Dữ Quỷ Vi Thê
|
|
Chương 105. BẠN HÔN
CHƯƠNG 105. BẠN HÔN
Cuộc âm hôn của Trần Dương đơn giản hơn so với âm hôn của Ngụy Ninh rất nhiều, mà chuẩn bị cũng ít hơn. Tất nhiên Trần Dương rất hài lòng với những thứ giản lược và bở bớt ấy, ngược lại làm người thân của Trần Dương, sắc mặt thím Sáu Ngụy không tốt lắm, miệng thì cứ lẩm bẩm gì đó.
Tới ngày hôm đó, ngày thích hợp xuất giá, thích hợp hiến tế, thích hợp đi xa, thích hợp đội mũ, tóm lại là một ngày hoàng đạo. Còn vì sao âm hôn mà lại chọn ngày tốt của cõi dương thì chẳng có gì, chắc là dù âm phủ hay dương thế luôn phải chú ý đến cát tường như ý, mọi sự hài lòng.
Trần Dương mặc vào bộ áo mới màu trắng. Chỗ cổ áo, cổ tay áo, vạt áo là những đường thêu khéo léo, thêu bách quỷ dạ hành trông rất dữ tợn đáng sợ và sống động vô cùng. Kết hợp với âm hôn kỳ lạ u ám này thì hợp càng thêm hợp.
Dáng Trần Dương cao gầy, mặc bộ quần áo này vào, lúc không nói gì thì thật có cảm giác như những gì còn sót lại từ thời Ngụy thời Tấn.
Khi trời sập tối, hoàng hôn dần buông, mặt trời lưu luyến không rời lấy đi ánh chiều tà cuối cùng, hết thảy xung quanh dần thiếp ngủ. Núi non uốn khúc quanh co, nhấp nhấp nhô nhô, chia địa cầu thành từng vùng nhỏ, rồi bất thần trở nên âm u rét lạnh khi mặt trời đi ngủ.
Tiếng kèn sắc-xôn nặng nề đột ngột vang lên, người nghe đến mức răng hàm đắng ngắt.
Một người phụ nữ dùng thứ âm thanh đã già, khàn khàn kéo dài giọng, “Bạn sinh, bạn tử, bạn luân hồi kết thân, kết hồn, kết nhân quả —— bắt đầu ——”
Cùng một trình tự, cùng vẻ âm u, Trần Dương vung tay áo xuống, chầm chậm bước về phía nhà chính, anh phải bái biệt người thân. Thím Sáu Ngụy ngồi giữa nhà chính đang chờ anh. Sau khi đại lễ ba quỳ chín lạy với điện thờ được mang đến của Trần gia xong, Trần Dương bưng một chung trà quỳ xuống, dâng tới trước mặt thím Sáu Ngụy.
Thím nhận lấy chung trà ấy, nhấp môi rồi để xuống.
Bên cạnh anh là cậu cháu trai nhỏ nhất chỉ mới mười mấy tuổi của cụ Ngụy. Cậu thiếu niên ngây ngô đang xụ mặt cầm bài vị của Ngụy Lâm Thanh, cậu nhóc cũng quỳ gối trước mặt thím Sáu Ngụy. Tấm bài vị ấy rõ ràng mới được làm, còn ngửi được cả mùi sơn thoang thoảng.
Sau lễ nạp thái[1], Trần Dương bị một đám người vây quanh kéo ra ngoài cửa. Lúc kết âm hôn, Ngụy Ninh phải đi một vòng thật lớn quanh thôn, còn anh thì đi thẳng tới ngoài thôn Ngụy, người tham gia buổi lễ hôm nay cũng ít hơn so với buổi lễ của Ngụy Ninh. Ít nhất Ngụy Thất gia và những ai thân thiết với ông ta chưa từng đến giúp đỡ hay xem lễ.
Trần Dương ngồi trong kiệu, cỗ kiệu lảo đảo chao nghiêng như con thuyền đang trôi ngược dòng bị sóng nước đánh nhấp nhô nghiêng ngả. Màn kiệu màu đen đập vào thân kiệu, thứ âm thanh đó giữa bầu không khí im ắng bỗng nhiên cao vút.
Những gốc cây hòe cao lớn mọc sát nhau hai bên đường. Trên con đường rộng mà bằng phẳng chỉ có thể nghe thấy tiếng bước chân của con người. Có con chim nào đó thảng thốt kêu nơi chân trời dần ngả màu u tối, chúng tụ năm tụ bảy hoặc đơn độc bay qua không trung, cánh chim chao nghiêng phát ra tiếng phần phật.
Bóng đêm ngày một sâu thẳm, thứ ánh sáng từ ***g đèn giấy trắng lại ngày càng mờ ảo nhạt nhòa.
Nơi họ đến là khu lâm trường cách thôn Ngụy khoảng một dặm. Vào những năm bảy mươi tám mươi, đây là nơi xây nhà để ai trông coi rừng ở lại, phía trước là vùng đất bằng đã được sửa sang dùng để chứa củi được vận chuyển từ núi xuống. Công việc lâm trường hưng thịnh trong vài thập niên, sau khi chặt cây đốn rừng gần hết rồi thì nghề này dần sa sút, những kẻ làm việc ở lâm trường dọn hết ra ngoài, nhà cứ thể bỏ trống.
Hiện phần lớn cây cối ở thôn là do sau này mà có, cùng một ít trúc được gieo trồng.
Khu lâm trường cách phần mộ của Ngụy Lâm Thanh không xa, cụ Ngụy bảo thế rất tiện. Còn về chuyện tiện ở điểm nào, tiện cho người hay cho quỷ, Trần Dương không hỏi.
Đến nơi cỗ kiệu được thả xuống, tấm màn được kéo lên. Trần Dương bước ra khỏi kiệu. Căn nhà trước mắt anh khá lớn, gồm hai tầng, lan can, cửa sổ đều làm bằng gỗ. Hễ bước đi căn nhà sẽ kêu kẽo kẹt khiến vô thức phải bước nhẹ, chỉ sợ mạnh chân quá thì căn nhà gỗ đã xây không biết bao năm rồi đổ sụp, và người cũng đổ sụp theo.
Bên ngoài nhà giăng đèn kết hoa, người nhà cụ Ngụy không làm qua loa có lệ mà rình rang ra phết, chắc là dưới sự kiên quyết của cụ thì đám con cháu không dám qua loa được.
Cụ Ngụy đã đứng chờ trước cửa từ bao giờ, nhìn thấy đội đón dâu từ xa cụ bèn xoay người trở về nhà chính. Cụ ngồi vào chỗ thứ hai mà để trống vị trí cho người cao nhất, chắc là để lại cho trưởng bối đã chết.
Một dải lụa trắng, một đầu cột trên tấm bài vị còn một đầu được Trần Dương cầm. Dưới tiếng kèn sắc-sôn và sự chỉ huy của người chủ trì hôn lễ, nghi thức bái thiên địa được tiến hành. Quỳ trời quỳ đất quỳ tổ tông, lạy cha lạy mẹ lạy phu thê, trong khoảnh khắc Trần Dương cảm giác như mình đã xuyên qua mấy trăm năm về trước, về thời đại quá khứ.
Dưới không khí nặng nề nghiêm túc xung quanh, anh không kiềm được mà cười nhẹ.
Nụ cười ấy khiến anh giáp mặt với cậu nhóc chỉ mới mười mấy tuổi đang bái đường cùng luôn liếc ngang liếc dọc nhìn anh, vẻ mặt thằng nhóc tò mò tợn. Trần Dương trừng mắt với thằng nhóc, khiến nhóc ta thiếu chút nữa đã bật cười. Thế là nó nhanh chóng nghiêm mặt lại, chứ nếu lỡ mà cười thật thì không cần ông cụ ra tay, ba nó cũng sẽ đánh nó mất.
Bái thiên địa xong, Trần Dương bị hai hai bà già đưa vào hỉ phòng.
Hỉ phòng trên lầu hai, một bàn một ghế một giường. Những chữ hỉ lớn màu trắng dán trên tường, nơi đầu giường và đối diện giường. Ở đây còn bày biện bàn thờ nữa, trên đó là nhang khói lượn lờ, vài món trà quả. Đưa Trần Dương đến nơi rồi thì hai bà cụ rời đi, trong phòng chỉ còn lại mình anh.
Trần Dương thở hắt ra. Mất một lúc anh mới cởi được cái nút cổ áo cực kỳ phức tạp. Qua đêm nay là xong, thứ anh nên lấy cũng đã lấy, nên làm cũng đã làm, tiền bạc cũng đã thỏa thuận đâu vào đấy. Trần Dương tự rót cho mình ly rượu, sau đó bắt đầu nhâm nhi mấy thứ hoa quả khô đang để trên bàn. Anh đói lắm rồi, từ sáng sớm đã chẳng có gì bỏ bụng.
Tập tục chỉ có thể ăn ở nhà đàng trai của âm hôn nơi thôn Ngụy này thật tình là hại người quá mức.
Trần Dương cứ tưởng âm hôn đến thế là xong, ai dẻ chuyện xảy ra sau đó chứng tỏ rằng anh hãy còn ngây thơ lắm. Lúc cụ Ngụy dẫn theo Đông lão tiên xuất hiện trước mặt anh, Trần Dương đã uống đến ly rượu thứ tư, bụng mới no một nửa.
Cụ Ngụy tươi cười hớn hở nhìn Trần Dương, “A Dương, ăn ngon không? Ăn rồi thì theo chúng ta, xong trình tự này rồi thì mới coi như chân chính kết thành âm hôn. Đi, đi nào.”
Trần Dương chửi thầm trong bụng, anh uống sạch rượu rồi thuận tay ném cái ly lên bàn, sau đó ra khỏi cửa cùng đoàn người của cụ Ngụy. Anh biết Đông lão tiên, nhưng vào giờ phút này anh chỉ gật đầu với lão coi như chào hỏi.
Rõ ràng, bây giờ không phải là thời cơ tốt để tán dóc hay ôn lại chuyện cũ.
Đừng nhìn cụ Ngụy đã bảy tám mươi tuổi, nhưng thật ra cụ còn cường tráng lắm. Cụ ngẩng đầu ưỡn ngực, đi nhanh như gió, lớp trẻ mà không tập luyện thì chớ có theo kịp sải bước của cụ, thứ gậy gọc trong tay cụ là món trang sức lảm kiểng thôi, chẳng có tác dụng gì. Trần Dương đã từng một lần nghi ngờ cây gậy ấy chỉ chuyên dùng đánh người.
Người nào người nấy đều cầm trong tay chiếc ***g đèn giấy trắng. Đường núi quanh co khúc khuỷu, nhấp nhô gập ghềnh, rậm rạp lùm cỏ, cây cối san sát. Thứ ánh sáng mờ ảo do ***g đèn giấy chiếu ra không sáng lắm, dường như sương mù bắt đầu tỏa ra xung quanh, thỉnh thoảng truyền đến tiếng sột sà sột soạt.
Có vật còn sống đang cựa mình đâu đó, nhưng không biết rốt cuộc vật sống ấy là gì.
Con đường núi này không khó đi, ít nhất có thể nhìn rõ đường, chắc là do những người khai hoang trước kia sửa lại. Đám người Trần Dương bước thấp bước cao đi tới, hơn nửa tiếng mới đến được nơi cần đến.
Phía trước là một chỗ đất trũng, chính là nơi chôn Ngụy Lâm Thanh.
Cách mồ mấy chục bước có hơn là một vùng đất trống mà cụ Ngụy đã an bài người quét dọn sạch sẽ, còn dựng cả một căn chòi gỗ. Trần Dương nhìn thoáng qua, công tác chuẩn bị cũng chu đáo khiếp, mà không biết họ xây căn chòi định làm gì.
Chẳng rõ vì sao, bỗng dưng trong lòng Trần Dương cảm giác không ổn lắm, rằng căn chòi kia đang đợi anh.
Phần mồ mả mọc đầy cỏ hoang của Ngụy Lâm Thanh cũng được sửa sang lại thỏa đáng, còn cả một tấm bia viết, ‘Mộ Ngụy Lâm Thanh, em Ngụy Chính Thanh khóc lập’. Đông lão tiên dẫn theo đám đạo sĩ đến trước mộ Ngụy Lâm Thanh, bắt đầu thực hiện.
Sau khi để đồ cúng trước mộ và lấy mấy thứ pháp khí ra, Đông lão tiên cầm một ly rượu bắt đầu đi vòng quanh mộ. Lúc này Trần Dương mới chợt hiểu, họ đang định khởi quan! Âm hôn của thôn Ngụy còn định khiêng cả quan tài lên! Anh còn tưởng chỉ âm hôn giữa người chết với người chết mới làm tới bước này, ai ngờ được giữa người sống với người chết mà cũng làm y hệt.
“Âm là âm, dương là dương, âm dương không đảo ngược sống là sống, chết là chết, sống chết ở số trời —— Tân nhân Trần Dương của Ngụy gia lễ bái, xin quỷ thần khắp nơi không kinh không trách, dùng tam sinh lục súc cúng tế, đèn nhang tiền giấy dâng người, xin được khởi quan —”
Lúc đọc đến đoạn ‘Tân nhân Trần Dương của Ngụy gia lễ bái’, không đợi Đông lão tiên nhắc Trần Dương đã quỳ trước bàn thờ. Việc này chẳng khác gì lập đàn, đạo sĩ nói làm gì thì sẽ làm đó, đơn giản vô cùng. Có thể anh không hiểu những pháp thuật khác của đạo sĩ, nhưng rất quen thuộc với thứ này. Ba đợt lập tràng nối tiếp nhau năm xưa, anh đã quỳ đến chết lặng.
Lúc ấy ngay cả hồn cũng lửng lửng lờ lờ, chỉ có mỗi ý nghĩ sao chỉ còn mình không chết.
Trần Dương thờ ơ nhìn họ xới đất khiêng quan tài Ngụy Lâm Thanh ra, cụ Ngụy đẩy Trần Dương, “Đi đỡ phụ đi.” Anh cũng chẳng dị nghị gì bước qua giúp. Khi đỡ lấy cỗ quan tài dính đầy bùn ướt ấy, lúc tay chạm phải quan tài, một luồng khí âm u lạnh lẽo lúc nào cũng quẩn quanh tay anh, khiến anh rùng mình ớn lạnh.
Ngọn núi xung quanh im phăng phắc, tất cả cảnh vật trước mắt, từ ***g đèn giấy trắng đang treo trên cây bị gió thổi đung đưa đến ánh đèn mờ mờ ảo ảo, hết thảy như bị bao phủ giữa mênh mông mịt mù. Và Trần Dương nhìn lướt qua, bên cạnh là một góc quan tài nho nhỏ.
Chắc đây là cỗ quan tài năm đó chôn thằng quỷ nhỏ.
./.
[1] Một trong sáu lễ chính của hôn lễ ngày xưa, gồm lễ nạp thái, lễ vấn danh, lễ nạp cát, lễ nạp tệ, lễ thỉnh kỳ, lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới).
|
Chương 106. ĐÔN LUÂN
CHƯƠNG 106. ĐÔN LUÂN
Mấy kẻ đi theo khiêng quan tài của Ngụy Lâm Thanh vào căn chòi gỗ, trước quan tài đặt một chậu sứ lớn, cụ Ngụy ném một vốc tiền giấy vào chậu. Căn chòi gỗ xây không được cẩn thận lắm, gió lùa vào từ các khe hở khiến đám tro giấy bị thổi tung bay bay hệt như loài bướm đen, bay khắp chốn.
Cụ Ngụy đốt ba nén nhang rồi cắm lên lư hương trước bàn thờ, cụ vái, “Anh à, hôm nay là ngày vui của anh, em xin chúc mừng anh.” Sau khi nói xong, cụ lại bảo Trần Dương tới dâng hương, Trần Dương cũng bắt chước làm theo.
Đến khi dâng hương xong, cụ Ngụy lại như đang nhớ về Ngụy Lâm Thanh.
Cụ nhìn quan tài trước bàn thờ lâu thật lâu, lúc gật đầu khi thì lắc đầu, biểu tình trên mặt lúc vui sướng khi lại nổi giận, sau cùng mới bình tĩnh lại. Cụ quay đầu nói với Trần Dương, “A Dương, quy củ của thôn Ngụy ta, vào ngày âm hôn, tân nhân phải trải qua một ngày một đêm với người âm thế. Cậu ở lại nơi này với anh trai ta, sau ngày mai ta sẽ dẫn người của Đông lão tiên đến. Sau khi xong rồi thì âm hôn mới được xem là hoàn thành.”
Nói xong cụ còn có vẻ lo lắng như thể sợ Trần Dương không muốn, dù sao người bình thường thì ai chẳng sợ và kiêng kị chuyện canh đêm như thế. Thế là ông cụ nhìn anh hơi có ý van xin, dáng vẻ hoàn toàn khác so với vẻ vênh váo tự đắc thường lệ.
Trần Dương phẩy tay, “Cụ yên tâm, nếu đã hứa thì phải làm, cháu không nói gì đâu.” Cụ Ngụy nhìn anh, gật đầu hài lòng, “Thế là tốt thế là tốt, Đông lão tiên, chúng ta đi trước thôi.”
Lúc đi họ còn đóng cửa lại, Trần Dương nghe tiếng khóa kêu cách một tiếng.
Nghe âm thanh đó, phút chốc Trần Dương điên tiết. Cụ Ngụy rõ là một người nói một đàng làm một nẻo, miệng thì nói tin anh nhưng hành động hoàn toàn trái ngược. Nếu không phải anh thật bằng lòng, chỉ dựa vào cái khóa rởm này mà giữ được Trần Dương anh chắc?
Gỡ khóa đó dễ như bỡn, Trần Dương bước đến trước khung cửa gỗ của căn chòi đơn sơ, sau khi nhìn thoáng qua thì đưa ra kết luận.
Cỗ quan tài kia đã xa xưa lắm, lớp sơn phía trên gần như đã bong ra gần hết. Trần Dương bước tới đi vòng quanh quan tài vài vòng, còn gõ gõ nhẹ lên mặt đùa giỡn hỏi, “Có ai ở nhà không?”
Kể cũng lạ, Ngụy Lâm Thanh thường xuất quỷ nhập thần và rất hay xuất hiện, sao tới lúc âm hôn lại biến mất chẳng thấy đâu, không phải là xấu hổ đó chứ? Trần Dương vuốt cằm nghĩ.
Cụ Ngụy còn đặt cả một chiếc giường gỗ trong căn chòi, trên chiếc giường trải tấm chiếu, còn có cả một chiếc chăn mỏng nữa. Trần Dương chẳng thèm khách sáo đến trước bàn thờ ngồi phịch xuống, tiếp đó bắt đầu bữa tối đang dở dang lúc trước.
Có rượu có thịt, Trần Dương ăn khá thoải mái. Ánh nến không sáng lắm nhưng cũng soi rõ vùng đất nhỏ bên cạnh mình. Ánh sáng lập lòe trong bóng đêm luôn khiến kẻ khác vô thức tới gần, đến khi lại gần thì mới chợt phát giác ánh sáng đó lạnh rét và ma quái vô hạn.
Dần dần, Trần Dương cảm giác có gì đó là lạ. Anh đặt đũa xuống, nhìn thứ sương mù màu trắng dưới chân không biết xuất hiện từ khi nào. Sương mù bay vào từ khe hở khắp nơi trong phòng, chậm rãi nhưng lại không thể ngăn được. Trên đất ngập cả tầng sương dày, thứ sương mù kỳ lạ ấy xuất hiện một cách rất im lìm mà cũng hết sức tất nhiên.
Trần Dương cảm nhận được cả âm khí lờ mờ trong tầng sương mù dày đặc.
Trong chớp mắt, anh bỗng hơi hồi hộp, ấy nhưng chỉ giây lát sau đã bình tĩnh lại. Anh giơ cao ly rượu trong hay hướng về phía đám sương mù trắng xám ấy, kính một cái, sau đó ngửa đầu uống một hơi cạn rượu.
Thật ra tuy có thể uống nhưng Trần Dương không phải kẻ thích rượu, vậy nhưng đêm nay anh thấy mình cần phải uống nhiều hơn nữa, để cồn có thể làm chuếch choáng thần kinh và tâm trí anh. Tiếc là anh đã tính nhầm, kẻ tửu lượng lớn muốn uống say khá khó. Cứ một ly tiếp một ly, thế mà đầu óc anh ngày càng tỉnh táo.
Uống một hồi thì Trần Dương đành chịu, thôi vậy, giết thời gian cũng được.
Trong đám sương mù xám trắng xung quanh có rất nhiều ‘thứ ấy’. Chúng đang nhìn trộm anh, phát ra tiếng xì xào xì xầm rất khẽ. Vừa vô cùng ồn ào lại vừa vô cũng yên tĩnh, sự tương phản cực độ khiến Trần Dương bắt đầu khẩn trương, nhìn ngoài mặt thì đoán không ra nhưng thần kinh anh đang căng cứng, có thể nhảy dựng lên bất kỳ lúc nào.
Bị một hai con vây quanh, Trần Dương không để vào mắt, bị ba bốn con vây quanh, Trần Dương sẽ thận trọng hơn một ít, bị một đám vây quanh, vậy anh chỉ có thể giơ ngón giữa với ông trời, sau đó xắn tay áo chuẩn bị quyết chiến một hồi, trước khi chết sẽ kéo theo vài kẻ theo cùng.
Nhưng những ‘thứ ấy’ đang tụ tập trong đây lại không công kích anh, thậm chí còn chẳng tới gần, chúng cứ như vô tình đi ngang qua rồi bu lại xem. Qua một hồi lâu, thần kinh kéo căng của anh dần lơi lỏng. Việc này hệt như đang đi trên đường bỗng nhiên bị hơn mười con chó hoang hung ác đuổi dí. Ai cũng nghĩ bọn chó hung tàn ấy gặp người sẽ cắn, ngờ đâu chúng chỉ vây quanh rồi chẳng làm gì, hễ ta đi thì chúng sẽ đi theo, chỉ nhìn mà không hành động.
Trần Dương lại uống sạch một ly rượu, đang uống đến nửa chừng thì sau cùng Ngụy Lâm Thanh xuất hiện.
Kẻ ấy cầm theo chiếc ***g đèn giấy trắng xuyên tường bước đến, lúc tới trước mặt Trần Dương thì đám sương mù trắng xung quanh hơi lui về sau để lộ ra một khoảng trống. Trần Dương nhìn kẻ ấy, thản nhiên bảo, “Đến đây nào.”
Ngụy Lâm Thanh ném chiếc ***g đèn giấy lên tường rồi mới bước tới trước mặt Trần Dương, sau đó ngồi xuống. Tất nhiên tư thế kẻ ấy ngồi khác xa với tư thế không chút hình tượng của anh, tấm lưng thẳng như ngọc. Đợi đến khi Trần Dương uống xong ly rượu thì kẻ ấy mới cầm bình rượu rót đầy hai ly, sau đó đưa cho Trần Dương một ly, còn mình tự cầm lấy một ly.
Trần Dương đang định nâng ly một hơi cạn sạch thì bị Ngụy Lâm Thanh ngăn lại. Ngụy Lâm Thanh kéo tay Trần Dương qua, vòng tay hai người qua nhau, thấp giọng nói.
“Thế này mới đúng. Khăn đỏ thắm, rượu giao bôi, nắm tay nhau, đến trọn đời.”
Trần Dương ngơ ra nhìn hai tay mình và kẻ ấy đang đan vào nhau. Dưới ánh mắt ý bảo của Ngụy Lâm Thanh, theo động tác của kẻ ấy, anh cùng chầm chậm uống hết rượu. Cả cuộc đời này anh chưa từng nghĩ tới, rằng sẽ có một ngày bản thân anh sẽ uống rượu giao bôi cùng với một ai đó khác, dù người đó có là nam hay nữ, anh cũng chưa từng nghĩ tới.
Đến khi họ uống rượu giao bôi xong, Ngụy Lâm Thanh cầm lấy ly, đổ ba ly rượu trên đất. Một luồng khói trắng bay ra hòa vào giữa màn sương mù. Ngụy Lâm Thanh nâng chén nói, “Ngụy mỗ cám ơn các vị đến xem lễ.”
Trần Dương nghe thấy tiếng khe khẽ thì thầm chẳng rõ liệu có tồn tại không đột nhiên ầm ĩ, đám sương mù xám trắng dọc theo mặt đất đang chậm rãi rời khỏi căn chòi gỗ. Cuối cùng chỉ còn lại anh và Ngụy Lâm Thanh, một người một quỷ.
Ngụy Lâm Thanh dường như hơi ngượng, kẻ ấy nhẹ cúi thấp đầu, không dám nhìn về phía Trần Dương. Đã ăn uống no đủ, Trần Dương ợ xong rồi duỗi người, đứng lên, bước chân lảo đảo tới bên giường, “Ngủ, ngủ nào, anh cứ tự nhiên.”
Vừa dứt lời, đã ngã cái rầm xuống.
Trần Dương vừa mới nằm xuống, đang định ngủ thì anh cảm giác Ngụy Lâm Thanh ngồi xuống cạnh giường mình. Anh miễn cưỡng mở mắt, nhíu mày nhìn Ngụy Lâm Thanh, nhìn cái vẻ như đang có chuyện gì muốn nói của kẻ ấy thì bực mình hỏi, “Lại chuyện gì?”
Ngụy Lâm Thanh lưỡng lự, tựa thể không biết phải mở lời thế nào, song cuối cùng kẻ ấy cũng chịu mở miệng, dùng thứ giọng âm u lạnh lẽo rồi lại như mang theo chút du dương bảo, “Hôm nay là ngày hai ta thành hôn, đêm nay là đêm động phòng.”
Chỉ chút nữa là Trần Dương đã cười lớn, anh hai à, chuyện này cả thôn Ngụy ai cũng biết, còn cần anh nhấn mạnh làm gì? Hơn nữa động phòng ấy hử, một người một quỷ làm sao động phòng? Chẳng lẽ làm một đêm xuân phong như mấy câu chuyện trong liêu trai? Đó là tiểu thuyết được chưa? Anh bạn à, tỉnh lại đi!
Mấy loại tình một đêm ấy thật ra là ảo cảnh do quỷ tạo ra để lấy hết dương khí và tinh khí của người sống, bọn quỷ quái yêu tinh sẽ hấp thụ tinh khí và dương khí nhằm tu luyện rồi làm chuyện tổn hại đạo lý, đất trời không dung. Nên sau đó thiên kiếp mà bọn chúng gặp phải sẽ càng nặng hơn.
Uống hay mổ[1], được hay mất, đều đã có trời định sẵn, đâu thể muốn gì làm đó.
Bất chợt Ngụy Lâm Thanh chuyển động, nằm đè lên người Trần Dương, hai tay chống lên hai bên anh, dùng đôi mắt sâu thẳm nhưng lại chẳng thể nào khiến kẻ khác tỏ tường nhìn thẳng vào Trần Dương. Rồi kẻ ấy vươn tay, vừa quá đỗi nhẹ nhàng vừa vô cùng cẩn thận, chạm vào gương mặt anh, như thể chạm vào con mèo con vừa mới về nhà.
Hơi thở âm u lạnh lẽo như có như không ấy gãi vào nơi nào đó ngứa ngáy tận sâu con tim.
Động tác vụng về đó của Ngụy Lâm Thanh dường như không phải định làm tình mà như đang dè dặt thăm dò thử. Kẻ ấy nhìn bộ áo mới màu trắng trên người Trần Dương, đôi mắt dịu dàng, “Cậu mặc bộ này đẹp lắm.” Ngụy Lâm Thanh ngượng ngùng bảo.
Mặt Trần Dương giật giật. Bị một người đàn ông khen như thế thì kỳ lạ quá sức, anh ngăn đôi tay đang định kéo áo của kẻ kia, “Anh định làm thật ấy à?” Ngụy Lâm Thanh khó hiểu, “Thật giả gì?”
Trần Dương hất cằm chỉ chỉ tay ai kia.
Ngụy Lâm Thanh sửng sốt, “Việc vợ chồng là chuyện theo lẽ tất nhiên, sao lại không thể?”
Mặt lại giật giật, Trần Dương đáp, “Anh hai à, anh là quỷ còn tôi là người, tuy là bảo kết âm hôn nhưng ai chẳng biết đó là trò chơi trẻ nít, anh tưởng thật hử? Nếu thật thì anh đã từng thấy hai thằng đàn ông cưới nhau bao giờ chưa?”
Ngụy Lâm Thanh ngỡ ngàng, “Nhưng nếu hai ta không làm việc vợ chồng, cậu sẽ bị âm khí xâm chiếm rồi chết.”
Trần Dương sa sầm mặt, “Ý anh là gì?”
Ngụy Lâm Thanh rút cái tay đang để ở chỗ áo Trần Dương lại, cứ như kẻ đang định làm tình lúc này không phải là mình mà là kẻ khác. Sắc mặt vô cùng điềm tĩnh, kẻ ấy từ tốn nói, “Không phải ta đã nói với cậu rồi ư? Âm thai trong bụng cậu cần rất nhiều dương khí và tinh khí, nếu không can thiệp cơ thể cậu sẽ không chịu nổi. Nên mỗi tối ta mới tới dùng âm khí nuôi nó, nhưng đến lúc âm thai ổn định rồi thì làm thế chưa đủ, phải mập hợp âm dương mới... Mới được.”
Trần Dương như bỗng nhớ ra điều gì, “Cái gì đôn luân mà lúc trước anh nói là việc này? Anh báo mộng cho cụ Ngụy làm âm hôn là để danh chính ngôn thuận làm chuyện này?”
Ngụy Lâm Thanh gật đầu, vẻ mặt đương nhiên. Trần Dương nửa cười nửa mếu. Quả nhiên con quỷ mấy chục năm trước không theo kịp tiến độ suy nghĩ của người hiện đại, lại có thể giữ gìn nghi lễ xưa lắc xưa lơ nên trước khi thành thân sẽ không quan hệ bừa. Nếu sớm biết thế thì anh phải chịu tội nhiều ngày thế ấy hử?
Trần Dương liếm môi, thật ra không phải anh chưa từng làm với đàn ông, chẳng qua sau khi thử mấy bận thì thấy với phụ nữ vẫn tiện hơn, thế nên sau đó anh chỉ cùng phụ nữ. Hiện dưới tình huống này, Trần Dương yên lặng đánh giá con quỷ trước mặt, dù là diện mạo hay khí chất thì đều là lựa chọn tốt nhất, không có gì để bới móc.
Anh chẳng thèm ngượng nghịu ngại ngùng gì, nếu là để cứu mạng mình thì có sao đâu chứ. Chỉ là kẻ trước mặt này là quỷ đấy, vậy liệu anh giữ quyền chủ động được không đây? Trần Dương thở dài, ngẫm lại cũng không thể. Anh ngẩng đầu, hôn qua loa lên môi Ngụy Lâm Thanh, mập mờ bảo, “Muốn làm thì làm nhanh lên.”
Vì sự thân mật đột ngột đó của anh mà Ngụy Lâm Thanh hơi ngây ra, nếu kẻ này mà còn là người thì Trần Dương khẳng định chắc mặt đang đỏ đến mang tai luôn rồi. Mường tượng thế nên Trần Dương nhếch môi, cười toét miệng.
Như biết mình đang bị Trần Dương giễu, ngay lập tức Ngụy Lâm Thanh cúi đầu xuống chặn lấy miệng Trần Dương. Tiếng cười bị kẹt lại biến thành những tiếng rên mờ ám. Rõ ràng là Ngụy Lâm Thanh không thạo việc này lắm, vụng về lúng ta lúng túng, không quen tay.
Nên dù không nói lời nào và cũng không cười thành tiếng, nhưng trong mắt anh vẫn ngập nét cười nhìn Ngụy Lâm Thanh, kẻ cổ hủ này thật là.
Ngụy Lâm Thanh cởi nút áo của Trần Dương ra, ngẩn người nhìn ***g ngực rắn chắc của anh, đến khi Trần Dương phải kêu nhẹ một tiếng “Này” thì kẻ kia mới tỉnh lại. Kẻ ấy hạ một nụ hôn lạnh buốt xuống ngực Trần Dương, rồi thì ngậm lấy đầu ngực anh.
Về phương diện này thì đàn ông nào cũng có bản năng cả, con quỷ không chút kinh nghiệm cũng không ngoại lệ, cái ngốc nghếch vụng về lúc đầu dần trở nên linh hoạt. Kẻ ấy thay phiên dùng đầu lưỡi rồi răng lên ngực anh khiến Trần Dương thở hổn hển, trước kia anh chưa từng chú ý rằng nơi ấy của mình mẫn cảm như vậy.
Cứ mút rồi liếm một hồi thì bên dưới có phản ứng.
Ngón tay lạnh buốt còn nơi đó lại nóng hổi, từng luồng khí lạnh bao phủ khắp người, Trần Dương vừa khó chịu vừa sướng ngất rên rỉ mấy tiếng. Thứ âm thanh khàn khàn ấy khiến Ngụy Lâm Thanh càng thêm suồng sã, tay kẻ ấy vén tà dưới của chiếc áo dài, chạm vào đùi anh, rồi dò xét lần vào trong, như thể đang vô cùng thận trọng rồi lại vô cùng khiêu khích thăm dò cảnh đẹp bí mật.
Trần Dương mở mắt, thấy trên chiếc đèn ***g là hình ảnh mình nửa người trên trần trụi, tà áo dài nửa người dưới bị kéo lên tới tận đùi, quần bị kéo xuống, thứ bên trong nửa lộ nửa giấu càng khiến kẻ khác khó lòng nhẫn nhịn.
Ngụy Lâm Thanh chạm vào nơi đang nóng như lửa của anh, vuốt ve lên xuống khiến Trần Dương khẽ rên thành tiếng.
Nóng lạnh giao nhau, Trần Dương vừa run rẩy vừa hưởng thụ khoái cảm như nước biển triều dâng, đợt sau mạnh hơn đợt trước. Thế mà Ngụy Lâm Thanh lại cứ vuốt ve bằng tốc độ đều đều không nhanh không chậm, Trần Dương nhịn không nổi nữa, anh trừng mắt một cách vô cùng không vừa lòng với ai kia, “Mẹ kiếp nhanh lên coi.”
Nói xong anh đã không tự giác nâng eo, bắt đầu đón ý ùa theo động tác của Ngụy Lâm Thanh, đong đưa đưa đẩy.
Bên cạnh là một cỗ quan tài, còn nơi này lại xuân sắc vô hạn.
Trần Dương bắt đôi chân dài rắn chắc của mình lên hông Ngụy Lâm Thanh, không ngừng cọ tới cọ lui. Vòng eo anh gầy mà lại có lực, cứ đong đưa như thế thì những đường cong tuyệt đẹp lộ ra hết, hấp dẫn vô hạn. Dù là kẻ có tâm hay người vô tâm đều cầm lòng không được.
Ngụy Lâm Thanh cam tâm tình nguyện nhận sự cám dỗ này. Kẻ ấy để tay lên lưng Trần Dương, vuốt ve từ trên xuống duối, sau đó hạ xuống môi anh từng nụ hôn lạnh giá, hôn mãi đến khi luồng khí lạnh cứ quanh quẩn không chịu rời bụng Trần Dương và xung quanh nơi mẫn cảm, mà tựa thể còn đang định ngấm vào kẽ chân lông nữa.
Trần Dương thở dồn dập. Anh nâng eo, như bảo mình rất thích những cơ bụng rắn chắc của kẻ kia, lưu luyến không rời.
Ngụy Lâm Thanh ngẩng đầu nhìn anh, ánh mắt dịu dàng. Tiếp đó kẻ ấy cúi đầu ngậm vào nơi đó của Trần Dương. Gần như ngay lúc bị chạm vào, nơi ấy của anh đã run lên, chẳng đợi đến khi đầu lưỡi Ngụy Lâm Thanh chuyển động được mấy lần đã bắn ra.
Kiêng khem một thời gian nên dễ bị tổn hại quá, Trần Dương chửi thầm trong bụng.
./.
[1] Là một thuật ngữ trong phật gia, nghĩa đen ý chỉ loài chim muốn ăn sẽ ăn, muốn uống sẽ uống hay mọi thứ đều đã do tiền định, uống một hớp nước, ăn một hơi cơm – đó là những chuyện đã được định sẵn từ kiếp trước.
|
Chương 107. ĐẠI BỔ
CHƯƠNG 107. ĐẠI BỔ
Lúc mới vừa bắn ra thì gã đàn ông nào cũng cạn kiệt sức lực, Trần Dương đang thở hồng hộc thì thấy Ngụy Lâm Thanh phun dịch thể ra khỏi miệng rồi lấy ngón tay chấm nhẹ, thứ dịch sền sệt ấy lập tức biền thành một luồng sương trắng chui vào bụng anh.
Trần Dương nhìn Ngụy Lâm Thanh không thể nào tin nổi, sau đó ngó bụng mình.
Ngụy Lâm Thanh đặt tay lên bụng Trần Dương, ánh mắt vô cùng dịu dàng. Trần Dương thấy dường như anh đang lắp bắp, “Vừa rồi anh, anh, anh, anh đang lấy thứ đó làm phần cơm thêm cho thằng quỷ nhỏ?”
Lúc nói lời này, Trần Dương cảm giác rất rõ âm thai vẫn yên ổn suốt mấy ngày nay bất chợt chuyển động. Chắc bởi nó đang ở trong bụng anh, dẫu anh có bằng lòng thừa nhận hay không, và bởi cả hai liên quan mật thiết với nhau, thậm chí anh còn cảm nhận được tâm tình vui sướng hân hoan của nó.
Lúc đầu Ngụy Lâm Thanh không hiểu được phần cơm thêm là gì, sau khi suy nghĩ một lát mới hiểu lời Trần Dương, vì thế kẻ ấy gật đầu, “Đối với âm thai mà nói, dương tinh của đàn ông là thứ vô cùng bổ.”
Chuyện ấy khiến Trần Dương không thể nhìn thẳng được. Vẻ bẽ bàng và cáu kỉnh ban nãy do bắn ra quá nhanh đã bị chuyện này quét sạch cả, anh nhịn chẳng nổi lại chửi thề, “Đệch m.”
Ngụy Lâm Thanh nhíu mày, “Đừng nói mấy lời dơ bẩn đó.”
Ngay lập tức Trần Dương đốp lại, “Đệt, anh quản cái đếch gì.”
Anh đâu phải kẻ văn hóa mà đi vờ vịt làm gì, vờ được chắc? Anh văng tục với đám anh em riết thành quen, chỉ có ở trước mặt các bậc cha chú mới giảm bớt lại, và anh tuyệt đối không định làm gì nói gì cũng phải nhìn sắc mặt Ngụy Lâm Thanh.
Ngụy Lâm Thanh bất đắc dĩ nhìn anh, giống hệt như đang nhìn một đứa trẻ kiếm chuyện vô cớ. Trần Dương thấy ánh mắt này sao giống ánh mắt lúc kẻ ấy nhìn thằng quỷ con thế, tiếc là Trần Dương đâu phải một thằng nhóc, anh sẽ không vì biểu tình ấy mà phục tùng hay dao động.
Ngụy Lâm Thanh thở dài, cúi xuống hôn lên môi Trần Dương. Nụ hôn buốt lạnh bất chợt tạo cảm giác hơn câu nói kia nhiều, kích tình ban nãy đã rút nay lại hừng hực trở lại. Anh rất không thỏa mãn đuổi theo đôi môi Ngụy Lâm Thanh đang định rời đi, cực lực hôn.
Lạnh thì lạnh nhưng vẫn giải khát được, hơn nữa lúc này anh không khó ăn.
Đôi mắt Ngụy Lâm Thanh sâu thẳm hơn, và kẻ ấy cứ để mặc Trần Dương hôn mình. Ban đầu Trần Dương nghiền môi kẻ ấy, sau đó nhẹ vòng hai tay lên vai Ngụy Lâm Thanh, kéo người ta về phía mình.
Giống hệt một cục nước đá, nếu là người sống có phải tốt hơn không, tiếc thật. Trần Dương vừa hôn vừa nghĩ.
Hai người lại quấn nhau trên giường. Chỉ là đến khi Ngụy Lâm Thanh mở to mắt lần mò đến phía dưới của mình, nhìn Trần Dương với vẻ không biết kế tiếp phải làm sao thì Trần Dương đã chẳng kìm được nữa, anh lại thấp giọng mắng, “Không phải anh không biết phải làm với đàn ông thế nào đó chứ?”
Ngụy Lâm Thanh nghiêng đầu đi, gật đầu, giọng úp mở, “Ta... Ta chưa từng làm bao giờ.”
Ngó cái vẻ ngây ngô của người bên trên, Trần Dương tỏ vẻ đang phải gánh chịu áp lực khá lớn khi phải mần thịt lão quỷ cũng phải tám mươi này. Anh lại không cầm được hỏi một câu đầy khinh thường, “Chưa làm với phụ nữ luôn chứ gì?”
Nghe xong lời suồng sã của Trần Dương, sắc mặt ai kia không tốt lắm. Kẻ ấy nhìn Trần Dương rất không tán đồng, rồi vô cùng nghiêm túc bảo, “Chưa kết hôn sao làm loại chuyện này được, còn khi đã kết hôn thì giữa ta và A Quỳnh là quan hệ anh em. Cậu... Chuyện trước kia của cậu ta không tính, còn sau này, sau này cậu không thể làm những việc trên giường này với kẻ khác.”
Nhịn chẳng nổi nữa Trần Dương phá ra cười, anh lại gặp phải kẻ cổ hủ thế này sao.
Nhìn Trần Dương cười đến chẳng thể nén lại được, Ngụy Lâm Thanh sa sầm mặt, tiếp đó như đang nổi giận mà nắm lấy chỗ kia của Trần Dương. Tức khắc tiếng cười của anh kẹt lại trong cuống họng, và rồi biến thành tiếng thở dốc.
Hiển nhiên, Ngụy Lâm Thanh là một kẻ học nhanh vô cùng, sau khi có một lần kinh nghiệm thì kẻ ấy hiểu rất rõ phải lấy lòng Trần Dương thế nào. Thấy dưới tay mình Trần Dương gương mặt ửng hồng, khóe mắt ươn ướt, kẻ ấy như kích động dán dính người vào anh, ma sát lên xuống.
Trần Dương biết kẻ này thật sự không hiểu. Hết cách, anh đành tự mình ra trận chỉ đạo trực tiếp. Trần Dương chỉ có thể kết luận rằng ông trời đang trêu đùa anh khi bắt anh phải chỉ cho kẻ khác cách làm mình, nói tóm lại, phải giải thích chuyện kế tiếp thế nào đây? Anh kéo tay Ngụy Lâm Thanh qua, tìm được nơi giữa hai mông, “Giữa đàn ông thì phải dùng nơi này.”
Ngón tay Ngụy Lâm Thanh lần đến nơi ấy, đến cả phần mông đang vểnh lên, thoắt cái kẻ ấy chẳng dám đối mắt với Trần Dương nữa.
Ngó vẻ xấu hổ vô cùng của ai đó, Trần Dương rất muốn phá ra cười to nhưng anh vội vàng dằn lại. Nếu chọc cho kẻ này điên lên thật sẽ không tốt, dù có là một kẻ chính trực thế nào thì cũng là đàn ông thôi, sẽ không chịu nổi châm ngòi và kích thích ở phương diện này đâu.
Ngụy Lâm Thanh thử đưa tay vào, nơi nóng rực ấy co lại, siết chặt lấy ngón tay. Bởi trong cơ thể đang có thêm một thứ đang sờ soạng, nên dù da mặt có dày đến đâu thì giờ này gương mặt Trần Dương cũng nóng rẫy.
Ngụy Lâm Thanh tò mò lần kiếm nơi ấy, không có thầy dạy nhưng tự biết mà luồn tới, hơn nữa còn để thêm một ngón tay vào. Cảm giác lạnh lẽo tiến sờ từng chút từng chút một, Trần Dương rùng mình, anh rên rỉ, thở hồng hộc bảo với Ngụy Lâm Thanh, “Đưa bình rượu lại cho tôi.”
Một tay Ngụy Lâm Thanh còn đặt ở phía sau anh, một tay thì đang vân vê ngực anh, môi đang di chuyển nơi cổ anh. Nghe thấy lời Trần Dương, tuy khó hiểu nhưng kẻ ấy vẫn dùng pháp lực chuyển bình rượu trên bàn vào tay Trần Dương.
Trần Dương mở nắp bình, nốc ngay mấy hớp rượu. Chất cồn nổ tung trong cơ thể, đẩy đi cái giá lạnh đang ùa vào, chỉ còn lại sự vội vàng. Uống mau quá, một ít rượu từ cằm chảy xuống cổ và ngực anh. Ngụy Lâm Thanh cúi đầu, vươn lưỡi, liếm đi từng chút từng chút một.
Thật gần như mất cả linh hồn, Trần Dương ôm lấy Ngụy Lâm Thanh, đến khi Ngụy Lâm Thanh cởi quần áo lộ ra cơ thể trắng ngần và khớp xương đều đặn, thứ dưới kia có thể nhìn rõ từ ánh đèn ***g giấy trắng, hình dạng, độ lớn đều khiến người đều chẳng có gì để phản đối.
May là đàn ông phải dựa vào kỹ thuật chứ không phải dựa vào lớn nhỏ. Trần Dương đưa tay ra nắm lấy thứ kia khiến Ngụy Lâm Thanh bật ra một tiếng rên khẽ, đây cũng là thanh âm động tình duy nhất của kẻ này suốt cả đêm trừ những lời trò chuyện. Trần Dương nhìn bàn tay đang nắm thứ ấy của đối phương, sau đó trừng mắt liếc về phía mình, vậy là kẻ ấy dứt khoát mau lẹ để hai chân Trần Dương lên vai, giúp thứ kia đi vào.
Động tác rất mạnh trong suốt cả một quãng thời gian dài. Lúc đầu Trần Dương còn thích thú đến mức rên la, sau thì phải thấp giọng cầu xin tha thứ. Ấy thế mà kẻ phía trên lại xoay anh lại đổi tư thế mới, hết lần này đến lần khác không chịu dừng tay. Cuối cùng, Trần Dương xoa cái eo đau đến sắp gãy của mình, cất giọng nghẹn ngào với Ngụy Lâm Thanh, “Tôi sai rồi được chưa? Tôi không nên cười anh, lần sau tôi mà còn cười anh nữa thì tôi là thằng ngốc nhất hạng.”
Anh còn chưa nói xong, Ngụy Lâm Thanh đã đâm thẳng tới, sáp nhập nơi lạnh giá kia vào chỗ nóng rực của Trần Dương, đâm mạnh vào nơi yếu ớt chết người đó. Trần Dương run lẩy bẩy, bắn ra lần thứ thứ trong đêm, rồi nằm xụi lơ trên giường.
Trần Dương túm lấy tấm chăn, nghiêng đầu sang chỗ khác, nhìn Ngụy Lâm Thanh đang chuyển động trên lưng mình, “Tôi, tôi sẽ không văng tục nữa, anh, anh làm xong lần này thì dừng dùm cái đi, ư —— ưm ——”
Ngụy Lâm Thanh đưa tay vén những lọn tóc ướt đẫm mồ hôi của Trần Dương ra, cắn mấy cái sau phần gáy đầm mồ hôi của anh, sau đó mới mở miệng vàng, “Ừ, ngoan.”
Ngoan cái đầu nhà anh, Trần Dương nghiến răng nghiến lợi rủa thầm trong bụng, nhưng anh không dám tranh cãi với Ngụy Lâm Thanh nữa.
Hôm sau khi Trần Dương tỉnh giấc trời đã gần chiều, mặt trời treo ở núi tây, tất cả bị bao trùm giữa bảng lảng chiều tà. Nhìn ra bên ngoài từ những kẽ hở, có thể thấy sương chiều nặng nề thấm nhuộm cả ánh sáng rất diễm lệ.
Chờ ánh sáng này rút đi, đêm tối mới đến.
Tuy đã tỉnh nhưng Trần Dương chẳng thèm cử động. Hiện xương cốt khắp người anh như bị dỡ ra và đang sắp xếp lại, ngay cả ngón tay cũng chẳng thèm nghe anh sai khiến. Anh quay đầu một cách cứng ngắc nhìn cỗ quan tài kia, do còn ánh sáng nên có thể nhìn rất rõ.
Thấy rõ bùn đất, những lỗ chỗ do sâu mọt đục khoét thành.
Đúng là hoang đường quá mức, thế mà anh lại có quan hệ với quỷ. Xem ra, không phải không thể làm với quỷ mà là phải trả một cái giá rất lớn, quả là có sách cũng như không, muốn hiểu biết chính xác thì phải dựa vào thực tiễn, tuy sau khi thực tiễn xong thì được khai sáng đó, nhưng di chứng thật khó chịu quá mức.
Trần Dương đang nằm trên giường vờ như mình là xác chết, bỗng anh trông thấy Ngụy Lâm Thanh xuyên tường ung dung bước vào, trong tay còn cầm gì đó.
Chân chỉ nhẹ chuyển động, Ngụy Lâm Thanh đã tới bên giường. Kẻ ấy ngồi xuống, chần chừ vươn tay ra như thể muốn chạm khẽ vào Trần Dương nhưng rồi lại siết chặt thu tay lại. Trải qua tối ấy, giữa hai người bắt đầu tản ra thứ không khí nhập nhằng êm dịu. Trần Dương không quen lắm. Những người phụ nữ cùng với anh trước kia thì cũng qua loa như anh thôi, lên giường xong rồi thì chẳng còn quan hệ gì khác, nên thật ra anh không biết phải xoay xở với mối quan hệ kỳ lạ này thế nào.
Trần Dương đằng hắng một tiếng, anh thấy vẫn chẳng thể trông cậy vào kẻ mới vừa phá thân trước mặt này cho được, “Cầm gì trong tay đó?”
Dường như bừng tỉnh, Ngụy Lâm Thanh hấp tấp đưa thứ gì đó trong tay cho Trần Dương, sau đó đứng bật dậy, “Ăn đi, còn đang nóng. Cậu ngủ cả ngày rồi, nên ta nghĩ chắc cậu đã đói.” Nói xong kẻ ấy vội vã xông ra khỏi cửa mà hoàn toàn quên mất mình là một con quỷ, có thể trực tiếp xuyên tường hoặc chui thẳng xuống đất.
Trần Dương nhìn thứ trong tay, là một con gà nướng, cũng thật làm khó cho Ngụy Lâm Thanh quá.
[ t ruyen cua tui | Net ] Một người thành thật nhã nhặn như thế lại ăn trộm gà vì anh, mà còn là một con gà nướng. Mới nghĩ thế thôi mà môi Trần Dương đã nhếch lên. Anh gặm con gà rất thành thạo, miệng dính đầy dầu, vẻ mặt thỏa mãn nằm gác chân trên giường, tay gối sau đầu nhìn nóc nhà của căn chòi gỗ được làm nên từ vỏ cây sam, miệng ngâm nga khúc hát.
Tới khi bầu trời tối đen, cụ Ngụy dẫn theo đoàn người của Đông lão tiên tới.
|
Chương 108. HỎI CHUYỆN CÕI ÂM
CHƯƠNG 108. HỎI CHUYỆN CÕI ÂM
Trần Dương nhìn đám người họ chôn quan tài Ngụy Lâm Thanh xuống. Bùn đất ẩm ướt rơi lên quan tài, chẳng hiểu sao lại khiến kẻ khác sinh ra loại cảm giác hoang liêu bi thương. Trần Dương lắc đầu, bỏ đi cảm xúc sầu não không rõ nguyên do ấy.
Làm xong lần cúng bái hành lễ cuối, tất cả đứng yên lặng trước phần mộ trong chốc lát rồi mới quay về. Cụ Ngụy kêu Trần Dương đến nhà dùng cơm chung, Trần Dương cầm điếu thuốc trong tay, lắc đầu, “Cụ à, cháu không đi đâu, cháu còn phải đến chỗ Hai Mập để bàn chuyện khởi công.”
Cụ Ngụy thất vọng nhưng không ép anh, cụ chỉ bảo nếu anh rỗi rãi thì cứ tới nhà, trò chuyện cùng cụ người đã sắp xuống mồ rồi, chứ cụ đáng thương lắm, ở nhà không ai nói chuyện với cụ hết. Nghe thế miệng của mấy thằng cháu đang đứng bên cụ giật giật, mặt vặn vẹo hết.
Trần Dương thấy cụ Ngụy hệt như một đứa bé bướng bỉnh nhưng không khiến người khác chán ghét, thế nên anh đồng ý.
Về tới trấn Quảng Tế, anh bèn đến nhà Hai Mập. Hắn ta đang nằm ì trên sofa trong phòng khách, ép cái ghế bẹp dí luôn. Mẹ hắn đang bên cạnh khuyên bảo, lại bị Hai Mập bực mình xua tay. Cửa mở, thấy Trần Dương vào nhà hắn vẫn ỉu xỉu buồn bã, “Anh Trần, đến rồi à, ngồi đi.”
Trần Dương hút thuốc, lấy chân đá vào ghế sofa. Mang theo Hai Mập nên chắc cái ghế nặng tới hơn hai trăm ký, bị anh đá một cái nên sofa run lên bần bật khiến Hai Mập té nhào xuống. Hắn ta xoa cái mông u một cục, nghiến răng chịu đau ngồi dậy.
Ngó gương mặt núc ních thịt của hắn, Trần Dương buồn cười, “Chẳng phải bảo hai ngày nữa sẽ khởi công sao, còn lề mề ở đây làm gì?”
Hai Mập như đưa đám, hắn than thở, “Thì không phải tại sợ à? Ông già không cho tôi đi thôn Ngụy, mấy ngày nay tôi với ổng cãi nhau to. Thật ra lúc tôi nhận công trình này ổng đã bảo sẽ gặp chuyện không may, nhưng tôi không tin, hiện tin thì đã muộn.”
Từ góc độ Trần Dương mà nói, Hai Mập là một kẻ tốt số. Từ nhỏ đã thuận buồm xuôi gió, không bệnh hoạn cũng chẳng gặp tai ương, vốn thành tích chẳng khá mấy nhưng sau khi học hết cấp ba thì lại vào được trường đại học không tệ, tốt nghiệp rồi thì không muốn làm mấy việc của cấp dưới phải ngó nét mặt cấp trên nên chạy về trấn Quảng Tế.
Sau đó không biết gặp vận chó chết gì, vừa làm vận chuyển lâm sản vừa làm chủ thầu công trình, ngày ngày trải qua vui vẻ, trừ có hơi mập ra thì cũng được xem như thanh niên tài giỏi của trấn, hằng hà sa số người kéo đến cửa làm mai.
Nói thật, không phải Trần Dương chưa từng hâm mộ và ghen tị hay oán hận với vận mệnh của hắn.
Chẳng qua, rốt cuộc hai người họ là kẻ có duyên, ao ước chỉ là ao ước. Trần Dương vốn hận những thứ gọi là vận mệnh, sau được nhiều ‘cao nhân’ khuyên bảo thì anh đã nghĩ thoáng hơn, cuộc sống của mình thế nào thì cứ sống thế đó.
Song điều kiện tiên quyết là không có một bàn tay làm đục nước, quấy cho nước đen ngòm.
Không vừa mắt cái vẻ mới suy sụp một chút mà đã muốn sống muốn chết của Hai Mập, Trần Dương chẳng thèm khách sáo mà đá thêm cú nữa, đạp đến mức Hai Mập lăn lộn trên đất gào khóc thảm thiết. Sau cùng hắn ta mới lê cái thân lặc lề của mình lên ghế bắt đầu bàn chuyện.
Hóa ra sở dĩ Hai Mập suy sụp như thế, ngoài sợ hãi còn có nguyên nhân khác. Từ khi biết trong đội sửa đường có người chết rồi thì không tuyển người được nữa. Hắn đành phải liên hệ với vài người quen ở huyện khác để giới thiệu người lại đây, đủ người rồi nhưng tiền công lại tăng lên đến những một phần tư.
Mới nghĩ đến đó tim hắn lại rỉ máu, Hai Mập túm lấy quần áo, kêu khóc.
Trần Dương dở khóc dở cười đưa chân qua đá hắn ta một cái nữa, “Buôn bán lời biết bao tiền mồ hôi nước mắt của kẻ khác, phun ra một ít có làm sao? Còn gào thét nữa ông đá đầu xuống luôn bây giờ.” Hai Mập xích qua một bên, “Anh Trần, anh nói sai rồi, đây đâu phải tiền mồ hôi nước mắt của người khác, là mồ hôi nước mắt của tôi đó, mới nghĩ tới mà thịt đã đau rồi.”
Hai người nói nói cười cười, cãi nhau ầm ĩ, chỉ chốc lát sau đã quyết định mọi chuyện xong xuôi, sẽ chính thức khởi công vào ngày mốt. Hai Mập còn định mời ‘cao nhân’ đến làm phép. Trần Dương không ý kiến gì với việc ấy, dù sao ít nhiều cũng có tác dụng xoa dịu tâm lý.
Chuyện mời cao nhân, Hai Mập giao cho Trần Dương.
Là bởi khi nãy Trần Dương thuận miệng nói rằng anh định đi tìm cao nhân hỏi chuyện gì đó. Hai Mập thấy chuyện ấy và vụ cúng bái hành lễ hoàn toàn có thể lo liệu như một chuyện, thế là hắn ta cứ bám sát rạt Trần Dương bảo anh tiện đường mời cao nhân luôn cho rồi, để hắn đỡ phải đi một chuyến nữa.
Với việc tên Hai Mập này lúc nào cũng nghĩ cách giảm bớt phần việc của mình để nhàn hạ hơn, sau khi tỏ vẻ khinh thường vô cùng thì Trần Dương mới đứng lên kêu hắn ta tự mà đi tìm, anh đi ngày mai hoặc mốt sẽ về.
Anh muốn tìm một người ở huyện Chu Nhân gần đó, bà là người thuộc phái ‘Hỏi âm’, còn hỏi âm thật ra là đặt câu hỏi với người đã chết.
Hỏi âm là một loại thông âm, nói theo cách thường, thông âm là chiêu hồn phách người chết, sau đó muốn hỏi gì thì hỏi, muốn làm gì thì làm. Loại phương thức thông âm này người bình thường vẫn làm được, chỉ cần dùng đúng cách mà thôi. Ví dụ như mấy trò bút tiên, đĩa tiên – mấy trò cầu cơ này cũng có thể gọi hồn được. Trên thực tế đó là dùng phương pháp thông âm để liên lạc giữa người chết và người sống.
Song nếu kẻ không am hiểu tiến hành sẽ gặp rất nhiều tai họa tiềm ẩn. Không ít kẻ chơi đĩa tiên bút tiên rồi mất hồn hay mất cả mạng, nên ít nhất cũng phải có lòng kính sợ quỷ thần, đừng tùy tiện đụng vào mấy trò nguy hiểm.
Còn hỏi âm trong thông âm là một cách hỏi lợi dụng đặc thù của phụ nữ, đưa hồn phách người sống xuống âm thế để tìm được hồn ma muốn hỏi, hỏi mặt đối mặt. Cứ thế, sẽ không cần mượn pháp khí hoặc pháp thuật mà có được tin tức từ chính hồn ma, như thế sẽ chính xác hơn.
Chỉ là đưa hồn người sống tới âm thế cũng giống như trẻ em đùa với lửa, chỉ cần chút vô ý thôi sẽ khiến lửa tự đốt mình. Một khi thất bại, hồn người hỏi âm sẽ ở lại âm thế không về được, còn cơ thể trên dương thế sẽ biết thành người ngờ nghệch chỉ biết thở mà thôi – hay y học còn gọi là người sống thực vật.
Hiện rất ít phụ nữ hỏi âm, ít hơn số thầy tướng số và đạo sĩ nhiều. Thứ nhất do phải là người có thể chất và mệnh cách đặc biệt, vốn đã rất ít. Thứ hai do trong xã hội hiện nay, trừ khi cùng đường chứ ai lại muốn sống bằng con đường người không ra người quỷ không ra quỷ.
Phần lớn thì toàn là bà mo bà phủ thủy bị quỷ nhập vào người hay bị thần chiếm giữ, tất cả đều là kẻ lừa đảo diễn trò cả thôi. Còn hỏi âm chân chính rất đáng sợ, chỉ e sau khi thấy một lần rồi thì mấy kẻ dọa thần giả quỷ ấy sẽ bị dọa đến tiểu ra quần.
Người hỏi âm nơi huyện Chu Nhân ở trong thị trấn, Trần Dương ngồi xe hơn hai tiếng mới tới, dựa theo địa chỉ anh tìm được nhà bà ấy.
Đó là một căn nhà lớn theo phong cách cổ xưa, sợ rằng đã có hơn trăm năm lịch sử, do một người đàn ông ngoại quốc lấy một người phụ nữ ngoại quốc xây nên. Phong cách ngôi nhà hệt như những căn nhà vào thời Tô giới, sau thì do gặp trận đại phong ba, kẻ hậu nhân bị xem như lũ đầu trâu mặt ngựa chạy khỏi nhà, mãi đến khi cơn sóng gió chấm dứt mới về lại. Nhưng khi ấy, kẻ chết đã chết, kẻ rời đi đã rời đi, trong nhà chỉ còn lại một người phụ nữ.
Người đó chính là người hỏi âm, từ đó suy ra được vì sao bà ấy lại bước trên con đường này.
Hai tầng lầu trên tường loang lổ rêu xanh, dây thường xuân chiếm đầy khắp mọi nơi. Những dây leo xanh mượt, đen nhánh, không buông tha ngay cả cửa sổ bằng kính. Tuy chẳng còn lại tư thái năm xưa, nhưng lại tựa như đã đoạn tuyệt với hiện tại, chỉ còn là đống tàn tích từ thời đại cũ.
Trần Dương bước lên bậc tam cấp, gõ chiếc vòng kéo cửa. Tiếng cốc cốc cốc truyền đến nhưng chẳng ai ra xem. Không vội vàng sốt ruột, Trần Dương tiếp tục gõ cửa. Bà lão này tính tình cổ quái, rất ít khi gặp khách lạ, người cung cấp tin cho anh đã từng nói thế.
Người ở trong và ngoài cửa cũng hệt như nhau thôi, chẳng qua là so ai kiên nhẫn hơn. Nếu thật sự thành tâm tới, Trần Dương tất nhiên không có khả năng thấy cửa đóng sẽ trở về. Một khi anh đã quyết thì chẳng mấy người kéo anh về được, thế là, một tiếng sau, cuối cùng cửa cũng mở.
Bên trong là một bà lão khoảng sáu mươi tuổi tóc bạc phơ, bà búi tóc, mặc sườn xám liền thân, đeo kính. Nhìn qua trông bà rất ôn hòa và ngập phong độ người trí thức, hoàn toàn không có vẻ gì là người sẽ để kẻ khác phải đợi bên ngoài hơn cả tiếng đồng hồ, tất nhiên lại càng không giống một người hỏi âm.
Lúc thấy bà lão, Trần Dương hết sức ngờ vực rằng mình tìm nhầm người.
Anh lấy tờ giấy kia ra, tằng hắng hỏi, “Xin hỏi, có phải bà là Mai nữ sĩ Mai Chi?”
Đứng trước bà lão phong thái như thế, Trần Dương không khỏi ăn nói lịch sự hơn mấy phần.
Bà Mai bình tĩnh nhìn Trần Dương, vẻ mặt chẳng thay đổi gì, “Ta chính là Mai Chi, cậu tìm ta có chuyện gì?”
Trần Dương vội vàng lấy một phong thư trong người ra, đưa tới trước mặt bà Mai, “Đây là thư Mã sư phụ kêu cháu đưa cho bà.”
Bà Mai nhận bức thư, nhìn thoáng qua, “Vào nhà đi.”
Nghe được câu ấy của bà Mai, Trần Dương nhẹ nhàng thở phào, sự tình có cơ may rồi. Từ hai mươi năm trước bà Mai đã chẳng còn giúp kẻ khác hỏi âm nữa, mỗi ngày chỉ bình thản sống. Nếu trước đây không cảm thấy gì, nhưng hiện Trần Dương cảm giác hơi bất an khi quấy rầy cuộc sống yên tĩnh của bà lão trước mắt này.
Nhưng bất an thì bất an, mọi chuyện vẫn cứ phải làm. Anh đã chuẩn bị ổn thỏa đâu ra đó, còn ba lần bốn lượt tìm người quen với bà Mai nhờ người ấy viết thư giới thiệu. Anh không tin mình không làm cảm động được bà lão này.
Trong phòng râm mát vô cùng. Phía đông tầng một là nhà bếp và nhà ăn, kế bên là phòng khách và phòng sách. Bà Mai đưa Trần Dương đến phòng sách, gian phòng ấy rất lớn, trong ấy là những giá sách cao đụng trần chứa đầy sách với những chữ viết khác nhau.
Bà Mai kêu Trần Dương ngồi xuống, tiếp đó một cụ già lưng đã còng từ góc sáng của phòng đi tới rót cho anh một ly trà.
Trần Dương đứng ngồi không yên nhìn bà Mai đọc thư.
Bà đọc thư rất chậm, rõ chỉ là một bức thư mà lại đọc đến những mười mấy phút, tựa như đang nhai đi nhai lại từng chữ trong thư, rồi lại đắn đo cân nhắc. Bà đã sáu mươi tuổi thế mà đôi mắt vẫn còn trong suốt, có thể nhìn ra lúc trẻ là một mỹ nhân phong thái vô cùng. Mà mỹ nhân ấy à, ai ai cũng có câu chuyện của riêng mình cả, dù là mỹ nhân làm nghề hỏi âm cũng thế thôi.
Sau khi đọc xong bà đặt bức thư lên bàn, ngước nhìn Trần Dương, ôn hòa bảo, “Trong thư Mã Vân Tài bảo cậu muốn tìm ta hỏi âm. Chàng trai trẻ, hỏi sống không hỏi chết, loại sự tình này vẫn nên suy xét cẩn thận thì hơn.”
Trần Dương ngồi thẳng lưng, “Cháu đã cân nhắc rất lâu. Cả nhà chết oan vì cháu, cháu không thể không điều tra manh mối. Nếu không người nhà dưới đó của cháu chết không nhắm mắt, cháu sống cũng sẽ cả đời ăn không ngon, ngủ không yên.”
Bà Mai thở dài, lấy tay vuốt lên bức thư nhăn nhúm, chậm rãi nói, “Đúng ra ta sẽ không đồng ý với cậu, đã lâu lắm ta không làm chuyện này, nhưng cậu lại có bức thư của Mã Vân Tài. Năm đó ta còn nợ nhân tình của lão chưa trả, hiện lại vừa khéo hiểu rõ việc ấy.”
Trần Dương biết, bà Mai đã đồng ý giúp anh hỏi âm.
Lúc này, bà Mai đi tới nói với Trần Dương, “Đưa tay ra cho ta xem.”
Trần Dương đưa tay, bà Mai cầm lấy tay anh. Bà chạm vào dọc cánh tay, rồi chạm đến đầu vai, động tác thong thả nhưng lực rất mạnh. Vẻ ngoài bình thường nhưng sức bà lão rất lớn, Trần Dương còn trẻ như thế mà cũng bị bà nắn đến mức xương cốt đau nhức, phải run lên. Bà bảo, “Mệnh cậu quá cứng, hỏa nhiều, ý chí kiên định, tinh thần kiên cường dẻo dai, thích hợp hạ âm. Đáng tiếc trong mệnh đã định có âm không có dương, thôi, có ta ở cạnh trông coi chắc sẽ không xảy ra tai họa.”
Hóa ra vừa rồi bà Mai đang giúp anh ‘xem xương cốt’. Xem xương cốt là dựa vào xương của một người để suy ra bát tự, tính cách, tiền đồ tương lai của người đó. Thậm chí có những người thông qua xem xương cốt có thể thấy được cả kiếp trước kiếp này.
Trần Dương chẳng ngờ được bà Mai biết phương pháp này, giống hệt một loại ‘Bói rượu’ mà trước đó anh từng thấy. Trên thế giới chẳng có bao kẻ biết chứ đừng nói đến thông thạo, khó trách năm đó bà Mai lại nổi danh hàng đầu, quả đúng là tiếng tăm lừng lẫy chứ không phải một nữ sĩ vô danh.
Bà dặn dò cụ già vẫn chưa nói lời nào kia không cần đi theo, sau đó mới đưa Trần Dương đến dưới tầng hầm ngầm.
|
Chương 109. QUAY VỀ
CHƯƠNG 109. QUAY VỀ
Bà Mai thắp sáng ngọn đèn, ánh đèn vàng vọt chiếu lên cái mơ mơ hồ hồ xung quanh, soi rõ cái âm u lạnh lẽo hướng về nơi tầng ngầm, cái ướt nhợt trên mặt tường xi-măng khi sờ vào như thể rỉ nước ra cả bên ngoài. Căn hầm này chắc là phải xây sâu xuống đất hơn mười mét, chẳng biết năm đó dùng vào việc gì.
Đi đến cuối là một cánh cửa sắt nặng trịch, trên cửa là một cái khóa lớn.
Bà Mai lấy chìa mở cửa, trước khi đẩy cửa thì bảo với Trần Dương, “Cậu hãy suy nghĩ thật kỹ, một khi bắt đầu hỏi âm thì không thể ngừng lại giữa chừng. Mạng chỉ có một, ta cũng không dám cam đoan cậu nhất định sẽ bình an quay về dương thế.”
Nghe ra ý khuyên can trong lời ấy, Trần Dương bèn cười hớn hở nói xàm xiên với bà lão, “Bà ơi đừng khuyên cháu nữa, cháu đã quyết nhất định phải tra ra manh mối sự tình. Có những việc nếu đời này không giải quyết sẽ kéo đến kiếp sau, vì để cho kiếp sau bớt đi vài chuyện, nên dù thế nào đi nữa cũng phải nỗ lực giải quyết ở kiếp này.”
Bà Mai bị anh chọc cười đến mức gương mặt nghiêm nghị nãy giờ hơi dịu đi, bà lắc nhẹ đầu, không nói thêm nữa.
Bên dưới tầng ngầm thắp đầy đèn điện, thế cũng tiện. Căn hầm trống rỗng chẳng có thứ gì, mặt tường trét xi-măng gồ ghề, chắc hẳn lúc xây tường cũng không để tâm lắm, thế nên trông khá xấu xí. Ở giữa xây một cái hồ khoảng một mét vuông, giữa hồ còn cả dòng suối ngầm đang róc rách chảy nước ra ngoài.
Nói cũng lạ, con suối này rõ ràng một phút trước còn đang chảy nước ra ngoài, thế nhưng lại không thấy nước trong ao tràn ra mà cứ lửng nước xâm xấp, vừa không nhiều một chút, cũng không ít một chút. Nước ngầm không gặp mặt trời và không biết từ đâu mà đến, trong truyền thuyết đó là thứ có thể kết nối âm dương.
Bà Mai đưa cho Trần Dương một đồng tiền cổ, kêu anh ngậm vào miệng, “Dù xảy ra bất cứ chuyện gì cũng đừng bỏ đồng tiền này ra. Tới lúc cần rời khỏi, cậu hãy nuốt nó vào.”
Mặt trên đồng tiền là một lớp màu xanh đậm, chẳng biết đã dính thứ gì. Trần Dương vốn định ngậm đồng tiền vào miệng, nhưng ngẫm lại thì làm thế không bảo đảm lắm, lỡ bị khiếp sợ mà không cẩn thận làm rơi hoặc chưa tìm được người đã nuốt xuống, thế chẳng khác nào kiếm củi ba năm thiêu trong một giờ. Thế là anh lấy lưỡi ấn đồng tiền vào sát bên trong má.
Trần Dương cẩn thận nghe lời dặn dò của bà Mai, bà nói tiếp mà mặt không chút biểu cảm nào, “Tới dưới đó, dù có tìm được người không thì chỉ có thể ở lại nhiều nhất bốn mươi lăm phút, quá thời gian đó cậu sẽ mãi ở lại, nên hãy chú ý thời gian, đây thứ này cho cậu.”
Nói xong bà mới đưa Trần Dương một chiếc đồng hồ cát. Thứ mịn nhuyễn trong ấy không giống cát lắm mà cứ như bột phấn. Bà Mai nhìn thoáng qua Trần Dương, chậm rãi nói tiếp, “Cậu nghĩ đúng rối đấy, đây là bột cát dùng tro cốt làm khô.”
Thoắt cái Trần Dương cảm thấy thứ bột phấn xám trắng nhìn hết sức bình thường này cũng u ám và đầy tà khí.
Bà Mai đốt vài ngọn nến sáp ong, đặt lên đất theo vị trí kỳ môn, sau đó kêu Trần Dương quỳ xuống. Tiếp đó bà đặt một tay anh vào cái hồ kia, rồi lấy bùa dán sau lưng Trần Dương, nói một câu, “Khởi.”
Dòng nước ngầm âm lạnh thấu xương, Trần Dương đưa tay chạm vào và bị đông cứng tê dại, hơn nữa thứ tê dại này dần dần truyền khắp toàn thân, ngay cả trí óc cũng trì trệ hẳn. Anh nghe thấy bên tai có người thốt lên một từ “Khởi”, sau đó cả người anh chuếch choáng lảo đảo, nhưng anh không ngã ra sau mà ngã ập vào cái hồ kia.
Nước không ngập quá đầu, tuy hơi sợ hãi nhưng lại chẳng thể quay lại, cảm giác như thể đây mới là nơi trở về.
Thứ Trần Dương có thể nhìn được, có thể cảm giác chỉ là bóng tối tù mù, thứ bóng tối vô biên vô hạn, dày đặc và thẳm sâu. Anh bỗng cảm giác tất cả sao đáng sợ quá, tựa như đang trong hư không nơi vũ trụ, cơ thể lửng lờ bồng bềnh chẳng thể giẫm lên đất bằng.
Trung Quốc có câu châm ngôn rằng, “Cái có sinh ra từ giữa cái không”, không phải cũng chí lý đấy à? Vạn vật trên hư không được sinh ra từ ‘cái không’, tất nhiên sẽ quay trở lại nơi ấy. Cái ‘không’ này chẳng phải thời gian, chẳng phải không gian, mà cũng chẳng thể dùng từ để khái quát được, ngay cả những từ chỉ vô hạn cũng không, ví như mãi mãi.
Không riêng gì con người, ngay cả trời cao trên đầu kia, khi đối mặt với ‘cái không’ này sẽ trở thành nhỏ bé.
Xung quanh là vĩnh hằng, là yên tĩnh chẳng chút tiếng động sự sống.
Trần Dương mù mờ lúng túng giữa ‘cái không’ này. Anh không biết nên đi hướng nào, thậm chí chẳng rõ vì sao mình lại đến đây. Dường như anh đang bước về trước, mà cũng dường như đang đứng im bất động. Chẳng rõ qua bao lâu, tựa thể có đôi tay đẩy mạnh sau lưng anh.
Chắc do ở lại trong bóng tối này lâu quá, hoặc giả do tối tăm lướt qua kia, Trần Dương cảm giác bóng đêm bên cạnh dường như hơi thay đổi. Có vài hình dạng mơ hồ, cả thanh âm khe khẽ đang lạo rạo phát ra, như xa như gần truyền vào tai anh. Anh không tự chủ được bước về phía âm thanh đó.
Dần dà, hiện lên thứ ánh sáng mờ nhạt. Chạy giữa thứ ánh sáng ấy, anh tỉnh tỉnh mê mê, hoàn toàn không nhớ rõ mình vì sao mà đến. Xung quanh dần có thêm người hoặc vài ‘thứ ấy’, cơ thể mờ mờ ảo ảo, lửng lửng lơ lơ. Một cơn gió không biết từ đâu thổi đến.
Ngọn gió ấy khiến thứ ánh sáng xung quanh méo mó, ánh sáng ngày càng nhạt nhòa, còn sương mù mênh mông như thể đã lẫn vào thứ nhạt nhòa ấy. Trần Dương muốn tới cạnh ‘thứ’ đang bên cạnh mình, cái bóng đang bám theo anh. Thế nhưng một khi anh tới gần, cơn gió kia bèn đẩy anh ra.
Thật ra nếu cẩn thận quan sát sẽ phát hiện hết thảy nơi này là ảnh ngược của thế giới thật, chẳng qua do ảnh ngược bị méo mó điên cuồng nên trông như thể bị bóp nát, bị nhào nặn rồi ***g vào nhau.
Trần Dương liếc chiếc đồng hồ cát trong tay, cát đang rơi xuống phát ra từng tiếng lạo rạo. Anh bước tới trước theo trực giác. Có người từng nói với anh, cứ đi theo trực giác sẽ tìm được người mình muốn tìm. Anh chẳng rõ mình đã đi bao lâu, hạt cát cứ không ngừng rơi xuống.
Sắp không kịp nữa rồi, chẳng rõ tại sao, Trần Dương cảm giác nôn nóng vô cùng.
Đúng lúc này, phía trước xuất hiện một bóng người. Cái bóng ấy đứng trước một căn nhà, không động đậy. Trần Dương bước tới vài bước mới nhìn rõ, đó là một bà cụ tóc bạc phơ, cái dáng lưng còng xuống ấy sao quen quá.
Nơi này nhìn rất quen, cái bóng ấy cũng rất quen, anh đã từng nhìn thấy vào mỗi ngày mỗi đêm.
Trần Dương bước tới định thét gọi bà, thế nhưng anh chẳng thể nào cất thành tiếng, chỉ có thể mở miệng, nơi cuống họng phát ra những tiếng lạo rạo như tiếng hạt cát rơi. Anh đang muốn chạm vào bà lão kia thì một cơn gió thổi tới khiến anh lui về sau vài bước.
Lúc này, bà lão đưa lưng về phía Trần Dương như cảm ứng được, chậm rãi xoay người.
Hai tiếng lào khào bật ra khỏi cuống họng Trần Dương, anh đang thét gọi “Nội ơi”. Gương mặt quen thuộc kia là bà nội anh, gương mặt bà đã sạm đen, trên mặt lấm tấm những chấm đen kịt, lớp da nhăn nhúm bọc lấy xương cốt đáng sợ vô cùng. Vậy nhưng trong đôi mắt tối om om đang chăm chú nhìn Trần Dương ấy đang không ngừng chảy nước.
Trần Dương bước về phía bà, nhưng bà nội anh lại phất tay về phía anh.
Bà mở to miệng như định nói gì, nhưng chỉ phát ra những tiếng kỳ lạ hệt như Trần Dương. Không thể phát ra tiếng, Trần Dương chỉ có thể đoán được nội anh đang nói gì qua hình dáng của miệng khi phát âm, “Khánh ——”
Trần Dương luống cuống, anh lại cố đến gần hơn một chút. Đúng lúc này, bên cạnh xuất hiện một đôi tay trắng bệch đầy xương, đôi tay ấy vung lên bắt lấy bà nội anh rồi kéo bà ra xa.
Trần Dương ngẩng đầu, rống lên giận dữ rồi vội đuổi theo.
http://truyencuatui.net/ Xung quanh vừa là hư không lại không phải hư không, vừa là vô biên vô hạn rồi lại dương như có điểm cuối. Đôi tay trắng bệch túm lấy bà nội anh, trong chớp mắt đã biến mất giữa màn sương mông lung rúm ró, chẳng rõ tung tích. Song Trần Dương không bỏ cuộc. Anh quên mất chiếc đồng hồ cát, quên mất chuyện mình cần làm. Hiện trong mắt anh chỉ còn đôi tay trắng bệch đã bắt đi nội anh.
Cát trong đồng hồ ngày một ít đi, ngày càng vơi bớt.
Trần Dương bước đi loanh quanh tìm kiếm. Anh muốn sải bước nhanh hơn nhưng lại vẫn cứ hệt như lúc đầu, vừa giống đi lại không phải đi, vừa giống lướt tới mà cũng chẳng phải lướt tới. Anh xuyên qua một bóng mờ thấp bé rất lớn, cái bóng mờ ấy chắc chừng là thứ gì đó được xây bằng thép xi-măng nơi dương thế, có lẽ là một cây cầu lớn bắc qua dòng sông, sẽ mãi mãi chẳng bao giờ biết được tiếp theo sẽ đi tới đâu.
Xung quanh biến hóa vào mọi thời điểm, cái biến hóa chẳng nắm bắt nổi.
Trần Dương gian nan bước tới trước, trực giác bảo anh rằng nội anh đang ở phía trước.
Đôi tay trắng chạch kia không thể đi xa quá được, nó chỉ đang lẩn núp thôi. Ngay lúc Trần Dương sắp tìm được nội, một bóng người mờ ảo cầm theo ***g đèn giấy trắng xuất hiện cách đó không xa.
Trần Dương dừng lại, không hề cử động nhìn bóng người kia.
Anh biết kẻ đó là ai nhưng chẳng thể gọi tên được, dù rằng hình dáng mơ hồ nhưng vẫn cái vẻ ôn hòa nghiêm trang đó. Kẻ ấy nhấc chiếc ***g đèn lên soi tỏ mặt Trần Dương. Thoáng chốc Trần Dương tỉnh táo hẳn. Anh ở đây làm gì? Rốt cuộc anh định làm gì?
Trần Dương lách người định rời đi, định tiếp tục tìm nội anh, nhưng rồi anh lại bị cái bóng kia giữ chặt.
Anh nghe thấy ai đó thì thầm vào tai anh, “Cậu phải quay về.”
Quay về? Không, anh sẽ không quay về, anh phải tìm bà nội, phải bắt được đôi tay kia, dù có là ai cũng đừng hòng ngăn anh lại. Đây là chấp niệm của anh. Anh muốn đẩy cái bóng trước mặt ra nhưng chẳng cách nào làm được.
Trần Dương rống lên giận dữ với kẻ ấy nhưng chỉ phát ra những tiếng lào khào khe khẽ. Hơn nữa thứ âm thanh đó lại ngày càng nhỏ ngày càng nhẹ đi, tận sâu trong lòng anh cũng có thứ âm thanh đang cảnh báo. Anh nghe mà như không nghe. Anh không muốn đi, anh muốn ở lại nơi này, bên ngoài liệu có thứ gì đáng cho anh lưu luyến? Ở đây lại có gì không tốt?
Ấy thế mà cái bóng ấy không hề buông tha anh, kẻ ấy vẫn đứng chắn trước mặt anh.
Trần Dương nghe có người đang quát lớn vào tai mình, “Nuốt đồng tiền cổ ngay, nuốt ngay.”
Tiền cổ? Tiền cổ gì? Đầu óc Trần Dương ngày càng hỗn loạn, cơ thể ngày một bồng bềnh, cảm giác thoát ly tất cả, vùng vẫy khỏi tất cả này dường như không đáng sợ lắm.
Nhưng vào đúng lúc đó, cái bóng kia kéo mạnh Trần Dương, hơn nửa còn cạy miệng anh ra rồi lần mò vào trong.
Một con gió thổi đến khiến cái bóng trước mắt lắc lư chao đảo kịch liệt, tà áo rộng phấp phới bay lên tựa như sắp bị thổi tan biến. Chiếc đèn ***g trong tay kẻ ấy cũng chập chờn vô cùng, vậy mà ánh đèn leo lắt ấy vẫn kiên trì trong gió, không hề bị dập tắt.
Tự sâu trong tim Trần Dương biết mình muốn làm gì, anh không chống cự lại nữa mà nhìn đăm đăm cái bóng kia, như thể đang nhìn vào giữa lằn ranh sống chết một cách đầy căm hờn và oán hận. Kẻ này muốn kéo anh ra ngoài. Ý thức anh biết thế nhưng cơ thể lại hoàn toàn tương phản, anh biết một khi lưỡi anh chạm phải đồng tiền anh sẽ tự động nuốt đồng tiền ấy xuống.
Phải chết hay phải sống, vào giờ khắc ấy, Trần Dương như bị chia thành hai người riêng biệt.
Một giọng già nua đang hét lớn vào tai anh, kéo những âm thanh thật dài.
“... Giữa có bang quốc, dưới có âm ty... Trăm họ không quay đầu, khổ sở nơi âm phủ... Hồn mau quay về...”
Cơ thể Trần Dương như bị một nguồn sức mạnh túm lấy kéo về sau, tiếp đó trước mắt anh tối sầm. Hét lên một tiếng và mở bừng mắt, anh phát giác mình vẫn nằm tì trên cái hồ kia, tay đã rút ra khỏi ao và nước vẫn còn đang tách tách nhỏ xuống.
Bà Mai mặc sườn xám cau mày đứng bên cạnh nhìn anh. Bà mắng Trần Dương còn đang quỳ trên đất té tát, “Cậu có biết chỉ chút xíu nữa là cậu đã không thể trở về được không? Nếu sớm biết trong lòng cậu nghĩ thế, dù thế nào ta cũng không đồng ý cho cậu hỏi âm.”
Trần Dương khó chịu không nói tiếng nào, anh đứng lên rồi bước tới bên cạnh bà lão, thấp giọng, “Là cháu hiểu sai, bà đứng giận.”
Bà thấy Trần Dương sắc mặt không tốt lắm mà cả người còn đang run rẩy, như đã mất hồn. Bà lắc đầu, thôi cũng là một kẻ số khổ, bà không quở trách anh nữa. Sở dĩ mắng anh vài lâu là bởi bà vừa mắt kẻ trước mặt này, chứ với kẻ khác thì đến mắng bà cũng chẳng muốn phí sức.
Trần Dương vẫn có chút thất vọng, bà Mai đưa cho anh thứ gì đó, “Ăn đi.” Anh nghe lời bỏ thứ đen đặc đó vào miệng, còn chưa chạm môi Trần Dương đã ôm chặt cổ nôn thốc nôn tháo. Không chỉ ói ra đồng tiền cổ, anh còn như ói ra hết nước đắng trong túi mật.
Dạ dày kêu òng ọc vang dội, vị thứ này ghê tởm quá, đúng là thứ hung khí giết người.
Sau khi ói xong Trần Dương chảy hết nước mắt. Anh lau khóe mắt. Tuy bị giày vò là thế, nhưng thẫn thờ và sầu não không thể nói rõ ấy đã bị phủi sạch cả, Trần Dương vừa nôn vừa bảo, “Bà, bà à, đây là gì thế?”
Liếc dáng vẻ nhếch nhác vô cùng của anh, bà Mai hơi nhếch môi cười. Già cả thế này rồi, dường như bà rất thích làm khổ những người trẻ tuổi, “Là quả táo gai đắng, có thể tẩy dơ bẩn loại bỏ mấy thứ tà ma. À phải, còn có tác dụng là gây nôn mửa nữa. Cậu đã nuốt đồng tiền cổ được tùy táng, ói ra mới tốt cho cơ thể.”
Trần Dương thở hồng hộc theo bà Mai ra ngoài.
Đến khi trở về phòng sách, cụ già vẫn không nói chẳng rằng đưa trà lên cho anh. Sau khi một nửa dùng để súc miệng còn một nửa uống ngay, rốt cuộc anh mới cảm giác mình đã hoàn toàn về lại dương thế. Trần Dương trò chuyện tán gẫu với bà Mai khiến bà cụ cười mãi không ngừng. Bà giữ anh lại ăn bữa cơm tối, rồi kêu Trần Dương ở lại một đêm. Trần Dương gật đầu bảo, đó là việc anh muốn mà không được.
Sáng hôm sau anh mới về trấn Quảng Tế, chuyện Hai Mập nhờ anh cũng đã làm, nhưng tất nhiên người mời tới không phải là bà Mai mà là một đạo sĩ cũng khá có tiếng ở huyện Chu Nhân. Anh giới thiệu đạo sĩ cho Hai Mập, hắn ta lập tức lôi đạo sĩ đi làm quen.
Trần Dương bật cười. Hai Mập này lạ thật, cứ bảo ông già nhà mình làm việc này không phải được rồi sao, không mời ổng mình mà lại mời người khác, không sợ ông già nổi giận mắng không biết chăm lo tới việc làm ăn trong nhà hử. Lúc anh nói lời ấy với Hai Mập, hắn ta cười khặc khặc, những thớ thịt béo run bần bật, “Tính ông già tôi thế nào anh biết rồi đó, ổng có để tôi với mẹ tôi vào mắt đâu. Hôm qua sau khi anh đi rồi ổng còn tìm tới đây, tôi nói thẳng với ổng tôi kêu anh tìm người khác rồi không cần nhờ ổng nữa. Ông tức tới mức mặt đổi màu luôn, xong thì bỏ đi mất dạng.”
Trần Dương nghe thế bèn hỏi ngay, “Mày nói chuyện của tao cho chú Khánh?”
Hai Mập vung vẫy cánh tay đầy thịt, “Tất nhiên, chứ không sao ổng bị chọc tức mà đi được. Nhưng mẹ tôi thì cứ bảo tôi đừng như thế với ổng, ôi chao thiệt hết nói. Mẹ cứ luẩn quẩn trong lòng mà ôm hy vọng với ổng, hy vọng ổng biết hối lỗi. Hy vọng mà làm gì, chẳng khác nào tuyệt vọng thì có.”
Những câu sau của Hai Mập Trần Dương không nghe thấy, đầu anh đang kêu ầm ầm, một ý nghĩ bất chợt nảy ra.
|