Cho dù có nhiều gian nan phiền muộn
Ít ra chúng ta vẫn được cùng nhau đau khổ Mỗi lần tình yêu trượt xuống vực sâu Từng kỷ c xưa giữ chặt hai ta ở lại.
Niềm hạnh phúc được cùng nhau đau khổ
(Chu Hoa Kiện)
Nhá nhem tối hôm sau, Bạch Ký Minh mới về nhà. Cậu không đem di động theo, bố mẹ không cách nào liên lạc được đành phải ngồi trên sô pha mặt mày cau có, chốc chốc lại đưa mắt nhìn nhau, thở vắn than dài.
Mặc dù đã sớm chuẩn bị tâm lý, nhưng khi thấy con trai mở cửa bước vào, mặt mũi đỏ bừng, toàn thân đầy mùi rượu, quần áo xộc xệch, họ vẫn không tránh khỏi kinh ngạc. Cũng không hiểu Bạch Ký Minh làm thế nào mà tìm thấy quán nhậu còn mở cửa vào giữa đêm giao thừa. Cậu uống từ quán này sang quán kia, vừa bước vào cửa liền ngã vật xuống nền nhà.
Mẹ cậu vừa xót xa tức giận vừa chẳng biết phải làm sao, bà tiến lại đỡ cậu con, miệng càu nhàu: “Sao lại uống nhiều thế này, con không muốn sống nữa có
phải không?”. Bạch Ký Minh hoàn toàn không nghe thấy bà đang nói gì, chỉ thấy bụng co thắt khó chịu, cậu lao vào nhà vệ sinh, nôn liên tục vào bồn cầu.
Mẹ cậu trợn mắt bảo chồng: “Ông còn đứng thộn mặt ra làm gì? Mau đem cốc nước lại đây”. Nhìn cậu thế ông cũng đau lòng, vừa lấy nước vừa trách vợ: “Đều tại bà cả”.
“Nó làm sai, tôi làm mẹ nói nó vài câu cũng không được chắc?” Mẹ cậu có phần hối hận nhưng vẫn mạnh miệng cãi.
“Bà nói mấy câu đó mà nghe được à, đến tôi còn không lọt tai.” Bố cậu cầm cốc nước, hai người tất bật một hồi. Vừa đỡ cậu vừa lấy khăn lau mặt cho cậu, lại đưa nước cho cậu xúc miệng, cuối cùng dìu cậu nằm xuống giường, cởi áo khoác và giày, thế mới coi như tạm ổn.
Đầu óc Bạch Ký Minh quay cuồng hỗn độn, có cảm giác hình như mình đã về đến nhà, nhưng người xung quanh lúc ẩn lúc hiện, họ nói gì cậu cũng không nghe rõ. Dạ dày đau từng cơn, như bị lửa thiêu đốt. Toàn thân nóng bức khó chịu, mạch máu căng lên như muốn nổ tung, miệng thì khô rát. Bố cậu cho cậu uống chút nước, không ngờ lại nôn ra một trận.
Mẹ cậu kinh hãi nhận ra cả người cậu đang phát sốt, trán ướt đẫm mồ hôi. Bà hoảng hốt bảo chồng: “Chẳng lẽ bị ngộ độc rượu, hay chúng ta đưa nó đi bệnh viện?”.
“Đi cái gì mà đi.” Bố cậu phần nào nắm rõ tình hình, “Bà yên tĩnh chút đi, chưa thấy ai say rượu à? Ngủ một giấc là sẽ đỡ thôi”.
Nhưng Bạch Ký Minh không nằm im được lúc nào, lăn đi lăn lại trên giường, lí nhí trong miệng không biết nói những cái gì, vẻ mặt đau đớn khó chịu, chốc chốc lại rúc đầu vào gối, khóc rấm rứt.
Mẹ cậu cho cậu uống nước hoa quả, mật ong, ngậm gừng tươi, nhưng đều không có tác dụng, uống cái gì nôn ra cái đó. Bố mẹ cậu hết cách, chỉ biết lấy khăn mặt nhúng qua nước ấm, lau mặt cho cậu.
Đang trong lúc luống cuống thì chuông điện thoại reo. Mẹ cậu ngồi bên giường chăm sóc cậu, để chồng đi nghe điện thoại, không ngờ là Liêu Duy Tín.
Ngày nào Liêu Duy Tín cũng nói chuyện điện thoại với Bạch Ký Minh, nhưng cả ngày mồng Một gọi kiểu gì cũng không có người nhấc máy. Trong lòng cảm thấy không yên, nhưng nghĩ đến lần trước Bạch Ký Minh đột nhiên về quê cũng không liên lạc được, anh tự cười mình, cảm thấy bản thân lo nghĩ hơi quá. Có lẽ Bạch Ký Minh đang bận đón Tết với người nhà, không có thời gian nghe điện thoại; hoặc là tiếng pháo nổ bên ngoài to quá, nên không nghe thấy chuông reo;
hơn nữa rất có khả năng cậu ngốc xấu xa của anh đi ra ngoài mà bất cẩn quên mang di động.
Không ngờ, đến mồng Hai vẫn như thế. Liêu Duy Tín có chút lo lắng, theo lý thì trong khoảng thời gian dài như thế, cho dù Bạch Ký Minh không nhấc máy thì cũng phải gọi lại cho anh mới phải. Anh chần chừ một lúc, cuối cùng quyết định gọi vào máy bàn nhà cậu.
Bố cậu nghe thấy giọng Liêu Duy Tín thì thở dài một tiếng. Sau khi chúc Tết, Liêu Duy Tín mới hỏi: “Thưa chú, Ký Minh có nhà không ạ?”.
“À, có. Nhưng nó vừa uống say, đang nằm trên giường.”
“Uống say ạ?!” Liêu Duy Tín lập tức đứng dậy, tâm trạng chùng xuống. Bạch Ký Minh không thích uống rượu, thường ngày chẳng chạm vào một giọt. Chỉ trong hai trường hợp cậu mới uống rượu, một là trong tiệc tùng quan trọng, hai là lúc tâm trạng vô cùng tồi tệ.
Nhưng hiện giờ là ngày Tết, cả nhà quây quần, uống chút rượu cũng là điều dễ hiểu. Liêu Duy Tín trong lòng biết rõ khả năng này không cao, nhưng vẫn gượng cười nói: “Chắc là anh em họ hàng uống hơi nhiều phải không ạ? Ký Minh cũng có lúc uống rất hăng”.
“Không phải. Đêm giao thừa mẹ nó có nói nó mấy câu, nó bỏ ra ngoài uống đến sáng nay mới về nhà, cũng không biết đã uống bao nhiêu rượu…”
Liêu Duy Tín nghe như sét đánh bên tai, chuyện tồi tệ nhất cuối cùng cũng xảy ra. Anh cố gắng trấn tĩnh bản thân, hỏi: “Bây giờ Ký Minh thế nào hả chú?”.
“Còn thế nào nữa? Nôn ọe liên hồi…” Ông còn định nói tiếp, nhưng vợ ông đã hét lên: “Ông nói gì mà lắm thế? Mau đem cho thằng bé ít nước!”.
“Đây, vào ngay đây.” Ông vội vàng nói với Liêu Duy Tín một câu, “Cháu cho chú gửi lời chúc Tết đến bố mẹ, chú đang bận, phải cúp máy đây”. Không đợi Liêu Duy Tín trả lời, ông đặt điện thoại xuống cầm cốc đi rót nước.
Liêu Duy Tín “A lô” mấy tiếng, nghe thấy tràng tút tút vang lên, đành phải cúp máy, trong lòng thấp thỏm không yên.
Chắc chắn mẹ cậu đã nói mấy câu rất khó nghe, mới khiến một người lạnh lùng như Bạch Ký Minh không thể chịu nổi. Liêu Duy Tín cắn môi, ngẫm nghĩ lại những ngày ở nhà Bạch Ký Minh, khi về Đường Sơn, và những cuộc trò chuyện
điện thoại của hai người, hình như chẳng có lý do gì để sự tình phát triển đến mức gay gắt như vậy.
Liêu Duy Tín vẫn nghĩ rằng, mình là nguyên nhân xung đột giữa Ký Minh và mẹ. Anh đi rồi có thể xoa dịu tâm trạng cả hai bên, cho dù vẫn có mâu thuẫn, nhưng chỉ cần Bạch Ký Minh không cãi nhau với bố mẹ thì chẳng có vấn đề gì không giải quyết được cả.
Nhưng sự thật hoàn toàn trái với mong muốn.
Không cần biết trách nhiệm thuộc về ai, hiện tại người chịu tổn thương đau khổ chính là Bạch Ký Minh. Rốt cuộc cậu đã uống bao nhiêu rượu? Toàn là rượu mạnh chăng? Dạ dày làm sao mà chịu nổi? Có cần phải đi bệnh viện không?
Liêu Duy Tín càng nghĩ càng đau đầu, vừa căng thẳng tức giận, vừa chán nản bực bội. Anh rất muốn gọi lại hỏi rõ tình hình của Bạch Ký Minh. Nhưng thân phận của anh có chút khó xử, nếu mẹ Bạch Ký Minh vì anh mà tức giận với cậu thì hậu quả khôn lường. Thứ cảm giác đáng ghét lúc Bạch Ký Minh đột ngột bỏ về
quê lần trước lại xuất hiện, đó là sự kinh hãi vì không nắm bắt được gì trong tay; đó là sự bất lực vì lo sợ sẽ mất đi thứ gì đấy nhưng lại không có cách nào xoay chuyển được. Anh lấy tay ôm mặt, chậm rãi thở sâu. “Bình tĩnh.” Anh tự nhủ: “Liêu Duy Tín, mày phải bình tĩnh một chút. Có nhiều tình huống, mày hoàn toàn không hiểu hết, nông nổi đưa ra phán đoán thì ngu ngốc quá”.
Nhưng mà, trời ơi, chỉ cần liên quan đến Bạch Ký Minh, thì anh sẽ trở nên ngu ngốc.
Trừng mắt nhìn kim đồng hồ nhích từng chút một, đã một giờ trôi qua, bây giờ gọi điện, chắc không đến nỗi đường đột đâu nhỉ? Liêu Duy Tín không kiềm chế nổi nữa, bắt đầu ấn số.
Lần này vẫn là bố cậu nhấc máy: “Không thế nào cả, chưa tỉnh lắm, vẫn đang nôn”.
“Chú cho Ký Minh uống một ít nước muối nhạt, chắc sẽ đỡ hơn chút.” “Có tác dụng không? Nó uống nước lọc cũng nôn hết.”
“Thế thì đừng cho Ký Minh uống gì nữa, để cậu ấy ngủ một giấc vậy.” “Nó không chịu ngủ, cứ lăn qua lăn lại, khóc mãi không dứt. Ôi…”
Liêu Duy Tín nghe mà lòng đau như cắt, mãi mới thốt nên lời: “Chú thử vỗ lưng Ký Minh xem, vừa vồ lưng vừa dỗ”.
Ông chưa kịp đáp lời, đã nghe tiếng vợ thất thanh: “Trời ơi ông mau lại đây, con mình ho ra máu rồi!”. Nghe giọng vợ lạc đi, ông sợ hãi vứt điện thoại chạy vào phòng.
Liêu Duy Tín nhảy dựng lên, không nghĩ được nhiều, cầm áo khoác lao xuống dưới nhà.
Bố mẹ anh đang chơi cờ vây, thấy con trai hớt hải chạy xuống, khuy áo cài lộn cả lên. Hai người đưa mắt nhìn nhau, bố Liêu Duy Tín gọi giật anh lại: “Con định đi đâu đấy?”.
“Không được, con phải đến thành phố s.” Liêu Duy Tín nghiêm túc nói. Ông nhìn sắc mặt con trai, ít nhiều cũng đoán được vài phần, chỉ tay vào áo anh: “Muốn đi cũng không thể thế này mà đi chứ?”.
Liêu Duy Tín cúi đầu, đành cởi khuy cài lại. Nhưng tay anh run rẩy, mãi không cởi được. Mẹ anh bước tới giúp anh, nhẹ nhàng hỏi: “Con đừng nóng vội, có chuyện gì thì cũng nên bàn bạc với bố con một chút”.
Liêu Duy Tín cũng thấy mình có hơi hấp tấp, anh cố gắng bình tĩnh, ngắn gọn kể lại tình hình. Cuối cùng nói: “Lúc nãy chú ấy bảo Ký Minh hình như nôn ra máu, con phải đi xem thế nào”.
Bố anh ngẫm nghĩ một chút, thong thả đứng lên, nói: “Tốt nhất con nên bình tĩnh lại. Theo bố thấy thì mẹ Ký Minh không có thiện cảm với con, lúc này bà ấy đang thương xót con trai, không chừng sẽ đổ hết trách nhiệm lên đầu con, con đến đó chỉ càng làm mâu thuẫn gay gắt hơn. Với lại, rất có khả năng Ký Minh bị chảy máu dạ dày, từ đây đến thành phố s, ngồi tàu nhanh nhất cũng mất hơn mười hai tiếng. Thời gian dài như vậy, đợi con đến nơi còn có tác dụng gì?”.
Bố anh nói rất có lý, nhưng Liêu Duy Tín đều không để vào tai. Anh nói: “Vậy con biết làm gì? Không thể cứ ngồi đây chờ đợi, chẳng làm gì được! Bố không biết đâu, với tính cách của Ký Minh, đã làm gì là làm đến cùng, không chịu vòng vo. Nếu xảy ra xung đột với bố mẹ, người cuối cùng chịu tổn thương chính là Ký Minh. Ký Minh sẽ không chịu nổi…”.
Mắt anh đỏ ngầu, giọng nói nghẹn ngào. Anh quay đầu đi, không muốn mất kiểm soát trước mặt bố mẹ. Mẹ anh không nói gì, chỉ vỗ nhẹ lên bờ vai rộng lớn của của con trai mình, kéo anh ngồi xuống sô pha.
Bố anh thở dài, từ tốn nói: “Nói trắng ra thì con không chịu nổi cảm giác bất lực mà thôi. Cảm thấy chỉ muốn ở bên cậu ta, cho dù không thay đổi được gì, chỉ nhìn cậu ta thôi cũng tốt rồi, phải không?”.
Liêu Duy Tín gật đầu.
“Nghe bố nói, con trai. Con không hiểu tâm trạng của những bậc làm cha làm mẹ. Trên đời này chẳng có cha mẹ nào nhẫn tâm ngồi nhìn con mình đau đớn khổ sở mà làm thinh cả. Đối xử tốt với Ký Minh không chỉ có một mình con, muốn cậu ta vui vẻ hạnh phúc cũng không chỉ có một mình con. Nhìn con mình lấy rượu giải sầu, thậm chí nôn ra máu, nỗi đau của người làm cha làm mẹ không thua con chút nào đâu. Con không đến đó, họ cũng sẽ chăm sóc thật tốt cho Ký Minh. Bố
mẹ có cách làm của bố mẹ, họ hy vọng được nhìn thấy con mình mạnh khỏe bình an, hạnh phúc sung túc. Họ dùng quan niệm nhân sinh của mình yêu cầu con cái, điều này chẳng có gì sai. Chỉ là, một khi nhận ra nguyện vọng của mình chỉ đem lại đau khổ cho con mình, thì bất cứ người bố người mẹ nào cũng sẽ thỏa hiệp. Duy Tín, con từng nói, có những thứ phải chờ thời gian minh chứng. Hạnh phúc chính là như vậy. Điều con cần làm, là dùng cả đời này để chứng tỏ được con sẽ mang lại hạnh phúc cho Ký Minh, chứ không phải bây giờ hấp tấp đến đó gây thêm rắc rối.”
“Không phải con muốn gây thêm rắc rối, con chỉ là… con chỉ cảm thấy Bạch Ký Minh bây giờ rất cần con, con phải ở bên cạnh cậu ấy…”
này”.
Bố anh cười: “Con nên tin tưởng cậu ta sẽ tự mình giải quyết ổn thỏa vấn đề
hơn.”
“Nhưng Ký Minh cố chấp lắm, nói không chừng còn làm mâu thuẫn ác liệt
“Nói đi nói lại, chung quy con vẫn không tin tưởng cậu ta. Con trai, đừng quên, cậu ta cũng là một người đàn ông, còn là một người đàn ông có chủ kiến và tính tình cương quyết, con muốn một người đàn ông như vậy sống trong sự che chở của mình ư?”
“Nhưng… cách xử lý vấn đề của cậu ấy, thật sự có chút… cực đoan…”
“Theo bố thì chuyện không như thế.” Ông vỗ vai con, “Nếu như cậu ta thực sự đã nảy sinh xung đột dữ dội với bố mẹ, thì sau khi cậu ta uống say, người mẹ sẽ không có phản ứng như thế. Bố nghĩ, chắc con đã dặn dò cậu ta rồi”.
“Vâng… con dặn cậu ấy không được cãi nhau với bố mẹ.”
“Có vẻ cậu ta cũng nghe lời con lắm.” Bố anh cười, “Thôi được rồi, lo lắng là điều khó tránh khỏi, nhưng đừng kích động quá. Những chuyện không có sự chuẩn bị trước hoặc không có tác dụng, tốt nhất không nên làm. Nếu không dự đoán được kết quả, thì càng không nên làm. Con trai, kiên nhẫn một chút, đường dù khúc khuỷu, nhưng tiền đồ thì xán lạn, phải không?”.
Câu nói đùa cuối cùng của ông thực sự rất tẻ nhạt, Liêu Duy Tín hoàn toàn không để tâm đến, chỉ miễn cưỡng gật đầu, nói: “Bố, mẹ, con về phòng đây”.
Bạch Ký Minh chỉ nôn ra một ít máu, có lẽ do chảy máu dạ dày, cũng có thể do cổ họng bị thương, không nguy hiểm gì. Nhưng thế cũng đủ để mẹ cậu ăn năn day dứt, bà lo lắng sắp trào nước mắt, ôm đầu cậu gọi: “Con ơi, con ơi, con thấy đỡ hơn chút nào chưa?”.
Bạch Ký Minh không trả lời, vùi đầu vào chăn, nói thế nào cũng không chịu chui ra. Bố cậu nhớ đến lời nói ban nãy của Liêu Duy Tín, lấy tay vỗ nhẹ lên lưng cậu, miệng dỗ dành: “Ổn rồi ổn rồi, ngủ đi”. Một lúc sau, Bạch Ký Minh mới chịu
thò đầu ra, mắt vẫn nhắm, lí nhí kêu: “Duy Tín, Duy Tín”. Cậu gọi tên anh từng hồi, âm lượng nhỏ dần, cuối cùng chìm vào giấc ngủ.
Loay hoay cả buổi, đến lúc này bố mẹ Bạch Ký Minh mới được an tâm một chút, hai người lặng lẽ đóng cửa lại, ngồi xuống sô pha ngoài phòng khách, thở dài.
“Thôi.” Bố Bạch Ký Minh châm điếu thuốc, “Thôi để thằng bé đi đi, chúng ta không quản nổi nữa rồi”.
“Quản? Tôi còn dám quản nó sao?” Mẹ cậu giận dỗi nói.
Bà ngước lên nhìn bầu trời xám xịt bên ngoài, nước mắt cuối cùng cũng rơi xuống.
Bạch Ký Minh hoàn toàn không nhớ gì chuyện ngày hôm qua, lúc mở mắt tỉnh giấc chỉ thấy đầu đau như búa bổ, đưa tay lên day day huyệt thái dương, chỉ thấy ngón tay mình tê dại.
Cậu đã uống nhiều quá, Bạch Ký Minh cười khổ, khẽ dịch chuyển cơ thể nặng nề của mình, nhấc di động ở ngăn tủ đầu giường lên.
Trời đất, hơn mấy chục cuộc gọi nhỡ, tất cả đều của Liêu Duy Tín.
Thôi xong, lần này biết giải thích thế nào. Bạch Ký Minh có chút chột dạ, do dự một lúc mới quyết định ấn nút gọi lại. Chỉ sau một hồi chuông Liêu Duy Tín đã nhấc máy, anh thận trọng hỏi: “Sao rồi? Có đi bệnh viện không?”.
Bạch Ký Minh nhíu mày nghĩ, đi bệnh viện làm gì? “Không”. Cậu nói: “Không sao, chỉ hơi khó chịu một chút”.
Đầu dây bên kia nghe rõ tiếng thở phào, sau đó đột nhiên cao giọng: “Bạch Ký Minh! Mẹ kiếp, giờ mới thấy khó chịu à, lúc nốc rượu sao không thấy khó chịu? Trừ nốc rượu ra thì em còn biết làm gì nữa? Em có biết em đã nôn cả ngày trời không? Còn nôn ra máu có biết không hả? Có phải em chán sống rồi? Không đúng, không phải em muốn chết, mà là muốn chọc anh tức chết đúng không! ! !”.
Cơn thịnh nộ của Liêu Duy Tín, đừng nói là Bạch Ký Minh, ngay đến bố mẹ anh ở tầng dưới cũng nghe thấy. Hai người đưa mắt nhìn nhau sửng sốt, không ngờ đứa con hòa nhã điềm đạm thường ngày, lúc điên tiết cũng… rất khủng bố…
Bạch Ký Minh không dám thở mạnh, hứng chịu cơn thịnh nộ của anh: “Anh dặn em thế nào? Không được cãi nhau với bố mẹ, không được cãi nhau với bố mẹ. Khốn kiếp, em coi anh như người chết phải không, hay coi lời nói của anh như trò đùa?!”.
“Cái đó…” Bạch Ký Minh lí nhí giải thích, “Em không cãi nhau… em chỉ ra ngoài uống chút rượu…”.
“Ha!, thế thì anh phải biểu dương em đúng không?”, Liêu Duy Tín vẫn chưa hả giận: “Không cãi nhau được em liền giở chiêu đối phó tiêu cực? uống rượu đến nỗi chảy máu dạ dày, em giỏi thật đấy, em có biết bố mẹ em lo lắng chừng nào không? Em có biết anh lo lắng chừng nào không? Em làm ơn đừng có nông nổi
nữa được không? Em muốn thế nào thì thế ấy à? Em nốc nhiều như vậy cho ai xem? Em định uy hiếp ai? Họ là bố mẹ em nên mới quan tâm lo lắng cho em. Nếu không thì ai thèm can thiệp chuyện của em? Nốc cho đến chết càng giúp trái đất này nhẹ hơn đấy. Làm gì cũng không nghĩ đến cảm nhận của người khác, tối qua lúc nghe điện thoại giọng bố em lạc cả đi, em có biết không?”.
Bạch Ký Minh cắn môi, cảm thấy việc làm của mình hết sức quá đáng.
“Anh nói cho em biết, em phải xin lỗi bố mẹ ngay, có nghe thấy không hả?
Nuôi em lớn bằng từng này, là em nợ bố mẹ đấy!”
“ừm.” Bạch Ký Minh khẽ trả lời: “Vậy em cúp máy đây”.
“Cúp máy? Bạch Ký Minh! Em dám cúp máy hả?!” Đầu dây bên kia tưởng như Liêu Duy Tín đang nhảy dựng lên, tiếng bước chân bực bội đi lại khắp phòng.
“Thì em đi xin lồi bố mẹ.” Bạch Ký Minh ngơ ngác khó hiểu.
“Bạch Ký Minh! Còn anh thì sao, còn anh thì sao? Mẹ kiếp, lương tâm em để đâu, anh không lo lắng chắc? Anh còn lo lắng hơn bố mẹ em, ít ra họ còn ở ngay bên em.”
“Ừm.” Bạch Ký Minh lại nằm xuống, tiếp tục nghe Liêu Duy Tín hăm dọa, “Bạch Ký Minh, em nghe cho kỹ đây! Sau này cấm không được uống rượu, nghe rõ không? Em còn dám uống rượu thì anh sẽ lột trần treo em lên đánh cho một trận”.
Bạch Ký Minh không nhịn được, phì cười.
“Em còn dám cười?! Mẹ kiếp em dám cười hả?” Liêu Duy Tín giậm chân
tức giận, nếu Bạch Ký Minh đứng trước mặt anh lúc này, chắc anh sẽ bóp chết cậu, “Em tưởng anh đang đùa chắc? Em tưởng anh không dám chắc? Em có biết là, tối qua lúc nghe thấy mẹ em gào lên rằng em nôn ra máu, anh… anh lo gần chết…”.
Bạch Ký Minh cắn chặt môi, nghe giọng Liêu Duy Tín càng lúc càng thấp, trong lòng tràn ngập nỗi xót xa cảm động.
“Xin lỗi…” Cậu nói, “Duy Tín, em xin lỗi…”.
“Hừ” Liêu Duy Tín thở dài, “Em thì, chẳng bao giờ khiến anh yên tâm. Cứ thế này vài bận nữa, chắc anh suy nhược thần kinh mất”. Anh xả giận xong, ngữ
khí cũng dịu lại, trở về là Liêu Duy Tín dịu dàng tâm lý thường ngày, “Bây giờ còn khó chịu không? Chốc nữa ăn chút gì đó, đừng ăn mì sợi hay cơm, mấy thứ đó không tốt cho dạ dày. Ăn chút đồ làm từ bột mì, dạ dày còn khó chịu thì đi bệnh viện kiểm tra xem sao, đừng cố chịu”.
“Ùm.” “Đồ xấu xa, chỉ biết ừm thôi.” Liêu Duy Tín cười, “Chuyện đâu đến nỗi lâm vào đường cùng, sao em không ôn hòa một chút? Mấy ngày Tết ở nhà chăm sóc bố mẹ, đợi về thành phố s chúng ta lại được ở bên nhau, không phải sao?”.
“Ùm.”
“Thôi, đi rửa mặt đi, rồi ăn sáng. Nhớ phải ngoan, đừng làm loạn lên nữa.” “Ùm.”
“Không được nóng nảy, có gì thì từ từ nói.” “Ùm.”
“Còn nữa.” Liêu Duy Tín cất giọng nghiêm túc, “Nhấn mạnh lần nữa, sau này không được uống rượu, một giọt cũng không”.
“Ùm.”
Nghe thấy có tiếng nói chuyện phát ra từ phòng Bạch Ký Minh, mẹ cậu liền vào bếp chuẩn bị bữa sáng. Bà nấu một bát mì cho cậu, dùng bột và nước nóng để nấu, mềm mềm lại dễ tiêu hóa.
Bạch Ký Minh đánh răng rửa mặt xong bước ra từ nhà vệ sinh, hơi ngượng nghịu ngồi xuống bàn ăn, ngập ngừng
hồi lâu. Cuối cùng cậu cúi đầu, khẽ nói: “Con xin lỗi…”.
Mẹ cậu mấp máy môi, nhưng cuối cùng không nói gì cả. Bố đưa chiếc thìa cho cậu, mỉm cười: “Đứa con ngốc nghếch, mẹ con cũng hơi lỡ lời, con đừng để bụng làm gì. Thực ra, Duy Tín là một chàng trai tốt. Bố và mẹ đã bàn bạc kỹ rồi, con đi đi, đến Đường Sơn chơi vài hôm. Thế mà đã hơn chục năm trời, con cũng từng sống ở đó bảy tám năm, chắc không còn ấn tượng gì nữa đâu nhỉ?”.
Bạch Ký Minh giật mình ngẩng đầu lên, ánh mắt tràn đầy niềm sung sướng, toàn thân phấn khởi lạ thường. Cậu hết nhìn bố lại quay sang nhìn mẹ, có chút khó tin: “Thật không bố?”.
“Đứa ngốc này.” Ông xoa đầu cậu, cất cao giọng, “Đến đó chơi, nhớ chụp nhiều ảnh mang về cho bố xem. Từ khi rời khỏi đó, bố chưa quay lại lần nào”.
“Vâng ạ.” Bạch Ký Minh cười híp cả mắt, tiếp tục ăn hết bát mì.
Mẹ cậu thở dài, từ tốn nói: “Đừng quên mua chút quà biếu bố mẹ người ta. Chọn loại tốt ấy, đừng tiếc tiền. Không thể để người ta nói nhà chúng ta không biết phép tắc được”.
“Vâng ạ!”