Sổ Tay: Thuật Ngữ Ma Sói
– ————
– Kịch bản: Ma Sói là một vở kịch, lá bài là thiết lập, người chơi là diễn viên. Vậy nên chơi game kiểu gì, nói làm sao để dân làng tin tưởng mình,… chính là kịch bản do bản thân người chơi tự nghĩ ra.
– Newbie – người mới. Những người mới tiếp xúc với ma sói, còn chưa rành về trò chơi này.
– Oldbie – người cũ. Những người đã chơi game ma sói lâu và nhiều.
– Chức năng/thần chức: Người nắm chức năng/kỹ năng đặc biệt.
– Fake – Giả dạng. Dùng để chỉ hành động nói ra thông tin không đúng sự thật. Có thể là fake chức năng (chức năng A mà ra nói mình chức năng B) cũng có thể là fake hành động ( là tiên tri, soi A mà nói soi B) cũng có thể là fake thông tin ( là tiên tri, soi A ra No, mà nói soi A ra yes) Hoặc là kết hợp của tất cả các dạng trên vào cùng 1 thông tin (là sói, ra nhận tiên tri, soi A yes)
– Cạch – nhận cùng chức năng. Là hành động người sau ra nhận chức năng giống với người đã ra chức năng trước. VD: A ra nhận mình là bảo vệ, B cũng ra nhận mình là bảo vệ. Hành động của B gọi là cạch.
– Quay đầu – Phủ nhận: Là hành động phủ nhận các thông tin trước đó. Hoặc xác định bản thân mình đã fake thông tin trước đó. VD: A là dân, ngày đầu, A ra nhận mình là tiên tri soi B ra sói. B ra nhận bảo vệ, không ai cạch với B. A quay đầu => chứng tỏ A ra thông tin tiên tri soi B là giả.
– Cạch cứng: Nhận vĩnh viễn chức năng, không quay đầu nữa.
– Vote – biểu quyết/bỏ phiếu: Là hành động biểu quyết của cả làng vào ban ngày để quyết định người sẽ chết treo vào ngày hôm đó.
– Lead/lead làng/lead dân: Người dẫn dắt mạch game và đúc kết suy đoán của mọi người. Cũng là người đáng được tin tưởng. Thắng hay thua dựa vào người lead khá nhiều.
– Hùa phiếu: Hành động nhiều người bắt chước nhau, cùng bỏ phiếu một người. Có thể là do dân làng không biết bỏ phiếu ai nên theo số đông; hoặc sói hùa phiếu để ép chết một người tốt.
CÁC THẦN CHỨC/CHỨC NĂNG XUẤT HIỆN TRONG TRUYỆN
1. Phe dân
– Nhà tiên tri/tiên tri: Mỗi ngày được kiểm tra thân phận của 1 người, xem người đó thuộc phe tốt hay phe sói.
– Phù thủy: Có 1 bình thuốc cứu và 1 bình thuốc độc. Mỗi khi có người bị sói cắn sẽ được thông báo riêng, có thể chọn cứu hoặc không. Sau khi dùng bình cứu sẽ không được nhận thông báo riêng nữa. Bình độc dùng để chọn giết bất cứ ai.
– Thủ vệ/bảo vệ: Mỗi ngày chọn bảo vệ một người khỏi bị sói cắn. Không có tác dụng với bình độc.
– Thợ săn: Khi thợ săn chết, lập tức chọn một người và nổ súng giết người đó.
– Thằng ngốc: Nếu thằng ngốc bị vote sẽ không chết, nhưng từ đó sẽ mất quyền vote.
– Ảo thuật gia: Mỗi đêm có thể lén đổi bảng số của hai người. Không được tráo cùng 1 người 2 đêm liên tiếp.
– Người giữ mộ: Có thể biết người bị vote chết cùng ngày thuộc phe sói hay phe tốt.
– Người nhiếp mộng: mỗi đêm chọn một người chìm vào trạng thái “mộng du” miễn dịch tổn thương ban đêm. Liên tục bị mộng du hai đêm sẽ chết. Nếu người nhiếp mộng bị giết, người bị mộng du cũng chết theo.
2. Phe sói
– Vua Sói Trắng: Có thể tự bạo/tự sát. Khi tự bạo kéo theo một người chết chung (kỹ năng chủ động).
– Vua Sói: Khi chết kéo theo 1 người chết cùng. Chức năng tương tự Thợ săn.
– Quỷ tượng thạch/Quỷ tượng: Nó và phe sói không biết mặt lẫn nhau, có 2 kỹ năng:
– Kiểm tra thân phận cụ thể của một người chơi mỗi đêm.
– Đóng băng kỹ năng người chơi (mở khóa sau khi sói đã bị loại hết)
– Bóng ma ác mộng: Mỗi đêm chọn một người để dọa, người bị dọa sợ không thể sử dụng kỹ năng. Nó và phe sói không biết mặt lẫn nhau.
– Sói mỹ nhân: Chọn một người để quyến rũ. Khi sói mỹ nhân chết, người bị quyến rũ sẽ chết theo nó.
3. Phe thứ 3, chức năng linh hoạt
– Cupid: Chọn hai người bất kỳ và ghép họ thành một cặp (cpl). Trong cặp đôi đó, khi một người chết, người còn lại cũng chết theo.
– Nếu hai người là dân thì theo phe dân. Cupid theo phe dân.
– Nếu hai người là sói thì theo phe sói. Cupid theo phe dân.
– Nếu một sói một dân thì thuộc phe thứ 3. Cupid theo phe thứ 3.
– Ăn trộm: Khi ván chơi có Ăn trộm, bộ bài sẽ được thêm hai lá bài chức năng và chia đều cho người chơi (vd: 12 người, 14 lá). Sau khi mỗi người đã nhận được lá bài của mình, sẽ có hai lá bài bị dư. Đêm đầu tiên, Ăn trộm được xem 2 lá bài dư và chọn 1 trong 2 làm vai của mình.
– Một trong hai lá bài là Sói: Ăn trộm phải lấy lá Sói.
– Cả hai lá bài đều là Sói: Thu hồi bộ bài và chia bài lại.
– Sau khi Ăn trộm lấy 1 lá, lá còn lại sẽ bị tiêu hủy.
– Người yêu thầm: Đêm đầu tiên, người yêu thầm chọn một người làm đối tượng thầm mến; đối tượng thầm mến không biết mình bị yêu thầm, cũng không biết thân phận của người thầm mến. Khi đối tượng thầm mến giành thắng lợi, người yêu thầm sẽ thắng theo.
– Một trong hai lá bài là Sói: Ăn trộm phải lấy lá Sói.
– Cả hai lá bài đều là Sói: Thu hồi bộ bài và chia bài lại.
– Sau khi Ăn trộm lấy 1 lá, lá còn lại sẽ bị tiêu hủy.
4. Cơ chế, thân phận công khai
– Cảnh sát trưởng: Người chơi được bầu làm cảnh sát trưởng sẽ có Cảnh Huy (Huy hiệu cảnh sát), 1 phiếu vote treo của cảnh sát trưởng tương đương với 1.5 phiếu vote treo. Nếu cảnh sát trưởng vào tù, có thể chọn một người để kế thừa Cảnh Huy, hoặc tiêu hủy Cảnh Huy. Đã giải thích chi tiết tại chương 34. Cơ chế hơi giống lá Trưởng làng.
ĐIỀU KIỆN CHIẾN THẮNG CỦA MỖI PHE TRONG TRUYỆN
1. Phe dân/ Phe tốt: Hoàn thành nhiệm vụ vượt ải của phó bản trước khi sói thắng.
2. Phe phản bội/ Người sói:
– Giết toàn bộ: Loại bỏ toàn bộ người chơi phe tốt. Phó bản áp dụng: Du Viên Kinh Mộng…
– Giết cục bộ: Loại bỏ tất cả người tốt có chức năng, hoặc dân thường, thì có thể giành chiến thắng. Với cách chơi này, phán đoán xem ai là người có chức năng, ai là dân thường là một chuyện vô cùng trọng yếu. Phó bản áp dụng: Chơi trốn tìm…
3. Phe thứ 3: Loại bỏ tất cả các phe khác (phe Tốt, phe Sói,…)
Đọc thêm nhiều nội dụng tuyệt vời, hay click vào: https://btruyen.com/dam-my/nha-tien-tri-duoc-chon/19745.html
|