Ngồi Kể Truyện Ma Phần 2
|
|
Truyện 6: Ma đề
Một niềm tin và kiêng kỵ trên đất Lào, người Việt Nam mình có câu nói: "Có cúng có thiêng, có kiêng có lành", bao nhiêu chuyện kể rải rác khắp miền khắp nơi từ xưa đến giờ còn vấn vương trong đêm khi giấc ngủ không được an lành, ngồi dậy miệng lẩm bẩm gọi tên bạn xưa, như gọi mời những thời gian còn tuổi thơ trở về viếng thăm trong đêm mờ. Đã trôi qua 35 năm trời, một đêm tôi lang thang bước trong nhà rồi ngồi xuống với ly nước trà cô đơn một mình, xong tay cầm cái bút ghi trên tờ giấy một cốt chuyện kể tới xứ Lào: Với cái tuổi nghịch ngợm 14-15, tìm hiểu những chuyện không ra chuyện thời đó, người già kể chuyện ma gì là rủ nhau tìm, thử thách hay chọc ghẹo với ma cho kỳ được mới thôi.
Miền xưa quê cũ, một hôm ở một ngôi chùa làng bên cạnh chứ không có phải làng của tôi, có hai ông thầy chùa cỡ 40 tuổi rời từ Vạn Tượng lên ở, thầy chùa từ nơi đó gần đất Thái Lan hay sài tà thuật, coi bói, gọi ma gọi hồn hay xin số,... không giống ở Luang prabang nơi tôi ở, thầy chùa không có quyền nghịch ngợm hay làm như vậy được, tin đồn càng ngày càng ầm ĩ, hai ông thầy chùa mới dọn tới quá giỏi, nào là cho số, nào là gọi hồn gọi ma, nào là bấm tử vi coi bói. Tôi nói chuyện với một người bạn tên Pone (giờ nó sinh sống ở Mỹ và tôi sinh sống ở nước Úc), hai người nói chuyện nhau:
- Hôm nào mà hai ông gọi ma thì mình đi coi, Pone nói:
- Ông gọi luôn luôn ai cũng nói, con đường hoang nào có ma là ông đi xin số ở đó, đến con đường hoang bờ sông, gốc cây me đó ông cũng gọi ma lên. Anh bên nhà mình đi coi rồi nói cho mình nghe:
- Tóc nó dài buông xoã với áo ngủ dài trắng lơ lửng trên cành cây, ai cũng đứng tim luôn đó. Khi đi gọi ma thì chỉ có một ông cũng đủ thì ra hai ông cao tăng này giỏi thật đó. Tôi nói với Pone:
- Mình phải đi làm trong rạp cinema buổi tối, mày để ý coi hôm nào có chuyện gọi ma hay gọi hồn rồi hai đứa mình đi theo. - Pone gật đầu. Gần hai tuần sau, Pone chạy tới gọi tôi ở rạp cinema và nói:
- Đêm mai là ngày rằm 15, ông thầy Sư dẫn người đến lò thiêu 2-3 người gọi ma lên xin số đó, bí mật đó, mình có đi không?
- Có phúc có phần mới được thấy ma, để mình báo cho rạp cinema biết là mai mình nghỉ, chiều mai tan học lại là thứ sáu nữa tha hồ thức khuya, thứ bảy nghỉ học rồi gặp nhau, mày đi xin ông Sư đi, ngày mai hai đứa mình đi theo. Pone trả lời: Ok. 6.30 chiều tới rồi, tôi lững thững dạo bước đi đến nhà Pone trời chập choạng đã tối rồi, hai người chậm chậm bước vừa đi vừa trò chuyện đến chùa, trong chùa cũng vừa xong tụng niệm, ông cao tăng lớn hơn 80 tuổi đi qua hỏi:
- Hai con đến đây làm gì tối rồi, tôi trả lời:
- Hai con đi theo ông Sư kia tối nay đi gọi ma, ông cao tăng lườm tôi một cái rồi đi vào phòng của ông nghỉ ngơi. Tôi với Pone đi đến trước phòng ông Sư nói:
- Có gì cho các con đem đi giúp không?
- Có chứ, mấy đồ cúng làm bằng lá cây chuối, bông hoa lá, nhang nến và chờ thêm 3 người tới nữa, xin số lần này cho 3 người này mà, đó vừa nói tới đã đến.
Tôi với Pone quay lại giật mình, 2 anh là hàng xóm của Pone, một bà chị bán chuối nướng mà béo nhất làng hơn 100 kg, tôi lẩm bẩm nói một mình:
- 3 cái mặt này là Ma số, Ma đề từ lúc nào vậy, Pone dẫm chân tôi, coi chừng người ta nghe đó. Rồi 3 con ma đề với 2 ông vua nghịch ngợm lững thững theo đít ông thầy Sư đi ra lò thiêu, hơn một cây số đi bộ thì tới, 2 cái lò thiêu bằng củi hay than giữa sân, một bên là nơi ngồi tụng niệm, bên kia là vườn chuối của người làng, một bên là cây cối rậm rạp để chôn người, một bên cuối cùng toàn là cây lớn sừng sững cây xoài, cây mít, cây đề, không mấy người giám đi qua lò thiêu ban đêm vì cây cối um tùm ngó vòng quanh không có làng người hay ánh đèn nhà ai hết, tối mịt mù. Ông Sư nói: - Chuẩn bị mâm cúng cho xong rồi 12 giờ đêm chúng mình bắt đầu, giờ mới có 11 giờ đêm. Ánh trăng vàng đêm rằm khuya bao vây với cây cối xương người chết, lạnh giá hồn gợn tóc gáy nổi da gà, cái giỏ cần xé đựng than hay củi ngắn, cái úp cái ngửa ở gốc cây mít cây xoài hiện tượng như bóng người, ngó rồi không muốn quay lại ngó thêm nữa, tiếng dơi bay, tiếng chim cú kêu, tiếng gió đong đưa cành cây như xua đuổi cho ra khỏi nơi gợn tóc gáy này. Tôi với Pone càng khuya càng xích lại gần ông thầy Sư, một lát ông nói: - Tới 12 giờ rồi chúng mình bắt đầu, mâm cúng quay về đằng cây mít lớn, chứ không quay về đằng lò thiêu người, ông Sư ngồi đằng trước và 5 người ngồi chắp tay lễ ở đằng sau, nhang nến được đốt cháy mờ mờ theo cảnh khuya, phập phồng theo cơn gió. Ông Sư ngồi khoanh chân miệng lẩm bẩm tụng nghe không rõ lời, 5 người đằng sau ông thầy Sư thì ngó về nơi đen tối rậm rạp chôn người với lò thiêu, rồi chậm chậm xích lại gần nhau, thì bất thình lình ông Sư ngừng tụng và nói lên:
- Sao mày đến chậm vậy cả tiếng tụng niệm? mày muốn cho tao xử tội mày sao? rồi nói tiếp:
- Ngó về đằng cây mít lớn, một bóng hình tóc buông xoã, bộ áo ngủ dài trắng, nửa rõ nửa mờ theo ánh trăng trà trộn bóng lá cây, cả 5 người ngó về đằng bóng đó, chắp tay lễ, xa nhau cỡ 50 thước. Tôi chờ nghe tiếp coi ông gọi nó đến trước nơi người ngồi hay làm thế nào, tôi thấy lạ lùng, không nổi gai ốc hay da gà gì cả, tôi thì thầm vào tai Pone:
- Mày có thấy sợ hay nổi gai ốc gì không?
- Không, không thấy có gì hết như mình đang ngồi ở trong nhà mình vậy, chờ coi tiếp. Ông Sư cất quát lên:
- Mày có biết là tao đã đến! lần sau mày phải đến đón chờ tao nghe! lần này tao có người đi theo, để lại một chút lòng từ bi, mày xuất hiện chậm vậy tao xử tội mày là không được đi đầu thai luôn đó, rồi nói mau số kỳ tới này sổ con gì nói mau ở cây mít đó cũng được, không cần phải đến gần sẽ làm cho người đi theo khủng hoảng, rồi nói mau, nói lớn một chút ta nghe không rõ số gì nói lại coi. 5 người im lặng nghe ông Sư nói mà không nghe tiếng ma nói, anh hàng xóm của Pone nói:
- Chỉ có ông Sư mới nghe tiếng ma chứ sao chúng mình nghe được. Thì đang trong lúc im lặng đó, đột ngột một cơn gió từ đâu không biết và kéo theo một tiếng rít nghe nhè nhẹ đi theo, ánh đèn cầy chỉ còn bám ở cái bấc một chút xanh lè mà không tắt, khi hết cơn gió mà ánh đèn cầy vẫn như vậy không có vàng trở lại, hình như tất cả mọi người nổi da gà, vì tôi thấy khi cơn gió và tiếng rít, tất cả mọi người quay ngang quay ngược ngó nhau cả ông Sư nữa, im lặng vài phút, tiếng cười khích, khích, khích trôi theo một con chim cú mà to bằng cái lu nước đậu trên cây này một lát rồi rời sang cây kia, xong rồi từ từ biến mất vào nơi khuất ánh trăng vàng của đêm rằm. 5 người ngồi như mất cái bình tĩnh, quay trước quay sau vừa ngó, ông thầy Sư ngồi đằng trước, tôi thấy càng nặng hơn nhiều, ông ngó trước ngó sau lia lịa, xong tất cả mọi tiếng im lặng, ánh đèn cầy trở về màu vàng như trước, cơn an tĩnh bất thình lình này như đang gọi cơn bão tố khác tới thăm thêm. Tiếng cười bắt đầu khích, khích, khích thêm một cơn gió mạnh hơn trước và cây đèn cầy vẫn xanh lè mà không tắt, ông Sư ngồi xổm dậy ngó trước ngó sau theo tiếng cười bay tới gần cây mít và dịu xuống rồi im, chừng một phút nghe tiếng rầm, một chiếc giỏ cần xé đang úp ở đó bỗng tung lên trời hơn 10 thước và rớt xuống, cả 6 người ngó về đằng đó như hẹn nhau cùng một lúc, và ngồi im giống nhau. Khi giỏ cần xé tung lên dưới ánh trăng vằng ngó thấy tròn tròn đen đen ở đó, rồi tiếng cười bắt đầu, rồi cái bóng đen tròn đó bắt đầu đứng lên thành hình người xoã tóc và từ từ chân hẫng đất chừng một gang tay. Tiếng chân chạy rối tung, ông Sư chạy trước nhất, thẳng cây xoài trèo lên luôn ôm cành xoài nhắm mắt run trên đó. Hai anh thẳng về bên kia cái lò thiêu, chạy lũng cả hàng rào vườn, bao nhiêu cây chuối gãy, quá mệt ôm cây chuối khóc ở đó luôn. Ngày hôm sau Pone kể:
- Pone với chị béo đó thì chạy như bay về tới nhà và nói tiếp:
- Làm sao mà hơn 100 kg mà chạy lẹ hơn mình? từ lò thiêu về tới nhà xa cả gần 2 cây số mà không thế nào mà chạy kịp chị, cũng may trên đường không có con Voi hay con Cọp chạy qua mặt chị, nếu có thì tội nghiệp, chị đụng vào là dẹp chết luôn, còn tôi thì không chạy đi đâu được nữa vì đứng hình và tè ra quần luôn. Còn bóng ma chân hẫng đất thi từ từ bay chậm chậm tới lò thiêu và đứng trên đó với tiếng cười rùng rợn ngó qua ngó lại và ngó thẳng vào tôi cả gần 5 phút rồi mới đi vào bóng tối mất. Tôi chỉ nhớ là mặt tôi nó lạnh, da đầu tôi sần sùi như da con cóc và cũng không có sợi tóc nào nằm, nó đứng sững thẳng lên trời luôn, gần một tiếng đồng hồ mới có một chiếc xe ôtô từ làng bên kia đi ngang qua lò thiếu về thành phố, khi ánh đèn xe rọi vào mặt tôi thì tôi mới tỉnh lại, tôi cố chạy ra khỏi nơi lò thiêu cho tới con đường cái mới đi bộ về. Sáng mai con ma giả mà ông thầy Sư gọi đêm qua vẫn còn treo lủng lẳng ở cây mít, mà 2 ông thầy Sư dọa người kiếm tiền. Tôi nói:
- Pone, đường bờ sông gốc cây me là đàn ông chết, chứ có phải đàn bà đâu mà có ở đó, nhớ không khi chị béo nói là đi coi ông thầy Sư gọi ma ở gốc cây me và hiện lên bóng ma là đàn bà treo lủng lẳng ở đó. Đến bây giờ những đêm trằn trọc khó ngủ và nhớ lại lúc nào ma thật dọa ma giả là tôi cười lên khà khà khà...
CHUYỆN MA ĐỀ VIẾT XONG 6.55 CHIỀU
07.05.2016
|
Truyện 7: SAO BẰNG NHAU ĐƯỢC
Trước thập niên 1980 quay về, một cốt chuyện tâm linh xôn xao miệng người trên chợ búa. Luang prabang tỉnh nhỏ, không có nhà báo hay tin tức gì cả, chỉ xôn xao đường chợ búa, nơi xum họp người, nhà quê hay thành phố qua từng ngày. Một cốt chuyện tâm linh đã xôn xao cả tuần mà không hết lời kể, khiêu gợi cho người mà thích thú về chuyện ma hay cổ tích, đứng tai đứng hồn theo dõi câu chuyện và tìm hỏi. Đó là là một câu chuyện ở nhà quê xa ngoài thành phố. Có một gia đinh êm ấm với ba đứa con, trên miền Bắc của Lào với thiên nhiên sinh sống. Bà vợ bắt đầu mang thai đứa con thứ tư, ông chồng thì phải đi công tác đường xa, nhà với vườn cây trồng trọt cuối làng, khi ông chồng ra đi thì bà vợ đã có thai 3 tháng. Lúc chia ly đó bà vợ chơn té sẩy thai máu ra quá nhiều và dân làng cũng hết mọi đường cấp cứu, và đưa vào bệnh viện thành phố, nhưng số phận kiếp đời, tất cả quá muộn và cô đã chết. Người làng, bà con anh em thân thiết ai cũng đến chia buồn làm đám ma theo văn hóa của Lào cho gọn gàng, ba đứa bé thì bà con đằng chị trông nom giùm, chờ ba của các cháu trở về rồi trao lại cho, gian nhà thì bỏ hoang vắng âm u với cây cỏ, và cái lạnh lùng của người đã qua đời, để lại cho cả làng không ai muốn đi qua gian nhà đó. Cái nhớ nhau, cái lạnh lẽo, ngó nổi da gà với gian nhà hoang mà vẫn còn đủ đồ và quần áo tất cả, hơn hai tháng thì ông chồng quay về nhà, cỏ cây đã phủ nhà cả thước. và người làng ai cũng rỏ nước mắt tội nghiệp kiếp đời. Anh khóc lóc, và vào chùa tắm rửa, trước khi về nhà. Hai ngày sau anh cắt cỏ, người làng cũng đến thăm và đem thức ăn cho, và dẹp dọn nhà cửa chia buồn với anh, sau vài hôm thì người đến thăm chia buồn cũng giảm xuống, còn một mình lủi thủi, rồi anh đi đón lấy 3 đứa con về nuôi. Một đứa 6 tuổi, một đứa 4 tuổi, và một đứa 2 tuổi. Từ ngày anh đem con về mái nhà xưa sinh sống. Từ đó thì bắt đầu có tiếng thì thầm thì thào ở trong làng: “Ban đêm nghe tiếng khóc và thấy bóng cô đi qua đi lại trong làng, nhiều người thấy đứng ở trước cửa nhà cô và nghe tiếng rên rỉ khóc lóc vòng quanh nhà”, người làng hỏi anh: “Từ ngày về anh có thấy chị hiện bóng gì không? Anh trả lời: “Thoáng và có linh tính như cô ở gần bên cạnh thôi”. Như một câu hỏi này, làm cho người chồng để ý lại linh hồn người vợ mình đã qua đời, trong khi mỏi mệt về trồng trọt và nuôi 3 đứa con. Người trong làng càng ngày càng thấy chuyện hình bóng cô đó xuất hiện nhiều hơn trước. Một người làng hỏi anh: “Mấy cháu thế nào?”Anh trả lời: “Tôi mới về phải lo vườn ruộng nhà cửa cỏ cây nhưng tôi thấy mấy đứa con quá ngoan ngoãn, để đâu ngồi đó và vui cười cả ngày luôn. Ban đêm cũng vậy, cả 3 đứa cười khíc khíc khíc và ngủ dễ lắm”, anh cám ơn tất cả làng lo lắng và chia sẻ với nhau, người làng không ai nói chuyện thấy vợ anh hiện bóng ban đêm cho anh biết, chỉ thì thầm nhau hàng ngày. Chuyện bắt đầu, sau khi bận rộn lo vườn ruộng cỏ cây gọn gàng, thì anh có thì giờ gần với 3 đứa con nhiều hơn, một hôm anh nói: “Các con ngồi chơi trông nhau nghe, ba luộc khoai lang nhỏ trong nồi, ba đi cắt buồng chuối đang chín và lá chuối gửi người làng vào thành phố bán chuối chín nhiều, tẹo nữa ba về vừa khoai lang chín vừa ăn”. Mấy đứa con nói: “dạ và cả 3 đứa cười khúc khíc”. Cỡ nửa tiếng sau anh về đem chuối với lá chuối vào gửi người làng vào thành phố bán, lúc có 2 người già trong làng đi vườn về qua nhà anh thì đứng trò chuyện hỏi thăm nhau vài lời, anh vừa về tới, một trong người già nói: “Sao để con cả 3 đứa ngồi ăn khoai luộc và chơi ở đất mà anh lại đi vào vườn, coi chừng bọ cạp rắn rết cắn đó, 3 đứa ngoan ghê”, nói xong hai ông già đi vào làng. Anh đứng sững ngó 3 đứa con đang cười khíc khíc khíc, bâng khuâng cuống cuồng với lòng và lạnh hồn. Cốt chuyện bắt đầu: Trên sàn nhà cao, trước cầu thang xuống đã có làm bằng tre hàng rào không cho con nít té xuống sàn nhà. - Ai là người ẵm 3 đứa con xuống chơi ở đất này hay là mình? - Ai đã lấy khoai cho con ăn. Ai là người bóc vỏ khoai thành đống như vậy? - Ai là người đem nồi khoai ra khỏi bếp? -Và mấy đứa con từ lúc anh về chưa từng hề nghe tiếng khóc của con. Bây giờ trong lòng thấy đột ngột, đứng thừ người, ngó mấy đứa con đang chơi. Anh bắt đầu để ý cuộc sống với 3 đứa con mà chỉ khúc khíc cười, như có người đang đùa giỡn với nhau. Anh bước lên cầu thang nhà lúc này anh mới cảm nhận được một sự kinh ngạc đã xảy ra: quần áo, đồ đạc vật sài, từ ngày về anh không có được làm việc nhà đó, mà nó gọn gàng, sạch sẽ như có người lau chùi hàng ngày, y hệt lúc vợ anh còn sống, anh ngồi xuống nổi da gà, không biết tâm sự với ai. Đêm đó lo cho con 3 đứa ngủ, đứa 6 tuổi nằm giữa và 2 em nằm hai bên, anh đi làm vườn mệt nằm ngủ đến sáng, khi sáng anh đứng một lúc lâu ngó 3 đứa con ngủ, 3 đứa xếp hàng theo tứ tự, đứa lớn, đứa thứ nhì và thứ ba, hồi trước anh không để ý, tại buồn chuyện vợ chết và đời sống như con gà trống nuôi con. -Sáng hôm đó, khoai lang chưa được rửa, mà đã rửa sạch sẽ ở trong nồi chờ nấu thôi, nhiều chuyện làm anh nỗi da gà, anh buồn mới đi vào làng trò chuyện cho đỡ buồn thì ai ở trong làng cũng an ủi, chắc là anh buồn, nhớ vợ, có khi quên những gì mà mình đã làm không có gì đâu, anh đừng nghĩ nhiều mà vất bỏ 3 đứa con còn nhỏ đó. Anh mỉm cười, được một chút êm ấm đi về làm cơm nước và tắm rửa cho con. -Đêm nay, anh lo cho con ngủ và đặt đứa con lớn vào giữa hai em nó và giăng mùng, anh vào mùng anh rồi ngủ, đến sáng anh dậy nấu xôi sớm, khi xong nồi xôi, anh bước vào đánh thức các con dậy, anh đứng ngó vào trong cái mùng thì thấy 3 đứa con ngủ xếp hàng 1-2-3, chứ không phải đứa con lớn nằm ở giữa anh thơ thẩn không biết nói sao, anh nghĩ có khi mình làm rồi mình quên. Hôm nay là hôm rằm, anh đưa cơm vào chùa với 3 đứa con. Ông thầy chùa nói vài câu mà anh không để ý tới lời nói đó, ông thầy chùa nói: “Yêu nhau thì âm dương vẫn yêu, đi đâu thì âm dương vẫn đi”. -Đêm đó về, cũng như ngày thường tắm rửa, lo cho con ăn rồi đem con đi ngủ, đứa lớn vẫn để ở giữa hai em thường xuyên, hôm nay anh mệt mỏi muốn bệnh, để đầu xuống gối ngủ luôn. Sau 2 tiếng đồng hồ, anh chợt choàng cơn ngủ, khi nghe tiếng người nói lẩm bẩm thở than, trà trộn với tiếng mấy đứa con đang cười khúc khíc nửa đêm, anh lim dim ngủ cố nghe tiếng văng vẳng trong đêm chen với bóng trăng rọi vào cửa sổ. Anh nghe tiếng thì thào: “Chân ngắn không đều không được, một chốc lại nghe tiếng: Đầu không bằng nhau cũng không được, cộng vào tiếng khúc khíc các con cười”, anh cố gượng mở mắt lên để ngó vào cái mùng của các con. -Anh muốn đứng tim, thân thể lạnh giá da cóc da gà gì, anh nằm đứng hình luôn ngó bà vợ ở trong mùng các con. Bà vợ đang đo chân các con, và kéo xuống cho nó bằng nhau, xong bà vợ lại lên phía đầu các con, thấy đầu ngủ không bằng nhau, thì bà vợ lại kéo đầu con lên cho bằng nhau, sau rồi lại xuống phía chân kéo xuống cho bằng nhau. 3 đứa cao thấp không bằng nhau, cứ như vậy cả đêm. -Ông chồng đứng hình một lúc quá sợ khi thấy tận mắt, hò hét ầm ĩ và bỏ chạy, quên vén mùng mang cả nửa cái mùng như bay đến chùa. -Dân làng nghe tiếng anh khủng hoảng mới mở cửa chạy theo đến chùa, an ủi nhau đến sáng. Người làng và thầy chùa đến tụng kinh gian nhà đó. Xong trạm thời gian ngắn, anh rời khỏi làng đó về sống với làng bà con của anh ở miền tây của thành phố. -Truyện nghe kể qua chợ búa thì đến đây cũng đã hết, xin hẹn các bạn lại chuyện sau.
|
Truyện 8: KHÁM BỆNH TRONG MƠ
-Xuông là tên một người nhiều tuổi hơn tôi, cùng thành phố mà khác làng, anh trong nghề lái xe tải, đi Vạn Tượng chuyên chở hàng hóa lên miền bắc Lào. Anh từng chở cây từ bắc Lào xuống Vạn Tượng cho gia đình ba mẹ tôi. Cũng ít khi được gặp gỡ nhau, mình là học trò còn anh thì buôn bán kinh doanh, khi nào gặp gỡ anh thì trò chuyện vui vẻ, khi nào gặp là anh níu xuống trò chuyện cả mấy tiếng, anh là một người rất vui tính. -Một hôm tôi lái honda qua chùa thì thấy anh bước xuống cầu thang chùa với tay xách một sô nước tụng kinh và khăn choàng đi chùa của đàn ông, anh vẫy tay gọi tôi, tôi dừng xe và bước lên mấy bậc cầu thang chùa, hai anh em kể chuyện nhau nghe. Trong văn hóa và truyền thuyết đời sống của người Lào nếu thấy sô nước, nhang nến hoa vào chùa đó là một chuyện xui xẻo hay bất bình của cuộc sống thiên nhiên hàng ngày, không biết gì đã xảy ra với anh. Tôi hỏi: -Có gì xảy ra mà anh phải vào chùa với sô nước tụng kinh về tắm rửa vậy? Anh trả lời: -Anh nghỉ ngơi một tháng, xui quá như người vẽ cốt chuyện tâm linh để lên đời sống anh trạm thời gian này, 5-6 tháng rồi cứ tăng lên mãi, từng giấc mơ hay không mơ cũng toàn là thấy ma hay chuyện lạ kỳ luôn luôn em, vậy anh mới vào chùa. -Tôi vừa nghe một câu nói ma thì hai lỗ tai tôi nó đứng thẳng lên như tai con mèo rình chuột và tôi nói: -Kể cho em nghe ngay bây giờ, không kể em nghe em cũng không cho anh về, ma quỷ với em nó mùi mặn như bạn thân anh cũng biết mà, rồi hai anh em ngồi xuống cầu thang chùa trò chuyện vui cười, sợ sệt từ trưa đến xế chiều mới chào nhau về. Anh nói: -5-6 tháng trước là mùa mưa em biết, con đường núi rừng đất lở cây đổ xuống đường, anh phải ngủ ở dọc đường tới 3 đêm mới tới Vạn Tượng, đường đất khô lành thì từ sáng đến tối đã tới Vạn Tượng rồi, mấy tháng trước mưa quá nặng nề đường sá đứt hết, lúc thì đào đất lấp đường, lúc thì cắt cây đi theo vậy. Làng kasi, nửa đường đã 11:00 đêm, làng trong núi rừng thì 07:00 chiều thì dân làng đã ngủ hết rồi. Anh quá mệt, đậu xe kiếm chỗ ngủ mà không có, trong mui xe thì toàn là bùn đất không ngủ được, xe dừng cuối làng, bên cạnh xe có gian nhà nhỏ 3 bậc thang và ngó thấy cửa nhà trước mở toang hoang đến đằng sau, anh hái hai ngọn cây thay cho bông hoa, đem gối chăn bước lên 3 bậc thang bên sàn nhà ngoài xin ngủ. Anh nói: -Tôi thất thế đường sá, xin nhờ ngủ đậu một đêm, mai sáng tôi đi tiếp, có gì sai giờ giấc tôi xin lỗi, thương lấy nhau giúp lẫn nhau, tôi lái xe kiếm ăn qua lại có quà tôi ghé tặng. Và trong giấc ngủ nơi đó, sắp sáng anh mơ thấy một cô y tá đến ngồi bên cạnh bắt mạch rồi rót một ly nước nóng để bên cạnh rồi cô đi vào trong nhà. Sáng sớm chợt choàng dậy, ly nước vẫn còn ấm anh chẳng nghĩ gì cả, tay cầm ly nước lên uống, ngó thấy cửa nhà đóng, anh cúi đầu cám ơn giấc ngủ một đêm và ly nước nóng đó, anh bước xuống nhà và đi thẳng lên xe lấy vài trái đu đủ để vào sàn nhà. -Trên xe đầy là trái cây chở xuống Vạn Tượng, đêm thứ hai anh nằm ngủ trong mui xe giữa rừng thì bỗng nửa mơ nửa tỉnh cuối đêm sắp sáng, anh lại thấy cô y tá với hai người bạn y tá nữa là 3 người, cô nói: “Khám máu anh kia đã rồi hẵng về”, 3 cô y tá cầm lấy tay anh chích mũi kim vào gân cổ tay, xong rồi đi. Sáng hôm đó anh lái xe vào thành phố Vạn Tượng, anh chẳng nghĩ gì, chỉ mỉm cười trong giấc mơ có y tá lo lắng sức khỏe mình, vừa nghĩ tới đó thì anh chợt im lặng một lát vì hai bàn tay lái xe ở trước mắt và cổ tay bên trái chỗ mà mấy y tá chích mũi kim đó vẫn còn dính vết máu cỡ 1 phân chảy mà khô rồi. Anh lạ một chút nghĩ là tay mình đụng vào cái gì trong mui xe khi ngủ, anh mỉm cười là vì nó trùng vào giấc mơ đêm qua mấy cô y tá đó. -Sau khi anh trao trái cây và chờ đồ cho đầy xe tải cho đủ chuyến, ở Vạn Tượng giấc mơ nào cũng thấy cô y tá đó hỏi han luôn luôn trong cơn mơ, anh chẳng nghĩ gì cả chỉ có lúc về anh mua cho cô hai cái áo thun và trái cây Thái Lan một chút và gần hai tuần đã tới ngày về, cơn mưa rong ruổi ngắn theo mùa không còn mưa lớn nữa. -Sau từ 5 giờ sáng đến quá trưa, xe tải bắt đầu tới làng Kasi, anh đậu xe vào ghé quán bán nước ngọt, ngồi nghỉ lưng một chút và tìm lại kỷ niệm đêm phải lang thang ngủ ở cái làng này trong khi mưa dầm gió bấc. Sau khi nghỉ lưng 10 phút, anh lên mui xe lấy áo và trái cây Thái lan (chôm chôm, măng cụt) và đi bộ dọc theo cuối làng kiếm gian nhà vệ đường đó, anh đi đi lại lại hai ba lần không kiếm ra được gian nhà đó, toàn là nhà liền nhau đến cuối gian là hết, không có nóc nhà nào ở một mình xa cuối làng 20 thước nào cả. Anh ngồi thừ tay cầm quà và ngó vào quà, im lặng một lát thì anh mới hỏi hai vợ chồng già mở quán nước ngọt, cà phê đó: -Cho tôi xin hỏi thăm tới một gian nhà ở cuối làng, gian nhà đó xa ở một mình, ở vệ đường cỡ 3 bậc thang sao tôi kiếm không thấy, tôi từng ngủ ở sàn nhà đó, chủ nhà cô là y tá còn nấu nước nóng cho tôi uống. Khi mưa dầm đêm sang mà hôm nay tôi mua quà tặng mà lại kiếm không thấy hay là người ta dọn đi đâu rồi, cho tôi xin hỏi thăm để tôi gửi quà tấm lòng người ta. -Ông chủ tiệm ngừng cười ngừng nói, bà chủ tiệm đang rửa ly cũng ngừng như người đạp thắng xe bất thình lình, quay mặt lại với vẻ mặt ngạc nhiên, cả hai ông bà đến bàn anh ngồi vào hỏi anh và nói: -Cháu thấy là cô gái phải không? Trước đây hai năm có một gian nhà bằng tre cao 3 bậc cầu thang và có mấy cô y tá mới học đến làm thực tế ở làng này, chuyện đã hơn 2 năm rồi, không biết xảy ra chuyện gì nhau mà tự tử chết và gian nhà đó đã phá đi hơn 2 năm rồi. Anh ngồi nghe đến đây toát mồ hôi và nổi da gà lên giữa trưa luôn, hai vô chồng nói tiếp: -Người làng hay thấy một cô gái trong bộ y tá lang vãng nửa đêm ở đó, nhiều xe đi qua thì hay thấy cô xin quá giang luôn luôn. Hai ông bà hỏi: -Con đến ngủ ở sàn nhà đó và cô đó làm ly nước nước nóng cho cháu uống đó đã lâu chưa hay mấy năm rồi? Anh ngập ngừng vài phút và trả lời hai ông bà: -13 ngày trước đây thôi, hai ông bà mặt mày tái mét và khuyên anh về tới miền bắc rồi đi vào chùa một thời gian nghe và hai ông bà đứng dậy trông coi tiệm. Anh ngó mấy món quà anh mua ngồi im lặng một lát, rồi chào hai ông bà chủ tiệm lên xe về tiếp, vừa lái xe về miền bắc vừa lắc đầu từng trạm và nổi da gà. Khi về tới làng, quá bận rộn nên anh không được vào chùa, được vài ngày thì anh bệnh cảm nặng, đêm anh ngủ sớm, nửa tỉnh nửa mơ, anh thấy cô y tá đến hỏi han và làm anh ly nước nóng, anh chợt choàng giấc thì thấy ly nước ở bên cạnh như đêm ngủ nhờ nhà cô. -Hai đêm sau bệnh cảm đã bớt, anh lại thấy cô nữa hỏi khám máu và lấy kim chích vào gân cổ tay, sáng dậy thì anh thấy vết chích đó còn đau và máu chảy, anh cũng chẳng biết nói ai. Bệnh cảm đã hết, khách chờ nhiều, anh cố quên mọi chuyện đó và lái xe tiếp, mùa mưa còn chưa hết, đường núi rừng quá trơn và phải lái xe chậm. Khoảng 08:00 đêm thì đến làng đó xe lái tiếp thẳng đường Vạn Tượng, đường rừng núi ít xe, anh ngó qua cái gương đằng sau thì anh bất thình lình đạp thắng xe lúc nào không biết, một hình bóng cô y tá đó đang ngồi trên bao bì mà xe chở cam, tóc tai anh đứng sững da ngỗng da gì không biết, anh gượng lấy bình tĩnh, mở cửa xe và trèo lên đằng sau để coi thì không thấy nữa. Xe đến Vạn Tượng nửa đêm, em gái của anh mở cửa đón, anh đang đếm quần áo và bịt thức ăn xuống thì em gái anh hỏi anh: -Có cô mặc bộ y tá đó quá giang xe anh, cô ở đâu hay ngủ nhà em một đêm trước, rồi mai hẵng đưa cô về? Lúc đó anh đứng hình đứng tim luôn, anh mới đi vào nhà tắm rửa cũng chẳng trả lời em gái anh luôn, em gái nói: -Chắc cô đi bộ về rồi anh. Anh kể tiếp: -Cứ một vài đêm lại chợt mơ tỉnh thấy cô y tá đó, làm cho anh nhớ lại lời hai ông bà mở quán cà phê nói nên đi vào chùa, hai tuần xe lái ngược về miền bắc lại, tới thành phố VangViêng xa Vạn Tượng hơn 100 cây số, xe ngừng có một người đậu xe ở vệ đường đang đứng gọi tôi và nói: -Trên mui xe có mình anh, chỗ ngồi đầy ra sao anh để cô em gái mặc đồ y tá ngồi đằng sao vậy vừa bụi lại vừa cây cối nguy hiểm cho cô chứ? -Anh nổi da gà mà cũng không quay lên ngó xe, lên mui xe rồi lái tiếp về. Anh quay mặt lại tôi và nói: -Đêm qua là hôm rằm nè coi đây, vết mũi kim chích xuống nè rõ chưa em, anh quá bận hôm nay mới được đến chùa, anh bước vào thì ông thầy chùa đã biết rồi và nói: -Có người theo và lo sức khỏe cho anh với lòng tốt chứ không có chuyện gì cả, về lấy nước này rửa mặt tắm và tất cả sẽ bình an. Tôi cũng chúc anh gặp con ma nào mà đẹp hơn cô y tá đó nữa, anh cười và đá đít tôi một cái và hai anh em chia đường về, với câu chuyện hay vui vẻ đã hết.
|
Truyện 9:CHIẾC BÓNG CÓ HỒN
-Một câu “Chiếc bóng” nói về đường tâm linh cũng có, bóng ma, bóng trong gương luôn luôn nghe trong chuyện cổ tích hay truyền thuyết từng nước khác nhau theo niềm tin và văn hóa từng nước. Hồi tôi ở bên Lào còn đi học trong đời sống học trò vẫn còn thành một cái kỷ niệm mà cầu thấy thêm cũng không có và muốn mua cũng không có ai bán cho mình được một chiếc bóng có hồn đó. Đã trôi mấy chục năm qua rồi, khi chợt nghĩ tới lúc nào vẫn nổi da gà da ngỗng rồi cười khà, khà như cốt chuyện đó vẫn ở bên cạnh mình hàng đêm. -Mỗi lần nào mà tôi đứng và ngó xuống chiếc bóng của tôi dưới ánh mặt trời, ánh trăng hay ánh đèn đêm, tôi hay bỗng chợt cười và ngó chiếc bóng mình đó. -Trong mùa hè nóng với Luang prabang thành phố nhỏ ngập phủ với bao nhiêu ngôi chùa rộng rãi cả mấy trăm năm, in vết đường văn hóa và bao nhiều cổ tích lưu luyến với đường tâm linh, ma quái, ngày đêm theo truyện kể người già. -Rồi một đêm cỡ 10:30, sau tan rạp cinêma, đường phố quay về cái an tĩnh và vắng lặng theo thiên nhiên cuộc sống. Đêm hôm đó có một người bạn sát nhà nói nhau: -Đêm nay quá nóng, mình không về đường tắt, đường vắng mát mẻ mình đi bộ về đằng con đường cái, dù có về con đường tắt cũng không ngủ được đâu vì đêm nay quá nóng. Nói xong hai người dạo bước trò chuyện vui đùa theo sân cỏ chùa với ánh trăng và ánh đèn đường đêm. Chùa Visoun là một ngôi chùa lớn, dài theo vách chùa cũng tới 50 thước và tô sơn bằng vôi trắng. Người bạn sát nhà có ba mẹ làm chè bán và cũng là một người vui tính nghịch ngợm theo tuổi vui. Hai người vừa đi vừa nói chuyện vui, chợt bỗng tôi thấy anh bạn múa chân múa tay lung tung, Tôi hỏi: -Ngươi làm gì vậy? -Bạn không nói trả lời tôi, chỉ có ngoắc đầu vào cái vách chùa, tôi ngó theo và thấy hai chiếc bóng đen, tôi và bạn in trên vách chùa trắng ban đêm, tôi nói: -Tao tưởng là ma nhập mày rồi chứ, đang đi bộ với nhau mà lại múa chân múa tay lung tung, nói xong hai người chậm bước đi tiếp và người bạn vừa múa chân múa tay vừa nhảy nhót cười, tôi không có để ý chiếc bóng đó. Đi gần hết vách chùa đó, im tiếng trả lời trò chuyện nhau và tôi ngó lại thì thấy bạn xa tôi 3-4 bước chân và im lặng đứng ngó ra ngoài phía ánh đèn đường rồi quay lưng vào vách chùa, tôi bước tới hỏi: -Đi về hay có gì ở đường vậy? -Bạn im không trả lời, tôi đưa tay lên cổ bạn và nói: - Nếu không có gì mình đi về ngủ. Tôi giật mình khi thấy nó toát mồ hôi, tóc tai đứng sững, mặt trắng bách đứng hình luôn, tôi cũng bắt đầu đột ngột và nổi da gà và tôi cố gượng hỏi thêm: - Có gì hay ngươi thấy gì? Bạn chỉ trả lời tôi được một tiếng: -Bóng. Thêm một ngón tay chỉ vào vách chùa mà không quay mặt lại được. -Tôi quay mặt ngó theo thì lúc đó miệng tôi khép lại không được, không biết là da gà, da dê hay da rùa từ 10 đầu ngón chân đến tóc toát mồ hôi đứng sững luôn, ông bạn đứng hình im lặng ngó ra ngoài đường, mà chiếc bóng in ở vách chùa vẫn còn nhảy đong đỏng còn ra vẻ chọc ghẹo, còn nghe tiếng cười nhè nhẹ: hi hi hi hi hi nữa. -Ông nội ông ngoại, ông bà ông vải, ông phật ông thánh, lúc đó bảo đảm không có ông nào giúp được luôn, chỉ có một ông có thể giúp được thôi đó là ông chạy, ba chân bốn cẳng thôi. Tôi với bạn không có được hẹn nhau mà chậm chậm quay lại ngó mặt nhau cùng một lúc, cũng hò ra cùng một câu: Ồ! rồi quay lưng vào nhau chạy mỗi người một ngả. Tôi chạy như bay ngược về con đường tắt lúc nào không biết, còn người bạn như chạy bay xuống con đường cái và về nhà luôn. Tôi đứng trước nhà tóc tai còn đứng thẳng lên trời và mới biết là bàn chân bên phải tôi tê rát mà đau, tôi ngó xuống thì tôi đã mất đôi dép khi chạy từ lúc nào, 10 phút sau mới thấy ông bạn tôi chạy bay về từ đầu ngõ hẻm kia và mở cửa chui vào nhà luôn chẳng nói năng gì nhau nữa..... -Kinh nghiệm:.... -Nếu ai mà gặp ma đừng quên sài ông chạy đó là tốt nhất theo kinh nghiệm tôi. Đừng có ngồi trên xe hay lái xe gì hết là vì hai bàn chân không chạm đất nó chậm. Kinh nghiệm tôi nên chạy bằng hai chân hay có mấy chân đem ra chạy hết thì nó mới lẹ như bay......
|
Truyện 10:BAN NHẠC KHÓC ĐÊM
-Với một thung lũng nhỏ, thành phố nhỏ với thiên nhiên núi rừng sông suối bao vây cả ngàn năm. Cổ tích, truyền thuyết, văn hóa và tâm linh phủ ngập trà trộn với thiên nhiên đã lâu.Thành phố nhỏ kéo dài với bao nhiêu ngôi chùa mấy trăm năm, nhiều ngôi chùa sụp đổ hay hư hỏng. Trong làng người ta hay làm lễ hội để kiếm tiền giúp chùa một năm một lần, có hội chợ, ban nhạc, bán thức ăn thiên nhiên của làng. -Trong năm tôi học lớp 10 đó, có một chùa ờ ngoài thành phố về miền tây của tỉnh Luang prabang. Một làng rộng rãi mênh mông, mái nhà lưa thưa xanh tươi phủ ngập bao nhiêu cây cối, ban đêm ngó thấy gợn hồn. Năm đó trong làng dựng một lễ hội, ban nhạc của trường học đi chơi nhạc ở đó, dưới sân chùa rộng rãi, bao nhiêu cái sập nhỏ, bán thức ăn và bánh trái giúp chùa, cộng vào ánh đèn trong ngày hội đó, chen với hình bóng người đến vui với hội đêm, một hay mấy năm mới có một lần. Ngày hội đó đông đủ người làng xa hay gần đến chơi vì thành phố nhỏ, năm năm tháng tháng mới có chỗ dạo gót chơi đêm, nhiều chùa cả mấy năm cũng chưa có một lần. -Đồ nhạc trong ban bắt đầu xếp đặt và nối điện từ 05:00 giờ chiều và bắt đầu chơi 07:00 giờ, người trong ban nhạc nghỉ ngơi ăn cơm chờ đến 07:00 giờ, tiếp đón bữa cơm đã dọn sẵn, xong bữa cơm chiều thì tôi dạo bước trong làng và sân chùa. Chùa này cũng là một ngôi chùa mà có tai tiếng về đường linh thiêng, tâm linh và ma quái, theo văn hóa người Lào thì mỗi lần ban nhạc đi chơi nơi nào thì tôi cũng lấy một đĩa bông hoa và nến cúng xin phép và xin lỗi tiếng ầm ĩ của ban nhạc qua đêm dài. Ban nhạc trường học là ban nhạc tân nhạc chứ không phải cổ nhạc, chập choạng vào cảnh đêm, ban nhạc bắt đầu chơi trong mấy tiếng dài, người nhảy múa , mùi bia rượu và tiếng vui cười kéo dài kéo dài. Dưới ánh đèn đêm nơi đông đủ của sân chùa, tôi chơi trống dài mấy tiếng, bạn chơi thay tôi chừng nửa tiếng, lúc đó đã 11:00 giờ đêm rồi, tôi đứng trên sân khấu nhạc ngó xuống với ly nước trên tay, chỗ sáng và chỗ tối, tôi đứng sững một lúc và cố để ý về phía đằng sông Mekông lên, dưới ánh trăng và đèn lất phất đêm, tôi ngó thấy một nhóm người mặc bộ đồ trắng bóng hình nhạt không giống người, và thêm một nhóm người xếp hàng một dẫy cỡ 5-6 người, bộ đồ trắng và ban đêm tối, ánh trăng hắt, ánh đèn lờ mờ xa chùa một chút cũng có thể biết là đàn ông hay đàn bà, khi xếp hàng tới nhóm đó, tôi thấy rõ là hai người đã không có đầu trên vai. Miệng tôi với ly nước đang uống lúc đó đứng hình luôn, tôi toát mồ hôi, không biết nổi gai ốc, gai mít hay gai sầu riêng luôn, vài giây phút bình tĩnh, tôi uống ly nước và thì thào trong miệng: “Tao đến đây chơi nhạc giúp chùa đâu có đến đây chơi nhạc cho ma coi, vậy cũng có sao?” Tôi cố im lặng không nói tới ma, trong văn hóa Lào thì cũng có: “Gặp nhau đừng nói ma và đêm xuống đừng nói tới ma”, tôi cố lãng quên và không giám ngó về phía đó nữa, nếu nói thì sợ bạn đang chơi nhạc bỏ chạy hết.Rồi tôi quay về chơi nhạc lại chưa tới 10 phút, chuyện ngạc nhiên xảy ra với hết tất cả mọi người, khi nghe tiếng nói vang vẳng qua cái loa của ban nhạc mà cái microphone không có người đụng mà vẫn nghe tiếng ra cái loa: “Tôi không thích tân nhạc, tôi thích cổ nhạc, tôi đến đây để nghe cổ nhạc, tôi không thích, không thích, không thích”. Người ở dưới sân chùa thì nghĩ là người nói theo lời xin của quý khán giả, còn về phía ban nhạc thì nổi gai ốc, gai mít ngó mặt nhau. Lúc đó tôi im lặng không nói năng gì, trong lòng tôi đã biết sẽ có gì xảy ra nhưng đêm đó trời giúp: -Sau đó cỡ 20 phút thì trời đổ cơn mưa lớn, mùi đang vui vẻ thay đổi thành mùi ẩm ướt mà tan cuộc vui đó trong nửa tiếng sau với cơn mưa lớn kéo dài trong đêm cả tiếng đồng hồ sau. Chưa tới một tiếng hoang lạnh trông vắng vẻ như ngày không có hội, cả ban nhạc tất cả mọi người quay về nơi ngủ, cái chòi giữa làng để họp dân làng khi có chuyện gì trong làng, chòi đó cũng rộng có thể chứa người 50-60 người, dân làng người ta lấy chiếu rải xuống đất cho bạn nhạc ngủ, cả ban nhạc đêm đó đâu có 9 người.Cỡ 12:00 giờ đêm tất cả ban nhạc vào nằm ngủ với bên ngoài cơn mưa đang tầm tã lạnh mát như đưa hay trao cho giấc ngủ dễ thêm. Gần một tiếng đồng hồ sau, tôi còn ngồi hút thuốc lá với hai người bạn chơi đàn, tôi muốn kể lại cho hai người bạn nghe, tôi nghĩ nửa đêm nơi xa lạ không nên nói chuyện ma, 3 người trò chuyện vui thì bỗng nhiên chuyện không ngờ đã xảy ra: -Một người nam ca sĩ tên Si đang ngủ ngáy khò khò khò, chợt choàng ngồi dậy và chỉ tay lên mặt 3 người đang ngồi tựa vào cái vách chòi và nói lớn: -Tao đến đây trước, tao đang ngủ tụi mày nằm lên chỗ của tao, biết không? Nói xong câu đó rồi nằm xuống ngáy khò khò khò tiếp, 3 người chúng tôi ngó mặt nhau, một người bạn nói: -Nó giả vờ đùa đó đêm nay được có vài bản nó không mệt, tôi im lặng không nói để coi tiếp đây có gì thêm nữa không, vì tôi đã gặp gỡ từ đầu tối rồi. 15 phút sau, Si lại ngồi bật lên và nói lớn nữa: -Tao đến đây để chờ nghe cổ nhạc mấy ngày rồi tụi mày tranh chỗ ngủ tao đi ra ngay, nói rồi nằm xuống ngáy khò khò khò tiếp, một người bạn chơi đàn nói: -Không biết nó chơi trò gì nửa đêm, vừa lời nói đó chấm dứt Si lại bật ngồi dậy khóc và nói ra 100% thành tiếng đàn bà luôn: -Hu hu hu hu, tao đến đây 3 đêm rồi chờ nghe cổ nhạc mà lại không có chỉ có tân nhạc thôi mà lại đến lấy chỗ ngủ người ta nữa hu hu hu hu rồi vật xuống nằm tiếp. Giọng nói y hệt tiếng người mà vang vọng ra ngoài cái loa ban nhạc lúc đầu tối, 3 người đứng sững chạy ra ngoài cái chòi lớn đó đứng ngó vào chưa kịp nghĩ gì cả, toát mồ hôi, da gà da ngỗng, gai ốc gai mít sầu riêng gì không hiểu thì ở góc kia lại một cô ca sĩ bất chợt ngồi dậy trợn mắt trợn mũi khóc hu hu hu hu và la nói thành tiếng đàn ông 100% : -Đi ra đi ra đi ra chổ tao ngủ, tao thích cổ nhạc không phải tân nhạc và ngã vật xuống ngủ ngáy khò khò khò khò tiếp. 3 người không hẹn nhau mà đứng hình cả miệng không khép được cùng nhau một câu: “Chùa!” cả 3 người mỗi người hai chân nếu có 8 chân chắc lẹ hơn đó, đến chùa và kể lại cốt chuyện đã xảy ra và xin ông thầy chùa cho ban nhạc nghỉ ngơi ở chùa, rồi 3 người chúng tôi quay về đánh thức hết mọi người trong ban nhạc về lan can chùa ngủ tiếp, ai cũng bỡ ngỡ tra hỏi nhưng tôi không nói, mãi ngày sau thì chúng tôi mới kể lại cho bạn nghe. -Một kỷ niệm ban nhạc khóc đêm làm cho tôi nhớ lại tuổi còn đi học ở bên Lào, thiên nhiên truyền thuyết và văn hóa, dù đã trôi qua mấy chục năm mà vẫn như còn phảng phất ở trong lòng tôi hàng ngày.....
|