Chương 1: Hoa Vương Triều
Hoa vương triều, kể từ khi Thánh Đế đời thứ 4, Khánh Nhã đăng quang đã 15 năm trôi qua.
Theo truyền thuyết,ở Hoa vương triều, Thánh Đế sẽ chuyển sinh và thống trị vương triều đời đời kiếp kiếp. Chính vì vậy, không giống như ở các nước khác, Hoa vương triều không có luật cha truyền con nối, mà đứa trẻ được sinh ra vào lúc Thánh Đế băng hà và có mang dấu ấn của Thánh Đế sẽ được chọn làm hoàng thái tử, đến năm 15 tuổi sẽ lên ngôi. Nói đơn giản, Thánh Đế không chỉ đơn giản là một vị hoàng đế ngày ngày lo việc quốc sự mà là một tồn tại mang tính thần thánh, là chiếc trụ trong tâm linh của người dân. Nhưng Thánh đế không trực tiếp lo việc quốc sự mà đây là trách nhiệm của Hoàng Đế. Hoàng đế không hẳn là người của Hoa vương triều mà được chọn ra từ các vị quốc vương của các nước chư hầu như Lân Quốc, San Quốc, Tinh Quốc, Thúy Quốc…. Vị quốc vương nào có khả năng khiến cho chư quốc thuần phục sẽ trở thành Hoàng đế của Hoa vương triều.
Hoa vương triều, trải qua một thời gian dài, từ ngày đầu lập quốc với những cuộc chiến liên miên, đã bước vào thời kì phát triển rực rỡ. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, người dân được cơm no áo ấm. Nhưng, mấy năm gần đây, Khiết Đan, bộ tộc ở ngoài biên giới, âm mưu chiếm đoạt quặng Bạch Cương Thạch của Lộc Quốc. Khiết Đan đã một lần dẫn quân xâm lấn nhưng bị đảy lùi. Từ đó trở đi, mối quan hệ hai bên trở nên căng thẳng, luôn ở thế chiến tranh. Tình trạng kéo dài khiến Thánh Đế phải đích thân xuất trận.
Khánh Nhã năm thứ 15, mùa thu.
******* -Bệ hạ, xin dừng lại!
Duệ Thanh chạy đến trước mặt, dang rộng hai tay, cố ngăn Khánh Nhã đang rảo bước ra khỏi hoàng phủ. Vừa nghe thông báo, cậu vội chạy đến, trán lấm tấm mồ hôi, hơi thở có phần gấp vội.Khánh Nhã chắc lưỡi, trừng mắt nhìn bọn thị quan vừa chạy đến bên cạnh. Chính bọn họ biết mình không thể nào ngăn nổi Thánh Đế nên đã vội chạy báo cho Duệ Thanh. Bị trừng mắt nhìn, cả bọn cúi gằm mặt xuống.
Đây là vùng biên giới giữa Khiết Đan và Lân Quốc, An Lãnh. Khánh Nhã vừa từ Lâm Dương, thủ phủ của Hoa Vương Triều, đến nơi không bao lâu đã tỏ ý muốn đi tham quan khắp nơi, chuẩn bị rời khỏi hoàng phủ.
Vì để nọi việc được giải quyết nhanh chóng, Khánh Nhã muốn biết tình hình nơi đây cũng như hỏi chuyện cấm vệ quân.Nhưng, nhìn ánh mắt cương quyết của Duệ Thanh, Khánh Nhã biết mình một bước cũng không thể rời khỏi nơi đây. Duệ Thanh tin rằng, vì an toàn, phải ngăn Thánh đế ra ngoài. Cho nên, dù có nói rõ lý do, Khánh Nhã tin rằng, cậu ta cũng không nhượng bước, mà ngược lại sẽ nói:
-Đó không phải là việc của Thánh Đế bệ hạ.
Khánh Nhã nhíu mày, suy nghĩ, tìm cách thoát vây.
-Một mình không được chứ gì.
-Vâng ạ, một mình đi lại trong biên quan quá nguy hiểm.
Duệ Thanh liền gật đầu.
-Vậy thì 2 người cũng được. Khanh có thể đi theo nhưng phải đi cách xa một chút.
-Hai người cũng không được. Vùng biên quan rất lộn xộn, không phải là nơi bệ hạ có thể đi dạo.
-Vậy thì thêm 1 cận vệ cũng được.
-Bệ hạ, bao nhiêu người cũng vậy, ngài không nên đi ra ngoài.
-Cứng đầu thật. Vậy thì 4 người. Đây là sự nhượng bộ cuối cùng. Duệ Thanh, khanh nghĩ vì sao trẫm đến đây? Không phải vì nâng cao sĩ khí sao? Nếu trẫm không ra ngoài biên quan, làm sao có thể tiếp xúc với binh sĩ.
-Chuyện đó thì… đúng là vậy nhưng…
Duệ Thanh thoáng chút bối rối. Những điều Khánh Nhã nói không sai, trong nhất thời không tìm ra lời nào để đáp trả lại. Khánh Nhã cũng biết thế nên đã nói như vậy.
-Cho 4 người đi theo, tính luôn cả khanh. Nếu vậy mà cũng không được thì trẫm sẽ trốn ra ngoài vào ban đêm.
-Bệ hạ!
Duệ Thanh biết Khánh Nhã đã nói là làm. Nếu tiếp tục ngăn cản, chắc chắn sẽ tìm cách trốn đi một mình. Nếu cần thiết, Duệ Thanh sẵn sàng lấy mạng mình ra can ngăn nhưng việc ra ngoài biên ải không đến mức phải làm như vậy. Cậu hạ hai cánh tay vẫn dang rộng nãy giờ, hỏi lại:
-Có đúng là bệ hạ sẽ cho 4 người theo phải không ạ?
-Ừ.
Biết là đã thắng, Khánh Nhã vui vẻ gật đầu.
-Thần sẽ lập tức gọi người đến. Xin bệ hạ chờ một chút.
Duệ Thanh vừa nhìn Khánh Nhã, vừa gọi một thị quan đứng gần đó.
-Lập tứ chuẩn bị.
Nghe lời Duệ Thanh, thị quan có thở phào nhẹ nhõm, vội chạy về hướng tập kết của cận vệ binh. Lúc đó, Khánh Nhã lướt qua Duệ Thanh, vội rảo bước về phía cổng lớn. Duệ Thanh liền quay người lại, đuổi theo sau.
-Bệ hạ, ngài đi đâu vậy, cận vệ binh vẫn chưa tới. Bệ hạ đã hứa sẽ cho 4 người đi theo mà.
Khánh nhã quay lại nhìn Duệ Thanh, chân vẫn rảo những bước lớn.
-Nhưng trẫm không hứa là sẽ đứng chờ. Cận vệ binh không đến kịp không phải là lỗi của trẫm.
-Bệ hạ, ngài lại… uhm…
Duệ thanh chưa nói dứt lời đã bị Khánh Nhã dùng tay bịt miệng, bị ôm chặt đến nỗi không thể cử động được. Định nói : “Bệ…bệ hạ…” nhưng bị bịt miệng nên không cách nào phát âm rõ được, chỉ nghe những tiếng “uhm…uhm…”. Khánh Nhã ép sát cậu vào trong.
-Hoặc là chỉ có khanh đi theo, hoặc là trẫm đi một mình.
Lời của Thánh Đế bao ham cả ý : ” còn nói nữa là cả khanh cũng không được đi”. Bị uy hiếp, Duệ Thanh đành phải gật đầu, thầm nghĩ sẽ để lại dấu hiệu trên đường đi để cận vệ binh có thể lần theo.
-Được rồi, ngay từ đầu ngoan ngoãn nghe lời có phải là đỡ tốn thời gian không. Đi thôi.
Thấy Duệ Thanh nhượng bộ, Khánh Nhã buông cậu ra, vui vẻ bước ra phía cổng. Bọn thị thần đứng gác ngoài cổng nhìn Thánh Đế đi ra, mặt tái xanh, giương mắt ngó Duệ Thanh. Cậu khẽ gật đầu với bọn họ rồi nhanh chóng rảo bước theo bên cạnh Thánh Đế.
******* Trong các Thánh Đế của Hoa vương triều, Khánh Nhã nổi tiếng là người tự do, phóng túng nhất. Kể từ lúc tại vị cho đến nay, mỗi lúc cao hứng lại trốn ra ngoài, vui chơi ở phố chợ. Có khi, thị quan, cận vệ, sau một hồi lục xét khắp trong ngoài, lại thấy Thánh Đế ngồi trong quán rượu, đang chén tù chén tạc với dân thường. Chính vì vậy, Khánh Nhã vẫn thường bị bá quan nhắc nhở:
-Bệ hạ là thân phận tôn quý…
Người thường xuyên nhắc nhở, can gián cũng là người luôn tìm ra được Khánh Nhã chính là Duệ Thanh, tể tướng đương triều.
Tuyệt đối trung thành với Thánh Đế, được hầu bên cạnh Thánh Đế là vinh dự và hạnh phúc lớn lao, vì Thánh Đế sẵn sàng hi sinh mạng sống, Duệ Thanh là một trung thần tài trí và đầy nhiệt huyết. Khánh Nhã không ít lần phải nghe “dù có chết cũng phải ngăn cản bệ hạ…”. Duệ Thanh, vóc dáng nhỏ bé, dễ thương nhưng lại vô cùng cứng rắn. Khánh Nhã rất tin tưởng và yêu quý Duệ Thanh nhưng đồng thời cũng xem cậu là kẻ gây phiền phức, là “thiên địch” cho hành động của mình.
Khánh Nhã, được truyền tụng là rất giống Thánh Đế đầu tiên, thân cao hơn sáu bộ, thân hình cường tráng, không thua kém bất kì võ nhân nào. Sở trường là trường thương, được xem là không có địch thủ. Chính vì vậy, khi ra phố chợ, Khánh Nhã tin rằng, dù có bất cứ chuyện gì xẩy ra, cũng có thể tự bảo vệ mình nên không thích ai theo gây phiền.
Lúc đầu, Khánh Nhã chú ý đến Duệ Thanh bởi vẻ đẹp rất thánh thiện, cùng với cách làm việc “vì Thánh Đế sẽ cố hết sức mình”, nên ít nhiều nghe lời của cậu. Dần dà, điều đó trở thành một thói quen, ở một mức độ nào đó, Khánh Nhã rất nghe lời Duệ Thanh. Cho nên, để có thể hành động tự do, Khánh Nhã phải suy nghĩ trăm phương ngàn kế. Đây cũng là một thú vui của vị Thánh Đế phóng túng này.
Bây giờ, Duệ Thanh đã hơn 20 tuổi, trưởng thành hơn xưa rất nhiều, đã trở thành một chàng trai phong nhã, nhưng nét dễ thương vẫn không thay đổi. Vóc dáng nhỏ bé, lại cộng thêm gương mặt dễ thương, đứng bên cạnh đấng nam nhân mạnh mẽ như Khánh Nhã, Duệ Thanh thường bị nhầm là “ái đồng”. Có lần Khánh Nhã buột miệng:
-Gương mặt dễ thương như vậy mà lại… thật đáng tiếc.
Lúc ấy, Duệ Thanh lập tức nghiêm mặt, thẳng người.
-Gương mặt cũng chỉ là một miếng da. Kẻ chỉ chú trọng vẻ bề ngoài thì không thể gọi là bậc đại nhân.
Từ đó trở đi, Khánh Nhã không bao giờ nói như vậy nữa nhưng trong lòng vẫn thấy nhiều tiếc nuối. Thỉnh thoảng, những lúc không có Duệ Thanh bên cạnh, Khánh Nhã vẫn nói :
-Nếu cười nhiều hơn một chút chắc chắn rất dễ thương. Tiếc thật!
Nếu Duệ Thanh nghe được chắc chắn sẽ nói :
-Cả đời cũng không cười.
******* Bạch cương thạch, vật mà Khiết Đan muốn chiếm đoạt chính là khoáng vật vô cùng quý giá của Lân Quốc. Nếu mài thành hình tròn sẽ trở thành bảo ngọc lấp lánh, nếu mài thành cạnh sắc sẽ là món vũ khí tuyệt thế. Nếu chiếm được, Khiến Đan sẽ dùng nó làm vũ khí, đánh chiếm các nước khác.
Để ngăn cản dã tam của Khiết Đan, Hoàng Đế đã thành lập Cấm Quân. Thế nhưng, tuy cấm quân rất đông nhưng không thể nào trấn áp được quân Khiết Đan. Sau một vài lần giao tranh, Cấm Quân đã phải rút sát về biên quan. Trong dân gian, có nhiều lời đồn đại là do Hoàng Đế không có khả năng điều binh.
Người đang tại vị Hoàng đế chính là quốc vương của Tinh Quốc. Quốc vương Tinh Quốc được đăng quang không phải vì tài quân sự hơn người mà do khả năng đàm phán, cùng với tài điều khiển chính sự. Ngay khi vừa tại vị, Hoàng Đế đã thực hành một số chính sách cải tạo các chế độ liên quan đến binh sĩ như nghỉ giao ban,…. Nhờ đó, năng lực của Cấm Quân đã được thiện rất nhiều, nhưng vẫn chưa đủ sức để đẩy lùi Khiết Đan.
Người mật tấu với Thánh Đế về tình hình chiến trận chính là thống soái Cấm Quân, Ứng Minh đại nguyên soái. Hoàng Đế đã bỏ ngoài tai mọi lời tấu trình, sách lược của Ứng Minh, và đưa ra những kế hoạch tác chiến thiếu thận trọng. Ở Hoa vương triều, binh quyền nằm trong tay Hoàng Đế. Đại nguyên soái có thể đưa ra các sách lược điều binh nhưng người quyết định cuối cùng vẫn là Hoàng Đế.
Tình hình chiến trận lẫn sự bất mãn đối với Hoàng Đế ngày càng nghiêm trọng. Trước khi trở nên không thể cứu vãn, Khánh Nhã nghĩ cần phải tìm ra cách giải quyết nên quyết định thân chinh ra vùng biên quan. Vì liên quan đến an nguy của Thánh Đế, bá quan trong triều đã quyết liệt phàn đối. Và dĩ nhiên, Khánh Nhã đã không ngoan ngoãn nghe lời mà ở lại trong hoàng cung.
-Trẫm là Thánh Đế.
Và sau câu nói đó, hiện tại, bá quan triều đình đang thở dài hoang mang vì cả Thánh Đế khánh Nhã lẫn tể tướng Duệ Thanh đều không có ở Lâm Dương.
Nhưng cho dù khánh Nhã có khả năng dẫn quân chinh phạt Khiết Đan, thì Thánh Đế không thể xen vào quân vụ. Nhưng Khánh Nhã cũng không thể đứng nhìn bá tánh và binh sĩ chết oan. Theo luật của Hoa vương triều, Thánh Đế có quyền truất phế Hoàng Đế nếu có lý do chính đáng.
_________________________________________________
Chú thích :
-Sáu bộ: khoảng trên dưới 1m8, 1 bộ tương đương 0,3m.
-Đại nhân : không nói về tuổi tác mà chỉ người vừa có tài trí hơn người, nhìn xa trông rộng, có tấm lòng quảng đại.
|
Chương 2 : Tương ngộ
An Lãnh là đô thành gần tiền tuyến nhất. Thời gian trước, Hoàng Đế đã cho xây dựng ở đây một quân trại không kém gì các phủ quan ở kinh thành. Đúng như tên gọi, nơi đây là chỗ nghỉ dưỡng cho các binh sĩ về cả thể lực lẫn tinh thần, đặc biệt là những người bị thương, bệnh tật. Sau khi hồi phục, họ sẽ trở lại tiền tuyến. Hoàng Đế hi vọng, nhờ vậy mà sĩ khí sẽ dâng cao, cũng như kéo gần khoảng cách giữ quân và dân. Trước đây, nơi đây chỉ là một doanh trại lạnh lẽo, nghiêm ngặc nhưng sau những cải cách đó đã trở thành một nơi nhộn nhịp, hoa lệ.
Hai bên đường có rất nhiều hàng quán nhỏ. Khánh Nhã, vừa đi vừa nhìn mọi thứ một cách rất thích thú, thỉnh thoảng lại ghé vào một quán nhỏ có bày những món hàng kì lạ, hay hỏi chuyện chủ quán. Nhờ vậy, cận vệ binh đã theo kịp phía sau. Nhờ cách nói chuyện rất phóng khoáng nên không ai nghĩ người đang đứng trước mặt mình là Thánh Đế, mà chỉ là một quý tộc từ phương xa mới đến.
Khánh Nhã vừa quan sát gương mặt đầy lo lắng, cảnh giác của Duệ Thanh, vừa nghe ngóng khắp nơi, những câu chuyện của các binh sĩ, cũng như lời bàn tán của bá tánh ở chợ. Đang dạo bước qua lại, đột nhiên Khánh Nhã đứng sựng lại.
Phía trước là một lôi đài nhỏ, đứng trên lôi đài là một người đàn ông cao gần 7 bộ, mặc trang phục bó sát người để lộ rõ những cơ bắp rắn chắc của người luyện võ, , đang lớn tiếng kêu gọi mọi người đến. Khánh nhã nhìn người đàn ông một cách thú vị, buột miệng :
-Có vẻ rất cường tráng.
Người đàn ông vừa dứt lời liền lấy ra một cây mộc bổng dài, múa mấy đường bổng rất đẹp mắt. khánh Nhã vẫn thường dùng trường thương, do với bổng không có nhiều khác biệt, nên nhìn từng đường côn của người đàn ông, không khỏi thán phục. Bài bổng của người mãi nghệ vừa đẹp, vừa nhẹ nhưng cũng bộc lộ rõ sức mạnh bên trong, đúng là “nhất kị đương thiên”.
Trong lúc mải mê xem, Khánh Nhã cảm giác có một ai đó đến gần mình, nhìn kĩ lại là một đứa trẻ khoảng 12, 13 tuổi. Đứa bé len đến gần, vừa giơ tay lên thì từ đâu một hòn đá chọi trúng tay. Khánh Nhã vội lách người qua một bên rồi nhanh chóng chụp lấy tay cậu bé.
-Á…
Cậu bé kêu lên một tiếng, buông rơi vật trong tay ra, cắm đầu bỏ chạy. Một cận vệ quân vội chạy đến chỗ Khánh Nhã. Ngay sau đó, anh đã bị theo sau là Duệ Thanh và một nhóm cận vệ bao vây xung quanh. Duệ Thanh rất hối hận vì không phát hiện ý đồ của cậu bé, để cậu tiến sát Thánh Đế như vậy.
Bỏ mặc cậu bé, Khánh Nhã nhìn về phía lôi đài, nơi hòn đá đã bay ra. Đập vào mắt anh. là một mỹ nhân đài các, đứng bên cạnh người võ sĩ múa côn khi nãy, thoạt nhìn cũng đủ biết là người dị tộc. Thiếu nữ còn rất trẻ với mái tóc vàng mượt mà, một phần được bới cao, vắt một cây trâm ngọc, một phần tuôn dài ngang thắt lưng. Đôi mắt xanh, môi đỏ thắm cùng với làn da trắng càng tăng thêm vẻ mỹ lệ hiếm thấy.
Vị tiểu thư nhìn Khánh Nhã, khẽ cúi đầu chào, đi về phía mọi người.
-Nếu được, xin mời các vị về tiện xá, ở nơi có tường bao bộc dù sao cũng dễ cảnh giác hơn.
Đôi môi đỏ thắm khẽ nhấp, thấp thoáng nụ cười. Nhưng giọng nói lại trầm hơn những cô gái khác.
-Có lẽ vậy, nếu tiểu thư không phiền.
Nghe Khánh Nhã nói, Duệ Thanh không phản đối. Đúng như vị tiểu thư xinh đẹp đã nói, ở trong nhà dù sao cũng an toàn hơn bên ngoài. Mọi người liền nối gót theo cô gái dị tộc, vòng ra phía sau lôi đài. Giữa đường, Duệ Thanh cúi xuống, định nhặt vật cậu bé ban nãy đánh rơi thì cô gái đã vội lên tiếng ngăn cản.
-Cẩn thận, trong đó có thể có độc, không nên trực tiếp chạm vào.
Nghe vậy, Duệ Thanh vội rụt tay lại, lấy một chiếc khăn bọc lấy kim châm rồi đưa lên xem xét cẩm thận. Tuy nói là kim châm nhưng chỉ dài khoảng 5 thốn. Duệ Thanh bọc kim châm lại cẩn thận rồi cất vào thắt lưng.
Vị tiểu thư lạ dẫn mọi người băng ngang qua một sân rộng, về phía một dãy nhà có nhiều gian phòng nhỏ, có vẻ như dùng để thay đồ và nghỉ giải lao. Cô gái dẫn mọi người vào một gian phong ngăn nấp. Chính diện có một chiếc gương lớn, có một chiếc bàn dài, một trường kỉ và mấy chiếc ghế nhỏ. Không gian thoang thoảng hương hoa.
-Nhà không có gì cả, nhưng xin cứ tự nhiên.
Khánh Nhã ngồi xuống trường kỉ, Duệ Thanh đứng phía sau. Mấy cận vệ binh đều đứng xung quanh, cảnh giác nhìn khắp nơi. Vừa lúc đó, cận vệ đã đuổi theo cậu bé bước vào, vẻ mặt chán nản, báo cáo cậu bé đã chạy mất.
Vị tiểu thư ra hiệu với người võ sĩ. Ông ta liền gật đầu rồi bước ra ngoài. Có vẻ như cô gái là chủ nhân còn nam nhân này chỉ là tùy tùng. Trong thoáng chốc, nam nhân đã quay lại tay cầm một chiếc mâm có đặt mấy chiếc cốc sứ đựng chất lỏng màu tím nhạt, mang hương trái cây.
-Xin mời, đây là rượu nho.
Nghe lời cô gái, Khánh Nhã đưa tay đỡ chiếc cốc. Thấy vậy Duệ Thanh hốt hoảng, đưa tay ngăn lại.
-Bên trong không biết có gì…
-Bên trong có gì à. Trong đây có gì ?
Khánh Nhã quay sang hỏi tiểu thư, giọng có chút đùa cợt. Cô gái bật cười.
-Không có độc đâu. Giết người không quen sẽ được gì chứ. Nhưng nếu đã lo lắng đến vậy thì…
Cô gái vừa nói, vừa giơ tay, đỡ chiếc cốc trong tay Khánh Nhã. Giọng nói trầm tĩnh, có phần uy nghiêm, thấp thoáng uy thái của người trên. Tiểu thư uống cạn chất lỏn trong ly, rồi lấy một chiếc khăn thêu rất tinh xảo ra, lau mấy giọt rượu trên môi.
-Xin mời.
Trước khi duệ Thanh kịp ngăn cản, Khánh Nhã đã uống cạn ly rượu. Duệ Thanh nhíu mày, dò xét nét mặt của vị Thánh Đế phóng túng này.
-Vừa ngọt lại vừa chua, là một vị rất lạ.
Vừa uống xong, Khánh Nhã liền nói ngay cảm tưởng. Cô gái mỉm cười, khóe môi khẽ nhếch lên như đóa hoa đang hé nở. Đúng là mỹ nhân tươi cười, cả không gian cũng bừng sáng rực rỡ.
-Ở quê hương của tiện nữ, mọi người, kể cả trẻ con, đều uống loại rượu này thay cho nước.
Khánh Nhã với tay lấy bình rượu rót vào ly, vừa hỏi cô gái đến từ đâu.
-Một nơi rất xa, một đát nước nhỏ nằm ở sa mạc.
Cô gái bắt đầu kể về đất nước nhỏ bé của mình, về những đô thành mà cô đã biểu diễn trên sa mạc. cách nói chuyện của cô gái khiến Khánh Nhã cảm thấy rất dễ chịu. Giọng điệu không quá cao, phải nói là hơi trầm. Qua từng lời của cô gái, Khánh Nhã như thấy cảnh vật hiện ra trước mắt. Có lẽ nhờ cuộc sống lang bạc, cô gái, thoạt nhìn rất yếu đuối, đã học được những kiến thức, những kinh nghiệm mà ngay cả các vị đại thần, học sĩ trong triều cũng chưa chắc biết được, và cả cách kể chuyện rất sinh động. Khánh Nhã thầm nghĩ :
“Nếu hỏi về tình tình Hoa Vương Triều và Khiết Đan, cô ta sẽ trả lời thế nào nhỉ?”
Nhưng nghĩ tới binh sĩ đang chiến đấu sống chết, Khánh Nhã đã không nói gì.
-Cô còn định cho chúng tôi xem gì?
-Xin đợi một chút. Nhưng ngài có thật sự muốn xem không?
-Tất nhiên muốn xem, rất có hứng thú.
Ngay lúc đo, Khánh Nhã có cảm giá như tay áo bị kéo nhẹ. Anh nhìn về phía Duệ Thanh. Nhìn ánh mắt, Khánh Nha biết, cậu ta rất muốn về để điều tra kim châm.
-Nhưng không thể ở đây quá lâu. Đúng rồi, ta có ý này. Vị tiểu thư này có thể múa hát ở hoàng phủ. Như vậy bệ hạ cũng không thấy buồn chán. Ta cũng có thể cùng tham dự. Nhưng với điều kiện tiểu thư không thấy phiền…
Lúc đó, Khánh Nhã mới sực nhớ chưa biết tên cô gái.
-Ta là Khánh, còn quý danh của cô nương là…
Cô gái ngước lên nhìn thẳng vào Khánh Nhã rồi mỉm cười.
-Là Hương Liêu Á
-Một cái tên rất đẹp. Cô nương sẽ tới chứ?
-Nếu ngài không chê tiện nữ vụng về, xin vào phủ giúp vui cho các vị quan nhân.
Khánh Nhã làm như không thấy vẻ mặt sửng sốt của Duệ THanh, vỗ tay thích thú. Duệ Thanh không ngờ mọi việc lại diễn biến như vậy. Nhưng mọi việc đã được quyết đinh, cậu đành phải căn răng đứng nhìn một nghệ nữ không rõ lai lịch vào vương phủ. Còn về phần Khánh Nhã, nhìn Duệ Thanh như vậy, cảm giác như mình là người thắng cuộc, lòng vô cùng hân hoan.
-Ta sẽ nói với thủ vệ.
-Xin lãnh ý.
Cô gái và võ sĩ cúi đầu tiễn Khánh Nhã và mọi người.
-Hương Liêu Á, đúng là một cái tên rất hay.
Khánh Nhã vừa đi vừa nói một cách rất thỏa mãn, lại quay sang trêu Duệ Thanh.
-Đừng suy nghĩ nhiều quá. Nghĩ nhiều sẽ bị hói đầu đó.
Khánh Nhã và tùy tùng vừa khuất dạng, cả 2 vội quay vào trong. Bên trong, mọi người đang chuẩn bị, qua lại rất bận rộn. Hương Liêu Á liền gọi một đứa trẻ trong đó đến gần. Tuy quần áo thay đổi nhưng chính là cậu bé đã cố tiếp cận Khánh Nhã khi nãy.
-Giỏi lắm Ủy Diệp.
-Có thể giúp cho chủ nhân là vinh dự của kẻ tôi thần.
-Cẩn thận, đừng để bọn họ thấy mặt.
Cô gái liền cho cậu bé lui xuống. Nam nhân đứng phía sau cô gái vừa cười vừa nói :
-Thật may mắn.
-Đang không biết làm sao để tiếp xúc với cao quan của vương triều thì bọn họ đã tự đến tìm. Có thể gọi du nghệ nhân vào phủ thì phải có địa vị rất cao.
-Là do Lương Nhan điện hạ được thần linh phù hộ.
Nam nhân vừa nói, vừa quỳ xuống trước mặt cô gái.
-Nhưng hắn ta hình như không phải là quan văn.
-Nghe đồn Thánh Đế rất thích võ thuật, nên xung quanh chắc có nhiều võ quan.
-Có lẽ vậy. Truyền lệnh xuống dưới phải nhanh chóng dọn dẹp tất cả, chuẩn bị nhập phủ. Trễ ngày nào, phụ vương sẽ lao tâm thêm ngày đó.
-Lãnh ý.
La Khẩn liền lui ra. Ngay sau đó, Lương Nhan nghe tiếng hò reo vang dội. Đó là những tiếng hò reo phát ra từ tấm lòng tưởng nhớ cố hương tha thiết.
-Mọi việc chỉ mới bắt đầu.
Lương Nhan lẩm bẩm, rồi với tay lấy bầu rượu để gần đó uống một hơi. Vừa đặt bình rượu xuống, Lương Nhan liền phất tay áo lên lau mấy giọt rượu còn vương nơi khóe môi. Cử chi vô cùng thô lõ, hoàn toàn trái ngược với dáng thướt tha, kiều diễm khi nãy.
______________________________________________
Chú thích :
-Nhất kị đương thiên : một thành ngữ cổ của Nhật, ý nói là một người có thể chống lại ngàn binh.
-5 thốn : khoảng 15 cm, ở đây có chút mâu thuẫn, kim châm mà 15cm là tương đối dài như theo diễn tả trong truyện thì chỉ là một kim châm nhỏ, không có tính sát thương cao.
|