Làm Vợ Của Quỷ Quyển 2 (Âm Thai)
|
|
Làm vợ của quỷ Quỷ Sách Quick Translator | nntcm Quyển 2 – Âm thai – ~*~ Đây là câu chuyện về Trần Dương, kẻ khác họ duy nhất trong câu chuyện kể về mối tình của những anh chàng họ Ngụy. Đây cũng là câu chuyện về một con quỷ nhận ra chấp niệm thật sự sau khi chết của mình là gì. Hay đây còn là một câu chuyện về thẳng quỷ con cuối cùng đã có được một cái tên. Tóm lại, là 1×1, huyền huyễn, ma quái, và HE :”> ~*~
Con người cần phải so sánh những thay đổi của bên ngoài để nhận biết thời gian, chẳng hạn khi mặt trời mọc là lúc thức giấc, mặt trời lặn là lúc nghỉ ngơi, lại nếu như lúc cày bừa vụ xuân là ngày mùa thu hoạch. Nếu không có ngày đêm và cũng chẳng có bốn mùa, cây cối cỏ hoa xung quanh đều hằng năm biếc xanh mơn mởn, thế thì, loài người sẽ dùng thứ gì để đoán biết liệu thời gian đã qua bao lâu?
Từng ngày, từng tháng, từng năm… Chẳng cách chi biết được. Chỉ đợi đến khi đã qua hơn hai mươi năm, hoặc thậm chí còn lâu hơn thế nữa, đến khi đôi mắt người bên cạnh mình đã không còn trong trẻo, tấm lưng người ấy đã chẳng còn có thể thẳng lên, tay chân người ấy không còn linh hoạt, vầng trán ẩn hiện nếp nhăn, thân thể khi ốm khi đau, tóc mai ngày nào đã thành hoa râm cả, lúc ấy ta mới chợt giật mình nhận ra, thời gian đã vô tình thoi đưa lâu biết nhường nào.
Và hóa ra, người bầu bạn bên mình chừng ấy năm, cũng đã già đi mất.
~*~
|
86. Thầy tướng số
Trần Dương vốn không phải tên Trần Dương mà tên Trần Diệm Diệm. Cái tên chẳng hề tương xứng với vẻ bề ngoài cao lớn anh tuấn, sức sống ngời ngời ấy là do một người lành nghề trong thôn đặt cho anh.
Chuyện là, vào ngày Trần Dương được sinh ra, vừa thấy đó là một thằng cháu trai thì bà nội anh vui mừng khôn kể, bà bèn lập tức chạy đến trước điện thờ thắp một nén nhang, rồi vừa vái vừa nói mãi “Tổ tông phù hộ, tổ tông hiển linh”. Sau khi vái xong, bà mới bế Trần Dương chỉ mới vừa sinh đến con phố cách cả dặm tìm thầy tướng số phê bát tự.
Sinh con rồi tìm thầy tướng số phê bát tự là một trong những truyền thống nơi Trần Dương sống. Với những đứa bé được bồng bế tới, những thầy tướng số ấy cũng phần lớn là lượm lặt vài lời may mắn dễ nghe nói ra, để các bậc cha mẹ có con trai mong con thành rồng, có con gái mong con thành phượng ấy sẽ vừa lòng, thế là lúc trả tiền sẽ vui vẻ mà cho nhiều thêm một ít.
Bà nội Trần Dương đã tìm đến thầy tướng số nổi danh nhất địa phương, người thường nói ra những lời rất đanh thép ngay thẳng.
Thầy tướng số ấy gọi là Mao lão tiên. Ông cầm một quyển sách đã rách, nắm lấy tờ giấy ghi bát tự của Trần Dương tính toán rất lâu, càng tình đôi mày càng nhíu chặt. Bà nội Trần Dương ở bên cạnh đợi mãi một lúc lâu, thấy gương mặt ông nặng nề thì lo lắng ôm chặt cậu cháu trai đang ngủ say, hỏi, “Mao sư phụ, rốt cuộc thì mệnh cháu tôi thế nào?”
Mao lão tiên ngẩng đầu, nhìn Trần Dương hãy còn đang quấn tã, lắc đầu, “Mệnh cháu bà cứng quá. Trong bát tự, kim đức chiếm giữ năm phần, mặt mũi lại mang theo sát khí trời sinh, là thứ sát tính nặng xâm chiếm bào thai con dâu bà, lại còn sinh vào đúng giữa trưa ngày năm tháng năm – thời điểm dương khí mạnh nhất. Nhất định là kẻ khắc hết họ hàng thân thích, không cha không mẹ, không vợ không con.”
Nghe những lời ấy đánh xuống, bà nội Trần Dương tối tăm mày mặt. Bà ôm cháu trong tay, lảo đảo, chỉ thiếu chút nữa đã ngã quỵ xuống đất. Mao lão tiên vội đỡ bà, va phải Trần Dương. Cu cậu vẫn còn chưa mở mắt đã siết chặt bàn tay nhỏ, khóc váng lên.
Bà Trần vữa dỗ cháu vừa quệt nước mắt, van xin Mao lão tiên, “Mao sư phụ, ông tính lại đi, tính nữa đi, sao có thể như vậy, nhà họ Trần chúng tôi khó khăn lắm mới có người nối dõi, sao lại như vậy được.”
Mao lão tiên phất tay, “Mệnh chỉ có thể tính một lần, càng tính sẽ càng lệch.”
Van xin Mao lão tiên không được, bà nội Trần Dương đành bế cháu ra ngoài.
Ra khỏi cửa rồi thì bà bế ngay Trần Dương đến thầy tướng số khác. Tuy rằng láng giềng chòm xóm xung quanh ai cũng bảo Mao lão tiên tính toán rất chuẩn xác, nhưng con người luôn có lúc sai lầm. Thế nên bà nghĩ, nếu Mao lão tiên không chịu giúp tính mệnh lại lần nữa cho cháu bà thì bà sẽ tìm người khác, cháu trai bà gương mặt lớn góc cạnh sao có thể là loại mệnh này chứ!
Mà kể cũng lạ, ngày hôm ấy bà nội Trần Dương đã đến tất cả thầy tướng số trên phố, những thầy tướng số ấy đều trăm miệng một lời bảo rằng cháu trai mà là mệnh khắc hết họ hàng.
Bà lảo đảo xiêu vẹo bước ra khỏi nhà vị thầy tướng số cuối cùng, sắc mặt xám ngoét như thể cha mẹ mất hết, mãi tới lúc trời tối đen mới bế Trần Dương đã đói đến mức òa khóc thật to về nhà.
Mẹ Trần Dương hãy còn nằm trên giường, bắt gặp Trần Dương khóc nhiều đến mức mặt mũi đỏ bừng thì cũng có chút giận mẹ chồng. Thằng bé mới vừa sinh đã bồng ra ngoài, mà đi thì cứ đi thôi vì ai cũng làm thế, nhưng nào có chuyện bồng thằng bé đi cả ngày như vậy, lại còn để nó đói đến mức này nữa. Có phải đã vui đến mức hồ đồ rồi không!
Mẹ Trần Dương kéo áo xuống cho con bú, sau đó vỗ về lưng Trần Dương vì bú qua nhanh mà hơi sặc một cách đầy yêu thương, rồi mới kêu ba anh đang ngồi bênh cạnh đang ngây ra cười đi làm cơm.
Bữa cơm còn chưa kịp dọn lên bàn, bà nội Trần Dương còn đang tinh thần hoàng hốt đột nhiên bật dậy, giành lấy Trần Dương từ tay mẹ anh rồi bỏ lại một câu, “Mẹ đưa nó đến nhà Đông lão tiên, các con ăn trước đi đừng lo cho mẹ.” Mẹ Trần Dương thở dài vài tiếng, nhưng do không thể xuống giường được nên chỉ có thể nhìn mẹ chồng bế con mình đi mất.
Bà nội anh chạy vội đến nhà Đông lão tiên, gõ cửa xong thì quỳ giữa gian nhà chính.
Khi đó Đông lão tiên còn trẻ, chắc chỉ độ khoảng bốn mươi tuổi mà thôi. Gương mặt gầy sắc da vàng vọt, mắt hình tam giác, tròng trắng mắt thì phần nhiều là màu đen. Ông mặc một bộ đạo phục không cũ không mới, con mắt đưa qua đưa lại, điềm nhiên ngồi trên chiếc ghế bành nơi nhà chính, chẳng nói chẳng rằng nhìn bà nội Trần Dương.
Bà đang vừa dập đầu với ông vừa lấy một cái bọc giấy. Bên trong cái bọc ấy nặng trịch, chẳng biết cất thứ gì. Đông lão tiên cầm cái bọc ấy, ước lượng, sau đó lay lay bà Trần, ý bảo chừng này chưa đủ.
Bà không nói thêm gì, chỉ run rẩy moi ra từ ngực một cái bao trong suốt được gói ghém kỹ lưỡng, sau đó đưa cho Đông lão tiên. Đông lão tiên cầm, lấy tay sờ, cuối cũng cũng vừa lòng gật đầu.
Bà Trần nhẹ nhàng thở phào, ngồi bệt xuống đất, sau đó để Trần Dương đã ăn no ngủ say lên bàn thờ giữa nhà chính. Tiếp đó nữa, Đông lão tiên phẩy tay ngăn lại, “Bà ra ngoài trước đi, lúc ta hành sự người ngoài không được nhìn.”
Bà nội Trần Dương bèn cẩn thận từng bước một, còn đóng luôn cả cửa lại.
Bên trong lặng ngắt chẳng vang lên tiếng động nào, chỉ có ánh đèn lập lòe lộ ra giữa khe hở của cánh cửa mà thôi. Chẳng biết qua bao lâu, bà mới nghe thấy tiếng khóc đứt quãng của Trần Dương. Tiếng khóc ấy khiến bà bất chợt hoảng sợ, thế là bà chấp tay liên tục cầu nguyện với ông bà tổ tiên, với cả quỷ thần tiên nhân khắp bốn bể.
Rồi cũng chẳng rõ thời gian đã qua bao lâu, trăng cũng đã treo giữa trời, gió đêm lạnh buốt đảo qua từng trận. Mọi thứ xung quanh đều im ắng, chỉ có cạnh nhà Đông lão tiên, mỗi gốc cây hòe, hàng liễu, cành cây, bóng lá chập chờn như chuyển động.
Lúc này, cánh cửa kẽo kẹt nhẹ nhàng mở ra.
Đông lão tiên bế Trần Dương đứng tại ngưỡng cửa, bà Trần lập tức bước tới trước mặt ông ta, không đầu không đuôi hỏi một câu, “Đông sư phụ, tốt đẹp rồi?” Đông lão tiên gật đầu, trả Trần Dương cho bà nội anh, “Thằng nhóc này ngày sau tên Trần Diệm Diệm, chữ Diệm do ba chử Hỏa mà thành, hỏa có thể khắc kim, có thể trấn mệnh nó.”
Bà nội bế Trần Dương về nhà. Lúc mẹ Trần Dương sắp xếp lại quần áo cho anh thì phát hiện một mảnh vải, trên mảnh vải viết ba chữ Trần Diệm Diệm và ngày tháng năm sinh. Mẹ anh cũng chẳng nhìn kỹ, do nghĩ rằng đó là bát tự mà mẹ chồng mình có được sau một ngày bế Trần Dương ra ngoài, thế nên đã cẩn thận cất vào tủ quần áo.
Vì thế, trước kia Trần Dương có tên Trần Diệm Diệm. Đợi anh lớn hơn một chút, hiểu chuyện rồi thì bắt đầu nhận thức rằng cái tên này nữ tính quá, ba lần bốn lượt nói muốn đổi tên với bà nội thì đều bị bác bỏ. Chẳng còn cách nào, Trần Dương cũng đành tạm thời chấp nhận.
Cuối cùng, anh cũng không như bát tự Mao lão tiên phê cho anh, khắc hết họ hàng.
Chỉ có điều kể từ sau khi anh sinh ra, mẹ Trần Dương cũng có mấy lần hoài thai nhưng không sinh được. Mẹ anh cũng nghĩ thoáng, chẳng mong mỏi có thêm con trai hay con gái gì, thế là Trần Dương thành con một, từ nhỏ đến lớn nhận hết yêu thương trong gia đình.
Thời gian nhảy vọt tới lúc Trần Dương mười bốn tuổi.
Khi đó Trần Dương cao gần 1m7, vóc người cao lớn, cơ thể cường tráng, đã là một cậu trai trẻ rồi. Bởi do được nuông chiều từ bé nên không sợ trời không sợ đất, lớn gan đến mức dám đánh cược nửa đêm chạy đến giữa mồ hoang gào thét inh ỏi.
Ngay tại một hai năm này, nhà họ Trần xảy ra rất nhiều chuyện.
Mọi chuyện bắt đầu từ hôm Trần Dương cưỡi xe đạp đến trường. Lúc học tiểu học thì còn có thể học gần nhà, tới lúc sơ trung thì nhất định phải đến trấn trên, thế nên nhà nào nhà nấy đều chuẩn bị cho con mình một chiếc xe đạp.
Chiếc xe đạp của Trần Dương là được mua lại, chiếc xe lúc đầu vốn dĩ anh mới dùng một năm mà đã gần như hư hại cả, mà trên đường đến trấn trên sẽ đi qua một bãi tha ma với mấy chục ngôi mộ, rồi còn cả một gò núi nhỏ, trên gò núi ấy lại cũng cây cối đầy cả ra. Chắc chừng do sợ cây cối cao quá sẽ chặn tầm ngắm phong cảnh của tổ tiên, thế nên những thế hệ sau sẽ đốn cây hoặc cắt bỏ bớt cành lá.
Trần Dương thành tích nửa vời, học xong sơ trung thì cũng chẳng định tiếp tục học lên nữa. Người nhà cũng đã sớm bảo đợi anh tốt nghiệp thì sẽ đưa anh tới thành phố học sửa xe, có cái nghề kiếm sống lo bữa cơm thì ngày sau mới có cuộc sống tốt đẹp được. Đối với an bài của người nhà Trần Dương cũng không có ý kiến gì, nếu không phải ba bắt ép anh phải học cho xong thì ngay cả sơ trung anh cũng chẳng thèm học.
Mấy ngày nay, cứ ba ngày là hai bận anh trốn học, bởi anh mới quen được một người săn thú trên núi.
Anh gọi người đó là bác Ngô. Bốn mùa hằng năm bác ấy luôn cầm theo một cái bẫy sắt và cây súng thô sơ, trước tiên sẽ tìm nơi hay có thỏ hoang hay hoẵng thường lui tới mà đặt bẫy, còn nếu may mắn nữa thì cầm cây súng đi loanh quanh trong rừng, thế là cả ngày hoặc ít hoặc nhiều cũng có thể bắt được một hai con mồi gì đó. Thường thì sẽ bắt được thỏ, còn hiện tại thỏ đã ít đi, thì bác ấy chuyển qua bắt lợn rừng. Lúc ấy Trần Dương rất hứng thú với việc này, mà lại có thằng nhóc nào không hứng thú với việc ấy chứ?
Ngày đó vừa đúng lúc Trần Dương cúp học, anh và vài người bạn cược với nhau, rằng nếu anh dám một mình đến bãi tha ma kia ở lại một ngày thì bọn chúng sẽ thua anh hai mươi đồng tiền, chưa kể chúng còn phải mời anh đến trấn trên chơi thỏa thuê đến khi anh chán mới thôi. Nghe thế, Trần Dương háo hức lắm, không nói hai lời đã phăm phăm đi ngay.
Bãi tha ma ấy nằm gần trường, có thể nhìn thấy từ cửa sổ phòng học. Trần Dương bò đến bãi tha ma, còn vẫy vẫy tay với mấy thằng bạn. Chúng bạn thì cứ la to với gọi anh, hò hét inh ỏi, mãi đến lúc giáo viên chủ nhiệm tới mới yên ắng.
Chờ chủ nhiệm cũng nhìn ra ngoài cửa sổ thì Trần Dương đã sớm trốn đi mất.
Lúc ấy đang là mùa hạ nắng gay nắng gắt, xung quanh đều là mồ mả, Trần Dương tìm gốc cây nằm xuống dưới bóng râm. Ngọn núi này bình thường chẳng ai dám tới, trừ mấy thằng loai choai của ngôi trường gần đó thỉnh thoảng nổi hứng đến thử can đảm thì chẳng còn ai. Chỉ là trong mấy thằng nhóc ấy thì đa phần chỉ đến một lần mà không dám đến nữa, hỏi vì sao thì chúng đều mặt mày trắng bệnh chẳng hé răng lấy một lời.
Nên ai cũng xem như chúng nhát gan bị dọa sợ, ít nhiều cũng lấy chuyện đó ra cười nhạo chúng.
Rốt cuộc có thể gặp được gì chứ? Nằm dưới bóng cây, Trần Dương gà gật ngủ.
Anh ngáp ngắn ngáp dài. Lúc sắp chảy cả nước mắt thì thấy một người đang lén lén lút lút trước một phần mộ, không biết đang làm gì. Đang buồn chán vô vị, thấy vậy Trần Dương lập tức can đảm hẳn lên, anh khom người, cũng lén lút đi qua, vỗ cái bộp lên vai người nọ, “Bác Ngô à, bác làm gì đó?”
Bác Ngô cũng đã năm mươi mấy tuổi, do phơi nắng phơi gió nên da mặt sạm đen, cả đời không cưới xin mà trông coi căn nhà ngói ba gian thô sơ, trải qua những ngày no bụng không lo đói, hiện đang ở làng Vọng của thôn Trương gia.
Bác Ngô bị anh làm hoảng sợ, “Thằng nhãi ranh này, con thỏ ta đuổi theo cả ngày trời mém chút bị cháu dọa chạy mất.” Trần Dương cũng ló đầu vào cái hang trước nấm mộ, “Đây ấy à?” Bác Ngô gật đầu, “Vừa chui vô đó, để ta tìm cách dụ nó ra.”
Trần Dương đứng lên, suy nghĩ một chút rồi hềnh hệch cười, “Cháu có cách, chắc chắn là được.”
Anh kéo bác Ngô lên núi tìm mấy cành cây khô đã phơi nắng hồi lâu rồi chất thành đống trước cửa hang động, rồi lại bỏ lên đống củi ấy vài cành cây ẩm ướt, sau đó đốt lửa. Chẳng bao lâu sau, khói đã xông lên dày đặc, Trần Dương cầm một phiến lá vừa to vừa lớn ra sức quạt bên đống lửa.
Bác Ngô trông coi bên cạnh, luôn chú ý tới cái hang kia, chờ con thỏ ấy không chịu được từ trong chui ra.
Đúng thật một con thỏ hoang vừa to vừa lớn chui ra khỏi cái lỗ, thế là bị bác Ngô tóm ngay lấy. Sau khi bắt được nó rồi thì bác Ngô bật ngón cái khen Trần Dương, Trần Dương chẳng chút khách sáo nhận lời khen ấy, rồi lại càng hăng hái ra sức quạt. Và rồi không chỉ một con thỏ, một lúc sau lại thêm một con nữa.
Hôm ấy, họ bắt được đến ba con thỏ hoang, xem như thu hoạch lớn. Bác Ngô đưa một con khá mập mạp cho Trần Dương, anh cũng nhận lấy chẳng hề khách sáo. Sau đó hai người cũng chẳng thèm quan tâm đến ngọn lửa đã gần như dập tắt trước ngôi mộ kia, cùng nhau xuống núi.
Sau khi cả hai đã rồi đi, từ trong cái hang ấy lại chui ra thêm một con thỏ nữa.
Con này còn lớn hơn cả con mà Trần Dương đang cầm, e là nặng đến ba mươi cân. Sau khi chui ra nó đi vài vòng quanh đống lửa, lại nhìn về phía bóng dáng hai người đang xuống núi, tiếp theo, chân sau đứng lên, chân trước ngắn nhỏ hướng về nấm mồ, hướng về phía bốn phía, hướng về phía Trần Dương, bái lạy từng cái từng cái một.
Hành động của con thỏ ấy mang tính người đến mức nếu có ai đó gần đó trông thấy, chắc chừng sẽ bị hù chết.
Trần Dương mang theo thịt thỏ về nhà được bà nội và mẹ khen ngợi. Mẹ anh đem con thỏ đến phòng bếp, còn bà nội thì hỏi anh từ đâu ra. Trần Dương mặt mày hớn hở kể chuyện đã xảy ra cho bà nghe, vừa nghe bà đã đánh lên lưng anh, “Đã dặn cháu phải lo mà về nhà đừng đi mấy chỗ tà ma như thế, sao không chịu nghe lời.”
Trần Dương cười đùa ngồi xổm xuống trước mặt bà nội, “Bà à, con thấy là bác Ngô nên mới giúp đó chứ, có phải tự đi đâu. Với lại đang giữa trưa mà, chẳng có việc gì cả đâu.” Anh giấu nhẹm chuyện đánh cược ra bãi tha ma với lũ bạn, nếu chuyện này mà để bà biết thì chắc chắn không phải chỉ bị đánh một cái nhẹ đơn giản vậy đâu, nhất định bà sẽ cho ba anh biết rồi để ba dạy dỗ anh.
Rốt cuộc vẫn cưng cháu, nội anh nói thêm vài ba câu rồi cũng bỏ qua cho anh.
Chuyện cứ thế mà qua.
Một năm sau, lúc ra ngoài thăm người thân, ba mẹ Trần Dương xảy ra tai nạn giao thông, hai người tử vong ngay tại chỗ. Nghe tin dữ, nội anh gào khóc rồi chạy đến nhà Đông lão tiên gõ cửa rầm rầm.
Chẳng thèm mở cửa, Đông lão tiên chỉ nói một câu, “Mệnh một khi đã định, chỉ thoát được nhất thời chứ không trốn được cả đời, mười mấy năm trước ta sửa mệnh cho cháu bà, con trai và con dâu bà mới sống thêm được mười lăm năm, hưởng hết tình cảm ruột rà, cũng nên thấy đủ.”
Bà Trần nằm tì lên cửa, nghe xong khóc than không thôi. Trần Dương đi bên cạnh bà nội, từ lúc nghe báo tin dữ kia thì anh lúc nào cũng thần người, chỉ trong một đêm mà long trời lở đất, anh phản ứng không kịp, đầu óc trống rỗng. Đả kích quá mức nặng nề khiến Trần Dương hãy vẫn còn là một cậu nhóc chưa lớn mông lung, nghe Đông lão tiên nói thế anh cũng chẳng hiểu được chuyện gì.
Mệnh, rốt cuộc là mệnh gì?
Mà cái gì lại là mệnh!
|
87. Ván bài
Cuộc đời Trần Dương đã rẽ sang bước ngoặt mới từ năm mười lăm tuổi, thay đổi một trăm tám mươi độ ấy khiến trong một thời gian dài anh luôn chán nản ủ ê.
Sau khi gặp phải nỗi đau thương quá lớn, bà nội anh cũng bệnh theo nên phải nằm viện uống thuốc, cầm cự được một thời gian thì cũng đi theo người đã khuất. Trước khi chết bà nắm chặt tay Trần Dương, bởi lo lắng cho huyết mạch duy nhất còn lại trên đời này mà mãi vẫn chưa trút hơi thở cuối cùng. Bà kéo lấy Trần Dương dặn, “Diệm Diệm, phải sống cho tốt, bà và ba mẹ cháu sẽ ở dưới dõi theo cháu, phải sống cho tốt, nhất định phải sống thật tốt…”
Trần Dương quỳ nơi đầu giường, nắm lấy đôi bàn tay bà vì bệnh và đau khổ mà giờ đây gầy gò chỉ còn da bọc xương, anh không ngừng gật đầu, nghẹn ngào nói, “Bà ơi, con sẽ nghe lời, sẽ sống cho thật tốt, bà đừng lo.”
Một giọt nước mắt đục ngầu chảy ra từ khóe mắt, bà Trần thở ra một hơi cuối cùng, nhắm mắt lại.
Trần Dương cứ quỳ mãi nơi đó, đến tận khi y tá kéo mạnh anh mới đứng lên.
Sau này, không còn ai gọi anh là ‘Diệm Diệm’ nữa, không còn nữa.
Gặp phải biến cố lớn như thế, ba đám tang tiếp nối và cả tiền viện phí của nội đã vắt cạn tài sản gia đình vốn đã chẳng giàu có gì. Khi ấy Trần Dương đã học đến năm hai sơ trung, trước khi chết ba vẫn muốn anh hoàn thành việc học, cho nên anh tiếp tục.
Chẳng qua, do không có tiền, chuyện về sau học sửa xe đã không thể làm được.
Trần Dương thay đổi hẳn. Vốn là một cậu nhóc hay cười giờ đây lại cả ngày nghiêm mặt, chẳng nói lời nào. Thấy trong nhà anh xảy ra chuyện, vốn lúc đầu mấy đứa bạn xóm giềng còn quan tâm anh, sau thì chẳng biết từ đâu truyền rằng anh là kẻ khắc hết họ hàng, chẳng ai còn dám gần gũi anh nữa.
Ba cô sáu bà ấy[1] cứ bàn tán sau lưng anh, bắt đầu từ những chuyện trước và sau khi đám tang, từ những chuyện nhỏ nhặt đến chuyện mẹ anh sẩy thai, lúc này tất cả bất chợt đều có ý nghĩa và dụng ý riêng cả. Mọi người ai cũng lộ ra ánh mắt giật mình, Trần Diệm Diệm này quả đúng là kẻ khắc hết thân thích họ hàng.
Ít nhiều Trần Dương cũng nghe được mấy lời đồn ấy, nhưng anh không hề lên tiếng mà sắc mặt càng sa sầm thêm.
Bất kể có gặp phải chuyện gì đi nữa, chỉ cần người còn sống, thời gian rồi sẽ trôi qua.
Cứ gập ghềnh như thế, Trần Dương cũng học hết cấp ba. Trong năm cuối thời học sinh này, những trò nghịch ngợm gây sự ngày trước anh đã chẳng quan tâm nữa. Anh chỉ ngồi trong phòng học, không nhìn sách cũng chẳng nghe giảng bài, phần lớn thời gian đều thừ người ngó ra ngoài cửa sổ. Chúng bạn ngày trước cùng hội cùng thuyền cũng chẳng dám tới gần chơi đùa cùng anh.
Cứ thế, lớp học quậy phá nhất khối lại hiền lành ngoài dự đoán của mọi người.
Chờ đến khi tốt nghiệp, Trần Dương thu dọn vài bộ quần áo, khóa lại cửa ngôi nhà, rời khỏi nơi đó lang bạt đến vùng trời riêng của chính mình. Một kẻ chỉ có trình độ tốt nghiệp cấp ba, lại còn không bạn không bè chẳng quen biết ai bên ngoài thì có thể làm gì? Đầu tiên anh vào nhà máy, làm công nhân trong băng chuyền sản xuất.
Mỗi ngày làm việc mười hai tiếng, lúc nhà xưởng vào mùa còn phải thường xuyên tăng ca. Ngày nào cũng vậy, cứ hết ca rồi Trần Dương sẽ đặt người xuống chiếc giường đơn dơ bẩn. Nơi anh sống là một căn phòng cho thuê chật hẹp chỉ có độc chiếc giường đơn, dù gì cũng còn chỗ để xoay người, đó là nơi chuyên dụng được xây cho công nhân gần đó. Tầng lầu nào cũng giống y hệt nhau, phòng một gian hoặc phòng đôi – những căn phòng chẳng khác nào chuồng bồ câu, cùng một lầu sẽ dùng chung một nhà vệ sinh, muốn nấu cơm thì cứ bê bếp ra ngoài hành lang mà nấu.
Trần Dương sống ở nơi đó. Lúc đầu anh vốn không quen do chật chội quá, mà người cũng phức tạp lại quá ồn ào. Tường thì quá mỏng, người ở kế bên là là một ả đàn bà làm nghề buôn bán xác thịt, ả thường hay dẫn đàn ông về, thanh âm gì cũng nghe rõ mồn một.
Hiện tại Trần Dương cũng không còn tinh thần sa sút như trước kia nữa. Chuyện đau thương đến mấy thì thời gian đi cũng nhạt phai thôi, hoặc là cũng đã chết lặng cõi lòng rồi. Tất nhiên Trần Dương không quên, nhưng anh không còn để những việc ấy đầy ắp trong tâm trí mình nữa.
Trần Dương làm trong nhà xưởng ấy hai năm, sau đó lại đổi chỗ ở, đổi nhà máy. Trong chớp mắt, anh đã tròn hai mươi.
Trần Dương hai mươi tuổi cao 1m8, dáng người cao lớn, da ngăm đen, mày rậm mắt to, nếu xét về vẻ ngoài thì cũng chẳng kém những diễn viên thần tượng trên tivi là mấy. Vì biến cố gia đình và những gian khổ của cuộc sống đã cho anh thêm vài thứ mà người cùng tuổi không có, dựa theo cách nói của cái ả làm nghề xác thịt ở phòng bên thì, nhìn Trần Dương sẽ nghĩ ngay đến việc nã pháo cùng anh, bởi đôi mắt kia sao cám dỗ người đến lạ.
Dần dần, có rất nhiều cô gái cùng làm việc chung tỏ ý tốt với Trần Dương, anh cũng chẳng để trong lòng lắm mà chỉ chơi đùa cho vui, mấy cô ấy cũng chẳng thèm để ý rồi trách “Đáng ghét quá” rồi khúc khích bật cười, thế là Trần Dương cũng sẽ cười theo.
Làm việc chung với nhau cùng chẳng còn trò giải trí nào khác, nên thường khi hết giờ, tất cả hay cùng chơi đánh bài với nhau. Không lâu sau Trần Dương cũng học được cách chơi bài. Họ không chơi mạt chược mà là chơi tự bài và xì phé, sau cũng ít chơi tự bài mà chỉ chơi mỗi xì phé thôi. Trò này cũng đơn giản nhưng lại lắm mánh vặt.
Lúc mới bắt đầu có thua có thắng, nói tóm lại là thắng nhỏ, qua một thời gian ngắn thì thua ngày càng nhiều và thắng ngày càng ít đi.
Trần Dương đầu óc xoay chuyển, nhanh chóng phát hiện ra có kẻ động tay động chân giở trò.
Lúc ấy Trần Dương giận sôi lên, đệt, ván bài nhỏ này mà cũng gian lận, cần tiền đến điên rồi hử. Anh và vài người nữa thường hay thua bèn hợp nhau lại bàn kế, không thể cứ để kẻ khác trêu đùa bọn anh mãi thế được, không dạy dỗ chúng thì chúng chẳng thèm biết cửa nằm ở đâu nữa rồi. Vốn ban đầu định đánh mấy kẻ hay gian lận một trận, nhưng Trần Dương thấy thế không ổn, đánh thì đánh nhưng không có tiền lại được, không thể để chúng hời như thế.
Anh cũng không nói nhiều mà bắt đầu dõi theo, bắt đầu học phải gian lận thế nào. Thật ra cách thức mấy tên ấy gian lận nói trắng ra cũng rất đơn giản, mỗi lần kết thúc một ván, khi thu bài sẽ bỏ ra vài lá bài giữa lá bài mình muốn, rồi lúc thu bài, xào bài thì luôn chú ý. Làm tốt thì tiền vào túi càng nhiều, đây là cách gian lận đơn giản nhất nhưng cũng thực dụng nhất trong bài xì phé.
Sau khi học được rồi thì Trần Dương cười lạnh, anh và những người thua kia cùng nhau sắp đặt sẵn một ván bài.
Đêm hôm đó, họ tìm một căn phòng trống ở gần đó rồi hẹn mấy tên kia ra. Đã từng thành công gian lận được nhiều lần, thấy tiền dâng đến tận cửa thế này họ không nói hai lời đã đồng ý ngay, hơn nữa còn dẫn theo người tới để mọi người cùng náo nhiệt.
Lúc thời gian đã điểm, trong số những người được dẫn theo có một ông chú khoảng ba mươi tuổi nói giọng địa phương, thấy nơi này thì chợt chẳng muốn chơi nữa, “Sao lại tìm nơi này kia chứ, ở đây từng xảy ra chuyện quái lạ, không tới được đâu.”
Mấy kẻ khác đều là những tên trẻ trung dồi dào sinh lực nên đời nào tin lời ấy, có cả một tên đi cùng còn vỗ vai gã bảo, “Chúng ta nhiều người thế này, sợ quỷ cái gì? Nào nào, cứ kêu bọn chúng tới cùng chơi là được, sợ là chúng còn thích đó chứ.”
Gã giọng địa phương kia vội vàng bảo, “Đừng nói lung tung, đừng nói lung tung, họa từ miệng mà ra.”
Thêm hai người bọn Trần Dương, tổng cộng có sáu người. Họ không nhiều lời vô nghĩa nữa mà mở ván bài ngay, họ chơi ba lá, chia hai lá trước mặt mỗi người, sau khi kêu bài rồi thì sẽ chia lá cuối và so lớn nhỏ.
Có lẽ là vì trong phòng âm u lạnh lẽo, lúc mới bắt đầu còn có người nói chuyện, có người kêu to, sau đó thì bên ngoài đêm càng ngày càng sâu, bên trong con người cũng ngày càng im lặng. Trong căn phòng trống rỗng chỉ còn lại mỗi tiếng lật bài và tiếng kêu bài thôi.
Dần dà, Trần Dương cảm thấy có gì đó không đúng.
Trong phòng có sáu người nghĩa là có sáu đôi tay, nhưng chẳng biết khi nào trên bàn lại xuất hiện thêm đôi tay nữa. Anh im lặng như chưa từng nhìn thấy gì, tiếp tục thu bài, xào bài, chia bài, kêu bài, nhìn đôi tay kia cũng lấy bài, kêu bài. Trừ anh ra, năm người khác sống sờ sờ ra đó lại chẳng hề phát hiện một chút khác thường nào.
Bị quỷ mê mắt hay là có chuyện gì khác? Tâm trạng Trần Dương đã chẳng còn ở trên ván bài nữa, chuyện này nếu làm không tốt thì ngay cả mạng cũng để lại nơi đấy chứ không đùa được.
Đánh thêm mấy ván, tất cả tiền đều bị đôi tay tái nhợt kia kéo tới trước mặt mình, tiếp theo sẽ không cánh mà bay. Mấy tên kia thua tiền thì sau khi chửi thề vài câu rồi tiếp tục chơi ván kế. Trần Dương quăng bài lên bàn, nói một câu, “Hết tiền rồi, không chơi nữa.”
Gã giọng địa phương mới nãy còn bảo nơi này không thể ở lại chơi được giờ lại rống thật lớn, “Sao lại không chơi, nói phải chơi thâu đêm cho lắm vào, không mang tiền theo mà lại rủ bọn tao đi, chơi nửa chừng lại giải tán, mợ nó khốn khiếp.”
Mấy tên đi theo cũng la ó theo, Trần Dương mặc kệ. So với mạng mình thì mấy lời chửi bậy ấy có quan trọng gì, anh cầm số tiền còn lại trên bàn rồi đá người bạn đi chung kia một đá. Cú đá đó mạnh đến mức bạn anh thiếu chút nữa đã kêu thất thanh, nhưng cũng chính cú đá ấy khiến người bạn tỉnh khỏi cảnh bị quỷ mê hoặc.
Trần Dương nháy mắt ra hiệu. Người bạn đảo mắt qua thì trông thấy sau lưng ba người bên cạnh có thêm một cái bóng, cậu chàng sợ tới mức ngay lập tức chân mềm nhũn, mém nữa là tiểu cả ra quần. May là Trần Dương nắm chặt lấy tay rồi giữ chặt cậu, hai người rời khỏi phòng trong tiếng mắng chửi của bốn gã còn lại.
Thời điểm đi lướt qua cái bóng xuất hiện thêm đó, nó còn định lôi kéo Trần Dương không chịu thả anh đi. Nào ngờ chỉ mới vừa chạm đến anh thì hệt như bị lửa thiêu, rụt trở lại. Trần Dương liếc nó xong thì nâng chân bước ra cửa. Còn về phần người bạn kia của anh thì đã bị dọa đến gần như ngất đi, chưa tới cửa thì đã gắng gượng không được, ngã nhào về trước. Trần Dương kéo lấy cậu bạn, dùng cánh tay rắn chắc của mình kẹp lấy cậu, kéo cậu ra ngoài.
Về phần bốn người trong phòng kia thì vẫn tiếp tục chúi mũi chơi tiếp.
Hai người đi khỏi đó thật xa, gió đêm bên ngoài thổi tới. Bởi mồ hôi tuôn như mưa nên quần áo của cậu bạn bị ướt hết. Cậu ta tên A Tín, run lẩy bẩy một hồi cậu mới cất tiếng được. Cậu nói với Trần Dương, “Nó… nó nó là cái đó hả?” Trần Dương lấy thuốc lá đưa cho cậu, lại lấy bật lửa châm giúp cậu để giúp cậu bớt sợ hãi, miệng không chút để ý mà nói, “Chắc thế rồi, dù sao cũng không liên quan tới chúng ta.”
A Tín rít một hơi mạnh tới mức gần hết cả cây thuốc, sau khi văng tục thì quăng thuốc lên đất, “Còn mấy tên kia thì sao? Sẽ không gặp chuyện không may chứ?” Trần Dương dẫn theo cậu tiếp tục đi phía trước, vừa đi vừa trò chuyện, “Dù có xảy ra chuyện cũng chẳng liên quan tới chúng ta, vừa đúng dịp để thứ đó báo thù giùm, tránh cho hai ta tự mình ra tay.”
Ngày hôm sau tin tức truyền tới, tất cả bốn tên chơi bài vào đêm hôm ấy đã chết sạch trong phòng.
Trần Dương tan ca theo dòng người ra ngoài. Thấy nơi cửa có mười mấy tên du thủ du thực hoặc đứng hoặc ngồi canh cửa nên anh chưa vội tới. Một cô bé thường vẫn quan hệ tốt và hay nói đùa cùng anh chạy lại, kéo anh đến căn phòng gần đó, vừa mồ hôi nhễ nhại vừa thở hổn hển mà rằng, “Anh Trần, mấy tên bên ngoài đó đang tìm anh đó, anh mau tìm chỗ nào trốn đi!”
Trần Dương suy nghĩ một thoáng, “A Đóa, cám ơn em. Em đi đi, anh tìm đường khác ra ngoài.”
Cô bé đang độ thanh xuân chỉ mới mười mấy tuổi ấy nhìn theo bóng dáng xoay người không chút do dự của Trần Dương, cảm giác như thể cả đời này sẽ không được gặp lại anh nữa. Cô xông lên chắn trước Trần Dương, “Anh Trần à, anh… anh sẽ trở về chứ? Nếu anh phải đi thì hãy dẫn em theo, dù anh về quê em cũng sẽ đi cùng.”
Trần Dương vuốt tóc cô, “Anh chỉ trốn đi một lát thôi, em nghĩ gì vậy?”
Vì hành động của anh mà cô bé đỏ bừng mặt, “Em… em biết rồi. Vậy anh nhớ cẩn thận.”
Trần Dương gật đầu, nói một câu “Em cũng cẩn thận” rồi xoay người bước đi.
Cô bé ấy nhìn bóng Trần Dương biến mất nơi nhà máy, nước mắt giấu trong mắt đã chẳng thể kìm được chảy ra. Tuy không thông minh nhưng cô không ngốc, cô biết lần này rời đi Trần Dương sẽ không về nữa. Người mình thích sẽ không bao giờ còn xuất hiện trước mắt mình, không bao giờ cùng mình nói cười, không bao giờ vuốt tóc mình nữa.
Trần Dương báo tin cho A Tín, sau đó ngay cả căn phòng cho thuê nhỏ kia cũng không quay về mà quá giang xe đi thẳng đến nhà ga. Chắc chắn có người đang chờ anh trong căn phòng đó, giấy căn cước và thẻ ngân hàng lúc nào anh cũng mang theo bên mình, phòng cho thuê không có cũng không sao, dù gì cũng không quan trọng.
Anh cũng đã lưu lạc bên ngoài lâu lắm rồi, vừa đúng lúc phải về nhà một chuyến.
Cứ thế, sau năm sáu năm xa nhà, Trần Dương trở về. Trong sáu năm này, ngoại trừ ngày thanh mình hàng năm về tảo mộ cho ba mẹ và bà nội, những thời điểm khác anh chưa từng trở lại, dù là lễ mừng năm mới thì cũng trải qua cùng những người bạn phiêu bạt tha hương.
Về đến nhà, mở cửa, căn nhà hàng năm không ai trú ngụ nên đầy mùi ẩm mốc. Cửa sổ, góc tường, nóc nhà, đâu đâu cũng giăng đầy mạng nhện, trên mặt đất còn có cả côn trùng và chuột ở lâu đến mức chắc chừng đã an cư lạc nghiệp mà chạy tới chạy lui, thấy người chúng nó càng chạy nhanh hơn. Trần Dương xắn tay áo bắt đầu dọn dẹp.
Do nhanh lẹ nên chỉ chốc lát sau, anh đã quét sơ nhà chính và hai căn phòng ngủ bên cạnh. Lúc ra ngoài xách nước, anh va phải cô thím hàng xóm bên cạnh. Cô hàng xóm nhìn mấy lần mới nhận ra anh, “Là Trần Diệm Diệm à, cháu về được bao lâu rồi? Lâu lắm mới gặp cháu.”
Đúng là đã nhiều năm không gặp, dù cho có về tảo mộ, anh cũng tới vào sáng sớm và rời đi vào lúc tối trời.
Trần Dương cười nhẹ, “Thím à, thím đứng gọi cháu là Trần Diệm Diệm nữa, cháu đổi tên rồi, là Trần Dương, Dương của vầng thái dương.”
Thím ấy nghe xong thì bảo, “Thì cháu vốn hay chê cái tên kia giống tên con gái mà, ha ha, thím còn nhớ lúc bé cứ dăm ba bữa là cháu lại đòi đổi tên với người nhà.”
Nhắc tới người nhà nhưng sắc mặt Trần Dương chẳng thay đổi gì, anh chỉ lấy ra một điếu thuốc rít một hơi rồi mới đáp, “Đúng thế, giờ không phải đã đổi rồi sao. Cái tên cũ viết nhiều nét quá, sau này thím cứ gọi cháu là Trần Dương.”
Thím kia nghe vậy bèn bảo, “Được rồi được rồi, thím nhớ rồi. Cháu làm gì cứ làm tiếp đi, thím đi hái rau.”
Trần Dương sửa sang lại vài thứ trong nhà, những gì cần mua thì mua thêm một ít. Những nhà xung quanh đã xây mới thành nhà hai tầng, nhưng căn nhà của họ vẫn là nhà lợp ngói ba gian, chẳng qua Trần Dương nhìn cũng quen. Đây là nơi anh đã sống mười mấy năm, chỉ cần còn có thể ở lại, anh dự định sẽ tiếp tục ở.
Sau khi dọn dẹp xong đâu vào đó, Trần Dương lên trấn trên. Thôn xóm của họ gọi là trấn Từ Ân, bên trái là trấn Quảng Tế, bên phải là thôn Giang Môn. Trong những người bạn tốt hồi cấp ba của anh, hiện có mấy người đang ở trấn trên, có người mở cửa hàng, có người làm vài nghề khác.
Anh tìm gặp Hai Mập. Nhìn cái gã béo ục ịch hệt như con lợn trước mắt này thì thật ra không thể gọi là Hai Mập được nữa, gọi thẳng Heo Mập còn được nữa là, nhưng nhũ danh vẫn là nhũ danh, Trần Dương cứ tiếp tục gọi như thế.
“Diệm Diệm ——” Nghe Hai Mập cố ý dài giọng cộng thêm bản mặt tơn hớn của hắn gọi tên mình, Trần Dương không nói gì đã đi qua đánh một cú khiến Hai Mập quỵ cả người xuống còn miệng thì hít hà liên tục. Hắn hét, “Đau chết mất, sao lại ra tay cứ mạnh như trước kia thế hử.”
Trần Dương châm một điếu thuốc, “Nếu không phải bọn bây đáng bị đánh, tao đánh mà làm gì.”
Hai Mập cười khì vài tiếng, vuốt bụng, sau đó hai người trò chuyện về những chuyện trước kia, những chuyện sau khi tách ra và tình hình gần đây. Trần Dương cũng không dối gạt gì, anh kể chuyện mình đắc tội kẻ khác nên đành trở về, sau cùng chốt lại một câu trọng điểm.
“Nghe Dương Tử bảo gần đây mày nhận công trình sửa đường gì đó mà còn làm ông chủ nữa, cho tao miếng cơm với.”
./.
[1] Ba cô sáu bà: chỉ những người phụ nữ làm nghề bất chính, lừa đảo. Ba cô gồm có đạo cô, cô đồng. Sáu bà gồm bà mối, bà lang, mẹ mìn, chủ nhà chứa.
|
88. Nguyên nhân
Ở bên ngoài nhiều năm như thế, Trần Dương cũng làm qua vô số ngành nghề, học hỏi được không ít, cũng biết lái xe lu xe cán đường này nọ. Anh nói với Hai Mập, hắn ta vỗ đùi cái đét, “Ấy anh Trần, nếu anh biết lái cái đó thì dễ bàn rồi, hiện tôi đang thiếu người lái xe lu.”
Sự tình cứ thế quyết định, hôm đó Trần Dương ở lại nhà Hai Mập. Hai người dùng cơm chiều xong thì Hai Béo cưởi bỉ nhìn nhìn Trần Dương, “Anh Trần, làm một ván chứ?”
Trần Dương nửa cười nửa không nhìn hắn, gật đầu.
Đó là mật hiệu lúc học cấp ba của họ, ý là sẽ gọi vài tên đến đánh bài. Lúc ấy cả bọn chỉ mới mười mấy tuổi, cái tuổi coi trời bằng vung, ương bướng ngang ngạnh, cứ ba ngày lại đánh nhau một trận, còn trốn học là chuyện thường như cơm bữa. Đã vậy còn hay chạy đến bãi tha ma trộm đánh bài, đánh đến khi chán chê rồi mới xuống núi chơi cho thỏa chí thêm lúc nữa, mãi đến tận khi trời tối sầm mới về nhà.
Nhớ tới những ngày còn bé, Trần Dương khẽ khàng nhịp nhịp hộp thuốc lá trên bàn, lấy điếu thuốc ra rồi ngậm lên miệng nhưng không hút. Trong đôi mắt ngời sáng của anh lướt qua thứ ánh sáng tối tăm không rõ nhưng lại khiến Hai Mập sững người.
Chờ đến lúc mấy kẻ Hai Mập kêu đã đến đông đủ, mọi người bèn mở một bàn tạc kê. Tạc kê là một cách chơi của bài xì phé, chia ba lá bài trước rồi tiếp tục bỏ tiền kêu bài. Cách chơi này thực ra là chơi đòn tâm lý, tâm lý ổn thấy rõ tình thế mới thắng được, bài xấu cũng thành bài tốt, trái lại nếu tâm lý không ổn định thì có bài tốt cũng phí phạm mà thôi.
Họ thường đánh bài suốt đêm, cả đêm Trần Dương thắng được khoảng tám trăm, đây gọi là thắng nhỏ. Lớn hơn thì có khi thắng thua hơn cả vạn cũng chẳng tính là gì.
Chờ đến tảng sáng thì chấm dứt, Trần Dương ngáp một cái rồi tìm cái ghế sofa mà ngủ, anh mới ngủ được vài tiếng đã bị Hai Mập đánh thức. Mẹ Hai Mập làm cơm dọn ra bàn kêu Trần Dương lại ăn, hai người dùng điểm tâm xong, đợi một lát thì đội xe sửa đường dừng trước cửa nhà Hai Mập. Họ lên xe, đi về phía trấn Quảng Tế.
Hai Mập cũng không phải người tiếp nhận toàn bộ công trình tu sửa đường mà chỉ là cấp dưới được khoán cho một phần đoạn đường mà thôi, phần đường đó lại vừa khéo là con đường dài khoảng mười dặm từ thôn họ Ngụy đi ra. Đừng có mà xem thường đoạn đường ngắn như thế, Hai Mập lắc lắc một ngón tay trước mặt Trần Dương, ý bảo có thể kiếm được chừng này này.
Trần Dương biết ý hắn là mười vạn, cũng rất tốt.
Lúc đến thôn Ngụy thì đã là chiều tối. Trước kia Trần Dương chưa từng tới nơi này, nên từ trong xe ngoái nhìn ra ngoài. Vẻ cổ kính của thôn trang mới mẻ và kỳ lạ quá, nếu so với một thị trấn cổ mày ngày trước anh đã từng đi qua thì nơi này còn được giữ gìn cổ xưa hơn nữa, sao lại chưa được khai phá làm chốn tham quan nhỉ?
Theo lý mà nói, mấy kẻ trọng thành tích, dù địa phương không có di tích cổ cũng phải bịa đặt để dẫn dụ làm điểm tham quan vốn sẽ không bỏ qua nơi đây mới đúng.
Ngay đầu thôn trang là một cây hòe rất lớn, thân cây phải mấy người ôm mởi xuể, những tàng lá rậm rạp xanh thẫm đến gần như đen sậm che kín cả mặt trời, bóng cây bao trùm cả bãi đất trống trước cửa thôn. Vừa mới vào thôn, bước dưới bóng râm ấy thì cái mát dịu từ lòng bàn chân truyền đến, thứ mồ hôi do phơi người dưới cái nắng gắt đột nhiên bị thu lại, thế là ai cũng run cầm cập.
Hai Mập thể hiện rõ ràng nhất, những tảng thịt mỡ tên người hắn núc ních run lên, hắn trò chuyện bàn việc cùng những người đến thôn Ngụy sửa đường. Đứng cạnh bên, Trần Dương đánh giá những người xung quanh, rồi anh thấy Ngụy Thất gia – người trông coi mọi việc trong thôn Ngụy – đang cao giọng kêu một người tới, “A Ninh đấy à, vẫn khỏe chứ?”
Thứ ánh sáng lóa mắt đâm vào khiến người khó chịu.
Nghe tiếng la cao giọng đó, theo bản năng Trần Dương quay đầu lại. Anh thấy một chàng trai còn trẻ khoảng hai mươi mấy tuổi đến bên cạnh Ngụy Thất gia. Chàng trai này giống hệt những người làm việc lâu ở văn phòng, nho nhã yếu đuối, dáng vẻ nhìn ôn hòa chứ không thô kệch như những người xung quanh.
Trần Dương cũng chỉ nhìn thoáng qua rồi sẽ thu tầm mắt lại.
Gốc cây hòe già này cũng thật kỳ lạ. Đứng dưới bóng râm, tuy Trần Dương cũng cảm giác mát mẻ nhưng chẳng hiểu sao trong lòng lại lạnh ngắt. Chẳng thèm quan tâm ánh mặt trời gay gắt thế nào, anh bước khỏi bóng râm, ngẩng đầu nheo mắt đánh giá gốc hòe già này từ trên xuống dưới.
Xung quanh không một cơn gió, cây cối bên cạnh không lay động chút nào, chỉ có những tán cây tuốt trên đỉnh của gốc cây hòe này đung đưa qua lại, còn có cả vài chiếc lá rơi xuống. Chẳng rõ người thôn Ngụy gần đó có thấy hiện tượng lạ thường này không, hay là thấy nhưng làm như không thấy, hoặc đã thấy từ lâu nhưng không hề sợ hãi?
Lúc này, Hai Mập đã bàn luận xong với người trong thôn.
Trong thời gian một tháng sau, Trần Dương sẽ ở lại thôn cùng những người trong đội sửa chữa. Hai Mập nói việc này với anh xong thì gọi một người cũng cỡ tuổi Trần Dương tới, “An Tử, cậu lại đây.”
Hắn giới thiệu Trần Dương với người kêu An Tử, “An Tử, đây là bạn trước kia của tôi, cũng là anh em của tôi, Trần Dương. Trần Dương, đây là Triệu An, cậu ấy điều khiển máy trộn bê-tông, cứ gọi cậu ta An Tử là được, cậu sắp xếp cho cả hai chung một phòng, không có gì thì đánh bài giết thời gian cũng tốt.”
Triệu An không cao lắm nhưng người lại rắn chắc, tính tình cũng dễ chịu, bắt tay với Trần Dương xong thì cũng xem như đã quen.
Hai người cùng đi đến căn nhà họ sẽ ở nhờ. Gõ cửa, người bước ra là chàng trai trẻ đã từng gặp dưới bóng cây hòe già. Trần Dương cười tự giới thiệu, bắt tay, chàng trai kia cũng cười bảo mình tên Ngụy Ninh.
Vừa rồi dọc trên đường đi, Trần Dương đã được nghe Trần An kể rất nhiều chuyện, nhiều nhất vẫn là chuyện trọng đại gần đây trong thôn mà một trong nhân vật chính là chàng trai trước mắt này. Người sống làm âm hôn thì cũng đủ kỳ lạ rồi, lại còn là âm hôn với người đã chết, thật đúng là thế giới rộng lớn này chẳng thiếu chuyện lạ lùng, mà còn hoàn toàn xác thực nữa chứ.
Anh ở cùng một phòng với Triệu An, thím Sáu Ngụy là một người tay chân chịu khó lại thích sạch sẽ nên đã quét dọn phòng ở đâu vào đấy. Trần Dương và Triệu An rất vừa lòng, lập tức đồng ý ngay, còn đưa cho thím ấy tiền cơm nước của một tháng. Tuy trong đội sửa chữa cũng có người chuyên nấu cơm, nhưng cơm tập thể cho hai mươi đến ba mươi người thì nhất định là chẳng ngon lành gì, Trần Dương và Triệu An cùng đồng lòng dự định cơm tối nhất định phải dùng ở nhà thím Sáu Ngụy.
Thím Sáu tươi cười đồng ý, khi bàn bạc chuyện cơm nước xong thì cũng bận việc mà đi.
Sáng hôm sau, Trần Dương và Triệu An cùng đến công trường làm việc, người ngợm đầy mồ hôi, chỉ thiếu chút nữa là bị nắng thiêu cháy cả một tầng da. Đợi đến lúc hết giờ làm, cả hai mới cùng nhau về nhà thím Sáu Ngụy, tới nơi thì lại thấy thêm một người.
Kẻ tới ăn mặc rất có tinh thần tự sướng, vừa gặp đã biết ngay là kẻ có hoàn cảnh gia đình khá giả. Anh chàng tự giới mình tên Án Hoa, là bạn tốt của Ngụy Ninh.
Có bốn người, thế là có thể chơi bài một ván, nơi đây cũng chẳng có giải trí nào khác nên chỉ có thể lấy bài bạc mà giết thời gian. Chơi tới hơn nửa đêm thì Ngụy Ninh không chịu chơi nữa, Trần Dương nhìn thoáng qua người bạn của Ngụy Ninh rồi bảo anh ta hãy chơi thêm vài ván. Do sáng mai còn có việc nên có nói thế ngào Ngụy Ninh cũng không đồng ý. Hết cách, Trần Dương bảo không chơi nữa thì thôi.
Anh thấy giữa ấn đường Án Hoa có một cuộn khói đen như thể bị ai nguyền rủa. Vốn anh còn định tìm cách ngăn chặn lại, hiện họ lại không chịu chơi tiếp nên chỉ mong đừng gặp chuyện thôi, nhiều một chuyện không bằng bớt một chuyện, hơn nữa anh cũng không biết cách áp chế lời nguyền kia.
Sau khi suy nghĩ cẩn thận, Trần Dương ném bài lên bàn. Lúc này, Ngụy Ninh và Án Hoa còn đang ngồi đó, chưa kịp đứng dậy thì Án Hoa đã phát bệnh. Ba người phải mất ít sức mới có thể trói Án Hoa như nổi cơn điên, rồi nâng anh chàng chạy tới chỗ trạm y tế của thôn.
Trong bóng đêm yên tĩnh, chí có tiếng bước chân lạo rạo đạp trên nền đất truyền tới, những dãy nhà hai bên đường tựa như những con thú thời cổ xưa chiếm cứ trái đất đang dùng ánh mắt hùng tàn và im lặng dõi theo đám người đã can đảm phá vỡ điều cấm kỵ.
Trần Dương miệng ngậm thuốc lá, cứ tưởng tượng đến những thứ chẵng rõ liệu có tồn tại hay không đang ở trước mắt nên kinh hoàng đến mức đánh rơi cả điếu thuốc, mới vừa buông nhẹ tay đã mém nữa làm người đang được khiêng ngã xuống đất. Anh vững tay lại, ai quan tâm thứ ấy là gì, muốn gây chuyện giỏi thì cứ đến.
Tới trạm y tế rồi thì gặp được bác sĩ tên Ngụy Thời. Nhưng Trần Dương không ngờ rằng tên bác sĩ này còn kiêm luôn chức thần côn, mà nhìn hình như cũng có chút đạo hạnh thật, so với mấy tên treo đầu dê bán thịt chó bên ngoài anh biết được thì lợi hại hơn một chút, cậu ta mới liếc một cái đã biết tình trạng trên người Án Hoa.
Đến khi Ngụy Ninh và Ngụy Thời hai người bàn bạc với nhau định đi tìm thím Ba Ngụy thì chỉ xíu nữa Trần Dương đã ngăn họ lại, vừa nâng tay lên anh đã rụt tay về. Nơi này không ai biết thật ra thím Ba Ngụy là con của người chị họ hàng của bà nội anh, cũng chính là con của bà cô họ của Trần Dương.
Mối quan hệ thân thuộc này cũng khá xa, thường thì người ta chẳng biết được bà cô họ mình là ai chứ đừng nói đến con gái của bà cô ấy. Chẳng qua bà nội Trần Dương quan hệ rất tốt với người chị họ, nên khi còn bé Trần Dương đã từng nghe bà nhắc đến có người thân như thế ở thôn Ngụy.
Bà cô họ đó cũng khá xa, nên từ nhỏ đến lớn bà nội anh cũng chỉ gặp qua vài lần, chứ đừng nói đến đã từng gặp con gái bà cô ấy.
Quẩn quanh một hồi, đời sau lại trở về nơi đây. Trần Dương nhớ lại khi nội anh còn sống, nội đã từng nhiều lần nhắc rằng muốn tìm thời gian ra tỉnh ngoài để gặp người chị họ đã vài chục năm chưa gặp gỡ, thế nhưng bà cứ bị đủ loại chuyện vướng chân, còn thêm bao chuyện trong nhà khiến nguyện vọng đó không thành.
Vận mệnh đời người, ai có thể nói rõ rốt cuộc bên trong sẽ có điều kỳ bí gì.
Nhưng Trần Dương cũng không định nhận người họ hàng này, một khi đã như vậy vẫn là ngay từ đầu không phải tiếp xúc sẽ tốt hơn. Trần Dương nhìn Ngụy Ninh mở cửa, chạy vào bóng đêm tối tăm bên ngoài. Ngụy Thời cầm một bọc vải, mở ra thì thấy là ngân châm dùng để châm cứu. Cậu lấy ngân châm, nhanh nhẹn dứt khoát đâm lên người Án Hoa.
Sau đó mọi chuyện cũng được giải quyết, sáng sơm hôm sau, bị chuyện này dọa sợ nên Án Hoa chạy trối chết. Trần Dương và Triệu An hai người canh giữ cả đêm, nhưng do đều còn trẻ nên không ngủ một hai đêm cũng chẳng hề gì. Cả hai rửa mặt, dùng điểm tâm xong thì vội vã đi làm.
Mỗi ngày đi làm, rồi hết giờ làm, thời gian nhanh chóng trôi qua.
Tu sửa đường xá vốn là chuyện rất vất vả. Bắt đầu từ lúc mặt trời mọc, cả một ngày ròng khắp người bị mồ hôi tắm qua hai ba lượt. Muối trong mồ hôi khiến quần áo trở nên sơ cứng, chưa kể còn để lại vài vệt trắng trên quần áo. Trần Dương lái xe lu, nếu so với những người phải làm việc trực tiếp trên đường thì đỡ hơn một ít, nhưng cũng chỉ có mức độ nào đó thôi, vì trong gian điều khiển xe không có điều hòa.
Hơn nữa mấy ngày nay, chẳng rõ đêm đó trông thấy gì mà Ngụy Ninh bệnh mất, thế là thím Sáu Ngụy nói với hai người bọn Trần Dương là thím ấy phải chăm sóc con mình, nên tạm thời không thể làm cơm cho họ. Không có cách nào, hai người Trần Dương cũng đành phải đến ăn cơm ở nhà ăn tập thể của đội sửa đường.
Cảnh tượng lúc ấy rộn ràng lắm. Hơn hai mươi người tụ tập lại cùng dùng cơm chung, dùng bữa xong rồi thì vào đêm không cần vội vội vàng vàng làm việc, thế là họ bèn tụ năm tụ bảy cùng nhau chơi bài. Trần Dương thì sao cũng được. Lúc có kẻ rủ anh chơi cùng, tuy anh không từ chối nhưng khi không ai gọi anh, anh cũng chẳng chủ động mời người khác, thường thì anh sẽ đi tắm một cái rồi về phòng ngủ.
Tối hôm ấy cũng như thế, ăn xong thì anh chơi ba bốn ván, cả đám thắng thua la to rền rĩ, thiếu chút nữa muốn banh cả nóc nhà. Trần Dương ngậm điếu thuốc, tay đè lên ba lá bài xì phé trên bàn. May là cái gian nhà ăn này không ở trong thôn Ngụy, chứ không mà nửa đêm rồi còn ồn áo náo nhiệt thế này thì không khéo sẽ gặp phải người của thôn và cả vài thứ không rõ khác nữa, Trần Dương vừa kêu bài vừa bâng quơ nghĩ.
Ngay tại lúc ván bài sắp sửa đánh xong, đang lúc bắt đầu phân rõ thắng thua, một ông chú mồ hôi đầy đầu chạy vào, vừa chạy vừa hô to, “Thành Tử đã xảy ra chuyện, Thành Tử đã xảy ra chuyện.”
Vừa nghe thế, những người khác bỏ ngay bài xuống, xông qua, xôn xao xì xầm hỏi, “Thế xảy ra chuyện gì?”, “Không phải là kêu mấy người kiểm tra mặt đường thôi à?”, “Nói thật đi chứ, xảy ra chuyện gì rồi? Không phải là té ở mương rãnh nào đó chứ?”
Ông chú báo tin sắc mặt trắng bệch, ôm đầu, run lẩy bẩy nói, “Tôi không biết tôi không biết, cậu ấy đi sau tôi, cứ đi cứ đi đột nhiên chẳng thấy đâu cả, đúng lúc… đúng lúc ở ngay chỗ hai mồ mả kia.” Có người gần đó đưa ly nước cho ông, ông uống một hớp, “Tôi kêu gào và tìm xung quanh đó rồi, nhưng chẳng tìm thấy người.”
|
Không còn gì để kể nữa, mau chóng tìm được người mới là chuyện lớn.
Khu mồ mả mà ông chú báo tin nhắc tới thật ra là khu mồ cách thôn Ngụy chùng một dặm đường, cũng gần một cái ao dưới chân núi cách ven đường không xa. Diện tích bãi tha ma không lớn, chỉ có hai phần mộ đã chiếm trọn nơi đó. Đó là hai phần mồ tổ tiên, một lớn một nhỏ, trên mồ đầy cỏ dại và bụi cây, nếu nhìn không kỹ thì sẽ nhìn không ra đó là hai phần mộ. Trước mộ cũng chẳng có mộ bia, cũng chẳng có dấu vết của con cháu đời sau đến bái tế, chẳng rõ là người trong thôn Ngụy hay người ở địa phương gần đó, nhưng chắc là kẻ đã tuyệt hậu rồi.
Tất cả bèn chia làm bốn năm đội ra ngoài, Triệu An đương nhiên theo sát Trần Dương. Trần Dương cầm đèn pin, anh không nhanh không chậm đi sau những người khác.
Bên ngoài tối đen như mực, những ngọn núi xung quanh không cao nhưng kéo dài nhấp nhô lên xuống. Rừng sâu thẳm cây cối rậm rạp, dưới thứ ánh sáng lờ mờ khiến cảnh vật xung quanh cũng mơ hồ theo. Tiếng ếch kêu vang vọng, trong bụi cỏ ven đường thỉnh thoảng sẽ phát ra vài tiếng vang sột sà sột soạt, có lẽ là rắn, mà cũng có thể là một vật sống khác.
Rất nhanh họ đã đi tới đoạn đường ấy.
Nhắc tới cũng lạ, rõ ràng có đến mười mấy kẻ đi tìm người, lúc đầu còn có thể nhìn thấy từng người từng người một. Thế nhưng càng đi thì chẳng còn thấy rõ ánh sáng của bất kỳ ai nữa, chỉ có bóng đêm khôn cùng – thứ bóng đêm đưa tay không thấy được năm ngón, dù cầm đèn phin cũng chẳng ích gì. Ánh sáng như bị cái tối tăm xung quanh ăn lấy, chỉ có thể sáng rõ một vùng rất nhỏ.
Hơn nữa, không biết từ khi nào mà sương mù nổi lên bốn phía, ánh đèn phin xuyên qua chỉ có thể nhìn thấy một cách tỏ tường rằng sương mù đang chậm rãi di động dọc theo mặt đất, nó như đang nuốt lấy từng ngọn cỏ dại, cây cối, con đường, rừng cây. Những nơi bị sương mù chạm phải thì tiếng côn trùng ngưng bặt, lặng ngắt như tờ.
Triệu An sợ hãi vô cùng, cậu bám dính lấy Trần Dương, “Anh Trần, đây là sao, tự nhiên sao sương mù đột ngột nhiều thế này?” Cậu rướn dài cổ nhìn xung quanh, như thể muốn tìm thứ gì khác có thể khiến người yên tâm giữa bầu không khí trầm lắng hãi hùng.
Đáng tiếc, xung quanh ngoại trừ sương mù thì cũng chỉ có sương mù mà thôi. Một góc cây ven đường cũng phải tới gần mới có thể nhìn rõ hình dáng mờ mờ, cỏ dại dưới chân thì dù khom người cũng chẳng thể thấy rõ. Sương mù quá dày đặc, tầng tầng lớp lớp.
Trần Dương quay đầu lại dặn Triệu An, “Theo sát một chút.”
Triệu An hối hả đồng ý, “Được được.” rồi thì càng bám sát rạt Trần Dương.
Chẳng biết đã đi bao lâu nhưng họ không cách nào thoát ra khỏi đám sương mù dày đặc ấy. Hai người đi đến mức chân gần như sưng to, có thể nhận rõ họ đã đi rất lâu, thậm chí có thể cũng đã sớm tới trấn Quảng Tế, ấy thế mà lại chẳng ra khỏi được đám sương mù trắng kia.
Trần Dương bình tĩnh dẫn Triệu An tiếp tục đi. Đúng lúc này, giữa sương mù phía trước đột ngột xuất hiện ánh sáng. Triệu An vốn đang nản lòng run rẩy lập tức lanh lợi hẳn, “Anh Trần, có người tới.” Trần Dương nheo mắt nhìn về phía kia, miệng đáp lời, “Không phải người, là xe.”
Triệu An không tin, miệng than thở, “Sương mù dày thế này mà lái xe làm gì, hơn nữa chẳng có tiếng ồn nào cả, lái xe gây ồn lắm chứ…”
Cậu còn chưa nói xong đã im bặt, bởi hình dáng hiện ra trong màn sương mù đúng thật là một chiếc xe.
Trần Dương kéo cậu đứng sang một bên. Chiếc xe dừng lại trước mặt họ, một chàng trai trẻ ngồi trong xe, cậu ta ló đầu ra, “Trễ thế này rồi sao hai người còn dạo phố đêm thế, hay để tôi chở đi một đoạn?”
Một kẻ niềm nở. Hiện giờ kẻ niềm nở như thế ngày càng ít.
Triệu An cảm thán thầm trong lòng, cậu định bụng chui vào xe, miệng còn đáp, “Bọn tôi là người trong đội tu sửa đường cho thôn Ngụy đang tìm người, sương mù dày thế này chắc là tìm không được, thôi thì về trước xem thử mấy người khác có tìm được không…” Người còn chưa kịp tớn gần, cậu đã bị Trần Dương bên cạnh kéo giật trở lại. Trần Dương thì thầm vào tai cậu, “Đừng đi.”
Lúc này, một cơn gió lạnh thổi tới khiến sương mù dày đặc chầm chậm chuyển động. Càng lại gần cạnh chiếc xe, sương mù lại càng dày thêm.
Lời nói của Trần Dương khiến tâm trí đang mơ hồ của Triệu An tỉnh táo lại, cậu lui ra sau một bước. Chàng trai trẻ trong chiếc xe kia còn đang tiếp tục mời mọc, “Sao không nhanh tới đây, lên xe nhanh nào, tôi còn vội về nhà.”
Tươi cười trên mặt Triệu An đã chẳng thể giữ nổi, da mặt giật giật. Vừa rồi khi Trần Dương giữ chặt mình, cậu bất chợt trông thấy hình như trên gương mặt của chàng trai kia đang chảy máu. Đừng bảo phải trò chuyện, hiện răng cậu không va lập cập vào nhau là đã dùng hết sức chống cự rồi.
Chàng trai trẻ kia cứ tiếp tục thúc giục, “Nào nào nhanh nào, muộn quá rồi không kịp nữa đâu, nhanh nào…”
Tiếng nói ấy không ngừng lặp đi lặp lại, tựa như trực tiếp truyền thẳng đến trong đầu người nghe, nghe hồi lâu, chân cũng tự động bước về trước. Mỗi lần Triệu An dợm bước tới thì đều bị Trần Dương giữ chặt kéo về, nên cậu tỉnh táo lại ngay. Mà một khi tỉnh lại rồi thì cậu sợ càng thêm sợ, mồ hôi cứ chảy ròng ròng trên trán, cậu chỉ hận không thể bịt kín lỗ tai lại.
Chàng trai trẻ kia kêu gào mãi nhưng người chẳng tới, gương mặt vốn đang tươi cười bỗng chốc trở nên dữ tợn, răng năng chìa ra, mặt mũi đầy máu đen. Bên cạnh hắn còn xuất hiện thêm một người phụ nữ đầu nghiêng hẳn chín mươi độ lệch khỏi gáy, người thì hướng về trong xe, còn cái đầu thì xoay lại nhìn về phía hai người bọn Trần Dương.
Cái đầu chuyển động, cơ thể lại chẳng mảy may di chuyển.
Thấy rõ tường tận, Triệu An sợ tới mức nói không nên lời. Cậu dùng sức túm lấy áo Trần Dương, miệng run rẩy, “Nó… nó nó nó ——”
Trần Dương nhìn ả phụ nữ kia. Cái đầu hệt như quả dưa hấu bị vỡ nát, hỗn hợp giữa màu trắng của óc và màu máu đen đặc chảy xuống mặt, nhìn rất muốn nôn. Cái gã sắc mặt xanh lè đen nghét và gương mặt rúm ró bên kia cũng chẳng đáng sợ bằng.
Gã kia vặn vẹo miệng, phá ra cười, tiếng cười rít lên nhọn hoắt không âm thanh phá nát màn sương mù dày đặc.
Hắn ta khởi động xe chạy về phía Trần Dương và Triệu An. Ả đàn bà bên cạnh hắn kéo lê cơ thể không được đầy đủ bò ra khỏi tấm kính thủy tinh đã nát bấy rồi nằm lên mui xe. Cô ả vươn tay ấn đầu mình lại, nhẹ nhàng xoay xoay, tựa thể có thể nghe được tiếng răng rắc. Rồi cái đầu đó trở về trên cổ, ả xoay trái xoay phải như thể rất hài lòng, sau đó nhìn chòng chọc về phía hai người Trần Dương một cách đầy hung ác.
Thấy thế, hai con mắt trắng dã, Triệu An ngất thẳng cẳng.
Trần Dương nâng cậu ta dậy, đúng là phiền hà cực lớn. Trần Dương tính toán, cái xe kia sắp chạy tới tông bọn họ rồi, nếu có thêm Triệu An vướng tay chân thế này thì anh cũng chẳng thể trốn được. Anh cuống cả lên, đắn đo liệu có nên quăng Triệu An ở ven đường để tống mấy thứ dơ bẩn này đi khỏi. Nhưng Trần Dương cũng không nắm chắc lắm, so với những thứ anh đã từng gặp trước đây thì oán khí và sát khí của hai con quỷ này nặng quá.
Bỗng đột ngột, từ đằng xa truyền đến một tiếng rít. Vừa nghe thấy tiếng rít này, trên gương mặt hai con quỷ nhanh chóng lộ ra vẻ sợ hãi và oán hận. Con quỷ nam kia đánh tay lái, quay đầu xe rồi chạy thẳng vào màn sương mù dày đặc. Chỉ trong khoảnh khắc mà chúng đã biến mất không còn thấy bóng dáng tăm hơi.
Trần Dương nhẹ nhàng thở ra, bản thân anh vốn không sợ, nhưng có thêm Triệu An nên không khỏi có thêm nhiều băn khoăn do dự.
Trong sương mù dày đặc xuất hiện một nguồn sáng chói lòa. Thứ ánh sáng đó phá vỡ màn sương, đâm thẳng vào mắt người. Sương mù gặp phải ánh sáng đó như thể gặp phải khắc tinh. Ánh sáng xoay vần lộ ra hình dáng vốn có. Ánh sáng đến ngày càng gần, rồi nhanh chóng đến bên cạnh Trần Dương.
Là một người đàn ông. Một tay kẻ ấy cầm đèn lồng bằng giấy trắng, tay còn lại bế một đứa bẻ khoảng hai ba tuổi. Kẻ ấy đứng giữa màn sương mù, như thể hòa chung vào màn sương mù ấy, chẳng thể phân chia rõ ràng.
Đó là một người gầy và cao lớn, nhìn qua thì có vẻ cao hơn cả Trần Dương. Gương mặt trắng bệch như giấy, hàng mày đôi mắt cân đối vô cùng. Kẻ ấy chẳng khác nào nắng mai buổi sớm, trên người chỉ mặc một bộ áo trắng tinh có điểm thêm vài hoa văn màu đen nhạt, cứ thế mà ngoài vẻ thanh nhã lại càng làm tăng thêm một ít uy nghiêm, và chính điểm ấy lại càng khiến kẻ trước mắt này như thêm ngời sáng.
Đứa bé kẻ ấy đang bế bộ dáng cũng đẹp lắm, trắng trẻo mập mạp, giữa hai hàng mày còn có cả một chấm đỏ. Lúc này đứa bé đang bá cổ kẻ kia, mắt cứ đảo qua đảo lại nhìn hai người bọn Trần Dương.
Trần Dương ngắt vào nhân trung Triệu An, ngắt một lúc lâu sau nhưng Triệu An vẫn không tỉnh lại.
Kẻ kia đến cạnh bên Trần Dương, bảo, “Cứ đưa bạn cậu đến nhà ta thử.”
Thanh âm của kẻ ấy không lớn, lời phát ra khẽ khàng dịu dàng, giọng như thể đang thương lượng. Đứa bé kia vươn tay ra định nắm tóc Trần Dương nhưng bị kẻ ấy ngăn lại. Nó mất hứng, kẻ kia lại kiên nhẫn dỗ dành, dáng vẻ rất đỗi dịu dàng.
Được dỗ dành vài câu thì đứa bé không dỗi nữa, nó nằm lên ngực kẻ kia nhìn Trần Dương, còn cười với Trần Dương nữa.
Là cái cười không phát ra tiếng.
Trần Dương liếc nhìn họ rồi lại nhìn Triệu An đang nằm trên đất. Màn sương mù dày đặc tràn khắp mọi nơi, còn có cả hai con quỷ đang chờ bên cạnh, dù đi đâu cũng chẳng thể tồi tệ hơn được. Vậy la anh cũng không nói gì mà gật đầu đồng ý với đề nghị của kẻ ấy.
|