Sâu Đậm Hơn Ái Tình
|
|
Sâu Đậm Hơn Ái Tình - Centi Pedeboy - R17 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 1. Tình yêu giống như một cuộc đua. Tình yêu giống như một cuộc đua và người nào nặng tình hơn, người đó thua. Tôi trãi qua hơn 30 cái xuân xanh, mãi mãi vẫn là kẻ thua cuộc ngu dại không biết cái gì gọi là “rút kinh nghiệm”. Hường Khê đi cafe với tôi, cô bông đùa bảo đừng đồng tính nữa, tình yêu của bọn tôi “stress” quá. Tôi cười cười đáp lại: “Cô hai, cô nói anh có thể tự chọn tính hướng cho mình sao? Nói dễ như ăn gỏi cuốn vậy.” Khi yêu ai, tôi đặt toàn bộ niềm tin và tình yêu cho người đó, bỏ qua cái khái niệm nghi ngại không màng đếm xỉa nó. Và thật tốt, tôi dâng hiến trọn vẹn bao nhiêu, thì bọn họ đáp trả tôi đau đớn bấy nhiêu. Điển hình là mối tình 5 năm của tôi và Hoắc Hoàng. Cứ tưởng 5 năm hạnh phúc là bệ phóng vững vàng cho một tờ giấy kết hôn ở New York, vậy mà cái hạnh phúc tôi nâng niu ấy chợt vỡ tan như bọt bong bóng ngay thời điểm tôi thấy cô trợ lý của Hoàng chôn mặt vào giữa hai chân bạn trai tôi. Lúc đó là năm đầu tiên tôi về một ngôi trường tư thục ở Sài Gòn dạy học. Một năm dạy, lương bổng tăng, sung sướng vỡ òa rồi vội vã đi tìm anh ăn mừng. Để rồi chứng kiến cảnh tượng khiến tim tôi rơi ra từng mảnh vụn như thủy tinh vỡ, những mảnh vỡ không ngừng ma sát vào nhau càng ngày càng mở rộng vết thương, càng ngày càng đâm sâu vào máu thịt. Lúc tôi đứng trước mặt Hoàng, tôi còn nhớ mình đã giả vờ điềm tĩnh đến thế nào. Tôi đã đưa mắt đánh giá gương mặt của cô trợ lý kia trước khi tôi nhìn anh, cô trợ lý là người hôm nào đã xuất hiện ngẫu nhiên trong nhà Hoàng vào lúc nửa đêm, nói với tôi rằng ở công ty có việc khẩn cấp cần chữ ký của Hoàng. Cô ta đâu có đẹp. Thậm chí so với những nhân viên nữ trong công ty Hoàng, gương mặt này quá gầy, quá tầm thường và kém xa nhiều lắm. Tôi không dám so sánh tôi với cô, vì tôi biết mình không thua cô ở diện mạo hay cái gì khác...ngoài một cơ thể mềm mại của phụ nữ, có thể khiến anh phút chốc vui thích thỏa mãn. Rồi tôi nhìn Hoàng, hơi buồn cười khi thấy biểu cảm xơ cứng trên gương mặt tuấn tú của anh, bộ âu phục vẫn chỉnh tề ngoại trừ khóa quần, và tay anh vẫn ghì trên tóc người trợ lý. Tôi thở ra một hơi, xoay người rời khỏi phòng và nhẹ nhàng đóng cửa lại. Mọi động tác bấy giờ đều cực kì nhỏ nhẽ, tôi sợ bất kì tiếng động lớn nào cũng có thể khiến tim tôi quá tải mà đột ngột “đình công”. Tôi vững vàng bước đi, cho tới lúc nghe thấy tiếng giày vội vã phía sau lưng mình cùng với cái giọng trầm trầm mà tôi thương biết bao. - Thanh Đồng, nghe anh nói, nghe anh nói một lời thôi... Tôi quay lại, vẫn cúi đầu và vụng về vén sợi tóc rũ trước mắt mình. Tôi thừa nhận lúc này tôi muốn chửi thề, muốn chửi anh thật nhiều, nhưng rồi lại nghĩ Hoàng đã mất hết giá trị đối với tôi, tôi không cần vì anh ta mà phá vỡ đạo đức nhà giáo thanh cao và trang trọng của mình. - Anh nói đi. – Nếu anh muốn nói thì cứ nói, tự anh nói và tự anh nghe thôi, tôi không cần thiết nữa. Hoàng cuống quýt, anh bắt đầu vò đầu bứt tóc, sau đó mở miệng khó khăn: - Chỉ là nhu cầu thôi, anh...anh thề với em anh không có thương mến gì cô ta hết, anh...anh xin lỗi...xin lỗi em, Đồng...anh sẽ không tái phạm lần nữa, anh sẽ sửa sai... - Đừng! Đừng sửa, chúng ta bây giờ là người xa lạ rồi, anh đừng vì người xa lạ mà sửa đi bản chất thật của mình, không đáng. – Tôi ngẩn nhìn và thẳng thắn khuyên anh. - Đồng, xin em đừng nói vậy mà...5 năm quen nhau, chúng ta không thể vì một chuyện cỏn con này mà chia tay được... Tôi nhướn mày, cười nhạt. - Chuyện cỏn con? Hah, anh Hoàng...đây hóa ra là chuyện cỏn con với anh, tôi thật sự không biết đối với anh...ngoại tình kiểu nào mới là chuyện lớn hả? Nếu biết anh là một người dễ bị bản năng chi phối như vậy, tôi đã không quyết định qua lại và yêu anh...Anh Hoàng, kết thúc rồi, chúng ta kết thúc rồi! Tôi nói xong, xoay mũi giày rời đi. Khi yêu, con người ta có thể bất chấp, khi yêu, con người ta sẵn sàng đánh đổi. Nhưng có những nguyên tắc cá nhân nhất mà đến cả tình yêu thực sự cũng không thể nào lay chuyển, không biết đối với những người kia là gì, riêng tôi, nguyên tắc duy nhất mà Hoắc Hoàng phải tuân thủ, chính là hai chữ “thủy chung”. Nói tôi ích kỷ cũng được, nhưng tôi không chịu nổi cảm giác bị PHẢN BỘI. Tôi đã quá ngán ngẫm chuyện phá gia can hoặc bị phá gia can bởi người thứ 3, thứ 4. Hoàng ở phía sau tôi, giây phút anh để tôi đi, tôi thật sự rất biết ơn anh vì nếu không, chúng tôi đã có một ngày chia tay đầy những hận thù và dằng dặc nhau. ~ Ai nói mẹ tôi điên? Mẹ tôi còn tỉnh táo lắm, lúc tôi về nhà, bà đã ngay lập tức biết tôi đang chịu một cú sốc khủng khiếp. Người đàn bà năm mươi tuổi biểu hiện lúc nào cũng ngờ ngờ nghệch nghệch nhưng được cái thương đứa con trai mình một cách bất chấp và dung túng. - Đồng, trông con buồn quá, thằng Quân hôm nay lại vào lớp đánh con phải không? Hôm trước mẹ vừa mách với cô Thiêm, véo tai nó vài cái cảnh báo rồi mà, hôm nay lại dám đánh con trai của mẹ nữa hả? Tôi ngồi xuống ghế, vuốt vuốt mái tóc bạc trắng của bà. - Quân không có đánh con. Nhà cậu ấy chuyển ra nước ngoài rồi, trước khi đi cậu ấy còn tặng cho con một món đồ chơi hàng Nhật. - Sao? Nhà cô Thiêm chuyển đi rồi? Sao bọn họ không nói với mẹ tiếng nào hết vậy? Hôm qua vừa gặp ngoài chợ, cô Thiêm còn vui vẻ nói cuối tháng bảy này sinh em bé, nhờ mẹ làm mẹ đỡ đầu cho thằng nhóc đây. - Mẹ...Cô Thiêm sinh em bé gái, sinh nhật 5 tuổi của con bé, mẹ còn tặng cho nó cái đồ chơi lúc nhỏ mà con thích nhất... - Ơ...sinh rồi? Sao lại vậy? Ôi...đầu của mẹ đau quá... Tôi đau lòng dìu mẹ vào phòng ngủ. Căn nhà ọp ẹp chỉ có hai phòng nhỏ liền kề nhau, một bếp nấu và một toa-lét phân chia bởi vách ván ép. Bao nhiêu năm vẫn vậy, kí ức của mẹ tôi lơ lững trong căn nhà này, trong những mối quan hệ làng xóm, người sẽ thay đổi, vật sẽ thay đổi nhưng kí ức của mẹ thì vẫn lộn xộn nhưng không bao giờ không đổi. Thậm chí bà mãi mãi không quên được người đàn ông phụ bạc kia. Nằm trên giường, mẹ níu lấy tay tôi kể lể: - Hồi chúa nhật, Chính Tân dẫn mẹ đi xem nhẫn cưới. Ha...cô bán nhẫn nói mẹ và ông ấy rất xứng đôi, sau này sinh con ra chắc chắn sẽ rất xinh đẹp. Con xem, người ta nói có sai đâu, con trai mẹ đẹp đến thế này...cao ráo, mắt mũi chỗ nào cũng đẹp, mi dày này, còn chỗ này nữa, mũi con cao thẳng hệt như Chính Tân còn có đôi mắt sắc sảo giống ông ấy nữa... Tôi nén cảm giác lùng bùng trong ngực, cười cười nói: - Con cũng giống mẹ nữa. - Ha, phải, phải. Con giống mẹ nhất là cái tính cố chấp một chút...nặng tình một chút...dì Tần của con từng bảo mẹ rằng ba của con đã có vợ con. Mẹ biết chứ, nhưng yêu thì cứ yêu thôi, mặc kệ người ta nói này nói nọ, con thấy không? Chính Tân cũng rất yêu mẹ, ông ấy còn hẹn mẹ chiều nay đi công viên... Tôi thật sự chịu không nổi nữa, tôi muốn nói rằng tôi thật sự không giống bà, tôi kiên quyết và có lập trường trong tình yêu, cầm lên được bỏ xuống được, tôi không vì tình yêu mà mù quáng và bất chấp, tôi muốn quát lên với mẹ mình rằng: “Mẹ tỉnh táo lại đi! Buổi chiều mà mẹ mong đợi đã qua cách nay hơn 20 năm rồi, và con người đó cũng sẽ không bao giờ còn nhớ tới mẹ con mình nữa. Ông ta đã vứt bỏ chúng ta để về với gia đình thật sự của ông ta rồi kia! Đừng đau khổ nữa, đừng đắm chìm trong những kí ức giả dối kia nữa, tỉnh lại đi!!!” Mẹ tôi chầm chậm đưa tay quẹt lên bên má tôi, hơi lo sợ hỏi: - Đồng, ai ăn hiếp con? Nói cho mẹ nghe đi, mẹ sẽ bảo vệ con, sẽ đánh đuổi bọn người xấu đó cho con. Tôi ý thức được mình không mạnh mẽ như trong suy nghĩ, thực tế tôi đã khóc từ rất lâu, kể từ lúc mẹ tôi bắt đầu kể lại một câu chuyện tình đẹp đẽ mà tôi đã nhàm tai. Tôi cắn môi, dứt khoát gạc đi giọt nước mắt nặng trĩu bên gò má. - Mẹ đau đầu thì ngủ sớm đi. Con lớn rồi, tự biết lo cho mình, nếu có người xấu làm hại con, con cũng sẽ không ngu ngốc để chúng muốn làm gì thì làm. Phải, tôi đã lớn rồi. Mà chính xác hơn thì tôi cũng đã gần già, gần 30 tuổi, lại là một tên đồng tính. Tôi biết mình không được cuộc sống này ưu ái. Vấp ngã rồi thì tự đứng dậy thôi.
|
2. Nỗi đau rồi sẽ nguôi ngoay. Thức đêm soạn một bài giáo án gần 7 trang, vào lớp bô lô ba la trong 45’, nghề giáo viên dạy Văn vốn khó khăn nay lương bổng còn bị chèn ép. Tăng lương, nhưng lại bắt đóng biết bao nhiêu loại bảo hiểm này nọ, còn phải trích tiền cho quỹ giáo dục vì người nghèo ở tận miệt xứ nào mà mình chưa từng biết, chưa từng nghe tới. Rồi tiền đó có tới được mấy học sinh nghèo vùng cao như cái tên đầy yếu tố đạo đức “Trích quỹ vì học sinh nghèo hiếu học vùng cao” hay không? Hay là lọt vào túi những “trùm trên”, vỗ béo mông cho vợ mấy ông lớn. Tôi không có quyền hạn nào để nhiều lời, Hiệu Trưởng, Bộ Giáo Dục cho sao thì mình làm vậy, thuận gió đẩy thuyền đến đâu thì đến. Học kì mới này lại phải thay đổi cách giảng dạy, họp hội giáo viên lần này nhiều phụ huynh bức xúc về thời gian học của con em mình quá nhiều, nhưng họ lại đặt mục tiêu cao về điểm số và chuyện đỗ đại học. Đúng là công nghệ thông tin cũng không theo được lối tư duy của phụ huynh bây giờ, đặc biệt đây lại là một ngôi trường tư thục, đa phần đều là những thành phần không đủ điểm xét tốt nghiệp trung học cơ sở ở những trường công nên mới “xú” vào đây, giáo viên phải nổ lực thế nào mới đáp lại được trông chờ ở trên mây của mấy bậc phụ huynh bỏ tiền và chỉ tay năm ngón? Môn văn của tôi là một trong những môn bị phàn nàn nhiều nhất về cách dạy không mấy hiệu quả, không truyền tải được kiến thức cho học sinh. Thầy Hiệu Trưởng ghé qua chỗ tôi, nói vài câu nhắc khéo vụng về rồi thì cặp cổ thầy Toán đi ra quán nước ngoài cổng trường. Tôi ở trong phòng đợi giờ gặp Hường Khê đang chấm bài thi môn Hóa giữa kì, cô vừa chấm bài, vừa ăn thỏi socola trắng. Hường Khê bị nghiện đồ ngọt nặng, thậm chí bác sĩ đã nhắc nhở về cả thân hình béo ục và lượng đường trong máu của cô, cô vẫn không cách nào bỏ được thứ “đồ nghiện” tai hại này. - A, chào. Anh chấm xong bài giữa kì chưa? – Cô ngấu nghiến socola và hỏi tôi. Tôi đi tới, ngồi ghế bên cạnh Hường Khê, dịch đám đồ ngọt sang một bên cho gọn, tránh để chúng vây bẩn bài thi của học sinh. Sau đó, nhàn nhã nói: - Anh chỉ có hai lớp, chấm xong từ đêm hôm trước rồi. Còn cô? Chưa xong nữa? - Sắp xong, sắp xong rồi. – Hường Khê cắn rộp cái ống cuốn quế, giọng ngọng nghịu nói. Trong phòng lúc này chỉ có hai chúng tôi, quạt trần trên đầu vẫn phành phạch ù ù thổi gió. Đám giấy trên bàn Hường Khê phất tới phất lui, tôi thấy mà ngứa mắt, bực quá nên với tay thu gọn lại. - Cảm ơn. - Hồ sơ học sinh mới sao? - À...là mấy học sinh chuyển vào lớp em mấy ngày trước. Lại là “con ông cháu cha”, nghe nói trong đó có đứa ba là người trong Bộ Tư Lệnh Hải Quân, qua lại khá thân với thầy Hiệu Trưởng. Thầy ấy cũng dặn dò em để mắt tới “anh” này nhiều một chút. Nhưng cũng may “anh” này không láo cá hay thuộc kiểu bất trị như lũ nhắng nhít trong lớp. Tôi cầm trên tay một bộ hồ sơ trong số đó, mắt dán nhìn chăm chú vào tấm ảnh 3x4 dưới phông nền xanh. Ấn tượng đầu tiên tôi dành cho học sinh này đó là hai chữ “lạnh nhạt”. Có chút gì đó bất cần và trống trãi lạ thường, cái kiểu như: “Tôi không đụng anh, anh cũng đừng dại chạm vào tôi.” Tôi chợt thấy hơi buồn cười, chắc lại là câu chuyện quanh năm của tuổi học trò, cha me lo kiếm tiền hoặc quá gia trưởng không tôn trọng quyền con cái, khiến con cái bất mãn và bắt đầu thời kì nổi loạn. Sau này tôi đã nhận ra mình sai thế nào khi vội vàng đánh giá một người chỉ qua một tấm hình 3X4. Vệ Hải không phải là một kẻ mà người ta có thể dễ dàng hiểu được nếu chỉ thông qua tiếp xúc thông thường, mà thậm chí, có người dành phân nửa cuộc đời cũng chẳng tài nào hiểu nổi được tâm can phức tạp như mớ bồng bông của cậu ta, kẻ khờ dại kia đương nhiên không phải là tôi. Tiếng điện thoại đánh vỡ dòng suy nghĩ của tôi về cậu học trò có gương mặt rất tài tử này, tôi bỏ tập hồ sơ vào kệ cho Hường Khê sau đó mới quay sang bốc điện thoại từ trong túi quần. Là dãy số lạ. - Alo, tôi là Thanh Đồng. “...” - Alo, xin hỏi ai gọi tới? “...” - Xin lỗi, nếu không nói chuyện, tôi gác máy đây. “ Đồng, là anh đây!” Giây phút nghe lại giọng nói của Hoắc Hoàng, tim tôi lại muốn vụn ra một lần nữa. Tay tôi bấu chặt trên cạnh ghế, cầm cái điện thoại tưởng chừng nặng hơn búa tạ. Tôi định gác máy, Hoắc Hoàng vội vã nói tiếp: “Anh xin em, đừng gác máy nữa được không? Đồng...Đồng...Anh biết chuyện anh làm khiến em bị tổn thương...nhưng em có từng nghĩ sẽ cho chúng ta cơ hội làm lại từ đầu không? Em chấm dứt gọn ghẽ như vậy...thật không công bằng với anh...” Tôi cụp mắt, vẫn im lặng nghe từng câu chữ của Hoắc Hoàng. Hường Khê có lẽ biết chuyện nên đứng dậy ôm theo xấp giấy kiểm tra, ra hiệu rằng cô phải lên lớp ngay bây giờ. Tôi gật đầu khẽ chào. Giờ chỉ còn lại một mình tôi và giọng nói của Hoắc Hoàng. Tôi nhấn mạnh nói với anh ta: - Hoàng, tôi biết anh khó chấp nhận, nhưng làm ơn hãy mau quên 5 năm qua đi. Vì chỉ có như vậy chúng ta mới có được tương lai mà mình mong muốn. “Anh không quên được em, Đồng...Anh còn yêu em nhiều lắm, anh...anh không thể mất em...” Tôi cười trào phúng, cũng là tự chế giễu bản thân mình. - Hoàng...anh biết không? Tôi cũng còn yêu anh, yêu anh nhiều, nhưng bảo tôi trở về với anh thì có nước giết tôi đi dễ hơn. “Đồng...đừng đối xử với anh như vậy...” - Câu này là câu tôi nên nói với anh mới phải. Lúc anh mặn nồng với trợ lý của mình anh có nghĩ đến tôi không? Hoắc Hoàng...anh phải thừa nhận một điều là...bệnh “ngoại tình” không có thuốc trị. “...” Sau lần im lặng cuối cùng đó. Hoắc Hoàng rời khỏi Sài Gòn, tôi không biết anh đi đâu, người quen nói anh ra nước ngoài làm ăn, cũng có người nói anh vẫn còn trong nước, chỉ là không biết cụ thể ở chỗ nào. Hoắc Hoàng phá vỡ “nguyên tắc yêu” của tôi, nên chúng tôi chia tay, và quả thật đã chia tay, tôi hoàn toàn hài lòng. Nhưng có điều, để nguôi ngoay cái cảm giác yêu anh, tôi không biết mình cần bao nhiêu thời gian nữa. Ở phương diện này, tôi cho rằng mặc dù mình thừa hưởng cái tính cố chấp của mẹ, nhưng khác với bà ở điểm, bà thua vì không quên được người đàn ông làm khổ mình, qua đời F1 là tôi đã có chút tiến bộ, tôi nghĩ mình có thể quên được Hoắc Hoàng chỉ cần có thời gian thúc đích.
|
3.Nhầm Lẫn Tháng 2 trôi qua, tháng 3 tới. Trong tổ Văn có thầy sắp làm đám cưới, Quý Hòa là giáo viên trẻ tuổi nhất trong trường, vậy mà bây giờ cũng sắp yên bề gia thất. Buổi chiều đó, mấy thầy cô hẹn nhau ra ngoài ăn mừng, xem như “tiệc ‘chia tay’ đời trai tân” của thầy Quý Hòa – nghe có vẻ hơi thô thiển nhưng mà tôi lại thích yếu tố hài hước trong câu nói đó. Hai vợ chồng Tuấn Tú với Hường Khê cũng ham vui lắm, vừa xong tăng một ở quán xiên nướng thì đã chủ động đề nghị tăng 2 karaoke. Tôi là kẻ khá nhàm chán, không mấy thích thú với mấy chuyện tiệc tùng rượu bia nên ba lần bảy lượt xin về sớm, nhưng rốt cuộc cũng bị sự nhiệt tình của Tuấn Tú và những thầy cô khác níu giữ. Tuấn Tú và Hường Khê kết hôn chỉ mới qua hai năm, cậu ta là một người chồng tốt, vui tính và rất hòa đồng. Thấy tôi cứ chai đít một chỗ nên liền cố tình trêu ghẹo nói: - Anh Đồng. Thấy tuổi trẻ người ta tài cao chưa? Còn anh, định khi nào thì báo tin cho anh em mừng đây? Bộ tính treo giá để vậy hoài hả trời? Tôi thong thả uống một ngụm nước, cười đáp: - Biết sao được, Nguyệt Lão quên tôi rồi. - Là tại anh không muốn đó thôi. Chỉ cần anh gật đầu, thì có hàng tá cô xếp hàng đợi anh. Bên kia có người chen vào. - Đúng, đúng. Thầy Đồng đẹp trai như vậy, tôi là con gái cũng đã sớm yêu thầy. Cả đám người liền ồ lên, cười khùng khục. Đối với chuyện nam nữ, không phải không muốn mà là hoàn toàn bất lực. Thím Ba gần nhà nhiều lần khuyên bảo tôi nên cưới vợ, thứ nhất để có người bầu bạn sớm hôm, để căn nhà không phải hiu quạnh, thứ hai là tìm được một người có thể chăm sóc cho mẹ mình. Mẹ tôi tâm trí không được bình thường, ba hồi mê bảy hồi tỉnh, để bà ở nhà một mình suốt ngày tôi cũng hơi lo lắng. Nhưng lại nói, tôi đối với phụ nữ không có bất kì cảm giác hay hứng thú gì, cưới người ta, giả vờ thành chồng tốt thì cũng được đi, nhưng ngặt nỗi tôi không tự tin mình có thể diễn tốt vai trò đó sau bao nhiêu năm nữa. Làm khổ con gái nhà người ta, tôi không có nhẫn tâm đó. Thế nên...thì thôi đi. Hường Khê biết tật tôi hay suy nghĩ lan man, thấy đám người kia cười ồ ồ mà tôi thì lặng căm như hến, cô hiểu tôi nên quay sang rỉ giọng, quan tâm nói: - Anh thấy mệt thì về sớm đi. Tôi mỉm cười, trao ánh mắt tiếp nhận sự cảm thông trong niềm cảm kích. Lần này tôi xin về trước cũng chẳng có ai nhẫn tâm mà níu giữ nữa. Người ta không biết tôi vừa chia tay một người bạn trai, nhưng ai nấy thấy rõ chuyện tôi đang thất tình, tâm trạng không mấy tốt đẹp. Thế nên miễn cưỡng để tôi về. Ra khỏi quán Karaoke lúc đồng hồ gần điểm 8h tối. Tôi định bắt xe buýt đi về nhà thì đột ngột nghe thấy điện thoại từ trong túi rung lên mấy hồi chuông. Mở màn hình mới thấy lại là dãy số lạ, tôi chần chừ không vội bắt máy, vì tôi sợ lại nghe thấy giọng nói trầm trầm quen thuộc của Hoắc Hoàng. Sau một lúc lấy dũng khí, tôi ấn nút nghe, giây phút đó liền kinh khiếp khi nghe một giọng nói hối hả vang lên: - Thanh Đồng, Thanh Đồng mau về nhà...nhà cậu đang cháy, mẹ cậu... Tôi nghe đầu tôi ong lên một tiếng vang kinh hoàng, vọt lẹ ra con lộ lớn chỉ trong tích tắt. Trong đầu tôi trống rỗng, hoàn toàn chỉ có một hình ảnh là mẹ tôi đang hoảng sợ trong cơn biển lửa. Tôi chặn đầu xe một chiếc taxi đang băng qua đường, vội vàng mở cửa xe và ngồi bên cạnh ghế láy, nói một tiếng run rẩy: - 11/42/5 đường La Văn Cầu. Chiếc Taxi không nhích, tôi giấu hai bàn tay đầy mồ hôi đan run lẩy bẩy, rồi quay sang tài xế không màng lịch sự với hắn mà quát: - Điếc sao? 11/42/5 La Văn Cầu, chở tôi tới đó mau!!! Bây giờ tôi mới để ý, người tài xế taxi này có điểm gì đó hơi khác lạ. Cậu ta còn trẻ, rất trẻ và cách ăn mặc có phần không giống một người tài xế, và một người tài xế bình thường cũng không cần thiết có một gương mặt đẹp trai tới vậy. Tôi không có tâm trạng đánh giá thêm, chỉ thấy cậu ta điềm tĩnh nhìn tôi, ánh mắt thẳng thừng và có gì đó hơi lạ lẫm. Tôi bực bội, lòng nóng như lửa nên không có tâm trạng nhắc lại, vừa định rời khỏi xe, chiếc xe đã khởi động động cơ sau đó lướt đi một cách kinh hoàng. Thời khắc đó, tôi không nghĩ được chuyện một chiếc taxi thông thường vốn không thể vượt đến tốc độ kinh khủng này. Lúc ngồi trên xe, tôi 100% bộ não của mình để nghĩ tới mẹ tôi ở nhà, hi vọng người ta đã cứu bà thoát khỏi an toàn, tôi chỉ có bao nhiêu hi vọng đó thôi. Trong xe có máy điều hòa, nhưng mồ hôi trên trán thì cứ ồ ạt đổ xuống, tôi nghĩ gương mặt mình bây giờ rất dễ dọa người ta sợ chết khiếp. Tôi vốn rất hãnh diện về sự điềm tĩnh đáng ca ngợi của mình thế nhưng bây giờ sự hãnh diện đó đã theo lửa cuốn đi mất hết. Về đến nơi. Con đường trước nhà đã bị phong tỏa bởi xe và lính cứu hỏa, tôi không suy nghĩ được nhiều, lập tức lao xuống thậm chí quên cả chuyện trả tiền taxi. Đi đến một quãng mới thấy mẹ mình an toàn ngồi trước nhà thím ba, lửa đã dập gần xong chỉ còn những tiếng phun nước xèo xèo cùng mùi khói hôi khó chịu nồng nặc trong không khí. Tôi chẳng còn màng tới chuyện tài sản gì nữa, thấy mẹ không sao, trái tim trong lòng ngực mới có thể từ từ lấy lại quy luật cũ. Tôi thở phào, xem như trút được lo lắng. - Đồng, Đồng...nhà cháy rồi, nhà cháy rồi... – Mẹ nhìn thấy tôi, nước mắt lưng tròng, nức nở nói. - Mẹ không sao là tốt rồi, đừng sợ. – Tôi ôm bà, chôn mặt vào mái tóc đã ám mùi khói nồng. Thím ba hàng xóm đứng bên cạnh chạch lưỡi nói: - Đó là lý do tôi khuyên cậu nên thuê một người về chăm sóc cho mẹ mình, cứ để bà ở nhà một mình như vậy, thật khiến người ta thót tim. - Thím ba, con cũng muốn lắm...nhưng dạo này kinh tế...có chút khó khăn. Bây giờ...nhà cũng đã cháy rồi... Tôi nhìn căn nhà nhỏ đã cháy đen thui, lòng hơi nặng xuống. Con của thím ba là Điền Đức, cậu trai 17 tuổi, là một đứa học trò khá ngoan ngoãn trong lớp tôi dạy, lúc này chợt nói: - Sao thầy không hỏi nhờ người bạn giàu có kia đi? Tôi hơi nghi hoặc nhìn cậu ta, hỏi lại: - Em nói gì? - Em nói, sao thầy không nhờ vả người bạn giàu có ban nãy của thầy giúp đỡ đi? - Bạn nào? - Thì người chở thầy trên chiếc Chevrolet Cruze xanh tới đây đó. Trông giàu nứt vách. - Làm sao... Tôi mơ mơ hồ hồ nhớ tới người láy taxi ban nãy. Vội vàng chạy ra đầu ngõ, không thấy bóng dáng người lẫn xe đâu. Tôi vỗ mạnh vào trán mình, thật không thể tưởng được lúc đang hốt hoảng, bản thân có thể ngớ ngẩn tới mức nhầm lẫn một chiếc Chevrolet Cruze với chiếc taxi bình thường.
|
4.Ấn tượng đầu Mấy ngày sau đó tôi định đưa mẹ đi tìm nhà trọ thuê ở tạm. Nhưng thím ba nói rằng nhà thím vẫn còn phòng trống, muốn cho chúng tôi thuê giá rẻ, thêm phần thím cũng khá rãnh rỗi nên mỗi ngày đều có thể trông chừng mẹ tôi một chút. Tôi cảm kích lắm, xem như trong cái rủi gặp được cái may. Hôm nay tiết tôi dạy bắt đầu khá muộn. Ở trong phòng đợi giờ cùng với Hường Khê nói một chút chuyện phiếm, Hường Khê vừa biết chuyện nhà tôi bị cháy thì lo lắng, còn đề nghị chúng tôi sang ở cùng với vợ chồng cô, nhưng tôi cũng đáp trả rằng mình đã tìm được một chỗ tốt khác, bảo cô đừng lo. Nói một chút thì nhắc tới chuyện ngồi nhầm taxi, quả thật bây giờ nghĩ lại có chút ngượng ngùng. Hường Khê nghe xong, cười hắc hắc, bắt chước động tác vuốt râu của chồng mình, thâm trầm nói: - Người tốt, người tốt...trên đời này còn người tốt đến như vậy sao? Tôi thở dài, đáp: - Thật muốn gặp lại để nói một tiếng cảm ơn người ta. Lời vừa dứt, loáng thoáng ngoài cửa sổ xuất hiện một bóng người khiến tôi chết sững. - Cậu...cậu ta... Hường Khê nhìn theo ngón tay tôi, cái bóng kia cũng vừa vụt mất. - Sao? Ai? Tôi ngồi xuống ghế, lục lại trí nhớ của mình, đột nhiên nghĩ tới xấp hồ sơ học sinh vừa chuyển đến hôm trước. Không màng thái độ ngỡ ngàng của Hường Khê, tôi lục từ trong kệ của cô ra tập hồ sơ mình từng xem hôm trước. - Nam Vệ Hải... - Có chuyện gì à? Tôi bỏ tập hồ sơ xuống bàn, cười méo mó. ~ Căn tin trường giờ ra chơi lúc nào cũng ầm ĩ như vậy. Tôi bước vào trong, ngó tới ngó lui mới thấy được mục tiêu mà mình đã theo dõi mấy phút trước. Một cậu học sinh rất có khí chất của thanh niên trưởng thành, áo quần phẳng phiu đàng hoàng, tóc cắt ngắn, ngay cả tư thế ngồi cũng toát ra loại nghiêm túc và chững chạc khác hẳn những nam sinh khác. Cậu ngồi một mình ở một góc, đang ăn cơm trưa. Tôi thủng thẳng đi tới, không mải mai chút xa lạ nào mà ngồi xuống phía đối diện, đặt hộp cơm tự làm của mình xuống bàn. - Vệ Hải, không ngờ cậu cũng ăn cơm trưa trong căn tin trường. Dường như không thể ngờ một người chưa từng nói chuyện qua có thể thản nhiên bắt chuyện với mình như vậy, Nam Vệ Hải có vẻ khá bất ngờ, nhưng tôi biết cậu cũng giống tôi, tinh khôn giấu sự bất ngờ không cần thiết kia đi. Đôi mắt trong, viền mi đen dày tự nhiên càng khiến mắt cậu ta như có một lực hút vô hình níu giữ tôi, quả thật người này chính là Nam Vệ Hải, rất điển trai, loại đẹp gọi là “đầy khí chất”. Cái mà tôi vẫn đặc biệt ấn tượng nhất chính là cách mà cậu nhìn người đối diện, thẳng thắn, không có suy nghĩ, không có cảm xúc nào khác, chỉ đơn giản là nhìn, cái nhìn mang theo cảm giác hơi lạnh lùng, nhưng không phải kiêu ngạo. Ánh mắt cậu ta vẫn không động mà nhìn tôi, giây sau tôi nghe thấy giọng nói trầm: - Thầy Đồng? Rất thú vị, cậu ta nói chuyện, mắt nhìn như cá chết! - Ăn cơm đi. Tôi bắt đầu chú tâm vào phần ăn của mình. Nam Vệ Hải cũng chỉ nhìn tôi đôi lát, rồi thông thả tiếp tục ăn cơm. Phải nói một điều rằng, ấn tượng lần này của tôi hoàn toàn khác hẳn lúc tôi nhìn hình cậu ấy trên tập hồ sơ, tôi có cảm giác rằng Vệ Hải không phải loại công tử thiếu gia mà tôi từng cho là. Trong lòng rất thoải mái, tôi thực sự rất thích đứa học trò này. Màn ăn cơm thong thả diễn ra, xung quanh tiếng ồn vẫn chưa giây nào dứt, ồn ào như vậy, sự tĩnh lặng của hai người chúng tôi càng trông vào thấy quai quái. Ăn cơm xong, tôi nhìn Nam Vệ Hải, cười nói lại câu lúc nãy: - Không ngờ đại thiếu gia như cậu cũng ăn cơm căn-tin trường. Nam Vệ Hải đặt đôi đũa ngay ngắn xuống bàn, sau đó chậm ngẩn nhìn tôi, đáp: - Đồ ăn ở đâu cũng vậy, vả lại dơ một chút cũng không chết được. Mà, tôi không phải là đại thiếu gia. - Cậu có chiếc Chevrolet Cruze, không gọi là đại thiếu gia được sao? - Xe đó là tôi mượn của anh rể. Tự dưng muốn đi đâu đó chơi xa thôi. - Cậu chưa đủ tuổi để láy ô tô đâu. - Tôi không bao giờ là người gây tai nạn, trừ phi có người tự đâm vào. - Cậu tự tin vậy sao? - Phải. Tôi thầm cười, trong đầu lại có thêm chút thông tin về cậu học trò này: tự tin tuyệt đối. - Cảm ơn! Nam Vệ Hải nhìn tôi bằng ánh mắt “không cảm xúc” sau câu nói đó. Tôi thấy hơi thán phục cậu nhóc này rồi, một thông tin lại được ghi vào não tôi: khả năng biểu lộ cảm xúc của cậu ta – khiếm khuyết. Bị nhìn thẳng thừng như vậy một hồi lâu, tôi hơi bồn chồn không tự nhiên, nên lãng mắt tìm chuyện nói tiếp. - Lúc đó...cậu biết tôi không? - Biết. Có gặp qua thầy mấy lần, nhưng thầy không để ý. - À...Nhà tôi bị cháy, mẹ tôi một mình ở trong, nên tôi cuống quá...rồi nhầm xe cậu là taxi. - ...Tôi cũng đoán được... - Mà nè, cậu là học sinh, nhỏ hơn tôi nhiều tuổi sao lại cứ xưng “tôi” với tôi như vậy hả? – Tôi không muốn bắt bẽ ơn nhân của mình, nhưng cách xưng hô của cậu ta quả thật rất khó chịu. Nam Vệ Hải thản nhiên đáp: - Từ khi bắt đầu học tiếng Việt tôi đều xưng như vậy, không ai khác biệt. Tôi ngờ ngợ hỏi lại: - Cậu từng sống ở nước ngoài? - Phải! - Ý cậu là đối với ba mẹ, cậu cũng như vậy? - Phải. Ba mẹ tôi không quan trọng xưng hô. Thời gian ban đầu tôi sống ở Mỹ, người Mỹ xưng hô không phức tạp như người Việt. - À... Tôi dần hiểu ra. Quả thật hệ thống từ ngữ xưng hô của người Việt rườm rà một chút, khi giao tiếp xưng hô phải đúng cách thì mới được chấp nhận, không giống như người Mỹ, chỉ cần “I” hoặc “You” là được, không có ràng buộc vai vế. Xem như đó là một đặc tính của Nam Vệ Hải, tôi không thắc mắc nữa mà đổi sang chủ đề khác, hỏi cậu: - Cậu từng ở Mỹ, tại sao lại về đây? Môi trường bên đó có bất lợi à? Nam Vệ Hải lại nhìn chòng chọc vào tôi. Tôi thấy hơi ngượng ngùng, có lẽ là do tôi tò mò về cậu ấy quá khiến cậu ấy khó chịu chăng? - Xin lỗi, không phải tôi muốn khai thác vấn đề riêng tư. Chỉ là...tôi thấy cậu là một học sinh tốt, nên có chút tò mò thôi. Thật ra tôi rất ít thân thiết với học sinh. - Thầy thấy tôi tốt vì đã cho thầy đi nhờ xe sao? Câu hỏi kia khiến tôi nghệch ra vài giây. Sau vài giây ngẫm nghĩ, tôi cũng thành thật trả lời: - Cũng...không hẳn. Sau khi tiếp xúc với cậu, tôi nhận ra ấn tượng đầu của mình về cậu đã sai. Cậu không giống như trong trí tưởng tượng của tôi. - Thầy tưởng tượng tôi thế nào? - Thì...giống như đa phần mấy công tử giàu có khác. Vì cha mẹ không quan tâm hoặc cha mẹ quá nghiêm khắc mà không tôn trọng quyền con cái, khiến con cái trở nên bất trị, nổi loạn, tự cao, ngông cuồng, phá phách và chơi với bạn bè xấu. - Tôi không xấu xa như vậy. - Tôi biết rồi, vừa mới biết. – Tôi thản nhiên cười. Nam Vệ Hải lại chòng chọc nhìn tôi. Thật sự...tôi muốn nói với cậu ta rằng: “Đối với loài chó, việc nhìn thẳng vào mắt kẻ đối diện được xem là khiêu chiến.” Tôi không biết điều này có đúng với loài người hay không, nhưng bất kì ai cũng sẽ cảm thấy không được tự nhiên và có chút căng thẳng khi liên tục bị nhìn như thế. Đặc biệt, mắt của Nam Vệ Hải lại đẹp một cách “ngầu” và rất lạ. - Cậu...cậu thường nhìn người khác như vậy lắm sao? – Tôi không nén tò mò, hỏi. Nam Vệ Hải bất ngờ, đương nhiên cái bất ngờ kia chỉ biểu lộ một chút thông qua ánh nhìn thoáng chùn lại của cậu ta. Tôi tinh mắt bắt thấy. - Không. Tôi không thích nhìn những người mà tôi không có hứng thú, một chút cũng không. Tôi đùa hỏi: - Vậy cậu thấy rất có hứng với tôi sao? - Phải. Trong ngoài bất đồng. - Hả? Cái gì? - Thầy – trong – ngoài – bất – đồng. Nên rất khó đoán thầy đang nghĩ gì. Lần này tôi sững sờ rất lâu. Ngẫm nghĩ một hồi lâu mới chạm đến cái hàm ý mà Nam Vệ Hải đã nói. Tôi rất bất ngờ, không thể tin được cậu ta khiến tôi chột dạ. Sự điềm tĩnh nhã nhặn bao bọc một tầm hồn héo hon, lớp phòng bị của tôi bị bóc mẽ không thương tiếc. Thật sự lần đầu tiên trò chuyện với Vệ Hải tôi mang theo một tâm trạng nặng nề lẫn sợ hãi. Vì con người cậu quá nhạy cảm, quá tinh tế.
|
5. Lễ tình nhân Gần 30 tuổi đầu, tôi mới tìm được tri kỷ. Mà điều buồn cười là người kia vẫn chưa tới tuổi trưởng thành, cậu mới 17. Tôi thường chọc Vệ Hải, nói cậu là một ông cụ non, cậu ta không thích nói nhiều, nhưng mỗi lần nói thì lại rất ra dáng một...ông lão, chỉ thích lắng nghe, quan sát và tự mình quyết định sàn lọc cái gì nên giữ trong đầu. Vệ Hải nói chương trình giáo dục ở trường học rất có vấn đề, quá nhiều lý thuyết vô bổ, nên cậu quyết định học theo ý mình. Tôi thừa nhận cậu ta thông minh. Nhưng có điều khiếm khuyết lớn nhất của Vệ Hải chính là không có mục tiêu, vì cuộc sống của cậu vốn là một đường thẳng. Gia đình giàu có, ba là người trong Bộ Tư Lệnh Hải Quân, mẹ là một người kinh doanh bất động sản có tiếng. Đường đi của cậu ta được vát vàng, thậm chí học hành cũng chỉ là cái cớ để giết thời gian, đằng nào thì tương lai của cậu cũng chẳng có gì đáng lo ngại. Có lúc tôi hỏi Vệ Hải: - Cậu chưa từng có chủ kiến nào cho cuộc đời mình sao? Cậu ung dung đáp: - Không hứng thú với cái gì cả, trở thành Hải Quân như ba tôi cũng tốt, mà như mẹ làm kinh tế cũng được. Tôi là một đứa con ngoan, toàn bộ đều theo sắp đặt của họ. - Cậu chưa bao giờ cãi lời họ? - Tôi không tìm thấy lý do để làm vậy. Ba mẹ đều muốn tốt cho tôi. -... Đến tận sau này, cuối cùng Vệ Hải cũng có cơ hội đối đầu với ba mẹ mình. Tôi hỏi: “Vì sao cậu dám làm vậy?”, cậu đáp: “Không phải chuyện dám hay không dám, đây là chuyện tôi buộc phải làm. Vì tôi đã tìm thấy cái mình thật sự muốn.” ~ Những năm tháng yêu Hoắc Hoàng, tôi như người sống ở cõi thần tiên. Hoắc Hoàng là người làm ăn lớn, nhìn cái gì cũng rất thoáng, nhưng đặc biệt chuyện chọn người tình là khá khắc khe và cầu toàn. Tôi may mắn đáp ứng mọi yêu cầu nên chúng tôi mới bắt đầu mối quan hệ kia. Ngoài chuyện ngoại tình, anh ta vẫn là người đàn ông tốt không có nhiều khuyết điểm. Còn nhớ những Lễ tình nhân hạnh phúc ở nhà hàng sang trọng, anh ta không cho tôi cơ hội để thất vọng. Mọi thứ đều hoàn hảo một cách khó tin, và tôi cứ như vậy mà bắt đầu tuyệt đối cởi bỏ phòng bị, một lòng với anh ta. Và điều không thể ngờ cũng đến, hạnh phúc trong 5 năm hưởng hết, bao nhiêu thất vọng cùng đau đớn đánh ập vào tôi trong 1 ngày. Lễ tình nhân năm nay không có Hoắc Hoàng, tôi thấy lòng trống trãi một chút, nhưng rồi tự nhủ rằng mọi chuyện cũng sẽ qua. Trường học nhốn nháo trong màu bông hồng đỏ và những món quà cầm tay, đám học sinh này bình thường học hành thì uể oải, chỉ có tới dịp lễ như thế này là tinh thần bừng bừng phấn chấn hẳn. Tôi ngồi trong phòng đợi giờ lắc đầu thở dài. Tuấn Tú ngồi cách đó không xa, liếc qua rồi cười hỏi: - Anh Đồng, đang cảm thấy tổn thương tâm hồn sao? - Cậu ý gì đây? – Tôi không nhìn Tuấn Tú, lười nhác hỏi. - Khê nói anh vừa chia tay bạn gái, chắc chắn cảm thầy tủi hờn rồi. - Tôi không tủi. - Thật không đó? Hay tối nay qua nhà bọn em ăn cơm, bọn em chia sẻ cô đơn với anh? - Cảm ơn ý tốt, nhưng anh nhường khoảnh khắc ngọt ngào đó lại cho hai vợ chồng cậu. - Thì có gì đâu, Khê xem anh như anh trai trong nhà. Người nhà với nhau, khách sáo gì! - Được rồi anh không đi đâu. Mà lát nữa cậu không đứng lớp sao? - Có chứ. Em còn hai tiết nữa là được về với bà xã đại nhân. - Hạnh phúc quá ha. - Hè hè... Ngoài cửa phòng bấy giờ thình lình có bóng người xuất hiện. Không khó để nhận ra cái khổ người cao ráo, gương mặt sáng và đầy nét tài tử kia là của Nam Vệ Hải. Cậu chỉ bước qua khung cửa vài bước, đứng ở xa, nhìn tôi và hỏi: - Thầy Đồng, thầy không ăn trưa sao? Tôi hơi bất ngờ, đứng dậy đáp: - Chuẩn bị đi đây. - Vậy cùng đi đi. - Ờ... Tuấn Tú nâng nhẹ khóe môi, ý tứ nói thoảng qua tai tôi: - Hình như là con trai Đại tá Nam Quốc Luân, mặt mài được quá đi chứ, gia thế lại hiểm hách. Anh có quen biết cậu ta à? Tôi đáp nhỏ: - Thì thấy đứa nhóc này nói chuyện cũng khá... “hợp rơ” với anh, hai thầy trò thỉnh thoảng gặp nhau trò chuyện chốc lát thôi. Mà...cậu đã ăn trưa chưa? Hay đi cùng đi? - Thôi, anh đi đi. Lát nữa về ăn cơm với vợ. Tôi cười, vỗ bốp vào vai Tuấn Tú xong rồi thì bỏ ra ngoài. Lúc cùng Nam Vệ Hải đi ngang mấy lớp 10, có cả đám nữ sinh tụm lại với nhau rỉ rịt gì đó về chúng tôi rồi lại cười khúc khích. Một lát sau, có vài cô bé chạy đến chỗ hai chúng tôi, tay dâng quà. - Em tặng thầy ạ. Tôi bối rối nhìn hộp quà nhỏ xinh của cô bé, lại nhìn lên gương mặt vì thẹn thùng mà ửng đỏ kia, không nỡ từ chối nên miễn cưỡng nhận và cảm ơn. Cô bé kia vòng qua đám bạn, miệng vẫn tươi roi rói. - Thầy được nhiều bạn nữ yêu thích lắm. Chúng tôi đi qua sân trường, Nam Vệ Hải đột nhiên nói. Tôi cười cười, nhìn xuống túi quần đã chật cứng những thỏi socola của cậu ta, đáp lại: - Cậu cũng vậy. - Họ thích, chỉ là thích vẻ bề ngoài. - Con gái tuổi này mà, làm sao hiểu được tình yêu là gì, nhìn thấy ai vừa mắt mình là thích vậy thôi. Nhưng như vậy mới đúng là học sinh, không phải sao? - Thầy đã từng yêu ai chưa? Cậu ta đột nhiên hỏi, khiến tôi nhất thời rơi vào bối rối. Phải đến một lúc lâu sau, tôi mới có can đảm nhớ lại những mối tình trước kia của mình. - Đã từng, vài lần... - Có lần nào là tình yêu sét đánh không? - Tôi không tin tình yêu sét đánh. - Tại sao? - Vì cái gì càng mau tới thì cũng càng mau mất đi. Nam Vệ Hải có vẻ trầm ngâm một lát trước khi tôi nghe cậu ta thoáng nhỏ giọng, nói: - Tôi thì tin. ~ Cũng vào buổi chiều Lễ tình nhân đó, tôi gặp lại người mà mình tưởng suốt đời sẽ chẳng gặp lại. - Cậu tới lâu chưa? - À, mình vừa mới tới thôi. Cậu uống gì? - Gì cũng được. - Vậy...như lúc trước, mình gọi cafe nhé? Nhiều đường phải không? - Ít đường, dạo này mình không thích đồ ngọt lắm. - À... Đó là đối thoại khi chúng tôi vừa gặp mặt. Thiên quay đi gọi đồ uống, sau đó trở về ngồi phía đối diện. Xa cách bao lâu, bây giờ gặp lại bỗng nhận ra, chúng tôi đều đã sắp già. Thiên là bạn trai cũ của tôi, bọn tôi chia tay trước khi tôi quen biết Hoắc Hoàng. Cuộc chia tay của chúng tôi không có cãi vả cũng chẳng có nước mắt, đơn giản là Thiên đề nghị chấm dứt mối quan hệ trước, cậu ấy phải cưới vợ. Tôi tôn trọng quyết định của cậu ấy, không níu giữ cũng không buồn khổ quá lâu. “Không quá lâu” để tôi quên được Thiên...nhẩm khoảng...gần 6 tháng ...và 4 năm. Đó là mối tình đầu của tôi. Xa cách gần 10 năm, chúng tôi lại gặp nhau trong hoàn cảnh này. Thiên vẫn không khác trong trí nhớ của tôi. Cậu ăn vận rất đơn giản, gương mặt dễ nhìn, mắt nhỏ một mí, mũi két và bờ môi mỏng. Nếu có khác so với lúc trước, chắc là do mái tóc đã có vài sợi bạc và làn da thì rám nắng trông vào khỏe mạnh hơn. Cậu cụp mắt, không nhìn thẳng vào tôi, nhưng có lúc tôi lơ đễnh lại nhận thấy cậu đang nhìn lén mình. Bầu không khí hơi gượng gạo, tôi thì cảm thấy tự nhiên hơn nhiều, tay đan hờ đặt trên bàn, mắt thẳng thắn nhìn Thiên, hỏi: - Nghe nói cậu cùng vợ con ra Bắc sống rồi mà? - Ừ, lần này tôi về thăm nhà, tháng nữa mới về Bắc. Cậu...sống như thế nào? - Vẫn bình thường thôi. Tôi trở thành giáo viên rồi, đang dạy ở ngôi trường gần đây. - Mẹ cậu vẫn ổn chứ? - Vẫn vậy thôi, lúc tỉnh lúc hồ đồ. Mà cậu không mang vợ con về quê chơi sao? - Cô ấy...không muốn về... Thiên ngập ngừng một lát rồi ngẩn nhìn tôi, hỏi: - Đồng...cậu đã...kết hôn chưa? Tôi không tránh được bất ngờ, nhưng rất nhanh giấu biểu cảm vô nghĩa kia đi, cười đáp: - Tôi chưa có đối tượng. - Nói vậy...kể từ lúc chúng ta chia tay... - Đừng hiểu nhầm, tôi vừa chia tay bạn trai cách đây 1 tháng... - Bạn trai? - Phải, bạn trai. - Thanh Đồng, tôi nghĩ...tôi nghĩ... Nhìn thấy hai bàn tay đang siết chặt của Thiên, tôi đột nhiên có một dự cảm. Tôi nhìn vào mắt cậu ấy, có một nguồn năng lượng mạnh mẽ đang dần bùng lên khiến tôi rất khó xử mà lại chùn mắt. - Xin lỗi, Thiên...Tôi rất mừng vì cậu có một gia đình êm ấm, tôi nghĩ chúng ta là bạn tốt, chúng ta đã có những kỷ niệm khó quên thời sinh viên và tôi trân trọng những kỷ niệm đó. Thiên đột nhiên nắm kéo lấy tay tôi. - Đồng...kỷ niệm đó thật sự rất đẹp...tôi không thể nào quên được, cũng như...tôi không thể quên cậu được. Trong lòng tôi lạnh dần. Những lời vô nghĩa này...tôi nghe nhiều từ Hoắc Hoàng rồi. Vẫn không hiểu vì sao cả hai người bọn họ có thể nói ra những lời đó, đối với tôi, ly nước đã hất đi không cách nào thu lại được, như lời nói, lời chia tay. Tôi thu đôi bàn tay đang nằm gọn trong cái siết chặt của Thiên, mãnh mẽ nhìn cậu ấy, chầm chậm nói: - Thiên, chúng ta kết thúc hồi 10 năm trước rồi. Nói xong, tôi lập tức đứng dậy. Quán cafe không quá đông người, xung quanh yên ả. Giọng nói của Thiên vang lên là nốt cao trong không khí trầm tĩnh này. - Tôi là người đầu tiên của cậu. Cậu thật sự quên tôi thật sao? Tôi khựng lại vài giây, cảm thấy nguồn hơi thở ấm áp từ phía sau từ từ tiến sát bên vành tai mình. - Đồng...10 năm...tôi chưa từng quên cậu. Cậu biết không? Tôi kết hôn chỉ là gì gia sản của vợ,tôi cưới cô ấy không phải vì tôi yêu cô ấy...cậu biết người tôi vẫn yêu là ai mà? - Đừng nói lời vô bổ. - Cậu không nhớ...lần đầu tiên sao? Là lần đầu tiên của cậu, của chúng ta... Tôi giận dữ quay lại định tát cho người kia tỉnh táo. Người này không phải là Thiên mà tôi quen biết, hoặc giả cậu ta đã bị chính cuộc sống này nhào nặng ra thành thứ mà tôi khinh bỉ như hiện tại. Thiên bị xô ngã ra đất trước khi tôi giáng bạt tay lên mặt cậu ta, tay tôi chưng hững trong không gian một hồi lâu. - D.m mày là ai? – Thiên rống chửi kẻ vừa xô ngã mình. Tôi thấy kẻ chắn trước mặt mình vừa quay lại. Là Nam Vệ Hải, cậu ta nhìn tôi, sau đó nghiêng đầu, hỏi một tiếng: - Người quen? - Không! – Tôi lạnh nhạt đáp. Nam Vệ Hải lập tức tiến sát đến Thiên, gương mặt không gợi biểu cảm, giọng nói thanh nhã cất lên: - Đừng làm như vậy! - Mày nói cái gì? - Đừng kề sát mặt anh vào thầy tôi! Tôi sẽ cho rằng đó là quấy rối! - Liên quan mẹ gì mày? Đó là người yêu tao! - Người yêu? Hẳn cậu ta bất ngờ, lập tức quay sang nhìn tôi lần nữa. Tôi cố tránh ánh mắt kia, dứt khoát nói: - Chúng ta chia tay rồi. Thiên, đừng làm phiền tôi nữa. Tôi vẫn hi vọng chúng ta có thể làm bạn bình thường, nhưng xem ra không được rồi... - Đồng... Tôi không định nghe cậu ta nói gì nữa, vội vàng chạy ra ngoài.
|