồ cổ, trọng tâm dần trật đường ray, có được rồi sẽ có mất. Một đêm trôi qua, Đinh Hán Bạch vẫn không đi làm, mới sáng sớm tinh mơ đã xách chiếc bình tưới hoa bằng nhôm ra tưới vườn hoa, cây Đinh Hương theo họ hắn thì bị hắn tưới ngập úng cả ra. Tưới xong thì ra thư phòng đợi, chuẩn bị để sáng nay đi nét xong xuôi. Kỷ Thận Ngữ ngậm kẹo ung dung đến muộn, nằm sấp xuống bàn: "Sư ca ơi, em có một câu hỏi." Đinh Hán Bạch lấy khăn tay bằng da hươu để lau đá: "Câu hỏi gì?" Kỷ Thận Ngữ nói: "Chẳng phải chúng ta phải luận bàn hả anh? Nhưng khắc chung một viên đá này đòi hỏi phải giữ sự thống nhất, thế làm sao phân cao thấp được?" Đinh Hán Bạch ngước mắt lên, ánh mắt giống như lần trước Kỷ Thận Ngữ khắc trúc Phú Quý, ngữ điệu cũng không mấy thiện lành: "Cậu đuổi kịp trình độ anh là được rồi, phân cao thấp hả? Chỉ có Đinh Duyên Thọ là cao hơn anh thôi, phân chia cái quần." Kỷ Thận Ngữ đứng đờ ra đó, cậu đã lĩnh hội cái sự cuồng vọng tự phụ của Đinh Hán Bạch từ lâu rồi, nhưng không ngờ đối phương vẫn khinh thường cậu như vậy. Cả hai giữ đá Phù Dung để đi nét, viên đá này là "tình yêu" mà bọn cậu không thể sơ suất được, bèn ra sức phối hợp với nhau. Kỷ Thận Ngữ đã chứng kiến tốc độ đi nét của Đinh Hán Bạch, phong cách vẽ mà cậu kế thừa từ Kỷ Phương Hứa không thể thay đổi được ngay, dần dà đã bị rớt lại phía sau. Cậu biết Đinh Hán Bạch đang kéo tốc độ để đợi cậu, nhưng nếu kéo chậm bốn phần là vừa đẹp thì Đinh Hán Bạch chỉ chậm chưa đến hai phần mà thôi. Lòng bàn tay Kỷ Thận Ngữ túa mồ hôi: "Sư ca ơi, đợi em với." Ngòi bút vẫn đưa đẩy trơn tru, Đinh Hán Bạch hoàn toàn không hề giảm tốc độ: "Xin người khác đợi để làm gì? Nếu bị từ chối, bị cười nhạo, bị khinh khi thì chi bằng hãy cắn răng đuổi theo, cứ đuổi mãi rồi cũng sẽ vượt qua, thế là có thể làm người đó bẽ mặt, xem thường người đó, đè bẹp người đó." Kỷ Thận Ngữ cắn chặt răng tăng tốc, mắt nhìn mũi mũi nhìn tim, khó lắm mới không bị bỏ rớt lại phía sau. Vất vả lắm mới đi nét xong, cậu quệt mồ hôi túa đầy đầu: "Đợi ngày nào đó em làm anh bẽ mặt, xem thường anh, đè bẹp anh, anh sẽ làm gì?" Đinh Hán Bạch trả lời: "Không làm gì cả, thế thì chỉ trách anh không tự cố gắng thôi." Hắn rửa sạch bút lông, cán bút gõ lên đồ rửa để vẩy nước đi, những hạt nước bị vẩy ra, trên mặt lại nở nụ cười nhạt, "Đừng bao giờ ghét đối thủ mạnh, dù cảnh đời có sa sút thì kiểu gì phong thái cũng phải đẹp." Kỷ Thận Ngữ gật đầu, từ lúc đến đây, Đinh Hán Bạch đã nói không ít lời với cậu, có lạnh lùng, có dịu dàng, có tốt và cũng có xấu, khi thì cậu lắng nghe, khi thì nghe xong là quên ngay. Câu vừa rồi cậu đã nhớ kỹ, kể cả vẻ mặt và giọng điệu của Đinh Hán Bạch cũng sẽ nhớ hết. Vẽ xong là ra phôi, từ lối suy nghĩ đến kỹ thuật vẽ, mỗi người thắng một ván, trước mắt là phần xuống dao khắc căn bản nhất và mấu chốt nhất, chưa đến mười phút sau đã xuất hiện sự khác biệt. Đinh Hán Bạch làm kẻ trộm, lén lườm cậu tóe khói: "Trân Châu?" Lúc cất tiếng còn ra vẻ thân thiết, hắn nói: "Khắc thô để ra phôi, cậu cầm dao nhỏ mài tỉ mỉ gì đấy?" Kỷ Thận Ngữ cầm chiếc dao nhỏ cán dài: "Cách làm truyền thống đúng là phải khắc thô rồi mới ra phôi thật, nhưng sư phụ em thì khác, vẽ rồng điểm mắt mấy chỗ quan trọng, cố định chỉnh thể cái đã rồi từ đó mới tản ra để chạm trổ." Đinh Hán Bạch nhớ đến bức tượng bằng mã não đỏ, lúc đó hắn đánh giá cao vì độ bắt sáng, thế nhưng đã xuống dao là không thể quay lại nữa, mỗi đường dao phải nhẩm tính ngay từ đầu. "Có phải như vậy sẽ quyết định độ sáng luôn không?" Hắn hỏi, "Thật ra thứ cậu đang xác định là điểm sáng?" Mũi dao thoáng khựng lại, Kỷ Thận Ngữ hơi luống cuống, "Anh, anh không được..." Đinh Hán Bạch thấy thích thú: "Không được gì?" Hiếm khi Kỷ Thận Ngữ nghiêm nghị: "Không được học trộm! Đây là điều mà sư phụ em đã suy ngẫm ra, không truyền ra ngoài!" Loại kỹ xảo này khác với điêu khắc truyền thống, thoạt trông như chỉ thêm vài nét dao, nhưng nếu chưa từng nghiên cứu và luyện tập nhiều lần thì sẽ không thể đạt hiệu quả được, tất nhiên người ngoài muốn học cũng không dễ gì. Đinh Hán Bạch cố ý nói: "Đừng để thất truyền trong tay cậu đó." "Không phải nhọc công anh lo giùm." Kỷ Thận Ngữ hùng hổ, "Tương lai em sẽ truyền lại cho con cái em, rồi truyền cho cháu em, truyền thừa không ngừng qua từng thế hệ... Không chắc là có độc quyền được nữa không." Đinh Hán Bạch bật cười, ẩn giấu dưới nụ cười là sự hối hận. Hắn nói ra sớm quá, có lẽ Kỷ Thận Ngữ có thể so tài với hắn thật đấy. Gác lại những cảm xúc và suy nghĩ, và cả những kỹ xảo bí truyền, hắn quan sát mỗi mình đôi mắt của đối phương. Khi Kỷ Thận Ngữ say sưa làm việc, mặt cậu lạnh như nước, chỉ duy con ngươi là còn hoạt động. Cảm xúc trong mắt rất đỗi giản đơn, không có gì ngoài sự chăm chú và niềm yêu thích khôn kể. Đinh Hán Bạch nhớ lại, Kỷ Thận Ngữ chưa từng nhìn bố hắn, hay Khương Thải Vi, hay chính hắn như vậy bao giờ, mà chỉ nhìn viên đá Phù Dung này như thế mà thôi. Song hắn thừa hiểu rằng, nếu đổi thành đá Tiết Gà, đổi thành mã não băng hay ngọc Hòa Điền thì ánh nhìn của Kỷ Thận Ngữ cũng sẽ không thay đổi. Hắn đã từng nói, một khi đã cầm dao thì trong mắt, trong lòng cũng chỉ có mỗi viên đá này thôi. Hắn làm được, Kỷ Thận Ngữ cũng làm được, nhưng có sự khác biệt rất lớn. Hoàn thành xong việc ra phôi là đã sau trưa, Kỷ Thận Ngữ về phòng, Đinh Hán Bạch phủ đá Phù Dung bằng khăn tay da hươu, ngồi yên một lát lại nghĩ đến mấy thứ linh tinh, bèn đứng dậy đón ánh nắng mặt trời. Thời tiết tốt vậy, chi bằng ra ngoài dạo chơi. Đinh Hán Bạch thay giày thể thao trắng, không đi xuống hành lang mà nhảy qua lan can độ hai mét rồi sải bước đến trước cổng vòm. Cửa phòng ngủ mở ra "lạch cạch", Kỷ Thận Ngữ đứng ngay cửa: "Anh đến Ngọc Tiêu Ký à?" Đinh Hán Bạch đút tay vào túi quần: "Anh đi chơi thôi, nếu cậu muốn đi thì thay đồ đi." Kỷ Thận Ngữ rất cảnh giác: "Đi nhà tắm ạ?" Lòng cậu vẫn còn sợ hãi, cái mùi kỳ cọ và xông hơi vẫn còn lởn vởn mãi. Cậu thay đồ rồi ra ngoài với Đinh Hán Bạch, Đinh Hán Bạch cưỡi xe đạp chở cậu đi, lạng lách khiến cậu suýt chút nữa đã quên dòng chữ "Đồ khốn kiếp" trên sườn xe. "Sư ca ơi," Kỷ Thận Ngữ xin lỗi, "Em xin lỗi." Đinh Hán Bạch không bận tâm: "Không sao, trách anh lần đó quên đi đón cậu." Chỉ mỗi hai câu này thôi, nói xong là không thốt ra gì nữa cả, im ắng suốt dọc đường tận khi đến nơi. Bước vào cổng, một bức tường phù điêu dài dằng dặc, tiếng người ồn ào ngay phía sau, người lui tới nườp nượm. Kỷ Thận Ngữ bám theo Đinh Hán Bạch, vòng qua bức tường phù điêu là bước vào một thế giới rộng lớn – Chợ đồ cổ Đồi Mồi. Ngọc đẹp đầy rẫy, báu vật đầy đất, khoan đã bàn đến chuyện lựa đồ thật giả thì vừa liếc mắt đã bắt gặp đủ kiểu dáng đẹp đẽ khiến người ta không kịp nhìn hết. Người và đồ vật giống như nhau, càng nhiều sẽ càng hỗn tạp, Đinh Hán Bạch sải bước trên con đường chật hẹp bắt đầu đi dạo, thích cái này mê cái kia, quên béng Kỷ Thận Ngữ. Kỷ Thận Ngữ cũng chẳng thèm bận tâm đến những thứ khác, ngắm tỉ mỉ từng quầy hàng một, ngồi xổm lâu còn bị người ta đá mông, sau khi đứng dậy ngó nghiêng khắp một vòng thì thấy Đinh Hán Bạch đang đứng chọn vòng tay cách đó không xa. Cậu qua nhìn thì thấy vòng gỗ quá xấu, liếc sang phía khác bèn thấy không ít quầy hàng đều bán vòng gỗ. Ông chủ đang cố gắng khen lấy khen để vòng gỗ của mình, gỗ Tử Đàn, tính dầu nhiều, kim tuyến sao vàng óng ánh... Đinh Hán Bạch thưởng thức rồi nói: "Mười gỗ Tử Đàn thì bảy cái là giả, tôi thấy chất gỗ của vòng chỗ bác không tốt, hai năm nữa sẽ vỡ." Ông chủ cam đoan: "Nào có chuyện đó, vòng của tôi sẽ không vỡ đâu!" Đinh Hán Bạch nói thêm: "Không vỡ chứng tỏ độ dày nhỏ, đồ gỗ thượng thừa đều có độ dày lớn, vậy sản phẩm gỗ này của bác không tốt rồi." Ông chủ bị hắn hỏi vặn, kiểu gì cũng không được, thoạt trông sắp sửa tranh cãi. Kỷ Thận Ngữ bèn lủi ra phía sau Đinh Hán Bạch, giật góc áo của hắn, đừng gây chuyện nữa. Ai ngờ Đinh Hán Bạch soi mói xong thì ngoan ngoãn xòe tiền ra, mua hết mấy cái vòng đó. Họ đi dạo rất lâu, từ đầu đến cuối không hề mua nhầm gì, cuối cùng bèn ngồi uống nước ngọt ở quán đồ vặt bên ngoài, trên bàn là những chiếc vòng nọ. Kỷ Thận Ngữ cầm một cái lên, ngửi thử rồi nhíu mày: "Gỗ Tử Đàn giả." Đinh Hán Bạch thừa nhận: "Đúng thế thật." Vậy anh mua làm gì? Kỷ Thận Ngữ muốn hỏi như thế. Song cậu chưa kịp hỏi thì Đinh Hán Bạch đã hỏi trước cậu: "Chất gỗ, từ cây hạch đào, mười hai cánh Kim Cang cực phẩm, cậu cảm thấy những vòng tay này thế nào?" Kỷ Thận Ngữ không nghĩ ngợi gì đã đáp: "Xấu, có cho tiền em cũng không đeo." Đinh Hán Bạch uống cạn nước quýt: "Anh cũng biết là xấu, nhưng những quầy hàng này đều bán cả, còn đắt hàng hơn vòng ngọc. Đây chính là tình hình thị trường hiện tại, là xu thế thịnh hành khá nổi." Chợ đồ cổ này là một hình ảnh thu nhỏ, hàng giả tràn lan, người mua thiếu hiểu biết, người trong giới càng ngày càng nhiều lên, những hàng thật, hàng tốt lại không có thị trường. Muốn thay đổi thì phải giảm tiêu chuẩn xuống, nhưng đối với Ngọc Tiêu Ký, hạ tiêu chuẩn tức là muốn mạng. "Vậy làm sao hả anh?" Lần này là Kỷ Thận Ngữ hỏi. Đinh Hán Bạch đáp: "Không làm gì cả, cứ vậy cũng rất tốt, hàng cao cấp vẫn là hàng cao cấp, hàng tầm thường dù có thay đổi ra sao cũng vẫn thế." Họ vẫn tiếp tục đi dạo, nhưng Kỷ Thận Ngữ không còn háo hức như trước nữa, cậu ngầm nhận ra Đinh Hán Bạch vẫn chưa nói hết, hoặc là, Đinh Hán Bạch không thể nói với cậu được. Cậu còn ân ẩn cảm thấy Đinh Hán Bạch còn giấu điều gì đó trong lòng – một thứ còn cao hơn cả Ngọc Tiêu Ký nữa. Lại đi dạo thêm một lát, Đinh Hán Bạch thấy hai tay Kỷ Thận Ngữ trống trơn bèn muốn làm trọn chức trách của người bản địa: "Thích cái gì thì anh mua cho cậu." Kỷ Thận Ngữ tự giác đáp: "Em nhìn là được rồi, không có cái gì muốn mua cả." Đinh Hán Bạch hiểu lầm ý cậu: "Sợ anh chọn phải hàng rởm à?" Trong khoảnh khắc đó, Kỷ Thận Ngữ đọc được ý trong mắt Đinh Hán Bạch, nhìn lại thì cả người Đinh Hán Bạch toát ra cái khí chất của người giàu đã quen vung tiền, cậu tưởng là Đinh Hán Bạch muốn xài tiền thật, nào ngờ Đinh Hán Bạch lại kề sát thì thầm với cậu. "Những cái này anh chia thật giả rõ ràng được, sẽ không có chuyện mua hàng giả đâu." Kỷ Thận Ngữ bị dẫn đi, lúc đứng trước một quầy hàng nọ còn giật mình. Cậu nhìn đủ kiểu đồ cổ mà nhất thời thấy hơi lóa mắt. Đinh Hán Bạch bảo cậu chọn một thứ, cậu chọn đại một chiếc ghim cài áo màu tráng men. Đinh Hán Bạch nhíu mày: "Cậu đeo à?" "Em mua cho dì." Cậu đáp. Đinh Hán Bạch giật lấy rồi đặt xuống: "Anh tặng cậu, cậu tặng cho dì, mượn hoa hiến Phật mà còn nói toẹt ra với anh, anh có cần phải cảm ơn cậu không?" Hắn nói xong thì hất tay Kỷ Thận Ngữ, đích thân chọn lựa, sau khi sàng lọc hàng đống đồ có tì vết và hàng rởm ra thì cầm một chiếc mặt dây chuyền làm bằng đá Hổ Phách lên, "Cái này đi." Hắn ném mặt dây cho đối phương, chi tiền xong thì rời đi. Khi về là vừa lúc mặt trời sắp lặn, Kỷ Thận Ngữ ngồi phía sau ngắm mặt dây, nắm chốt, tay giơ lên giơ xuống để tìm nguồn sáng tốt nhất. Đối diện với ánh trời chiều nơi phương xa, đá Hổ Phách chuyển màu, bộc lộ tất cả sự xinh đẹp được hình thành qua ngàn vạn năm. Cậu nói: "Cảm ơn sư ca." Đinh Hán Bạch đạp xe, không nói câu "Không có gì." Kỷ Thận Ngữ lại hỏi: "Tại sao lại chọn cái này tặng cho em?" "Vì màu đẹp." Lần này thì Đinh Hán Bạch có đáp lại, song vẫn chưa nói hết nửa câu sau – Giống đôi mắt cậu vậy. *Chú thích: 1. Đá Tiết Gà: Là loại đá quý có màu tiết gà. 2. Mã não băng: Là một loại mã não trong suốt, bên trong có vân/họa tiết màu đỏ. 3. Ngọc Hòa Điền: 4. Ghim cài áo màu men: 5. Mặt dây chuyền bằng đá Hổ Phách:
|
Chương 11: Sao đêm hôm khuya khoắt lại đi dạo?[EXTRACT]Toái ngọc đầu châu Tác giả: Bắc Nam Edit: Dú Chương 11: Sao đêm hôm khuya khoắt lại đi dạo? Cửa hàng Ngọc Tiêu Ký là cửa hàng to nhất nằm trên đường Nghênh Xuân, hai tầng, hậu đường có kho tổng và phòng cơ khí với những dụng cụ hoàn thiện nhất. Còn tòa nhà nhỏ ngay bên cạnh là một đồn công an, tầng hai ngay sát văn phòng cảnh sát, rất đỗi an toàn. Buổi trưa Đinh Hán Bạch ăn ở Truy Phượng Lâu đối diện, lãnh đạo viện bảo tàng mời khách để cảm ơn vụ hắn điêu khắc tấm phù điêu, ăn xong ra khỏi nhà hàng thì loáng thoáng thấy Đinh Duyên Thọ dẫn Kỷ Thận Ngữ vào Ngọc Tiêu Ký. Hắn xã giao xong rồi đi qua, ngoài sảnh chỉ có mỗi một người làm thuê ở đó, đi vào phòng làm việc ở hậu đường thì thấy Đinh Duyên Thọ đang tự tay lau máy móc. "Bố." Hắn gọi, bước một bước đứng dựa vào khung cửa, "Không phải hôm nay bố đi cửa hàng hai à?" Đinh Duyên Thọ nói: "Có chú hai với Nhĩ Hòa ở đó nên không cần phải thêm người làm gì." Lúc nói đôi câu này, Đinh Hán Bạch chú ý đến thùng giấy trên bàn, các lớp giấy báo bọc trong đó, khi mở ra là viên đá Phù Dung nọ. Hắn như cái kíp nổ, nhoáng cái đã nổ banh chành: "Sao bố lại đụng vào đá của con?! Kỷ Trân Châu đâu! Con cho nó trông cơ mà, đồ chó săn!" Vừa dứt lời, Kỷ Thận Ngữ chạy vào: "Ai gọi tên con vậy?" Khi thấy là Đinh Hán Bạch, cậu mới giải thích: "Sư ca à, sư phụ bảo em mang qua đánh bóng, chứ không định làm gì khác đâu." Khăn tay da hươu trong tay đã tẩm ướt, cậu lau đá Phù Dung đã khắc tỉ mỉ qua một lần rồi đưa sang hỏi Đinh Duyên Thọ, "Sư phụ ơi, có phải bọn con sẽ tự làm phần của mình không ạ?" Đinh Duyên Thọ cũng lau xong máy đánh bóng: "Con đánh nửa của nó, nó đánh nửa của con." Đánh bóng là quy trình cuối cùng trong chạm khắc ngọc, nếu bước cuối cùng này không làm tốt thì tương đương với việc kiếm củi ba năm thiêu một giờ. Việc sửa bản thảo cho viên đá Phù Dung này đã tốn một ngày, đi nét ra phôi tốn thêm ngày nữa, điêu khắc tỉ mỉ lại mất ăn mất ngủ, mệt cả thể xác lẫn tinh thần, một khi đã hoàn thành việc đánh bóng thì trận luận bàn này mới có kết quả được. Những quy trình trước đều là người nào tự phô tài cán người nấy, nhưng giờ Đinh Duyên Thọ lại bảo bọn cậu đánh bóng cho phần nhau. Đinh Hán Bạch ỉu xìu: "Bố định nhìn bọn con chơi khăm nhau hay là hợp tác vui vẻ đấy?" Đinh Duyên Thọ cũng không vui: "Vậy để xem quan điểm của hai đứa thế nào." Đá không thể bổ thành hai nửa, vậy nên hai bọn cậu đành phải chia lượt trước lượt sau. Kỷ Thận Ngữ tiên phong đánh nửa của Đinh Hán Bạch trước, tập trung cao độ, phớt lờ hai bố con đứng ngay sau lưng, hoàn thành một cách rất đỗi chuyên chú. Sở dĩ cậu chuyên chú, không phải vì sợ trễ nải khiến Đinh Hán Bạch bực mình mà đơn thuần là vì rất thích viên đá này, chỉ muốn gắng sức đạt đến mức hoàn hảo mà thôi. Sau khi xong việc thì giao sang, Kỷ Thận Ngữ bỗng thấy lo lắng, cậu có thể dốc lòng đánh bóng cho đối phương, nhưng Đinh Hán Bạch thì sao? Cậu khắc dựa theo phương pháp của Kỷ Phương Hứa, nếu Đinh Hán Bạch cố ý chơi xỏ thì tất nhiên cảm giác bắt sáng của thành phẩm sẽ giảm sút tột bậc. Kỷ Thận Ngữ đứng một bên không nhúc nhích, cụp mắt nhìn chằm chằm vào "Ngân Hà mênh mông", máy đã bật, cậu duỗi ngón trỏ chọt lên đầu vai Đinh Hán Bạch. Đinh Hán Bạch ngước mặt nhìn cậu: "Có chuyện gì à?" Cậu không tiện nói rõ: "... Đừng chệch tay nhé." Đinh Hán Bạch thấy buồn cười, bèn không thèm để ý nữa, vừa định bắt đầu làm thì thấy vai mình chùng xuống. Vẫn là ngón trỏ mảnh khảnh nọ ghì hắn, không có vết chai nhưng lại đầy sức mạnh. Hắn lại ngước mặt lên: "Cậu thích vai anh à?" Kỷ Thận Ngữ nghẹn lời mãi mới nói: "... Nhất định đừng chệch tay nhé." Đinh Hán Bạch hơi bực mình, khua tay Kỷ Thận Ngữ ra, lúc bấy giờ Đinh Duyên Thọ mới hả hê nói với từ phía sau: "Em nó không yên lòng vì mày đấy, sợ mày phá hết công sức của nó." "Sư phụ..." Kỷ Thận Ngữ vội nháy mắt ra hiệu với Đinh Duyên Thọ, lại nhìn sang Đinh Hán Bạch thì y như rằng người nọ đã trừng mắt lạnh tanh rồi. Đúng là chẳng dễ chọc tí nào mà, cậu bèn xoay người đi dọn nhà kho, kết quả thế nào cứ phó mặc cho số phận đi. Khách đến rồi lại đi, chim khách bay đi rồi bay về, cứ lặp lại như vậy. Kỷ Thận Ngữ đứng dưới mái hiên hậu đường, đợi tiếng máy móc trong phòng vừa dứt là ló đầu vào nhìn thì trông thấy Đinh Hán Bạch đang dùng bút lông để phủi bụi, mặt bình tĩnh, môi mỏng mím lại, không hề trưng vẻ hưng phấn khi đã làm xong việc. Lẽ nào không đánh bóng tốt thật? Cậu lo lắng. Đinh Hán Bạch ngồi mãi lâu không đứng dậy, chỉ nhìn đăm đăm vào đá Phù Dung không biết đang nghĩ gì, nghĩ đủ rồi, nhìn đủ rồi, bèn ra khỏi phòng đi rửa tay mà không hé răng một câu. Kỷ Thận Ngữ như chú mèo hoang lẩn vào nhà, rón rén vào kiểm tra, vừa nhìn đã cười toe toét. "Sư phụ ơi!" Cậu dâng vật quý cho Đinh Duyên Thọ "Cái này tên là "Ngân Hà mênh mông", con người và chim muông đều có cả, bốn đường dao của người được thay bằng dải ngân hà... Sư ca đánh bóng tuyệt quá." Cậu lấy bụng tiểu nhân do lòng quân tử, có hơi xấu hổ. Đinh Duyên Thọ đeo kính lên để nhìn kĩ rồi đánh giá: "Cách phối màu, cách điêu khắc không soi mói cho được, người mảnh khảnh, không giống phong cách Hán Bạch quen làm, lúc đầu ta nghĩ là con khắc đấy." Kỷ Thận Ngữ đáp: "Sư ca nói viên đá này trong suốt và rực rỡ, thêm cả đã khắc Ngưu Lang và Chức Nữ thì mảnh khảnh mới có tiên khí." Cậu ngoái đầu liếc về phía cửa, Đinh Hán Bạch vẫn chưa trở lại, nhưng cậu không đợi nổi nữa, bèn hỏi luôn: "Sư phụ ơi, người cảm thấy nửa nào tốt hơn ạ?" Đinh Duyên Thọ hỏi lại: "Tự con nhìn thì thấy thế nào?" Câu này khó đáp, đáp không hay sẽ đắc tội với người ta, song Kỷ Thận Ngữ vẫn định ăn ngay nói thật: "Nếu chỉ bàn về tài điêu khắc thì sư ca tốt hơn con, anh chắc tay hơn và thành thạo hơn, khi con điêu khắc cùng anh đã rất là ngạc nhiên, cũng vô cùng khâm phục." Cậu dừng giây lát rồi thì thầm vào tai Đinh Duyên Thọ, "Nhưng về phần con thì bắt sáng tốt hơn, mỗi đường dao đều đặt ở vị trí tốt nhất, có phải không ạ, thưa sư phụ?" Đinh Duyên Thọ sửng sốt, tức khắc cười khì. Ông vốn có bốn đồ đệ, ba đứa kia đó giờ toàn sợ ông, cũng cung kính với ông, có lẽ là vì ở ông có uy nghiêm của người chủ một gia đình. Còn Đinh Hán Bạch thì khó dạy hơn, đã gân cổ lên cãi thì cái gì cũng dám chửi, khiến người ta phải đau đầu. Xưa giờ chưa từng có một đồ đệ nào thầm thì với ông gần đến vậy, mắt sáng rỡ, tựa như bạn bè với nhau, cũng như đang hợp mưu chơi khăm gì đó. Ông xem Kỷ Thận Ngữ như con nuôi, giờ đây thằng nhóc này đang khoe mẽ khiến ông không khỏi cười phá lên, mừng mở cờ trong bụng. Đinh Duyên Thọ cũng hạ giọng nói nhỏ: "Đúng vậy, bao tuyệt kỹ của Kỷ Phương Hứa con đều lĩnh hội được hết rồi." Kỷ Thận Ngữ không nhất định phải phân cao thấp cho bằng được, cậu muốn có được sự công nhận của Đinh Duyên Thọ hơn, để đối phương cho rằng cậu cũng có giá trị. "Sư phụ ơi, thực ra..." Cậu rút vẻ vui mừng lại, "Thực ra vốn dĩ con muốn che giấu tuyệt kỹ này, chỉ có mỗi con biết mà thôi, như vậy sẽ có lợi cho Ngọc Tiêu Ký." Đinh Duyên Thọ gật gù, chăm chú lắng nghe, Kỷ Thận Ngữ còn nói tiếp: "Nhưng người đối xử với con tốt quá chừng, sư ca lại là con ruột của người, hay là con dạy cho anh ấy nhé?" Đinh Hán Bạch rửa tay xong về vẫn trưng vẻ mặt bình tĩnh, chẳng hiểu sao đi đánh bóng mà cứ như phá sản vậy. Kỷ Thận Ngữ thấy không ổn bèn ôm đá Phù Dung trốn cho khỏi họa, trốn ra ngoài sảnh trông quầy. Trong phòng chỉ còn mỗi hai bố con nhà họ Đinh, Đinh Hán Bạch ngồi xuống thở dài thườn thượt: "Nói nghe coi, sư phụ." Đinh Duyên Thọ nói: "Sàn sàn như nhau cả, về mặt tay nghề thì mày tốt hơn, nhưng chẳng đến cái mức không cam lòng vậy chứ, chẳng lẽ mày còn muốn toàn thắng?" Đinh Hán Bạch đã toàn thắng quen rồi, chỉ thắng mỗi một bậc sẽ lấy mạng hắn mất, hắn còn từng cười khinh Kỷ Thận Ngữ, giờ ngẫm lại sao cứ thấy ngu ngục hết sức? Mà quan trọng là... Hắn hơi sợ. Hắn sợ một ngày nào đó Kỷ Thận Ngữ sẽ vượt qua hắn. Cũng không thể nói là sợ được, mà là không cam lòng. "Con trai à, hãy mở lòng hơn đi." Đinh Duyên Thọ rất hiếm khi gọi hắn như thế, "Người trong nghề toàn nói tài hoa của bố đã đạt đến đỉnh cao, còn bố chỉ xem như chuyện cười mà thôi, nhưng người khác có khen con thế nào, bố cũng nhận hết. Con là con trai bố, từ nhỏ con đã có thiên phú cao đến chừng nào, đã chịu khó rèn giũa bao nhiêu, bố là người rõ nhất. Chỉ cần con không để phí nó thì con vẫn có thể tung hoành mà không phải cố kỵ gì." Đinh Hán Bạch bị chọc cười bởi cách dùng từ này, cười xong thì nhìn bố hắn: "Vậy Kỷ Thận Ngữ thì sao?" Đinh Duyên Thọ nói thật: "Thận Ngữ rất giống Phương Hứa, thông minh khôn cùng, tính giác ngộ rất cao, khuyết điểm cũng giống nhau, đó là không đủ kinh nghiệm. Sở dĩ không đủ kinh nghiệm là bởi vì hai người đó thích quá nhiều thứ, cũng vì quá thông minh nên cái gì cũng học được, không thể chuyên tâm được." Đinh Hán Bạch cắt ngang: "Còn học được gì nữa?" Đinh Duyên Thọ trả lời: "Bố nói thế là không hay chứ thằng bé đã theo Kỷ Phương Hứa những mười năm, không thể chỉ biết khắc đồ được." Ông thoáng dừng lại, vỗ mu bàn tay Đinh Hán Bạch, "Căn bản là con không sợ bị vượt qua, con sợ, là bởi vì thằng bé có thứ mà con không có. Nó thích điêu khắc, khắc gì cũng trút tình cảm vào, còn con hãy tự hỏi lòng mình xem, con có vậy không?" Đây đúng là điểm khiến Đinh Hán Bạch không yên lòng. Đinh Duyên Thọ đã từng nói từ rất lâu trước đây, rằng khi hắn làm việc, kỹ thuật luôn lớn hơn tình cảm, thậm chí lúc khó nghe hơn còn nói hắn chỉ biết lạnh lùng khoe khoang tài cán mà thôi. Đinh Duyên Thọ cũng đã cảnh cáo hắn, dẫu cho hắn có yêu thích cái nghề này hay không thì vẫn phải gánh trách nhiệm. Hắn đã đồng ý và chưa từng lơi là, nhưng chỉ vỏn vẹn vậy thôi, không trút tình cảm được sâu hơn nữa. Cửa chính lặng yên không tiếng động, quầy phía Tây bày "Ngân Hà mênh mông", Kỷ Thận Ngữ ngồi sau quầy, trên đầu gối là một hộp hạt dẻ cười, vì để giấu tai mắt người khác nên còn trộn cả mã não băng vào trong nữa, vờ như mình không ăn vụng trong lúc làm việc. Cắn hạt rột rột, tung lên rồi ngửa đầu há mồm ra, trước khi vào miệng thì bị người ta tóm được. Cậu ngoái đầu nhìn Đinh Hán Bạch, chẳng nói chẳng rằng lại cắn hạt tiếp, cắn xong thì chủ động đưa cho đối phương, hỏi: "Anh nói chuyện với sư phụ xong rồi à?" Đinh Hán Bạch "Ừ" một tiếng: "Khen cậu đó." Kỷ Thận Ngữ lại hỏi: "Sư phụ khen em, anh có ghen tị không?" Đinh Hán Bạch trả lời: "Anh cũng khen cậu mà." Kỷ Thận Ngữ tin ngay, bởi từ đầu cậu đã biết Đinh Hán Bạch để ý đến cái gì mà. Cắn hạt dẻ cười xong, cậu im lặng trông quầy với Đinh Hán Bạch, có khách vừa đến là đã hỏi đá Phù Dung ngay, cả hai giả làm kẻ ngu, đáp cũng chẳng tử tế. Tinh điêu tế khắc, không nỡ bán. Nhưng cuối cùng vẫn bán, vừa mở hàng đã hời một vố lớn, Kỷ Thận Ngữ thích chí chạy đi tìm Đinh Duyên Thọ, bảo là con kiếm tiền cho Ngọc Tiêu Ký đó. Đinh Hán Bạch thấy buồn cười, tâm trạng không mấy sáng sủa cũng khá khẩm hơn. Hai người ngồi đến khi đóng cửa tắt đèn, tan giờ làm thì Đinh Hán Bạch gạt Đinh Duyên Thọ bao ăn, bèn đi thẳng đến Truy Phượng Lâu ngay đối diện. Lúc ăn, Đinh Duyên Thọ hỏi Kỷ Thận Ngữ có nhớ các hàng ăn Dương Châu không, nào ngờ Kỷ Thận Ngữ lắc đầu. "Con đã đi các hàng ăn Dương Châu với sư phụ phát chán rồi, không mới lạ nữa." Cậu đáp, "Sau đó sư phụ cũng không thích ăn ngoài tiệm, bèn bảo giúp việc chế biến đa dạng hơn, không ăn món này không ăn món kia, dưỡng sinh." Đinh Hán Bạch buột miệng: "Dưỡng sinh mà chưa gì đã chết sớm quá." Miệng nhanh quá nên lời không hay cũng đã nói ra xong, đùi nhói nhói, Đinh Duyên Thọ đá cho hắn một cú dưới bàn. Hắn gắp cánh gà chiên bơ vàng rụm cho Kỷ Thận Ngữ rồi nói: "Nào, đừng giận." Kỷ Thận Ngữ thích cánh gà này, cắn một miếng rồi lẩm bẩm: "Không sao ạ." Thầy trò ba người ăn chán chê, khi về nhà thì trời đã đen kịt, nhưng tiểu viện đã thay bóng đèn nên sáng hơn nhiều so với lúc thường. Rốt cuộc mai Đinh Hán Bạch cũng phải đi làm, sau khi vào phòng thì đứng trước tủ đồ kiếm quần áo, Kỷ Thận Ngữ đã tắm đâu vào đấy mà hắn mới chuẩn bị xong. Đinh Hán Bạch rề rà đi rửa mặt, tắm xong thì tản bộ trong viện, thấy phòng ngủ sáng bèn hô: "Trân Châu! Ra đây!" Kỷ Thận Ngữ đẩy một cái khe ra: "Sao đêm hôm khuya khoắt lại đi dạo vậy anh?" Đinh Hán Bạch cố tình đáp: "Dưỡng sinh chứ gì nữa, học tập thầy Kỷ á." Kỷ Thận Ngữ chạy ra đánh hắn, hô tên họ của hắn, đá chỗ hiểm của hắn nhưng nom khoái chí lắm. Hắn duỗi tay ghìm lại, bẻ ngược tay cậu, lấy chân chắn chân, nhưng lại làm bộ xin tha mạng. Trên cổ tay cậu có đeo thứ gì đó lạnh băng, lắc qua lắc lại không ngừng, Đinh Hán Bạch tóm lấy: "Cái lắc tay này của cậu lắc kinh thật đấy." Kỷ Thận Ngữ giật chiếc mặt dây chuyền bằng đá Hổ Phách về, ý cười vẫn chưa vơi, lộ mấy chiếc răng trắng. Đùa đủ rồi, Đinh Hán Bạch tắt đèn, tiểu viện nhất thời tối om, hắn dạo bước với Kỷ Thận Ngữ trong màn đêm nọ, kế đó bước lên bậc thềm, đến lúc tới cửa mới tạm biệt. "Ngủ đi." Hắn không hay nói câu chúc ngủ ngon. Kỷ Thận Ngữ bất chợt vỗ người hắn: "Sư ca này, em muốn đáp lễ anh bằng một món quà." Một cơn gió thổi qua, chim khách líu lo trong lồng, đám mây trên bầu trời đêm cũng đã bị thổi đi mất, sao trời xuất hiện, ánh trăng giúp Đinh Hán Bạch trông thấy rõ gương mặt của Kỷ Thận Ngữ. Đôi mắt người ấy sáng rỡ, nghiêm túc muốn lễ thượng vãng lai với hắn. (*Lễ thượng vãng lai: Có qua có lại.) Quà... Không hiểu sao lại khiến người ta nhớ đến chiếc khuyên tai bằng Phỉ Thúy giả nọ. Đinh Hán Bạch lùi ra sau rồi nói thẳng thừng: "Thôi cậu cứ dẹp đi." *Giải thích chút xíu về xưng hô giữa bố con nhà họ Đinh. Bình thường tôi sẽ để Đinh Duyên Thọ xưng bố - mày cho hợp, còn khi nào tâm sự tỉ tê nghiêm túc như trong chương này thì sẽ thành bố - con nha.
|
Chương 12: "Em không nhìn, anh đi đi."[EXTRACT]*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Toái ngọc đầu châu Tác giả: Bắc Nam Edit: Dú Chương 12: "Em không nhìn, anh đi đi." "Thêm đôi bát đũa nữa!" Khi Khương Thải Vi nghe thấy tiếng gào này là lúc đang nấu canh, tay run bắn suýt chút nữa đã làm rớt bát vào nồi, người gào thì vồn vã, cô chưa kịp bưng ra đã tự xông tới. Cô đưa canh sang, không khỏi cảm thán, "Lạ à nha, dậy sớm vậy làm gì?" Đinh Hán Bạch uống một hơi hết nửa bát: "Dì bớt lạ lùng đi, không đi làm thì dì nuôi cháu nhé?" Khương Thải Vi bị nghẹn lời trước thằng cháu trai kém ba tuổi, bèn nắm tay đập sau lưng đối phương một cái mới hả giận, kế đó Khương Sấu Liễu mới bước vào phụ họa: "Còn trách người khác lạ lùng, mình thì suốt ngày nhắm mắt nhắm mũi xin nghỉ, cục trưởng Cục Di sản văn hóa cũng chẳng rảnh như con đâu." Đinh Hán Bạch không muốn cãi với đôi chị em như thể mẹ con này, bèn đứng chen trong bếp đến khi ăn no rồi mới đi. Đã mấy ngày không đi làm, hắn vội ra cửa, dọc đường đi còn mua một chiếc bánh kem bơ mời dì lao công ăn, bảo người ta chú trọng quét tước văn phòng một lượt. Thật ra văn phòng toàn là tự túc quét tước rồi thay phiên nhau, hoặc ai trẻ tuổi nhất cứ tự giác đứng ra làm. Nhưng Đinh Hán Bạch không chịu, cầm chổi xách hốt rác có thể giảm tuổi thọ hắn luôn đấy, vì vậy mỗi lần quay vòng đến lượt hắn là hắn lại hối lộ dì lao công trong tòa nhà. Các đồng nghiệp lục tục đến, phát hiện trên bàn có vòng tay, Đinh Hán Bạch nói: "Mấy ngày trước tôi mua ở chợ đồ cổ đó, đồ giả đã quẳng hết rồi, đồ thật đeo chơi đi." Tổ trưởng Thạch hỏi hắn: "Có tặng cho chủ nhiệm Trương không?" Đinh Hán Bạch trả lời: "Không, cháu đây không thích nịnh bợ sếp." Tổ trưởng Thạch vừa bực vừa mừng, nhìn cái đức hạnh của hắn mà đau đầu, lúc này Trương Dần xách cặp vào, quét mắt nhìn mọi người rồi cất tiếng chào. Đinh Hán Bạch đành phải đứng dậy dưới cái nhìn của tổ trưởng Thạch, phủi quần kéo áo, đi theo Trương Dần vào văn phòng chủ nhiệm. "Nghỉ đủ rồi à?" Trương Dần kéo cửa sổ lá sách lên, "Viện trưởng Lý gọi điện bảo bức phù điêu thời Hán đã trùng tu xong rồi, hoan nghênh cậu đi kiểm tra." Đinh Hán Bạch chẳng nhớ nhung gì vật đó cả, chỉ yên tĩnh ngồi nghe đối phương sắp xếp những công việc mới đây. Cuối cùng, Trương Dần hỏi: "Không phải Ngọc Tiêu Ký thanh cao lắm à, sao đến cả vòng gỗ cũng bán?" Rõ là hiểu lầm xuất xứ của vòng tay này, Đinh Hán Bạch không giải thích gì, lấy một chiếc vòng mình giữ trong túi ra, "Không còn cách nào nữa, người không thể sống bằng sự thanh cao được, còn gỗ toàn là đồ thượng thừa, tặng cái vòng này cho anh đó." Trương Dần không nhúc nhích: "Được rồi, đi làm việc đi." Đinh Hán Bạch như thuốc cao bôi trên da chó: "Hạt gỗ nu, không có một miếng sứt nào, anh nhìn này." (*Hạt gỗ gu – nguyên văn là 瘤疤珠子 – Sau khi tìm hiểu qua hình ảnh lẫn giải thích trên baidu và thử tìm hiểu bên Việt Nam mình gọi gì thì tôi thấy "Gỗ nu" là sát nhất. Gỗ nu là một thuật ngữ mà người chơi đồ gỗ thường gọi, nhưng nó không phải tên một loại gỗ mà nó là bướu và mắt gỗ được hình thành từ những cây có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Phần nu gỗ là phần thương tật của cây gỗ, nó có vân và màu sắc tự nhiên rất đẹp và khác biệt so với cây gỗ chủ. Cây gỗ bị thương tật do bị sâu mọt, chặt chém, sét đánh, xây xát sẽ tạo thành nu gỗ. Do đặc điểm sinh lý và lý do bảo tồn sự phát triển tự nhiên của cơ thể sống, cây hấp thu chất dinh dưỡng từ đất và không khí, dồn một lượng lớn vào nơi bị thương tổn làm cho nó phát triển khác thường so với những nơi khác trên thân cây khiến chỗ thương tật phình to ra thành bướu. Độ lớn của bươu phụ thuộc vào cách hấp thụ chất dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng của cây. Nhưng đa phần thân cây có bướu đều có đường kính lớn hơn thân cây chủ. Nói như thế không có nghĩa là có thể tạo ra nu bằng cách mà con người có thể can thiệp vào được như dùng dao chặt, làm trầy xướt thân cây. Việc làm này có tỷ lệ thành nu rất thấp, có khi chỉ tầm khoảng 1%. Cho nên gỗ nu trên thị trường thuộc hàng hiếm và có giá trị rất cao.) Lần này hắn ra sức giới thiệu làm Trương Dần không tỏ vẻ được nữa, bèn cụp mắt thưởng thức vòng tay. Màu sắc và độ dày đều qua cửa, Trương Dần lấy đèn cực tím từ ngăn kéo ra, xem vân xem sao, trông hết sức hài lòng. "Chủ nhiệm à, thế tôi ra ngoài trước nhé?" Đinh Hán Bạch nhẹ giọng hỏi rồi đứng dậy rời đi, ngay khi đóng cửa thì bĩu môi. Mãi đến tận chiều, Trương Dần đeo vòng đi khoe khoang khắp chốn thì chợt biết được đó là hàng vỉa hè chỗ chợ đồ cổ Đồi Mồi, khó đảm bảo là thật, cũng khó đảm bảo là xuất sắc, bèn tức đến nỗi ước gì có thể xách Đinh Hán Bạch lên đánh một trận. Ba phần là tức vì đồ, bảy phần là tức vì màn lừa gạt của Đinh Hán Bạch. Cửa văn phòng chủ nhiệm đóng sầm, ai nấy đều im bặt cúi đầu làm việc, tổ trưởng Thạch mệt lòng dịch ghế dựa lại gần: "Tiểu Đinh à, cớ gì cháu cứ phải cà khịa với cậu ta vậy?" Đinh Hán Bạch gõ chữ: "Chỉ dựa vào việc cháu có thể làm bản phân tích hiện vật này còn anh ta thì không, không làm được còn chẳng biết đường câm miệng đi, còn đi chế nhạo nhà cháu làm cháu bực." Tổ trưởng thạch không mấy vui vẻ: "Đơn vị có nhiều người thế mà mấy ai hiểu được đâu, đúng không?" Đinh Hán Bạch gõ dấu chấm: "Không hiểu cũng chẳng sao hết, nhưng cháu không chịu nổi cái tính đã không hiểu gì lại còn hay khoe mẽ, rồi ngày nào cũng hạ bệ người khác, đúng là chẳng biết sức mình đến đâu." Hắn đợi máy in chạy, thầm nhủ đi làm chẳng có hứng gì cả, hay cứ nghỉ ở nhà thì hơn. Nghĩ đến nhà tự nhiên lại nghĩ đến Kỷ Thận Ngữ. Kỷ Thận Ngữ nói là sẽ tặng quà cho hắn, hắn từ chối. Sáng nay Kỷ Thận Ngữ còn bảo quà rất đắt đỏ, hắn không ôm hi vọng gì, cũng đoán là mình sẽ chẳng ngạc nhiên mấy. Không hiểu sao Kỷ Thận Ngữ lại hắt hơi, đứng trước cửa sụt sịt mũi. Đương lúc đóng cửa thì Khương Thải Vi bước vào từ cổng vòm, đối mặt với ánh nhìn của cậu, "Thận Ngữ, sao chưa ăn sáng?" Khương Thải Vi rất lo cho cậu nên hay mang đồ ngon cho, "Tóc ướt thế, mới gội à?" Kỷ Thận Ngữ gật đầu: "Dì út ơi, hai ngày tới cháu không ra phòng khách ăn cơm đâu, dì nói với sư phụ và sư mẫu giùm cháu một tiếng nhé." Thấy Khương Thải Vi tò mò, cậu bèn giải thích, "Cháu muốn làm một thứ, nên không ra viện được." Khương Thải Vi ngạc nhiên hỏi: "Thế cũng chẳng đến mức không ra cửa không ăn cơm chứ, có phải sức khỏe không ổn ở đâu nên cháu ngại nói không?" Kỷ Thận Ngữ cảm ơn sự săn sóc của đối phương: "Cháu sợ phân tâm sẽ không làm tốt được, bánh đào dì đưa cháu vẫn chưa ăn xong mà, cháu đói bụng thì sẽ ăn đôi cái trong phòng." Cậu dỗ đến khi Khương Thải Vi đồng ý mới thôi, đối phương đưa thêm nhiều đồ ăn vặt và hoa quả cho cậu, đợi người vừa rời đi là cậu vào phòng cài then cửa ngay, khóa cửa sổ lại, không bận tâm đến mái tóc ướt nhẹp mà lấy lọ tẩy da chết và kem dưỡng tay ra thoa như thường lệ. Mười ngón tay không nhiễm bất cứ một hại bụi nào, bụng ngón được thoa đến là trơn nhẵn và mềm mại, sau đó đi rửa, công tác chuẩn bị này mới được xem là hoàn thành. Kỷ Thận Ngữ ngồi trước bàn, bày hết dụng cụ ra, có hơn mười loại dao cắt la-de, thậm chí còn có các máy mài đời cũ. Giữa mặt bàn là đống mảnh vỡ hiện vật bị chia thành hai phần, vật bị vôi hóa hư hao và vật đi kèm đều được giữ gìn tốt. Kỷ Thận Ngữ lấy một cái đáy bát sứt mẻ, đặt lên giấy, phác hình theo mép viền, sau đó lựa nét từ phần bị mẻ, cầm dao cắt, mài rất tỉ mỉ. Nửa lọ keo dán mang từ Dương Châu đợi lên sàn, từng giây từng phút, một ngày cứ thế trôi qua. Đến lúc hoàng hôn... Đến khi ánh nắng vàng ấm tan biến mất, chỉ còn lại màn đêm đen kịt thì cuối cùng cũng làm xong. Bụng ngón không có bất cứ một vết chai nào chính là thứ công cụ tốt nhất, có thể thử xúc cảm nhẵn mịn có đủ hay không, Kỷ Thận Ngữ ngồi tù tì trên ghế hàng mấy tiếng đồng hồ, rốt cuộc cũng dán xong một cái đáy bát. Đây là nguyên nhân cậu không thể có vết chai được, cũng là điều mà cậu đã học được từ nhiều năm đi theo Kỷ Phương Hứa. Đinh Hán Bạch từng hỏi cậu biết sửa sách phải không, cậu đã đáp qua loa cho xong chuyện, dù sửa chữa chỉ là một công đoạn trong đó mà thôi. Nói chính xác ra thì cái cậu học được gọi là "Làm giả đồ cổ." Đinh Hán Bạch không về tiểu viện, sau khi về nhà bèn đợi ăn cơm tối ở phòng khách luôn, khi ăn cơm bên tay trái trống người, khuỷu tay không chọc trúng ai, thậm chí thấy khá là không quen. Ăn xong hắn xem tivi với Khương Sấu Liễu, chỉ cần hắn thành thật làm việc thì luôn là cục cưng trong mắt mẹ, xem tivi thôi mà được đút cả đống đồ tráng miệng no căng bụng. Đến tận đêm khuya về tiểu viện, hắn thấy cửa phòng Kỷ Thận Ngữ đóng, tắm xong về phòng vẫn thấy cửa đóng. Hắn bèn ngồi ngay dưới hành lang đọc cuốn "Như núi như biển", từ chương nọ sang chương kia, chương tra cứu đồ cổ rất thú vị, bèn đọc hết trang này đến trang khác. Gió mát giúp lật trang, ve không ngừng kêu râm ran, mắt Đinh Hán Bạch đã mỏi, ngoái đầu lại nhìn cửa phòng ngủ rồi hắng giọng một tiếng: "Kỳ ghê! Tam phục thiên mà lại có gió to hạ nhiệt độ!" (*Tam phục thiên ý chỉ tháng nóng nhất trong hè.) Kỷ Thận Ngữ đang làm việc một cách cẩn thận, im lặng đến mức như không có hơi thở. Đinh Hán Bạch tung mồi mà cá chẳng cắn câu, bèn thu sách về chuẩn bị đi ngủ, thong dong bước đến cửa phòng người ta, tò mò cộng thêm việc thấy đèn vẫn sáng. "Kỷ Trân Châu à, làm gì đấy?" Hắn hỏi một cách thân thiết, "Có đói không, chúng ta ra phòng bếp hâm canh cá nhé?" Kỷ Thận Ngữ bị quấy rầy đành đáp: "Em không đói." Đinh Hán Bạch chuyển sang cách khác: "Hôm nay ở đơn vị có chuyện rất buồn cười xảy ra, mở cửa anh kể cậu nghe cho." Kỷ Thận Ngữ nói: "Em không nghe." "..." Càng từ chối càng thấy tò mò hơn, Đinh Hán Bạch ước gì mình có thể đục một cái lỗ lên cửa, "Chương thứ tư của cuốn này hơi sai sai, nói linh tinh về đồ sứ Châu Phi, cậu mau nhìn này." (*Đồ sứ Châu Phi hay đồ gốm Tz"u-chou là một thuật ngữ cho một loạt các đồ gốm sứ Trung Quốc từ giữa triều đại nhà Đường cuối triều đại nhà Minh, nhưng đặc biệt gắn liền với thời Bắc Tống đến thời Nguyên trong thế kỷ 11 14.) Kỷ Thận Ngữ mất kiên nhẫn: "Em không nhìn, anh đi đi." Đinh Hán Bạch được Khương Sấu Liễu cưng cả tối, giờ đứng trước cửa nếm trải hết bao nóng lạnh chốn nhân gian, cuối cùng dỗi rồi đi mất. Ngủ qua một đêm, hôm sau ra quyết tâm không thèm đếm xỉa gì đến Kỷ Thận Ngữ nữa, ai ngờ đi ra lại phát hiện cửa phòng cách vách vẫn đóng. Tiếng bước chân xa dần, Kỷ Thận Ngữ chớp đôi mắt mỏi mệt, trước mắt cậu là một bình sứ xanh với hình dáng ban đầu, còn mỗi cổ bình là chưa làm xong. Cậu mở cửa đi rửa mặt, chưa đến mười phút sau lại về phòng khóa cửa, chỉ ăn vài miếng bánh lót dạ, nếu không no bụng sẽ dễ mệt. Tiếng bước chân càng gần, Kỷ Thận Ngữ nghiêng đầu mài miệng bình, khóe mắt thoáng nhìn bóng dáng ngoài cửa. Đinh Hán Bạch hỏi: "Cậu tạo bom nguyên tử ở trong đó à?" Kỷ Thận Ngữ không ngước mắt, chỉ mỉm cười, Đinh Hán Bạch lại hỏi: "Nói tặng quà xong lại không lộ mặt ra, hối hận hả?" Kỷ Thận Ngữ phiền tên này muốn chết, hít sâu giữ động tác trên tay cho vững. Đinh Hán Bạch tự thấy mất mặt nên đi mất. Cậu bế quan tu luyện suốt hai ngày một đêm, dùng cách sửa dán để bước đầu hoàn thành bình sứ xanh, vì phần thân mảnh sứ vỡ là hiện vật vớt dưới đáy biển nên phần gia công tiếp đó đơn giản đi nhiều. Cậu lại thức suốt đêm, tạo đường vân trên bình hoa, đắp lại phần cặn đã tróc lẫn rêu và bọ. Mưa cứ rơi rả rích mãi. Cậu tập trung làm hơn mười khâu, khi trời sắp sáng thì trời đã lạnh đến độ không cảm nhận được độ ấm lúc thường được. Đinh Hán Bạch khoác thêm một cái áo khoác rồi yên lặng đi làm, không đến cửa hỏi han nữa. Lòng hiếu kỳ của con người cũng có giới hạn, lên ngưỡng đỉnh rồi sẽ giảm xuống, cho đến khi không còn gì nữa cả. Trời mưa sinh lười biếng, trong văn phòng chẳng mấy ai làm việc, đến cả Trương Dần cũng bưng cốc nước rảnh rỗi đi qua đi lại. Đinh Hán Bạch đứng ngắm cảnh nơi cửa sổ, sờ nhánh phong đằng leo men theo khung cửa, nghiền ra rồi vứt xuống dưới, chỉ còn mỗi cánh tay dính màu xanh ẩm ướt. Hắn đoán, chắc giờ Đinh Duyên Thọ đang đọc báo ở Ngọc Tiêu Ký, trước cửa vắng tanh vắng ngắt trông đáng thương ghê. Hắn lại đoán, chắc Khương Thải Vi đang uống nước ấm ở văn phòng, trời hạ nhiệt độ còn mặc váy và trang điểm. Suy nghĩ cuối cùng lại rẽ về nhà, hắn nghĩ đến Kỷ Thận Ngữ đóng cửa tạo đồ, thần thần bí bí, làm người ta hiếu kỳ. Đinh Hán Bạch không hề nghĩ sai, cửa phòng vẫn đóng, đồ đã làm đến bước cuối, mười ngón tay của Kỷ Thận Ngữ đỏ bừng, do nắm dao lâu quá nên bị hằn lên bụng ngón, dính nước keo nên da bị tổn thương, nhưng cậu đã làm tốt lại muốn tốt hơn nữa, không chịu cẩu thả chút nào. Cậu muốn đáp lễ Đinh Hán Bạch bằng một món quà, thẻ đánh dấu sách bằng vàng và mặt dây chuyền bằng đá Hổ Phách, cậu không thể vung tay keo kiệt được, trước hết cần phải kiếm chút tiền đã. Hồi trước lượm mấy mảnh sứ vỡ này là để luyện tập, lần này vừa khéo lấy ra dùng luôn, làm xong cầm ra chợ đồ cổ bán là sẽ có tiền. Kỷ Thận Ngữ không thể nói chuyện này cho người khác biết được. Tuy nhà làm điêu khắc, nhưng làm giả tốn thời gian và công sức hơn nhiều so với điêu khắc, bị người ta biết tức là thêm phiền. Hơn nữa lúc trước Kỷ Phương Hứa mua bán đồ cổ có quảng giao đấy, song không một ai biết rằng cậu biết làm những thứ này, bởi đây là tài năng mà cậu phải giữ kín không được nói ra, không phải chuyện gì hay ho để có thể bô bô bên ngoài. Còn một điều nữa, đó là Kỷ Thận Ngữ nhớ hôm đó đi chợ đồ cổ Đồi Mồi, Đinh Hán Bạch từng nói với cậu là hắn biết phân biệt đồ thật đồ giả, vẻ mặt và ngữ điệu đó vừa ung dung vừa kiêu căng, như thể đó là chuyện không phải nghi ngờ gì hết. Nếu Đinh Hán Bạch biết cậu làm giả thì không tưởng tượng được hắn sẽ có phản ứng gì. Vừa gọt giũa, vừa cân nhắc, rốt cuộc Kỷ Thận Ngữ cũng hoàn thành công việc, mưa cũng ngừng rơi. Cậu bỏ bình sứ xanh vào tủ đồ để hong khô, dùng ít sức cuối cùng để dọn sạch bàn, chẳng buồn lấp bụng, cũng chẳng còn sức tắm rửa thay đồ, đến cả việc mở cửa sổ ra cũng không lấy sức được nữa là. Ba ngày hai đêm không ngủ không nghỉ, tinh thần căng thẳng được thả lỏng ngay thời khắc được nằm trên giường. Kỷ Thận Ngữ ngủ không cởi áo, vội đi gặp Chu Công ngay. Sau cơn mưa trời đã lạnh nay còn lạnh hơn, cơm tối có nấu một nồi canh thịt viên, ăn xong Khương Sấu Liễu bèn múc riêng một bát để hâm nóng lại, bảo Đinh Hán Bạch đưa cho Kỷ Thận Ngữ ăn. Đinh Hán Bạch thấy phiền kinh khủng, bèn bưng đi chẳng mấy vui vẻ, đi được hai bước lại quay lại: "Lấy cả bánh nướng hạt mè nữa..." Hắn bưng khay về tiểu viện thì ngạc nhiên phát hiện đèn đã tắt. "Kỷ Trân Châu ơi?" Hắn gọi, đặt khay xuống hành lang, "Mẹ anh nấu canh thịt viên cho cậu này, mở cửa ăn cơm đi." Bên trong không có động tĩnh gì, hắn cũng không muốn làm nhân viên phục vụ: "Đặt xuống rồi, thích thì ăn không thì thôi." Đinh Hán Bạch nghênh ngang rời đi, rúc trong thư phòng vẽ vời. Vẽ đến khi nửa đêm gà gáy, quên sạch hết tất cả mọi chuyện, về phòng ngủ ngửi thấy mùi mới bừng tỉnh, bắt gặp cái khay vẫn đặt dưới hành lang, không ngờ đồ ăn vẫn chưa xê dịch gì?! Hắn vọt thẳng đến ngoài cửa, ra sức gõ: "Mở cửa ra, anh không tin, đây là nhà cậu hay nhà anh?" Gõ được một lúc mà bên trong vẫn không phản ứng gì, Đinh Hán Bạch rút tay về, bỗng thấy hoảng. Trong đó không xảy ra chuyện gì chứ? Kỷ Thận Ngữ không mắc bệnh tim di truyền gì rồi chết bên trong đó chứ? "Kỷ Trân Châu!" Hắn gào lên, nhấc chân đá phăng cửa, cửa mở ra chạy vọt vào trong thì ngửi thấy mùi keo dán... Bật đèn lên, phòng sạch tinh tươm, có tiếng hít thở vững vàng truyền đến từ trên giường. Kỷ Thận Ngữ cuộn thành một cục, rõ là đã rét run. "Đúng là... thần bí vãi chưởng." Đinh Hán Bạch đi đến bên giường, đắp chăn lên cho đối phương, lúc này mới phát hiện ra Kỷ Thận Ngữ không thay đồ ngủ, mặt lấm lem, mắt thâm quầng, đôi gò má gầy xọp, tay loang vết bẩn. Hắn vắt khăn ngồi xuống mép giường, vén sợi tóc mềm mại lên, lau mặt cho Kỷ Thận Ngữ từ trán đổ xuống. Xuống tay không chừng mực, gọi như quỷ rống quỷ gào thế kia mà chẳng đánh thức người ta dậy được, thế mà lại lau người ta đến tỉnh. Da mặt Kỷ Thận Ngữ ửng đỏ, đau đến nhe răng: "Con không dám nữa đâu..." Đinh Hán Bạch dừng tay: "Không dám gì?" Kỷ Thận Ngữ mơ màng đáp: "Không dám ăn vụng nữa." Thì ra là coi Đinh Hán Bạch thành vợ Kỷ Phương Hứa, còn tưởng cái đau đó là một cú bạt tai. "Để sư mẫu lau cho con." Đinh Hán Bạch tức đến nỗi đổi cả giọng, lại lau lung tung, sau đó là lau tay cho Kỷ Thận Ngữ. Cẩn thà cẩn thận, cứ sợ tăng tí lực thôi là tróc da ngón tay ngay, Đinh Hán Bạch nhìn rồi suy nghĩ xem cái tay này làm gì mà lại thành ra như vậy? Mãi lâu sau mới ngước mắt lên thì phát hiện ra Kỷ Thận Ngữ đã tỉnh rồi. Cậu đang mông lung và lặng thinh nhìn hắn. Đinh Hán Bạch đặt bàn tay đó xuống: "Cậu đói chưa?" Thấy đối phương gật đầu, hắn còn nói thêm: "Anh làm một trò ảo thuật cho cậu nhé." Kỷ Thận Ngữ nhắm mắt lắng nghe tiếng Đinh Hán Bạch đứng dậy, lắng nghe cả tiếng bước chân rời khỏi phòng ngủ rồi quay trở lại. Đợi đến khi Đinh Hán Bạch bảo cậu mở mắt, cậu mới thấy đầu giường có một bát canh thịt viên và hai cái bánh nướng. Đinh Hán Bạch đi về ngủ, không hỏi cái gì cả. Trời lại đổ mưa, nhưng Kỷ Thận Ngữ đã quên phong cảnh của Dương Châu mất rồi. *Chú thích: Hạt gỗ nu:
|
Chương 13: Giỏ tre múc nước cũng bằng không[EXTRACT]Toái ngọc đầu châu Tác giả: Bắc Nam Edit: Dú Chương 13: Giỏ tre múc nước cũng bằng không Cái tên Đinh Hán Bạch này chẳng tốt quá một đêm, đêm trước thì tri kỷ lau mặt bưng cơm cho người ta, hôm sau tỉnh dậy bèn đập cửa hỏi han. Hết cách rồi, lòng hiếu kỳ của hắn đã phơi ra đó mấy ngày nay, thể nào cũng phải làm cho ra lẽ mới được. Kỷ Thận Ngữ bị quấy giấc ngủ bởi tiếng đập cửa, bèn vùi đầu xuống gối, sau đó tên thổ phỉ ngoài cửa đá phăng cửa ra, xông tới, ngồi bộp xuống giường, lay cậu qua lớp chăn. "Dậy mau." Bàn tay Đinh Hán Bạch dồn sức hơn nữa, nhấn eo Kỷ Thận Ngữ một cái thế mà còn có tiếng xương ken két, "Mấy ngày nay cậu ru rú trong phòng làm gì đấy? Không nói rõ thì tuần này đừng nghĩ đến chuyện tắm rửa nữa." Kỷ Thận Ngữ trở tay che eo, nghe thấy chữ "Tắm rửa" bèn cãi lại ngay: "Thế em đi hồ Thanh Hoa, em đi xông hơi." Cậu trở người ngồi dậy, rút vẻ lim dim đi, chỉ còn lại sự tỉnh táo sau khi đã ngủ đủ giấc. Đinh Hán Bạch ngồi cách cậu có nửa cánh tay, nghiêng người ngửi ngửi, nhíu mày trợn mắt: "Người cậu bốc mùi rồi kìa! Chua loét, anh mắc ói ghê!" Giọng điệu và biểu cảm của người nọ trông quá thật, như thể sắp mở miệng ra ói thật, tức thì mặt Kỷ Thận Ngữ đỏ bừng, lúng túng và khó xử, vân vê quần áo dưới chăn rồi ngập ngừng đáp: "Em không đổ mồ hôi mà, giờ em đi tắm ngay đây." Đinh Hán Bạch lật mặt nhanh như lật bánh tráng, đưa tay ngăn lại: "Đã bảo là không cho tắm rồi, giờ khai ra mấy ngày nay cậu đã lén lút làm gì cái đã." (*Thực ra gốc ở câu này là 丁汉白来一套川剧变脸 – Xuyên kịch biến diện là một loại hình biểu diễn nghệ thuật có nguồn gốc từ Tứ Xuyên. Biến diện hay còn gọi là chuyển mặt nạ. Các diễn viên sẽ chuyển từ một mặt nạ này sang một mặt nạ khác và để lộ ra khuôn mặt mới ngay trong chớp mắt trước toàn thể khán giả. Trong đó có người có khả năng đổi 20 mặt nạ trong vòng 6-7 phút.) Lại vòng về vụ này, Kỷ Thận Ngữ cũng chẳng rõ mình có bốc mùi hay không, nhưng Đinh Hán Bạch cứ giục, cậu bèn khom người lủi dưới cánh tay đối phương, chân trần giẫm lên sàn nhà: "Em đóng cửa thì thích làm gì chẳng được, sư phụ cũng không quản, anh càng không quản được đâu..." Đinh Hán Bạch vừa nghe đã nổi đóa ngay: "Bớt lấy Đinh Duyên Thọ ra để khè người ta đi, vô ích thôi! Đây là viện của anh, cậu làm gì cũng phải chịu sự quản lý của anh hết." Hắn đứng dậy, ép đối phương phải lùi về phía sau, "Chơi trò thần bí đúng không? Từ hôm nay không được ra tiền viện ăn cơm nữa, cứ đóng cửa ăn trong phòng luôn đi!" Kỷ Thận Ngữ loáng thoáng cảm thấy Đinh Hán Bạch ăn mềm không ăn cứng, thế nhưng cậu cóc thèm sợ hắn, nghe xong chẳng dịu giọng đi mà còn gân cổ lên cãi bướng: "Không đi thì thôi, ngồi ăn cơm cạnh anh chả có hứng ăn gì sất, em cũng mắc ói!" Đinh Hán Bạch đá cửa rời đi, cửa bị đá lắc lư, cảm thấy sớm hay muộn gì rồi cũng sẽ sập xuống. Kỷ Thận Ngữ bị cơn gió lùa vào thổi tỉnh, mới nhận ra hai bọn cậu trẻ con và buồn cười quá, song giận thì đã giận rồi, thể nào cuối tuần này đối phương sẽ không thèm đoái hoài gì đến cậu nữa. Không đoái hoài cũng tốt, yên tĩnh. Kỷ Thận Ngữ vẫn dọn phòng, còn ngâm nga một khúc hát Dương Châu mà Kỷ Phương Hứa thích nghe lúc sinh thời, tắm táp thay quần áo xong, cả người lẫn phòng bỗng bừng sáng hẳn. Hai ngày nay ẩm thấp, bình sứ xanh phải phơi khô đến tận thứ hai, cậu bèn ôm bài tập nghỉ hè đến Ngọc Tiêu Ký trông quầy. Con trai không dễ chọc thì cậu sẽ làm ông bố vui vẻ. Đợi đến thứ hai, trời trong lành mà mặt Đinh Hán Bạch vẫn chưa mấy sáng sủa, thốt một câu buổi tối có buổi hội họp bèn đi làm luôn. Kỷ Thận Ngữ đủng đỉnh chọn quần áo, mặc bộ đồ xa xỉ nhất, đeo cặp sách đựng bình sứ canh rồi thẳng tiến đến chợ đồ cổ Đồi Mồi. Cậu bước vào cổng, ung dung đi dạo khắp hai vòng, mua lon nước ngọt rồi tìm một góc trống sáng sủa, bắt đầu bày rạp. Tức thì có một thanh niên trẻ đến hỏi: "Cái bình này như nào vậy?" Kỷ Thận Ngữ uống lon nước ngọt, liếc mắt khinh khỉnh như thể cầm cúp Kim Kê và Bách Hoa vậy: "Chẳng như nào cả, đừng chắn sáng nữa." Ở cái giới này, chưa chắc sẽ nghe ra người trong nghề nhưng chắc chắn kẻ ngoại đạo sẽ bại lộ ngay. Cậu đuổi hết người đến hóng chuyện, lót báo cũ ngồi xếp bằng, đợi người mua chân chính. Không bao lâu sau, một bà cụ đi ngang qua, tóc bạc được chải gọn gàng lẫn trong vòng tai trân châu, dừng lại nói: "Ôi, ta phải đeo kính viễn để ngắm cái này." Xung quanh có người đánh mắt sang, thì ra bà cụ này là khách quen, thích sưu tầm trang sức cổ. Kỷ Thận Ngữ không đoán được thực lực của bà cụ, bèn tròn mắt đánh giá, cố tình ra vẻ không thèm coi ai ra gì. Bà cụ hỏi: "Nhóc à, cháu bán đồ mà không giới thiệu gì hả?" Kỷ Thận Ngữ nói: "Nhà cháu có rất nhiều đồ cổ, cái này lấy bừa từ trong tủ đồ ra, bán để đổi tiền tiêu vặt." Trông mặt bà cụ đôn hậu: "Trong nhà có nhiều đổ cổ như thế, cháu lại ăn mặc chỉn chu, thế mà còn thiếu tiền tiêu vặt ư?" "Cháu trượt cuối kỳ, bố cháu không cho tiền tiêu." Kỷ Thận Ngữ cúi đầu, gõ lon nước ngọt lên bình sứ xanh, "Cơ mà người thạo nghề sẽ biết bình này của cháu là hàng tốt, cháu không bán tháo đâu, nếu không, bị bố biết sẽ ăn đòn." Đang nói thì có thêm một người đàn ông bước đến, đeo kính xách cặp đựng công văn, khá là nhã nhặn. Gã ngồi xổm xuống, cầm cổ bình lên nhìn, sờ hoa văn trên mặt sứ, khẩy vết bẩn dọc hoa văn, hỏi mà như không hỏi: "Chất bẩn này đặt trong tủ đồ cũng tích tụ ra được." Kỷ Thận Ngữ tỉnh bơ: "Bố tôi nói từ khi mua thì cái bình này đã thế rồi, không có vết bẩn mới là giả ấy." Có người thích cách nói này, người đàn ông trở bình để xem tỉ mỉ hơn, Kỷ Thận Ngữ cụp mắt ra vẻ thờ ơ, nhưng thật ra rất căng thẳng. Đống sứ vỡ đó toàn là hiện vật trục vớt dưới biển, vết bẩn bên ngoài cũng đúng là vôi hóa thật, bởi vậy nhìn từ chất liệu thì bình sứ này không có vấn đề gì, điều thử thách chính là tay nghề của cậu. "Anh muốn mua không?" Cậu hỏi, "Không mua thì đừng khảy với sờ nữa." Gã đàn ông không quan tâm, cứ nhìn ngắm mãi lâu: "Màu men bình sứ xanh này của cậu không được đều, khá ố vàng." Một khi đã soi mói tức là muốn ép giá, muốn ép giá tức là muốn mua. Kỷ Thận Ngữ liếc nơi ố vàng, nghĩ thầm, chẳng lẽ không ố vàng được ư? Mảnh vỡ màu men không hợp nên chỉ đành dùng thứ khác giông giống đắp vào. Cậu bèn đáp: "Nếu không ố vàng thì anh phải cân nhắc đến chuyện thật hay giả, bởi ố vàng là do nó đã chìm dưới biển quá lâu." Gã đàn ông chẳng hề bất ngờ, bèn đáp lời nói cho quần chúng nghe: "Đúng, đây là cái bình được trục vớt dưới biển lên, có vẻ là bình thời nhà Thanh." Bà cụ lập tức hỏi: "Vậy tốn bao nhiêu tiền?" Gã đàn ông mỉm cười: "Tuy được bảo tồn nguyên vẹn, nhưng hình dạng bình thường, bên ngoài lại không có tì vết nào, không đắt nổi." Kỷ Thận Ngữ nghe vậy cũng mỉm cười. Cậu chỉ muốn đổi lấy tiền mua quà cho Đinh Hán Bạch mà thôi, thời gian gấp rút cũng chẳng thể làm ra thứ gì phức tạp hơn, người này nói đúng. "Anh mua không?" Cậu giơ ba ngón tay lên, "Giá này." Ba vạn, gã đàn ông nhìn thẳng vào cậu, nói: "Một vạn ba." Kỷ Thận Ngữ xoay mặt đi: "Xem xong thì đặt xuống, đừng chắn sáng nữa." Gã đàn ông sửng sốt trước thái độ này của cậu, bà cụ thì buồn cười: "Thằng bé này lạnh lùng vậy đó, không phải buôn bán làm ăn đâu mà chỉ đổi tiền tiêu vặt thôi." Gã đàn ông lặp lại: "Một vạn ba mà không bán thật à? Nếu thay bằng người khác có khi đến cả một vạn cũng không trả ấy chứ." Kỷ Thận Ngữ phẩy tay, bày vẻ mất kiên nhẫn lên mặt. Gã đàn ông đứng dậy đi mất, bà cụ và đám người hóng hớt cũng đi luôn. Đôi mắt cậu dõi theo người đàn ông nọ, thấy đối phương như đi tản bộ, thi thoảng dừng lại, song không hề cúi người xuống. Lòng cậu đã nắm chắc, việc quầy vắng người chỉ là tạm thời mà thôi. Nắng giữa trưa là độc nhất, máy điều hòa của Cục Di sản văn hóa vẫn chưa ngừng chạy, điện thoại đổ chuông, phó cục trưởng gửi tài liệu sang, Đinh Hán Bạch vào văn phòng chủ nhiệm cầm một chuyến, lại vòng ra chuyến nữa, khi về thì ngồi tại chỗ hóng mát. Sau khi khô mồ hôi rồi hắn mới hỏi: "Tổ trưởng ơi, chủ nhiệm nghỉ ạ?" Trương Dần không đi làm, đích thân ra sân bay đón chuyên gia về, sắp đặt cho chuyên gia xong vẫn chưa về, bèn nghỉ việc một cách chính đáng. Về phần bây giờ thì đang nhàn nhã dạo quanh chợ đồ cổ Đồi Mồi. Trong chợ này, 99% là đồ rởm, nhưng ai nấy đều muốn kiểm lậu(*) hết, Trương Dần đi dạo một vòng rồi vòng về, lại đứng thẳng trước mặt Kỷ Thận Ngữ. Hiện vật vớt dưới biển, gã vừa mang về cả một lố từ Phúc Kiến đấy thôi, những hiện vật trưng bày ở viện bảo tàng toàn do gã chọn lựa cả. (*Kiểm lậu: Tiếng lóng trong giới đồ cổ, chỉ hành động dùng giá tiền rất rẻ để mua được đổ cổ đáng giá và người bán thường không biết rõ giá trị của món đồ đó; người mua có thể bán đi với giá trị thực sự, qua đó một bước trở nên giàu có.)Điều đó chứng tỏ cái gì? Chứng tỏ là gã không hề nhìn lầm được. Gã rất chắc chắn, rằng đáy bình, cổ bình và miệng bình toàn từ một khuôn mà ra, giống y như thứ mà gã đã từng trông thấy. Thêm cả mùi đi kèm thì gã càng khẳng định, bởi gã không thể nào quên đi được thứ mùi tanh của biển đó. Kỷ Thận Ngữ liếm que kem, ngửa đầu không lên tiếng. Thường thì người nghèo gặp khó khăn cần dùng tiền gấp là dễ ép giá nhất. Kỷ Thận Ngữ thì ngược lại, quần áo chỉn chu, trên túi sách treo mặt dây chuyền bằng đá Hổ Phách lâu đời, uống lon nước ngọt xong còn ăn kem, giả làm thằng con phá của trộm đồ cổ để đổi tiền tiêu vặt, tiền ít thì lười phản ứng. "Ba vạn không hạ giá, thì chắc chắn bình này sẽ chẳng bán được khỏi tay nhóc cho xem." Rốt cuộc Trương Dần cũng mở miệng, "Nhóc nghĩ lại xem lời tôi nói có đúng không?" Kỷ Thận Ngữ đáp: "Vậy một vạn ba đi." Nói xong, thấy vẻ mừng rỡ của Trương Dần, lại nói, "Anh giai à, tôi không kém thông minh vậy đâu, anh đừng có mơ." Hai người bắt đầu cò cưa, lùi một bước bèn bớt thành một vạn tám ngàn tệ. Một vạn ba nọ của Trương Dần đúng là vô lý, nhưng thấy Kỷ Thận Ngữ còn nhỏ tuổi nên gạt thế thôi, ba vạn đó của Kỷ Thận Ngữ cũng là rao giá quá cao, lường trước để lại không gian chém giá. Hai người không ngừng cãi cọ, dẫn người khác đến hóng. Trương Dần sợ bị cuỗm tay trên nên cuối cùng xác định là hai vạn ba nghìn. Kỷ Thận Ngữ chỉ cần tiền mặt, đeo cặp đi lấy tiền với Trương Dần. Bên cạnh chợ đồ cổ có một ngân hàng, vì để tiện cho mọi người giao dịch. Giao nhận trong ngân hàng rất an toàn, đưa bình sứ xanh cho đối phương, Kỷ Thận Ngữ bèn đeo cặp rời đi. Khi đi qua một ngõ đường thì nghe thấy tiếng hò hét, ngay sau đó có một người chạy ra, chạy vồn vã sượt qua cánh tay cậu. Giữa tường chợ đồ cổ và ngân hàng có một ngõ tắt, bên trong bày đầy quầy hàng, những nhà bán lẻ bán hàng trong ngõ, một ông cụ cầm chiếc bao cũ ngã bên chân tường, mặt dính máu, cuộn người khàn giọng, gào khóc. Cướp bóc giữa ban ngày ban mặt! Tiền cứu mạng mất rồi! Khắp ngõ nhỏ nháo nhác cả lên, Kỷ Thận Ngữ đứng ngay đầu ngõ, bèn quẳng cặp sách xuống bắt đầu chạy, đuổi theo tên cướp kia. Tên cướp bị cậu đuổi theo đến là luống cuống, nên lên cầu vượt thì không đi, cứ chạy thẳng ra phía đường. Kỷ Thận Ngữ tận mắt thấy hai cảnh sát giao thông đẩy ngã tên cướp, bao đồ rơi xuống đất phát ra tiếng vỡ vụn, lòng cậu cũng tan nát theo. Cậu lấy được bao đồ về, nhưng bình trụ vuông tai voi xanh biếc đã vỡ tan thành mảnh nhỏ, mang về thì thấy ông cụ đang ngồi trên bậc thềm ngoài ngân hàng. "Ông ơi..." Cậu bước qua, không biết nói thế nào nữa, "Tên đó ngã." Mở bao đồ ra, ông cụ lắc đầu trước mảnh vỡ, máu loang lổ trên mặt, ôm bụng hơi run rẩy. Kỷ Thận Ngữ vội đỡ ông dậy rồi hỏi: "Lúc gã cướp đồ đã làm ông bị thương ạ? Ông có cần đi bệnh viện không?" Lúc này có một người đi ra từ ngân hàng, tức thì đi đến trước mặt họ: "Đồ đâu?" Đây là có người ưng muốn mua, ngay khi đối phương đi lấy tiền thì lại gặp cướp. Kỷ Thận Ngữ bĩu môi với bao đồ, lòng cũng nhói theo. Tuy cậu không có hỏa nhãn kim tinh, song cậu biết làm giả sẽ có sơ hở gì, chiếc bình trụ vuông đó không có bất cứ tì vết nào, ít ra cũng phải bảy, tám vạn. Đối phương nổi giận: "Đã bảo đợi tôi đi rút tiền rồi cơ mà, sao lại thành ra như vậy? Ông đền đi!" Ông cụ buồn bã: "Tôi không đền nổi..." "... Đệch cụ nhà ông!" Đối phương chửi ầm lên, kẻ si mê đồ cổ, trong mắt chỉ có đồ vật, mỡ dâng đến miệng lại để rớt, chỉ ước gì lục thân không nhận, không thèm nói lý. Kỷ Thận Ngữ lau máu mũi cho ông cụ. Cậu không rành chửi người, bèn không khỏi nhớ đến Đinh Hán Bạch. Đợi đến khi người nọ chửi xong rồi đi, cậu mới đỡ ông cụ ra đường gọi xe, đã làm người tốt thì làm đến cùng, bèn đi bệnh viện một chuyến luôn. Kiểm tra xong, trừ vết thương ngoài đi, thì hóa ra ông cụ còn mắc bệnh ung thư nữa. Kỷ Thận Ngữ đã hiểu "Tiền cứu mạng" là gì, khi nộp tiền nhập viện thì không hề chần chừ, cộng thêm cả những chi phí cần trả là hai vạn ba bay hơn nửa. Cậu ngồi trông nơi giường bệnh, vắt khăn lau mặt cho ông cụ, lau mặt xong thì đến lau tay, phát hiện ra tay phải của ông cụ có sáu ngón. "Ta họ Lương, Lương Hạc Thừa." Ông cụ nói, "Khi sinh ra đã có bàn tay sáu ngón, không làm cháu sợ chứ?" Kỷ Thận Ngữ lắc đầu: "Ông à, cháu liên lạc với người thân của ông thế nào được ạ?" Ông cụ đáp: "Người neo đơn, cháu không phải quan tâm đến ta đâu." Kỷ Thận Ngữ lặng thinh một lát, bèn móc hết số tiền còn lại ra, tự giữ lại cho mình ba trăm rồi nhét số còn lại xuống dưới gối: "Ông ơi, cháu ở cùng ông đến tối, tiền thì ông cứ giữ lấy mà tiêu." Ông cụ rơi nước mắt: "Sao ta có thể muốn tiền của cháu được, ta còn phải trả tiền phí nằm viện cho cháu nữa mà..." "Sư phụ cháu nói –" Nếu hỏi lại phải giải thích, Kỷ Thận Ngữ bèn sửa lời, "Bố cháu nói, nhiều tiền nhiều bạc dùng hết còn kiếm lại được, nhưng có việc mà không giúp, bỏ lỡ là sẽ hối hận." Ông cụ lại hỏi: "Thằng nhóc cháu đây, sao mang nhiều tiền theo người như vậy?" Đối phương đã quá đáng thương, Kỷ Thận Ngữ không đành lòng lừa gạt bèn kể hết chuyện mình làm bình sứ xanh ra, nhoáng cái đã ở bên đối phương đến tận tối, bên ngoài trời chiều đã ngả. Cậu chào tạm biệt, đeo chiếc cặp trống trơn đi bắt xe, trong đầu chiếu cảnh phim, hết cảnh này chuyển sang cảnh khác, chiếu đến cuối thì chỉ còn hụt hẫng. Cậu xuống xe tại trạm Phủ Trì Vương, sau khi xuống xe bèn gặp Đinh Hán Bạch ở đầu phố. Đinh Hán Bạch hội họp về, người vương mùi rượu thoang thoảng. Rốt cuộc Kỷ Thận Ngữ cũng đã thấy người thân, nếu không tính là người thân thì cũng là người quen. Bận rộn suốt nhiều ngày đến vậy, đến tận giờ ngón tay vẫn còn đau, kết quả chỉ còn mỗi ba trăm tệ. Cái này gọi là gì nhỉ, gọi là giỏ tre múc nước cũng bằng không. Kỷ Thận Ngữ ấm ức dữ dội: "Sư ca ơi..." Đinh Hán Bạch ngớ người, nghĩ thầm ủa chẳng phải hai đứa vừa cãi nhau xong, đang chiến tranh lạnh à? Mình nhớ là chưa làm lành mà ta, hay mình say rồi? Đương lúc ngẩn người đó, Kỷ Thận Ngữ đã chạy lại, ngửa đầu, tròn mắt, như đang đòi hắn an ủi. Bàn tay hắn đặt lên gáy người ta, lần này thì biết chừng mực hơn, khẽ khàng vuốt, chậm rãi hỏi: "Sao thế?" Kỷ Thận Ngữ tự thấy xấu hổ, mặt lộ vẻ lúng túng: "Em không tặng quà cho anh được rồi." Đinh Hán Bạch không dự đoán được nguyên nhân này, bèn nói mà không cho thương lượng: "Thế thì không được, cậu đã cam đoan rồi, giờ tặng luôn đi, bảo cậu tặng gì thì cậu tặng nấy." Kỷ Thận Ngữ luống cuống, đợi đối phương làm khó cậu. Kết quả Đinh Hán Bạch lại bóp mạnh (lên gáy) một phen: "Thôi, cậu cứ cười đại một cái đi." Editor: Các cô thử đoán xem, Lương Hạc Thừa sẽ là ai:"> *Chú thích: 1. Bình sứ xanh:
|
Chương 14: Giật mình[EXTRACT]*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Toái ngọc đầu châu Tác giả: Bắc Nam Edit: Dú Chương 14: Giật mình Phố Sát Nhi là một con phố cũ, đèn đường không được rõ, làm bóng người đổ thật dài, hắt một quầng sáng nhạt lên nụ cười trên gương mặt người. Kỷ Thận Ngữ cười đến là mất tự nhiên, răng trắng he hé, song độ cong khóe miệng không giống như lúc thường. Cậu sóng vai bước về với Đinh Hán Bạch, từng mét một, từng bước một, đến bậc thềm cổng chính, đi qua tiền viện để về tiểu viện, rảo bước tới ngoài phòng ngủ, cả hai đồng thời đứng tại chỗ, xoay mặt đối mắt cùng nhau. Trời lặng gió, mùi hương hoa Đinh Hương bị khóa trong không khí, che giấu mùi rượu thoảng trên người Đinh Hán Bạch, "Đi ngủ sớm đi, quà tính là cậu tặng rồi." Đinh Hán Bạch nói, "Anh biết săn sóc đấy chứ?" Kỷ Thận Ngữ đã đẩy cửa phòng ra, trả lời: "Săn sóc ạ... Cảm ơn sư ca." Nào ngờ Đinh Hán Bạch chêm thêm: "Không cần, sau này cứ bớt cãi bướng với anh đi." Ai nấy về phòng mình, Đinh Hán Bạch vẫn không hay Kỷ Thận Ngữ bế quan làm gì, cũng chẳng hiểu hôm nay ủ rũ là bởi vì sao. Mà Kỷ Thận Ngữ cũng nhận lỗi rồi, còn chúc ngủ ngon, tóm lại là tạm gác hiềm khích lúc trước. Trăng lặn mặt trời ló, Đinh Hán Bạch suýt nữa đi muộn, bữa sáng ăn ngấu ăn nghiến, vừa cựa quậy cái là làm rơi bánh bao của Kỷ Thận Ngữ. Khi đến đơn vị vẫn bị muộn, muộn thì muộn thôi, quá lắm là bị Trương Dần móc mỉa mấy câu. Đinh Hán Bạch đã chuẩn bị tinh thần bị phê bình, kết quả Trương Dần bưng tách trà dạo bước trong văn phòng, sau đó đứng bên cửa sổ hóng gió, cứ như nhà có việc mừng vậy. Hắn cúi đầu ngồi xuống bàn làm việc, một lát sau thấy vai nặng xuống, ngẩng đầu đối diện với gương mặt tủm tỉm của Trương Dần. "Có chuyện gì?" Đinh Hán Bạch bồn chồn, hôm nay cái tên này tốt dị thường. Trương Dần hỏi hắn: "Chẳng phải cậu bốc phét bảo sải bước cái là vào được giới đồ cổ à? Vậy đi mấy chợ đồ cổ trong thành phố chưa?" Mới lạ ghê nhỉ, Đinh Hán Bạch đáp: "Đi rồi, còn chẳng cần vé vào cửa kia mà." Trương Dần trưng bản mặt khiêu khích trời sinh, khiến người ta ghét: "Vậy cậu tìm được bảo bối gì chưa?" Đinh Hán Bạch trả lời: "Chỗ đó chẳng có hàng thật đâu." Hắn đã hiểu ra, tên này có chuẩn bị mới hỏi, chắc là kiểm lậu* đây mà. Quả nhiên, Trương Dần vỗ vai hắn, ngoắc tay bảo hắn đi theo. (*Từ này được giải thích ở chương trước, tôi mới bổ sung lại.) Cửa văn phòng chủ nhiệm vừa đóng lại thì Đinh Hán Bạch đã thấy chiếc bình sứ xanh đặt giữa bàn. Trương Dần trưng vẻ khoe mẽ, đợi nghe hắn nói một câu "Bội phục". Hắn khom người cúi xuống bàn, soi tỉ mỉ ở mọi góc, Trương Dần đưa đèn cực tím cho hắn, còn nói như thể đã nhẩm tính trước: "Đừng bốc phét suốt ngày nữa, dùng hàng thật ra mà nói." Đinh Hán Bạch nhìn không rời mắt, quên cả việc tranh cãi. "Thế nào?" Trương Dần ép hỏi, "Nhìn ra hàng thật hay giả không?" Đinh Hán Bạch nhìn ra được, kiểu dáng và chữ khắc đều qua cửa, vết bẩn trên bề mặt là bằng chứng hùng hồn, chứng minh đây là bình sứ xanh triều Thanh vớt dưới biển lên. Nhưng hắn cũng xoắn xuýt, bởi chẳng hiểu sao mà hắn cứ thấy quen mắt, hình như đã trông thấy ở đâu đó rồi. Đương nhiên hắn đã từng thấy, bởi đây chính là đám đồ sứ vỡ mà hắn đã vứt đi không cần đến nữa. Đương nhiên hắn vẫn chưa từng thấy cái bình này, bởi Kỷ Thận Ngữ giấu kín như bưng, trước khi rời tay thì kín đáo không chừa kẽ hở. Trương Dần huênh hoang đủ thì đuổi người đi, Đinh Hán Bạch đứng thẳng người đi ra ngoài, lúc kéo cửa ra còn ngoái đầu lại hỏi: "Anh tìm ở chợ đồ cổ nào thế? Người bán là ai?" "Đồi Mồi." Trương Dần đáp, "Người bán là một thằng nhóc con phá của, đổi được tiền tiêu vặt xong thì chắc sẽ không đến nữa, cậu không đuổi kịp đâu." Đến tận lúc tan tầm, lòng Đinh Hán Bạch vẫn đau đáu về cái bình hoa nọ, chẳng phút giây nào vơi. Sao cứ để Trương Dần kiếm được vậy nhỉ? Hắn cáu, cáu đến nỗi suýt nữa đã vượt đèn đỏ. Song, lòng hắn lại nghi ngờ, đó thật sự là hàng tốt à? Hắn vẫn muốn nhìn lại lần nữa, khó chịu mà nghĩ ngợi. Ngược lại, Trương Dần thì phơi phới, chạy vội đến khu Sùng Thủy cũ, loanh quanh trong một khu nhà trệt xập xệ, bức tường màu xám tro loang lổ chèn trong ngõ nhỏ, biển trước từng nhà đã rỉ sét. Một chiếc xe ba gác dừng trước cửa nhà 57, trên xe chất đầy phế phẩm, vào cửa là không có chỗ nào để đặt chân, khắp tiểu viện cũng toàn là phế phẩm, chật chội không chịu được. Chiếc rèm bông treo mùa đông vẫn chưa gỡ xuống, Trương Dần xốc nó lên rồi bước vào: "Có ở nhà không?" Nhà hai căn phòng, một ông cụ mặc áo cộc từ phòng đi ra, không lên tiếng cũng chẳng nhìn người, chỉ xoay người khóa cửa trước. Trương Dần tìm ghế ngồi xuống, cất giọng mỉa mai: "Đề phòng con trai ruột cứ như đề phòng phường trộm cướp ấy nhỉ, ông làm vậy có mệt không?" Ông cụ xoay người lại, thật ra không tính là già quá, cùng lắm thì mới sáu mươi, tóc xơ cứng, hoàn toàn đã tức sùi bọt mép. Da thịt không nhăn nheo, trông vẫn khỏe khoắn, chẳng qua mắt trái bị vẩn đục, khép hờ, mù. Người ta gọi ông là ông Trương mù, chứ chẳng ai biết tên thật của ông là Trương Tư Niên. "Tan tầm qua chỗ bố, mày không mệt à?" Lúc này Trương Tư Niên mới trả lời, đi đến bên giường vừa rửa tay vừa hỏi, "Có gì làm à, bán phế phẩm hả?" Trương Dần nghe "Phế phẩm" mà cáu, bèn quẳng luôn mục đích đến, đứng dậy mắng: "Sống tại cái xó xỉnh rách nát này đi nhặt đồ phế phẩm, ông vất mặt mũi tôi đi đâu? Ngoài chất đống phế phẩm, trong thì toàn đồ rởm, tôi xem sau tám mươi ông không đẩy xe được nữa thì làm thế nào?!" Trương Tư Niên nhấc mí mắt đã đục mờ, bày hình dáng của con mắt mù: "Chẳng làm sao cả, đợi bố mất rồi, nếu mày thích thì cứ đẩy xe đưa cái đống này ra ngoài đồng dưới chân núi mà chôn, thế là xong." Thấy sắp sửa cãi cọ, Trương Dần bèn tạm rút lui, lấy chiếc bình sứ xanh từ trong bao ra, dưới ánh sáng nhập nhèm đổi chủ đề khác: "Xong hay không thì ông cứ xem cái bình này đã." Trương Tư Niên đứng ngay tại chỗ: "Chỉ xem thôi à?" Trương Dần bật cười: "Tôi muốn đổi lư hương gốm Ge." (*Gốm Ge: Là một loại men ngọc hoặc đồ xanh trong đồ gốm Trung Quốc – một trong năm dòng "danh sứ" celadon ngự dụng thời nhà Tống, cũng có thể gọi là gốm Ca Diêu. Là loại gốm Celadon có men phủ xám trắng và hoa văn rạn khá chặt, có nguồn gốc từ tỉnh Triết Giang vào thế kỷ 13- 15. Các phiên bản sản phẩm copy xuất hiện ngay sau giai đoạn này và trở thành phổ biến đặt biệt vào đầu thế kỷ 20, lúc này thường kết hợp với hình thức có viền rìa không phủ men hoặc khắc chạm chìm.) Gã nhất định phải có được, một năm rưỡi đến ba chuyến, ba món đồ tiêu tốn hết tiền tích góp bốn, năm năm, đều bị đối phương quẳng ra cửa bằng một câu đồ rởm. Giờ thì khác, gã tin rằng gã phải khiến ông già này đi mở cửa phòng ra mà chẳng hó hé được gì. Quả nhiên Trương Tư Niên chẳng hó hé gì thật, cầm chiếc chìa khóa đi mở cửa. Trương Dần nhìn tấm lưng kia mà nổi cơn tức, giọng đầy căm hờn: "Chột mắt mà vẫn nhìn ra được thật giả, nếu là người khác thì đã sản nghiệp trăm vạn, ông thì hay rồi, đi gom phế phẩm!" Khóa đã mở, Trương Dần đứng dậy đi đến ngoài cửa, bên trong là một chiếc giường đơn, một cái bàn, trừ mấy thứ này ra thì toàn là đồ cổ cả. Gã mở mang tầm nhìn, cũng tức đỏ cả mắt, chẳng phân biệt được thật hay giả, cảm thấy Trương Tư Niên như một ông già tâm thần. Trương Tư Niên mở ngăn kéo lấy một chiếc lư hương cao mười xen-ti-mét, lúc đưa còn hỏi: "Lấy ở đâu đấy?" Trương Dần đáp xong thì đi: "Bán hay giữ tùy ông." Rèm vén lên rồi rũ xuống, ánh sáng tiến vào rồi bị chặn ở bên ngoài, Trương Tư Niên đi đến trước bàn tiện tay đặt bình sứ xanh xuống, tiện y như đặt cốc nước hay đặt đũa vậy. Ông nhắm mắt, nhìn không ra là bị mù, đánh nhịp ngâm nga khúc nhạc Kinh kịch "Mượn gió Đông." Cuối cùng là ngâm đoạn độc thoại: "... Trẻ nhỏ khó dạy." Đang cuối tuần, Đinh Hán Bạch hiếm lắm không ngủ đến khi mặt trời lên cao, Đinh Duyên Thọ đi giảng bài cho bọn sư huynh đệ. Khi bốn người khác đương tề tựu thì hắn lái xe đến cổng chợ đồ cổ. Đinh Hán Bạch đeo kính râm, quần Âu chẳng hề có lấy một nếp gấp, chiếc đồng hồ Thụy Sĩ trên cổ tay lập lòe. Cái dáng điệu này của hắn là hấp dẫn người bán nhất – Lắm tiền, người ngoài giới, dễ lừa. Hắn đi như không có mục đích, nhưng thật ra đôi mắt phía sau tấm kính như máy quét hình, trong lòng trong đầu toàn là chiếc bình sứ xanh nọ, đã chuẩn bị tinh thần tìm nó trong hàng trăm ngàn đồ vật rồi. Hắn suy nghĩ nửa đêm, cái bình đó có cảm giác rất đỗi quen thuộc, không chừng là cùng một nhóm đồ giống nhau. Hiện vật trục vớt dưới biển có nhiều loại, vậy rất có thể không chỉ có mỗi một bình được. Người cuối tuần rất đông, dần dà trong chợ đã bày đầy hàng, Đinh Hán Bạch dạo mấy lượt thì rời đi, không phát hiện ra "Nhân vật khả nghi" nào. Rẽ vào một ngõ nhỏ, ngõ chật hẹp, kẻ ngồi bán, người ngồi xem, không có chỗ đặt chân. Cuối ngõ có chỗ râm mát, một ông già đeo kính râm ngồi đằng kia, trước mặt là một bộ đồ mùa thu đã cũ, trên đồ là chiếc bình sứ xanh. Đinh Hán Bạch bắt gặp được thì không qua ngay lập tức mà giả vờ nấn ná ở hàng quán khác, lê bước đủ rồi mới đi đến cuối. Hắn gỡ kính râm xuống, "Ngồi dưới bóng râm mà còn đeo kính." "Mắt khó chịu, không thích nhìn ánh sáng." Ông cụ đáp. Ông già này chính là Trương Tư Niên. Đinh Hán Bạch vén ống quần ngồi xổm xuống, cầm chiếc bình bắt đầu ngắm. Đó giờ hắn chẳng bày vẻ hòa nhã gì, giờ mặt còn bình tĩnh hơn. Nhưng, mặt nhìn thì bình tĩnh thế chứ nội tâm thì cuộn sóng. Hắn chẳng có cái tài đã gặp qua là không thể quên được, nhưng hôm qua mới vừa nhìn thấy cái bình của Trương Dần, nên không đến nỗi quên ngay. Nhưng dù đúng là cùng một lò mà ra thì cũng không thể đến cả vị trí bàn quản trùng(*) cũng giống nhau được chứ? (*Bàn quản trùng là tên một loại bọ, là chủng loại đặc biệt ở Trung Quốc. Vì không tra ra được thông tin gì hay ho nên tôi để hình ở bên dưới chú thích.) Trương Tư Niên rút thuốc lá ra hút, đợi Đinh Hán Bạch đặt câu hỏi, dù có hiểu hay không cũng hỏi. Đinh Hán Bạch như thể người câm, lật qua lộn lại để xem. Hắn hơi choáng, bình của Trương Dần giống cái đống đồ vỡ ở nhà, còn cái bình này lại giống của Trương Dần. Có người dạo đến chỗ này cũng muốn nhìn, hắn không buông tay, hỏi thẳng, "Bao nhiêu?" Người bán nào mà chẳng thích kẻ lắm tiền? Trương Tư Niên xòe ba ngón tay ra, ba vạn. Đinh Hán Bạch không mặc cả, lại hỏi: "Trôi từ Chiết Giang đến à?" Một chữ "Trôi" này đã chứng tỏ hắn hiểu đây là đồ vớt dưới nước, nhưng nơi hắn hỏi không phải Phúc Kiến, mục đích là để gạ hỏi nguồn gốc. Trương Tư Niên cúi gằm liếc hắn từ cặp kính, một cái nhìn ngay thẳng, đáp: "Phúc Kiến." Đinh Hán Bạch không do dự nữa: "Bọc kỹ lại, tôi đi rút tiền." Ngân hàng ở ngay bên cạnh, hắn rút tiền xong thì tiền trao cháo múc với người ta. Trước khi đi, hắn thấy Trương Tư Niên mỉm cười với hắn, không phải kiểu cười mừng vì có được tiền, mà là cái kiểu... không nhịn được mà cười. Hắn cũng cười theo: "Tôi là người bên viện bảo tàng thành phố." Trương Tư Niên không ngạc nhiên: "Còn tôi là người thu phế phẩm." "Vậy tháng này không cần bận bịu nữa, ba vạn chắc đủ tiêu rồi." Đinh Hán Bạch nói, "Thôi, bây giờ tôi còn phải tăng ca đây." Hắn lấy xe, lái vội đến viện bảo tàng, dùng cái ơn khắc bức phù điêu Hán để tìm viện trưởng giúp đỡ, phải kiểm tra đo lường chiếc bình sứ xanh này. Đưa đi kiểm tra thì không phiền phức gì, song phải đợi kết quả những hai ngày trời. Hắn đo xong bèn đưa đồ về nhà. Đúng vậy, Đinh Hán Bạch chi ba vạn ra, nhưng hắn không chắc thứ này là đồ thật. Trương Dần đi Phúc Kiến mà chỉ mang về được cái đống đáy bát vỡ, loại đồ hoàn hảo đến nhường này phải là chính tỉnh Phúc Kiến giữ lại trưng bày chứ, dù có người tìm được cách mua một bình thì làm sao chỉ trong hai tháng mà đã đến một nơi cách hơn nghìn ki-lô-mét thế được? Hắn phải đưa về nghiên cứu đàng hoàng mới được. Nghiên cứu vẫn chưa đủ, cho nên hắn chỉ có thể chường mặt đi làm kiểm tra đo lường chuyên môn. Đinh Hán Bạch về đến nhà, trong nhà chẳng có ai, đi Ngọc Tiêu Ký với Đinh Duyên Thọ cả rồi. Hắn vào thư phòng đặt bình sứ xanh lên bàn, lật mỉ mỉ quyển "Như núi như biển" nọ. Đồng hồ chạy tích tắc, rõ là từ đầu đến cuối đã hỏng. Tiếng trò chuyện vọng từ xa lại gần. Kỷ Thận Ngữ và Khương Đình Ân người nào người nấy cầm một lọ thuốc hít về. Dòng suy nghĩ rối ren trong đầu của Đinh Hán Bạch tiêu tán sạch, quyết định nghỉ một lát, nhìn xem hai đứa kia đang phấn chấn vì gì. Ba người gặp nhau tại hành lang, Khương Đình Ân om sòm: "Anh cả ơi, dượng bảo bọn em khắc lọ thuốc hít, em chọn đá Điện Văn, khắc song cáp diễn khuyển." (*Đá Điện Văn – Nguyên văn là 电纹石 – Tôi tìm không ra nên để nguyên, nhưng có vẻ là loại đá quý có vân hình dòng điện. Song cáp diễn khuyển là kiểu hình một con chó và hai con chim bồ câu, ảnh ở dưới chú thích.) Đinh Hán Bạch liếc một cái: "Lão Hoàng nhà cậu hả?" "Giống chứ!" Khương Đình Ân vừa vui vừa buồn, "Lão Hoàng đã chết một năm, em rất nhớ nó, vừa khắc vừa khóc." Cảm hứng mãnh liệt nên khắc rất sống động, Đinh Duyên Thọ ngợi khen một phen. Đinh Hán Bạch nhìn Kỷ Thận Ngữ: "Của cậu đâu?" Kỷ Thận Ngữ giơ tay dâng lên, lọ thuốc hít bằng phỉ thúy, khắc chim hoàng oanh ôm trăng. Cậu dịch đến trước người Đinh Hán bạch: "Đẹp không?" Đinh Hán Bạch "Ừ" một tiếng, nhìn mãi không trả lại, sau đó Khương Đình Ân kể lể anh hai anh ba thế này thế nọ, hắn cũng chẳng thèm chú ý nghe. "Anh ơi, dượng bảo anh không được làm biếng nữa." Khương Đình Ân nhớ đến trọng điểm, "Đã cầm vật liệu về cho anh rồi, anh phải nộp bài tập đó." Kỷ Thận Ngữ nghe vậy bèn lấy một miếng Bạch Ngọc ra: "Sư phụ bảo em chọn thay anh, Bạch Ngọc không tệ nhỉ." Kế đó Khương Đình Ân đi tìm Khương Thải Vi, trên hành lang chỉ còn mỗi Đinh Hán Bạch và Kỷ Thận Ngữ. Kỷ Thận Ngữ đã ở bên ngoài cả ngày, muốn về phòng thay đồ, quay người lại thì bắt gặp cửa sổ đang mở của thư phòng, vừa khéo trông thấy chiếc bình sứ xanh trên bàn. Cậu sửng sốt, nhào vào cửa sổ trợn mắt. Cái bình này? Không thể nào! Kỷ Thận Ngữ vọt vào thư phòng, cái tư thế này khiến Đinh Hán Bạch bị giật mình. Cậu chạy đến trước bàn thì thấy rõ ràng, hoàn toàn xác định, hoa văn dính bẩn đó, đốm vàng vẩn đục đó... Đây chính là cái bình cậu đã bế quan ba ngày hai đêm để làm ra! Đinh Hán Bạch chẳng hiểu mô tê gì: "Cậu kích động gì vậy?" Kỷ Thận Ngữ khó tin được: "Thứ này từ đâu ra thế anh?" "Chợ đồ cổ, vừa mua sáng nay." Đinh Hán Bạch không nói nguyên nhân, cũng không tỏ quan điểm thật hay giả. Huống chi không đợi hắn kịp nói thì Kỷ Thận Ngữ đã biến sắc, vì vậy hắn càng mờ tịt. "Sư ca ơi..." Kỷ Thận Ngữ hỏi, "Mua hết bao nhiêu tiền?" Đinh Hán Bạch thản nhiên: "Ba vạn." Kỷ Thận Ngữ gần như gào lên: "Ba vạn á?!" Cậu nào phải làm bình hoa, cậu đây là tạo nghiệt mà! *Chú thích: 1. Lư hương gốm Ge: 3. Lọ thuốc hít: 4. Song cáp diễn khuyển:
|