Bác Sĩ Zhivago
|
|
Chương 105
Bỗng dưng tất cả đều thay đổi, cả phong cảnh lẫn thời tiết Đồng bằng đã hết, đường tàu bắt đầu chạy giữa các quả đồi giữa vùng núi non. Gió bấc từng thổi suốt thời gian qua, nay tắt hẳn. Gió Nam thổi tới ấm áp như hơi một lò sưởi mở cửa.
Nơi đây, rừng cây mọc từng đám dày trên sườn đồi. Mỗi lần đường sắt cắt ngang qua đó, xe lửa phải leo lên dốc một quăng dài, đến lưng chừng mới lại trườn xuống khoáng dốc thoai thoải phía bên kia. Nó vừa bò lên rừng cây vừa thở hồng hộc, bò lết mình chậm rãi như một ông lão gác rừng dẫn đường cho một đoàn lữ khách cứ luôn luôn quay đầu, ngoái cổ nhìn sang hai bên để quan sát đủ mọi thứ.
Nhưng bây giờ vẫn chưa có gì để mà quan sát. Rừng cây vẫn chìm trong sự thanh bình và giấc ngủ như mùa đông, chỉ thỉnh thoảng một vài bụi cây nhỏ hay các cây lớn rì rào gỡ những cành nhánh ở dưới thấp ra khỏi đám tuyết đang dần dần lún xuống, như thể chúng cởi bỏ chiếc kiềng hoặc cái cổ áo quá chật.
Mấy ngày nay Zhivago tự nhiên lúc nào cũng thấy buồn ngủ. Chàng cứ nằm bệt một chỗ và ngù li bì, thỉnh thoảng mới thức đậy nghĩ ngợi và lắng tai nghe. Nhưng hiện thời vẫn chưa có gì đáng nghe cả.
Trong lúc bác sĩ Zhivago nằm ngủ thoả thích, thì mùa xuân hâm nóng và làm tan toàn bộ cái khối tuyết khổng lồ đã rơi xuống ngày càng rời Moskva và tiếp tục rơi suốt dọc đường chàng đi, cái khối tuyết mà họ từng đào xúc ba ngày đêm ở xã Ust-Nemda, cái khối tuyết dày và sâu rộng trải khắp những vùng rộng hàng ngàn đặm.
Thoạt tiên, tuyết tan trong ruột, âm thầm và kín đáo. Khi một nửa cái công việc lớn lao ấy đã hoàn tất, thì không thể giấu giếm nó được nữa. Phép lạ lộ ra ngoài. Từ dưới lớp tuyết nứt vỡ, nước bắt đầu chảy ra và lên tiếng. Các cánh rừng hiểm trở rùng mình thức giấc. Thôi thì nước tha hồ tưng tăng nô giỡn. Nó bay xuống từ ghềnh cao, nó trải rộng thành ao hồ, nó tràn lan khắp chốn. Chẳng mấy chốc khu rừng đầy ắp tiếng nước chảy, mù mịt hơi nước và thoang thoảng hương thơm của nước. Trong rừng, các dòng nước bò ngoằn ngoèo như rắn, soi thủng các ụ tuyết cản đường chảy của chúng, tràn rào rào qua những chỗ bằng phẳng và ầm ầm lao xuống dưới thác, toả ra vô vàn bụi nước. Đất ứ nước. Từ trên độ cao chóng mặt, gần như chạm mây trời, những cây thông cây tùng cổ thụ cũng phải vươn rễ ra uống nước, tạo nên các đám bọt màu nâu nhạt y hệt bọt bia trên râu ria người uống.
Bầu trời say sưa uống cạn mùa xuân và choáng váng vì hơi men của nó, thở ra đầy mât. Những đám mây, ngoài ria lua tưa như mép tấm nỉ, bay là là phía trên cánh rừng rồi trút xuống những cơn mưa rào ấm áp, thoang thoảng mùi đất và mui mồ hôi, rửa sạch mặt đất khỏi các mảnh vỡ nát cuối cùng của chiếc áo giáp đen may bằng tuyết.
Zhivago tỉnh dậy. xê dịch người ra sát cái khuôn cửa hình vuông mà người ta đã gỡ mất khung, chàng chống khuỷu tay nhỏm lên và bắt đầu lắng nghe.
|
Chương 106
Tàu càng tới gần vùng hầm mỏ thì dân cư càng đông đúc, khoảng cách giữa các ga càng ngắn dần và tàu càng dừng lại nhiều hơn. Khách lên xuống tàu không còn hiếm hoi như trước Những hành khách đi các dộ đường ngắn hơn không tìm chỗ nằm ngủ, mà ban đêm chỉ ngồi ghé đâu đó cạnh cửa toa hoặc giữa toa, thì thầm bàn luận với nhau về những công việc tại dịa phương chỉ riêng họ hiểu, rồi họ xuống tàu ngay ở ga sau đó.
Qua các mẩu chuyện của số khách người địa phương nối tiếp nhau lên xuống toa trong ba ngày qua, Zhivago rút ra kết luận, rằng ở miền Bắc, quân bạch vệ đang thắng thế và đã hoặc sắp chiếm thành phố Yuratin. Ngoài ra, nếu thính giác không đánh lừa chàng và nếu không có một người nào đó trùng họ tên với anh bạn cùng nằm viện với chàng ở thị trấn Meliuzev, thì quân bạch vệ tại hướng này do Galiulin chỉ huy.
Zhivago không nói một lời về chuyện đó với gia quyến để họ khỏi lo lắng vô ích, khi các tin đồn ấy chưa được xác nhận là đúng.
Gần nửa đêm, Zhivago thức giấc vì cảm giác sung sướng lờ mờ dâng lên trong lòng chàng mỗi lúc một mạnh khiến chàng phải tỉnh dậy. Tàu đang đỗ ở một ga nào đó. Nhà ga chìm trong bóng tối mờ mờ của một đêm trắng. Cảnh tối sáng ấy thấm dượm một cái gì vừa tinh tế vừa mãnh liệt. Nó chứng tỏ tầm rộng và độ khoáng đạt của địa phương. Nó gợi nhắc rằng nhà ga này nằm trên một địa thế cao, mở rạ tầm nhìn rộng rãi và phóng khoáng.
Trên sân ga, có những bóng người đi ngang toa, vừa đi vừa trò chuyện nho nhỏ, chân bước nhẹ nhành không một tiếng động. Điều đó cũng khiến Zhivago ưa thích. Chàng nhận ra rằng sự giữ gìn lời ăn tiếng nói và bước chân đi kia chứng tỏ thái độ tôn trọng vào giờ phút khuya khoắt đối với những người đang nằm ngủ trên tàu, một điều chỉ có ngày xưa, thời trước chiến tranh.
Bác sĩ đã lầm. Trên sân ga bắt đầu rộn lên tiếng nói to, tiếng ủng lệt sệt, như ở bất cứ ga nào khác. Nhưng gần đây có một thác nước. Nó mở rộng giới hạn của đêm trắng bằng hơi mát trong lành và không khí tự do. Nó đã tạo nên cảm giác sung sướng của chàng lúc đang ngủ. Tiếng rì rào đều đều, triền miên của thác nước lấn át mọi âm thanh ở nhà ga và làm cho chúng mang vẻ im lặng giả dối.
Zhivago lại ngủ thiếp đi thật say chàng không đoán được là có thác nước, nhưng được ru bởi sự lưu chuyển huyền bí của khí trời Trên sân toa, phía dưới chỗ chàng nằm, có hai người đang trò chuyện. Người này hỏi người kia:
- Thế nào, ở vùng ông người ta đã dẹp yên bọn chúng chưa? Đã đè bẹp bọn chúng chưa?
- Tụi con buôn ấy à?
- Ừ, tụi con buôn ấy!
- Dẹp yên, ghép chúng vào khuôn phép rồi. Bây giờ tụi chúng ngoan ngoãn như bầy cừu. Người ta bắn bỏ vài tên là tụi còn lại im re. Người ta đã thu thuế đảm phụ.
- Một xã thu được nhiều hay ít?
- Bốn chục ngàn.
- Xạo?
- Tôi bịa ra làm quái gì?
- Trời đất, những bốn mươi ngàn!
- Bốn mươi ngàn pút(1).
- Thế thì chỗ các ông tài thật, thánh thật!
- Bốn mươi ngàn thùng bột loại mịn.
- Suy cho cùng thì cũng chẳng có gì lạ. Vùng này đất cát phì nhiêu, đúng đất buôn bán bột mì. Suốt từ đây, dọc theo bờ sông Rynva ngược lên Yuratin, làng mạc cứ san sát, bao nhiêu là bến tàu thuyền và các kho nông sản. Nào anh em nhà Secxtobitov, nào cha con nhà Perecatchikov, toàn những nhà buôn kếch sù.
- Khẽ chứ, làm gì cứ oang oang lên thế. Ông khua mọi người dậy bây giờ.
- Ừ thì khẽ - Người vừa nói ngáp dài.
Người kia đề xuất:
- Này, ta chợp mắt một lát đi. Hình như tàu sắp chạy.
Trong lúc ấy, từ phía đuôi tàu chợt vang lên tiếng động mạnh, mỗi phút một dữ dội thêm, át cả tiếng thác đổ, rồi một chuyến tàu tốc hành kiểu cũ xầm xầm lao qua trên tuyến đường ray thứ hai, chốc lại vượt đoàn tàu đang đứng ở ga.
Chuyến tàu kia phóng hết tốc lực, kéo còi ầm ĩ, nhấp nháy đèn lần cuối cùng, rồi mất hút ở phía trước.
Trên sàn tàu, câu chuyện lúc nãy lại tiếp tục.
- Bây giờ thì tàu mình chuyển bánh được rồi.
- Chưa đâu.
- Vừa rồi chắc là Strelnikov. Đoàn tàu bọc thép đặc nhiệm mà.
- Chắc thế
- Gặp bọn phản cách mạng thì ông ấy đúng là một con dã thú.
- Ông ta đi đánh Galep đấy.
- Đi đánh ai kia?
- Đánh ataman (2) Galep. Người ta bảo hắn đang cùng quân Tiệp Khắc vây Yuratin. Hắn đã chiếm giữ bến tàu sông ataman Galep ấy mà.
- Tôi nhớ tên hắn là Galiep, bá tước Galiep.
- Chả bá tước nào có tên như thế. Phải là Ali Kuban. Ông nhầm tên lung tưng rồi.
- Cũng có thể là Kuban lắm.
- Thế thì lại là chuyện khác.
Chú thích:
(1) Đơn vị đo lường cũ của Nga, tương đương 16,38 kg.
(2) Một tước hiệu chỉ người chỉ huy cao nhất của một đơn vị quân đội thời trước ở Nga.
22.
Gần sáng, Zhivago lại tỉnh dậy một lần nữa. Chàng lại vừa trải qua một giấc mơ thú vị. Cảm giác sung sướng và được giải phóng vẫn chan chứa trong lòng chàng. Tàu đang đứng yên, có thể ở ga mởi, cũng có thể vẫn ở ga cũ. Lại có tiếng thác nước, xem chừng vẫn cái thác nước nọ, nhưng một ngọn thác khác thì sao, biết đâu đấy.
Zhivago lại bắt đầu ngủ chập chờn, chàng nghe mơ màng có tiếng chân chạy, tiếng cãi cọ huyên náo. Kostet cãi nhau với viên chỉ huy đoàn âp giải, cả đôi bên đều to tiếng. Ngoài trời không khí còn trở nên dễ chịu hơn trước, toát ra một cái gì mới mẻ hơn trước. Một cái gì huyền diệu, xuân sắc, trắng pha đen, thưa mỏng, như cơn lốc tuyết tháng năm, khi các bông tuyết ẩm ướt đang tan rơi xuống không làm mặt đất trắng ra mà còn nhuộm nó đen hơn một cái gì trong suốt, trắng pha đen, thơm thơm. "À, hoa anh đào!" - Zhivago đoán biết trong giấc ngủ.
|
Chương 107
Sáng hôm sau, Tonia bảo chàng:
- Anh lạ thật đấy, Yuri ạ. Con người anh đầy những mâu thuẫn. Nhiều khi một con ruồi bay qua cũng đủ khiến anh thức giấc, trằn trọc cả đêm. Vậy mà đêm qua ở đây người ta ồn ào tranh cãi, nhốn nháo như ong vỡ tổ, anh vẫn ngủ tì tì một mạch. Hồi đêm "ông két" Pritulev và cậu Vasia Brykin trốn rồi. Anh thử tưởng tượng, cả Chiagunova và Ogryskova nữa nhé! Hượm đã, chưa hết. Cả Voroniuc. Vâng, vâng, Voroniuc trốn rồi, biến rồi. Anh có tưởng tượng nổi không? Mà này, chả hiểu bọn họ trốn đi cách nào, đi chung hay riêng từng người, ai trước ai sau nhỉ? Thật là vô cùng bí ẩn. Cứ cho rằng anh lính Voroniuc, sau khi phát hiện sự đào tẩu của hai tay kia, sợ trách nhiệm phải bỏ trốn, đã đi một nhẽ. Nhưng còn mấy người kia? Có thực là tất cả đều tự ý bỏ trốn, hay có người bị kẻ khác thủ tiêu? Chẳng hạn người ta nghi cho hai ả đàn bà. Nhưng ai giết ai, Chiagunova giết Ogryskova hay ngược lại, có trời biết. Viên chỉ huy đoàn áp giải cứ chạy ngược chạy xuôi từ cuối tàu lên đầu tàu mà hét lớn: "Ông to gan thật, dám huýt còi cho tàu chạy. Nhân danh pháp luật, tôi yêu cầu hãm tàu lại cho đến khi tìm thấy bọn đào tẩu". Nhưng trưởng tàu không chịu. Ông ta trả lời: "Anh điên rồi. Tôi chở viện binh ra mặt trận, được quyền ưu tiên số một và khẩn cấp. Bắt tôi phải chờ mấy đứa chấy rận của anh hả! Nói đến hay!". Rồi cả hai, anh biết không, cùng khiển trách Kostet, tại sao một người am hiểu như ông ta, ở ngay bên cạnh Voroniuc, lại không can ngăn và giữ chân cái tên lính dốt nát, thiếu giác ngộ ấy, đừng để hắn hành động tai hại như vậy. "Thế mà cũng đòi là một nhà Dân tuý", - họ nói mỉa. Còn Kostet thì dĩ nhiên đâu có chịu lép vế, ông ta trả miếng ngay: "Hay lắm! Nghĩa là theo ý các ông, thì tù nhân phải canh chừng lính áp giải hả? Nếu đúng như vậy, thì gà mái gáy thay gà trống rồi". Em cứ lay vai, véo sườn anh mà gọi "Yuri dậy, dậy, người ta trốn!". Thế mà anh thì… khéo đại bác có nổ bên tai cũng không đánh thức được anh… Nhưng thôi, chuyện đó để sau. Còn bây giờ, em chịu… Nhìn kìa, ba ơi, anh Yuri ơi, cảnh đẹp quá chừng!
Bên ngoài khuôn cửa sổ mà ba người đang nằm chụm đầu nhìn ra, trải rộng mênh mông một vùng hoàn toàn ngập nước. Ở một nơi nào đó, nước sông đã dâng lên tràn bờ và làm ngập đến sát mé đường tàu. Nằm trên tàu nhìn xuống, người ta có cảm tưởng con tàu đang lướt êm trên mặt nước. Hoạ hoằn, ở một vài chỗ, mặt nước mênh mông phẳng lặng kia mới bị rạch bởi đoạn đường xe lửa màu xanh sắt. Trên toàn bộ bề mặt còn lại, mặt trời rực rỡ buổi sớm mai đang dồn đuổi những mảng ánh sáng loang loáng, bóng nhẫy, như cô đầu bếp đang dùng cái lông chim phết bơ lên vỏ chiếc bánh vừa nướng xong. Cùng chìm nghỉm dưới khoảng nước mênh mông, tựa hồ vô bờ bến ấy, ngoài các đồng cỏ, hố rãnh, bụi cây, còn có cả những cột mây trắng cắm sâu xuống đáy nước như cọc nhà sàn. Đâu đó giữa khoảng trời nước bao la ấy, nổi lên một dải đất hẹp với những thứ cây kép mọc thẳng và chổng ngược lại, như treo lơ lửng giữa trời và đất.
- Vịt kìa! Một bầy vịt! - Giáo sư Gromeko kêu lên, mắt vẫn nhìn về một phía.
- Đâu ba?
- Cạnh cù lao kia kìa. Con nhìn chưa đúng chỗ rồi. Xế bên tay mặt một chút, chút nữa. Ôi, khỉ quá, chúng nó bay mất rồi, chắc chúng sợ tàu. Ô con nhìn thấy rồi. Con có câu chuyện này muốn thưa với ba. Để lần khác, khi có dịp, ba ạ. Còn về chuyện mấy người bỏ trốn, thì họ giỏi thật đấy. Và con thiết nghĩ, họ đã làm việc đó một cách bình yên. Chẳng để điều ác cho ai đâu. Họ đã chạy một cách tự nhiên như nước chảy, thế thôi.
|
Chương 108
Đêm trắng phương Bắc đang tàn dần. Tất cả đều có thể nhìn thấy rõ ràng, nhưng trông cứ mờ mờ ảo ảo như do trí tưởng tượng vẽ ra: núi, rừng cây, vách đá.
Cánh rừng nhỏ đã hơi xanh lá, có mấy bụi cây anh đào. Cánh từng mọc dưới một vách núi, trên một khoảng đất hẹp nhô ra và chạy dài được một quãng thì tới mép vực.
Gần đây có thác nước. Người ta chỉ nhìn thấy nó, khi đứng ở mép vực kia. Vasia đã mệt sau nhiều lần ra chỗ ấy ngắm thác nước, để cảm nhận nỗi kinh hoàng xen lẫn nỗi hân hoan.
Bốn bề xung quanh không có gì có thể sánh được với ngọn thác này, nó vô song. Chính sự vô song ấy khiến nó trở nên đáng sợ, biến nó thành một sinh vật có sức sống và ý thức, thành một con rồng thiêng hoặc một con rắn thần, bắt cả vùng Phải nộp cống vật và nó tàn phá mọi thứ.
Dòng thác đổ xuống đến lưng chừng thì vấp phải một mỏm đá nhô ra chia thành hai dùng. Cột nước ở nửa trên gần như bất động, nhưng hai vòi nước bên dưới thì hơi chao qua chao lại, tạo nên cảm giác là thác nước luôn luôn cứ trượt chân rồi lại gượng thẳng lên, cứ loạng choà loạng choạng nhưng vẫn đứng vững.
Vasia trải chiếc áo da dưới đất và nằm ở bìa rừng. Lúc trời sáng rõ hơn, một con chim to, hai cánh giang rộng từ trên núi bay xuống, lượng êm một vòng quanh cánh rừng nhỏ rồi đậu trên một ngọn cây linh sam, gần chỗ Vasia nằm. Cậu ngẩng đầu, nhìn cái cổ xanh thẩm và cái ức xanh xám của con chim rắcsa(1); khẽ thì thầm như niệm thần chú cái tên loài chim này ở Ural: "Rongia". Sau đó cậu đứng dậy, nhặt chiếc áo da vắt lên vai và đi qua một khoảng đất trống tới chỗ người bạn đường của cậu. Cậu nói:
- Đi thôi, cô ạ. Cháu thấy cô rét run, răng đánh cầm cập rồi kìa. Ơ hay, làm gì mà cô nhìn hoảng hốt thế? Cháu bảo cô là ta phải đi thôi, cô hiểu chưa? Cô nên nhận ra tình cảnh của cô cháu mình, phải nhằm hướng có làng mà tới. Ở đấy bà con sẽ cứu giúp, che giấu ta, người đằng mình cả mà. Chứ cứ nằm một chỗ thế này thì chết đói mất. Hai hôm nay chả có miếng gì vào bụng rồi. Chắc cha Voroniuc đã làm ầm lên và chúng đang tìm kiếm chúng ta. Ta phải đi khỏi đây, cô Chiagunova ạ, nói toạc là phải chuồn ngay. Đi với cô chán mớ đời, suốt ngày cô chả nói được một lời? Cô buồn quá nên cứ nín thing. Nhưng cô buồn nỗi gì mới được chứ? Về phần cô Ogryskova, cô có cố ý xô ngã đâu, cô chỉ đẩy nhẹ vào sườn giục cô ấy nhảy xuống khỏi toa, cháu trông rõ mà. Sau đó, cháu thấy cô ấy từ dưới cỏ đứng dậy, tay chân nguyên vẹn, và cô ấy chạy luôn. Chú Pritulev cũng vậy. Họ sẽ theo kịp cô cháu mình. Cả bốn chúng ta lại ở bên nhau, cô nghĩ sao? Cái chính là cô đừng lo buồn. Lúc ấy cô sẽ nói như khướu ngay cho mà xem.
Chiagunova đứng dậy, đưa hai cho Vasia khoác và khẽ nói:
- Ừ thì ta đi, chú em.
Chú thích:(1) Một loài chim có chiều dài thần gầm 34 cm. Ở châu á, Tây Nam á và Tây Bắc châu Phi.
|
Chương 109
Đoàn tàu ậm à ậm ạch leo dốc, trên nền đường khá cao. Bên dưới là một cánh rừng gồm nhiều loại cây còn non, ngọn cây không với cao bằng mặt đường. Dưới thấp nữa là cánh đồng cỏ, nước lụt mới rút hết. Cỏ lẫn với cát và bị các thanh tà vẹt bằng gỗ vứt ngổn ngang đè lên. Chắc các súc gỗ ấy được người ta chất đống ở một góc rừng gần đây, chờ thả bè xuôi dòng, nhưng đã bị nước lũ cuốn trôi tới chỗ này.
Cánh rừng non gần nền dường hầu như vẫn trơ trụi như về mùa đông. Chỉ những chồi non rải khắp trên cây như các giọt sáp là có một cái gì dư thừa, một cái gì mất trật tự, từa tựa bùn đất và mụn nhọt; song chính cái đó là sức sống đang thắp ngọn lửa màu diệp lục trên những cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc trong rừng.
Đây đó có những cây bạch dương đứng ngay đơ như chịu trận, bị đâm thủng bởi các lưỡi răng và mũi tên nhỏ xíu của các chồi lá đang nở bung. Có thể dùng mắt xác định mùi thơm do chúng toả ra. Mùi thơm ấy cũng giống màu trắng nhạt của vỏ bạch dương. Đó là mùi rượu mêtilích dùng để chế vécni.
Lát sau, tàu đến chỗ người ta đã chất số gỗ bị nước cuốn đi đằng kia. Ở một khúc quẹo trong rừng, hiện ra một cánh ừng thưa rải rác khắp nơi toàn mạc cưa và mảnh gỗ vụn ở giữa có một đống gỗ cây đã được xẻ làm ba. Đến ngang chỗ đốn cây, người tài xế cho tàu đỗ lại. Con tàu rùng mình dừng lại ở tư thế hơi nghiêng nghiêng trên cái dốc cao, ngay giữa khúc quẹo Đầu máy kéo mấy hồi còi ngắn the thé. Có tiếng nói ta phát ra từ đấy. Nhưng không cần các tín hiệu ấy, hành khách cũng biết là tàu dừng lại để lấy chất dốt dự trữ.
Các cửa toa được đẩy ra. Đám đông, cỡ bằng dân số một thị trấn ùa cả xuống đường, trừ cánh lính thuỷ ở các toa đằng trước được miễn gọi tạp dịch và lần này họ cũng không tham gia việc chất củi với mọi người.
Những đống gỗ chất rải rác trong cánh rừng thưa không đủ để chất đầy toa than móc sau toa đầu máy. Phải xẻ thêm một số cây gỗ nữa thành ba tấm một.
Tổ thợ máy có sẵn cưa. Những người muốn cưa hợp thành từng cặp. Zhivago cùng nhạc phụ cũng nhận một chiếc. Từ trên các toa chở bộ đội, những bộ mặt vui vẻ thò ra ngoài cửa toa mở rộng. Những thiếu niên chưa từng trải qua lửa đạn, những học sinh sắp tốt nghiệp các trường hàng hải, tựa hồ bị đưa nhầm vào toa với những người thợ đạo mạo đã có gia đình - những người thợ lớn tuổi này cũng chưa hề ngửi mùi thuốc súng và vừa mới qua lớp huấn luyện quân sự cấp tốc, cố tình làm nhộn cả lên và đùa giỡn với dám lính thuỷ lão luyện, để khỏi phải nghĩ ngợi lung tung. Tất cả những người lính ấy đều cảm thấy sắp đến giờ thử thách. Họ ném theo những nam nữ hành khách đi cưa gỗ mấy lời chọc ghẹo kèm theo tiếng cười đủ giọng:
- Ê ông nội ơi! Nội bảo người ta là nội vẫn còn đang bú tí mẹ, nội không biết lao động chân tay, thế là được miễn luôn.
- Ê Mavra, chớ có cưa rách váy, kẻo gió máy thổi vào thì khổ!
- Này cô em! Đừng đi vào rừng nữa, lên đáy với anh đi.
|