Ngồi Kể Truyện Ma
|
|
Tác giả Bounthanh Sirimoungkhoune là người Việt sanh đẻ ở Lào. Quê quán Ba Mẹ ở làng Riệc, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Truyện được viết đầu tay, phần nhiều truyện được chính tác giả trải nghiệm thật sự khi còn sinh sống ở Lào. Mời các bạn đón đọc.
Truyện 1:TRỤM CỦI
Chuyện kiêng kỵ trong nền văn hóa của mỗi nước mỗi khác nhau, nước Lào là một nước nhỏ, cũng bao la với niềm tin và kiêng kỵ trên con đường tâm linh. -Đám ma táng theo truyền thống của người Lào, người nào mà bệnh tật hay tai nạn chết ngoài nhà thì phần nhiều người ta sẽ đem xác đó về chùa để tụng niệm trước khi đi thiêu táng. -Nhớ lại một câu chuyện tâm linh đã xảy ra ở chùa Visoun làng tôi, mà tôi không được ở trong hiện trường ngày đó. Ngày sau chiều tôi hay ra sân chùa mà rộng bao la bát ngát đó chạy chơi thể thao, đầy người trong đám ma đó đang rối tung với chuyện ma đã xảy ra đêm hôm qua. Tôi chạy tới ngồi xuống bàn và nghe chuyện kể mà đã xảy ra dài đằng đẳng mà không có ai để ý tới, tôi ngồi nghe mà thấy gợn hồn lạnh tóc gáy nổi da gà với câu chuyện xảy ra: -Một làng xa thành phố 8 km bên kia của sông mêkông, Luang Prabang, một ông già 75 tuổi bệnh khẩn cấp, xuống thuyền và chở gấp về thành phố, khi gần tới bệnh viện thì ông đã qua đời, xác của ông đã được đem về chùa Visoun làng của tôi, người làng già trẻ ai cũng xuống thuyền xuôi về thành phố, ông cũng có 3 đứa con lập gia đình sinh sống ở thành phố đã lâu. Sân chùa ngập đầy bóng người, nơi nấu cháo nấu ăn cho người đến chia buồn thì xa nơi để xác cỡ hơn 40 thước mờ mờ ánh đèn thôi, để tránh khói củi khói bếp bay tới nơi người ngồi chia buồn. -Người quen biết với con cái của ông, trong thành phố tấp nập rau cỏ, thịt, gà, cá mắm cúng bái để nấu ăn, lan can chùa là nơi người già nghỉ ngơi và ngủ cho đến xong đám ma mới trở về làng. -Nơi nấu ăn thênh thang với sân chùa về phía bên cạnh, hai cái đèn dầu trên cái bàn lớn mà gần 10 cô đang quây quần nấu ăn cho kịp khách chia buồn, 3 cái bếp đầy lửa, mỗi bếp trụm vào nhau bằng 3 cục đá lớn: bếp nấu nước cà phê, bếp nấu ăn, bếp nấu cháo với những cấy củi bằng bắp chân, bắp đùi dài 3-4 thước. -Gia đình ông này là người khá giả trong làng, con cái sống trong thành phố đã lâu, nên sân chùa cũng êm ấm với bóng người đến chia buồn. Nào ngờ có câu chuyện lạ đã xảy ra từ đêm đầu mà không ai phát hiện, đến đêm thứ 2 mới có người gặp chuyện lạ và sáng thứ 3 là ngày mới ầm ĩ nhau thì tôi cũng có mặt ở đó, và tối nay là tối cuối cùng tôi sẽ đến chia buồn hay là có cái tánh tò mò về chuyện ma cũng đúng, ngày mai là ngày đem xác đi thiêu táng rồi, trong lời kể đó là: -Trong chiều của ngày đầu tiên đó, sau khi lửa cháy đầy đủ 3 cái bếp rồi thì mấy người đàn ông trở về nơi để chiếc hòm, để cho mấy cô làm việc bếp. Trong đêm đầu 7-8 giờ đã tối mịt, vừa nấu ăn, chọc ghẹo, nhiều người cũng là cơ hội gặp nhau, và bao nhiêu chuyện kể vui. Những cái bếp ở sân chùa hoang gió thổi vậy, một cô bước đi trụm củi, thì bỗng nhiên ở phía sau tối mịt đó có một ông già người ốm ốm đi tới và nói: “Các con nấu ăn đi, để ông trụm củi cho”, mờ mờ với ánh đêm, đến bàn nấu ăn của mấy cô đó còn phải thắp đèn dầu thêm, nói xong ông mỉm cười và ngồi lên cây củi quay ngang, xa cái bếp 3-4 thước chờ trụm củi cho mấy cô, vừa nấu ăn vừa chọc nhau thì cỡ 30 phút thì ông già đó lại bước tới bếp và trụm củi cho rồi lại về ngồi chỗ cũ và ông cũng không đi đến nơi cúng bái và cũng không có trò chuyện với ai, có khi thấy ông ngó về chỗ tối thôi, một cô hỏi: -Ông có uống cà phê gì không? -Đôi mắt ông ngó thẳng vào cái bếp và lắc đầu nhè nhẹ thôi, đến khi 12 giờ đêm xong nồi cháo, cô lại hỏi tiếp: -Ông ơi nửa đêm rồi ăn chút cháo cho ấm bụng, ông vẫn ngó bếp và lắc đầu nhè nhẹ rồi đứng dậy, một cô mới nói: -Nhiều người không có ăn của nhà người chết mà xác còn chưa đi thiêu táng, và cám ơn ông trụm củi cho các cháu, cây củi cũng đủ nặng mệt cho các cháu, cám ơn ông đến chia buồn và giúp đám tang và mời ông mai đến giúp và chia sầu với đám tang thêm, ông gật đầu nhè nhẹ rồi đi về đằng hướng sau chùa và chìm vào trong bóng tối mất. -Nơi đám ma, người ngủ nghỉ ngơi, người chơi bài, tiếng chọc, tiếng vui, tiếng cười cũng từ từ chào tạm biệt về, còn thân nhân người làng trôi vào đêm khuya cho tới sáng mai. -Ngày thứ 2, tất cả mọi chuyện đồ sài đồ nấu ăn, rượu cà phê được sắp soạn gọn gàng trước đêm về, không giống như ngày đầu tiên (hôm qua). Tà dương sắp chào sân chùa bắt đầu tiếng chào tiếng thăm trôi vào đêm, người trong làng của tôi sau cơm và tắm rửa thì cũng nhiều người dạo bước lên chùa ngồi trò chuyện vui sầu với đám ma, đằng phía ở bếp bắt đầu bận rộn cà phê, trà với nồi cháo lớn đêm khuya. 8 giờ đêm hôm thứ 2 mấy cô nội trợ đang bận rộn rau cỏ thịt cá đó, một ông già tóc bạc trắng vẫn ngồi như đêm hôm qua quay ngang vào cái bàn mấy cô nấu ăn rồi ngó thẳng vào bếp và trông nom bếp giúp các cô, đầu tối là giờ người đến cúng thăm viếng, mấy cô làm việc bếp thì quá bận. 9 giờ đêm người thăm viếng đã dịu xuống, đông đủ người ngồi chơi từng bàn từng bàn trước lan can chùa, mấy cô nhà bếp được nghỉ ngơi một chút chờ bận nồi cháo gà lớn nửa đêm khuya cho người chia buồn đám ma qua đêm. -Ông già tóc trắng đó vẫn lăng nhăng với mấy cây củi dài 3-4 thước đó với bóng tối mờ mờ hình dáng ông mà không ai để ý tới. Đêm xuống ngày thứ 2 thì người tới nhiều hơn ngày đầu, nhiều người mới biết tin ông chết cũng có. Trôi vào gần nửa đêm, bát cháo gà nóng hổi đã được mời đón khách đến đám ma, tất cả mọi người, mấy cô ở bếp ngồi ăn trước khi nhặt và rửa cả 100 cái chén trong nửa đêm, một cô hỏi: -Từ đầu tối đến giờ, ông không ăn gì cả, không đói sao, con làm cho ông một tô cháo nóng nghe. Ông già tóc trắng phơ ngồi nghiêng vào mấy cô chỉ thấy nửa khuôn mặt ông, ông mỉm cười nhẹ và lắc đầu, không tiếng trả lời và cũng không quay mặt lại, ngồi lặng, cô đó mới nói tiếp: -Coi ông già này hình như quen quen ở đâu, hình như từ đêm hôm qua trong lòng tôi như thấy quen thuộc nhau với ông, hai cô làm bếp nữa cũng nói: -Ngó chiều ngang ông ngồi mờ mờ tối như vậy, như có cái quen thuộc, mỗi lúc mà mình nấu ăn khi tôi ngó về đằng ông già tóc trắng mờ mờ tối đó giống như mình đã quen thuộc với ông đã lâu năm, mấy cô thì thầm nhau, ông già tóc bạc vẫn ngồi im lặng ngó 3 cái bếp. Mấy cô đi nhặt tô chén về rửa rồi ngồi trò chuyện nhau, giờ đã bước vào quá nửa đêm rồi, mấy cô đang ngồi nghỉ ngơi với ly cà phê nửa đêm một lát thì bỗng đột ngột có tiếng một người đàn ông cỡ 40 tuổi đứng đằng sau mấy cô và lên tiếng nói: -Các cô có còn bát cháo nóng nào không? cho tôi xin một chén, tôi mới nghe tin ông chết, người làng của tôi và tôi cũng từ tỉnh khác về và tôi mới chạy đến chùa ngay lập tức, mấy cô nói: -Cháo gà nóng còn nhiều anh ơi, khỏi lo, em đi múc cho anh một tô, nói xong cô đứng lên tay cầm cái tô và đi thẳng về nồi cháo, khi múc cháo bỏ vào tô rồi quay lại hướng anh chàng đứng thì không thấy anh chàng nào nữa, cô hỏi bạn, mấy cô nói: -Tôi không được để ý vì đang nói chuyện vui nhau, cô cầm tô cháo đứng ngơ ngác một lúc rồi để tô cháo trên bàn và nói: -Chọc ghẹo nhau như vầy cũng có sao, ai vậy và cô ngó về đằng đám ma cũng không có ai đứng hay đi, tất cả ngồi im lặng chơi bài hay đang ngủ, thêm một cô bạn mới nói: -Có khi là ma dọa đó, cô khác cũng nói có khi là ma, khi nghe tiếng tôi cũng quên ngó về đằng sau coi là ai, đằng trước thì bỗng ông già tóc trắng đứng dậy, mấy cô hỏi: -Ông về rồi sao? có lấy gì về ăn đêm không? chúng con gói hay bỏ vào hộp cho ông đem về, ông giúp đám ma 2 đêm đến khuya, ông già đứng quay lưng, dừng bước và lắc đầu nhè nhẹ rồi tiếp tục dạo bước chậm chậm vào trong bóng đêm mờ, còn mấy cô thì hỏi nhau và thắc mắc với chuyện xảy ra: -Người đứng đằng sau xin tô cháo đó biến đâu mất lẹ như vậy, chỉ biết lắc đầu thôi. -Sáng mai đã tới, ngày thứ 3 kéo dài nỗi lòng thương tiếc của thân nhân và cái tạm biệt của người chết đi mà không quay lại nữa, cái mệt mỏi của hết mọi người còn đêm nay nữa. Tối thứ 3 là tối mà tôi để ý câu chuyện có người đến xin bát cháo nửa đêm rồi biến mất, tôi tan học ngày thứ 6 cuối tuần về tắm rửa rồi ăn cơm chiều xong đi lững thững đến chia buồn với đám ma, một cái bàn cỡ 7-8 người ngồi, tôi cũng quen 1-2 người ở bàn đó, tôi hỏi: -Đêm qua nghe nói có ma đến xin bát cháo rồi bỏ đi có phải không? Một cô em gái nói: - Nơi nấu ăn dù có tối tối mờ mờ nhưng đâu phải một người nghe, ai nấu ăn ở đó đều nghe và biết hết. Tôi đứng lên để đi ra nơi nấu ăn coi thì bỗng có tiếng gọi hỏi nhau ầm ĩ của thân nhân và người già cả nơi đó ai cũng quay mặt lại ngó một người đàn ông tuổi cỡ 40, đó là một người làng, thân cận với gia đình người chết, anh trả lời: -Hôm qua tôi về đã gần nửa đêm, nghe bà xã nói có đám ma người quen, tôi mới lẹ bước đến chùa từ đêm qua cỡ 1 giờ sáng, và tôi quá đói mới đến xin bát cháo, nói tới đây tất cả mọi người quay mặt lại, mấy cô nhà bếp cũng chạy tới và hỏi: -Đêm qua là anh đến xin các em bát cháo rồi biến mất, các em tưởng là ma, sao anh quá lẹ vậy? anh trả lời: -Phải là ma, anh nói tiếp, xôn xao cả ngày rồi chuyện ma xin cháo. Giờ ai cũng lắng tai nghe: - Khi mà tôi đứng chờ cô đi múc cháo cho tôi đó, đống củi bên cạnh cái bếp có một ông già tóc trắng ngồi đó và các cô có thấy ông đó không? mấy cô nhà bếp nói: -Có chứ, một ông già tóc trắng đó giúp trụm củi cho chúng tôi mà, cả 2 đêm rồi, anh chàng im giọng một lát ngó mặt mấy cô rồi nói: -Các cô có biết không hay để ý gì không? -Hai lỗ tai của tôi đang đứng thẳng lên trời chờ nghe, anh đó nói tiếp: -Ông già tóc trắng mà giúp các cô đó là ông mà đang nằm trong cái hòm đây nè, các cô hiểu không? hình này là ông nhuộm tóc chụp, các cô là tôi có chạy không? Tôi đứng hình, lạnh tóc gáy, tóc tai đứng sững lên tại chỗ, tôi muốn gọi các cô mà nói không được và tôi cũng không biết tôi chạy về tới nhà lúc nào, bà xã tôi gọi tôi gần nửa tiếng tôi mới tỉnh, tóc tai tôi như cầm đâu rụng đó, tôi đắp chăn chùm đầu đến sáng chẳng ăn uống gì hết. Mấy cô nấu ăn cũng bàng hoàng và nói: -Nếu tối nay không có đàn ông đến giúp chúng tôi sẽ không làm nữa và đi về luôn, thân nhân đám ma phải gọi đàn ông đi giúp mấy cô. Trong chùa đã tối rồi, đêm nay ai ngồi chia buồn thì ai cũng như ai vừa ngồi vừa ngó trước ngó sau, đúng là lời của người Lào nói: “Sợ ma đi đường thì ngó trước ngó sau, sợ ma đêm ngồi cũng ngó trước ngó sau cả đêm”. Trong đêm đó tôi hết cái tánh tò mò muốn thấy ma, mà lại sợ cả đi vệ sinh nữa, gai ốc gai sầu riêng nổi lên từng trạm từng trạm không ngừng, đôi mắt thì không giám ngó vào nơi tối của chùa, lạnh tóc gáy từng trạm cả đêm, mồ hôi chân tay toát lạnh, tôi chỉ lắng tai nghe chờ có ai hay người già nào từ giã về đằng phía nhà tôi thì tôi chạy theo, nếu không thì tôi phải ngủ ở chùa đến sáng, thì bỗng nhiên trời giúp có hai ông bà đứng lên đi về qua ngõ về nhà tôi thì tôi mới thoát khỏi nạn sợ ma đó. -Chúc các bạn đọc được vui vẻ với chuyện. VIẾT XONG 7.10 CHIỀU 22.04.2016 Bounthanh sirimoungkhoune
|
Truyện 2: GIẤC NGỦ TRẰN TRỌC
-Nhiều đêm qua 5 canh dài trằn trọc của giấc ngủ, nghe tiếng thở dài và tiếng dạo bước trong nhà, một mình hoang vu, ngồi xuống uống ly nước trà, một điếu thuốc lá trên tay, thơ thẩn nghĩ tới chuyện đã trôi qua, mà vẫn như còn ở bên cạnh mình từng ngày khi ngồi xuống thơ thẩn một mình bên đất Úc. Trên tay cầm mấy tấm hình của ngôi chùa Visoun mà người đã từng chụp lại khi đi du lịch hay khi thăm viếng ngôi chùa lâu đời trong lịch sử Luang Prabang Lào. Trên mấy tấm hình đầy là bóng ma, linh hồn giữa ban ngày của cái tháp lớn và đứa bé bay lơ lửng trên bầu trời của chùa, cái linh thiêng giờ đã trình bày trên mấy tấm hình ở trong cốt chuyện này: -Dạo bước về những câu chuyện từ ngày còn tuổi thơ. Sân chùa với ngọn tháp và cây cối cả mấy trăm năm, ngó cái văn hóa cả mấy trăm năm để lại vẫn ngủ im lặng ngày và đêm sừng sững trước đôi mắt người qua lại, nhưng vẫn không tránh khỏi cái nghịch ngợm vui đùa của tuổi còn nhỏ trong làng. Chùa rộng bát ngát lại là nơi chơi bóng đá, đá cầu, cầu lông hay chơi 5-10 những chiều hoang cho tới tối, nhiều khi ba mẹ phải đến tìm kiếm ở chùa về tắm rửa, ăn cơm. Ông thầy cao tăng hay nói luôn luôn: -Chùa là nơi an bình của tâm linh nghỉ ngơi tu luyện, các con chơi ầm ầm một ngày ma Phết nó dọa đó, lúc còn thơ thì lúc nào cũng trả lời: -Con không sợ, con không sợ, con không sợ, cũng không ai hãm được trẻ thơ trong làng, chiều chiều là đông đủ tiếng hò hét đến tối hàng ngày như vậy. Buổi trưa thứ bảy hay chủ nhật, những ngày lễ tôi hay đến chùa chơi với ông cao tăng để đấm bóp cho ông, chờ ăn bánh trái no bụng và nghe chuyện cổ tích, xong rồi nằm lăn quay ra ngủ luôn. Ông thầy chùa cao tăng cũng thương tôi như con, bánh trái gì là ông cất lại cho tôi. Buổi trưa khi trời nóng nảy của mùa hè, người ta hay ra cái lan can chùa phía đằng trước ngủ trưa, lan can rộng rãi đối diện với một cái tháp to lớn bên kia của sân chùa. Chùa Visoun này là một ngôi chùa lâu đời, rộng rãi nhất cũng là nơi tụng niệm xác chết trước khi đi thiêu táng nhiều nhất ở thành phố Luang Prabang. Hồi tuổi nhỏ ở bên Lào thì tôi cũng gặp gỡ nhiều lần, chợt choàng giấc ngủ trưa và hỏi ông thầy chùa: -Có ai đến làm đám ma hay đến cúng bái gì không? sao con nghe tiếng người ầm ĩ, tiếng cười tiếng nói, tiếng cúng và tiếng niệm phật, tiếng chân người như to bằng cái mẹt ầm ầm từng bước, trông như muốn dẫm hay đạp lên thân thể của mình khi đang ngủ? Trong cơn say ngủ nửa mơ nửa tỉnh, ông thầy chùa cười lên và nói: -Đó là ma dọa con, vì con quậy phá nhiều quá nên người ta cũng đến quậy con lại, con sợ không? Ông thầy chùa vỗ đầu mỉm cười nói: -Con ngủ ở nơi ông ở, đừng có ra trước chùa nơi tụng niệm người chết mà ngủ con. Một lần mà tôi nhớ không quên cho đến bây giờ là vì thấy quá rõ trong giữa buổi trưa, lúc đó tôi đã 17-18 tuổi rồi, khi nằm ở lan can chùa, tiếng lá cây xào xạc theo cơn gió thổi hay gọi giấc ngủ đến thăm, trong cơn ngủ mát đó thì bỗng nhiên tiếng niệm phật vang rền vào tai tôi, tiếp theo là tiếng người nói ầm ĩ vòng quanh nơi tôi nằm, tiếng chân tiếng ráo bước nghe rõ bên cạnh mình, 5-10 phút như vậy, tôi cố mở mắt trong cơn đối phó với giấc ngủ, hai mắt được hé mở một chút thẳng về đằng cái tháp lớn xa gần 100 thước đối diện với nơi tôi đang ngủ thấy: -Cả 100 người ồn ào bận rộn ngồi cúi quây quần nơi tháp đó, hai con mắt quá nặng, trong lòng nghĩ người đến cúng tháp chứ không phải nơi mình nằm, lại nhắm mắt xuống ngủ tiếp, giấc ngủ không có được bình an mấy vì tiếng ầm của cả 100 người vẫn xôn xao trong hai lỗ tai, tôi cố gượng hé mắt thêm một lần ngó về đằng người, hé mắt thì tôi vẫn thấy người đông đủ như ngó lần trước vậy. Tôi nhắm mắt theo cơn ngủ mát tiếp cỡ đâu 15 phút như vậy trôi theo tiếng xào xạc lá cây, gió và tiếng thì thào của người đó, trong lòng tôi như hiện lên một chuyện gì: lạnh cột sống, gợn tóc gáy, nổi gai ốc gai mít lên đầy đầu và cả thân thể đến đuổi hết tất cả giấc ngủ theo chiều gió mát buổi trưa và giấc ngủ an lành đó, không còn một chút nào hết. Chỉ còn một tiếng thoát ra khỏi miệng tôi: Ma a a a a! hai con mắt bằng quả trứng ngỗng tại chỗ và tôi không biết tôi có ngồi dậy hay không hay là tôi đang nằm rồi đứng lên chạy luôn, tôi không có kể cho các bạn nghe đoạn này được là vì tôi không nhớ. Khi tỉnh thì tôi đã đứng ở trước nhà tôi, mặt mũi bơ phờ, tóc tai đứng sững, nhà tôi xa chùa 150 thước, tôi nhảy lên giường đắp chăn chùm đầu giữa trưa luôn. Tôi sực nhớ lại những câu chuyện đã từng nghe và xôn xao trong thời gian trước đây: một bà cô người làng và một buổi trưa thanh tĩnh bà đi ngang qua chùa, cái tháp to lớn sừng sững ở sân chùa đó bao bọc với bóng người đang loanh quanh bận rộn trong cuộc cúng bái cả 100 người, bà đi ngang qua chắp tay lễ rồi đi tiếp tục về phía cổng chùa bên kia, chợt choàng khi gần tới cổng chùa bên kia bà nghĩ: từ trước đến giờ đâu có ai cúng cái tháp này bao giờ, chỉ cúng ở trong chùa thôi. Như linh tính gì bà đứng sững im lặng. Bà quay mặt lại mới 15 thước đi qua, rợn tóc gáy khi thấy cái tháp to lớn sừng sững im lặng không bóng người, bà ráo bước xuống cầu thang chùa và chạy lẹ về nhà. Một lát bà mua hoa, nhang nến đến gặp ông thầy chùa theo phong tục của người Lào khi gặp ma. Đây là lần đầu tiên trên đời mà tôi thấy ma rõ rệt giữa ban ngày buổi trưa, đến bây giờ nhiều đêm trằn trọc khó ngủ, tôi cầm tấm hình lên coi, tôi mỉm cười như cốt chuyện mới xảy ra với tôi ngày hôm qua....... CÂU CHUYỆN VIẾT XONG 3.00 GIỜ CHIỀU 24 . 04 . 2016
|
Truyện 3: HAI CÂY ĐỀ
-Đã mấy trăm năm trôi qua hai cây đề cổ thụ vẫn đứng sừng sững ỡ sân chùa, như báo cho biết đến tuổi tác, cái an bình, trôi qua dài đằng đãng trong lịch sử. Chùa Aham, người già luôn miệng kể chuyện ma quỷ ở chùa này với 2 cây đề, đến bây giờ người qua lại hay người Lào về du lịch viếng thăm ngôi chùa này chụp hình, ẩn tượng của tâm linh hay linh hồn ma quái vẫn hiện luôn luôn trong tấm hình ban ngày hay là giữa trưa. Cái an tĩnh im lặng của ngôi chùa mấy trăm năm, khi đi qua thấy lạnh hồn. Hai chùa này sát hàng rào nhau ở làng tôi, người làng đi chợ búa, đi đường tắt thì phần nhiều người sẽ đi qua chùa Visoun chứ không đi qua chùa Aham này, vì quá âm u cây cối ngó qua đã lạnh hồn rồi. -Từ hồi tôi còn nhỏ hay nghe người già cả trong làng kể chuyện ma rùng rợn ở cây đề này luôn luôn rồi đến ông thầy chùa cũng kể ngồi nghe vừa mê vừa sợ, nghe đi nghe lại quá sợ rồi nhảy vào lòng ông thầy chùa ngủ luôn lúc tôi còn nhỏ. Đến khi tôi 17-18 tuổi, tan học về chiều, 5 giờ thì đã tối rồi đối với thung lũng hay miền núi, ánh mặt trời khuất núi đã lâu. -Một hôm đêm 30 không có trăng, đó là ngày mạnh mẽ nhất về đường tâm linh của người Lào. Sau rạp cinêma tan 10 giờ đêm thì rất là vắng vẻ, xuôi về miền im lặng của thành phố nhỏ khi đêm đến, trên con đường tắt theo ngõ hẻm sau hai ngôi chùa về nhà, qua sau chùa Visoun còn đỡ vì còn ngó thấy ánh đèn chùa lọt qua bóng cây đêm mờ mờ, ngó về sau chùa Aham thì khỏi nói luôn vì tối mịt mù với những bụi chuối, cây nhót, cây dừa lờ lững cao ngó như bóng người treo lơ lửng trên trời.Tôi dạo bước đêm gần hết phạm vi chùa xa nhà tôi chừng 40 thước thôi, rồi dừng bước và đứng sững quay mặt về phía cái cổng nhỏ để vào sau chùa Aham. Tôi thấy một bóng bà già (ni cô) tu ở Lào mặc đồ trắng cả trên dưới, rồi đi vào cổng chùa đằng sau, tôi mới lên tiếng: -Bà ơi, chờ con soi đèn cho tối đen như mực sao bà thấy đường? Tôi ráo bước vòng theo bờ ao, bà ni cô đó không ngừng vẫn tiếp tục đi như không nghe gì cả, chỉ thấy mờ mờ màu trắng trôi đi chậm chậm trong bóng tối đen, tôi đến cổng thì tôi bắt đầu bật đèn pin, nhưng không may đèn pin không làm việc, hư đúng lúc, tôi lớn tiếng tiếp: -Bà cô chờ con! đường đi không có bằng đâu, cô té hay đụng vào cây chuối đầy ở đây đó, không câu trả lời vẫn tiếp tục đi thẳng ra đằng trước chùa. Tôi ráo bước một hơi với mặt đất không bằng và lủng củng cây cối sau chùa, tôi ngẩng đầu lên ngó và dừng bước, tôi thấy bóng bà ni cô xa dần dần đã gần tới trước chùa nơi 2 cây đề lớn, tôi đứng im trong bóng tối ngó. Tôi chợt choàng tỉnh với chân bước vội theo bà ni cô, đột ngột một cơn gió cụt từ đâu tới, lúc này thân thể tôi thấy lạnh tóc gáy, da gà từ đâu không biết như đầy cả đầu đến người. Giờ tôi mới để ý thấy tại sao tôi ráo bước mà vẫn không kịp bà ni cô, mà đường đất sau chùa đầu có bằng phẳng đâu, cây cối lại um tùm, đường đi lại quanh co theo bụi chuối. Tôi đứng ngó bóng trắng của bà ni cô từ trước chùa cho đến cây đề cũng hơn 50 thước, mà bóng bà ni cô không có cao thấp theo bước chân như người mình đi bộ mà bay chậm chậm đến gốc cây đề lớn rồi ngồi xuống chắp tay lễ cây đề đó. Lúc này không phải hồn vía tôi lên mây như người ta nói đâu, mà nó lên đầu nó nặng không biết đường mà chạy luôn, đứng trong một nơi tối mịt mù với cây cối, tôi đứng hình một lúc lâu mới thở ra được một hơi dài và chạy về cổng mà mình mới bước vào theo ánh đèn nhà người gần đó, rồi thẳng một hơi về hướng nhà. Sợ ma lần này hơi tỉnh táo, khi đến trước nhà tôi ngồi ở cái bàn trước nhà thở dài vài ba hơi lấy bình tĩnh trở về, tôi bật đèn pin thì đèn pin vẫn sáng chẳng có hư gì cả, tôi đi tắm và lên giường ngủ. Sắp sửa năm mới của Lào, mấy ngôi chùa trang trải cho mới chỉ sài vôi trắng thôi chứ không có cho sơn màu khác, bức tường đằng trước gần đường hay chùa cũng chỉ có một màu trắng bằng vôi thôi. Hàng rào bằng xi măng cao hơn 2 thước với cổng đằng trước của chùa Aham, xa 2 cây đề cỡ 20 thước, bận rộn với người làng giúp chà cho sạch để sơn vôi lại, cần nhất là mấy ngày đó phải nắng mới tốt. Tôi cũng đến giúp chùa, gốc 2 cây đề là nơi trộn vôi vì nó mát mẻ và có chỗ ngồi nghỉ mệt, sô nước, thau nước lung tung ở gốc cây, tôi giúp lấy nước lấy vôi để cho người ta trộn vì mình không biết pha đặc hay loảng, xong rồi tôi ngồi xuống gốc cây đề chờ mấy người già làm việc gọi tôi. Gió hiu hiu dưới gốc cây đề, 2 chú tiểu cỡ 10-12 tuổi nằm ngáy khò khò khò, tôi ngồi dựa vào gốc cây đề lim dim ngủ như nghe tiếng người thì thầm thì thào nhau ở trên cây đề thẳng nơi mình đang lim dim đó, tôi cố hé mắt mở coi sợ là mấy người làm việc cần tôi giúp gì đó. Khi hé mắt mở coi thì vẫn im lặng chẳng ai đứng gì cả ở trước mặt mình, tôi lại nhắm mắt theo cơn gió hiu hiu tiếp, lần này như tiếng thì thào thì thầm trôi tới quá gần tai tôi, đôi mắt lim dim bị bắt buộc cho mở thêm một lần ngó vòng quanh. Khi đang ngó đó thì đột ngột đôi mắt to lên hơn quả trứng ngỗng, ngồi thẳng lại hết cỡ và dựa vào cây đề luôn, ngồi đứng hình một lúc, bật đứng dậy dạo lẹ bước về phía cổng chùa nơi người đang sơn, đang làm việc để lấy cái bình tĩnh trở về mà cũng không biết nói với ai. Xong vài phút thì tôi mới chậm chậm bước về gốc cây đề nơi tôi ngồi khi nãy lại, tôi ngồi xuống với gợn tóc gáy vừa gai ốc trong giữa buổi trưa như vậy, tôi nhắm mắt trước rồi từ từ hé mở ngó vào cái thau nước đầy mà in bóng hình của cây đề kia trong đó, coi có còn hình đầu lâu bằng xương và đầu người còn tóc bù xù lơ lửng và đưa ra những tiếng thì thầm thì thào nhau khi nãy không, thì bỗng nhiên im lặng, thau nước ngủ im dưới bóng hai cây đề, thấy 2 chú tiểu đang ngáy khò khò theo giếng gió với tiếng lá cây ru, tôi cố gượng lại bình tĩnh và cất tiếng thở dài nói với lòng mình: -Thôi mình hoa mắt không có gì đâu giữa trưa mà, rồi tôi không ngồi chỗ cũ nữa, qua cây đề bên kia ngồi vì không có sô nước hay thau nước gì cả, tôi ngồi dựa vào cây và trôi theo cơn mát mẻ dưới bóng cây cổ thụ ngàn năm. Cỡ đâu nửa tiếng đồng hồ, thì tôi nghe tiếng chân người phía sau cây đề dạo gót đến phía bên cánh tay phải của tôi ngồi, dừng tiếng bước chân người, bắt đầu với tiếng hỏi: -Có gì thiếu thêm không con? Tôi gượng đôi mắt ngó lên và thấy 2 người đàn ông ăn mặc xà lông bằng tơ lụa chứ không phải bằng vải thường thường, không có mặc áo gì cả, một người hơi hồng hồng và một người hơi tái tái, như hai người uống rượu đâu về. Tôi trả lời: -Dạ thưa 2 bác, chắc không có gì thiếu đâu vì sơn hết quãng kia đã xế chiều rồi, ngày nào rảnh mới tiếp tục thêm, nói xong 2 bác quay lưng ngược về hướng cũ lại. Tôi vừa quay mặt lại thì lại có tiếng gọi tôi từ hướng bên cánh tay trái của tôi, ông thầy chùa đã đứng ở bên tay trái này từ lúc nào ông hỏi: -Có gì thiếu không con? Tôi trả lời: -Chắc không đâu, sơn hết vách tường kia cũng đã xế chiều rồi, khi nãy cũng có 2 bác uống rượu đâu về một người hồng hồng va một người tái tái mặc xà lông không mặc áo gì cả đến hỏi con có gì thiếu không? Ông thầy ngừng một chút và hỏi tiếp: -2 người đó đến lúc nào và mặc xà lông thôi không mặc áo? Tôi mới trả lời: -Con vừa trả lời 2 bác xong và con quay mặt lại thì ông đã đứng đây hỏi con nè. Khi ông đi lại từ phía sau cây đề ông không thấy 2 bác đó không? cùng một lúc con trả lời bên tay phải và quay lại trả lời bên tay trái là ông mà. Ông thầy chùa bước vòng quanh qua bên tay phải tôi rồi ngó thẳng về hướng chùa nơi tụng niệm phật, ông ngó mặt tôi ông mỉm cười, ông nhắm mắt lẩm bẩm gì không biết cỡ 5 phút và đi đến vỗ vào đầu tôi rồi nói: -Con muốn biết là ai không? -Dạ. Ông chỉ tay về hướng chùa nơi tụng niệm và nói: -Là 2 cái thằng đó chứ là ai nữa con, nói xong ông dạo bước đi thẳng vào trong chùa. Tôi ngó theo ngón tay ông chỉ đó, tôi thấy lạnh hết cả thân thể và đứng hình luôn, giữa trưa mà lạnh hồn nổi da gà da ngỗng đầy đầu như vậy. Khi biết là 2 bác mặc xà lông đó là 2 con quỷ mặt đỏ mặt xanh mà đang đứng sừng sững ở trước cầu thang chùa nơi tụng niệm phật sáng chiều hàng ngày đó. Tôi vừa ngó vừa thấy rùng rợn người, tôi không giám đi về đường tắt phía sau chùa về nhà cỡ 100 thước mà tôi phải về theo đường cái cả hơn 1 cây số mới tới nhà. -Nếu chuyện này mà xảy ra với tôi trong ban đêm cái rùng rợn đó thì tôi bảo đảm là tôi tè ra quần tại chỗ luôn, tóc tai rụng tại chỗ luôn mà cũng chưa chắc đã có khả năng đi bộ hay chạy luôn. -Đã cả trăm hay ngàn chuyện kể về 2 bức tượng này của chùa Aham và 2 cây đề đã nổi danh từ lâu về đường tâm linh ma quái linh thiêng của ngôi chùa này và hôm nay tôi không nghĩ chút nào hết. Trong giữa trưa mà bất thình lình gặp như vậy, tôi nghe người già cả kể luôn luôn, trong lòng tôi vẫn tin là có ma qủy ở chùa Aham này, đâu ngờ tôi lại được gặp giữa ban ngày. Tôi từng thấy bao nhiêu tấm ảnh chụp của bạn bè, người về du lịch Luang Prabang hỏi tôi và đưa tấm hình cho tôi coi thì tôi nói chuyện này xảy ra luôn luôn và tôi cũng từng thấy..... VIẾT XONG CÂU CHUYỆN 3.40 CHIỀU 25.04.2106
|
Truyện 4: TIẾNG NGHÈO
Tác giả: Bounthanh Sirimoungkhoune
Một gia đình, hai vợ chồng với một đứa con gái 13 tuổi rất đẹp gái, hiền lành và lương thiện, một ngôi nhà nhỏ bé ở cuối làng gần bờ sông, ngày lễ hay ngày rằm chưa bao giờ quên dạy con gái đến cúng bái lễ chùa, một gia đình nghèo mà quá lương thiện thì ông thầy chùa cũng quá hâm mộ thương mến, xong những cuộc lễ bái thì ông vẫn gửi quà bánh về cho cô bé này, trong làng thì cũng không tránh nỗi đôi mắt khinh bỉ với cuộc sống nghèo khổ, họ trồng rau trồng hoa theo men bờ sông để sinh sống, không có ruộng nương giống người ta. Đời chẳng may thì ba của cô khụy xuống bệnh nặng, còn hai mẹ con lo lắng thuốc thang cho ba cũng không khỏi được, đi mượn tiền người trong làng cũng không có ai cho chỉ được thêm nỗi buồn vì nhà nghèo, chỉ có một nơi là chùa thôi hai mẹ con tới được, ông thầy chùa giúp tiền và kiếm thuốc cho, ông ngồi ngó hai mẹ với giọt nước mắt và nói: - Số đã định, ngày mai con đừng quá buồn và đừng quá vui nghe? Nhớ lời dạy nghe con? Bé gái tên Vone với mẹ chắp tay lễ và trả lời: -Dạ.
Không lâu 2-3 ngày tới thì ba của cô đã chết, trong làng lớn như vậy cũng chẳng ai thăm viếng hay chia buồn, hai mẹ con không có cả tiền mua cây đóng hòm phải quấn bằng cái chiếu rách. Ông thầy chùa gọi hết sư và chú tiểu đi kiếm củi để thiêu táng cho xong một gia đình nghèo mà không bao giờ quên bỏ xôi mỗi sáng. Sau tụng niệm thiêu táng rồi, xương cốt thì ông đem vào chùa, hai mẹ con ôm nhau với giọt nước mắt, cả làng cũng chẳng ai quan tâm đến. Từ hồi ba cô mất đi, bà mẹ trôi vào cảnh buồn sầu khi bệnh khi khỏe, bé gái một mình lo lắng vườn rau, sáng đem rau đi bán rồi mua gạo về một mình, mỗi ngày cô xuống vườn tưới nước rau, cô hay ngồi một mình than thở khóc lóc, cô để lại một chút rau để cúng chùa hàng ngày, cái lòng tốt đẹp đó đã ở trong lòng từ hồi con nhỏ mà ba mẹ để lại cho. Chiều tối khi xong việc làm vườn, cô tắm rửa ăn cơm chiều, xong rồi cô hay xuống bờ sông ngồi khóc nhớ ba, than thở tới cái nghèo khổ, cái cô đơn mà không cho mẹ nhìn thấy, hàng chiều như vậy. Với một chiều buông chập choạng tối, cô đang ngồi thơ thẩn ở vườn ngó xuống dòng sông nước chảy, nước mắt đọng bờ mi, vừa khấn van cho cái nghèo khổ trôi theo dòng sông thì bỗng nhiên có một chàng trai cỡ 14 tuổi chạc tuổi của cô đi theo bờ sông tới, rồi ngừng và hỏi cô: - Cô làm sao mà ngồi một mình đầy hai dòng nước mắt vậy? - Tôi tên Đi, trời tối rồi mà, tôi ngồi chơi với cô có được không? - Cuộc đời tôi cũng đầy nỗi đau khổ từ bé, chưa biết cái vui cái đẹp là cái gì. Hai người ngồi tâm sự với nhau đối với tuổi tác còn ngây thơ, một lát cô bé nói: - Nếu ngày mai anh đi qua thì đến sớm một chút, hôm nay tối quá em phải về trông lấy mẹ vì mẹ đang bệnh kẻo mẹ lo, Vone kể lại cho mẹ nghe, mẹ mỉm cười vỗ đầu con gái mình và nói: - Con có bạn chia buồn thì mẹ cũng mừng chứ, từ ngày con đẻ ra đến bây giờ con đâu có bạn vì gia đình mình nghèo khổ, bà con anh em thấy ba mẹ đi qua thì người ta đã đóng cửa nhà, sợ ba mẹ xin giúp hay nhờ vả, con cái người ta cũng đâu cho tới gần và quen biết với con đâu, ba mới dạy dỗ con cho con biết vào chùa cúng bái biết thương người. Chiều khi khuất ánh tà dương, cô xuống vườn thì thấy Đi đã ngồi chờ và đưa cho Vone một bó cây rồi nói: - Về nấu cho mẹ uống thì mẹ em sẽ khỏi bệnh đó nhưng phải hứa với tôi một chuyện: - Cấm không được nói cho mẹ nghe là tôi cho thuốc, Vone gật đầu và quá mừng cầm lấy bó cây để vào lòng và hỏi: - Nhà anh ở trong làng này ở chỗ nào? Em sanh đẻ ở đây mà không biết mặt người làng mấy đâu vì không ai chơi với em vì gia đình ba mẹ quá nghèo, không có tiền mua quần áo cho em đi học nữa, em chỉ biết trồng trọt theo ba mẹ rối đến chùa thôi. Đi nói: - Tôi không phải là người làng này, tôi ở làng trên kia. - Làng đó lớn lắm hơn làng em cả chục lần. - Hôm nào dẫn em đi thăm anh nghe, mấy năm trước em từng đi một lần với ba và mẹ. Đi nói tiếp: - Tôi đi bộ lang thang cả mấy tiếng mới tới đây rồi tôi cũng chẳng có bạn bè gì cả, đời sống của tôi còn tang thương hơn cô cả 100 lần theo với tiếng thở dài. - Anh kể cho em nghe đi, có khi anh nói ra rồi anh được vui, còn hoàn cảnh em thì đã kể cho anh nghe hết rồi, nếu không được nói cho anh nghe thì em cũng ngồi một mình than thở và khóc thôi, khi ở trong nhà với mẹ thì càng thấy tủi thân hơn nữa. Đi nói: - Khi nào em vui vẻ một chút, anh cũng vậy rồi anh kể chuyện đời sống anh cho em nghe, như hôm nay phải hứa với anh một chuyện, đến mẹ em cũng không có cho biết được không? - Vone gật đầu hứa, Đi nói tiếp và chỉ tay: - Mấy hôm trước tôi đi qua vườn cô, trời nắng đất nó nấc ngó xuống thì tối thấy có gì như vàng một chút, cô đào lấy đi, nó cũng giúp cho mẹ với cô đỡ khổ một chút đó, tôi lấy đất lấp lại ở đó, nói xong Đi đứng dậy và chào Vone, đi về mờ mờ vào đêm tối. Vone lấy cái cuốc nhỏ đào bằng một gang tay, Vone đứng hình một lát chạy lên gọi mẹ, vừa run run nói vì quá mừng, hai mẹ con chậm chậm dìu nhau xuống vườn một lát đứng hình ngó và hai mẹ con cầm lên: - Một cái còng tay bằng vàng và một sợi dây chuyền vàng to lớn sài trong khôi phục năm mới, mẹ nói: - Sao con hên vậy và bó cây gì đó? - Cây thuốc chữa bệnh mỏi mệt và chóng mặt của mẹ đó, bà mẹ ngó con gái mình mỉm cười và nói: - Kìa vết nhổ còn ngó thấy con, nếu cây này thành thuốc thì vườn mình quá nhiều, mai nấu uống con, hai mẹ con dìu nhau về nhà, Vone đi rửa bó cây đó và nấu cho mẹ uống ngay luôn, rồi sau khi mẹ uống thuốc thì hai mẹ con vui mừng cùng giấc ngủ. Sáng dậy thì sức khỏe của mẹ thấy khỏe hẳn luôn, hai mẹ con cầm ra một cái còng tay (10 bath) là 4 cây vàng chiếc dây chuyền (10 bath) cũng 4 cây vàng, trên đời gia đình chưa từng thấy hay có đến một chỉ vàng, bà mẹ cắt ra một khúc nhỏ đem đi bán, mua bông hoa trái vào chùa trước hết rồi mới mướn người lợp lại cái nóc nhà nhỏ 5 thước vuông vì mưa dột đã lâu, trong làng xôn xao vừa lườm vừa thì thào thì thầm: - Nghèo tả mùng tơi còn có vàng bán. Bà mẹ thấy khỏe mới nhớ lấy cây cỏ đó làm thuốc để bán và giúp người. Bà mẹ ngó đứa con gái mỉm cười khi thấy con gái mình vui lên một chút và nói: - Cám ơn Đi cho mẹ với nghe nếu nó ghé qua, trong lòng bà nghĩ con nít với nhau, nói xong bà vào nhà nằm nghỉ ngơi ngó lên nóc nhà bằng tranh lợp mới. Vone ngồi chờ từ sớm hay mọi ngày, nhưng vẫn chẳng thấy Đi mãi cho tới mặt trời khuất đầu núi, rồi mới thấy bóng Đi đến, Vone ngó thấy, chạy tới kéo tay Đi ngồi xuống và cám ơn, xong rồi nói: - Có lên thăm mẹ em một chút không? - Đừng quấy rầy người lớn, tôi đi qua ghé chơi một chút thôi mà. Dạo trước tôi đi qua làng cô tới làng dưới kia, khi đi về thì tôi nghe tiếng than thở nghèo khổ nức nở và sự chết chóc của ba cô trôi theo nước sông vọng vào tai tôi hàng ngày, nhiều chiều hoang tiếng tiếng than nghèo khổ của cô ngược dòng sông lên tới nhà tôi ở làng trên đó, cô biết không? Vone vừa cười vừa nói: - Em ngồi đây than nghèo khổ mà tiếng đó trôi xa đến hơn chục cây số vậy sao? Đi gật đầu và Vone cũng cười lên khà khà khà như hai người đang chọc ghẹo nhau. Đi im lặng một lát rồi hỏi: - Vone ơi, vàng bạc đó hai mẹ con đủ xài không? - Mẹ chỉ có cắt bằng đầu ngón tay út cũng đủ tiền sửa nóc nhà tranh mới, mua gạo để bỏ xôi cho chùa hàng sáng vẫn còn thừa, Đi thoát tiếng nói: - Bỏ xôi cho chùa? -Dạ, Vone hỏi tiếp: - Anh Đi, anh biết trong vườn em có vàng ở đó sao anh không lấy mà lại gọi em lấy? Đi mỉm cười nhẹ rồi nói: - Anh có quá nhiều rồi, em cần không? Vậy anh cho em hết có lấy không? Anh cũng chẳng có sài tới nó, để cho em sài rồi hàng ngày em đi cúng chùa cho anh. Vone hỏi: - Anh có đi chùa không? - Hồi trước hay đi chùa với ba mẹ, lâu rồi không được đi nữa, em còn may mắn hơn anh, em còn mẹ và anh chẳng còn ai, nhớ có gì thiếu thốn nói anh nghe, em cứ đến đây gọi tên anh 3 lần rồi em muốn nói gì em nói rồi anh sẽ nghe, thôi tối rồi mẹ em lo đó mai gặp lại nhau, nói xong Đi lủi thủi theo men sông vào trong bóng tối mất dạng. Vone quay mặt đi về thì đúng lúc mẹ của cô đang đi xuống vườn gọi: - Con biết tối rồi không? Coi muỗi hay rắn rết đó con đừng để mẹ lo, hai mẹ con nắm tay nhau về nhà. Một chiều gió mát Đi đến sớm chút, Vone nói: - Anh Đi kể cho em nghe coi chuyện ba mẹ và nhà anh thế nào mỗi chiều anh đi bộ quá xa đến ngồi chơi với em, Đi nói: - Cũng được nhưng em không có quyền kể cho ai nghe nhé cả mẹ em luôn, hứa với anh thì anh mới kể được. Vone gật đầu, em chờ nghe lâu rồi. Đi kể: - Một gian nhà mà rộng lớn nhất ở đầu làng kia đó là ngôi nhà của anh, ba mẹ là người buôn bán và có ruộng đất rất nhiều cho người ta thuê mướn, trong nhà có hai chị em thôi, ba mẹ sanh đẻ chết mất 3 người, chị tôi hơn tôi 10 tuổi có gia đình rồi, anh rể thì cờ bạc rượu chè xa hoa và nóng nảy, vừa làm biếng, trong nhà có chuyện lục đục luôn luôn, khi say rượu về thì lúc nào cũng đánh đập chị tôi nhưng lúc đó tôi còn nhỏ, lúc chị tôi lập gia đình thì tôi có 8 tuổi. Chị tôi 18 tuổi thắm thoát đã 6 năm qua, cốt chuyện bắt đầu khi chị tôi lập gia đình gần hai năm, anh rể thì ở chung nhà. Một hôm trong bữa cơm chiều ba mẹ nói: - Ba mẹ có hai đứa con, ba mẹ cũng già hơn 60 tuổi rồi, đứa con út thì còn nhỏ chưa đầy 10 tuổi, một đứa thì có gia đình rồi, nếu ba mẹ có gì thì chia cho con út 2 phần, con là con gái mà có gia đình thì con lấy một phần, hôm nào ba mẹ rảnh thì sẽ làm thành cái di chúc và báo cho trưởng làng biết, hai con khi ba mẹ chết thì trông lấy nhau. Anh rể nói lên trước: - Ba mẹ không cần phải chia gì đâu, em út còn nhỏ thì hai vợ chồng chúng con trông coi làm ăn tiếp, phải không em? Anh rể quay sang nói với chị. Thấy con rể nói vậy thì ba mẹ im lặng một lát quay ra nói chuyện đi buôn, không nói về của cải nữa. Mấy ngày sau ba mẹ gọi anh rể và nói: - Ba mẹ như bệnh mệt quá, hai con lái xe tải đi chở hàng về giao cho cửa tiệm, chuyến này hai con tập buôn bán đi, thuyền lớn cặp bến sông rồi người ta chờ xe các con chở hàng đó, các con phải sài thời gian 2-3 ngày đó, hai vợ chồng trả lời: - Dạ mai chúng con lên đường. Khi chị và anh rể không có nhà, ba mẹ gọi tôi đi theo ra vườn nhỏ sau nhà dưới giàn cây nhót, tôi thấy đất đang đào và thấy từng bọc từng bọc bằng vải một đống và một cái chum, khi ba để cái chum xuống lỗ đó thì mẹ nói: - Đi, con mở cho hết mọi bọc đó và đổ xuống cái chum đầy là vàng bạc xong rồi lấp đất lại, ba mẹ nói: - Cứ gần 10 năm thì chôn xuống một chum như vậy, ba mẹ chỉ cho biết rõ nơi nào đã chôn xuống. Ba mẹ cấm tôi nói với chị, vì anh rể gần 2 năm chẳng bao giờ giúp ba mẹ buôn bán và cũng chẳng kiếm được một đồng nào giúp gia đình chỉ có rượu chè trai gái và gây chuyện. Một tuần sau khi hai anh chị đi buôn về, vẻ mặt chị thấy không vui, tôi nghe ba mẹ hỏi: - Hai con đến đây ba mẹ hỏi: - Sau khi các con về đã mấy ngày rồi cũng chẳng nói gì cho ba mẹ nghe. Buôn bán tiền bạc lỗ lời ra sao? - Để con tính sau con báo ba mẹ, ba mẹ lắc đầu rồi đứng lên dạo bước chiều trong làng. Khi đó tôi nghe hai anh chị trong phòng cãi lộn nhau, tiền buôn bán ở đâu thì thua đá gà ở đó và anh rể nói: - Ba mẹ em giàu sang đến mức không ai sánh bằng, tiền bằng đó có gì mà phải cãi nhau, tiêu mỗi ngày bằng đó cả đời còn không hết, kiếm tiền quá nhiều thì cũng tiêu cho thoải mái mới đáng đời người chứ, còn hơn là chia của cải 2 phần cho thằng em của cô, chưa tới 10 tuổi biết tiền bạc là cái gì, nếu nó ở với gia đình chị được bát cơm là đủ rồi, em nói với ba mẹ nghe nếu không anh đánh cho bây giờ, anh rể bạt vào mặt chị 2-3 cái, chị khóc một lúc, tôi thấy thương chị và quá sợ hãi, khi ba mẹ về chị ra rửa mặt, ba nói: - Thôi đi con tiền có một chút đừng cãi nhau, đừng buồn, hết thì kiếm mới, anh rể trong phòng bước ra nói: - Ba nói đúng, tiền bằng đó hết thì thôi cằn nhằn với con ai chịu nổi. Đêm về, trong phòng ngủ của chị toàn là tiếng thì thào cãi lộn nhau. Tôi chỉ biết đứng xa xa ngó chị không giám đền gần luôn. Một ngày có khách đến viếng thăm vì sắp tết Lào, người ta tặng thịt heo rừng cho, ba mẹ thích nhất là thịt thú rừng thì trong nhà mới làm thức ăn, lần này thấy lạ khi thấy ông anh rể đem rượu ra uống trước mặt ba mẹ trong bữa cơm chiều, nét mặt của bà chị như người mất hồn, lúc đó tôi nghĩ là chị bệnh, nhưng không phải khi sáng ra tôi mới hiểu, đó là ngày mà tôi buồn và bơ vơ nhất trên đời dù tôi có ít tuổi, Vone hỏi: - Tại sao vậy? Đi nói tiếp: - Sáng hôm đó là hôm mà ba mẹ tôi ngủ không thức dậy nữa, ba mẹ đã chết, trong nồi canh có nấm độc, cả nhà ăn không sao chỉ có ba mẹ thôi, ngó chị mình thì quá buồn còn anh rể thì thấy vui vẻ nói chuyện làm đám ma cho gấp, bát canh tôi với chị và anh rể ăn đó được múc ra trước rồi mới bỏ nấm độc cho ba mẹ ăn khi chập choạng tối, sau đám ma thì tôi mới biết. Cả cái làng lớn ai cũng chia buồn, khi xong đám ma trong nhà chỉ còn có 3 người, mỗi ngày tôi phải ăn cơm nguội có khi phải nhịn đói, rồi một đêm tôi nghe mà tôi không giám ngủ trên nhà luôn, khi chị tôi đi chợ chiều mua rau cỏ, thì tôi nghe tiếng anh rể lẩm bẩm: - Ba mẹ nó chết rồi, mà tiền bạc của cải để đâu mà lục lậy cả nhà chỉ có một chút tiền và chút vàng thôi, hay là thằng út biết chỗ, tôi nghe rồi cuống cuồng không biết đi đâu, tôi chạy xuống cầu thang và chạy trốn ở sau vườn, dưới bụi nhót, tôi tưởng anh không thấy, nào ngờ anh thấy và chạy thẳng xuống nơi tôi núp, điều tra tôi một lúc lâu tôi không trả lời và tôi ở đó luôn. Ngày hôm sau chị tôi hỏi hết hàng xóm và gọi tôi quanh nhà nhưng tôi ra không được, rồi anh rể khi kiếm tiền không thấy đập đánh chị. Hai ngày sau anh rể với chị phải đi giao hàng đường xa thì phải đi qua núi rừng, hai người cãi lộn nhau trên xe, anh rể nói: - Thằng em út cô tôi để nó ở cây nhót đó! Như hết mức chịu đựng của một người đàn bà quay ra đánh lộn nhau, trong khi xe đang chạy trên núi bà vợ choàng vào tay lái thì chiếc xe tải nhào xuống hố sâu và đã chết cả hai. Còn mình tôi và tôi vẫn ở dưới bụi nhót, gian nhà to lớn đã bỏ hoang 4 năm rồi. Nói tới đây, hai dòng nước mắt ướt tràn trên má của Đi và trên hai má của Vone cũng giống nhau, hai người khóc ôm lấy nhau, Đi nói: - Thôi tôi về đã kẻo mẹ em lo, mai mốt mình còn gặp nhau nữa, Đi đứng lên và đi về. Vone ngồi thơ thẩn một lát cho khô giọt nước mắt rồi đứng lên về nhà. Ngày hôm sau chiều, hai mẹ con mua vải cà sa cúng chùa, ông thầy chùa ngó thấy Vone mỉm cười và nói: - Hơn chục năm nay từ hồi con mới biết đi, ông thấy con theo ba mẹ và bây giờ một mình con đến chùa cúng thì con là người có phúc đó, lòng con là người lương thiện, ngày sau sẽ có người nhờ vả con đưa người ta đến chùa ở đó, làm phúc cho đời, ngày mai con giàu sang đó. Sáng dậy ông thấy con quỳ bỏ xôi cho sư hàng ngày từ bé đến giờ, người trong làng không có ai làm được giống con đâu? mẹ Vone nói: - Từ bé đến giờ nó hay ngồi một mình và từ khi ba nó chết nó hay xuống vườn gần bờ sông ngồi một mình, ông thầy chùa nói: - Đúng rồi đó là lòng lương thiện và an tĩnh. Vone chắp tay lễ, trong lòng thì khấn cho anh Đi được bình an vô sự, rồi hai mẹ con chậm bước về nhà, Vone ăn một nắm xôi rồi đi xuống vườn bờ sông ngồi, chiều nay Đi đã ngồi chờ một lúc lâu rồi, khi Vone tới Đi hỏi: - Em đi chùa về sao? - Dạ em có khấn cho anh được bình an đó, Đi cám ơn và mỉm cười. Vone hỏi: - Nhà anh to nhất làng phải không? Đi đứng dậy và ngó về phía nhà của Vone và nói: - Nhà em bằng một phần ba của cái bếp nhà anh, em muốn được không? Anh cho em đó. - Thật không? Nếu anh cho em rồi anh ở đâu? Anh ở dưới bụi nhót mà đã nói cho Vone nghe từ hôm qua rồi, em quên sao? Anh cũng muốn vào chùa mà không biết ai đem anh vào, vậy ngày mai em xuống đây em đem theo một cái bút và một cuốn sổ hay mấy tờ giấy ghi được không? Vone trợn mắt vào nói: - Em không được đi học, ba mẹ quá xá nghèo, sao em biết ghi anh? - Không phải ghi chép gì cả chỉ vẽ lấy và đừng nói cho mẹ em hay lúc này nghe? Vẽ nhà anh cả đất vườn sau nhà, có hàng rào cao hai thước vòng quanh nhà mà, anh chỉ cho em vẽ ngày mai, nói xong Đi chào đi về, Vone hỏi: - Sao hôm nay anh về sớm vậy? Đi mỉm cười và lẹ bước vào bóng tối mất. Vone chưa được đứng dậy thì bà mẹ đang đi xuống hỏi: - Con ngồi chơi ngó sông một mình vậy sao? - Dạ. Hai mẹ con ngồi ngắm sông một lát rồi đứng lên về nhà, mẹ hỏi: - Cậu bé tên SomĐi không tới sao? - Nhiều khi anh ghé chút rồi anh về. - Vậy à? Hai mẹ con lên nhà nghỉ ngơi tối. Chiều mai, hai mẹ con tưới nước rau xong lên nhà tắm rửa rồi ăn cơm chiều, mẹ hỏi: - Vone con đang kiếm gì? - Dạ con kiếm cái bút với cuốn sổ, không biết nhà mình có không? - Con muốn đi học sao? - Dạ không mẹ, con vẽ chơi thôi mà. - Làm sao nhà mình có cuốn sổ con? - Không có sổ thì lấy tờ giấy này cũng được, mẹ ngó Vone mỉm cười nhè nhẹ. Giờ chiều tới Vone đi xuống vườn ngồi một lát, rồi Đi bước tới, Vone nói: - Cái bút với hai tờ giấy nè, nhà em không có cuốn sổ nào hết, Đi mỉm cười chỉ tay lên tờ giấy rồi nói: - Anh không có quyền vẽ gì lên tờ giấy đó hết, rồi anh chỉ cho em vẽ nghe: - Em chấm xuống đây rồi kéo dài đến đây là trước nhà. Đi chỉ ngón tay lên giấy cho Vone kẻ một đường dài theo. - Đây là chiều sâu cả hơn 100 thước đó em. - Đây là nhà và đằng sau là vườn dài lắm em. Vone kẻ theo ngón tay của Đi chỉ: - Đây là cây nhót, đằng phía mặt trời mọc hai bước là anh ở đó. Phía mặt trời lặn hai bước là cái chum tiền bạc, em vẽ tròn tròn đi em, Đi chấm ngón tay cho Vone vẽ tròn tròn, bếp ngoài vườn dưới ba cục đá ông táo đó, em vẽ tròn tròn đi, dưới cây dừa và dưới cột nhà đằng trước nữa, em vẽ tròn tròn đi là xong, ở đó có 5 cái chum lớn. Còn sau cái tủ quần áo có thêm một hộp nữa, cái em bán rồi cúng vào chùa nghe, anh thích bộ quần áo màu này, ở trong tủ quần áo còn thêm một bộ, em nhớ cúng đi cho anh nghe, nhớ nghe, đừng quên nghe. Hai người vẽ xong, Đi nói: - Cất tờ giấy này cho kỹ nghe? Đừng để ai thấy nghe? - Dù có ai mà thấy thì chắc người ta cũng không biết gì được, vì hai người không biết chữ cả hai mà vẽ trên một tờ giấy, chỉ thấy nét gạch thẳng dài thành hình vuông thôi, với cái tròn tròn thôi. Đi cầm tờ giấy chắp tay lẩm bẩm gì một lát rồi đưa tờ giấy đó cho Vone, hai người ngó mặt nhau rồi cười. Vone gấp tờ giấy rồi đút vào trong áo rồi nói: - Anh Đi, hai đứa chúng mình đi vào chùa ngày mai được không? Ông thầy chùa thương em lắm, ông từng nói với em ngày mai em sẽ giàu sang phú qúy. - Ông thấy chùa nói đúng, nhưng anh vào chùa ngày mai với em không được, em phải là người đi lấy anh vào chùa mới được, nói xong Đi đứng lên và nói: - Dạo này anh không được khỏe mấy, anh về nghe và cấm không được cho ai coi tờ giấy mà hai người chúng minh vẽ đó, em có thể nói với mẹ em bảo là anh bệnh không đến thường xuyên như trước được, Vone ngồi ngó cho đến khi Đi đã khuất mắc rồi buồn buồn đứng đi về và nói với mẹ. Bà mẹ nói: - Sao không nói cho mẹ biết để mẹ xuống hỏi thăm nó, người có ơn nghĩa với gia đình mình, mẹ khỏi bệnh và có tiền dư dả một chút cũng nó, vậy thì mai mình đến chùa rồi mẹ con mình đi đến làng đó kiếm để khỏi hổ thẹn với lòng và biết ơn người. - Anh mới nói với con hôm nay là anh không được khỏe mấy và con cũng quên hỏi anh bệnh gì. Sáng sớm, Vone chạy xuống hái mấy quả cam bỏ vào cái rổ nhỏ. Khi mẹ nấu xôi sáng xong, hai mẹ con đi chùa trước, khi đến chùa thì ông cao tăng ngó thấy hai mẹ con và nói với Vone: - Giúp người thì giúp cho đến nơi đến chốn nghe con? Nó muốn vào chùa, nó nói với ông nhiều lần rồi, ba mẹ của nó ở trong chùa từ lâu còn mình nó thôi, nó không cho ai mang nó vào chùa hết, chỉ có mình con thôi đó, rồi hai mẹ con đi đi, có gì không thuận lợi thì về nói với ông và ông sẽ giúp, hai mẹ con nghĩ là SomĐi hay đến chùa chơi nên ông cao tăng mới biết chuyện này. Hai mẹ con chào, rồi đi ra bến xe, gần một tiếng thì xe mới tới làng trên, một làng quá rộng rãi Vone vừa đi vừa ngó ngơ ngác, hai mẹ con cũng không ai biết tên ba mẹ của SomĐi, chỉ biết hỏi đường đi cho tới đầu làng, khi tới đó, hai mẹ con ngó vòng quanh ngơ ngác đầy là tiệm bán hàng, người ngồi chơi ở trước tiệm, Vone đang đứng kiếm tìm đó bỗng đột ngột như có tiếng Đi gọi vọng vào tai Vone: - Trước mặt em đó! Vone nổi da gà, ngó thẳng về đằng trước và gọi mẹ. Một gian nhà to lớn xa hàng rào phía đàng trước với cổng cỡ 30 thước, ngó theo cửa vào bằng song sắt thì thấy cây cỏ phủ ngập đường vào nhà và sét đã bám cổng đã lâu, Vone đến trước cổng ngó vào bên cạnh ra đằng sau thì thấy bụi cây Nhót ở xa xa cô nói với mẹ: - Đó là gian nhà của anh SomĐi, mẹ bàng hoàng nói: - Nhà bỏ hoang đã lâu năm như vậy rồi SomĐi ở thế nào, chắc không phải đâu con? Con coi cho kỹ cái cổng vào đã sét và không ai mở đã lâu. - Phải đó mẹ, anh nói với con nhà bỏ hoang đã 4 năm rồi, anh ở trong đó một mình mà. - Thôi mình đi cho tới cuối làng rồi hẵng ngược về thử coi có khi ở đằng trước kia cũng có, rồi hai mẹ con dạo bước chậm chậm ngó trước ngó sau cho đến hết nhà người, rồi dừng bước quay lại, chỉ có một gian nhà này lớn nhất và bỏ hoang thôi. Bà mẹ nói: - Gần trưa rồi, mình ghé ăn tô bún bên cạnh nhà rồi hẵng hỏi người ta, có tiệm bán bún bên cạnh ngôi nhà đó, hai mẹ con chưa được ngồi thì cô bán bún hỏi trước: - Lần đầu tiên đến đây phải không hay hai mẹ con kiếm nhà ai đó, nói tôi nghe nếu tôi biết tôi chỉ đường cho. Vone trả lời: - Dạ lần đầu tiên, cháu ở làng kia tới đây. Hai mẹ con mua hai tô bún rồi ngồi xuống vừa ăn vừa chuyện trò với hai vợ chồng cô bán bún. Hai mẹ con tôi lần đầu tiên đến đây kiếm một đứa trẻ cỡ 13-14 tuổi, nhà ở đầu làng và tên là SomĐi, nghe nói nó không được khỏe, muốn đến thăm nó, nó quen với con gái tôi, xin hai vợ chồng cô chỉ giùm. Hai vợ chồng cô bán bún ngó mặt nhau một lát và lắc đầu nói: - Cuối làng ở khu này không có đứa bé nào tên đó đâu hay là ở khu khác, có gấp không? Nếu không gấp thì hai vợ chồng tôi hỏi người trong khu này coi ai biết rồi tôi nhắn cho hai mẹ con hay. Vone vừa ăn vừa ngó vào gian nhà hoang bên cạnh một mình. Mẹ hỏi: - Vone con cố ý nghĩ lại những lời nói của SomĐi từng lời một mà nói với con thử coi, có khi gia đình cô bán bún giúp mình được, con nghĩ coi. Vone nói: - Nhà anh ở đầu làng to lớn nhất làng đã bỏ hoang hơn 4 năm rồi từ khi ba mẹ và chị với anh rể chết đến bây giờ cũng chưa có ai ở, anh hỏi con có lấy không anh cho con đó, anh hay mặc cái áo thun màu vàng và cái quần sà lỏn màu tím. Hai vợ chồng cô bán bún ngó nhau hết máu trên mặt tại chỗ, quay mặt ngó thẳng vào ngôi nhà hoang bên cạnh nhà mình mà cả làng hay đồn đãi nhau với hình bóng của đứa bé mặc áo thun màu vàng và cái quần ngắn màu tím xuất hiện những đêm hôm rằm rồi đứng ở lan can nhà đằng trước với tiếng nức nở khóc nhè nhẹ luôn luôn. Anh chị bán bún nói: - Gian nhà hoang này có một đứa con út chưa tới 10 tuổi thì đã bị mất tích hơn 4 năm rồi, cậu hay qua đây ngồi chơi khi chiều tới, ít nói. Cả làng lùng kiếm hơn 4 tháng trời mà không thấy nên ai cũng nghĩ là cậu đã chết rồi, cho tới bây giờ cũng không ai thấy hay gặp cậu nữa, cái áo thun màu vàng với cái quần ngắn màu tím mà cậu hay mặc đó người làng ai cũng in và nhớ tới cậu. Vone nói: - Anh còn chưa chết đâu? Hôm qua anh còn đến ngồi chơi với cháu ở vườn mà, cháu biết anh ở đâu nữa mà, anh vẫn ở trong đó một mình và đang bệnh nữa. Hai mẹ con tôi mới đến đây lo cho anh, anh bệnh mà ở một mình lỡ có gì xảy ra ai trông nom anh. Hai anh chị bán bún thoát tiếng: - Nếu như vậy thật thì để tôi báo về trưởng làng và mai tất cả mọi người hẵng mở cổng vào chứ không có ai giám vào gian nhà to lớn, cây cỏ ngập mấy năm âm u như vậy và cái chết chóc của người trong nhà mà không có lý do, không tới một tháng mà chết hết cả nhà. Anh chị nói tiếp và chắp tay lễ: - Cầu cho SomĐi còn sống sót như cô bé gái làng xa nói, cầu trời giúp nó cho còn sống. Hai mẹ con quá vui mừng, trả tiền bún rồi chào về và mong sáng mai gặp lại nhau. Chị bán bún nói với chồng: - Anh nghĩ sao? - Đứa bé 12-13 tuổi làm sao biết nói dối được, anh chỉ cầu cho hai mẹ con gặp SomĐi và được lo cho nó, nó nói với con bé đó nó đang bệnh. Một tiếng sau, tin đồn khắp làng là: “Đã kiếm được SomĐi rồi sau hơn 4 năm mất tích, nó còn sống”. Ai cũng hồi hộp mong ngày mai đến sớm hơn mọi ngày, người làng mà đã từng được cái giúp đỡ của gia đình này ai cũng mong muốn và chắp tay cầu khấn chuyện ngày mai đến. Hai mẹ con về đến làng, trên đường về nhà qua cổng chùa thì thấy ông cao tăng, hai mẹ con ngồi xuống chắp tay lễ, ông nói: - Khi nãy SomĐi đến chùa xin cho ông đi theo các con ngày mai, Vone bàng hoàng hỏi: - Anh Đi đến chùa gặp ông? Ông cao tăng ngó Vone mỉm cười rồi gật đầu rồi nói: - Sáng mai đến ghé ông rồi chúng mình đi, tội nghiệp nó. Sáng mai tới, trước nhà bán bún có cả hơn 20 người vừa ông trưởng làng đang đứng trò chuyện và ngóng chờ, một bóng ông cao tăng với hai mẹ con đang đi tới trước mắt người, một cái ghế với ly nước mời ông rồi hết mọi người ngồi xuống đất chắp tay lễ. Ông nói: - Hôm qua SomĐi nó cũng đến gặp tôi và xin tôi đi theo cô bé Vone này và chỉ có Vone mới biết là nó ở đâu vì hai đứa trò chuyện nhau hàng ngày. Tất cả mọi người ai cũng đưa hết cái quan tâm về đằng bé Vone, gần 30 người đứng ở trước cái cổng vào nhà, mọi người cắt ổ khóa vào thì thấy cỏ ngập đến ngực, hàng xóm ở gần chạy về lấy con dao dài để phát cỏ đi theo. Vone nói: - Phát cỏ đường đi đằng cây Nhót đi, anh ở dưới bụi Nhót đằng mặt trời mọc hai bước đó, tất cả ai cũng nghĩ là Đi còn sống, khi cả chục người phát cỏ tới bụi Nhót rậm rạp đó, ai cũng đứng ngơ ngẩn, ông cao tăng đứng chắp tay tụng niệm và nói: - Đào lên đi nó ở đó, đào lên cho Vone đem nó vào chùa ở với ba mẹ nó. Vone với mẹ ôm lấy nhau thoát tiếng khóc bất thình lình tại chỗ và hỏi: - Vậy anh Đi mà ngồi chơi với con hàng ngày là ma à? Ông thầy cao tăng trả lời: - Đúng vậy nó là ma chứ không phải là người đâu con. Một lát sau, một cái lu cỡ hơn nửa thước được đào lên, mảnh áo thun màu vàng và mảnh quần màu tím để lại cho thấy rõ, xong rồi đến bộ xương như bị cắt từng khúc từng khúc rồi bỏ vào cái lu rồi chôn xuống, tất cả mọi người ngó bộ xương với giọt nước mắt tội nghiệp đứa bé chưa tới 10 tuổi. Ông cao tăng ngồi và nói: - Hàng xóm cho xin thau nước để cho Vone rửa sạch xương của Đi, vì nó không cho ai đụng hay đem nó vào chùa chỉ có hai mẹ con Vone thôi, hai mẹ con vừa khóc nức nở vừa lau chùi bộ xương cho đến xong. Vone đứng lên và nói: - Còn thêm một bộ áo vàng quần tím nữa, bây giờ đang ở trong tủ phòng của anh, dẫn con lên lấy, tất cả mọi người ngó nhau ngơ ngác một lát rồi bước lên cầu thang nhà và đẩy cửa vào, tất cả đồ đạc trong nhà vẫn như thường, âm u bụi bặm trôi theo thời gian thôi, Vone như đã biết nên mới đi thẳng vào phòng ngủ của Đi, cái tủ quần áo to lớn ở sát vách, Vone mở cửa tủ và lấy một bộ quần áo, xong rồi nói: - Các chú các bác giúp cháu đẩy cái tủ này ra, phía sau có tiền bạc mà anh rể lùng kiếm trong tủ, tất cả rỏ nước mắt và lạnh hồn ngạc nhiên khi tất cả thấy sau cái tủ quần áo có một hộp vàng bạc thật, bà mẹ ngó đứa con gái mình đứng hình từng trạm từng trạm không biết nói gì cả, Vone nói tiếp: - Đổ hộp đó ra cho thấy hết mọi người, rồi giao cho hàng xóm với ông trưởng làng bán cho hết, xong đem tiền đó chia đôi cúng vào hai chùa, chùa làng ở đây với chùa của làng tôi đang ở, còn xương cốt thì hai mẹ con tôi với ông cao tăng sẽ đến làng này chung với hàng xóm và ông trưởng làng làm theo phong tục đem xương cốt vào chùa cho anh được toại nguyện ở chung với ba mẹ anh, ai cũng nước mắt chảy tội nghiệp và lại thấy hai mẹ con tay cầm một hộp vàng đếm với nhau rồi đưa cho hàng xóm đem đi bán. Ai cũng thấy rõ câu chuyện của hai đứa bé ngây thơ và trong sạch này. Ông trưởng làng nói: - Từ giờ đi chắc không có ai thấy bóng SomĐi phảng phất ở trước nhà mà ai về khuya trong làng cũng thấy trong hơn 4 năm nay, ông hỏi hai mẹ con: - Vậy thì ngày rằm sắp tới đây còn 4 ngày nữa, xin mời ông cao tăng và hai mẹ con đến dâng đồ cúng và xương cốt vào chùa, có gì thắc mắc không? Hai mẹ con với ông cao tăng không có gì thắc mắc chỉ khóc thôi, ông trưởng làng quay về hỏi người làng: - Với gian nhà hoang rùng rợn này có nên trao cho Vone hai mẹ con không? Khi chúng mình thấy lòng tốt đẹp của bé gái và cái ước vọng của linh hồn người nhà này, ông cao tăng nói: - Đúng đó vì SomĐi đến gặp tôi nhiều lần rồi, hôm nay tôi đến theo lời xin của SomĐi chứ đâu phải hai mẹ con này mời tôi đâu. Người làng nói: - Cô bé biết là có vàng sau tủ quần áo mà không lấy lại đem cho chúng mình đi bán cúng chùa thì con gì nói nữa, cô còn bé chưa đến đây bao giờ mà rõ cả nơi xương cốt nữa, tất cả mọi người vui vẻ trao gian nhà cho hai mẹ con, ông trưởng làng nói: - Còn giấy tờ thì tôi lo cho hai mẹ con, anh chị bán bún nói: - Cái gian nhà hoang này ban đêm tôi còn không giám ngó, một ngày mai đã có chủ có ánh đèn đêm sẽ vui biết bao, rồi tất cả từ giã về nhà, mong ngày gặp nhau hôm rằm tới. Hôm rằm tới: Sân chùa cả mấy trăm người, mọi người biết chuyện cậu bé mất tích trên 4 năm trời đã bị người anh rể ám hại đến chết, rồi một chiếc xe taxi đậu trước cổng chùa, một ông cao tăng và hai mẹ con đến, ông cao tăng đi trước, hai mẹ con theo sau với cả ngàn con mắt ngó vào đứa bé gái với đôi mắt hâm mộ, ông trưởng làng chạy ra đón mời vào trong chùa, rồi bắt đầu vào phong tục đem xương cốt vào chùa cho đến xong, hai mẹ con ngồi lễ nơi để cốt xương ba mẹ và chị của SomĐi chúc cho họ được bình an trên suối vàng. Với đồng tiền cúng vào chùa quá to lớn chưa từng có ai cúng, ai cũng ngó bé Vone với tấm lòng quý thương. Trước dân làng, ông trưởng làng đứng lên báo cho tất cả trong chùa biết là: một nửa tiền đang giao cho ông thầy mà đến cùng với hai mẹ con để cúng về ngôi chùa làng kia, khi về hai mẹ con với ông thầy chùa đứng trước cửa gian nhà ngó một lúc lâu rồi lên xe về làng, khi đến làng thì ông thầy chùa báo cho làng biết: tuần tới chùa có chuyện cúng bái lớn, xin người làng đến giúp việc và mời cả làng đến cúng bái. Khi đến ngày đó người đông đủ ngập cả chùa, ai cũng chờ coi gia đình nào cúng mà làm lễ bái lớn vậy, một lát sau ông thầy chùa bước ra trước mặt mọi người và nói: - Hôm nay là đám cúng của hai mẹ con Vone và cúng cho một đứa cháu đã chết được hơn 4 năm rồi tên là SomĐi và cúng tiền sửa sang chùa có thể xây được cả ngôi chùa mới và rất tiếc thay cho hai mẹ con Vone sắp sửa dọn lên làng trên ở trong tuần tới, cầu chúc hai mẹ con ngàn năm bình an. Người ngập sân chùa đứng hình khi nghe hai mẹ con nghèo này mà có khả năng cúng chùa đến mức đó, ai cũng không giám ngó thẳng mặt hai mẹ con này vì cả làng khinh bỉ đã lâu, đến ba của Vone chết còn không có một người hàng xóm đến chia buồn, chỉ có ông thầy chùa với chú tiểu thôi. Gian nhà mà từng ngập với cỏ cây, hai mẹ con mướn người cắt xong, bây giờ đã sạch sẽ gọn gàng, tuần sau hai mẹ con dọn lên làng trên ở với gian nhà rộng rãi và hàng xóm tốt đẹp, Vone mỗi lần ăn cơm nó hay gọi anh Đi đến ăn với nó. Vone đưa tờ giấy mà vẽ vơi SomĐi và nói với mẹ: - Cái tròn tròn này mẹ biết là gì không? Mai con với mẹ đào lên một cái tròn tròn thì mẹ biết ngay là gì và mẹ cũng không có khổ như trước nữa đâu. Vone ôm choàng lấy mẹ...
VIẾT XONG 07.00 GIỜ CHIỀU
06.05.2016
|
TRUYỆN 5: TIẾNG KHÓC TRONG ĐÊM Theo tiếng gió đêm mùa thu với tiếng gọi nhè nhẹ vọng như theo sau cơn gió từng cơn qua đêm trong gần một tuần đằng đẳng, từ đằng trước chùa xa hơn 100 thước bay về phía sau lọt qua khe cây cối um tùm, tiếng than thở, tiếng nức nở như bám chặt vào những cây cành lọt vào tai nhè nhẹ nghe trong đêm. Khi rạp cinema tan buổi tối cũng gần 11 giờ đêm, tôi về đường tắt theo ngõ hẻm đằng sau rạp thì thấy 5-6 người ngồi chơi với đống lửa, tôi ngồi xuống chơi vui với bạn ăn khoai nướng kể chuyện tíu vui, mấy người bạn nói: - Mày mới đến thử để ý coi có nghe tiếng gì không? Chúng tao như nghe tiếng người khóc trôi lại từ phía trước chùa, người thì nghe, người thì không, 3-4 lần hỏi nhau: - Có ai nghe tiếng gì không? Tôi ngồi im lặng một chút thì có tiếng thật, tôi nói: - Có tiếng như tiếng đàn bà hay là tiếng gió thổi lá cây đằng sau hai ngôi chùa ngập phủ cây cối, nếu muốn biết chẳng gì khó thì dạo bước với nhau hết mọi người đi vòng quanh hai ngôi chùa thì biết ngay mà. Có 7 người với nhau khi nghe nói dạo bước vòng quanh chùa thì 4 đứa có bệnh buồn ngủ khẩn cấp chạy luôn về ngủ, còn lại 3 người thôi đứng ngó mặt nhau và nói: - Muốn biết tiếng khóc đó hay là đi về ngủ. Xong rồi cả 3 đi tìm hiểu tiếng khóc đó tiếp gần 12 giờ đêm. Cả 3 người không ai có đèn pin cộng vào cái nghịch ngợm, nửa đêm còn đi lùng tìm kiếm ma. 3 người lang thang qua bóng cây tối um tùm từ đằng sau chùa ra đến đằng trước, vừa đi vừa ngó vừa tìm ngôi chùa thứ nhất (chùa Aham) cho đến đằng trước thì đột ngột dừng lại như có tiếng rên rỉ ở phía sau chùa, cả 3 người quay lại chậm chậm từng bước ngó khắp nơi cũng chẳng thấy gì cả. Cả 3 mới dạo bước lên chùa Visoun, nơi mà tụng niệm xác chết nhiều nhất ở thành phố Luang Prabang, khi ngó ra trước chùa thì không có một ánh đèn nào, nếu có đám ma thì phía đằng trước chùa phải có ánh đèn hay ngó thấy bóng người. Khi đi từ bên cạnh chùa ra đằng trước, cả 3 người ngó lên cái lan can thì cả 3 đều đứng hình: “Nhờ ánh đèn đường xa xa rọi qua sân chùa rộng rãi có một chút ánh sáng rọi tới lan can chùa, một xác người nằm với cái mền phủ cả trên mặt mờ mờ, hai cái chân thò ra thôi”, lan can có 3 bậc cầu thang, chúng tôi bước lên gần hai cái chân đó cỡ 2 thước, miệng lẩm bẩm: “chúc cho linh hồn đi tới nơi bình an trên suối vàng”, rồi đứng im một lát khi không còn nghe tiếng khóc gì cả. Chúng tôi bước nhè nhẹ xuống bậc cầu thang chùa và đi thẳng ra phía trước vòng quanh cái tháp lớn vừa trò chuyện: - Tại sao đem xác để ở chùa mà không có một người thân nhân hay quen biết đến canh gác, chia buồn hay là thông báo cho chùa biết luôn, nếu báo thì chùa phải mở đèn chứ. Sân đằng trước chùa cũng cả 100 thước, chúng tôi 3 người nói: - Đi vòng quanh cái tháp đằng trước rồi hẵng quay trở về, tiếng khóc hay nức nở gì cũng im lặng trong lúc này. Khi chúng tôi đi vòng quanh rồi trở về, khi đến gần cái lan can chùa mới thấy là xác đó đã biến mất, cả 3 người ngó nhau đứng hình nổi da gà lạnh tóc gáy, rồi tiếp theo tiếng khóc nhè nhẹ ở phía cái tháp lớn mà chúng tôi vừa đi vòng quanh về, tôi hỏi: - Chúng mình làm thế nào? Một người bạn trả lời: - Thử đi thêm một lần nữa coi ma thế nào. Rồi cả 3 đều đi, nhưng không giống lần trước vì lần này là nắm tay nhau cả 3 người và theo nhau thành hàng chứ không có đi ngang nhau trò chuyện. Cả 3 người lần này chậm chạp từng bước vòng quanh cái tháp đó rồi quay về lan can chùa, 3 người đứng im, lúc đầu thì nổi gai ốc, tiếp theo là gai mít rồi đến gai sầu riêng đầy người, từ bàn chân lên tới đầu luôn, 3 cái đầu tóc tai đứng thẳng lên trời. Tôi cũng không biết câu nào để diễn tả hoàn cảnh trong lúc đó, theo ánh đèn đường soi vào thì xác chết vẫn nằm ở đó, 3 bàn tay nắm nhau chặt như muốn gãy luôn, nín thở cả 3 người bước lên bậc cầu thang thứ nhất, xa cái xác chết cỡ 3 thước thôi: “Ông bà ông vải, ông nội ông ngoại, ông trời ông phật ơi, cái xác đó bỗng nhiên ngồi bật dậy, mái tóc bù xù theo ánh đèn mờ mờ”. Rồi cả 3 người không có được hẹn nhau trước mà thoát ra một tiếng cùng nhau: "Ma!", cả 3 không phải là đứng hình mà tung cả hình chạy lấy mạng luôn, không cần biết đường nào, thẳng đâu chạy đó, hơn nửa tiếng đồng hồ thì tôi về ngồi thở hì hà hì hộc ở trước nhà, rồi gần nửa tiếng sau thì ông bạn sát nhà mới về tới nhà, nó không cần ngó ai hết thì mở cửa nhà nhảy vào trong rồi đóng cửa đánh rầm. Tôi ngồi gần một tiếng mà tóc tai vẫn đứng hỏi trời. Từ chùa về đến nhà tôi mà đi bộ thì chưa tới 5 phút thôi, trong đêm đó mà chạy như bay 3 chân 8 cẳng vậy, không biết lạc lên thiên đàng hay xuống địa ngục nào, nghĩa địa nào mà cả tiếng đồng hồ mới tới nhà. Ngày mai 11 giờ sáng, 3 ông thần ông thánh chạy đêm qua mới dậy nổi, tóc tai còn đứng sừng sững, tiếng nói còn run run, 3 ông không được hẹn nhau mà ngồi trước nhà cùng một lúc ngó nhau. Người già cả trong làng nói: “Các con đi mua bông hoa vào chùa cho ông thầy chùa gọi hồn gọi vía lại đi, để lâu hay qua ngày là không tốt đó”, cả 3 người lên chùa kể lại câu chuyện cho ông thầy chùa nghe. Ông gọi hồn gọi vía lại rồi lấy sợi chỉ cột tay và cổ cho, ông ngó mặt 3 ông thần chạy rồi cười lên khà khà khà, xong ông nói tiếp: - Các con đi theo ông ra đằng trước chùa, khi ra tới lan can chùa thì thấy: Một người nằm ở đó là một bà điên, cả Luang Prabang ai cũng biết, bà hay ở nhà xác trong bệnh viện tên bà là Thỳ, không mấy gì thấy bà lang thang ở đường mà chưa bao giờ thấy bà đến chùa, chứ đâu phải xác chết gì cả, 3 đứa đứng ngó bà điên đó đang nằm ngáy khò khò khò, không biết bà lên cơn điên cơn khùng hay cơn lòng lợn gì mà làm cho cả 3 đứa tí nữa không nhớ cả tên họ của mình, ông thầy cao tăng ngó 3 đứa chúng tôi, ông vỗ đầu và cười. Viết xong 9.30 đêm 14.05.2016
|