Bất Du, Không Thay Đổi
|
|
Chương 30
Sau hôm ấy mấy ngày, Mai Ương nhận hai tấm danh thiếp Hoa Đan đưa qua, nhắn bà chuyển cho Khang Sùng. Nhìn giới thiệu với phương thức liên lạc đều từ văn phòng địa ốc, bạn bè giữ chức vị không thấp. Vừa đưa bà còn lựa một câu, ngắn thôi, y như phong cách của bà vậy: Cứ bảo cháu trai em, là được giảm giá. Khang Sùng cảm động muốn chết, đi công tác về còn đặc biệt mua chiếc vòng cổ tặng bà, kiểu dáng trong nước không còn hàng. Ngoài miệng bà cứ nói “Không cần”, “Thôi cất đi”, “Thằng này cứ tiêu tiền lung tung” nhưng thâm tâm cũng vui lắm, tiếp khách hàng lớn hay lúc chủ trì cuộc họp quan trọng ở công ty mới lấy ra đeo, nâng niu như bảo bối. Đến cuối tháng, sau mười ngày khảo sát cân nhắc, cuối cùng hai đứa ra quyết định, đưa tiền đặt cọc căn nhà cả hai vừa lòng nhất. Tuy nhờ phúc Hoa Đan mà giá cả rẻ hơn mấy vạn, nhưng vẫn là khoản tiền lớn, lúc ký hợp đồng, làm thủ tục Khang Sùng còn chưa có cảm giác gì mấy, tối đến đi ăn Sukiyaki chúc mừng xong ra tính tiền mới ngẫm lại: “… Hình như tôi hết tiền rồi hay sao ấy?” Cảnh Doãn không khỏi thấy vừa thương vừa buồn cười: “… Đúng á.” “Em thì sao?” “Em cũng hết òi.” “Ài ——” Hai người ngồi tàu điện ngầm về nhà, tìm góc bên không bắt mắt giữa toa xe toàn người là người, ôm nhau cảm nhận chua xót của sự bần cùng. Một tay Khang Sùng nắm tay cầm, một tay khoác sau lưng Cảnh Doãn, che em khỏi bị đẩy đụng. Cánh tay Cảnh Doãn ôm lưng gã, ấm giọng an ủi bên tai: “Còn dư chút, còn dư chút, sống được qua mùa thu này.” Tàu dừng một trạm, cửa mở, người người hỗn động lên xuống, gió lạnh cuốn vị rỉ sắt trào vào, thổi làm mắt Khang Sùng híp cả lại. Gã nhìn sân ga, chứng kiến rất nhiều cuộc bôn ba và trốn chạy, đeo đuổi lẫn buông bỏ. Cuối cùng đèn báo hiệu sáng lên, cửa đóng, gã thở một hơi dài, ôm Cảnh Doãn càng chặt hơn, cùng những mảnh bé nhỏ mà bình phàm giống bọn họ giữa thành phố này, gánh vác trọng lượng khác nhau, vững chân bước theo phương hướng của mỗi người. Tựu lại trong lòng vẫn vui vẻ lắm. Tuy không hoàn toàn giống, nhưng đã gần chạm tới căn nhà mơ ước rồi, tám mươi mét vuông, tầng chín, lấy ánh sáng tốt, diện tích thực không rộng nhưng cảm giác không gian rất thoáng, đầy đủ tiện nghi, sân phơi lớn cửa sổ nhiều, sàn nhà, gạch tường, phòng bếp, nhà vệ sinh, đường thoát nước các thứ được trang bị trước. Lúc nghiệm thu phòng ốc hai đứa đều xin nghỉ chạy qua nhà, tìm đơn vị chuyên nghiệm thu phòng ốc đo lường kiểm tra các chỉ tiêu, tối về lại thức đêm đọc bản bảo đảm chất lượng khu dân cư, dùng sách hướng dẫn với danh sách đồ trang bị, cam đoan tận tâm tận lực tự thân vận động hết, đoàn bố mẹ gần như chẳng giúp gì, chỉ tài trợ chút đồ gia dụng cho “có lệ”. Nhà Khang Sùng chi tiền mua giường với sô pha, nhà Cảnh Doãn xuất tiền mua tủ quần áo với giá sách, bồn tắm lớn được bên nhà phát triển tặng, bằng gang, chất lượng có vẻ khá, còn bàn bếp, thảm trải sàn, rèm cửa, tủ TV, mấy đồ linh tinh khác thì hai đứa tự mua thêm. Quản cũng lười quản, lấy lời Mai Ương nói, “Tốt ghê, từ nay về sau không cần tích sổ tiết kiệm để lấy vợ cho các anh rồi, mẹ muốn đi ăn chơi đàng điếm, ngợp trong vàng son, muốn đi Maldives mặc bikini!” (住宅质量保修书 Bản bảo đảm chất lượng khu dân cư: văn bản mà chủ đầu tư phát triển bất động sản cam kết với người mua về chất lượng nhà ở khi chủ đầu tư bán nhà ở mới xây cho người mua. Điều đó có hiệu lực pháp luật và chủ đầu tư phải thực hiện đúng những gì đã cam kết trong đó.) Cuối tuần đầu tháng chín, công ty chuyển nhà lái xe đưa đồ gia dụng đến nhà mới, Khang Sùng ở bên ấy giúp đỡ, Cảnh Doãn bên này vửa ngủ trưa dậy, rửa mặt qua loa ngáp liền mấy cái đã ra ngoài. Dưới còn mặc quần đùi, trên mặc áo dài tay, đi đôi giày vải buộc dây, dùng dây thun buộc túm tóc, mơ mơ màng màng. Tàu điện ngầm ít ghế ngồi, y dựa vào ký ức chưa sâu lắm mà ngáo ngơ đến nhà mới. Vừa vào cửa đã thấy cả nhà chẳng còn chỗ đặt chân, bày đầy các thứ ngổn ngang, đồ đạc chưa sắp xếp. Trước mắt y đây rõ ràng là giá sách yêu quý nhất, lót bằng bọt biển, che vải plastic, tản mạn mùi gỗ dễ chịu. Y ló đầu ra từ mặt sau cái tủ, gọi một tiếng: “Khang Sùng.” Đi vào trong, trên sàn nhà hỗn đôn dấu chân, hộp giấy ép xẹp, bụi bặm lênh bênh trong không khí, y nghe tiếng đàn ông cười nói, mùi khói đặc sệt. Cả nhóm đang nghỉ ngơi nói chuyện phiếm ở phòng khách, mấy người đều mặc đồng phục màu xanh của công ty chuyển nhà, đội mũ, vì hoạt động thể lực ngoài trời thường niên nên da mặt phơi nắng đen nhẻm đỏ lên. Khang Sùng trong đám người, lúc dọn dẹp cũng giúp một tay nên giờ ra mồ hôi, thế là dứt khoát cởi áo phơi trần nửa người, đai lưng quần thì lệch xuống, làn da được lớp nắng tràn vào nhà phủ lên thành màu hổ phách, bóng hắt đan xen những đường cơ. Thấy Cảnh Doãn đến, gã vẫy vẫy: “Đây cơ mà.” Chờ Cảnh Doãn đi đến trước mặt, bước vào phạm vi chạm tới được, gã liền quàng tay ôm chầm em về lòng, cánh tay gồ gân xanh khoác lên hông, độ cao và vòng tay chặt lỏng đều đúng mực, như thể lấy thước đo chuẩn từng li vậy. Gã lên tiếng: “Tóc dài ra rồi.” Thân thể ấm áp, cách vải quần áo mỏng manh dán bên nhau, bầu không khí làm người ta bối rối cứ lởn vởn xung quanh. Lại là cảm giác ấy, luôn là cảm giác ấy, mùa hạ kích tình mẫn cảm kia cũng chẳng tài nào mang đi được. Cảnh Doãn tưởng như trong đầu có sợi dây thần kinh căng cứng như dây đàn, đang bị lực lượng nào đó vờn bắt, trêu ghẹo, khiến y trì trệ mãi không nên lời, đành gật đầu tỏ ý với mấy người bên kia. “… Vất vả rồi.” “Nên làm mà, đừng khách sáo.” Một người đàn ông khác quay mũ đội ngược sau đầu tiếp lời, nửa tin nửa ngờ hỏi Khang Sùng: “Anh em à?” “Người yêu.” Khang Sùng cười bảo: “Chủ nhà còn lại đó ha.” “Mọi người muốn uống gì không?” Cảnh Doãn hỏi: “Tôi xuống mua.” “Nước lọc là được, làm phiền rồi.” Y cười đáp lễ, đứng dậy đi: “Nên làm mà, đừng khách sáo.” Y ở lại không nổi nữa, chẳng phải vì thẹn thùng, mà do không muốn mặc kệ loại thân thiết kề cận bao hàm ám thị kia tiếp tục lên men trong suy tưởng của mình. Giống như khi hất một bát nước trên mặt phẳng, nước không chịu bất kỳ kiểm soát nào, lênh láng mọi ngóc ngách, khiến y khát khô, đại não đục ngầu, sản sinh những mơ tưởng không phù hợp. Xuống lầu, vòng qua xe chuyển nhà, y đi dọc theo con đường nhỏ lát đá cuội qua vườn hoa khu nhà, có chú chó bản địa lông vàng tro ngủ say trên thảm cỏ, bươm bướm bạo dạn đậu trên bụng nó, chắc đám lông chỗ ấy sờ thích lắm nhỉ. Trời xanh trong veo, máy bay thả một dải mây dài, luồn qua tán cây xanh um, chẳng thấy đầu. Khu nhà có hai cổng, y đi cửa hông, đi mấy bước đến cửa hàng tiện lợi hai bốn giờ, bên cạnh bán hoa quả, đối diện là Pizza Hut. Y vén màn che, ngửi thấy vị kem đường ngòn ngọt, đi thẳng đến tủ đông lấy sáu chai Bách Tuế Sơn, ôm ra quầy tính tiền. Lúc dùng di động quét mã trả tiền, y liếc thấy thứ bày trên kệ thấp, trên cùng để một loạt các thể loại áo mưa đến là lòe loẹt. Y trộm nhìn một cái rồi dời tầm mắt đi liền, hỏi thu ngân cái túi ni lông bền bền chút.
|
Chương 31
Lên đến nhà, giá sách chắn trước cửa đã được nâng chuyển vào phòng sách rồi, để lại trên nền nhà vết bụi bặm hình vuông. Y nhón châm bước qua, đưa nước cho mọi người, Khang Sùng hỏi y, dựa tường bên trái hay bên phải? Hỏi xong uống một hớp, vặn nắp chai, giơ chai nước lạnh dán lên khuôn mặt ửng đỏ nong nóng vì chạy vội của Cảnh Doãn. Y sảng khoái rùng mình một cái, bảo, bên phải, đừng để trực tiếp dưới ánh mặt trời, nếu không sách phơi nắng lâu sẽ phai màu. Một người công nhân nghe vậy, “Ồ” dài một tiếng, bảo sẽ học tập, tương lai trang trí phòng ngủ cho con trai giống thế. Ba giờ chiều, xe của công ty chuyển nhà lăn bánh rời khỏi khu nhà, nhóm công nhân tiện đường mang hộ rác bọn họ muốn vứt xuống tầng, hai người cảm tạ rồi chào tạm biệt, vào nhà sửa sang nốt công việc còn lại. Nâng máy giặt quần áo vào phòng giặt, xoay đầu sofa, xếp chồng mấy cái ngăn tủ thành hình thang, nối đèn điện cho quầy bar, cuối cùng ghép cái giá trưng bày đặt trên mạng, nhìn bản mẫu, thao tác theo từng bước, chẳng khác mấy em nhỏ xếp gỗ là bao. Nhìn quanh thấy từng món đồ gia dụng đều được sắp xếp thỏa ý, không gian sau khi quy nạp trở nên rộng rãi sáng sủa, khiến người dễ chịu. Cách phối hợp đồ trong nhà có thiết kế, trông chỉnh thể cách điệu giản lược mà gọn gàng chững chạc. Tông chủ đạo là đen, trắng, xám, điểm xuyết chút tông trầm hoặc xanh thẫm, phối thế nào cũng không sai, bất kể là đồ dùng nhỏ hay to, đều được chọn lựa tỉ mỉ. Vội vội vàng vàng đến năm giờ, ngày tàn bóng xế, một khoảng nắng chiều nồng rực chầm chậm tựa vào ban công, Cảnh Doãn mở toang hết cửa lẫn cửa sổ mỗi phòng để gió lưu thông, rồi cùng Khang Sùng đứng chân trần trên nền đất màu chàm bị ánh mặt trời dội nóng hực. Trong quầng sáng xưa cũ, khuôn mặt hai người trân quý tựa như những bức ảnh cất giữ nhiều năm, hết thảy thế rồi lại sáng bừng như mới. Cảnh Doãn thì thào: “Như thể đang nằm mơ vậy.” Khang Sùng đỡ em dẫm lên bàn chân mình, hai người quấn quýt tay chân, mặt kề mặt, bóng hình đong đưa qua lại. Tốc độ chảy trôi của thời gian ngưng trệ, vĩnh viễn lưu luyến bên ngày hạ cuối cùng. Em rũ mi, không dám nhìn người ta, chẳng biết làm thế nào, không nói ra thì dường như sẽ chẳng kiềm chế nổi, gục mặt vào hõm vai Khang Sùng dụi dụi. “Anh ơi.” “Ừ?” Em ngưng thở, yết hầu nuốt khan, lúc cất lời giọng hơi khàn khàn. “… Thích anh nhiều lắm á.” Đợi đến khi ngày tắt hẳn, hai người mới ra ngoài đi dạo IKEA mua chén khay bát đĩa, bình nước, nến tinh dầu, khăn mặt bàn chải đánh răng, hộp đựng đồ, gạt tàn thuốc, thớt gỗ, tranh treo tường, khăn trải bàn, thảm cửa. Chả biết có dùng tới hay không, còn lấy một con nhím bằng nhung biết kêu oai oái, dưới bụng có một hạt rỗng ruột, không biết nguyên lý thế nào mà niết một cái là kêu, Cảnh Doãn bất thình lình bị dọa, chọc tên Khang Sùng không có lương tâm cười như điên, ăn nện một phát cũng nhất quyết mua, gã tự cảm thấy IKEA chưa bao giờ thú vị nhường này, hứng trí dạt dào, đi lòng vòng bao lâu cũng không chán. Xách hai túi chiến lợi phẩm, hai người đành qua tiệm ăn gần IKEA ăn tạm, mỳ Ý sốt thịt viên với cơm hải sản kiểu Ý, khách quan đánh giá thì vị tàm tạm, ngược lại món được nhất là món cánh gà nướng vốn chỉ có mặt cho đủ. Nước sốt ngọt cay, nướng vừa tới ngon miệng, dầu tiết ra ngoài da nướng thành lớp giòn rụm, tẩm muối đường, dậy vị caramel làm người ta khó quên. Về nhà mở loa, hai người nằm liệt trên sofa mới khui hộp một lát, nghe nhạc, nói chuyện phiếm, dọn dẹp đồ đạc tiếp. Ngày đi làm thì chẳng còn tinh lực, tan tầm phải nghỉ ngơi, thế là muốn nhân ngày nghỉ nâng cao sỹ khí sắp xếp xong. Cùng lắm thì đêm nay ngủ ở đây, dù sao cũng có giường. Bất tri bất giác đã gần mười hai giờ, hai người vừa buồn ngủ vừa khát, quẹt dép lê xuống lầu mua đồ uống lạnh. Khu nhà mới này không náo nhiệt bằng đại viện hai đứa ở hồi trước, người người tụ tập. Hoặc có lẽ do ở đây chưa nhiều hộ dân lắm, đêm khuya điềm nhiên tịch mịch, mấy cây đèn đường đan xen giữa vườn hoa, còn cái thứ đang phát sáng kia nữa, ban ngày Cảnh Doãn chưa phát hiện, giữa hai khóm vạn niên thanh được cắt tỉa tròn vành vạnh kia có một máy bán hàng tự động, khoác lên mình nước sơn đỏ, trên giá bày đầy bình chai đồ uống. Khang Sùng ném mấy đồng xu linh đinh lang đang vào, ấn nút trà chanh rồi ngồi xổm xuống chỗ nhận hàng chờ. Sắp qua cả phút đồng hồ, vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Gã với Cảnh Doãn liếc nhau, cả hai ngớ ra. Trên mặt Cảnh Doãn còn hai vết nhọ hề hề bị tay bẩn quệt, y cũng ngồi xổm xuống, thất thần chẳng biết làm sao. “À.” Khang Sùng giật mình tỉnh ngộ: “Cái này hỏng rồi.” Hai người ngồi xổm trước máy bán hàng tự động bị trục trặc, trừng mắt nhìn đồ uống thấy được mà chẳng uống được, cuối cùng rụt vai cười khanh khách. Chả biết cười gì, cơ mà ngừng không nổi, cười ngồi cả ra đất, rồi sáp gần hôn môi, lại ngừng để cười, cứ thế âu yếm bên môi lẫn hôn sâu thật nhiều lần. Nhưng vẫn không thể lỡ việc được, phải đi ra cửa hàng tiện lợi ngoài khu nhà mua đồ uống thôi. Chiều Cảnh Doãn vừa vào, lại bởi diện mạo được công nhận, thế là cô thu ngân nhận ra y, gật đầu chào, quay qua nhìn Khang Sùng, con ngươi lóe lên, mặt hơi hồng hồng. Khang Sùng vẫn nhìn Cảnh Doãn, muốn cười mà phải nín, nhìn thẳng hai mắt em, cố tình thả chậm động tác, lấy một hộp áo mưa trên giá xuống, tính tiền. Kết quả là đêm ấy về chả làm cái gì hết, hai người lao lực cả ngày, chẳng dư dật gì, ngã vật ra giường là ngủ say như chết. Hôm sau chưa tỉnh nhóm bố mẹ đã gọi điện, bảo đóng gói đồ cá nhân linh tinh còn trong nhà cũ vận chuyển qua rồi, dặn hai đứa nhanh nhanh chuẩn bị nhận đồ. Khang Sùng đành bất đắc dĩ xuống giường ra mở cửa, trước mặt bày ba thùng sách chắn tịt cửa, đều là tài sản quý giá của người yêu gã, nhấc lên không nổi, chỉ còn cách đẩy vào. So với mấy thứ quần áo, giày chơi bóng, đĩa nhạc, đồ sưu tầm đặt bên cạnh, chúng đều đáng làm nền thôi. Hai người chỉ ăn bữa sáng, lên tinh thần dọn sách, bỏ từng quyển từng quyển lên giá, dần dần đầy ắp lên, trông đẹp ghê, trong lòng cũng đầy cảm giác thành tựu. Xếp được quá nửa đống sách, thùng giấy rỗng một cái, hai người nghỉ ngơi chốc lát, sóng đôi ngồi trên thảm trái sàn bị sofa bao quanh, liên kết máy tính với màn chiếu, muốn tìm bộ điện ảnh xem. Cảnh Doãn chọn một bộ từ năm 1977, tên “Le Camion”. (Le Camion – The Lorry: một bộ phim chính kịch của Pháp năm 1977 do Marguerite Duras đạo diễn, tham dự Liên hoan phim Cannes 1977. Một nhà văn nữ đọc cho một diễn viên hài kịch bản của bộ phim tiếp theo của bà ấy. Phim kể về một người phụ nữ đi nhờ xe tải. Trong cả chuyến đi, chỉ có cô ấy cất lời và người lái xe thì lắng nghe cô mà không nói gì. Phim không chiếu cảnh nam nữ diễn viên, chỉ có các cảnh một chiếc xe tải lớn đi qua vùng nông thôn. https://www.youtube.com/watch?v=J-0qxgG4FGg ) Một bộ phim nổi danh của Marguerite Duras. Sắc thái hình ảnh âm u, các công trình kiến trúc đều ủ ê bụi bặm, bầu trời chen chúc từng đụn từng đụn mây rối như bông, là mùa đông. Một chiếc xe tải thùng kín màu lam khởi hành giữa mù sương, thỉnh thoảng màn ảnh lắc lư, lời thuyết minh vang lên. Một người phụ nữa dùng tiếng Pháp nói: “Đây là một quốc lộ đi thông tới bờ biển.” Một trận sấm rền nổ rạch đường chân trời, chấn động khiến người ta nghe chẳng rõ nhạc phối nữa, Cảnh Doãn ngắm nhìn ngoài cửa sổ, giọng khẽ khàng: “Mưa rồi.” Như lời y nói, ngoài trời gió bắt đầu rít, ánh nắng trong phòng loãng dần, tối đi vài phần. Khang Sùng mở một túi khoai tây lát mỏng, ăn một miếng, uống một hơi bia. Gã uống bia đen, Cảnh Doãn uống bia sữa, hai người giơ lon, cụng cái tượng trưng. Trong phim, một nam một nữ đang đọc diễn cảm kịch bản, người phụ nữ lớn tuổi hơn, gầy gò; người đàn ông có cằm khá dài, mũi to. Bọn họ ngồi bên bàn tròn trước giá cắm nến, xung quanh một màu đen kịt. Cảnh trong gian phòng không cửa chuyển qua đường quốc lộ đi thông tới bờ biển. Trời đã sáng, xe tải chạy qua vùng thôn quê, nhà máy, ống khói, cây bạch dương, tiếng nhạc đệm dương cầm sôi nổi hơn, lại tự dưng ngưng bặt mà không có dấu hiệu báo trước nào. Người phụ nữ tiếp tục đọc diễn cảm kịch bản, xuyên suốt từ đầu đến cuối cả bộ phim nhựa. Hai người bắt đầu hôn môi. Cảnh Doãn nằm xuống, một tay Khang Sùng ôm gáy em, để đệm phía sau, tay còn lại nắm chắc mắt cá chân em, giao vào sau eo, chân cũng víu lên, da thịt lộ ra theo ống quần tuột xuống, lõa lồ. Cọ sát và dính nị, thở dốc lẫn do dự đều được che dấu dưới tiếng màn chiếu vận hành ong ong, hòa thành một phần bộ phim nhựa. Tàn ánh sáng trắng chiếu sáng nửa gương mặt Cảnh Doãn, tiếng thở nặng nề, lời không cất, đầu lưỡi thoáng hương bia sữa, môi khẽ cong, nhục cảm vô cớ. Ánh mắt em ươn ướt, bộc trực, mặc người bắt lấy, vì thời khắc này mà chờ đợi đã lâu. Khang Sùng dùng một tay vén áo cởi quá đầu, cúi xuống bế bổng em lên, dép cũng mặc kệ, chịu sức nặng hai người, đi về phòng ngủ. Một chồng sách đặt trên đất bị đạp đổ, quyển cao nhất trượt xuống, là tập đoản văn của Tất Phi Vũ, “Ngày mai hãy còn xa lắm”. Trong phòng khách rộng rãi, điện ảnh hãy đang mở, giọng nam bộc bạch hỏi: “Đây có thể là một bộ điện ảnh… Về tình yêu ư?” “Đúng.” Người phụ nữ trả lời: “Cái gì cũng có phần. Đây là một bộ điện ảnh nói về tất thảy.” “Cùng lúc giữa thời khắc nói về mọi thứ ấy, cũng chính là nói về tình yêu.”
|
Chương 32
Trời mưa gần ba tiếng, giữa chừng ngớt một hồi, khiến người ta tưởng rằng đến thế là dừng, ai biết được chưa qua mấy chốc, mưa lại rền rĩ triền miên hạ xuống. Trận đầu mưa đến là to, cục cằn, chưa chuẩn bị đã ào ào mãnh liệt, trận sau thì thư thả hơn nhiều, khống chế tiết tấu, thay đổi rõ điêu luyện, thong dong mà thỏa thuê. Một trận mưa tuyệt vời. Đúng là không ngờ tới. Lặng người nghe, tiếng mưa bên ngoài tắt dần, không khí ẩm ướt trong lành. Phân tử nước vận động theo gió, màu mây xám tro, lề mề du tẩu quanh đỉnh tòa nhà. Ấy mà chỗ sâu tận cùng lại hé một kẽ hở, để lọt đường ánh sáng dát vàng. Sắc trời dần sáng lên. Cảnh Doãn khom lưng ngồi ở góc giường, gập một chân, co gót lên mép giường, để đầu gối trong ngực. Y trần trụi, đưa tay ghém tóc, dùng thun buộc tóc màu đen buộc túm tóc thành một đuôi, để lộ cái cổ mảnh khảnh. Cả người y nóng hực, gờn gợn run, đắm chìm trong dư vị tình sự. Y kéo chiếc chăn đơn màu trắng khoác lên vai, che kín lưng, cuộn mình như bé cừu non. Khang Sùng cong ngón tay, dùng mặt trái đốt tay vuốt ve hai má Cảnh Doãn, thử nhiệt độ cơ thể, tiện đà nhích người xuống giường, nhặt bừa cái quần ở nhà rộng thùng thình lên mặc, đi phòng bếp rót nước uống. Y duỗi thắt lưng kiệt sức, xoa bóp cơ thịt cứng ngắc bên gáy, gần xương quai xanh còn rải rác mấy dấu hôn đỏ thẫm. Y qua chỗ đầu giường, cầm mấy cực giấy vo viên lẫn áo mưa đã dùng lên đi vứt. Trong phòng ngủ nồng vị tanh ngọt mục ruỗng, bị gió thổi nhạt bớt. Khang Sùng mang cốc nước đun ấm qua, đưa Cảnh Doãn, mình cũng ké bên mép giường ngồi xuống. Hai người chẳng nói chẳng rằng, tận đến khi uống sạch nước. Cảnh Doãn cầm cái cốc không, liếm liếm nước bên khóe miệng, thế rồi xoay nửa người trên, dùng sức hôn Khang Sùng, sức lớn đến mức Khang Sùng hơi ngửa ra sau. Môi va nhau đau đau, một lần tập kích vừa tới. Hôn xong y cũng chẳng nói năng gì, trông vẫn còn chút bối rối, tùy tiện quơ đại cái áo chòng qua đầu, chui xong mới phát hiện mặc nhầm rồi, là áo ngủ của Khang Sùng, vải vóc mềm mại, bị vò nhăn hết cả. Mà người y đã quyện lẫn mùi của Khang Sùng, chẳng cần cởi ra làm gì. “… Điều tiếp theo này không được làm sai đâu ha.” Khang Sùng ôm em cách lớp áo ngủ, chắc nịch chứng minh, mười ngón tay giao triền quanh eo em, hai chân dài vòng lại bao lấy em, chóp mũi mơn trớn vành tai em. “Tôi là của em, từ hôm nay trở đi nhớ kĩ nhé.” Gom hết quần áo bẩn nhét vào máy giặt, hai người tắm rửa trong tiếng trục quay và thoát nước, dùng sữa tắm mới mua, sấy khô tóc cho nhau, cùng ra ngoài sau cơn mưa đầu thu đi mua nguyên liệu nấu cơm. Tối nay muốn ở nhà tự nấu. Hiện giờ nhiệt độ ngoài trời vẫn mặc áo ngắn tay được, dù mưa đã ngừng, nhưng chẳng biết chừng sẽ còn đổ tiếp, cho nên hai người cầm ô theo, cất di động, ví tiền, khóa cửa nhà, đi bộ ra một hãng siêu thị có chuỗi quy mô khá lớn gần đấy. Thật ra lái xe cũng được, nhưng mà thời tiết thế này, đi bộ thoải mái hơn nhiều. “Làm gà nấu bao tử với cơm niêu ha?” Cảnh Doãn hỏi Khang Sùng. “Được luôn!” Trên lối đi bộ thi thoảng có vài vũng nước, phản chiếu ảnh ngược của người lẫn cảnh vật xung quanh, trên mặt nước lơ lửng cánh hoa bị mưa táp rụng. Cảnh Doãn bước qua, đỉnh đầu chạm phải tán tường vi vươn ra, nhành cây tích mưa bị xao động, lộp độp rơi vào gáy y, y rụt cổ lại, “shh” một cái kêu lạnh. Khang Sùng chẳng làm thế nào rời mắt khỏi em được, nếp nhăn nho nhỏ trên sống mũi với đuôi mắt phiêm phiếm hồng, sau khi kề cận da thịt, những dáng vẻ cử chỉ bình thường nhất dường như đều nhuốm đầy sự ẩn dụ dẫn hướng. Tư thế đứng biếng nhác, cánh tay buông thõng, các đốt ngón tay nhô lên, đến cả nét buồn ngủ lẫn mỉm cười mệt mỏi đều trở nên có thâm ý, liên tưởng đến những chuyện đã làm với thân thể này, thành ám hiệu ngầm giữa hai người. Y chọn một gói lạp xưởng Quảng Đông, bỏ vào giỏ đồ Khang Sùng cầm, đề nghị: “Hay là gọi cho Cam tử? Hồi trước con bé bảo muốn qua nhà chơi còn gì.” “À ừ.” Khang Sùng lấy di động ra: “Tôi gọi.” Trong lúc đợi em gái nghe điện, hai người dạo qua tủ giữ lạnh, thấy bảng giảm giá sữa chua, Cảnh Doãn đưa tay lấy một chai, hỏi Khang Sùng muốn vị nào, gã hất cằm chỉ chỉ vị dâu. “À lố? Anh à?” Trần Mật Cam nhận điện bảo: “Em vừa tan tầm, sao đấy?” “Đến cọ cơm không?” Khang Sùng đi thẳng vào vấn đề, quả nhiên bân kia tích cực hưởng ứng: “Nhất định rồi! Các anh nấu cơm ở nhà hả? Muốn em mua tí gì mang qua không?” Cảnh Doãn đứng trước quầy lạnh thịt gà, Khang Sùng áp điện thoại lên tai y, cả người y nghiêng qua, nói: “Mang tí rau trộn oke không? Chay đấy, củ sen váng đậu đều được, em chọn rồi mua nhá.” “Okela!” Trần Mật Cam đồng ý xong, bỗng nhiên đổi giọng, gào: “Anh, anh ngủ với Khang Sùng rồi hả! Cổ họng dính nị thế kia!” “…” Cảnh Doãn cầm dạ dày bò lánh dần ra xa: “Cúp đi.” Khang Sùng nghẹn cười, theo em đi tính tiền. Chắc chắn là ngủ rồi! Trần Mật Cam đắc ý ném di động vào túi xách, lộ trình tạm thời thay đổi, cô nàng xuống tàu trước năm trạm, nghĩ xem đi đâu mua rau trộn, cuối cùng quyết định qua quán ăn nhanh hay ăn kia, hương vị đảm bảo, phát huy ổn định. Nhân viên cửa hàng gặp nhiều lần thế là quen mặt cô nàng luôn, thấy cô vừa vào đã đã khen hết lời: “Lại đẹp hơn rồi nha”. Cô cười đáp, định tám mấy câu thì đột nhiên phát hiện một khuôn mặt như đã từng quen biết. Người đàn ông ngồi ở góc cầm iPad làm việc chờ cơm cũng nhận ra cô, kính mắt xanh phản quang, gần như đồng thời, ánh mắt hai người giao nhau. Ôi duyên phận. Là người đàn ông từng hỏi cô phương thức liên lạc lúc ngồi ghép bàn. Có khách vào sau len qua người cô, cô nhường đường, lại quay qua nhìn, không hề e dè. Cô nghe tiếng mình nuốt nước bọt, đại não chưa biết làm gì tiếp, giày cao gót đã tự thúc cô đi đến. Cô đẩy ghế dựa, hùng hổ ngồi xuống. “Chào anh.” Cô nói: “Lại gặp mặt rồi.” “… Chào cô.” Người đàn ông đẩy kính mắt, cười ngượng một cái, nhìn cô một lần rồi cúi đầu né tránh. Con ngươi màu trà, lông mi không dày nhưng khá cong, trông có vẻ nhỏ tuổi hơn cô, giống sinh viên mới ra trường. Công tác chuẩn bị mất nửa phút, hắn mới nói: “Cô quả thật… Lại đẹp hơn rồi.” Trần Mật Cam muốn cười, đành quay mặt đi, nhìn phố xá ngoài cửa sổ. Cô nàng hỏi: “Tôi còn cơ hội làm quen cậu không?” Hết chương 32. Chính văn hoàn.
|
Chương 33: Phiên ngoại 1: Cắt tóc
Vì cắt tóc mà bắt đầu, lấy cắt tóc để kết thúc. Đến lúc tóc mái trước trán của Cảnh Doãn hơi chắn mắt, Khang Sùng bảo, tôi cắt cho em nhé. Thế là cắt bớt mái với hai bên một chút, phía sau để như cũ, ngụ điềm lành. Vẫn giữ à? Cảnh Doãn dọn ghế đẩu, đặt giữa phòng khách, mặt hướng về phía gã ngồi xuống, khép thẳng chân, ngữ khí chẳng phản đối gì, chỉ bảo, lớn bằng này rồi, hay thôi không cần đâu. Sao lại không cần. Khang Sùng dựa vào bồn nước, cẩn thận rửa tay và kéo, dùng vải bông mịn lau khô lưỡi kéo dính nước, đi về, trải tờ báo cũ lên đầu gối y, để tẹo nữa hứng tóc vụn. Ngược lại tôi hi vọng em luôn được yêu thương. Khang Sùng khom lưng xuống, nói, vĩnh viễn là bé con thích làm nũng. Đây chẳng phải từ khen người gì sất. Cảnh Doãn cười, nhắm mắt lại, hàng lông mi ngoan ngoãn hạ xuống, tà dương ấm áp xiên vào nhà tràn lên cái đầu xù, nhuộm sợi tóc thành màu trà, ve vuốt chúng nó, rủ xuống mi mắt. Khang Sùng dặn, nhắm mắt nhé. Lòng còn bận tâm khoảng cách đôi bên, gã thả nhẹ giọng, lúc đọc nhấn từng chữ hơi thở nong nóng, ôn nhu như thôi miên. Gã thì thầm, tôi bảo phải, là phải. Tay phải gã cầm kéo, mở lòng bàn tay trái đệm giữa mũi kéo và mặt Cảnh Doãn, đè cổ tay vững vàng, thong thả tịnh tiến, cắt từng phần tóc trước, rồi sửa từ trái qua phải, ra hình ra dáng phết, thủ pháp cũng chuyên nghiệp gớm —— Chả biết cắt xong thành cái dạng gì. Cảnh Doãn hỏi gã, anh học à? Đâu. Gã nói, giọng nói vẫn luẩn quẩn âm vực êm tai ấy, giờ còn trộn lẫn tiếng cười. Em còn dám để tôi luyện tay thật. Có sao nào. Cảnh Doãn tiếp, em chẳng có cảm giác gì, mỗi ngày có ngắm cũng là anh ngắm. Cả hai đều cười, lại không dám cử động tay chân biên độ lớn, cứ thế kìm nhau. Khang Sùng nhìn nửa khuôn mặt Cảnh Doãn lộ ra phía dưới bàn tay gã, cằm vừa nhỏ vừa thon, đường cong xuống thấp, câu vào trong, khóe môi giương cao, răng cửa cắn môi dưới, để lại hai dấu răng đỏ thẫm. Gã giơ kéo qua một bên, che mắt Cảnh Doãn, chạm môi em, mềm mại kề sát, hôn một cái rồi tách ra luôn. Tôi không làm nổi thợ cắt tóc đâu. Gã cắt tiếp, bảo, lúc nào cũng chỉ chăm chăm phi lễ khách hàng. Hết phiên ngoại 1.
|
Chương 34: Phiên ngoại 2: Vi huân, tức ngà say
Khang Sùng đi xã giao với khách hàng, trên bàn rượu từ chối không xong, bị chuốc mấy chén. Đến khuya tan cuộc, gã không lái xe nổi, thế là ngồi xổm bên lề đường cái gọi điện cho Cảnh Doãn. Lúc ấy đã hơn mười một giờ, Cảnh Doãn ở nhà, tắm rửa sạch sẽ rồi, đành bất đắc dĩ buông bản thảo sắp sửa lỗi xong xuống, cởi kính mắt, mặc thêm áo khoác ra ngoài tìm người ta. Gọi xe đến nơi, có đàn em của Khang Sùng cũng ở đó, một thực tập sinh mới tốt nghiệp, đi theo Khang Sùng hỗ trợ chạy việc. Cậu thanh niên từng nghe đàn anh nói hai lần, não thức thời nháy lên, thấy Cảnh Doãn cũng hơi sững sờ, thế là rất nghe lời gọi một tiếng: Chị dâu…? Lông mày Cảnh Doãn run run, đáp lời cũng không được mà mặc kệ cũng chẳng xong, vừa định theo lệ lịch sự chào hỏi, Khang Sùng đã dang hai cánh tay ôm trọn, hương nước hoa trong lòng quyện lẫn mùi thuốc lá và cồn, buồn buồn cất tiếng, em đến rồi. Trông người ngợm vẫn bình thường chán, năng lực biểu đạt ngôn ngữ lẫn suy nghĩ đều online, có hỏi có đáp, cũng không thất thố, nhìn qua chẳng khác gì lúc tỉnh, thế nhưng Cảnh Doãn lại “có thể cảm thấy được” người ta say rồi. “Cảm thấy” chỉ là trực giác, mà phương diện này của y rất chuẩn, nhất là với Khang Sùng. Lấy chìa khóa xe từ chỗ Khang Sùng, đưa người ta vào ghế phó lái, thắt dây an toàn, đút hai viên Xylitol, một loạt thao tác nước chảy mây trôi. Cảnh Doãn đóng cửa xe, hỏi thực tập sinh, nhà ở đâu? Đưa cậu về ha. Cậu chàng cũng lanh lợi, đi nhờ xe chẳng ngại ngùng gì, cứ thế vào ghế ngồi, hô giòn tan, cảm ơn chị dâu! May Cảnh Doãn thân là biên tập, cũng không xét thấy cái xưng hô này có gì cần sửa. Y chẳng coi như chưa nghe thấy được nữa, buông tiếng thở dài, nói, đừng khách khí. Khang Sùng say thật. Phỏng đoán này được nghiệm chứng rất nhanh. Xe vừa khởi động gã đã bắt đầu tụng kinh, ngại quá, quên mất giờ tôi đã có gia đinh, lần sau sẽ không như vậy nữa, xin lỗi em. Giọng điệu rõ chân thành da diết khẩn thiết, thái độ nhận sai tốt thật, tuy rằng Cảnh Doãn chả hiểu vì sao anh xin lỗi, có gì đáng truy cứu đâu nhỉ? Nhưng dừng ở đấy đã, giờ không rảnh ngẫm nghĩ thêm, đành thuận theo nói, không sao, anh khó chịu không? Về nhà em nấu canh tỉnh rượu, uống chút là tốt thôi. Ai biết Khang Sùng không được như ý muốn thì dây dưa mãi không dứt, tiếp, em không mắng tôi à? Cuối cùng Cảnh Doãn cũng bắt được cái đuôi, hiểu rõ sao người ta cứ xoắn xuýt thế, bảo, này thì sao đâu, đi xã giao anh cũng chẳng trốn nổi, em càng không phải không đến đón anh được, không sao mà. Khang Sùng im lặng mãi, đau thấu lòng: Em đừng lúc nào cũng dung túng tôi, trời ôi, ít nhiều gì phải cãi nhau với tôi đi chứ, từ bé em đã thế rồi, giữa người yêu với nhau có ai không cãi lộn hả? Rốt cục Cảnh Doãn thấy phiền, giả vờ mắng gã, nói anh im ngay, toàn mùi rượu, em đang lái xe đừng chen ngang. Khang Sùng đúng là được chiều quen, tí tẹo oan ức cũng không chịu, cãi bật lại ngay, cả người toàn mùi rượu thì em không hôn tôi nữa à? Quá đáng ghê, để tôi thích em như vậy mà em đối với tôi thế này… Thực tập sinh ngồi ghế sau câm như hến, thở ra hít vào có khi cũng là cái tội. Xe vừa đỗ trước cửa nhà, cậu thanh niên đã như mãnh hổ sổ lồng cướp đường chạy vọt, kiên quyết phân rõ giới hạn với việc nhà của đàn anh, tránh đến chỗ làm bị trừ khử, mất hết tiền đồ. Nhà nghệ thuật biểu diễn say xỉn Khang Sùng còn duy nhất một khán giả, vứt hết mặt mũi, vào nhà hãy còn giày vò Cảnh Doãn: Nói nghiêm chỉnh với em nè, có bao giờ giận tôi thật chưa? Chốc lát thôi cũng tính. Cảnh Doãn cởi áo khoác, kéo ống tay áo lên khuỷu tay, vào phòng tắm chuẩn bị nước cho người ta, tựa người bên bồn tắm lớn, một bàn tay duỗi dưới vòi nước thử độ ấm, bảo, em cũng nghiêm chỉnh nói với anh, không có đâu. Em ngồi, Khang Sùng đứng, cao hơn em cả khoảng, thế là quý gối trước người em, tiện để em giúp mình cởi quần áo luôn, trộm lười rất là danh chính ngôn thuận. Hai tay gã nhấn hai chân em, nói, vậy về sau lỡ giận rồi, đừng nhịn không nói, nhất định phải bảo tôi, nhé. Vâng. Cảnh Doãn quay đầu nhìn mực nước trong bồn tắm từ từ dâng lên, tiếp tục đưa tay cởi cà vạt cho Khang Sùng, cúc áo sơ mi, nói, em biết, nhớ kĩ rồi. Tay Khang Sùng rời về sau, quấn chặt thắt lưng em, dựa càng gần, như say như tỉnh, thủ thỉ, tôi rất sợ em luôn nhường nhịn, chuyện gì cũng giấu trong lòng, em biết mà, đừng đối tốt với tôi đến thế, nóng giận chút cũng không sao cả. Tay Cảnh Doãn khựng lại, đầu ngón tay vân vê hai vạt áo anh, sóng mắt mênh mang, trao hết tất thảy vào đáy mắt anh, nói, nhưng em không nỡ nổi giận với anh. Tiếng nước chảy ồ ồ ngừng lại, hơi nóng trong phòng tắm tĩnh dần. Khang Sùng nhìn em, he hé môi, cuối cùng vùi mặt vào lồng ngực em, hít một hơi dài. Tôi yêu em. Khang Sùng nói xong, chưa đến ba giây, tiếng tim đập bên tai như thế được tiếp thêm nhiên liệu, nảy lên dồn dập, thùng thùng thùng, vừa nặng vừa nhanh, áp lên huyệt Thái Dương gã. Gã không nhịn được, cười ra tiếng, một bàn tay xoay khuôn mặt Cảnh Doãn đang liều mình giấu đi, lặp lại lần nữa, tôi yêu em. Gã hạ hàng mi đen đặc, tầm mắt nhìn em say mê, không để lỡ một giây nào, bày tỏ, tôi yêu em. Cảnh Doãn suýt ngã vào bồn tắm lớn, được anh ôm lại càng cuống, càng khó chống đỡ, hôn môi với anh, quấn quyện vị cồn của rượu, tựa như quả mọng chín rục, móng tay siết đỏ thớ cơ trần trụi của anh, hao hết sức tránh thoát mà đầu lưỡi chẳng nghe lời, run run cất tiếng, em… Biết mà, em cũng… Yêu anh. Nhưng em còn đang đặt bếp nấu canh, giờ không ra là hỏng mất. … Khang Sùng bị người ta bỏ rơi, mây đen đầy đầu tắm táp. Lần đầu Cảnh Doãn làm lê tuyết mía đường phèn., lên mạng tra cách nấu, lấy cái giá đỡ điện thoại để cạnh bếp, vừa học vừa làm. Nấu táo đỏ mười phút, cắt mía với lê tuyết thành khối rồi cho vào, đun lửa to đến khi sôi thì hạ nhỏ, hầm thêm hai mươi phút nữa, thêm đường phèn và hoa quế, đun năm phút là đại công cáo thành. Lê lẫn mía đều giải rượu được, cuối thu thời tiết hanh khô, uống một bát còn có công hiệu bổ thủy nhuận phế. Khang Sùng tắm xong, mặc quần ngủ ra, vuốt tóc hãy còn ẩm về sau đầu, lắc lư đến sau lưng Cảnh Doãn, duỗi cánh tay quơ một phát, hàm dưới gối lên vai em, ôm em chờ mấy phút cuối cùng, lại bỗng nói chuyện không đâu, ngâm một câu: “Thủy triều là lời nhắn gửi của ánh trăng.” Cảnh Doãn giật mình, mở nắp nồi, một bàn tay đè lên cánh tay Khang Sùng, tránh anh bị nước canh nóng bắn vào, đưa muôi dài vào nồi canh đang sôi ùng ục, quấy nhẹ một vòng, tắt bếp. Y múc canh, nói, anh đọc sách em đang xem đấy à? Khang Sùng bảo đương nhiên, tay vẫn ôm khư khư em, Cảnh Doãn đi chỗ nào gã dính đến đó, đến nhịp bước cũng giống nhau, như thể thứ uống vào bụng không phải rượu, mà là keo dính vạn năm vậy. Gã nói đến là nghiêm túc, thư tình của em tôi còn đọc tận năm mươi lần. Cảnh Doãn nghẹn họng, nhìn trân trân: Tên đàn ông này điên thật rồi. Đêm khuya, đèn trong phòng ăn tĩnh lặng, y ngồi cạnh bàn ăn, mang máy tính qua, mở tài liệu, mà sao cứ lề rề chẳng tiếp tục công việc gián đoạn được, chỉ lo chống cằm, nhìn tên đàn ông đối diện ăn canh. Làm thế nào đây nhỉ? Y dụi mắt buồn ngủ, nghĩ trong lòng, mình vừa nói yêu người ta mà. Hết phiên ngoại 2.
|