Thầy Giáo Thực Tập Đẹp Trai
|
|
Giờ ra chơi, ba người lén lén lút lút ở đằng sau nhà vệ sinh của giáo viên nam. Bé Thơ cẩn thận phân công nhiệm vụ: “Đức Hải, cậu ra đằng trước canh ông mặt lạnh. Thấy ông ấy tới thì ra hiệu với bọn này.”
“Tại sao phải là tớ?” Đức Hải không mấy cam tâm.
“Bây giờ cậu có hai lựa chọn, hoặc là làm, hoặc là chết ngay tại chỗ. Cậu…”
Cô còn chưa nói xong thì Đức Hải đã đi ra đằng trước rồi. Cô nhìn Hoài Trông đang đứng dựa lưng vào tường: “Bây giờ là thời điểm gì rồi chứ! Tập trung chuyên môn cho tớ.”
Hoài Trông đưa tay với theo cuốn tập đã bị Bé Thơ giật lấy: “Trả cho tớ. Tớ vẫn còn chưa thuộc. Chuyện này cậu với Đức Hải làm là được rồi, tớ chỉ đứng cạnh cổ vũ thôi.”
“Cậu không nhớ mối hận của ba chúng ta sao?” Trong giọng nói của Bé Thơ có chút lửa hận.
Quay về một tháng trước, khi tiếng trống vào học đã vang lên được hơn năm phút, có ba đứa học sinh gấp gáp chạy đến trước cổng trường. Người nữ sinh duy nhất trong đám chính là Bé Thơ năn nỉ chú bảo vệ, ngữ điệu vô cùng khẩn thiết: “Bác bảo vệ ơi bác bảo vệ, có thể mở cổng cho bọn cháu vào không? Bọn cháu…”
Bé Thơ còn định nói gì đó thì bác bảo vệ đã ngắt lời, giọng nói và gương mặt không mấy thiện cảm: “Bọn học trò các anh chị cứ đi trễ lại bày ra giọng năn nỉ để được vào học. Nếu ai cũng nhân từ tha cho mấy anh chị thì còn gì là kỉ cương trường học? Mấy anh chị đã lớn như vậy rồi, có cái não mà không biết dùng sao? Không biết khái niệm về thời gian à? Sau này làm được chuyện gì đây?”
“Có cần phải nói nặng vậy không chú?” Bé Thơ không kiềm chế được khi nghe mấy lời này, đang định cãi lại thì Hoài Trông cản lại: “Đừng nóng nảy.” Nói xong quay sang bác bảo vệ, lịch sự và lễ phép nói: “Tụi con đi trễ là vì xe của một bạn bị hư dọc đường. Cũng mới có năm phút, bác cho con vào đi ạ, tụi con cảm ơn bác nhiều lắm. Hôm nay tụi con còn có bài kiểm tra.”
“Ngày nào học sinh tụi bây cũng viện mấy cái lí do như vậy, nghe phát chán.” Nói xong còn cố tình đóng cổng lại thật chắc. Sau đó ông lấy điện thoại ra gọi cho giáo viên trực trường. Kết quả cả đám bị phạt làm tờ kiểm điểm, nhặt rác sân trường và báo cho phụ huynh biết.
Hoài Trông nhớ lại chuyện hôm đó, trong lòng Hoài Trông cũng có chút tức giận: “Cái ông mặt lạnh đó quả là đáng ghét, quá cứng nhắc không chịu nghe chúng ta giải thích. Chúng ta phải ra tay nghĩa hiệp, thay mặt mọi người trong trường cho ông ta một bài học.”
|
Nói xong cả hai đứng ở sau tường nhà vệ sinh, chăm chú nhìn nhất cử nhất động của Đức Hải ở đằng xa, trong lòng không khỏi sốt ruột. Mãi cho đến khi tiếng trống vào học vang lên inh ỏi cũng chẳng động tĩnh gì.
Cả đám mang theo thất vọng tràn trề trở về lớp.
“Bé Thơ, cậu có chắc là ông ta hay đi vệ sinh vào giờ ra chơi không?” Hoài Trông hỏi.
Bé Thơ đảm bảo: “Chắc.”
Đức Hải: “Sao cậu biết được chứ? Cậu theo dõi người ta à? Cậu thật biến thái. Hơn nữa sao cậu biết ông ấy sợ chuột? Cũng thật lạ, nhìn ông mặt lạnh kia ngầu như vậy mà cũng sợ chuột.”
“Chẳng phải muốn chiến thắng kẻ thù thì phải nắm chắc thông tin của kẻ thù sao?” Hai người kia gật đầu đồng ý với câu nói này, Bé Thơ nói tiếp: “Tớ theo dõi ông ta kể từ cái ngày đó. Ban đầu tớ cũng cảm thấy lạ. Có thể ông ấy là gay.”
“Ông ta đã có vợ và hai đứa con!!”
“Vậy là song tính.”
“Có khả năng đó không?”
“Sao chúng ta không đợi giờ ăn trưa đem con chuột giả này bỏ vào phần cơm của ông ta đi. Ông ta nhất định không dám ăn cơm nữa, từ từ kiệt sức và rời khỏi thế giới rộng lớn này.” Là ý tưởng của Hoài Trông.
“Chỉ e rằng thế giới âm phủ cũng không muốn chứa ông ta.”
Đức Hải nhanh chóng bình luận: “Chỉ e rằng chúng ta còn chưa kịp thực hiện đã bị bắt lên phònh giáo viên uống trà thượng hạng rồi.”
Bé Thơ dừng lại, tay trái làm thành nắm đấm để ở trước mặt: “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn! Tớ không tin ông ta ngoài sợ chuột ra không còn điểm yếu nào. Trả con chuột cho cậu.”
Hoài Trông đưa tay ra lấy.
|
“Cậu lấy ở đâu ra con chuột này vậy?” Bé Thơ hỏi Đức Hải. Đức Hải nhún nhún vai: “Lúc sáng khi đi vệ sinh tớ thấy nó chết ở trước cửa phòng vệ sinh.”
Hoài Trông cười khúc khích, đưa con chuột lên cao, lắc qua lắc lại: “Cậu nói chuyện cũng thật khôi hài. Chuột giả thì làm sao chết được. Tớ đã chỉnh cách dùng từ của cậu bao nhiêu lần rồi? Cậu ngốc thật.”
Bé Thơ ngạc nhiên: “Chuột giả? Có lầm không?”
Đức Hải lại nhún nhún vai: “Cũng hết cách. Cậu ấy cho rằng đây là đồ giả.”
|
Chương 5: Người tốt
Đường phố lúc này vô cùng đông đúc, không khí cũng vì vậy mà trở nên ồn ã. Những loại phương tiện giao thông ma sát trên mặt đường mà chạy, phát ra âm thanh động cơ. Trên vỉa hè, nhiều người đi bộ qua lại thì thầm to nhỏ với nhau. Bên phố là một người phụ nữ rao bán trái cây, tiếng rao thánh thoát khiến người khác chú ý. Hoài Trông hòa vào dòng người xa lạ kia, trên tay cầm cuốn tập, mắt chăm chú vào nó. Cậu cũng không quá quan tâm đến xung quanh, tất cả so với cậu hình như chẳng có liên quan gì. Nó có ra sao, như thế nào đều không có ảnh hưởng đến cậu.
Đèn giao thông trên đường đã là đèn đỏ, những chiếc xe trên đường đồng loạt dừng lại. Người đi bộ nhanh chóng giẫm chân lên những vạch trắng mà đi qua đường. Lúc Hoài Trông đang định đi qua thì chứng kiến được một hình ảnh mà cậu chưa bao giờ được thấy. Trước cậu một khoảng cách không xa có một nam thanh niên đang dẫn một bà cụ qua đường. Hình ảnh này khiến cho cậu kinh ngạc không ít. Trước giờ thầy cô luôn bảo khi ra đường thấy người khác gặp nạn phải ra tay giúp đỡ, chẳng hạn như giúp đỡ cụ già qua đường, nhặt được ví tiền trả lại cho người khác… Cậu học được những kiến thức này nhưng bản thân cậu chưa bao giờ thực hành. Cậu cười nhạo chính mình, lại không ngừng thầm khen ngợi người thanh niên có nghĩa cử cao đẹp đó.
Cậu hoàn toàn dời mắt khỏi cuốn tập, dồn tất cả lực chú ý lên chàng thanh niên kia. Thông qua những cử chỉ của anh ta, Hoài Trông có thể kết luận rằng hành động của anh ấy xuất phát từ đáy lòng. Cậu lại nhìn sang bà cụ. Một bà cụ lưng hơi khom, tay chân run rẩy, tay phải chống gậy dò đường. Nhìn dáng vẻ và bộ quần áo đầy những chỗ chấp vá, trong lòng Hoài Trông có một chút thương xót. Cậu nhanh chóng chạy lên phía trước. Lúc cậu đuổi kịp hai người bọn họ cũng là lúc đèn giao thông chuyển sang màu xanh, xe cộ lại bắt đầu lưu thông.
“Chờ một chút!”
Chàng thanh niên và bà cụ ý thức hình như là đang nói với mình, cả hai dừng lại. Hoài Trông tiến lên trước mặt bà cụ. Cậu lấy trong cặp ra một cái hộp, hai tay đưa trước mặt bà cụ: “Bà ơi, bà chưa ăn cơm trưa phải không?”
Bà cụ yếu ớt trả lời: “Sao cháu biết?”
Hoài Trông cười, nụ cười thân thiện: “Vậy thì cháu biếu bà hộp cơm này. Đây là những món mẹ cháu làm, ngon lắm đó ạ.”
Bà cụ đẩy hộp cơm trở lại: “Không được. Bà mà ăn thì con lấy gì mà ăn.”
|
Hoài Trông đặt hộp cơm vào trong tay của bà cụ, bà cụ cầm lấy. Cậu nói: “Không sao đâu ạ, cháu có tiền, một chút nữa cháu sẽ đi mua gì đó ăn lót dạ. Bà nhận lấy thảo đi ạ…” Hoài Trông nói chuyện với bà cụ, cũng không để ý tới người thanh niên bên cạnh đang không ngừng nhìn mình.
“Nhưng…” Bà cụ thoáng do dự. Bà ôm bụng đang cồn cào của mình, đầy cảm động nói: “Hôm nay bà thật là may mắn, được hai người tốt bụng giúp đỡ. Thật là cảm ơn hai cháu.”
“Dạ, không có gì đâu ạ. Bà ăn cơm ngon miệng nha bà, bây giờ con đi học phụ đạo đây. Bà gáng giữ gìn sức khỏe nha bà. Có duyên chúng ta sẽ gặp lại.” Nói xong, Hoài Trông vẫy tay từ biệt bà cụ, lưu lại một nụ cười rồi đi tiếp về phía trước.
Người thanh niên đăm chiêu nhìn dáng vẻ của Hoài Trông mấy giây, sau đó nói với bà cụ: “Nhà của bà ở đâu? Để cháu đưa bà về.”
“Thôi không cần đâu cháu, bà đã phiền cháu rồi. Nhà ta ở gần đây lắm, đi một chút là tới. Ta sống có một mình…” Hai người vừa đi vừa trò chuyện.
Hoài Trông không còn tâm trạng học bài nữa, cậu dẹp hẳn cuốn tập vào trong cặp. Trong đầu cậu lúc này đều là những hình ảnh khi nãy. Cậu có chút cảm thấy vui vẻ, hôm nay mình đã làm được một việc tốt rồi. Cậu cũng có một chút tiếc nuối. Ban nãy không biết tại cậu sao lại quên chào hỏi chàng trai tốt bụng kia, thậm chí ngay cả nhìn cậu cũng không nhìn một cái. Trên đời này người tốt rất ít, muốn gặp được cũng rất khó, bỏ qua cơ hội lần này thật là đáng tiếc, không biết khi nào mới gặp được một người tốt bụng như vậy nữa.
Cậu đang chìm trong suy nghĩ thì có một tiếng kêu từ phía sau: “Này cậu bé con rùa kia.”
Hoài Trông chắc chắn biết là người đó đang gọi mình. Cậu đứng lại, để cho người đó chạy lên. Nam thanh niên nhìn vào chiếc cặp sau lưng của Hoài Trông: “Cặp của nhóc dễ thương đấy!”
Được khen như thế Hoài Trông không sai một chút nào chính là rất thích. Đây là chiếc cặp cậu tự thiết kế và nhờ thợ làm. Nó có hình dạng của một con rùa, màu xanh lục và xám, rất nổi bật. Cậu mỉm cười: “Thật sao? Cảm ơn anh nhiều. Nhưng mà anh là ai? Sao lại gọi em là nhóc? Chẳng phải từ nhóc chỉ dành cho những đứa trẻ thôi sao?” Hoài Trông có chút thắc mắc.
Nam thanh niên khựng lại: “Em không phải đứa trẻ à? Từ này hoàn toàn hợp để sử dụng.”
Hoài Trông cảm thấy cũng có lý: “Anh nói cũng phải. Nhưng vài năm nữa thôi, em không còn là nhóc con nữa.” Trong mắt của cậu tràn đầy mong đợi tương lai.
“Thích làm người lớn như vậy sao?”
|