Người ta nói rằng quãng đời sinh viên là đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Nhưng đối với nó cái quãng đời ấy là cùng cực là mất mát tình thân. Nó sinh ra trong một gia đình mà cả bố lẫn mẹ đều là những nhà giáo ưu tú, đối với nó điều đó chẳng đáng tự hào tí nào mà là cả một gánh nặng đè lên vai. Khi nó còn dán đít trên ghế nhà trường, nhỡ học kì nào tuột mất hạng nhất kể như là tháng đó nó sống như người rừng, từ ti vi đến máy vi tính thậm chí là điện thoại hay mực tím mực đỏ gì nó đều bị cấm hết. Muốn trở lại nguyên vẹn như cũ thì biết đều nhất khoát phải “giựt” lại vị trí đứng đầu. Cả cuộc đời học sinh của nó lúc nào cũng là “ tuột hạng là vào rừng”. Đâm ra, nó là đứa giỏi toàn diện. Ngày nó nhận giấy báo trúng tuyển vào đại học Y TP HCM cũng là lúc nó dứt áo bỏ nhà ra đi. Thật ra mà nói nó không phải là đứa con gái bình thường như bao đứa khác. Lúc nó còn be bé, nó chớ hề biết chơi búp bê là gì, hễ thấy con búp bê là nó chạy xa ngàn cây số. nó chỉ thích theo lũ con trai chơi đá banh hay bắn bi thôi, nói gì chứ bắn bi là nó mê tít thò lò. Lớn lên một tí nó cảm nhận được nó không giống những đứa con gái khác. Tình cảm của nó rất khác và nó hiểu đó là gì. Nó muốn sống thật với chính mình thì dứt khoát nó phải từ bỏ gia đình. Bởi lẽ, làm sao bố mẹ nó có thể chấp nhận một đứa con như nó. Nhớ hồi trước trong làng cũng có một bà chị như vậy, cả làng miệt thị, đi đâu cũng bị đàm tíu sau lưng, riết rồi cả nhà cũng phải dọn đi nơi khác sống. Kể ra nghe chua sót quá. Ngày nó quay gót bước đi, mẹ nó khóc ròng rã, bố nó chỉ nói vỏn vẹn một câu, nó nhớ đến giờ mà có lẽ suốt đời này nó cũng chẳng thể nào quên được. “tao sống ở cái làng này, chết cũng ở cái làng này, mày liệu đó sống sao thì sống”. Nó biết có nói gì, làm gì thì cũng không thể nào thay đổi được cái định kiến đã ăn sâu vào bố nó, thậm chí là cả cái xã hội này. Mẹ nó dúi cho nó vài trăm, rồi vội vã vào nhà, bà sợ bố nó nhìn thấy thì nó chẳng còn xu nào. Nó chỉ kịp nắm vội tay bà, siết nhẹ rồi buông thật chậm rãi lời xin lỗi. Nó nghẹn đắng nơi cuốn họng, nước mắt thành dòng, nó cố bước thật nhanh lên chiếc xe khách về Sài Gòn. Nó sống ở cái nơi xô bồ này cũng gần 2 năm rồi chứ đâu có ít. Nó cũng học hành đàng hoàng như bao người khác, chỉ có tội bữa no bữa đói thôi. Hai năm trước, lúc nó mới chân ướt chân ráo lên Sài Gòn nếu không gặp được chị Nga chắc bố mẹ nó lên hốt xác nó về rồi. Có thể nói chị Nga là người Sài Gòn tốt bụng nhất mà nó từng gặp. Nga là một cô gái trẻ, làm việc ở một quán bar lớn trong trung tâm thành phố. Thật ra cũng chỉ là dân quê lên Sài Gòn lập nghiệp, có chút nhan sắc nên Nga quyết định làm việc ở bar. Nó cũng chẳng biết chị Nga có bán thân nuôi miệng hay không? Nhưng đôi khi thấy chỉ cặp kè ông này ông kia đâm ra nó cũng hơi khó chịu. Dù sao đi nữa chị Nga cưu mang nó thì chị cũng tốt lắm rồi. Không ai dư hơi mà cưu mang người dưng. Nó sống với chị, chị cho nó mượn tiền đóng tiền học phí, cho nó ở chung nhà trọ, cho nó ăn cơm ké, nói trắng ra là chị nuôi nó ăn học, nhưng lại ghi sổ, khi nào nó thành tài thì chỉ đòi lại. Ở với chị Nga một thời gian, cũng quen đường xá rồi, nó xin đi làm chung quán bar, Nga nhất quyết không cho. - Mày học khá, đi làm gia sư trong cái Sài Gòn này dư sống, mắc gì phải đi làm như tao. Còn không thì cứ lo học, tao làm đủ nuôi mày, sao này thành bác sĩ rồi, tao đòi lại cũng không muộn. tao có tính lãi nhé. Nói rồi chị Nga nhăng răng cười, nó cũng cười theo. Nó chỉ biết dạ và nghe theo chị Nga thôi. Nó là đứa cũng hiền lành lâu lâu cũng tưng tưng, tốt tính. Chắc vậy mà chị Nga thương nó lắm. Còn chị Nga, nó nghĩ chắc lúc trước chị Nga cũng là người hiền lành nhưng do môi trường làm việc đã biến chị Nga thành một con người khác : mạnh mẽ, quyết đoán và có phần hơi đánh đá. Trong khu trọ này, chẳng ai thích chị Nga cả vì họ nghĩ chị là điếm, đôi khi nó cũng nghĩ chị là con người như thế. Có một lần nó thấy một thằng già đưa chị về,trước khi đi thằng già còn vỗ mông chị,còn chị thì cười khúc khích, trong lòng nó cảm thấy khó chịu lạ, nó thẳng thừng hỏi chị “ chị làm gái à, sao cặp toàn ông già vậy”. chị điếng người, đưa tay tát nó một cái. Nó chẳng nói gì, lẳng lặng vào trong. Có lẽ đó là lần duy nhất chị đánh nó và cũng là lần mà nó làm chị đau lòng nhất kể từ ngày nó ở với chị. Chị biết nó thích gì, muốn gì và vì sao nó lên Sài Gòn một thân một mình như thế. Đó là lí do tại sao mỗi lần lãnh lương chị điều mua quần áo con trai cho nó. Chị biết nó muốn thay đổi, nhưng nó ngại hỏi chị. Chị nhớ lần đầu tiên chị mua cho nó cái áo thun nam, một tuần 7 ngày nó mặc hết 5 ngày. Chị ghẹo nó “ mày ở dơ nó vừa thôi”. Nó nheo mắt cười “ e thích thế”. Rồi cứ đều đều lãnh lương là chị mua quần áo cho nó. Rồi một ngày kia, nó xin chị cắt tóc ngắn, chị cười rồi dẫn nó đi. Nó từng ngày, từng ngày lột xác. Nó cảm thấy tự tin với những gì nó có. Đôi khi những lời bàn tán làm nó chùn bước, làm nó suy nghĩ, làm nó nhớ nơi nó sinh ra. Nhưng tất cả chỉ là đôi khi vì nó nghĩ rằng “ ông trời chỉ cho mỗi người sống một lần”. Rồi nó cũng nghe theo chị Nga, đi làm gia sư cho mấy đứa con nhà có điều kiện. lúc đầu trung tâm gia sư cũng ngại nhận nó. Chắc họ có thành kiến, nó nghĩ vậy nên thôi,nó chẳng đến trung tâm nữa. Rồi nó xin làm phục vụ ở một quán cafe gần trường. Nó giấu chị Nga đi làm, chứ nếu chị Nga biết thì chỉ bắt nó ở nhà lâu rồi. Thời gian học còn không có, lấy đâu thời gian đi làm công việc với đồng lương rẻ bèo như vậy. Đêm chị Nga thấy nó học khuya hơn bình thường, buộc miệng chị hỏi “ đi làm gia sư hết thời gian học bài à, sao học khuya thế?”. Nó chẳng nói gì, cười cười cho qua chuyện. Cái gì đến nó cũng phải đến, trớ trêu thay, người đó sao là thầy nó nhỉ. Chiếc xe hơi màu xám tro đỗ trước quán Zôn. Người con gái bước xuống xe trông thật quen, chẳng ai khác, đó chính là chị. Còn người đàn ông kia lại là thầy nó. Trông 2 người thật khập khiễng, chẳng khác gì cha con. Nó vội tránh mặt nhưng hình như chị đã thoáng thấy nó. Nó thấy thầy nó với chị cười với nhau thật tình. Lòng nó bỗng nhói. Nó chẳng hiểu vì sao nữa, chẳng lẽ nó thích chị?. Không, chị không dành cho nó. Bỡi lẽ mẫu con gái lý tưởng của nó không phải chị, không phải loại người lẳng lơ, trơ trẽn như chị. Sao sóng mũi cay quá? Cổ họng sao nghẹn đắng. Gần sáng chị về, nó vẫn còn ngồi trước bàn học. chị nhẹ nhàng hỏi “ vẫn còn học à?”. Nó chẳng buồn trả lời chị, cứ cắm cúi đọc cuốn đề cương dày cui. Chị lại hỏi “ mày đi làm gia sư chắc cực lắm nhỉ?”. Nó biết chị đang đá xoáy nó, nó ngước lên nhìn chị. Ánh mắt vừa khinh, vừa tức. Chị cả nhận được rằng nếu chị nói thêm một câu nào nữa thì nó tức mà khóc. Nó tắt đèn bàn học, nằm xuống, chum chăn qua khỏi đầu. Chị cũng biết vì sao nó như thế. Đơn giản chị nghĩ rằng nó nghĩ là đĩ và nó cảm thấy kinh tởm chị chăng. Hay là nó cũng như chị, đang có những thứ cảm xúc lạ đan xen trong lòng. Chị cười nhếch mép, lắc đầu “ mình đâu xứng với nó.”. Bước vào năm tư, nó bù đầu bù cổ vào học. Nó chẳng làm gì ngoài việc ăn với học. Nó vẫn ở với chị, vẫn ăn bám lấy chị. Nó cảm thấy giữa chị với nó không còn tự nhiên như trước,chị có gì đó e thẹn. Chị không còn thả rông khi nó ở nhà, hay là “ lấy giúp chị cái áo ngực với, quên mang xuống rồi”, thậm chí nó dường như ko thấy mặc áo dây khi nó ở nhà nữa. Nó cũng chẳng quan tâm lắm. Đôi khi ánh mắt nó chạm ánh mắt chị, nó thấy chị quay nhanh đi để tránh ánh nhìn của nó. Những khi ấy, bấc giác nó lại nhoẻn miệng cười. Chị vẫn đi lại với mấy thằng già,riết rồi nó cảm giác như mất cảm giác với mấy cảnh lố lăng của chị. Đôi khi nó cười khinh chị nữa là đằng khác. Nhưng qua ngày hôm sau, mọi chuyện lại như cũ. Nó vẫn cười với chị, vẫn nói chuyện bình thường với chị. Có lẽ nó thích chị, nó chấp nhận tất cả những gì thuộc về chị. Một lần đang đi dạo cùng chị, nó buộc miệng hỏi “ trong những thằng già đưa chị về, cho tiền chị, chị thích thằng nào nhất”. chị cười “ người ta làm cha mày được, có người làm ông mày được, sao dám gọi là thằng già?”. “không xứng với những từ ngữ xưng hô khác” nó trả lời cụt ngũn. “ mà mày ghen à” chị đá đểu nó. Nó im lặng không nói gì. Chị tiếp “ chị thích cái thằng nhóc không có khoai đang đi với chị nhất. chị yêu nó nhất”. Nó cười “ cái bà này, lầy vừa vừa thôi”. Nó nghĩ chị đang ghẹo nó, nhưng sao trong lòng nó lại rạo rực đến lạ. Còn chị ư, chị biết nó nghĩ chị đùa nhưng đó là đáy lòng chị. Chị yêu nó từ lâu lắm rồi. Đêm hôm đó, lần đầu tiên chị nói muốn nằm ngủ chung với nó, kể cho nó nghe về cuộc đời chị. Nó hồi hôp, tim đập bấn loạn, nó cũng muốn chị nằm bên cạnh, nhưng nó sợ, sợ bản thân mất kiểm soát rồi làm chị sợ. Nó đâu biết được chị có thích kiểu người như nó hay không. Rồi nó lắc đầu “ thôi đi, nóng muốn chết mà nằm chung cái gì bà nội”. Nói rồi nó thấy đôi mắt chị đượm buồn, chợt nó thốt lên một câu mà nó không thể tưởng tượng được “ có bao giờ cọc đi tìm trâu, em muốn ngủ với chị” nói rồi nó ngượng, nó chạy một mạch vào nhà vệ sinh. Còn chị, chị đứng đó, tủm tỉm cười một mình. Nó nằm cạnh chị, mồ hôi chảy ròng ròng, không phải vì thời tiết nóng mà là vì bản thân nó đang nóng. Chị kể về chị, bình thản đến lạ, còn nó, nó nghe sao chua sót quá. Rồi không biết nó nghĩ gì, nó quay người ôm chị vào lòng, nằm trong lòng nó, lần đầu tiên chị khóc, nước mắt chị cứ tuôn ra, ướt áo nó, thấm cả vào trong lòng nó. Bất giác nó hôn trán chị, nụ hôn rất đỗi dịu dàng mang cả tình yêu của nó. Nó ôm chị, chị thấy thật ấm áp. Chị không biết đó là gì, chị không biết nó nghĩ gì khi hôn chị, phải chăng đó chỉ là một sự thương hại, một cách mà nó an ủi chị, hay là...nghĩ đến đó chị lại lắc đầu, không thể nào, chị không xứng với nó, không xứng với tình yêu của nó. Nhưng chị cũng đâu biết được chị đối với nó là tất cả. Rồi 6 năm năm học cũng qua. Ngày nó chính thức trở thành bác sĩ, nó sẽ dõng dạc nói với chị rằng nó sẽ dành cả đời trả nợ cho chị, chỉ mong chị hãy ở bên nó, nó sẽ chấp nhận con người chị,nó sẽ trở thành mảnh ghép tốt nhất để ghép bức tranh tương lại của chị. Nhưng ngày ấy sẽ không bao giờ đến vì chị đã bỏ nó lại,bỏ nó lại với tình yêu chưa nói. Chị để lại cho nó một bức thư, chị đến với nó như một con gió rồi chị ra đi cuốn theo tình yêu của nó dành cho chị. Chị để lại cho nó một trái tim tổn thương biết đến bao giờ sẽ lành. Nó nợ chị một lời cảm ơn, nó nợ chị cả một tấm chân tình. Nhiều lần nó đến quán bar nơi chị từng làm để kiếm chị nhưng cái nó nhận được chỉ là những cái phớt lờ hay cái nguýt dài. Có khi nó nhận được vài câu hờn mát kiểu như là “ con đó lấy chồng Đài Loan rồi, hơi đâu quay lại đây”. Thậm chí có lần người ta bảo với nó rằng chị bị HIV rồi chết một mình , không một người thân bên cạnh trong một một bệnh viện nào đó. Nếu chị chết rồi thì mộ chị ở đâu? Nhưng cũng chẳng ai biết. Nó tuyệt vọng, nước mắt cũng đã cạn khô, nó nghĩ về chị, nó trách chị, sao chị ác với nó thế, chị ra đi để nó một mình với bao câu hỏi và sự dèm pha của mọi người. 5 năm sau, nó trở về quê nhà trong một chuyến tình nguyện. Trong làng không ai nhận ra nó. Đến tối nó về nhà, ngôi nhà vẫn như xưa, còn người xưa nay đã xế chiều. Ngày nó đi con út mới lên 5, nay nhìn xa xa nó đã ra dáng thiếu nữ rồi. Nó vào nhà, mẹ nó như sắp ngất, chạy đến ôm nó, đấm thùm thụp vào người nó,nước mắt bà đầm đìa. Ba nó không nói gì, lẳng lặng bước vào trong.Con Út ngơ ngác, chắc là con Út không nhận ra nó là ai. Cũng chẳng trách nó được. Nó nói với mẹ đôi ba câu, rồi vội vã đi. Nó sợ nếu ai đó nhìn thấy, ba mẹ nó sẽ bị người khác dòm ngó, nói ra nói vào. Hôm sau nó chuẩn bị lên xe theo đoàn về lại thành phố, phía xa nó thấy ba nó đang đứng ở một góc khuất nhìn nó. Nó vội bước xuống, nó lao đi, lao về phía ba nó. Nó ôm chầm lấy ba, nước mắt lăn dài trên má. “ con xin lỗi ba”. Ba nó vỗ nhẹ lên vai nó “ con gái ba đã thành bác sĩ rồi, tốt rồi, tốt rồi.” Đôi lần nó nghĩ về chị, nó chỉ ước được một lần gặp chị, nó sẽ hỏi chị một câu thôi “vì sao lại bỏ nó không một lời từ biệt”. “ Giữa cái Sài Gòn rộng lớn này, lạc mất nhau, đến bao giờ mới tìm thấy được nhau lần nữa.” Hồ Gia Bảo
|