Những Chiều Mưa
|
|
Cứ hễ ai nhắc tới chuyện của tôi là y như rằng tôi lại bực bội, cả chiều hôm đó mặt tôi đúng chất y như quan tài. Ai hỏi cũng chỉ lạnh nhạt trả lời cho qua. Đến lúc lên sân khấu cũng chỉ lẳng lặng cầm cây sáo lên làm đúng nhiệm vụ của mình. Sau 3 lần dợt tới dợt lui thì cũng xong tiết mục của lớp tôi, lúc này cũng 4h hơn. Bỏ mặc lời kêu gọi ở lại. . . ngắm gái của xóm nhà lá. Tôi bực bội dắt xe chuẩn bị đi về. . . “Ê Hiếu. . . Chờ đã.” – Thằng Đức gọi giật tôi lại. “Gì?” “Mày đi ra đây với tao.” “Đi đâu?” “Cứ đi theo tao thì biết.” – Nó lạnh nhạt trả lời xong cũng lôi xe ra, tôi lẳng lặng đạp xe kế bên nó. Nó đưa tôi ra một quán nước ven đường, mà điều tôi không ngờ tới là quán nước này nằm. . . khá gần cái trạm xe bus kia. Cũng là phía đối diện nhưng quán nằm ở vị trí xéo lên bên trên, còn cái chỗ tôi hay lẳng lặng nép mình thì lại nằm bên dưới. “Mày. . .” – Tôi khó hiểu, định mở miệng ra hỏi. “Câm mồm, cứ ngồi đây đi. Và nhìn cho kỹ, sau đó về nhà mày tự tìm cách giải quyết.” – Nó lạnh giọng, hất mặt về phía trạm xe bus mà bình thường nàng vẫn hay đứng. Tôi kêu một ly đá me với vài điếu thuốc xong cũng chỉ lẳng lặng đưa ánh mắt nhìn sang bên kia đường. Rồi cũng không phải để tôi đợi lâu, tầm 20 phút sau. Một hình bóng đã khiến tôi đau đầu biết bao nhiêu lần đang lặng lẽ băng qua đường đến bên trạm xe bus. Tôi chỉ yên lặng hút thuốc rồi nhìn nàng. Lòng tôi lại bỗng nhiên nảy lên một nhịp. Nàng đứng đó, dáng người đơn bạc, cô đơn. Thỉnh thoảng khẽ liếc nhìn xung quanh rồi lại cúi đầu xuống, đôi lúc khẽ đưa tay lên gạt đi những lọn tóc bay loạn nhịp. Và cũng từ chối lên chiếc xe 01 như bao lần. . . Rồi nàng cứ lặp lại những động tác như một thói quen, đôi mắt u buồn xa xăm lặng lẽ nhìn xung quanh cố kiếm tìm một điều gì đó. . . Dòng người trên đường dần trở nên đông đúc hơn khi trời dần ngả màu, từng vệt nắng vàng cuối chiều khẽ hắt xuống trạm xe bus kéo theo chiếc bóng dài, trông thật hoang liêu và cô tịch. Tôi chỉ cảm thấy rằng lúc này chỉ có một mình nàng đang đứng nơi đó, rằng tất cả mọi thứ xung quanh đang làm nền cho một mình nàng. Nếu như không có Thùy, hoặc nếu như hôm sinh nhật Thùy không nói ra những lời kia. Thì có lẽ tôi sẽ chạy lại ngay trạm xe bus rồi ôm chặt nàng vào lòng, nhưng giờ. . .tất cả cũng đã muộn rồi. Và rồi thời gian cứ lẳng lặng trôi đi như thường lệ. . . Khi những tia nắng cũng dần lẩn khuất để nhường chỗ cho bóng đêm, nàng khẽ cúi đầu rồi lại lên chiếc xe 01 để đi về. Tôi lặng yên dõi theo cái xe bus đó đang chậm chậm chuyển bánh, cho đến khi nó đã khuất khỏi tầm mắt. . . “Mày thấy hết rồi chứ?” – Thằng Đức khẽ búng điều thuốc rồi hỏi tôi. “Ừm. . .” “Mày biết tại sao cô ấy làm vậy chứ?” “Có thể. . . ừm . . .” – Tôi định nói ra nhưng lại thôi, chỉ khẽ thở dài gật đầu. “Tao không biết giữa 2 chúng mày có chuyện gì. Nhưng mấy hôm nay tao ngồi đây nên chú ý tới cô ấy, rồi nhìn thái độ của mày lúc nãy. Tao nghĩ mày nên đi tìm cô ấy đi. . .” “Tìm rồi làm gì?” – Tôi hỏi lại - “Rồi còn Thùy thì sao, chẳng lẽ bây giờ mày muốn tao bỏ rơi Thùy để chạy đi tìm cô ấy à?” “Tao không có nói mày bỏ rơi Thùy, ít ra cũng nên nói gì đó với người ta một tiếng. Chẳng lẽ mày cứ để cho Linh mãi như vậy à?” “Mày tưởng tao muốn như vậy lắm sao, mày tưởng tao thấy cô ấy như vậy tao vui lắm à?” “Nếu vậy sao mày không làm đi?” “Đôi khi có những thứ chỉ là ước muốn, nhưng bản thân cũng không thể làm gì được. . .” – Tôi thở dài “Mày . . .” “Mày im đi. Mày không phải là tao, mày không hiểu được đâu. . .” “Đúng, tao không phải là mày nên tao không hiểu, nhưng ít ra tao cũng biết mày chỉ là một thằng hèn nhát, không dám đối mặt mà thôi.” “Kệ xác mày, nghĩ sao cũng được. Tao đi về đây.” – Dứt lời, tôi cũng leo lên xe guồng chân đạp về. Bỏ mặc thằng Đức ở lại đang nhìn tôi đầy bực dọc. “Phố vắng đìu hiu bước một mình Người buồn cảnh vật cũng điêu linh Ánh dương soi bóng ai nhẹ bước. Chiều xuống riêng tôi bước lặng thinh . . .”
|
Chương 39 Sáng 20/11, sân trường đầy ắp học sinh, tiếng cười nói vang lên khắp nơi. Từng tia nắng ban mai khẽ chiếu rọi xua tan đi không khí ẩm ướt của buổi đêm. Từng tốp học sinh đứng tụm năm tụm ba nói chuyện, chỗ khác thì từng tốp ôm hoa hay quà lại tặng cho giáo viên. . . Do tôi thuộc trong đội văn nghệ nên không phải chen lấn xếp hàng như những thành viên còn lại trong lớp, thay vào đó là đứng ru rú ở sau cánh gà. Nghe mấy người bên Đoàn chỉ đạo công tác cho buổi lễ, rồi thử âm thanh, dặn dò các lớp chú ý về tiết mục của mình. . . Đến 8h thì buổi lễ cũng bắt đầu, sau màn chào cờ như thường lệ thì thầy hiệu trưởng cũng lên phát biểu đôi ba câu, sau đó thầy lui xuống nhường chỗ cho các tiết mục văn nghệ chào mừng. Lúc ở sau cánh gà, tôi vẫn lơ mơ nhớ đến cảnh tượng chiều hôm qua, nên cũng không để ý mấy đến tình hình xung quanh. Đang hồi tưởng thì thằng Đức đập đập vai tôi. “Chú ý đi, sắp đến lớp mình rồi.” “Ờ,đang lớp nào vậy?” “Đang màn múa dân tộc của 10A10” “A10 à, để xem nào. Nghe đồn gái lớp đó xinh nhất khối.” – Tiếng thằng Dũng vang lên bên cạnh tôi. “Sao mày lại ở đây? Hôm qua không thấy mày lên tao tưởng mày bỏ cuộc rồi?” – Nhận ra thằng bên cạnh mình là ai, tôi ngạc nhiên hỏi. “Hôm qua nhà tao có việc nên không lên được.” “Ờ, tí đi Đầm Sen không?” “Không, tí xong tao về bên Chu Văn An chơi với đám bạn cũ rồi.” – Nó nhún vai “Im mồm đi, để yên tao xem múa nào!” – Thằng Đức kế bên trầm giọng kết thúc câu chuyện chả đâu ra đâu giữa tôi với thằng Dũng. Tôi cũng không ham kiếm chuyện với thằng Đức mà gật gù đứng xem văn nghệ, thầm tặc lưỡi – “Không hổ danh là lớp đặc biệt của trường, em nào em nấy cũng xinh xắn cả, tuy khí chất không bằng em Thùy nhưng cũng không kém mấy phần.” Đội hình múa 8 người thì đến 7 đứa là tôi chú ý rồi, đứa còn lại. . . do hơi khuất tầm mắt nên tôi cũng không để ý lắm. Đứng lố nhố nhìn ngắm chán chê, lúc sau cũng đến lượt lớp tôi. Thầm tặc lưỡi rồi vác sáo đi lên làm nhiệm vụ, thấy có cái ghế dựa với một cái micro hạ thấp đang để đó, tôi cũng biết là chuẩn bị sẵn cho mình. Đưa mắt nhìn về phía Nhật Giang rồi khẽ gật đầu ra hiệu, từ từ tôi đưa sáo lên môi. . . Giai điệu nhẹ nhàng, khi trẩm khi bổng của bài nhạc len lỏi làm dịu đi không khí rộn ràng của buổi lễ, xen lẫn hương điệu đồng quê yên bình càng làm tăng thêm sự cuốn hút của bài hát. Rồi những nốt nhạc cuối cùng cũng vang lên cũng là kết thúc cho tiết mục của chúng tôi, lác đác đâu đó trong sân trường là những tiếng vỗ tay rồi huýt sáo cổ vũ. Khẽ cúi chào khán giả rồi cả đám kéo nhau lũ lượt đi xuống rồi tót về hàng khu vực lớp mình. Về đến hàng của lớp, tôi thấy em Thùy đang ngồi ở vị trí. . . cuối cùng của hàng nữ. Đoán chắc là em đang đợi mình, tôi liền vọt đến ngồi kế bên. Em khẽ nhìn tôi mỉm cười. “Bữa nay tươi tỉnh quá ha” “Tươi gì, thì lên sân khấu phải thế chứ. Không lẽ vừa thổi sáo vừa khóc.” – Tôi nhún vai “Nãy thấy bên lớp khác có nhiều người để ý Hiếu lắm đó.” “Ừa. . .” – Tôi gật gù. “Có mấy nhỏ dễ thương bên A3 cũng qua đây hỏi Hiếu đó.” – Em khẽ nheo nheo mắt rồi nói. “Đâu. . .?” – Tôi mở miệng hỏi như một thói quen, rồi giật mình khi biết ngay là mình đã lỡ lời. “Hừ. . .” – Thùy quay ngoắt đi hờn dỗi. Tôi cười khổ, lại một phen dỗ dành sướt mướt diễn ra. Tụi thằng Đức ngồi đằng sau nghe thấy thì giả bộ ói mửa liên tục. . . Mãi lúc sau khô cả cổ thì mới làm hòa được với người đẹp, tôi thở phào “Vậy là tí đi Đầm Sen hở?” – Thùy quay sang tôi hỏi. “Ừa, xong lễ thì đi liền.” “Rồi mặc đồ này đi hả?” “Ơ. . .” – Lúc này tôi mới giật mình nhớ ra. Ừ nhỉ, không lẽ cứ áo trắng sơ mi với áo dài thế này chạy lăng xăng trong Đầm Sen. Tôi quay lại hỏi thằng Hưng. . . “Ê Hưng, lát hồi đi thì mặc đồ này luôn hả?” “Ủa vô WC thay đồ rồi đi chứ, đừng nói mày không đem nha?” – Thằng Hưng ngạc nhiên hỏi lại. “Mày có nói quái đâu mà đem.” “Không nói thì mày phải tự biết chứ. . .” – Thằng Hưng vặc lại. “Móa. . .” – Tôi bực mình gắt ầm lên. “Thôi. . . hay tí để mọi người đi trước, mình về thay đồ rồi ra sau. . .” –Thùy thấy tôi như sắp nhào vào ăn thua đủ với thằng Hưng thì níu tay kéo lại, sau đó cắn môi nói. “Thôi tí mình về bên Thùy đợi rồi đi chung.” – Tôi liếm môi nói. “Ừa cũng được . . .” – Em cũng gật đầu vui vẻ. Tôi quay lại nói vài câu với bọn thằng Hưng về ý kiến của em Thùy, tụi nó cũng chỉ gật đầu rồi cũng không ý kiến.
|
Đến tầm 9 rưỡi thì buổi lễ kết thúc, tôi lại lẽo đẽo đi cùng Thùy để. . . về dinh. Vì tí đằng nào cũng về trường nên tôi cũng để xe đạp lại mà chở Thùy về bằng xe của em. Đạp bở hơi tai mới qua được 2 cái cầu, lúc sau cũng đến trước căn nhà to đồ sộ đó. “Hiếu ngồi đây đợi mình nhé, mình vào rồi ra liền. . .” “Ừa . . . Cứ đi đi, mình đợi ở đây cũng được.” – Tôi gật đầu nhẹ nhàng Trong lúc chờ đợi, thì tôi cũng để ý được hôm nay trong sân nhà em có 2 cái ô tô. Một cái là biển Sài Gòn, một cái là biển của tỉnh. Tôi đoán chắc ba hoặc mẹ em Thùy về nhà, rồi đang tiếp khách bên trong. Tôi cũng hết ham đi vòng quanh để ngắm nghía mà yên vị ngồi tại một chỗ, lòng thầm khấn là người nhà em đang bận không ra để tra khảo tôi. Và điều tôi khấn đã được ông trời thương xót, nên 15 phút sau thì em Thùy đi ra. Vừa nhìn thì tôi đã ngạc nhiên, nay em ấy không mặc váy như mọi khi tôi sang mà lại chơi. . . nguyên dàn đồ đen. Quần jean đen, áo đen được đính thêm vài hạt kim loại màu trắng, chiếc áo khoác mỏng màu đen được mặc bên ngoài để che nắng, giày cũng đen luôn. . . Tôi đang há mồm ra thì em khẽ cười. “Sao thế. . .?” “Hơi lạ thôi, tại mình thấy Thùy hay mặc những bộ đồ màu nhạt, bữa nay lại đổi tông nên hơi ngạc nhiên.” “Thế có đẹp không.” – Thùy khẽ cười rồi nhẹ nhàng hỏi. “Chậc. . . Người đẹp thì mặc gì chả đẹp, không. . .” – Tôi đang hứng chí nói thì im bặt, mồ hôi túa ra. Suýt nữa thì mở mồm phán ngay câu không mặc gì cũng đẹp, đến nước đó thì đời tôi tàn như xơ mướp rồi. “Không gì. . .?” – Em khẽ cau mày hỏi. “Không. . . ý mình là không gì đẹp bằng. . .” – Đầu óc xoay chuyển nhanh chóng, sau đó thốt ra một câu mà. .. chẳng ăn nhằm gì với nội dung câu nói vừa rồi. “Hì, thế Hiếu có về không, hay là đi luôn” “Thôi đi luôn đi, mặc cái này cũng được không sao đâu.” – Đang nói thì điện thoại trong túi quần khẽ rung lên, tôi mở ra xem thì thấy tin nhắn của thằng Đưc. “Thôi giờ lên trường, tụi kia vẫn đang ở trên đó chưa đi nữa.” – Tôi nhún vai. “Ủa nãy giờ mà chưa đi?” “Cũng không biết bọn nó làm gì, nhưng chắc đang kẹt gì đó. Thôi đi thôi.” – Tôi leo lên xe giục nàng. “Ừa. . .” – Nàng cũng gật đầu. Lúc tôi vừa co chân lên đạp xe, thì từ trong nhà Thùy bước ra 2 người đàn ông. Một người thì tôi đoán là ba em Thùy, còn người kia thì tôi vừa liếc mắt nhìn thấy thì ngay lập tức tôi sầm mặt lại, rồi cứ thế cắn răng đạp thẳng đi, cũng không nói chuyện giỡn với Thùy như mọi khi. Dường như lúc sau Thùy thấy tôi có gì khác lạ hơn, em khẽ níu áo tôi rồi hỏi. “Sao vậy?” “Người lúc nãy trong nhà Thùy, Thùy có quen không?” – Cắn răng nghĩ một lúc thì tôi mới mở miệng hỏi. “Nãy trong nhà có ba với một người bạn của ba, cũng có đến nhà mình vài lần rồi. Nghe đâu đang buôn bán gỗ gì đó trên khu vực Tây nguyên.” – Thùy khẽ cau mày rồi nói –“Ủa sao vậy, Hiếu quen à?” “Ừa, nói không quen thì cũng không đúng, mà cũng chưa hẳn là quen.” “Là sao?” – Em ngạc nhiên hỏi lại. “Người đó tên Phương, nhà ở trên Ban Mê phải không?” “Hình như đúng là tên Phương, nhà ở đâu thì mình cũng không rõ lắm. Mà sao vậy kìa?” “Đúng là không nhầm người rồi, quả nhiên là ông ta” – Tôi khẽ thở dài nói với Thùy – “Một người Hiếu không muốn gặp mà thôi, khi nào có dịp Hiếu sẽ nói cho” “Ừa. . .” Lên đến trường, lại tốn một hơi chửi nhau với bọn thằng Hưng vì tụi nó trách tôi lúc nào cũng lề mề. Lúc sau thì taxi cũng đến, 8 người chen chúc lên xe cũng không tính là chật chội. Do xe của chú thằng Hưng lái nên nó ngồi trước, băng ghế giữa là tôi và thằng Đức, ở giữa là em Thùy và nhỏ Huyền. Băng ghế cuối thì thằng Mạnh – Minh mái – Vũ đang rúc đầu bàn luận gì đó. 20/11 không hổ là ngày mà. . . toàn học sinh đi chơi. Lúc đến nơi thì tôi thấy đủ các loại đồng phục học sinh của các trường. Thằng Đức muốn lấy le với em Huyền nên lăng xăng chạy vào mua vé, mà em Huyền cũng ham vui nên lẽo đẽo theo sau đi cùng. Đợi một lát thì 2 anh chị cũng đi ra, cầm theo đống vé phân phát như. . . phát tờ rơi, kế tiếp cả đám long hành hổ bộ, khoái trá đi vào. Chơi bời chán chê đủ các trò, từ lâu đài ma đến mấy trò mạo hiểm, sau đó chui vào nhà băng. Đến lúc cả đám mệt phờ ra, chân bắt đầu hơi tê đi vì nhức thì mới rủ nhau đi về. Tôi thì không sao, đi thế này thì so với tụi tôi vừa leo núi vừa cõng thêm chục ký rau thì càng không đáng nhắc tới, thế nên tôi vẫn bước đi oai vệ mặc kệ bên tai là tiếng than vãn thấy ông trời của đám bạn. Tôi nắm tay em Thùy đang chỉ chỏ tán hươu tán vượn, lúc sau thấy em ấy hơi nhíu đôi mi lại. . .
|
“Sao vậy?” “Lâu không đi nhiều vậy, thấy hơi đau chân thôi. . .” “Vậy thì lên đây. . .” – Tôi mỉm cười,đi đến trước mặt em ấy rồi quay người lại, hơi khom người xuống để 2 tay em ấy đưa qua vai mình, rồi tôi đứng dậy. . . cõng em ấy đi phăng phăng về hướng cổng. “Ơ. . .” – Thùy vẫn ú ớ đang ngạc nhiên “Ngồi yên đó đi, cấm nhúc nhích.” “Ừa. . .” – Em khẽ gật đầu, môi lại hé ra nụ cười làm tôi càng thêm sảng khoái. Đám bạn phía sau thì vẫn đang trợn mắt. Lúc ra gần đến nơi, thì tiếng Thùy nhẹ nhàng vang lên bên tai. “Hiếu có sao không?” “Yên tâm đi, vẫn chưa gục mà.” “Ừa. . .” – Em khẽ gật đầu rồi hơi cúi xuống, nhẹ nhàng đưa 2 gò má áp lại gần nhau, tôi còn thấy từ gò má mình truyền đến cảm giác hơi nóng, có thể do em ngượng hoặc là. . . cả 2.
|
Chương 40 Cuộc sống quay vòng liên tục, tôi thì cũng phải. . . chạy theo nó. Ban ngày thì lên lớp ngồi cười đùa tán dóc với em Thùy chán chê, lâu lâu nổi hứng chọc cho em ấy gắt ầm lên để rồi sau đó tôi lại phải lủi thủi đi xin lỗi. Do đi theo em Thùy tầm sư học đạo, nên kiến thức Lý của tôi cứ phải nói là vững như bàn thạch, Anh văn thì cũng lõm bõm, nhưng nói chung là cũng có tiến bộ vượt bậc. Làm thằng Thánh Nấm cán sự Lý trố mắt ra nhìn. “Mày dạo này đi học thêm à?” – Giờ ra chơi nó lê la qua chỗ tôi hỏi thăm “Không !” “Thấy mày không chép bài của tao, mà vẫn lên bảng làm bài đều đều mà?” “Mày không thấy em Thùy kèm tao sát rạt hả, muốn ngu cũng khó” – Tôi cười khổ “Ừa. . .” – Nó gật gù. “Mày cũng không thấy chép bài của tao nữa, kiếm được chỗ bám rồi à?” – Tôi nhếch môi cà khịa. “Em Thi cũng kèm tao suốt, may là hiểu được chút.” – Nó thở dài thườn thượt (Thi là con nhỏ lớp phó học tập, ngồi kế bên em Thùy). “Ừa . . .” – Tới lúc này thì tôi lại gật gù. Rồi cả 2 thằng liếc nhìn nhau, lập tức thở dài cùng chung suy nghĩ “Làm con trai thật cực khổ à, nào có sung sướng gì. . .” Chiều về thì tôi có một thói quen khác đó là ra về thì tôi tót thẳng về, mặc kệ lời mời bóng bánh của thằng Đức. Tôi đi ra cái quán mà hôm nọ tôi và thằng Đức đã ngồi, và tôi cứ lặng yên ngắm nhìn cái bóng hình đơn bạc kia. Như một thói quen vốn dĩ, hôm nào nàng cũng bước lên chiếc xe 01 khi trời đã chuyển màu, và khi đó tôi lại bần thần nhìn theo cho đến khi chiếc xe khuất bóng rồi lúc đó mới thở dài đi về. Mấy hôm đầu có hơi khó chịu khi cái cảm xúc nó cứ giằng xe khiến cho tôi buồn bực cực kỳ, nhưng dần dần. . . cũng quen nên tôi thầm tặc lưỡi thây kệ nó, tới đâu hay tới đó. Thời gian thì cứ trôi đi lặng lẽ, tháng 11 qua đi nhường chỗ cho tháng 12 lại tới. Thời tiết hanh khô hơn, gió sáng sớm lạnh hơn, thỉnh thoảng còn có ngày còn xuất hiện những lớp sương mỏng bay vật vờ. Nhưng tôi cũng chẳng thèm để nó vào mắt, cỡ này cũng chỉ như gió cuối thu ở quê tôi thôi. Bởi vậy, buổi sáng người dân ai ra đường cũng áo khoác mỏng có, dày có. Còn tôi thì cứ lơ phơ chiếc áo sơ mi đồng phục mỏng tèo heo, tối thì cởi trần lên sân thượng hút thuốc như ai, khi tắm thì nước lạnh cứ phải nói là từ đầu tới chân. Và dường như cái quy luật một năm tôi chỉ bệnh 1 2 lần lại bắt đầu thể hiện sự chính xác của nó, tôi thì cũng chán mạnh khỏe rồi vì thế mà tôi chẳng ngại ngần gì mà. . . lăn ra ốm. Và khốn nạn thân tôi, ốm lúc nào không ốm, lại lăn ra ốm khi kỳ thi học kỳ chỉ lẳng lặng còn cách. . . 10 ngày. Sáng thứ 5, đầu tôi hơi biêng biêng đi ra khỏi nhà, vừa mới leo lên xe đạp thì thế nào mà chân đạp trượt pê-đan. Làm mất thằng bằng ngã cái rầm, cái xe còn đè cả lên chân, cánh tay khẽ chà sát xuống đường lại làm tôi mất đi chút máu. “Ta kháo. . .Mới sáng sớm à nha !”- Tôi làu bàu than xui rồi đứng dậy phủi phủi đất bụi bám trên quần, xem qua cái tay rồi chắc chắn là nó không có gì khiến tôi phải lo lắng. Lúc này mới yên tâm phốc lên xe đạp guồng chân đạp đi. Và hôm nay dường như tôi. . . mỏng manh dễ vỡ hơn, khi mà vài cơn gió thổi vù qua cũng khiến tôi loạng choạng . . . Mệt mỏi đi từng bước lên lớp, quăng cái cặp qua một bên rồi ngồi phịch xuống. Đầu thì quay vòng vòng như say sóng, cổ họng đã hơi khô và khát nước kinh khủng. Lôi chai nước từ trong cặp ra nốc một hơi hơn nửa chai, lúc này cảm giác khó chịu ở cổ họng mới dịu xuống. Lát sau Thùy đến, nhìn tôi rồi khẽ mỉm cười chào, tôi cũng cố nặn ra một nụ cười so với khóc còn khó coi hơn. Em khẽ nhíu mày rồi đi đến chỗ tôi. “Sao vậy kìa?” – Em lo lắng hỏi. “Người hơi khó chịu, chắc bệnh rồi.” – Tôi thở dài ngao ngán. “Để xem nào . . .” – Vừa dứt lời thì em khẽ đưa tay lên đặt vào trán tôi. Lúc đó tôi có cảm giác mềm mại cực kỳ dễ chịu, nhưng tận hưởng được vài giây thì cảm giác đó lặn mất tích vì em Thùy đã rút tay về - “Hơi nóng rồi đó. Có sao không?” “Không sao đâu, ráng học nốt bữa nay vậy. Có gì tuần sau nó khỏi.” – Tôi cảm khái. “Sao lại tuần sau?” – Thùy cũng ngạc nhiên. “Mình từ bé đến giờ hễ bệnh là nằm liệt một chỗ cả tuần trời mới khỏi, chưa thấy bao giờ nay ốm mai khỏi.” – Tôi nhún vai. “Sắp thi rồi, vậy thì hơi căng đó.” – Thùy khẽ cắn môi nói. . . Tôi thầm bực mình – “Mình đang đau ốm thì không hỏi, suốt ngày thi với cử.” – Nhưng nghĩ thì nghĩ, tôi cũng chả dại mà mở miệng nói vào, đang yên đang lành lại mở mồm rước họa vào người thì hay rồi. Nhanh chóng nỏi lời an ủi em – “Không sao đâu, hết bệnh chịu khó học thêm xíu là được mà, với lại bữa giờ ôn cũng nổ đầu rồi, đừng lo. . .” “Ừa. . .” – Em nhìn tôi ái ngại rồi cũng đành gật đầu – “Có mệt lắm không?” “Cũng bình thường, đầu hơi quay quay thôi với khát nước thôi. . .” – Tôi nhún vai. “Thế ngồi đây nhé, mình xuống mua nước cho. . .” Tôi còn chưa kịp nói lời ngăn cản thì em Thùy đã vụt đi mất, đang lắc đầu chán nản thì thằng Đức lại lò dò tới.
|