Tổng Hợp Truyện Ma Dân Gian
|
|
TRUYỆN:CHIẾC GHE ĐÊM
Cơn gió heo may của mùa hè nóng nực, ở lan can chùa có bao người già và trẻ nằm ngủ trưa. Thêm một câu chuyện của ông chủ trì hơn 70 tuổi phe phẩy cái quạt mo kể chuyện từ hồi ông mới tu làm chú tiểu con, chia vui với con cháu.
Chuyện là:
- Một làng bên kia sông Mêkông, không có đường xe, cũng không có cầu qua lại chỉ mướn đò ngang thôi, đến chiều buông là không có đò nào cả, sống an tĩnh trong làng khi đêm đến. Đời sống thiên nhiên, nếu có chuyện khẩn cấp thì đi tìm gõ cửa nhà người có ghe nhờ giúp đỡ đưa qua sông trong đêm thôi.
Thời gian trôi qua, làng xa bờ sông, không có chuyện gõ cửa người ở làng bên bờ sông này giúp đỡ nữa, như là bến sông đã có một chiếc ghe chuyên chở người lúc khẩn cấp mà giờ nào cô cũng ngồi trên ghe chờ khách qua sông suốt cả đêm, cũng có nhiều người khi trôi qua cơn khẩn cấp trong đêm. Rồi mấy ngày sau thì người ta cũng tới tìm kiếm hỏi thăm với quà bánh trái, tìm kiếm một cô chèo ghe đêm giúp người qua sông.
Cả làng cũng không có ai biết gì về chuyện đó, ông trưởng làng hỏi hết làng cũng không ai biết và cũng như là chuyện thường thường của người chèo ghe kiếm ăn đêm, chỉ nghĩ là người làng trên hay dưới dọc theo bờ sông hay người bên thành phố chèo ghe kiếm tiền. Mà khi người trong làng bệnh khẩn cấp thì lại không bóng hình chiếc ghe đó, như là chỉ có người làng khác thấy, một cô đội nón ngồi chờ ở đầu ghe qua đêm.
Chuyện lang thang và tin tức của cô chèo ghe đêm đã kéo dài gần một năm trời cũng bắt đầu nhiều người trong làng bờ sông chú ý hỏi nhau, nhưng người trong làng đó cũng không có ai được gặp khi đi đánh cá đêm về, nhiều người chèo ghe qua chơi thành phố rồi đêm khuya mới về và để ý tới cô thì lại không thấy.
Chuyện thắc mắc là:
- Ai là người để con gái mình, hay là vợ mình mà ngồi qua đêm chờ chèo ghe đó, đáng lẽ phải là đàn ông chứ?
Rồi chuyện gì thì cũng có người tò mò, có hai anh chàng cũng cỡ tuổi 20, người trong làng đó. Dưới đêm trăng của ngày 16 đẹp dễ thương trên bầu trời, bến sông đêm ngó nên thơ. Hai người xuống ngồi chờ tán cô chèo ghe đó cho tới 10 giờ đêm, không chịu nổi vì muỗi quá nhiều, 2 người đứng lên đi về thì thấy ở đằng xa có cỡ 5 người, một là người bệnh, 4 người đang vác thay nhau đi tới bờ sông, 2 người với bệnh nhân xuống ghe đi rồi. Còn hai ông tò mò, với người làng kia mải hỏi han trò chuyện và nghĩ lấy ghe mình giúp người bệnh qua sông, khi chợt nghĩ ra là đêm nay là đến canh cô chèo ghe đêm và chạy thẳng tới bờ sông, thì cô chèo ghe đã gần tới bên kia sông rồi, chỉ thấy đằng sau cô đội chiếc nón ngồi chèo ghe thôi.
Hai người làng xa bờ sông đi về, để lại hai ông tò mò đêm đứng ngó chiếc ghe theo ánh trăng vàng đêm 16, gãi gãi đầu không biết nói sao đây, dù không thấy mặt cô chèo ghe, nhưng cũng biết thật là lời nói đồn đãi của người làng xa gần, hay đến tìm kiếm cô chèo ghe đêm để cám ơn, đó là sự thật. Hai ông tò mò về ngủ khi đã khuya.
Người đi kiếm ăn chài cá, giăng câu, hay qua lại khi đêm xuống ai cũng để ý tới chiếc ghe đêm, cũng không có ai ở trong làng mà bắt gặp được cô hay thấy bóng dáng cô trên bờ sông, cũng không một ai nghĩ về chuyện ma quái gì cả.
Một đêm trong mùa hè nóng nực với trái cây xanh chua bên Lào đó, đứa con bé của anh bị bệnh tào tháo đuổi nặng nề, hơn 10 giờ đêm, cái im lặng trong làng, chỉ còn 2 cha con chật vật lo lắng cho đứa con nhỏ. Rồi anh ẵm đứa con nhỏ trên ngực chạy xuống bến sông đưa con vào bệnh viện bên kia thành phố. Anh ngồi ôm con trên ghe, khi ghe cặp bến, anh chạy thẳng vào bệnh viện cho tới gần sáng mới về, may mắn anh đến kịp thời, đứa bé thoát khỏi nạn.
Khi người làng nghe thì ai cũng đến hỏi thăm vừa chê trách sao ban đêm có chuyện như vậy mà không gọi nhau, lỡ có gì ở giữa sông thì biết làm sao nếu một mình như vậy.
Một ngày nghỉ ngơi với con, và thức trắng qua đêm với đứa con bệnh. Và hôm nay anh mới nghe chuyện của một cô chèo ghe đêm vì đời sống quá cực khổ và bận rộn, vừa con nhỏ vừa ruộng nương để sinh sống, và cũng hiếm khi anh có thời gian để trò chuyện lang thang với người trong làng. Sau giấc ngủ từng trạm ban ngày vừa trông con vừa nấu ăn cho con vừa ngủ. Khi tỉnh giấc anh cho 2 con ăn cơm trưa xong, 3 người dẫn nhau vào chùa cầu xin cho may mắn. Khi đến chùa thì ông chủ trì nói:
- Đứa bé khỏe rồi tai qua nạn khỏi.
Ông lấy sợi chỉ cột tay cho hết mọi người, với một gói quà bánh mà ông đã chuẩn bị trước. 3 người chắp tay lễ ông rồi ra về, trên đường về có một người làng hỏi anh:
- Đêm qua anh có thấy cô chèo đò không hay anh chèo đò lấy? Và nếu có gì ban đêm đừng quên gọi giúp nhau nghe.
Anh trả lời:
- Đêm qua tôi quá lo lắng cho con, quên gọi hàng xóm láng giềng, nếu tôi ở bệnh viện cả ngày hôm nay thì còn thêm một đứa bé đó thì phải làm sao, vừa lo trước lo sau, Khi nghe bác sĩ nói là về được rồi thì tôi quá mừng, hình như tôi cũng chẳng phảng phất thấy ai ở bờ sông đêm qua.
Nói xong 3 cha con lững thững về nhà, 2 con thì vui mừng với gói bánh, ông sư thầy tặng với chút tiền, anh ngó chút tiền đó và ngồi thẫn thờ với câu hỏi mà người làng vừa hỏi mình trên đường từ chùa về nhà.
Khi tai qua nạn khỏi trong một đêm xẩy ra, giờ anh đang ngồi im như có gì đang lộn xộn trong lòng, khi anh đi qua và ngó thẳng vào 2 cái tay chèo ghe đó vẫn còn nằm im lặng ở gầm nhà chứ không có ở trên thuyền gì cả. Chuyện thắc mắc lớn lao trong lòng làm cho anh đứng dậy và đi xuống bờ sông ngồi ngó vào chiếc ghe đang cột ở bờ sông ấy.
Anh không muốn nghĩ gì thêm nữa nhưng chuyện xẩy ra trong đêm qua làm cho anh dừng nghĩ không được, những chuyện lang thang trong làng với một cô chèo ghe đêm, và tay chèo ghe vẫn nằm ở gầm nhà.
Hình như anh ôm đứa con nhỏ trên ngực khi ngồi ghe qua sông, hay là mình chèo ghe vừa ẵm con? Chuyện đang lẫn lộn trong đầu, anh chậm chậm bước chân từ bờ sông về nhà, bỗng nhiên có một người trong làng mới ngủ dậy vì đi đánh cá qua đêm, ngồi ở lan can nhà khi thấy anh đi qua mới nói:
- Đêm qua con bệnh trong đêm sao? Tôi xa anh cũng hơn 50 mét, gọi anh để đưa anh qua sông nhưng hình như anh không nghe tôi gọi và thấy anh lên ghe một cô đang ngồi đó và chở anh qua sông, nếu bé nhỏ tai qua nạn khỏi thì tôi rất mừng, đêm qua tôi chài cá cũng được khá nhiều, rồi vợ tôi mang xuống cho anh chút chia nhau ăn cá tươi.
Anh đứng sững tay cầm cá với lời cám ơn, như trong lòng càng thêm bao nhiêu chuyện khó hiểu mà xẩy ra trong đêm qua, anh về tới nhà lo con tắm rửa cơm chiều xong, rồi lo con ngủ. Anh ngồi ngơ ngơ ngẩn ngẩn đến khuya một mình mới ngủ, chỉ mừng khi con nhỏ khỏi bệnh.
Sáng ra lo con ăn cơm sáng rồi anh đi gửi con với hàng xóm như thường ngày rồi mới ra ruộng. Hôm nay như người mất hồn mất viá vừa làm ruộng vừa ngó về nhà, vừa nhớ lại lời nói đêm hôm qua mà mình ngồi ẵm con trên chiếc ghe người khác, cô chèo ghe như ám ảnh trong lòng mình hôm nay.
Chuyện mà làm cho anh buồn nhớ tới vợ anh, khi còn sống thì vẫn chèo ghe đưa đón người qua sông ban ngày, và khi cô mang thai 7 tháng rồi cô chóng mặt té xuống sông chết, vì gia đình quá thiếu kém, để lại 2 đứa con đứa nhỏ mới có 1 tuổi, cho đến giờ đứa nhỏ đã gần 2 tuổi rồi.
Trong thời gian này hình như anh, nhiều đêm anh lo cho con ngủ thì anh âm thầm đi xuống bờ sông ngồi khuya mới về, những phút giờ xẩy ra như vậy anh cũng chẳng được câu trả lời với lòng mình gì cả. Khi anh làm ruộng về anh thường xuyên đứng ngó tay chèo ghe ở gầm nhà. Rồi một đêm trời cũng đã vào khuya, một mình ở bờ sông lim dim ngủ lúc nào không biết, thì bỗng anh nghe tiếng thoáng vào tai anh với hình bóng cô vợ đứng ở trước mặt anh và nói: “Đi về anh, trời sắp đổ mưa và con đang tỉnh giấc, anh ngồi ở đây bỏ con một mình ở nhà không tốt đâu”. Anh chợt tỉnh giấc đứng lên về nhà gấp thì đứa con nhỏ bắt đầu tỉnh giấc đêm, và cơn mưa như đổ đình đổ làng đã tới.
Hai ngày sau, anh lo cơm canh cho con ăn xong, vừa đưa con vào ngủ anh ra lan can ngồi hút điếu thuốc lá thì có người làng làm vườn xa về và nói:
- Người ở làng trong kia xa bờ sông đang gánh nhau xuống bờ sông để vào bệnh viện thành phố.
Khi anh nghe thì như có gì cuốn hút anh cho chạy gấp xuống bờ sông, nhưng cũng muộn rồi chỉ thấy chiếc ghe với đằng sau cô chèo ghe thôi. Anh đứng thẫn thờ, thở dài rồi trong lòng như hiện lên một ý kiến gì không biết, anh chạy dọc theo bờ sông lên nơi cột ghe của mình, thì anh không thấy chiếc ghe gì cả, anh nghĩ thời gian này mình không có được dùng ghe hay đã bị mất từ hôm nào đây, một lát mới về ngủ, không biết nói sao.
Ngày hôm sau khi anh trở về từ ruộng nương và đón con từ nhà hàng xóm, anh than thở có một chiếc ghe cũng bị mất rồi. Khi hàng xóm nghe mới hỏi:
- Chiếc ghe anh bị mất hôm nào vậy? Ông xã em vào thành phố về còn nói là: “Chiếc ghe như có người xài, trong ghe có nhiều nước nên ông xã em tát cả nước trong ghe anh nữa, vừa chiều nay mà”.
Anh đứng ngơ ngác ngạc nhiên rồi chạy thẳng xuống bờ sông nơi cột ghe, thì quả thật chiếc ghe không mất đi đâu cả vẫn còn ở đây. Anh về cám ơn hàng xóm rồi đón con về nhà.
Tháng 11 Lào, nhiều ngày lễ hội lớn của tất cả chùa, ở bên thành phố nhiều chùa rất là vui nhộn, người ở bên kia sông là chèo ghe qua chơi khuya mới chèo ghe về làng. Trong mấy ngày vui nhộn nhịp đó chỉ có anh bận rộn không để ý tới lễ hội gì cả, anh chỉ thấy người trong làng ngó anh là lạ, rồi như ai cũng đến cho quà bánh 2 đứa con mình.
Anh ngồi xuống tự hỏi lòng mình và kiếm câu trả lời, tại sao như cả làng mang bánh trái, có cả quần áo nữa gửi cho con mình thời gian này? Như không có ai nói năng gì để cho anh hiểu thêm một chút, trong lòng thấy tủi thân và mừng, chỉ biết mong ngày mai sẽ hiểu thêm một chút gì đó, chỉ biết bây giờ là cả làng đang chia cái tấm lòng với gia đình mình thôi.
Ngày rằm 15, cả làng nghỉ động thổ, chùa đông đủ người đến cúng bái theo phong tục, trong đó có anh với 2 đứa con nhỏ cũng ở chùa, anh chỉ biết rơi giọt nước mắt khi thấy người đầy sân chùa ngó về anh với đôi mắt tội nghiệp với 2 đứa bé còn thơ và tặng quà bánh bao la trong rằm này.
Ông sư thầy đi tới ôm 2 đứa bé và nói:
- Chúng con về nhà, xong việc ngày rằm ở chùa rồi vài tiếng sau, con quay về chùa ông có chuyện riêng muốn nói với con.
Anh trả lời:
- Dạ.
Rồi 3 cha con lững thững về với bao nhiêu đôi mắt của người trong chùa đang ngó anh và con với vẻ tội nghiệp gì không biết, tiếng thì thầm thì thào nhau hôm nay trong chùa với chuyện cô chèo ghe, lòng anh chỉ mong khi trở về chùa sẽ được nghe tin may mắn vui vẻ thôi.
Sau 2 tiếng đồng hồ xong cơm trưa với con, 3 cha con lững thững quay về chùa, lúc đó chỉ còn mấy người già cả ngồi chơi chờ anh đến. Mấy người ôm lấy 2 bé nhỏ với bánh quà hôm rằm, một bà già cao tuổi nói:
- Con chuẩn bị tâm hồn để nghe câu chuyện và cũng đừng có quá buồn nghe, đây là duyên kiếp đường đời có gặp rồi cũng có xa nhau, có tươi thì cũng có tàn như hoa đó con.
Rồi anh bắt đầu ngồi xuống chờ nghe tiếp. Một ông già trong làng kể:
- Lúc lễ hội thả đèn, người qua người lại trên sông cả đêm đó, ai cũng thấy cô chèo ghe chở người làng khác qua sông, là vợ của anh, rồi đêm mà con nhỏ của anh bệnh đó, cũng có người đi chài cá thấy:
- Anh ẵm đứa con nhỏ trên ngực, và người ngồi ở cuối ghe chèo là vợ anh, người hàng xóm đó mất cả hồn vía phải đem nhau vào chùa từ trong đêm luôn, nhưng người làng không muốn nói cho các con nghe vì sợ lòng con không chấp nhận được và vất bỏ mấy đứa con thơ.
Thấy anh chỉ ngồi đứng hình với 2 dòng nước mắt mà không nói lên được một lời nào cả.
Đến lúc ông sư thầy kể:
- Ông biết lâu rồi, chuyện cô chèo ghe là vợ của con. Cô nói với ông là: « Cô xin ở lại một năm mới ra đi và tiền chèo ghe đó cô sẽ để ở dưới đôi dép lào của ông cho, vừa giúp sửa sang chùa vừa mấy con nhỏ được bánh trái. Cô sợ con biết rồi quá buồn, thơ thẩn rồi mất hết tâm trí về ruộng nương vườn trái và quan tâm cho 2 đứa còn nhỏ”. Hai đêm trước là ngày cô đến chào đi thì ông mới có quyền nói cho các con nghe ngày hôm nay, còn mấy người già cả trong làng thì đã biết chuyện này lâu rồi, và vợ của con cũng đến chào tạm biệt với người mà biết cô chèo ghe đêm. Và từ giờ đi sẽ không có cô chèo ghe đêm nữa.
Anh nghe đến đây thì nằm vật xuống bất tỉnh luôn, mà trong lúc đó thì anh nghe tiếng chào tạm biệt của vợ anh ở bên cạnh rồi một lát anh tỉnh lại, anh cố ngồi lấy cái bình tĩnh. Ông sư thầy lấy sợi chỉ cột tay cho cả 3 người, bao nhiêu quà bánh để lại cho 2 cháu nhỏ. Ông với mấy người già cả an ủi:
- Trên đời chuyện gì mà đã qua thì để cho nó qua đừng nhặt vào lòng thêm, duyên là duyên và kiếp là kiếp, mỗi người cũng một thế gian rồi, tội nghiệp 2 đứa nhỏ đã mất mẹ từ còn thơ.
Bây giờ anh mới hiểu là:
- Gần cả năm và cứ mỗi rằm tới thì ông chủ trì cho chú tiểu mang tiền với bánh trái tới cho, nhiều lần anh thấy ngại nhưng từ chối cũng không được, chỉ trong lòng biết là mình sống với 2 đứa con nhỏ thật là khó khăn với cái tội nghiệp của người bên ngoài tặng tới gia đình mình thôi.
Nghe xong chuyện ở chùa thì 3 cha con chắp tay lễ tất cả mọi người rồi thơ thẩn ra về.
Khi con ngủ thì anh cũng thường xuyên ở bờ sông đêm chờ ngóng hình bóng của vợ, nhưng cũng không làm thế nào mà thấy được.
Chuyện cô chèo ghe đêm cũng làm cho người làng không muốn xuống tắm hay chài cá đêm trạm thời gian. Còn chuyện gõ cửa giúp đỡ nhau đưa người khẩn cấp qua sông đêm thì bắt đầu trở lại như xưa, vì cô chèo ghe đêm không còn nữa.
CHIẾC GHE ĐÊM viết xong 11.00 đêm 19.02.2018
|
TRUYỆN: TẶNG ÁO CHO AI
Lào trước 1980, ông già hàng xóm kể chuyện từ khi ông còn trẻ trai độc thân nữa:
- Một ngày mùa hè nóng nực, chùa là nơi im lặng và mát mẻ, ông dạo bước ra chùa để ngả lưng buổi trưa như thường xuyên. Nhưng hôm nay khi ông tới gần lan can chùa thì thấy người đông đủ, đang lo lắng làm đám tang, một cô gái miền quê bệnh và chết ở bệnh viện trong thành phố rồi đem vào chùa đó luôn. Ông đứng bên hông chùa ngó một lát rồi ngồi xuống nghỉ ngơi dưới bóng cây xa đám tang cỡ 30 thước.
Trong lúc ông đang lim dim với cơn gió hè buổi trưa đó thì bỗng nhiên ông nghe vọng vào tai tiếng chào hỏi nhè nhẹ bên cạnh ông. Ông cố hé mắt một chút coi thì như 2 con mắt ông mở lớn lên một lúc, khi thấy một cô gái dễ thương cũng ngang ngang tuổi của ông, ngồi xuống trước mặt cô nói:
- Chào, và anh ngồi đây chia buồn với đám tang, tôi rất là cám ơn.
Giọng nói cô nghe lạnh ngắt luôn nhè nhẹ và chậm chậm. Ông mời cô ngồi xuống bên cạnh và chào hỏi chuyện trò dưới bóng mát.
Ông nói:
- Tiếc thay cho cô gái chết đó vẫn còn độc thân mà đã chết, số phận đời thật là ngắn ngủi, rồi hôm nào mới đưa đám ma?
Cô trả lời:
- Hôm nay là thứ năm, chờ bà con đường xa đến đông đủ thì cũng phải là trưa ngày chủ nhật mới được đưa đám ma.
Hai người trò chuyện nhau cũng cả 1 tiếng đồng hồ, ông mới đứng lên đi về và hẹn với cô là trưa mai sẽ tới. Trong lòng ông rất là vui vẻ được tán gái miền quê, lại quá xinh đẹp thiên nhiên nữa. Khi ông quay lưng về trong lòng mong đợi từng phút giờ cho đến ngày mai buổi trưa lè lẹ. Ông là một thợ may quần áo, ông về lục lọi kiếm cho được một cái áo đàn bà mà ông may từ trước đây, ông gói nó lại tử tế chờ ngày mai tặng cho cô gái miền quê dễ thương đó.
Chiều hôm đã tới và xuôi về đêm hôm đó luôn, khi ông ăn cơm chiều tắm rửa xong, lòng ông cứ nhớ tới cô em gái đó, đứng đứng ngồi ngồi thở ngắn thở dài, rồi cũng tới phút giờ quyết định là đi ra chùa chia buồn với đám tang, tay cầm gói quà chiếc áo đó theo đi.
Khi đi tới bên hông chùa như buổi trưa, mấy cô em gái trong làng bận rộn nấu ăn cho người ở quê vào chia buồn rồi ở qua đêm ở chùa cho đến xong đám tang. Ông đứng ngó tìm hình bóng cô em gái mà buổi trưa ngồi trò chuyện nhau mãi cũng chẳng thấy, ông lại quên hỏi tên cô lúc buổi trưa đó, vì cô quá dễ thương nên quên cả hỏi tên tuổi. Người trong đám ma thấy ông đứng thẫn thờ gần đó nên mời ông ngồi xuống nơi bàn tiếp khách. Đôi mắt ông lục lọi nét mặt một cô em gái xinh xinh đó cả tiếng đồng hồ mà chẳng kiếm tìm được. Ông đứng lên dạo bước cho tới nơi nấu ăn bên hông chùa cũng chẳng thấy hình bóng trong lòng gì cả, ông đứng thở dài rồi cất bước về nhà, trong lòng chỉ còn một đường là chờ ngày mai thôi, ông vừa đi vừa lẩm bẩm mong cho được gặp cô thêm lần nữa trưa ngày mai.
Rồi một ngày đã trôi đi, với một người thợ may mà hôm nay may cái quần cũng không thành cái quần, đứng đứng ngồi ngồi, cho tới buổi trưa, tí nữa quên cả ăn cơm trưa, đến nỗi mẹ ông gọi mới biết là mình đói bụng. Xong bữa cơm trưa, ông dạo bước ra chùa và ngồi xuống nơi bên hông chùa như hôm qua, người trong đám tang cũng ngủ trưa vì thức khuya. Khi ông ngồi được một lát thì cũng giống như hôm qua, cơn gió heo may của mùa hè đã kéo 2 con mắt ông như nhắm chặt lúc nào không biết, rồi như ông chìm vào giấc mơ giữa buổi trưa:
- Thấy cô em gái trò chuyện hôm qua đến ngồi bên cạnh, ông chợt choàng mở mắt thì quả thật cô em đó đang ngồi bên cạnh ông thật. Ông rất là vui lòng, ngồi dậy và câu hỏi đầu tiên là:
- Cô tên gì?
Cô trả lời nhè nhẹ:
- Tên em là Mone, đêm qua em đi mượn đồ giúp đám tang rồi khuya em mới về chùa, em không biết là anh đã tới chia buồn trong đêm.
Tay ông cầm cái áo và nói:
- Đây là một cái áo mà tôi may tận tay tôi trong nghề và giữ lại đã lâu ngày, và hôm nay tôi tặng cô cho nó có chủ mới đúng.
Cô cầm lấy chiếc áo đó và cám ơn. Hai người ngồi trò chuyện nhau bên hông chùa cũng gần 1 tiếng mới ra về, từng bước đi về vừa đi vừa tủm tỉm cười cho tới nhà.
Mẹ ngó thấy con trai mình là lạ mới hỏi:
- Con bị ma dọa hay sao vậy? Lúc đứng lúc cười, may cái quần từ hôm qua đến giờ còn chưa xong, tẩn tẩn mát mát gì không biết, chắc con trai mẹ tẩu hỏa nhập ma rồi.
Ông trả lời mẹ ông:
- Bí mật, con dâu mẹ là phải đẹp rồi đó, và thật là bí mật mới đúng.
Bà mẹ ngó mặt ông đang ngồi may và nói:
- Lần đầu tiên trên đời mà thấy con trai mẹ nói về chuyện tán gái, theo mẹ nghĩ chắc là ma đó nó mới xứng với cái mặt nghịch ngợm của con trai mẹ.
Ông trả lời:
- Mẹ không thất vọng đâu mà, bí mật. Rồi ông may quần áo tiếp.
Trong lòng mong chờ cho đến tối lè lẹ để được đi chia buồn với đám ma, để gặp nàng. Đêm nay là đêm thứ sáu chỉ còn đêm mai nữa là xong đám tang, và lan can chùa sẽ trở lại im lặng như xưa.
Lại thêm một đêm thất vọng lang thang tìm kiếm một bóng nàng, lan can nơi để hòm thì toàn là thân nhân người già cả. Sân chùa với bên hông chùa đầy là người đến chia buồn nhưng chỉ thiếu một bóng nàng. Gần 1 tiếng đồng hồ thì ông đi về với tiếng thở than trong lòng.
Thứ bảy, ông không được ra chùa vì việc may quần áo quá gấp, chỉ còn một cái ước vọng là ngày đưa đám ma thì sẽ gặp được cô, lần này sẽ hỏi địa chỉ cô ở đâu, và xong đám tang sẽ đến tán cô tại nhà tiếp, vừa ngồi may mát mát tẩn tẩn, còn bờ môi thì bối rối không ngừng, vừa gấp gáp cho xong việc hết trước giờ đưa đám ma ngày mai là ngày chủ nhật, và sẽ đi đưa đám ma chung với cô cho được. Còn bà mẹ thì ôm bụng cười thấy con trai cưng đang tương tư bà nào không biết, mất cả hồn vía luôn.
Bà mẹ nói:
- Quen một cô đã như vậy nếu quen 5 cô chắc con trai tôi bị mát nặng hơn đó nhiều, chắc đưa vào bệnh viện luôn, hay chết luôn.
Rồi giây phút thơ thẩn mong đợi đã trôi đi cho tới trưa ngày chủ nhật, ông đến chùa trước giờ đưa đám cả tiếng đồng hồ. Ông đứng ở bên hông chùa nơi ông ngồi nghỉ trưa đó ngó tất cả đang bận rộn dẹp dọn chùa và chuẩn bị đưa hòm lên xe.
Chùa cao hơn mặt đường gần cả 4 thước, sân chùa rộng hơn 50 thước là phải thân nhân vác đi bộ cho tới cổng chùa rồi xuống cầu thang, để lên xe, rồi mới đi thiêu táng được.
Bất thình lình trong lòng ông chợt nghĩ ra là:
- Có khi cô bận rộn nên mình ra nơi cổng chùa, trước khi để hòm lên xe chờ, vì tất cả mọi người phải đi qua nơi cổng chùa đó.
Ông rất là có cái hy vọng sẽ được gặp cô và đi theo đám tang luôn. Rồi giờ phút di chuyển đám tang đã tới:
- Ba của cô, hai tay bưng tấm hình cô trên ngực, và 6 người thân nhân vác hòm theo sau với người làng đông đủ.
Ông đang đứng chờ ở cổng chùa, đôi mắt ông cố quan sát cả đám người đang đi ở sau chiếc hòm. Trong lòng ông đang bối rối thì bỗng nhiên tiếng quen quen vọng vào tai ông:
- Em đây nè, anh đang chờ em phải không?
Ông như thót tim mất hồn và ngó vòng quanh cũng chẳng có ai cả. Trong lúc đang bâng khuâng đó như có gì đang hiện và chậm chậm đi tới ông, đó là tấm hình mà ba của cô đang bưng ở trước ngực đó xa ông không tới 3 thước. Mồ hôi lạnh toát ra tại chỗ, ông đứng hình, da gà da ngỗng nổi ban ngày, mặt đổi màu nửa đen nửa tím tại chỗ. Ông cũng không ngậm miệng xuống được luôn, chỉ 2 con mắt ông di chuyển theo tấm hình cô Mone đang chậm chậm qua mặt ông đang đứng đó. Thêm tiếng nói rùng rợn giữa ban ngày:
- Cám ơn cái áo mà anh may cho em. Rồi tấm hình hé miệng cười vào ông.
Tới khi tấm hình và cái hòm đi qua như ông bị sét đánh tỉnh ngay tại chỗ, bay luôn trong tốc độ sợ ma về nhà, mất hồn mất vía giữa ban ngày, đắp chăn trùm đầu luôn, và nếu là ban đêm sẽ đến cái mức nào đây. Trong nhà tất cả mọi người không có ai nghĩ ra là ông bị ma dọa giữa trưa này, nghĩ là bệnh khẩn cấp tẩn tẩn mát mát hơn một ngày rồi, muốn đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bà mẹ nói chờ coi, chờ nghe đã có gì xẩy ra với ông. Một tiếng sau còn chưa tới chiều, tỉnh táo một chút, ông ngồi kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe. Ai cũng cười đứt cả ruột luôn, không có một người bênh ông hết chỉ cho một câu đáng đời thôi. Mẹ ông cười khà khà mới nói:
- Cái mặt con trai mẹ tán ma là đúng rồi, còn may áo cho ma nữa, con gái đầy làng không may áo cho đi may cho ma, đó mới là bí mật con dâu đẹp của mẹ.
Ngó cái mặt còn bơ phờ, nói vẫn còn lẩm cẩm, xong ba mẹ mới dẫn ông vào chùa gọi hồn viá lại cho. Khi gọi hồn vía xong thì cũng chiều buông, ông dạo bước ra phía đằng trước chùa nơi làm đám ma coi có thấy cái áo của ông không. Thì cùng lúc thân nhân bà con của cô đi thiêu táng rồi trở về chùa quét dọn, xếp soạn đồ đạc đem lên ghe về quê nhà cho kịp trước tối.
Lời trò chuyện người ta như có gì đã lọt vào tai ông, làm cho nó đứng lên sừng sững như tai mèo rình chuột luôn. Ai cũng thắc mắc là khi mở nắp hòm lên chào tạm biệt cô lần cuối trước khi thiêu. Ai là người nghịch ngợm lén mở cái nắp hòm cô và lấy cái áo phủ lên ngực cô như vậy. Thiệt tình người đã chết rồi còn bị chọc ghẹo.
Ông nghe tới đây thì cái đầu ông nó xùi lông nhím lên luôn, biến về nhà luôn…
Chuyện Tặng Áo Cho Ai viết xong 1.00 đêm 15.02.2018
|
TRUYỆN: AI THẮP NHANG
Ông sư thầy hơn 80 tuổi bước tới với cái quạt mo cau phe phẩy đến ngồi chung, trưa thứ 7 hôm đó như tôi có duyên được ngồi đó nghe chuyện kể đã qua trên đời của ông khi còn là chú tiểu trong chùa: - Trong thời điểm đó còn chưa có cây đề còn là nơi để cốt người mà thiêu táng xong. Người thân trong gia đình thì để gần nhau và gia đình có điều kiện ngoài ra khắc tên tuổi rồi cũng có tấm hình trắng đen kèm theo. Những ngày rằm lớn sau nghe kinh xong thì người hay đến cúng bái nơi để cốt dù thân nhân hay không thân nhân thì người ta cũng vẫn cúng bái cho linh hồn ai mà chết được siêu thoát. Một trạm thời gian trôi qua tôi mới để ý là sau khi tụng kinh chiều chập choạng tối thì thấy một anh ngồi sau chùa nơi tụng kinh và ngó về hướng nơi để cốt người chết. Anh ngồi một lúc lâu rồi mới đứng lên và đi vòng quanh chùa một vòng, như anh đã tìm kiếm gì không biết. Lúc ban đầu tôi nghĩ là người ta đến nghe tiếng tụng kinh nên không được để ý tới anh, cứ cách 1-2 ngày lại thấy như vậy, khi tiếng kinh xong một lát bắt đầu tối xuống thì anh mới đứng lên đi về. Một hôm tôi mới hỏi: - Chào anh, anh thích nghe kinh chiều thì lần sau anh không cần phải ngồi ở đằng sau chùa như vậy, anh cứ vào đằng trước chùa nơi tụng kinh và ngồi đằng sau sư thầy, chú tiểu là được rồi. Anh cúi đầu chắp tay lễ tôi rồi anh nói: - Anh rất thích nghe kinh nhưng anh ngồi đây để chờ một cô đến nghe kinh và hay đến thắp nhang cho những hài cốt ở đó. Tay anh chỉ thẳng vào nơi để cốt người và nói tiếp: - Tôi rất là chú ý và ưng cô khi thấy cô biết thương nhớ tới người đã qua đời mà lại luôn luôn đến thăm viếng hài cốt của người thân như vậy, nhưng gần cả tuần nay không thấy bóng dáng cô đến chùa, trong lòng tôi cũng cầu xin cho cô được bình an đừng có ốm đau gì cả. Tôi cũng được gặp cô mấy lần ở chùa này nhưng không nghe được giọng nói cô gì cả. Khi tôi chào hỏi thì cô chỉ mỉm cười và tóc buông xõa trên hai má, mỗi ngày tôi nhớ nhất là hình dáng cô, nên tôi đến kiếm cơ hội để làm quen với cô. Chú tiểu nói: - Nếu vậy thì lúc nào mà tôi thấy cô đến cúng bái hài cốt người thân và tôi sẽ nhắn nhủ là anh gửi lời quen tới cô. Nói xong chú tiểu lên phòng nghỉ ngơi, đằng sau thì anh cũng chậm chậm bước ra cổng chùa về. Chuyện tương tư một cô làm cho anh thường xuyên đến chùa lúc nào mà anh rảnh rỗi, nhiều lúc anh cũng vào ngồi nghe kinh chiều trong chùa và tối mịt mới về. Rồi từ khi anh nói với chú tiểu là muốn quen biết hay gặp cô là từ đó bóng dáng của cô cũng không thấy đến ngồi khấn và thắp nhang cho người thân nữa. Một hôm ông sư thầy lớn tuổi bước tới khi anh đang ngồi ngó về nơi để hài cốt ở sau chùa và nói: - Con ơi, con muốn gặp một cô mà hay đến thắp nhang cầu khấn cho ba mẹ cô đó có phải không con? Anh trả lời: - Dạ thưa ông, con rất là mến và muốn gặp để quen biết cô, dạo này con đến chùa thường xuyên mà chẳng còn thấy bóng dáng cô nữa. Ông sư thầy đứng thở dài vài hơi và nói: - Nếu con muốn gặp cô thì sao con không đến thắp nhang cho người thân cô hàng chiều, theo ông nghĩ thì nếu con cho cái tôn trọng và mến thân nhân cô thì một ngày con sẽ gặp thôi. Ông sư thầy nói xong rồi đi vào nơi nghỉ ngơi. Anh ngồi một mình thơ thẩn một lát và mỉm cười với lời nói ông sư thầy đã mở đường cho. Anh nghĩ miệng lẩm bẩm: - Mình đến chùa luôn luôn mà cũng không mua nhang nến cúng bái cho người thân cô, sao mình lại quên chuyện như vậy ta? Trong lòng như có một cái sức mạnh gì không biết, anh đứng lên và lẹ bước đi về. Ngày hôm sau chiều buông thì anh đã ngồi qùy lễ ở trước hài cốt của ba mẹ cô, miệng lẩm bẩm khấn xin cho được gặp và có duyên với nhau. Đến giờ tụng kinh chiều, ông sư thầy đi qua, anh quay mặt lại ngó thấy ông và chắp tay lễ, ông mỉm cười gật đầu rồi ông bước tới và nói vài lời: - Con làm đúng rồi, một ngày gần đây con sẽ gặp thôi, chúc con bình an. Nói xong ông đi thẳng vào nơi tụng kinh chiều. Rồi một ngày trôi đi, rồi một tuần trôi xa cho đến ngày rằm lớn, từ sáng đến trưa người đông đúc đến cúng theo truyền thống, rồi đến chiều thì để lại cái im lặng của chùa với một bóng người, với sức kiên nhẫn đang ngồi qùy ở trước hài cốt người đã qua đời. Chiều hôm nay như trong lòng anh có linh tính gì không biết, thấy như lạnh cột sống và nổi da gà da vịt từng trạm từng trạm, như có bóng cô đang đứng đằng sau, khi anh quay lại thì chẳng có ai cả, cũng nhiều lần làm anh quay đi quay lại rồi tiếp theo là như có tiếng nói nhè nhẹ vọng vào tai anh “Chào anh”. Anh đứng lên bất thình lình tìm kiếm ngó trước ngó sau cũng không thấy ai cả, anh ngồi xuống chắp tay lễ tiếp, rồi lại tiếng véo vào cái tai anh nữa. Anh đứng lên ngó vòng quanh thì thấy ông sư thầy đang ở xa cỡ hơn 10 thước ngó anh và gật đầu. Anh vừa ngồi xuống thì hình như có gì cuốn hút hai con mắt anh ngó về một tấm hình trắng đen gắn vào đằng trước cái tháp để cốt người xa nơi anh ngồi cỡ 3 thước. Anh lê đến trước cốt xương người có tấm hình đó, vừa ngó thẳng vào tấm hình thì anh bật đứng dậy tại chỗ còn hơn cả cái lò xo bật lên nữa, tóc tai đứng thẳng duỗi ra như quả chôm chôm vậy. - Eo ơi một cô mà mình mong muốn lại nằm trong cái cốt xương này. Hết trạm đứng hình anh lấy lại cái bình tĩnh chạy thẳng về nơi ông sư thầy đang ngồi đó, chân tay run lẩy bẩy nói không rõ tiếng người, để anh bình tĩnh một lát chưa kịp kể chuyện xảy ra thì ông cao tăng lấy tay vuốt lên đầu anh và ông nói: - Bây giờ con hiểu chưa, nếu con thắp nhang cho người ta, lòng con lương thiện thì sẽ có ngày gặp thôi. Ba mẹ cô đã chết vì tai nạn từ khi cô 5 tuổi rồi đi ở với gia đình chú thím, và cô đã bệnh chết 2 năm trước đây, nhiều hôm rằm cô than với ông là “Chưa bao giờ được chăm sóc ba mẹ”, nên lâu lâu người có duyên về tâm linh thì sẽ thấy cô ngồi chắp tay trước hài cốt ba mẹ, cũng như gì mà con đã thấy, và con còn gì thắc mắc nữa không? nếu không có gì thì ông đi tụng kinh chiều. Anh không có một lời nói gì cả như người thất tình rồi đi về nơi để cốt của cô, anh ngồi xuống chắp tay lễ rồi đi về. Và từ đó cũng không thấy lai vãng hay đến chùa khi chiều nữa. Chuyện ông sư thầy ngồi kể rất là vui, mấy người già cả ngồi khoe gió mát nghe câu chuyện kể cho đến cuối chuyện. Viết xong 09.00 đêm 10.03.2019
|
TRUYỆN: CON CHÓ MỰC
Đầu tối vào cuối tuần, hai bạn hàng xóm chứ không phải bạn học chung trường hay chung lớp, đến rủ tôi đi chơi lễ hội chùa ở cuối thành phố. Mấy em gái ở phía đó rất là đẹp, cũng xa làng chúng tôi cỡ 2 km. Nhưng trên đường đi rất là vắng vẻ với cây cối hai vệ đường.
Tôi nói:
- Đêm nay là đêm rằm nữa mình không muốn đi. Trong lòng tôi lúc đó như có cái linh tính gì là lạ không biết. Hai bạn vừa cười lớn và nói:
- Đêm nay ông kho tàng ma biết sợ ma thì đi mặc váy đàn bà được rồi. Lời nói thách thức của hai ông bạn làm cho tôi lên cơn lòng lợn nổi máu anh hùng lên tại chỗ. Tôi vào nhà một chút mặc quần áo rồi cả 3 người cất bước lên đường, cũng gần 9 giờ tối mới ra đi vì không được hẹn hò nhau trước. Gần một tiếng cả ba người cũng đã tới nơi lễ hội, người rất là đông vì là mùa hè, bộ trang phục truyền thống, ngó mấy em gái với ánh đèn khuya rất là dễ thương. Hai ông bạn thấy quá vui nào là đếm mấy bóng em gái đang nhảy múa, nào là khen túi bụi, hết đứng chỗ này lại kéo tay nhau đứng chỗ kia để được gần mấy em gái đẹp. Hai ông bạn la tôi luôn luôn trong đêm nay vì thấy tôi lằng lặng, có phải tôi đứng lên trái câm hay là trái thất tình vậy. Tôi chẳng biết trả lời hai ông bạn thế nào nữa. Sao thân thể tôi đêm nay thấy như nổi da gà lên từng trạm từng trạm, cũng như có linh tính gì hay có ma đang đợi chờ tôi đêm nay. Trong lúc đang đứng linh tinh mỉm cười một mình thì hai ông bạn vỗ lên vai tôi và chỉ tay thẳng vào nơi mấy cô đang múa, rồi hỏi tôi: - Cô gái nào đẹp nhất hay có mấy cô đẹp? Bạn chỉ tay vào nơi múa đó, tôi ngó thẳng tay lên cao một chút. Tôi trả lời:
- Eo ơi! ông bà ông vải ơi, có hai cô tôi thấy là đẹp nhất trong đêm nay, cũng có thể là đẹp nhất trong năm nữa cơ. Hai bạn hỏi tôi : - Là cô nào? Tôi không trả lời vì trên cây đề lớn phiá bên kia sân chùa nửa tối nửa sáng theo ánh đèn lễ hội thì tôi đã thấy hai cô với bộ đồ trắng đang treo lơ lửng trên cây đề đó, và cũng có rất nhiều bóng đầu người treo nữa. Sau khi thấy bóng ma trên cầy đề, đêm nay tôi hay ngó vòng quanh nơi tôi đứng coi còn có ông ma hay bà ma nào nữa không, nếu có thì tôi bay về trước không ham lễ hội gì cả.
Thấp thoáng trong lễ hội như thời gian trôi mau, đã qua 12 giờ đêm, tôi gọi bạn và rủ nhau về. Tôi nghĩ là ngày mai mới kể câu chuyện bóng ma trên cây đề cho biết vì người Lào với niềm kiêng kị là đi ban đêm đường vắng không nên nói tới chuyện ma, quan trọng nhất đêm nay lại là đêm rằm 15 nữa.
Tiếng ồn ào lễ hội giảm dần theo bước chân ra về rồi theo con đường vắng lặng không có xe cộ của thành phố nhỏ, chỉ có tiếng hai ông vua đang nổ khen em gái trong lễ hội, còn tôi thì bóng hình treo lơ lửng trên cây đề vẫn còn ám ảnh trong lòng tôi.
Ba người đang đi về, một ông bạn đột ngột cất tiếng hỏi: -Bạn có ăn thịt chó không? Có một con chó đen tuyền, con chó mực đi bên lề đường đằng trước chúng mình. Từ nơi lễ hội qua cả mấy làng rồi mà nó vẫn đi kìa, về khuya đường vắng không xe cộ và không người qua lại giờ lại đi ra giữa đường trước mình cỡ hơn 50 thước nữa. Con chó mực cũng không lớn bao nhiêu bằng cỡ đầu gối thôi. Thêm một ông bạn nói vui:
- Đi lè lẹ cho nó kịp con chó mực này, bắt về nấu ăn coi ra sao. Lời nói vừa tới đây thì hình như con chó nó nghe, nó dừng bước quay mặt lại với tiếng gừ gừ gừ rồi quay mặt đi tiếp.
Lúc này tôi lên tiếng:
- Sao mắt con chó này, nó có ánh sáng xanh xanh vậy?
Hai ông bạn ngắc lời: - Thì ánh đèn đường đằng sau chúng mình vừa đi qua một cột đèn đường mà. Tôi chẳng nói gì tiếp vì tôi thấy lạnh cột sống, nổi da gà, miệng lẩm bẩm một mình: « Đừng cho là đêm nay gặp ma chó thêm nữa nghe ». Trong lòng thấy là lạ vì: Không có con chó nào cả, mà đi từ làng này qua làng khác chơi một mình không có chủ đi theo như vậy, dù có là ngày hay là đêm. Chó thì quanh quẩn ở nhà khi đêm tới. Vừa nghĩ tới đây thì tôi nói với hai ông bạn đang đi bên cạnh:
- Thôi chúng mình dạo bước về nhà đằng đường phía kia dù có xa hơn đường này một chút nghĩ là mình dạo bước chơi. Vừa nói chưa dứt lời, hai ông bạn phang ngang là đi theo đít con chó mực đang đi đằng trước. Một lát thì tới ngôi chùa cũng không xa nhà mình bao nhiêu, hai cây đề mà đưa cành ra tới đường đi, đang đứng sừng sững trong nữa đêm rằm, còn con chó nó đứng và quay mặt lại ngó, như nó đang đứng chờ hay gọi chúng tôi ba người đi theo vào trong chùa. Hai cây đề lớn cũng không có xa cổng chùa bao nhiêu cỡ 20 thước thôi nhưng cành lá um tùm sáng sáng lác đác theo ánh trăng đêm qua khe lá.
Khi cả 3 người đến thẳng cổng chùa ngó vào, hình bóng con chó mực từ từ đi về phiá đằng sau cây đề. Hai ông bạn lên cơn và nói:
- Mình đi đằng sau nó và bạn đi vòng phiá bên kia là bắt được nó. Còn tôi chẳng nói năng gì bước vào gần cây đề cỡ gần 10 thước và đứng im coi hai ông bạn làm thế nào. Tại sao hôm nay hai ông bạn lại gan dạ như thế này, bị sét đánh hay bị mát từ đâu về ta, từng ngày mà nói chuyện tới ma là hai ông có bệnh đi ngủ trước chứ đâu đến nỗi này. Rồi trong lúc đang đứng linh tinh trong lòng đó thì:
- Eo ơi, ông bà ông vải ơi như có một cơn gió cụt từ đâu đập thẳng vào mặt tôi, có cảm giác là tóc tôi đã đứng lên hết mọi sợi luôn và chỉ đi tứ hướng, mặt tôi tê như nửa tím nửa xanh vậy, hai đầu gối mỏi xuống, quần áo như nó không chạm vào thân thể tôi vì da tôi nó mọc gai hết luôn.
Khi con chó mực đó chạy vòng phiá sau cây đề lớn, hai ông bạn mỗi người mỗi đường chạy khuất bóng vào sau cây đề thì tôi nghe tiếng gầm gừ lớn và như thấy cây đề nó xoay di chuyển, và phiá đằng sau cây đề đó bắt đầu có một bóng người lớn bằng nửa cây dừa, đầu quấn khăn đỏ, mắt to bằng quả cam lớn, răng như vỉ chuối tiêu vậy, đưa tiếng rên rỉ bực bội và ngó thẳng như muốn ăn thịt tôi vậy. Trong đầu chẳng còn chuyện con chó mực hay hai ông bạn gì cả, cũng không biết là mình tên gì họ gì nữa, rồi một tiếng thét lên trời ơi phật ơi cứu con với thế là chạy luôn, còn đôi dép lào thì vẫn nằm đó. Cái bàn trước nhà, nằm thở hơn chó chạy mệt, lẩm cẩm tẩn tẩn mát mát tẩu hỏa nhập ma cả tiếng đồng hồ mới tỉnh một chút rồi đi nhè nhẹ vào ngủ, vừa sợ người nhà tỉnh giấc về mình, vì đã quá nửa đêm rồi. Một đêm khủng hoảng giật mình lia lịa cho tới sáng.
Sáng ra chưa dậy nổi thì hàng xóm đã đến đánh thức tôi dậy hỏi tin tức của hai ông bạn từ đêm qua đến sáng còn chưa về tới nhà, đang trò chuyện thì có hàng xóm đưa thức ăn sáng ra chùa về qua và đưa tin là « Hai ông vua đang nằm mất hồn mất vía từ nửa đêm qua cho đến giờ đang ở chùa ».
Tôi tắm cho tỉnh táo xong lẹ bước ra chùa coi hai ông vua thế nào. Khi tôi đến thì thân nhân hai bạn và ông sư thầy đã tụng kinh gọi hồn vía cho vừa mới xong. Ai nấy thấy tôi cũng cười bò lăn bò quàng đủ bộ luôn. Tôi bước tới hai ông bạn đang nằm tiếp cho thêm mấy cái đạp nữa. Một ông thì mặt tái xanh như tàu lá chuối còn một ông thì mặt trắng như bụng con ếch vậy. Rồi tôi mới ngồi xuống hỏi chuyện đêm qua như thế nào?
Ông đi theo đít con chó mực kể:
- Khi đi lẹ bước theo sau con chó đó đến đằng sau cây đề thì nó gừ gừ dừng bước và nó đứng lên mãi không hết cao cả 10 thước và quay mặt lại và hai mắt nó sáng như đèn pin thôi. Tất cả trong cơn giật mình và khủng hoảng như tối mịt, hình như mình đang chạy chỉ nhớ được bằng đó thôi.
Còn ông đi ngược đường đón đầu con chó kể:
- Khi khuất vào đằng sau cây đề, vào phía bên đó chẳng thấy chó gì cả, chỉ thấy một bóng người đang đứng cao lớn bằng nửa cây đề, thân thể không mặc quần áo chỉ mặc cái xà rông thôi, đứng nhăn cái răng và chỉ tay vào mặt tôi với tiếng rên rỉ là tiếng chó gừ gừ, chứ không phải tiếng người. Cái đầu tôi hình như nó tê như bị sét đánh vậy, và chỉ biết là hai chân mình chạy thôi.
Tất cả hai ông tẩu hỏa nhập ma nặng, chạy tứ tung đông hồ, hai người không được hẹn nhau cũng chẳng chạy về nhà mà chui vào nơi tụng niệm nằm chổng bu lẩm cẩm cho tới sáng ngày.
Tôi cho thêm mấy cái đạp nữa, hỏi có thèm thịt chó mực nữa không? Đêm qua là rằm 15, tôi có linh tính không muốn ra khỏi nhà nhưng cũng phải tẩu hoả nhập ma theo hai ông tướng này và mất cả đôi dép lào mới mua sáng hôm qua nữa. Tôi mới kể lại trong lễ hội thì tôi đã thấy hai bóng ma, thêm mấy cái đầu người treo lơ lửng ở trên cây đề là tôi đã gặp ma từ trong đêm rồi.
viết xong 10.08.2019
|
TRUYỆN: TỜ XIN XĂM
Tôi còn đi học nhưng thích thú nghe chuyện kể dân gian của người ở quê, khi chùa có đám ma, buổi tối tôi hay đến chia buồn và nghe chuyện kể rất là vui.
Một bà cô người ở quê, chết ở bệnh viện trong thành phố và đem xác tới chùa làng tôi. Người ở quê bà đến làm đám tang rất là đông, lan can chật chọi người, cả 10 cái bàn ở sân chùa, chỉ có cái bàn cuối xa nhất còn chỗ ngồi tối mịt mờ, lan can nơi để xác chết thì sáng sủa.
Tôi đi tới chắp tay lễ chào, thấy ở bàn có 2 ông già đang kể chuyện gì không biết có 6 người trẻ tuổi thì hai cái tai đang đứng sừng sững quay mặt về nơi ông kể chuyện, tôi ngồi xuống thì: Úi chà! Chuyện ma, sao may mắn vậy chuyện mình thích mà, miệng lẩm bẩm.
Nghe ông kể chuyện ông khi còn trẻ:
- Ở quê ruộng vườn thì xa làng theo ngõ hẻm núi rừng cả tiếng đồng hồ mới tới, đường đi vườn hàng ngày thì không đi, lần này tò mò lại đi thử đường tắt. Đường đi thì thấy có một ngôi chùa nhỏ, không giống như bị bỏ hoang đã lâu, cũng không có phảng phất thấy bóng thầy tu nào cả. Khi chiều buông hay là sáng sớm tôi thường thấy một bà già tóc bạc phơ da mặt nhăn nheo lưng khom khom, quét lá cây ở gốc cây đề lớn nơi góc chùa. Bên hông chùa có một cái bàn xin xăm, có lần thấy bà ngồi ở bàn đó.
Một hôm đang làm vườn trái chợt trong lòng nghĩ ra một chuyện rồi cười tủm tỉm đi hái trái dưa hấu tặng bà cụ già, trên vai thêm một gánh củi trong lòng vui vui gì đó, khi đến chùa thì đến cái bàn xin xăm tặng bà đang ngồi.
Tôi nói:
- Hôm nay con muốn xin xăm một tờ coi năm nay con có gặp duyên với cô nào không, trong lòng con ưng nhất là cô mà nhà ở trước chùa trong làng.
Bà cụ già gật đầu, tay run run chỉ vào lon đũa xăm ở đằng trước.
Tôi quỳ xuống tay cầm lon đũa xăm lên khấn rồi đưa cho bà cụ một cây, cũng không được để ý là số gì. Bà cụ cầm cây xăm lên coi rồi bà kiếm tờ giấy xăm vuông vuông xong bà gấp và đưa cho. Tôi bỏ ngay vào túi quần rồi nghĩ là về nhà cơm nước tắm rửa xong mới ngồi tỉ mỉ với lá xăm này. Xong tôi chắp tay lễ chào bà cụ với gánh củi ra về, khi đi ra khỏi chùa một lát cũng không khỏi cái lòng tò mò với nội dung trong tờ lá xăm đó, vừa đi vừa móc từ trong túi quần ra coi. Khi mở tờ giấy xăm ra coi thì dừng bước tại chỗ, rồi cười lên khà, khà, khà.
Miệng lẩm bẩm:
- Bà cụ già đến tuổi này sao bà vui lại tíu dữ vậy, hôm sau đã sẽ tính sổ với bà cho vui. Khi thấy tờ giấy xăm chẳng có tử vi thành bài thơ gì, cũng chẳng nói về số phận, hên hay xui cũng không có, mà chỉ có 4 chữ là: CÓ DUYÊN GẶP MA. Gấp tờ giấy xăm đút vào túi quần để hôm nào đi vườn sẽ hỏi bà.
Hai ngày trôi qua, vào ngày rằm lớn cả làng nghỉ động thổ, nghỉ ruộng nương vườn trái ở nhà đi chùa theo phong tục. Sau cơm trưa, đang ngồi nghĩ tới mấy cô gái đẹp đẹp trong làng, thêm một ý kiến nổi lên trong đầu là:
- Ngày rằm lớn mấy cô đẹp gái cũng ở nhà, trong vườn mình hai hôm trước có hai cây chuối chắc hôm nay vừa ương đủ để nướng ăn với mấy cô em gái tối nay thì rất là vui. Nghĩ xong tôi với con dao đi vườn, cái đòn gánh lẹ bước ra vườn, khi đi ngang qua chùa trưa nay đứng một lát tìm bà cụ già nhưng chẳng thấy bà ở đâu, chỉ thấy trái dưa hấu vẫn còn nằm ở trên cái bàn xin xăm đó. Tôi cất bước đi tiếp cho tới vườn, chạy thẳng tới nơi hai cây chuối, chặt xuống đang cúi cột vào đầu cái đòn gánh thì có cơn gió từ đâu ào ạt tới và trời đất tối sầm luôn như trời sắp đổ cơn mưa lớn gì không biết, mây đen ngòm phủ ngập hết cả đầu núi. Một lát cơn gió ngừng xuống thì tôi bước lẹ về sợ trời mưa đường gập ghềnh trong rừng núi rất là trơn và khó đi.
Rồi tối mịt mù như 5 giờ sáng tôi bước vào sân chùa, ngó về đằng cái bàn xin xăm thì thấy bà ngồi quay lưng vào cái bàn và quay mặt vào vách chùa. Vừa tủm tỉm cười vừa bước tới gần cái bàn, để gánh chuối xuống, đưa hai bàn tay lên chắp lễ chào thì thêm một cơn gió cụt mạnh từ đâu đến không biết như làm cho tôi lạnh cột sống tại chỗ, tóc trắng bà rối tung lên và đứng luôn như vậy không có nằm xuống sợi nào cả.
Tới đây thì tôi cứng luôn, đứng hình khi thấy thân thể bà cụ vẫn ngồi quay mặt về phía đằng trước cái bàn, như người ngồi bình thường thôi, chỉ có cái đầu của bà nó xoay về đằng sau. Rồi tiếp với tiếng cười hi hi hi nhè nhẹ thật là lạnh lùng và cái đầu từ từ xoay lại phía đằng trước chậm chậm với đôi mắt trắng bạch, hàm răng nâu nâu của người già cả ăn trầu. Bầu trời đang tối sầm thêm một trận khủng hoảng thì thêm tối đen thật luôn.
- Một tiếng: Eo ơi! Ma ma ma a a a! rồi biến mất luôn, về trước luôn còn gánh chuối với đôi dép lào chắc nó về sau gì không biết, lúc tôi biến mất thì nó vẫn còn nằm ở trước cái bàn xin xăm đó.
Trong lúc chợt mơ chợt tỉnh thì tai tôi nghe veo véo tiếng của mấy chú tiểu đang dìu tôi vào nằm ở trong chùa, nghe man man: - Anh tè ra quần, anh tè ra quần! Xong khi ông chủ trì gọi hồn vía lại cho, một lát nghe tiếng quen quen thì là ba mẹ tôi với anh em tới. Ba tôi ngược về đi lấy gánh chuối ở chùa trong rừng.
Trong làng ngày rằm lớn, cả làng nghỉ ở nhà khi nghe tin thì ai cũng chạy tới, nhiều cô em gái vẫn còn phấn son trong đồ trang phục lào vì sáng nay cúng bái ở chùa. Cả cô đẹp nhất ở trước chùa cũng đứng ở đó, ai cũng muốn biết chuyện gì xảy ra đến mức làm anh khủng hoảng bất tỉnh như vậy. Lúc đầu thì mấy cô bưng miệng cười lễ phép một chút, một lát sau thì đưa 32 cái răng ra cười ha, ha, ha hết mức luôn, vì anh hùng nhất làng bị ma dọa giữa trưa nằm lẩm cẩm giật gân giật cốt tè ra quần ở trước cổng chùa làng.
Còn tôi thì mượn mấy ông chú tiểu cái mẹt vì cái vung nồi cơm che cái mặt không đủ đâu chắc cái mẹt mới đủ, không có cái mẹt thì đành lấy cái mền rồi chui cái đầu vào đó khỏi mắc cỡ cũng được rồi, khỏi mấy cô em gái đẹp thấy mặt tôi lúc sợ ma này.
Một lát nữa nghe tiếng ba nói:
- Đây gánh chuối ba mang về và cúng vào chùa luôn, nó chạy cái gì mà đôi dép lào nó vất ở đó luôn nữa chứ. Tiếng cười trai gái vang lớn khắp chùa luôn. Tôi vừa trùm cái mền trên mặt và nói với ba:
- Ba đi vào chùa không thấy bà già. Mới nói tới đây thì ba lớn tiếng và ngắt lời:
- Chùa nào, có chùa nào ở đó, còn bà già nào nữa bà ma thì phải, gánh chuối với đôi dép nó nằm ở gốc bụi tre chứ chùa gì. Nghe tiếng mẹ tôi với em ôm bụng cười bò lăn bò quàng luôn.
Tôi ở trong cái mền hỏi tiếp:
- Ba ở ngoài bây giờ trời mưa không? Khi con từ vườn về tới nơi bà già trời tối sầm gió như bão luôn. Ba trả lời:
- Hôm nay trời nắng chang chang từ sáng đến giờ, mưa nào, bão nào, mưa ở trong cái đầu mày thì có, chứ mưa hạt nào đâu ngày hôm nay, đem cái mền trùm đó ra. Người làng đến thăm thì giấu cái mặt đó vào trong cái mền làm chi, cúng vào chùa cái mặt đó người ta còn không nhận, bán 1 đồng cũng không có ai mua đâu mà lo. Người trong làng mấy cô em gái nếu có trứng chắc cười tuột trứng luôn, khi thấy cái mặt ông vua quậy nhất làng lúc này.
Ông chủ trì ngồi cười hừ hừ hừ rồi ông nói:
- Đưa cái tờ xin xăm đó cho ông coi nó thế nào.
Tôi vội lấy tay móc trong túi đưa thì là một tàu lá cây chứ không phải tờ giấy gì cả.
Ông cười hừ hừ hừ, miệng lẩm bẩm:
- Chỗ xin xăm chùa mình cũng có không xin dở hơi dở hám đi xin xăm với ma trong rừng cũng có, hết nói luôn.
Xế chiều tôi tỉnh táo chút thì chào lễ ông chủ trì và sư trong chùa rồi về nhà. Rồi tiếng chọc ghẹo với tiếng cười nhạo tôi của mấy cô em gái trong làng kéo dài cả năm mới hết.
Viết xong 10.00 đêm 05.03.2020
|