Học Sinh Chuyển Lớp Phần 1 và 2
|
|
Cả đám im lặng từ trước, nay câu nói của tôi khơi bùng lên tất cả.
-Không có gì! -Mày lúc nào cũng thế! -Thế là sao! -Mày nói với Mẹ mình như vậy sao?
Nó im lặng và đưa ra một cái lí do, chắc có lẽ là để hướng tới không khí lúc nãy:
-Chuyện riêng nhà tao, mày không liên quan. -Tao không liên quan? Mày mời thằng không liên quan này đến để thấy mày thế à !
Tôi gầm gừ vì tức cái lí do hết sức vớ vẩn nó đưa ra, vậy là nó mời tôi vì tôi chẳng là gì cả, có cũng được, không có cũng không sao.
-Ừ.!-Nó mệt nhọc đáp lại tôi.
Cơn nóng bốc tận đỉnh đầu, không kiềm chế, tôi đưa tay đánh thẳng vào mặt nó. Và bây giờ, tôi đang rảo bước một mình qua những hàng cây tán lá, nơi những ngôi nhà đẹp và sang trọng, nơi tôi vừa cho thằng đệ tử lỗ mũi ăn trầu.
Tôi rất ghét cái thái độ nó dành cho Mẹ. Dù gì cũng là Mẹ mình, người luôn yêu thương chăm sóc, cớ gì phải tỏ ra lạnh nhạt như vậy. Và ghét luôn cái thái độ từ chối những sự quan tâm từ người khác của nó dành cho Mẹ. Bản thân tôi từng một lần trái ý Mẹ. Lần đó là vào năm lớp 9. Tôi trèo cây và té gãy tay.
-Ở nhà, mới tháo bột đừng đi đâu đấy-Mẹ tôi nhắc nhở tôi trước khi đi làm.
Mồm mép thì dạ vâng chứ chiều đã tuốt ra sân đá banh. Ban đầu chỉ ngắm nhìn rồi máu đam mê xông vào đá. Kết quả tay trôi gãy lại lần hai, kèm theo đêm đó tôi sốt mê man. Mẹ tôi vì lo cho tôi nên khi tôi hết sốt thì Mẹ tôi trong tiều tụy đi quá nhiều. Khuôn mặt phờ phạc, hốc hác khiến từ đó tôi tự hứa với lòng không bao giờ là Mẹ buồn.
Thế nên cái lý do tôi đánh nó cũng vì vậy?. Nhưng nãy là máu nóng nhất thời, và cũng thiếu kiềm chế. Còn giờ nghĩ lại thấy mình thật quá đáng, đánh nó trúng hôm sinh nhật, và ngay trước mắt bạn bè. Vậy là ngoài mấy cuốn hóa, món quà chúc mừng nó của tôi còn thêm chút gia vị bạo lực. Tri thức và bạo lực cho tuổi mới.
Giằng co giữa tức tối và hối hận, tôi bước chân thật nhẹ, thả hồn vào những tán cây nhằm xua đi cảm giác khó chịu. Vì vậy, đi hết con đường cũng là lúc Dung bắt kịp tôi. Không nói gì, cũng không trách móc, nàng đi cạnh tôi bên đường, đến khi tôi dừng lại dưới gốc cây, tựa lưng và thở dài, quay qua nhìn Nàng. Nàng ngồi xuống những cái rễ cây gồ ghề chui ra khỏi nền đá lát, đấm đấm vào hai chân mình, chắc là do chạy theo tôi đây mà.
-Vũ có sao không? -Đánh người ta còn không sao sao! -Tại tức quá……..!
Dung chẳng tán đồng hay phản đối, vẫn ngồi đó, ánh mắt nhìn ra xa, hai tay vẫn đấm đấm vào chân. Tôi ngồi xuống cạnh nàng, không nói gì, mình vừa thể hiện một hình ảnh tồi tệ trước mắt Nàng.
-T có quá đáng không?
Lần này thì Nàng mỉm cười và đáp lại lời nói của tôi:
-Lần đầu tiên thấy nóng nảy vậy! -Ừ, tức lắm. -Biết mà, nhưng mà….
|
Tôi hẳn cũng biết Nàng định nói gì, hiển nhiên là không đồng tình với cách biểu hiện của thằng con trai, một thằng bạo lực, còn một thằng lạnh nhạt một cách quá đáng. Thở dài:
-Cũng hơi hối hận vì đánh nó! -Phải hối hận chứ, đánh người ta ngay hôm sinh nhật..! -……..! -Nhưng ít nhất cũng có chút thành ý…! -Thành ý.! -Chắc coi Vũ là bạn nên mới thế chứ gì..?
Quả thật, mấy lần tiếp xúc, tôi dần dần có cảm giác thằng Vũ không phải là một đứa xấu xa, hay đại loại hèn hạ bỉ ổi. Nó đơn giản chỉ không biết cách thể hiện, hoặc do chính bản thân nó cố tình không thể hiện ra. Chỉ có sự cao ngạo, vô cảm hiện hữu quanh nó, nhưng trong mắt tôi đó là sự cô đơn không ai chia sẻ. Vậy tại sao nó lại từ chối tình cảm ngay cả người Mẹ của mình và với tôi, sư phụ danh nghĩa, người sắp coi nó là bạn thực sự.
-Nếu thằng Vũ là bạn, thì bạn là gì?
Nàng im lặng và trầm ngâm, có lẽ một phần ngay cả nàng cũng không hiểu tính cách thằng Vũ bằng tôi, và có lẽ cũng tin tưởng chỉ có mình tôi mới tìm câu trả lời.
Trưa hôm đó, mừng sinh nhật thằng Vũ diễn ra hai nơi. Có lẽ ở nhà nó, lũ bạn tôi vẫn ở lại để an ủi lẫn chúc mừng nó. Còn tôi và Dung đi ăn bánh canh, cụng ly trà đá, mừng sinh nhật vắng mặt của thằng bạn:
-Chúc mừng sinh nhật Vũ nào.!
Chiều hôm đó, chưa thỏa mãn cơn đói kêu gào, tôi lấy nguyên tô cơm cao ngất, ngồi ăn dồn dập. Mẹ tôi nhìn tôi lắc đầu, kiểu như lâu ngày chưa được ăn vậy.
-Làm gì mà tội vậy, từ từ kẻo nghẹn.!
Tôi dạ cho qua lệ và vẫn tiếp tục nhét vào miệng cả đống thức ăn.
-Mặt thằng này cứng thật, đấm nó mà mình sưng cả tay.
Nghĩ tới cảnh nó ngửa ra nền nhà, máu từ mũi ứa ra, tôi ăn năn hối hận, hai tay buông thong, hạ tô cơm xuống và nhai trệu trạo. Thở dài tự trách mình: “Mày khốn nạn quá T”.
End Chap 75, next Chap 76
|
CHAP 76: TIỂU SƯ MUỘI.
Tối hôm đó, trằn trọc cả đêm tôi mới chìm vào được giấc ngủ, trong giấc mơ luật nhân quả báo ứng, tôi bị thằng Vũ đánh còn thê thảm hơn, gãy mất mấy chiếc răng, trông xấu xí vô cùng.
Mở mắt tỉnh dậy đón ngày chủ nhật, may mà Mẹ tôi đưa tôi lên nhà bạn thân nên ít nhất tôi cũng đỡ phải sống trong tình cảnh ăn năn. Nhà bạn Mẹ tôi ở cách xa nhà tôi, nhưng nghe nói có đứa con năm nay vào lớp 10, cũng học chung trường với tôi. Chắc do trường ở trung tâm nên thường đổ xô ra đấy học, với lại chất lượng hơn mấy trường trong đó chăng?
Đi vòng qua mấy con đường, ngang qua cả nhà Dung, sáng sớm nàng đang ngồi trên chiếc xích đu trước nhà, bộ quần áo đơn giản cũng không đủ để che đi vẻ xinh đẹp lẫn cá tính. Mái tóc ngang vai che đi khuôn mặt thiên thần. Chắc là học bài rồi, người đâu mà chăm chỉ quá.
Chỉ lướt qua có năm giây, nhưng chừng đó cũng để tôi vui đi một chút, ít nhiều cũng có cái để che nhòa đi hình ảnh thằng Vũ mũi xịt máu hôm qua trong tâm trí tôi.
Chạy thêm cỡ độ hai chục phút nữa, Mẹ tôi rẽ vào con đường có những bụi hoa cạnh những chiếc hàng rào gỗ của mấy nhà trong cái hẻm này. Nhà nào cũng như nhà nào, tạo nên một khung cảnh hút hồn người khách mới tới. Rẽ vào ngôi nhà mái Thái duy nhất ở đó, Mẹ tôi dặn dò:
-Lát vào đừng có nghịch hay quậy phá gì đó nghe chưa? -Dạ, con biết rồi mà!
Tạm thời cất vẻ mặt đa nghi hai Mẹ con tôi bước vào nhà, hình như là những vị khách đến muộn nhất. Hôm nay như là cuộc họp lớp của Mẹ tôi vậy, trong căn nhà rộng rãi biết bao nhiêu người. Hình như có hẹn ước là dẫn theo gia đình hay sao ấy. Trong nhà tiếng con nít giành nhau chơi máy tính ồn ào hết cả lên.
Lễ phép chào các cô chú, các cô các bác, tôi nhanh chóng đi xuống dướp bếp phụ mấy việc lặt vặt để lại mẹ tôi chào hỏi mấy người. Gì chứ ít nhất, tôi cũng không thể như mấy đứa thò lò mũi xanh đang giành nhau kia được.
Trên nhà thì gặp con nít , dưới bếp thì gặp các cô, không thì cũng mấy anh chị lớn tuổi hơn tôi nhiều, chắc cũng là sinh viên đại học, thành ra tôi bị cho là con nít lại, bị bỏ bơ vơ ngồi một góc, lâu lâu gật đầu dạ vâng trước mấy câu xã giao.
-Con cậu đây hả Thùy, đẹp trai vậy! -Ôi, nghịch như quỷ ấy, ăn chỉ được cái phá. Cô Hải chủ nhà nhìn tôi và cười, đây là bạn thân nhất của Mẹ tôi, hình như nhà cô cũng mới chuyển từ ngoài Bắc vào nên tôi chưa được thấy bao giờ, chỉ nghe Mẹ tôi kể vậy thôi.
-Con học lớp mấy rồi? -Dạ vừa hết lớp 10 ạ! -Vậy là trên con bé nhà cô một khóa, chắc là học chung trường rồi!
Chắc cô cũng thấy tôi thuộc loại lỡ cỡ nên nói chuyện với tôi cho đỡ bở ngỡ, mặc dù điều đó khiến cho tôi cảm thấy ngại và chẳng biết nên nói chuyện gì cho phải đạo.
-Mẹ, con mua về rồi này!
|
Uyên, con gái cô Hải cũng vừa đi mua đồ cho Cô về, bỡ ngỡ nhìn tôi gật đầu chào, tôi cũng chỉ gật đầu chào cho có lệ, chứ đang ngượng ngùng không biết ai lại ai cả, nên chỉ phớt qua rất nhanh. Con bé cũng tóc lá, chắc là cái mốt, khuôn mặt cân đối, vi xử lý não của tôi chỉ đọc được có vậy trong thời gian rất ngắn.
-Con ngồi xuống đây, làm rau sống với anh T này, có gì hỏi anh xem? -Hỏi gì ạ? -Thì chung trường, có gì chưa hiểu thì hỏi anh!
Tôi mặc cho hai mẹ Con bàn kế hoạch tiếp đón người khách mới, ít nhất cũng vui vì có người nói chuyện, và cũng cỡ tầm tầm tuổi tôi, lớn không ra lớn hẳn mà nhỏ cũng không phải thò lò mũi xanh. Cô bé ngồi xuống cái ghế đối diện tôi, mặc kệ tôi vẫn cắm cúi ngồi lượm rau, lựa mấy quả chanh một cách chậm rãi, vì tôi sợ khi làm hết việc thì mình cũng chẳng biết phải làm gì nữa.
Rất tự nhiên, cô bé chủ nhà mở lời với khách trước:
-Anh tên T hả? -Ừ, anh tên T, còn em?-Tôi giả bộ chưa biết tên. -Uyên ạ! Phạm Phương Uyên. -Tên đẹp quá nhỉ? -Hì hì, anh cứ khen, tên em đẹp sẵn mà- Cô bé có vẻ nhí nhảnh đáp lại.
Chính cái vẻ nhí nhảnh này bắt buộc tôi phải ngước mặt lên nhìn. Đúng là tên đẹp mà người cũng đẹp, mái tóc lá tôn lên khuôn mặt cân đối, đôi môi tươi tắn, chiếc mũi không cao như Dung, nhưng cũng nổi bật. Và đặc biệt, mỗi lần cười là đôi mắt lại nhắm tít cả lại, chứ bình thường thì phải gọi là đôi mắt lưu ly rồi.
Bối rối, tôi khẽ đưa nhầm bó rau lẫn sang cái túi đựng mấy cọng cây bị vặt trụi lá, thay vì phải đưa nó vào rổ để đi rửa:
-Ấy, anh để nhầm rồi kìa. -À…ừ….nhầm cái gì?
Tá hỏa, tôi lẫn lộn hết cả, để con bé lần nữa nhắm tịt mắt mà cười. Tôi theo hướng chỉ tay, để bó rau về lại đúng vị trí.
-Anh học lớp nào vậy? -Qua hè anh là 11a11. -Ý, vậy là trên em một khóa, nhưng cái lớp thì giống nhau, em cũng a11 nè. Vậy là tôi đang ngồi đối diện với cô bé sẽ nối bước truyền thống làm rạng danh cho cái a11, lớp chọn ấy.
-Vậy hả, hì hì, em thuộc hàng hậu bối rồi. -Hơ..hơ, ai thèm.!
Con bé ngó lơ tôi, nhặt ớt bỏ vào chiếc rổ nhỏ. Lần này buộc khách phải lên tiếng lấn át lại:
-Lớp em ai chủ nhiệm vậy?
Cứ tôi hỏi cái gì, Uyên đáp cái đó, thỉnh thoảng bình luận thêm những câu mà có lẽ cô bé thu thập tin tức được:
-Em nghe nói thầy đó chấm điểm gắt lắm. -Em nghe nói cô đó dạy hay lắm.
Tôi thì cứ gật đầu búa lua xua, chứ nhiều thầy cô tôi mới nghe tên chứ đừng nói gì được họ dạy. Nhưng trước vẻ đẹp thì cứ gật đầu coi như là đồng ý, cổ vũ tinh thần, làm ra vẻ ta đây biết nhiều vậy.
-Anh T? -Sao em…? -Ờ… -Sao vậy?
Cô bé ngập ngùng mãi, cuối cùng dồn hết tâm sức, hơi thở để tạo nên động lực, đẩy cái lời nhờ vả ra. Lại muốn tôi xem có thời gian khi nào trên trường thì nhờ tôi chỉ dùm mấy thứ liên quan đến mấy môn học. Lại là một đứa đệ tử. Thì ra nãy giờ gọi là gây dựng mối quan hệ .
-Nhưng mà có biết cái gì đâu mà chỉ? -Xạo! -Thiệt chứ bộ! -Em cứ coi như anh nói, nhưng mà anh đi trước em, có nhiều kinh nghiệm phải truyền lại cho em chứ. -Ờ…..nhưng…..!
Trước vẻ nũng nịu kèm theo năn nỉ của Uyên, tôi bị lung lay cái câu sắp sửa mở ra ở miệng “ Từ chối”. Nhưng đôi mắt lưu ly kia đang nhìn tôi:
-Ờ, Nhưng em phải gọi anh là thầy thì mới chỉ..!
Tôi cố tình gây khó khăn, tuy bị cái tật anh hùng khó qua ải mỹ nhân, nhưng mà đã lười thì mỹ nhân có tới đâu cũng vậy cả.
|
-Hơ, hơ, anh hơn em có một tuổi mà gọi Thầy, vậy già lắm! -Chứ em muốn gọi là gì? -Gọi là sư huynh, vậy đi. -Vậy anh phải gọi em là sư muội à? -Tiểu sư muội mới dễ thương!
Vậy là giao ước được kí kết, tôi có thêm một đệ tử, hi vọng đứa này đừng có để tôi cho ăn bụp vào mặt như thằng trước là được. Nghĩ cũng hay, một đứa thì trầm tính, vẻ mặt cao ngạo, còn đứa nữa thì lanh lợi, thân thiện và đặc biệt nói chuyện rất duyên. Bữa tiệc trưa hôm đó, việc phân chia được thể hiện rõ ràng, các bậc tiền bối thì lên ngồi trên, để đám hậu bối chúng tôi ngồi ở dưới. Mấy anh chị sinh viên thì tụm lấy nhau, nói chuyện học hành, kể về trường đại học, Tôi chẳng biết nói gì, cũng chẳng ăn nhiều như mọi khi, vu vơ nhìn ra ngoài đường, con đường được phủ lên màu vàng của nắng.
-Sư huynh, ăn gì tiểu sư muội gắp-Uyên nói với tôi, hình như không hề dè dặt. -Ơ, kệ anh, để anh tự nhiên được mà!-Tôi ngượng không dám dở cái kiểu xưng hô phim chưởng vào đây, sợ mấy ông anh bà chị sinh viên nghe thấy lại chọc quê.
-Huynh,muội chứ!-Cô bé ấy giả bộ dỗ lại nói to hơn. -Ừ, thì tiểu sư muội!-Lắc đầu chịu thua.
Kiểu xưng hô ấy chưa dừng lại, nó vang lên đến tận khi tôi về:
-Sư huynh về nhé! -Ừ, anh về….!
Hẳn nhiên, tôi đang ngồi sau xe Mẹ tôi, còn Cô Hải và Uyên đang đứng ở cổng tiễn hai Mẹ con.
-Ơ, lại anh, là Sư Huynh về….! -Ờ, Huynh về-Tôi nói lí nhí.
Nhìn màn đối thoại nửa teen nửa kiếm hiệp võ thuật, hai bà Mẹ nhìn nhau cười và chọc quê:
-Có lẽ hai đứa mình làm thông gia mất! -Con bé nhà mình nó tự nhiên lắm, vô tư thấy sợ. -Mẹ này, con lớn rồi mà!
Bịn rịn cũng thêm mười phút nữa Mẹ tôi mới chịu chạy xe về, vẫn chưa thôi chọc quê tôi:
|