Bên Kia Đường Có Đứa Dở Hơi
|
|
Bố đã bọc hộp tranh ghép hình bằng giấy màu xanh lơ rất đẹp rồi đính cái chong chóng màu đoe và vàng lên trên để làm nơ. Chú David giật ngay lấy cái chong chóng và thôi phù phù. Lúc đầu còn nhẹ nhàng nhưng mạnh dần và cuối cùng thì gần như là chú ấy phun phì phì vào cái chong chóng. “Dưa cươm!”, chú ấy hét toáng lên sau mỗi lần thổi. “Dưa cươm!”
Rất nhẹ nhàng, bố nhấc cái chong chóng ra khỏi tay chú và mỉm cười. “Đỏ với vàng thì thành da cam, đúng không?”. Chú David cố giằng lại cái chong chóng nhưng bố nói: “Tí nữa mình mang chóng chóng ra ngoài chơi nhé. Ra ngoài có gió thổi hộ em, chong chóng quay tít thì đẹp lắm”, rồi ấn hộp tranh ghép hình vào tay chú.
Khi từng mẩu giấy bọc quà bị xé ra và rơi lả tả trên sàn nhà, tớ nhoài người nhom xem bố mua tranh ghép hình gì cho chú. Ôi mẹ ơi, tớ há hốc mồm. Ba nghìn mảnh! Và hình xếp chỉ toàn là trời xanh với mây trắng. Không một bóng hình, không cả cây cối – chẳng có gì ngoài mây và trời.
Bố chỉ lên chỗ giữa trần nhà. “Anh nghĩ là bức này sẽ dán được vào chỗ kia kìa”. Chú David ngẩng đầu lên nhìn gật đầu lia lịa, rồi lại vớ lấy cái chong chóng và hấp hỉnh: “Ria ngoèo đia!”
“Được rồi. Giờ mình ra ngoài đi dạo cái nào. Có thích đến McElliot ăn kem mừng sinh nhật không?”
Chú David gật đầu như bổ củi. “Cóa! Cóa! Cóa!”
Chúng tớ xin phép cô Josie rồi đi xuống phố. Chú David không đi nhanh được vì cơ thể chú ấy có vẻ như chỉ chực đổ gập xuống. Chú ấy bị tật ngón chân chim câu nên hai bàn chân bị xoay vào trgl hai vai chú ấy thì gù cụp vào, và chú ấy phải dựa vào bố khá là nặng nề khi mọi người đi cùng nhau.
Nhưng chú David vẫn khư khư cái chong chóng ở trước mặt, ngắm nhìn các cánh quạt quay tít, và luôn miệng reo hò: “Dưa cươm, dưa cươm!”
Hóa ra McElliot là một cửa hàng thuốc có quầy kem ở trong. Quầy kem được phủ bạt kẻ đỏ trắng; bàn ghế bé xíu xíu được kê ở chỗ có dán tường kẻ đỏ trắng. Tóm lại là nhìn trông rất vui mắt, nhất là lại ở trong một cửa hàng thuốc.
Bố mua kem ốc quế cho cả ba, và khi ngồi xuống, bố và chú David nói chuyện với nhau, nhưng thực ra chú David chỉ chăm chú liếm món kem sô-cô-la ấy thôi. Bố chốc chốc lại nhìn tớ cười và tớ cũng cười lại với bố, nhưng tớ cứ thấy lạ lẫm sao sao ấy. Bố và chú đã đến đây ăn kem bao nhiêu lần rồi? Bố đã tổ chức bao nhiêu sinh nhật như thế này cho chú rồi? Bố đã biết bác Mabel, cô Josie và những người khác ở Greenhaven từ bao giờ rồi? Làm sao trong suốt những năm qua, tớ lại không hề đếm thăm chú ấy một lần nào cơ chứ? Cứ như thể bố có một cuộc đời bí mật không muốn bật mí với tớ vậy. Một gia đình hoàn toàn xa lạ với tớ.
Tớ không thích thế tẹo nào. Tớ không tài nào hiểu nổi. Đúng lúc tớ đang lên đến đỉnh điểm của sự bực bội thì ốc quế của chú David bị vỡ vì chú ấy cầm quá chặt, viên kem bị rơi xuống mặt bàn.
Bố chưa kịp ngăn lại thì chú ấy đã bốc viên kem lên và cố gắng nhét bằng được vào vỏ ốc quế. Nhưng vỏ ốc quế lại vỡ vụn ra và viên kem ấy lại rơi xuống, chỉ có điều lần này nó hạ cánh luôn xuống mặt sàn.
Bố nói: “Bỏ đấy đi, David. Để anh mua cho em cái khác”, nhưng chú David không chịu nghe. Chú ấy hẩy bay cái ghế ra đằng sau rồi ngồi thụp xuống.
“Đừng thế mà David! Để anh mua cho em cái khác mà”. Bố kéo tay nhưng chú David nhất định không chịu đứng dậy. Chú ấy cứ cố bốc viên kem lên rồi nhét nó vào chỗ vỏ quế còn lại trong tay, và khi phần chóp nhọn của vỏ quế cũng bị bóp nát thì chú ấy bắt đầu gào thét.
Lúc đó kinh khủng lắm. Chú David y hệt một đứa trẻ sơ sinh nặng gần một tạ hờn lẫy trên sàn. Chú ấy hét toàn những từ mà tớ không thể hiểu. Sau gần một phút cố dỗ dành chú ấy, bố quay sang bảo tớ: “Julianna, con đi mua cho bố cái kem ốc quế khác!”.
Chú bán hàng cố gắng múc kem thật nhanh nhưng trong lúc đó, chú David cũng đã kịp hất tung một cái bàn, hai cái ghế và làm chỗ kem sô-cô-la dây choe choét khắp nơi trong lúc lăn lộn. Người thu ngân và khách hàng tại quầy thanh toán như bị đông cứng lại vì sợ - cứ như thể chú David là một con quái vật bị xổng và đang phá hủy thế giới.
Tớ đưa cây kem mới cho bố, bố đưa lại cho chú David lúc này vẫn còn đang nằm trên sàn. Và trong lúc chú David ngồi ăn kem, bố và tớ lau chùi, dọn dẹp mọi thứ. Trên đường về Greenhaven, chú David cư xử như thể chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Chú ấy lại phì phì vào cái chong chóng và hét tướng “Dưa cươm!” hết lần này đến lần khác, nhưng lúc bố giữ cửa ra vào, tớ có thể thấy là bố rất mệt.
Về phòng, chú David đặt cái chong chóng lên giường và nhặt hộp tranh ghép hình lên. “Em nghỉ ngơi đã rồi hẵng ngồi xếp chứ”, bố nói.
Chú David lắc đầu: “Ưư-ưư”.
“Ừ, thế thì thôi vậy. Thế để anh giúp em”.
Bố kéo cái bàn để ghép hình từ dưới gầm giường ra, rồi lắp ráp chân bàn. Sau đó bố kê bàn sát vào tường phía gần giường, kéo một cái ghế lại gần bàn và nói: “Đây nhé. Xong hết rồi”.
Chú David đã mở được hộp tranhh ghép hình và ngồi lọc các miếng ghép. “Tọe-eeet vòe-oo, Goa-bạtt!”.
“Ừ, em thích là được rồi. Thế liệu đến thứ Tư thì em đã ghép xong chưa? Anh sẽ đến để dán lên trần cho em nếu em thích”.
Chú David gật gật nhưng lúc này chú ấy đang chăm chú vào bộ tranh ghép hình, cẩn thận đặt từng mảnh ghép lên bàn. Bố đặt tay lên vai chú và nói: “Vậy thứ Tư anh em mình gặp nhau nhé”.
|
Chú gật gật.
“Thế chú chào cháu Julianna đi nào”.
“Chòa”, chú ấy nói, không buồn ngẩng đầu lên.
“Cháu về đây, chú David”. Tớ cố nói giọng vui vẻ nhưng quả thực, tớ không hề cảm thấy vui tẹo nào.
Hai bố con lên xe, bố cài dây an toàn và nói: “Thế đấy”.
Tớ chỉ nhìn bố và cố gắng cười.
“Con có mệt không? Bố mệt lử rồi đây này”, bố nói.
Tớ gật đầu. “Thực ra thì đều bình thường cả - chỉ trừ có mỗi chuyện cái kem thôi ạ”.
Bố bật cười: “Chỉ trừ mỗi chuyện cái kem”. Rồi bố nghiêm giọng: “Vấn đề là, con không thể biết được lần tới thì chuyện cái kem ấy sẽ là chuyện gì. Có khi lúc này chỉ là con ruồi trong phòng. Lúc khác thì chú cảm giác có cái gì ở trong tất. Rất khó đoán trước tình hình. Bình thường thì đi ăn kem cũng an toàn lắm”. Bố lắc đầu rồi nhắm mắt lại, nghĩ ngợi điều gì đó mà tớ không thể hình dung được. Cuối cùng bố nổ máy và nói: “Hồi trước, chú David cũng đã ở cùng bố mẹ. Trước khi có các con. Bố mẹ cứ nghĩ là để chú sống cùng thì sẽ tốt hơn là đưa chú đến cơ sở chăm sóc, nhưng hóa ra là không phải thế”.
“Nhưng nhìn chung thì hôm nay ổn mà bố…”.
Bố gạt cần phanh. “Chú David có rất, rất nhiều nhu cầu đặc biệt, cả về tình cảm lẫn thể chất. Mẹ con và bố không thể đáp ứng được hết những nhu cầu ấy. Cũng may là chú ở đây. Họ có chương trình dạy chú tự biết chăm sóc bản thân – tự mặc quần áo, tự tắm rửa và đánh răng, rồi cách xử sự với người xung quanh và giao tiếp. Trung tâm có tổ chức đi dã ngoại, và chú cũng đã kiếm được việc, đại khái là lo chuyện thư từ ở một phòng khám…”.
“Chú đi làm ấy ạ?”
“Mỗi sáng chú đến phòng khám để gấp thư và cho vào trong phong bì. Greenhaven rất là tốt với chú. Chú được người ta quan tâm chăm sóc riêng rất nhiều. Chú có phòng riêng, có bạn bè, có cuộc sống của riêng mình.
Một lúc sau tớ nói: “Nhưng chú cũng là người nhà mình mà bố. Con thấy nếu chú không đến nhà mình chơi bao giờ thì cứ thế nào ấy. Ngay cả lễ Giáng Sinh và lễ Tạ Ơn!”
“Chú cũng không muốn đến, con ạ. Có một năm, bố mẹ cứ nài chú đến ăn lễ Tạ Ơn, và con không tưởng tượng nổi đâu, đấy đúng là thảm họa kinh hoàng. Chú lao thẳng ra ngoài cửa sổ xe ô-tô, chú thấy bứt rứt, khó chịu đến tận mức đấy cơ mà”.
“Nhưng… thế sao nhà mình lại không đến thăm chú ạ? Con biết là bố có đến nhưng mà còn mẹ và bọn con thì sao ạ?”
“Vì… việc này rất mệt mỏi con ạ. Mẹ con lúc nào cũng thấy cực kỳ phiền não, và bố hiểu tại sao lại thế. Cả hai bố mẹ đều nhất trí đấy không phải là chỗ cho trẻ con tới chơi”. Bố tăng tốc trên đường quốc lộ, rồi trầm ngâm sau vô-lăng. Cuối cùng, bố cất lời: “Thời gian trôi nhanh lắm, Julianna ạ. Mới ngày nào con còn bé tí, ẵm ngửa trên tay, thế mà quay qua quay lại đã thấy cô bé con giờ sắp là thiếu nữ rồi”. Bố nhìn tớ cười buồn. “Bố thương chú David, nhưng chú là một gánh nặng, và bố không muốn các con phải chịu khổ vì chú ấy. Nhưng giờ thì bố mới thấy là việc này đã ảnh hưởng tới con và cả nhà”.
“Nhưng bố ơi, không phải…”.
“Julianna ạ, bố đang cố nói là cho bố xin lỗi. Bố rất muốn cho các con nhiều thứ. Cả nhà mình. Nhưng đến tận bây giờ, bố mới nhận ra là bố thực sự chẳng cho mọi người được cái gì cả”.
“Không phải thế!”
“Bố nghĩ con hiểu được rằng bố lực bất tòng tâm, nhưng nếu khách quan mà nói thì một người đàn ông, ví dụ như chú Loski chẳng hạn, sẽ là một người chồng, một người cha tốt hơn bố rất nhiều. Chú ấy có nhiều thời gian với gia đình hơn, chú ấy kiếm được nhiều tiền hơn, và có lẽ chú ấy cũng vui tính hơn”.
Bố không phải là người hay khen hoặc dễ dàng tỏ ra ngưỡng vọng ai đó nhưng tớ vẫn không thể tin được là bố thực sự nghĩ thế. “Bố, con không quan tâm đến việc bề ngoài trông như thế nào. Con vẫn nghĩ bố là người cha tuyệt vời nhất trần đời! Và nếu một ngày nào đấy con đi lấy chồng, chắc chắn con không thích chồng con giống chú Loski! Con muốn chồng con giống bố cơ”.
Bố nhìn tớ ngỡ ngàng như thể bố không tin nổi vào tai mình. “Thật vậy ấy hả”, bố nói và cười rất tươi. “Thế thì khi nào con đi lấy chồng thì bố phải nhắc lại câu này mới được”.
Và cả chặng đường còn lại không khí khác hẳn. Hai bố con tớ cười đùa và nói đủ thứ chuyện trên trời dưới biển, nhưng đến lúc gần về nhà thì cả hai bố con chỉ nói về đúng một thứ.
Bánh kếp.
Thế nhưng mẹ lại có kế hoạch khác. Mẹ dành cả sáng cọ sàn và quyết định “hắt hủi” món bánh kếp. “Em cần món gì mà no lâu được ấy. Như kiểu thịt muối nướng phô mai. Với hành”, mẹ nói. “Thật nhiều hành!”
“Cọ sàn giờ này?” Bố hỏi. “Hôm nay là Chủ Nhật cơ mà, Trina. Em cọ sàn làm gì?” “Dư năng lượng do lo lắng”. Mẹ nhìn tớ. “Hôm nay đi thế nào hả con?”.
“Bình thường ạ. Con thấy vui vì đã đi cùng bố”.
Mẹ khẽ liếc nhìn bố rồi lại nhìn tớ. “Ừ, thế thì tốt rồi”, mẹ thở dài, rồi nói, “mẹ tự dưng thấy muốn cọ sàn vì cô Patsy gọi sang đây”.
“Nhà Loski?”, bố hỏi. “Lại làm sao à?”
Mẹ gạt gạt mấy lọn tóc ra đằng sau và nói: “Không… Chị ấy gọi điện mời nhà mình sang ăn bữa tối thứ Sáu”.
Cả hai bố con tớ chớp mắt nhìn mẹ; rồi tớ hỏi: “Cả nhà mình ạ?”
“Ừ”.
Tớ có thể thấy ngay là bố đang suy nghĩ: Sao lại thế? Sống đối diện với nhau bao nhiêu năm trời rồi, có bao giờ thấy mời nhà mình sang đâu. Sao giờ lại mời?
|
Mẹ cũng nhận ra. Mẹ thở dài rồi nói: “Robert, em cũng không biết là vì sao, nhưng chị ấy cứ năn nỉ mãi. Chị ấy còn vừa khóc vừa nói rằng chị ấy quả là vô ý vô tứ vì đã không mời nhà mình sang chơi từ trước và giờ chị ấy thực sự muốn hai nhà qua lại với nhau”.
“Thế em nói sao với chị ấy?”
“Thì em làm sao mà từ chối được. Chị ấy trước giờ cũng tốt, mà ông Chet cũng giúp đỡ nhà mình nhiều…”. Mẹ nhún vai nói tiếp: “Em nói là nhà mình sẽ sang. Nhất trí là sáu giờ tối thứ Sáu rồi”.
“Thật ấy ạ?”, tôi hỏi. Mẹ lại nhún vai. “Mẹ nghĩ chắc là sẽ vui thôi. Có hơi lạ lạ một tí nhưng sẽ vui”.
“Nếu mà em đã quyết thế thì cứ thế đi”, bố nói. “Vậy tối thứ Sáu này anh sẽ không xin làm thêm giờ nữa. Thế hai thằng cu thì sao?”.
“Chúng nó cũng không có lịch biểu diễn nào, mà cũng không phải đi làm vào hôm đấy, nhưng em vẫn chưa nói với hai đứa”.
“Em có chắc là người ta mời cả nhà mình sang không đấy?”, bố hỏi.
Mẹ gật gật. “Chị ấy nhắc đi nhắc lại thế mà”.
Tớ có thể thấy ngay là bố không lấy gì làm thoải mái với việc sang nhà Loski ăn tối, nhưng cả hai bố con đều thấy mẹ rất coi trọng lời mời này. “Ừ, thế thì cứ vậy thôi”, bố nói, rồi đi thái phô mai và hành.
Cả buổi chiều tớ cứ thấy lười lười thế nào ấy, chỉ nằm ườn đọc sách rồi nghĩ ngợi vơ vẩn. Rồi cả ngày hôm sau, lúc đi học tớ cũng không tài nào tập trung được. Tớ cứ nghĩ tới chú David. Tớ băn khoăn không biết ngày xưa ông bà nội là người như thế nào, và ông bà đã phải trải qua những điều gì khi có một người con trai như chú ấy.
Tớ còn vơ vẩn nghĩ lan sang cả cây tiêu huyền nữa. Lúc đầu tớ cứ nghĩ đấy là do mình đang cảm thấy buồn buồn. Nhưng rồi tớ nhớ ra mẹ đã gọi cây tiêu huyền là tượng đài can trường. Nó đã sống dù bị gãy gập lúc chỉ mới nhú. Và nó đã lớn. Người khác cho rằng nó xấu xí nhưng tớ thì chưa bao giờ nghĩ thế.
Có lẽ đấy là do cách nhìn của mỗi người mà thôi. Có lẽ có những thứ tớ thấy thật xấu xí nhưng người khác lại thấy đẹp.
Giống như Selly Stalls ấy. Ví dụ quá chuẩn! Với tớ thì chả có cái quái gì để nói về con bé đó nhưng cả thế giới đều cho là nó đáng yêu như con mèo kêu meo meo ấy.
Meo meo.
Mà thôi, tớ cứ kiểu lãng đa lãng đãng như thế cả tuần. Cho đến hôm thứ Năm. Thứ Năm giờ Nghiên cứu Xã hội, lớp tớ được vào thư viện để tìm tài liệu chuẩn bị cho báo cáo về nhân vật lịch sử nổi tiếng. Tớ đã chọn viết về Susan B. Anthony và cuộc chiến đòi quyền bầu cử của bà ấy. Lúc tớ đang tìm ở phía cuối một giá sách thì Darla Tressler vẫy vẫy tớ.
Darla có học cùng tớ mấy môn, nhưng chúng tớ không thân lắm, vì thế mà tớ phải quay lại đằng sau nhìn xem bạn ấy có đang vẫy ai khác không.
“Qua đây!”, bạn ấy thì thào, tay khua loạn xạ.
Thế là tớ vội chạy qua. Bạn ấy giơ tay chỉ qua chồng sách và thì thầm: “Bạn nghe đi!”
Đấy là giọng của Garrett. Và sau đó là giọng của Bryce. Và chúng hẳn đang nói chuyện về… tớ. Về đàn gà của tớ. Về ngộ độc khuẩn salmonella. Về chuyện Bryce đã vứt trứng tớ mang sang. Và cả về chuyện tớ sửa sang lại cái sân.
Nghe Bryce nói thì có vẻ cậu ta đang cảm thấy rất ân hận. Đột nhiên máu tớ như đông cứng lại. Cậu ta đang nói về chú David!
Và rồi Garrett cười phá lên: “Bị thiểu năng à? Hơi bị hay đấy, đúng không? Thì đấy… Juli ấy?”
Trong một tích tắc, mọi thứ im bặt. Vào lúc đấy, chắc chắn là chúng hẳn phải nghe được tiếng tim tớ đang đập thình thịch, nhưng rồi có tiếng Bryce cười. Rồi cậu ấy nói: “À ừ”.
Tớ gần như vỡ vụn. Và chỉ trong nháy mắt, các giọng nói ấy tắt lịm. Darla ngó nghiêng kiểm tra rồi ngồi xuống bên cạnh tớ, nói: “Jules à, mình thực sự rất, rất xin lỗi bạn. Mình cứ nghĩ là cậu ta sẽ thú nhận là cậu ta thích bạn kia”.
“Cái gì cơ, Darla? Bryce đâu có thích mình”.
“Bạn bị làm sao đấy? Bạn không thấy cái cách cậu ta nhìn bạn à? Rõ ràng là cậu chàng đang tương tư mà”.
“Làm gì có! Bạn vừa nghe cậu ta nói đấy thôi, Darla!”
“Ừ, nhưng mà hôm qua ấy, hôm qua mình bắt quả tang cậu ta đang nhìn bạn trân trối và thế là cậu ta chống chế rằng có con ong ở trên tóc bạn. Một con ong nhé! Đấy không phải là câu chống chế ngốc xít nhất trên đời thì là cái gì?”
“Darla, thì là thế thật chứ sao nữa. Mình cũng chẳng thấy gì làm lạ nếu có con ong trên tóc mình thật”.
“Xì, bạn nghĩ là bạn ngào ngạt đến thế ấy hả? Hút ong hút bướm như là mật ấy hả? Thôi, mật ơi, con ong duy nhất mà bạn hút được quanh đây chỉ có B-r-y-c-e thôi. Đáng yêu quá còn gì, phải không? Nhưng mà sau những gì mình vừa mới nghe ấy, mình cũng muốn đập cho cậu ta một trận. Bã như cám luôn”. Darla đứng lên, định bước đi nhưng rồi lại quay lại và nói: “Bạn đừng có lo. Mình sẽ không đi hớt lẻo đâu”.
Tôi chỉ lắc đầu và quên bẵng luôn Darla. Sao bạn ấy lại nhầm lẫn được như thế chứ?
Nhưng những gì mà Bryce và Garrett nói với nhau thì tớ không thể quên được. Tại sao lại có thể có loại người tàn nhẫn đến thế? Và ngu xuẩn đến thế? Liệu đây có phải là những gì hồi xưa bố đã chịu đựng?
Càng nghĩ tớ càng tức. Bryce có cái quyền gì mà dám chế giễu chú tớ? Sao cậu ta lại dám thế?
Hai má nóng bừng bừng nhưng tim tớ thì bị thít chặt lại một cách lạnh lùng. Và tớ chợt nhận ra rằng – tớ với Bryce coi như xong! Cậu ta cứ việc giữ lấy đôi mắt xanh biếc, sáng chói ấy mà dùng. Cậu ta cứ việc giữ lấy cái nụ cười giả tạo hai mặt ấy mà dùng. Và cậu ta cứ việc giữ luôn cả… nụ hôn của tớ nữa. Chính thế! Cho cậu ta luôn. Tớ sẽ không bao giờ, không bao giờ thèm nói chuyện với Bryce nữa!
Tớ hằm hằm quay lại chỗ để sách viết về Susan B. Anthony, tìm được hai quyển dùng được, sau đó về chỗ ngồi. Nhưng lúc thu dọn đồ đạc để rời thư viện, tớ sực nhớ. Ngày hôm sau cả nhà tớ sẽ sang ăn tối ở nhà Loski.
Tớ kéo khóa ba-lô rồi quăng lên vai. Chắc chắn sau những gì vừa xảy ra, tớ có quyền được bỏ phiếu chống!
Có đúng không?
|
CHƯƠNG 6.1. RÙNG CẢ MÌNH
Cứ nghĩ tói chuyện bố cũng có khiêu hài hước giống thằng Garrett là tôi lại rùng cả minh. Giờ thực sự chỉ cần nhìn bố thôi cũng đã khiêh tôi không tài nào chịu được, chứ đừng nói là mờ miệng ra nói chuyện với bố. Nhưng lúc khoảng năm giơ chiều thứ Sáu thì tôi phải đồng tình với bố ở một điêm - lý ra nên tổ chức tiệc nướng ngoài trời. Thi đấy, tiệc nướng không cần phải rộn rã, kích rích gì nhiều. Đằng này, mẹ cứ bay lượn khắp bếp, hết thái thái, lại cát cắt rồi Hên tục sai mắng bố và tôi như thể tống thống sắp đên nhà không bằng.
Bố con tôi quét nhà, kê thêm tầm ván đế bàn rộng ra, bê vào thêm năm cái ghê' rồi bày biện bàn ăn. Đương nhiên, bố con tôi sai hết, "chăng làm được cái gì cho ra hồn cả". Tất cả những gì mẹ phải làm sau đây là đảo tùng phèo mọi thứ lên cho đủng trật tự. Mà nói thật, trông chả khác gì cả, nhưng thằng như tôi thì biết cái gi chứ?
Mẹ lôi giá nên ra và nói: "Rick, anh mang bát đìa ra rồi xếp cho em với. Em phải đi tắm gội cái đã. Xong rồi thì anh có thê đi thay quần áo. Còn Bryce nữa? Con đang mặc cái gì đấy?"
"Mẹ oi, đấy là nhà Baker. Mẹ định làm cho nhà họ thấy mất mặt à?"
"Cô Trina với mẹ đã đồng ý là ăn vận lịch sự, trang trọng rồi, thế cho nên.. "Nhưng sao lại phải thế ạ?".
BỐ đặt tay lên vai tôi rồi nói: "Để cả hai bố con ta cùng bị tra tân một cách công bằng, con trai ạ".
Oi tròi oi. Đúng là phụ nữ. Tôi nhìn, mẹ rồi nói: "Thếcó nghĩa là con phải đeo cả cà-vạt ạ?". "Không cần, nhưng mặc áo sơ mi vào cho mẹ, chứ đừng lôi áo phông ra đấy nhé".
Tôi về phòng và lục tung cả tủ quần áo để bói cái gì đó có khuy. Đương nhiên, một đông khuy với cúc đây. Trông như ngố cả lượt. Tôi đã tính đên chuyện tẩy chay cái yêu cầu ăn mặc kỳ quặc của mẹrồi ấy chứ. Nhưng rốt cuộc thi tôi cũng bắt đầu mặc áo.
Hai mươi phút sau, tôi vẫn chưa quyết được nên mặc cái nào. Và tôi thấy cực kỳ cáu tiết vi chuyện này. Mặc cái nào thì quan trọng nồi gì chứ? Vì sao tôi phải nhọc công xem mình trông thê'nào trong cái bữa tối ngu xuẩn này chứ? Tôi thấy minh giống y như mấy đứa con gái thích ngắm vuốt...
Rồi từ khe rèm, tôi rửủn thấy nhà kia đang đi sang. Họ ròi nhà, bước ra vỉa hè rồi sang đường. Hệt như một cơn mộng mị quái đản. Trông họ cứ như đang bập bềnh, trôi đêh nhà tôi. Cả năm người.
Tôi vó đại một cái áo sa mi trên giường, tròng tay vào và cài khuy.
Hai giây sau, có tiêng chuông cửa và mẹ gọi ầm lên: "Bryce oi, xuông mờ cửa cho mẹ!"
Thật là may vi ông đã kịp ra trước tôi. Ông chào tất cả bọn họ cứ như thế thân thiết một thịt thất lạc lâu ngày và thậm chí còn phân biệt được ai là Matt, ai là Mike nữa. Một ông mặc sa mi đỏ tía, ông kia mặc màu xanh lục, nên chắc cũng chằng khó lắm đế nhớ ông nào là ông nào. Thế nhưng khi hai ông ấy vào nhà, véo má tôi và véo von: "Chào cu em! Khỏe không?" thi tôi nổi quạu lên rồi lại lẫn lộn lung tung cả.
Mẹ phóng từ bếp ra, niềm nở: "Cả nhà vào đi, vào đi. Mừng quá, cả nhà minh đều sang được". Mẹ lại ngần nga: "Lyn-et-ta! Rick! Nhà mình có khá-ách này!", nhimg rồi dừng bặt khi thấy Juli và cô Baker. "Ôi tròi oi, cái gì thế này?", mẹ reo lên. "Bánh nhà mình tự làm đấy hả chị?"
Cô Baker nói: "Bánh phô-mai mâm xôi và hồ đào".
"Ôi trời ơi, trông ngon quá đi mất! Quá ngon ây!" Mẹ mừng rơn đêh độ tôi không tin nổi vào mắt minh. Mẹ cầm lấy cái bánh từ tay Juli rồi lướt như bay vào bêjp cùng cô Baker.
Lynetta đi xuống, làm Matt và Mike toe toét: "Chào, Lyn. Trông hoi bị được đấy!" Váy thâm, móng thâm, mắt thâm - nêu đấy là thòi trang của giống gặm nhâm chuyên ăn đêm thì tôi cũng phải công nhận là chị ấy trông hoi bị được.
Bọn họ chui luôn vào phòng Lynetta, và khi tôi quay lại thì đã thấy ông ngoại và chú Baker đi vào phòng khách. Có nghĩa là, chỉ còn mồi tôi và Juli ở lối vào. Mồi hai đứa tôi thôi!
Con bé không nhìn tôi. Nó nhìn mọi thứ trừ tôi. Và tôi thấy minh như thằng ngớ ngẩn, đứng ở đó trong cái áo sơ mi ngốc xít, hai má bị cấu véo và chả có gì đế nói cả. Và tôi lo sẽ không có gì đê nói tói mức tim bắt đầu đạp như điên, cứ thùm thụp như thê tôi sáp bước vào cuộc đua hay đấu đá gì ấy.
Và quan trọng hơn cả là, con bé trổng giông bức hình trên báo còn hơn cả bức hình ấy! Bạn có hiếu ý tôi không? Không phải vì nó ăn mặc diện hơn đâu - nó đâu có diện. Con bé vẫn chỉ mặc một cái váy liền trông bình thường, đi đôi giày trông cũng bình thường, còn tóc tai thì vẫn thế, chỉ là trông có vẻ chải chuo't hơn chút. Chính là cái cách nó nhìn mọi thứ mà không phải nhìn tôi, hai vai đưa ra sau và cằm hếch lên cùng đôi mắt sáng long lanh.
Có lè hai đứa tôi đứng đó chỉ khoảng năm giây thôi, nhưng cứ như cả năm tròi vậy. Cuôỉ cùng tôi nói: "Chào cậu, Juli".
Đôi mắt con bé quét sang tôi, và tối sầm lại - nó đang cáu. Nó lầm bầm: "Tôi đã nghe cậu
và Garrett giễu cợt chú tôi ở trong thư viện, và tôi không muôn nói chuyện với cậu! Cậu hiểu không? Bây giờ không, sau này cũng không!"
Đầu tôi quay quay. Lúc đấy con bé ở đâu chứ? Tôi có nhìn thấy nó ở chỗ nào gần đó đâu? Và nó đã nghe thấy hết rồi sao? Hay là nó nghe được từ ai đó?
Tôi cố nói với nó đấy không phải là ý của tôi mà là thằng Garrett, tất cả là do thằng Garrett. Thê'nhưng con bé không cho tôi nói và cứ đi phăm phăm vào phòng khách với bố nó.
Thế là tôi đứng đó, ước chi tôi đã đâm bẹp mặt thằng Garrett trong thư viện đê Juli đừng xêp tôi đồng hạng với loại người đã pha trò ngu xuẩn ấy. Đủng lúc đó, bố xuất hiện và vỗ vỗ vào vai tôi. "Then ào, con trai? Tiệc tùng sao rồi?"
Giật cả mình, tôi chỉ muôn hất tay bố ra khỏi vai minh.
BỐ nhoài người sang bên, nhòm vào phòng khách và nói: "Này, lão bốtắm rửa cọ quáy xong trông cũng được phết nhỉ?"
Tôi chuội người ra khỏi tay bố. "Bổi Chú ấy tên là Robert!"
"Ờ, con biết là bốbiết mà"ế Bố xoa xoa tay rồi nói: "Giờ chắc là phải ra chào hỏi cái nhỉ? Ra không?"
Nhưng tôi cũng không chạy vào bếp. Tôi đứng đó, nhìn chú Baker bắt tay bố. Và khi hai người họ đứng đó lắc lên lắc xuống tay nhau, cười cười nói nói, thì một cảm giác kỳ lạ bắt đầu dâng lên trong lòng tôi. Không phải về Jtdi - mà là về bố. Đứng cạnh chú Baker, trông bố thật là nhỏ. Nhỏ thó. Và so với đường quai hàm banh vuông của chú Baker, trông mặt bố như mặt chuột nhắt vậy.
Rõ ràng đấy không hề là điều mà bạn muôn cảm nhận về bố mình, đúng không? Hồi còn bé, lúc nào tôi cũng nghĩ rằng cái gì bố nói cũng đứng hê't và rằng chẳng có người nào trên đời địch nổi bố. Nhưng giờ khi đứng đây và quan sát, tôi nhận ra chú Baker có thê nghiền nát bố chỉ như đập một con mồi.
Nhưng tồi tệ hơn nữa chính là cái cách mà bố xử sự. Nhìn bố cười nói thần thiết với chú Baker - chẳng khác nào thấy bố đang làm trò. Với chú Baker, với Juli, với ông - với tất cả mọi người. Tại sao bố lại có thể như giun như dế thề? Tại sao bốkhông thể cứ xử sự như binh thưòng? Kiểu văn minh ấy? Tại sao bố cứ phải làm trò vờ vờ vịt vịt như thê? Đấy đâu còn chỉ đơn thuần là cách đình chiên với mẹ? Đấy là một việc đáng khinh bỉ!
Và người ta cứ nói tôi giống bố như tạc. Đã bao lần tôi nghe từng nghe những lời như thê? Chưa bao giờ tôi đế tâm đến cả, nhưng giờ thì nó khiến tôi buồn nôn.
|
Mẹ rung rung cái chuông và gọi: "Món khai vị xong rồi đây!" Nhìn thấy tôi vẫn đứng ở lối ra vào mẹ hỏi, "Bryce, chị con với mấy anh đâu?" Tôi nhún vai. "Chắc là trong phòng chị ấy ạ.
"Thế thì con đi gọi anh chị đi. Xong rồi ra đây ăn khai vị nhé".
"Vầng", tôi nói. Bất cứ thứ gì để có thê xua đi được cảm giác lờm lợm trong cố họng tôi lúc này.
Cửa phòng Lynetta đang đóng. Bình thường tôi sẽ chỉ gõ cửa và gọi: "Mẹ đang gọi chị kìa", hoặc "Xuông ăn thôi!" hoặc đại loại thế, nhưng trong tích tắc trước khi các đốt ngón tay kịp gõ vào cáiìh cửa, bàn tay tôi như thể bị con ma Thằng Cu Em Hư Hỏng nhập vào. Tôi xoay tay nắm cửa và đi thẳng vào phòng.
Lynetta có nối đóa lên hoặc vứt đồ vào tôi rồi la hét tống cổ tôi ra ngoài không? Không.
Chị ấy lờ lớ lơ tôi. Matt và Mike gật đầu với tôi, và Lynetta, nhưng hai tay chị ấy đang giữ lấy cái tai nghe và cả người chị ấy thì lắc lư theo điệu nhạc trong máy nghe đĩa cầm tay.
Matt-hoặc-Milce thì thào: "Sắp hết rồi. Bọn anh xuống bây giờ đây", cứ rửiư thế tôi ở đây chỉ đê nói là đã đến. giờ ăn. Như thê tôi chẳng có việc gì khác phải làm ờ đây nữa.
Có điều gì đó làm tôi thấy, chẳng biết nữa, mình thật thừa thãi. Đối với mấy ông đó, tôi thậm chí còn chẳng phải là người. Tôi chỉ là một cu em vớ vẩn.
Thực ra điều này chẳng có gì là lạ, nhưng giờ thì nó thực sự làm tôi khó chịu. Giông như tự dưng tôi chẳng thuộc về đâu cả. Không phải ở trường, cũng chẳng phải ả rữià... và cứ mỗi lầm quay đi quay lại, lại thêm một người nào đó mà tôi đã biết từ lâu trả nên thật xa lạ. Giờ đên bản thân mình, tôi cũng thấy thật xa lạ.
Đứng quanh quẩn ăn mấy cái bánh quy giòn phết phô-mai và trứng cá cũng chẳng làm cho tâm trạng tôi khá lên được. Mẹ thì cứ như cả quân đoàn ong tất bật. Chỗ nào cũng thấy mẹ. Hết trong bêp lại ngoài bếp. Rót đồ uống, phát khăn ăn. Kế lê về món ăn, nhung lại chẳng đụng lây một miêng.
Lynetta thì không thèm tin mất lòi mẹ giải thích về món khai vị - cuối cùng chị ấy "giải phẫu" miêhg bárửi của mmh và phân loại từng phần ra thành "kinh", "kinh tởm", và "tởm lợm".
Việc đứng ngay gần chị ấy cũng không ngăn được hai ông mãnh nhà Baker xực tươm tướp. Nói thật chứ tôi chi đợi xem lúc hai ông này tự quấn quanh cái chân bàn rồi uốn éo để tiêu hóa.
Juli, bố nó và ông thì đứng hẳn sang một bển và nói không ngừng về chuyện gì đấy, còn bố thì trông thật ngơ ngấn khi đứng với cô Baker ngó quanh nhà. Y như tôi, đứng đó một
mình, và chẳng nói chuyện với ai.
Mẹ lướt ra chỗ tôi và hỏi: "Ổn không con trai?"
"Vâng", tôi trả lòi, rửiimg mẹ cứ đẩy tôi ra chồ ông đứng, "Ra đi, ra đi con", mẹ thì thầm. "Bữa tôi sắp xong rồi".
Thế là tôi đứng vào nhập cuộc. Vòng tròn ba người có mở ra một chút, nhưng chỉ là giãn ra một cách cơ học, không hơn không kém. Chẳng ai nói một lời nào với tôi. Họ vẫn cứ tiêp tục nói về chuyên động vĩnh cửu.
Chuyên động vĩnh cửu.
Bạn thân mêh, tôi thậm chí còn chẳng biết chuyển, động vinh cửu là cái gì nữa. Bọn họ nói về nào là hệ thống đóng, hệ thông mở, nào là lực cản, nguồn năng lượng, từ trường... cứ như tôi đang tham gia vào hội nghị nói tiếng nước ngoài ấy. Còn Juli nữa, Juli thì nói những thứ kiểu như, "Thếnêu như ta đặt hai nam châm sát nhau - đảo cực thì như thế nào ạ?", cứ như con bé thực sự hiểu được những gì đang thảo luận. Rồi ông và bố nó sê giải thích vi sao mà ý tưởng của nó không thực hiện được, nhưng tất cả chỉ lại khiên Juli đặt thêm một câu hỏi khác.
Tôi hoàn toàn lạc lõng. Và kể cả dù có cố vờ như theo kịp những gì bọn họ nói, thì tất cả
những gì tôi thực sự làm ấy mà, là cố gắng không nhìn Juli.
Khi mẹ gọi mọi người ra ăn, tôi đã cố hết sức kéo Juli sang một bên và xin lỗi con bé, nhưng nó chỉ nhìn tôi lạnh lùng, vô cảm, và thực sự thi đâu có thê trách nó được?
Tôi ngồi đôì diện với con bé, cảm thấy sao mà thê thảm. Vì sao tôi lại không bật thằng Garrett lúc ả trong thư viện? Tôi không nhất thiết phải đầm nó. Nhưng tại sao, tại sao tôi lại không nói với nó rằng, nó đã quá đà rồi?
Sau khi mẹ gắp thức ăn mòi mọi người, bố có vẻ như quyết tâm phải là ngưòi lèo lái câu chuyện. "Thế nào, Mike và Matt", bố nói, "hai cháu giờ là cuối cấp rồi nhỉ?" "ơn Tròi!", bọn họ đồng thanh.
"ơn Tròi? Có vẻ sung sướng ra mặt khi không phải học nữa ấy nhì?" à áKhông phải bàn cãi ạ".
Bốbắt đầu ngoáy cái dĩa. "Sao lại thế?"
Matt và Mike nhìn nhau rồi quay lại nhìn bố. "Cứ phải nhai đi nhai lại như vẹt mớ kiến thức cũ kỹ thì thế thôi ạ".
"Buồn cười phết nhỉ", bố vừa nói vừa nhìn quanh bàn. "Hồi học trung học có lẽ là khoảng thời gian vui nhất trong đòi tôi đấy".
Matt-hoặc-Milce nói: "Thật ấy ạ? Chú ơi, phải nói là toàn trò ba lăng nhăng mói đúng chứ!". Cô Baker tròng mắt nhìn nhưng cũng chằng ngăn nối ông mãnh ấy nói tiêp. "Thì đủng thế mà mẹ. Chính là vì cái kiêu suy nghĩ dập khuôn, sản xuất rô-bốt hàng loạt của giáo dục còn gì. Kim kẹp, bác bỏ, một màu - phải nói là con ngấy đên tận cổ rồi ấy chứ".
BỐ nhìn, mẹ, nhăn rửiở kiêu "Arih-đã-bảo-rồi-mà", rồi lại quay sang nói với Matt và Mike: "Thế thì chác chẳng đại học đại hiếc gì nữa nhỉ?"
Tròi ạ, bố bị làm sao thế không biết? Tự dưng tôi nắm chặt lấy con dao và cái dĩa trong tay để sẵn sàng xung trận, xả thần vì hai ông mãnh suốt ngày véo má và gọi tôi là cu này cu kia.
Nhưng rồi tôi hít một hơi thật sâu, cố gắng bình tình lại. Cố gắng im thin thít lặn xuống chỗ nước lặng và tĩnh hơn. Đây đâu phải là cuộc chiền của tôi.
Mói lại, Matt và Mike có vẻ hoàn toàn chẳng xi nhê gì. "Ồ, không", hai ông ấy đáp. "Hoàn toàn có khả năng chứ ạ". "Chuẩh đấy, bọn cháu đã được vài trường nhận rồi, nhưng bọn cháu định sẽ tập trung vào ầm nhạc trước đã".
"À, cả nhạc nhẽo nữa à?"
|