Ngồi Kể Truyện Ma
|
|
TRUYỆN: AI LUỘC BẮP HÔM NAY Tình thương trong duyên kiếp người và ma nơi nào nước nào cũng có. Một câu chuyện xảy ra ở Lào thành phố Luang prabang, từ hồi còn nhỏ tôi hay đến chơi ở chùa vì có nhiều bánh trái và ông thầy chùa cũng thương tôi, ông hay kể chuyện cổ tích cho nghe, tôi lại thích nghe chuyện cổ tích ma. Một hôm tôi ngồi nghe ông thầy chùa kể một chuyện tâm linh mà người dân đến chùa để cắt duyên kiếp đường đời vì bà vợ đã chết rồi mà còn trở lại với chồng con thành một câu chuyện kể lang thang từng ngày. Trước năm 1980 đến bây giờ đã lâu nhưng nhiều lúc như là mới xẩy ra, đêm nay ngồi buồn buồn tôi ghi chuyện này xuống chia vui với chuyện ma trong đêm: -Ông chủ trì cũng có tuổi tác hơn 80 và thương tôi như con, mỗi lần có bánh trái là ông gọi tôi đến vừa ăn bánh vừa đấm lưng cho ông rồi ông kể cổ tích cho nghe. Hôm nay ông kể một chuyện xẩy ra hôm qua ở trong chùa, ngôi làng nhỏ bên kia sông Mêkông không có đường xe, làng làm ruộng nương ngoài ra thì còn trồng miá nữa. -Có một anh chàng với 2 đứa con và người làng thân nhân cỡ 20 người đến chùa xin chùa giúp cắt tơ duyên kiếp đường đời, vì vợ anh đã chết mấy tháng rồi vẫn còn về với con luôn luôn, ầm ĩ cả làng và gây cái sợ hãi cho người trong làng, cúng bái hôm nay để mỗi người mỗi đi để cho người chết thì cũng được siêu thoát. Ông thầy chùa lim dim khi tôi bóp chân cho ông và kể tiếp: -Đêm đầu tiên khi cả làng đi chôn cất một người chết mang thai 3 tháng để lại 2 đứa con: một đứa 3 tuổi với thêm một đứa gần 2 tuổi, người làng đến thăm viếng chia sẻ cũng đã dừng và để lại cái lạnh lẽo bắt đầu. Ngay đêm đó, dưới ánh đèn dầu mờ mờ chiều vào đêm thì anh chồng đã thấy người vợ ngồi ở bếp xõa tóc như nấu ăn hay làm gì, anh chồng không sợ mấy đi ra cửa sổ đứng ngó trời, như lấy bình tĩnh gì không biết vài giây, anh chợt choàng chạy thẳng xuống bếp thì lại không thấy hình dáng của vợ nữa, anh ngồi thơ thẩn và lo cho hai đứa con trai đi ngủ. Sáng nào anh cũng lo cho con bữa xôi sáng và ngăn miếng ván gỗ trước bậc cầu thang không cho con té xuống đất, ruộng thì gần nhà, một vài tiếng anh chạy về ngó hai đứa con, nếu anh đi cả ngày hay vào thành phố thì anh gửi hai đứa con với hàng xóm trong làng. Người làng ai cũng thương 2 đứa nhỏ này, mỗi một lần gửi con với hàng xóm và khi anh trở về từ thành phố thì lúc nào người làng cũng kể lại cho anh nghe: “2 đứa con lúc nào cũng đòi về nhà chơi với mẹ, ban đêm con ngủ với mẹ, khi ba đi làm ruộng thì mẹ nấu cơm cho con ăn”, ai nghe cũng động lòng và cũng có nhiều lần hàng xóm hỏi: -Từ hồi vợ anh đã đi rồi có lần nào mà vợ anh về thăm không? anh thấy chị lần nào không? Anh mỉm cười nhạt với tiếng trả lời nhè nhẹ: -Từ hồi mẹ nó bỏ đi thì 2 đứa con cũng thấy ngoan ngoãn và cười vui ngày đêm, cám ơn trời đất, nếu 2 đứa con mà quậy hay khóc thì sao tôi làm ruộng được, anh cám ơn hàng xóm và ẵm con về. Mỗi lần anh vào thành phố và gửi 2 đứa con với người trong làng anh cũng chuẩn bị thức ăn trưa với hoa trái cho con vì mỗi lần đi thì cũng chiều mới về. Lần này vẫn như thường xuyên anh gửi con, anh gánh hoa trái cả tiếng đồng hồ mới tới bờ sông và chờ đò sang sông vào thành phố, 2 đứa bé hôm nay thấy là lạ đòi ăn bắp luộc. Hàng xóm nói với 2 đứa bé ngoan ngoãn đó: -Nhà cô hôm nay không có được luộc bắp ăn và ba của các con cũng không được luộc bắp mang theo cho các con, mai cô luộc rồi mang cho các con ăn được không? Đứa bé lớn trả lời: -Trưa nay mẹ con luộc bắp xong rồi đến gọi chúng con về ăn bắp mà, mẹ con vừa đến gọi. Cô nghe hai đứa bé quá tội nghiệp, cô nói: - Cô hứa với 2 con ngày mai cô mua bắp về luộc rồi mang tới nhà các con được không? Đứa bé lớn trả lời vừa chỉ tay về nơi cuối làng phiá nhà ở: - Mẹ con đang đưa tay gọi về ăn bắp luộc kìa. Đứa bé vừa nói vừa cầm tay nhau đứng dậy rồi đi về nhà, bà cô hàng xóm cũng phải đứng dậy theo đít 2 đứa bé lững thững dạo gót về cuối làng.Khi đến trước nhà, hơn mười bậc thang cao ngó lên thấy gọn gàng, bà cô với hai cháu dìu nhau lên từng bậc thang, khi bước lên bậc thang đầu bà cô như có một cái cảm giác lạnh lùng cả thân thể như gai ốc mọc đầy người giữa ban ngày, hết bậc thang thì bà cô hàng xóm đứng tim đứng hình khi thấy một đĩa bắp luộc đang nóng hổi bốc hơi ở giữa cái lan can nhà và 2 đứa bé nói với chỉ tay xuống bếp: -Kìa mẹ con ngồi ở bếp luộc bắp cho con nè. Bà cô hàng xóm ngó theo ngón tay hai đứa thẳng xuống bếp, thì bà thấy mẹ 2 đứa bé ngồi xõa tóc và quay lưng ra đằng phía cô, một giây phút bất thình lình hoảng sợ đứng hình đó, vừa tóc tai vừa da gà da ngỗng toát mồ hôi lạnh, bà cô tỉnh lại khi đứa bé lớn kéo tay bà ngồi xuống ăn bắp luộc, bà cô thở dài được một hơi bà kéo 2 đứa bé tay cầm bắp luộc chạy thẳng vào trong làng. Cốt chuyện bắt đầu ầm ĩ sau khi cô qua đời được 2-3 tháng, 2 đứa bé ngồi ăn bắp luộc đáng tội nghiệp trong khi trong nhà cô lúc này đầy người đến trò chuyện, mấy người già cả cũng đến gọi hồn gọi viá cô cho tỉnh rồi chờ ba của 2 đứa bé từ thành phố về. Xế chiều anh từ thành phố về, mấy người trong làng ngồi chơi đầy nhà cô hàng xóm, anh thấy từ xa ráo bước đến lên tiếng hỏi: -Có gì xẩy ra không? 2 đứa con thì chạy ra đón và khoe: -Hôm nay mẹ về luộc bắp cho con ăn, bắp của ba vẫn còn ở nhà đó ba về ăn đi. Anh đứng thở dài bỏ cái đòn gánh trên vai ngồi xuống uống miếng nước rồi hàng xóm mới mở lời kể chuyện đã xẩy ra ngày hôm nay cho anh nghe từ đầu đến cuối. Anh thở dài mỉm cười nhạt với đầy những niềm đau khổ trên khuôn mặt của một người đã mất mát đi một hơi thở ấm của một cuộc sống gia đình, rồi anh nói: -Từ ngày vợ tôi qua đời thì hàng đêm tôi vẫn thấy cô về nằm bên cạnh tôi, từ vết nệm lũm xuống thành hình người, mùi và hơi ấm không khác gì lúc cô còn sống ở bên cạnh, nhiều sáng dậy trễ một chút thì tôi đã thấy xôi và thức ăn sáng đã gọn trên mâm rồi, nhiều đêm theo ánh trăng hắt vào, tôi thấy cô lo đắp chăn cho con, ngồi ngó con, vuốt ve con hay chọc ghẹo hai đứa con, rồi nghe tiếng con cười khúc khích khúc khích gọi mẹ mẹ mẹ trong nửa đêm thanh, cũng nhiều lần tôi đang làm ruộng chợt nhớ con chạy về cỡ 30 thước xa nhà, tôi phải ngồi xuống một lúc với giọt nước mắt khi thấy vợ tôi đang đùa giỡn với 2 đứa con, tôi ngược về làm ruộng tiếp, tôi không có lên để quấy phá 3 mẹ con nó, trong đêm tôi thấy luôn luôn khi ru ù ơ, ù ơ lạnh lùng khi con ngủ rồi nghe tiếng người quét dọn ở hiên ngoài cả đêm, như trong đêm khi nghe tiếng vợ làm tôi hãm giọt nước mắt không được, nhiều đêm mệt mỏi và thiếp đi luôn. Anh nói tiếp: -Tôi biết mỗi người một thế gian, tôi cũng muốn vào chùa để giải tỏa kiếp người và kiếp ma nhưng tôi ngó xuống 2 đứa con thì tôi lại ngập ngừng, anh nói và lau giọt nước mắt hai tay ôm lấy 2 đứa con. Tất cả già trẻ ở nhà cô hôm nay ai cũng đứng lên về theo anh muốn coi đĩa bắp luộc hay an ủi đến thăm nhà anh. Khi đến bên cạnh nhà thì tất cả dừng bước ngó mặt nhau, tiếng chân người bước mạnh trên cái nền nhà bằng gỗ, khi tiếng chân im lặng thì tất cả lên cầu thang nhà, trong lúc đó có nhiều người đi cùng nhau thì cũng giảm cơn sợ sệt, nhưng không ai không thoát ra một tiếng dù không được hẹn hò gì nhau cả nhất là bà cô từng theo 2 đứa bé lên nhà buổi trưa: Ồ!!! Trời ơi trên nền lan can có 2 đĩa bắp, một đĩa là của buổi trưa và thêm một đĩa lớn đang nóng hổi đó như người mới bưng lên. Anh mời tất cả mọi người ngồi xuống rồi anh chắp tay cám ơn tấm lòng của người trong làng. Trong lúc anh chưa nói xong thì có một người gìa cả lên tiếng: -Trông như là cô đã biết là chiều hôm nay có bao nhiêu khách đến thăm mà đã luộc bắp đón đúng mỗi người một quả bắp, tất cả ngơ ngác đếm ngó mặt nhau lắc đầu một lát. Bà cô hàng xóm nói: -Mấy tháng rồi nên đi vào chùa đi, quây quần mãi cả đời với linh hồn như thế sao? Mình ở trên trần gian thì mình làm theo trần gian đi. Người làng ai cũng an ủi khuyên nhủ anh phải cần lập gia đình còn ngày mai của 2 đứa con nữa, bà con anh cũng lui tới khi nghe chuyện linh hồn vợ anh về ở với anh như vậy và coi ngày tốt rồi đưa nhau vào chùa để cắt duyên kiếp phận đời mỗi người mỗi sống. Ông thầy chùa kể chuyện này cho nghe đến đây thì tôi đã đầy một bụng bánh và nằm ngủ ngáy khò khò khò, chờ khi tôi tỉnh dậy tôi sẽ kể cho nghe tiếp câu chuyện khác, xin tạm dừng chuyện ma đêm nay, chúc các bạn đọc vui vẻ.
viết xong 01.01.2018 Bounthanh Sirimoungkhoune
|
TRUYỆN AI XIN NƯỚC UỐNG
Trước thập niên 1980, một khách sạn ở Luang prabang trong thời gian tôi còn ở bên Lào, khách sạn ở gần rạp cinêma chừng 50 thước, tôi thường xuyên đến ngồi chơi với bạn, gia đình bạn là chủ khách sạn đó mà lại học chung lớp với nhau. Thời gian đó nước Lào còn đóng cửa, Luang Prabang không có du lịch viếng thăm, chỉ có xe vận tải hay người buôn bán thành phố khác qua lại chút ít đến nghỉ ngơi ở khách sạn thôi. Một hôm tan rạp cinêma, tôi không về nhà mà tôi đi qua khách sạn đó ngồi nghỉ ở đằng trước với bạn hóng mát mùa hè. Xe vận tải thì lúc nào cũng có một người tài xế thứ hai đi chung và bà vợ hay đi theo nếu qua thành phố khác để mua bán hay chở hàng thêm. Chúng tôi ngồi chơi nói đùa vui nhau ở trước cửa khách sạn thì vừa đúng xe vận tải từ VạnTượng lên hai chiếc ngập phủ với đồ và miếng vải cột che kín phủ ngập bụi bặm từ đường xa tới. Hai chiếc xe tải đậu trước cửa khách sạn, xe đằng sau thì thấy một đôi vợ chồng xuống xe đi vào khách sạn. Chiếc xe đằng trước thì thấy một người đàn ông với hai người đàn bà, một người mặc áo trắng hai dây dài đến chân đi lững thững đằng sau mà bụng như mang bầu 4-5 tháng. Người bạn chạy vào làm việc tiếp tân xong nhiệm vụ rồi trở ra ngồi chơi với tôi ở trước khách sạn đêm. Trong khi đang ngồi thì thấy người đàn bà mặc áo trắng bụng to đi qua mặt chúng tôi lên xe, cô lấy cái túi khoác trên xe rồi trở về khách sạn, tóc cô buông xoã phủ hai má, khi tới bàn tiếp tân cô đứng chờ xin 3 chai nước lạnh, xong 3 chai nước thì bạn lại ra ngồi chơi với tôi, không ai để ý chuyện gì đang xảy ra đêm đó. Cỡ nửa tiếng trôi qua: một người đà bà không có mang thai đó đứng chờ ở bàn tiếp tân và xin nước lạnh 2 chai. bạn nói: -Mùa hè nóng khát nước nhiều, em vừa đưa 3 chai nước cho cô mặc áo trắng mang thai đem lên phòng rồi, người đàn bà mỉm cười nghĩ là chọc ghẹo, bạn tôi mới nói thêm: -Đường xá xa xôi vừa ổ gà hay ổ ngỗng đầy đường, sao lại mang theo một người mang thai bụng to như vậy? không sợ người ta mệt hay sẩy thai sao? Người đàn bà lặng im, đứng ngó một lát mới hỏi: -Các em nói gì vậy chị không hiểu? nói cho chị rõ ai mang thai to gì đâu? ở đây có người mang thai làm việc và em sai đưa nước lạnh lên cho chị sao? Bạn nói: -Lúc chị đậu xe đi vào khách sạn, xe chị có 3 người xuống xe mà, ngoài anh chị rồi còn có một người đàn bà mang thai cỡ 5 tháng mặc áo hai dây trắng dài đến chân, lững thững theo gót chân anh chị, em mới đưa chìa khóa cho hai phòng mà, chìa khóa cô mặc ắo trắng lấy rồi đâu còn trên bàn. Người chị đó đứng hình nổi gai ốc lên cho thấy tại chỗ, chị không lấy chai nước gì cả và chạy thẳng lên phòng. Bạn nói với tôi: -Coi kìa bà chị đó như gặp ma, thấy gai ốc nổi lên cánh tay chị luôn và mặt chị đó bỗng dưng tái mét, chị lên phòng rồi, lần này thì thấy hai anh chị xuống đứng ở bàn tiếp tân luôn, lần này tôi cũng vào theo nghe có gì không? Người đàn ông hay người anh đó hỏi: -Từ lúc anh chị đậu xe các em thấy có 3 người sao? thêm một người đàn bà có mang thai tóc quăn quăn đến lưng phải không? Câu trả lời: -Dạ và cô vừa xuống lấy nước 3 chai lên mà. Anh mỉm cười nhẹ và trả lời chúng tôi: -Đó là bà vợ anh bị tai nạn xe và chết được 5 tháng rồi, khi chết cô mang thai 5 tháng, ở Vạn Tượng anh lái xe đi đâu thì bạn bè hay người quen luôn luôn thấy cô ngồi bên cạnh anh khi lái xe, mà anh chẳng bao giờ được thấy cô, chỉ có hai đứa con của anh một đứa 2 tuổi và một đứa 4 tuổi thấy mẹ nó luôn luôn chiều hay đêm, còn anh thì chỉ ngửi được mùi mỹ phẩm với mùi nhang nhiều nhất là hôm rằm thôi, anh muốn thấy mà chẳng bao giờ thấy được. Chúng tôi với người chị đứng đó ngó thấy là toát mồ hôi gai ốc thì khỏi nói luôn, chắc là gai quả sầu riêng, ngoài ra anh lái xe thì vẫn trò chuyện vui cười như không có gì sợ sệt cả, người anh hỏi tiếp: -Vậy chìa khóa đưa cho cô đó ở phòng nào? xa phòng anh không? Bạn trả lời: -Đến cùng nhau thì phòng sát bên chứ anh, người chị nói: -Khi nãy tôi nghe thấy tiếng mở cửa phòng bên cạnh ra vào 2-3 lần, tôi tưởng bên phòng có người ở, vậy mình lên coi đi. Khi tất cả mọi người đến cửa phòng, anh lái xe mới gõ cửa và gọi: -Nếu em ở trong đó thì trả lời hay mở cửa cho anh, anh muốn thấy em. Im lặng một lát, anh gõ cửa và gọi thêm, tất cả mọi người lạnh cột sống, không giám đứng sát cửa phòng, lần thứ 3 anh gõ cửa và gọi thêm thì trong phòng như có tiếng động, như nghe tiếng người bỏ chùm chìa khóa trên bàn. Anh lái xe lấy tay mở cửa phòng thử, thì cửa phòng đã mở từ bao giờ, mấy người ngó mặt nhau như đang đóng phim trò hề, người thì mặt trắng luôn, người thì mặt xanh, người thì tái. Đẩy nhẹ cửa phòng và vào cùng nhau thì trong phòng cùng một tiếng: Ồ! mùi mỹ phẩm đàn bà rực rỡ trong phòng, nổi gai ốc với tóc đứng sững lên trời như quả chôm chôm, khi ngó trên bàn thấy 3 chai nước với chùm chìa khóa đã để gọn, phòng tắm vẫn còn ướt nước như người vừa tắm xong, trong tủ không có gì nữa. Anh lái xe đứng nhìn và đọng giọt nước mắt mà không nói gì cả, còn người khác cả tôi nữa thì toát mồ hôi từ 10 đầu ngón chân đến đầu luôn, anh lái xe nói với người chị đó: -Thôi mình về phòng mình ngủ và anh lau giọt nước mắt đi ra khỏi phòng đó. Chúng tôi lấy 3 chai nước với chùm chìa khóa xuống phòng tiếp tân và cũng chẳng ai nói mội lời. Tôi cũng về nhà ngủ và lạnh cột sống với nổi da gà cả đêm dài, nhiều đêm trằn trọc thì tôi vẫn nhớ lại câu chuyện ma này, cũng như hôm nay tôi ghi xuống cho các bạn được đọc vui.
Bounthanh Sirimoungkhoune
|
TRUYỆN GẦM NHÀ CÓ MA
-Laos Luang prabang 1979. -Ngõ xuống nhà tôi trước cửa chợ là bến xe, mà người nhà quê đem hoa trái rau cỏ đến chợ bán rồi chiều chiều chờ xe về quê ở đầu ngõ hẻm nhà tôi, nhiều chiều hoang tôi lên đầu ngõ ngồi nghỉ mát coi người ở bến xe, ngồi chờ nhau từng nhóm, từng nhóm, người dân tộc thì thành nhóm của người dân tộc, người buôn bán xong trước thì ngồi chờ người chưa xong, người thì ngủ chờ, người thì kể chuyện cổ tích, phần nhiều là kể chuyện lạ lạ xảy ra trong làng. Hôm nay, tôi ngồi nghe một ông già ngồi chờ xe về làng kể một câu chuyện quá vui: -Trong lúc đó tôi còn đi học, không biết sợ sệt ma quái là gì, nghịch ngợm đủ đường, nhiều lúc tôi hay lấy miếng vải trắng giả làm ma dọa người trong những đêm rằm hay trong làng khi có người chết hay đám ma. Một lần nó xảy ra mà làm cho tôi chừa đến già, đến bây giờ khi ngồi nhớ lại tôi cũng chưa bao giờ quên cái sợ hãi ngày đó và cũng không ngừng được tiếng cười, có khi tôi ngồi cười một mình, nhiều khi bạn hỏi: “Có gì mà ngồi cười một mình vậy?” -Theo văn hoá người Lào mà chết trong lúc mang thai là linh thiêng đáng sợ nhất, khi có chuyển xảy ra như vậy, phong tục, văn hóa của người Lào thì phải đi tìm thầy bùa thầy ngải thật là giỏi, xong mổ bụng đem thai ra ngoài, lấy lưới chài cá quấn xác người mẹ, đóng đinh lên đầu với tay chân rồi mới đem đi chôn cất chứ không có quyền thiêu táng được, nhiều ông thầy bùa cũng tẩu hỏa nhập ma, nhiều người cũng điên điên khùng khùng luôn trong khi đang mổ đó. -Hôm nay trong làng có một đám ma, mà tôi không biết là trong làng có người chết, tôi đi trồng trọt trên núi về theo đời sống miền quê thì chiều hôm về tối mới tới nhà, nghỉ ngơi một chút rồi mới đi xuống sông tắm rửa, chập choạng bóng tối thì tôi thấy một cô gái đang gánh nước lên làng xa tôi cỡ 50 thước rồi té, xong đứng dậy rồi lại té xuống, người làng múc nước để xài nên người tắm thì phải tắm nơi cuối làng, khi tôi thấy vậy tôi mới nói: -Cô đang có bầu, ông xã cô đi làm ruộng chưa về, chị để gánh nước đó xuống, khi tôi tắm xong thì tôi gánh về cho. Nói xong thì thấy chị gánh lên làng rồi, tôi mỉm cười, chị gánh cả nước và gánh cả bầu, chị khỏe thật, tôi mải tắm và giặt áo quần, khi ngó lại nơi đó lại thấy cô gánh nước đến đó rồi té rồi đứng dậy nữa, tôi tắm giặt chưa xong tôi lên bờ chạy theo men bờ sông đến nơi chị và nói: -Em gánh lên cho. Tôi đưa hai tay nâng cái đòn gánh trên vai chị ra và tôi gánh lên khỏi nơi dốc cho chị, chị cúi đầu đi theo sau mà chẳng nói năng gì cả, như người mệt mỏi và tôi cũng không có để ý gì cả vì người chung làng, người ở đầu làng và người ở cuối làng. Khi tôi tắm xong cũng tối rồi, lại thêm một lần chị vừa gánh đến đó lại thấy chị té nữa, lần này tôi la lên: -Ban ngày chị gánh không được sao? Chị có bầu 7 tháng như vậy mà còn gánh nước làm gì? để ông xã chị gánh chứ? xài chút nào thì lấy cái sô xách lên cũng được mà? Nói xong, tôi gánh giúp chị lên khỏi bờ sông đến nơi đất bằng, chị chẳng nói năng gì, chỉ cúi đầu tóc phủ lên 2 cái má thôi, tôi về nhà phơi quần áo rồi chờ ăn cơm chiều. Trong bữa cơm hôm nay, cả nhà ăn và nói chuyện đi đám ma, đi sớm về sớm. Hôm nay là rằm 15 cuối tháng (của người Lào: là tối 30 của người Việt mình) tối đen như mực, là một ngày mạnh nhất về ma quái, nghe chuyện đi đám ma nói đi nói lại trong bữa cơm. Tôi mới hỏi: -Trong làng ai chết mà đúng ngày rằm hôm nay vậy? mẹ tôi nói: -Con cũng nên đi chia buồn với người trong làng trông nom lấy nhau. -Dạ. Tôi trả lời: - Và ai chết vậy mẹ? Em gái tôi nói: -Thì chị Vi đó, nó có bầu 7 tháng, chiều nay có mưa một chút, đi gánh nước, đường trơn và té rồi máu ra nhiều quá, không ai biết nên chưa về tới nhà thì đã chết, người làng mới đi gọi chồng chị đang làm ruộng về, tất cả đã muộn, chị Vi đã chết, người ta chia nhau đi mời thầy bùa về mổ lấy con ra xong từ chiều, mai là đưa đi chôn cất gấp, đám ma có một đêm thôi. Tôi cười lên khà khà khà: - Em gái anh biết kể cổ tích sao đây? chị Vi nào mà chết? chị chết lúc nào, ngày nào? đừng có dọa anh nghe em? Rồi mẹ tôi mới nói: -Là sự thật đó con. Tôi quay sang ngó mặt ba tôi, thì thấy ba tôi gật đầu theo mẹ và em gái tôi kể. Tôi mới nói: -Không đâu, khi con tắm ở sông, con nhấc gánh nước từ bả vai chị Vi và gánh lên bờ sông giúp chị cả hai gánh nước, vì con thấy chị té lên té xuống khi gánh nước, con mới chạy tới la chị và giúp chị 2 gánh mà, vừa khi nẫy chứ đâu, vừa tắm xong va đi lên nhà nè. Tất cả ngó mặt tôi như đầy cái ngạc nhiên, chắc nghĩ là tôi đùa giỡn. Em gái nói: -Không phải chuyện đùa giỡn nghe anh? Tôi nói tiếp: -Nếu mà là sự thật mà chị Vi chết rồi từ chiều, vậy người có bầu mà anh gánh nước giúp, người đó là ai đây? Em gái tôi cười và nói: -Người mà chị Vi hỏi thăm đầu tiên là anh tôi, coi chừng tối nay chị đến hỏi thăm anh thêm đó, sao ngồi sững gì vậy anh? và anh nói thật không? Là anh gánh nước giúp chị Vi đó? nếu anh muốn biết chị chết hay sống, thì ba mẹ đi đám ma anh cũng đi thì rõ chuyện ngay mà? em trông nhà và đan cái rổ bắt cua đồng cho xong, mai em mới đi, buổi sáng cũng được. Đêm nay ba mẹ tôi đi trước, một lát tôi lững thững đi sau, vừa đi vừa nghĩ: “Đúng là chị Vi gánh nước mà?” trong đầu tôi linh tinh, khi gần đến nhà chị Vi thì ánh đèn măng sông sáng rực ngoài sân với gầm nhà, đầy với người trong làng đang ngồi chơi, còn người già thì ở trên nhà, làng tôi cũng gọi là lớn hơn 100 nóc nhà, tôi ngồi xuống bàn bên ngoài với bạn cùng làng trò chuyện, mà tôi chẳng nói gì được cả, một người bạn ngồi bên cạnh hỏi: -Có chuyện gì hôm nay? làm cho ông thần nổ im lặng như người ngồi thiền vậy? Bạn nói tiếp: -Mình xong ruộng nương ở bên kia sông và chèo ghe về chập choạng tối, mình đang gánh bí, bầu, chuối lên bờ sông thì mình thấy chị Vi đi xuống sống rồi nói mình: -Nếu rảnh tối đến chơi nhà chị, sợ ông xã chị buồn, mình trả lời: -Dạ, mà trong lòng nghĩ là ông xã chị mang bệnh hay là gây lộn gì nhau. Khi mình gánh đồ về tới nhà thì nghe là chị Vi chết từ trưa rồi, không biết là gai quả mít mọc lên đầy người tại chỗ, mình muốn đứng hình luôn khi nghe, vì mình vừa gặp chị khi nẫy mà. Tôi nói được một vài câu toát mồ hôi lạnh từ đầu tối luôn: -Mình cũng gặp chị Vi buổi chiều tối, mà tôi cũng chẳng nói được gì thêm nữa với hình dáng chị Vi gánh nước chiều nay. Nơi cái bàn tôi ngồi hơn 10 người toàn là con trai trẻ hết, không có em gái nào ngồi chung cả, tất cả rủ nhau lên nhà trên thăm chào chị Vi lần cuối, 10 cái mặt lên cầu thang nhà có đủ màu luôn: Xanh, đỏ, tím, đen, trắng. Khi lên đến trên nhà ai cũng rởn tóc gáy, xác chưa có hòm, một cái lưới chài cá quấn thân thể, tay chân với đầu có đinh đóng, còn đứa con mà mổ ra đó gói trong cái váy cũ để bên cạnh xác chị, hơn 10 người quỳ xuống chắp tay lễ chị rồi chúc chị đi chốn bình an. Ông xã của chị khi thấy người làng lên thăm chào như vậy, đi tới chắp tay lễ và mở miếng vải phủ trên mặt cho tất cả thấy mặt chị lần cuối cùng, hơn 10 người đứng hình, nếu không có đầy người già cả ở đó thì chúng tôi bay xuống cầu thang đi về luôn. Ông cua ông tôm ơi, ông bà ông vải ơi, tề thiên đại thánh ơi, hơn 10 cái miệng đâu ai hẹn nhau đâu mà há rồi không ngậm xuống được cùng một lúc, tóc tai bật đứng lên như 10 quả chôm chôm, như người bị sét đánh cùng một lúc vậy. Một khuôn mặt người trắng bách, rồi 2 con mắt chị Vi nó mở lớn ngược lên và một cái đinh đóng trên giữa trán. Trong lúc đó người già cả gì không biết bật đứng lên tại chỗ và thoát ra một tiếng: Oh! Một người già cả trong đám ma mới chỉ tay và lớn tiếng: “Kìa! Kìa! Kìa! nó lại mở mắt thêm nữa rồi”. Ông chồng chị lui tới và vuốt 2 mắt chị xuống, từ chiều đến giờ xác chị Vi đã mở mắt trợn ngược lên vậy cũng 3 lần rồi. Chồng chị Vi vừa vuốt mắt vợ vừa miệng lẩm bẩm: “Em đến ngày đi thì cứ đi, đừng lo tiếc duyên đời gì nữa, đừng có làm cho hàng xóm láng giềng sợ hãi”, anh vuốt mắt xuống rồi phủ miếng vải lên cho vợ. Chúng tôi hơn 10 người mặt mày khô cả máu, lần đầu mà thấy xác chết quấn lưới chài cá và đóng đinh lên chân tay, mắt còn mở ngược lên được, da gà, da ngỗng nổi lên từng trạm, càng về đêm, hơn cả 10 người, ngồi chút lại ngó đằng sau. Đám ma khác trong làng, tiếng cười tiếng vui chọc ghẹo nhau ầm ầm, còn hôm nay thì bàn nào bàn đó vừa ngồi vừa ngó vòng quanh chỗ tối, như báo cho là chị Vi đang đón chờ từng người, từng người khi về nhà. Sau khi chị Vi chết buổi trưa mà trong làng đã hơn 10 người đi làm ruộng là gặp chị trước khi về đến nhà và nghe tin chết, khi đến đám ma thì người này cũng kể và người kia cũng kể rồi tôi cũng kể, rồi hỏi nhau ầm ĩ: “ai về thì gọi mình với, chờ nhau về cùng một lúc”. -Gần 12 giờ đêm, đời sống thôn quê cũng là khuya lắm rồi, nhiều người nói: -Tôi đến thăm chị chào chị rồi khi về đừng có dọa tôi nghe. Nói vui nhau được một lát thì bỗng cơn gió từ đâu tới mà bất thình lình mạnh như vậy, chúng tôi ở cái bàn ngoài sân ngó mặt nhau, 2-3 cái bàn đầy người ở gầm nhà, chạy tán loạn ra ngoài nơi chúng tôi, cùng một lúc là cái ánh đèn măng sông nhỏ xuống nhỏ xuống rồi tối dần tối dần. Mấy cô chạy rồi hỏi các anh: -Ngồi ngoài có nghe gì không? Chúng tôi cũng đứng lên hết. Một người trả lời: -Không có nghe gì hết, chỉ nghe tiếng gió thôi. Vừa dứt lời thì tóc tai đứng sững, có tiếng bé nhi khóc nhè nhẹ theo chiều gió tới vọng vào tai từng người, rồi từ từ im lặng cả cơn gió, mấy chục đôi mắt lợn luộc ngó nhau mà chẳng nói năng gì và ánh đèn măng sông bắt đầu sáng lại. Mấy cô nấu ăn thì trở vào gầm nhà lại, bắt đầu nói: “khi về thì về cùng nhau”, còn bàn tôi ngồi nói chuyện xong ăn bát cháo đêm rồi về cùng nhau, thêm một trạm gió nữa với ánh đèn mờ, lần này nghe cả tiếng mẹ và tiếng con luôn, hình bóng của một người đàn bà tay bồng con nhỏ với tiếng khóc húi, húi, húi đang đi thẳng về gian nhà đám ma, một lát rồi im lặng mờ theo bóng tối trong làng. Mải nghe và ngó về bóng hình người xa xa đó, mấy em gái thì ở gầm nhà nấu ăn cho đám ma thì chạy ra ngoài sân hết, lần thứ 2 mà mấy cô chạy tán loạn, bàn tôi ngồi hơn 10 người con trai đang tuổi nghịch ngợm, và khi tôi quay lại còn có 3 người, không biết tụi nó bay hay là biến đường nào mà lẹ như vậy được, gai cây ngô đồng mọc đầy thân thể tôi đến cả trên đầu luôn. Khi ánh đèn hoàn lại thì thấy ai cũng như mình, tóc tai đứng sững, ai cũng quay trước quay sau, ngó về đằng đường ngõ trong làng nơi thấy bóng hình khi nãy, tôi nói với mấy cô em gái lo chuyện nấu cháo, nấu nước ở gầm nhà: -Đèn sáng rồi, chúng mình đến giúp đám ma chị Vi, chắc chị cũng không quậy chúng mình sợ hãi đâu. Lời nói chưa dứt lời thì ở cây me lớn sau nhà chị, một người bạn vừa hét lên vừa chỉ tay lên cây me: -Tôi ngó theo, ông cụ ơi, ông bà ông vải ơi, ông trâu ông bò ơi, chị đang ngồi ẵm con đu ở cành cây me đó, làng tôi nó dài cả cây số mà chỉ một hơi thở thôi tới đầu ngõ nhà tôi luôn, không biết tôi mọc cánh hay mọc 7-8 chân nữa cũng không biết luôn, không biết tôi kiếm hồn vía ở đâu cho hoàn lại. Đứng ở đầu cầu thang nhà thở he he he, lạ một cái là tới nhà mới thấy mệt, 1-2-3 bước lên cầu thang, lại nữa rồi như có gì cuốn hút tôi cho ngó vào gầm nhà, đứng hình đứng cả tim luôn, ông gà ông vịt ơi, tóc tôi như không có sợi nào nó nằm xuống được luôn, cầm chỗ nào như là nó rụng ra vậy, da tôi nó mọc gai mà không giám vuốt luôn sợ nó đâm vào tay. Ở gầm cầu thang cỡ 5 thước thôi, trời thì tối mịt, một người đàn bà đứng ở đó từ lúc nào, mà cái đầu nó to gần bằng cái lu nhỏ, nó đứng ngó tôi sừng sững, bậc thang thứ 4 bước lên không nổi rồi, nhảy xuống đất đánh rầm, không một tiếng la hét gì cả, thẳng đâu chạy đó, cũng không biết đằng nào là đầu làng hay cuối làng, chạy đến nỗi khi tiếng rầm rồi tôi mới tỉnh giấc cái khủng hoảng đó, là tôi đã rớt xuống sông, tôi mới bò lên bờ sông, run lạnh hay run sợ ma nó đi cùng một lúc, ngó trước ngó sau vừa đi vừa run vừa ướt, khi ngó thấy nhà tôi nhắm mắt sợ thấy thêm một con ma ở gầm nhà nữa, một hơi 11 bậc cầu thang thẳng đánh rầm vào trong nhà luôn, em gái tôi nó hét lên: -Anh làm gì lạ thế! nửa đêm nửa hôm!? Anh trả lời: -Ở gầm nhà mình có ma, khi lên cầu thang anh không giám ngó. Em gái tôi nó cười đứt ruột, khi nãy em gọi anh không kịp, đó là em đan xong rổ cua rồi cỡ 11.30 đêm, em xuống tắm gội đầu, cái khăn mặt quấn trên đầu em, mà em cũng không rõ là tại sao anh phải chạy từ nhà đám ma như bay? đầu anh như quả chôm chôm? làm sao mà tóc anh nó đứng như vậy? làm em giật cả mình, em cũng đứng hình luôn. Tôi hết nói được gì cả, chỉ biết là thay quần áo gấp rồi đắp chăn chùm đầu thôi, gai mít gai sầu riêng vẫn nổi lên từng trạm, từng trạm cho đến sáng. Tôi là một anh hùng trong nhà, mà hôm nay bị ma nó bán mặt mũi tôi hết luôn cả anh hùng. -2 cái tai tôi ngồi nghe ông già ở bến xe kể chuyện từ hồi ông còn trẻ, vẫn đứng sừng sững muốn nghe chuyện khác, nhưng chuyến xe đã đến nên chuyện cũng hết luôn, xin chào các bạn. viết xong 12.00 đêm 20.06.2016 Bounthanh Sirimoungkhoune
|
TRUYỆN: ĐÂU PHẢI LÀ LÀNG
Trong một mùa hè, trường học thì ai cũng nghỉ hè 4 tháng, chuyện xẩy ra trước năm 1980, người thì đi chơi thành phố khác, người thì về quê làm ruộng nương, còn tôi ở trong thành phố khi rảnh hay đi thăm bạn bè ở quê đi chài cá hay soi ếch, năm nay hạt mưa hình như ít hơn mọi năm. Một thác nước tươi đẹp xa thành phố cỡ 30 cây số xuôi về miền nam, tên thác nước là Quang Xi mà bây giờ du lịch vẫn thường xuyên dẫn khách quan đến thăm viếng luôn luôn, tôi cũng chưa từng thấy bao giờ. Năm nay như có cái thích thú muốn đi chơi cho thấy một lần, 30 km đường núi rừng đất đỏ cũng gọi là xa lắm rồi, sinh sống ở đó quanh năm cũng không mấy người chú ý đi chơi, đa số người ta hay gom tiền nhau rồi mướn xe đi, ít người lái xe máy vì đường xa quá bụi bặm nguy hiểm núi đèo nữa. Chiều nay vắng vắng, tôi lái xe máy đi thăm bạn ngồi chơi, bỗng chợt nhớ ra tới thác nước, mới rủ nhau 4 người cho đủ hai chiếc xe máy rồi hẹn ngày mình đi chơi, ai cũng sốt sắng vì chưa được đi chơi bao giờ và nhắc nhở nhau lái xe cho cẩn thận là được rồi. Đến sáng ngày hẹn hứa, bốn người gặp ở chợ mua thức ăn nước uống bỏ vào balô rồi lên đường từ 7.30 giờ sáng, hai chiếc xe máy chạy trên đường bụi bặm núi đèo rồi đi qua từng làng một, gần hai tiếng đồng hồ thì tới ngã ba con đường rẽ lên thác nước. Hai chiếc xe đậu nghỉ ngơi một lát, một làng nhỏ lâu đời, người làng làm cái sập nhỏ bán trái cây ở trước nhà, cỡ 15 phút chúng tôi tiếp tục lên đường qua những dốc núi cao quanh co, ngó xuống thấy cả những làng nhỏ ruộng nương rất đẹp mắt. Khi tới, bốn người đứng sững chưa từng thấy thác nước nào mà đẹp như vậy, mùi hơi nước mát lạnh tỏa cả 50 m xa, bốn người ngồi ngắm nghỉ ngơi một lát mới đứng dậy tham quan, bốn người trèo lên tầng thứ hai và tầng thứ ba của thác nước tắm, trên đó thành cái hồ thiên nhiên, đứng trên cao ngó xuống phong cảnh quá đẹp, khi tắm xong lại trèo xuống gần nơi đậu xe ăn cơm rồi nằm ngủ nghỉ ngơi cho đến xế chiều rồi mới về, cỡ 1 giờ trưa cả bốn người đang mát mẻ nằm thì:Cả bốn người ngồi dậy ngó mặt nhau, lúc đầu thì ai cũng ngó về đường xe lên thác nước này vì nghĩ là có xe ôtô mở nhạc lớn chở người đến chơi thác nước. Một lát trôi qua, bốn người đứng lên cùng một lúc ngó mặt nhau khi không có xe nào tới, không ai nói ra một lời nào rồi đi ra cỡ 50 m ngó xuống chân núi thì thấy một cái lều lớn và bao nhiêu cái lều nhỏ vòng quanh, bận rộn với bóng người và tiếng người, tiếng nhạc như ngày lễ gì lớn lao của làng, bên cạnh đám đông đó có một ngôi làng nhỏ, một người bạn chỉ tay và nói: "Kìa, con đường mà mình lái xe lên thác nước ở sát với nơi đang lễ hội đó, mình có nên ghé thăm không? Bây giờ cũng hơn 2 giờ trưa rồi xuống đèo là tới luôn mà".
Bốn người dẹp dọn đồ vào balô rồi lên xe, khi xe lăn bánh, trong lòng cả bốn người hao hức cho tới chỗ lễ hội lè lẹ, nhưng cả bốn người hình như không để ý tới tiếng ồn ào và tiếng nhạc đó đã im lặng từ lúc lên xe. Hai chiếc xe vừa đi vừa ngó về phiá bên tay trái, hết đoạn cua này rồi đến đoạn cua kia chỉ thấy đồng ruộng vắng lặng, cũng chẳng thấy ngôi làng nào cả, bên đường cây cối thiên nhiên chẳng thấy chiếc xe nào đậu ở lề đường như lúc ở trên thác khi bốn người ngó xuống. Gần 10 km từ thác nước cho tới ngã ba không có một ngôi làng nào. Hai chiếc xe máy quay đầu chạy ngược về phía thác nước, vừa đi vừa ngó cũng không thấy gì cả, khi ngẩng mặt lên thì đã tới thác nước nữa rồi, dừng xe tiếng người cười người nói nghe vọng tới đây với tiếng nhạc ầm ầm, vài bước sang lề đường ngó xuống: -Coi kìa! nó đâu có xa nơi mình đứng đến 1 km nữa, hay là có đường rẽ vào làng đó, rồi hai chiếc xe xuống đèo thác nước thêm một lần, tám con mắt với từng hơi thở hồi hộp cứ mãi, cứ mãi rồi cứ mãi đi cho tới ngã ba, dừng xe máy nghỉ ngơi, bốn người mua dừa non uống vừa ngồi than thở: -Đã bỏ công đến đây rồi thì cũng muốn ghé coi lễ hội một chút để ngắm em gái chứ, có cả ban nhạc mà, tại sao từ thác nước đến đây mà kiếm không thấy cái làng và lễ hội đó? Đâu ai nghĩ là ma giữa ban ngày mà bốn người thấy một lúc? lễ hội đông đủ chật chọi với bóng người. Bà bán trái cây nghe nói, bà cười lên rồi ngó mặt tất cả mọi người, đúng lúc tôi hỏi thì bà già đó nói trước: -Có phải lễ hội ở chân núi của cái thác nước đó phải không? Tôi bắt đầu hỏi bà: -Chào bà, về gần thác nước có làng đang lễ hội phải không? có đường khác đi làng đó phải không? Tất cả mọi người ngồi im ngó mặt bà già, bà cười nhè nhẹ một lát rồi nói: - Có lễ hội gì đâu các con? từ đây đi đến thác nước cũng đâu có làng nào, đó là làng ma chứ không phải làng người. Tất cả đứng hình ngó mặt nhau, lòng tôi đến đây cũng thấy ớn ớn. Bà già nói tiếp: -Thôi các con về đi, đừng có ngược về nơi đó nữa, tất cả mọi người đã thấy vậy rồi thì đi về. Bà nói tiếp:
- Ngày mai, đừng quên rủ nhau vào chùa cho ông thầy sư cúng bái cho, cũng thường xuyên có người thấy, cũng có người từng hỏi tới chuyện này, lâu lâu cũng có người gặp giống như các con.
Một người bạn thì không có câu nói gì cả, chỉ một câu là về gấp, sau gần nửa tiếng thì tất cả mọi người chắp tay chào bà già đó rồi lên xe quay thẳng đường về nhà, chứ không còn lễ hội gì nữa. Từ đó đến giờ, lâu lâu trong lòng vẫn còn nhớ lại và tôi cũng chỉ biết ngồi lắc đầu cười thôi, rồi chuyện đến đây cũng đã hết, chúc bạn đọc vui vẻ.
Viết xong 15.05.2016
|
TRUYỆN: ĐƯA TIN
Luang prabang trước thập niên 1980, trên sông Nam Khan chứ không phải sông Mêkông, trong một ngày giữa tháng 11 Lào là mùa đánh cá lớn giăng lưới chảy theo sông. Đêm nằm trên ghe trôi chậm chậm ngắm trăng qua rằm chờ cá mắc lưới, lập lòe với những ánh thuốc lá trên chiếc ghe xa nhau từng quãng trong đêm, trăng tô sắc bóng mặt sông, màu vàng óng ánh đẹp tuyệt vời, ghe chậm chậm trôi theo nước sông cho gần tới sông Mêkông thì kéo lưới lên ghe, chèo ngược dòng sông cỡ 2 km rồi thả lưới tiếp, cứ tiếp tục như vậy qua đêm, nếu mệt thì nằm trên ghe nghỉ hay cặp bến rồi lên bờ sông nằm chơi một lát, chỉ lo muỗi nhiều thôi. Gần 2.30 giờ sáng, chiếc ghe bắt đầu chèo ngược dòng sông, hai người nói nhau: -Thả lưới thêm một lần nữa thì về luôn sắp sáng rồi. Khi đang chèo ghe ngược dòng sông lên, gần tới nơi bắt đầu thả lưới, bỗng dưng như có gì cuốn hút đôi mắt ngó thẳng về nơi đó, xa chiếc ghe hai người chúng tôi chừng 300 m, với ánh trăng xế về cõi đêm, thì thấy một bóng một người đàn bà mặc áo trắng cúi xuống rồi đứng dậy, rồi cúi xuống rồi đứng dậy đi vòng quanh ở nơi đó, ngồi xuống rồi đứng dậy như vậy. Tôi nói: -Cô kia, làm gì ở đó trong đêm vậy? cô cúi nhặt cái gì đó? nước lớn đâu có rêu sông? khi ghe đến gần thêm một chút thì bạn ở đầu ghe nói: -Nước chỗ đó sâu lắm, cô đứng trên mặt nước mà. Tôi nói: -Nước cạn có bãi cát thì cô đứng đứng ngồi ngồi được chứ, chắc không phải nàng tiên giáng trần trong nửa đêm. Thôi, cặp bến hút thuốc lá, chút nghỉ ngơi rồi hẵng thả lưới tiếp.
Hai người lên bờ nằm dài ngắm trăng sao, một lát nghe thêm tiếng một chiếc ghe thả lưới, hai cha con trò chuyện chèo ngược lên để bắt đầu thả lưới lần tiếp. Khi thấy tiếng và ghe chúng tôi thì người ta cũng đậu ghe lên ngồi chơi hỏi nhau:
- Được cá không?
Khi ngồi một chút thì tôi hỏi: -Chú có thấy một cô mà mặc áo trắng khi ngồi khi đứng luôn luôn ở phía bên kia sông không vậy? Chú ngó theo ngón tay tôi chỉ, hai cha con cũng vô cùng ngạc nhiên. Tôi nói tiếp: -Cô làm gì múc tôm múc tép mà cả đêm ở đó? Ông chú ngồi im lặng ngó một lát rồi mới nói: -Không phải chuyện may rồi các cháu ơi, nơi đó đâu có bãi cát nào, đó là bụi cây trứng cá với bụi tre mà, mùa nước lên cả gần 20 thước sao mà có bãi cát.
Bạn tôi đang nằm nghe bật ngồi dậy tại chỗ và nói: -Đúng rồi, mùa nước lên mà? cô áo trắng đó cũng đâu ở sát bờ, vậy chúng mình chèo ghe qua bên kia coi cô đánh cá kiểu nào đây. Rồi cả hai chiếc ghe, bốn người chèo ngược nước lên chậm chậm chuẩn bị qua bên kia sông, ngó qua thì thấy cô cúi xuống lần này rồi im lặng. Ông chú nói: -Ở thẳng cái cây lớn kia, cỡ 100 thước nữa, từ từ tới nơi thì không thấy bóng ai, chỉ thấy ngọn tre vài ngọn vượt mặt nước, quây quần cái im lặng của mặt nước sông trong đêm, ngó lên bờ sông cũng không phải là làng người, cây cối um tùm. Hai chiếc ghe từ sát bờ đến ngoài chèo qua chèo lại chẳng thấy gì cả, rồi cả bốn người cất tiếng gọi:
-Cô ơi, cô ơi, cô, cũng không có tiếng trả lời. Ông chú nói: -Các cháu thử lấy đèn pin rọi coi.
Hai chiếc ghe chèo xa bờ cỡ 5 thước tới 10 thước, xong để ghe trôi chậm chậm theo nước chảy, con của ông chú với bạn tôi soi đèn pin kiếm, cũng khó vì mùa nước lên đục ngầu, khi hai cái ghe trôi tới bụi tre thì con ông chú hoảng la lên: -Người! người chết đuối!
Cả bốn người ngó theo ánh đèn pin thì thấy một xác phụ nữ cũng hơn 50 tuổi vướng vào bụi tre đó. Lúc đó, tóc tai tôi nó bật đứng lên như cái lò xo, cũng may mắn có người già cả đi theo, nếu không hai đứa tôi phải lội sông lên bờ về nhà ngay rồi, nhờ vậy chúng tôi cũng bớt sợ hãi một chút. Ông chú nói: -Đừng sợ, các con đừng sợ, từ chiều người làng đã lùng kiếm, cô này có bệnh giật kinh phong, chiều xuống giặt quần áo và té xuống sông đi luôn. Chúng mình được gặp là may mắn có phúc hơn mình xây chùa đó, để sáng mai chú báo cho người làng người ta biết.
Tất cả mọi người chắp tay lễ cái linh thiêng mà người chết báo tin cho người khác thấy mình ở đó. Chiếc ghe trôi chậm chậm lọt qua gầm cầu xuống đến làng thì tôi với bạn không thả lưới tiếp, về nhà ngủ luôn........ Chuyện đến đây cũng đã hết, chúc bạn đọc được vui vẻ.
|