Toái Ngọc Đầu Châu
|
|
Chương 15: Cậu thì hiểu cái quần[EXTRACT]*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Toái ngọc đầu châu Tác giả: Bắc Nam Edit: Dú Chương 15: Cậu thì hiểu cái quần Kỷ Thận Ngữ nằm trăn trở trên giường suốt đêm, lúc trời sắp sáng mới ngủ được, song vẫn ngủ không yên, cảnh trong mơ quấy rầy không ngừng. Cậu mơ mình trở về Dương Châu, Đinh Hán Bạch la hét bảo muốn đi xem vườn cây, bèn tóm cậu chạy như bay cả dọc đường. Chạy mãi chạy hoài thì đứng dưới một cái cầu đá, rốt cuộc Đinh Hán Bạch mới buông cậu ra, bước lên cầu đá một mình. Trên cầu có người bày rạp bán mấy món đồ, hoặc bán đồ ăn, chỉ duy một người là ngoại lệ, đi bán đồ gốm ba màu thời Đường. Đinh Hán Bạch tức thì bước qua, cầm con ngựa ba màu lên nhìn như của báu, hỏi bao nhiêu tiền. (*Gốm 3 màu thời Đường được phát triển cách đây 1300 năm không chỉ thể hiện được vẻ đẹp dịu dàng và men mịn đầy màu sắc, mà còn thể hiện tính nghệ thuật cao và là báu vật văn hóa Trung Hoa. Người ta gọi là "ba màu" bởi vì gốm ba màu thường dùng ba màu men là vàng, xanh lá cây và trắng. Sau khi được nung trong nhiệt độ cao, men ba màu hòa vào nhau và trở thành nhiều màu sắc, gây cho người xem một thị giác rực rỡ nhiều màu. Tuy nhiên, một số mẫu vật vẫn mang hai màu hoặc bốn màu. Ngoài ra, các sản phẩm gốm còn được phủ một lớp nước men lên trên. Những đồ gốm này nổi tiếng với màu sắc rực rỡ của nó và được giới quý tộc sử dụng như vật trang trí trong nhà và thậm chí được dùng để mai táng người chết.) Kỷ Thận Ngữ nói ngay: "Sư ca ơi, mình ngồi thuyền nhé?" Đinh Hán Bạch lờ cậu đi, hưng phấn nghiên cứu con ngựa sặc sỡ nọ: "Tôi muốn mua, gói lại đi." Kỷ Thận Ngữ xách đối phương dậy, rỉ tai hắn: "Cái thứ làm ẩu tả như này anh mua làm gì? Anh muốn hàng tốt nào, em bảo sư phụ tặng cho anh." Đinh Hán Bạch nheo mắt nhìn cậu: "Cậu thì biết cái quần, đây là gốm ba màu thời Đường, anh có thể giám định thật hay giả." Kỷ Thận Ngữ không ngăn cản được, còn bị đẩy sang một bên. Cậu thấy Đinh Hán Bạch sắp bỏ tiền ra, bèn thầm nghĩ coi như mua một bài học là được. Nào ngờ túi quần Đinh Hán Bạch như thể không đáy, hết xấp tiền này đến xấp tiền khác, khiến cậu hoa cả mắt. "Gượm đã!" Cậu xông lên hỏi người bán hàng rong, "Bao nhiêu tiền vậy ạ?" Người bán hàng rong trả lời: "Ba vạn." Kỷ Thận Ngữ tóm lấy cái tay chi tiền của Đinh Hán Bạch: "Anh điên rồi à?!" Đinh Hán Bạch đẩy cậu ra, sau khi móc đủ ba vạn thì ôm ngựa xuống cầu. Kỷ Thận Ngữ đuổi kịp, chân nhũn mém tí nữa đã ngã vào sông, nhoáng cái lại về nhà, cậu bắt gặp Kỷ Phương Hứa đương viết lên quạt ở vườn hoa. "Sư phụ..." Cậu gọi. Kỷ Phương Hứa ngẩng đầu nhìn cậu, ngoắc tay bảo cậu ngồi một bên. Trên mặt quạt là một cây đào, bút đặt vào tay cậu, Kỷ Phương Hứa muốn cậu viết chữ, cậu bèn viết: Hoa đào vẫn đó, cười chào gió xuân*. (*Đây là một câu thơ trong bài Đế đô thành Nam của Thôi Hộ, bản dịch của Trần Trọng San. Toàn bộ bài thơ: Cửa này, năm ngoái, hôm nay, Hoa đào phản chiếu mặt ai ửng đào. Mặt người giờ ở nơi nao? Hoa đào vẫn đó, cười chào gió xuân.) Kỷ Thận Ngữ hơi ngẩn ngơ: "Sư phụ à, con cảm thấy đã lâu rồi không được gặp người." Kỷ Phương Hứa vẩy quạt cho khô mực: "Vậy ta cũng không cảm thấy con nhớ ta, chạy đi đâu chơi thế?" Kỷ Thận Ngữ bỗng nhớ ra: "Con đi dạo với Đinh Hán Bạch, anh ấy tiêu ba vạn chỉ để mua một con ngựa gốm ba màu giả, vậy phải làm sao bây giờ ạ?" Cậu lay Kỷ Phương Hứa, "Bác Đinh có nổi giận, trách con không trông nom anh ấy cho tốt không? Nhưng con không cản được, con không biết anh ấy lại ngốc kinh hồn thế." Kỷ Phương Hứa dỗ cậu: "Vậy chúng ta lấy ngựa gốm ba màu thật để tráo với cậu ta nhé?" Kỷ Thận Ngữ tức thì đồng ý, đỡ Kỷ Phương Hứa về phòng nghỉ, đi được một đoạn thì nhận ra quên lấy cái quạt, vì vậy cậu bèn vòng về lấy. Lúc quay lại, Kỷ Phương Hứa đã biến mất tăm, đã không còn tìm thấy giọng nói hay dáng hình nữa. "Sư phụ..." Cậu gọi. Khi gặp gọi, lúc chia tay cũng gọi, không nhận ra lúc gặp là thật, hay lúc này mới là thật. Lúc Kỷ Thận Ngữ tỉnh giấc thì người túa đầy mồ hôi, gió lùa vào từ cửa sổ, lạnh đến nỗi cậu run cầm cập mãi không thôi. Giấc mơ này vừa hài hước vừa khắc khoải, cậu không kịp nhớ đến chuyện Đinh Hán Bạch mua ngựa, mà chỉ nhớ đến câu nói nọ của Kỷ Phương Hứa – Vậy ta cũng không cảm thấy con nhớ ta. Phải chăng Kỷ Phương Hứa đang trách cậu? Nghĩ rồi nghĩ, trời đã sáng tỏ. Kỷ Thận Ngữ vừa suy nghĩ vừa đi xếp chăn quét phòng, tưới hoa, còn lau cả lan can ngoài hành lang. Lau xong thì ngồi ngay đó, cầm khăn ướt nhỏ tí tách thành một vũng nước. Đinh Hán Bạch thức dậy đi ra ngoài: "... Anh tưởng cậu đi tiểu chứ." Bao suy nghĩ đã đứt đoạn như vậy, Kỷ Thận Ngữ tạm thời gác chuyện Kỷ Phương Hứa xuống, trong đầu nảy lên việc tên ngốc này đi mua ngựa. Cậu kéo Đinh Hán Bạch đi thẳng đến thư phòng, đến trước bàn thì chỉ vào chiếc bình sứ xanh rồi hỏi: "Người bán cho anh là ai?" Đinh Hán Bạch dụi mắt: "Một ông già." Ông già? Kỷ Thận Ngữ thấy nghi nghi, chẳng lẽ gã đàn ông đó đã chuyển nhượng nhanh vậy sao? Đinh Hán Bạch gỡ tay cậu ra, hỏi: "Cậu thích hả? Hôm qua cứ như lên cơn động kinh ấy." Kỷ Thận Ngữ không giải thích được: "Sư ca, tại sao anh lại tốn mất ba vạn để mua món đồ này, anh chắc chắn cái này không phải hàng nhái à?" Đinh Hán Bạch đáp: "Nói ra rất dài dòng, lười kể cho cậu nghe." Hắn đi rửa mặt, toan xoay người thì bị đối phương cản. Ánh nhìn Kỷ Thận Ngữ đầy khẩn thiết, giang tay ra ước gì có thể chặn ngang ôm hắn lại, giờ đến phiên hắn thấy khó hiểu. Hắn lách ra: "Trẻ ngoan không ngáng đường, tránh sang một bên đi." Kỷ Thận Ngữ ôm hắn lại thật, như khuyên như can: "Sư ca ơi, đừng lười nói với em mà, anh kể cho em nghe được không?" Đinh Hán Bạch cụp mắt đối diện với mắt Kỷ Thận Ngữ, thấy vô cùng bối rối, bèn cậy mạnh đẩy người ra, bước mấy bước là ra khỏi thư phòng. Hắn rửa mặt xong thì xách bình tưới hoa bằng nhôm ra tưới thì nhận ra hoa Đinh Hương của hắn đã được tưới rồi, vừa nhấc đầu lên thì thấy Kỷ Thận Ngữ đang đứng trên hành lang, nom chẳng được vui tươi bằng Lâm Đại Ngọc. Hắn đành nhận thua: "Cái bình này giống đống sứ vỡ vớt dưới biển mà anh đã mang về lúc trước, nhưng dự đoán về nguồn gốc không đúng, cho nên anh mua về nhìn cho kỹ. Hiện giờ anh có cảm giác nó là đồ giả cổ*, và còn đưa đi kiểm tra rồi, đang chờ kết quả." (*Đồ giả cổ nôm na là người ta làm giả các đồ cổ và yêu cầu tay nghề của thợ làm đồ giả cổ phải cao, tỉ mỉ và công phu.) Kỷ Thận Ngữ hỏi: "Kiểm tra thế nào ạ? Chuyên gia giám định ư?" Đinh Hán Bạch đáp: "Đương nhiên là không, nghề này như một canh bạc, chưa chắc chuyên gia đã không mắc lỗi. Kiểm tra tức là một dụng cụ đo lường thuộc cơ quan chuyên môn của quốc gia, ví dụ như dựa vào độ chính xác của dải màu để phân biệt khu vực phục chế và làm giả." Kỷ Thận Ngữ giật mình, cứ như thể mình gian dối bị bắt quả tang, cậu lại tò mò: "Vậy chẳng phải nhân viên nội bộ luôn biết được thật hay giả, nên sẽ phát tài hay sao?" Đinh Hán Bạch cười nói: "Sao vậy được, kiểu kiểm tra này chỉ cho Cục Di sản văn hóa quốc gia dùng thôi, ví dụ như các viện bảo tàng nhận được đồ mới, không được phê chuẩn thì sẽ không thể tiến hành. Anh đến tìm viện trưởng để nói chuyện, ký giấy cam kết, hứa nếu món đồ là thật thì sẽ giao cho viện bảo tàng để trưng bày cùng đống đồ hiện vật vớt dưới biển, thế mới được." Kỷ Thận Ngữ gật đầu, cậu đã biết kết quả kiểm tra rồi, bèn kìm lòng không đặng gặng hỏi: "Nếu là giả thì sao ạ?" "Giả thì cứ chấp nhận thôi." Đinh Hán Bạch chẳng thèm để tâm. Kỷ Thận Ngữ lại hỏi: "Anh không trách người làm giả ạ?" Đinh Hán Bạch không đáp, lúc này Khương Thải Vi vào gọi họ ra ăn sáng, đề tài cứ gián đoạn như vậy. Kỷ Thận Ngữ ăn không vô, bèn khuấy cả bát cháo từ đặc thành loãng, cuối cùng nuốt sống. Ăn xong thì ngồi ở phòng khách chính, không có mặt mũi nào để về đối mặt với Đinh Hán Bạch. Cậu vốn làm cái bình đó vì tiền, tiền là để mua quà đáp lễ Đinh Hán Bạch, kế đó chẳng những quà phải ngâm nước nóng mà Đinh Hán Bạch còn tốn ba vạn vì chuyện này. Bên tivi là lịch để bàn, cậu nhìn chằm chằm đến thẫn thờ, vừa giật mình thấy nghỉ hè đã trôi qua hơn nửa, vừa bồn chồn vì hình như hôm nay có việc gì đó... Cậu suy nghĩ mãi mới nhớ ra hôm nay Lương Hạc Thừa xuất viện. Phòng bệnh thường trống mất một giường, Lương Hạc Thừa ôm cái túi cũ đứng ở hành lang, giấu bàn tay phải, sợ người khác thấy ông có thừa một ngón. Lưỡng lự hồi lâu thì có người lao đến từ cuối hành lang, ông tức thì quên khuấy mất, giơ tay phải lên ra sức vẫy vẫy, miệng hô. Kỷ Thận Ngữ chạy đến: "Ông ơi, tí nữa là cháu quên mất." Lương Hạc Thừa nói: "Đừng lo, ta đang đợi cháu đây mà." Kỷ Thận Ngữ hỏi: "Nếu cháu không đến thì chẳng phải ông sẽ mất công đợi ư?" "Thế thì chứng tỏ không đủ duyên." Ông đáp. Kỷ Thận Ngữ dìu đối phương đi ra ngoài, đến vườn hoa bệnh viện thì dừng lại nhìn ông cụ: "Ông à, tuy cháu giúp ông, nhưng không có nghĩa là cháu tốt bụng đến thế nào, mà chẳng qua là cháu không phải lo ăn lo uống, nên sức nặng của lòng trắc ẩn mới lớn hơn tiền bạc mà thôi. Nếu cháu phải gánh trách nhiệm nuôi gia đình, có nỗi khó xử của chính mình thì chưa chắc đã giúp ông." Lương Hạc Thừa không ngờ cậu sẽ thẳng thắn như vậy, song dù tình huống giả thiết là thế nào thì giúp vẫn là giúp. "Duyên mà ta nói không chỉ là cháu giúp ta." Lương Hạc Thừa hỏi, "Lần trước cháu nói tiền đổi từ bình sứ xanh phải không?" Không nhắc đến còn được, mặt Kỷ Thận Ngữ lộ vẻ đau khổ, kể hết sạch về câu chuyện hoang đường bình sứ xanh qua tay xong lại được mua về, nói xong thì mặt ủ mày chau, thế mà vẫn làm ông cụ phải bật cười. Lương Hạc Thừa nói: "Đưa Phật đưa đến Tây Thiên, cháu đưa ta về nhà được không?" Dù sao cũng đang nhàn, Kỷ Thận Ngữ bèn đưa đối phương về, số 25 ngõ Miểu An, đối phương bảo cậu đứng ngoài cửa đợi một lát. Cậu ngồi trên chiếc xe ba gác đã tàn, mười phút sau, Lương Hạc Thừa ôm một cái hộp ra, không biết bên trong đựng gì. "Tặng thứ này cho cháu, xem như quà đáp lễ của ta." Kỷ Thận Ngữ xua tay: "Đang yên đang lành sao cháu lại nhận đồ của ông được chứ, cháu không cần đâu." Lương Hạc Thừa vẫn cố đưa cho cậu: "Cháu giúp ta, ta cũng giúp cháu, có qua có lại, duyên phận mới kéo dài được." Kỷ Thận Ngữ chưa kịp phản ứng thì ông cụ đã lủi vào cửa, toan đóng lại, "Cháu giữ cũng được, bán ra hoặc tặng người khác cũng chẳng sao, mọi việc đều có số cả, cứ xem duyên phận thôi." Cửa đóng lại cái "cạch", Kỷ Thận Ngữ ôm chiếc hộp sững người, vừa ra khỏi ngõ đã trúng phải gió, suy nghĩ trong đầu càng rối rắm hơn. Sau khi về nhà thì rón rén vào tiểu viện và về phòng như kẻ trộm, đóng cửa sổ, khóa cửa, mở hộp kiểm hàng. Trong hộp đã nhét vải lẫn tấm bọt biển, từng tầng lớp báo cũ bọc lấy món đồ, cao hơn ba mươi xen-ti-nét, chắc là một bình hoa. Kỷ Thận Ngữ trở thành tân lang mới cưới, đêm động phòng hoa chúc cởi quần áo tân nương, cẩn thà cẩn thận, không dám xé, lại nóng lòng ngó nghiêng, có mỗi mấy lớp báo mà khiến đầu cậu túa mồ hôi. Đợi đến khi món đồ đã hoàn toàn lộ ra, cậu ngồi thụp xuống ghế. Một bình sứ có màu xanh đậu như chiếc bình sứ xanh, xúc cảm nhẵn mịn, một trăm chữ Thọ khác thể chữ nằm trên bề mặt, nhìn xuống lạc khoản – Đồ giả cổ của Oa Ký cư sĩ*. Kỷ Thận Ngữ lau mồ hôi qua loa, cậu tự tin rằng mình giám định sẽ ra được thật hay giả, lại nhớ đến Đinh Hán Bạch, hắn đã tốn mất ba vạn để mua đồ rởm, cũng chẳng tin được. (*Oa Ký cư sĩ là biệt hiệu của Đường Anh, tên tự là Tuấn Công – một nghệ nhân gốm sứ nổi tiếng thời Thanh.) Cậu cứ ngồi sốt ruột như vậy trong phòng mấy tiếng, Kỷ Thận ngữ mới nhớ đến câu nói của Lương Hạc Thừa, cháu giúp ta, ta giúp cháu. Hai vạn ba của cậu đã giúp Lương Hạc Thừa, vậy chắc món đồ này cũng đáng giá chừng ấy tiền. Nhưng nếu Lương Hạc Thừa có một món đồ quý có giá trị thì tại sao không bán quách đi để mình đi khám bệnh cho rồi? Hết chuyện này không rõ lại đến chuyện khác, Kỷ Thận Ngữ động não, lúc này tiếng bước chân bên ngoài làm cậu hoàn hồn. Ra ngoài nhìn, là Đinh Hán Bạch đã nhận báo cáo kiểm tra, cậu hồi hộp hỏi: "Sư ca à, báo cáo nói gì thế?" Đinh Hán Bạch đáp một cách dứt khoát: "Đồ giả cổ." Hình như cậu thấy Đinh Hán Bạch đang mỉm cười: "Vậy sao anh vui?" "Mặc dù cái bình đó là đồ giả cổ, nhưng chính phần sứ trên thân lại đúng là hiện vật bị vỡ, cậu không thấy thú vị à?" Đinh Hán Bạch nói xong bèn vào thư phòng, giọng bị ngăn khỏi bên ngoài. Kỷ Thận Ngữ nghĩ, chuyện này mà thú vị á? Cậu khảy khung cửa, nhớ đến cảnh mơ lúc sáng, Kỷ Phương Hứa trong mộng nói là tráo hàng giả thành thật. Cậu bèn sáng tỏ, ôm bình hoa chạy sang thư phòng, chẳng hề xoắn xuýt tí nào, đưa bình hoa nọ cho Đinh Hán Bạch. Đinh Hán Bạch thấy cậu vào, ánh nhìn dừng trên cái bình rồi ngớ người. "Sư ca, em có món đồ này tặng anh." Kỷ Thận Ngữ bước qua, chỉ kể là giúp một ông cụ nên nhận báo đáp, "Em không có tài giám định, nhưng có thể nhìn ra cái bình hoa này có chất lượng thượng thừa hơn bình sứ xanh kia, đồ giả cổ cũng chia cấp bậc, dù là đồ giả thì giá trị cũng tương đương, tặng cho anh." Đinh Hán Bạch hỏi: "Người ta cảm ơn cậu, cậu tặng cho anh làm gì?" Kỷ Thận Ngữ cầm bình sứ xanh: "Em đổi cái này với anh được không? Vì anh đã tặng em mặt dây chuyền đá Hổ Phách nên em muốn tặng quà đáp lễ cho anh thôi." Ngoài miệng Đinh Hán Bạch thì nói thế, chứ mắt vẫn dính lên bình hoa. Hắn rút một quyển sách ảnh trong giá sách ra, bỗng hỏi: "Cậu có muốn biết thứ này là thật hay giả không?" Tấm ảnh nằm trong trang sách ảnh nọ giống chiếc bình hoa, ghi chú: Bình hoa sứ xanh với họa tiết một trăm chữ thọ viết bằng mực đen, thời nhà Thanh. Đinh Hán Bạch kéo Kỷ Thận Ngữ lại để xác nhận: "Tặng anh rồi thì mặc anh xử trí, không hối hận chứ?" Kỷ Thận Ngữ gật đầu, xử trí làm sao chả được, không giữ thì bán đi thôi, Lương Hạc Thừa đã nói không sao hết, cậu cũng chẳng thấy lấn cấn gì. Được cho phép, Đinh Hán Bạch bèn lấy báo bọc cái bình rồi đi, vẫn là chợ đồ cổ Đồi Mồi, vẫn là ở con ngõ chật hẹp nọ. Hắn ngồi đến khi trời đen nhẻm, trong thời gian ấy có rất nhiều người đến hỏi, hắn đáp qua loa không thèm đếm xỉa gì, cũng không bán, những người bán bên cạnh đều không hiểu hắn muốn làm gì hết. Vì vậy hắn lại xin nghỉ làm, ngồi trong ngõ bày quầy suốt ba ngày liền. Buổi trưa ba ngày sau, một đôi giày vải cũ xuất hiện trước mặt, hắn ngẩng đầu nhoẻn cười: "Đúng là có duyên." Vị trí đã đảo ngược, Trương Tư Niên ngồi xổm xuống: "Cậu không giống người buôn đồ cổ." Đinh Hán Bạch đáp: "Ông cũng không giống kẻ gom phế phẩm." Trương Tư Niên tháo kính xuống, con mắt mù bại lộ dưới ánh mặt trời. Ông cầm cái bình lên xem, nhìn đủ từ miệng đến cổ bình, lấy tay làm thước để đo kích cỡ của món đồ, nhìn một lúc lâu: "Đây là tên hiệu của Đường Anh, bắt đầu sử dụng vào năm Ung Chính." Đinh Hán Bạch gật đầu: "Hàng tốt, bán bớt một cắc tiền tôi cũng không đồng ý." Trương Tư Niên hỏi: "Dùng đồ đổi đồ thì sao?" Giới này đương thịnh hành làm như vậy, rất nhiều người sưu tầm thành nghiện, nhưng của cải có hạn, vì vậy bèn lấy đồ có giá trị khá tốt ra, hai bên bàn bạc rồi trao đổi hàng hóa để mua bán. Đinh Hán Bạch vuốt cổ tay: "Tôi chỉ đòi tiền thôi, để mua đồng hồ Thụy Sĩ ấy mà." Hắn nói một là một hai là hai, không hề mềm lòng. Hai ngày tiếp đó, Trương Tư Niên gom đủ tiền đến mua, một xấp một vạn, có hẳn mười xấp tiền. Hai người ra ngoài ngõ, cảnh tượng chồng chéo lên ngày hôm đó, lúc chia tay nhìn đối phương, hắn bỗng nhoẻn miệng cười. Không phải vui mừng vì kiếm được tiền, mà là cầm lòng không đặng. Con mắt mù của Trương Tư Niên nửa mở: "Bình sứ xanh đã giữ lại hay đã bán đi rồi." Đinh Hán Bạch đáp: "Làm giả không tệ, giữ làm cảnh." Kiểm lậu dựa vào bản lĩnh, dù có nói thẳng mặt cũng không thể nổi giận, chỉ biết ngạc nhiên. Trương Tư Niên nghe vậy thì bật cười, túm cái áo cộc phẩy gió: "Thế mà gọi là không tệ ư? Liếc mắt một cái là nhìn ra hàng rởm rồi, chỉ có thể nói là cậu không đủ tài mà thôi." Đinh Hán Bạch kề sát: "Cái này thì khác, là hàng thật giá thật." Hắn và đối phương mỗi người đi mỗi ngả, không thèm gửi tiền mà xách cả túi tiền mặt về nhà. Tiểu viện yên ắng, khi đi ngang cửa sổ ngoài thư phòng thì dừng lại, hắn thấy Kỷ Thận Ngữ đang cúi người làm bài tập. Lấy tờ tiền mệnh giá một trăm tệ lớn nhất gấp máy bay rồi ném vào, vừa khéo rơi xuống sách. Kỷ Thận Ngữ chạy tới, nắm khung cửa hỏi: "Sư ca ơi, anh bán bình hoa kia rồi à?" "Ừ." Đinh Hán Bạch đáp, "Bán mười vạn." Rắc - Kỷ Thận Ngữ làm gãy một miếng khung cửa, tròn mắt kinh hoàng, miệng hết khép rồi mở, không thốt nổi thành lời. Mười vạn... Bình hoa đó có giá mười vạn?! Lương Hạc Thừa tặng cho cậu thứ đắt tiền vậy, sao cậu nhận cho nổi?! *Chú thích: 1. Ngựa gốm ba màu thời Đường: 2. Bình hoa một trăm chữ Thọ thời Thanh:
|
Chương 16: Trẻ nhỏ dễ dạy[EXTRACT]*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Toái ngọc đầu châu Tác giả: Bắc Nam Edit: Dú Chương 16 – Trẻ nhỏ dễ dạy Sóng trước chưa yên, sóng sau đã tới, Kỷ Thận Ngữ mãi mới hoàn hồn. Cậu cứ tưởng bình hoa họa tiết trăm chữ thọ và bình sứ xanh có giá trị ngang nhau, song thật sự không ngờ khi bán ra lại được mười vạn. Điều rúng động cậu nhất là, thứ có giá cao đến vậy, chỉ là một đồ giả cổ. Cấp bậc của đồ giả cổ phức tạp, cấp thấp nhất là hàng giả trên thị trường, sản xuất hàng loạt, người ngoài nghề cũng có thể nhìn cái là ra; bậc cao hơn kế đó, chỉ nhìn mắt thường thôi thì không đủ, phải chạm bằng tay; cao hơn nữa thì tinh xảo hơn, hoàn toàn dựa vào độ tỉ mỉ của tay nghề làm giả. Kỷ Thận Ngữ không khỏi nghĩ ngợi, Lương Hạc Thừa có biết cái bình đó là đồ giả không nhỉ? Phải chăng ông trân trọng nó rất lâu, vẫn luôn tưởng nó là hàng thật? Cậu buông khung cửa ra, bất an xoay người đi, quên mất Đinh Hán Bạch vẫn đang đứng ngoài cửa sổ, chỉ nghĩ đến chuyện nhức nhối của riêng mình. Giương mắt nhìn thoáng qua bình sứ xanh trên bàn học, cậu lại sinh ra sự nghi ngờ mới. Đến cả việc mình làm thứ này, Đinh Hán Bạch cũng không thể chắc chắn nhìn ra được, vậy tại sao có thể nhận định một cách chắc chắn chiếc bình hoa một trăm chữ Thọ này là giả được? Kỷ Thận Ngữ nói ra suy nghĩ trong lòng, Đinh Hán Bạch không đáp, chỉ ngoắc tay bảo cậu đi theo. Nhảy phắt một bước ra hành lang, Đinh Hán Bạch ném bừa chiếc túi lên bàn đá, tay trống trơn dẫn Kỷ Thận Ngữ ra tiền viện. Tiền viện rộng nhất, phòng ngủ Đinh Duyên Thọ và Khương Sấu Liễu đóng, ngoài cửa là một con mèo hoang đang nằm. Đinh Hán Bạch hùng hổ mở cửa như tên thổ phỉ, khiến mèo hoang hoảng đến độ nhảy phắt lên cây. Hắn dẫn Kỷ Thận Ngữ vào phòng, đi thẳng đến một cái tủ thấp thì nửa ngồi xổm xuống, ngồi rồi mới phát hiện ra mình không có chìa mở khóa. Kỷ Thận Ngữ ngồi bên cạnh: "Phù điêu gỗ lim?" Mới vừa nãy ba hồn bảy vía loạn xì ngầu suýt xuất khiếu, giờ thấy tủ lại phấn chấn, Đinh Hán Bạch không quan tâm, lấy một chùm chìa khóa ngay tủ đầu giường, mỗi chiếc chìa có vết đánh dấu nhỏ, dựa theo dấu rồi mở khóa ra. Hắn lấy một bình hoa ra khỏi tủ: "Cậu xem cái này đi." Kỷ Thận Ngữ gỡ vỏ bông ra, ngạc nhiên: "Bình hoa trăm chữ Thọ!" Chữ đề quen thuộc, xúc cảm lạnh lẽo và trắng mịn, đầu Kỷ Thận Ngữ vốn đã mông lung, nay lại thêm một chuyện kỳ lạ nữa. Đinh Hán Bạch đứng dậy ngồi bên giường, nói: "Có thể anh không xác định được lọ hoa một trăm chữ Thọ đó của cậu là thật hay giả, nhưng anh chắc chắn bình này là thật, cho nên bình kia là giả." Kỷ Thận Ngữ hỏi: "Cái này đâu ra vậy ạ?" Đinh Hán Bạch bật cười thành tiếng: "Là bố cậu tặng kèm theo cuốn sách ảnh đó cho bố anh, nên khóa vào tủ, không nỡ đưa ra ngoài để dính bụi." Quanh đi quẩn lại cũng là vì duyên phận diệu kỳ, Kỷ Thận Ngữ ôm bình ngẩn ngơ, một chốc sau mới nhếch môi, nhìn Đinh Hán Bạch cười khì. Lúc này, chú mèo hoang trong viện đang kêu réo, nghĩa là có người đến. Chưa kịp dọn hiện trường phạm tội thì Đinh Duyên Thọ đã mở cửa xuất hiện, sau khi thấy hai người thì trừng mắt, mãi sau mới quát: "Ban ngày ban mặt, hai đứa làm gì ở đây?" Đinh Hán Bạch xách Kỷ Thận Ngữ lên, đáp: "Con kể cho cậu ấy là thầy Kỷ từng tặng bố một lọ hoa trăm chữ Thọ, cậu ấy tò mò, con cho cậu ấy nhìn." Đinh Duyên Thọ không tính sổ nữa, bèn hỏi lại: "Mày khắc xong lọ thuốc hít chưa đó?" Nấp trong chợ đồ cổ suốt mấy ngày nay nên đã quên sạch bài tập, Đinh Hán Bạch cãi lại cho có lệ: "Hôm nọ đi làm con dọn đồ giúp tổ trưởng khiến tay bị thương, đau không dùng lực được..." "Xạo!" Đinh Duyên Thọ tức quá đá cửa, "Mày lại nghỉ làm, tưởng bố không biết chắc?!" Đinh Hán Bạch không nói đối được nữa, bèn đi vòng qua chiếc bàn tròn để xông ra ngoài, nhưng rủi thay vẫn bị đá trúng một cú. Kỷ Thận Ngữ thấy vậy bèn đặt bình xuống, bảo "Sư phụ bớt giận", rồi cũng nhanh chân chạy thoát. Hai người vừa chật vật vừa buồn cười, sau khi về tiểu viện thì điều hòa nhịp thở. Kỷ Thận Ngữ về thư phòng tiếp tục làm bài tập, Đinh Hán Bạch cầm Bạch Ngọc lên rồi cũng vào phòng, phải khắc lọ thuốc hít. Ghế kề sát nhau, Kỷ Thận Ngữ nhìn trân trân đề toán mới làm một nửa với vẻ mông lung, hướng giải đề bị ngắt. Đinh Hán Bạch sáp đến: "Môn toán của anh không tệ đâu, giảng cho cậu nhé." Cái giọng tự đề cử mình này rất chắc chắn, Kỷ Thận Ngữ bèn ngoan ngoãn dâng sách lên, cậu cứ tưởng Đinh Hán Bạch là kiểu người không thích học hành, đến khi giảng bài xong thì hơi thay đổi suy nghĩ. Đinh Hán Bạch nói: "Từ nhỏ anh học Toán đã tốt rồi, hợp kinh doanh, tiếng Anh cũng ổn, hợp buôn bán to, vươn tầm quốc tế." Kỷ Thận Ngữ bị thuyết phục trước logic này, bèn hỏi: "Vậy môn Văn tốt thì hợp cái gì ạ?" "Văn tốt à?" Đinh Hán Bạch khựng người, "Văn tốt thì có tài ăn nói, nhưng Văn tốt vẫn chưa đủ, cả Thể dục cũng tốt mới được. Bởi vì có tài biện luận dễ sinh ra đấu võ miệng, nghiêm trọng hơn thì chọc người ta đánh mình, nếu môn Thể tốt sẽ chạy được nhanh hơn, chuồn nhanh như chớp." Kỷ Thận Ngữ cười ngặt nghẽo, úp mặt trên sách cười lăn cười bò, không biết Đinh Hán Bạch đang pha trò với cậu hay đang nghiêm túc nữa. Dần dà, trong thư phòng chỉ có mỗi tiếng cười của cậu, bất chợt, cậu ngưng cười, im bặt. Đinh Hán Bạch cầm Bạch Ngọc đến là nóng, rốt cuộc cũng tĩnh tâm cầm dao khắc. Tiếng giở trang giấy loạt xoạt, Kỷ Thận Ngữ chẳng gặp bài nào không giải ra nữa, thế nhưng giải thuận lợi quá khó tránh khỏi lơi là, sinh cơn buồn ngủ. Hai ngày nay cậu chẳng ngủ ngon giấc, cơn ngái ngủ như sóng gầm biển động, cúi người xuống là không nhấc nổi nữa. Tiếng động bên cạnh ngừng lại hồi lâu, Đinh Hán Bạch chăm chú chạm khắc tò mò xoay mặt sang: "Thằng nhóc này..." Hắn thấy Kỷ Thận Ngữ đương ghé vào quyển sách ngủ ngon lành, đè nửa mặt, trong tay vẫn đang nắm bút. Mãi đến tận khi hắn khắc xong, đứng dậy dịch ghế, Kỷ Thận Ngữ mới từ từ mở mắt. "Còn làm bài tập nữa không đó?" Đinh Hán Bạch hỏi, "Không làm thì về phòng ngủ, bớt nhỏ nước miếng xuống cả quyển sách." Kỷ Thận Ngữ vẫn nằm sấp: "Anh khắc xong rồi à?" Đinh Hán Bạch gật đầu, đưa lọ thuốc hít bằng Bạch Ngọc ra, cổ ngắn vai rộng, giữa dáng lọ vuông là hình tròn, quan trọng là không hề có dấu vết chạm khắc, chỉ là một miếng đậu phụ bằng ngọc mà thôi. Kỷ Thận Ngữ ngồi thẳng dậy: "Chỉ khắc đường viền, trên mặt đá không có hoa văn, anh lười hả?" Cậu thấy Đinh Hán Bạch không đáp, vừa suy nghĩ đã ngộ ra: "Viên đá này..." "Ngọc Hòa Điền thượng thừa, cảm ơn cậu đã biết chọn vậy nhé." Đinh Hán Bạch hết sức hài lòng, hài lòng đến nỗi sợ khắc thêm một dao thôi sẽ để phần phụ lấn át phần chính. Đợi khi nào khoét lòng, đánh bóng thì lọ thuốc hít bằng Bạch Ngọc không một kẽ nứt này mới gọi là hoàn hảo được. Kỷ Thận Ngữ cầm lên thưởng thức: "Sư ca ơi, tiền công của Ngọc Tiêu Ký rất cao, vậy mình tính giá của lọ này là bao nhiêu?" Đinh Hán Bạch đáp: "Đây là lọ thuốc hít bằng ngọc được lưu hành vào thời Càn Long, gọi là "Lương tài bất trác", đã từng có một cặp được ghi chép trong sách, giá hơn mười vạn, lọ đơn lẻ này chỉ tầm ba đến bốn vạn thôi." (*Lương tài bất trác: Lấy từ "Ngọc bất trác, bất thành khí" – Ngọc không mài giũa thì không thể thành khí cụ được, cũng như con người không được giáo dục, không học tập, rèn luyện thì không thể thành tài.) Kỷ Thận Ngữ thích quá không nỡ rời tay: "Thế chẳng phải em có thể nhận nửa công lao hả? Đợi khi nào bán ra, em phải đi tranh công với sư phụ." Lòng bàn tay trống trơn, lọ thuốc hít đã bị Đinh Hán Bạch đoạt lại, "Cậu mơ đẹp nhỉ." Đinh Hán Bạch xòe tay ra, giấu đồ trong tay, "Anh không bán đâu, đợi đến năm mươi tuổi rồi anh dùng." Kỷ Thận Ngữ thấy lạ: "Còn ba mươi năm nữa mà anh đã chuẩn bị đến cả năm mươi tuổi luôn á?" Đinh Hán Bạch nói: "Đương nhiên, năm mươi số trời đã định, tiền cũng kiếm đủ, dạy lại tay nghề lẫn tài cán cho con trai, còn anh rong chơi suốt ngày." Hắn nói đến là có lý, Kỷ Thận Ngữ bèn hỏi sinh con gái thì sao? Hắn trả lời: "Anh có nguyên tắc như này, truyền cho con trai, không truyền cho con gái." Đùa à, chạm khắc khổ đến thế, sao nỡ để con gái mình làm được. Con gái ấy à, đi học này, làm những gì mình thấy hứng thú này, giống Khương Thải Vi là tốt nhất. Đinh Hán Bạch nghĩ vậy. Kỷ Thận Ngữ đập tan suy nghĩ của hắn: "Thế lỡ anh không có con trai, chẳng phải tay nghề sẽ thất truyền ư?" Đinh Hán Bạch liếc: "Bộ anh không nhận đồ đệ à? Nhưng đồ đệ anh chắc chắn phải có thiên phú cao, không thì thà không nhận còn hơn. Với cả thất truyền thì có sao, có phải tứ đại phát minh đâu*, chẳng lẽ "không được" thất truyền à?" (*Tứ đại phát minh của người Trung Quốc gồm la bàn, thuốc súng, nghề làm giấy và nghề in.) Kỷ Thận Ngữ chẳng cãi lại nổi, nghĩ chắc môn Văn của Đinh Hán Bạch là môn xếp nhất quá, lúc nào cũng có lời để nói. Đương lúc im lặng, cậu chợt nhớ tới Kỷ Phương Hứa, thật ra có con trai thì đã sao? Đến cả việc đốt vàng mã cúng tế cũng cách nghìn núi vạn sông, chỉ có thể báo mộng trách móc một câu "Vậy ta cũng không cảm thấy con nhớ ta" kia kìa. Ánh nhìn cậu dừng trên chiếc bình sứ xanh, lòng tiếc nuối càng sâu hơn, Kỷ Phương Hứa dạy cho cậu tài cán này, chắc sau này cũng phải bỏ phí quá. Đinh Hán Bạch không rõ tình hình, nhìn nương theo tầm mắt của Kỷ Thận Ngữ, hào sảng nói: "Chẳng phải cậu muốn đổi đồ à? Đã đổi cho cậu rồi đó thôi." Quanh đi quẩn lại, bình sứ xanh lại về tay Kỷ Thận Ngữ. Cậu dở khóc dở cười, sau khi ôm bình về phòng thì dựa cửa bần thần. Lúc đó Lương Hạc Thừa đã nói mọi việc đều có số, cứ xem duyên phận, nhưng cái duyên mười vạn này xa xỉ quá, có được nó từ một ông già mắc bệnh nan y, e là giảm thọ mất. Ba ngày sau, Đinh Hán Bạch đội mưa to đi làm, khi đến cửa Cục Di sản văn hóa thì bị một chiếc xe ba gác ngáng đường, kéo cửa kính xuống hô to với bảo vệ cửa, bảo vệ lại đẩy một ông già ra. "Sao lại thế này?" Đinh Hán Bạch hỏi. Bảo vệ nói: "Người thu phế phẩm của viện bảo tàng, định làm ăn ngay trong cục luôn, đuổi mà không đi." Ông cụ đội chiếc mũ rơm, cả giày vải lẫn ống quần đều ướt nhẹp, Đinh Hán Bạch nhìn không nổi bèn nói: "Bảo ông ấy vào trú mưa đi, tôi xin cho, xem có thể giúp ông ấy làm ăn không?" Hắn đỗ xe xong thì vào tòa nhà, bắt gặp ông cụ trú mưa ngay cửa, vừa cất bước thì ông cụ đã lấy mũi rơm xuống, mặt lộ ra, không phải Trương Tư Niên thì là ai?! Trương Tư Niên lau nước: "Cậu còn xin nữa không?" Đinh Hán Bạch cảm thấy cái ông này đúng là đồ gây rối, còn cách nhau một mét năm nữa thì cười phá lên: "Xin chứ, sau này ông cứ thường đến đi, có gì tốt tôi sẽ đưa ông xem, mười vạn một món phá giá cực mạnh." Hắn dứt lời vào tòa nhà đi làm, sau khi đến văn phòng thì định viết đơn xin gửi Trương Dần, một văn phòng mà đã phê chuẩn thì những bộ ngành khác cũng lười tìm hiểu, chuyện rất chi là đơn giản. Trương Dần lề mà lề mề, lau lọ mực nước, bóp ruột bút, sau khi hút mực xong thì lau khô, cuối cùng mới ký cái tên không quá lẫy lừng của mình. Đinh Hán Bạch hít hà, cúi đầu nương theo mùi đàn hương thì nhìn thấy chiếc lư hương nhỏ trên bàn. Thảo nào rề rà thế, thì ra là đợi hắn phát hiện nơi đây có món đồ mới, trong lư hương đặt sachet*, chắc chẳn là quý lắm, nên không chịu dùng hương thật kẻo đốt phải vách lư. (*Sachet là một túi vải nhỏ thơm chứa đầy các loại thảo mộc, potpourri, hoặc các thành phần thơm.) Hắn cúi người thưởng thức, nói dối hết câu này đến câu khác: "Gốm Ge* thời Tống, đẹp thật." (*Gốm Ge: Là một loại men ngọc hoặc đồ xanh trong đồ gốm Trung Quốc – một trong năm dòng "danh sứ" celadon ngự dụng thời nhà Tống, cũng có thể gọi là gốm Ca Diêu. Là loại gốm Celadon có men phủ xám trắng và hoa văn rạn khá chặt, có nguồn gốc từ tỉnh Triết Giang vào thế kỷ 13- 15. Các phiên bản sản phẩm copy xuất hiện ngay sau giai đoạn này và trở thành phổ biến đặt biệt vào đầu thế kỷ 20, lúc này thường kết hợp với hình thức có viền rìa không phủ men hoặc khắc chạm chìm. Lần trước tôi sơ suất nên giờ sửa lại.) Cuối cùng Trương Dần cũng ký xong xuôi: "Đồ giả cổ thời Càn Long, là gốm Ge bình thường thôi." "Vậy tôi nhìn lầm rồi." Đinh Hán Bạch tâng bốc đối phương lên chín tầng mây, chắc đi làm tuần này sẽ trót lọt cả thôi. Sau khi rời đi thì tất bật một chốc, mưa ngớt rồi bèn gom được hai thùng phế phẩm, Trương Tư Niên vẫn đang đứng chờ ở cửa, thấy hắn ra thì đích thân đón. "Nhiều hơn lúc bàn điều kiện, có phải cậu chi trả sẽ hời hơn không?" Đinh Hán Bạch thấy bị sỉ nhục: "Trả một vạn mà tôi còn không thèm chớp mắt lấy một cái, thế mà còn ham cái giá chênh lệch khi bán phế phẩm á?" Trương Tư Niên vốn hay pha trò, bèn hí hửng nói: "Đúng rồi, chẳng phải cậu bảo cậu làm việc ở viện bảo tàng à?" Đinh Hán Bạch cũng cười: "Ông được bán hàng rởm còn tôi thì không được dối về thông tin cá nhân chắc?" Hắn nói thẳng ra, "Khi đó ông nói cái bình nọ xuất xứ từ Phúc Kiến, có hơi "nổ" rồi đó." Nếu Trương Tư Niên nhận thầu phế phẩm của viện bảo tàng thì chắc chắn đã dạo nơi ấy không ít lần, do đó đã trông thấy đống sứ vỡ trục vớt dưới biển đó rồi. Trương Tư Nhiên khoái trá gật đầu: "Nếu không "nổ" thì gạt cậu kiểu gì?" Đinh Hán Bạch cảm thấy mình lại bị sỉ nhục nữa, cái giới này có ai giám định bằng miệng đâu nào, thứ chẳng đáng con mẹ nó tin nhất là miệng đó. Hắn tranh thủ buôn chuyện: "Cái bình kia dùng cách chắp vá, sở dĩ làm giả là bởi có vốn vật liệu thật, đương nhiên kỹ thuật cũng không hề tệ." Con mắt mù của Trương Tư Niên dính mưa, đo đỏ: "Còn cách nào khác không?" "Còn có niêm phụ, chôn cất, hoặc làm giả một bộ phận, hoặc làm giả toàn bộ." Đinh Hán Bạch đáp. Hắn đã học thuộc lòng những gì có trong "Như núi như biển", cách làm giả ba hai một, cách giám định bốn năm sáu, nhớ như in. (*Cách làm giả của em Ngữ ở đây – chắp vá – là gắn đồ giả lẫn thật vào nhau. Niêm phụ nghĩa là gắn những thứ gây cảm giác cũ kĩ như xác bọ, đất cát trết cứng,... lên bề mặt vật. Chôn cất tức là chôn đồ giả xuống đất, tùy theo mục đích mà chôn lâu hoặc không, giả vờ như vừa được khai quật lên.) Trương Tư Niên hỏi: "Thế cậu nhìn ra nó là giả rồi còn mua?" Lúc đó Đinh Hán Bạch chỉ muốn nghiên cứu mà thôi, huống chi hắn thấy ba vạn chẳng là gì cả. Nhưng nếu đã nhắc đến đây rồi, hắn nổi ý xấu, nín cười nhìn đối phương. Trương Tư Niên bị hắn nhìn mà thấy mất tự nhiên, mắt mù trợn tròn bất chợt hiểu ra. "Thằng cháu này!" Ông cụ mắng to, "Hình hoa trăm chữ Thọ là đồ giả!" Đinh Hán Bạch dỗ dành: "Đồ giả thì cũng là hàng cao cấp đó, tôi dám nói thế này, ông mà cầm đi thử xem, chẳng ai nhìn ra được đâu, bán lại sẽ được giá cao hơn nữa đó." Trương Tư Niên nổi giận, giận vì mình nhìn lầm, chứ nom không hề liên quan đến cái gì khác. Hồi sau bình tĩnh lại vẫn thấy là lạ: "Người Cục Di sản văn hóa giỏi thật đấy, chẳng giống mấy kẻ buôn đồ cổ, một phát ăn ngay." Đinh Hán Bạch nói: "Khen mình tôi là được, đừng kéo cả cơ quan vào." Hắn trỏ ngược tay lên trên, "Chủ nhiệm bọn tôi mua một cái lư hương gốm Ge giả, ngu vãi, tôi mất mặt vì gã ghê." "Sao cậu biết là giả?" "Chiếc lư hương nhỏ đó chăng dầy dây sắt sợi vàng* lỏng, độ khó phục chế khá lớn. May là trí nhớ của tôi tốt, xưa giờ toàn chọn mấy hiện vật được bảo tồn để nhớ, nhìn từ khoảng cách giữa các sợi hơi khang khác là ra." (*Dây sắt sợi vàng: Đặc điểm nổi bật của loại gốm Ge là vết rạn khắp toàn thân, mảng hoa văn kích thước không đều nhau, mảng lớn có màu đen sắt, mảng nhỏ có màu vàng kim, vì thế nên có cách gọi"dây sắt sợi vàng".) Bán phế phẩm rồi nhàn nhã hồi lâu, mưa đã ngớt, Trương Tư Niên chuẩn bị đi, bèn cười, bèn hừ, hoàn toàn không nổi giận như ban nãy, mà cứ như gặp phải chuyện vui nào đó. Ông bước xuống bậc thang, ngoái đầu la to với Đinh Hán Bạch: "Cậu có muốn xem lư hương gốm Ge thật không?" Đinh Hán Bạch sửng sốt không kịp phản ứng, bèn bị cái nhìn chém đinh chặt sắt của ông làm điếng người. "Số 57 Sùng Thủy, đừng đến tay không, xách hai xị rượu trắng." Trương Tư Niên rút tinh quang trong mắt về, đội mũ rơm, vừa đi vừa độc thoại, "Ây, trẻ nhỏ dễ dạy." Còn lúc này, Kỷ Thận Ngữ đã đến số 25 Miểu An, khí thế ngút ngàn, dường như sắp xảy ra chuyện gì đó. *Chú thích: Lư hương gốm Ge:
|
Chương 17: Phi gian tức đạo[EXTRACT]*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Toái ngọc đầu châu Tác giả: Bắc Nam Edit: Dú Chương 17: Phi gian tức đạo Ván cửa cũ chắn lại, phần giữa bị ăn mòn thành một khe hở, có thể nhìn thấy cái sân nhỏ hẹp và bẩn thỉu. Kỷ Thận Ngữ cẩn thận đẩy cửa ra, sau khi vào sân thì ngửi thấy mùi thuốc lên men. Cậu đi vào phòng, thế nhưng cửa sổ tích lớp sơn lót dày, chắc đã mấy năm rồi không lau. Cửa phòng đóng kín, câu đối xuân hai bên rách tơi tả, chắc cũng được dán từ rất nhiều năm về trước. "Ông ơi?" Cậu gọi. "Ơi!" Lương Hạc Thừa đáp với từ bên trong, giọng tuy không nhỏ nhưng lượng hơi không đủ dày, trái lại trông như đã phải gồng mình để rống, rống xong thì mệt nên chân lảo đảo. Cửa phòng mở, Lương Hạc Thừa đứng ngay phòng, trời chỉ đổ cơn mưa thôi mà ông đã phải khoác thêm một chiếc áo bông mỏng. Kỷ Thận Ngữ ngập ngừng: "Cháu, cháu đến thăm ông." Lương Hạc Thừa nói: "Ta đang đợi cháu đây mà." Nói y như ngày xuất viện, ta đang đợi cháu đây mà. Kỷ Thận Ngữ hỏi: "Nếu cháu không đến thì chẳng phải ông sẽ mất công đợi ư?" Lương Hạc Thừa trả lời một nẻo: "Không đến tức là không đủ duyên, đến rồi, nghĩa là hai chúng ta có duyên." Thấy trời lại bắt đầu đổ mưa, Kỷ Thận Ngữ bèn vào nhà theo đối phương, đi vào lại không có chỗ đặt chân. Một cái sofa da, một cái tủ đứng chạm trổ hoa, khắp đất đều là đồ cổ quý giá. Cậu choáng đầu quáng mắt, lùi về sau dựa vào ván cửa, không biết nên dừng mắt ở bình sứ trắng, hay bình sứ xanh thì hơn. Lương Hạc Thừa cười tủm tỉm, nom hiền hậu: "Có mỗi hai căn phòng này thôi, cháu tham quan không?" Hai chân Kỷ Thận Ngữ nặng như chì, bước có mỗi một bước mà cũng phải xoắn xuýt nửa phút, sợ nhấc chân đạp phải thứ nào đó. Khó lắm mới đến được cửa phòng, cậu khẽ khàng vén rèm lên, nhất thời hít một hơi sâu. Trên chiếc bàn lớn là một cặp chén họa tiết rồng cưỡi mây đỏ đựng nước, Hàm Phong niên chế*; nửa miếng bánh nướng đặt trong chén Bát Tiên bằng sứ Thanh Hoa, Quang Tự niên chế; còn có cả nắp ấm bằng gốm Yue*, bát rửa bút men trắng* hình lá sen, mỗi cái mỗi nét riêng. (*Niên chế: Năm làm ra vật đó. Gốm Yue: Khi mà loại đồ gốm sứ Trung Quốc tráng men pha chì nung ở nhiệt độ thấp (dùng cho thờ cúng, đám ma) phát triển rất mạnh trong suốt thời kỳ Đông Hán, những đồ gốm men ngọc chính gốc bắt đầu được phát triển tại lò nung gốm Yue ở phía Bắc tỉnh Chiết Giang. Do đó nó cũng có tên là gốm Yue/Việt. Men trắng: Từ chính xác ở đây là Bạch dứu – hay còn gọi là Bạch từ – dùng để chỉ sắc men trắng hoặc ngà.) Lại cúi đầu, dưới mặt đất trên cửa sổ, những góc sáng sủa, đồ cổ được đặt chi chít, màu sắc sặc sỡ, đủ loại kiểu dáng. Mùi men nọ tỏa ra từ chiếc tủ đầu giường, Kỷ Thận Ngữ đến gần để ngửi thì ngửi thấy một thứ mùi không hề xa lạ trong chiếc bình kia. Lương Hạc Thừa ngồi xuống giường: "Cái bình trăm chữ Thọ sao rồi?" Kỷ Thận Ngữ ngẩng phắt đầu lên, rốt cuộc cũng nhớ ra ý định khi đến. "Ông à, cháu đến là vì cái bình hoa trăm chữ Thọ đó đấy ạ." Cậu lùi về sau, đứng vững, như đi báo cáo chi tiết, "Đã bán cái bình hoa trăm chữ Thọ đó rồi... Bán được mười vạn ạ." Cậu cứ tưởng Lương Hạc Thừa sẽ kinh hãi sẽ hối hận, nào ngờ đối phương vẫn ngồi vững như núi Thái Sơn, còn gật đầu ra chiều hài lòng. Kỷ Thận Ngữ lại tiếp tục nói: "Thật ra cái bình hoa một trăm chữ Thọ đó là đồ giả, ông có biết không ạ?" Lương Hạc Thừa nghe vậy thì ngẩn ra, Kỷ Thận Ngữ nghĩ đúng là đối phương chẳng hay biết gì thật, ai ngờ Lương Hạc Thừa bất chợt bật cười, che phổi rồi nói: "Không ngờ có thể giám định ra nó là thật hay giả, ta thấy đến cả lão Trương mù cũng chưa chắc đã nhìn thấu nổi đâu." Kỷ Thận Ngữ vừa định hỏi ai là lão Trương mù, Lương Hạc Thừa bỗng hỏi: "Bình sứ xanh cháu làm thì sao?" Kỷ Thận Ngữ gỡ cặp sách rồi lấy bình sứ xanh ra, khi đến cậu cũng không rõ là nghĩ gì nữa, nhưng vẫn mang cái bình này đến. Lương Hạc Thừa nhận lấy, xoay tròn xem một vòng, nhưng không đánh giá. Căn phòng nhất thời yên lặng, chỉ có tiếng mưa rơi lộp bộp bên ngoài. Sáu ngón tay đột nhiên nắm chặt miệng bình, nhấc lên quẳng xuống, bình sứ xanh vỡ tung tóe, tiếng vỡ giòn tan, đâm thẳng vào tai người. Kỷ Thận Ngữ nhìn mảnh sứ vỡ đầy đất, hãi hùng đến nỗi không thốt nổi thành lời. Còn Lương Hạc Thừa thì mở miệng: "Bình trụ vuông tai voi sứ xanh biếc là giả, bình hoa trăm chữ Thọ sứ xanh lá cũng là giả, những thứ cả trong lẫn ngoài hai căn phòng này đều là giả." Nói cách khác, đồ bị cướp ngày hôm đó trong ngõ vốn là đồ rởm, bình hoa trăm chữ Thọ trả lễ cũng đã biết nó là đồ rởm từ khướt, kể cả đống đồ cổ khắp mặt đất này đây cũng chẳng phải đồ thật. Tuy trông như ngoài ý muốn, nhưng Kỷ Thận Ngữ lại cảm thấy vẫn nằm trong dự liệu. Cậu nhìn chiếc bình đặt trên tủ đầu giường, trong đó đựng nước thuốc lên men, là thứ thuốc quét lên bề mặt sứ khi làm giả. Cậu đứng thẳng người, nói: "Bình sứ xanh cũng là đồ giả, là cháu làm." Khóe miệng Lương Hạc Thừa ngậm ý cười: "Mấy cái này, toàn là ta làm cả." Tại sao lại đập vỡ bình sứ xanh? Bởi vì làm không tốt, không đủ tư cách để đặt trong căn phòng xập xệ này. Kỷ Thận Ngữ không xót xa chút nào, nếu không quẳng, có khi cậu lại ngượng lắm ấy chứ. "Ông ơi." Cậu hỏi, "Tài hoa của ông tuyệt đến thế, sao lại ở trong một căn nhà xoàng xĩnh thế này, đến bệnh cũng không chữa được ạ?" Lương Hạc Thừa đáp: "Mắc bệnh nan y ắt phải chết, ta đây neo đơn không nơi nương tựa, trị bệnh gì nữa, sống đến trăm tuổi có nghĩa gì đâu?" Ông vẫn che phổi, khối u đang sinh trưởng ngay trong đó, "Ta đã từng nhận đồ đệ, học chưa được bảy phần đã không kìm được lòng tham, trộm đồ của ta, phá hỏng thanh danh của ta. Ta gặp cháu, cháu thiện tâm, còn hiểu nghề, ta bèn muốn nhìn xem chúng ta có duyên phận hay không." Kỷ Thận Ngữ đã hiểu hết tất cả, ông cụ có ý nhận cậu làm đồ đệ. Cậu cứ tưởng Kỷ Phương Hứa đã qua đời, chút tài cán ấy của mình rồi sớm muộn cũng sẽ hoang phí, mà không ngờ rằng vận mệnh đã sắp đặt một quý nhân cho cậu. Còn hơn cả quý nhân nữa, ông cụ mắc bệnh, ngôn từ lẫn phong thái giống hệt như Kỷ Phương Hứa trong hai năm cuối đời. Kỷ Thận Ngữ xúc động, nhìn mảnh sứ vỡ vụn rải khắp đất chẳng thể đặt chân lên, một lát sau, sấm sét nổ uỳnh ngoài cửa sổ, cậu kéo đệm lót ghế xuống, trịnh trọng quỳ giữa tiếng mưa rơi. Lương Hạc Thừa nói: "Con phải hứa đã." Kỷ Thận Ngữ bèn hứa: "Vững lòng học nghề, phụng dưỡng chăm việc nhà... Sinh lão bệnh tử con ở bên, sau trăm tuổi con an táng." Lúc trước Kỷ Phương Hứa nhận cậu làm đồ đệ bên mình, cậu mới mấy tuổi đầu, cứ quỳ và đọc chuỗi câu này. Lương Hạc Thừa vỗ đầu gối: "Nên gọi ta rồi đấy." Cậu vịn vào đầu gối đối phương: "— Sư phụ." Màn mưa dày đặc, rơi theo từng cơn, hóa thành từng bãi nước đục. Kỷ Thận Ngữ bái sư xong thì không làm gì khác, bung dù dọn sân, gom hết đồ cũ lại, tính để lần sau mua mấy bồn cây hoa. Lương Hạc Thừa ngồi giữa cửa, khoác chiếc áo tàn tạ ngậm tẩu thuốc, hoàn toàn rặt một vẻ hưởng thụ. Tiếc là chưa được hưởng thụ lâu thì Kỷ Thận Ngữ đã giật cái tẩu, nói năng rất hùng hồn: "Ung thư phổi mà còn hút thuốc, từ nay cai đi nhé." Lương Hạc Thừa không phản kháng, chỉ nghe rồi thôi, bắt chéo chân nhắm mắt dưỡng thần. Kỷ Thận Ngữ tất bật dọn dẹp cả ngoài lẫn trong mệt đứ đừ, dựa khung cửa lắng nghe tiếng mưa với Lương Hạc Thừa. Một lúc lâu sau, cậu hỏi: "Sư phụ ơi, người không muốn hiểu thêm về con ạ?" Lương Hạc Thừa nói: "Còn nhiều thời gian mà, gấp làm gì." Con người ấy mà, đức hạnh giống nhau hết, người ta càng không hỏi, mình càng muốn nói, Kỷ Thận Ngữ bèn chủ động kể: "Quê nhà con ở Dương Châu, sư phụ đã qua đời, con đi theo bạn cũ của ông ấy đến đây, vừa làm đồ đệ vừa làm con nuôi." Lương Hạc Thừa xốc tinh thần: "Vậy tài năng của con là thừa hưởng từ sư phụ nào?" "Từ sư phụ đầu tiên, vừa là sư phụ, cũng là bố ruột." Kỷ Thận Ngữ đáp, "Nhưng mà... Con thẳng thắn với người luôn, thật ra con chủ yếu không phải học cái này, mà là chạm khắc đá quý." Lương Hạc Thừa hỏi: "Sư phụ hiện giờ của con là ai?" Kỷ Thận Ngữ ngồi xổm xuống: "Ông chủ của Ngọc Tiêu Ký, Đinh Duyên Thọ." Lương Hạc Thừa vừa giật mình vừa mừng: "Ông chủ Đinh ư?!" Ông chỉ tay về phía sau, "Con nhìn cả cái căn phòng kia đi, đủ loại đồ cổ, nhưng có phải chỉ duy không có đồ trang trí bằng đá quý không? Điêu khắc khác ngành, dù có khắc ra được cũng không thoát khỏi pháp nhãn của sư phụ con đâu!" Không nhắc đến còn ổn, chứ đã nhắc rồi thì lại thấy hơi thấp thỏm. Đến tận khi rời đi rồi, Kỷ Thận Ngữ vẫn không thấy thoải mái tẹo nào, khi về phố Sát Nhi trông thấy cửa nhà họ Đinh, sự khó chịu đó càng bị đẩy đến đỉnh điểm. Cậu chột dạ, áy náy, lo lắng, bộp chộp đi bái sư, quên mất mình vốn đã có sư phụ, còn là người sư phụ đối xử tốt với cậu đến vậy nữa. Bước vào cửa, vừa lúc Đinh Duyên Thọ đang đứng ngay bên cái ao trước tường bình phong, vừa thấy cậu đã mỉm cười, hỏi trời đổ mưa mà con chạy đi đâu chơi vậy. Kỷ Thận Ngữ không dám đáp, bèn chui dưới tán ô để đỡ cánh tay Đinh Duyên Thọ, cũng lấy thức ăn cho cá từ tay đối phương ném vào nước. Ao vừa trong vừa nông, mấy con cá chép đỏ vẫy đuôi, hai thầy trò nhìn đến là mê mẩn, đợi đến khi trên mặt nước hắt thêm một bóng dáng mới hoàn hồn. Đinh Hán Bạch nhìn bọn họ: "Cho cá ăn mà làm như thể Tô Thức Đăng Cao thế này, sao vậy, Ngọc Tiêu Ký lại phải đóng một cửa hàng nữa à?" (*Ở đây tôi không hiểu lắm, nhưng Tô Thức, hiệu Đông Pha cư sĩ, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Dựa theo sự nghiệp chính trị thì ông từng gặp một giai đoạn bấp bênh, đi ẩn cư. Còn Đăng Cao là bài thơ của Đỗ Phủ, được tác giả làm dịp tiết trùng dương năm Đại Lịch thứ 2 (767) khi ở Quỳ Châu, chỉ trước khi qua đời khoảng 3 năm. Bài thơ thông qua miêu tả cảnh sắc mùa thu lúc lên cao, diễn tả tâm trạng buồn đau lúc già bệnh mà thân phiêu bạc xa quê đã lâu ngày. Nên mạnh dạn đoán là ý muốn nói rằng: Hai người cho cá ăn mà ngẩn ra như thể gặp chuyện gì buồn đau, đầy suy tư.) Đinh Duyên Thọ giả bộ mù: "Thận Ngữ à, chúng ta về phòng xem tivi đi." Hai thầy trò xem Đinh Hán Bạch như không khí. Kỷ Thận Ngữ đỡ sư phụ về phòng, khi vòng qua tường bình phong thì ngoái đầu lại nhìn Đinh Hán Bạch một cái. So với Đinh Duyên Thọ, cậu sợ Đinh Hán Bạch hơn, dù gì Đinh Hán Bạch cũng dám đập bàn quát cả bố đẻ của mình cơ mà. Cũng chẳng sợ hoàn toàn, dẫu sao cũng không muốn trêu chọc, nhiều một chuyện chi bằng bớt đi một chuyện. Đến giờ cơm tối, Đinh Hán Bạch tập trung ăn cá hấp, nhưng bong bóng cá có mấy đâu mà gắp, trong khi mấy bộ phận khác thì lại ngại không đủ non. Đũa tạm dừng một chốc, Kỷ Thận Ngữ ngồi bên chưa ăn, cậu bèn gắp một cái đã gắp trước đó vào bát hắn. Hắn xoay mặt sang, Kỷ Thận Ngữ mỉm cười với hắn. Ăn canh, hắn chẳng múc được mấy miếng cồi sò điệp, Kỷ Thận Ngữ lại gắp cho hắn vài miếng. Ăn cơm xong thì gặm dưa hấu, hắn vờ lười động đậy, Kỷ Thận Ngữ bèn cắm một miếng dưa cho hắn. Lòng Đinh Hán Bạch rúng động, hắn đã nhìn ra từ bảy đời, thằng nhãi Nam Man này lên phương Bắc ăn nhờ ở đậu, thế nhưng khi đã không cam phục người ta, khinh khỉnh lên cũng thành nhóc đáng ghét. Hôm nay lại khác thường, còn tri kỷ hơn cả người hầu, vô sự hiến ân cần – Phi gian tức đạo*. (*Khi không tỏ ra ân cần, không phải chuyện gian trá thì cũng là phường trộm cắp.) Đinh Hán Bạch vẫn yên lành, không bị gian, vậy tức là đạo rồi. Hắn hạ giọng hỏi: "Cậu trộm mười vạn tệ của anh à?" Kỷ Thận Ngữ sửng sốt: "Nào có, ai lạ gì..." Đoán ra là cậu không dám mà, Đinh Hán Bạch nghĩ vậy. Tối đó cả nhà ngồi xem tivi, Đinh Duyên Thọ ra ngoài đóng cửa, khi về bỗng hét toáng lên, định dọa con mèo hoang nằm ngoài cửa. Soạt – Kỷ Thận Ngữ đứng phắt dậy, thấp giọng hô: "Xong đời rồi!" Khương Sấu Liễu không nghe rõ, nhưng Đinh Hán Bạch thì nghe không sót chữ nào, sau đó yên lặng quan sát cả đêm, bèn nhận ra chỉ cần Đinh Duyên Thọ hơi cựa quậy cái là mắt Kỷ Thận Ngữ đã hiện vẻ hoảng hốt, đúng kiểu chim sợ cành cong. Cuối cùng cũng đến lúc về tiểu viện, Kỷ Thận Ngữ đi phía trước, Đinh Hán Bạch theo sau, vào cổng vòm rồi thì đá cho chậu trúc Phú Quý ngã lăn quay, tiếng động đó khiến đối phương sợ giật bắn. Đinh Hán Bạch hỏi: "Làm chuyện gì đuối lý à?" Kỷ Thận Ngữ quay đầu lại, mặt trắng bệch dưới ánh trăng: "Không, em tưởng là có chuột chạy." Cái lí do này rất ngu, Đinh Hán Bạch đâu chịu tin: "Hôm nay đã làm gì?" Kỷ Thận Ngữ không rành nói dối, nhưng biết đánh trống lảng: "Mấy ngày trước em mơ mình quay về Dương Châu, trong mơ có bố em, và cả anh nữa. Bố em trách em không nhớ ông ấy, thế mà bỗng dưng không thấy đâu nữa, tìm cũng chẳng ra." Nói rồi nói thành ra chân thành, cách mấy bước chân chợt hiện bóng hình của Kỷ Phương Hứa, Kỷ Thận Ngữ lùi về sau đến bên bàn đá, hỏi: "Sư ca ơi, có thể tặng em ánh trăng lần nữa không?" Hiệu lực có hạn trong một buổi tối, nhưng rất có ích. Đinh Hán Bạch nhìn lên trời: "Trời đổ mưa, không có trăng." Người trước không truy cầu thêm, người sau không truy hỏi nữa, ai nấy tự đi mất. Kỷ Thận Ngữ ngồi trên giường đọc cuốn "Chiến tranh và hòa bình" lần thứ hai, rất cần mẫn giở trang, song chẳng lọt vào đầu tí gì cả. Không bao lâu sau có người gõ cửa, là Khương Thải Vi bưng sọt thêu thùa đến. Khương Thải Vi nói: "Thận Ngữ này, dì đan cho cháu một đôi găng tay, nên muốn hỏi cháu thích lót nhung hay bông vào?" Kỷ Thận Ngữ được ưu ái mà hãi: "Đan cho cháu ấy hả? Thật ạ?" Khương Thải Vi bị phản ứng của cậu chọc cười: "Đúng vậy, dì vừa học được đó, đan không tốt lắm đâu." Trước đây cậu theo Kỷ Phương Hứa, không phải lo ăn lo mặc, cũng chẳng có ai bận tâm đến những chuyện nhỏ nhặt, lúc Kỷ Thận Ngữ nhận sợi len còn háo hứng đến nỗi tay túa mồ hôi. Khương Thải Vi mở ra cho cậu xem: "Vừa đan xong một chiếc, vốn là cổ găng tay nhún, nhưng thấy lọt gió nên tháo ra rồi." Kỷ Thận Ngữ vội ướm vào tay: "Hình như hơi rộng thật." Đâu chỉ "hơi", mà buông thõng tay xuống còn rơi được ấy chứ. Khương Thải Vi lúng túng mỉm cười: "Dì nên đo cỡ trước mới phải, đan lần đầu, nên không chính xác được." Kỷ Thận Ngữ xác nhận: "Lần đầu tiên dì đan, là để tặng cho cháu ạ?" Khương Thải Vi bị hút hồn bởi ánh sáng trong đôi mắt cậu, trả lời chậm nửa nhịp: "... Ừ, nơi đây là nhà của cháu, cháu ở nhà thì không cần thấy mình khác với mọi người, hiểu chưa?" Kỷ Thận Ngữ gật đầu, sau đó Khương Thải Vi đo cỡ tay của cậu, cậu duỗi ngón tay ra không dám động đậy, lúc được đối phương chạm vào, tim đập loạn nhịp. Đây là lần đầu tiên cậu chạm tay con gái, nhúc nhích một tí thôi cũng sợ không đủ quân tử. Đợi Khương Thải Vi đi rồi, cậu nào nhớ đến nỗi sầu ưu nữa, nằm trên giường lăn lộn đợi mùa đông đến nhanh hơn, muốn đeo đôi găng tay mới tinh ngay lập tức. Khương Thải Vi về tiền viện, vào phòng thì thấy giấy gói kẹo trên bàn: "Cháu ăn sạch sô-cô-la của dì rồi à?!" Đinh Hán Bạch ngẫm mùi vị: "Cháu sợ dì ăn sẽ mập, mà mập thì khó tìm dượng út lắm." Ngày nào hắn cũng quanh quẩn bên ranh giới khoan nhượng của Khương Thải Vi, thi thoảng giẫm lên ranh giới vẫn dỗ dành được, "Sao, cậu nhóc thấy găng có vui không?" Khương Thải Vi đáp: "Vui lắm, nghe dì bảo đan găng tay cho nó, mắt sáng rực." Cô đập Đinh Hán Bạch một cái, "Đều tại cháu đó, đột nhiên qua bảo dì an ủi người ta, còn gạt người ta nữa, suýt nữa là lòi đuôi rồi." Đinh Hán Bạch cầm một chiếc găng lên, kích cỡ đó vừa nhìn cái đã biết là khá vừa với hắn, hắn bèn cười rồi né sang một bên: "Thế lót nhiều bông nhé dì, đừng để đôi tay phương Nam ấy bị tổn thương do giá rét phương Bắc đó." Hắn ở thêm một chốc, khi về thì phòng ai nấy cũng đã tắt đèn, mái hiên tích nước, lúc đi ngang qua cửa sổ phòng Kỷ Thận Ngữ vẫn có thể nghe thấy tiếng động bên trong. Í a í a, hát một khúc dân ca, hắn dừng bước nghe đôi ba câu, nghe không rõ từ, song vẫn giơ tay đập phách. Kỷ Thận Ngữ nhổm phắt dậy khỏi giường, lăn mình đến bên cửa sổ, nói: "Ra là một tên trộm nhiệt thành với âm nhạc." Đinh Hán Bạch đập cửa sổ: "Đậu xanh, tắt đèn còn không ngủ đi, ngâm nga tà âm gì nữa." Kỷ Thận Ngữ đáp: "Dì út đan găng tay cho em đó." Giọng điệu khoe khoang, chứa đựng sự phấn khích không thể xem nhẹ, "Em muốn tặng dì một cái vòng tay, anh đưa em ra chợ vật liệu được không?" Đinh Hán Bạch hỏi: "Có phải anh còn phải cho cậu mượn tiền không?" Kỷ Thận Ngữ đẩy mạnh cửa sổ ra, tóm lấy cổ tay Đinh Hán Bạch rồi cười ha ha, như bị điên. Đinh Hán Bạch chẳng nhìn rõ nổi dưới cảnh tối lửa tắt đèn này, chỉ đành kề sát vào, sợ người trong phòng nhào ra rồi ngã. Cổ tay nới lỏng ra, Kỷ Thận Ngữ nói: "Đã nhớ cỡ rồi, em cũng làm một cái cho anh." Đinh Hán Bạch mạnh miệng: "Ai lạ gì, anh chỉ đeo đồng hồ thôi." Cửa sổ lại bị đóng, giọng nói trở nên mờ ảo, câu chữ đều tan ra dưới nước mưa tí tách... Vậy em vẫn muốn tặng, Kỷ Thận Ngữ nói. Đinh Hán Bạch lặng thinh một lát, thốt một câu cực nhỏ, "Ngủ ngon". Cất mấy bước về phòng, hắn tháo chiếc đồng hồ trên cổ tay xuống. Editor: Vì em Ngữ đã bái sư rồi nên từ nay về sau, xưng hô giữa Lương Hạc Thừa và em Ngữ sẽ là: Ta-con, con-người nhé. Mà anh Bạch nhé, mạnh miệng cho lắm có ngày nghiệp quật =)) *Chú thích: 1. Cặp chén họa tiết rồng cưỡi mây đỏ 2. Nắp ấm bằng gốm Yue 3. Chén Bát Tiên bằng sứ Thanh Hoa 4. Bát rửa bút men trắng hình lá sen
|
Chương 18: Anh cứ ôm đó![EXTRACT]*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Toái ngọc đầu châu Tác giả: Bắc Nam Edit: Dú Chương 18 – Anh cứ ôm đó! Bên cạnh chợ vật liệu Villeurbanne là một nhà hàng Pháp, hồi trước kinh doanh rất ế ẩm, sau đổi sang bán sữa đậu nành và bánh quẩy nên dần khấm khá hơn. Lúc này Kỷ Thận Ngữ đang ngồi trên chiếc sofa da, thưởng thức hoa tươi lẫn nến trên bàn, ăn bánh quẩy kèm dưa muối... Khẩu vị lẫn tâm trạng phức tạp y như nhau. Đinh Hán Bạch kể: "Vào thời kỳ bị xâm lược, đây là một khách sạn người Pháp mở, tên là khách sạn Villeurbanne. Sau này chợ vật liệu không đổi tên, buôn bán tốt, rất nhiều người nước ngoài toàn đến đây giao dịch, hàng nhập khẩu cũng nhiều nhất. Còn về nhà hàng này thì, mấy năm trước đổi chủ, không động vào bất cứ thứ gì, chỉ chuyển thành đồ Trung Quốc thôi." Kỷ Thận Ngữ im lặng nghe phổ cập kiến thức, uống hết một cốc sữa đậu nành, sau đó giữ sót lại một ít rồi bám theo Đinh Hán Bạch rời đi. Khách hàng đang lui tới trong chợ, trừ bán vật liệu ra thì cũng không hề thiếu các cửa hàng bán thành phẩm, rất đáng dạo một vòng. Kỷ Thận Ngữ đứng trước một tủ quầy kính, bị hấp dẫn bởi một mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh xảo, "Sư ca ơi, đây đều là đồ cổ nước ngoài ạ?" Cậu xoay mặt sang hỏi, "Hay là đồ giả cổ?" Đinh Hán Bạch nói: "Đồ giả cổ thôi, nhưng tay nghề thợ lẫn chất gỗ đều tốt cả." Trong tủ kính là một chiếc bàn tròn trắng tinh, trên bàn là một cặp chân cắm nến nhiều tay phong cách Baroque mạ vàng, và một bộ trà cụ bằng bạc phong cách văn hóa Phục Hưng, Đinh Hán Bạch thấy cái vẻ mê mẩn của Kỷ Thận Ngữ bèn hỏi, "Thích à?" Kỷ Thận Ngữ vẽ tên tấm thủy tinh, đẹp, thích ạ. "Vậy cậu mua cái tách về mà uống trà." Quan niệm của Đinh Hán Bạch rất đỗi đơn giản, thích thì nhích thôi. Kỷ Thận Ngữ vẫn suy nghĩ nhiều: "Đồ trong nhà toàn là kiểu Trung cả, không hợp rơ, đợi sau này em sống ở biệt thự hẵng mua." Đinh Hán Bạch hỏi: "Vậy khi nào ngài sẽ sống ở biệt thự thế?" Lòng hắn thầm nghĩ, sáng nay còn lề mà lề mề lục lọi quỹ đen ra kiểm kê, thế mà sống biệt thự gì, có mà sống ở nhà ngang ấy. Hắn có một thứ khí chất bẩm sinh, dù không nói năng gì cũng có thể bộc lộ suy nghĩ. Kỷ Thận Ngữ ngoái đầu nhìn hắn một lát thì nhìn thấu hắn đang oán thầm điều chi. Dạo qua dạo lại, chẳng hề giao tiếp lấy một lời, cũng chẳng biết còn giữ lời hứa tặng vòng tay không đây. Có một cửa hàng nọ, chủ yếu toàn bán đá Tiết Gà, nhũ đỏ và màu trắng giao thoa, đẹp khôn cùng. Bức tượng trắng đỏ mà Kỷ Thận Ngữ đã tặng cho Khương Thải Vi cũng giống như vậy, chẳng qua nó trong suốt hơn, nên về màu sắc cũng kém hơn. Da Khương Thải Vi trắng, nếu đeo với màu này thì chắc chắn sẽ rất đẹp. Cậu vẫn muốn trưng cầu ý kiến của Đinh Hán Bạch nữa, nào ngờ Đinh Hán Bạch lại nói: "Đá Tiết Gà không tệ, lấy cái này làm cho anh đi." Kỷ Thận Ngữ đành hỏi: "Hay em làm một đôi, anh với dì mỗi người một cái nhé?" Thế mà Đinh Hán Bạch như nuốt phải ruồi: "Chẳng phải chị em mẹ con gì cho cam, sao phải đeo một đôi?!" Đều tại Khương Thải Vi còn trẻ nên Kỷ Thận Ngữ không có cái cảm giác cô là người lớn, mà giống chị gái hơn. Cậu tập trung lựa, chọn đá để Khương Thải Vi dùng xong rồi, nghĩ đến chuyện Đinh Hán Bạch là con trai nên bắt đầu chần chờ về tỉ lệ trắng đỏ. "Sư ca này, anh thật sự muốn đá Tiết Gà ạ?" "Chỉ muốn đá Tiết Gà thôi." Khương Thải Vi dùng cái nào thì hắn không dùng cái đó. Kỷ Thận Ngữ ngẫm nghĩ: "Thế em không làm vòng tay cho anh nữa đâu." Đinh Hán Bạch vô cớ nổi đóa: "Thì ban đầu anh cũng có muốn đâu, thích làm thì làm không thì thôi. Chỉ muốn gạt anh đưa cậu đi dạo phố, xe đón xe đưa còn được mời ăn sáng, vẫn chưa sống ở biệt thự mà đã nổi tính thiếu gia rồi. Đá Tiết Gà á? Kể cả đá Phượng Hoàng anh còn chẳng thích đeo kia kìa." Một tràng pháo liên thanh khiến Kỷ Thận Ngữ ngớ người, cầm viên đá to bằng nửa bàn tay sửng sốt, mãi không hiểu Đinh Hán Bạch đang mắng gì. "Em, em làm gì anh à?" Cậu khá là ấm ức, "Em cảm thấy đá Tiết Gà đỏ quá, anh đeo vòng lên tay không hợp, nên muốn đổi sang khắc dấu... Không ưng thì thôi, anh cáu làm gì?" Đinh Hán Bạch nhanh miệng quá nên làm đối phương hiểu lầm, lúc này mặt mũi dưới lớp áo đều đi tong, đỏ mặt trăm năm khó gặp một lần. Hắn lấy ví ra, định tiêu tiền để mua tôn nghiêm: "Ông chủ, tính tiền." Kỷ Thận Ngữ không tha cho hắn: "Em có tiền mà, người như anh mà sống ở Dương Châu thì đã bị ném vào hồ Sấu Tây uống nước rồi đó." Lần đi dạo tiếp theo, Kỷ Thận Ngữ thật sự làm thiếu gia quan tâm vẻ ngoài, chỉ chừa mỗi cái ót cho Đinh Hán Bạch. Đinh Hán Bạch có hỏi gì, cậu toàn vờ như không nghe thấy. Đinh Hán Bạch hỏi tiếp, cậu toàn cười lạnh. Hai người như đi diễn kịch vậy, diễn vòng diễn vèo rồi mới cúi chào cảm ơn. Đinh Hán Bạch khởi động ô tô: "Anh muốn ăn mỳ tương đen." Kỷ Thận Ngữ đối nghịch: "Em muốn ăn sashimi." Đinh Hán Bạch nắm vô-lăng thở dài, hắn đã nghĩ thông rồi, mình không chịu xuống nước nhận sai, lại không dỗ dành được đối phương, vậy cứ để nợ đó đi, nợ tới nợ lui có khi còn thoải mái hơn ấy chứ. Đương nhiên, chủ yếu là tại hắn không thích sashimi, nên hoàn toàn không muốn nhân nhượng tí nào. Tắt máy xuống xe, Kỷ Thận Ngữ nhìn biển hiệu của quán mỳ thì hết cách, đến khi vào ngồi xuống gọi món thì lóa mắt bởi mười loại mỳ tương đen. Thật ra cậu chưa bao giờ ăn cả, theo tưởng tượng thì sợi mì quệt tương lên là được, sao có nhiều loại thế này? "Đây là nguyên liệu, chọn mấy loại mình thích đi." Đinh Hán Bạch nói với phục vụ, "Đậu nành, giăm-bông, dưa chuột, cải thảo, củ cải đỏ, mỳ trụng nước lạnh ba lần. Nửa vịt quay mật, trộn với măng tây, bốn miếng kinh cao*." (*Kinh cao: Là một loại bánh truyền thống nổi tiếng ở thành phố Bắc Kinh.) Kỷ Thận Ngữ học vẹt: "Đậu nành, giăm-bông, dưa chuột, sashimi." Phục vụ vội nói không có sashimi, Đinh Hán Bạch dở khóc dở cười, đang đói meo đói mốc nên cũng lười phân tranh cao thấp. Trong lúc đợi đồ ăn, cả hai đều im lặng, đồ ăn được đưa lên lại càng im lặng hơn. Ăn thì ít mà bát thì to, Đinh Hán Bạch dùng đũa đảo, khuấy mì tương đen loạn lên đến nỗi chẳng phân biệt được thứ gì nữa, trộn hết các nguyên liệu đến khi không nhìn ra màu gốc của chúng, lại gắp một miếng vịt quay mật lên, việc lớn đã thành, bèn đẩy ra trước mặt Kỷ Thận Ngữ. Im ỉm cướp cái bát khác, trộn xong thì bắt đầu ăn, khi ở nhà hắn và Kỷ Thận Ngữ ngồi kế bên nhau, giờ thì người nào người nấy thủ một góc bàn. Cắm đầu cắm cổ ăn một chốc, tiếng húp mì bên cạnh lớn hơn, nhìn thoáng qua, Kỷ Thận Ngữ đã ăn thành miệng hoa mất rồi. Tối qua chột dạ nên không ăn được no, Kỷ Thận Ngữ đã đói meo từ lâu, nuốt một miếng mà thấy ngon khôn cùng. Cậu nghĩ chẳng qua chỉ là mì màu đen sì thôi, nào ngờ mùi nồng nhưng ngon đáo để, ăn một lần là không dừng được nữa. Đợi đến khi cơn đói dần tan, tốc độ ăn cũng chậm dần, cậu gắp một miếng thịt vịt quay lên, ăn đến nỗi ngoài miệng toàn lem tương đen, với tay lấy hộp giấy thì nhận ra hộp giấy đã rỗng. "Phục vụ --" Cậu vẫn chưa nói xong. Cuối cùng Đinh Hán Bạch cũng tìm được cơ hội phá băng, bèn vươn tay lau thứ dính lên miệng Kỷ Thận Ngữ, khiến ngón tay bị dính dầu dính mỡ. Hắn thừa dịp Kỷ Thận Ngữ sững sờ bèn thấp giọng nói: "Làm lành với anh đi." Sau khi giấy ăn được bổ sung đầy, hắn rút giấy ra lau tay, lau tay xong thì buông tay xuống bàn, các ngón tay hơi cuộn lại. Dường như từng đường hoa văn trên đầu ngón tay cũng đều kinh ngạc, tại sao đôi môi ấy lại mềm mại đến vậy, sợ rằng dùng sức thêm thôi sẽ rách. Hoàn hồn rồi ăn tiếp, trong bát có thêm miếng măng tây, mắt hoạt động tốt quá nên bắt gặp rõ ràng cái nhìn len lén của Kỷ Thận Ngữ. Hắn cụp mắt hỏi: "Người như anh, sống ở Dương Châu sẽ bị ném xuống hồ Sấu Tây uống nước thật hả?" Kỷ Thận Ngữ nói lảng sang chuyện khác: "Khắc gì lên con dấu đây ạ, hoa khai phú quý* thì sao?" Đinh Hán Bạch cười nhạt: "Thường quá." "Vậy linh hầu hiến thọ*?" "Anh qua sinh nhật rồi." "Trúc lâm thất hiền?" "To bằng nửa bàn tay mà khắc bảy người, bộ nước của người tí hon à?" (*Hoa khai phú quý: Là một bức tranh cát tường truyền thống của Trung Quốc, lấy hình chủ đạo là hoa Mẫu Đơn – đồng thời cũng là loài hoa của phú quý, dùng để nói rằng con người đều hướng đến một cuộc sống mỹ mãn và hạnh phúc, giàu có và cao quý. *Linh hầu hiến thọ: Dùng để chúc trường thọ. *Trúc lâm thất hiền: Là tên dân gian gọi bảy học giả, nhà văn và nhạc sĩ theo trường phái Đạo giáo sống trong rừng trúc thời đầu nhà Tấn.) Đinh Hán Bạch trả treo khiến đối phương cạn lời, nên cũng im lặng ăn mì tiếp. Trên đường về nhà đợi đèn đỏ, Kỷ Thận Ngữ thấy bên góc đường có bà cụ bán vàng mã, hôm nay cậu hào hứng, cậu cáu bẳn, giờ lại gợn buồn man mác. Đinh Hán Bạch nhìn theo đường nhìn của cậu, bèn thẳng thừng đỗ xe ven đó, bảo cậu đi mua hai bao. Suốt cả nửa dọc đường còn lại, Kỷ Thận Ngữ cứ ôm giấy vàng mã lẫn tiền vàng suốt, lúc sắp đến cửa nhà thì hỏi: "Sư phụ an táng ở Dương Châu, em mua có ích gì không?" Đinh Hán Bạch nói: "Chẳng lẽ rất nhiều người đi xa xứ không cúng bái à? Đêm mai tìm một con đường mà đốt, nói dăm ba câu, thầy Kỷ sẽ nhận được." Hắn nói xong bèn suy nghĩ, mai tan tầm không có xã giao, có thể đưa đối phương đi. Kỷ Thận Ngữ lại nói: "Vậy em tìm dì đưa em đi, tiện thể hỏi xem dì thích lắc tay hay vòng tay." Đinh Hán Bạch sửa miệng, "... Ừ, cậu xem mà làm." Hắn cảm thấy mình lại bị sa thải nữa rồi, bèn hít sâu khuyên mình cười một cái, được nhàn rỗi có gì mà không tốt. Rút chìa xuống xe, rốt cuộc nghẹn mãi vẫn không nhịn nổi, bèn mắng một câu "Đồ ăn cháo đá bát." Hôm sau, ai nấy đều đi làm cả, Khương Thải Vi đồng ý với yêu cầu của Kỷ Thận Ngữ, bèn hẹn tối đi hóa vàng mã. Xưa giờ ngày nào đi làm Đinh Hán Bạch cũng chẳng hào hứng, trưng cái mặt tỉnh rụi không để ý một ai, trước khi đi còn ôm theo bình Mao Đài. Khương Sấu Liễu ngăn hắn lại: "Đi làm mang rượu làm gì? Con còn muốn uống tận hai xị?" Đinh Hán Bạch đáp: "Con tặng quà cho sếp, con muốn làm tổ trưởng." Hắn biết đối phó với mẹ nhất, bèn tránh ra rồi chạy đi luôn, lái xe thẳng đến Cục Di sản văn hóa, cất rượu làm việc đến tận trưa. Đến giờ nghỉ trưa cái là lủi đi, số 57 Sùng Thủy, xách cả rượu theo, hắn muốn nhìn lư hương gốm Ge hàng thật. Hàng chuỗi ngõ ngách làm hắn phải mò lâu, cái sân nào cũng xập xệ cả, song mùi cơm bay ra lại rất thơm, rốt cuộc cũng tìm thấy cửa nhà, Đinh Hán Bạch lấy hơi hét to: "Gom đồ vỡ đây— Gom máy hút mùi cũ đây—" Dư âm vẫn đang lởn vởn thì Trương Tư Niên cầm bánh mì xông ra: "Thằng chó chết nào cướp việc làm ăn từ miệng bọn tao vậy?! Bắt nạt người tàn tật, tao đến liên đoàn người khuyết tật tố cáo mày!" Tập trung nhìn thì thấy Đinh Hán Bạch xách bình Mao Đài đứng ngay cửa, trông như cậu ấm phá sản đi thăm nhân dân khốn khổ vậy, một phần quan tâm, chín phần ghét bỏ. Cậu ấm sải bước mà vào, nhìn quanh một vòng bĩu môi, hối hận vì không hẹn ở ngoài. Trương Tư Niên quay đầu vào nhà: "Khỏi phải ghét, cùng lắm thì về nhà tắm hai lần." Đinh Hán Bạch bám gót theo sau, cơ sở trong phòng đã cũ, nhưng vẫn coi là sạch sẽ, chẳng nhiều phế phẩm như ở ngoài sân. Hắn ngồi xuống trước bàn, mở và rót rượu một cách tự nhiên, chạm chén với đối phương, uống cạn. "Đậu phụ muối nhắm rượu nhé?" "Chẳng phải chỉ có mỗi khoai tây sợi à?" Đinh Hán Bạch chú ý đến bình hoa trăm chữ Thọ trên bàn, chỉ thấy Trương Tư Niên thọc đũa vào, gắp mấy miếng đậu phụ muối ra, đậu phụ dính nước chua lẫn ớt đã băm nhỏ... Hắn điếng người, đây là cái bình hoa mười vạn! Dùng để đựng đậu phụ! Mấu chốt là hoàn cảnh sinh sống khốn khó đến thế mà còn xa hoa vẹo gì?! Trương Tư Niên nói: "Đồ của tên Lương sáu ngón đó làm chỉ xứng để dùng thế này thôi." Đinh Hán Bạch không biết ai là Lương sáu ngón, nhưng biết cách chọc giận người khác: "Dù có xứng hay không thì ông cũng chẳng nhận ra thật hay giả." Đặt đũa xuống, Trương Tư Niên bị bắt thóp, bèn hận không thể rống lên hai lần cho hả giận. Ông không khóa phòng, đi vào tìm lư hương gốm Ge, Đinh Hán Bạch đuổi theo, tiếng bước chân dừng ở cửa, đến cả tiếng thở cũng dừng lại. Trương Tư Niên nói: "Có đồ thật và đồ giả, chọn một món tặng cậu, tùy vào số hên của cậu." Đinh Hán Bạch không thích chiếm hời, cũng không kìm được mà chiếm hời, bèn hỏi: "Ông là ai?" Trương Tư Niên đáp: "Có duyên với cậu, nhưng tình cảm chưa đến mức đó, không thể trả lời." Chiếc lư hương bị bịt kín, nếu không đón được sẽ bị ném vỡ ngay, đối phương chẳng hề quan tâm chút nào, một hai vạn gì đó thôi mà, xem như chúc luôn được bình an thôi. Đinh Hán Bạch đến nhìn, khẳng định món đồ này là thật, nhưng những thứ trong phòng lại khiến hắn hoa mắt. Tình cảm không đủ, nếu đủ thì chắc là còn có cách nói khác đợi hắn? "Tôi phải về đơn vị rồi." Hắn đặt lư hương xuống, trước khi đi bèn rót một chén đầy cho Trương Tư Niên. Trương Tư Niên cắn một miếng bánh mì, hỏi hắn chưa chọn đồ mà đã đi rồi à? Đinh Hán Bạch nói: "Không, để lần sau đến hẵng chọn." Lần sau, tình cảm phải đủ. Trời hôm nay mát mẻ, chạng vạng thì hơi lạnh. Kỷ Thận Ngữ trông cửa hàng Ngọc Tiêu Ký, sau khi về nhà thì mong ngóng đợi tối hóa vàng mã, kết quả Khương Thải Vi không về đúng hẹn, cậu bèn ngồi bên bàn đá đợi đến tận tám giờ rưỡi. Đinh Hán Bạch bận rộn trong phòng cơ khí, sau khi tắt đèn khóa cửa thì đi từ phòng Nam đến phòng Bắc, thấy Kỷ Thận Ngữ còn chờ. Tắm xong đi ra, thấy Kỷ Thận Ngữ vẫn đang chờ. Đi đến thư phòng vẽ đến tận mười một giờ đêm, chuẩn bị đi ngủ, thấy Kỷ Thận Ngữ hãy còn chờ. Hắn thật sự không nhịn nổi nữa: "Hai người hẹn đi đốt vàng mã vào nửa đêm à? Gan to quá nhỉ." Kỷ Thận Ngữ nói: "Dì vẫn chưa về, dì bảo tăng ca ở tòa soạn báo." Đinh Hán Bạch lo lắng cho Khương Thải Vi, bèn cầm chìa khóa chuẩn bị đi đón, trước khi đi thì nhận điện thoại từ Khương Thải Vi. Hắn đi ra khỏi phòng, nói: "Dì gọi bảo hôm nay mệt quá, bèn ngủ ở ký túc xá nhân viên luôn, không về." Bóng đèn sáng quá, sự hụt hẫng của Kỷ Thận Ngữ không có chỗ nào che giấu được cả. Đinh Hán Bạch đứng ở cửa, bóng người như đổ dài, nếu Kỷ Thận Ngữ cầu hắn dẫn đi, hắn sẽ vất vả một chuyến vậy, nhưng hắn không chủ động hỏi. Ai đi làm mà chẳng mệt, tại sao lại phải làm quân dự bị, muốn là phải chạy đến chứ? "Sư ca, anh có thể..." Kỷ Thận Ngữ mở lời, "Có thể cho em mượn chìa khóa xe đạp không, em tìm đại một con đường để đốt, rồi về nhanh thôi." Đinh Hán Bạch nói: "Xịt lốp rồi, không thì cậu lái ô tô mà đi?" Hắn thấy lạ, sao thằng nhóc này cứ trái nghịch với suy nghĩ của hắn vậy? Tuổi mụ Kỷ Thận Ngữ là mười bảy, nào được lái xe, bèn hỏi: "Anh bằng lòng chở em đi không?" Hai mươi phút sau, Đinh Hán Bạch chở Kỷ Thận Ngữ đi tìm một con đường không có cảnh sát giao thông trực, lúc này người đi trên đường rất ít, dưới ánh đèn đường, bọn họ lấy giấy vàng mã lẫn tiền vàng ra, dựa vào nhau như đang sưởi ấm. Đôi mắt Kỷ Thận Ngữ sáng đến lạ, nhưng ánh nhìn hơi dại ra, khá bần thần. "Bố." Cậu gọi, gọi xong thì lặng thinh rất lâu, "Con có nhớ bố mà, nhưng con cũng đành chịu thôi, con không có nhà ở Dương Châu, bố đừng trách con nhé." Đinh Hán Bạch gắng bỏ thêm tiền vàng: "Thầy Kỷ à, cậu ấy sống ở nhà con rất tốt, người cứ yên tâm." Kỷ Thận Ngữ chỉ nói một câu như vậy, sau đó chỉ nhìn chằm chặp ngọn lửa đốt mọi thứ thành tro. Cậu không phải người cởi mở, hóa vàng mã cúng tế giữa trời đất, lại ngay trước mặt người ngoài khiến cậu không nói được lời nào khác nữa, chỉ âm thầm nghĩ suy trong lòng, hi vọng Kỷ Phương Hứa có thể nhận được. Đốt xong thì dọn sạch sẽ, vào xe bị bóng tối bủa vây, Đinh Hán Bạch nghe rõ mồn một Kỷ Thận Ngữ đang sụt sịt. Khóc à? Hắn nghĩ. Yên lặng một chốc, Kỷ Thận Ngữ nhìn hắn, hai má sạch sẽ, mắt ướt nhẹp, nuốt hết nước mắt vào trong. Hắn cởi dây an toàn ra, hơi xoay người về phía đối phương, hỏi: "Ôm cậu nhé?" Kỷ Thận Ngữ miệng cọp gan thỏ: "Có gì đâu mà ôm, hóa vàng mã thôi, còn chẳng phải đưa tang nữa là." Lặp đi lặp lại mấy lần mà chẳng thấy mặt mũi đâu, Đinh Hán Bạch chẳng thể nhẫn nại thêm nữa, bèn ném chìa khóa lên bàn điều khiển: "Anh cứ ôm đấy!" Cánh tay dài của hắn vươn tới, ôm Kỷ Thận Ngữ vào lòng, ôm eo lưng, đè gáy, chóp mũi đối phương đập vào cằm hắn, lành lạnh, môi phảng phất cọ vào cổ hắn, vẫn mềm mại biết bao. Kỷ Thận Ngữ không giãy ra nổi, chửi đồ thần kinh, mắng đồ khốn kiếp, chỉ mắng đi mắng lại mỗi hai từ này. Sau đó, cậu mệt, buông thõng tay, nhắm mắt. Ngập ngừng nói câu cảm ơn anh. Đinh Hán Bạch nên đáp "Đừng khách sáo", song hắn lại nóng đầu một cách vô cớ, bèn nói câu "Không có gì". *Chú thích: 1. Chân cắm nến nhiều tay phong cách Baroque mạ vàng: 2. Bộ trà cụ bằng bạc phong cách văn hóa Phục Hưng: 3. Kinh cao:
|
Chương 19: Trai giả gái[EXTRACT]Toái ngọc đầu châu Tác giả: Bắc Nam Edit: Dú Chương 19: Trai giả gái Sắp đến khai giảng, Đinh Duyên Thọ cho Kỷ Thận Ngữ nghỉ ngơi mấy ngày, không phải đến Ngọc Tiêu Ký giúp việc, vì vậy Đinh Nhĩ Hòa và Đinh Khả Dũ chủ động ôm việc hết, tỏ ra mình biết chú ý nhiều hơn. Kỷ Thận Ngữ thấy vậy bèn yên tâm nghỉ, nếu không sẽ càng khiến hai anh em kia thêm ghét. "Ra ngoài à?" Trước khi đi làm, Đinh Hán Bạch hỏi. Kỷ Thận Ngữ gật đầu, cậu muốn đi tìm Lương Hạc Thừa. Đinh Hán Bạch hiểu lầm, bèn dặn: "Đi chơi với bạn đừng gây chuyện nhé, ăn uống là được." Đợi đến khi người trong nhà đi hết sạch, Kỷ Thận Ngữ mới vào bếp làm một nồi canh, xách bao lớn bao nhỏ chạy đến ngõ Miểu An. Lần trước đã dọn sân, hôm nay thì khác, cậu vừa vào cửa đã thấy Lương Hạc Thừa đứng trong sân luyện Thái Cực quyền, chỉ là động tác mềm oặt không có lực. "Sư phụ à, tinh thần tốt đấy." Cậu tự giác vào nhà dọn dẹp, khi múc canh thì chạy ra hỏi, "Sư phụ ơi, người dùng bát họa tiết rồng khắc chìm sứ vàng, hay dùng bát chín quả đào hồng ạ?" Lương Hạc Thừa cười to: "Con bớt lấy ta làm trò cười đi." Kỷ Thận Ngữ rót canh vào bát chín quả đào hồng: "Người bày ra không phải để cho con thấy à? Thấy rồi không phải sẽ kiểm tra ư? Kiểm tra không qua người sẽ dạy." Lương Hạc Thừa khen không ngớt miệng, vừa thích món canh thơm ngon này, vừa hài lòng về đồ đệ thông minh của mình. Ông uống xong bèn hỏi: "Tại sao ta lại chọn hai bát này để hỏi?" Kỷ Thận Ngữ đáp: "Bát họa tiết rồng có miệng rộng, góc nhỏ khó bắt, rất dễ sơ suất; nét họa tiết hai rồng vờn châu phức tạp, khắc chìm không lộ rõ nên tỉ lệ khuyết điểm cao; vách và lòng bát hồng kia có cùng một kiểu vẽ, vẽ hơi khác đi một chút là hỏng ngay." Hai bát này đại diện cho hai kiểu đồ có độ khó rất cao, một loại có họa tiết, một loại có tranh. Lương Hạc Thừa chẳng kiểm tra Kỷ Thận Ngữ ngay, đặt bát xuống rồi luyện Thái Cực quyền, nhưng đang mở cờ trong bụng, nắm đấm cũng có sức hơn. Kỷ Thận Ngữ mong ngóng đợi học nghề, trước khi đến đã soạn một hai ba bốn, muốn thỉnh giáo từng cái một. Lương Hạc Thừa lại chẳng vội vàng tí nào, muốn mở mang về quá trình tỉ mẩn chạm khắc ngọc. Nhưng Kỷ Thận Ngữ lại thành thầy trước: "Đây là đá Tiết Gà, con muốn khắc một con dấu." Lương Hạc Thừa hỏi: "Nếu so sánh với nhau thì con thích chế tạo đồ cổ hay chạm khắc hơn?" Kỷ Thận Ngữ suy nghĩ: "Trình tự chế tạo đồ cổ đa dạng, thú vị hơn chạm khắc, nhưng chỉ là đơn thuần phỏng chế theo, không phải tự mình suy ngẫm như điêu khắc, cân sức ngang tài ạ." Đáp xong, cậu ngắm trúng bình hoa nào đó, "Sư phụ ơi, món đồ người làm thành công nhất là gì?" Sau khi tra ra bệnh ung thư, Lương Hạc Thừa không làm gì nữa, nằm ở nhà suốt nửa tháng, thơ thẩn. Chút tài hoa này không có ai nối nghiệp, mình nằm viện chữa bệnh lại thấy bơ vơ gấp bội, nên càng thấy thẫn thờ hơn. Sau lại nghĩ dù gì cũng chẳng còn sống được mấy năm, thể nào cũng phải để lại một, hai thành quả đắc ý nhất, bởi vậy dốc hết sức làm bình hoa trăm chữ Thọ kia. Ông không có tiền tiêu bèn lấy một món bán ra ngoài, không gạt người mua, chỉ dựa vào giá đồ giả cổ mà bán. Không ngờ lại gặp được Kỷ Thận Ngữ, duyên phận tới, cũng có thể là ông trời thương xót ông, ông bèn tặng bình hoa trăm chữ Thọ đi. Kỷ Thận Ngữ nghe xong bèn hỏi: "Trước đó người từng nói lão Trương mù cũng chưa chắc đã nhìn ra được thật hay giả, ai là lão Trương mù ạ?" Lương Hạc Thừa hạ thấp giọng: "Ông ta là đối thủ một mất một còn của sư phụ con, ông ta mù, còn ta thì sáu ngón..." Kỷ Thận Ngữ nghe mà hào hứng: "Người chọt mù mắt ông ấy ạ?" Cặp thầy trò mới quen nhau chưa bao lâu bèn vất chính sự đi, mặt đối mặt uống canh, huyên thuyên không dứt, tiếng cười không ngớt. Nhưng có người vui thì cũng có kẻ buồn, Đinh Hán Bạch định đi tìm Trương Tư Niên, ai ngờ trước khi đi thì bị Trương Dần phái đi làm việc. Thành phố bên cạnh khai quật một ngôi mộ nhỏ, bảo hắn họp với Cục Di sản văn hóa địa phương, chỉ đi tầm một, hai ngày. Đinh Hán Bạch về nhà dọn quần áo, vừa vào tiền viện đã ngửi thấy một mùi thơm phưng phức, là Khương Sấu Liễu đang nấu cơm trong bếp. Mới sáng ra sao về nhà nấu cơm nhỉ? Hắn đi vào theo hướng phòng ngủ của đối phương, mẹ hắn đang ở phòng của Khương Thải Vi, hắn cũng vào, khiến hai chị em nọ giật mình. Mặt Khương Thải Vi tái mét, miệng còn bị rách, gắng nở nụ cười gượng. Đinh Hán Bạch hỏi: "Xin nghỉ à? Không thoải mái?" Khương Sấu Liễu trả lời thay em gái: "Ừ, con về làm gì vậy?" "Con về dọn đồ đạc bỏ nhà đi bụi, hai ngày nữa về." Đinh Hán Bạch nói xong thì đi ra ngoài, mẹ hắn chẳng quan tâm hắn nói gì. Khương Sấu Liễu ngồi bên giường đút cơm cho Khương Thải Vi, đút được hai miếng thì ngừng, lau nước mắt cho cô. "Đừng sợ." Chính Khương Sấu Liễu cũng khóc òa, "Chị dỗ em, thật ra lòng chị cũng nghĩ mà thấy sợ..." Khương Thải Vi nhào vào lòng Khương Sấu Liễu: "Chị ơi, vết thương trên người em đau lắm..." Sầm – Đinh Hán Bạch đứng ngoài cửa nghe đủ rồi bèn xông vào giường nửa ngồi xổm nhìn Khương Thải Vi: "Dì út, đêm qua dì tan tầm muộn, có phải đã xảy ra chuyện gì không?" Khương Thải Vi không chịu nói, hắn nóng lòng la lên: "Dì chỉ nói với mẹ cháu thì có ích gì? Hai người ôm nhau khóc có thể giải quyết à? Nói với cháu đi, ai bắt nạt cháu với dì đi tìm kẻ đó, thương tích của dì là sao?!" Hôm qua Khương Thải Vi tan làm muộn, cô lại nhớ đi hóa vàng mã với Kỷ Thận Ngữ, bèn đi vào ngõ tắt nhỏ, kết quả gặp phải tên lưu manh. Khi phản kháng bị đánh thương, may sao kêu cứu thì được một đồng nghiệp khác đi ngang qua nghe thấy, mới thoát hiểm. Tối qua cô ngủ một đêm ở nhà đồng nghiệp, sáng nay về chỉ kể với mỗi mình Khương Sấu Liễu. Đinh Hán Bạch bỗng dưng đứng dậy, thở hồng hộc, thấy Khương Thải Vi khóc nức nở lại gắng kiềm chế, an ủi, "Dì út à, dì cứ nghỉ ngơi cho tốt đã, đợi khi nào tình hình dì ổn định, cũng đợi cháu về thì hẵng kể cụ thể tình huống hôm đó với cháu, chuyện này không thể để yên được." Khương Sấu Liễu hỏi: "Đừng làm càn, con muốn làm gì?" Đinh Hán Bạch nói tỉnh rụi: "Chỗ đó nằm kế bên tòa soạn và trường học, khó tránh khỏi trước đây đã từng có người gặp phải, mà kệ, không chắc sau này còn có cô gái nào gặp nạn nữa không. Không biết thì thôi, chứ đã biết thì không thể giả câm giả điếc được." Hắn nói xong bèn đi dọn đồ đạc, Khương Thải Vi không ngăn mà bảo Khương Sấu Liễu ngăn. Cô không sợ bị người biết, mà là tối qua đã bị đánh phát sợ, lo Đinh Hán Bạch sẽ gặp chuyện gì. Khương Sấu Liễu không cựa quậy, bưng cơm lên lần nữa: "Cứ tùy nó đi, một mình không làm được thì bảo Nhĩ Hòa với Khả Dũ đi cùng, còn cả Đình Ân lẫn Thận Ngữ nữa, nhà nhiều đứa lớn đứa nhỏ vầy, còn trị không nổi một thằng lưu manh à?" Hôm đó Kỷ Thận Ngữ về thì Đinh Hán Bạch đã đi mất, còn để lại tờ giấy bảo cậu quét tước phòng cơ khí, cậu định chớp lấy cơ hội, cầm chìa khóa đi vào ngay tức khắc, yên tâm quan sát một cách lớn mật. Vật liệu tốt chất đầy tủ, phân loại riêng, còn có một số món đã ra phôi, đều là những món bình thường Đinh Hán Bạch chưa làm xong. Kỷ Thận Ngữ mở một hộp gỗ ra, trong đó là tám miếng ngọc bài màu xanh được xếp ngay ngắn, nhiều lớp chạm khắc, nội dung là câu chuyện về nhân vật, tám miếng là vừa kể xong. Câu chuyện gói gọn trên ngọc bài lớn năm xen-ti-mét, vô cùng phức tạp, tiểu thương, tôi tớ, đình đài, lầu các đều được miêu tả rất chi tiết, nét mảnh như sợi tóc, chính cậu dù có kiên nhẫn bậc đó, cũng không đạt được trình độ này. Cuối cùng là lau máy móc, Kỷ Thận Ngữ cẩn thà cẩn thận lau sạch sẽ, khi khóa cửa thì nghe một tiếng Sầm, chậu trúc Phú Quý lần trước bị Đinh Hán Bạch đá ngã lăn quay giờ lại bị Khương Đình Ân cho thêm một cú nữa. "Kỷ Trân Châu!" Kỷ Thận Ngữ đã miễn dịch với cái xưng hô này, tỉnh bơ nhìn đối phương. Khương Đình Ân vọt tới: "Anh tìm cô út kiểm tra bài tập, thế mà cô lại ngủ, còn không cho anh vào phòng, sau đó cô cả mắng anh một trận, bảo anh hai ngày này không được quấy rầy cô út." Kỷ Thận Ngữ vừa nghe đã lo lắng hỏi: "Có phải dì út bị bệnh không?" Khương Đình Ân đáp: "Bị bệnh mới cần người chăm sóc chứ, bình thường cô mà bị bệnh toàn sai vặt anh hết." Nói xong thì dừng, "Anh cảm thấy thế này, cô cũng đến tuổi rồi, có phải ăn cơm trước kẻng không? Tuy chưa từng nghe cô yêu ai bao giờ..." Kỷ Thận Ngữ mắng: "Anh điên à? Suốt ngày cứ như thằng ngốc ấy!" Khương Đình Ân là cỏ đầu tường*, bình thường chỉ coi mỗi Đinh Hán Bạch như Thiên Lôi sai đâu đánh đó, Đinh Hán Bạch không ở đây, ai dối đôi câu là đi theo người ta mất, vất vả lắm mới tự phân tích được tí việc, lại còn bị dạy dỗ một trận. (*Cỏ đầu tường: Ý chỉ người không có lập trường, gió chiều nào theo chiều nấy.) Hôm sau Kỷ Thận Ngữ dậy sớm, đợi suốt hai tiếng ở tiền viện, rốt cuộc Khương Thải Vi cũng lộ mặt. Tim cậu nhói đau, vốn tưởng đối phương chỉ không thoải mái thôi, sao trên mặt còn có vết thương thế này? "Thận Ngữ?" Khương Thải Vi lộ vẻ mặt xấu hổ, "Sớm thế, có việc gì à?" Kỷ Thận Ngữ nói: "Cháu có viên đá Tiết Gà, muốn làm đồ cho dì, dì thích lắc tay hay vòng tay ạ?" Khương Thải Vi thuận miệng nói là lắc tay, nói xong lại về phòng. Kỷ Thận Ngữ không tiện đi theo, nhưng nhận ra đối phương đi lại còn khập khiễng, càng không an tâm rời đi, bèn xông lên hỏi: "Dì út, rốt cuộc dì bị sao vậy?" Khương Đình Ân cũng lao đến từ phòng bên, tay để trần: "Cô út ơi, cô muốn cháu lo chết mất hả!" Khương Thải Vi không thật sự bị lưu manh xâm phạm, cảm thấy bắt người ta cũng chẳng có cách nào nghiêm trị, nhưng hiện giờ ai nấy đều như đeo ra-đa, rống lên hỏi cô. Cô cũng lười giấu diếm, bèn dứt khoát kể luôn chuyện đêm đó. Trong phòng lạch cà lạch cạch, mấy món đồ bị Khương Đình Ân nổi cáu đạp đổ, Kỷ Thận Ngữ thì ngồi đơ trên giường, áy náy nói: "Cháu xin lỗi, đều tại cháu bảo dì đưa cháu đi hóa vàng mã, không thì..." Khương Thải Vi cắt ngang: "Cháu ngốc hay sao mà đã vậy rồi còn tra nguồn cơn? Chẳng ai sai cả, muốn trách thì hãy trách tên lưu manh kia ấy." Rất nhanh sau đó, cả nhà cũng biết, nhà Khương Đình Ân cũng biết, bố cậu chàng Khương Tầm Trúc đến thăm em gái nhỏ, người lớn đứng dồn trong phòng ngủ. Bốn đứa thanh niên thì ngồi bàn đá ngoài tiểu viện, từ xa nhìn giống như chơi mạt chược. Đinh Nhĩ Hòa lớn nhất, mở lời: "Ngõ tắt tối om, chắc chắn không thấy rõ mặt mũi của tên lưu manh." Khương Đình Ân: "Vậy làm sao mà bắt? Làm sao mà biết ai là lưu manh?" Đinh Khả Dũ nói: "Lưu manh cũng chẳng thấy rõ chúng ta." Kỷ Thận Ngữ im lặng lắng nghe, hiểu ý của đối phương là dụ lưu manh ra trước, nghe thì có vẻ vớ vẩn, mà hình như cũng chẳng có biện pháp nào tốt hơn. Nếu dụ ra được tên lưu manh đã chặn Khương Thải Vi ngày hôm đó thì may, mà dù dụ được tên khác ra cũng không uổng. Nhưng vấn đề là, ai dụ, và dụ thế nào? Cậu nhìn chằm chặp vào mặt bàn tự hỏi, chợt nhận ra xung quanh im ắng quá, vừa ngước đầu lên thì phát hiện ra ba người đó đều đang nhìn mình. Anh hai anh ba không thân với cậu, vì vậy cậu hỏi Khương Đình Ân: "Anh nhìn em làm gì?" Khương Đình Ân nói quanh co: "Hai người đó đều nhìn em, nên anh cũng nhìn..." Kỷ Thận Ngữ trực tiếp đối mặt với tầm nhìn của Đinh Khả Dũ, ý không nói cũng hiểu, Đinh Khả Dũ cũng thoải mái, bèn nói toẹt ra: "Anh nghĩ thế này, tìm con gái làm mồi nhử không an toàn, huống hồ trừ dì út ra thì nhà chẳng có con gái nào nữa, cho nên chắc là trai giả gái. Sư đệ này, anh thấy cậu rất thích hợp." Kỷ Thận Ngữ nói: "Em thấy anh trắng trẻo, lại quen đường quen nẻo, thích hợp hơn em mà." Cậu đá Khương Đình Ân dưới bàn, Khương Đình Ân lập tức gật đầu phụ họa. "Anh nào có trắng bằng cậu, hơn nữa anh cao như vầy, lưu manh chẳng dám đè đâu." Đinh Khả Dũ trừng Khương Đình Ân, cổ Khương Đình Ân như bị vặn dây cót, tiện thể gật lia lịa. Lúc này, Đinh Nhĩ Hòa bèn nói: "Thận Ngữ à, vì vội về đi hóa vàng mã với cậu mà dì út mới gặp chuyện không may, nếu cậu chỉ hơi hi sinh một tí để tóm tên lưu manh thì..." Kỷ Thận Ngữ không thốt nổi câu nào phản bác, cậu vốn đã tự trách bản thân sẵn, lại sợ Khương Thải Vi ngoài miệng không nói gì, nhưng thật ra trong lòng thầm trách cậu, hai câu đó của Đinh Nhĩ Hòa đã đâm trúng chỗ hiểm, cậu không dám từ chối thêm nữa. Cả bốn người đều tự chuẩn bị, ai nấy đều có thể dùng dụng cụ điêu khắc trong nhà để làm hung khí, Khương Đình Ân còn giấu một viên đá Điền Hoàng, nặng hơn cả gạch nữa. Họ lên kế hoạch sau khi trời tối sẽ để Kỷ Thận Ngữ đi lại trong ngõ, những người khác thì ẩn núp, tranh thủ bắt lưu manh. Kỷ Thận Ngữ đến tiền viện, đợi người đi hết rồi mới đến thăm Khương Thải Vi. "Dì út ơi?" Cậu thấy Khương Thải Vi đang nằm trên giường đan găng tay, để dời chú ý cũng được, vì ngủ không nổi cũng vậy, đều là đan cho cậu cả, cậu chỉ ước gì mình có thể đập chết tên lưu manh ngay. Cậu không đứng lâu, chủ yếu là hỏi về đặc thù vẻ ngoài của tên lưu manh, chiều cao và giọng nói, có mang dụng cụ gì hay không vân vân, tiếc là Khương Thải Vi lúc đó rất sợ, không chú ý được bao nhiêu. Cậu hỏi xong thì rời đi, không hề hé răng về kế hoạch buổi tối. Bốn người ăn cơm tối xong thì ra ngoài, Đinh Nhĩ Hòa lái xe, Đinh Khả Dũ và Khương Đình Ân chen hai bên Kỷ Thận Ngữ ở ghế sau, không khỏi cười khúc khích. Dù bình thường không hợp rơ nhau, nhưng cũng mới mười tám, mười chín tuổi đầu, nói quên là quên ngay. Kỷ Thận Ngữ mặc chiếc váy dài Đinh Khả Dũ thuê từ tiệm chụp ảnh cưới, mặc quần đùi trong váy, phía trên là áo sơ mi, còn đội tóc giả nữa. Đinh Khả Dũ khoác vai cậu: "Sư đệ này, ngực cậu phẳng lì thế, lưu manh có để ý không?" Kỷ Thận Ngữ đội tóc giả túa mồ hôi: "Tối như mực thế, gã có thể nhìn ra em phẳng hay không à?" Xe đỗ ven đường, sau khi trời đã đen kịt, Kỷ Thận Ngữ đi một mình vào ngõ hẻm, bắt đầu đi lại. Đây là chuyện cần kiên nhẫn, nếu đêm nay tên lưu manh không xuất hiện thì họ còn đêm mai nữa. Còn mỗi ba người chờ trên xe, thường hay có một người bước xuống nhìn với vào ngõ, thấy không có tiếng động thì về, không thể cách quá gần. Đợi đến mười một giờ, Khương Đình Ân ngáp, dựa vào cửa xe ngủ gật. Qua thêm nửa tiếng nữa, Đinh Khả Dũ cũng mệt, bụng réo òn ọt. Cả ba chẳng chờ nữa, bèn xuống xe định đi quanh đó ăn khuya, tiện thể mua một suất về cho Kỷ Thận Ngữ. Nhà chuẩn bị tắt đèn, Đinh Duyên Thọ tắt cả đèn rọi trên tường bình phong, quay người lại thì nghe tiếng cửa mở. Cửa sắt phát ra tiếng to, Đinh Hán Bạch vừa đi công tác về còn phát ra tiếng lớn hơn nữa, vừa qua cửa bèn hét: "Nửa đêm nửa hôm bố đứng đó làm gì! Sợ chết khiếp!" Đinh Duyên Thọ hỏi: "Sao lần công tác này của mày khác thế, đi du lịch một ngày một đêm ngoài ngoại ô à?" Đinh Hán Bạch lờ ông bô nhà mình, hắn căn bản là không dằn lòng được, cứ mãi lo Khương Thải Vi có đỡ hay chưa, lại loáng thoáng cảm thấy sẽ xảy ra chuyện gì đó, bèn dứt khoát chạy về nhà. Thế là đến tiền viện thăm Khương Thải Vi, trước khi đối phương ngủ thì hỏi tình huống đêm đó rất nhiều. Khương Thải Vi khó lắm mới bật cười: "Hôm nay Thận Ngữ cũng hỏi dì mấy câu này, giống y như đúc." Đinh Hán Bạch hỏi: "Bọn nó biết cả rồi ạ?" Tiểu viện tối đèn, Đinh Hán Bạch phát hiện Kỷ Thận Ngữ không ở đó, đến viện Đông nhận ra thằng hai thằng ba cũng không ở nhà. Nếu nghe ngóng tình hình thì chắc là muốn tóm tên lưu manh, hắn tức thì bắt xe ra ngõ, cứ cảm thấy mấy thằng nhãi này không đáng tin tí nào. Kỷ Thận Ngữ đã lảng vảng suốt mấy tiếng liền, chân nhức, dựa vào tường đứng một chốc, mỗi khi có ai đi ngang qua đều xốc tinh thần lên. Lại đi đến cuối ngõ, đi ra ngoài là một con phố khác, quẹo vào là một góc chết, cậu bèn ra cửa ngõ, thấy lạ là sao ba người kia lâu thế mà chưa đến. Gió thổi bay làn váy, suýt nữa cậu đã rẽ rồi, bèn đứng chỉnh tư thế làm mình trông như con gái, nói thì chậm mà xảy ra thì nhanh, bên chiếc ngõ hẹp chợt có một đôi tay vươn tay ôm lấy cậu, trực tiếp ghìm chặt vai cậu, kéo cậu vào bên trong. Một bàn tay ươn ướt bịt miệng cậu lại, eo cũng bị ôm lấy, cậu mới giật mình nhận ra thậm chí còn có hai tên lưu manh. Kỷ Thận Ngữ dốc hết sức giãy dụa, cố gắng đá một cú, nhưng tức khắc bị túm tóc tát một cái đau điếng. Tóc giả bị vứt tán loạn, váy dài bị xé rách mò mẫm, cậu lén lấy dao khắc trong túi quần ra. "Mẹ! Đây là con trai?!" Gã lưu manh ghì ngực Kỷ Thận Ngữ buông tay ra, đè lên cổ họng, một kẻ khác thì nóng lòng xác nhận, bèn lủi tay xuống sờ thứ ở giữa hai chân Kỷ Thận Ngữ. Kỷ Thận Ngữ hãi hùng kêu cứu: "Sư ca... Sư ca ơi..." Sầm – Tiếng cửa xe taxi đóng lại, Đinh Hán Bạch thấy xe nhà mình, nhưng trên xe không có ai. Hắn bèn chạy về phía ngõ, từ xa nghe thấy tiếng ma sát của quần áo lẫn tiếng chửi rủa của hai người đàn ông. "Con trai con đứa mặc váy lảng vảng làm gì?! Trai giả gái? Tởm bỏ mẹ!" "Là con trai thật rồi, đệch mẹ thằng biến thái này từ đâu ra vậy!" Kỷ Thận Ngữ bị đánh, nơi yếu ớt bỗng bị bóp, cậu hoảng hốt giãy dụa, dao khắc dùng sức vung lên rất nhanh. "— Kỷ Trân Châu!" Cậu nghe thấy cái gì đó, gần đến vậy, quen thuộc đến thế. Đinh Hán Bạch nổi gân xanh, lúc này trong ngõ đồng thời có hai tiếng kêu thảm thiết. *Chú thích: Tạm thời không up được ảnh do lỗi wattpad, tôi sẽ bổ sung sau. 1. Miếng ngọc bài màu xanh: 2. Bát chín quả đào hồng: 3. Bát họa tiết rồng khắc chìm sứ vàng:
|