Một dạo lang thang ở các chợ tình quanh làng đại học, tôi có quen tay kia. Anh ta tên Trung, là kiến trúc sư. Nhìn anh ta rất nam tính, đôi mắt sáng dưới hàng lông mày rậm, mái tóc xoăn phong trần. Nhưng khi sờ vào người thì tôi biết vì sao Trung thích con trai. Cái của anh ta, than ôi, không hơn ngón tay cái của tôi. Nhưng vì nó bóng mượt và ham muốn nên tôi cũng vuốt ve và làm cho anh. Sau vài lần quen thân tôi mới dám trêu Trung: - Kiếp trước cậu mắc nghiệp gì mà bị trời đày vậy? - Không phải kiếp trước, mà là kiếp này. - Sao? Kiếp này? - Đãi tôi một chầu bia đi, tôi sẽ kể. Tôi vốn ưa hóng chuyện và đã lâu không nhậu với ai nên đồng ý. Chúng tôi tấp vào một quán nướng gần nhà văn hóa sinh viên – Trung nói anh cũng có tham gia vào công trình này – và sau gần chục lon, Trung bắt đầu câu chuyện của mình.
》》》
Nếu cậu gặp tôi 5 năm về trước thôi, sẽ không nhận ra. Đi đâu cũng có gái theo. Không phải vì tôi có tiền, tôi là kiến trúc sư sống cho đam mê nên không giàu. Tôi hay cãi nhau với chủ nhà, họ nhịn tôi nhưng sau đó bớt tiền thù lao. Nhưng gái vẫn theo tôi vì tôi có cái đó. Cậu không tin à, đây xem đi. Hình nude của tôi đấy, 10 năm về trước. Tôi không đo nhưng Lan nói cũng phải 19cm. Lan là gái bán bar ở phố Phạm Ngũ Lão, em ấy rất rành về cặc. Lan nói cặc tôi hơn khối thằng Tây. Nhưng Lan, Huệ, Thu, Cúc, Mai, Thủy, Chi, Trang... đều không làm tôi hạnh phúc. Cậu đừng hiểu nhầm tôi không phải đồng tính. Ngay cả bây giờ tôi quan hệ với đàn ông cũng chỉ vì sinh lý và xấu hổ, chứ tôi vẫn thẳng. Tôi không hạnh phúc vì đam mê của tôi là kiến trúc, tôi muốn một cái gì đó để đời. Một cái gì đó trường tồn ngay cả sau khi tôi chết đi. Cậu hay đến đây, hẳn có để ý cái cột đá ở phía Bắc chứ, nổi lên trên nền nghĩa trang Bình An xanh thẫm. Đó là Nghĩa Dũng Đài, một tác phẩm của Lê Văn Mậu, từ trước 1975. Nó là một cặp với pho tượng Thương Tiếc của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu. Nhưng nếu như bức tượng đồng cao 5 mét mà rất nhiều chuyện ma được thêu dệt xung quanh bị kéo sập không lâu sau ngày giải phóng thì cột đá kia vẫn đứng đó uy nghi để canh giữ cho linh hồn hơn hai vạn tử sĩ. Đấy, tôi muốn tạo ra một thứ gì đó tương tự như vậy. Nhưng tôi vô duyên. Vả lại, thời nay người ta không còn tin vào tâm linh nữa. Tại sao lại có tâm linh ở đây? Là vì tôi nhìn ra ngay mối liên hệ giữa công trình này và hai kiến trúc nổi tiếng khác là Hồ Con Rùa và Khám Chí Hòa, cho dù được xây bởi người khác. Hồ Con Rùa do kiến trúc sư Nguyễn Kỳ còn nhà tù do một tay người Nhật. Chúng đều có một thanh kiếm trấn ở giữa một bát quái hay lưỡng nghi. Cũng là một trùng hợp khác khi tượng con rùa – bằng hợp kim và cõng một tấm bia khắc tên các nước công nhận VNCH – bị phá nổ vài năm sau 1975 nhưng cột đá giữa hồ thì vẫn còn đó. Người ta nói nó trấn yểm một con rồng, với cái đầu ở dinh Độc Lập, con đuôi thì ở ngay đây. Riêng thanh kiếm trấn giữa lòng Khám Chí Hòa – mà thật ra là một vọng gác kiêm tháp nước – được nói là để giam hãm tinh thần của tù nhân khiến họ không có đủ ý chí để vượt ngục. Trong lịch sử chỉ có 3 tù nhân tại đây từng vượt ngục thành công, gần đây nhất là Phước tám ngón khét tiếng. Cậu đừng ngủ gật nhé chuyện của tôi đến hồi hấp dẫn đây. Tôi nghĩ hay là mình tìm cách liên hệ với những người đi trước, có thể sẽ cho tôi cái duyên làm nên một tác phẩm để đời. Lan bồ tôi là người rất ưa cầu cơ. Lúc đầu tôi không tin nhưng sau một vài lần theo nàng ra Hồ Đá Lớn, tôi thấy là có thật. Chúng tôi liên hệ được với một vài cái vong chết đuối, họ nói lạnh lẽo và tuyệt vọng. Nói chung cũng không có gì đặc biệt. Tôi nói với Lan: – Anh biết một người đáng cho em cầu hơn. – Ai? Bạn anh à? – Đồng nghiệp. Ông ta là kiến trúc sư của nghĩa trang Bình An bên kia hồ. – Nhưng làm sao vào? – Em là phụ nữ. Em phải tìm ra cách chứ. Có lẽ Lan mê cầu cơ còn hơn cả cái của tôi và nàng đồng ý. Sau một hồi lục tìm trên mạng, nàng liên hệ được với một chị có người thân còn nằm trong nghĩa trang. Chị kia tên Hoa và hứa giúp. Cuối tuần ba chúng tôi đến cổng và sau khi trình giấy tờ cũng như cho biết chính xác người mình muốn vào thăm, thì họ cho vào. Cầu cơ thường vào ban đêm nhưng ban ngày ở những nơi hoang vắng thì vẫn được. Chị Hoa đi tìm mộ người thân còn chúng tôi tranh thủ thẳng tiến vào trung tâm, để lại sau lưng những nấm mồ hoang phế, nhiều cái đã mất bia không còn biết ai đang nằm bên dưới. Sau cùng thì tôi đã đứng trước ngay cái thứ mình lâu nay chỉ ngắm nhìn từ xa. Đúng như tôi hình dung, nó không đơn thuần là một tượng đài. Bao quanh cột đá là một tường thành hình tròn và tám lối lên. Nghĩa là thanh kiếm ở đây trấn giữa một cái lưỡng nghi kiêm bát quái. Sau khi thắp nhang và vái lạy, Lan bày bàn cơ. Bạn biết đấy khi cầu cơ tốt hơn nên hỏi những câu yes no, hoặc liên quan tới số. Nói chung là kiểu câu hỏi trắc nghiệm. Tôi và Lan cùng đặt tay lên miếng gỗ hình trái tim và tôi hỏi: - Chúng tôi muốn liên hệ với người đã xây công trình này, được không? - Được, là ta đây. - Ngài ổn không? - Ổn. - Có phải ngài đã tham khảo hai công trình đi trước là Khám Chí Hòa và Hồ Con Rùa? - Đúng. - Việc trấn yểm là có thật? - Đúng vậy. - Cám ơn. Ngài có yêu cầu gì không? - Không. Chúng tôi vái cám ơn và nhanh chóng lui ra. Chị Hoa cũng xong phần viếng mộ và đang chờ ở dưới thềm, bên cạnh là một chú bảo vệ đã theo vào từ khi nào. Thế đấy, không dễ gì qua mắt nhà chức trách. Nhưng chú ấy nói việc chúng tôi làm cũng bình thường nên sẽ không báo cáo. Dẫu vậy Lan vẫn dúi vào tay chú một phong bì cho chắc ăn. Tiếp theo tôi bảo Lan hãy theo tôi đến Hồ Con Rùa. Tiếp cận nơi này quá đơn giản nhưng phải đợi đến 2 giờ sáng khi người qua lại thưa vắng. Cũng ngay giữa hồ dưới chân trụ đá chúng tôi thiết lập bàn cơ: – Xin cho hỏi chúng tôi hân hạnh được tiếp ai? – Ta là thần rùa. – Ngài ổn không, sau khi bị phá nổ. – Ổn. – Việc trấn yểm là có thật không? – Thật. – Có mối liên hệ gì giữa hồ này và Khám Chí Hòa không? – Ta không biết. – Chúng tôi sắp vào đó, ông có thể cho một lời khuyên không? – Hãy cẩn thận. Chúng tôi lại vái chào và ra về. Lan là một nhà ngoại cảm trí thức, nàng chưa bao giờ xin số để đánh. Đối với nàng được tiếp xúc với thế giới bên kia đã là một vinh hạnh. Thành ra khi nghe tôi nói hôm sau vào Khám Chí Hòa, nàng vui vẻ và không phản đối. Lần này cũng thế chúng tôi đi theo một chị thăm nuôi thằng con giang hồ. Cần phải vào trong và đi qua Cửa Tử thì mới linh nghiệm. Trong khi chị ta trò chuyện với con mình, chúng tôi lấy bàn cơ ra: - Xin cho biết ngài là ai? Phạm nhân, ma quỷ hay người xây nơi này? Miếng cơ không nhúc nhích. Lan lặp lại câu hỏi, hai lần, rồi ba lần. Bỗng dưng có tiếng nói trong đầu tôi: - Ngươi đã biết ta là ai. - Ồ, ngài là kiến trúc sư người Nhật ấy? - Phải. - Có phải ngài xây cái này như một trận đồ bát quái và để trấn yểm cái gì đó. - Có vẻ thế thôi. Ta phải làm như công trình của mình mang trí tuệ phương Đông. - Sao phải làm thế? - Anh cũng là kiến trúc sư mà không hiểu à. Anh phải vẽ vời thì mới bán được ý tưởng của mình. - Thế nó thật ra là cái gì, nếu không phải là thanh kiếm và bát quái? - Anh thử đoán xem? Tôi đưa mắt nhìn Lan ý muốn hỏi nàng có nghe những gì tôi đang nghe không, và nàng gật đầu. Và nàng còn ghé vào tai tôi: - Giọng của hắn ta rất dâm dục. Em rất hiểu đàn ông. Hạng người này chỉ biết gái gú. Tôi chợt bừng tỉnh. Tôi hiểu ngay vấn đề. Và ma xui quỷ khiến thế nào mà tôi buột miệng nói: - Có phải thật ra, nó chỉ là một con cặc đâm vào một cái lồn? - Ha ha... ha ha... cuối cùng cũng có người hiểu được ta. Nhưng mà ngươi quá khiếm nhã. Lẽ ra ngươi nên gọi nó là Linga và Yoni, có hay hơn không. Thế nên ngươi phải nhận hình phạt, ha ha...
》》》
Trung đã kể xong câu chuyện và két bia cũng hết. Tôi nhìn anh ta chẳng lộ vẻ buồn hay vui. Tôi vỗ vai anh an ủi: - Không còn cái kiêu hãnh ấy để đến với đàn bà, biết đâu lại tốt. Anh sẽ toàn tâm với đam mê kiến trúc của mình. Biết đâu sẽ có một ngày... Nhưng Trung chỉ nhếch môi: - Chuyện của tôi đã hết đâu? Sau đó thì tôi có đọc lén nhật ký của Lan. Nàng đã đến Khám Chí Hòa trước tôi và một mình. Nàng đã biết hết mọi chuyện. Tay người Nhật ấy bị một lời nguyền và hắn chỉ giải thoát khi chuyển nó qua cho người khác. Lan đã phản bội tôi vào cái lúc tôi tin nàng nhất. Vì sao ư? Có lẽ vì đàn bà thích thế. Hoặc vì nàng biết trong tim tôi, nàng chỉ ở hàng thứ hai, sau nghệ thuật của mình. Tôi im lặng vì sốc. Tôi đặt tay lên giữa hai đùi anh, không biết phải nói gì.
|