Làm Vợ Của Quỷ Quyển 2 (Âm Thai)
|
|
108. Hỏi chuyện cõi âm
Trần Dương nhìn đám người họ chôn quan tài Ngụy Lâm Thanh xuống. Bùn đất ẩm ướt rơi lên quan tài, chẳng hiểu sao lại khiến kẻ khác sinh ra loại cảm giác hoang liêu bi thương. Trần Dương lắc đầu, bỏ đi cảm xúc sầu não không rõ nguyên do ấy.
Làm xong lần cúng bái hành lễ cuối, tất cả đứng yên lặng trước phần mộ trong chốc lát rồi mới quay về. Cụ Ngụy kêu Trần Dương đến nhà dùng cơm chung, Trần Dương cầm điếu thuốc trong tay, lắc đầu, “Cụ à, cháu không đi đâu, cháu còn phải đến chỗ Hai Mập để bàn chuyện khởi công.”
Cụ Ngụy thất vọng nhưng không ép anh, cụ chỉ bảo nếu anh rỗi rãi thì cứ tới nhà, trò chuyện cùng cụ người đã sắp xuống mồ rồi, chứ cụ đáng thương lắm, ở nhà không ai nói chuyện với cụ hết. Nghe thế miệng của mấy thằng cháu đang đứng bên cụ giật giật, mặt vặn vẹo hết.
Trần Dương thấy cụ Ngụy hệt như một đứa bé bướng bỉnh nhưng không khiến người khác chán ghét, thế nên anh đồng ý.
Về tới trấn Quảng Tế, anh bèn đến nhà Hai Mập. Hắn ta đang nằm ì trên sofa trong phòng khách, ép cái ghế bẹp dí luôn. Mẹ hắn đang bên cạnh khuyên bảo, lại bị Hai Mập bực mình xua tay. Cửa mở, thấy Trần Dương vào nhà hắn vẫn ỉu xỉu buồn bã, “Anh Trần, đến rồi à, ngồi đi.”
Trần Dương hút thuốc, lấy chân đá vào ghế sofa. Mang theo Hai Mập nên chắc cái ghế nặng tới hơn hai trăm ký, bị anh đá một cái nên sofa run lên bần bật khiến Hai Mập té nhào xuống. Hắn ta xoa cái mông u một cục, nghiến răng chịu đau ngồi dậy.
Ngó gương mặt núc ních thịt của hắn, Trần Dương buồn cười, “Chẳng phải bảo hai ngày nữa sẽ khởi công sao, còn lề mề ở đây làm gì?”
Hai Mập như đưa đám, hắn than thở, “Thì không phải tại sợ à? Ông già không cho tôi đi thôn Ngụy, mấy ngày nay tôi với ổng cãi nhau to. Thật ra lúc tôi nhận công trình này ổng đã bảo sẽ gặp chuyện không may, nhưng tôi không tin, hiện tin thì đã muộn.”
Từ góc độ Trần Dương mà nói, Hai Mập là một kẻ tốt số. Từ nhỏ đã thuận buồm xuôi gió, không bệnh hoạn cũng chẳng gặp tai ương, vốn thành tích chẳng khá mấy nhưng sau khi học hết cấp ba thì lại vào được trường đại học không tệ, tốt nghiệp rồi thì không muốn làm mấy việc của cấp dưới phải ngó nét mặt cấp trên nên chạy về trấn Quảng Tế.
Sau đó không biết gặp vận chó chết gì, vừa làm vận chuyển lâm sản vừa làm chủ thầu công trình, ngày ngày trải qua vui vẻ, trừ có hơi mập ra thì cũng được xem như thanh niên tài giỏi của trấn, hằng hà sa số người kéo đến cửa làm mai.
Nói thật, không phải Trần Dương chưa từng hâm mộ và ghen tị hay oán hận với vận mệnh của hắn.
Chẳng qua, rốt cuộc hai người họ là kẻ có duyên, ao ước chỉ là ao ước. Trần Dương vốn hận những thứ gọi là vận mệnh, sau được nhiều ‘cao nhân’ khuyên bảo thì anh đã nghĩ thoáng hơn, cuộc sống của mình thế nào thì cứ sống thế đó.
Song điều kiện tiên quyết là không có một bàn tay làm đục nước, quấy cho nước đen ngòm.
Không vừa mắt cái vẻ mới suy sụp một chút mà đã muốn sống muốn chết của Hai Mập, Trần Dương chẳng thèm khách sáo mà đá thêm cú nữa, đạp đến mức Hai Mập lăn lộn trên đất gào khóc thảm thiết. Sau cùng hắn ta mới lê cái thân lặc lề của mình lên ghế bắt đầu bàn chuyện.
Hóa ra sở dĩ Hai Mập suy sụp như thế, ngoài sợ hãi còn có nguyên nhân khác. Từ khi biết trong đội sửa đường có người chết rồi thì không tuyển người được nữa. Hắn đành phải liên hệ với vài người quen ở huyện khác để giới thiệu người lại đây, đủ người rồi nhưng tiền công lại tăng lên đến những một phần tư.
Mới nghĩ đến đó tim hắn lại rỉ máu, Hai Mập túm lấy quần áo, kêu khóc.
Trần Dương dở khóc dở cười đưa chân qua đá hắn ta một cái nữa, “Buôn bán lời biết bao tiền mồ hôi nước mắt của kẻ khác, phun ra một ít có làm sao? Còn gào thét nữa ông đá đầu xuống luôn bây giờ.” Hai Mập xích qua một bên, “Anh Trần, anh nói sai rồi, đây đâu phải tiền mồ hôi nước mắt của người khác, là mồ hôi nước mắt của tôi đó, mới nghĩ tới mà thịt đã đau rồi.”
Hai người nói nói cười cười, cãi nhau ầm ĩ, chỉ chốc lát sau đã quyết định mọi chuyện xong xuôi, sẽ chính thức khởi công vào ngày mốt. Hai Mập còn định mời ‘cao nhân’ đến làm phép. Trần Dương không ý kiến gì với việc ấy, dù sao ít nhiều cũng có tác dụng xoa dịu tâm lý.
Chuyện mời cao nhân, Hai Mập giao cho Trần Dương.
Là bởi khi nãy Trần Dương thuận miệng nói rằng anh định đi tìm cao nhân hỏi chuyện gì đó. Hai Mập thấy chuyện ấy và vụ cúng bái hành lễ hoàn toàn có thể lo liệu như một chuyện, thế là hắn ta cứ bám sát rạt Trần Dương bảo anh tiện đường mời cao nhân luôn cho rồi, để hắn đỡ phải đi một chuyến nữa.
Với việc tên Hai Mập này lúc nào cũng nghĩ cách giảm bớt phần việc của mình để nhàn hạ hơn, sau khi tỏ vẻ khinh thường vô cùng thì Trần Dương mới đứng lên kêu hắn ta tự mà đi tìm, anh đi ngày mai hoặc mốt sẽ về.
Anh muốn tìm một người ở huyện Chu Nhân gần đó, bà là người thuộc phái ‘Hỏi âm’, còn hỏi âm thật ra là đặt câu hỏi với người đã chết.
Hỏi âm là một loại thông âm, nói theo cách thường, thông âm là chiêu hồn phách người chết, sau đó muốn hỏi gì thì hỏi, muốn làm gì thì làm. Loại phương thức thông âm này người bình thường vẫn làm được, chỉ cần dùng đúng cách mà thôi. Ví dụ như mấy trò bút tiên, đĩa tiên – mấy trò cầu cơ này cũng có thể gọi hồn được. Trên thực tế đó là dùng phương pháp thông âm để liên lạc giữa người chết và người sống.
Song nếu kẻ không am hiểu tiến hành sẽ gặp rất nhiều tai họa tiềm ẩn. Không ít kẻ chơi đĩa tiên bút tiên rồi mất hồn hay mất cả mạng, nên ít nhất cũng phải có lòng kính sợ quỷ thần, đừng tùy tiện đụng vào mấy trò nguy hiểm.
Còn hỏi âm trong thông âm là một cách hỏi lợi dụng đặc thù của phụ nữ, đưa hồn phách người sống xuống âm thế để tìm được hồn ma muốn hỏi, hỏi mặt đối mặt. Cứ thế, sẽ không cần mượn pháp khí hoặc pháp thuật mà có được tin tức từ chính hồn ma, như thế sẽ chính xác hơn.
Chỉ là đưa hồn người sống tới âm thế cũng giống như trẻ em đùa với lửa, chỉ cần chút vô ý thôi sẽ khiến lửa tự đốt mình. Một khi thất bại, hồn người hỏi âm sẽ ở lại âm thế không về được, còn cơ thể trên dương thế sẽ biết thành người ngờ nghệch chỉ biết thở mà thôi – hay y học còn gọi là người sống thực vật.
Hiện rất ít phụ nữ hỏi âm, ít hơn số thầy tướng số và đạo sĩ nhiều. Thứ nhất do phải là người có thể chất và mệnh cách đặc biệt, vốn đã rất ít. Thứ hai do trong xã hội hiện nay, trừ khi cùng đường chứ ai lại muốn sống bằng con đường người không ra người quỷ không ra quỷ.
Phần lớn thì toàn là bà mo bà phủ thủy bị quỷ nhập vào người hay bị thần chiếm giữ, tất cả đều là kẻ lừa đảo diễn trò cả thôi. Còn hỏi âm chân chính rất đáng sợ, chỉ e sau khi thấy một lần rồi thì mấy kẻ dọa thần giả quỷ ấy sẽ bị dọa đến tiểu ra quần.
Người hỏi âm nơi huyện Chu Nhân ở trong thị trấn, Trần Dương ngồi xe hơn hai tiếng mới tới, dựa theo địa chỉ anh tìm được nhà bà ấy.
Đó là một căn nhà lớn theo phong cách cổ xưa, sợ rằng đã có hơn trăm năm lịch sử, do một người đàn ông ngoại quốc lấy một người phụ nữ ngoại quốc xây nên. Phong cách ngôi nhà hệt như những căn nhà vào thời Tô giới, sau thì do gặp trận đại phong ba, kẻ hậu nhân bị xem như lũ đầu trâu mặt ngựa chạy khỏi nhà, mãi đến khi cơn sóng gió chấm dứt mới về lại. Nhưng khi ấy, kẻ chết đã chết, kẻ rời đi đã rời đi, trong nhà chỉ còn lại một người phụ nữ.
Người đó chính là người hỏi âm, từ đó suy ra được vì sao bà ấy lại bước trên con đường này.
Hai tầng lầu trên tường loang lổ rêu xanh, dây thường xuân chiếm đầy khắp mọi nơi. Những dây leo xanh mượt, đen nhánh, không buông tha ngay cả cửa sổ bằng kính. Tuy chẳng còn lại tư thái năm xưa, nhưng lại tựa như đã đoạn tuyệt với hiện tại, chỉ còn là đống tàn tích từ thời đại cũ.
Trần Dương bước lên bậc tam cấp, gõ chiếc vòng kéo cửa. Tiếng cốc cốc cốc truyền đến nhưng chẳng ai ra xem. Không vội vàng sốt ruột, Trần Dương tiếp tục gõ cửa. Bà lão này tính tình cổ quái, rất ít khi gặp khách lạ, người cung cấp tin cho anh đã từng nói thế.
Người ở trong và ngoài cửa cũng hệt như nhau thôi, chẳng qua là so ai kiên nhẫn hơn. Nếu thật sự thành tâm tới, Trần Dương tất nhiên không có khả năng thấy cửa đóng sẽ trở về. Một khi anh đã quyết thì chẳng mấy người kéo anh về được, thế là, một tiếng sau, cuối cùng cửa cũng mở.
Bên trong là một bà lão khoảng sáu mươi tuổi tóc bạc phơ, bà búi tóc, mặc sườn xám liền thân, đeo kính. Nhìn qua trông bà rất ôn hòa và ngập phong độ người trí thức, hoàn toàn không có vẻ gì là người sẽ để kẻ khác phải đợi bên ngoài hơn cả tiếng đồng hồ, tất nhiên lại càng không giống một người hỏi âm.
Lúc thấy bà lão, Trần Dương hết sức ngờ vực rằng mình tìm nhầm người.
Anh lấy tờ giấy kia ra, tằng hắng hỏi, “Xin hỏi, có phải bà là Mai nữ sĩ Mai Chi?”
Đứng trước bà lão phong thái như thế, Trần Dương không khỏi ăn nói lịch sự hơn mấy phần.
Bà Mai bình tĩnh nhìn Trần Dương, vẻ mặt chẳng thay đổi gì, “Ta chính là Mai Chi, cậu tìm ta có chuyện gì?”
Trần Dương vội vàng lấy một phong thư trong người ra, đưa tới trước mặt bà Mai, “Đây là thư Mã sư phụ kêu cháu đưa cho bà.”
Bà Mai nhận bức thư, nhìn thoáng qua, “Vào nhà đi.”
Nghe được câu ấy của bà Mai, Trần Dương nhẹ nhàng thở phào, sự tình có cơ may rồi. Từ hai mươi năm trước bà Mai đã chẳng còn giúp kẻ khác hỏi âm nữa, mỗi ngày chỉ bình thản sống. Nếu trước đây không cảm thấy gì, nhưng hiện Trần Dương cảm giác hơi bất an khi quấy rầy cuộc sống yên tĩnh của bà lão trước mắt này.
Nhưng bất an thì bất an, mọi chuyện vẫn cứ phải làm. Anh đã chuẩn bị ổn thỏa đâu ra đó, còn ba lần bốn lượt tìm người quen với bà Mai nhờ người ấy viết thư giới thiệu. Anh không tin mình không làm cảm động được bà lão này.
Trong phòng râm mát vô cùng. Phía đông tầng một là nhà bếp và nhà ăn, kế bên là phòng khách và phòng sách. Bà Mai đưa Trần Dương đến phòng sách, gian phòng ấy rất lớn, trong ấy là những giá sách cao đụng trần chứa đầy sách với những chữ viết khác nhau.
Bà Mai kêu Trần Dương ngồi xuống, tiếp đó một cụ già lưng đã còng từ góc sáng của phòng đi tới rót cho anh một ly trà.
Trần Dương đứng ngồi không yên nhìn bà Mai đọc thư.
Bà đọc thư rất chậm, rõ chỉ là một bức thư mà lại đọc đến những mười mấy phút, tựa như đang nhai đi nhai lại từng chữ trong thư, rồi lại đắn đo cân nhắc. Bà đã sáu mươi tuổi thế mà đôi mắt vẫn còn trong suốt, có thể nhìn ra lúc trẻ là một mỹ nhân phong thái vô cùng. Mà mỹ nhân ấy à, ai ai cũng có câu chuyện của riêng mình cả, dù là mỹ nhân làm nghề hỏi âm cũng thế thôi.
Sau khi đọc xong bà đặt bức thư lên bàn, ngước nhìn Trần Dương, ôn hòa bảo, “Trong thư Mã Vân Tài bảo cậu muốn tìm ta hỏi âm. Chàng trai trẻ, hỏi sống không hỏi chết, loại sự tình này vẫn nên suy xét cẩn thận thì hơn.”
Trần Dương ngồi thẳng lưng, “Cháu đã cân nhắc rất lâu. Cả nhà chết oan vì cháu, cháu không thể không điều tra manh mối. Nếu không người nhà dưới đó của cháu chết không nhắm mắt, cháu sống cũng sẽ cả đời ăn không ngon, ngủ không yên.”
Bà Mai thở dài, lấy tay vuốt lên bức thư nhăn nhúm, chậm rãi nói, “Đúng ra ta sẽ không đồng ý với cậu, đã lâu lắm ta không làm chuyện này, nhưng cậu lại có bức thư của Mã Vân Tài. Năm đó ta còn nợ nhân tình của lão chưa trả, hiện lại vừa khéo hiểu rõ việc ấy.”
Trần Dương biết, bà Mai đã đồng ý giúp anh hỏi âm.
Lúc này, bà Mai đi tới nói với Trần Dương, “Đưa tay ra cho ta xem.”
Trần Dương đưa tay, bà Mai cầm lấy tay anh. Bà chạm vào dọc cánh tay, rồi chạm đến đầu vai, động tác thong thả nhưng lực rất mạnh. Vẻ ngoài bình thường nhưng sức bà lão rất lớn, Trần Dương còn trẻ như thế mà cũng bị bà nắn đến mức xương cốt đau nhức, phải run lên. Bà bảo, “Mệnh cậu quá cứng, hỏa nhiều, ý chí kiên định, tinh thần kiên cường dẻo dai, thích hợp hạ âm. Đáng tiếc trong mệnh đã định có âm không có dương, thôi, có ta ở cạnh trông coi chắc sẽ không xảy ra tai họa.”
Hóa ra vừa rồi bà Mai đang giúp anh ‘xem xương cốt’. Xem xương cốt là dựa vào xương của một người để suy ra bát tự, tính cách, tiền đồ tương lai của người đó. Thậm chí có những người thông qua xem xương cốt có thể thấy được cả kiếp trước kiếp này.
Trần Dương chẳng ngờ được bà Mai biết phương pháp này, giống hệt một loại ‘Bói rượu’ mà trước đó anh từng thấy. Trên thế giới chẳng có bao kẻ biết chứ đừng nói đến thông thạo, khó trách năm đó bà Mai lại nổi danh hàng đầu, quả đúng là tiếng tăm lừng lẫy chứ không phải một nữ sĩ vô danh.
Bà dặn dò cụ già vẫn chưa nói lời nào kia không cần đi theo, sau đó mới đưa Trần Dương đến dưới tầng hầm ngầm.
|
109. Quay về
Bà Mai thắp sáng ngọn đèn, ánh đèn vàng vọt chiếu lên cái mơ mơ hồ hồ xung quanh, soi rõ cái âm u lạnh lẽo hướng về nơi tầng ngầm, cái ướt nhợt trên mặt tường xi-măng khi sờ vào như thể rỉ nước ra cả bên ngoài. Căn hầm này chắc là phải xây sâu xuống đất hơn mười mét, chẳng biết năm đó dùng vào việc gì.
Đi đến cuối là một cánh cửa sắt nặng trịch, trên cửa là một cái khóa lớn.
Bà Mai lấy chìa mở cửa, trước khi đẩy cửa thì bảo với Trần Dương, “Cậu hãy suy nghĩ thật kỹ, một khi bắt đầu hỏi âm thì không thể ngừng lại giữa chừng. Mạng chỉ có một, ta cũng không dám cam đoan cậu nhất định sẽ bình an quay về dương thế.”
Nghe ra ý khuyên can trong lời ấy, Trần Dương bèn cười hớn hở nói xàm xiên với bà lão, “Bà ơi đừng khuyên cháu nữa, cháu đã quyết nhất định phải tra ra manh mối sự tình. Có những việc nếu đời này không giải quyết sẽ kéo đến kiếp sau, vì để cho kiếp sau bớt đi vài chuyện, nên dù thế nào đi nữa cũng phải nỗ lực giải quyết ở kiếp này.”
Bà Mai bị anh chọc cười đến mức gương mặt nghiêm nghị nãy giờ hơi dịu đi, bà lắc nhẹ đầu, không nói thêm nữa.
Bên dưới tầng ngầm thắp đầy đèn điện, thế cũng tiện. Căn hầm trống rỗng chẳng có thứ gì, mặt tường trét xi-măng gồ ghề, chắc hẳn lúc xây tường cũng không để tâm lắm, thế nên trông khá xấu xí. Ở giữa xây một cái hồ khoảng một mét vuông, giữa hồ còn cả dòng suối ngầm đang róc rách chảy nước ra ngoài.
Nói cũng lạ, con suối này rõ ràng một phút trước còn đang chảy nước ra ngoài, thế nhưng lại không thấy nước trong ao tràn ra mà cứ lửng nước xâm xấp, vừa không nhiều một chút, cũng không ít một chút. Nước ngầm không gặp mặt trời và không biết từ đâu mà đến, trong truyền thuyết đó là thứ có thể kết nối âm dương.
Bà Mai đưa cho Trần Dương một đồng tiền cổ, kêu anh ngậm vào miệng, “Dù xảy ra bất cứ chuyện gì cũng đừng bỏ đồng tiền này ra. Tới lúc cần rời khỏi, cậu hãy nuốt nó vào.”
Mặt trên đồng tiền là một lớp màu xanh đậm, chẳng biết đã dính thứ gì. Trần Dương vốn định ngậm đồng tiền vào miệng, nhưng ngẫm lại thì làm thế không bảo đảm lắm, lỡ bị khiếp sợ mà không cẩn thận làm rơi hoặc chưa tìm được người đã nuốt xuống, thế chẳng khác nào kiếm củi ba năm thiêu trong một giờ. Thế là anh lấy lưỡi ấn đồng tiền vào sát bên trong má.
Trần Dương cẩn thận nghe lời dặn dò của bà Mai, bà nói tiếp mà mặt không chút biểu cảm nào, “Tới dưới đó, dù có tìm được người không thì chỉ có thể ở lại nhiều nhất bốn mươi lăm phút, quá thời gian đó cậu sẽ mãi ở lại, nên hãy chú ý thời gian, đây thứ này cho cậu.”
Nói xong bà mới đưa Trần Dương một chiếc đồng hồ cát. Thứ mịn nhuyễn trong ấy không giống cát lắm mà cứ như bột phấn. Bà Mai nhìn thoáng qua Trần Dương, chậm rãi nói tiếp, “Cậu nghĩ đúng rối đấy, đây là bột cát dùng tro cốt làm khô.”
Thoắt cái Trần Dương cảm thấy thứ bột phấn xám trắng nhìn hết sức bình thường này cũng u ám và đầy tà khí.
Bà Mai đốt vài ngọn nến sáp ong, đặt lên đất theo vị trí kỳ môn, sau đó kêu Trần Dương quỳ xuống. Tiếp đó bà đặt một tay anh vào cái hồ kia, rồi lấy bùa dán sau lưng Trần Dương, nói một câu, “Khởi.”
Dòng nước ngầm âm lạnh thấu xương, Trần Dương đưa tay chạm vào và bị đông cứng tê dại, hơn nữa thứ tê dại này dần dần truyền khắp toàn thân, ngay cả trí óc cũng trì trệ hẳn. Anh nghe thấy bên tai có người thốt lên một từ “Khởi”, sau đó cả người anh chuếch choáng lảo đảo, nhưng anh không ngã ra sau mà ngã ập vào cái hồ kia.
Nước không ngập quá đầu, tuy hơi sợ hãi nhưng lại chẳng thể quay lại, cảm giác như thể đây mới là nơi trở về.
Thứ Trần Dương có thể nhìn được, có thể cảm giác chỉ là bóng tối tù mù, thứ bóng tối vô biên vô hạn, dày đặc và thẳm sâu. Anh bỗng cảm giác tất cả sao đáng sợ quá, tựa như đang trong hư không nơi vũ trụ, cơ thể lửng lờ bồng bềnh chẳng thể giẫm lên đất bằng.
Trung Quốc có câu châm ngôn rằng, “Cái có sinh ra từ giữa cái không”, không phải cũng chí lý đấy à? Vạn vật trên hư không được sinh ra từ ‘cái không’, tất nhiên sẽ quay trở lại nơi ấy. Cái ‘không’ này chẳng phải thời gian, chẳng phải không gian, mà cũng chẳng thể dùng từ để khái quát được, ngay cả những từ chỉ vô hạn cũng không, ví như mãi mãi.
Không riêng gì con người, ngay cả trời cao trên đầu kia, khi đối mặt với ‘cái không’ này sẽ trở thành nhỏ bé.
Xung quanh là vĩnh hằng, là yên tĩnh chẳng chút tiếng động sự sống.
Trần Dương mù mờ lúng túng giữa ‘cái không’ này. Anh không biết nên đi hướng nào, thậm chí chẳng rõ vì sao mình lại đến đây. Dường như anh đang bước về trước, mà cũng dường như đang đứng im bất động. Chẳng rõ qua bao lâu, tựa thể có đôi tay đẩy mạnh sau lưng anh.
Chắc do ở lại trong bóng tối này lâu quá, hoặc giả do tối tăm lướt qua kia, Trần Dương cảm giác bóng đêm bên cạnh dường như hơi thay đổi. Có vài hình dạng mơ hồ, cả thanh âm khe khẽ đang lạo rạo phát ra, như xa như gần truyền vào tai anh. Anh không tự chủ được bước về phía âm thanh đó.
Dần dà, hiện lên thứ ánh sáng mờ nhạt. Chạy giữa thứ ánh sáng ấy, anh tỉnh tỉnh mê mê, hoàn toàn không nhớ rõ mình vì sao mà đến. Xung quanh dần có thêm người hoặc vài ‘thứ ấy’, cơ thể mờ mờ ảo ảo, lửng lửng lơ lơ. Một cơn gió không biết từ đâu thổi đến.
Ngọn gió ấy khiến thứ ánh sáng xung quanh méo mó, ánh sáng ngày càng nhạt nhòa, còn sương mù mênh mông như thể đã lẫn vào thứ nhạt nhòa ấy. Trần Dương muốn tới cạnh ‘thứ’ đang bên cạnh mình, cái bóng đang bám theo anh. Thế nhưng một khi anh tới gần, cơn gió kia bèn đẩy anh ra.
Thật ra nếu cẩn thận quan sát sẽ phát hiện hết thảy nơi này là ảnh ngược của thế giới thật, chẳng qua do ảnh ngược bị méo mó điên cuồng nên trông như thể bị bóp nát, bị nhào nặn rồi lồng vào nhau.
Trần Dương liếc chiếc đồng hồ cát trong tay, cát đang rơi xuống phát ra từng tiếng lạo rạo. Anh bước tới trước theo trực giác. Có người từng nói với anh, cứ đi theo trực giác sẽ tìm được người mình muốn tìm. Anh chẳng rõ mình đã đi bao lâu, hạt cát cứ không ngừng rơi xuống.
Sắp không kịp nữa rồi, chẳng rõ tại sao, Trần Dương cảm giác nôn nóng vô cùng.
Đúng lúc này, phía trước xuất hiện một bóng người. Cái bóng ấy đứng trước một căn nhà, không động đậy. Trần Dương bước tới vài bước mới nhìn rõ, đó là một bà cụ tóc bạc phơ, cái dáng lưng còng xuống ấy sao quen quá.
Nơi này nhìn rất quen, cái bóng ấy cũng rất quen, anh đã từng nhìn thấy vào mỗi ngày mỗi đêm.
Trần Dương bước tới định thét gọi bà, thế nhưng anh chẳng thể nào cất thành tiếng, chỉ có thể mở miệng, nơi cuống họng phát ra những tiếng lạo rạo như tiếng hạt cát rơi. Anh đang muốn chạm vào bà lão kia thì một cơn gió thổi tới khiến anh lui về sau vài bước.
Lúc này, bà lão đưa lưng về phía Trần Dương như cảm ứng được, chậm rãi xoay người.
Hai tiếng lào khào bật ra khỏi cuống họng Trần Dương, anh đang thét gọi “Nội ơi”. Gương mặt quen thuộc kia là bà nội anh, gương mặt bà đã sạm đen, trên mặt lấm tấm những chấm đen kịt, lớp da nhăn nhúm bọc lấy xương cốt đáng sợ vô cùng. Vậy nhưng trong đôi mắt tối om om đang chăm chú nhìn Trần Dương ấy đang không ngừng chảy nước.
Trần Dương bước về phía bà, nhưng bà nội anh lại phất tay về phía anh.
Bà mở to miệng như định nói gì, nhưng chỉ phát ra những tiếng kỳ lạ hệt như Trần Dương. Không thể phát ra tiếng, Trần Dương chỉ có thể đoán được nội anh đang nói gì qua hình dáng của miệng khi phát âm, “Khánh ——”
Trần Dương luống cuống, anh lại cố đến gần hơn một chút. Đúng lúc này, bên cạnh xuất hiện một đôi tay trắng bệch đầy xương, đôi tay ấy vung lên bắt lấy bà nội anh rồi kéo bà ra xa.
Trần Dương ngẩng đầu, rống lên giận dữ rồi vội đuổi theo.
Xung quanh vừa là hư không lại không phải hư không, vừa là vô biên vô hạn rồi lại dương như có điểm cuối. Đôi tay trắng bệch túm lấy bà nội anh, trong chớp mắt đã biến mất giữa màn sương mông lung rúm ró, chẳng rõ tung tích. Song Trần Dương không bỏ cuộc. Anh quên mất chiếc đồng hồ cát, quên mất chuyện mình cần làm. Hiện trong mắt anh chỉ còn đôi tay trắng bệch đã bắt đi nội anh.
Cát trong đồng hồ ngày một ít đi, ngày càng vơi bớt.
Trần Dương bước đi loanh quanh tìm kiếm. Anh muốn sải bước nhanh hơn nhưng lại vẫn cứ hệt như lúc đầu, vừa giống đi lại không phải đi, vừa giống lướt tới mà cũng chẳng phải lướt tới. Anh xuyên qua một bóng mờ thấp bé rất lớn, cái bóng mờ ấy chắc chừng là thứ gì đó được xây bằng thép xi-măng nơi dương thế, có lẽ là một cây cầu lớn bắc qua dòng sông, sẽ mãi mãi chẳng bao giờ biết được tiếp theo sẽ đi tới đâu.
Xung quanh biến hóa vào mọi thời điểm, cái biến hóa chẳng nắm bắt nổi.
Trần Dương gian nan bước tới trước, trực giác bảo anh rằng nội anh đang ở phía trước.
Đôi tay trắng chạch kia không thể đi xa quá được, nó chỉ đang lẩn núp thôi. Ngay lúc Trần Dương sắp tìm được nội, một bóng người mờ ảo cầm theo lồng đèn giấy trắng xuất hiện cách đó không xa.
Trần Dương dừng lại, không hề cử động nhìn bóng người kia.
Anh biết kẻ đó là ai nhưng chẳng thể gọi tên được, dù rằng hình dáng mơ hồ nhưng vẫn cái vẻ ôn hòa nghiêm trang đó. Kẻ ấy nhấc chiếc lồng đèn lên soi tỏ mặt Trần Dương. Thoáng chốc Trần Dương tỉnh táo hẳn. Anh ở đây làm gì? Rốt cuộc anh định làm gì?
Trần Dương lách người định rời đi, định tiếp tục tìm nội anh, nhưng rồi anh lại bị cái bóng kia giữ chặt.
Anh nghe thấy ai đó thì thầm vào tai anh, “Cậu phải quay về.”
Quay về? Không, anh sẽ không quay về, anh phải tìm bà nội, phải bắt được đôi tay kia, dù có là ai cũng đừng hòng ngăn anh lại. Đây là chấp niệm của anh. Anh muốn đẩy cái bóng trước mặt ra nhưng chẳng cách nào làm được.
Trần Dương rống lên giận dữ với kẻ ấy nhưng chỉ phát ra những tiếng lào khào khe khẽ. Hơn nữa thứ âm thanh đó lại ngày càng nhỏ ngày càng nhẹ đi, tận sâu trong lòng anh cũng có thứ âm thanh đang cảnh báo. Anh nghe mà như không nghe. Anh không muốn đi, anh muốn ở lại nơi này, bên ngoài liệu có thứ gì đáng cho anh lưu luyến? Ở đây lại có gì không tốt?
Ấy thế mà cái bóng ấy không hề buông tha anh, kẻ ấy vẫn đứng chắn trước mặt anh.
Trần Dương nghe có người đang quát lớn vào tai mình, “Nuốt đồng tiền cổ ngay, nuốt ngay.”
Tiền cổ? Tiền cổ gì? Đầu óc Trần Dương ngày càng hỗn loạn, cơ thể ngày một bồng bềnh, cảm giác thoát ly tất cả, vùng vẫy khỏi tất cả này dường như không đáng sợ lắm.
Nhưng vào đúng lúc đó, cái bóng kia kéo mạnh Trần Dương, hơn nửa còn cạy miệng anh ra rồi lần mò vào trong.
Một con gió thổi đến khiến cái bóng trước mắt lắc lư chao đảo kịch liệt, tà áo rộng phấp phới bay lên tựa như sắp bị thổi tan biến. Chiếc đèn lồng trong tay kẻ ấy cũng chập chờn vô cùng, vậy mà ánh đèn leo lắt ấy vẫn kiên trì trong gió, không hề bị dập tắt.
Tự sâu trong tim Trần Dương biết mình muốn làm gì, anh không chống cự lại nữa mà nhìn đăm đăm cái bóng kia, như thể đang nhìn vào giữa lằn ranh sống chết một cách đầy căm hờn và oán hận. Kẻ này muốn kéo anh ra ngoài. Ý thức anh biết thế nhưng cơ thể lại hoàn toàn tương phản, anh biết một khi lưỡi anh chạm phải đồng tiền anh sẽ tự động nuốt đồng tiền ấy xuống.
Phải chết hay phải sống, vào giờ khắc ấy, Trần Dương như bị chia thành hai người riêng biệt.
Một giọng già nua đang hét lớn vào tai anh, kéo những âm thanh thật dài.
“…Giữa có bang quốc, dưới có âm ty… Trăm họ không quay đầu, khổ sở nơi âm phủ… Hồn mau quay về…”
Cơ thể Trần Dương như bị một nguồn sức mạnh túm lấy kéo về sau, tiếp đó trước mắt anh tối sầm. Hét lên một tiếng và mở bừng mắt, anh phát giác mình vẫn nằm tì trên cái hồ kia, tay đã rút ra khỏi ao và nước vẫn còn đang tách tách nhỏ xuống.
Bà Mai mặc sườn xám cau mày đứng bên cạnh nhìn anh. Bà mắng Trần Dương còn đang quỳ trên đất té tát, “Cậu có biết chỉ chút xíu nữa là cậu đã không thể trở về được không? Nếu sớm biết trong lòng cậu nghĩ thế, dù thế nào ta cũng không đồng ý cho cậu hỏi âm.”
Trần Dương khó chịu không nói tiếng nào, anh đứng lên rồi bước tới bên cạnh bà lão, thấp giọng, “Là cháu hiểu sai, bà đứng giận.”
Bà thấy Trần Dương sắc mặt không tốt lắm mà cả người còn đang run rẩy, như đã mất hồn. Bà lắc đầu, thôi cũng là một kẻ số khổ, bà không quở trách anh nữa. Sở dĩ mắng anh vài câu là bởi bà vừa mắt kẻ trước mặt này, chứ với kẻ khác thì đến mắng bà cũng chẳng muốn phí sức.
Trần Dương vẫn có chút thất vọng, bà Mai đưa cho anh thứ gì đó, “Ăn đi.” Anh nghe lời bỏ thứ đen đặc đó vào miệng, còn chưa chạm môi Trần Dương đã ôm chặt cổ nôn thốc nôn tháo. Không chỉ ói ra đồng tiền cổ, anh còn như ói ra hết nước đắng trong túi mật.
Dạ dày kêu òng ọc vang dội, vị thứ này ghê tởm quá, đúng là thứ hung khí giết người.
Sau khi ói xong Trần Dương chảy hết nước mắt. Anh lau khóe mắt. Tuy bị giày vò là thế, nhưng thẫn thờ và sầu não không thể nói rõ ấy đã bị phủi sạch cả, Trần Dương vừa nôn vừa bảo, “Bà, bà à, đây là gì thế?”
Liếc dáng vẻ nhếch nhác vô cùng của anh, bà Mai hơi nhếch môi cười. Già cả thế này rồi, dường như bà rất thích làm khổ những người trẻ tuổi, “Là quả táo gai đắng, có thể tẩy dơ bẩn loại bỏ mấy thứ tà ma. À phải, còn có tác dụng là gây nôn mửa nữa. Cậu đã nuốt đồng tiền cổ được tùy táng, ói ra mới tốt cho cơ thể.”
Trần Dương thở hồng hộc theo bà Mai ra ngoài.
Đến khi trở về phòng sách, cụ già vẫn không nói chẳng rằng đưa trà lên cho anh. Sau khi một nửa dùng để súc miệng còn một nửa uống ngay, rốt cuộc anh mới cảm giác mình đã hoàn toàn về lại dương thế. Trần Dương trò chuyện tán gẫu với bà Mai khiến bà cụ cười mãi không ngừng. Bà giữ anh lại ăn bữa cơm tối, rồi kêu Trần Dương ở lại một đêm. Trần Dương gật đầu bảo, đó là việc anh muốn mà không được.
Sáng hôm sau anh mới về trấn Quảng Tế, chuyện Hai Mập nhờ anh cũng đã làm, nhưng tất nhiên người mời tới không phải là bà Mai mà là một đạo sĩ cũng khá có tiếng ở huyện Chu Nhân. Anh giới thiệu đạo sĩ cho Hai Mập, hắn ta lập tức lôi đạo sĩ đi làm quen.
Trần Dương bật cười. Hai Mập này lạ thật, cứ bảo ông già nhà mình làm việc này không phải được rồi sao, không mời ổng mà lại mời người khác, không sợ ông già nổi giận mắng không biết chăm lo tới việc làm ăn trong nhà hử. Lúc anh nói lời ấy với Hai Mập, hắn ta cười khặc khặc, những thớ thịt béo run bần bật, “Tính ông già tôi thế nào anh biết rồi đó, ổng có để tôi với mẹ tôi vào mắt đâu. Hôm qua sau khi anh đi rồi ổng còn tìm tới đây, tôi nói thẳng với ổng tôi kêu anh tìm người khác rồi không cần nhờ ổng nữa. Ông tức tới mức mặt đổi màu luôn, xong thì bỏ đi mất dạng.”
Trần Dương nghe thế bèn hỏi ngay, “Mày nói chuyện của tao cho chú Khánh?”
Hai Mập vung vẫy cánh tay đầy thịt, “Tất nhiên, chứ không sao ổng bị chọc tức mà đi được. Nhưng mẹ tôi thì cứ bảo tôi đừng như thế với ổng, ôi chao thiệt hết nói. Mẹ cứ luẩn quẩn trong lòng mà ôm hy vọng với ổng, hy vọng ổng biết hối lỗi. Hy vọng mà làm gì, chẳng khác nào tuyệt vọng thì có.”
Những câu sau của Hai Mập Trần Dương không nghe thấy, đầu anh đang kêu ầm ầm, một ý nghĩ bất chợt nảy ra.
|
110. Mối hoài nghi
Nếu đã hoài nghi, vậy phải nghĩ cách chứng thật hoặc loại bỏ hoài nghi ấy.
Kỳ thật sau khi gặp Mao lão tiên và nói chuyện với ông cụ, trong lòng Trần Dương cũng tự cảm giác có thể để nội anh không hề phòng bị nói ra ngày sinh tháng đẻ của đứa cháu bảo bối, hoặc phải là thầy tướng số, hoặc phải là người quen rất quen, càng có thể là người ấy bao gồm cả hai thân phận.
Mà nội anh vừa đến trấn trên đã tìm ngay Mao lão tiên nổi danh nhất để phê mệnh cho cháu mình, một là tiếng tăm càng lớn thì phê mệnh sẽ càng chuẩn, hai do đó là đứa cháu bảo bối nên phải tìm người giỏi nhất.
Dưới tình huống này, có thể khiến bà anh dừng lại giữa đường nhất định phải là người hội đủ hai điều kia.
Loại trừ dần thì người khả nghi chỉ còn lại vài kẻ. Trong số những người ở làng Vọng và chòm xóm xung quanh, thêm nữa quen với bên nhà mẹ đẻ của nội anh mà còn là thầy tướng số, thì cũng không quá năm ngón trên bàn tay. Nhưng Trần Dương không xác định được rốt cuộc là người nào.
Lúc hỏi âm, nội anh không nhắc đến tên đầy đủ của kẻ ấy. Nhưng sau khi Hai Mập nhắc tới chuyện của anh thì nội anh mới bị đôi tay trắng chạch đó bắt đi, Trần Dương không tin giữa hai chuyện này lại không có liên hệ.
Biết anh tới huyện Chu Nhân hỏi âm cũng chỉ có một mình Hai Mập.
Thế nhưng anh vẫn nghĩ không ra, chú Khánh chỉ là một đạo sĩ giúp việc trong đoàn hát, bình thường không tỏ rõ điều gì, sao có thể có năng lực lớn tới mức trực tiếp thông âm bắt hồn.
Trần Dương không thể ngồi yên được, anh muốn lập tức trở về làng Vọng. Anh định đến căn nhà cũ của Hai Mập xem thử, đổi mệnh không có khả năng không để lại chút dấu vết gì, vẫn luôn phải có vết tích để lại.
Đúng lúc Trần Dương đứng lên ra ngoài, bất chợt đầu óc anh như bị quỷ liếm phải, cả người lảo đảo. Anh vội túm lấy cái bàn bên cạnh, lắc đầu. Hại Mập nhìn anh, “Anh Trần, sắc mặt anh xấu quá, bệnh rồi à?”
Trần Dương miễn cưỡng chống đỡ, lắc nhẹ đầu, “Không phải, tao đi đây.”
Nói xong, anh xoay người bước khỏi cửa. Hiện thấy Hai Mập là tâm tình anh phức tạp, nếu anh đoán không lầm thì chú Khánh đã đổi mệnh giữa anh và Hai Mập, cũng chỉ có với người thân nhất như thế mới khiến chú Khánh dù phải trả cái giá vô cùng lớn cũng không tiếc.
Đổi mệnh, mà còn xem trọng việc đó, nói thế phải đổi càng sớm càng tốt. Nếu để đến tuổi mà mệnh hay tính cách gần như đã định hình rồi, đừng nói tráo đổi, nghĩ thôi cũng khó lắm. Thế nên nếu muốn đổi mệnh thì phải làm từ rất sớm.
Không thể nghi ngờ gì, thời điểm con người mới vừa sinh ra, không liên quan quá sâu nặng đến kẻ xung quanh là thời cơ tốt nhất.
Muốn đổi mệnh phải biết bát tự, ngày sinh, nơi sinh và một thứ gì đó của người bị đổi mệnh, chẳng hạn như tóc, như móng tay hay máu thì hiệu quả sẽ rất tốt. Sau khi có mấy thứ ấy là sẽ đổi mệnh được thôi. Trên thực tế đổi mệnh cũng không phức tạp lắm mà khá đơn giản, nhưng rất ít kẻ dám làm.
Mệnh là do trời định, nếu sửa lại thứ trời đã định thì chẳng khác nào đi ngược lẽ trời. Mà kẻ càng thông thạo nghề thì càng kính sợ với thiên mệnh, với nhân quả và báo ứng. Họ hiểu rất sâu sắc đạo lý hiển nhiên —— ông trời mở mắt, thần quỷ đều hiện hình.
Thật ra không phải không có cách sửa mệnh, nhưng chẳng thể hiệu quả như đổi mệnh được.
Chú Khánh có thể vì con mình mà khiến kẻ khác phải chết, khiến mệnh kẻ khác thay thế mệnh con mình, làm kẻ khác cửa nát nhà tan. Vậy sao Trần Dương anh lại không thể trả lại mọi thứ, để chuyện vốn dĩ xảy ra từng bước diễn ra.
Dù Hai Mập là anh em từng lớn lên từ nhỏ với anh và đối xử với anh không tệ, nhưng nếu đó chính là người anh đã bị đổi mệnh thì Trần Dương sẽ chẳng mảy may nương tay hay áy náy gì. Cha mẹ anh và cả bà nội, những gương mặt nhớp nháp máu me của họ thường xuyên xuất hiện trong tâm trí anh.
Song, điều kiện tiên quyết là phải xác định được đây thật là do chú Khánh làm.
Trần Dương vẻ mặt trấn định bước ra ngoài. Trong bụng anh như bị nhét vào một khối băng, âm thai vốn không động tĩnh gì lại bắt đầu quấy phá. Trần Dương chằng thèm quan tâm tới sự khó chịu của cơ thể, hiện anh rất hưng phấn, hưng phấn tới mức mắt đỏ ngầu. Sắp tìm được kẻ thù khiến anh quên hết tất cả.
Trần Dương mua một bình rượu ven đường, mở nắp uống ngay hơn phân nửa. Rượu mạnh cồn cao thiêu đốt cuống họng và dạ dày, tạm thời áp đi cái lạ thường trong bụng.
Trần Dương đứng bên đường, cầm theo bình rượu, giơ tay chặn một chiếc xe. Đường xá không tốt lắm, xe cứ hay xóc nảy. Trần Dương lờ mờ nhớ ra dường như Hai Mập đã từng bảo định thầu luôn cả con đường từ trấn Quảng Tế đến trấn Từ Ân, năm nay làm hai công trình này cũng đủ phát tài.
Mỗi lần xe xóc nảy, Trần Dương sẽ cảm giác thứ gì đó trong bụng xộc thẳng lên cổ họng. Anh vội vàng nốc một ngụm rượu. Người trong xe ai cũng nhìn anh, có kẻ nhát gan còn né ra sợ người cao lớn đầy mùi rượu này bất thần say mèm.
Trần Dương nhìn hết tất cả một lượt, rồi dừng mắt lại bên anh chàng trẻ tuổi ngồi cạnh cửa sổ, đá vào cậu ta cái bịch, “Đứng lên, tránh ra.” Cậu thanh niên kia giận điên lên, ngẩng đầu trừng mắt định chửi thề nào ngờ đâu lại bị vẻ hung ác của Trần Dương trấn áp, cậu chàng ngượng ngùng đứng lên nhường chỗ.
Chẳng thèm quan tâm người trên xe nhìn mình thế nào, Trần Dương bước chân lên, ngồi xuống ghế.
Âm thai trong bụng tay đấm chân đá, chẳng biết đang nổi cơn gì khiến Trần Dương đau đến mức run lẩy bẩy. Anh lạnh đến mức khắp người cứng ngắc, chẳng thể đứng nổi nữa, nếu không tìm nơi nào ngồi xuống chắc chừng sẽ ngã lăn quay ra đất mất.
Trần Dương mở cửa sổ, gió rào rạt thổi vào khiến tóc anh bay tứ tán.
May là cũng không phải ngồi xe lâu lắm, chưa đến mười phút xe đã dừng trước cửa làng Vọng. Trần Dương xuống xe, lúc này mới hơi quá chiều, sắc trời còn tỏ, nếu muốn đến nhà chú Khánh tìm chứng cứ đổi mệnh thì nhất định phải đến vào buổi tối, thế nên Trần Dương về nhà trước.
Căn nhà vẫn bụi bám đầy, chẳng chút sức sống.
Trần Dương lấy chiếc ghế ra kê ngồi nơi hiên nhà. Mặt trời chiếu vào, anh lại uống rượu. Uống một hồi thì đầu óc chuếch choáng, và chẳng rõ trời tối sầm lại từ khi nào, xung quanh bảng lảng sương mù, nhiệt độ không khí cũng lập tức tụt hẳn.
Màn sương mù trắng lượn lờ trên đất, chỉ chốc lát sau đã bao trùm tất cả xung quanh. Đám lá cây ướt đẫm, đó là hơi nước do âm khí quá dày ngưng tụ thành. Âm thanh gần đó cũng im bặt hết. Thứ duy nhất có thể nghe được là tiếng bước chân như có như không.
Trần Dương không uống nữa, anh nhìn màn sương mù kia, gọi, “Ngụy Lâm Thanh.”
Quả nhiên, theo tiếng gọi của anh, Ngụy Lâm Thanh đột ngột xuất hiện cách anh ba thước. Kẻ ấy do dự không biết có nên tới hay không. Trần Dương giơ bình rượu trong tay lên, chào hỏi, “Muốn uống không?”
Nhìn anh một thoáng, cuối cùng Ngụy Lâm Thanh bước tới.
|
111. Dụ dỗ
Đầu hơi đau nhức, Trần Dương nhìn Ngụy Lâm Thanh, hỏi một câu, “Sao anh tới đây?”
Theo lý mà nói, sau khi chết và được chôn cất rồi thì hồn phách chỉ có thể hoạt động gần đó.
Ngụy Lâm Thanh bước tới, “Là thằng bé cho ta hay cơ thể cậu có gì đó hơi lạ, thế nên ta đến xem thế nào. Vào nhà trước đã, ngoài này dương khí nặng quá.”
Ngẩng đầu nhìn, bầu trời u ám, mặt trời đã bị sương mù che phủ.
Giờ đâu phải giữa trưa, vừa rồi anh cũng đâu đứng ngay dưới ánh mặt trời, sao lại có chuyện gì kỳ lạ được? Kể từ khi Ngụy Thời dặn anh phải cẩn thận, không được ăn thứ gì quá nặng dương tính và đừng phơi nắng trực tiếp, anh luôn tuân thủ lời ấy. Đấy không phải là vì âm thai mà chỉ vì cái mạng nhỏ của anh thôi.
Dù có ghét thứ bỗng dưng mọc ra trong bụng mình thế nào, Trần Dương cũng sẽ không lấy mạng mình ra đùa được.
Anh đứng lên, chân mềm nhũn, mới đi được vài bước thì bỗng hét lên một tiếng rồi ôm bụng quỵ xuống, mồ hôi đầm đìa trên trán, môi run run. Đau đớn kịch liệt như thể bị moi tim lóc thịt.
Trần Dương oán hận chửi thề, khạc ra một ngụm nước bọt lẫn máu. Ngụy Lâm Thanh giật mình rồi vội bước tới cạnh đỡ anh dậy, sau đó để anh dựa vào mình và đưa anh vào nhà, rồi để anh ngồi lên ghế.
Trần Dương chỉ chỉ bụng mình, môi run run hỏi, “Rốt cuộc là sao?”
Ngụy Lâm Thanh nhíu chặt mày, tiếp đến vươn tay nhẹ nhàng đặt lên bụng Trần Dương.
Bàn tay kẻ ấy, những ngón tay thuôn mảnh, khớp xương rõ ràng.
Sau khi xoa bụng anh một lúc, Ngụy Lâm Thanh do dự, “Có kẻ hạ nguyền rủa hại cậu bị thằng bé đỡ giùm, thế nên mới có phản ứng như thế.”
Trần Dương sửng sốt, không biết tên khốn nào dám giở trò với anh. Xem ra kẻ ấy không biết tính anh, nếu để anh tìm được ai làm, anh sẽ cho tên ấy chết. Vừa ác độc nghĩ Trần Dương vừa đứng lên, chuệch choạng bước vào phòng trong.
Chiếc túi xách anh mang theo hãy còn để trên bàn mà chưa kịp cất dọn.
Trần Dương lấy từ trong túi ra một lá bùa, anh rót một ly nước rồi uống ừng ực thứ nước trộn với lá bùa đó. Ngụy Lâm Thanh nhìn anh, bất chợt con tim đã chết mấy chục năm chẳng còn gì bận tâm bỗng dưng đau đớn, như thể có một cây kim đâm vào. Cái đau ấy khiến có kẻ khó chịu.
Chẳng kìm được Ngụy Lâm Thanh bước tới, “Nếu không tìm ra kẻ hạ nguyền rủa, dùng bùa chỉ có thể tạm thời chặn lại.”
Trần Dương bực mình phẩy tay, “Biết rồi, không phải đang nghĩ cách sao?”
Vào mỗi lúc thế này, không biết pháp thuật thật chết tiệt nó chẳng tiện chút nào. Nếu không phải vì đây không phải mệnh mình, anh còn phải bị động thế này chắc? Anh đã tìm nhiều cao nhân trong giới pháp thuật suốt bao năm nhưng chỉ học được toàn thứ sơ sài, vốn thì đủ dùng song tiếc là giờ chẳng biết làm gì hết.
Đột nhiên, một tia sáng lóe lên, Trần Dương ngước lên nhìn Ngụy Lâm Thanh, “Anh tìm ra ai hạ nguyền rủa được không?”
Nếu con quỷ trước mắt này chỉ mới liếc sơ qua đã biết anh bị hạ nguyền rủa, thế thì đáng lẽ phải không khó tìm ra kẻ hạ nguyền rủa mới đúng. Sao anh lại quên béng chuyện bên mình còn có một con quỷ thần thông quảng đại thế này, hơn nữa hiện con quỷ này còn có chuyện cần anh giúp, nên anh hoàn toàn có thể mượn tay kẻ ấy.
Trần Dương thấy vừa nãy anh tự rối tung beng lên là bởi tâm trí đụng phải ngõ cụt rồi.
Những cao nhân anh gặp trước kia, hết kẻ này đến kẻ khác luôn bảo với anh đừng quá dễ dàng giao tiếp hay giao dịch với quỷ. Nhìn qua thì tưởng mình chiếm hết phần lợi, mặc sức sai khiến mấy con quỷ ấy nên đạt được không biết bao nhiêu lợi ích, thế nhưng sau đó sẽ vì thế mà trả giá, từ nhẹ đến vô cùng lớn.
Loài quỷ mê hoặc con người một cách chậm rãi từ từ hệt như thuốc phiện hoặc bài bạc.
Đến khi phát giác ra không đúng thì đã chẳng còn kịp nữa, muốn thoát khỏi cũng không được. Giống như mấy kẻ không hiểu phép tắc mà tùy tiện nuôi quỷ, hết tám chín phần là cuối cùng cả cơ thể và hồn phách đều bị con quỷ mình nuôi nuốt sạch.
Ngụy Lâm Thanh gật đầu, “Đợi đến tối mới hành động được.”
Ý này nghĩa là Ngụy Lâm Thanh đã định giải quyết chuyện này thay anh từ lâu?
Một người một quỷ lẳng lặng nhìn nhau. Con quỷ này thật không tệ, bụng dạ không phải quá xấu, ít nhất còn biết giải quyết giùm mấy thứ phiền phức của người mình đang có chuyện cần nhờ. Trần Dương vừa lòng vô cùng, lần đầu tiên anh thấy trong bụng tự dưng có thêm âm thai không phải là không có chỗ lợi.
Ngụy Lâm Thanh đưa tay về phía Trần Dương, ngập ngừng bảo, “Cậu hãy nằm nghỉ một lát đi.”
Tay kẻ ấy vừa cử động nhẹ, bất chợt cả người Trần Dương bị một cơn gió thổi bay lên giữa không trung rồi dừng lại trên giường, tiếp đó nhoáng một cái kẻ ấy cũng bay lên nằm cạnh giường, nhẹ ôm lấy Trần Dương.
Trần Dương vừa định cục cựa đã nghe Ngụy Lâm Thanh thầm thì vào tai, “Cậu đã hứa với ta.”
Đúng là anh đã hứa, và rằng âm thai trong bụng anh hiện đang cần được trấn an. Dù sao thì làm việc đó với Ngụy Lâm Thanh cũng khá thích nên Trần Dương không phản đối, anh mau lẹ dứt khoát cởi phăng áo, tháo dây nịt, đang định tuột luôn cả quần thì bị Ngụy Lâm Thanh ngăn lại.
Ngụy Lâm Thanh chầm chậm bao phủ lấy người Trần Dương. Một tay chống xuống chếch lên gần gương mặt Trần Dương, cúi đầu như thể muốn cảm nhận hơi thở anh, tay kia lại dịu dàng vuốt tóc anh. Bàn tay ấy vuốt tóc xong lại chạm vào gương mặt anh, chạm tới chạm lui, cứ như muốn lấy từ đó ra một đóa hoa vậy.
Nói thật thì, loại nhịp điệu dịu dàng của tiền diễn thế này lề mề quá, Trần Dương bắt đầu sốt ruột.
Làm thì cứ làm quách cho rồi, làm mấy trò này chi nữa? Cứ lấy đao thật súng thật ra rồi nhanh tiến vào đề chính mới là chuyện mấy kẻ bình thường hay làm, còn cái vụ như không nỡ thưởng thức cao lương mỹ vị nên cẩn thận từng li từng tí thế quái này là sao?
Trần Dương lại muốn đưa tay tuột quần, lại một lần nữa bị Ngụy Lâm Thanh ngăn lại.
Ngụy Lâm Thanh nhìn anh với vẻ vô cùng bất đắc dĩ. Đầu tiên Trần Dương nhịn không được định nổi khùng lên, sau anh cảm giác không đúng. Thế này sao giống anh ham muốn không thành, sốt sắng bị mần thịt thế này, cái đệt. Trần Dương mở tay ra, có làm không đây hử, ông không rảnh chơi cùng đâu.
Xem ra Ngụy Lâm Thanh không định làm đến cùng, sau khi để bản thân và Trần Dương tiết ra thì thôi.
Trần Dương cảm giác vẫn chưa thỏa hết, anh nâng chân lên vòng qua eo Ngụy Lâm Thanh, “Sao không làm tiếp?”
Thoắt cái Ngụy Lâm Thanh đơ ra, sau đó lấy tay để đôi chân rắn chắc của Trần Dương lại trên giường, còn kéo chăn qua che kín nửa người dưới của Trần Dương nữa. Tiếp đó kẻ ấy dịu dàng vén mớ tóc ướt mồ hôi trên trán anh, “Cậu mệt rồi, ngủ một lát đi.”
Trần Dương rất tỉnh táo, anh vốn không định ngủ. Anh nằm nghiêng trên giường nhìn Ngụy Lâm Thanh đang nghiêm túc ngồi trên ghế. Bất chợt, anh cố ý một tay giữ chặt tấm chăn trên người rồi chậm rãi kéo xuống, qua ngực, qua bụng, chỉ còn chút nữa là đến vùng tối mờ kia.
Một cơn gió đột ngột bay đến thổi tung chăn lên quấn Trần Dương từ đầu đến chân. Trần Dương lúng ta lúng túng kéo chăn xuống thò đầu ra, và anh thấy Ngụy Lâm Thanh chẳng dám nhìn anh mà nghiêng đầu sang nơi khác. Nếu kẻ ấy là người chứ không phải quỷ, hiện nhất định mặt đỏ tới tận mang tai, ngượng đến mức chẳng từ nào hình dung được.
Thấy thế, Trần Dương phá ra cười ha hả.
Phản ứng trên giường của Ngụy Lâm Thanh quả là ngây thơ quá, khiến hễ cứ trông thấy là lại muốn cười.
Và rồi chẳng hề ý thức được, đêm đã vào khuya. Trần Dương và Ngụy Lâm Thanh câu có câu không trò chuyện, anh hiểu thêm về con người Ngụy Lâm Thanh khi còn sống. Hóa ra kẻ này đã từng ra nước ngoài và ở lại, dù là sách cổ (tứ thư ngũ kinh hoặc tác phẩm văn cổ) hay nghiên cứu khoa học mới xuất hiện năm đó cũng đã từng đọc lướt qua. Hiểu biết uyên bác như thế, khó trách lúc nói chuyện làm việc luôn mang theo phong độ của người trí thức.
Đáng tiếc, thanh niên tài giỏi như thế mà lại mất sớm quá.
Nhắc tới chuyện trước kia, Ngụy Lâm Thanh không hề kích động cũng chẳng phẫn uất, chỉ yên lặng kể thôi. Trần Dương thì ngược lại, anh hào hứng vô cùng hỏi hết chuyện nọ chuyện kia, thậm chí còn định hóng chuyện về tình sử của ai kia nữa, chứ kẻ như Ngụy Lâm Thanh thế này thì không có khả năng chưa từng có mảnh tình vắt vai nào được.
Đáng tiếc, hễ mỗi lần Trần Dương bóng nói gió nhắc tới đề tài ấy, Ngụy Lâm Thanh sẽ nhẹ nhàng lướt qua chuyển đề tài, sau vài lần như thế Trần Dương đành phẫn nộ bỏ cuộc. Đừng thấy Ngụy Lâm Thanh nhã nhặn là thế mà tưởng kẻ này dễ bị moi chuyện, thật ra là gian trá ngầm đấy.
Chỉ nói những gì muốn nói, chứ còn hễ không muốn ấy hử, có dùng gậy đánh cũng không moi ra được một câu. Trần Dương thì tương phản hoàn toàn, tùy tiện hai ba câu đã huỵch toẹt hết, chẳng những kể tuốt tuồn tuột mấy việc lớn việc nhỏ lúc sống bên ngoài bao nhiêu năm, thậm chí ngay cả sinh hoạt cá nhân cũng không kiêng dè mà tuôn ra sạch bách.
Đến khi Trần Dương kể hết mà vẫn còn muốn tiếp tục nhớ lại mấy cô em có thể xem là bạn gái đó, anh ngẩng lên thì thấy Ngụy Lâm Thanh kinh ngạc nhìn anh như thể mới vừa nghe một chuyện không thể nào tin nổi. Thế rồi có kẻ sa sầm mặt, khí thế trên người bắt đầu cuộn dâng, tuy không giận ra mặt nhưng cũng đáng sợ lắm.
Thấy không khí xung quanh không đúng, Trần Dương tự chửi thầm mình trong bụng.
Đắc ý quá nên anh quên béng mất, tự dưng xem kẻ trước mắt này như đám bạn trên bàn rượu vẫn thường nói bậy bạ thổi phồng, lấy kiến thức về mấy cô em đã qua tay làm đề tài tám chuyện, lời không nên nói anh đã nói sạch sẽ. Nhưng cũng lạ thật, anh đâu phải người không biết cảnh giác chứ.
Kẻ này đâu phải anh em của anh, chỉ có thể xem như một nửa gian phu.
Trần Dương đằng hắng một tiếng, nhìn sắc trời ngoài cửa sổ. Đêm đã rất khuya, bên ngoài im ắng tới mức thỉnh thoảng mới nghe vài tiếng chó sủa, thời gian đã điểm rồi, đêm nay còn vài chuyện cần làm, phải vội vàng lên. Anh nhìn thoáng qua Ngụy Lâm Thanh, “Chúng ta đi thôi.”
Thường nhà ở thôn quê được xây thưa thớt chứ không xây sát nhau, có những căn nhà nằm trơ trọi cách dãy nhà ở đây tám mươi mét, được nối với nhau bằng những con đường nhỏ. Những vách núi hai bên đường cao chót vót quanh co khúc khuỷu, cỏ dại mọc thành bụi, nếu vào ban ngày còn có dã thú thì trong đêm tối lại không khỏi quá mức hoang vu im ắng.
Nhà của chú Khánh là một căn nhà ngói nằm trơ trọi, xung quanh không có bất kỳ nhà nào khác.
Trần Dương băng qua con đường mòn um tùm cỏ hoang rậm rạp tới nhà chú Khánh. Một con chó vàng phóng ra sủa mấy tiếng, ngay lập tức Trần Dương quẳng miếng thịt bò đã chuẩn bị từ sớm ra, con chó lắc lắc đuôi rồi ngậm miếng thịt lỉnh sang một bên.
Hai tiếng chó sủa không lớn lắm, chắc sẽ không đánh thức người trong nhà.
Ngay lúc Trần Dương định mò mẫm bước tới, anh nhìn thấy ánh đèn pin chiếu ra từ nhà chú Khánh, dễ tỉnh ngủ đến vậy sao? Trần Dương trốn sang một bên, anh thấy chú Khánh khom người đi ra khỏi nhà thấp giọng chửi con chó, sau đó xoay người ra phía sau nhà.
Hiện nhà chỉ còn một mình chú Khánh, vợ con chú ở trấn trên hết cả.
Trước kia Trần Dương còn tưởng nhà họ xảy ra mâu thuẫn gì, rất có khả năng là chú Khánh có phụ nữ bên ngoài. Mấy bà thím trong thôn kháo nhau rằng lúc ra ngoài lập đàn, chú Khánh bị một con hồ ly tinh làm mê mẩn tâm trí, thế nên bỏ vợ bỏ con, nhưng cuối cùng lại chẳng như chim liền cánh với ả hồ ly kia, do là ả ta đi tìm thằng đàn ông khác.
Hiện Trần Dương không tin lời đồn này nữa, anh tin chắc mọi chuyện chú Khánh làm đều liên quan tới chuyện đổi mệnh của anh.
Đêm hôm khuya khoắt, chú Khánh định đi đâu? Trần Dương sẽ sàng theo sát phía sau.
Vòng qua căn nhà chú Khánh đang ở là một con đường nhỏ. Sau khi đi được mấy trăm mét, Trần Dương phát hiện hướng này là đang đi đến căn nhà cũ của làng Vọng, căn nhà này do một lão chủ thôn xây nên vào cuối thời Minh đầu thời Thanh, cho vợ bé của lão.
Nghe rằng vợ bé của lão chạy nạn từ vùng khác tới, dáng vẻ như hoa như ngọc. Cô nàng đói quá hôn mê trên đường, vừa khéo lão chủ thôn đi qua trông thấy hợp ý. Lão đưa cô ta về nhà, cho ăn ngon mặc đẹp, sau cùng nạp làm vợ hai, rất được sủng ái.
Mà ngay cả tên của làng Vọng này cũng được sửa lại vì cô vợ bé kia.
Làng Vọng vốn không phải tên làng Vọng mà gọi là thôn Đông Bình. Cô vợ bé ấy sau khi khỏe rồi thì chẳng bao lâu sau có mang. Lão chủ thôn đã bốn mươi mà vẫn không có con, lão cứ khẳng định rằng đời này mình sẽ tuyệt hậu, ai ngờ được cây già còn có thể nở hoa, lão lại càng cưng chiều cô vợ bé tới tận trời.
Cô vợ bé mang thai nhưng sức khỏe không tốt, ngày nào cũng đăm chiêu ủ dột. Lão chủ thôn hỏi vì sao, cô nàng nói mình nhớ cha mẹ nơi quê nhà. Lão chủ thôn thấy cô vợ bé nếu cứ khóc lóc thế thì nguy to, không những hại bản thân mà còn hại cả đứa bé. Thế là lão bỏ ra một số tiền lớn đổi thôn Đông Bình thành làng Vọng, xây một từ đường nhỏ ở sân sau để cô vợ bé của mình cầu phúc cho cha mẹ.
Thật ra cũng gần giống như chuyện về Hòn vọng phu.
Chẳng qua, vẫn chẳng thể giữ lại được cô vợ bé của lão, sinh con chưa được một hai năm thì cô nàng buông tay về trời. Song cô ta chết thế nào vẫn chưa kết luận được, có kẻ bảo là do vợ cả hại chết, có kẻ lại bảo do tự cô ta luẩn quẩn trong lòng, nhảy giếng tự sát.
Dù sao, chuyện mấy trăm năm trước, không phải là người trong cuộc thì ai lại có thể nói rõ ràng.
Căn nhà cũ của làng Vọng là căn nhà lão chủ thôn xây nên, qua mấy trăm năm phong sương bão tuyết, đời người đổi thay, nơi ấy đã sớm bị tàn phá chỉ còn lại một ít tàn tích. Những căn phòng cổ kính hư hại, bờ tường xanh rêu, mái đình rách nát, còn có cả chiếc giếng cạn mà nghe bảo đó chính là nơi cô vợ bé năm xưa nhảy xuống tự vẫn.
Nơi đó đã trở thành một khối đất hoang từ lâu, bình thường chẳng ai lui tới, chỉ còn mấy cô cậu nhóc tì đến chơi trò tìm kho báu. Ngoài ra còn vài vùng ruộng phì nhiêu bằng phẳng được người dân sửa lại làm vườn rau, những đám rau xanh tươi mơn mởn kề sát nhau, sinh trưởng tốt khiến người hài lòng.
Trần Dương theo sau chú Khánh đến căn nhà cũ nát, mục tiêu hướng thẳng về phía mái đình. Tới đình rồi, chú Khánh vòng qua tới bên chiếc giếng, sau đó dừng lại.
Hóa ra, giếng cạn mới là mục đích thật sự của chú ấy.
Chú Khánh quỳ bên chiếc giếng, run rẩy lấy tiền giấy từ cái rổ trúc luôn mang theo bên người, đốt vài cây nhang cắm bên cạnh giếng, vài cuộn khói lượn lờ bay lên. Rồi chú ấy ném tiền giấy vào giếng.
Xung quanh là đám cỏ hoang bụi cây cao tới nửa thân người, nếu không nhìn kỹ sẽ rất khó phát hiện chú Khánh đang quỳ rạp trên đất, chỉ có thể thấy được vài đốm lửa đỏ lúc ẩn lúc hiện trong bụi cỏ. Vì để trông rõ rốt cuộc chú Khánh đang làm gì, Trần Dương trèo lên cây nhãn bên cạnh. Nhờ ưu thế độ cao, anh nhìn rõ mồn một từng hàng động của chú Khánh.
Chỉ thấy những cây mây cỏ dại nhô ra từ giếng đang kịch liệt lay động.
Một luồng âm khí rất nặng bay ra khỏi giếng, xộc thẳng lên trời. Tiếp đó, một đôi tay đầy xương trắng với ra khỏi giếng.
Trần Dương sợ tới mức hít vào một hơi.
Thấy vẻ sợ hãi của Trần Dương, Ngụy Lâm Thanh giật mình rồi đưa tay nắm lấy tay anh. Cảm giác tay trái lạnh buốt, Trần Dương cúi đầu nhìn thì thấy hai bàn tay, một trắng ngần một hơi thô ráp ngăm đen đan vào nhau.
Chẳng lẽ Ngụy Lâm Thanh cho rằng phản ứng vừa rồi của anh là sợ? Trần Dương ngẫm lại, thoạt nhìn đúng là nỗi sợ, nhưng trên thực tế, phát hiện được điều này chứng minh rằng chú Khánh quả đúng là kẻ không đơn giản. Anh đang hưng phấn, hưng phấn chứ không phải sợ hãi.
Chú Khánh bên giếng cạn để mặc đôi tay xương trắng kia túm lấy tay mình, vạch tìm da thịt. Máu tươi tuôn trào bị đôi tay đó hấp thu cả, dần dần, đôi táy xương trắng biến thành đỏ máu.
Sau khi hút no máu, nó chậm rãi lui về trong giếng. Cùng lúc đó, trong giếng truyền đến một tiếng thét đinh tai nhức nhóc đứt ruột đứt gan, tiếng thét sắc nhọn ấy như tiếng móng tay cào trên tấm thủy tinh, khiến người nghe hoảng hốt.
Trong tiếng kêu ấy ngập tràn bi thương, phẫn nộ, đau khổ và điên cuồng, như thể có mối thù sâu tựa biển cả, như thể có nỗi oan bất tận không thể giải bày và không thể rửa hận.
Ngay cả Trần Dương nghe xong cũng tái mét mặt, giật nảy mình, chỉ xíu nữa đã điên cuồng vì tiếng thét ấy. Song anh vốn là kẻ bát tự cứng khắc cả quỷ thần, lại có Ngụy Lâm Thanh bên cạnh che chở, thế nên mới giữ được bình tĩnh.
Cánh tay trái của chú Khánh bị đôi tay kia cào cấu máu me đầm đìa, thịt nát rơi ra, nhưng dường như chú ấy chẳng cảm thấy đau đớn, ngược lại còn vẻ mặt vui mừng đập đầu xuống đất, miệng lẩm bẩm, “Đại tiên phù hộ, đại tiên phù hộ.”
Đây sao có thể là đại tiên, rõ là một ác linh.
Sau khi hưởng thụ máu thịt của chú Khánh, cuối cùng ác linh bám vào đôi tay trắng chạch mới dừng tiếng thét khiến kẻ khác nổi điên.
Chú Khánh đợi thêm một lát mới lấy từ trong giỏ trúc ra một hình người tết bằng giấy, mày mặt con người giấy đó như được vẽ thành, bên trên còn có cả ngày sinh tháng đẻ đước giữ lại bằng sợi chỉ đen rất mảnh quấn quanh vài vòng. Chú Khánh để con người giấy cạnh giếng, sau đó tiếp tục dập đầu. Một luồng khí đen bay ra khỏi giếng phóng thẳng lên trời, sau đó vòng lại xông đến con người giấy.
Gần như ngay tức khắc, lồng ngực Trần Dương đau nhói. Cả người run lẩy bẩy, tay không giữ vào thân cây được nữa, anh ngã nhào xuống đất.
|
112. Ác đấu
Trần Dương không té xuống, bởi do anh được một đôi tay đột ngột xuất hiện ôm lấy rồi bình an đứng trên đất. Tiếng động khá lớn, chưa nói đến tiếng mấy nhánh cây rời lào rào xuống, mà ngay cả tiếng đám cỏ dại lắc lư khi có người rơi vào cũng đủ kinh động toàn bộ người xung quanh.
Chú Khánh đứng phắt dậy, thấp giọng nói, “Ai ở đó, ra mau.”
Xung quanh đen đặc, từng trận gió thổi tới khiến cành lá đung đưa phát ra những tiếng phần phật kỳ lạ kéo dài không dứt, tựa như có vô số quỷ quái yêu ma đang âm thầm dõi theo, bất cứ lúc nào cũng có thể giương nanh múa vuốt nhào ra.
Giọng chú Khánh sắc buốt, nghe có vẻ mạnh mẽ nhưng bên trong lại đang sợ hãi.
Trần Dương siết tay thành đấm, các đốt ngón tay kêu răng rắc. Anh bước ra từ sau cây, đẩy đám cỏ dại cao tới thắt lưng mình ra, không nhanh không chậm tới trước chú Khánh.
Thấy anh, chú Khánh biến sắc, sau đó khẩn trương liếc qua con người giấy đặt bên cạnh giếng. Ánh sáng tù mù những vẫn nhìn rõ thứ khói đen phả ra từ miệng giếng đang hướng về con người giấy.
Bỗng chốc rất muốn giải quyết ngay mọi phiền hà, thấy Trần Dương mặt đầy sát khí, chú Khánh không tự chủ được căng cứng cả người, mồ hôi lạnh chảy ròng sau lưng. Nhìn Trần Dương, chú đánh đòn phủ đầu, lớn giọng hỏi, “Nửa hôm nửa đêm, cháu theo chú làm gì?”
Trần Dương lấy hộp quẹt ra bật tách một tiếng đốt điếu thuốc trong tay, sau khi rít vào một hơi anh phả ra vòng khói trắng, “Không phải đang đi tản bộ vào đêm thì đúng lúc gặp phải chú Khánh sao? Chú đang bái tế cô hồn dã quỷ nào đó?”
Lời của Trần Dương chẳng hề giữ lại chút lễ độ nào. Ở nơi anh sống, nói kẻ nào đó bái tế cô hồn dã quỷ là ý đang bảo kẻ đó giở tà thuật gì, làm chuyện không thể để người khác thấy, không phải hại người thì cũng là muốn giấu giếm tai tiếng cả thôi.
Chú Khánh run run miệng, “Dám nói chuyện với người lớn thế à? Không ai dạy, đúng là không ai dạy.”
Trần Dương biến sắc, anh vứt mẩu thuốc trong tay xuống, giẫm mạnh lên.
Anh nhìn chú Khánh đầy khinh thường, “Chú Khánh à, hai ngày nay cháu đưa bát tự của Hai Mập nhờ người xem giúp, chú đoán thử coi cháu xem được gì?” Liếc chú Khánh sắc mặt trắng bệnh, anh nói tiếp, “Thì ra bát tự và mệnh của Hai Mập không khớp nhau, mệnh hung như thế mà thân nhân trong nhà lại còn sống rất tốt, rất không khoa học. Chú Khánh à, chú có thể cho cháu biết thế là thế nào không?”
Chú Khánh sầm mặt, “Chú không biết cháu đang nói gì.”
Trần Dương bật cười. Hai Mập không biết bát tự của hắn, anh đã bóng gió hỏi dò được lúc chơi đánh bài với mẹ Hai Mập. Người bình thường rất hay dễ mở miệng trên bàn bài bạc, anh không hỏi trực tiếp mà chỉ hỏi qua loa về thời gian.
Hai Mập lớn hơn anh khoảng một tuần tuổi, sinh ra vào sáng sớm lúc gà gáy. Đối chiếu thế cũng dễ dàng suy ra được bát tự của Hai Mập, sai sót chút ít không quan trọng, dù sao anh không cần coi đại bát tự, chỉ cần tiểu bát tự là đủ.
Đại bát tự không chỉ có thể xem được cuộc đời của một con người, ví như trước đắng sau ngọt, già rồi sẽ thế nào mà còn có thể tính cả được những trắc trở thăng trầm, nhấp nhô gập ghềnh hay giàu sang vinh hoa phú quý trong cả cuộc đời người đó. Những việc ấy cần tính toán vô cùng phức tạp và khổng lồ, đồng thời cũng cần chính xác thời điểm sinh ra.
Còn tiểu bát tự thì đơn giản hơn, không cần thời gian chính xác cũng tính được sơ lược nét chính của một người.
Tiểu bát tự rất hiếm khi chính xác do sẽ có nhiều sai sót trong ấy, nhưng cái khái quát bên ngoài vẫn đúng. Nếu đã tính ra đó chỉ là một người bình thường, thì kẻ ấy chẳng thể nào trở thành một quả trứng vàng trong ổ gà được.
Dù không tính ra Hai Mập là kẻ mệnh hung khắc hết người thân, nhưng lại khác khá xa mệnh hiện tại. Vô cùng đáng nghi.
Trần Dương chậm rãi bước về phía chú Khánh. Chú Khánh theo bản năng lùi về sau, lùi đến sát bên chiếc giếng, chú vấp phải hòn đá mém nữa đã ngã oạch xuống, phải vội vàng nắm lấy thành giếng mới đứng vững được.
Trần Dương dùng chân đá đá con người giấy kia nghiêng sang một bên. Không để ý sự ngăn cản của chú Khánh – người thấp hơn anh nửa cái đầu và gầy yếu hơn rất nhiều – anh vươn tay ra nhặt con người giấy kia lên.
Trên đó viết tên anh rất rõ ràng —— Trần Diệm Diệm.
Còn quấn một sợi tóc chắc là của anh, không biết chú Khánh lấy từ đâu, hoặc trong nhà Trần Dương, hoặc trong nhà Hai Mập, rất có thể là thế.
Trần Dương cầm con người giấy kia, khí đen cuồn cuộn định phóng tới người anh lại bị tấm chắn vô hình ngăn lại. Anh lắc đầu, giọng thương cảm, “Chú Khánh à, sao chú ác thế? Đổi mệnh cháu còn chưa đủ mà còn muống mạng cháu nữa, chú thật cho rằng cháu lành như cục đất ư.”
Anh dùng tay bóp mạnh, lập tức con người giấy kia thành mảnh vụn.
Thứ khí đen bị anh chạm vào không bám lấy con người giấy nữa mà túa ra ngoài, bay tán loạn trong không trung. Đám khói như lũ ruồi bọ không đầu định hướng về hai kẻ đang sống, một luồng khí bay thẳng lại anh, đánh vòng vài cái rồi quay đầu đi.
Thật ra chú Khánh không phải là kẻ pháp thuật rất mạnh, chủ yếu là do mượn sức của ác linh kia mà thôi. Thấy đám khói đen ập thẳng tới không thể trốn được, chú dùng tay quơ quào chống cự, “Tránh ra, tránh ra, tránh ra!”
Nhưng vô dụng, luồng khí đen đó chui vào cơ thể chú Khánh, gần như ngay lập tức, một luồng khí đen rất rõ hiện giữa mi tâm chú. Chú thở hổn hển chỉ vào Trần Dương, “Là tao đổi mệnh mày đó thì sao, đổi rồi thì chẳng đổi lại được, mày sẽ mãi mãi gánh lấy mệnh đó giúp con tao.”
Nói xong chú Khánh ngẩng đầu, phá ra cười thảm thiết.
Trần Dương nghe mà ngưa ngứa lỗ tai, anh chọt chọt lỗ tai mình. Thấy chú Khánh bị ác linh khống chế nổi điên lên, anh thừa nhận mình đang sung sướng. Nhưng có một chuyện anh nghĩ mãi không ra vì sao chú Khánh lại muốn mạng anh, nên anh mới nói với chú Khánh như đang nói chuyện việc nhà, “Chú Khánh à, nhiều năm thế rồi, sao tự dưng chú lại muốn mạng cháu?”
Chú Khánh cười lạnh, mặt rúm ró lại, “Tao nghe bảo thằng ranh mày từ ngoài trở về đã học được không ít thủ đoạn, mày hỏi Đông lão tiên, hỏi Mao lão tiên, còn nói với thằng Hai Mập ngu ngốc kia chuyện mày hỏi âm. Lúc hỏi âm ngăn không được mày, nên nếu không làm thì thôi, đã làm phải làm đến cùng, không thể để lại hậu họa.”
Trần Dương gật đầu vẻ hiểu biết, chú Khánh đúng là một kẻ phải ra tay đến khi đạt được mục đích mới thôi.
Không hề tỏ vẻ chột dạ, chú Khánh nhìn Trần Dương đầy oán độc, thật đầy đủ tố chất làm chuyện xấu thì không thẹn với lòng và vô cùng muốn trả thù, “Mày tưởng thời gian này tao sống tốt chắc, mười năm này sống hệt như cô hồn dã quỷ, bị nắm mũi dẫn đi mà phải lo lắng đề phòng, cãi nhau với người nhà, quanh năm suốt tháng nói chẳng được mấy câu.”
Những múi cơ trên mặt giật giật vặn vẹo, gân xanh đập thình thịch trên cổ, chú Khánh quát, “Đều là do trời cao tuyệt đường! Khiến tao không còn cách nào khác, không còn đường để đi, tao không thể nhìn mình nhà tan cửa nát!”
Trần Dương nhướng một bên mày, không biết chú Khánh đang gào lên như trút bỏ nỗi lòng làm gì, nếu nói gã ta không muốn cửa nát nhà tan thì anh có thể hiểu, nhưng chuyện ấy liên quan gì đến anh? Anh và người nhà đều vô tội cả. Anh chỉ biết kẻ trước mắt đang bị oán khí của ác linh vây lấy, đang lên cơn điên cuồng kia là kẻ thù của mình.
Hơn nữa, chú Khánh nói dễ nghe thật, cứ như là bị ép buộc, nhưng thực tế lại ích kỷ và mặt dày mày dạn vô cùng. Năm đó nếu muốn sửa mệnh cho Hai Mập thì vẫn có khả năng dùng cách khác, chẳng qua cái giá phải trả sẽ đắt hơn và không đơn giản như đổi mệnh.
Nói trắng ra, mệnh kẻ khác không phải là mệnh, chỉ cần ra tay không ai phát hiện là được.
Mới nghĩ đến đó, tim Trần Dương đã nhen nhóm lửa, anh hận không thể trực tiếp đánh chết gã ta ngay đây. Song anh vẫn cố gắng khắc chế xúc động bản thân, hít sâu vài hơi. Nếu anh đánh chết gã thì phải ngồi tù, vì một tên súc sinh như thế mà phí cả nửa đời sau của mình, không đáng.
Chú Khánh chạm vào thành giếng, miệng lẩm bẩm. Trần Dương biết gã đang triệu ác linh ra, anh không ngăn lại mà chỉ đứng đó nhìn.
Trong giếng nhanh chóng vang lên những tiếng sột sà sột soạt, rồi là tiếng cười khanh khách. Cách tay xương trắng ấy lại thò ra khỏi giếng, nó phóng vọt lên chế trụ cánh tay phải còn lành lặn của chú Khánh. Dưới sự cắn xé điên cuồng của nó, tay phải chú Khánh mau chóng hệt như tay trái, hiện rõ xương trắng, máu thịt lẫn lộn.
Máu rơi từng giọt lên đất, nhuộm đỏ cánh tay trắng chạch kia.
Từng đợt tiếng cười lạnh lẽo truyền tới từ trong giếng khiến người nghe đau nhức màng tai, răng lập cập va vào nhau. Trần Dương xoa lỗ tai, im lặng đứng đó nhìn xem còn thứ gì có thể chui ra từ miệng giếng.
Cánh tay trắng chạch đó uống no máu xong thì đổi hướng, nó bò trên đất, loạt soạt tới chỗ Trần Dương. Tốc độ rất mau, chỉ nháy mắt đã tới trước mặt anh. Đứng cách xa ba mét, nó phóng vọt tới bám vào đùi Trần Dương.
Trần Dương phản ứng rất nhanh, anh xoay người bắt lấy bàn tay đang bám vào quần mình ném mạnh xuống, sau đó giẫm chân lên nghiền nát nó như nghiền nát mẩu thuốc.
Bàn tay đó phát ra thứ âm thanh lạo rạo, Trần Dương giẫm mạnh lên khiến nó nát bét ra, đến lúc nó không cựa quậy nữa anh mới nhấc chân khỏi.
Thấy Trần Dương làm một hơi mau chóng như thế, chú Khánh biến sắc, và rồi càng dịch đến gần chiếc giếng kia hơn, như miệng giếng là bùa hộ mệnh của gã. Thấy thế Trần Dương nheo mắt, có phải cứu tinh không còn phải xem sẽ gặp ai.
Cùng lúc bàn tay trắng kia bị Trần Dương giẫm nát, trong giếng vang lên một tiếng rít phẫn nộ.
Một luồng khí đen phóng vọt lên cao, rồi thứ âm thanh lộc cộc vang lên trong giếng cạn. Ngay sau đó, một bộ xương khô mất tay phải bò ra, kéo theo tiếng sột sà sột soạt, nó quay đầu, đôi mắt tối om nhìn xoáy vào Trần Dương.
Trần Dương gọi với ra sau, “Ngụy Lâm Thanh, đến phiên rồi.”
Tục ngữ nói rất đúng, ‘vật tẫn kì dụng’, phải biết mình có thể làm gì và không thể làm gì, giao chuyện mình không thể làm được cho người có thể làm, đó mới là điều người thông minh nên làm. Thấy bộ xương khô Trần Dương biết bản thể của ác linh đã xuất hiện, anh đối phó sẽ hơi khó khăn, không bằng giao cho Ngụy Lâm Thanh.
Dưới ánh sáng mờ ảo, một bóng dáng mơ mơ hồ hồ xuất hiện bên cạnh Trần Dương, yên lặng không nói lời nào, như thể sự vật bên ngoài không hề ảnh hưởng gì đến mình. Ngụy Lâm Thanh nhìn Trần Dương rồi nhẹ nhàng thở dài, sau đó chặn lại bộ xương khô đang rít lên nhào tới. Bộ xương ấy nhìn qua thì kinh khủng nhưng sức chiến đấu chẳng mạnh lắm, ít nhất Ngụy Lâm Thanh ứng phó rất tự nhiên, đủ sức.
Trần Dương nhìn thêm một lát thì yên lòng, anh tập trung chú ý đến chú Khánh.
Bộ xương vừa ra khỏi chú Khánh đã mềm oặt hai chân quỳ trên đất, đầu chạm đất miệng không biết đang lầm rầm gì. Trần Dương nghe thì hình như là những lời cầu xin tha thứ. Xem ra bộ xương trắng này thế lực rất mạnh, chắc chú Khánh đã chịu không ít đau khổ.
Một con quỷ không có thực thể, một ác linh bám vào bộ xương trắng, cả hai đánh nhau làm dấy nên từng trận âm phong, cây cối cỏ dại xung quanh tự chuyển động dù không có gió, bọn côn trùng rỉ rả cả đêm cũng tự biết trốn mất.
Bộ xương rắng rít lên rồi bắn ra một cuộn khói đen đặc. Thứ sương mù xám trắng quanh người Ngụy Lâm Thanh mờ ảo mông lung, chẳng thể thấy rõ kẻ ấy đang làm gì. Chỉ chốc lát sau, bộ xương kia bỗng bị rã ra, phần rơi trên đất, phần bị nát, phần lại hóa thành bột phấn.
Xương trắng rơi trên đất biến thành đen xỉn, rồi rất nhanh hóa thành vụn nát.
Thắng bại đã rõ, bộ xương trắng không cầm cự được lâu, thứ khí đen cuồn cuộn cũng bị âm khí xám trắng trên người Ngụy Lâm Thanh nhốt lại ăn mòn từng chút từng chút một. Có lẽ không phải bộ xương đó hoàn toàn không có trí khôn, ít nhất nó còn biết bỏ chạy.
Nó quay đầu nhào tới bên giếng, trước khi chui vào thì kéo theo chú Khánh đang đứng bên không kịp tránh đi. Chỉ nghe chú Khánh thét lên một thiếng thảm thiết, sau đó tất cả im phăng phắc, khí đen xung quanh dần biến mất.
Chỉ trong nháy mắt, ngoài trừ thứ vụn đen trên đất thì chẳng còn gì nữa.
Như thể đợt đánh nhau kịch liệt vừa rồi chưa từng xảy đến, Trần Dương chậm rãi đi vòng quanh chiếc giếng cạn vài vòng, anh ngẩng đầu nhìn Ngụy Lâm Thanh vẫn vẻ mặt hững hờ thờ ơ, hỏi, “Không dụ nó ra lần nữa được à?”
Ngụy Lâm Thanh lắc đầu, “Nó không đơn giản đâu.”
Không đơn giản à, Trần Dương ném một viên đá vào trong, ngoài trừ tiếng vang nặng nề thì chẳng còn động tĩnh lạ thường nào khác. Trần Dương không cam lòng, anh lại ném vào mấy cục đá nữa nhưng vẫn chẳng thấy động tĩnh gì, xem ra bộ xương kia đã quyết định phải làm rùa đen rút đầu.
Trần Dương bực bội, vất vả lắm mới có kẻ đánh thuê, vậy mà kẻ thù lại không xuất hiện.
Anh hậm hực bỏ ý định dụ địch xuất hiện, xoay người rời khỏi căn nhà cũ kỹ.
Trước khi anh rời đi, Ngụy Lâm Thanh nhìn thoáng qua chỗ giếng cạn rồi cau mày. Dường như không đúng lắm. Không phải bộ xương ấy không có thực lực, mà thực lực đó lại không hề tương xương với thứ áp lực không khí xung quanh.
Trần Dương không về nhà, anh đến nhà chú Khánh.
Côn trùng rỉ rả chim hót vang, cây cối um tùm rừng sâu thẳm, những tiếng lào xào phát ra dưới chân. Ánh trăng chẳng biết xuất hiện từ khi nào, để lại bóng sáng heo hắt trên cây. Bước đi trong ánh sáng ấy, Trần Dương thoáng cảm giác như mình đang trong cảnh mơ.
Dù rằng đã biết chân tướng, nhưng có những thứ đã mất đi sẽ mãi không tìm về được.
Lỗ hổng trống rỗng trong tim như vẫn bị gió lùa vào, chẳng được chút an ủi và đền bù nào khác. Trần Dương thở dài trong lòng, tự phấn chấn lên. Dù thế nào thì vẫn phải sống tiếp, phải sống cho thật tốt mới không khiến người thân đã chết thất vọng.
Ngụy Lâm Thanh dõi theo Trần Dương, có lúc anh bị bóng cây bên đường nuốt lấy, khi lại xuất hiện trở ra. Bỗng dưng Ngụy Lâm Thanh lo lắng, chỉ sợ mỗi lần Trần Dương bị cái bóng ấy nuốt rồi sẽ không xuất hiện trở lại nữa.
Ngụy Lâm Thanh nghĩ ngợi một thoáng, tiếp đó búng ngón tay.
Trần Dương vừa đúng lúc đi tới nơi không bị cây cối che, bất chợt anh dừng lại sờ vào bụng, mặt nhăn mày nhíu, thấp giọng gọi ai kia, “Ngụy Lâm Thanh, thằng quỷ con lại giở trò rồi, mẹ nó đau chết mất, mau làm nó yên coi.”
Ngụy Lâm Thanh cười khổ trước sự giận dữ mắng mỏ của anh, sau đó mới kéo tay Trần Dương lại rồi chạm vào bụng anh. Cơn đau quặn thắt của Trần Dương lập tức ngừng lại, anh ngó tay Ngụy Lâm Thanh đang để trên bụng mình, mắng tiếp, “Rốt cuộc thì chừng nào thằng quỷ con mới ra được?”
Ngụy Lâm Thanh rút bàn tay đặt trên bụng Trần Dương lại, nhưng không buông bàn tay đang nắm lấy tay Trần Dương, “Còn hai tháng nữa.”
Có đáp án, Trần Dương hít sâu một hơi, áp chế cơn tức, rồi tiếp tục bước tới trước.
Sự việc xen ngang ấy khiến sầu não nhanh chóng tan thành mây khói.
Tới trước nhà chú Khánh, Trần Dương dùng chút mánh khóe mở cánh cửa đã khóa, mở loại khóa này cũng chẳng cần kỹ thuật gì, nắm chút bí quyết là được. Trần Dương vào nhà, bật đèn pin nhặt được rồi chiếu sáng gian nhà chính tối om. Dù gì thì đây là căn nhà không có bàn tay phụ nữ, thế nên đồ vật đầy bụi và lộn xộn, lung tung hết cả, trên bàn còn cả đồ ăn thừa còn đó.
Lúc bước vào, Trần Dương thấy mấy con chuột đang bu lại chỗ thức ăn ấy, bị đèn chiếu sáng chúng nó lủi hết vào góc tường.
Trần Dương bước tới trước bàn thờ rồi lần mò phía sau, quả nhiên phát hiện được một bọc giấy. Thời điểm đổi mệnh, tốt nhất là để pháp khí nơi bàn thờ hoặc trong phần mộ tổ tiên, như thế có thể nhờ tổ tiên trấn áp giúp để tránh xảy ra hỗn loạn, vì đổi mệnh là một chuyện rất mạo hiểm. Trần Dương vốn nghĩ nếu không có thứ này ở bàn thờ thì phải đến khu mộ tổ tiên của chú Khánh xem thử, may là không cần làm thế.
Anh lấy bọc giấy dính đầy tro bụi ra, bên trong là một lá bùa quấn vào một túi tiền vải nhỏ. Trần Dương xé bùa, mở chiếc túi dốc thứ bên trong ra, là một con người gỗ bị đâm vào bảy lỗ[1] trên người, trên con người gỗ là tên và bát tự của anh, ngoài ra còn vài thứ màu đen bốc mùi tanh hôi chẳng biết là gì.
Trong bọc giấy ngoại trừ túi tiền vải, còn có một quyển tập Trần Dương thường dùng khi đi học lúc bé.
Trần Dương mở ra thì thấy trên quyển tập ấy viết ngoáy vài thứ, ngày tháng rõ ràng nhưng sự việc lại rất mập mờ, chẳng hạn như trang đầu viết, “Ngày X tháng X năm 199X, tại thành Tiểu Động, tiếp xúc với XX, hạ nguyền rủa thành công, hoàn thành nhiệm vụ, ghi chép lại. Đáng tiếc.”
Hai chữ ‘Đáng tiếc’ sau cuối ấy như thế kẻ viết cũng không dễ chịu với những chuyện mình đã làm.
Quyển vở ghi lại không nhiều, chỉ khoảng hơn mười trang, Trần Dương xem ghi chép gần nhất.
“Ngày X tháng X năm 201X, tại thành B, trận pháp bị phá, bị người phát hiện, phải diệt khẩu. Kêu Trương XX đến là được.”
Trần Dương cầm quyển vở trong tay hơi suy tư, thứ này là những chuyện chú Khánh đã làm bao năm qua, dù là ở thành Tiểu Động hay thành B đều có liên quan đến chuyện anh nghe được từ chỗ Ngụy Thời. Thế thì càng khiến người khác suy nghĩ sâu xa. Trần Dương quyết định đưa quyển vở này cho Ngụy Thời.
Xem Ngụy Thời nói thế nào.
./.
[1] Gồm hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng.
|