Dòng Sông Ly Biệt
|
|
Chương 001
Nhìn vào kính, chải sơ lại mái tóc, cột thêm chiếc nơ xanh, đánh tí phấn hồng lên má, mẹ bảo tôi trang điểm trông có vẻ thùy mi. hơn. Lúc này tôi cần phải để cho người ta có cảm giác như vậỵ Hôm nay là ngày đi tìm việc thứ năm rồi. Nói là tìm việc cũng không đúng lắm, vì gặp việc gì tôi cũng nhảy vào thử thời vận cả. Cầm một xấp giấy báo cắt rời trên tay chạy ngược chạy xuôi, lên xe buýt, xuống xe, dầm mưa... tới đâu tôi cũng chỉ gặp sự từ chối khéo. Hôm nay chắc cũng thế. Hiểu như vậy nhưng lúc nào tôi cũng hết sức tự gây lấy niềm tin. Mục rao vặt của tờ báo hôm nay có đăng mấy chỗ cần người. Thứ nhất là phòng khám bệnh tư cần y tá, thứ hai là một tờ báo mà tôi chưa hề nghe nói tới cần một thư ký tòa soạn, thứ ba là một công ty cần gấp một số thiếu nữ trẻ đẹp chưa chồng.
Tôi đã sửa soạn xong xuôi, mẹ tôi từ ngoài bước vào với chiếc dù trên tay, gương mặt tái xanh của người không quên mỉm nụ cười gượng gạo:
- Y Bình, mẹ vừa sang thăm thím Trinh mượn được chiếc dù cho con đây, từ đây con khỏi phải dầm mưa nữa rồi, dầm mưa mãi bệnh thì khổ... Giày của con cũng vá xong, ông thợ đầu ngõ tốt quá, ông ấy bảo trả tiền sau cũng được.
Tôi nhìn mẹ, hôm nay trông người thật xanh xao Tôi hỏi:
- Mẹ, mẹ không khỏe trong người à? Mẹ tôi gượng cười, nụ cười trông thật tội nghiệp:
- Không, không sao cả con. Tôi đoán, có lẽ chứng bệnh nhức đầu của người lại làm tình làm tội người. Mẹ ngồi xuống tấm da hổ lót trước giường của người. Tấm da hổ này mang tận từ nước ngoài về. Lúc đầu gia đình tôi có đến bẩy tấm, nhưng bây giờ còn lại một tấm độc nhất này thôi. Mẹ thường ngồi trên tấm da này may vá. Trong những tháng lạnh, khi áo không đủ ấm, người thường vo tròn trong đó. Trong căn nhà nhỏ hai gian của chúng tôi, một chút phú quý, một chút vàng son của thời xa xưa còn lại là nó.
- Mẹ ơi, có lẽ con phải đến Phương Du mượn ít tiền, trưa nay nếu không thấy con về thì chắc tối con mới về được, mẹ đừng lo nghe Phương Du là bạn học của tôi xx Mẹ nhìn tôi một lúc mới hỏi:
- Sợ mượn tiền rồi không trả nổi thì cũng khổ.
- Chuyện đó tính sau, bây giờ mượn được thì tốt rồi. Phải chi lúc trước đậu xong tốt nghiệp phổ thông con đi học thêm đánh máy, tốc ký thì hay biết mấy, bây giờ chỉ còn có cái bằng tốt nghiệp ai cũng coi không ra gì cả.
Mang dù ra cửa, xỏ giày vô, tôi nhìn bầu trời u ám bên ngoài. Những hạt mưa bụi bay đầy sân. Mẹ bước theo, đưa tôi ra khỏi cổng xong người khép cửa lại, không quên dặn dò:
- Nhớ về sớm nghen con! Tôi quay sang nhìn mẹ, rồi bước nhanh. Nên đến nơi nào trước đâỷ Phải rồi, ta đến phòng khám bệnh trước. Xem nàỏ Nằm trong hẻm đường Nam Lộ. Để tiết kiệm bốn ngàn bạc còn lại trong túi, tôi không ngồi cả xe buýt. Khi tìm ra con đường, tôi đi gần suốt buổi mà vẫn không tìm thấy con hẻm ở đâu.
Cuối cùng rồi cũng tìm rạ Con hẻm vừa hẹp vừa tối lại đầy bùn, quanh gần sáu, bẩy khúc quẹo, bùn lấm đầy giày tôi mới tìm ra địa chỉ. Đấy là một ngôi nhà gỗ rách nát, có gác, cửa vào có chiếc bảng xiêu vẹo với nét chữ nguệch ngoạc: "Phòng Khám Bệnh Ngoài Giờ" Bác sĩ Phước Anh đã từng du học ở Nhật phụ trách.
Chuyên tri.: Hoa liễu, di tinh, mộng tinh, mào gà, bất lực...
Nhìn gian nhà với tấm bảng, tôi chợt rùng mình. Không đủ can đảm để bước tới gõ cửa, tôi lập tức quay đầu lại bước ra ngõ, cơ hội tìm việc làm trong ngày đầu tiên đã mất. Vứt mảnh tin vặt kia vào sọt rác, tôi nhìn đồng hồ, đã gần 11 giờ rồi
Còn hai nơi để đến, trước nhất là tòa soạn tờ báo ở đường Hai Bà Trưng. Tôi lại thả bộ đến nơi, lại phải quẹo thêm năm, sáu khúc quanh mới tới được địa chỉ. Trước cửa tòa soạn tôi thấy đề "Tòa Soạn Báo".
Nói thật hồi nào tới giờ tôi chưa hề nghe tên một tờ báo nào có tên như thế. Nhưng nhìn những chữ viết trên bảng tôi thấy vững tâm. Biết đâu đây là một tờ báo mới
Vuốt lại tóc, áo quần cho ngay ngắn xong, tôi tiến tới gõ cửa, cửa chỉ khép hờ, nhìn vào trong tôi thấy một gian phòng rộng khoảng ba thước vuông. Một chiếc bàn to, một chiếc ghế bành cho học trò ngồi đã chiếm hơn phân nửa diện tích gian phòng... Trên chiếc bàn rộng, một gã đàn ông khoảng trên ba mươi tuổi mặc áo pull, miệng ngậm ống vố xem báo. Nghe tiếng gõ cửa, gã ngẩng đầu lên hỏi:
- Cô tìm ai?
- Dạ thưa, ở đây có phải đang cần một thư ký tòa soạn không ạ? Gã đàn ông vội vã đứng dậy.
- Vâng. Mời cô vào dây Tôi bước vào, gã hướng mắt phía trước bàn học trò với cây bút và mảnh giấy trên tay:
- Cô ngồi đây và viết cho tôi một bản lý lịch. Hồi đó tới giờ tôi chưa hề làm một việc như vậy, lúng túng cầm bút lên ghi vội tên, tuổi tác, trình độ học vấn của mình lên giấỵ Không đến năm phút tôi đã viết xong, gã cầm lên xem một lúc rồi gật đầu nói:
- Được rồi Cô thích làm việc văn nghệ không?
- Cũng thích. Thật ra thì tôi thích âm nhạc và hội họa hơn. Gã im lặng một chút rồi kéo hộc tủ ra mấy quyển tạp chí:
- Ở đây chúng ta ra loại tập san này nhiều nhất, cô có thể ngồi đấy xem. Tôi tiếp lấy giở vài trang ra xem. Gã đàn ông nhìn tôi cười nói:
- Chúng ta ở đây xuất bản loại tạp chí này là chánh, nếu cô Bình thấy thích, cô có thể viết thêm càng haỵ Riêng về công việc ở đây thì rất nhẹ, cô chỉ có nhiệm vụ thu thập mấy mẩu tin, mẩu truyện trên các báo khác. Nói trắng ra thì văn chương ở đời này nhiều lắm rồi, chúng ta chỉ cần chép lại rồi thêm mắm thêm muối, đổi tên nhân vật, tên sách là được một tác phẩm mới của chúng ta. Cô có biết không, truyện này đây tôi đã trích ra từ một tạp chí cũ rách đây trên hai mươi năm, còn mấy bức tranh phụ bản trong báo, tôi đã mượn tạm của các báo Hồng Kông và ngoại quốc. Tóm lại, công việc chính của chúng ta là sưu tầm. Còn nếu cô thấy có khả năng viết thì cứ viết. Truyện của chúng ta không cần phải cao, phải hay lắm, chỉ cần lâm ly hấp dẫn là được rồi. Bây giờ độc giả chỉ thích những loại như thế, thành ra cô xem tạp chí chúng ta bán cũng đâu kém ai
Gã đàn ông nói một hơi, hình như hắn rất kiêu hãnh với cái nghề đạo văn, đạo ảnh của thiên hạ. Hèn gì mà ngay từ đầu tôi đã có cảm giác đã nhìn thấy mấy bức tranh ấy ở đâu rồi. Thật chẳng sai! Tôi chúa ghét những hạng làm văn nghệ kiểu lem nhem này. Đứng dậy, tôi muốn đi khỏi đây ngay, trong khi gã đàn ông vẫn lải nhải:
- Tạp chí của chúng ta vì còn phôi thai nên tạm thời mỗi tháng chỉ ra có bốn kỳ, và lương của cô là một trăm ngàn đồng. Tôi cắt ngang:
- Cám ơn ông, nhưng tôi thấy công việc ở đây không thích hợp lắm với tôi, vậy phiền ông tìm người khác. Nói xong, tôi bước nhanh ra cửa tòa soạn "tạp chí vĩ đại nhất nước". Gã đàn ông có vẻ ngạc nhiên, hắn đứng dậy trố mắt nhìn theọ Ra khỏi hẻm, tôi ném mấy mảnh rao vặt vào thùng rác, thở dài. Ba hy vọng đã văng mất hết hai, bây giờ chỉ còn hy vọng ở công ty còn lại. Nhìn vào đồng hồ, đã gần một giờ rồi, tôi ghé vào một quán ăn nhỏ ăn một tô mì hết một ngàn, như thế cũng tạm xong bữa cơm trưạ Tôi nhảy lên xe buýt đi tìm hy vọng.
Đấy là tòa building thật lớn, bên dưới dùng làm trụ sở một hãng buôn. Tìm mãi không thấy tấm biển công ty đâu, do dự một lúc, tôi bước vào hỏi cô bán hàng, cô này lập tức gật đầu xác nhận và đưa tay chỉ tôi lên lầụ Khung cảnh sang trọng trước mặt làm tôi ***a mắt. Bộ sa lon đẹp, những màn cửa bằng nhung thả dài theo mấy khung cửa sổ, ngoài ra còn có mấy kệ sách đánh vẹc ni thật bóng. Trong phòng khi tôi bước vào đã có sẵn bẩy, tám cô phấn son lộng lẫy. Cạnh cửa ra vào có một ông thư ký thật trẻ. Thấy tôi, ông ta hỏi:
- Cô dự tuyển à?
- Vâng.
- Thế thì điền tên vào đâỵ ông ta đưa cho tôi một tấm giấy lớn, bên trên có in những hàng chữ tên họ, tuổi tác, quê quán... Tôi điền vào đầy đủ, ông ta nhận lại phiếu, đặt lên chồng giấy bên cạnh, rồi chỉ ghế trước mặt:
- Cô ngồi đợi đi, ông giám đốc sẽ hỏi thêm một vài điềụ Hỏi một vài điềủ Có lẽ ông ta muốn nói là khẩu vấn chăng? Tôi ngồi xuống ghế, yên lặng ngắm nghía các cô cùng đến dự tuyển như tôi. Người nào cũng đẹp hết, dù có một số son phấn lòe loẹt nhưng cũng không đến đỗi nàọ Đợi khoảng hai tiếng đồng hồ, gian phòng thêm sáu, bẩy người nữạ Đến bốn giờ hơn ông giám đốc mới đến.
Người đàn ông được gọi là giám đốc, hơi lùn và mập, ông ta tri. nh trọng trong bộ vét - tông. Người thư ký đứng lên cung kính chào, đoạn trao phiếu lý li. ch của chúng tôi cho ông tạ ông giám đốc ngồi xuống, dáng dấp hoàn toàn của một thương gia hạng nặng. Đưa mắt quan sát những người trong phòng một vòng, đôi mắt bén của ông ta khiến cho tất cả các cô đều phải thay đổi dáng dấp ngồi, đôi mắt dừng lại trước mặt tôi một lúc ông ta chỉ tôi nói:
- Cô đến đây! Còn mấy người khác đợi tí. Tôi không hiểu tại sao hắn không gọi theo thứ tự mà lại gọi tôi trước. ông giám đốc bước tới chiếc bàn lớn ngồi xuống, gã có vẻ chăm chú theo dõi dáng đi của tôi khi tôi bước tới. Rồi ánh mắt lại đưa lên ngắm nghía khuôn mặt tôi và hỏi:
- Cô tên gì?
- Dạ, Lục Y Bình. ông ta lục đống phiếu ban nãy, tìm ra phiếu lý li. ch của tôi:
- Có phải phiếu này không?
- Vâng. ông ta gật đầu có vẻ vừa ý, lại nhìn tôi, rồi ra lệnh:
- Cởi chiếc áo ngắn bên ngoài xem. Tôi ngạc nhiên. ông ta định làm trò gì đâỷ Nhưng tôi vẫn ngoan ngoãn cởi áo khoác ra, bên trong còn lại chiếc áo thun đen. ông ta nhìn tôi một lúc, rồi vạch bút chì đỏ lên phiếu, nhìn tôi cười nói:
- Cô Bình, chúng tôi thu nhận cô, tuần sau cô đến đây dự một khóa huấn luyện cấp tốc một tuần lễ. Riêng về lương hướng cô đừng lo, mỗi tháng ít nhất cô cũng được hai ba trăm ngàn trở lên.
Tôi ngạc nhiên. Thế này là mình được tuyển dụng rồi à? Không cần phải thi cử gì cả, mỗi tháng lại được hai, ba trăm ngàn, nghề gì vậỷ Yên lặng một lúc tôi hỏi:
- Ông có thể cho tôi biết công việc tôi sẽ nhận là công việc gì?
- Cô không hiểu à?
- Đọc báo thấy đề là tuyển nhân viên.
- Vâng, thì đề tuyển nữ nhân viên. Thật ra thì khoảng đầu năm âm li. ch vũ trường "Trời Xanh" của chúng tôi sẽ khai trương nên...
Tôi rùng mình:
- Thì ra mấy ông tuyển vũ nữ. ông ta cười:
- Vâng. Cô đừng tưởng nghề vũ nữ là cái nghề hèn mọn. Sự thật ra công việc của nó sạch sẽ và thanh cao hơn là... Tôi gật đầu, cắt ngang:
- Vâng, nhưng tôi không thích làm nghề đó, xin lỗi ông. Tôi quay người định bước ra cửa, ông giám đốc gọi giật lại:
- Khoan, đợi một tí cô Bình. ông ta ngắm nghía tôi một lúc:
- Cô có thể suy nghĩ thật kỹ, chúng tôi ở đây lúc nào cũng sẵn sàng tuyển dụng cô, cô cũng có thể mượn trước hai trăm ngàn, sau đó mỗi tháng trả dần cũng được. Về nhà suy nghĩ kỹ đi, nếu cô đổi ý cứ đến đây, tên cô sẽ được giữ kỹ, khi nào cô đến chúng tôi cũng nhận ngay lập tức.
- Cám ơn ông. Tôi bước xuống cầu thang. Mượn trước hai trăm ngàn? Nhất rồi! Có lẽ ông giám đốc đã nhìn ra cái ao ước "có tiền" của tôi, nhưng dù cần tiền thật, tôi cũng không thể làm vũ nữ được! Xuống tới dưới ra khỏi tiệm buôn, tôi đứng bên lề đường nhìn người qua lại tấp nập với những tấm biển giá trong dip tết mà lòng buồn bã. Vâng, tết sắp đến rồi, chủ nhà đang đòi tiền mà gạo trong nhà lại cạn, tôi làm sao có thể trở về tay không được? Suốt một ngày lang thang không kết quả, bây giờ phải làm sao đây?
|
Chương 002
Thế rồi cái ngày đáng ghét ấy lại đến. Cơm tối xong, tôi ngồi tựa lưng bên khung cửa ngắm mưa đang đầy trời. Ngoài hiên, những sợi dây điện đọng nước lóng lánh trong như những chuỗi ngọc trắng toát. Nước tuôn theo tàu lá chuối đổ xuống vũng bùn bên nhà, trong khi trời vẫn mưa ào ào một cách vô duyên. Vạn vật mang nét buồn ủ rũ. Hàng cột điện dang lạnh lùng cao ngạo tỏa ánh sáng vàng vọt xuống một vùng đất bên dưới. Tôi thở dài đứng dậỵ Dù sao thì tôi cũng phải lo cho xong mọi việc. Mẹ từ trong bếp hỏi vọng ra:
- Bình ơi Con đi chưa Hình như mẹ vừa rửa bát xong, người đang lau đôi tay ướt nước vào chiếc khăn xanh cột ngang bụng. Tôi lại góc nhà lui cui tìm cây dù đi mưa.
- Con đang sửa soạn đi đây mẹ
- Nhớ là đến đó đừng có gây lộn với người ta nghe con. Nói với cha là nhà thiếu tiền nhà hơn hai tháng rồi, không thể khất được nữa Tôi vẫn chưa tìm ra chiếc dù, đáp vọng vào:
- Vâng, con hiểu rồi, xin mẹ yên tâm, con sẽ dùng mọi cách để mang tiền về cho mẹ mà!
- Tìm dù hả, hôm trước con bỏ nhà bếp kìa, con không nhớ sảo Nói xong, người chạy đi lấy chiếc dù cho tôi. Nhìn ra ngoài mẹ lo ngại dặn dò:
- Nhớ về sớm nghe con. Nếu có tiền thì đi xích lô về. Trời mưa to quá. Tay cầm dù, tôi bước ra ngạch cửa, xỏ chân vào đôi giầy mưa nắng hai mùa. Đôi giày duy nhất mà mẹ đã mua cho khi tôi vừa đậu tốt nghiệp. Một năm rưỡi rồi, ông già sửa giày đầu ngõ đã thay đế, và mõm mấy lượt, đến nỗi mỗi lần thấy tôi mang nó ra là ông lại lắc đầu:
- Sao, đôi giầy đó nữa à? Hư nát thế này còn sửa cái chỗ nào được nữa Gần đây, giầy lại sút chỉ, mỗi lần mang nó đi trong mưa nhất là qua những vùng lầy lội đất với bùn lại chui vào kêu lép nhép như một điệu khúc buồn. Bây giờ thì tôi chẳng dám mang ra cho ông thợ nữa vì... Vả lại, ở "đằng kia" nhà lót bằng đá mài nên vào nhà phải bỏ giày ra, tôi sẽ cố gắng chùi thật sạch thì đôi chân lấm bùn của tôi chắc chẳng ai trông thấy đâu
Mẹ đưa tôi ra đến cổng, bà đứng trong mưa ngừng trước bước đi của tôi:
- Bình này... Tôi quay lại, mẹ lại dặn dò lần nữa:
- Nhớ đừng gây gổ với người ta nghen con! Tôi gật đầu, bước đi được một quãng tôi quay đầu lại, bóng mẹ tựa cửa nhìn theo, tôi thấy yếu đuối và cô độc làm sao! Tôi ra dấu bảo mẹ vào, mẹ mới chịu quay vộ Cánh cửa lớn đã đóng lại. Gió có vẻ lớn. Tay kéo cao cổ áo, tay nắm chặt cán dù, tôi tiếp tục bước tới trước.
Từ nhà đến "đằng kia" không xa lắm nhưng không có xe buýt nên tôi lội bộ hơn nửa tiếng mới đến nơi. Tháng nào may mắn, xin được tiền thì chỉ cần đi một lần, ngược lại, nếu chẳng may, tôi phải đi ba, bốn lần mới xong.
Trời lạnh thật, gió thổi như cắt vào mặt. Con lộ này tuy tráng nhựa bằng phẳng, nhưng mỗi bước đi đất cát lại theo kẽ hở chui ra chui vào khiến tôi đau điếng. Chân tôi ướt lạnh, cái lạnh từ lòng chân xoáy thẳng lên tim.
Một chiếc xe chạy vượt qua, bắn tung bùn đất, trước khi tôi kịp phản ứng, thì chiếc váy xanh duy nhất của tôi đã lấm đầỵ Tồi buồn bã vuốt nhẹ mái tóc. Mưa càng lúc càng to, mỗi lỗ mọt nhỏ trên nóc dù nhỏ nước xuống, tôi phải xoay tròn liền tay, nhưng làm thế nào thì làm, nước vẫn rớt trên đầu, trên trán. Mưa càng to, gió càng lớn, những cơn gió lạnh đầy ác ý, mang đầy bụi nước, tung cả váy tôi lên. Người ngợm tôi như chuột lột. Tôi cắn răng tính toán số tiền cần cho tháng này để quên cái lạnh. Tôi phải đến người tôi gọi là cha để nài nỉ xin xỏ năm chục ngàn đồng tiền chợ, năm chục ngàn đồng tiền nhà, tất cả là một trăm ngàn đồng. Nếu có thể, tôi sẽ hỏi xin thêm vài chục để may quần áo mùa đông. Còn đôi giày chắc xài không qua khỏi mùa mưa nàỵ
Qua một khúc quanh, tôi dừng lại trước cổng màu đỏ ***i. Cánh cổng có lẽ mới được sơn lại còn hăng hắc mùi dầụ Hai bên cổng có hai ngọn đèn soi sáng nét chữ vàng trên tấm bảng "Biệt thự Lục Chấn Hoa". Tôi đưa tay nhận chuông và khẽ nguýt tấm bảng kia một cái. Nhà của người đàn ông có tên Lục Chấn Hoa! Tôi cũng họ Lục, nhưng tôi là người ở trong hay ở ngoài nhà này đây.
Cửa mở, cô Lan, người làm, nhe hai chiếc răng vàng ánh với đôi mắt cá tàu, tay cầm chiếc dù nghểnh cổ rạ Hình như cô ta chẳng ưa mấy người khách đến viếng trong cơn mưa này. Lan đưa mắt nhìn tôi từ đầu tới chân, khi bước vào xong, vừa cài cửa lại cô ta vừa hỏi:
- Mưa lớn thế này sao cô chẳng đi xe đến? Hứ! Có bao giờ đến đây mà tôi được ngồi xe bao giờ đâu. Giọng tôi nghe gắt gỏng lạ:
- Có ông ở nhà không?
- Có. Lan gật đầu, đi vào! Theo con đường tráng xi măng giữa sân tôi bước vào nhà. Chiếc sân thật rộng, hai bên đường xi măng trồng đầy những đóa hoa lài, cánh hoa trắng nở đầy thoảng hương thơm di. ụ Hình như có cả mùi hoa quế nữa thì phải. Mẹ thích nhất loại hoa này, nhưng mà nhà tôi chỉ trồng mấy cây chuối xứ mà thôi.
Tôi khom xuống cởi giày, rồi cẩn thận chà đôi chân lên thảm, xếp dù lại đặt nằm sát tường mới bước vộ Hơi ấm từ bên trong ùa ra, tôi cảm thấy dễ chịu ngaỵ Giữa phòng khách, một lò sưởi thật lớn nằm chễm chệ le lưỡi thật dài. Gian phòng ấm cúng làm sạo Nhạc mở thật to, tiếng nhạc kích động ồn ào man dại. Mộng Bình, cô em gái cùng cha khác mẹ của tôi, đang nằm dài trên ghế cạnh đó, cô ta mặc áo thun màu đỏ ***i, chiếc quần cao bồi bó sát chân, mái tóc dài tỏa tung trông thật khiêu gợi. Cái đẹp như được đúc khuôn của mẹ nó, một cái đẹp quyến rũ đầy nhục dục. Thấy tôi, Mộng Bình thờ ơ gật đầu, rồi nói vọng ra sau:
- Mẹ ơi, chi. Y Bình đến. Tôi ngồi xuống chiếc ghế gần đó, cẩn thận kéo chỗ váy bẩn sang bên, đút đôi chân thật sâu vào bên trong ghế. Tự ái không muốn tôi để cho gia đình này trông thấy sự nghèo nàn của mình. Nhưng Mộng Bình nào có để ý gì đến tôi đâụ Cô ta chỉ lưu ý đến âm nhạc mà thôi. Vuốt lại mái tóc, tôi ngẩng đầu lên quét nhanh một lượt khắp phòng khách, bấy giờ tôi mớt phát giác ra trong phòng còn một nhân vật nữạ Kiệt, câu út mới mười hai tuổi ngồi im lìm như xác chết trên một chiếc xe máy nhỏ mới toanh ở góc nhà. Một chân nó đạp lên bàn đạp, chân kia chống dưới đất, lạnh lùng nhìn tôi. Đôi mắt tinh quái của nó rảo khắp người tôi như dò xét. Đôi chân tôi chắc đâu dấu chẳng nổi nó. Kiệt chẳng chào tôi nên tôi cũng không buồn hỏi đến nó. Năm cha tôi năm mươi tám tuổi. Kiệt mới chào đời, nó nhỏ hơn Mộng Bình những bẩy tuổi, và là con muộn lại út, nên Kiệt được yêu nhất nhà, nhưng chính nó là thằng bé tôi ghét nhất. Cha tôi thường đắc ý khoe khoang:
- Con của Lục Chấn Hoa bất luận trai hay gái đứa nào cũng đẹp cả! Câu nói ấy chẳng sai lắm, vì trong đám anh chi. em tôi con bà nào cũng đều đẹp cả. Như mẹ tôi, bà có hai đứa con là chi. Tâm Bình và tôi. Chi. Tâm Bình từ năm mười lăm, mười sáu tuổi đã vang danh khắp nơi về cái đẹp lộng lẫy của chi.. Chi. là đứa con được cha cưng nhất nhà, bất cứ tiệc tùng, dạ hội nào hay trong những cuộc đua ngựa cha đều cho chi. Tâm Bình theọ Ngồi trong xe, chi. đội nón rơm vành to trong khi cha lái xe chạy như bay trên đường phố, người hai bên đường phải ngẩn ngơ nhìn. Nhưng chi. sống không thọ, năm mười bẩy tuổi chi. đã lìa đời vì bệnh phổi. Khi đã chết rồi, nghe đâu còn có một sĩ quan trẻ tuổi mỗi ngày đến cắm hoa trên mộ chi.. Mãi cho đến ngày chúng tôi dọn nhà đi nơi khác mà người sĩ quan kia vẫn không nguôi niềm si cũ. Câu chuyện thật lãng mạn, nhưng cũng thật cảm động. Từ khi hiểu chuyện đến giờ, tôi vẫn thường mơ ước ngày nào tôi nằm xuống, cũng sẽ có một sĩ quan trẻ đẹp ngày ngày đem hoa đến cho tôi. Lúc chi. Tâm Bình mất đi, tôi chỉ mới mười tuổi, có người xoa đầu tôi bảo:
- Con bé này càng lớn càng giống chi. nó, gia đình này sắp có giai nhân thứ hai nữa đây
Nhưng tôi hiểu lắm. Làm gì có chuyện đó vì tôi không thể nào so sánh được với chi. tôi. Chi. tôi đẹp, không phải chỉ ở cái bề ngoài mà tính tình chi. rất ôn hòa, dễ thương. Còn tôi, tôi chỉ là đứa con gái ngang bướng, bẳn gắt.
Trong ký ức tôi, chi. Tâm Bình là đứa con gái đẹp nhất. Ngoài chi. Tâm Bình, các anh chi. khác con của người vợ trước cha tôi cũng đều đẹp, như chi. Nhược Bình, Niệm Bình, Hựu Bình, ái Bình. Không hẳn chỉ có bên con gái, mà bên con trai cũng thế, anh Khang tôi đang du học tại Pháp, nghe nói đâu đã lập gia đình với một thiếu nữ tóc vàng và hiện đã có ba con. Riêng đám con của dì Tuyết gồm bốn đứa: lớn nhất là Hảo, tuy không đẹp trai như anh Khang nhưng coi cũng không đến nỗi nàọ Kế đến là Như Bình, năm nay hai mươi bốn tuổi, trên trung bình. Rồi đến Mộng Bình, cô bé mười bẩy tuổi này đẹp thật, nhưng có điều cái đẹp của nó là đẹp bốc lửa chứ không đẹp thùy mi. như chi. tôi. Chỉ có cậu út Kiệt là tôi không biết phải diễn tả thế nàọ Tuy không xấu lắm, nhưng đôi mắt nhỏ một mí của nó trông thật đểu cáng, nhân trung và cằm lại cụt ngủn, miệng dài và môi dầy, lúc nào tôi cũng trông thấy nó đứa lưỡi ra liếm mép như thể muốn che giấu sự thiếu vắng của hai chiếc răng cửa vậỵ Nước da nó trắng xanh như người mắc bệnh lao đang đến thời kỳ thứ ba không bằng. Thế nhưng hắn nghịchvà khó chịu khỏi chệ Trong nhà này nó dựa vào sự yêu thương của cha và dì Tuyết mà làm ông "vua con" một cõi.
Ngoài những người kể trên, cha tôi còn vô số những người con khác mà tôi không biết được tên. Thuở người còn tung hoành ngang dọc, bao nhiêu người con gái đã qua tay ngườỉ Chính người cũng không hiểu rõ thì tôi làm sao biết được.?
Bản nhạc trong máy vừa dứt, tiếp đó là giọng của xướng ngôn viên đài đọc tên một bản nhạc ngoại quốc khác, với danh sách người yêu cầu và người được tặng.. Mộng Bình vẫn tựa đầu lên thành ghế yên lặng lắng nghẹ Kiệt đứng ở góc nhà, hình như hắn vừa nghĩ ra một điều gì, hắn liếc về phía bà chi. ruột của hắn với nụ cười nghịchngợm. Tiếp đó, hắn đạp xe tới trước bóp kèn inh ỏi. Mộng Bình ném quyển báo vào Kiệt hét:
- Đồ phá đám! Mày có mang cái xe quỷ quái của mày ra khỏi đây không? Coi chừng tao đập cho mày chết bây giờ! Kiệt lè lưỡi trêu chi. tay vẫn tiếp tục bóp còi:
- Đố chi. đấy! Bộ không được bạn trai yêu cầu nhạc tặng cho rồi quạu, muốn gây người khác hay sảo Hứ! Không biết mắc cở, **ng đến tôi là tôi mách cha ngay chứ đừng tưởng bở! Mộng Bình nhìn em thách thức:
- Mày thử nhấn chuông nữa coi tao có dám đánh mày không? Mộng Bình nói xong bước xuống lượm tờ báo lên cuốn tròn lại như sẵn sàng để đánh, trong khi Kiệt chẳng có vẻ gì là sợ cả, hắn trợn mắt đưa ***t lưỡi ra như định liếm đầu mũi. Tiếc là lưỡi hắn ngắn quá. Tay Kiệt tiếp tục bóp kèn xe inh ỏi. Mộng Bình bước tới đưa cao tờ báo đe:
- Mày nhấn nữa xem!
- Nhấn thì nhấn, ai sợ? Một tràng tiếng chuông kêu điếc tai, mặt Kiệt đầy vẻ thách thức. Tiếng chuông ngưng bặt, hắn xông về phía Mộng Bình, tay nắm áo, đầu húc thẳng vào bụng chi.. Đồng thời hắn cũng không quên rống cổ lên khóc thật to:
- Cha ơi! Mẹ ơi! Ra xem chi. Mộng Bình đánh con nè! Ui da! Ui da! Tiếng khóc của hắn thật lớn, lớn hơn cả tiếng trống trong máy thu thanh, nếu dì Tuyết chẳng chạy nhanh ra dám tiếng hét có thể làm gian nhà này sụp đổ lắm. Dì Tuyết ôm lấy Kiệt rồi thẳng tay tát vào má Mộng Bình mắng:
- Mày là chi. mà chẳng chịu nhường em mà còn đánh lộn với nó nữa, không xấu à? Mày lớn hơn nó tới bẩy tuổi mà còn ỷ sức đánh nó, muốn tao gọi cha mày ra để tri. mày không? Mộng Bình bực tức, đứng chống nạnh nói:
- Nhỏ hơn bẩy tuổỉ Nhỏ thì nhỏ chứ? Ai cũng bênh vực, chiều chuộng nó. Hôm nay mua cái này, mai mua cái kia cho nó, con xin chiếc áo ba, bốn chục ngàn không cho, còn mua chiếc xe cả trăm ngàn đồng bạc cho nó! Dì Tuyết hét:
- Câm mồm! Mày còn muốn gì nữa chứ? Muốn tao gọi cha mày ra đập cho một trận mới chịu hay sao? Lời hăm dọa của dì Tuyết có vẻ có hiệu quả, nhưng Mộng Bình chưa nguôi cơn bực tức đá mạnh vào chiếc kỷ trà bên cạnh, rồi ngồi phi. ch xuống ghế, thò tay vặn máy thu thanh thật to, tiếng nhạc tiếng hát muốn vỡ cả phòng. Dì Tuyết bế thằng Kiệt lên, đưa tay xoa đầu nó hỏi:
- Sao con, nó đánh trúng đâu. Đau không con? Kiệt được dịp mếu máo, nhưng trong mắt nó chẳng có một giọt nước mắt. Dì Tuyết quay lưng ra nhìn thấy tôi, bà ngạc nhiên:
- Ủa Đến bao giờ thế? Mẹ cô có mạnh không?
- Mạnh. Tôi đáp gỏn lọn, răng cắn nhẹ vào môi. Dì Tuyết tiếp tục xoa đầu Kiệt, mặc dù chỗ đó đâu có bi. đánh, nhưng nó cũng cứ giả vờ rấm rức khóc với đôi mắt tỉnh khô, thỉnh thoảng lại nhìn vào nhà trong thăm dò. Tôi hơi bực mình, hỏi:
- Cha có ở nhà không dì? Thật tình tôi muốn giải quyết cho xong để mau trở về căn nhà nhỏ bé nhưng ấm cúng của mình hơn là ngồi giữa phòng tráng lệ nàỵ Nhà của mẹ con tôi dù nhỏ, không có lò sưởi, không có ghế nệm êm, nhưng có thể đi lại, hít thở không khí tự dọ Có lẽ mẹ đang nóng lòng đợi tôi ở nhà. Từ khi đến đây xin tiền cha tôi rồi cãi lẫy với dì Tuyết trong kỳ hè năm rồi, mỗi lần đi mẹ lại dặn dò cẩn thận. Tội cho mẹ tôi. Cũng vì mẹ mà tôi ráng nhẫn nhịn thế nàỵ Dì Tuyết quay vào trong gọi lớn:
- Anh ơi! Có Y Bình đến nè! Tuổi của dì xấp xỉ tuổi của mẹ, đã gần năm mươi rồi còn gì, thế mà trông vẫn chưa thấy già. Nếu đứng cạnh mẹ, nhất định người ta sẽ tưởng mẹ lớn hớn dì ít nhất mười hay hai mươi tuổi. Con trai lớn của dì Tuyết lớn hơn tôi những năm tuổi chớ nhỏ gì sao, thế mà nước da của dì vẫn mơn mởn chưa thấy nhăn. Dì Tuyết là người biết trang điểm, gương mặt lúc nào cũng có một lớp phấn mỏng màu hồng nhạt, đôi mắt còn long lanh. Một nét trẻ khó kiếm ở những người cùng lứa tuổi dì. Nhưng đó cũng là chuyện hiển nhiên, vì dì Tuyết suốt ngày rảnh rỗi vui chơi đâu có nhỏ lệ suốt ngày như mẹ tôi
Cha từ nhà trong bước ra, người mặc bộ pagiama màu cà phê với những đường viền màu nâu, miệng vẫn không rời chiếc ống điếu cổ lỗ sĩ mấy mươi năm rồi. ông nhìn tôi với cặp mắt dửng dưng, chỉ có đôi mày khẽ chau lại một chút. Dù tôi chẳng mấy ưa người, nhưng vẫn bắt buộc phải đứng lên gật đầu:
- Thưa cha! Cha khoát tay để tôi ngồi xuống, hình như người nhìn rõ được thái độ miễn cưỡng của tôi nên muốn kéo dài màn kịch. Tiếng nhạc ồn quá, cha tôi quay sang Mộng Bình lớn tiếng quát:
- Tắt máy thu thanh ngay không? Mộng Bình khó chịu, miệng lầm bầm cái gì đó rồi cũng tắt máy. Gian phòng được trả về với sự yên lặng. Cha ngồi cạnh dì Tuyết, nhìn Kiệt hỏi:
- Chuyện gì nữa thế? Kiệt nghe hỏi, giả vờ khóc lớn hơn, dì Tuyết nói:
- Đánh lộn với con Mộng Bình đấy! Cha không nói gì đưa mắt lườm Mộng Bình. Mộng Bình thấy cha nhìn mình vội cúi mặt xuống, không quên lải nhải:
- Được mua cho cái xe mới là làm phách! Cha lại ngẩng lên, Mộng Bình im ngay chẳng dám hó hé. Quay sang nhìn tôi, đôi mắt cha vẫn lạnh lùng:
- Cái gì đây Mẹ mày vẫn mạnh chứ? Cũng còn may, cha vẫn còn nhớ đến mẹ tôi sao
- Mẹ già rồi nên bị nhức đầu luôn.
- Có bệnh sao không trị? Trị à? Tiền đâu. Mỗi tháng lấy một trăm ngàn thôi mà còn như ăn mày nữa là. Tôi yên lặng. Cha kéo dọc tẩu xuống, gạt tro trong ống ra, dì Tuyết vội đỡ lấy ông điếu, gạt tro tiếp và cho thuốc mới vào rồi đốt lửa, bà hít một vài hơi cho cháy rồi mới trao lại cho cha. Cha hít một hơi dài, ngã người ra, đôi mắt lim dim dễ chịu. Tôi mừng thầm, lòng nghĩ rằng mình đến đây thật đúng lúc, hôm nay có lẽ xin được tiền, ngoài số nợ phả trả cho chủ phố và tiền dùng hàng tháng ra, chắc cha sẽ cho thêm một ít tiền nữa!
|
Chương 003
Một chú *** Bi Bi nhỏ từ nhà sau chạy ra, chú ve vẩy chiếc đuôi ngắn xù lông của nó trước mặt mọi người, theo sau là cô chủ Như Bình của nó. Như Bình là con gái lớn của dì Tuyết, lớn hơn tôi bốn tuổi, nhưng thuộc loại phụ nữ an phận. Nếu so với Mộng Bình, Như Bình có vẻ kém sút nhiều, cô ta không đẹp như em gái, không có vẻ sung mãn và thiếu tự tin hơn. Nhiều khi nói chuyện với khách Như Bình cứ lúng túng, thẹn thùng nói chẳng thành câu. Cô nàng lại không biết trang điểm và ăn mặc đúng cách nên dáng vẻ trông buồn cười làm sạo Lấy ví dụ ngay bây giờ, Như Bình đang mặc chiếc áo bông màu hành ta, nhưng lại mặc chiếc quần màu cà, trên cổ lại buộc chiếc khăn quàng sặc sỡ. Từ trong bước ra, trông cô nàng chẳng khác một cô đào cải lương đang làm tuồng. Có điều dù cho Như Bình có bê bối đi nữa, tôi vẫn thích cô ta hơn bất cứ nhân vật nào trong gia đình này, vì Như Bình có được một điều mà hầu như không có một người nào ở gia đình này có được đối với tôi, đó là sự thân mật dễ thương. Thấy tôi, Như Bình cười, rồi khẽ liếc về cha nói:
- Mọi người ở đây hết. Tôi không hay Y Bình đến, vì nãy giờ tôi ngủ trong phòng. Chà, lạnh quá.. Ủa, Y Bình, trời thế này mà vẫm mặc váy được sảo Tôi chắc chịu không nổi đâu, lạnh quá! Như Bình ngồi xuống cạnh tôi, sau một cái ngáp dài, bàn tay cô ta tình cờ đặt lên chỗ bị dính bẩn ban nãy:
- Ủa... Đồ của Y Bình ướt hết rồi, vào trong lấy đồ của tôi thay đi!
- Không sao đâu, tôi về ngay mà. Chú *** Bi Bi vẫy đuôi bước tới, nó cạ mõm nó vào chân tôi, tôi cúi xuống vuốt ve, tấm thân đầy lông mềm nằm ngoan ngoãn giữa hai ống chân tôi, Bi Bi ngước đôi mắt đen nháy lên yên lặng nhìn. Con *** trông thật dễ thương, tôi ao ước phải chi mình có một con *** như vậy để chăm nom.
- Bi Bi! Lại đây! Nghe tiếng dì Tuyết gọi, Bi Bi thoát khỏi chân tôi chạy đi, dì Tuyết đưa tay sờ bộ lông ấm của nó, đột nhiên nói:
- Coi mày! Mới tắm mà lăn vào đâu để lấm đầy bùn thế này! Tôi liếc dì Tuyết, lòng chợt dâng lên chút thù hận. Người đàn bà này lúc nào cũng tìm cách để ngạo báng tôi. Thật ra tôi khinh bà ta nhiều hơn là ghét. Một thứ đàn bà nhỏ nhen ích kỷ! Nhưng tôi vẫn yên lặng. Cha ngồi gọn trong ghế yên lặng hút thuốc, những làn khói mờ nhạt xuất hiện liên tục từ hai lỗ mũi của người. Chiếc mũi cao và thẳng. Theo lời mẹ thì thuở xưa cha đẹp trai lắm. Nhưng bây giờ ngườ đã gaì, tóc và lông mi đã bạc, gương mặt dài ra, nhưng không làm mất đi vẻ bệ vệ ngày nào
Cha ngồi trong ghế, mắt hướng về phía tôi và Như Bình. Bất giác tôi cảm thấy hình như người đang tìm kiếm một dấu tích gì trên thân tôi, tôi hơi khó chịụ Tôi đến đây, mục đích duy nhất là làm thế nào kiếm tiền đem về cho mẹ, chứ không mong mỏi gì khác. Sau cùng tôi mở miệng:
- Thưa cha, mẹ bảo con đến xin tiền cha tháng này, tiền nhà đã hai tháng rồi chưa trả. Cha đưa mắt lạnh lùng nhìn tôi, nụ cười thờ ơ hiện trên mép. Có phải người nhạo báng kiếp sống tầm gửi của chúng tôi không? Tôi chưa kịp phản ứng thì người đã quay sang dì Tuyết nói:
- Tuyết, có sẵn tiền bạc chưa? Hỏi xong, ông lại quay sang tôi với đôi mắt tóe lửa:
- Tao nghĩ là nếu không vì đồng tiền, chắc chẳng bao giờ mày đến thăm tao cả. Tôi cắn nhẹ môi, yên lặng nhìn cha. Cơn giận nhen nhúm trong lòng. ông còn đòi hỏi tôi phải làm sao hơn, khi sự liên hệ giữa ông và mẹ con tôi chỉ là mấy đồng tiền này không hơn không kém? Nếu không vì tiền tôi đến đây làm gì? Ở đây có ai ưa thích tôi đâu mà đến? Tình trạng mẹ con tôi hiện này là do ai tạo nên? Dì Tuyết nhếch môi bảo Như Bình:
- Như Bình, mày vô tủ lấy một trăm ngàn ra đây cho tạo Như Bình đứng lên vào trong lấy tiền. Tôi quýnh lên, số tiền đó quá ít so với những đòi hỏi của chúng tôi. Tôi vội hỏi:
- Thưa cha, tiền nhà hai tháng đã không đóng rồi, kỳ này không đóng nữa không được. Vả lại, trời đã nhuốm lạnh, mẹ và con cần phải mua áo ấm... Tết sắp đến mà mẹ chỉ có độc nhất một chiếc lụa, con cũng cần may thêm một ít. Nếu cha thấy không có gì quá đáng xin cha cho thêm ít nhiều
Tôi nói xong chợt nghĩ đến những lời ăn mày vừa rồi mà mặt bừng đỏ. Cha hỏi, tôi lấy hết can đảm còn thừa trong người ra đáp. Da... khoảng hai trăm ngàn... Dì Tuyết chen vào với nụ cười ngạo mạn:
- Y Bình, có lẽ cô có bạn trai rồi chứ gì? Tôi hơi ngạc nhiên, không hiểu rõ ý bà ta muốn gì. Dì Tuyết tiếp:
- Có bạn trai mới thích ăn mặc đẹp, chứ con Như Bình đó, suốt năm mặc có chiếc áo bông sắp rách rồi mà có đòi may thêm đâụ Đầu năm may áo mới cũng đâu có gì đáng nói, nhưng gia đình nào cũng có cái khổ riêng của nó, ở đây không giống như đằng mẹ cô, chỉ có hai người, muốn tiền có tiền, muốn áo có áo, mà ở đây còn thêm bốn miệng ăn nữạ Con Như Bình lớn nhất nên phải chịu thiệt thòi, may là không có bạn trai nên nó cũng không đòi hỏi gì nhiều, bằng không thì...
Tôi nghĩ đôi khi cái nhìn của ta cũng đủ khiến cho họ ngượng rồi, quả nhiên, dưới mắt của tôi, nụ cười trên môi bà ta biến mất và thay vào đó là nét giận dữ, bực tức. Cái nhìn của tôi đã đạt được kết quả. Tôi quay nhìn cha, người khó chịu ra mặt. Tôi hỏi:
- Thưa cha có được không ạ? Cha ngẩng đầu lên:
- Bộ mày tưởng mày muốn lấy hai trăm ngàn ngay để cho mày là dễ lắm à? Tôi không suy nghĩ gì cả nói ngay:
- Con không nghĩ thế, nhưng con nghĩ cha có thể bỏ ra cả trăm ngàn để mua cho Kiệt chiếc xe đạp mới toanh thì chắc lấy ra hai trăm cho mẹ con chắc cũng không đến nỗi nào khó khăn lắm!
Vừa nói xong, nhìn đôi mày chau lại của cha tôi biết mình đã đi sai nước cờ lần này kết quả coi bộ không như ý mẹ con tôi mong rồi.
- Thế mày tưởng mày có quyền xài tiền tao à? Tao muốn cho ai cái gì là tao cho, không có ai đòi hỏi, kêu ca gì cả. Gương mặt giận dữ của dì Tuyết trở lại tươi tắn, thằng Kiệt nín khóc hồi nào không rõ. Tôi nuốt ực nước bọt xuống cổ, định chuộc lại lỗi lầm:
- Cha, còn tiền nhà tháng này. Không đóng họ đuổi. Không lẽ cha nỡ để cho mẹ con con phải chịu cảnh bơ vở
- Nhưng tháng này không có dư tiền, mày cầm đỡ một trăm đi, rồi gần tết tới lấy sau. Tôi nói hấp tấp trong cơn giận:
- Mẹ con với con không thể ngồi đợi đến cận tết được, trừ trường hợp bịt miệng lại nhịn ăn. Cha cau có:
- Tao không cần biết! Bây giờ tao không có tiền, tao chỉ có một trăm thôi. Chỉ có hai mẹ con phải tiện tặn chớ, lấy tiền nhiều quá để làm gì? Dì Tuyết đột nhiên cười lớn, liếc tôi nói:
- Thế nữ trang của mẹ cô đâu? Để dành cho cô lấy chồng à? Mấy năm nay có lẽ mẹ cô để dành được một ít rồi, tôi biết bà ấy mà, bà ấy đâu cần phải làm gì, còn tôi, tôi phải làm hàm mới có nhai.
Tôi trừng dì Tuyết, tôi không hiểu tại sao một người như cha lại không thể nhìn ra cái khốn nạn và mất dạy của dì. Cố ngăn bao nhiêu cơn bực tức trong lòng xuống, tôi nói:
- Tôi đâu có được phúc lớn như Mộng Bình và Như Bình đâu, nếu nhà còn cái gì đáng giá bán được, có lẽ tôi đã không cần phải đến đây ngửa tay ra xin xỏ thế nàỵ Dì Tuyết vẫn giữ nụ cười nham hiểm:
- Đó xem nó lanh không? Hèn gì mẹ cô chẳng sai cô đến đây đòi nợ. Nói mà tội, chắc khi cha cô không còn tiền cho mẹ cô, cô dám bảo là bị người ta bỏ bê mẹ con cô lắm à.
Như Bình từ trong bước ra, mang theo xấp giấy bạc trao cho dì Tuyết, rồi đến ngồi bên cạnh tôi. Tôi không ghét Như Bình, nhưng hôm nay bỗng nhiên tôi thấy khó chịu làm sao ấy, nhất là khi nhìn thấy chiếc nhẫn hột xoàn màu lục trên ngón tay thon đang lấp lánh dưới ánh đèn. Đẹp và sang thật! Trong khi tôi lại xin xỏ từng ngàn bạc. Dì Tuyết trao xấp giấy bạc cho cha, miệng châm vào:
- Này anh đưa cho nó đi. Tôi thấy có vẻ nó không muốn lấy rồi đấy! Cha nhìn tôi với ánh mắt đe dọa:
- Sao lấy không? Tôi cố dằn cơn giận xuống, hôm nay phải cố gắng xin được đủ tiền về cho mẹ, hàng việc cần tiền đang đợi ở nhà.
- Cha! Cha làm ơn cho con thêm. Đóng tiền nhà ít nhất cũng gần năm chục ngàn đồng rồi! Cha trợn mắt:
- Mày nói thêm chẳng ích lợi gì, tao nói một trăm là một trăm, lấy thì lấy không lấy thì thôi, tao không ở không để cãi lý với màỵ
- Cha! Tôi kêu lên mà nghẹn lời:
- Không có tiền đóng tiền nhà rồi con với mẹ ở đâủ Cha là cha con, con mới đến đây xin chứ con có dám cãi gì đâu! Cha tôi cao giọng lên:
- Tao là cha mày, nhưng đâu phải là con nợ mà đòi hoàỉ Nếu là con nợ đi nữa, cũng chưa chắc gặp một chủ nợ dai như màỵ Tiền tao cũng phải làm ra mới có chứ đâu phải ảo thuật rồi được đâu. Một trăm đó, lấy thì lấy, không lấy thì về đi, tao không có đủ thời giờ để nghe mày lải nhải nữa! Mày chẳng khác mẹ mày tí nào, chỉ giỏi tài lải nhải, bực mình!
Tôi đứng bật lên khỏi ghế, máu nóng dồn lên mặt, cơn giận đè nén lâu ngày đã bùng nổ. Tôi trừng mắt nhìn mọi người, nhìn cả người đàn ông tôi phải gọi bằng cha. Không cần lưu ý gì nữa, tôi nói thẳng:
- Tôi đến đây không phải ăn xin, ông là cha tôi ông phải có trách nhiệm nuôi dưỡng tôi. Nếu ngày xưa, ông đừng lợi dụng quyền lực ép uổng mẹ tôi làm vợ, thì đâu có tôi, thì đâu có kẻ đáng ghét thế này và tôi đâu phải khổ.
Giọng nói thật to, lời nói như dòng thác tuôn trào ngay chính tôi cũng ngạc nhiên. Tôi dám đương đầu với cha à? Một con người chưa bị ai làm nhục, thế mà... Cha tôi ngồi thẳng lưng lại, dọc tẩu rời khỏi môi, đặt lên kỷ trà. Đôi mắt tóe lửa nhìn thẳng vào tôi. Hai hàng lông mi thật đậm đang chau lại, miệng hậm hự, hơi thở nặng nề. Gian phòng rơi vào bầu không khó ngột ngạt khó thở. Cha không nói gì nhưng bàn tay nắm chặt trên thành ghế của người đã nổi gân xanh. Tôi biết rằng mình đã làm người giận.
- Mày nói thế là sao? Hình như Như Bình đang kéo nhẹ lai áo tôi, như muốn khuyên tôi chạy tội. Mộng Bình nằm dài trên ghế trố mắt nhìn. Tôi hơi hoảng, tiếng quát của cha lặp lại:
- Nói mau, mày nói thế là sao chứ? Tôi giật mình, nhưng khi thấy dì Tuyết ngồi tựa lưng cười đắc ý và thằng Kiệt nằm trong lòng bà ta trố mắt nhìn cơn giận lại trở về. Tôi quên cả sợ hãi, quên cả người đang đứng trước mặt tôi đã một thời làm vua một cõi. Quên cả lời dặn dò của mẹ, tôi chỉ biết mình cần phải nói, phải trút hết bao nhiêu uất ức dồn nén từ bao nhiêu lâu nay:
- Con không có ý gì cả, con chỉ tiếc là mình đầu thai không đúng chỗ, tại sao tôi phải làm con của Lục Chấn Hoa chứ? Nếu tôi đầu thai lên gia đình khác thì tôi đâu phải ngửa tay xin tiền bố như kẻ ăn xin thế này. Thú vật nó còn biết chăm sóc con nó, còn tôi, tôi có cha như không! Thưa cha, giả sử với con, cha chẳng có chút tình nghĩa nào đi, nhưng còn mẹ? Người cha đã từng yêu quý, đã từng trăm phương ngàn sách để chiếm đoạt, không lẽ cha cũng có thể để chết đói không màng sao?
Cha đứng dậy, chiếc dọc tẩu rơi xuống ghế, đôi mắt trừng trừng nhìn tôi. Cơn giận làm những sợi gân xanh trên mặt hiện rõ, ông lừ lừ tiến tới nói:
- Mày là giống gì mà dám hỗn láo với tao như thế chứ? Sáu mươi tám năm nay rồi, chưa một ai dám láo với tao như vậy Kiệt đâu, vào lấy sợi dây thừng cho tao xem!
Bản năng khiến tôi lùi ra sau một bước, nhưng chiếc ghế đã cản chân tôi lại, tôi chỉ còn biết đứng đấỵ Thằng Kiệt có vẻ thích thú, nó chạy nhanh vào trong... Tôi không hiểu cha đị nh làm gì tôi, trói tôi chết à? Nỗi lo sợ nhen nhúm trong lòng. Như Bình cũng đang lo sợ cho tôi, nàng run rẩy làm chiếc ghế cũng run theọ Điều đó khiến tôi mất bình tĩnh, nhưng cơn giận đã giữ chân tôi lại. Kiệt đã mang dây ra, cha cầm lấy, tiến tới sát người tôi. Nhìn hình ảnh đó, tôi càng giận dữ, quát to:
- ông không có quyền **ng đến tôi, ông không đủ tư cách để làm chuyện đó. Bao năm rồi ông đã đuổi mẹ con tôi ra khỏi gia đình này, ông đã không làm tròn trách nhiệm làm cha của ông thì ông không có quyền!
- Vậy hả? Cha tôi nghiến răng nói, sợi dây được quấn quanh tay ông mấy vòng, đưa lên cao, ông tiếp tục:
- Thử xem tao có quyền đánh mày không thì biết. Vừa nói ông vừa quất mạnh sợi dây lên đầu tôi. Như Bình nhảy nhỏm lên, chạy trốn phía sau Mộng Bình. Bản năng khiến tôi né sang bên, đợi roi rơi ngay trên lưng tôi, nhờ chiếc áo khoác bên ngoài hơi dầy nên tôi cũng không đau lắm. Cơn giận sôi ngùn ngụt, tôi hét:
- Ông là quỷ, một thứ quỷ không có nhân tính. ông cứ đánh tôi đi, tôi không né tránh đâu, nhưng tôi sẽ nhớ, nhớ mãi... và một ngày nào đó tôi thề sẽ trả thù, trời sẽ phạt ông để ông gặp báo ứng!
- Mày muốn báo thù tao cho mày báo thù. Hôm nay tao đập cho mày chết luôn cho hết dám láo với tao.
|
Chương 004
Chiếc roi trên tay ông quất xuống đầu, xuống thân tôi như mưa bấc tôi tránh không kịp nữạ Có mấy lần roi rơi trên mặt đau rát. Càng đau tôi càng giận, nước mắt ứa ra, tôi bắt đầu chửi, tôi không biết lúc đó mình đã chửi thế nào, cho mãi đến lúc cha đã mỏi tay, ông mới ném roi đi, lạnh lùng bảo tôi:
- Không dạy mày, mày không bao giờ biết ai là cha mày cả! Cha ngồi xuống ghế, lượm chiếc dọc tẩu lên, chăm chú nhìn tôi. Sự giận dữ của ông có vẻ đã nguôi, cầm một trăm ngàn trên kỷ trà đưa tôi, ông nói:
- Đem một trăm ngàn này về trước, ngày mai trở lại lấy thêm một trăm ngàn may quần áo với trả tiền nhà. Bây giờ đã trở lại bình thường rồi à? Nếu xương sống tôi mềm một chút, hoặc tôi chịu khó chịu đựng một chút thì trận đòn vừa qua đổi lấy hai trăm ngàn đồng cũng được. Nhưng bản tính ương ngạnh không muốn tôi phải chịu khuất phục! Cầm tiền trong tay, nhìn cha rồi nhìn nụ cười *** má của dì Tuyết, tôi không chịu được:
- Kể từ hôm nay, tôi không còn là con của ông Lục Chấn Hoa nữa! Tôi nói lớn, lạnh lùng nhìn cha:
- Ông đã lầm rồi, ông tưởng hai trăm ngàn đồng bạc là có thể mua được sự thù hận của tôi à? Còn lâụ Tôi không cần tiền của nhà họ Lục này, tôi khinh thường các người. Tôi sẽ báo thù! Còn bây giờ, các người hãy giữ lấy tiền bẩn thỉu này lại đi!
Nói xong, tôi ném thẳng xấp tiền trong tay tôi vào mặt dì Tuyết. Nhìn những tờ giấy bạc rơi từ đầu bà ta xuống, tôi thật mãn nguyện. Quay lưng lại tôi bước thẳng ra cửa, tới sân tôi va mạnh vào người Hảo khi hắn vừa bước vào, xô hắn qua một bên, tôi chạy ra cổng.
Khi người tôi bị ướt mưa, bấy giờ tôi mới nhớ ra ban nãy vì giận dữ, tôi đã quên chiếc dù trong nhà họ Lục, nhưng tự ái không cho phép tôi trở vàọ Tựa lưng vào tường nhớ tới lời mẹ dặn lúc đi lấy tiền và câu "nếu xin được tiền, con cứ ngồi xích lô về" mà tôi ứa nước mắt. Bên trong cổng có tiếng nói vọng ra:
- Chuyện gì vậy mẹ, ban nãy vừa bước vào, con đã **ng phải Y Bình. Cô ấy làm gì như cọp sút chuồng thế? Tiếng nói của mụ Tuyết còn đầy vẻ giận dữ:
- Mặc nó, nó bao giờ lại chẳng là con cọp sút chuồng. Rồi tôi nghe tiếng của mụ gọi to:
- Con Lan đâu! Mang giẻ ra lau sạch nhà xem, mỗi lần con đó nó đến là vấy bùn bẩn như ***. Tôi đứng trước hai tấm cánh cổng màu đỏ, trị nh trọng thề với lòng mình:
- Từ đây về sau, tôi sẽ không từ nan bất cứ một thủ đoạn nào để trả thù cho bằng được cái nhà này! Kéo cao cổ áo, tôi lầm lũi đi trong mưa, nước mưa ướt sũng cả mái tóc và thấm lạnh thân tôi. Lên xe buýt, tôi đến nhà Phương Dụ Phương Du là nhỏ bạn thân nhất của tôi thời trung học. Chúng tôi trạc tuổi nhau, tính tình lại giống, chiều cao xấp xỉ nên thân nhau vô cùng. Phương Du thích hội họa, tôi thích nhạc, cả hai đều chúa là mê tiểu thuyết. Có lần vì bàn cãi nhau về nhân vật trong truyện, chúng tôi đã giận đến nỗi mấy ngày liền không nói chuyện với nhau. Các bạn cùng lớp gọi chúng tôi "nhị vị tướng quân hậm hự". Sau khi đậu xong phổ thông, Phương Du thi vào khoa hội họa trường Cao Đẳng Sư Phạm. Còn tôi cũng đậu và khoa Văn Đại Học Tổng Hợp, nhưng học bổng thấp quá, trường lại ở xa nhà, gia đình chỉ có hai mẹ con, tôi không thể để mẹ ở nhà một mình. Vì thế đậu cũng như không. Tôi tự nhủ, thôi ở nhà kiếm chuyện làm phụ mẹ vậy. Nhưng đến nay tôi vẫn chưa làm gì. Bây giờ Phương Du đã đường đường là một sinh viên rồi, còn tôi, tương lai mù mịt!
Cha của Phương Du là một giáo sư trung học. Gia đình cũng không khá. Cả nhà chỉ nhờ cả vào đồng lương ba cọc ba đồng của ông. Ở nhà Phương Du còn hai đứa em trai và một đứa em gái. Nhà chỉ toàn là miệng ăn, mẹ Phương Du không dám mướn người làm, một mình bà đảm đang tất cả mọi việc. Dù nghèo túng, dù đời sống chật vật, nhưng gia đình Phương Du chẳng bủn xỉn, trái lại rất quý khách và thật tình. Họ là người duy nhất có thể giúp đỡ tôi.
Nhà Phương Du ở một cư xá. Gia đình sáu người phải chen chúc nhau trong một gian nhà ba phòng rộng khoảng sáu thước vuông, mỗi năm mùa nước lũ đến là phải lọ Phương Du với cô em gái được dành cho một phòng, cô em này năm nay đang học lớp hai trường tiểu học gần đấy.
Đưa tay lên gõ cửạ May quá, Phương Du có ở nhà, nàng ra mở cửa cho tôi. Thấy tôi, hắn hét lên:
- Bình! Trời ơi tao mong mày muốn chết đi được!
- Bình tĩnh coi, gặp người ta là hét muốn bể tai, có chuyện gì đâỷ
- Sao lâu quá mày không đến tả
- Thế còn màỷ
- Tao bận học thi mày hiểu không? Theo Phương Du tôi bước lên bậc thềm, mẹ của Du đang bận làm cơm phía sau, tôi vội ra sau chào, bà bảo ở lại dùng cơm. Vì có việc cần nói với Phương Du, tôi dạ ngay. Chúng tôi bước vào phòng riêng của Phương Du khép cửa lại.
- Tao có chuyện muốn nói với mày
- Tao cũng thế.
- Vậy mày nói trước đi! Phương Du yên lặng một lúc, bảo:
- Tao vừa mới yêu Tôi cười to:
- Thế à? Vậy thì cho tao chúc mừng.
- Khoan đã mày chưa nghe hết mà.
- Mày chẳng nói là mày đã yêu rồi sao? Tình yêu là một chuyện đẹp, đáng mừng chứ sao! Đôi mày Phương Du chau lại:
- Tao bảo mày là tao yêu người ta, chứ tao có nói người ta yêu tao bao giờ đâu mà mày mừng?
- Mày nói sao? Tôi nói. Dù Phương Du không đẹp lắm, nhưng đôi mắt sáng và chiếc mũi cao của nàng trông cũng có nét tây phương lắm, bao nhiêu đó cũng đủ để xiêu lòng người đàn ông rồi, làm gì có chuyện yêu đơn phương? Tôi biết ngay trong trường Phương Du học, bao nhiêu bạn trai đua nhau tán tỉnh, chỉ mong được một nụ cười của người đẹp nhưng Phương Du lúc nào cũng lạnh lùng. Có thật là người ta không yêu mày không?
- Thật. Không phải chỉ không yêu thôi mà còn không thèm đoái hoài tới nữa.
- Hắn là ai thế?
- Hắn là sinh viên năm thứ bốn, tao gặp hắn thường xuyên ở thư viện trường.
- Trông hắn ra sao?
- Không đẹp trai lắm!
- Hử!
- Tóc tai rối bù, mắt mũi cũng không có gì xuất sắc.
- Thế à?
- Còn nữa, râu không cạo, áo quần xốc xếch, tính tình lại nóng nảy. Nhưng có điều, hắn thông minh, nghệ sĩ... Tôi cắt ngang:
- Thôi, được rồi! Có thật là mày yêu hắn không?
- Thật chứ còn gì mà hỏi. Tôi đưa mắt nhìn ra ngoài trời:
- Vậy thì tìm đủ mọi cách để làm cho hắn chú ý, thí dụ như tìm cách gây sự với hắn, làm thật hung hăng hắn sẽ để ý đến mày ngay.
- Vô ích!
- Tại sao lại vô ích? Mày có thử chưa mà bảo là vô ích?
- Chưa thử, nhưng tao biết.
- Tại sao mày chắc thế? Phương Du chậm rãi đáp:
- Vì... vì hắn đã có bồ rồi. Tôi thở dài:
- Như vậy là tuyệt vọng rồi sảo
- Đúng thế, hoàn toàn tuyệt vọng.
- Tìm cách cướp đoạt?
- Không được.
- Vậy thì vô phương, thế người yêu của hắn ra sảo
- Cô ta là bạn cùng lớp của tao, nhút nhát, yếu đuối, **ng một tí là rơi nước mắt, nhưng được cái đẹp và hiền.
- Một gã nóng tính, lập dị đi yêu một cô gái yếu đuối, e thẹn. Có chuyện như vậy sao?
- Sao lại không, có điều đứng trước mặt cô nàng, anh chàng lại có vẻ ngoan ngoãn, dễ thương chi lạ. Cô bé mà rớt nước mắt một cái là anh chàng cuống cuồng lên như nhà cháỵ Tôi cười lớn:
- Hung dữ mà có người kềm chế như vậy mới được chứ. Phương Du bực bội:
- Mày không buồn cho tao mà còn ở đấy cười được sảo
- Tao thấy chỉ có cách duy nhất mày là gặp người như thế mình cứ tảng lờ không quen là được rồi. Phương Du cắt ngang:
- Đừng nói thế, vì cách của mày bày càng khó thực hiện hơn. Tôi nhìn Phương Du:
- Mày si tình đến thế sao Phương Du có vẻ giận dữ đứng dậy:
- Mày vẫn chưa tin tao. Thôi được rồi bây giờ nói chuyện của mày đi. Sao Cũng rơi vào cái vòng tình ái lẩm cẩm nữa rồi chứ gì, phải không? Nếu đúng như vậy thì chính chúng mình quả đúng là một cặp "tướng quân hậm hự" rồi đấỵ Tôi cự ngay:
- Đừng nói bậỵ
- Vậy thì chuyện gì? Tôi kéo cổ áo cho rộng ra, vết roi trên cổ vẫn còn hằn rõ, Phương Du nhìn thấy, hỏi:
- Sao vậy
- Thành tích của ông bố tao đấỵ
- Ông bố đánh mày à? Tại sao vậyVì tiền? Tôi lắc đầu nói:
- Thế mày cứ tưởng rằng tao vẫn cần đồng tiền của ông ấy à?
- Vậy thì...
- Tao đến đây, câu duy nhất cần nói với mày là cho tao mượn ít tiền, bao nhiêu cũng được. Phương Du nhìn tôi một lúc nói
- Mày đợi tao một chút. Phương Du chạy nhanh vào bếp, chẳng bao lâu bước ra với xấp giấy bạc trên tay, nhét vào túi tôi:
- Chỉ có vài chục, mày cầm lấy tiêu đỡ, ngày mai tao đến trường kiếm xem có đứa nào có tao mượn cho, tối mai tao đem đến cho màỵ
- Du này!
- Đừng, đừng nói gì cả. Nhưng tôi vẫn nói:
- Tao biết nhà mày cũng nghèo như tao, sang năm tao cố gắng kiếm tiền trả lại màỵ Phương Du quay người đi:
- Đừng nói bậy, bạn bè mình đâu phải chỉ ở vài chục ngàn này thôi đâụ Bây giờ nói cho tao nghe, chuyện gì đã xảy ra thế? Tôi đem tất cả sự kiện lúc sang "đằng kia" xin tiền ra sao kể rõ cho Phương Du nghe xong, cắn môi tôi nói:
- Phương Du, rồi mày xem tao sẽ trả cái thù nàỵ Phương Du ngồi bó gối yên lặng nhìn tôi, nàng có vẻ thông cảm cho hoàn cảnh của tôi. Ăn cơm tối xong, tôi lại đem chuyện đi tìm việc làm ra kể cho bạn nghe nghe, rồi sợ mẹ ở nhà mong, tôi vội vàng xin phép rút lui, mẹ của Phương Du dặn dò:
- Từ rày về sau nếu con cần chi cứ đến với bác con nhé!
- Dạ cám ơn bác! Tôi nói mà lòng nghẹn ngào. Có một người cha giàu sang như thế lại đến vay từng đồng bạc ở một nhà nghèo rớt mồng tơi. Bước ra khỏi nhà Phương Du, tôi leo lên xe buýt về nhà. Bây giờ đã chín giờ hơn, mẹ lo lắng:
- Đi đâu mà đi dữ vậỷ Có chuyện gì chẳng lành không, mẹ lo chết đi được! Tôi đáp:
- Dạ không gặp chuyện gì cả, con đến thăm Phương Dụ Bước qua ngạch cửa, tôi đưa mấy chục ngàn cho mẹ
- Ở đâu đây cổ
- Mượn của Phương Du đấy! Mẹ do dự:
- Nhà của Phương Du cũng nghèo lắm mà?
- Vâng, nghèo trên phương diện tiền bạc thật, nhưng trên phương diện tình nghĩa họ giàu lắm mẹ, họ hơn hẳn cha con.
|
Chương 005
- Thế... thế làm sao ta đành lòng xài tiền của họ chứ?
- Thì cứ dùng đi, rồi con sẽ có cách mẹ đừng lọ Tắm bằng nước nóng xong, tôi cuốn người trong tấm da hổ. Ngoài trời gió thật lạnh, chỉ có trong nhà mới ấm thế nàỵ Mẹ nhường chiếc túi nước nóng cho tôi. Một ngày ngược xuôi mệt nhọc đã tan mất, tôi đem tất cả chuyện tìm việc kể lại cho mẹ nghe, khi nói đến chuyện hành nghề vũ nữ mẹ đã chận ngang nói:
- Làm thế nào thì làm, mẹ nhất quyết không để con hành nghề vũ nữạ Tôi đáp:
- Mẹ cứ yên tâm con không bao giờ có ý định làm nghề đó. Yên lặng một lúc, mẹ nói:
- Hôm nay bà Châu có đến. Bà Châu là chủ nhà của chúng tôi, tôi chau mày hỏi:
- Bà ấy làm gì gấp thế? Chúng ta cũng đâu phải có tiền mà không trả đâu.
- Con không thể trách người ta được, con nghĩ coi nhà người ta còn đám con, phải có cơm ăn mới sống nổi chứ. Người ta sống nhờ tiền thuê nhà của mình. Nếu không phải người ta tử tế thì hai năm nay làm gì bà Châu chẳng lên giá. Nhà này mà cho người khác mướn ít nhất mỗi tháng cũng được trên một trăm ngàn, còn cho mẹ con mình chỉ được có năm chục ngàn thôi. Bà Châu cũng muốn giúp mình, ngặt nỗi... Mẹ thở dài, rồi tiếp:
- Hôm nay bà ấy đến, nói thật tội, bà ấy bảo là vì tết sắp đến rồi con cái lại bệnh hoạn, cần tiền, nên mới sang... Tôi yên lặng, mẹ đưa tay lên xoa xoa trán, tôi thẳng lưng lên hỏi:
- Bệnh nhức đầu của mẹ trở lại nữa à?
- Đâu có! Mẹ tôi vội buông tay xuống nhìn tôi, rồi nhắm mắt lại... Tôi bứt rứt:
- Mẹ, con ngu thật, đúng ra con không nên gây với cha như thế. Mẹ đưa tay vuốt cổ tôi, mắt người đỏ hoe:
- Đừng nói nữa Bình ạ. Đúng ra cha con không nên đánh con như thế, dù sao cũng nên nghĩ đến tình chồng vợ bao nhiêu năm qua chứ. Mẹ nói như muốn khóc, rồi đột nhiên nhớ ra điều gì, người tiếp:
- Sáng này, thằng Hảo có đến đây.
- Hảo à? Hắn đến đây làm gì thế mẹ? Hắn nói cho con bảo con tối nay đến đấy Tôi cười buồn:
- Có lẽ ông càng nghĩ càng thấy tức nên muốn đập con thêm một trận nữa chớ gì. Mẹ suy nghĩ một lúc nói:
- Mẹ không nghĩ như vậy, có lẽ cha con ăn năn rồi đấỵ Tôi cười to: Ăn năn à? Mẹ mà cũng tin cha con ăn năn thật à? Với những chuyện ông ấy làm có bao giờ mẹ nghe ông ấy nói hối hận không? Coi bộ chữ ấy không có duyên với cha rồi.
Tôi đứng dậy, đi vào phòng riêng. Bật đèn bàn lên, tôi viết nhật ký là một thói quen không thể thiếu trong những năm dài đói khổ. Tôi bắt đầu ghi sơ lược vài hàng về việc làm, câu sau cùng là:
Đời sống càng khổ cực, định mệnh càng cay nghiệt thì càng phải cứng cỏi hơn. Bây giờ mình có trách nhiệm là phải phụng dưỡng mẹ, có trách nhiệm phải trả cho bằng được mối thù của dì Tuyết. Người có chí, không thể quyên được mối nhục ngày quạ Phải trả thù, trả thù bằng mọi giá!
Ngày kế tiếp, tôi lại bỏ suốt một ngày vô ích cho chuyện tìm việc. Khi hoàng hôn đến, vác thể xác mệt mỏi trở về nhà, sự thất vọng làm chân tôi lê muốn không nổi. Chuyện gì cũng thế, chỉ nghĩ không thôi thì sao mà quá đơn giản, nhưng khi nhảy vào mới thấy cái rắc rối của cuộc đời. Không ngờ ngay cả những việc làm cỏn con cũng kiếm không ra. Bước vào cửa, ngã người lên ghế, tôi không thể dấu được tiếng thở dài. Mẹ hỏi:
- Cùng chưa tìm ra việc làm nữa à?
- Dạ chưa Mẹ yên lặng, tôi bỗng cảm thấy hình như mẹ tôi hôm nay xanh hơn, yếu hơn mọi khi, tôi nói:
- Mẹ ơi, mai đi chợ mua gan heo về nấu canh ăn nhé mẹ! Mẹ nhìn tôi ái ngại:
- Nhưng... nhưng mẹ đã đem toàn bộ số tiền hôm qua đưa cả cho bà Châu rồi.
- Mẹ nói gì? Tôi nhảy nhỏm lên, vì tôi hiểu rằng ngoài số tiền hôm qua mang về và vài ngàn tôi mang đi, ở nhà không còn được một cắc bạc.
- Mẹ đưa cả cho bà ấy rồi à?
- Ủa
- Thế hôm nay mẹ chẳng có ăn một miếng gì vô bụng cả à? Mẹ tôi quay đầu đi không nói. Sau đấy người bước tới bên giường cuốn tấm da hổ lại, tôi bước tới cạnh hỏi:
- Hôm nay mẹ chẳng có ăn gì hết sao mẹ?
- Con không hiểu là bao tử mẹ không được tốt, mẹ chẳng muốn ăn gì cả.
- Mẹ! Tôi gọi to, chân tôi đột nhiên không còn sức để đứng vững tôi quỵ người xuống, úp mặt trong váy, nước mắt tuôn tràọ Mẹ vuốt mái tóc tôi an ủi:
- Bình, đừng khóc nữa, mẹ nói thật đấy, mẹ không đói thật mà, bây giờ đem bán tấm da hổ này đi. Tôi lắc đầu:
- Không! Đừng bán da hổ, con sẽ mang tiền về ngaỵ Vừa nói, tôi xong ra phía cửa, mẹ chạy theo nắm áo tôi, hớt hải hỏi:
- Con đi đâu vậỷ Tôi nói:
- Công ty nọ bảo con muốn đến lúc nào cũng được. Mẹ giữ chặt áo tôi, cánh tay yếu đuối hằng ngày bây giờ mạnh dễ sợ. Người mở to đôi mắt khiếp đảm nhìn tôi.
- Mẹ không cho con đi, mẹ không thể để con trở thành vũ nữ được!
- Nhưng mẹ, làm vũ nữ đâu có gì là hèn đâu? Đó cũng chỉ là một cái nghề, nếu con giữ được mình trong sạch thì có gì đáng ngại đâu? Mẹ vẫn giữ chặt áo tôi:
- Không được Bình, con không hiểu, làm người không thể lùi được, vì lùi một lần là sẽ lùi mãi, rồi đến chỗ sa đọa, không còn hy vọng để trồi lên được. Khi còn trẻ, mẹ đã từng chứng kiến cảnh bao nhiêu cô gái, xuất thân từ những gia đình danh giá, được giáo dục đàng hoàng, nhưng sau đó vì miếng sống mà phải đem thân làm vũ nữ, thành kỹ nữ chẳng mấy hồi. Khi đã trở điếm rồi thì cuộc đời không làm sao vươn lên được nữa, suốt đời lặn ngụp trong chốn bùn nhợ Con, mẹ không để cho con đi làm nghề ấy đâu, làm vũ nữ không có gì đáng ngại thật, nhưng ánh đàn xanh đỏ trong tửu lầu thật đáng sợ, nó sẽ quyến rũ con sa đọa, nó sẽ làm hại đời con. Bình! Con không nên đi, con!
- Nhưng chúng ta cần phải có tiền mẹ ạ! Mẹ nhìn tôi, mắt nhòa lệ:
- Thà chết đói chứ mẹ cương quyết không để con hành nghề vũ nữ. Thật là mẹ chịu nhục đến xin tiền cha con, chứ mẹ không để con sa đọa.
- Nhưng thà đi làm vũ nữ hơn là phải đến van nài xin tiền cha! Tôi nói to và ngồi bệt xuống thềm khóc ngất. Mẹ đứng bên cửa. Tôi đứng dậy sửa soạn lại quần áo cho ngay ngắn bước ra cổng. Phương Du đến, nó dúi nhanh mấy tờ giấy bạc vào tay tôi nói:
- Chỉ có bẩy chục ngàn thôi, mày xài đỡ đi. Bây giờ tao phải đi thi rồi, thi xong tao sẽ tìm cách giúp màỵ Nói xong, nàng nhìn tôi cười, rồi bỏ đi thật nhanh. Tôi đưa mắt nhìn theo. Cài cửa lại, bước lên thềm nhìn những tờ giấy bạc trong tay mà lòng ngẩn ngợ Trao tiền cho mẹ, tôi nói:
- Phương Du mang tiền đến này, mẹ con mình lây lất thêm một thời gian nữa rồi tính sau. Hai ngày lại trôi qua, công việc vẫn không tìm được. Sang tối thứ ba, vừa mở cửa cho tôi bước vào mẹ nói ngay:
- Như Bình mới đến! Tôi ngạc nhiên:
- Nó đến đây làm gì? Để xem mẹ con ta chết chưa à?
- Bình, sao con cứ dùng cặp mắt thù hận nhìn người như thế? Cha con sai nó đến nhà mà!
- Cha bảo nó đến có việc gì?
- Cha con bảo nó mang đến ba trăm ngàn đồng! Tôi ngạc nhiên:
- Ba trăm ngàn đồng? Tại sảo
- Mẹ cũng không biết, Như Bình nói là cha con bảo mang tiền đến cho chúng ta sắm tết và trả tiền phố. Tôi chẳng hiểu:
- Con người còn phải có tự ái chứ, mẹ nỡ để con chịu nhục à? Mẹ lắc đầu:
- Nhục? Nhục đâu có ăn được con? Đời có nhiều lúc tàn nhẫn lắm con ạ! Tôi cũng lắc đầu:
- Mẹ, mẹ đừng ép con nhận số tiền này, vì nếu con nhận, con sẽ chẳng bao giờ ngóc đầu lên nổi vì nhục. Mẹ yên lặng, bước tới bàn, mở hộc tủ lấy gói giấy trao cho tôi. Xấp giấy bạc trong tay, nhìn gương mặt xanh xao của mẹ, lòng tôi bàng hoàng. Ba trăm ngàn đồng! ba trăm ngàn đồng trong lúc này là cả một cứu tinh. Đối với cha tôi, lòng tự ái và thực tại nghèo khổ chiến đấu bất phân thắng bại trong óc tôi. Nhiều lúc tôi muốn buông tay, nhưng khi nghĩ tới lời xiên xỏ thâm độc của dì Tuyết, tôi trấn tỉnh lại được và bước mạnh ra khỏi nhà.
Con đường dẫn đến "đằng kia" hôm nay sao dài quá. Ba trăm ngàn đồng bạc làm tim tôi đập chẳng đều. Mãi đến khi đứng trước hai tấm cửa màu đỏ, tôi vẫn chưa bình tĩnh. Có nên nhấn chuông không?
Có nên trả lại ba trăm ngàn bạc chăng? Tại sao không nghĩ đến gương mặt xanh xao của mẹ già chỉ nghĩ đến tự ái cá nhân của mình? Đầu óc tôi rối tung lên, sau cùng, tôi cũng đưa tay lên nhận chuông.
Nơi phòng khách, cha đàng ngồi ngậm dọc tẩu, dì Tuyết đang xếp máy bay giấy cho thằng Kiệt. Thấy tôi bước vào, họ đều có vẻ ngạc nhiên, tôi tới gần chỗ họ ngồi, đặt ba trăm ngàn đồng lên kỷ trà, xong yên lặng xoay lưng lại, đị nh bỏ về. Tiếng cha gọi giật lại:
- Y Bình! Đứng lại coi! Tôi đứng lại, giọng nói cha như một mệnh lệnh, tôi không chống lại được, xoay người lại nhìn chạ Người vẫn ngậm dọc tẩu và mắt đăm đăm nhìn về phía tôi. Yên lặng, tôi cố gắng giữ vững tinh thần cho tim bớt đập. Một lúc, cha tôi nói:
- Bao nhiêu đó đủ rồi con ạ! Tôi vẫn đứng yên đưa mắt nhìn ông. Cầm dọc tẩu chỉ về phía ghế, cha tôi bảo:
- Ngồi xuống đây! Tôi không ngồi, vẫn đứng yên. Có điều tôi thấy giận mình quá, tại sao không quay lưng bỏ đi đi còn đứng đây làm gì, để nghe ông ấy nói chuyện à? Cha tôi đưa dọc tẩu và miệng trở lại, người gật gù:
- Y Bình, đem tiền về đi! Tôi cắn nhẹ môi, nội tâm xung đột dữ dội. Thái độ của cha thật lạ, bên trong lệnh truyền của ông hình như có chứa đựng cái gì, giọng nói của ông hôm nay hình như hòa nhã hơn. Thấy tôi vẫn tiếp tục yên lặng, người ngồi thẳng lưng dậy:
- Y Bình, đừng cứng đầu nữa con ạ, vì tiếp tục cứng đầu là ngu xuẩn. Con đừng ngộ nhận, hãy suy nghĩ kỹ đi rồi đem tiền về cho mẹ con. ông ra lệnh cho tôi à? Tôi nhìn xấp giấy bạc rồi lại nhìn cha... Ngu xuẩn? Có lẽ đúng, vì bấy nhiêu tiền trong tay Lục Chấn Hoa đâu có nghĩa lý gì? Nhưng đối với tôi và mẹ? Có quá nhiều việc cần đến nó. Nhìn cha mà tim tôi đập mạnh. Thế có nên lấy tiền hay không? Nhưng tại sao cha lại đổi thái độ nhanh như vậỷ Có phải vì hối hận hay vì thương hạỉ Hay vì một lý do nào khác? Giữa lúc tôi đang do dự thì dì Tuyết chen vào, vẫn giọng nói châm biếm cố hữu:
- Anh cần gì phải nài ép như vậy, người ta đã không muốn lấy mà cứ nài ép hoài. Tôi xoay tầm mắt về dì Tuyết. Người đàn bà bần tiện, tham lam, vô học! Muốn tôi đừng lấy số tiền này à? Tôi không lấy chắc bà ta thích chí lắm! Ngu dại gì, tiền đến tay không lấy để mẹ ở nhà chết đói sảo Nhìn gói bạc mà lòng tôi bâng khuâng. Cha đứng dậy lấy gói bạc đưa tận tay tôi:
- Đem về cho mẹ con chữa bệnh. Tôi ngần ngừ đỡ lấỵ Dì Tuyết lại lên tiếng cười trêu chọc:
- Ủa! Không lấy mà sao bây giờ lại lấy rồi! Lẳng lặng mang gói bạc đi về phía cửa, cái nhục nhã làm cho từng mạch máu trong người tôi muốn vỡ tung. Nhưng có điều tôi không còn ngu, không còn dại nữa. Tôi phải nhận tiền của cha, với đồng tiền đó tôi sẽ không còn lo ăn uống thiếu thốn. Khi đã no đủ, tôi mới có thể thi hành được lời thề của mình. Tiền của cha tôi tại sao tôi không nhận?
Thế à? Nhà của tôỉ Tại sao cha tôi lại bảo thế? Phải chăng vì bứt rứt với những lằn roi trên lưng tôỉ Hay là người muốn kéo một đứa con lâu ngày bị bỏ rơi trở về. Tôi nhìn cha tôi mà vẫn không tìm được lời giải đáp nào trên khuôn mặt lạnh lùng kia, nhưng trong ánh mắt đó có một cái gì hiền hòa đang le lói. Tôi không muốn nghĩ thêm nữa, con người phức tạp khôn cùng làm sao quyết đoán được.
Bước ra khỏi "Biệt thự Lục Chấn Hoa" lòng tôi nặng trĩu, tôi thấy khó thở và nặng ở ngực. Tiền! Tiền! Tự ái, thực tế, tính ương ngạnh của mình. Tất cả dày vò tim tôi. Tiền nắm trong tay đây, thực tế đã được giải quyết xong, còn lòng tự ái của mình.
Mây đen vần vũ trên trời, mưa sắp đến rồi!
|