Trường An ca Giang
|
|
Xin giới thiệu với mọi người bộ đam mỹ Trường An ca Giang Tác giả: Nhân văn
Giản cảnh Thiên triều Nam Hà hùng mạnh, uy danh tứ phương, chư hầu rộng khắp. Thế gian ngàn năm hoa mộng, đại đô Trường An phồn hoa đô hội. Vạn vật phồn thịnh. Bắc Hà phương Bắc lăm le dòm ngó, gây can qua, sinh linh đồ thán. Thiên tử Mộ Dung Thế Tùng sau khi bình định Bắc Hà, lập thiên uy, ban cáo thiên mệnh, lập quyền cai trị của Mộ Dung gia. Hậu cung của thiên triều cũng phải thể hiện quy mô thời thịnh thế. Đợt tuyển tú đầu tiên của Mộ Dung triều chủ yếu từ gia môn công thần. Lần này, có cả nam tử tham gia. Bấy giờ cho phép nam nam thông hôn. Trật tự cấp bậc trong hậu cung Hoàng hậu – Đế quân Hoàng quý phi – Hoàng quý quân Nhất phẩm: Quý phi – Quý Quân Nhị phẩm: Phi – Quân Tam phẩm: Tần – Nam tần Tứ phẩm: Canh y Ngũ phẩm: Quý nhân – Nam Quý nhân Lục phẩm: Thường tại – Nam viện Thất phẩm: Thái nữ - Thái viện Bát phẩm: Mỹ nhân – Tiểu viện Cửu phẩm: Quan nữ tử - Quan nam tử Nhân vật Nam Hà thiên tử - Mộ Dung Thế Tùng Nam nhân – Niên Tuân Nam nhân – Đông Phương Phương Trúc Nam nhân - Niên Tuấn
Truyện được đăng trên trang web của mình monfox.wordpress.com
|
Chương 1 Tuyển tú Ngày 30 tháng 11 nông lịch là một ngày hoàng đạo. Tiết đông giá rét, tuyết bay mù trời, khắp thành Trường An là một màu trắng đến buốt lòng. Đây là đợt tuyển tú thứ hai của Mộ Dung triều, có cả nam tử tham gia. Hàng hàng xe ngựa liên tiếp nối nhau đi vào Đông môn. Danh gia thế môn cũng từ đây mà vào, từ đây mà ra… Tôi là thứ nam của Giang Nam tổng đốc Niên Y Phương. Ở Nam Hà, nam nam thông hôn đã có tiền lệ, việc một nam tử lấy một nữ nhân hay một nam nhân khác vốn không còn quan trọng. Người người chỉ quan tâm đến cảm giác ưng thuận của bản thân. Lần này nhập cung cũng không gì ngoài trách nhiệm báo đáp Hoàng ân, mang vinh quang về cho gia tộc Niên thị. Nhưng thật vạn bất đắc dĩ, tôi vốn không màng đến vinh nhục phú quý, thật tâm chỉ mong tìm cho mình một nhân tình, cùng ngao du sơn thủy, sống một đời giang hồ phiêu lãng. Nhưng phận làm con không thể bất hiếu, bề làm tôi chẳng thể bất trung, phụ thân đưa tôi vào cấm thành. Là một trong tam đại khai quốc công thần, trong trận bình định tiền triều, dẹp loạn Bắc Hà, phụ thân dùng châu binh trấn giữ Giang Nam, phò trợ Mộ Dung gia. Còn nhớ trong trận đánh hỗn liệt ở Giang Nam, Thái hậu đã nương nhờ ở Niên gia, nên tôi và người có quen biết. Với tôi, Thái hậu mười phần ưng ý nên trong số các huynh đệ, chỉ mình tôi nhập cung. Là hài nhi của khai quốc công, nên có lẽ vì vậy mà thân phận tôi cao hơn nhiều người khác. Nhưng bước chân vào cấm thành rồi, tôi chỉ biết dựa vào đôi tay, dựa vào trí óc của mình mà sống cho thật tốt. Hậu cung tiền triều minh tranh ám đấu, ác chiến đến tuyệt diệt cả một vương triều. Thật lòng không biết, đoạn đường sau này tôi phải đi như thế nào. Thiên tử gia uy danh tứ phương, đối với ngài tôi có một sự ngưỡng mộ và thán phục. Thật đúng là anh hùng xuất thiếu nhiên, vạn hoàng chi long, hai mươi hai tuổi đã làm quân chủ cả một thiên triều, bình định thiên hạ. Tiếc là trong những bận ngài di giá đến gia môn cùng phụ thân bàn bạc quân cơ, tôi vẫn chưa có cơ hội diện kiến. Theo tôi vào cung còn có A Tấn, là nô tài đem theo từ nhà mẹ. Tôi và A Tấn đã bên nhau từ lúc nhỏ, đến nay cả hai đều mười sáu. Tú nữ tú nam tập trung hết một phòng, tôi và nam nhi của Vĩnh Giang tổng đốc Đông Phương Đệ là Đông Phương Phương Trúc đã sớm có quen biết nhau. Phủ đệ nhà tôi vốn là láng giềng nhà ngoại huynh ấy, tôi cùng huynh ấy lớn lên từ nhỏ, thân nhau như huynh đệ. Từ xa xa, huynh ấy đã thấy tôi liền vừa cười tươi vừa đi tới, bắt lấy tay tôi, vui mừng thân thiết nói: “Tuân Nhi, có đệ ở trong này huynh cũng yên tâm. Lần trước nghe ngoại tổ mẫu nói đệ đệ bị phong hàn, đã khoẻ chưa?” Tôi bịn rịn, nói: “Chỉ ho khan mấy tiếng, đệ khỏe rồi, làm phiền huynh lo lắng! Huynh lặn lội đường xa Vĩnh Giang đến đây, thêm vào tiết đông giá lạnh, vất vả cho huynh rồi…” Huynh ấy gật đầu, tỉ mỉ xem hai mắt tôi, mỉm cười: “Ở trong kinh thành nghỉ ngơi mấy ngày, huynh khoẻ lên nhiều rồi. Hôm nay trông đệ rất mộc mạc thuần khiết trong trắng, càng thêm vẻ dung mạo xuất chúng” Tôi đỏ mặt, thẹn thùng nói: “Huynh không phải đã là mỹ nhân sao? Nói như vậy làm đệ xấu hổ gần chết” Huynh ấy mỉm cười không nói câu gì, lấy tay nhẹ véo tôi hai cái vào má. Lúc này tôi mới có dịp nhìn kĩ huynh ấy, cả người là khí chất thanh tao trang nhã của trúc của mai. Tóc dài xõa ngang hông, phong thái trầm tĩnh. Tôi cười, không khỏi tán dương: “Mấy ngày không thấy, ca ca ngày càng trổ mã. Thiên tử gia mà thấy nhất định sẽ chọn huynh cho mà xem” Phương Trúc ấn ngón tay trên môi ra hiệu bảo tôi chớ lên tiếng, nhỏ giọng nói: “Lời nói thận trọng! Nhiều tú nam tú nữ nổi bật như vậy, ca không chắc sẽ được chọn đâu. Nhưng đệ kìa, một nhân trung long phụng, nếu không được chọn thì thật như áo gấm đi trong đêm” Tôi tự biết mình nói lỡ, không thèm nhắc lại, chỉ cùng huynh ấy nói liên miên vài việc nhà. Phụ thân của Phương Trúc ca cũng là một trong tam đại khai quốc công, gia môn vô cùng hiển hách. Tú nam tú nữ được ra mắt đã nhiều, đến phiên tôi với Phương Trúc tiến điện diện thánh cũng là lúc hoàng hôn. Hơn một nửa đã trở về trước, còn khoảng mười người trong phòng lo lắng chờ. Tôi cùng Phương Trúc và bố người khác sửa sang y phục – nghiêm túc đi vào, quan nội giám một bên dẫn đường ra lệnh quỳ xuống hành lễ, sau đó đồng loạt đứng lên, khoanh tay đứng thẳng một bên chờ đợi quan nội giám bước ra khỏi hàng yết kiến. Chỉ nghe lão nội giám thét lên: “Tuần Châu, nam nhi của Lý Đức Nghiệp, Giang Tô Diêm phó đô, 18 tuổi” “Lã Thanh Thanh, đệ đệ Lan Bố Y, Tô Châu học sĩ, 17 tuổi” “Nữ nhi của tri phủ Tế Nam – Trần Tự Đạo, Trần Tiểu Đường, 13 tuổi” Tôi cúi đầu, nhìn chằm chằm mặt đất, tảng đá vuông dài ba thước lát lại, bên trong trơn bóng như gương. Nghe nói, trước có vài tú nữ quỳ lạy, góc áo váy đính đầy châu ngọc trang sức phát ra âm thanh leng keng. Tôi tò mò liếc mắt người bên cạnh, có vài tú nữ tú nam đã khẩn trương đến độ hai tay run run, không khỏi cười thầm trong lòng. Tôi tò mò nhìn trộm người ngồi trên ngai cao. Điện Thiên Trường rộng lớn, vách tường trong điện là các nhành lá cây tạo hoa văn rực rỡ, lộng lẫy, hoàn toàn không có hoa văn long phượng trong cung thường dùng. Ánh sáng vàng ròng cửu long kim bảo của ngai vàng ngồi phía trên chính là Thiên tử gia, hiệu Khánh Gia đế. Người nọ đầu đội mũ rồng, mười hai viên bạch ngọc châu, không thể thấy rõ vẻ mặt của người. Nhưng nhìn thân thể kia, hơi lộ vẻ mệt mỏi, chắc là nhìn tú nữ tú nam cả ngày đến độ hoa mắt, nghe họ thỉnh an cũng chỉ gật đầu, không hỏi cái gì liền phất tay bảo nhóm các người họ lui ra. Đáng thương thay có người quá mức căng thẳng, vì chú trọng nhan sắc mà ngay cả cơm trưa cũng không dám ăn, nơm nớp lo sợ đến lượt mình, cứ như vậy dễ dàng bị “úp thẻ”. Hoàng thái hậu ngồi bên phải ngai vàng, mũ quan áo phượng, khuôn mặt nghiêm trang. Bộ dạng cũng đoan trang tú lệ, mặt mày hiền lành, mặc dù đã lao lực một ngày nhưng phong thái không giảm. Tôi nhìn thấy liền nhận ra người. “Nam nhi của Vĩnh Giang đô đốc Đông Phương Đệ, Đông Phương Phương Trúc, 16 tuổi” Phương Trúc bước lên phía trước, dáng người nhẹ nhàng, cúi đầu vén áo thi lễ, giọng nói như trúc lay: “Thần Đông Phương Phương Trúc tham kiến Hoàng Thượng – Hoàng Thái Hậu, Hoàng Thượng vạn tuế, Hoàng Thái Hậu thiên tuế” Hoàng Thượng ngồi thẳng người, giọng điệu có chút hứng thú: “Ngươi đã từng đọc qua sách chưa?” Không gian điện phủ rộng rãi, âm thanh Thiên tử gia vang xa. Phương Trúc tao nhã có lễ đáp: “Thần thân nam tử, trong phủ đọc sách thánh hiền, cũng hiểu ít điều ạ” Hoàng Thượng “Ồ” một tiếng nói: “Rất tốt!” Vẻ mặt Hoàng Thái Hậu hoà nhã mà phụ hoạ: “Con là nam nhi của Đông Phương khai quốc công, thân phận có chút khác biệt, dung mạo lại tuấn tú, đứng lên, quỳ cũng đã mỏi rồi” Phương Trúc nghe vậy cũng không dám quá mức lộ vui mừng, mỉm cười đáp: “Đa tạ Hoàng Thượng khen ngợi – Hoàng Thái Hậu khen ngợi” Rồi huynh ấy đứng lên. Hoàng Thái Hậu ngữ điệu có ý cười, dặn dò quan nội giám: “Còn không mau lưu lại tên” Phương Trúc lui ra, xoay người đứng bên cạnh tôi, cả hai nhìn nhau cười. Phương Trúc ăn nói có lễ, dung mạo xuất chúng, ca ấy trúng cử là chuyện một sớm một chiều, tôi cũng không lo lắng. Đang nghĩ ngợi, quan nội giám đã nhắc đến tên tôi: “Niên Tuân, nam nhi của khai quốc công Giang Nam đô đốc Niên Y Phương” Tôi tiến lên hai bước, quỳ gối, cúi đầu nói “Thần Niên Tuân, tham kiến thiên tử gia, Hoàng Thái Hậu, nguyện thiên tử gia và Thái hậu phúc thọ an kHàng, vạn phúc kim an” Người ngồi trên ngai cao khẽ “à” một tiếng rồi cười bảo: “Thiên tử gia? Trước giờ rất ít người gọi trẫm như thế?” Tôi đáp: “Hồi Hoàng thượng, thần từ lâu vốn tôn kính người, ngưỡng mộ tài thao lược của người, nay người anh hùng xuất thiếu niên, bình định thiên hạ, ổn định thiên triều, công cáo thiên mệnh, người là thiên tử, vạn dân bái phục” – Mặt tôi vẫn cúi sát mặt thềm, mắt đăm đăm nhìn vào viên gạch. Chỉ nghe tiếng Thái hậu cười thật tươi: “Hoàng thượng, à không, thiên tử gia gia à, con xem, nam nhi này mồm mép như trét mật, nói chuyện ngọt ngào vô cùng. Ai gia vẫn nhớ, lúc binh biến, lưu lại phủ đệ Niên gia, Niên Tuân một lòng tôn kính chăm sóc, ta rất hài lòng” Giọng của người nửa cười nửa nghiêm nghị “Vậy không mau giữ thẻ, ghi tên?” Nội giám lại thét lên: “Niên Tuấn, giữ thẻ…” Lòng tôi trùng xuống, vị nam tử ngồi ngay ngắn trên cao chính là phu quân của tôi sao? Tôi khom người làm lễ, yên lặng về hàng. Nhìn thấy Phương Trúc đang cười với tôi, đành cười lại. Lòng tôi rất hỗn loạn, không biết nên tiếp nhận chuyện trúng tuyển thế nào nữa. Chờ nhóm tú nhân ra mắt xong, đi theo quan nội giám dẫn đường phía trước, bất luận trúng tuyển hay không, đều dập đầu cảm tạ sau đó nối đuôi nhau ra ngoài. Rời khỏi Thiên Trường điện, nghe được phía sau “phịch” một tiếng, xoay người nhìn, là tú nữ Lý Đông Đông, chỉ thấy sắc mặt nàng ta trắng bệch, trên trán tràn đầy mồ hôi lạnh, hình như trước đó đã bị ngất xỉu. Chắc là do không được “lưu lại” đến nỗi thương tâm quá độ phát bệnh mà ra. Tôi thở dài một hơi nói: “Người muốn giữ thì không được giữ lại, người không muốn giữ thì lại được giữ” Phương Trúc nói: “Đệ thở dài làm gì, có thể nhập cung là phúc nhiều người mong muốn còn không được. Huống hồ hai huynh đệ ta lại cùng tiến cung, có thể chăm sóc lẫn nhau. Lúc này thái giám tuyên chỉ đã đi rồi. Niên bá phụ nhất định rất vui mừng” Ngón tay tôi túm một góc y phục, bước xuống tam cấp chỉ yên lặng không nói. Sau một lúc lâu mới nói nhỏ: “Ca ca, đệ không muốn thật mà, chỉ là đệ ngưỡng mộ thiên tử gia, chứ nào có ý muốn nhập cung…” Huynh ấy kéo ống tay áo tôi, nói chậm rãi: “Huynh hiểu. Chẳng phải huynh đã từng nói, với tài mạo của đệ cho dù trốn tránh cũng khó” Huynh ấy ngừng lại một chút, thu hồi nụ cười: “Huống chi với tư chất của huynh và đệ, nếu không lấy một nữ tử làm vợ, chẳng lẽ lại muốn nương thân vào con người tầm thường hay sao?” Ở ngoài cửa chỉ còn vài xe ngựa và một số người nữa, trước xe ngựa còn treo một chuông gió ngọc lưu ly lay động, như là không tự chủ được bản thân mình. A Tấn đang chờ ở trên xe, từ xa xa thấy chúng tôi đi đến, liền cầm áo choàng nhảy xuống xe ngựa chạy đến chỗ tôi. Tấn đỡ lấy cánh tay tôi, nhẹ giọng nói: “Công tử vất vả quá” Rồi đem áo choàng khoác lên trên người tôi để giữ ấm. Ca ca được người hầu là A Hiểu đỡ lên xe, huynh ấy nhìn tôi rồi nói: “Đệ an tâm đi, sau này chúng ta sẽ nương tựa lẫn nhau trong cung này!” Xe ngựa bắt đầu chuyển bánh thì tôi nghe tiếng “cộc cộc” của guốc sứ trên nền gạch, một vị ma ma ra hiệu xa phu ngừng lại. Tôi ngơ ngác ra ngoài, còn có Phương Trúc và một tú nữ nữa, cũng bị giữ lại. Nữ tử lên tiếng trước: “Chẳng hay ma ma có chuyện gì mà ngăn chúng tôi lại?” Ma ma đáp: “Thưa ba vị tiểu chủ, thái hậu bảo nô tỳ đến đưa cho ba vị vật này”. Ma ma vừa dứt lời, các cung nữ phía sau cung kính bước đến, hai tay dâng khay đỏ trước mặt chúng tôi. Trên mỗi khay là một cái tráp vàng, nạm hồng ngọc xung quanh, ở bốn góc nắp tráp cong lên, treo trên đó là một chùm chỉ vàng, phía cuối treo một chiếc phong linh bé xíu. Tráp được chạm trổ tinh xảo, hẳn là vật quý báu, nhân gian hiếm thấy. Tôi, Phương Trúc ca, cả nữ tử ấy cùng đón lấy cái tráp vàng, hành lễ hướng về Hoàng cung, tạ ơn thái hậu. Phương Trúc ra hiệu, A Hiểu liền hiểu ý, lấy mấy nén bạc thưởng cho vị ma ma và các cung nữ. Chúng tôi hành lễ với ma ma rồi quay lên xe. Nữ tử bên cạnh quay sang, nhìn chúng tôi rồi khẽ cười, dung mạo xinh đẹp hoa nhường nguyệt thẹn. Mã xa của tôi và Phương Trúc đi song song với nhau, tôi vén rèm lên nhìn sang bên cạnh, hỏi: “Ca ca, nữ tử ấy là…?” Ca ca cũng vén rèm cửa, đáp lại: “Tô Ân Tầm, nữ nhi của khai quốc công Định thắng thượng tướng quân Tô Thể Hiền. Thái hậu tặng phẩm cho ba chúng ta có lẽ cũng vì gia môn đều là khai quốc công” Tôi gật nhẹ đầu vài cái rồi đóng rèm, lưng tựa vào thành xe, thở dài… Trong đầu vang lên khúc Giang Nam điệu quê nhà… Con thuyền neo muộn bên bờ rào, ngồi xem thế sự ấm lạnh đổi thay Mở ra bức lịch sử họa, cuộc đời tang thương lặng lẽ Phồn hoa cũng tựa khói mây, vấn vương rồi phiêu tán Trên lầu nào phường đán hoa cất giọng ca vang, tiếng vó ngựa hào hùng định giang sơn
|
Chương 2 Giang Nam Lần tuyển tú này hậu cung lại có thêm chín nữ sủng và mười bảy nam sủng. Từ khi Mộ Dung gia giành được thiên hạ đến nay, Hoàng đế vẫn chưa lập ai vào hàng Hoàng phẩm, tức trên nhất phẩm phi tử. Cũng đã ba năm rồi. Thái hậu vì nóng lòng muốn có hoàng tôn nên thúc giục Khánh Gia tuyển tú, lại góp phần làm cho hậu cung thêm đông vui. Những người được chọn giữ lại đều phải về nhà, đợi ngày thánh chỉ ban xuống đón vào cung. Xa phu đưa tôi về đến gia môn, chỉ vừa mới đặt chân xuống đất đã nghe tiếng pháo ì đùng vang dội, làm huyên náo cả một vùng. Tôi bất ngờ ngước lên nhìn, là thân phụ, thân mẫu, còn có hai ca ca đang nhìn về phía tôi, phía sau là các gia nhân. Họ tiến tới, tôi định lập tức nhào vào ôm lấy, nhưng họ cung kính quỳ xuống hành lễ làm tôi phải dừng lại ngạc nhiên: “Thần Niên Y Phương cùng gia quyến tham kiến tiểu chủ” Tôi lập tức sững sờ. lúc này mới nhớ là tôi đã được Hoàng thượng chọn làm cung nhân, giờ chỉ chờ thánh chỉ ban xuống xác nhận danh phận, cấp bậc. Sự thật này khiến tương lai của tôi đã có sự thay đổi lớn. Tôi vội đưa tay đỡ phụ thân lên. Phụ thân vội vàng xua tay: “Tiểu chủ không thể được. Như này không hợp quy củ” Nước mắt tôi chực trào ra, cố kiềm nén, tôi nói khẽ: “Đứng lên đi.” Mọi người mới bắt đầu đứng lên đón tôi đi vào phủ. Lúc này chỉ còn vài người trong nhà. Yến tiệc bày ra xong, phụ thân mới chịu ngồi lên ghế Tôi lập tức quỳ xuống khóc: “Con bất hiếu, không thể phụng dưỡng cha mẹ, không thể cho cha mẹ một nàng dâu đúng nghĩa, lại để cha mẹ hành lễ, chịu lễ nghi như vậy. Con thật sự rất bứt rứt” Cha mẹ vội vàng đỡ dậy, tôi quỳ bất động tiếp tục nói: “Xin cha mẹ nghe con nói hết. Mặc dù con giờ đã là người của Hoàng gia, nhưng hiếu lễ không thể bỏ. Xin cha mẹ chấp nhận lễ phụng dưỡng này trước khi con tiến cung, bằng không con xin quỳ mãi không đứng dậy.” Mẹ rưng rưng nước mắt, phụ thân gật đầu, nói: “Được ! Y Phương ta quả không uổng công nuôi đứa con này” Tôi lạy phụ mẫu ba lạy xong, rót trà dâng lên, lúc này mới có ý bảo hai ca ca Niên Tuấn và Niên Khương đỡ tôi dậy. Tôi buồn bực trong lòng, mấy ngày đi đường không được nghĩ ngơi, nên cũng chẳng ăn được gì nhiều. Tôi xin phép cha mẹ về phòng. A Tấn đã dọn dẹp xong, tôi vừa định thổi nến đi ngủ thì thấy đại ca Niên Tuấn bước vào, trên tay cầm bát tổ yến: “Tuân Nhi, đại ca mang tổ yến cho đệ đây, ban nãy có ăn được bao nhiêu đâu” Tôi cảm động đón lấy, mắt nhìn đại ca. Ca lại tiếp: “Sau này vào cung rồi thì cứ yên tâm, cha mẹ ở nhà đã có đại ca nhị ca chăm sóc. Đệ tuy chỉ mười sáu tuổi nhưng từ nhỏ đã được học hành lễ nghĩa, nên nhớ việc gì nặng việc gì nhẹ mà ứng xử. Trong cung lòng người đa đoan, khó đoán, đệ cũng đừng vì tước nhất đẳng khai quốc công của cha mà sinh kiêu ngạo. Sau này đệ và Phương Trúc hãy nương tựa vào nhau mà sống cho tốt” Nói rồi huynh ấy vô lấy tay tôi. “Tuân nhi từ nhỏ lớn lên bên đại ca nhị ca, bên cha mẹ, giờ này phải vào cung thật sự lòng đệ vô cùng bất an. Thiên tử gia lại chẳng phải nữ tử…” Đại ca đưa ngón tay lên miệng tôi ra hiệu nói khẽ: “Không được nghĩ như vậy, Hoàng thượng đã chọn đệ, Nam Hà chúng ta lại cho phép nam nam thông hôn, từ bấy lâu nay đó vốn là lẽ tự nhiên, không có gì phải nghi ngại cả” Tôi lại tiếp: “Nhưng đệ không biết sau này phải nương nhờ vào ai, đệ chẳng thể có con với ngài, cũng như chẳng có gì để rang buộc lẫn nhau. Đại ca, đệ sợ…” Ca ôm tôi vào lòng, vỗ đầu tôi mà khẽ nói: “Tuân nhi ngoan, đừng sợ, phúc khí của đệ còn ở phía sau, sau này rồi sẽ có cách mà…” Tôi thiếp đi lúc nào không biết, chỉ biết lúc mở mắt dậy thì trời đã sáng. A Tấn bên cạnh nói: “Công tử, à không, tiểu chủ, người dậy rồi, nô tài lấy nước cho người rửa mặt”. Vừa dùng khăn lau mặt, tôi vừa nói: “a Tấn, ngươi theo ta từ nhỏ, nay ta sắp nhập cung, nếu đi theo ta thì không thể ra ngoài nữa, cả đời sẽ bị bó buộc vào bốn bức tường thành màu tía. Ta cho phép ngươi chọn, ngươi có thể ra ngoài, tìm một nương tử tốt, sống một cuộc sống tự do…” A Tấn quỳ xuống bên tôi: “Công tử, công tử cho a Tấn theo người đi, từ nhỏ nô tài đã ở bên cạnh chăm sóc cho công tử, thật lòng xem công tử như…huynh đệ, ngày sau vinh nhục thế nào a Tấn cũng chịu được, chỉ xin công tử đừng đuổi a Tấn đi” Tôi gằng giọng: “Huynh đệ?” a Tấn hoảng hốt: “a Tấn không dám, a Tấn không dám…” – “Ha ha ha , được rồi, hảo đệ đệ”, nói rồi tôi đưa tay đỡ a Tấn đứng dậy, trong lòng cảm thấy ấm áp vô cùng…a Tấn, ngươi theo ta, trung thành với ta, sau này vinh nhục có nhau, ta nhất quyết không để ngươi thiệt thòi. Tôi định đi ra ngoài nhưng chợt nhớ đến cái tráp Thái hậu ban tặng còn để trên bàn, bèn bước đến cầm lên. Một lần nữa tôi phải thầm thán phục độ tinh xảo của nó, bốn chiếc phong linh theo chuyển động mà vang reo, một âm thanh vô cùng trong trẻo của báu vật. Tôi nhẹ nhàng dùng lực mở nắp tráp, bên trong là một mảnh giấy đỏ và một túi hương, trên giấy có ghi một chữ NHẪN, còn túi hương lại là một tuyệt tác, đường kim thêu vô cùng tỉ mỉ cẩn thận, có thể thấy độ xa hoa của nó. Túi hương tỏa ra một hương thơm ngào ngạt đến mê lòng, không quá yểu điệu mà có phần khảng khái mạnh mẽ, thích hợp mang bên người người nam tử. Tôi định bỏ túi vào tráp, nhưng rồi lại đeo lên thắt lưng. Nhưng điều làm tôi thắc mắc nhất lại là mảnh giấy, chữ nhẫn cuối cùng có ý nghĩa gì? Không lẽ chỉ đơn thuần nhắc nhở tôi phải nhẫn nhịn khi ở trong cung? Một ngày trôi qua. Nội giám trong cung đến tuyên chỉ, phụ thân và mẫu thân, tôi, đại ca nhị ca đến đại sảnh tiếp chỉ, quan nội giám tuyên nói : “Ngày 30 tháng 11 nông lịch, Niên Tuân mười sáu tuổi, con trai của nhất đẳng khai quốc công Giang Nam đô đốc Niên Y Phương phong tứ phẩm Canh y, ban phong hiệu “Tiêu”, 15 tháng 12 này tiến cung. 15 tháng 1 năm sau ban Niên Tuấn chức ngự tiền thị vệ, nhập vào cấm vệ quân. Khâm thử” Lòng tôi không biết là buồn hay vui nữa, chỉ lẳng lặng tiếp chỉ tạ ơn. Vậy là đại ca cũng được triệu vào cung làm ngự tiền thị vệ. Còn có một bà cung nữ tầm trung tuổi, xinh đẹp nho nhã. Tôi biết đó là giáo dẫn cô cô, liền cúi người chào, kêu một tiếng “Cô cô” Bà sửng sốt, không nghĩ tôi hành lễ với bà. Vội vàng quỳ gối thỉnh an tôi : “Nô tỳ Tham Lương, tham kiến canh y tiểu chủ” Tôi cũng theo quy củ, giáo dẫn cô cô là thân phận đặc biệt, các tiểu chủ trong cung phải học lễ nghi từ cô cô, cho nên lần đầu gặp cũng chỉ là quỳ gối thỉnh an mà thôi. Phụ thân sớm chuẩn bị tiền tài lễ vật đưa cho quan nội giám tuyên chỉ. Tuyên chỉ xong, Cô cô cùng nội giám đi uống trà. Niên gia chuẩn bị cho cô cô căn phòng tốt nhất, chiêu đãi nồng hậu. Người thay tôi đi hỏi thăm tin tức cũng đã trở lại. Bởi vì lúc tiến cung, phong vị cho các tiểu chủ cũng không cao, ngũ phẩm là cao nhất. Riêng tôi được đặc cách phong tứ phẩm, ân sủng thế này, có lẽ sẽ gây nguy hiểm cho tôi, khiến tôi trở thành mục tiêu công kích của hậu cung…Phương Trúc vừa hay được sắc phong thành ngũ phẩm Nam quý nhân, phong hiệu “Hiền” cùng tôi tiến cung trong một ngày. Trong lòng tôi thoáng an ủi. Không những được thư thả ngày tiến cung, hai người chúng tôi lại quen biết nhau, sau này tiến cung có thể giúp đỡ nhau, không đến mức cô đơn tịch mịch. Tôi đi làm lễ sắc phong, bắt đầu ở trong biệt viện. Tuy rằng vẫn ở tại phủ đô đốc, nhưng tôi bị ngăn cách với mọi người, bên ngoài là thị vệ trong cung được phái tới, còn bên trong là công công, cung nữ đến hầu hạ, nam tử nữ tử khác cấm được vào. Giáo dẫn cô cô dạy chúng tôi lễ nghi, chờ đến ngày 15 tháng 12 tiến cung. Quy củ sắc phong khá chặt chẽ, trừ những cung nữ ở bên cạnh hầu hạ, ngay cả phụ thân và ca ca muốn gặp tôi cũng phải nói chuyện qua mành che. Mẹ được gặp một ngày 1 lần, nhưng phải theo lễ nghĩa cấp bậc thỉnh an tôi. Phong hào “Tiêu Canh y” tượng trưng cho tôi đã là người của Thiên tử gia. Nhưng cha mẹ và các ca ca cũng phải quỳ xuống thỉnh an với tôi. Mỗi lần nhìn phụ thân quỳ gối, trong miệng kính cẩn đọc : “Tiêu Canh y cát tường, Canh y tiểu chủ phúc thọ an khàng” Sau đó cúi xuống nhìn đất, không dám nhìn tôi, trong lòng tôi thật khó chịu. Như thế vài lần, tôi không thấy phụ thân đến nữa, chỉ có mẫu thân đến hỏi thăm tôi, những lần nào mẹ cũng bảo cha dặn tôi giữ gìn sức khỏe. Từ sáng sớm mỗi ngày tôi Tham Lương cô cô giảng giải quy củ trong cung, buổi trưa nghỉ ngơi, buổi chiều lại học lễ tiết, đứng thẳng, đi đường, thỉnh ăn, tư thế chờ ăn cơm. Tôi học khá nhanh. Thời gian rảnh rỗi thì được nghe Tham Lương cô cô kể chuyện trong cung. Hoá ra cô cô là cung nữ bên cạnh thái hậu, tính tình ngay thẳng, là một thị hầu cực kì chu đáo. Tham Lương đề cập chút ít đến chuyện trong cung, tuy chỉ nói qua, nhưng tôi cũng hiểu tình hình trong cung phức tạp như thế nào rồi. Thời gian thấm thoát trôi qua, ngày tôi phải tiến cung cũng đến gần. Trong lòng tôi lại luôn bức bối khó chịu, thật sự tôi không thể chịu được cảnh tù túng như thế này. Lần nọ, tôi và A Tấn nghịch ngợm lẻn trốn ra ngoài. Tôi cải trang, ăn mặc bình thường, cùng hòa vào dòng người trên phố phường Giang Nam đô hội đông đúc. Cảnh thịnh thế mới lập lại ba năm nhưng phồn hoa thiên hạ không thể che giấu vào đâu được. Tiếng người, tiếng nước chảy trong các con kênh dọc đường đi, tiếng gió thổi xuyên qua rặng liễu quyện vào nhau tạo nên một thứ âm thanh vô cùng dễ chịu. Tôi cố gắng thả hồn theo làn gió, lắng nghe tiếng vó ngựa tiếng khua thuyền xa xa…tận hưởng những phút giây tự do cuối cùng của mình. Tiếng chuông chùa vang xa. Tôi và a Tấn đến cầu phúc, hy vọng mọi chuyện sau này suông sẻ, tôi có thể sống một đời bình an trong cung. Xưa nay tôi vốn không tin chuyện mê tín bói toán, nhưng lần này cũng đến bàn của Thiên dật đạo sĩ xem một quẻ. “Số kiếp của công tử đây thật quả không phải tầm thường. Sau này sẽ sống một cuộc đời vinh quang xán lạn, là phượng hoàng trong phượng hoàng bên cạnh chân mệnh thiên tử của mình. Tuy nhiên, trên con đường đi đến phúc phần ấy, công tử phải cẩn thận…” “Cẩn thận gì thưa đạo sĩ?” – Tôi hỏi. Ánh mắt ông ấy tựa như xa xăm, đăm chiêu lắm. Đợi mãi không thấy trả lời, tôi chợt hiểu ý, liền đứng dậy bỏ đi. A Tấn bực dọc “Tên đạo sĩ chết tiệc, đã đưa ông ta một nén bạc rồi mà còn đòi thêm”. Đạo sĩ giang hồ thật không đáng tin, mới nói một chút, lấy lòng người rồi đòi hỏi. Một lần này thôi tôi không bao giờ xem bói như thế này nữa. Đang đi trên đường lớn, bỗng dưng tôi lắng nghe thấy tiếng vó ngựa phi gấp, từ xa vọng lại, đang hướng về phía tôi. Tôi nép vào bên bờ kênh, nhìn đoàn tuấn mã đi ngang, trong lòng không khỏi thêm phần nộ khí. Đường như thế này, người người qua lại mà nói phi ngựa là phi ngựa, không biết nghĩ đến ai cả, chỉ biết có bản thân mình. Thật quá đáng. Dù có quyền thế như thế nào cũng không được làm thế. Ở Giang Nam này, phủ đô đốc là lớn nhất, mà xưa nay Niên gia tôi chưa ai hành xử vô lại như vậy! Đám người này nhất định là muốn gây chuyện. Định quay lưng đi nhưng a Tấn reo lên, chỉ tay về hướng gốc bằng lăng. Một người trong số họ vừa làm rơi ngọc bội. Miếng ngọc màu trắng, có tua rua đỏ phía dưới. Nhìn qua liền thấy có giá trị, còn ngắm kỹ càng hơn lại thấy toát vẻ thanh thoát, cao quý. Báu vật như thế này quả nhiên không phải của người tầm thường. Tôi bảo a tấn nhặt lên rồi tạm thời đeo lên ngươi, đợi khi có dịp sẽ dùng nó hỏi tội bọn người kia. Chúng tôi đi đến một tửu lầu, gọi vài món Giang Nam, nhâm nhi mùi vị mộc mạc dân dã quê hương. Tửu lầu này nổi tiếng khắp đất Giang Nam bởi hương vị có một không hai, lại có thêm trò “thả chữ” tao nhã dành cho các bậc hiền sĩ mỗi 14 hàng tháng. Hôm nay vừa khéo đúng ngày 14, tửu lầu lại được dịp nhộn nhịp hẳn lên. Cách chơi trò “Thả chữ” rất đơn giản, mỗi lượt, người tham gia sẽ đặt tiền vào một cái lọ, thường thì cả tửu lầu sẽ cùng tham gia. Ông chủ chọn một bài thơ cổ, viết lên tờ giấy lớn như để mất đi một chữ, không viết tên thi sĩ. Chữ bị thiếu đó sẽ được đọc là “vòng”. Mỗi người tự đoán “vòng” đó rồi ghi vào một mảnh giấy nhỏ, các tiểu nhị sẽ đến thu. Đến giờ thì công bố đáp án và người thắng cuộc. Người thắng sẽ được hưởng chín phần số tiền đặt trong lọ, phần còn lại chủ quán sẽ hưởng. Nếu trong một lần mà nhiều người cùng đoán đúng thì tiền thưởng sẽ được chia đều ra. Hôm nay tôi cũng tham gia, sau khi đặt tiền vào lọ rồi, tửu quán công bố bài cổ thi: “Vòng vòng giang hồ thập quá thu, Tửu bôi vô nhật bất trì lưu. Tạ Công thành bạn khê kinh mộng, Tô Tiểu môn tiền liễu phất đầu. Thiên lý vân sơn hà xứ hảo, Kỷ nhân khâm vận nhất sinh hưu? Trần quan quải khước tri nhàn sự, Chung bả tha đà phỏng cựu du” Người cười tươi, kẻ lại nhăn mặt đâm chiêu, nhưng bài Tự tuyên thành phó quan thướng kinh của Đỗ Phủ này vốn đã quá quen thuộc với tôi. “Vòng” lần này là chữ Tiêu và chữ Sái. Tôi chỉ mỉm cười rồi viết lên mảnh giấy trước mặt, đề tên mình rồi gấp lại, đưa cho tiểu nhị. Tất nhiên, lần thả chữ này, tôi là người chiến thắng. Chưa kịp hết vui mừng thì từ bàn đối diện, một toán người nhìn về phía tôi. Một người đứng dậy, phong thái ung dung, bộ dạng có phần phóng túng, mở lời: “Thật bái phục vị huynh đài này, chẳng hay huynh đài có thể cho mọi người cùng biết thêm về chữ Tiêu sái này hay chăng?” Tôi vui vẻ đáp: “Hiếm khi có người có nhã hứng như vậy. Được, Niên mổ xin được diễn giải. Trò thả chữ lần này là bài thơ Tự tuyên thành phó quan thướng kinh của Đỗ Phủ. Bài thơ nói về một người mang chí hướng tiêu sái, muốn phiêu bạt giang hồ, cùng sống với mây gió đất trời, nhưng nhân sinh không như ý, lại không thể biết đến chữ nhàn, đành ngậm ngùi chỉ biết nhìn về những tháng năm ngao du xa xưa. Tiêu sái có nghĩa là phóng khoáng, thoải mái, phong trần. Đó âu cũng là chí hướng của bao kẻ sĩ trên đời. Nhưng chuyện đời nào ai biết được, có khi ta lại chẳng được như ý mình, vướng vào bao bộn bề toan lo không thoát ra được…” Tới đây tôi bất giác cảm thán cho chính bản thân mình. Thật ra tôi cũng như bài thơ này, không muốn nhưng vẫn phải chấp nhận số phận của mình… “Hay, hay lắm” – Cả tửu lâu vỗ tay tưởng thưởng tôi. Còn tôi chẳng có tâm trí nào để ý. Chỉ biết rằng phút chốc tên nam nhân kia đã đến bên cạnh, cầm ly rượu nhằm thẳng vào tôi mà nói: “Tôi kính huynh đài đây một chung”. Tôi đáp lại: “Được, được, hiếm khi được tiêu sái như thế này, chúng ta cạn”. Tôi uống một hơi hết chung rượu, đặt lên bàn, nhưng bất cẩn làm rơi xuống đất. Hắn cuối người xuống nhặt lên, rồi bỗng dưng giật mảnh bạch ngọc đang đeo trên người tôi. “Ở đâu ngươi có cái này?” Tôi hoảng hốt nhìn lại, là miếng bạch ngọc nhặt được khi nãy. “Là của ngươi sao?” – tôi hỏi. Thấy hắn không trả lời, tôi liền tức tốc: “Vô lại, nhà ngươi ỷ thế giàu sang rồi phi ngựa trên phố như vậy, có biết rất ảnh hưởng đến người khác không? Đâu ai cấm ngươi đi ngựa, nhưng phi chậm một chút không được sao? Giang Nam nhiều sông hồ kênh rạch, sao không thấy những người như ngươi té lộn xuống chết đuối đi. Bạch ngọc này là ta nhặt được lúc ngươi phi qua ban nãy đó” Giọng tôi lớn đến nỗi xung quanh phải dừng lại mà nghe. Biết mình vừa thất thố, tôi vô cùng xấu hổ, định quay đi thì hắn kéo tay tôi lại. A Tấn hoảng hốt hất tay hắn ra, hắn lại càng giữ chặt hơn, mắt nhìn tôi như vừa phát hiện một vật gì đó tựa như lạ kỳ lắm. “Công tử, thất thố rồi, buông ra, hãy để ta đi”. Hắn nở một nụ cười trên môi: “Thú vị lắm” rồi kéo tôi lại gần, môi sắp chạm môi. Tôi kinh hãi vùng vẫy rồi đẩy hắn ra xa, vung tay tát mạnh vào má hắn. Tôi tức giận quay đi, không quên ngoảnh lại: “Vô lại” Về đến phủ, mọi người vẫn không ai phát hiện, a Tấn nhanh chóng tắm rửa cho tôi. Đồ đạc đều đã chuẩn bị hết cả, sáng sớm ngày mai thì lên đường nhập cung.
|
Chương 3 Nhập cung Buổi tối trước ngày tiến cung, người nhà có thể vào gặp mặt tiễn đưa. Cha, mẹ, đại ca, nhị ca đều đến thăm tôi. Tham Lương cô cô dặn mấy cung nữ khác ra ngoài, chỉ còn vài người ở lại, nước mắt thi nhau rơi xuống. Lần này ra đi, tôi sẽ phải sống trong cung, muốn gặp lại mọi người cũng khó. Tôi nhìn đại ca, đại ca năm nay 22 tuổi, võ nghệ cao cường. Tiết xuân năm mới, đại ca sẽ vào cung lãnh nhận chức ngự tiền thị vệ, cơ hội tôi và ca gặp nhau vẫn còn nhiều. Ca vẫn chưa lập gia đình, nhưng tôi biết ca đang chờ một người, và ca chỉ lấy một người đó. Nhưng có lẽ, đời này kiếp này họ không thể đến với nhau. Tôi thở dài cảm thán. Đại ca như đọc được suy nghĩ của tôi, đến bên vỗ lên vai mấy cái mà âu yếm. Nhị ca năm nay 20 tuổi, thông minh hơn người, làu thông kinh sử, trưởng thành và biết nghĩ suy, biết lo cho cha mẹ. Tôi chăm chú nhìn mẫu thân, đã ngoài tứ tuần, nhưng vì thường ngày cuộc sống khá yên ổn nên nom trẻ hơn đôi chút. Thế mà trong mấy tháng, hai đứa con phải rời xa mình, khiến mẫu thân có phần lo âu. Tôi ôm mẫu thân: “Mẫu thân, lần này con vào cung, sẽ sống tốt, không chịu uất ức đâu mà. Đại ca làm thị vệ, có thể trở về thăm nhà thường xuyên, xin người đừng lo lắng…” Mẹ gạt nước mắt: “Mẫu thân nghe người ta nói, cửa tử cấm thành sâu như biển, một vào khó ra, con phải tự bảo trọng. Nhớ lấy lời ta, trừ khi được Hoàng thượng sủng ái, bằng không hãy giấu tài mình đi, hạn chế tiếp xúc thì hạn chế được tai ương” Tôi ra sức gật đầu. Ừ , tôi phải giấu mình đi, không nên khoe khoang, nhưng bậc tứ phẩm Canh y này xưa nay chưa có tiền lệ, tôi không biết có thể được yên ổn hay không. Trong đầu tuy nghĩ thế, nhưng tôi vẫn không nói ra, để mẫ thân khỏi thêm phần ưu tư. Sắc mặt phụ thân thì nghiêm nghị: “Lần này con nhớ, vào cung rồi, vinh quang – nhục nhã là ở con, Niên gia ta cũng sẽ cùng vinh nhục với con” Tôi nhìn cha, cảm thấy thương xót vô cùng. “Cha, hãy dẫn mọi người ra ngoài đi, con có vài lời muốn nói với đại ca” Cha mẹ lại dặn dò hết lần này đến lần khác rồi mới ra ngoài. “Đại ca, tiết xuân năm sau vào cung, huynh hãy nhớ…thân phận bấy giờ đã khác, tình cảm của huynh cẩn thận làm hại đến huynh ấy thì không hay…” “Đại ca nhớ rồi, đệ yên tâm, ta không làm chuyện gì thất thố đâu. Đại ca sẽ an phận làm ngự tiền thị vệ, bảo vệ Hoàng cung, bảo vệ đệ, cũng là để bảo vệ người đó…” Tôi thở dài một tiếng, ôm lấy huynh ấy, rồi bảo a Tấn tiễn ra ngoài. Khoảng thời gian cuối cùng tôi ở lại nhà mẹ là như thế đấy. Ngày 15 tháng 12 năm đó, một đội quân trong cung, quan chấp lễ, nội giám, cung nữ đến trước cửa nhà tôi. Trống kèn vang dậy, tuy chủ là tứ phẩm Canh y, nhưng tôi được đón vào cung theo nghi lễ tam phẩm. Không biết là chủ ý của Thái hậu hay Hoàng thượng, muốn cho tôi chút sĩ diện, nhưng trước mắt tôi chỉ thấy đây lại là một rắc rối cho mình sau này. Cung nhân tiến cung là việc trọng đại, lại theo nghi thức tam phẩm, người dân hai bên đổ ra xem, nô nức một con đường. Tôi định leo lên xe thì thấy một nội giám phủ phục xuống, tôi hiểu ý, đây là quy định, tôi phải bước lên lưng hắn để lên xe, a Tấn đưa tay ra cho tôi vịn vào mà giữ thăng bằng. Kiệu hoa đã khởi hành, tôi tựa vào thành xe, mơ hồ nghe tiếng mẹ khóc lẫn vào tiếng pháo inh ỏi. Giờ lành đến, kiệu dừng ở cửa Đông Quan, tôi bước xuống xe liền nhận ra Phương Trúc ca ca và nữ tử Tô Ân Tầm. Cô ta lại nhìn sang phía tôi và Phương Trúc, nở nụ cười thân thiện. Tôi đáp lễ rồi quay đi. Phương Trúc tiến đến nắm chặt tay tôi: “Đệ sao rồi, đã nghĩ thông chưa?” – “Không thông cũng phải thông, đệ còn lựa chọn nào khác sao?” Huynh ấy nhăn mặt rồi bất giác níu chặt lấy tay tôi. Các cô cô và thái giám từ cửa bên của Đông Quan tiến ra, hành lễ thật cung kính với tất cả mọi người có mặt, rồi mời từng vị theo cung nhân của mình mà về cung riêng. Khi họ ra đến, đầu tiên là quỳ rạp trước mặt tôi rồi hô to: “Xin thỉnh an Tiêu Canh y, Tiêu Canh y vạn an”. Những người khác thấy vậy liền lập tức hành lễ với tôi, có cả Phương Trúc và Ân Tầm. Tôi bất giác nhìn ca ấy, mỉm cười “Đứng lên đi, không cần đa lễ, sau này chúng ta phải nương tựa nhiều vào nhau” – Họ lại đồng loạt “Đa tạ Canh y” Tôi, Phương Trúc và Ân Tầm được cư xử đặc biệt, các cô cô, nội giám có phần e dè hơn. Chúng tôi được phá lệ, cho đi vào bằng cổng chính của Đông Quan môn, đây là lối đi chỉ dành riêng cho Hoàng phẩm. Những ánh mắt từ các người phía sau có phần ngưỡng mộ, cũng có chút đố kỵ. Hôm nay trông họ, ai ai cũng đẹp đến mê người, từ nam sủng đến nữ sủng. Một rừng hoa khoe sắc… Tôi trộm nghĩ, cuộc đời một nam tử lại phải cam chịu làm cung nhân, nhẫn nhịn sống trong cung đình, rồi sẽ ra sao đây. Khánh Gia bệ hạ lại không phải người có thể một lòng chung tình. Triều đình, hậu cung có quan hệ vô cùng mật thiết. Ân sủng mưa móc đều nên ban đều tất cả. Không ai được chuyên sủng, được y nhất nhất thương yêu. Thôi thì tôi tự thương yêu chính mình vậy. Từ Đông Quan môn bước vào là vĩnh hạng cao vút, phía trên có lính canh. Tôi và Phương Trúc bộ hành một quãng cũng khá xa, tôi rẽ trái vào cung Tập Hiền, huynh ấy rẽ phải vào cung Trúc Tức. Chúng tôi đều được ban làm cung chủ một cung. Cung Tập Hiền của tôi thể hiện một nét xa hoa tráng lệ, nhưng không quá uỷ mị. Cung có tất cả ba hai chính điện, còn có hai thiên điện. Phía trước hai thiên điện đều trồng nhiều bụi trúc, ngay trước điện Thanh Long là một hòn non bộ quy mô. Phía sau là điện Càn Khánh, nối hai chính điện là một cây cầu bắc qua hồ nhỏ, bên trong có nuôi nhiều cá chép. Tôi ở điện Càn Khánh, phía sau cùng của cung Tập Hiền, điện Thanh Long dùng tiếp khách, hai thiên điện để cho hạ nhân. Đợi khi tôi thượng toạ trên ghế, toàn bộ hạ nhân trong cung đều đến trước mặt, phủ phục: “Chúng nô tài tham kiến Tiêu Canh y, Tiêu Canh y vạn phúc an khang” Tôi khoát tay: “Đứng dậy hết đi” Rồi tiếp: “Sau này các ngươi đều là người của bản quân, bản quân không chỉ cần chân tay nhanh nhẹn, mà còn cần các ngươi nhất mực trung thành. Chuyện gì ở cung thì giải quyết ở cung, không được để lộ ra ngoài. Theo ta, các ngươi chắc phải chịu nhiều thiệt thòi, ta không thích ồn ào, không thuận lễ nghi rườm rà, những gì có thể cho qua đều nên cho qua” Họ lại đồng thanh “Nô tài vạn chết cũng trung thành với chủ nhân” Trong đám hạ nhân, có tất cả năm cung nữ và năm nội giám. Họ đều do Thái hậu ban tặng nên tôi cũng yên tâm phần nào. Tôi chỉ vào a Tấn: “Đây là a Tấn, gia nô của ta, từ nay a Tấn sẽ là chưởng sự cung này, các ngươi phải nghe theo. Tuy nhiên tân nhân nhập cung khó tránh chưa có kinh nghiệm, nhiều sai sót, nên…” Tôi tiếp tục chỉ tay vào nội giám lớn tuổi nhất: “Ngươi tên gì?” – “Chủ nhân, nô tài tên Tường Hoà, trước đây nô tài là chưởng sự nội giám Vĩnh Khánh cung” Tôi tiếp: “Tốt, từng chưởng sự ở cung của Thái hậu, chắc hẳn có rất nhiều kinh nghiệm. Vậy ngươi tạm thời làm chưởng sự ở đây, a Tấn theo ngươi học việc” Họ đồng thanh: “Dạ”. Tôi hắt hơi vài tiếng. Ở Trường An lúc này đang tiết đông, tuyết bay ngợp trời, khác với Giang Nam quanh năm không có tuyết. Tôi đứng dậy đi vài vòng quanh điện Thanh Long, đúng lúc bên ngoài có một đoàn nội giám tiến vào: “Chúng nô tài tham kiến Tiêu Canh y, Lệ phi nương nương sai nô tài mang đến cho Canh y một trăm thước lụa, xem như quà ra mắt ạ” – “Thay ta đa tạ Lệ phi nương nương, sau khi đi thỉnh an Thái hậu, đích thân ta sẽ đến gặp người” Bọn họ đều quay về. Từ điện Thanh Long nhìn ra vĩnh hạng, người người nô nức qua lại, không khí lạnh giá của những ngày cuối năm như tan biến đi trong sự nhộn nhịp ấy. Lệ phi là thân muội muội của Xa kỵ đại tướng quân Phùng Châu Liêm, Phùng Tố Tố. Tham Lương cô cô từng nhắc qua, Lệ phi là một nữ tử vô cùng xinh đẹp, khuynh đảo hậu cung, hiện Lệ phi và Khánh quân là hai người có cấp bậc cao nhất ở hậu cung. Do chưa lập Hoàng hậu nên quyền quản lý lục cung vẫn trong tay Thái hậu, nhưng nghe đâu Thái hậu có ý định ban quyền này cho một trong hai. Thế nên chắc hẳn tranh đấu của họ phải thật ác liệt rồi. Lệ phi cho người đem quà tặng đến cung Tập Hiền là có ý định thăm dò. Thật lòng mà nói, đối với tâm tư của nữ tử này, tôi chỉ thấy lành lạnh trong lòng. Một trăm thước vải này sẽ được dùng vào việc gì đây, tôi có phải nữ tử cần may mặc đâu? Cả ngày hôm ấy, ngoài Lệ phi còn có mấy phi tử và nam phi đích thân đến thăm hỏi tôi, lớn thì Thư Nam quý nhân, nhỏ thì có Lan thường tại. Mãi tiếp bọn họ thì trời cũng đã tối, tôi sai đóng cửa cung cáo khách rồi nghĩ ngơi. Sáng hôm sau, theo quy định, những cung nhân mới vào phải đi thỉnh an Hoàng hậu hoặc Đế quân, nhưng hai vị trí này đều chưa lập nên chúng tôi đến thỉnh an Thái hậu. Tôi chọn bộ trang phục màu đen tuyền, đai lưng màu trắng, đeo thêm túi hương do Thái hậu ban tặng rồi đến Vĩnh Khánh cung. Qua một đêm, tuyết rơi dày thêm, nhưng các nội giám và cung nữ đã quét dọn, khiến vĩnh hạng cũng dễ di chuyển hơn. Tôi không phải mang guốc sứ như các nữ sủng, chỉ vận bạch hài, nên có phần thoải mái hơn. Vừa bước ra khỏi cửa Tập Hiền cung, tôi liền bắt gặp Tô Ân Tầm, cô ta bây giờ là lục phẩm Tô Thường tại, không có phong hiệu, nhỏ hơn tôi hai bậc. Tô Thường tại hành lễ với tôi rồi cùng đến Vĩnh Khánh cung. Trên đường đi, có thể để ý thấy nữ tử này dung mạo xuất chúng, nhưng tôi vẫn không có chút hứng thú nào, chỉ biết cô ta trang điểm có phần đậm nặng. Tô Thường tại mở lời trước: “Cùng nhập cung một lúc, nhưng người được phong tứ phẩm Canh y, lại được ban phong hào ‘Tiêu’, đủ thấy Hoàng thượng ưa thích người như thế nào rồi” Tôi cười nhạt: “Đa tạ thường tại khen ngợi, với nhan sắc của thường tại đây, việc tấn phong người rồi sẽ nhanh đến thôi”. Cô ta cười mấy tiếng rồi thôi. Đúng là, người trong cung chưa kịp tỏ vẻ ganh ghét thì nữ tử này đã mở màn trước rồi. Phương Trúc ca ca từ phía sau đã bắt gặp tôi và Ân Tầm, liền tiến đến chào hỏi. Huynh ấy nở nụ cười thật tươi với tôi và cô ta. Có người ngoài đi cạnh, chúng tôi cũng chẳng thể nói gì nhiều. Chỉ vài ba câu chuyện phiếm là đã đến cửa cung của Thái hậu. Trong đợt nhập cung này, ba chúng tôi đều là những người được tấn phong cao nhất. Nhưng duy chỉ có tôi và Phương Trúc được ban phong hiệu. Thế nên đối với chung tôi, những người khác có phần kiêng dè hơn. Lan Y Hoàng thái hậu vô cùng thương yêu tôi và Phương Trúc ca ca, đặc biệt cho ngồi hai bên tả hữu. Huynh ấy cũng có đeo túi hương được ban tặng. Thái hậu nói, túi hương ban cho ba người là dùng nhiều loại hương liệu dược liệu quý tạo nên, nữ thì có thể an dưỡng dung nhan, mau chóng mang thai, nam thì cơ thể cường tráng, tinh thần minh mẫn, đều hảo cả. Những vinh quang ban đầu nhập cung, tôi cũng không để tâm cho lắm. Thật lòng mà nói, tôi vẫn thấy nơi này có phần gò bó, không được thoải mái. Ước chi lại được như ngày xưa rong ruổi tiêu diêu ở những miền đất xa lạ, cỏ cây hoa lá mới chào…Cánh cửa cấm thành đã khoá chặt chí hướng của một nam tử như tôi.
|
Chương 4 Chưa từng diện thánh Cuối cùng đông qua xuân tới, cây cối lại xanh tốt. Lần đầu tiên đón gio thừa trong cung, tôi cáo bệnh từ chối đến dự yến tiệc cùng Hoàng thượng, chỉ cùng Phương Trúc ngày mùng một đến thăm Thái hậu. Sau khi đi từ Vĩnh Khánh cung, chúng tôi định băng qua Ngự hoa viên để đến trường săn bắn thăm thú cho biết. Trong lúc dạo quanh ngự hoa viên, phía trước mặt tôi xuất hiện một nữ tử ngồi trên loan kiệu, xung quanh là lọng che phượng hoàng, đoàn tuỳ tùng đi theo đông không kể xiết, xa hoa huy hoàng. Nhìn trang phục và phục sức cô ta đang vận trên người có thể thấy đây nhất định là phi tử có cấp bậc cao trong cung. Phương Trúc nói nhỏ với tôi: “Là Lệ phi” Tôi kinh ngạc: “Sao huynh biết?” Phương Trúc ra hiệu im lặng. Đoàn xa giá của Lệ phi ngày càng đến gần, chúng tôi từ xa chấp hai tay, quỳ nửa gối hành lễ: “Thỉnh an Lệ phi nương nương” Xa giá dần dần di chuyển chậm lại, Lệ phi đưa bàn tay trắng nõn nà, đeo hộ giáp màu đen tuyền, trên nạm bạch ngọc vỗ vào loan kiệu hai cái. Đoàn tuỳ tùng dừng lại. Cô ta bước xuống, tiến lại gần chúng tôi: “Hai ngươi là tân nam sủng trong cung này à?” Phương Trúc đáp: “Thưa vâng, thần là Hiền Nam quý nhân, người cạnh bên là Tiêu Canh y” Tôi chỉ nghe thấy Lệ phi khẽ “À” một tiếng rồi nở một nụ cười niềm nở: “Miễn lễ” Chúng tôi đứng dậy, nàng ta tiếp: “Lần trước bản cung tặng trăm thước lụa làm quà ra mắt cho Tiêu Canh y, Canh y có hài lòng không?” Tôi liếc thấy ánh mắt Phương Trúc kế bên như đang thắc mắc cực độ, liền cung kính đáp lời: “Đa tạ nương nương ban thưởng, thần mới nhập cung mà đã được người hậu đãi như thế này thì thật quý, nhưng thần ngu muội dám hỏi nương nương, trăm thước lụa này, người muốn thần dùng vào việc gì ạ?” Lệ phi cười to hơn, rồi nói: “Từ từ Canh y sẽ hiểu tâm tình của bản cung” Nữ tử quay sang Phương Trúc: “Hiền Nam tài nhân, nghe danh không bằng gặp mặt, người tuấn tú như thế này, làu thông kinh sử như thế này, nhất định bệ hạ sẽ vô cùng hoan hỉ sủng hạnh” – “Hai vị đi hướng này có phải là muốn đến trường săn không? Hay để bản cung đi cùng nhé?” Chúng tôi vừa hồi hộp vừa khó hiểu mà đáp: “Cung kính chi bằng tuân mệnh, nương nương, mời!” Lệ phi giơ tay ra hiệu cho đoàn tuỳ tùng quay về, còn nàng ta bước xuống loan kiệu, độc hành cúng chúng tôi, không có cung nữ nào bên cạnh. Ba chúng tôi đi một quãng khá xa đến cuối ngự hoa viên, càng đi vào sâu, tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách ngày một rõ. Đến khi trước mặt xuất hiện một tấm bia, trên đó đề ba chữ Ngự lâm uyển, Lệ phi liền nói: “Đây chính là Ngự lâm uyển, là một rừng trúc, có một con suối uốn quanh, do Hoàng đế Sùng Minh tiền triều cho dựng cách đây ba mươi năm. Có một giai thoại về khu rừng này, không biết trong hai vị có ai từng nghe qua chưa?” Tôi cảm thấy Lệ phi hỏi cả hai chúng tôi, nhưng câu trả lời dường như chỉ dành riêng cho Phương Trúc, là nàng ta muốn thử tài huynh ấy. Phương Trúc niềm nở đáp: “Thưa nương nương, thần từng nghe qua, Hoàng đế Sùng Minh vì vô cùng sủng ái Thiên Tương Hoàng quý quân, Hoàng quý quân lại vô cùng ưa thích không gian yên tĩnh của trúc lâm, nên Hoàng đế cho trồng khu rừng này, là để thưởng cho mỹ nhân, cũng là để tạo nên một không gian yên tĩnh cho mình sau những buổi thượng triều căng thẳng. Thần hiểu biết kém cỏi, khiến nương nương cười chên rồi!” Lệ phi vẫn tươi cười, ánh mắt sắc xảo như trúc diệp: “Hiền Nam quý nhân kiến thức thật sâu rộng, từng câu từng lời đều chuẩn xác so với hiểu biết của bản cung. Thật không hổ danh phong hào ‘Hiền’ mà Hoàng thượng ban tặng” Phương Trúc khom người tạ ơn, Lệ phi tiếp: “Thế còn Tiêu Canh y, người có biết vì nguyên cớ gì mà đến cuối đời tiền triều, Thiên Tương Hoàng quý quân ấy tuy từng một thời vinh sủng, nhưng cuối cùng lại chịu mối hoạ diệt gia, ngay cả tính mạng của mình cũng giữ không được không?” Tôi trả lời: “Thưa nương nương, theo hiều biết của thần thì Thiên Tương Hoàng quý quân không vì đắc sủng sinh kiêu, lại hiền đức đối đãi lục cung, nhưng vì Hoàng hậu lúc bấy giờ ghen tị nên vu oan cho gia tộc quý quân có ý mưu phản, chịu tru di cửu tộc. Là một gia tộc lớn, nên khi bị tuyệt diệt, tiền triều mất đi trụ cột, không còn đứng vững, thiên hạ biến loạn, cuối cùng rơi về tay của Mộ Dung gia” – “Có vu oan hay không thì bản cung không biết, chỉ biết ở chốn hậu cung này, nam phi cũng như nữ phi, đều nhất mực phải cẩn thận, tốt là là đừng nên khoe mình khoe tài, tránh người ghen kẻ ghét, dẫn đến hoạ vong gia diệt thân. Các ngươi đều là nam nhi của hai vị nhất đẳng khai quốc công thần, nên thân phận có chút đặc biệt, mà chính vì sự đặc biệt này nên càng phải trước sau thận trọng. Trong cung hiện giờ, ba vị tân sủng gồm các ngươi và Tô Thường tại chính là tâm điểm cho người người chú ý” Tôi nhìn Phương Trúc ca, rồi cả hai đồng thanh: “Đa tạ Lệ phi nương nương nhắc nhở, chúng thần nhất mực tuân theo” – Lệ phi đáp: “Tốt” Mãi trò truyện, cuối cùng chúng tôi đã xuyên qua trúc lâm, đến một toà biệt viện đã mang màu rêu phong, trên đề ba chữ ‘Trúc uyển cư’, nhưng sự hoang tàn này hoàn toàn chẳng thể giấu đi vẻ dân dã hoà cùng thiên nhiên ngày nào…Thiên Tương năm xưa phải tự kết liễu thân mình, để chứng tỏ tình yêu với Sùng Minh Hoàng đế, vừa để chứng minh lòng trung thành của gia tộc. Tôi thoáng rùng mình, một thời đắc sủng, một thời ái tình mặn nồng, nhưng Sùng Minh nói buông là không ngoảnh lại, nói giết là không truy xét, thật quá nhẫn tâm vô tình. Tiếc cho một nam nhân ngày nào… Vinh sủng trong cung này như mưa móc, nữ tử vốn đã hiếm nhận được, huống chi đến nam phi. Tình yêu đế vương dành cho nam phi của mình chắc cũng có lẽ là hời hợt, chắc là vì có sự khác lạ… Nam phi chẳng thể sinh con cho Hoàng gia, chỉ có thể cật lực trở thành tri kỷ của đế vương để cầu cho mình một chút ân hạnh. Nam phi tuy không bị cấm can dự chính sự như nữ phi, nhưng xưa nay mấy ai làm được chuyện này. Cùng Hoàng đế gánh vác giang sơn, Tiên Tương Hoàng quý quân há phải lại chịu hàm oan hay sao? Huống hồ tôi chỉ là trang nam tử tầm thường thích ngao du sơn thuỷ, bất tài. Biệt viện dân dã mộc mạc trước mắt cũng có thể là bài học nhãn tiền cho bản thân tôi. Lệ phi cuối cùng cũng đã dẫn chúng tôi đến trường săn, nàng ta bảo: “Hôm nay có lẽ Hoàng thượng sẽ đến đây săn bắn, các ngươi nhớ nắm bắt cơ hội” Nói rồi nàng ta vỗ tay hai tiếng thật kêu, một đoàn xa giá lập tức từ ngự lâm uyển xuất hiện. Lệ phi lên kiệu, nhẹ giọng hạ lệnh: “Hồi cung” Tôi và Phương Trúc cung kính: “Cung tiễn nương nương” Ý định thăm thú trường săn của tôi và Phương Trúc cuối cùng lại biến thành như thế này, cả hai đều tâm tư uỷ khuất vì chuyện của Thiên Tương, tuy từng biết qua về sự này nhưng hôm nay nghe tận tai, thấy tận mắt, chúng tôi mới cảm thương hết được tấm lòng Hoàng quý quân năm xưa. “Lệ phi cuối cùng là ý gì?” – Phương Trúc thắc mắc. Tôi lắc đầu: “Chúng ta về thôi ca ca, đệ không còn tâm trạng” Vừa định quay đi, chúng tôi liền nghe tiếng vó ngựa xầm xập, tiếng binh sĩ chạy theo tiếng ngựa, từ xa xa nhìn về hướng ngự lâm uyển đã thấy cờ phướng tung bay phấp phới, tưng bừng khí thế. Người ngồi trên lưng con chiến mã uy dũng nhất, khoẻ mạnh nhất chắc hẳn là Khánh Gia đế, “phu quân” chưa gặp mặt của tôi. Phương Trúc dường như cũng nhận ra đoàn tuỳ tùng lần này khí thế hơn cả của Lệ phi ban nãy gấp bội, liền thúc vào tay áo tôi: “Là Hoàng thượng, là Hoàng thượng” – “Đệ biết rồi, nhưng xa quá không nhìn rõ mặt người được” Khánh Gia đế như không có ý dừng con chiến mã của mình lại, một mạch xông thẳng vào trường săn, cũng không để ý đến chúng tôi đang hành lễ với người. Hoàng đế, Hoàng đế,… Đây chính là lần thứ hai tôi có dịp ở gần Khánh Gia đến như vậy. Trở về Tập Hiền cung, tôi lập tức ra lệnh cho cung nhân đem ra một xấp lụa của Lệ phi ban tặng, sau đó dẫn a Tấn đến Trúc Tức cung gặp Hiền Nam quý nhân Phương Trúc ca ca. Lần đầu bước vào Trúc Tức cung, tôi lập tức choáng ngợp bởi độ bao phủ của cây cối xanh tươi nơi đây, hơn hẳn cung Tập Hiền. Hẳn là Phương Trúc ca thích lắm. Không biết đây là tâm tư của ai mà thực khéo bày trí như ý của ca ca đến vậy. Tôi vừa bước vào cửa chính điện, vừa khoát tay tay báo hiệu cung nhân không cần thông truyền mà tiến thẳng vào: “Hiền Nam quý nhân thật là có phúc, cung Trúc Tức xanh tươi màu lá chẳng khác nào ở Ngự lâm uyển”. Phương Trúc thoáng giật mình, đang ngồi trên bàn xem thi thư, thấy tôi vào liền nở nụ cười ấm áp: “Cuối cùng đệ cũng chịu ghé qua đây”. Trông thấy chủ nhân của mình và Tiêu Canh y tôi có mối quan hệ hữu hảo, đám cung nhân tự nãy giờ sắc mặt căng thẳng cũng dễ nhìn hơn rất nhiều. Phương Trúc ra lệnh cho tất thảy cung nhân ra ngoài, chúng tôi chỉ để a Tấn và a Hiểu ở lại, ca ca lập tức thay đổi nét mặt: “Ngự lâm uyển gì chứ, ta chỉ lo rồi nơi này cũng sẽ thành ngự uyển cư hoang tàn kia thôi” Thấy huynh ấy như vậy, tôi đồng cảm: “Biết sao được” Phương Trúc để quyển thi tập xuống bàn, tự tay rót Liên hoa trà cho tôi. Tôi cầm lên, lấy tay áo trái che tay phải lại thưởng thức. Hảo! Tôi đặt ly ngọc bích xuống bàn, không khéo khiến nó rơi xuống, vỡ ra, vang một tiếng “xoảng” thật to. Tôi lắc đầu ngao ngán nhìn Phương Trúc trong khi a Hiểu đang dọn dẹp tàn tích ban nãy: “Ca ca, đệ là nam tử, không thể như thế này, phụ thuộc vào ân sủng mưa móc của một nam tử khác như thế này được. Huống chi người ấy là Hượng thượng, là người không chỉ của riêng ai, là người của cả thiên hạ…Đệ không phải” Nghe xong sắc mặt Phương Trúc lại càng đâm chiêu hơn bao giờ hết: “Những lời này không tiện nói nhiều, sau này cũng hạn chế, đệ phải cẩn thận tai vách mặt rừng,…Ta cũng thấy thương tâm, Thiên Tương năm ấy…” Tôi ra hiệu cho Phương Trúc im lặng. Chuyện của Thiên Tương, tôi không muốn nghe gợi lại nữa, sầu não chỉ thêm sầu não. Thế nhưng huynh ấy vẫn tiếp: “Ân sủng của đế vương là như thế đó sao?” Tôi lập tức chuyển chủ đề: “Lệ phi, không biết cô ta có ý gì” Nói đoạn tôi quay sang nhìn a Tấn, hắn lập tức đưa xấp vải đến trước mặt Phương Trúc. Tôi nói: “Tại sao lại tặng đệ thứ này rồi ra chiều bí hiểm như vậy?” – “Chính huynh cũng thấy lạ, tại sao trong số những tân sủng nhập cung, Lệ phi chỉ tặng vải cho một mình đệ. Thôi thì cứ cất nó vào, sao này ắt hẳn có lúc dùng tới. Đúng rồi, chúng ta nên cẩn thận người này. Hôm nay cố tình dẫn chúng ta đến Ngự lâm uyển, rồi ra chiều nghiêm nghị nói về chuyện của Thiên Tương, cố tình làm tâm trạng chúng ta không tốt, không thể diện thánh” – “Đành là vậy, nhưng chuyện của Thiên Tương là có thật, những gì Lệ phi nói cũng là thật, diện thánh thì sao, mà không thì sao, dù gì đệ và huynh cũng là nam nhi của khai quốc công, Hoàng đế nhất định giữ trong cung, triều đình nhất định không dám bạc đãi. Huynh có nhớ rằng, vì sao chúng ta ở đây, giờ này hay không?” Phương Trúc cầm quyển thi tập lên, nhìn tôi rồi nói: “Đây là chuyện xưa nay triều đại nào cũng làm như thế. Tuân nhi à, đệ tiết chế bản tính lại một chút cũng không sao đâu, cứ như còn ở Niên phủ không bằng” Tôi im lặng. Phương Trúc tiếp tục: “Nếu đã không thể điều khiển vận mệnh, thôi thì huynh chọn cách đi cho thật tốt quãng đường này, chúng ta ở đây, không phải vì chúng ta, mà còn vì gia tộc Niên thị và Đông Phương thị nữa” Ca ca đưa quyển sách trên tay cho tôi: “Đây, đệ cầm về mà nghiên cứu thi thư, tính đệ không hợp với võ bị thì cố gắng mà rèn luyện thi thư” Tôi liếc nhìn quyển sách, cầm lấy, rồi nói: “Đệ đọc quyển này rồi. Đệ cũng biết mình cần luyện rèn sử kinh, nhất định không phụ lòng huynh đâu” Tôi định đặt quyển sách xuống bàn nhưng Phương Trúc ngăn lại: “Cứ cầm về, sau này ắt hẳn có lúc đệ cần dùng đến” Tôi mím môi, nhìn lại quyển thi tập của Thái Thân trên tay mình, rồi đưa cho a Tấn. Vừa vải vóc, vừa thi tập, cuối cùng Lệ phi có ý gì, Phương Trúc ca ca muốn gì đây?
|