Nội dung phân cảnh tiếp theo chính là lúc Ân Quan Kỳ tự mở một tiệm thuốc Đông y.
Khi đó gia tộc của hắn đã xuống dốc, gia gia bị giết, phụ thân mệt nhọc mà chết, trước khi chết liền nắm chặt tay Ân Quan Kỳ cố viết bốn chữ "hành y tế thế" mới không cam tâm mà nhắm mắt...
Sau đó đạo diễn Hà liền bảo bên biên tập cắt nối thêm khoảng 7, 8 giây gì đó về cảnh chiến tranh.
Mà suốt mấy giây ngắn ngủi ấy, trên màn ảnh chỉ toàn hình ảnh mấy ngôi nhà bị tàn phá, vô số người chết và bị thương, khung cảnh thê lương, khói súng thì cuồn cuộn...
Đỗ Vân Tu ngửa đầu nhìn lại, trên trời là một mảng bụi mông lung, chỉ có khói đen do chiến hỏa là kéo dài, nhìn không thấy điểm cuối, giống như một con đường không điểm cuối cùng.
Xung quanh vốn tràn ngập tiếng ồn ào và cảnh huyên náo.
Nhưng đạo diễn Hà lại bảo người biên tập làm mất hết âm thanh, cả không gian tĩnh lặng chỉ còn lại lời bộc bạch của Đỗ Vân Tu nghe sao mà thê lương quá.
Âm thanh chiến hỏa làm nền cho màn độc thoại nội tâm của Ân Quan Kỳ.
"Khi đó... Tôi mới hiểu được những ngày vô tư trước kia sẽ chẳng bao giờ trở lại nữa, mặc dù lòng tôi chưa bao giờ nguyện ý tin tưởng. trước đây vì không biết suy nghĩ mà dẫn tới hối hận sau này. Tôi không biết con đường trước mắt như thế nào, cũng không quá trông cậy vào đất nước. Chỉ là... Hay là rời khỏi nơi đây, đi làm một thầy thuốc Đông y."
Giọng nói của Đỗ Vân Tu không mang theo nội lực như Bùi Thanh nhưng khi cất lên lại mang theo chút bản lĩnh, dung nhập, khắc sâu cảm xúc tạo nên cảm giác mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhất là trong đó còn ẩn chứa chút đắn đo, tiếp nhận, nhẹ nhàng buông tha hay nắm chặt...
Cho dù cố gắng tìm cách bắt bẻ đạo diễn Hà đi chăng nữa thì sau này truyền thông vẫn bình luận rằng: "Tôi vốn không cho rằng các diễn viên trẻ bây giờ có thể diễn đạt lời thoại lưu loát mà đong đầy cảm xúc. Nhưng Vân Tu lại làm được! Cậu ấy không chỉ làm được mà còn khiến biên tập viên lúc đó tỏ ra vô cùng cảm động."
Bất quá, đây là chuyện của sau này...
*********
Cảnh quay thời niên thiếu đến đây là hoàn thành.
Nhân viên tổ đạo cụ vội vàng dựa theo phân phó của đạo diễn bố trí lại cảnh quay, chỉnh sửa lại phần ánh sáng. Lúc trước khi sinh ý ở từ thiện đường còn rất tốt, sau khi tổ đạo cụ sắp xếp lại liền trở nên vắng vẻ, hoang tàn, chỉ còn lại mỗi vị chưởng quầy đã lớn tuổi, vài cái ghế gỗ bị phá nát, quả thật là cảnh tượng bị chiến tranh tàn phá chẳng còn gì.
Sau khi đạo diễn Hà thông qua cửa sổ xem xét một vòng, cảm thấy vừa lòng liền hơi gật đầu, kêu một tiếng: "Action!"
Bên này Đỗ Vân Tu đang mặc một bộ trường sam* màu tro, đang cẩn thận đứng trước quầy cân thảo dược.
(*Áo dài của nam, dài quá đầu gối, ai xem mấy phim trung quốc thời dân quốc là biết à.)
Khi gia tộc còn chưa xuống dốc, chuyện thế này đều cho người làm vặt ở quầy làm nhưng bây giờ thế sự tiêu điều, từ thiện đường coi như miễn cưỡng khai trương cũng chỉ có hắn và một kẻ câm học nghề, đứa nhỏ này cũng chừng mười tuổi, đó là người mà Đỗ Vân Tu cứu từ chiến trường về.
Ánh sáng bắt đầu trở nên ảm đạm.
So với ánh sáng mang gam màu ấm ở mấy cảnh niên thiếu thì lần này đạo diễn Hà quyết định dùng hệ màu lạnh tăng thêm tính trang nhã cho phân cảnh lần này.
Lúc này một người trung niên khoảng bốn mươi tuổi bước vào, quần áo hắn vô cùng đơn giản, phía trên còn chấp vá nhiều chỗ, vừa nhìn liền biết là một kẻ bần cùng đói kém.
Hắn sợ hãi rụt rè, trong mắt toát ra một loại khát vọng và sự tự ti do quanh năm sống cuộc sống quẫn bách của một người thuộc tầng lớp dưới xã hội.
Đứa trẻ câm mặc dù thấy đối phương, lại không nghĩ nói cho Đỗ Vân Tu biết.
Đôi khi thầy thuốc sẽ cứu chữa vài người bệnh mà không lấy tiền, lại phải trích một phần tiền của mình ra mua thảo dược, kết quả là ngay cả cuộc sống của bản thân cũng khó mà duy trì.
Nhưng đối phương vẫn thật cẩn thận tiêu sái bước vào từ thiện đường, kinh động đến Đỗ Vân Tu lúc này đang gói thảo dược.
Sau đó màn ảnh bắt đầu phóng to.
Đỗ Vân Tu từ từ ngẩng đầu lên, tầm mắt đang đặt trên cân tiểu li liền nhìn sang phía cửa sổ.
Ánh sáng nhè nhẹ chiếu lên khuôn mặt, nổi bật cái mũi cao thẳng như tòa núi nhỏ của hắn. Lúc này Đỗ Vân Tu đã được hóa trang, màu da trở nên ngăm đen hơn, ánh mắt cũng rất có thần, thân thể hơi gầy, cả người trầm tĩnh, vô tình tạo nên khí chất đặc biệt nói không nên lời.
Khi còn là thiếu niên và lúc đã là một thanh niên hoàn toàn không giống nhau.
Lúc trước còn chưa nảy nở cho nên đường nét hơi mềm mại, có vài phần ngây ngô. Nhưng tới khi đã thành thanh niên rồi, thân thể của hắn sẽ trở nên cường tráng hơn nhiều, thay thế cho cảm giác mềm dẻo là một loại thành thục khác nữa, đây cũng giống như sự biến chuyển từ một con ngựa nhỏ thành một tuấn mã cao lớn vậy.
Người nắm bắt được nét đặc thù của các độ tuổi thì mới là một người hóa trang tài giỏi.
Lúc trước Phan Nghinh Tử* có diễn 《Nhất Đại Nữ Hoàng 》 chính là như thế. Khi diễn Võ Tắc Thiên lúc nàng còn là một cô gái nhu nhược thì trang phục chủ yếu lấy màu nhẹ nhàng làm chủ đạo, trên mặt trang điểm đơn giản, mặt mày cong cong, miệng cười như hoa.
(*Là một diễn viên người Đài Loan khá nổi tiếng.)
Mà khi đã là hoàng hậu, trở thành một người phụ nữ quyền lực thì nhà tạo hình đã cố ý vẽ lông mày cong tựa trăng rằm của nàng kéo dài hơi cong lên, tạo nên cảm giác không giận tự uy, trên khuôn mặt lại đậm màu son phấn, tỏ ra là một người phụ nữ thành thục, thùy mị. Ngay cả trang phục cũng là màu đỏ thẫm thể hiện được sự tôn quý và quyền lực của Võ Tắc Thiên lúc bấy giờ chứ không còn dùng màu vàng hoặc hồng làm chủ đạo như lúc đầu.
Từ đó có thể thấy nhà tạo hình lần này cũng hẳn là tay già đời.
Chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đem thiếu niên không biết mùi vị cuộc đời, là người tự cao tự đại đổi thành một thanh niên tận mắt nhìn thấy cảnh loạn lạc thương vong, bởi vậy trở nên gầy yếu, trầm muộn. Màu da lại càng tinh tế tỉ mỉ tiến hành rồi điều chỉnh, thay vì làn da trắng nõn lúc trước thì thoắt cái trải qua việc dầm mưa dãi nắng đã trở thành màu lúa mạch. Đây cũng là những biến hóa sau khi Đỗ Vân Tu thoát khỏi chiến hỏa, phiêu bạt nơi xứ người.
|
Lau roi moi thay dang tiep truyen nha, cu tuong truyen full hay bo do roi chu. Tiep di ban...
|
Da gan nua nam roi, tac gia co dang truyen tiep ko hay bo do roi???
|