Bác Sĩ Zhivago
|
|
Nàng kinh ngạc trước một quả dưa hấu khổng lồ đặt trên bàn trong buồng khách sạn. Đó là quà của Komarovski mừng ba mẹ con nàng dọn đến nhà mởi. Lara có cảm tưởng quả dưa ấy tượng trưng quyền thế và sự giàu sang của Komarovski. Khi ông ta dùng dao bổ ra làm đôi cái vật lạ lùng, hòn trĩnh, màu xanh đen, có khối ruột màu hồng mát lạnh, ngọt như đường ấy, Lara sợ đứng tim, nhưng nàng không dám từ chối.
Nàng miễn cưỡng ép mình nuốt những miếng dưa hồng hồng, thơm thơm cứ tắc nghẹn ở cổ nàng vì nàng quá lo sợ. Và chính cái sự rụt rè e lệ ấy của nàng trước thứ đồ ăn đắt tiền và cảnh thành phố ban đêm sau này đã lặp lại trong thái độ rụt rè e lệ trước Komarovski. Nó là nguyên nhân chính của mọi việc tiếp diễn sau đó. Nhưng hiện giờ thì hắn khác hẳn, đến mức khó nhận ra. Hắn không đòi hòi gì cả, không tìm cách làm cho nàng phải nhớ đến hắn, thậm chí cũng chẳng mấy khi ló mặt. Hắn cứ từ đằng xa, thường xuyên đề nghị được giúp đỡ nàng một cách rất cao thượng.
Cuộc đến thăm của ông Kologrivov thì khác hẳn. Lara rất mừng khi ông tới. Vị khách chiếm hết nửa căn phòng bằng cái nhìn rạng rỡ và nụ cười thông minh, không phải vì tầm vóc cao lớn, mà là nhờ tài năng và sự hoạt bát của ông. Căn phòng như trở nên chật hẹp hơn. Ông ngồi bên giường Lara, hai bàn tay xoa xoa vào nhau. Khi ông bị gọi lên gặp Chính phủ ở Petersburg, ông nói chuyện với các quan chức già đời cứ như nói với những cậu học trò lớp sơ đẳng nghịch ngợm. Còn ở đây, cô gái đang nằm trên giường bệnh trước mặt ông mới đây còn là một phần của tổ ấm gia đình ông, gần như là con gái của ông. Cũng như đối với mọi người trong gia đình, đối với nàng ông chỉ cẩn trao đổi những cái nhìn là lời lẽ theo kiểu thoảng qua và tức thời (chính đó là điểm ý vị tuyệt diệu của sự tiếp xúc cô đọng, có hồn, và cả đôi bên đều hiểu thê). Ông vốn không thể đắn đo và lạnh nhạt trong cách đối xử với Lara, như với một người lởn. Ông chưa biết nói sao để khiến nàng khỏi phật ý, và ông đã tươi cười bảo nàng như nói với một đứa bé:
- Bà làm cái trò gì thế hở bà? Cái tấn kịch to chuyện ấy có được tích sự gì đâu? - ông ngừng lời, đưa mắt nhìn các vết ẩm trên trần nhà và trên lớp giấy hoa bồi tường. Rồi ông nói tiếp, lắc đầu có vẻ trách móc - Ở Dusendorg 4 người ta mở mọt cuộc triển lãm quốc tế về hội hoạ, điêu khắc và nghệ thuật làm vườn. Tôi đang định đi xem. Phòng của cô hơi ẩm thấp. Thế cô định sống lưng chừng trời thế này bao lâu nữa? Không ai có thể nói rằng sống ở đây là dễ chịu. Nói riêng với cô, chứ cái bà Rufina này chẳng ra gì đâu. Tôi biết mụ ta lắm. Cô nên dọn đi nơi khác. Cô đã nằm bẹp trên giường bệnh khá lâu. Yếu mệt ít bữa như thế đủ rồi. Phải dậy mà đi lại chứ. Tìm chỗ ở khác, bắt tay vào việc, học cho xong đi. Tôi có một người quen làm hoạ sĩ. Ông ấy sắp đi Turkistan 5 hai năm. Ông ta có một xưởng vẽ, chia làm mấy ngăn; có thể coi như một căn hộ nhỏ. Hình như ông ta sẵn sàng giao nó cho một người tử tế, mà đồ đạc ông ta để lại cả. Cô muốn tôi thu xếp chỗ ấy không? À, còn điều này nữa, cô cho phép tôi lần này lấy tính cách một nhà kinh doanh, nói chuyện nghiêm chỉnh. Đã từ lâu, tôi muốn… và đó cũng là bổn phận thiêng liêng của tôi… Từ dạo em Lipa nó… Đây là món tiền nho nhỏ để đề ơn cô đã giúp em nó học hành đến nơi đến chốn. Ơ hay, không, xin cô mặc tôi, xin cô cho phép. Không, tôi xin cô, đừng từ chối. Mong cô tha lỗi…
Đoạn ông đứng dậy cáo biệt, nhất quyết ép Lara phải nhận tấm ngân phiếu mười ngàn rúp, bất chấp những lời phản đối của cô, dù cô khóc lóc, thậm chí làm mặt giận.
Khi đã khỏe hẳn, Lara đọn đến căn nhà mới mà ông Kologrivov đã ca tụng. Chỗ ấy gần chợ Smolensk. Căn hộ nằm ở tầng trên của ngôi nhà một lầu nho nhỏ, xây bằng đá từ lâu lắm rồi. Tầng trệt là các kho hàng. Nhà có mấy bác đánh xe ở trọ. Cái sân lát đá, lúc nào cũng vương vãi đầy lúa mạch và cỏ khô. Lũ chim câu tụ tập ở đó, kêu gù gù, nhẩn nha ăn thóc.
Mỗi khi có đàn chuột chạy dọc theo rãnh nước lát đá dưới sân, cả đàn chim câu lại bay ào lên, nhưng không bao giờ vượt quá cửa sổ phòng Lara.
|
Chương 48
Thật là khổ với cái anh chàng Pasa. Suốt thời kỳ nàng bị mệt nặng, Pasa không được phép tới thăm. Không hiểu chàng sẽ phải nghĩ thế nào? Lara đã muốn giết một người mà dưới mắt Pasa, chẳng có quan hệ gì với nàng, vậy mà cái thằng cha nạn nhân của cuộc mưu sát không thành ấy sau đó lại ra tay che chở cho nàng. Mà tất cả những chuyện ấy lại xảy ra sau câu chuyện đáng nhớ giữa hai người vào đêm Nôen, dưới ánh sáng một ngọn nến! Giả sử không có thằng cha ấy, hẳn Lara đã bị bắt phải ra toà. Lão ta cứu nàng thoát cảnh tù tội. Nhờ có lão ta, nàng mới không bị sứt mẻ gì, mới được an tâm theo đuổi việc học hành. Pasa bứt dứt, chẳng còn hiểu ra làm sao nữa.
Khi sức khỏe đã khá hơn, Lara cho mời chàng đến. Nàng bảo chàng:
- Em là một đứa con gái hư, anh chưa biết rõ em đâu. Một ngày kia em sẽ kể cho anh nghe. Em thấy khó nói lắm, đấy anh xem, nước mắt cứ trào ra làm em nghẹn lời. Thôi anh hãy quên em đi, em không xứng đáng với anh đâu.
Thế là bắt đầu những trận cãi nhau, trận nào cũng khổ tâm như trận nào. Mỗi lần trông thấy Pasa khóc, vì chuyện ấy xảy ra trong thời gian Lara còn trọ ở đường Arbat, bà Rufina lại từ hành lang chạy về buồng của mình, nằm lăn ra đi- văng mà cười ngặt cười nghẽo: "Ôi trời ơi, không thể nhịn được nữa, ôi hết nhịn nổi! Đúng là một… ha- ha- ha! Một tráng sĩ! Ha- ha- ha! Đúng là một anh chàng Eruslan Ladarevich! 6.
Để giải thoát Pasa khỏi mối tình gắn bó có thể làm chàng mất thể diện, để dứt tình và chấm dứt mọi nỗi khổ tâm, Lara tuyên bố với Pasa rằng nàng dứt khoát tuyệt giao với chàng, bởi vì nàng không yêu chàng, nhưng khi nói như vậy, nàng lại khóc nức nở, khiến không ai tin được lời nàng. Pasa nghi ngờ nàng mắc đủ các thứ tội lỗi, chàng tuyệt nhiên không tin những lời nàng nói, chàng sẵn sàng nguyền rủa và căm ghét nàng, song đồng thời chàng lại yêu nàng như điên, chàng ghen vả với các ý nghĩ thầm kín của nàng, với chiếc ly nàng uống nước, với cái gối nàng gối đầu. Để khỏi hoá điên cả hai, cần phải hành động kiên quyết và mau lẹ hơn. Họ quyết định cưới nhau luôn, không chờ đến lúc thi xong. Đã dự kiến làm phép cưới vào dịp lễ Kazimodo. Nhưng theo lời yêu cầu của nàng, lễ cưới lại bị hoãn lại ít hôm.
Lễ thành hôn cử hành vào ngày thứ hai của lễ Ba Ngôi 7 khi họ biết chắc chắn đã đỗ trong kỳ thi ra trường. Đứng ra thu xếp mọi việc là bà Ludmila Chepurko, mẹ của cô bạn Tusia học cùng lớp và cùng thi ra với Lara. Bà Ludmila là một phụ nữ đẹp có bộ ngực cao và giọng nói trầm, bà hát hay và có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Ngoài những điềm mê tín hiện có trong dân gian, và còn tự bịa ra, theo kiểu ứng tác tại chỗ, vô số điểm này điểm nọ.
Hôm ấy trời nóng ghê gớm. Trong lúc trang điểm cho Lara trước khi đưa nàng đến nhà thờ làm phép cưới, bà Ludmila cứ ngâm nga mãi một câu hát bằng cái giọng trầm trầm bohemien 8 của Panina 9, vòm tròn của các nhà thờ và lớp cát mới trải trên các lối đi cho dân chúng vui chơi trong dịp lễ Ba Ngôi trông cứ vàng đến chói mắt. Những cây bạch dương, mà người ta đã chặt bớt cành để dọn lễ Ba Ngôi, bị nhuốm đầy bụi, đứng ủ rũ bên tường nhà thờ, lá cong cuộn như bị lửa táp. Khí trời nặng nề khó thở, ánh nắng chói chang loá cả mắt. Nhân dịp lễ hội, mọi cô gái đều uốn tóc và mặc áo dài trắng như cô dâu, mọi chàng trai đều bôi sáp thơm và mặc quần áo sẫm màu bó lấy người, khiến người ta tưởng như có hàng ngàn đám cưới xung quanh… Ai cũng xúc động, hồi hộp, và ai cũng thấy nóng bức.
|
Khi Lara đặt bước trên tấm thảm ở nhà thờ, bà Lagodina, mẹ cô bạn khác của nàng, bèn ném một nắm tiền bạc xuống chân nàng, để chúc cho nàng sau này giàu có. Còn bà Lutlima, cũng với ý muốn ấy, lại khuyên nàng: lúc được Cha, đội vòng hoa cưới lên đầu thì đừng làm dấu thánh bằng cách giơ tay lên trần, mà phải giấu nửa tay trong khăn tuyn hoặc đăng- ten áo.
Sau đó bà còn bảo Lara giơ cao cây nến lên thì sau này sẽ là người chỉ huy trong gia đình. Nhưng muốn hy sinh tương lai của mình để có lợi cho Pasa, nàng đã cầm nến thật thấp, song chỉ vô ích, bởi vì nàng có cố gắng đến mấy đi nữa, cây nến của nàng vẫn cứ cao hơn của Pasa.
Từ nhà thờ, người ta về thẳng xưởng vẽ - nhà mới của đôi tân hôn, để dự tiệc… Khách khứa kêu: "Đắng quá, không uống được!" Đám khách ngồi ở cuối phòng thì đồng thanh: "Phải cho ngọt vào", thế là đôi vợ chồng mới hôn nhau, cười e thẹn 10. Bà Ludmila hát mừng họ bài "Cây nho" có láy lại điệp khúc "Xin Chúa ban cho họ tình yêu và sự thuận hoà", và bài "Bím tóc tròn, hãy xổ ra, mái tóc vàng, hãy xoã ra".
Lúc khách khứa về hết, chỉ còn lại vợ chồng, cảnh yên lặng chợt tới khiến Pasa lo lắng. Bên ngoài, ngay trước cửa sổ của Lara, có chiếc đèn lồng thắp sáng trên cột và dù Lara kéo rèm che cửa sổ thế nào, vẫn có một vệt sáng nhỏ hẹp như mạch gỗ xẻ lọt qua khe hở của tấm rèm. Vệt sáng đó làm cho Pasa không yên tâm, tựa hồ có kẻ rình mò vợ chồng chàng. Chàng sợ hãi thấy lình để ý đến chiếc đèn lồng ngoài kia nhiều hơn là đến chính mình, đến Lara, đến tình yêu của mình đối với nàng.
Trong cái đêm dài vô tận ấy, Pasa Antipop, chàng sinh viên ngày hôm qua, mà bạn bè vẫn gọi đùa là "Nàng Slepanida" hoặc "Cô gái cấm cung", đã lần lượt leo tới tỉnh hạnh phúc, rồi tụt xuống đáy tuyệt vọng. Những mối nghi ngờ, phỏng đoán của chàng cứ xen kẽ với các lời thú nhận của Lara. Chàng cứ gạn hỏi và nghe xong mỗi câu trả lời, chàng lại lặng người đi như đang rơi xuống vực. Trí tưởng tượng của chàng như bị đau đớn, không theo kịp các phát hiện mới.
Họ trò chuyện đến tận sáng. Trong đời Pasa chưa bao giờ có sự thay đổi nào lạ lùng và bất ngờ như trong đêm ấy. Sáng ra, chàng đã trở thành mốt người khác, gần như bỡ ngỡ khi nghe gọi đến tên mình như cũ.
|
Chương 49
Mười ngày sau, cũng tại căn phòng này, bạn bè đã tổ chức một buổi liên hoan tiễn biệt đôi vợ chồng mới cưới. Lara và Pasa đã thi cử xong xuôi, cả hai đều đạt kết quả rực rỡ, cả hai cùng được bổ nhiệm tới một thành phố ở miền Ural, và sáng mai họ sẽ phải lên đường.
Một lần nữa người ta lại uống rượu, lại hát, lại cười đùa ầm ĩ, nhưng lần này chỉ có đám thanh niên mà thôi.
Sau bức vách ngăn chỗ ở với bên xưởng vẽ hiện đang là chỗ tiếp khách, có để hai cái rương mây, một cỡ to, một cỡ vừa, của Lara, một chiếc va li, một hòm bát đĩa, thêm mấy cái bọc để trong một góc. Đồ dùng của hai vợ chồng khá nhiều. Một phần sẽ được gửi đi theo tàu chậm sáng mai. Họ đã gói ghém gần như đâu vào đó, nhưng vẫn chưa xong hẳn. Hai cái rương và cái hòm vẫn để ngỏ, chưa đầy. Thỉnh thoảng Lara sực nhớ đến vật gì, lại chạy ra sau và nhét thêm vào chỗ còn trống.
Pasa ngồi ở nhà tiếp khách, trong lúc Lara đi đến văn phòng ở trường đại học lấy giấy khai sinh và mấy thứ giấy tờ khác. Nàng trở về cùng với bác gác cửa, mang theo ít dây nhợ và một cuộn thừng to chắc để buộc hòm xiểng đưa đi ngày hôm sau. Lara cho bác gác cửa ra về, rồi đi vòng một lượt bắt tay người này, hôn người kia, đoạn ra sau vách thay áo. Khi nàng trở lại phòng ăn, ai nấy vỗ tay, reo ầm lên, tìm chỗ ngồi và cảnh vui nhộn hôm tiệc cưới lại tái diễn. Những anh chàng bạo dạn nhất nhận phần rót vodka cho người ngồi bên, bao nhiêu là cánh tay cầm đĩa nhoài về phía giữa bàn để lấy bánh mì hoặc thức ăn. Mọi người hăng hái trò chuyện, nhấp rượu, thi tài châm chọc nhau. Có mấy cô cậu chỉ một lát đã say.
- Em mệt bã cả người! - Lara nói với chồng ngồi cạnh nàng. - Còn anh, anh đã kịp làm xong tất cả những cái anh muốn chưa?
- Xong rồi.
- Mệt thật, nhưng em vẫn cảm thấy sung sướng. Còn anh thì sao?
- Anh cũng thế. Anh rất hài lòng. Nhưng thôi, chuyện ấy để sau.
Đặc biệt Komarovski cũng được mời tới dự liên hoan với đám thanh niên, coi như một ngoại lệ. Đến cuối bữa, hắn muốn nói là hắn sẽ trở nên côi cút sau khi đôi bạn trẻ của hắn ra đi, Moskva sẽ trở thành sa mạc Sahara, nhưng hắn lại xúc động tới mức sụt sịt nghẹn ngào, nên phải nhắc lại cả câu nói vừa bị ngắt quãng vì xúc động ấy. Hắn xin hai vợ chồng Pasa cho phép hắn được thư từ với họ và tới thăm họ ở Yuratin, là nơi họ sẽ sống, nếu hắn không chịu đựng nổi sự xa cách.
- Chuyện ấy hoàn toàn là vô ích - Lara trả lời không chút nể nang. - Và nói chung, hết thảy những cái đó chẳng để làm gì cả nào thư từ, sa mạc Sahara, và các thứ tương tự. Còn về việc tới thăm chúng tôi, xin ông chớ nghĩ đến làm gì. Nhờ trời, ông chẳng đến nỗi bị sứt mẻ vì phải xa cách chúng tôi, chúng tôi đâu có được là người quý hoá, hiếm hoi đến thế, phải không anh Pasa? Rồi ông sẽ tìm được người thay thế cho đôi bạn trẻ của ông thôi…
Đoạn quên phắt nàng nói với ai và nói về chuyện gì, Lara sực nhớ ra một cái gì đó, vội đứng dậy đi xuống bếp. Nàng tháo rời các bộ phận của chiếc cối xay thịt và nhét chúng và hòm đựng bát đĩa, lấy cỏ khô chèn vào cho chặt. Suýt nữa thì nàng bị một cái dằm ở đầu mép hòm đâm vào tay.
Mải làm công việc đó, nàng không nhớ gì đến đám khách, không để ý đến tiếng trò chuyện của họ. Bỗng có tiếng lao xao ầm ĩ ở bên kia vách khiến nàng sực nhớ đến họ. Lúc ấy nàng nghĩ rằng những kẻ say rượu bao giờ cũng cố làm bộ ta say rồi đây và càng say thì họ càng sắm vai kịch một cách vụng về và trơ trẽn hơn.
Chợt có thứ tiếng động đặc biệt, khác hẳn, từ ngoài cửa sổ vọng vào làm cho Lara phải chú ý. Nàng bèn vén rèm, ló đầu ra.
Dưới sân, có một con ngựa bị tròng dây ở chân, đang nhảy khập khà khập khiễng. Không biết ngựa của ai. Chắc là ngựa lạc. Trời đã sáng hẳn, nhưng còn lâu mới tới lúc mặt trời mọc. Thành phố vẫn ngủ say như chết, chìm trong bầu không khí mát dịu màu tim tím của ban mai. Lara nhắm mắt lại. Chỉ có Chúa mới biết tiếng vó sắt đặc biệt, độc nhất vô nhị kia đang đưa nàng đi tới phương trời xa xôi nào, tới một miền quê kỳ diệu nào.
|
Có tiếng chuông ngoài cầu thang. Lara lắng tai nghe. Ai đó đi ra mở cửa. Nadia đến! Lara chạy bổ nhào ra đón bạn. Từ nhà ga, Nadia đến thẳng đây, vẻ tươi vui, đẹp mê hồn. Người cô như toả mùi hương linh lan ở khu trại Dublianka. Hai cô bạn đứng sững nhìn nhau, không nói nên lời. Họ chỉ biết khóc và ôm nhau đến nghẹt thở.
Nadia mang tới cho Lara lời chúc mừng của cả gia đình cô, mong nàng thượng lộ bình an, và cũng đem quà của cha mẹ cô tặng Lara. Cô rút trong túi xắc ra một cái hộp nhỏ bọc giấy, mở hộp và trao cho Lara một chuỗi ngọc đẹp lạ lùng.
Ai nấy trầm trồ khen ngợi. Một khách ăn đã bớt say, nói:
- Đây là hồng ngọc. Đúng là hồng ngọc rồi còn gì nữa. Thứ này không thua gì kim cương đâu.
Nhưng Nadia thì quả quyết đó là hoàng ngọc.
Lara mời Nadia ngồi bên nàng, đặt chuỗi ngọc cạnh đĩa ăn của mình và vừa tiếp món ăn cho bạn, vừa nhìn chuỗi ngọc không rời mắt. Nằm thu gọn trong cái nệm màu tím của chiếc hộp, chuỗi sáng lóng lánh, trông từa tựa một chuỗi giọt sương mai, có lúc lại như một chùm nho bé xíu.
Bây giờ vài người đã tỉnh rượu. Họ lại uống thêm mỗi người một ly nhỏ để tiếp Nadia, làm cho cô chẳng mấy chốc đã chếnh choáng.
Lát sau gian phòng đã hoá thành xứ sở của Thần ngủ. Hầu hết khách khứa, ngủ lại để có thể tiễn vợ chồng Pasa ra tàu buổi sáng. Khoảng một nửa số khách đã nằm dài ở các góc nhà mà ngáy. Lara cũng không nhớ, làm sao nàng lại để nguyên xống áo nằm trên cái đi văng, chỗ Ira Lagodina đang ngủ.
Có tiếng nói chuyện lớn ngay bên tai khiến nàng thức giấc. Đó là tiếng mấy người lạ vào trong sân tìm con ngựa lạc. Lara mở mắt ra và ngạc nhiên: "Anh chàng Pasa của mình không biết mệt là gì chăng, anh ấy tìm kiếm cái gì vậy?". Lúc đó người mà nàng tưởng là Pasa quay mặt lại, nàng mới thấy không phải chàng, mà là một gã mặt rỗ, có vết sẹo chạy dài từ thái dương xuống cằm, trông rất gớm ghiếc. Nàng hiểu ra: nó là một tên trộm thừa dịp lẻn vào nhà. Nàng muốn thét lên nhưng không đủ sức phát ra được một tiếng. Nàng sực nhớ đến chuỗi ngọc, bèn kín đáo chống khuỷu tay nhổm dậy, liếc lên bàn.
Chuỗi ngọc vẫn còn đó, giữa các mẩu bánh mì và kẹo còn thừa. Tên trộm không tinh mắt nên không để ý tới chuỗi ngọc giữa các thức ăn thừa. Hắn chỉ lục lọi số quần áo đã xếp gọn, làm xổ tưng các gói đồ của Lara. Vừa say rượu, vừa chưa tỉnh ngủ, Lara không ý thức rõ tình hình, chỉ tiếc nhất cái công sắp dọn hành lý. Nàng tức giận, lại muốn kêu to, nhưng lần này cũng không sao mở miệng hay động môi được. Nàng bèn thúc mạnh đầu gối vào mạng sườn cô bạn Ira Lagodina nằm bên cạnh khiến cô này thét vang lên, nhờ đó Lara cũng kêu theo.
Tên trộm buông ngay gói đồ đựng các thứ đã lấy và chạy bổ ra ngoài. Vài chàng trai ngồi bật dậy, cố hiểu xem chuyện gì. Lúc hiểu ra, họ bèn đuổi theo tên trộm nhưng hắn đã biến mất.
Cơn báo động và cuộc bàn luận sôi nổi tiếp sau như một hiệu lệnh đánh thức tất cả mọi người. Lara tỉnh táo hẳn. Bất chấp sự phản đối của những người muốn ngủ thêm, nàng dựng tất cả dậy, vội vã pha cà phê cho họ uống rồi đuổi họ ai về nhà nấy, hẹn gặp nhau lần cuối cùng ở nhà ga, trước giờ tàu chạy.
Sau khi họ ra về cả rồi, công việc xếp dọn tiến triển mau lẹ. Vốn nhanh nhẹn, Lara cứ thoăn thoắt chạy từ bọc đồ này sang bọc đồ khác, nhét gối vào, siết chặt dai dạ lại, luôn miệng yêu cầu Pasa và chị giúp việc cứ để mặc nàng, kẻo chỉ làm rối thêm công việc.
Mọi sự đều xong xuôi. Vợ chồng Pasa tới ga đúng giờ. Tàu chuyển bánh rất êm, như bắt chước những chiếc mũ đang vẫy chào từ giã. Khi chiếc mũ ngừng vẫy và từ xa vẳng lại ba lần tiếng reo (hình như là tiếng "u- ra "), con tàu bắt đầu lao nhanh.
|