minhthuvtk1: cảm ơn em!^^ anh tạm thời ngừng truyện kia để viết xong truyện này cái, truyện kia nó phức tạp hơn nên đang cần nhiều tg suy nghĩ. Về kết của truyện....tạm thời mềnh vẫn chưa nghĩ ra nên ko xì poi đc gì, hờ :))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))
******
33. Nếu so sánh ra, dì Tú Phương không đẹp bằng mẹ tôi, nghe nói bà cũng không phải người có học vấn cao nhưng có điều trời ưu ái cho bà có cái giọng nói ngọt như rót mật vào tai người nghe mà không phải phát thanh viên truyền hình nào cũng có. Bà hiếu khách, bà niềm nở với tôi trong bữa cơm trưa cho tới tận khi thấy bác sĩ Vinh nhét vào tay tôi một số tiền, ông nói tiền đó để tôi tiêu vặt trong tháng. Tôi thấy ánh mắt của bà rõ ràng đã tối lại một chút nhưng ngoài mặt vẫn kiểu tươi cười mà sáo rỗng hỏi tôi học hành có cực lắm không. Rồi sau đó, bà quay qua trút giận vào đứa con trai tám tuổi đang ngồi ôm đồ chơi, nói: “ Chơi cho cẩn thận vào, con mà làm hư cái máy điện tử này là mẹ không mua nữa đâu. Dạo rày tiền bạc có dư dã gì?” Cái tiếng “tiền bạc có dư dã gì” phủ đầu thật mạnh. Bác sĩ Vinh lẽ nào nghe không hiểu? Nhưng ông là kiểu người cưng rất chiều vợ nên chỉ trừng liếc bà một cái rồi thôi, hai vợ chồng nhìn nhau, mắt bắn lửa bắn khói ý tứ gì đó mà kẻ người ngoài như tôi không tài nào hiểu được. Thằng Kiệt bị mẹ nó tự nhiên la rầy, nó không hiểu gì ráo nhưng vẫn thây kệ, cắm đầu cắm cổ vào trò chơi của nó. Tôi nhìn, đánh giá nó lớn lên thì không có điểm nào giống bác sĩ Vinh, nó xấu trai hơn tôi lúc cùng tuổi nhiều, thỉnh thoảng nó liếc tôi, cái ánh mắt gườm gườm như đang mời gọi thằng anh như tôi đi tới tát cho vỡ mặt ra vì xấc láo. Hai anh em không nói một câu với nhau mặc dù bác sĩ Vinh chịu khó tìm để tài cho chúng tôi lắm, nhưng tôi nhìn thấy cái mặt thằng nhãi thì đã không còn lời lẽ nào ra dáng anh hai để nói với nó. Tôi chỉ ở lại một lát rồi đi, dù gì nghĩ cũng là nhà của “người ta”, mái ấm của người ta, một người khách như tôi ở lại lâu quá cũng đâm ra ngại. Lúc trước khi đi, tôi ngồi trong xe nhìn ra ngoài thấy bác sĩ Vinh và dì Phương tranh cãi gì đó gay gắt lắm. Ba trở lại xe với gương mặt xám xịt nhưng vẫn gượng cười với tôi nên tự nhiên làm tôi thấy thương ông ghê gớm. Suốt cả ngày nay ông vì tôi mà xăng xáo chạy qua chạy lại, mồ hôi nhễ nhại ướt cả tấm lưng nhưng ông lúc nào cũng cười, cười trấn an tôi rằng ông có thể làm được như lời ông từng dõng dạc trước Bách Tiệp: “Con trai CỦA TÔI không lẽ một mình tôi không lo nổi cho nó?” Nhưng tôi cũng biết ông vì tôi mà khó xử trước vợ con mình. Ông không có nhiệm vụ phải cấp dưỡng cho tôi, không chỉ là dì Phương mà cho dù là bất kì người phụ nữ nào trên đời thấy chồng còn vướn bận với gia đình cũ thì cũng thấy khó chịu. Chiếc xe vẫn lướt nhanh trên con lộ đã dần thắp lên đèn đêm, tôi nhìn bác sĩ Vinh một hồi rồi mở balo của mình, lấy ra xấp tiền nhét lại vào túi ông. Bác sĩ Vinh giật mình nhìn tôi hỏi: - Làm gì vậy? - Con có tiền riêng, ba đừng cho con nhiều tiền quá làm gì, nhiều quá coi chừng con lại xài bậy. – Tôi bông đùa nói, nhưng một tiếng “ba” nghe ra thì nghe không có ý cười nào. - Tiền riêng ở đâu? Mẹ con nói, chú Tiệp của con không cho con một cắt nào. Mà cũng không ai như mẹ con, có ai làm mẹ mà vì một câu của người ngoài mà bỏ cho con mình tự sinh tự diệt ở ngoài, một đồng cũng không đưa. Thiệt không hiểu nổi, không biết hai người đó thương tiền hay thương con hơn… - Ba đừng nói vậy. Con nói rồi, con có tiền riêng mà, mẹ cũng biết. Nếu thiếu xài thì ra ngoài tìm việc gì đó nhẹ nhẹ làm cũng được! Bác sĩ Vinh đột nhiên gay gắt nói: - Không làm gì hết, tiền con cứ giữ đi, mỗi tháng ba qua đưa tiền con tiêu xài. Con chỉ cần lo đỗ đại học là được! Tôi há miệng định nói nhưng lại thôi, xấp tiền lại bị bác sĩ Vinh nhét vào balo, tôi ngậm miệng lại, tựa người vào lưng ghế nhìn qua góc nghiêng gương mặt của ba rồi đưa ra đánh giá, cười nghĩ…hình như ông đã béo hơn trước mấy kí. . . . Tôi nằm dài trên sàn, giữa căn nhà xa lạ không có hơi thở của anh. Xung quanh ảm đạm đến đáng sợ, ánh sáng yếu ớt duy nhất trong không gian tối mù phát ra từ màn hình điện thoại và cái điện thoại cũng đang phát bản nhạc Latin quen thuộc. “Si deus me relinquit, Ego deum relinquo. Solus oppressus nigram clavem habere potest Omnias ianuas praecludo, Sic omnias precationes obsigno Sed, Qui me defendet Ab me terribilissimo ipse?” Tôi không phải tín đồ của Thiên Chúa giáo, nhưng khi đắm chìm trong bản nhạc ma mị đó, thấy thích nhất là đoạn: “Nếu Chúa đã bỏ rơi tôi thì tôi cũng bỏ rơi Chúa vậy.” Nghe mới mạnh mẽ và dứt khoát làm sao, haha! Cả ngày tất bật chuyện dọn nhà nên bấy giờ thấy hơi mệt, tôi nằm im đó, hai tay đan trước ngực, hai chân cũng chéo nhau, tôi luôn có thói quen ngủ theo tư thế khuôn cách, nghiêm túc, trang nhã nhất như một thằng dở hơi sợ có ngày nào đó lỡ mình đang ngủ mà có động đất hay gì, sáng ra khi người ta đào tôi lên thì vẫn phải trầm trồ vì từ trước giờ mới thấy ai đó chết mà tư thế…đẹp như hoa hậu. Mặc dù nói, chờ động đất ở Sài Gòn là điều tuyệt vọng. Ngủ được một giấc, tới khi bị tiếng bụng cồn cào đánh thức tôi mới mơ mơ hồ hồ tỉnh dậy. Xung quanh vẫn là màn đêm đồng nhất, điện thoại hết pin nên cũng tự tắt ngóm. Tôi mò tới công tắc đèn, ánh sáng phựt lên bao trùm một không gian xa lạ, tôi dụi dụi mắt, đứng một mình giữa căn nhà, cảm giác trống rỗng lại ùa về mà…bụng tôi bấy giờ cũng đồng nghĩa đen là trống rỗng thật. Tối hôm đó, tôi ngồi trước cửa nhà ăn mì tôm, ăn không ra vị của mì tôm mà chỉ thấy cô đơn và bi đát đắng ngắt nghẹn ở cổ họng, đột nhiên tôi nhìn thấy bóng dáng của anh, như bao lần anh xuất hiện như ông bụt vì biết nhân vật chính đang bế tắc. Cảm thán khen mấy năm nay anh thật lợi hại, anh tập cho tôi một thói quen đó chính là mỗi lúc đói bụng thì nhớ tới anh. Như việc con chó đói gặp một người tốt cho nó ăn ngon, lần sau nó nhìn thấy người đó sẽ nghĩ tới đồ ăn hoặc là khi nó đói nó lại nhìn ra ảo ảnh của người kia trước mặt. Đó là trường hợp của tôi, tôi vừa ăn mì, vừa nhìn thấy bóng dáng của anh. Nghĩ, nếu giờ này tôi vẫn còn ở nhà thì chắc đã được ăn uống no say, không cần phải cố nuốt thứ mì nhạt nhẽo này. Ảo ảnh của anh đi tới trước mặt nhìn tôi, tôi nhìn lên, khen rằng dù chỉ là tưởng tượng nhưng mà chân thực như phim 3D vậy. Tôi thậm chí còn thấy rõ nếp gấp trên chiếc áo sơ mi, thấy mái tóc đen bình thường chỉnh chu bóng mượt bây giờ đã hơi rối và thậm chí còn nghe giọng nói trầm quen thuộc cất lên: - Tưởng gì, ba ruột con lo cho con được gói mì tôm này hả? Những sợi mì thi nhau nhảy khỏi miệng, tôi trân mắt nhìn anh, ù ù cạc cạc bật ra câu hỏi: - Sao…sao…chú biết đường tới đây? Anh nói: - Sao chú không thể biết? Đừng nghĩ con dọn ra ngoài ở rồi thì chú không quản được con! . . . Tôi ngồi trên ghế, nhìn ra bếp thấy bóng lưng quen thuộc đang lui cui chiên cơm, trong lòng dâng lên thứ cảm xúc quỷ quái gì mà ẩm ê khôn thôi. Anh đem đĩa cơm chiên có đầy đủ rau củ thái, trứng, thịt, lạp xưởng thơm phức đặt lên bàn, nói: - Ngày mai dọn về đi! Đừng có bướng nữa, con không biết nấu ăn, đồ ăn thức uống bên ngoài cũng không sạch sẽ. Tôi nói: - Chú đùa kiểu gì? Con mới dọn qua đây, giờ chú kêu còn về? Còn chuyện ăn uống chú không cần lo, bác sĩ Vinh nói mỗi ngày ba đem đồ ăn nhà qua cho con. Anh không đáp, anh nhìn tôi rồi cau mày thật lâu, còn tôi vẫn cắm đầu cắm cổ ăn như con ma đói. “Trời đánh cũng tránh bữa ăn”, thấy tôi ngấu nghiến như vậy anh cũng không đành lòng làm hỏng khẩu vị. Anh đi ra ngoài hút thuốc một hồi, đợi tôi ăn xong, đợi tôi tắm rửa xong, ngồi trên ghế cong người như con tôm mải miết xem tivi, anh đứng ngán trước chương trình hài nhạt nhẽo mà tôi đang chăm chú theo dõi, nói: - Con đừng có chống với chú. Tôi nói: - Chú xích xích qua chút xíu. - Đỗ Vân Đình! Màn hình tivi tắt ngóm, tôi nhìn lên anh bằng ánh mắt đã quá mỏi mệt, dửng dưng hỏi thẳng: - Chú có yêu con không? Anh nói: - Chú lúc nào cũng yêu con, nhưng… - Đừng có “nhưng” nữa… Tôi bịt tai lại, chán nghe lắm rồi! Anh một lần nữa muốn khẳng định cái tình yêu của tôi dành cho anh hoàn toàn khác xa cái tình yêu mà anh dành cho tôi, tình yêu của tôi nó nhơ nhuốc bẩn thỉu tới đâu thì tình yêu của anh nó trong sáng và cao thượng tới đó, phải không? Một người cha thuần túy thương yêu con trai mình vô bờ bến, lúc nào cũng muốn ở bên cạnh để chăm sóc cho nó từng miếng ăn giấc ngủ, nhưng…anh càng chăm sóc tôi tốt bao nhiêu càng khiến thâm tâm tôi ruỗng mục thối nát bấy nhiêu. Một đứa con trai mười tám tuổi đang dần chìm trong dòng tội lỗi, luân đạo, mà nó thì không muốn quay đầu, nó chỉ khao khát có người yêu thương nó thật lòng như nó đối với người đó. Hai kẻ xấu xa nắm tay nhau rời khỏi miệng đời, rời khỏi thế sự thị phi đầy dè biểu, chỉ nhìn nhau mà hạnh phúc sống. Nhưng đáng tiếc, đó chỉ là những mong muốn hảo huyền. Anh cúi xuống xoa đầu tôi và bất ngờ đặt nụ hôn lên đó, chiêu “lạt mềm buộc chặt” của anh luôn có cách đả thương người ta ghê gớm, anh nói: - Từ từ sẽ qua thôi, tuổi này con chưa hiểu được nhiều chuyện đâu, nhưng tới tuổi của chú con sẽ hiểu. Đình, con vẫn là đứa con trai dù không phải máu mủ của chú, nhưng chú lúc nào cũng thương yêu con nhiều tới mức con không biết được. Nói đi nói lại vẫn là một tiếng “con trai” đó. Tôi trào phúng cười nhìn anh, nói: - Con nói rồi, con chỉ coi một mình bác sĩ Vinh là cha thôi. Chú…không có tư cách! Một giây Hai giây Ba bốn năm, n giây sau đó anh đứng dậy thẳng lưng nhìn tôi. Đá cửa rồi sừng sỗ bỏ đi không phải là tính cách của anh, nhưng hôm nay anh làm thế. Tôi thở dài thành tiếng, ra đóng cửa lại, đứng nhìn tới lúc thấy đèn xe của anh hoàn toàn biến mất nơi cuối đường mới lững thững trở vào trong. Đêm đó, lần đầu tiên ngủ ở một căn nhà xa lạ và chỉ có một mình, tôi không tài nào chợp mắt được. Lấy lọ thuốc ngủ ra trút một nắm thuốc màu trắng ra lòng bàn tay mình rồi cứ thẫn thờ nhìn chúng một lúc. Nghĩ, nếu cắn hết đống thuốc này thì ngày mai, ngày kia, muôn thu nữa cũng đừng hòng tỉnh nổi, ngủ như vậy có tốt hơn không? Không cần lo nghĩ nhiều, không cần dằn vặt nhiều, không cần vướn bận gì nữa, đi qua một thế giới sáng sủa khác sống luôn? Ba tôi sẽ như thế nào? Mẹ có khóc không? Còn anh nữa? Anh có đau khổ không? Tôi ngớ ngẩn tự cười mình, cuối cùng chỉ lấy đúng một viên cho vào miệng nhai nhòm nhoàm rồi nằm xuống thẳng cẳng.
|
2c nhé mà hơi thắc mắc xíu, từ đầu tới giờ truyện đã ngược gì nhiều đâu mà mấy bác phản ứng thế nhể :vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv
34. Tôi bắt đầu việc làm bán thời gian cho một quán ăn có cái tên khá tượng hình “Quán nướng Vú Dê 88”, đương nhiên đặc sản làm nên thương hiệu là vú dê nướng. Chủ quán là hai vợ chồng mới ngoài ba mươi tuổi, ông chồng gầy nhom không biết bệnh tật gì mà ngày nào cũng ru rú trong nhà, triền miên với siêu thuốc bắc, còn bà vợ là một người phụ nữ khá có nhan sắc rất chịu khó chưng diện, ngày nào cũng trét lên mặt mình một lớp phấn dày cui, môi son đỏ chót như đang diễn tuồng. Một mình cô ta lo toan cả cái quán ăn và còn sở hữu hai tầng phòng trọ cho thuê, công việc làm ăn rất khấm khá. Lại nói một điều, cô ta khá có thiện cảm với tôi mà chữ “thiện cảm” đó khá nhuốm mùi mờ ám. Ngày chủ nhật, khách tuy không đông bằng ngày thường nhưng công việc thì chả thiếu. Tôi vừa đem xô đá gắp bỏ vào ly cho một bàn bốn người khách thì nghe có giọng hỏi: - Cậu em năm nay bao nhiêu tuổi rồi? Tôi nhìn lên, thấy người ngồi đó hỏi là một gã đàn ông trung niên có điệu cười khá thô bỉ. - Mười tám! – Tôi vừa gấp đá vào ly, cộc lốc đáp. Người đàn ông kia lại hỏi: - Thấy cậu em có gương mặt khá đấy, muốn làm người mẫu ảnh cho công ty bọn anh không? Tôi hơi cáu, nhưng vẫn nhẫn nhịn. Tuy đã làm ở đây không lâu nhưng rõ thấy sức nhẫn nại của mình cũng được cải thiện khá đáng kể. Tôi không còn giống như ngày đầu tiên, quay qua, chả thèm kiêng nể gì mà quát với người có ánh mắt rất bỉ ổi kia rằng: “Đừng có nghĩ dụ được tôi, ông coi từ trên người ông có chỗ nào giống người làm việc lớn mà “công ty” này “công ty” nọ? Thèm trai lắm hả? Vậy thì đi mà kiếm mấy thằng trai bao ấy ngoài lề đường ấy!” Tôi không phải hạng người tham giàu sang và khát cầu danh vọng tới nỗi bị ma đưa lối quỷ dẫn đường. Tôi đủ thông minh, đủ tỉnh táo để nhận ra cái thần thái khác biệt giữa một người làm đại sự và một kẻ lang băm. Một người làm đại sự họ thường có loại ánh mắt nhìn xa trông rộng, tỏ ra thứ hào quang không thiển cận, nham tạp và hèn mọn như loại người đang ngồi trước mặt tôi lúc này. Xong phần việc của mình, tôi cầm theo xô nước đá, thủ tục cúi chào bọn họ rồi xoay người đi. Gã đàn ông ban nãy bất chợt níu lấy cánh tay tôi kéo lại. Cảm giác tởm lợm làm tôi phản ứng hơi thái quá, hất tay ông ta ra như sợ bị lây cùi hủi. Ông ta nghiến răng vì tự ái nên hùm hùm hổ hổ quát: - Cái loại nhân viên gì mà thái độ kì cục vậy? Kêu bà chủ ra đây!!! Tôi nói: - Là ông đụng vào tôi trước. - Tao đụng mày đấy thì sao? Con gái trinh cũng không chảnh bằng mày. Không khí ồn ào ở quán không lấn áp được giọng nói chua lét của gã đàn ông. Lúc đó, anh Liêm, cũng là nhân viên ở quán nhưng anh ta là quản lý ở “khu Tây”, không biết có chuyện gì mà qua “khu Đông” này. Thấy tôi gặp chuyện nên anh ta hớt hải đi tới cúi đầu xin lỗi gã đàn ông đó rồi đẩy gáy bắt tôi cũng phải làm theo. Nếu như trước kia, khi tôi vẫn là một thằng cậu ấm không động móng tay vì được gia đình bảo bọc hết cỡ, có mơ cũng không khiến tôi phải cúi đầu nhận lỗi với cái thể loại người hèn mọn thế này. Nhưng khi đã bước vào đời, tự lập rồi mới biết được cái xã hội này nó tạp nham và xô bồ, trắng đen bất phân, thật giả đảo lộn hết chỉ cần bạn xòe ra tiền. Anh Liêm thủ thỉ vào tai tôi nói: - Chị Mẫn Hoa tìm em đấy, vào trong đi! Chuyện này cứ để anh lo. Gã khách hình như vẫn chưa hết cau có, nhưng khi nghe thấy anh Liêm nói bill của ông ta sẽ được đặc cách giảm ba mươi phần trăm thì ông ta ngay lập tức lộ vẻ mặt đắc ý vô cùng, ngồi xuống dâng ly bia của mình với đám bạn nhậu, tu từng ngụm ừng ực, gấp một miếng vú dê bỏ vào miệng nhai nhòm nhoàm. Tôi dửng dưng nhìn bọn người họ, không muốn tỏ thái độ chán ghét gì vì biết ông trời chẳng vì một ánh mắt của tôi mà trừng phạt loại người kia. Tôi xoay người, sảy chân bước thẳng vào trong. Chị Mẫn Hoa là chủ quán, người đàn bà dù đã ngoài ba mươi tuổi nhưng chỉ cần không có nhân viên nào khác xung quanh, cô ta lại lệnh cho tôi phải gọi mình bằng tên. Không được gọi là chị Mẫn Hoa, càng không được phép là cô Mẫn Hoa, mà chỉ là Mẫn Hoa, cái tên diêm dúa y hệt con người bả, thật khó chịu làm sao nhưng tôi vẫn nhếch miệng cười trừ gọi thế, nghĩ…miễn bả trả lương cho mình đầy đủ là được, chỉ là một tiếng gọi cũng không mất mát gì. Lúc này, cô ta gọi tôi vào phòng mình mà chả hiểu để làm chi. Chồng bả ở phòng bên cạnh, bả kể vì không chịu nổi mùi thuốc bắc nên chia phòng với chồng lâu lắm rồi, nhưng cũng có người truyền tai nói hai vợ chồng chia phòng nguyên nhân là vì ông chồng bệnh tật không còn đủ “đàn ông” để khiến cô vợ sung mãn của mình vui vẻ. Một đoạn bàn tán tôi nghe lỏm từ mấy nhân viên, thật thô tục, nhưng hoàn toàn có lý. Một người phụ nữ xa cách chồng nhưng lúc nào cũng thích mặc đồ hở han, bầu ngực nảy nở như gái tám con, mà nhiều lúc tôi nghĩ…bọn đàn ông vào quán này thích ăn vú dê là hoàn toàn có dụng ý. Tôi đứng ở cửa phòng nhìn cô ta đang ngồi trước gương trang điểm, bộ dạng như sắp sửa đi đâu đó, vươn tay ra đằng sau muốn kéo cái phéc-mơ-tuya trên lưng nhưng kéo hoài mà kéo không tới vì cánh tay ngắn quá. Nhìn qua gương thấy tôi đứng ở đó, cô ta cất giọng ỏng ẻo nói: - Vô rồi thì tới giúp người ta đi, đứng đó hoài làm chi trời? Tôi kéo phéc-mơ-tuya cho cô ta xong, hỏi: - Chị kêu em vào làm chi vậy? Cô ta quay lại nhìn tôi bằng ánh mắt không vui khẽ trách: - Đã nói kêu bằng tên mà! Tôi: “…” Chị Mẫn Hoa kéo tôi ngồi xuống giường của bả, cái móng tay nhọn hoắc vẽ vời lên mu bàn tay tôi, bầu ngực căng tròn cũng áp sát bên cánh tay tôi đầy ý tứ rồi cô ta nhèo nhẹo nói: - Lát nữa Hoa phải đi dự đám cưới của người bạn, Đình đi với Hoa nha? Hoa không biết chạy xe. Tôi viện cớ trong phòng không bật máy quạt nên nực, nhích lui sang một bên, nói: - Tôi đâu có biết chạy xe. Chị kêu anh Liêm đi đi! - “Chị” nữa? Đã nói rồi! - HHH…oa…kêu anh Liêm đi. – Tôi trọng trẹo nói. Cô ta lại cười. - Con trai gì mà tuổi này còn không biết đi xe máy? Vậy thì thôi, lát nửa Đình ra ngoài kêu Liêm giùm Hoa. - Không còn chuyện gì nữa, tôi ra ngoài, ở ngoài đang bận lắm. Vừa tưởng mình thoát khỏi móng vuốt của người đàn bà thì thình lình cô ta kéo tôi trở về, kéo bàn tay tôi đặt lên cái đùi bóng bẩy nẩy mỡ của mình, nhìn tôi bằng ánh mắt đang vô cùng “khát trai” rồi xù xì nói nhỏ: - Chờ xíu mà, gấp chi dữ! ...Nghe nói Đình đang học ôn thi đại học, nếu có túng thiếu gì thì cứ nói cho Hoa biết. Sau này học đại học nữa, Hoa dư sức lo cho Đình hết! Tôi rụt tay về, đứng xổm dậy nhìn cô ta. - Cảm ơn chị, tôi tự lo được. Nói xong thì một mạch đi thẳng khỏi phòng, lúc vừa bước ra thì bắt gặp gương mặt hốc hác của ông chồng. Gã đứng thừ lừ ở đó không biết từ khi nào, người gì mà gầy khô như cái que củi lại còn thấp hơn tôi một cái đầu, trông dáng vẻ suy nhược hết mức hệt như một con nghiện hết thuốc, miệng run run, cứ nhìn tôi mãi bằng đôi mắt đã chằn chịt chỉ máu mà trông vừa đáng thương vừa đáng sợ. Tôi không có tâm trạng để ý tới gã, dù cho gã nghĩ gì hay hiểu lầm cái gì, tôi lướt qua gã rồi đi thẳng ra ngoài. Ở ngoài hình như vừa xảy ra chuyện gì, mấy gã đàn ông ban nãy gây chuyện với tôi chẳng biết đi đâu hết mà bàn ghế, chén tách ở đó ngã vỡ hết, tôi bắt cánh tay một cô nhân viên làm cùng khu đang lăng xăng chạy ngang hỏi: - Chuyện gì vậy? Cô ấp úng: - Không…không rõ, lúc nãy tôi đi vệ sinh, đi ra thì thấy thế này. Chắc là ai đó uống say nên quậy. Anh Liêm vẫn chưa về khu tây, anh ta ở lại phụ đám nhân viên bên đây thu dọn tàn cuộc. Tôi thấy thế mới đi tới hỏi: - Chuyện gì vậy anh? Anh Liêm vuốt mồ hôi trên trán, nói: - Ban nãy em vừa vào trong thì có một thằng nào lạ hoắc nhảy vào đánh bọn kia tơi bời luôn, chắc là thù cá nhân hay gì đó. Một thằng bị bổ chai sành lên đầu máu me không, nên cả đám đưa nhau tháo chạy đi hết. Chậc! Mà em coi, còn chưa trả tiền nữa, đồ đạc thì đỗ bể thế này, chị Hoa thế nào cũng mắng cho đám tụi mình một chập. - À, nhắc tới chị Hoa mới nhớ. Chỉ kêu em dặn anh tranh thủ thu xếp công việc lát nữa chở chỉ đi đám ở đâu đó. - Vậy hả? Ừ! Thôi anh về khu của mình đây, chuyện ở đây lo giúp anh nhé! - Oke! Tôi nhìn nhìn bãi chiến trường hỗ lốn, nghĩ tới vẻ mặt của gã đàn ông lúc nãy bị đánh xịt máu đầu, trong lòng không nhịn được thấy hả dạ ghê! Coi như ông trời hai mắt còn tỏ. Sáu giờ tối là hết ca làm, tôi mang cái túi quải màu hồng khá…nữ tính rời khỏi quán. Bọn nhân viên làm cùng khu cứ nhìn tôi khúc khích cười mãi, có đứa con trai bằng tuổi ghé qua trêu hỏi: - Ê Vân Đình, túi mua đâu đẹp dữ? Tui tính mua tặng bạn gái mà không biết chỗ, ông chỉ tui đi! Tôi dửng dưng, nhún vai nói với nó: - Túi này cô tao cho! Chuyện là lần trước cô Hà tới thăm tôi, vì tiết kiệm tiền nên tôi hỏi xin cô có cái túi cũ nào thì cho tôi một cái vì nghĩ đi làm thì cũng cần đựng đồ này nọ. Tôi không cần biết nó là đồ chỉ thích hợp với phụ nữ hay gì, đếch để tâm người ta nhìn ngó, xầm xì gì sau lưng mình, tôi là hạng người như thế đấy, có chút ngông, chả qua tâm tới ánh mắt của người nào khác, chỉ biết túi nào thì chẳng là túi? Không bị thủng đáy, đựng đồ được thì ok rồi. Trên đời có hai loại “bóng”, tôi không phải “bóng lộ”, tôi không bao giờ có những cử chỉ yểu điệu như nghĩ mình là giới tính thứ ba yếu đuối cần phải được che chở, “bóng kín” thì càng không, vì tôi cũng không giấu diếm gì ai giới tính thật của mình. Nếu có ai đó hỏi rằng tôi thích gái hay trai, tôi sẽ sẵn sàng trả lời rằng…peni*s. Thế nên tôi thật phân vân không biết mình ở “trường phái” nào thì đúng. Ở chỗ làm, cũng không ai nghĩ tôi là gay, tôi ăn mặc giống như hầu hết những thằng con trai khác, áo khoác nỉ màu xanh đen, quần cạp trễ và mang giày Nike, rất thời trang? Nhìn vào gương tôi cũng tự khen mình một tháng nay kể từ lúc rời khỏi nhà thì đã ra dáng “đàn ông” nhiều, chỉ có điều áo nỉ, quần cạp trễ và giày Nike thì khó đi kèm với túi quải màu hồng. Không hiểu vì sao định kiến về thời trang và giới tính của xã hội bây giờ khắc khe như vậy. Dì Tú Phương cũng dùng cái ánh mắt mỉa mai xét nét khi nhìn thấy tôi lững thững cập cái túi quải màu hồng bên nách đi tới. Trời đã sụp tối, hình như lại còn chuyển mưa nên gió thổi tới mang khí lạnh, tôi thấy xe bà đậu trước một cửa hiệu sách cũ. Không còn bộ dạng niềm nở như hồi trước, chỉ còn thơ ơ và lạnh nhạt trên gương mặt rất dày lớp phấn trang điểm, bà đưa cho tôi xấp tiền được gói kĩ trong túi nilon đen nói: - Ba con đưa đó, tiền xài tháng này nhớ dùng kĩ kĩ chút. Học hành cũng đàng hoàng, đừng lãng phí tiền khổ cực của ổng. Tôi cầm cái túi nilon trên tay, cười, dì Phương chau mày nhìn tôi hình như không hiểu vì lí do gì mà thằng khùng này tự nhiên nó cười, thấy ghê ghê! Tôi hỏi: - Hôm nay ba con lại không đến à? - Thằng Kiệt mấy tuần này phải mổ ruột thừa, ba con lại còn bận túi bụi ở bệnh viện nên đâu có rãnh đâu mà đến thăm con hoài. Giọng dì Tú Phương rất dễ nghe, nhưng ý tứ lại rất chói tai. Nhưng tôi không trách bà, vì như đã nói, tôi cảm thông cho mọi người phụ nữ nào trên đời đang có chồng còn vướn bận với gia đình cũ, lại còn là chuyện tiền bạc nữa chứ! Tôi nhét tiền lại cho bà, nói: - Tiền dì giữ đi, sau này nếu bác sĩ Vinh còn kêu dì đưa tiền cho con nữa, thì dì cứ giữ lấy. Con đang làm việc, có dư tiền tiêu xài nên không cần lấy tiền của ba nữa. Dì Phương hơi sững sờ, lát sau, bà kéo giọng cao và đầy khách sáo giả tạo nói: - Vậy đâu có được…con…tiền này ba con cho con mà! - Con không có nhu cầu gì xài nhiều hết. Cứ như vậy đi! Dì đừng nói với ba là được rồi. Dì Phương chầm chậm nhét lại túi nilon vào túi áo trong mình, trên đôi môi đỏ chót dần nặn ra nụ cười gượng. - Con…đã nói thế thì dì nhận lại vậy! – Bà chuyển sang thái độ niềm nở nói tiếp: - À, trưa mai dì có ghé nhà bạn chơi một chút, để dì sẵn đem cơm qua cho con luôn? Tôi gật đầu không nói gì rồi bước đi thẳng. Nếu như chịu lấy tiền của bác sĩ Vinh thì tôi đã không chọn cách ra ngoài tự kiếm sống làm gì. So với chuyện ở ngoài làm công cho người ta, phải nhịn nhục, cúi đầu để thu từng đồng tiền vụn vặt, sẽ tốt hơn nếu tôi nhận chu cấp từ bác sĩ Vinh, vẫn lếch tới lếch lui chỉ việc lo chuyện ăn học, ngủ nghỉ, công việc nhàn hạ của một thằng công tử vốn lười như hủi. Nhưng tôi không chọn cách đó, tôi không muốn để dì Phương nhìn ba bằng cái ánh mắt đó, cái ánh mắt trách khứ, trịch thượng khi hỏi: “Nhà nó không chu cấp cho nó thì thôi, mắc mớ gì phải đem tiền nhà mình cho nó? Sau này nó làm ra tiền rồi thì có báo đáp cho gia đình mình chút nào không?” Rồi nhìn thấy ánh mắt quẫn bách cố gắng xoa dịu của ba. Tôi không muốn ba tôi phải vì chuyện của tôi mà phải thấp cổ bé họng trước vợ của mình rồi khiến gia đình ông lại lục đục. Mà còn nữa, tôi còn muốn chứng minh cho Bách Tiệp thấy rằng tôi có thể làm được. Rời khỏi vòng tay của anh tôi cũng sống tốt được mặc dù tôi phải tự giặc đồ, nhà phải tự dọn, có hôm ăn không đủ bữa mà để bụng đói meo đi học rồi đi làm tới tối, còn có hôm ngồi ở nhà một mình cô đơn, nhớ anh muốn rớt nước mắt mà không dám gọi về. Tôi sợ nghe được giọng của anh, tôi sẽ tức tưởi kể cho anh nghe hết ở ngoài đời tôi gặp bao nhiêu hạng người muốn ức hiếp tôi, mách cho anh biết tôi làm việc cực tới nỗi tay sắp bị chai cộm luôn, mách vợ của bác sĩ Vinh nói chuyện thật khó nghe, bà ta giả tạo quá trời và mách rằng tôi nhớ anh muốn chết, lại muốn rúc về đôi cánh chở che của anh. Nhưng…sẽ không!
|