Người Con Gái Áo Trắng Trên Quán Bar
|
|
Chương 5 Lũ vô học ... " Mày là khắc của cái nhà này, rồi chúng tao đến mạt vận vì mày thôi... "- Mẹ chỉ thẳng tay vào mặt nó xỉ vả. ... "Số cậu không hợp thổ, sau 2 giáp thì không bao giờ có thể ở trong nhà được quá nửa năm... Gia đình nên tính chuyện cho ra ở riêng... " mụ đồng cốt nói giữa làn khói mờ mờ ảo ảo của hương trầm trong phủ X, phủ của tất cả các dân anh chị đất Hà Thành đều phải qua thắp hương vái tổ trước khi lập nghiệp... Nhà nó vẫn giữ thói quen đến đây xem điều hay sự dở ... " Mày khôn mày lớn thì bước ra khỏi nhà tự kiếm ăn, đừng ở đây phá nữa rồi kéo cả nhà chết theo mày, cútttt... " Chị nó mắt mòng mọng nước vừa nói vừa nấc... Tất cả những hình ảnh ấy xoáy sâu vào đầu, quay loạn lên như chong chóng, nó cảm giác như mình đang tụt xuống một hố sâu thẳm và hút, tay chân cứng đờ, mắt tối dần và nghẹt thở. Nó muốn vùng vẫy, muốn nói gì đó, muốn biện minh với mọi người, nó đang làm gì? Nó đã làm gì để mọi người phải xua đuổi nó? Nó muốn gào lên rồi như có bàn tay ai đó bóp nghẹt lấy cổ họng. " Chát!... " Mặt nó đau rát nóng bỏng... hai mắt mở bừng, nhìn cái ánh mờ mờ xuyên qua rèm trên cửa sổ... nó tạm thời chưa thể đoán được giờ là chiều hay sáng. Đưa cánh tay lên quệt ngang trán... ướt sũng. Nó với tay tắt cái điều hòa đang ở mức 16 độ, thảo nào lạnh quá, lạnh tận tới xương sống lưng. - Mày đừng để lạnh quá thế, 26 độ thôi, cảm lạnh đi mẹ nó bây giờ. - Em đắp chăn lông mà. Kệ em - Nó dụi mắt càu nhàu. Cố cãi vớt thêm. - Tiền điện ai trả? Tháng vừa rồi 5tr tiền điện đấy, mày liệu mà... - Tháng sau chị đưa em 5tr tiêu thôi, còn đâu để mà đóng tiền ăn với tiền điện, được chưa? - Chưa để chị nó hết câu nó đã hậm hực cắt lời, mới sáng sớm mở mắt ra đã chạm tới chuyện tiền nong. - Đấy là tao nói thế, dạo này mày bóng đè hơi nhiều đấy - Chị thấy nó căng đành đánh trống lảng. - Vầng. - Hay đi xem đổi hướng giường. - Vẽ chuyện, để tiền ấy để đóng tiền điện. - Mày rõ dở hơi... - Chị này.. - Nó tự nhiên lại thở dài- Năm nay em 24 phải không? - Cả mụ là 25 rồi. - Thế là trên 24.. - Nó nhìn vào... tường nhưng ánh mắt xa xăm. - Thì sao? Tính đánh đề hả? Nam thò nữ thụt, sinh dữ tử lành. - Không- Nó bỏ qua cái câu đùa châm chọc của chị- tại dạo này em thấy mơ cái gì đúng cái đấy. Chẳng biết sao nữa, cứ như cái điềm... - Hay giờ lên phủ thắp hương với chị đi? - Nhưng em buồn ngủ quá- Nó lại phụng phịu nằm cắm mặt xuống giường, chổng mông lên giời. - Đi... Từ lúc về tới giờ mày chưa lên lễ tạ đâu đấy- bà chị kéo tay nó lôi xềnh xệch ra khỏi giường như lôi cái bị rách Cuối cùng thì phần vì chị lèo nhèo quá nhiều bên tai, phần vì cái đức tin vào ma quỷ thánh thần cũng khiến nó phải dậy mà lò dò chuẩn bị vào phủ. Phủ là một tòa nhà 7 tầng tọa lạc trên 1 con phố cổ ở nội thành. Cả 7 tầng nhà ấy được chủ nhân của nó ưu tiên cho việc thờ phụng với các phòng riêng biệt giữ các chức năng khác nhau. Hầu đồng, bói, xem quẻ, xem tướng, thờ phụng, giải hạn, làm lễ, xem phong thủy... đều nằm hết ở đây. Tầng trên cùng là ban thờ các loại, nó đi một vòng dọc từ ban sơn trang qua ban mẫu rồi vòng sang tam bảo, trần triều và quan âm bồ tát, căm hoa, thắp hương dâng lễ, thay nước ở mấy cái chén cáu bẩn đen ngòm và tự nghĩ " Thánh sẽ uống nước bằng cái này sao"... Không khí nóng và ngột ngạt, cảm giác khó thở hơn bình thường như có hòn đá tảng đè lên ngực mỗi khi nó ở đây... không đúng hơn là giống cảm giác mỗi lúc bị bóng đè. Chị nó lí giải cho cái cảm giác đó là vì âm khí ở đây nặng, vong lởn vởn khắp nhà, nó hy vọng là không phải thế không chắc nãy giờ nó dẵm lên chân cả chục vong rồi, vong lại quở thì bỏ bố... - Năm nay có hạn lớn đấy- Bà đồng già nheo nheo mắt nhìn nó. - Cháu năm quái nào chả có hạn. - Kiên, ăn nói tử tế- Chị quắc mắt nhìn nó thì thầm, rồi quay sang nhỏ nhẹ- Cả hai chị em cháu hả bác? - Cả hai đứa, thằng này bị họa sát thân, chú ý sau lưng có kẻ đâm lén, còn mày họa tai ương thôi nhưng khổ tâm đấy. - Có làm lễ được không hả bác? - Lễ lạt chỉ là cái cớ bình tâm, tai ương đi qua là không tránh khỏi, có người biết trước thì lo sợ, có kẻ biết trước thì vững tâm đối mặt. Không giải được đâu. Nó bắt đầu chả quan tâm vào mấy câu nói của mụ đồng già nữa mà quay sang ngắm nghía "điện", nó sợ ma, nhưng ít mê tín. Mẹ nó và chị thì khác, cực tín cơ mà lại đ’ sợ ma. Mấy cái câu nói của bà ấy đối với nó ngang mấy định lý toán học hay vật lí gì đó, có nghĩa là sẽ không tiếp thu vào đầu được mấy. "Mẹ tổ, con mãng xà kia to vật, không biết bằng nhựa hay là giấy bồi nhỉ? Kinh chưa, nhìn cái lớp vàng mạ kia ảo ảo, thế mà lần trước bà ấy chém là dát vàng thật hết hơn 3 chỉ. Đùa chứ, hương trầm thơm vãi, trầm thật hay trầm giả ấy nhở? Lúc nào bảo mẹ mua đốt cho sang bàn thờ"... Đấy mới chính là những suy nghĩ đang hành hung tâm trí nó lúc bấy giờ... "Tít tít tít" Tiếng điện thoại của nó nổi bật hơn cả giữa không gian tĩnh lặng tràn đầy tiếng thì thầm thủ thỉ như vong của bà chị với mụ đồng già. Chị nó nhăn mặt còn bà ấy khẽ lầm bầm đủ cho 2 chị em nghe thấy về phép văn minh lịch sự chốn công congwj. Nó giả vờ ngượng nghịu gãi đầu, gãi tai rồi cắp mông ra ngoài đọc tin nhắn. " Anh đang làm gì?"- Áo trắng nhắn, đệch, nó cũng không hiểu là trong lúc say sưa hay là ngáo ngơ gì mà nó lưu số điện thoại con ranh ấy là "áo trắng’- tí nữa đổi. " Đang đi lễ? Làm sao?" đang định gửi tn xong nó lại thấy áy náy khi tỏ thái độ với sự quan tâm của con bé một cách cụt ngủn và cục cằn thế nên đành thêm câu hỏi vớt " Thi tốt không?" " Dạ tốt" "Thế mày nhắn cho tao làm gì? Trả thẻ hay đòi túi" "Dạ không, em không được nt ạ?" "Tốt nhất là thế" " anh có rảnh không?" " không, làm sao?" "không sao ạ, em hỏi thế thôi" Nó rút điện thoại ra gọi thẳng: - Nghe tao nói này, tao không biết mày đang nghĩ cái đ’ gì, nhưng tao và mày hoàn toàn không có quan hệ gì với nhau, hiểu không? Đừng có lăn tăn vì chuyện tao nói mày giống đứa nào, hay là hôm ấy tao làm gì mày? Mày đừng có lèo nhèo nhắn tin hay gọi điện cho tao, tiền cảm thấy ko trả được thì tao cho. Thế nhé, tao không muốn dây vào mấy loại tiểu thư như chúng mày. Rồi nó hậm hực cúp máy một cách vô lí. " Tít tít tít" "em xin lỗi" Dai như đỉa đói, nó rủa thầm. Rồi tắt sụp nguồn đi xong quay lại phòng với chị, thấy chị chắp chắp vái vái đặt mấy tờ 500 xanh lè vào đĩa, nó đoán chừng mình lại chậm chân, buổi đi lễ có lẽ đã thành công mỹ mãn. Trên đường về nhà nó mới bật máy lên, may mắn là không có cuộc gọi nhỡ nào. Thực ra thì cũng chẳng có, việc làm ăn của nhà bấy lâu nay do mẹ và chị nắm giữ, sim của nó chẳng hơn cái rác là mấy nếu có gọi nhỡ thì cũng không phải là cuộc điện thoại quan trọng hoặc là của mẹ, hoặc là của chị hoặc là nhầm máy, à mà thiếu giờ thì cũng có thể là của một đứa giời ơi đất hỡi nào đó. "Tít... tít... tít... " Chị ngó qua một cái rồi hỏi - Lại con kia à? - Vâng, dai như đỉa đói - Nó lẳng cái điện thoại ra ghế sau chả buồn đọc. - Tao đọc nhé? - Tùy chị. - "em đợi anh ở chỗ cũ, em đang buồn quá, chẳng biết nói với ai, nếu anh không đến cũng đừng mắng em nữa nhé, em cảm ơn nhiều"- Chị nó dõng dạc đọc to. - Thôi xóa hộ em. - Hôm qua đi gặp nó à? - Vầng. - Có vui không? - Không - Nói thật nhé. - Sao ạ? - Cứ thấy nhắc tới nó mặt mày lại hơi cười cười. - Không có đâu chị. - Tại sao chứ? - Sao cái gì? Em bảo không sao mà. Im lặng - thực ra- rồi nó lại là người lên tiếng trước- Em thấy con bé ấy cũng chẳng giống, chị có biết không khi em thấy nó ở trường, mặt nó non choẹt và khác hoàn toàn, chẳng qua lúc đấy, cái lúc mà nó xuất hiện, cái lý do mà nó tới đấy cứ như là được dàn xếp sẵn, giống y như ngày xưa, rồi hoàn cảnh gia đình, rồi cái trường nó học cũng thế, mọi thứ y hệt... khiến em cứ ngờ ngợ, thật ra nó không hề giống, không hề giống chút nào- nó lẩm bẩm một mình- hoặc có cái gì đó giống cũng rất gượng ép... Đờ mờ, em dài dòng vãi lờ, đại khái em không muốn quan tâm. - Ừ, tùy thôi. - Haizzz.. - Nó thở dài. - Thế có qua với em nó chút không? - Để làm gì ? Chị dở hơi à? - Nếu đã không coi nó là gì thì đừng suy nghĩ quá như thế, coi như là đi gặp một đứa em đi, tao thấy nó cũng có chút gì đó... à ừm... lạ lạ. - Thôi em nhường chị. - Thế để tao đi. - Vầng. - Chỗ cũ là chỗ nào? - Biết được nó, cứ như là em với nó hẹn hò nhiều lắm rồi ý, có 3 lần gặp nhau 1 ở bar, 1 ở quán phở 1 ở quán trà sữa. - Alo, em đang ở đâu? Nó giật bắn cả mình khi thấy con chị tự tiện dùng cái điện thoại của nó đang vừa ngó đường,vừa định buông vô lăng giật lại thì bà ấy đã né người ngoài tầm tay của nó ừ ừ mấy câu rồi vất vội máy ném trả nó - Mượn tí, hì hì. - Chị bỏ cái thói dùng chung đồ người khác đi nhé, em không thích - Nó hằn học. - Điện thoại tao mua mà, mày thông cảm tý - Chị lại cười cầu tài. Nó không nói gì bấm cửa kính oto cầm con điện thoại toan ném ra ngoài đường, chị nhìn thấy trợn ngược mắt nhanh tay vồ lấy ném ra ghế sau, quát inh ỏi: - Mày làm cái gì thế? Điên à? - Nếu vì là của chị mà chị thích là gì thì làm thì để em ném mẹ nó đi còn hơn. - Tao xin lỗi được chưa? - Chị quát, rồi bà ấy cốc đầu nó- Mày như là tới tháng ý- Đưa tao ra quán trà sữa xem con dở hơi kia thế nào. - Biết thế. ... - Lên không? - Chị đóng sầm cửa xe rồi vỗ vỗ kính hỏi nó. Nó lăc đầu. - thế trông xe cẩn thận nhé, phường nó qua hốt bây giờ đấy. Nó gật gật. Bây giờ nó thấy không chỉ riêng mình nó lắm chuyện, mà chị nó cũng thật phiền phức. Nó bật ngả ghế ra sau và bật radio giao thông nghe tin tức. Một lúc sau... "rengggggggggg"- Chị gọi - Lên tao bảo. - Gì? – Nó làu nhàu – Không lên đâu. - Có cái này hay lắm, không lên thì hối hận - Cúp máy. Chị nó lại chiến thắng cái tính tò mò của nó, chưa đầy một phút sau đã thấy nó lê xác lên tới nơi, chị đưa nó cái ipad vẫn đang mở trình duyệt hất hàm ý bảo mày đọc đi. Nó nhận lấy cái máy và nheo nheo mắt đọc dòng tin đăng trên fanpage " Sự thật về độ ăn chơi của hotgirl trường X" " Thùy Dương lớp trưởng lớp 12A2-Những tưởng là một cô gái giỏi giang, ngoan hiền gương mặt triển vọng cho ngôi vị miss của trường năm nay, nhưng Thùy Dương lại có mối quan hệ khá phức tạp với các thành phần giang hồ xã hội, đặc biệt là tên K (xin phép giấu tên) đây là chùm ảnh thân mật của Dương và K trong quán trà sữa gần trường *Ảnh*- *Ảnh* Còn đây là hình ảnh ngoài đời thực của dân chơi xăm trổ *Ảnh nó ngồi vất vưởng trên bar*... " Đọc đến đoạn này thì nó không còn muốn đọc nữa, nội dung đại khái là bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về hình tượng một hot girl cấp trường đang trong thời kì sa đọa và ánh mắt nhìn đầy kì thị về một anh giai giang hồ cấp phường. Nó vất toẹt tờ báo xuống bàn toan nhổ bãi nước bọt, rồi lại thôi vì sàn nhà ở đây có vẻ mới lau - Đọc rồi? Làm sao? - Mày thôi cục đi mày- Chị cau có, rồi quay sang an ủi con bé- Chị biết đứa nào làm cái này. - Em cũng hơi hơi đoán ra. Cái này không như người lớn bọn chị, em vẫn là học sinh tự dưng có chuyện thế này mang tiếng, chẳng dám nhìn mặt ai nữa. Sáng em đi học mọi người cứ nhìn em cười cười, đến lúc bạn em nói em mới biết chuyện. Chán nản bỏ học ngồi đây luôn. - Sợ mang tiếng vì quen biết bọn tao chứ gì, đúng mẹ nó rồi, bọn tao cặn bã đâu tốt như chị em nhà chúng mày. Hôm qua, chị mày nó còn định tống tiền tao mới bỏ mẹ chứ. Lần sau chọn bạn mà chơi, nhớ. Thế mày gọi tao tới đây để làm thêm bài nữa cho đủ bộ à? - Nó làu bàu. - Cũng không hẳn là tốt lắm, chỉ là quan hệ bình thường thôi. Hai chị em gần nhà, bố làm cùng cơ quan, cùng chức vụ, lại học cùng trường. Hai gia đình lúc nào cũng bị so sánh với nhau, lúc nào em cũng cố gắng nhường nhịn để chị ấy phần hơn nhưng chẳng bao giờ vừa lòng được chị ấy hết. Không nghĩ là vì chuyện thi miss của trường mà chị ấy còn làm cả cái trò mèo này. - Vãi hàng con em, thì ra là buồn chuyện thi hoa hậu. Đau ruột- Nó quay sang chị- Chị đã thấy phí xăng chưa? - Mày thôi cái kiểu nói xúc xiểm hằn học ấy đi. - Ờ.. - Nó tỉnh queo cho tay ngoáy mũi. - Em chẳng quan tâm tới chuyện ấy, em sợ bố em mà nhìn thấy lại chẳng ra làm sao. - Chị nhìn bố em chắc chẳng có vẻ là người chăm vào facebook đâu, còn nếu có đứa muốn chọc vào mà gửi tận tay cho ông ấy thì hy vọng ở cái vị trí đấy bố em đủ thông minh để nhìn ra âm mưu trong đó. - Vâng, hy vọng thế.. - Con bé thở dài - Thế trưa rồi tan học sao không về đi? Hay để chị đưa về nhé. - Không em đi xe đạp mà, với lại chiều ở lại học thêm luôn, tí em đi mua cái gì ăn qua loa thôi, em chưa ăn sáng. - Ăn xôi nấm không? Để chi đi mua nhé, chị cũng chưa ăn sáng. - Dạ thôi... - Khách sáo gì, cười cái chị xem nào, trông mặt lọ lem có kinh không? - Thì ở nhà em vẫn bị gọi là Lem mà, hihi. - Mày- Chị quay sang nó ra lệnh- Ra Lò Đúc mua tao mấy suất xôi nấm. - Đ’ - Ơ... cái gì đấy... bật à? - Ai mời thì đi mà mua, em mời à? - Không mời thì mày ngồi im đấy tí về thì đừng có ăn? Đưa chìa khóa xe đây. - Thèm vào- Nó lè lưỡi, rồi tiện tay với cái ipad - mượn tí, máy có chém hoa quả không? - Dạ, không có. Nó ngó ngó cái máy tìm kiếm một hồi - Máy mày ko có game gì à? Có tài khoản itune không? - Em không biết. - Mày nên cái ipad tàu mà dùng, phí của. - Em có biết đâu, cái này được người ta cho. - Vãi cả cho, bố mày cho à? - Không có chú ở cùng cơ quan đi nước ngoài về mua biếu, em cũng chẳng rõ nữa. Nhà em nhiều mà. - Ờ... ờ... không phải khoe của, bố mày làm to lắm hở. - Anh hỏi kì thế, em không biết - Con bé nhăn mặt. - Tưởng mày không biết cáu. Tao tải cho mấy trò mà chơi nhé. - Thôi không cần đâu, em chỉ hay onl face thôi mà. - Thế tao tự tải rồi xóa. - Thế để lại trò nào hay hay cho em nhé -* cười toe* - Hay là trò nào? - Pikachu có không? Nó cau mày lầm bầm "mày tốt nhất nên mua cái máy tàu, nó cài sẵn đấy" tuy nhiên vẫn đành lòng mò mẫm trò chơi hồi ấu thơ ấy. Tự nhiên có đứa vỗ vai nó - Đây là nhân vật nổi tiếng trên face trường em ngày hôm nay đấy à? - Bỏ cái tay ra khỏi vai tao, to chuyện bây giờ đấy - Nó chẳng thèm ngẩng mặt lên vẫn cắm cúi chọt hoa quả. - Đúng là dân xã hội, chưa ai khảo đã lòi bản chất ra rồi. - Có vấn đề gì với mày không? - Anh thôi đi- Con bé quát, nó chẳng biết là quát nó hay thằng kia, nhưng chắc chưa đủ gan quát nó, hy vọng thế- Anh đến đây làm gì? - Có đứa em ở đây hôm nay báo tin lạ, anh tò mò qua ngay tình cờ lại gặp em ở đây. Đây là cái gọi là tốt đẹp hơn anh mà em nói đến à? - Anh đừng có nói bừa, không như anh nghĩ đâu. Nhưng chắc chắn là anh em tốt hơn cái lại bẩn tưởi nhà anh nhiều đấy. - Em đừng có nhắc lại chuyện ấy, chuyện hôm đó... Mà thôi, thì đã sao. Em hỏi mọi người xem anh với hắn ai tốt? Ít nhất anh cũng có học hành tử tế đàng hoàng... Đm, lại nói đến chuyện có học, đời nó dị ứng nhất là chữ học, sao chúng mày cứ nhất định phải lôi chuyện học hành bài vở ra mà sỉ nhục bố mày thế? Máu nóng nó sôi sung sục, tai giật giật, cũng phải mất vài giây nghĩ ngợi nó mới đủ can đảm cầm nguyên cả con ipad phi vào mặt thằng kia chỉ tay giọng hầm hè - Mẹ mày, tao không nói gì thì mày tưởng tao điếc phải không? Nó đứng chỉ tay năm ngón ra vẻ cực hùng dũng như thể một vị anh hùng ẩn dật trong truyện chưởng Kim Dung tới giờ phút quan trọng mới xuất hiện chói lòa như sao. Đang dương dương tự đắc vì hành động anh hùng của mình, thì hai ba đứa kia lao tới giữ tay nó lại một thằng đấm liên tục vào bụng nó như đấm bao cát. Thằng vừa bị ăn cái ipad vào mặt kia quát - Dừng lại. Mấy đứa kia nhả tay ra, nó ôm bụng gập người xuống... đau vãi. Thằng kia lau lau mấy giọt máu trên mép (chắc rách môi) rồi cười khẩy - Để tao cho mày thấy là đến đánh nhau tao cũng có học hơn mày. Nó đợi chừng mấy chục giây, cơn đau dịu hẳn rồi nhếch mép cười nghĩ bụng " để xem, bố mày thân vào tù ra tội, nếu đánh 1-1 thì ăn nhau độ liều, nếu cần tao chọc mù mắt mày chỉ bằng một ngón tay thôi" rồi đứng thẳng người vỗ vỗ tay ra vẻ nghênh chiến như kiểu quân tử thật thụ - Thôi ngay đi- Con bé hét lên. Nó chưa kịp quát con bé im mồm thì chỉ loáng thoáng thấy thằng kia tung một cú đá lộn vòng cầu trên không (uầy ui, đẹp vãi, ngưỡng mộ vãi) như kiểu phim chưởng gót chân bổ đúng vào gáy nó ghì xuống theo đà, đầu nó đập thẳng xuống đất, tiếp đất ngay bằng mũi. Tối tăm và gục luôn tại chỗ. Quá nhanh... - Đ... m chúng mày, cái gì thế này... Chị nó đứng ở cửa la lối chói tai tay vẫn vung vẩy mấy bọc xôi hùng hục lao lại như thấy ăn cướp. Lúc đấy nó đoán chừng bà ấy rút đâu được cài rùi cui điện, vì có mấy tiếng tạch tạch rợn người, nghe đâu cũng có thằng nằm gục xuống một bãi miệng ú ớ cùng nó luôn. Sau đó là tiếng bà ấy gào ầm ĩ, không ra khóc, không ra giận cũng không ra đe nẹt - Bọn chó này thả tao ra, chúng mày có biết bà chúng mày là ai không? Chúng mày chuẩn bị gọi bố mẹ chúng mày đào mả đi. Tiếng bàn ghế đổ vỡ loảng xoảng, chắc là sản phẩm của bà chị nó trong lúc quẫy lộn, nó cố gồng mình toan đứng dậy nhưng mắt mũi vẫn một màu đen kịt, gáy trái đau chói, mồm mặn mặn nhoe nhoét máu. Nhỏm được mông lên chừng mấy phân nó lại nằm gục xuống luôn một bãi... bất lực. Tiếng bước chân hùng hục chạy ra tiếng người can ngăn, gái trai già trẻ đủ cả, chắc khách và chủ quán đã ra. Mẹ, không chừng mấy phút nữa lại có cả phường tới, lại rách việc rồi đây. - Chị Linh... *^*@#@4)(*&& chúng mày, đánh chết cụ chúng nó đi Cứ tưởng kết thúc rồi hóa ra chuyện hay vẫn còn ở phía sau, tiếng bước chân rầm rập nền nhà, tiếng đồ đạc loạn xì ngầu cả lên, nó đổi sang tư thế nằm nghiêng cố mở mắt ra nhìn xem quân cứu viện ở đâu đến. Lạ hoắc... Thôi mà mặc kệ, làm việc tốt là được. Nói chung không màu mè cho lắm, một lũ xăm trổ đầu trọc làm việc đúng kiểu dân đầu đường xó chợ nhà mình, mấy thằng quây một đấm đá túi bụi chủ yếu vào mặt và bụng vừa đánh vừa chửi vừa đập phá thị uy. Nó hả hê khi thấy thằng vừa cho nó ăn đất bầm dập mặt mũi, máu me be bét. Mọi người sợ vạ lây dạt ra chạy toán loạn. Xem chừng dằn mặt đã đủ một thằng nhổ toẹt bãi nước bọt vào mặt thằng đang nằm dưới đất - Cho chúng mày sáng mắt ra, dám động vào chị bọn tao à? Sự việc đáng lẽ sẽ dừng lại ở đó với những thằng biết điều, bên nó có thể thu dọn chiến trường và rút êm trước khi công an tới. Nhưng đời đ’ nói được chữ ngờ cũng như đ’ đếm được hết những thằng hâm, thằng kia- chính xác vẫn là cái thằng vừa cho nó ăn đất run rẩy ngóc đầu dậy lè nhè với đầy sự tự tôn và tự hào vào bản thân - Chúng mày có đánh chết tao... Thì vẫn là cái loại du thủ du thực... vô học thôi... - Cái con mẹ mày, vô học này- Thằng vừa nhổ bãi nước bọt tiện chân sút một cái giữa mồm thằng nằm dưới đất khiển mặt nó bật ngửa ra đằng sau, quả này chắc rụng một hai cái răng là ít. - Thôi đi, dừng lại- "Con bé áo trắng" nãy giờ thất thần đứng bất động như tượng cuối cùng cũng gào lên thảm thiết lao lại giữ tay thằng vừa giơ chân sút. - Câm, ở đây chưa tới lượt mày nói - Thằng kia hất nó ra tiện tay vung lên tát một cái rõ kêu vào mặt con bé khiến nó mất đà ngã quỵ xuống sàn. Đến đoạn này, sau này mỗi khi kể lại cho người khác nghe, ai bảo nó chém nó cũng đành chịu. Không hiểu sao khi ấy nó móc đâu ra chút sức lực tàn lồm cồm bò dậy lao về phía thằng kia đấm như điên loạn vào mặt nó, đấm như thể chưa bao giờ được đấm vậy, thằng kia quá bất ngờ nên chuếnh choáng không đỡ kịp. Trong lúc nó đang lồng lộn như thế thì thấy gió sau tai mình lành lạnh nhói một vệt dài rồi ướt ướt nóng nóng, không kịp quay lại đằng sau nhìn xem chuyện gì nhưng cũng đoán ra phần nào khi mà vừa nãy nó nhớ trên bàn có một chai cô ca thủy tinh của con kia đang uống dở... - Chúng mày điên à? Em tao... em tao đấy.. - Nó vẫn còn lờ mờ nghe tiếng chị nó hét inh ỏi. - Sao chị không nói sớm.. - Thằng kia lắp bắp. Nói thật là đến đoạn này thì vẫn theo mô típ cũ của tất cả các truyện do kin_3689 viết thôi, nhân vật chính lại lịm đi ko biết cái lol gì nữa hết.
|
Chương 6 Cơn gió lạ Nó ngớp ngớp vài ngụm cháo loãng, nhạt thếch. Đầu vẫn buốt buốt vì vết rách khá sâu và dài. Cạo nguyên 1 mảng đầu, chị định đút cho nó thêm thìa nữa. Nó nhìn quanh phòng một lần chỉ có chị và nó - Mẹ đâu chị? Mẹ có biết không? - Nó ngước mắt dò xét chị, bà này chả có gì là quên ton hót với mẹ. - À... ừm... Mẹ đi vắng rồi.. - Chị ngập ngừng. - Phù... mừng quá.. - nó thở phào nhẹ nhõm- bảo em đi quảng ninh chơi mấy hôm, đừng bảo em nằm đây. Em không thích rắc rối. - Rắc rối với mẹ??? - Thì chả... - Bao giờ mới có thể bình thường như ngày xưa.. - Chị thở dài. - Em không biết- nó cau mặt- Nhưng sẽ lâu đấy, chị biết em bướng mà. Chị có phải là em đâu. Thôi chấm dứt ở đây nhé, chuyện này bàn sau - Nó lườm lườm chị trước khi bà bắt đầu giảng về bài ca gia đình - Mà bọn kia đâu??? - Ai??? - chị tròn mắt - Mấy đứa phang em? - Thằng ất ơ kia thì chị không biết, chắc có người qua vác nó đi viện rồi. Còn mấy thằng đệ... Ừm... chúng nó phải đi làm... lúc nào chúng nó vào xin lỗi em sau. - Hê.. - Nó nhếch mép cười cay đắng- Bận à? Chị có nhớ hồi em cấp 3 đi đá bóng ở Mỹ Đình rồi đánh nhau với bọn công nhân dưới đấy không? Em nhớ là lúc ấy em một mình cân 5 thằng, cũng bị đánh cho như chó. Nhưng mà lúc em vào trạm xá gần đấy có đủ 5 thằng quỳ dưới đất máu me be bét... Giờ thì sao? Mấy hôm trước em đi đá ngay gần nhà. Sân Bách Khoa chứ đâu, chỉ vào bóng hơi quá chân một chút. Mà thằng ôn con tầm lớp 9 thôi nó dọa đánh em khiến em cũng phát nản mà xách giày về. Hôm nay thì em lại ngồi đây và đến xin lỗi cũng chả có đứa nào. Cảm giác mình hèn và nhục không bằng một thằng ong ve của chị.. - Nó chua chát cười. - Là em tự nghĩ vậy thôi, mọi thứ vẫn thế. - Thế đâu mà thế? Từ khi em về em cảm thấy mình hèn đi nhiều. Mà đứa nào nhìn em, từ thằng ranh con cho tới lão bộ đội già. Đều khinh khinh... - Nếu thật sự có vậy thì do em chứ không phải do ai khác. Em xem lại mình xem, nếu em đáng để chúng nó tôn trọng thì đã không thế. Trông em lúc nào cũng ất a ất ơ... - Như một thằng nghiện chứ gì??? - Nó cắt ngang lời chị- Một thằng nghiện bị mẹ tống đi tù nữa chứ. - Là em tự nói đấy nhé - Chị sẵng giọng - Em đ’nghiện còn lâu em mới nghiện- Nó bật lại- Chị thấy em nghiện à? - Mẹ thấy. Mày lại sắp sửa rồi đấy. Thôi đã thống nhất không nói nữa rồi. Mày ở đây đi. Tao sang xem con bé thế nào. - Con bé nào? - Nó trợn mắt. - Cái Dương, nó cho mày gần hai bát tiết đấy. May mà nó nhóm máu O. - Cái gì thế? Chị thiếu máu à mà không cho được em? - Tao với mày không cùng nhóm máu, mà máu mày cũng không sẵn như tiết lợn để mua. May mà nó trùng. Mày tỉnh tỉnh thì sang cảm ơn nó đi. Nó đang nằm ở phòng hồi sức cuối hành lang. - Em chưa tỉnh - Nó hậm hực. - Thế ngồi nghỉ đi. Tao đi mua cháo. Mày ngày xưa còn bê bết hơn thế này nhiều. mấy vết xước ăn thua gì. Ngồi nghỉ đi. Chỉ còn một mình nó trong căn phòng trắng toát, sặc mùi ete. Nó vẫn còn nhớ lần gần nhất khi phải vào cái nơi na ná như thế này là khi nó ở trong "trường", được ăn một trận đòn chào buồng nhớ đời dập ngực ở sàn bê tông. Nó không nghĩ là mẹ nó tuyệt tình thế, không bơm vào một đồng nào để nó chào thầy, chào bạn. Trước đấy thì gần như nó chỉ biết đến đánh người khác. Có chị vẫn đều đặn hàng tháng vào kí sổ giúp nó, tuyệt nhiên không thấy mẹ đâu, dù bà là người gián tiếp đẩy nó vào tù tội. Nó nói thật, nó không nghiện, nhưng là vì nó chưa kịp nghiện mà thôi. Cuộc sống trong trường tuy không phải là dễ chịu, nhưng nếu biết lặng im và không đói thuốc thì cũng không phải là quá tệ với một đứa thích suy nghĩ như nó. Nhưng từ ngày ấy, suốt gần 2 năm là lính phủ, nó cảm thấy mình hèn nhát hẳn, ngại va chạm, ngại tranh đấu và tự nhiên suy nghĩ nhiều... - Anh dậy rồi ạ? - Con bé thập thò đứng he hé cửa nhìn vào khiến nó giật bắn cả mình nở nụ cười méo mó: - Mày dậy rồi à? - Em có ngủ như anh đâu? - Nó lè lưỡi trêu - Hơi mệt chút thôi, choáng quá. - Hai bát tiết canh lại chả choáng - Nó pha trò - Khiếp, anh nói nghe ghê thế, hơn 300cc thôi. Nhưng mà em chưa hiến máu baoh nên hơi buốt và choáng chút. Chị đâu hả anh? - Đi mua cháo cho mày rồi. - Anh gọi chị bảo không phải đi nữa đâu. Em về đây, hnay đi cả ngày rồi, bố em vừa gọi. Nó cũng chột dạ, hồi còn đi học nó mà biến đâu không về ăn cơm nhà là to tội với mẹ nó. Con bé dù gì cũng chỉ là học sinh cấp 3, không chỉ là việc hôm nay, bố mẹ nó mà biết chuyện rồi lại to tội. Nó ngước nhìn qua cửa sổ, trời đã tối sầm. Trời mùa hè tối thế này cũng phải tầm 7,8h là sớm. Nó lo lắng hỏi con bé - Về muộn có sao không? - Không anh ạ, nhưng em phải về trước 9h. Mọi hôm em đi học thêm chỉ tầm ấy là về. Mẹ me đi công tác rồi,còn bố đi đánh tennis đến đêm cơ. Vừa nãy bác giúp việc gọi hỏi thôi. - Ừ, thế ngồi đợi tí ăn gì đi rồi bảo chị Linh đưa về. - Thôi, em dặn bác nấu cơm rồi, hôm nay mệt nên về ăn súp yến. Hihi - Vãi l... khoe của - Nó nhăn mặt. - Ơ... em xin lỗi.. - con bé ngại ngại xấu hổ- tại em thích ăn nên nói thế thôi L ko có ý gì đâu ạ. Thôi em về đây - Nó vội vàng đứng dậy định chạy ra khỏi cửa. - Khoan.. - Nó nắm vội lấy tay con bé kéo giật lại, xong như biết mình đã làm điều gì thất thố nó lại buông tay ra. Nhưng dẫu sao con bé cũng đứng lại. Dù vẫn còn quay lưng về phía nó.Nó ngập ngừng đôi chút, thực ra nó muốn nói là ở lại với anh thêm một chút được không, nhưng lại thấy như thế là vô lý quá, nó làm gì có cái quyền ấy. Nghĩ mãi, cuối cùng nó ngập ngừng- (Tao)... cảm ơn... (chữ tao nó buột miệng nói ra nhưng rất bé, vì sao đó nó đã kìm lại được). - Có sao đâu anh, lỗi là do em mà - Con bé cười toe- anh đừng sợ em khỏe lắm, mà ng ta bảo thi thoảng hiến máu là béo ra ý.hihi - Ừm... nếu có chuyện gì... Nếu bọn kia gây khó dễ... cứ bảo tao nhé. - Chắc không cóc chuyện gì đâu anh - Mặt con bé đanh lại- Em sẽ tự giải quyết được. Bố anh ấy làm dưới quyền bố em, em nghĩ là hắn cũng không dám hé răng nói nửa lời. Em chỉ muốn đám vào mặt nó một cái nhưng không thể - Con bé rưng rưng. - Nếu em cần, chuyện khác anh không dám hứa nhưng đánh đấm thì anh có thể làm được - Nó vô tình đổi cách xưng hô rất tự nhiên như thể buột miệng. - Không cần đâu anh ạ. Chí trách em yêu phải thằng nông dân. Hỳ- Con bé gượng cười- Cứ coi như không có chuyện gì xảy ra đi, nếu có chuyện em sẽ nhờ anh sau. - Nông dân à? Mày cũng biết từ ấy à? - Trước thì không, giờ em biết rồi anh ạ. Cũng may em còn quá nhỏ để nghĩ đến hôn nhân, dù có lúc em cũng ảo tưởng là như thế. Nếu không chắc em còn bị lừa nhiều. Hắn chỉ lơi dụng gia đình em, bố mẹ em để vào Bộ làm thôi, chứ thực ra chắc cũng chả có tình cảm gì. - À..ừm... thôi dù sao cũng qua rồi. Thà thấy sớm còn hơn thấy muộn. - Anh không hiểu đâu. Anh ấy rất tốt. (chuyển ngay từ hắn sang anh ấy luôn ==!). Trước em thi miss của trường, anh ấy thức cả đêm dạy em đánh đàn rồi đệm đàn cho em hát, sưng hết cả tay. Rồi có lúc anh ấy đi cả đêm, đến nhà em chỉ để mua cho em gói bánh em thích... hức. - Lại khóc - Ờ thì là thế, nếu mà nó không thế thì sao chăn được mày và những con khác - Nó tỉnh bơ- Còn nhiều cái còn kinh hơn nhiều, đấy là mày chưa được thưởng thức thôi. Con gái thì lúc quái nào cũng chạy theo những thằng nói ngon nói ngọt, chiều chuộng nó. Đời chả có gì là không có mục đích cả, ăn nhiều đường quá thì bệnh vào người. Nhưng đời nó là thế, mấy thằng yêu thật lòng thì lại âm thầm hơn là công khai sự quan tâm,không đúng ý chúng mày - Nó cũng cười, nghĩ đến chuyện nó ngày xưa mà nó lại cười. - Có lẽ thế, có lúc em nghĩ đến đủ thứ chuyện. Em cũng hút thuốc.. - nó trợn tròn mắt nhìn con bé-... Nhưng mà không hút được.. - Nó nghe thấy thế tí nữa phì cười vì cái sự đua đòi trẻ con của con bé.. - Trước cái hôm em bắt gặp ng ta ở nhà nghỉ, em đã biết người ta có người khác lâu rồi, mà không phải chỉ một người, em cũng từng đứng trước cửa phòng người ta lặng lẽ khóc mà người ta và người con gái ở trong không hay biết,có những lúc người ấy nói đối em đi nước ngoài mà face vẫn hiện là ở Nha Trang, Đà Nẵng, em cứ cố cắn răng chịu, chỉ cần người ấy yêu em, em có thể chấp nhận những ng kia chỉ là trò chơi qua đường, chuyện hôm anh gặp em chỉ là giọt nước tràn ly thôi... - Nó ở xóm trọ à? - Nó vô duyên cắt ngang câu chuyện. - Không, ở nhà, nhưng em có thể tự do ra vào nhà ấy, em có chìa khóa mà. Có những lúc em chán nản lắm châm cả bao thuốc lên rồi chọc và người mình cho cháy da cháy thịt. Sợ bố mẹ thấy chỉ dám chọc vào chân, rôi cũng lấy dao lam rạch ra như ai... Hì hì. Nó sững người khi nghe con bé kể chuyện, mắt trợn ngược. Nếu đây là người thân của nó, nó sẽ cho ăn mấy cái tát. Tát cho con bé tỉnh ra thì thôi. - Mày thật ngu ngốc, tao không thể hiểu nổi chúng mày - Nó gầm gừ nơi cổ họng. - Anh dĩ nhiên là không hiểu rồi? Chuyện của em em đau lắm. - Mày nghĩ mày đau à? - Nó cười khẩy- Mày yêu được bao nhiêu người? Được bao nhiêu lâu mà đã nghĩ mày đau? Lũ ranh con mới lớn chúng mày cứ dẵm phải hòn đá dăm mà đã nghĩ rằng mình đau lắm đau vừa. Rồi tự đi hành hạ bản thân mà đéo nghĩ ra cái thân chúng mày cũng là do cho mẹ sinh ra chứ không phải tự nhiên chúng mày có được... - Thế mà em thấy hình như anh không thích mẹ. - Đấy là chuyên riêng của tao - Nó sầm mặt. - Mẹ hồi xưa ngăn cản chuyện của anh phải không? - Chị tao nói à? - Chị ấy có loáng thoáng nói qua, ý ý là như thế. - Tao kể chuyện của tao cho mà nghe. Để mày thấy là mấy chuyện trẻ ranh chúng mày chưa đáng phải thế, tao không hành hạ bản thân vì tao đã va vấp quá nhiều nên ko thể làm thế được, chứ không phải vì chúng mày đau mà tao không biết đau. - Dạ.. - Con bé lí nhí. - Tao và ny cũ học cùng nhau từ bé, nhà cũng gần nhau- Nó chậm rãi kể- Lúc nhà nó vẫn còn hàn vi thì nhà tao đã khá lắm rồi vì bố tao là dân buôn lậu biên giới. Tao vẫn nhớ mẹ nó hay sang nhà tao vay gạo, vay tiền rồi hứa sau này gả con gái cho mà tao buồn cười. Ờ thế đấy, hai đứa lớn lên cùng nhau, học hành cùng nhau, đi học có đôi, có những lúc hai đứa bị trêu, nó phát khóc, tao lại phải dỗ, lại phải dọa dẫm đứa này, đứa kia để hôm sau hai đứa lại lon ton đi học chung, lại được chép bài tập của nó. Nói chung thời thơ ấu bọn tao là thế, lừa gần rơm lâu ngày cũng bén, chả có thứ tình cảm nào gọi là tình ban trong sáng giữa nam và nữ cả. Cuối năm lớp 12 thì tao bảo với nó là tao yêu nó... Thời gian ấy, có lâu hơn môi tình bọ xít của mày không? - Cũng lâu lâu.. - Nó khẽ trả lời - Thế rồi năm ấy tao và nó thi đại học, nó bảo rằng nếu tao đỗ thì sẽ chấp nhận, quên không nói, lúc đấy nhà nó khác rồi, bố mẹ nó cũng dân kinh doanh nhưng mà kinh doanh chính ngạch, có tiền, muốn làm quý tộc hơn là làm con buôn. Còn nhà tao bắt đầu đang lăn từ đỉnh xuống dốc, bố tao năm ấy mất. Thật là nhục, ông ấy vì đi trả thù cho đàn em mà bị mất. Chả hay gì chuyện ấy mà kể ra. Lúc tao đỗ đại học cũng là lúc tao và chị gái phải cùng mẹ gánh lên vai cái gọi là trách nhiệm gia đình. Cuối cùng thì tao quyết định bỏ học sau khi mà thấy nhà mình đã mất gần hết anh em, gần hết mối hàng ở biên giới, gần hết công việc làm ăn béo bở ở HN. Chị tao, đừng nhìn bà ấy mà coi thường, bà ấy cũng học xong Đh rồi, trước mỗi năm bà ấy đi Sing một lần, bạn bè ở Pháp, Úc thi thoảng gửi đồ về cho. Năm 2005 khi mà dân Vn chưa chắc đã biết đến LV và salvatore ferragamo thay cho balo đi học rồi. Thế mà bà ấy phải từ bỏ tất cả, từ bỏ công việc đã được hứa hẹn, lăn lộn cùng mẹ và tao. Bạn bè quý tộc cũng xa lánh dần, túi bà ấy dùng cũng chỉ là túi hàng chợ đêm Bờ Hồ. Lắm lúc nghĩ mà thương chảy nước mắt. May mắn là thời điểm khó khăn nhất ấy người ấy luôn ở bên tao. Đừng cười, nghĩ lại lúc ấy tao như một bãi c*t trâu, còn người ấy thì chả khác gì bông hoa nhài đang rực rỡ. Tao có lúc phải cắn răng lại mà tự hứa nhất định không bao giờ làm gì có lỗi với cô ấy. Tao vẫn tự hào một sự tự hào khiến người khác phải cười, là dù tao làm công việc như thế nào, dù tao là dân xã hội nhưng tao giữ được tình yêu trong sáng của một đứa trẻ con, tao chưa hề làm điều gì đi quá giới hạn với cô ấy... Cũng như với bất cứ con hàng nào trong bar nhà tao.. - Nó nhấp một ngụm nước cam trên mặt bàn lên giọng nói tiếp- Có thể tao ngu ngốc, có thể đó là lí do để hai đứa tao không có một thứ gì rằng buộc và trách nhiệm với nhau, nhưng tao chưa bao giờ hối hận về điều ấy. kể cả bây giờ, nếu được quay trở lại, tao vẫn sẽ làm thế. - Anh là người tốt.. Em biết thế từ lúc gặp anh... - Nhưng thật ra là tao đ’ tốt, tao vô tâm, tao lao đầu vào công việc, trong khi hàng đêm, tao phải vất vả chạy vạy ở bar không đưa cô ấy đi chơi, xem phim như người khác được, ban ngày tao chết mệt ở cửa hàng lo toan tính toán đủ thứ cũng không quan tâm được quá nhiều đến người ta. Tất cả những gì tao làm để sau này tao có thể buông tay, lo cho gia đình mình và hạnh phúc của cô ấy. Chuyển sang làm một cái gì đó lương thiện hơn, để mẹ tao dưỡng già, để chị tao có của hồi môn, để vợ con tao cuối tuần lại có thể đi chơi đây đó mà không đắn đo vì kinh tế. Có những lúc tao gục ngã. Rồi lại đứng dậy vì tao còn cả hạnh phúc tương lai ở phía trước. ấy thế mà... Đời đ’ như mơ đâu em ạ. Có một câu nói mà tao sẽ không bao giờ quên suốt cuộc đời này : " Không nên để đàn bà quen với sự cô đơn, bới một khi họ đã quen rồi, họ sẽ không cần mình nữa". Tao lo toan mọi thứ, lo cho tương lai, mà quên mất thực tại là tao đang để cô ấy cô đơn, có lẽ đó là nguyên căn của mọi vấn đề... - Chị ấy theo người khác ạ... - Không hẳn thế, nó đi nước ngoài, du học, bố mẹ nó muốn thế. Tao đã quá vô tâm mà không biết không hỏi han điều đó. Trước khi bay một tuần, người ấy mới nói tao nghe, bảo là 2 năm không quá dài để thử thách tình yêu. Tao điên dại hết cả lên, mày có biết suốt 1 tuần đấy không có ngày nào, tao không quỳ trước cửa nhà nó giữa đêm, mong nó đừng đi, đừng bỏ tao ở lại một mình. Cứ mỗi khi xong công việc trên bar, tao lại phi xe xuống và quỳ ở đấy. Thật nực cười là đến lúc ấy rồi mà tao vẫn còn nghĩ đến chuyện đi làm. Gia đình nhà nó chửi tao, gia đình tao chửi tao. Tao mặc kệ/ Ừ, nó thế đấy. Và sau đó thì người ta bay Im lặng... - 1 năm đầu, khác múi giờ, tao nhắn tin, chat yahoo nhiều lắm. Chúng mày giờ chắc chả biết nó là cái gì. Tao nhớ những lúc để dòng stt nhớ em đến điên dại ở đầu, hai đứa không ở gần nhau nhưng vẫn có thể nhìn thấy nhau, vẫn có thể nghe thấy nhau, vẫn có thể cảm nhận suy nghĩ của nhau qua những dòng stt. Hơn hẳn mấy cái dòng face vô cảm bây giờ. Thế nên tao chẳng dùng face trừ khi bắt buộc. Cho đến một ngày, người ấy nói, bên đó cuộc sống tốt hơn, bên đó có một người đồng cảm, bên đó rất vui, bên đó rất lạnh cần ai đó ôm... Thế đấy, và lúc ấy là lúc bọn tao chấm dứt tất cả... - Em xin lỗi đã khiến anh nhắc lại chuyện cũ... - Lỗi gì, mày có biết, tao đi qua tất cả những con đường. Con đường nào cũng làm tao cay cay mắt. Con đường nào cũng thấy kỉ niệm. Tao làm cả thơ. Buồn cười lắm không, những bài thơ có câu "anh hận những con đường". Tao khóc nhiều, đi nhiều, nhưng không phải vì thế mà tao tự làm thương bản thân. Tao giữ cho cái xác của tao lành lặn để cho cái lòng dạ nát như tương của tao rồi... Vì tao còn một gia đình phải sống. - Vâng... - Nhưng mà đấy là trước khi tao biết có thứ khiến tao quên đi được tất cả, hơn cả rượu, hơn cả thuốc,và sau đó mẹ tao cho tao đi tù. 2 năm tao cứ nghĩ đi 2 năm về tao sẽ quên được phần nào đó... ngờ đâu mày thấy đấy. Tao quên sạch. Thế nên mày đừng có nghĩ mày sẽ thế nọ thế kia, sẽ không bao giờ sống thiếu người ta được, sẽ chết hay thế nào đó. Đó chỉ là cảm giác nhất thời thôi. Rồi sau này mày lớn lên thêm, mày sẽ thấy mày bây giờ thật ngớ ngẩn và trẻ con. Đừng làm gì để sau này, chính mày phải hối tiếc cho mày. Hãy cứ đi chơi nhiều vào, hãy cứ làm cái gì mày vui. Nói chuyện bạn bè- ban tốt ý nhé. Rồi mọi chuyện sẽ đâu vào đó. - Ư hừm.. - Chị nó đẩy cửa bước vào- Tôi có làm mất tự nhiên của anh chị không nhỉ??? - Chị.. - Nó cười gượng gạo, dù sao thì mọi cái nó cần nói cũng nói xong hết rồi, nếu nói thêm nó sợ nó lại nhòe mắt đi. Và rồi lại làm mất cái vẻ đẹp trai lạnh lùng vốn có của mình - Mua cháo về rồi đấy ạ. - Dương ăn đi cho nóng, chị mới mua cháo gà đấy. Chả biết em có thích ăn không - Chị mở cặp lồng lau lau cái thìa đưa cho nó. - Em không đói chị ạ - Con bé lắc lắc đầu- Với cả em phải về ngay. - Thế à, tiếc nhỉ, bao công chị đi mua - Chị nó xị mặt xuống. - Nhưng mà em hay ăn đêm, chị cho em mang về được không - Con bé lại cười đáng yêu cực - Em hứa sẽ trả lại chị cặp lồng, được không ạ? - Được, hihi - Chị cũng cười theo và cốc đầu nó- Ăn đêm vừa thôi kẻo béo mẫm ra đấy em ạ. - Em biết rồi ạ. ^^ - Để chị đưa về nhé??? - Thôi, để em đi taxi về trường em để xe đấy mà. - Có đi được không, thôi nếu ngại thì đi taxi về nhà luôn đừng lấy xe nữa, em mới mất máu sợ đi lại choáng ngã ra đấy thì khốn. - Vâng thế cũng được.Thôi em về chị nhé, em cảm ơn vì chỗ cháo ạ. - Ngốc, chị cảm ơn em còn chưa hết nữa làm - Em có lỗi, không bị mắng thì thôi còn cảm ơn gì L Con bé lạch bạch như vịt đi ra khỏi phòng, nó ngồi thần người nhìn theo. Rồi nghĩ một lúc nó vùng ra khỏi chăn và bảo chị: - Đưa em chìa khóa xe, nhanh lên. - Mày đi đâu? Nằm đấy- Chị trừng mắt. - Em không đi đâu cả nhanh. Bực mình Ngoài đường, phố khuya đã dịu mát hơn nhưng vẫn ồn ào và tấp nập. Nó đứng trước cửa bệnh viên, thở hồng hộc như trâu điên,đánh mắt nhìn khắp nơi may quá con bé vẫn chưa đi mất, nó cầm cái túi đưa cho con bé vừa thở vừa nói - Cầm lấy này - Dạ.. - Con bé ngạc nhiên - Mày cầm lấy, tao trả mày mà - Nhưng... - Không nhưng cái gì hết, tao nợ mày chứ không phải mày nợ tao. - À ừm. - Con bé đón lấy chiếc túi, lục lục hết các ngăn lấy ra một đống đồ rồi đưa lại cho nó cái túi – Anh bảo chị Linh là em tặng chị ấy, coi như cảm ơn vì chỗ cháo, túi tuy hơi cũ nhưng mà là tấm lòng của em, mong chị ấy đừng từ chối. - Mày dở hơi à? - Nó trợn mắt - Ô hay, anh hay nhỉ, em tặng chị ấy chứ có tặng anh đâu, anh chỉ có nhiệm vụ đưa lại thôi. Nếu chị ấy ko lấy thì tính sau. Biết chưa? - Hừm... đàn bà lắm chuyện... - Em còn con gái nhé :P hiihi. Anh mới lắm chuyện ấy. - Tao không thích mang ơn người khác... - Thế anh trả ơn đi J - Trả thế nào - Anh bảo em cứ làm gì em thấy vui, giờ em thi thoảng muốn đi chơi nhưng lại sợ bị bắt nạt, nếu mà đi với anh thì rất yên tâm, hihi. Anh khi nào khỏi có thể đưa em đi chơi được không? - Hmmm... được - Hứa nhé? - Mắt con bé sáng lên - Hứa, lắm chuyện - Nó đỏ mặt bối rối - Ngoắc tay nào.. - Con bé giơ ngón út tinh nghịch Và đấy là lần đầu tiên nó chạm tay con bé, một cái nắm tay vô tình khiến tim nó thay đổi nhịp đập, bàn tay con gái mềm và ấm áp, đã bao lâu nó không cảm nhận được. Có một người đứng trên tầng lặng lẽ ngắm hai đứa trẻ con qua ô kính và khẽ cười... Phố phường tấp nập xe cộ qua bình thường như mọi ngày, chỉ có góc phố nhỏ này, có một cái gì đó đổi khác... một cơn gió lạ đang thổi qua đâu đây...
|
Chương 7 Khởi nghiệp 1 tháng sau đó... - Đâu quay ra đây chị xem cái nào? - Chị nó vuốt vuốt cái lưng áo sơ mi của nó cho phẳng - Chẹp... chẹp.. - Nhìn ra dáng giám đốc rồi đấy. - Đốc cái khỉ- Nó nhăn mặt- Em căm nhất là sơ vin đóng thùng. - Không chỉ là hôm nay, mà sau này bất kể ngày nào em cũng phải ăn mặc như thế - Chị nghiêm sắc mặt- Em nên nhớ giờ em là quản lý, là người thay chị nắm 1/3 cổ phần của quán bar đó và tất cả cổ phần ở các quán bar còn lại. Em đừng để người khác nhìn em như một thằng ong ve bình thường. Những gì cần dạy, từ tác phong, cư xử, chị đã dạy em hết rồi. Đừng bôi tro trát trấu vào mặt em cũng như mặt chị đấy. - Giời ơi- Nó cười lảng- em đùa mà. Em rõ rồi bà chị khó tính của em ạ. - Ngoan, biết điều rồi đấy. Xuống lấy xe đi. Nhanh. - Rõ thưa bà cô tổ ạ. - Á à... thằng chó... đứng laijiiiiiiiiiiiiiiiii.. - Chị nó rút cái giày cao gót toan ném theo nó đang chạy thục mạng trên cầu thang - Đi cẩn thận kẻo lại tuột hết cả sơ-vin bây giờ- Chị cố gọi vọng theo và cười cái thằng em to đầu của mình. Tại một nhà hàng nhỏ ven hồ Linh Đàm. Chị khoác tay nó xúng xính trong bộ váy dạ tiệc dài thướt tha và kiêu sa. Còn nó thì đóng một bộ quần âu, áo sơ mi kèm giày da cực sang chảnh. Một tay khoác tay chị đút túi quần, một tay cầm ly rượu vàng sóng sánh cùng chị đi hết các bàn. Điểm đi điểm lại toàn người trong "nhà" và "anh em" cả. Chị nó tươi cười hết hỏi người này lại chào người kia. - Ôi trời ơi cái Linh, giờ ra dáng cô chủ rồi. Cái con bé con đen nhẻm hay khóc nhè ngày xưa giờ làm bà chủ rồi đấy. Nào cụng bác một ly, cung hỷ phát tài nào. - Linh ơi là Linh, sao giờ em giàu thế anh làm sao dám tán em nữa đây. Thôi cho anh nâng cốc vì mối tình đơn phương này đi em. - Này, nhất chị gái đấy nhé, thằng em chỉ mong đến tuổi chị bằng nửa chị để lấy vợ thôi. Mà anh đâu sao không thấy - Một thằng nháy mắt trêu chị. Nó và chị cứ thế diễu một vòng quanh các bàn nâng hết ly này đến cốc nọ. Chị nó mặt đã đỏ hồng hồng nhưng rất tươi tắn và lịch sự. Khác hẳn cái vẻ lấc cấc tre con hàng ngày với nó ở nhà. Có vài người nhận ra và hỏi thăm nó. Có người tưởng nó là phi công khiến chị phải phì cười thanh minh. Cũng có một đám ong ve lần trước xin nó tí tiết thì rối rít níu nó lại làm đôi cốc xin lỗi... Nói chung buổi khai trương có vẻ vui vẻ và yên ổn, đúng nghĩa. Dân làm ăn như nhà nó chỉ mong hai chữ bình yên, sợ nhất ngày rước thần tài có đứa đến quậy phá. Chị nó buông tay nó, khẽ khàng bước lên bục cầm micro trịnh trọng nói: - Ngày hôm nay, cháu rất cảm ơn cô dì, chú bác, anh chị em đã đến chung vui với con trong ngày hnay. Nhà hàng mới mở, con cũng chưa quen việc mong cả đại gia đình mình chiếu cố. Có gì các anh em giúp đỡ. Kiên.. - Chị vẫy tay gọi nó - Đây là em trai của con, từ hôm nay nó sẽ thay mặt con quản lý mọi việc trên bar. Hy vọng mọi người thấy nó như thấy con vậy. Nhất là mấy thằng kia- Chị chỉ tay về mấy đứa hồi xưa táng nó - Chúng mày phải coi nó như anh, cấm bắt nạt nó. Cả nhà mình nâng ly chúc cho việc làm ăn của đại gia đình thuận lợi và phát đạt được không ạ. - Zoooooooo... Tiếng nói cười, tiếng hò reo ầm ĩ vang lên. Mọi người huyên thuyên trò chuyện, cười đùa ầm ĩ cả nhà hàng. - Anh ơi - Một thằng bảo vệ kéo kéo tay nó- có người gặp. - Ai thế? - Nó buông ly rượu xuống bàn tò mò hỏi. - Dạ, học sinh anh ạ. Em chả biết ai, nhưng nó gọi đúng tên cúng cơm của anh với chị Linh - Thằng bảo vệ gãi đầu gãi tai. - Ừm... đợi anh... Nó chột dạ. Con ranh này, lại dám trốn học vác xác đến tận đây cơ à.Không biết ai nói mà nó biết. Vừa vội vàng đi ra cửa nó vừa nghĩ. - Cơn gió độc nào thổi mày đến đây thế? - Vừa nhìn thấy con bé, nó liền chào vội. - Gì, em được chị Linh mời đàng hoàng nhé - Con bé nhăn nhó đánh mắt sang một thằng áo đen kính râm ôm giỏ hoa to tướng bên cạnh, ý chừng nhắc nó nói năng giữ miệng. - À... ừm... hai người vào đi, để... anh (chữ anh bay ra ngượng thối cả mồm)... gọi người sắp bàn. - Anh về trước đi... khoảng 1h quay lại đón em đi đến nhà gia sư. Đây là nhà đứa bạn cùng lớp em, anh đừng lo - Con bé khệ nệ đón lẵng hoa có dòng chữ " Cung Hỷ Phát Tài" to tướng rồi đủn vào tay nó- Anh làm gì mà ko đỡ giúp em, chả ga lăng gì cả. Nó nhìn thằng vệ sĩ thăm dò, chỉ thấy hắn cúi đầu khẽ gật một cái rất chuyên nghiệp rồi đảo bước đi ra xe. Con bé cười tươi, lon ton bấu áo nó nói thầm - Trông anh hôm nay như xã hội đen HongKong ý. - Móa- Nó méo mặt- trông tao men-lỳ thế này mà mày chê à? - Ô hay, khen mà, khen mà. Tưởng anh thích thế- Con bé cười ngặt. - Mày lại trốn học đi chơi đấy hả, sắp thi rồi chỉ xớn xác đi chơi là nhanh - Anh nhìn xem giờ mấy giờ rồi? Không để thầy cô ăn cơm à? - Dương.. - Chị nó thấy con bé mắt sáng bừng lên vẫy vẫy tay gọi từ xa- Kiên dẫn Dương lên tầng hai đi. Có người dẫn vào bàn. Chị bận chút. Nó đặt lẵng hoa ở trên bàn, chỗ trang trọng và dễ thấy nhất rồi dắt tay con bé lên lầu,thực ra không phải nó lợi dụng gì đâu, chẳng qua cái cầu thang hơi dốc và khó đi một chút. Ừ, lí do chính đáng đấy chứ? Một con bé nhân viên mặc áo dài ra dẫn hai đứa nó vào bàn. Tầng hai là tầng của họ hàng người thân, con bé khép nép ngồi vào một góc bàn nhỏ cạnh lon pepsi. Bác nó thấy thế bật lon rót cho nó và cười: - Úi cha, cô bé này con nhà ai thế này, xinh quá? - Em gái cháu đấy bác ơi, chả biết bố cháu rơi rớt ở đâu mà giờ mới tìm được - Chị nó cũng đang lững thững đi lên cầu thang. - Không phải đâu ạ - Con bé đỏ bừng mặt lí nhí. - Em của đứa bạn cháu, nó không uống được rượu, sợ ở dưới kia bị trên nên tống nên đây ngồi mâm bà già trẻ con - Nó đỡ lời. - À ra thế.. - Bà bác nó gật gù- mà mẹ mày đâu sao tao không thấy? Nó đánh mắt sang nhìn chị dò hỏi ý kiến, bà ấy nhanh nhảu đỡ lời - Mẹ cháu dạo này tự dưng yếu, lại thích về nông thôn nên cho bà về chăm cái trang trại dưới Hải Dương rồi ạ. Lúc nào cháu đánh xe đưa bác qua đấy chơi. Gớm bác trai thích câu cá ở đấy thì sướng phải biết, ao nhà cháu toàn thả rô phi với trắm thôi. Lại cả vườn ổi to tướng bác ạ. - Cái dì này đến là lạ. Ngày trọng đại của con cũng chả vác mặt về đến một lần. Mẹ mày rõ là bướng nhé. Tao là tao chúa ghét ai bảo thủ - Bác nó vừa nhai rau ráu miếng thịt bò vừa chê bai. Nó hơi chạnh lòng pha chút hối hận, cũng vì không giai quyết được mâu thuẫn với nó nên mẹ nó phó mặc cho ai chị em nó ở nhà về "ẩn dật", chứ nào có bệnh tật gì đâu. Nó vẫn biết hàng ngày bà vẫn dõi theo hai chị em nó. Chị nó tối tối vẫn đóng cửa phòng buôn chuyện với mẹ. Nhưng nó cũng ngang và bướng chả kém ai trong nhà... Haizzz, ai lại vạch áo cho người xem lưng bao giờ đâu... - Nhóc con năm nay thi trường nào? - Dạ, em thi đại học Ngại Ngữ cho gần nhà chị ạ. Đi bộ đỡ phải xe pháo. - Uầy, giỏi nhỉ, cố mà chăm học em ạ. Chơi ít thôi, dạo này tôi bắt quả tang cô cậu hay đi chơi lắm đấy - Chị vừa nói vừa gắp nó miếng thịt gà bỏ vào bát con bé. Nó nhăn mặt lắc đầu nhìn chị, thường thì ở tuổi nó không thích tiếp thức ăn nữa, vừa vô duyên vừa thiếu vệ sinh. Nếu không phải người thân trong nhà thì sẽ thấy rất khó chịu. Nhưng chả hiểu sao con bé gắp lên ăn ngon lành, như thể chấp nhận cái sự quan tâm thân mật quá mức ấy. - Có đâu chị ơi ^^ được có mỗi một lần đi xem phim ma. Hihi. Anh ấy ngủ gật, ngáy to đến độ tí nữa thì bị đuổi khỏi rạp. - Bố láo - Nó dứ dứ cái đũa dọa nạt con bé. - Lại chả, may mà hôm ấy rạp vắng có mỗi mấy đứa, em sợ quá lay lay mấy lần mới tỉnh. - Chẹp chẹp, trốn làm đi xem lúc nào thế hả em? - Trốn gì, em đi ban ngày. - 5h chiều chị ạ, lúc ấy em đi học về, còn anh ấy chưa đi làm. Tất cả bô lô ba la nói chuyện như thể thân quen lắm. À... ừm... nó cảm giác ấm cúng như một gia đình, ruột như có lửa đốt, nhưng chắc chắn không phải do rượu... Thế là do gì nhỉ? Nó cũng chả biết nữa... Hơn 1h sau, nó và con bé đi loanh quanh ở bên ngoài cho chị Linh ở lại bù khú với đám bạn. Khu Linh Đàm sạch, mát, thoáng đãng nhưng vắng vẻ, nhìn mấy căn biệt thự nửa cũ nửa mới nhưng cảm giác yên bình như không có bóng người ở. Dọc con đường đi ra bán đảo chỉ có nó và con bé mà thôi... - Đông vui anh nhỉ, hôm nào cũng đông thế tiền để đâu cho hết. - Mày mơ đi mày, tưởng giờ làm ăn dễ lắm à? Chưa kể còn đủ thủ tục này nọ, rồi tiền làm luật này kia, đau hết cả đầu. - Thì cứ hy vọng thế... hỳ... anh ơi, sau này nhiều tiền mua nhà đây ở sướng, mát. - Mua thì có liên quan gì đến mày không? - Nó lườm lườm. - Ấy là em nói thế, chưa gì đã.. - Con bé xị mặt. - Thôi, cất cái bộ mặt bánh bao thiu ấy đi, lại sắp chảy nước ra đấy. Nhà mày nhiều tiền, sao không bảo bố mày mua cho? - Bố em có nhà ở Hồ Tây rồi, nhưng cho thuê, chả được ở, chán. Với lại bố chê mấy khu này xa, đi lại khó. Hơn nữa bố mệnh hỏa, xung khắc tránh nguồn nước. Ôi viện đủ lý do. - Ờ hờ... - Anh này... - Gì??? - Sau này anh bận thế, có được đi xem phim nữa không??? - Mày đang nghĩ gì thế? Có nhiều đứa rất là ảo tưởng, cứ được đi xem phim 1,2 lần, rồi đi ăn uống thế là nghĩ này nghĩ kia. - Anh ám chỉ em à? - Ờ đấy. - Vâng, em thế thôi. - Đùa chứ, lúc nào rảnh thì gọi, tránh gọi sau 8h tối. - Thật nhá? - mắt con bé sáng rực lên - Mà anh không phải ra nhà hàng à? - Không, đấy là của chị Linh, tao không có phần ở đấy. Nhưng nếu ổn ổn, thì nhà tao sẽ rút hết vốn ở chỗ khác và mở rộng thêm ra. Còn tạm thời trông vào chị ấy và mấy người bạn. làm ăn thì không dám mạo hiểm quá. - Chị Linh giỏi thật ý. Ngưỡng mộ quá, giá mà có chị gái như chị ấy. - Nhưng nhiều lúc bà ấy suy nghĩ nhiều, nhìn bà ấy thế thôi chứ nội tâm lắm. Tao chưa thấy bà ấy quý ai như mày, chắc tại mày vô tư quá. - Thế sau này em sẽ quan tâm đến chị ấy nhiều hơn, thích có chị gái lắm.hihi - Ừm. - Mà anh vừa hứa gì anh nhớ không - Gì??? - Đưa em đi coi phim ý. - À ừ. Đi thì đi, Nhưng mà đợi mày thi xong đã. - Chán thế. - Thôi cô ạ, cô thi đi, thi xong rồi muốn gì cũng được. Tôi chả muốn bố cô đốt nhà tôi đâu. - Vầng, anh làm như bố em là xã hội đen ý. - Vầng, xã hội đỏ còn kinh hơn đen. - Thế anh hứa là nếu em đỗ sẽ thưởng nhé. - Ừ, hứa, mày đỗ thì tao sẽ mua vé của tất cả các phim ra liên tục từ lúc báo kết quả đến khi mày nhập học thì thôi. - Ok,ngoắc tay nào. - Ngoắc. Giữa trưa nhưng trời nắng không gắt, từng làn gió thổi từ hồ vào dìu dịu. Nó cảm thấy vui vui. Tự dưng cay cay mắt, ngày hôm nay, có hai bàn chân đặt trong chốn giang hồ, nhà nó coi như bước được ra một rồi... Một bàn chân đặt nơi lương thiện... nếu sau này, có ước mơ gì, nó không dám nói trước. Nhưng có thể, có thể lắm chứ... chỉ thế thôi... nếu như con tim nó rung động thêm một lần nữa...
|
Chương 8 Bẫy gà - Anh ơi? - Giề? - Tiếng nó làu nhàu qua điện thoại khi bị thằng đệ đánh thức lúc 8h sáng, đêm qua có thẳng dở hơi nào làm sinh nhật quậy quá trời làm nó lên phường tới tận 5h các anh mới tha cho về. - Anh giờ còn làm cầm đồ không? - Không, thời gian đâu mà làm. Cầm gì? Lấy số thằng Hải nhé. - Dạ không, em có chút chuyện nhờ. - Nói nhanh, bố mày vừa mới ngủ. - Thằng bạn em, dưới Tân Mai, làm mấy phát bóng giờ bị người ta đến thu nợ. Anh ra mặt nói giúp em mấy câu được không? - Mày hâm à? Chuyện tiền bạc nợ nần rõ ràng. Nếu bị thổ địa hành,tao có thể qua hòa giải, chứ giờ nó dây vào tín dụng bảo tao qua nói thế nào? - Thằng này nó hơi ngu, cứ nghĩ trốn được nên chày bửa, ai ngờ bị bọn nó vác dao đến tận nhà. Đây dẫu sao cũng là đất nhà anh, anh ra mặt nói giúp em một tiếng cho nó giả nợ, bọn em đang xoay tiền. Chứ giờ ra ngoài thì chỉ có bị chém chết. Bọn em không xin cắt lãi, không xin khất nợ mà muốn anh qua xin cho nó được trả nợ. Nó sợ rồi. Đang đ’i ra máu rồi đây này. - Thế đang ở đâu? - Nó làu nhàu - Ở nhà em anh ơi. Anh qua đi. Chúng nó đang ngồi kín ngõ nhà em rồi đây này. Nó uể oải ngồi dậy nhặt hết cái áo trong gầm giường tới cái quần trong nhà tắm,cái thắt lưng ở chân cầu thang,rửa qua loa cái mặt cho tỉnh táo rồi lếch thếch xuống Tân Mai một mình trên con wave ghẻ. Nếu không vì quá nể thằng em- đứa duy nhất vẫn gọi là nó anh, nước nôi điếu đóm cho nó khi nó mới sa cơ thất thế ở trại về. Thì chắc nó chả bao giờ nhọc công thế... Luồn lách qua đoạn Trương Định, đâm sâu vào mấy khu tập thể. Mới đến được cái ổ của thằng kia. Dưới quán nước ở sân khu tập thể. Đúng là lố nhố vài thằng đội mũi lưỡi trai, tay dính mực. Nó cũng khéo léo khoác thêm cái áo chống nắng của chị gái che đi cái tay bẩn. Khu này sao lắm nhà tập thể phát hoảng, loay hoay mãi mới gửi được cái xe, xong lại hì hục leo lên tầng 5. Đến là oải, nó nhớ ra là tối qua nốc kha khá rượu và sáng nay chưa bỏ gì vào bụng... - Thế làm sao kể anh nghe xem nào? - Nó hất hàm vào thằng ku đang ngồi co ro trong góc, mặt tái mét đi vì sợ. - Em... đang nợ 50tr anh ạ... - Sao nợ? - Anh hỏi thằng kia kìa - Ku con chỉ tay sang phía thằng đệ nó. - Mày lại đổ tao? – Thằng kia sừng sổ- Sao lúc thắng cầm tiền không kêu khổ mà giờ đổ tao, tao đã bảo trận đấy Man nó rùa lắm, mày không tin, cứ phang nhiệt tình cơ. Giờ lại bảo hỏi tao là sao? - Mày rủ rê tao.. - thằng cu con mếu máo chực khóc. - Ờ... ờ... đứa nào cứ thích thể hiện là am hiểu bóng bánh cơ. Bố tổ sư con gà. Đã gà còn tham. - Thôi mày ngậm mẹ nó mồm vào - Nó quát lên, rồi quay sang thằng ku con ôn tồn hỏi- Nhà em ở đâu? - Nhà em dưới Linh Đàm anh ạ - Thằng ku lí nhí. - Còn đi học không? - Dạ em học Bách Khoa anh. - Đại học à? - Vâng... - Đại học sao ngu thế? - Em xin lôi... - Bố mẹ có khả năng chi trả không? - Dạ, nhà em có. Nhưng anh đừng để bố mẹ em biết. Anh để em xoay. - Xoay thế nào? - Em bán hết xe rồi, bán điện thoại rồi. Em xoay thêm một chút nữa là được thôi. - Thôi không phải cố nữa, bố mẹ em biết hết rồi. - Sao anh biết? - Thằng ku hốt hoảng mặt đần ra- thế này thì em chết rồi, anh có chắc không? Thôi xong em rồi. - Chắc khoảng 90%, đấy là cách dân cầm đồ cho vay làm, khi em đi trốn là em đã xác định đặt gánh nặng và trách nhiệm trả nợ lên vai bố mẹ rồi. Nếu bố mẹ em non gan hoặc bướng thì xác định là mấy ngày hnay nhà em toàn c*t và mắm tôm nhé, tầm tiền của em là làm được thế rồi. Còn nếu nhẹ nhàng hơn, thì cửa nhà em mấy hôm nay chúng nó cắm trại rồi. Em đi được mấy hôm rồi? - 1 tuần ạ... - Anh chả hiểu em nữa, nhà em ở đây, em học ở đây. Thế em định trốn đi đâu? Giờ nghe anh, sự đã rồi. Cách tốt nhất giờ là về nhà đi. Bố mẹ có thể sẽ chửi mắng, có thể sẽ thế này thế kia. Nhưng chắc chắn đó là cách giải quyết bế tắc bây giờ. Em không lắp đt mấy hnay rồi đúng không? Anh đoán thế, vì có thể lúc đi chơi em đã xin phép là đi đâu đó, nhưng anh cá là lúc này bố mẹ em đang tìm em điên loạn hết cả lên. - Dạ... - Em cứ thế đi là đi à? Em không có một tí suy nghĩ gì à? - Em sợ quá... - Thế giờ em tính sao, anh nói này. Anh sẽ chỉ ra mặt giúp em khi mà anh chắc chắn rằng điều đó sẽ không ảnh hưởng gì đến anh và làm hại đến em, muốn như thế thì ít nhất là phải đảm bảo được lợi ích của lũ dưới kia- Nó chỉ tay xuống một lũ lố nhố dưới sân- Anh cũng là người từng đi đòi nợ. Anh hiểu. Cách nhanh nhất và an toàn nhất là giờ em về nhà, nhận lỗi với bố mẹ. Thứ nhất, em là người có lỗi, thứ hai, bố mẹ em sẽ lo cho em, thứ ba anh biết là em sợ, nhưng không bố mẹ nào ăn thịt con cả, còn chúng nó- Nó lại chỉ xuống dưới sân lần nữa- anh không dám chắc. Im lặng một lúc lâu, im đến mức đủ nghe nhịp đồng hồ tích tắc một cách bình thản, mãi rồi thằng ku kia mới nói khẽ khàng - em biết em dại rồi, anh giúp em, em không dám quên ơn... - Anh không mong ngày anh sa cơ lỡ vận đến mức phải để các em giúp- Nó cười khẩy- Anh chỉ mong em rút ra bài học, chỗ của em không phải ở đây, em có học thì nên có khôn, đừng phí cơm gạo bố mẹ... - Vâng... - Em tên gì? - Em tên Long ạ. Nó lững thững nhấc mông lên, bước chậm rãi xuống dưới nhà đảo mắt quanh quanh một hồi, đánh giá sơ bộ có tầm khoảng 3,4 thằng. 2 thằng ngồi quán trà đá là chắc chắn, hai thằng còn lại có thể đâu đó quanh đây làm chim lợn. Nó cũng đảo mắt nhìn xung quanh, có tầm 10 người tất cả. Mấy ông già đang đánh cờ, một bà bán nước, một ông trông xe. Và mấy ng đang ngồi tán chuyện ở sân khu tập thể. Trong đó nó hy vọng nhất ở mấy ông đánh cờ, sẽ là người hăng hái nhất lao ra can nếu có biến xảy ra với nó. Chứ không trông mong gì ở cái bọn thanh niên chỉ chực đứng xem. Hít một hơi lấy tự tin rồi mạnh dạn bước lại gần hai ông anh đang bắn thuốc lào, đây là lần đầu tiên nó sẽ thử giải quyêt sự việc mà không phải động chân tay - Em chào hai anh ạ? - Mày là thằng nào? - Một ông hất hàm hỏi. Nó hơi biến sắc chút, đáng lẽ dù là dân xã hội cũng phải có chút lịch sự khi thấy người lạ chào, nếu đối phương đã hỏi khiêu khích thế. Rất có thể, bên đó đã biết nó là thuyết khách để dè chừng. Đã thế chơi bài ngửa luôn - Dạ em là anh thằng Long, em em nó đang ở trên kia. Nhưng sợ nên chưa dám xuống gặp các anh. Em xuống đây là để nói chuyện với các anh ạ/ư, - Mày bảo nó dẫn ngay xác xuống đây. Đừng để bọn tao cáu. Tao nói trước. Chưa một thằng nào dám trốn bọn tao cả. Hỏi nó muốn sống hay muốn chết đây - Một ông trợn mắt dằn mạnh ly nước xuống bàn. Bà chủ quán hoảng quá lắp ba lắp bắp - Này xin các chú nhé, có đánh nhau ra ngoài kia đánh để công an gô cổ lên phường,chứ đừng đập phá ở đây nhé. - Bu cứ yên tâm - Hai ba thằng từ đằng sau lững thững bước lại từ phía sau. Chắc tưởng nó có ý đồ gì nên kéo ra dằn mặt - Thằng này nó mà ngọ nguậy, bọn cháu thịt luộc nó ngay - Nói rồi một thằng cầm cốc trà đá dốc ngược lên đầu nó. Nước chảy tong tỏng trên đầu tràn ngược xuống cổ nó. Nó cởi áo ngoài ra lau mấy giọt nước trên mặt trên cổ, và kì đi kì lại cái hình cá chép to tổ bố ở cánh tay. Cười. - Em đến đây là để nói chuyện thôi. Nếu các anh muốn nói chuyện như anh em trong nhà với nhau- Nó vất cái áo xuống ghế- Thì em cũng nói luôn, em là con nuôi bố Hải và mẹ Oanh ở Minh Khai, em mới đi trường về, trước cũng là anh em trong ngành cả. Nếu em không nhầm dưới này vẫn là đất của bố mẹ. Còn nếu- Nó dằn mạnh câu nói- Các anh cảm thấy muốn đánh em, thì em đứng im cho các anh đánh luôn, đánh xong mà tiền của anh nó về được túi anh, thì anh cứ đánh. Còn em xác định xuống đây nói chuyện một thân một mình, thì xin lỗi các anh, em cũng phải có chút bản lĩnh. Nó nói chuyện nửa dọa nạt, nửa ve vuốt thêm tí khiêu khích, thực ra mặt thì cứng nhưng chính nó cũng vẫn còn run run. Nhỡ chẳng may gặp phải lũ đầu đất,thì chả khác nào chọc vào tổ ong vò vẽ. May mắn thay, bọn này cũng không đến nỗi. - Bọn anh đúng là hơi nóng. Chú hóa ra là con Bố Hải, người nhà cả. Thôi anh em mình ra ngoài kia tìm quán café nói chuyện đươc không? - Thôi không cần đâu anh? - Nó cười nhạt- Có gì nói luôn đây anh. Nhà em ở Minh Khai luôn. Nói các anh đừng cười, chắc các anh mới làm nghề. Chứ hồi xưa, em cũng như các anh, thích động tay đông chân hơn là động mồm nên toàn hỏng việc. - À... em là em chị Linh phải không? Anh không nhớ tên, nhưng nếu ở khu ấy, thì chỉ có nhà chị Linh thôi. - Mọi người thì biết chị và mẹ em nhiều hơn, nhưng em tên Kiên, mọi người nhớ giúp em. Em muốn đứng ra thương lượng giúp em em. Nhà nó chắc đang chày bửa, nhưng hoàn toàn có khả năng trả. - Nhà nó có chút quan hệ với xã hội đỏ, nên tạm thời không làm gì được. Giờ chỉ có bắt ông con nôn tiền ra thôi. Thi thoảng dính vài nhà thế này rất mệt. - Em hiểu, nhưng em sẽ tím cách để thuyết phục nhà nó. Mà tạm thời nó cũng gom gom được ít rồi. Cho em 3 ngày, nếu 3 ngày em không giải quyết được. Tùy các anh xử lý. - Ok - Một ông đưa tay ra bắt tay nó. - Ok- Nó vui vẻ đáp trả- Anh em trước lạ sau quen, anh chắc cũng biết bar nhà em, lúc nào rảnh mời anh lên, lên cứ bảo phục vụ gọi em. Giờ em thay chị Linh ở đấy. - Rồi rồi, anh hứa.Ở Hn thêm bạn bớt thù, bọn anh cũng chỉ là dân làm ăn. Có gì thất thố em thông cảm. - Vầng - Nó rút máy gọi cho thằng đệ, giọng lành lạnh- Đưa thằng Long xuống nói chuyện. Một lúc sau, thằng đệ đã dẫn ku em xuống ngồi run run bên cạnh. Bà hàng nước có vẻ đã quen với mấy chuyện thị phim, này nên coi như không tham gia, miễn là chả ai động chạm gì tới quán của bà là được. Mấy ông anh thấy nó đứng đấy cũng không hăm dọa nhiều, chỉ để mình nó nói - Em xem, anh đã đứng ra nói giúp em. Giờ em có 3 ngày để lo trả nợ. Trả thế nào thì anh em bàn bạc với nhau rồi. Em làm thế nào đừng để mất mặt anh thì làm. - Dạ.. - Nó lí nhí. - Anh cũng nói trước với chú em, chú em trốn bọn anh thế là không được. Phải người khác thì trà hay không bọn anh cũng phải dạy cho một bài học trước đã. Còn 3 ngày sau, dù có dù không chú cũng phải có lời với bọn anh. Bọn anh không thừa cơm mà chạy lông bông khắp nơi tìm chú. Còn nếu không, chú đừng trách bọn anh ác. Chú ở HN, chú có chân chạy nhưng nhà chú thì không có chân chạy được. Anh sẽ thay mặt anh chú dạy dỗ lại chú. Anh em có thể nể nhau 1,2 lần. Nhưng dính đến tiền, dính đến miếng cơm manh áo là không nể mãi được đâu... - Em biết ạ... Mấy ông anh nói xong cũng dông xe đi thẳng. Nó mới hất hàm quay sang ku em - Thôi về chứ hả? - Em sợ mẹ lắm anh ạ - Có bằng sợ mất mạng không? - nó nhếch mép - Thôi con ạ. Bu bảo – Bà hàng nước hóng hớt- Bu thấy mày nhìn cũng hiền lành ngoan ngoãn, đừng dây vào chúng nó mà phải tội con ạ. Về bảo bố mẹ trả cho rồi cạch chúng nó ra. Chúng mày nhỏ như con cháu bu mà sao dại thế hả con... - Nói chung anh nghĩ là bố mẹ dù có đánh chửi, mắng mỏ hay làm gì, thì cũng vẫn muốn điều tốt nhất cho em, Em còn nhỏ, không hiểu được đâu. Nhưng rồi sau này em sẽ hiểu, và sẽ không hối hận vì hôm nay đã về nhà. Nếu em sợ, anh sẽ đi cùng em. Im lặng một hồi rất lâu, cuối cùng thằng bé cũng hít một hơi thật sau và thở dài - Vâng, em sẽ về ạ. Một dãy biệt thự dài và im ắng bên trong, rợp bóng cây xanh và không hề có một tiếng xe máy nào chạy ở đây ngoài xon wave cà tàng của nó. Khu trong này khác hẳn với chỗ nhà hàng bên ngoài kia. Hoàn toàn yên tĩnh, biệt lập và cách ly. Những căn biệt thự kiểu cách, xa hoa, dù đóng cửa im im và khép mình ở một góc nhưng vẫn như đang mở miệng ngạo nghễ khoe cái sự giàu sang của khổ chủ. Nhà thằng bé nằm ở một góc khuất gần ngã tư. Căn nhà 3 tầng rưỡi bề thế xây kiểu cách tân. Trước nhà bố trí phong thủy bài bản với hòn non bộ, cầu qua hồ cá nhỏ... Nó thở phào, ít ra chắc chắn là bố mẹ ku cậu có khả năng chi trả, có điều là muốn hay không thôi. Cu cậu đứng tần ngần một lúc khá lâu, rụt rè cứ toan đưa tay lên bấm chuông rồi hạ xuống. nó lấy hết cam đảm gạt phát thằng bé ra bấm đúng ba hồi chuông dài. Một người phụ nữ tầm trung niên mở cánh cửa gỗ hé mắt ra nhìn, dáng vẻ mệt mỏi nặng nhọc và dò xét. Sau khi thoáng thấy bóng thằng bé, bà ấy hoảng hốt chạy vội ra mở cổng, nhìn trước nhìn sau rồi đẩy vội thằng bé cùng với nó vào nhà, nói nhỏ "vào đi, cứ vất xe đấy, có camera, khu này không có trộm đâu". Vừa bước chân qua cánh cửa gỗ, bà ấy đã đóng sầm lại mếu máo: - Giời ơi, cháu ơi là cháu, cháu đi đâu làm gì mấy hôm nay để người ta đến nhà đập phá, bố mẹ sinh bệnh thế này? - Mẹ cháu đâu, bố cháu đâu? - Thằng bé hốt hoảng. - Mẹ cháu mấy hôm nay không ăn uống gì rồi, đang truyền nước trên nhà, bố cháu vừa ra ngoài, về ngay bây giờ đây. Rồi bà ấy lật đật dẫn nó và thằng bé lên tầng, một người đàn bà áng chừng 40, đang nằm trên giường, 1 tay duỗi thằng cắm ống truyền. Một tay vắt lên trán, đang thở đều đều. Bà ây khẽ lay lay người phụ nữ - Cô ơi, cô. Cháu nó về rồi đâ ynày. Không sao rồi cô ơi. NGười phụ nữ nhấc tay ra khỏi trán, ngước ánh mắt mệt mỏi lên, gương mặt xanh xao hốc hác, hai môi trắng nhợt khô khốc khẽ lắp bắp - Long ơi, con về rồi hả con.. - tay người phụ nữ níu lấy tay bà kia- gọi cho anh Phúc (có lẽ là tên chồng) bảo Long nó về rồi, anh ấy không phải đi tìm nữa. Nhanh lên bác - Nói rồi nước mắt lăn dài cứ lã chã rơi trên mặt bà ấy. Thằng Long thấy thế cũng ôm chầm lấy mẹ khóc như mứa. Nó dị ứng với mấy cảnh sướt mướt này nên theo bà giúp việc ra ngoài phòng khách ngồi đợi. Nhìn thoáng qua mấy tấm ảnh gia đình trên tường, chỉ thấy ba người. người phụ nữ trong ảnh trẻ đẹp, sang trọng chứ không hốc hác và mệt mỏi như nó vừa thấy. Trong chiếc tủ kiểu châu Âu đặt đủ thứ đồ kì lạ nhưng nổi bật và trang trọng nhất là đống bằng khen lồng khung kính ghi tên Nguyễn Bá Long, đủ thứ, từ học sinh giỏi cấp thành phố tới giải sáng tạo của báo gì gì đó. Nó lắc đầu chán nản, nào phải đứa hư hỏng, chơi bời gì cho cam mà giờ như thế này... Cửa nhà sộc mở ra, một người đàn ông dáng tầm 50, đậm người chạy hùng hục vào quát bà giúp việc: - Nó đâu, thằng Long đâu? - Nó ở trên nhà chú ơi, chú bình tĩnh, cháu nó về là mừng rồi. - Bà giúp việc run rẩy. Ông ấy hồng hộc chạy lên cầu thang, cũng chả buồn nhìn nó một cái, coi như không tồn tại. Chắc sợ có chuyện nên bà giúp việc chạy lên theo. Nó cũng lững thững đi theo vì sợ... ở một mình tầng dưới nhà nó tí kêu mất cái gì đè nó ra bắt đền thì ốm xác. Lên tới nơi chỉ thấy bà giúp việc đừng ngoài cửa nên nó cũng đứng theo, chỉ thấy mấy tiếng thì thào bên trong và khóc rưng rức. Khoảng 15 phút sau thấy bố nó nói: - Con ra ngoài nói chuyện với bố cho mẹ nghỉ. - Anh ơi, anh đừng mắng con, nó sợ.. - Vẫn tiếng mẹ nó thều thào. - Em nghỉ đi, dạy con là chuyện của anh. Tiếng cửa khô khốc mở ra sau đó. Người đàn ông bước ra đầu tiên, sau đó là đứa con mắt đỏ hoe lủi thủi đi sau. Ông ấy đứng chậm rãi lại nhìn nó một lượt từ đầu đến chân, xong nói bằng thứ giọng khinh khỉnh: - Bác dẫn thằng Long và cậu bạn đây xuống dưới nhà giúp tôi. Tôi xuống ngay. Nói rồi ông ấy quay lưng bước lên lầu, thằng ku vẫn còn run như cầy sấy và nấc nhẹ. Bà giúp việc dẫn hai đứa nó xuống nhà, pha mỗi đứa một cốc nước chanh. Một lúc sau thì thấy ông kia cầm một cục tiền xuống ném toẹt vào mặt bàn và nói với nó: - Đây là 50tr, cậu đếm lại và bước ra khỏi nhà tôi. Sau này xin nhớ tôi và thằng này không còn liên quan gì đến nhau. Nếu nó có nợ nần chết đường chết chợ ở đâu, đừng tới làm phiền gia đình tôi thêm một lần nào nữa. - Chắc bác hiểu nhầm- Nó cười đểu trong bụng nhưng không thái độ ra mặt, vì nó biết nếu gây căng thẳng bây giở chỉ làm mọi chuyện thêm căng thẳng. Làm phúc phải tội, nó cũng đã có một bài học khi phải đối mặt với chuyện này, nên ko muốn phạm sai lầm thêm lần nữa - Cháu chỉ đưa Long về đây thôi ạ. - Anh ấy là anh của bạn con... lúc chúng nó đến tìm con thì anh ấy đã nói chuyện với... chúng nó và bảo con phải về nhà. Bố thằng bé nghệt mặt ra một lúc rồi nhanh chóng lấy lại tinh thần - Cho tôi xin lỗi cậu- Ông ấy rút nhanh ra vài tờ xanh đặt lên bàn- Chỗ này gọi là cảm ơn cậu. Còn mày- Ông ấy ném toẹt đống tiền xuống bàn và nói- Mày cầm lấy chỗ này rồi lên phòng thu dọn đồ đạc, từ nay mày muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, đừng để làm phiền đến tao và gia đình tao. Mày kí cho tao cái giấy xác nhận này, từ nay tao và mày từ nhau, để có đứa nào đến nhà, thì tao còn có cái mà trình ra cho chúng nó. Im lặng, thằng bé mặt tái mét không nói lên lời, ông bố thì mặt vẫn đỏ phừng phừng như gà chọi. Bà giúp việc len lén nhìn qua kẽ cửa từ phòng ăn. Nó đợi cho mọi người xuôi xuôi một chút mới nhặt mấy tờ tiền lên, nhét lại vào cục và nói - Cháu xin phép, cháu chỉ là người ngoài, có thể cháu nói hơi nhiều lời, nhưng mong mọi người thông cảm vì cháu động chạm vào việc không phải của mình, nhưng cũng đã trót đi đến đây rồi, thì cho cháu xin phép được nói. Nhà cháu tuy không giàu, nhưng cũng không thiếu thốn gì nhiều, tiền của bác cháu xin phép được gửi lại. Còn chuyện của bác, cháu không dám tham gia. Nhưng với tư cách như một người anh của Long cháu xin phép được nói. Có thể ngay bây giờ bác đang rất nóng giận, rất bực tức. Cháu cũng hiểu cảm giác của bác, vì ngày xưa vốn cháu cũng không phải đứa ngoan ngoãn gì. Nhưng nếu giá như ngày ấy, cháu có một ông bố nghiêm khắc như bác, giá như gia đình dang rộng vòng tay với cháu hơn thì lúc cháu vấp ngã cháu đã không phải trả giá bằng một quãng thời gian khá dài... Giờ cháu trưởng thành hơn, đã tự lập mới thấy gia đình mới là nơi quan trọng nhất, dù cho bố mẹ có thế nào tất cả cũng là vì mình cả. Long này, giờ bố em đang rất nóng giận, nhưng em phải hiểu đó hoàn toàn là lỗi của em, em ko có quyền trách bố mẹ, dù bố mẹ có đánh chửi. Bố mẹ nào sinh ra con cũng khó nhọc nhưng mà nuôi nấng em lên người còn khó gấp vạn. không bố mẹ nào muốn bỏ con cả. Nếu bây giờ bố em muốn đuổi em, em cứ đi tạm qua ở nhà anh. Nhưng hàng ngày em phải về đây xin lỗi bố, xin lỗi mẹ đến khi bố mẹ chấp nhận tha lỗi cho em thì thôi. Anh chắc chắn không bố mẹ nào muốn từ con, nhưng cũng không bố mẹ nào muốn có một đứa con hư hỏng hết. Em phải hứa là dù thế nào cũng phải xin lỗi bố mẹ bằng được. Bố mẹ em có thể không chỉ có mình em, nhưng em chỉ có một bố mẹ thôi. Hiểu chưa? Thôi em lên sắp đồ đi. Thắng bé len lén nhìn bố rồi lại nhìn nó, cun cút đi lên nhà. Còn lại nó với ông bố, nó khẽ đẩy cục tiền vế phía ông bố - Cháu biết chú đang rất giận. Cháu không chơi với em, mà nó chơi thân với em của cháu. Tuy mới gặp em sáng nay, nhưng cháu đoán nó là đứa ngoan. Giờ chỉ là sai lầm nhất thời, nếu gia đình cho nó cơ hội, nó sẽ là bài học với nó mãi mãi, còn không thì chẳng khác gì đẩy nó vào con đường hư hỏng từ đây. Với người lớn, 1 lời nói ra khó bề rút lại. Chú cứ để nó ở nhà cháu một thời gian. Nhà cháu ở trên Minh kHai, mặt đường,số... Tiền này chú cứ cầm lại, cháu sẽ tạm ứng ra đưa cho bên kia. Vì cháu cũng trót hứa sẽ giải quyết việc này trong ba ngày. Chị gái cháu có nhà hàng ở ngay ngoài kia, cũng gần. Cháu sẽ bắt nó đi làm trả nợ thay vào đó. Coi như là bài học và cũng là trải nghiệm để nó biết kiếm đồng tiền không phải dễ dàng gì. Cháu hy vọng sau một thời gian chú bình tĩnh sẽ nghĩ lại. Con người không ai không vấp ngã. Lại một lần nữa, căn phòng lại im lặng một cách lạnh lùng... Tối hôm đó, ở nhà hàng của chị, trên căn gác trống ở tầng hai. Chị nó và thằng đệ ruột ngồi to nhỏ với nhau - nó nói như thế thật à - Thật chị ơi, chính miệng thằng Long nói với em. - Hmm, lạ nhỉ... thằng này giờ cũng biết dùng cái miệng thay nắm đấm rồi cơ à? - Giời ôi, nói văn lắm, sợ luôn chị ạ. Ông bố ông con nghe xong nghệt mặt. Bọn thằng Bi cũng nghệt hết cả mặt ra. - Ừm thôi thế cũng mừng, tao lúc nào cũng lo cái bản tính trẻ trâu của nó. - Em không hiểu, chị bảo em lừa thằng kia đánh bóng dính nợ, cứ tưởng chị thù oán gì nó giờ lại bảo em gọi anh Kiên đi lo chuyện, rồi bỏ tiền túi ra thanh toán là sao. - Mày hiểu thì đã không phải làm cu li em ạ- chị nó bỗng bật cười khanh khách - Chưa hiểu chị đang tính toán cái gì, em cứ nghĩ chị thù gì nó. - Thế hóa ra tao bắt mày bán đứng bạn bè à??? - Vì anh em, thì vài thằng bạn vặt, đâu có tính. - Không biết sau này mày có bán tao không nữa? - chị nói gì thế, gia đình chị cưu mang em.. - Thằng đệ hốt hoảng. - thôi tao đùa đấy, chỉ là tao đang đầu tư, mà đầu tư có lợi là đằng khắc.mày không phải lo. - Vầng, thôi em lên bar đây, hnay ca em trông xe chị ạ. - Ừ biến đi, à... bảo anh em "đội bóng" nhà thằng Bi, tao cảm ơn. Vẫn để phần hai con cua đinh và một vại ngũ xà đấy. - Ok chị. Tiếng cửa đóng sầm sau lưng, chị nó quay lưng nhìn hướng ra mặt hồ khẽ thở dài - kiên ơi là kiên, em nói với ng ngoài hay thế, giá mà nghĩ được đến giá đình mình bằng một nửa như thế có phải tốt hơn không...
|
Chương 9 Sinh nhật - Anh ơi anhhhhhhhhhhhhhh. - Sao mày? - Anh đang ở đâu đấy? - Nhà chứ đâu. Đang xem lại mấy cái báo giá. - Anh lên mạng xem điểm thi giúp em đi. - Mày thi khi nào ý nhỉ? - Nó ngớ người - Mà đã gần tháng 9 rồi à? Chết mẹ, sắp có hội Đức Thánh Trần. - Anh sao thế, hôm em gần thi anh chả đưa em đi văn miếu, em đòi xoa đầu rùa anh không cho còn gì, hic. - Ờ ờ, nhiều việc quá tao quên. Đợi tý tao xem xong mấy cái này đã rồi tao xem cho. Mà nhà mày không có mạng à? Ipad đâu, đem cắm rồi à? - Em không xem đâu, bạn em bảo có điểm rồi. Em sợ trượt lắm. Không xem đâu. - Mày nhiễu sự thế. Thôi được rồi, mày tên gì? Trường nào? À trường tao biết rồi, xem trang nào ý nhỉ? - Google để làm gì thế hả anh. Em tên Hoàng Ánh Dương. Check rồi báo lại em nhé.hihi. - Lắm chuyện. Đợi đấy. Nó tắt mấy cái báo giá chivas và thuốc lá đi, lạch tạch gõ tra cứu điểm thi đại học trường ĐH HN nhập tên Hoàng Ánh Dương, Siêu tệ. Cả 5 con tên như thế chả con nào nổi 15 điểm. Nó chán nản lắc đầu bốc máy gọi điện lại: - Mày trượt rồi nhé. - Cái gì. - Trượt rồi, hình như trường mày chả baoh lấy dưới 17,18. - Anh nói với giọng tỉnh bơ thế à??? - Thì mày trượt chứ tao có trượt đâu. Thôi để tao làm xong cái báo giá đã nhé. Rồi mày cứ chán đi, cứ buồn đi. Lúc nào rảnh tao đưa đi chơi sau. - Hic... em chán quá... thôi em đi tự tử đây... Thế này thì anh không cho em đi xem phim nữa phải không? - Uầy, mày thông minh thế mà cũng trượt đại học à? Chuẩn luôn rồi đấy. - Anh thế mà được à? Không an ủi em một câu. Anh không biết cảm giác của em thế nào à? - Tạch đi đi du học, nhà giàu đứa nào chả thế. - Em cúp máy đây. Anh là loại người gì không biết. - Ờ.. - Nó hờ hững. Con bé cúp máy rụp cái thật. Nó bình thản ngồi làm nhâm nhi nốt đống email và trả lời từng cái một. Cẩn thận và tỉ mỉ. Công việc dạo này đang trôi trảy và thuận lợi khiến nó như bị cuốn vào guồng máy mới. Nó cảm giác có thể tự đứng được trên đôi chân của mình mà không cần quá dựa dẫm và chị hay uy danh của gia đình. Khoảng độ 20p sau, nó mới thở phào đóng sập cái lap xuống thì điện thoại lại reo - AaAaAaAAaAaAaAaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa.. - Tiếng hét chói tai ở đầu dây bên kia. - Lại cái gì thế con bé ương bướng này? - Anh không quan tâm đến việc thi cử sống chết của em à. - Có liên quan đến tao à? - Anh tiếc tiền mua vé xem phim chứ gì. Hức... - Ờ hờ... - Anh sẽ nhận quả báo. Anh nhớ đấy. - Tao nhận quả báo từ sáng nay rồi. 8h sáng tao đã nhận được tin nhắn quả báo rồi. H.Thùy Dương 26d. Mày có biết tao chăm chỉ làm việc từ sáng đến giờ là để lo cái đống vé xem phim không? Hôm nay có phim gì? Bắt đầu luôn từ hôm nay hay để hôm khác. - Ơ... sao anh biết, hic. Chán thế định để anh bất ngờ, thử lòng anh tí thế mà anh biết hết mất rồi. - Tao cầm thẻ học sinh của mày gần tháng giời, đưa mày đi cầu khấn hết chỗ này chỗ khác, thế mà không biết tên của mày với số báo danh nữa thì có mà loạn à.Mày chỉ văn tao là nhanh thôi. Tôi đăng kí tổng đài báo điểm từ hôm cô thi xong cơ cô ạ. Thế mà cô mang mấy con ất ơ ở đâu, toàn học ở Tuyên Quang với Thái Nguyên, xong lại cả Thanh Hóa, Nghệ An ra dọa tôi. Ít ra cũng chọn con nào tên na ná ở Hà Nội chứ. - Ai biết được anh để ý mấy cái đấy >" - Bê ra sớm nó xịt - Nó khẽ nhìn trộm rồi bối rối quay lại với đống bóng bay. - Có mà sợ bị trêu thì có. Hihi. - Tao chọc nổ hết bây giờ - Nó nhăn mặt - Thôi, thôi. Anh nhanh cáu thế. Thế ngưa, khỉ với hươu cao cổ bằng bóng bay đâu. - Bóng này đểu không làm được. Tao xoắn nó toàn vỡ thôi. - Có mà anh ko biết làm ý. - Mày lên mạng mà xem. Phải mua bóng Thái ý - Nó cáu. - Vâng, mà bò khô thì vắt chanh luôn hay là chút nữa. - Cứ để đấy. Để sẵn chanh, ai ăn thì vắt. Đã dọn sẵn mâm chưa. Chút chỉ việc bê ra thôi. - Rồi anh ạ. Tí nữa bạn em đến thì dọn là vừa. khách 7h mới đến. - Đã dặn khách làm theo đúng kịch bản chưa? - Rồi anh ạ, em dặn cả phụ huynh lẫn học sinh rồi - con bé cười. - Thế thì.. - Nó ngập ngừng- Tao đi về đây. Xong hết việc rồi. Đêm người ta qua lấy bàn đấy. Nhớ lấy tiền đặt cọc về nhé. - Ơ.. - Con bé xoe mắt nhìn- Anh ở lại với em đi. - Thôi, toàn người lạ. Tao ngại lắm. Với cả tí có bạn bè mày đến phụ rồi. mà nhìn tao xem. Quần ngố áo bảo hộ, nhìn nhếch nhác không. - Giờ mới có 6h.. - Con bé rút điện thoại ra nhìn- Em ra lệnh cho anh về tắm rửa thay quần áo lịch sự qua đây ngay. Lệnh của chị Linh đấy. Mà anh nhớ này, tối nay. - Ừm, xem thế nào đã - Nó ra vẻ miễn cưỡng từ chối nhưng thật ra lòng vui như mở cờ. No đỗ xịch cái xe trước cửa nhà, lấy tay quệt mấy giọt mồ hôi trên trán và kiên nhẫn đợi cái cửa cuốn chậm chạp và lề mề nhích lên từng tí một. Vừa bước vào phòng khách nó thấy một cái hộp to tổ bố trên bàn. Đóng kín mít. Bên cạnh là một tờ giấy nhỏ. Nó tò mò nhặt lên đọc: " Chị đi Bằng Tường mấy hôm. Thức ăn chị để trong tủ lạnh, nấu mà ăn, đừng có ăn bừa bên ngoài. Bánh chị gửi cho ku em của Dương, bảo cho chị xin lỗi. Chị không qua được. Quần áo của em chị cũng mang đi giặt khô rồi, treo trong tủ. ăn mặc cho nó tử tế. Vất cái đống áo đen ở nhà đi. Giày chị cũng đánh sạch sẽ rồi nhé. Đi chơi vui vẻ nhớ về sớm". Nó lắc đầu cười, chị nó đúng thật là... - Nhìn cháu mặc bộ này ra dáng thế chứ. Mọi hôm ăn mặc lôi thôi bác chả nhận ra - Bác Phúc vỗ vỗ vào lưng nó cười. Chưa kể cả lũ bạn của Dương cứ nhìn nó thì thào như thể nửa quen nửa lạ làm nó nóng hết cả mặt, tự dưng cảm thấy đống đồ trên người chật chội và bức bí khó chịu. Cũng may là người lớn thì chả quan tâm lắm đến sự có mặt của nó mà có vẻ khá hứng thú với cô bé chủ nhà. Cứ liên tục khen con bé khéo tay, ngoan ngoãn xinh xắn làm nó mát hết cả mặt lây (chả hiểu vì sao???). Còn đám trẻ con thì dán mắt vào màn hình xem siêu nhân, tay mỗi đứa ôm khư khư 1 chai cô ca và 1 gói khoai tây, đầu đội mũ chop nhọn, mồm thổi kèn giấy (loại thổi một cái nó tè le ra rồi lại cuộn vào) ầm ĩ cả góc nhà. Có 1 con bé được bố trí canh cái bàn để tránh đứa nào tí táy chạm vào đống đồ trên đó. Ở ngoài cũng có 2 con bé được bố trí phục vụ. Nó đang mải ngắm thành quả của mình thì một đứa vỗ nhẹ vào vai nó cười tươi - Chào anh. Lại gặp anh ở đây rồi. Nó mất một vài giây bới tung kí ức để xem đã nhìn thấy cái nụ cười nhếch mép ấy ở đâu, rồi sửng sốt à lên - Em là Thủy phải k? - Anh cũng thù dai nhớ lâu phết. Mẹ kiếp, sao bằng mày được, nó nghiến răng. Gặp con bé này ở đây, là ý trời hay thế nào đây. Bỗng nó nghe loáng thoáng bên ngoài gọi " Thủy ơi, ra chào bác Nam nào- Nói nhỏ hơn như nói với người bên cạnh- Con bé nhà tôi đấy bác ạ, bác xem có duyệt được cho thằng Sơn không?". Con bé quay sang nó nháy mắt - Thôi chào anh nhé, mẹ em gọi. Tí anh em mình giao lưu sau. Có duyên phết. - Mẹ kiếp - Nó nghiến răng khe khẽ. Thấy Dương đi ngang qua, nó nắm khuỷu tay con bé kéo sềnh sệch vào góc cầu thang. - Á đau em anh, đỏ hết tay giờ. - Sao lại có con kia ở đây? - Ai? Chị Thủy á? - Chả nó. - Thì... em chị ấy học cùng em trai em luôn. Mà hôm nay mẹ chị ấy qua, chẳng lẽ lại không gọi chị ấy. Sao thế anh? Có chuyện gì ạ? Có đông người lớn. Chị ấy không dám giở trò đâu. - Nó mà giở trò chỉ có mày mất mặt thôi ý - Nó càu nhàu. - Anh này, à mà anh hôm nay nhường em. Đừng mày tao nữa, cũng đừng nói tục. Người ta cười cho ý. Trông rõ là lịch sự mà cứ mắng em ầm ầm. - Biết thế. - Nhanh lên nhanh lên. Xe oto về đến đầu đường rồi, tắt hết điện đi nào - Một con bé mập ú, chạy huỳnh huỵch từ ngoài vào cảm giác rung cả móng nhà lên vừa chạy vừa hét thất thanh. Con bé luống cuống với tay tắt điện, miệng dặn dò lũ trẻ con bên trong giữ trật tự. Và không quên quay sang nó cười tinh nghịch - Nhớ đấy nhé. Nhớ em dặn gì đấy. - Ừm, biết rồi. Một lúc sau, chiếc Lexus đen bóng mà nó nhìn thấy lần trước đi chầm chậm lại gần. Người tài xé bước ra mở cửa và chầm chậm che mắt một cậu bé con đi dần dần về phía cửa nhà. Bất ngờ. tất cả hát vang lên " Mừng ngày sinh nhật... " Lúc tiếng hát cất lên cũng là lúc bàn tay người lái xe bỏ ra. Cậu bé mở tròn mắt ngạc nhiên hết cỡ rồi chạy lại ôm chầm lấy chị gái mà không nói lên lời. Dương xoa xoa tóc ku cậu và nói: - Ra thổi nến đi em. Nhanh cho mọi người còn ăn cỗ chứ. Chị đói meo rồi đây này. - Vâng ạ - Thằng bé cười tươi. Nó liếc nhìn qua hai chị em nó cười đều đáng yêu như nhau. Mọi người chăm chú nhìn thằng bé phùng mồm lên thổi hết chục cây nến rồi vỗ tay rầm trời. Pháo hoa bắn sáng rực cả khoảng sân trong lúc cu cậu lim dim ước. Đèn điện bật sáng lên, nhạc bắt đầu mở và Dương cầm tay nó cắt đôi chiếc bánh tượng trưng. Sau đó dắt cu cậu vào nhà chơi với bọn trẻ con. Bên ngoài người lớn cũng nổ sâm panh và rót rượu cụng ly, chúc tụng. Nó đứng ngoài xem mà cảm thấy rạo rực vui lây, như là nhà có tết vậy. - Nói chị nghe, em vừa ước gì nào? - Ơ hâm à con bé này, nói ra mất hết cả thiêng - Nó càu nhàu. Con bé lừ mắt nhìn nó một cái nó bối rối sửa sai ngay - Ý... anh là... không nên hỏi thế. Con bé nhìn thái độ của nó cũng phải phì cười, cu em thì hồn nhiên bô bô - em ước bố mẹ đi công tác về sớm chị ạ. Chả năm nào bố mẹ tổ chức sinh nhật cho em. Năm nay chị làm rõ vui thì không thấy bố mẹ đâu. Con bé nghệt mặt ra chưa nó được câu gì. Thì ngoài sân nghe tiếng còi oto ầm ĩ. Tiếng quát của một người đàn ông trung niên, nghe rất quen - Dũng đâu, sao không để xe gọn gọn vào? Rồi một người đàn ông bước xuống xe cùng thêm vài người nữa, mắt nó hơi cận nên cũng không quan tâm có những ai, người phụ nữ ngạc nhiên hỏi: - Hôm nay nhà làm cỗ à mà đông vui thế này? Nó nghe chất giọng, dù mới chỉ một lần, nhưng không khỏi bàng hoàng chút nữa thì đánh rơi cốc nước. Bố mẹ Dương về. Thằng bé chạy như tên bắn ra ngoài hét lên - A bố mẹ về bố mẹ về, cả chú và em Long nữa này. Điều ước thành sự thật rồi... - Con ngoan nào, mẹ mua cho con đồ chơi này - Mẹ Dương cần một bọc quà to tướng đưa cho cậu con ôm cười hiền hậu. Rồi quay sang Dương lúc ấy đang đi ra nói- Giỏi thật, dám làm phi vụ này giấu bố mẹ. - Thì con cũng có biết bố mẹ về đâu ạ - Dương cười ngượng ngượng - Bố mẹ vào với các cô chú đi ạ. Mọi người mới bắt đầu thôi. - Nào, cả đại gia đình mình cùng vào dự tiếc nào - Bố Dương hào hứng ra lệnh. Nó thì chán hẳn lỉnh lình vào trong với bác Phúc. Đi ngang qua nhà vệ sinh nó thấy tiếng một thằng bé gào thét trong ấy - Em không biết, em không biết. Baoh chị mới làm sinh nhật cho em như chị Dương. - Ngoan nào, ngoan rồi đến sinh nhật chị làm cho. To hơn, đẹp hơn nhé. - Em không biết, chị làm ngay cơ. Em không muốn đợi đến sinh nhật. - Chị mách mẹ bây giờ đấy. - Em ghét chị, chị nhớ đấy - Thằng bé hậm hực đấy cửa ra va cả vào nó mà không thèm nói một tiếng mặt hầm hầm. Nó nghe thấy tiếng nước chảy ở bồn rửa mặt, sau đó cửa mở ra hẳn. Thủy liếc xéo nó một cái và cười - Anh nghe thấy hết rồi à? - Chuyện trẻ con - Nó quay lưng đi thẳng vào với bác Phúc. Bà bác đang ngồi tỉ mẩn gọt hoa quả bên trong một mình. Nó ngồi xuống bên cạnh cầm dao định phụ thì bị bác đuổi nguây nguẩy - Thôi cháu ra ngoài kia chơi đi. Ở trong này làm gì? - Bác sao không ra với mọi người cho vui? - Nhìn bác lôi thôi lếch thếch thế này, ra sao được - Bác cười - Mà mấy quả này.. - Nó nhặt một quả lê bị sứt một miếng lên nhìn. - Của cái Dương đấy, nó ngồi tỉa tót cả buổi chiều mà không được nên dỗi vất ra đây. Bác tiếc của nên gọt để tủ lạnh. - Rồi tí lại thừa mứa cả đống ý bác. Nhìn bọn trẻ con vừa ăn vừa ném nhau. Đến là chán. - Các cháu giờ đầy đủ, nên không biết xót của. - Ôi trời, cháu có như mấy tiểu thư công tử ngoài kia đâu bác, ngày cháu đẻ cũng thiếu thốn đủ thứ, Cũng biết đói là gì bác ạ. - Tí nữa xếp gọn gọn vào, để tủ lạnh. Không biết bố mẹ về thế này mai cái Dương nó có đi làm từ thiện thì nó mang đi. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. - Nó cũng biết đi làm từ thiện hả bác? - Nó ngạc nhiên. - Ừ, nó tham gia cái đội gì mà phát cơm cho người vô gia cư cuối tuần ý. Toàn trốn bố mẹ đi thôi. Con bé ngoan, phải cái hơi bướng. Thằng cu con thì ngoan nhất, nói gì cũng nghe. - Vậy ạ... - Phải cái là Dương nó... Bác Phúc vừa nói đến đấy thì ở ngoài có tiếng bóng bay vỡ đoàng đoàng, tiếng trẻ con khóc ầm ĩ. Nó với bác Phúc chạy ra ngó xem thế nào. Thì thấy thằng cu em của cái Thủy đang dẵm bóng ầm ầm. Tay thì cầm cái dĩa chọc vào mấy con người bóng mà nó mắc công làm mất mấy hôm. Có vẻ chưa chán, cu cậu lại lấy bánh kem bôi hết lên tóc con bé bên cạnh khiến nó khóc thét. Mấy đứa bạn của Dương nhìn mà không dám can chỉ dám lắc đầu. Bác Phúc lẩm bẩm - Cái thằng ôn này, lần nào sang chơi cũng phá. Vừa phải cho bạn cái Dương đứng canh cái bánh kem. Không thì ông ấy nghịch tan nát từ lâu rồi. - Bác cho cháu mượn tí - Nó nhặt lấy con dao ở tay bác Phúc, mặt nó nóng phừng phừng khi thằng bé chọc hết nguyên cả hai con người bóng. Nó lẳng lặng tiến lại gần cu cậu, khẽ ngồi xuống. Cười- Em là em chị Thủy à? - Thì sao? - Thằng bé vênh váo trả lời. Nó rút con dao ra khua khua trước mặt thằng bé, mặt sầm lại - Tao nói cho mày biết... Đm mày... Mày khôn hồn thì ngồi im vào kia. Nếu mày mà làm vỡ thêm một quả bóng nào nữa,hoặc mày làm con bé kia khóc thêm một lần nữa. Tao cắt tiết sống mày. Mày tin không? - Nói rồi nó miết sống dao ngang qua cổ khiến thằng bé tái mét mặt mày. Không biết là do mặt nó hầm hố quá, hay là do con dao quá lạnh khiến thằng bé chân run rẩy, mặt cắt không còn hột máu. Lẳng lặng ngồi vào một góc, lừ lừ nhìn nó. Thậm chí mấy đứa khác cầm bóng lên nghịch nó vẫn còn nghe tiếng thằng bé loáng thoáng can" Đừng... đừng... cắt cô đấy" Nó láy giấy ăn cho mấy con bé bạn Dương lau tóc cho đứa bé gái rồi lại lủi vào bếp.Bác Phúc thấy nó lúc trả con dao lắc đầu - Cháu liều thế, thằng này là hay hớt lắm. Bố mẹ nó mà biết thì, mà cái bà mẹ. Rõ là hay bênh con. Con hư tại mẹ... Chẳng sai. Nó chột dạ nhìn ra, đã không thấy thằng bé đâu, một lúc sau thì thấy cu câu kéo mẹ vào. Chỉ chỉ trỏ trỏ về phía nó nói gì đó. Mẹ thằng bé liếc xéo nó một cái. Rồi chạy ra. Một lúc sau mẹ của Dương vào, thấy hai bà nói gì đó với nhau. Nó chỉ nhìn khẩu hình mà đoán loáng thoáng được một hai câu gì gì đó " Thằng kia con ai đấy?", " em không biết", " bạn cái dương hay con cháu bà giúp việc"." Sao thế chị?", " nó chửi thằng Cu nhà này"," Chết chết... "... Đại khái thế, nó định lỉnh đi cho yên chuyện thì bà kia lôi xềnh xệch mẹ Dương vào trong hỏi - Cháu là ai, em nó có làm gì sai thì cháu bảo chứ sao lại chửi em rồi cầm dao dọa em nó? - Dạ... Cháu có làm gì đâu ạ.. - nó lúng túng. - Thế em nó nói oan cho cháu à? Cháu xem cháu lớn thế kia bắt nạt trẻ con có hay ho không? - Bà kia sừng sổ. - Cháu chỉ bảo em nó... đừng nghịch nữa thôi ạ. Có làm gì đâu ạ - Nó bắt đầu thấy hậu quả của một phút bốc đồng một đời bốc "... " - Thôi, cháu có làm thì xin lỗi cô ấy một câu- Mẹ Dương nhỏ nhẹ- Các cháu đến giúp hôm nay cô rất cảm ơn. Nhưng mà làm gì cũng có chừng mực - Lại quay sang mẹ cái Thủy (chắc thê)- Thôi chị cứ bình tĩnh,có gì nói chuyện, đang vui mà. Dù sao cũng đã có gì xảy ra đâu. - Bình tĩnh thế nào- Bà ấy trợn mắt- Em cứ thử xem có đứa cầm dao kề cổ con em, xem là có bình tĩnh được không. - Có chuyện gì mà ồn ào kéo hết vào đây thế này? - Bố Dương cầm ly rượu thong thả bước vào, đằng sau là mấy người nữa. - Anh xem, lớn đầu to xác thế kia mà bắt nạt trẻ con - Bà kia lại được thể bù lu bù loa. - Sao sao, cháu cô kể lại cho mọi người nghe, để mọi người phân xử cho xem nào - Một người phụ nữ dáng quý phái, cúi xuống nựng cằm thằng bé. Thằng bé đến đoạn này thì khóc ngon lành vừa khóc vừa kể, dĩ nhiên có thêm tí hạt nêm mì chính cho câu chuyện thấm đẫm nước mắt. - Thế cháu có dọa nạt gì em không? - Người phụ nữ lạ kia quay sang hỏi nó. - Dạ... cháu.. - nó lúng tung- cháu chỉ bảo em đừng nghịch nữa thôi ạ... - Cô ơi,bạn kia lấy bánh kem bôi lên tóc cháu, còn đập bóng bay dọa cháu nữa - Đứa bé gái vừa nãy kéo gấu váy của người phụ nữ, chỉ trỏ- Xong anh này ra bảo bạn ấy thế là bạn ấy mới thôi. - Lỗi là tại tôi - Bà bác đứng nép trong bếp bấy giờ mới lật đật chạy ra nói- Tôi thấy mấy đứa nó cứ phá mãi, mà cậu này với cô Dương làm cả tuần nay mới được, nhìn xót quá nên tôi mới bảo cậu ấy ra can. Tôi xin lỗi. - Dương ơi- Người phụ nữ kia gọi- Dẫn bé con này ra ngoài chơi, gọi hộ cô cái Thủy vào đây với. Con bé Dương nãy giờ đứng trong góc, mặt tái mét mới dám bước ra kéo tay thăng bé, tay nó vẫn run run, mắt hoe đỏ chực khóc, nhìn trộm nó một cái như người ta nhìn tử tù. Rồi mới bước ra hẳn. Thủy đi vào cùng một thằng con trai mà nó nhìn xong chỉ muốn ngớ người ra thêm phát nữa- Thằng Long. - Cô gọi cháu ạ? - Thủy lí nhí hỏi nhìn mọi người. - Lúc nãy hai chị em nói gì ở trong nhà vệ sinh, cô đứng cầu thang nghe thấy hết rồi nhé. Bây giờ em cháu đang bảo anh này bắt nạt, đang làm loạn hết lên. Cháu có thanh minh với mọi người giúp anh ấy được không? Hay để cô giúp. - Dạ... Cháu.. - Con bé Thủy cúi gằm mặt xuống một hồi sau mới nói- em cháu chắc nó nói linh tinh thôi. Mọi người đừng để ý. Hình như hôm nay nó hơi sốt ạ. - Thế là thế nào con? Nói mẹ nghe xem nào. - Thôi mẹ ơi, về nhà con kể cho. Không có gì đâu ạ. Mẹ đừng làm ầm lên nữa. - Ôi trời ơi, con với chả cái, chúng mày định làm mẹ mất mặt à? Thằng kia đâu, để tao lôi hai chị em mày về nói chuyện. - Thôi thôi, chuyện trẻ con. Chị đừng chấp - Mẹ Dương và mấy người nữa can - Ra ngoài này làm ly rượu nào. Cả cháu nữa. Ra đây. Đàn ông sao lại ngồi mâm trẻ con thế này. Có gì không phải cô xin lỗi nhé. - Dạ.. - Nó cười ngượng và thở phào trong bụng Mọi người lại rôm rả cười nói kéo hết nhau ra ngoài. Còn lại nó, thằng Long với bà cô kia đứng lại. Thằng Long khoác vai nó như anh em cười như vớ được vàng - em không ngờ lại gặp anh ở đây. - Mày mới làm tao sốc ý - Nó lườm lườm, rồi quay sang người bên cạnh- Cháu cảm ơn cô ạ. - Không nhận ra cô à?Cô là mẹ của Long đây - Cô ấy cười - Ôi chết, cháu không nhận ra, cháu xin lỗi. Hôm cháu gặp cô lại đang ốm. - May mà có cháu không thì còn ốm dài đấy. - Có gì đâu cô - Nó gãi đầu gãi tai- mà cô vừa nghe thấy chuyện gì mà cứu cháu bàn thua trông thấy thế ạ, cháu cũng nghe loáng thoáng hai chị em nó cãi nhau thôi. - À, chuyện trẻ con ý mà. Mà thôi bỏ qua đi cháu, ra với mọi người đi. Trái đất tròn rồi, hóa ra lại là bạn của Dương hả? Cô là cô ruột nó đây. Ra đi. Chú ngoài kia kìa, chú cũng đang muốn nâng ly cảm ơn cháu mà cháu cứ trốn mãi thôi. - Dạ... Nó theo cô và thằng Long bước ra ngoài bàn. Không khí vẫn vui vẻ như chưa hề có chuyện gì xảy ra hết. Tất cả nâng ly cụng chén vui vẻ. Có cả con Thủy. Mặt con bé vẫn bình thản như không vậy. Mọi người hỏi han xem nó là ai, bạn cua Dương hay gì. Nó gãi đầu gãi tai chống chế là ở bên tổ chức sự kiện. Mấy người không tin lắm cố dò hỏi thêm. May có bố của thằng Long nói đỡ cho - Cu cậu này là ở gần nhà em, hai chị em nó có nhà hàng ở chỗ Linh Đàm đấy. Thằng bé khéo mà tốt lắm. Hôm nào nhà mình ra đấy làm một bữa ra trò đi. Chắc hôm nay vào đây giúp Dương phải không? - Ôi trời, nhìn trẻ vậy mà đã làm ông chủ rồi cơ mà? - Có người sxuýt xoa- giỏi quá giỏi quá Nó đỏ ửng cả mặt lên, không biết là do rượu hay do ngại, thấy cái Dương cứ len lén nhìn nó cười. Bất ngờ, cái Thủy cầm ly sâm panh to tướng đến gần chỗ nó - Chuyện vừa rồi là hiểu nhầm thôi, trước lạ sau quen, anh cho em cụng ly xin lỗi ạ. Mọi ng lại vỗ tay rầm rầm. Nó miễn cưỡng cầm cốc lên định cụng ly với con bé thì bất ngờ con bé tuột tay một cái. Rượu đổ lênh láng ra bàn. Ướt đẫm hết cả tay áo nó. Con bé che miệng (kiểu quý tộc) xin lỗi - Ôi chết vô ý quá, để em lấy anh cái khăn - rồi con bé lấy cái khăn ướt định lau cánh tay cho nó. Nhưng bất ngờ nó kêu lên ngạc nhiên, đủ cho cả làng nghe thấy- Ôi, tay anh có hình xăm kìa. Nó trố mắt nhìn xuống. Cái áo sơ mi trắng hôm nay báo hại nó rồi. Có rượu thấm vào vải dính vào ra thịt, lồ lộ ra cái đống đen đen dưới tay nó. Nó chết sững người, chưa kịp thanh minh gì, thậm chí còn chưa kịp nổi khủng lên trong đầu trước chiêu trò của con ranh khốn nạn muốn ném đá nó giữa hội nghị thì bố thằng Long lại nói to - Tưởng cái gì? Xem đây này. Chú cũng có con đại bàng trên tay nhé - Nói rồi ông ấy vén áo lên tận bắp, đúng là có một con đại bàng bằng mực tàu mờ mờ thật- Thôi thôi. Này, Kiên, nếm thử pho mai que này, cái Dương tự làm đấy- rồi ông chú giả vờ nghe ngóng- Ôi chết cha, cái này là của kiên mua à? Chú xin lỗi, chú lại tâng bốc cháu gái chú lên giời rồi. Chú tự phạt một ly. Gần 11h giờ đêm, buồi sinh nhật đã tan lâu. Mọi người kéo nhau đi hát hò tiếp. Hai bố mẹ của Long lôi nó đi bằng được, nó viện cở phải mang đồ về nên họ mới ngậm ngủi thôi. Nó và bọn bạn Dương lủi thủi ở lại dọn bãi chiến trường. Đợi cho đến khi tất cả rác rưởi đã lên thùng, bàn ghế đã về với chủ. Nó mới thở phào, đúng là thót tim và mệt mỏi. Nhìn đống bóng còn lai trong nhà và hai con người bóng còn lại nguyên lành ngoài kia. Nó nửa muốn bỏ nửa vẫn tiếc. Để lại đây thì không được rồi. Chúng mày chỉ là thứ dùng một lần thôi bong bóng ạ. Mà mang chúng mày về thì anh chưa đủ độ điên. - Sao thế anh? - Đang chưa biết giải quyết thế nào với chỗ bóng này. Thôi chọc nổ hết cho vào túi bóng vất thùng rác. - Đừng anh. Công anh nhoe nhoét phẩm màu suốt cả tuần. - Thế làm thế nào? - À, đọi em chút. Em thay quần áo rồi tính. Anh gom hết lại buộc thành chùm hộ em. To càng tốt. Nó tuy chưa hiểu gì, nhưng cũng ngoan ngoãn làm theo. Một lúc sau cô bé Dương nhà ta đã diện bộ đồ thể thao ở nhà màu hồng, có mũ dắt chiếc xe đạp điện ngoắc nó ngồi sau - Lên đây theo em. - Đi đâu - Rồi biết. Nó ngồi sau xe mà cứ nhớ đến lần đầu hai đứa đèo nhau đi, cũng trên chiếc xe này mà tự dưng thấy vui là lạ. Đi được một đoạn thì thấy chiếc xe của bố Dương đi ngược chiều về, bố nó thò cổ ra khỏi cửa kính hỏi to - Muộn rồi đi đâu đấy? - Con ra ngoài đường một tý - Con bé ngoái đầu lại cố trả lời. Chưa đến mười giây sau, tiếng chuông tin nhắn của con bé reo lên. Con bé móc máy ra đọc xong cười nói với nó - Anh biết ai nhắn tin không - Ai?Tao sao biết đc - Bố em - Bảo sao? - Anh tự đọc đi không lại không tin. Nó cầm lấy máy từ tay con bé và giở ra đọc " Hai đứa đi đâu nhớ về sớm, hôm nay mệt rồi về nghỉ đi. Bảo cậu kia là bố nhận ra rồi nhé". Nó đưa lại máy cho con bé, con bé cứ khúc khích cười mãi. Rồi hỏi nó - Anh có biết hôm nay anh may thế nào không? - May thế nào? - Em chắc chắn là anh có dọa ku kia. Nhưng chả hiểu phép màu nào xảy ra mà mọi người cứ đứng hết về phía anh ý. Cả cái lúc anh lộ hình xăm, em phát hoảng chỉ lo bố nổi xung vì nhận ra anh. - Bố mẹ mày trí nhớ cũng kém. - Ko phải, bố mẹ em mắt kém thôi. Với lại nhìn anh thế này khác cực, chả có vẻ gì bụi bặm hết. - Thế sao giờ nhận ra rồi mà bố mày không nổi cáu. - Em không biết có lẽ tại bác Phúc. Bác ấy chưa bao bênh bạn của em, lúc nào cũng rón rén sợ sệt bất cứ ai ngoại trừ gia đình em. À, cả cô chú em nữa, bố tin cô chú cực chú hôm nay cứ ra sức bảo vệ anh ý, anh có gì giấu em phải không? Hay anh lén lút nịnh chú mà em không biết. - Bố láo -Nó giả vờ đánh trống lảng- Mà đang đi đâu thế? - Đến rồi - Con bé phanh kít lại ở một gốc đại thụ đầu đường Nguyễn Trãi, rồi chỉ tay- anh buộc hết bóng bay ở đây đi. - Sao thế? - Cứ nghe em, hỳ. Nó lại ngoan ngoãn làm theo, rồi hai đứa nó lại dong xe đi về. Con bé vui vẻ nói - Tầm này có một cô bán bánh khúc, tí nữa kiểu gì cô ấy cũng qua đây, nhà cô ấy có hai đứa nhóc tầm này này - Con bé giơ tay áng chừng- Không thì sẽ có một bác quét rác,có cháu ba tuổi rồi. Kiểu gì cũng có người mang về. Anh đừng lo.Hihi. - Sao mày biết? - Vì em là dân ở đây mà? - Con bé vỗ ngực hỉnh mũi tự hào. Nó im lặng ko đôi co với con bé nữa mà ngồi im tận hưởng cái không khí mát mẻ của màn đêm. Lẫn đâu đó có mùi tóc ai dìu dịu khiến nó đỏ mặt nhận ra là... à thì ra nó vẫn đang ngồi sau một đứa con gái. Ngoại truyện: Nó mất một vài hôm trằn trọc về cái sự may mắn bất thường của mình, và quyết định lôi thằng đệ ruột ra tra hỏi - Tú, mày cho tao hỏi chuyện thằng Long cái. - Em không biết gì đâu nhé, em đi có việc tí đây - Thằng ranh con chạy nhanh như bay như biến khiến nó đứng tẽn tò một chút. Nó lại ngồi suy nghĩ thêm, còn một người nữa có thể nhúng mũi vào sự may mắn này. Người mà ko hề cáu giận khi nó tha một thằng lạ hoắc về nhà ăn ở cả mấy tuần giời, người sẵn sàng xếp cho cu cậu một công việc dù đang thừa mứa người ra... Ke mãi mới thấy chị nó đi bằng Tường về, tối hôm đấy đợi bà ấy cơm nước xong xuôi, nghỉ ngơi chán chê và thăm nom xong nhà hàng. 2h đêm nó từ bar về thấy phòng chị vẫn sáng đèn, bà ấy vẫn đang ngồi trước bàn phấn trang điểm, có lẽ vừa buôn điện thoại với mẹ xong. Nó đạp tung cửa phòng chị nhảy xổ vào phòng hét lên - Chị, em có chuyện cần chị giải thích đây... Chị quay mặt lại không hề quát nó về cái hành động vô văn hóa vừa rồi mà nhìn nó cười hiền khô - Cậu em yêu quý của tôi ơi. Có gì cứ bình tĩnh hỏi. Tôi sẵn sàng trả lời đây chứ có chạy mất đâu
|