Hai Mảnh Đời Oan Nghiệt
|
|
Thời gian cứ thế lặng lẽ trôi. Tình yêu của Hải Đăng và Trung Kiên ngày càng thêm nồng cháy. Nhưng sự đời đâu phải cứ lặng lẽ và êm đềm như những gì ta mong đợi? Đến một ngày sóng gió đã thực sự xảy ra.
Buổi chiều hôm ấy, trong lúc tình yêu thương dâng trào mãnh liệt, trong nhà lại vắng vẻ không có ai, Hải Đăng và Trung Kiên lại cùng đưa nhau lên mây gió. Như mọi lần thì chẳng có chuyện gì xảy ra vì Vũ lão gia bận đi thu mua thực phẩm đến tối mịt mới về, còn Vũ phu nhân cũng mải mê với gánh hàng trên phố chợ. Nhưng hôm ấy thật không may cho hai cậu, Vũ phu nhân lại được một thương gia mua liền lúc trọn gói cả ghánh hàng. Mừng vui vì hàng bán chạy, bà hồ hởi ghé vào tiệm quần áo mua cho Hải Đăng một chiếc áo dài màu xanh, trong lòng tự nhủ thầm con trai bà mà mặc chiếc áo này chắc là đẹp lắm. Về đến nhà, vì muốn tạo sự bất ngờ cho con trai nên bà không gọi mà cứ thế mang chiếc áo lên tận thư phòng của Hải Đăng. Đến cửa phòng, bà đột nhiên nghe thấy những âm thanh là lạ. Không nén nổi sự tò mò, bà đẩy nhẹ cánh cửa đang khép hờ nhìn vào trong. Trước mắt bà, một cảnh tượng vô cùng khủng khiếp đang xảy ra. Qúa khiếp đảm, bà chỉ kịp gào lên một tiếng rồi ngã lăn ra thềm cửa, ngất lịm. Hải Đăng và Trung Kiên mặt tái mét như cắt không còn giọt máu vội vàng mặc quần áo rồi đưa Vũ phu nhân đến đại phu cấp cứu.
Sau lần ấy, Hải Đăng liên tục bị Vũ lão gia đánh những trận đòn nhừ tử vì tội làm ô uế gia phong, còn Vũ phu nhân thì ngã bệnh nằm liệt giường do bao nhiêu hy vọng dồn cả về Hải Đăng, đứa con trai độc nhất của gia đình phút chốc tan tành theo mây khói. Căn nhà bé nhỏ của Hải Đăng, xưa kia ngập tràn ấm cúng và tiếng nói cười thì nay nặng nề, ngột ngạt, thấm đẫm biết bao nhiêu nước mắt.
Với Trung Kiên, cũng giống như Hải Đăng, cậu cũng bị người chú ruột đánh những trận đòn thừa sống thiếu chết. Ông chú cậu đã thẳng thừng quẳng toàn bộ quần áo với sách bút của cậu ra sân, mắng chửi cậu bằng những lời đoạn tình đoạn nghĩa:
– Mày cút ngay ra khỏi nhà tao! Tao không có đứa cháu mất dậy như mày! Thằng súc sinh! Tao thay cha mẹ mày nuôi mày gần chục năm nay, tốn biết bao cơm canh và tiền bạc, những tưởng sẽ có một ngày mày vinh quy bái tổ cho rạng rỡ tổ tông, nào ngờ mày trả ơn tao bằng hành động ô uế, vô liêm sỉ đó à? Mày là người đọc sách Thánh Hiền mà mày bôi tro trát trấu vào mặt tao thử hỏi từ bây giờ tao còn dám ngẩng mặt lên nhìn ai nữa? Sớm biết thế này tao để cho mày chết nơi đầu đường xó chợ thì hơn. Bây giờ thì mày xéo đi, muốn chết đâu thì chết!
Nước mắt Trung Kiên ròng ròng chảy xuống má, xuống cổ. Chưa bao giờ cậu cảm thấy cực thân như thế! Vừa lấy tay áo quệt nước mắt cậu vừa lẳng lặng thu dọn quần áo và sách bút. Cũng may người thím thương cháu, cố van xin chồng và ra sức giữ Trung Kiên ở lại nên cậu không phải bỏ đi đâu cả. Nhìn chú, nhìn thím, cậu muốn lên tiếng bảo vệ tình yêu của mình với Hải Đăng. Cậu muốn nói tình yêu của cậu với Hải Đăng đều xuất phát từ trong tận trái tim, một trái tim biết yêu thương, biết nhung nhớ, biết khát khao và thiết tha mong hạnh phúc. Tình yêu ấy, trái tim ấy rất chân thành, rất bình thường, cũng như biết bao trái tim và tình yêu khác. Nó không hề cáu bẩn, không hề ô uế và vô liêm sỉ như những gì chú cậu thốt ra. Nhưng cậu biết nói sao đây? Biết nói gì khi trong ánh mắt chú cậu tràn đầy hung tợn nhìn cậu như chỉ muốn nuốt sống ăn tươi? Khi trong ánh mắt chú cậu, cậu dường như đã trở thành một con bệnh đầy xấu xa và ghê tởm? Cậu có thể nói, có thể biện minh sao?
Ngay sau buổi chiều ngày hôm ấy, câu chuyện tình đồng tính của Hải Đăng và Trung Kiên đã thực sự trở thành một chuyện tình nóng hổi mà đi đến đâu người ta cũng xì xèo bàn tán. Hai cậu trở thành mục tiêu chú ý của mọi người, trở thành một vật thể lạ để mọi người tha hồ mỉa mai chọc ghẹo.
– Nhìn hai thằng ấy mà xem, đẹp trai thế kia mà ái nam ái nữ!
– Sao trên đời này lại có chuyện hai thằng con trai yêu nhau và giao hoan với nhau nhỉ? Thật là bệnh hoạn! Thật là không biết nhục nhã là cái gì? Nhìn mà phát tởm!
– Hai thằng bại gia chi tử! Bà con đâu, ném chết cha nó đi! Đúng là đồ không biết xấu hổ, làm bại hoại cả thuần phong mỹ tục của xóm làng!
Tức thì hàng loạt ngọn rau, cà chua, trứng thối rồi cả đất cả đá tới tấp giáng vào người hai cậu. Trái tim hai cậu đau thắt lại, một khối tủi hờn trào lên cổ nghẹn ứ và đắng chát. Nước mắt cùng máu đầu, máu mặt hai cậu trào ra chảy đầm đìa xuống cằm xuống cổ.
Hải Đăng và Trung Kiên không còn dám đi đâu nữa. Phố chợ xưa, vốn rất thân thuộc với hai cậu, là nơi hai cậu có thể đến, để học tập, để vui chơi thì bây giờ đã trở thành nơi tập trung của những câu nói đầy nhẫn tâm, của những tiếng cười đầy mỉa mai độc ác, của những ánh mắt lạnh lùng ghẻ lạnh dành cho hai cậu. Mọi người ai cũng kì thị hai cậu, xa lánh hai cậu như kì thị xa lánh hai con bệnh đầy ghê tởm.
– Trung Kiên, máu đầu cậu chảy ra nhiều quá! Để mình băng cho cậu nha! – Vừa nói Hải Đăng vừa xé áo rồi cẩn thận băng lên quanh trán cho Trung Kiên.
– Cậu đau lắm phải không Trung Kiên? – Nước mắt Hải Đăng ứa ra – Sao cậu lại làm thế? Sao cậu lại che chở cho mình trước những hòn đá đó?
– Vì mình không muốn nhìn cậu chảy máu. Nhìn cậu chảy máu mình còn đau hơn gấp trăm nghìn lần.
– Vậy còn mình thì sao? Cậu tưởng mình dễ chịu khi mình không bị chảy máu à? Mình cũng đau lắm cậu biết không?
– Hải Đăng, mình không sao! Cậu đừng khóc!
– Máu chảy ướt hết băng rồi mà cậu còn nói không sao? Trung Kiên, để mình đưa cậu đi khám đại phu nhá, cần phải cầm máu lại!
– Mình không sao thật mà. Với lại cậu nghĩ bây giờ đại phu sẽ điều trị cho hai chúng ta sao?
– Cậu nói đúng, Trung Kiên! Chẳng đại phu nào chữa cho chúng ta đâu. Họ không ném chết chúng ta đã là may mắn lắm.
– Hải Đăng, mình xin lỗi! Lẽ ra mình không nên quay về tìm cậu. Không gặp lại mình có lẽ cậu sẽ có một cuộc sống tốt hơn.
– Không đâu. Niềm hạnh phúc lớn nhất của đời mình là có được tình yêu của cậu. Mình vui lắm, mình hạnh phúc lắm! Mình không oán thán gì đâu.
– Cậu thật là ngốc! Bị trứng và cà chua thối đáp kín mặt mà vẫn nói mình hạnh phúc. Hạnh phúc được sao?
– Được chứ! Hạnh phúc là khi được ở bên cậu!
– Mấy hôm nay cậu còn bị lão gia đánh không?
– Thường xuyên cậu à. Hôm qua vừa nhìn thấy mình là cha mình đã quăng vào chân mình cái ghế gỗ.
– Sao không? Vạch quần lên cho mình xem nào!
– Trời ơi Hải Đăng! Sưng tím cả lên rồi này. Đau lắm phải không?
– Ừ đau! Đau lắm Trung Kiên à! Đau ở chân, đau ở trong tim nữa!
– Hải Đăng, mai mình rời khỏi nơi đây đi. Chúng ta sẽ đến một chân trời mới. Đến một chân trời mà không ai biết chúng ta là ai. Chúng ta sẽ rời xa nơi đau khổ này.
– Nhưng còn cha mẹ mình thì sao? Mình sao mà bỏ cha mẹ mình được?
– Chúng ta đi một thời gian thôi. Đi một thời gian để đợi sóng yên bể lặng thì sẽ trở về.
– Ừ. Vậy mai mình đi Trung Kiên nhá!
|
Thế nhưng ngay buổi chiều ngày hôm ấy, khi Hải Đăng đang nằm bẹp trên giường với những vết đòn roi dày đặc trên lưng, kết quả của cơn thịnh nộ do Vũ lão gia vừa trút xuống thì từ ngoài sân tiếng bốn, năm con chó sủa lên inh ỏi. Vũ lão gia bước ra ngoài xem xét. Ông nhận ra tên hào trưởng, người có uy quyền nhất làng đang vuốt ve chiếc roi da trong tay, lừ lừ nhìn ông bằng ánh mắt đầy nham hiểm. Xung quanh hắn, hơn chục người dân, già trẻ có, trai gái có, kẻ thì cầm liềm, người thì cầm gậy, cầm dây… ai ai cũng sốt sắng với vẻ bất bình và phẫn nộ lắm. Vũ lão gia ngạc nhiên nhưng chưa kịp hỏi câu gì thì tên hào trưởng đã bước lại gần ông và lên tiếng:
– Lão là Vũ Chí Hưng, là cha đẻ của tên đốn mạt Vũ Hải Đăng phải không? Nó đâu rồi? Mau gọi nó ra đây!
Vũ lão gia ngạc nhiên:
– Không biết Hải Đăng nhà tôi đã làm chuyện gì đắc tội với dân làng mà ngài hào trưởng cùng dân làng đến đây tìm nó?
– Chuyện gì à? – Tên hào trưởng quát – Nó với tên Nguyễn Trung Kiên đã dâm đãng với nhau làm bại hoại cả thuần phong mỹ tục của dân làng mà ông còn dám hỏi có chuyện gì à? Hôm nay ta cùng dân làng đến đây là để bắt nó ra đình trị tội! Ông là cha đẻ của nó mà không biết dạy bảo nó, để nó làm những chuyện ô uế, vô liêm xỉ như thế, ông cũng không thoát được tội đâu.
– Ngài hào trưởng, xin ngài bớt giận! Qủa thật tôi không thể hiểu chuyện giữa con trai tôi với thằng Trung Kiên thì có liên quan gì đến lệ làng? Xưa nay lệ làng chỉ xử phạt những đôi trai gái chưa kết hôn mà đã mang thai với nhau. Còn chuyện của con trai tôi thì…
– Thì sao? Trai gái chưa kết hôn mà đã mang thai với nhau là làm ô uế danh dự của làng, còn chuyện con trai ông thông dâm với một người con trai khác là không đi ngược lại với luân thường đạo lý chắc? Là không làm bại hoại thuần phong mỹ tục của làng chắc? Bà con thấy tôi nói có đúng không?
Tức thì hơn hai chục người dân nhao lên hô lớn:
– Đúng thế! Ngài hào trưởng nói thế là rất đúng. Dù sao thằng Vũ Hải Đăng đã làm bại hoại danh dự của làng thì phải bắt nó trị tội.
Tên hào trưởng nhếch mép cười:
– Thế nào? Ông nghe rõ chưa? Đây là đại đa số ý kiến của dân làng, do dân làng quyết định, ông đừng nên nghĩ tôi là hào trưởng nắm mọi quyền lực trong tay mà thỏa sức làm càn, oan cho tôi lắm! Còn ông với phu nhân ông nữa đấy, sinh con ra mà không biết dạy, tội cũng chẳng nhỏ đâu. Làng phạt vợ chồng ông phải ngồi tù ba tháng!
Nằm trong giường, Hải Đăng cùng Vũ phu nhân đã nghe rõ từng câu từng chữ mà tên hào trưởng với Vũ lão gia qua lại với nhau. Cả hai gắng gượng bước ra ngoài. Hải Đăng lên tiếng:
– Ngài hào trưởng, mọi chuyện là do tôi gây ra, tôi xin tình nguyện chịu sự trừng phạt của dân làng. Cha mẹ tôi không làm gì nên tội, ông không được phép làm căng!
– Cái gì? Một mình ngươi chịu tội mà xong à? Con cái mắc lỗi, cha mẹ cũng không tránh khỏi liên quan. Không nói lôi thôi nữa. Người đâu! Mau bắt hai vợ chồng lão già Vũ Chí Hưng lại nhốt vào trong lao, còn tên Vũ Hải Đăng thì giải ra đình trị tội!
Nghe tên hào trưởng ra lệnh, sáu gã thanh niên hùng hổ chạy lên trên nhà. Bốn gã giữ chặt Vũ lão gia, Vũ phu nhân rồi áp giải thẳng tới nhà lao, mặc cho hai ông bà thống thiết kêu la ầm ĩ. Riêng Vũ Hải Đăng thì bị hai gã còn lại giải thẳng ra đình.
|
Bị áp giải ra đến sân đình làng, Hải Đăng đã thấy Trung Kiên quỳ ở đó. Cậu vội vã chạy đến gần Trung Kiên, lo lắng:
– Trung Kiên, cậu cũng bị bọn họ bắt ra đây sao? Bọn chúng đã làm gì cậu?
Trung Kiên buồn bã:
– Chú thím mình đã bị người dân trong làng bắt nhốt vào nhà lao rồi.
– Cha mẹ mình cũng vậy! Trung Kiên, chúng ta không sao đâu, cậu không việc gì phải sợ!
Trung Kiên mỉm cười:
– Có cậu ở bên, mình không sợ gì cả!
Nhìn khắp sân đình, thấy dân làng đã tụ tập đông đủ để tham dự buổi trị tội đối với hai tên cuồng dâm dám đi ngược lại với luân thường đạo lý, tên hào trưởng bước lại gần chiếc bàn đã được kê sẵn trên sân và ung dung ngồi xuống ghế. Hắn đảo đôi mắt long lanh như mắt cáo nhìn toàn thể dân làng một lượt rồi nhìn xuống hai kẻ tội danh.
– Thưa toàn thể bà con – Hắn lên tiếng – Chuyện tên Vũ Hải Đăng với tên Nguyễn Trung Kiên thông dâm với nhau, đi ngược lại với luân thường đạo lý chắc tất cả bà con đều biết. Xưa nay, ở cái làng này chưa bao giờ xảy ra chuyện nam nhi với nhau mà lại có những hành vi điên cuồng, dâm loạn đến như vậy. Hành vi của Vũ Hải Đăng và Nguyễn Trung Kiên như một gáo nước bẩn đã làm nhơ nhuốc thuần phong mỹ tục của làng ta. Như lệ làng ta từ trước đến nay đã định, bất kì kẻ nào có hành vi bỉ ổi, vô liêm xỉ làm ảnh hưởng đến danh dự của làng đều bị trừng trị một cách thích đáng. Vì vậy Vũ Hải Đăng với Nguyễn Trung Kiên cũng không ngoại lệ. Làng ta cần phải trừng trị chúng để gột sạch nỗi nhơ nhuốc cho dân làng và cũng là để răn đe cho những người khác. Bà con có đồng ý như vậy không?
Tức thì sau câu hỏi đầy cương quyết của tên hào trưởng, đồng loạt cánh tay của gần trăm người giơ lên:
– Đồng ý! Đồng ý!
– Tốt! Tốt! – Tên hào trưởng gật đầu hài lòng – Vậy bà con thử nói xem nên xử lí hai tên dâm đãng này như thế nào?
– Buộc ván trôi sông!
– Cạo đầu, thoát y, đánh cho bằng chết!
– Hỏa thiêu!
– Đánh cho nhừ tử rồi trục xuất ra khỏi làng!
-…
Vô số những hình phạt đáng sợ được đưa ra một cách vô cùng sôi nổi. Tên hào trưởng nhìn Hải Đăng với Trung Kiên, suy nghĩ một hồi rồi nói:
– Thế này đi! Ta thấy Hải Đăng có mắt mà mắc phải tình yêu mù quáng, không phân biệt được trắng đen tội lỗi, vậy có mắt cũng như không. Theo ta hãy hủy đôi mắt nó. Còn Trung Kiên, có chân mà lầm đường lạc lối, bước vào một tình yêu sai trái , bệnh hoạn, theo ý ta nên chặt hai chân nó. Ý kiến của ta như vậy, bà con nghĩ sao?
– Được! Cứ làm như vậy đi! – Gần trăm người đồng loạt giơ tay đồng ý.
Tên hào trưởng gật đầu:
– Được! Người đâu! Hãy đè ngửa Hải Đăng ra, dùng dao chọc mù hai mắt nó!
Nghe tên hào trưởng tuyên án, sắc mặt Trung Kiên tái mét đi. Cậu hốt hoảng ôm chặt lấy Hải Đăng, thét lớn:
– Không! Không được làm gì Hải Đăng! Chúng tôi không có tội!
Không để ý đến tiếng hét cháy ruột của Trung Kiên, sáu gã thanh niên từ trong đám đông hùng hổ tiến lại gần hai cậu. Hai gã trong số chúng dùng hết sức lực của mình tách Trung Kiên ra khỏi Hải Đăng rồi lôi sang một bên giữ chặt. Riêng bốn tên còn lại thì hung hãn đè ngửa Hải Đăng ra đất, một kẻ giữ chân, một kẻ giữ tay, một kẻ giữ đầu, còn một kể thì ngồi hẳn lên bụng cậu cậu lăm lăm con dao nhọn trong tay.
– KHÔNG! KHÔNG! CÁC NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC HẠI HẢI ĐĂNG! MAU DỪNG LẠI! KHÔNG! KHÔ…ÔNG! – Trung Kiên điên cuồng gào thét và vùng vẫy.
– Chọc mù mắt nó đi! – Tên hào trưởng ra lệnh.
” Dza! ” – Phập! – Gã thanh niên thét lên một tiếng rồi thẳng tay đâm một nhát dao tàn ác vào chính giữa mắt trái Hải Đăng. Cậu gào lên thảm khốc. Máu tươi từ mắt cậu phun ra, chảy đầm đìa xuống mặt.
– KHÔ…ÔNG! – Trung Kiên chỉ kịp gào lên rồi ngất xỉu.
Vẫn không một chút chờn tay, gã thanh niên rút mũi dao lên rồi lại phũ phàng đâm một nhát nữa xuống con mắt còn lại của Hải Đăng. Hải Đăng gào lên, tiếng gào cháy tim cháy ruột khiến gần trăm người đứng xem ai ai cũng phải nổi da gà, lạnh xương sống. Có kẻ không dám nhìn, nhăn mặt quay đi.
– Tốt lắm! – Tên hào trưởng gật đầu hài lòng – Còn tên Trung Kiên này nữa, các ngươi hãy chặt luôn hai chân của nó đi!
Nói rồi hắn nhấc lưỡi kiếm để trên bàn đưa cho một gã thanh niên đứng bên cạnh. Một tiếng dạ dõng dạc vang lên, gã thanh niên đón lấy lưỡi kiếm rồi bước lại gần phía Trung Kiên. Không hề tốn một chút sức lực, hai gã khác dễ dàng đè sấp Trung Kiên ra đất. Gã kia vung kiếm lên rồi thẳng cánh chặt xuống hai khuỷu chân của cậu. Trung Kiên gào lên thảm khốc rồi ngất lịm. Trên mặt đất, hai chân Trung Kiên đứt lìa khỏi đầu gối, máu tươi xối xả trào ra chảy đầm đìa loang lổ.
Chứng kiến tận mắt sự trừng trị thích đáng đối với hai tên cuồng dâm dám đi ngược lại với luân thường đạo lý, tên hào trưởng cùng đại đa số người dân đều vô cùng hả hê vừa ý. Họ chỉ trỏ vào Trung Kiên và Hải Đăng, xì xèo bàn tán điều gì đó rồi kéo nhau ra về. Chỉ một thoáng sân đình đã vắng tanh vắng ngắt chỉ còn Trung Kiên và Hải Đăng nằm lê lết giữa vũng máu tươi loang lổ. Hải Đăng khẽ trở dậy. Cậu quờ quạng mò mẫm từng bước tìm về phía Trung KIên. Sờ thấy Trung Kiên nằm sấp trên mặt đất, cậu lại lân lê sờ xuống dưới chân. Một thứ chất lỏng nhầy nhầy chạm vào tay cậu làm cậu bàng hoàng kinh sợ. Máu! Máu! Máu của Trung Kiên! Hải Đăng gào lên rồi gục đầu vào lưng Trung Kiên nức nở. Nước mũi, nước miệng cậu trào ra cùng với máu trên hai mắt thẫm ướt lưng áo Trung Kiên loang lổ.
***************************************************************************************
|
Cảnh Đời Sao Qúa Nhiều Cơ Cực? Trách Ai Đây? Trách Ông Trời? Trách Tạo Hóa Sao Lắm Trái Ngang Cay Nghiệt Hay Trách Tình Cảm Của Chính Con Người Trong Xã Hội Mà Ta Đang Sống???
Không còn hai mắt, không còn hai chân, cha mẹ cùng chú thím đều bị nhốt trong lao, Hải Đăng và Trung Kiên thực sự không biết phải làm gì, thực sự không biết phải trú ngụ ở đâu, không biết nương tựa vào ai để sống. Hai cậu chỉ biết dựa vào nhau, dìu nhau bước trong hoạn nạn. Không còn hai chân thì Hải Đăng là hai chân của Trung Kiên. Không còn hai mắt thì Trung Kiên là hai mắt của Hải Đăng. Ngày ngày Hải Đăng cõng Trung Kiên trên lưng, dùng đôi chân của mình giúp Trung Kiên đi lại. Còn Trung Kiên, với đôi mắt sáng, cậu dùng nó để dẫn đường chỉ lối cho Hải Đăng, tránh cho Hải Đăng vấp ngã.
– Hải Đăng, cẩn thận! Phía trước có hòn đá đó! Đi sang trái một chút đi! Đúng rồi! Thế!
– Trung Kiên, chúng ta đang ở đâu thế?
– Chỉ còn một đoạn nữa là đến phố chợ rồi. Ra đó mình có thể xin được một chút ít đồ ăn. Hải Đăng, cậu có mệt lắm không?
– Không đâu, mình không mệt.
– Cậu cõng mình suốt một đoạn dài rồi mà còn nói không mệt là sao? Phía trước có gốc cây đó, mình lại gần đó nghỉ ngơi một lúc đã.
– Được rồi, cậu cho mình ngồi xuống đây đi. Hải Đăng, mình làm khổ cậu quá!
– Cậu đừng nói thế mà. Có cậu bên cạnh là niềm hạnh phúc nhất cuộc đời mình.
– Hải Đăng, hay là…
– Hay là sao?
– Hay là cậu mặc kệ mình đi. Mình không muốn ngày nào cậu cũng phải cõng mình một cách nặng nhọc như thế này.
– Cậu nói gì vậy Trung Kiên? Cậu chê mình mù nên cậu không cần mình nữa phải không?
– Không phải vậy đâu Hải Đăng. Chỉ là mình…
– Cậu không muốn mình cõng cậu vậy cậu sẽ di chuyển như thế nào? Còn nữa, ai sẽ là người chỉ đường cho mình đây? Cuộc sống của mình đã tối tăm lắm rồi, mình không thể không có cậu ở bên. Trung Kiên, mình xin cậu! Mình xin cậu đừng bỏ rơi mình mà! Mình sợ lắm cậu có biết không? Làm ơn đừng bỏ rơi mình mà Trung Kiên!
– Trời ơi Hải Đăng! Mình xin lỗi! Mình không nên nói những lời như vậy! Mình không bỏ cậu đâu. Không bao giờ mình bỏ cậu hết!
– Có phải…có phải mình mù trông xấu lắm đúng không?
– Không đâu. Trong mắt mình cậu bao giờ cũng là một chàng trai đẹp nhất.
– Ước gì…
– Cậu nói đi!
– Ước gì mình có thể nhìn thấy khuôn mặt cậu một lần, nhìn thấy ánh mắt và đôi môi của cậu khi cậu mỉm cười với mình. Mình nhớ khuôn mặt cậu quá Trung Kiên à!
– Vậy cậu hãy sờ lên mặt mình này. Đấy, cậu thấy chưa?
– Sao cậu…sao cậu khóc?
– Mình…mình đâu có…có khóc?
– Có gì đâu! Cậu cứ khóc đi! Khóc cho lòng thanh thản. Mình cũng muốn khóc lắm nhưng chẳng còn mắt để mà khóc nữa. Mình đang khóc trong tim đây này cậu có biết không?
– Hải Đăng, cậu có biết… nhìn cậu thế này…mình…mình đau…đau đớn như thế nào không? Giá mà mình… mình có thể… mù được như cậu thì tốt biết bao. Ít ra như thế…mình sẽ…sẽ không phải thấy cậu như thế này.
– Thôi, cậu đừng khóc nữa. Mình…mình cũng thấy vui mà. Bởi vì trong hoàn cảnh đau khổ như thế này…mình vẫn được ở bên cậu. Như thế đối với mình cũng vẫn là một điều hạnh phúc.
– Hải Đăng, cậu có đói không?
– Có chứ! Nhịn từ tối qua tới giờ đã có gì ăn đâu?
– Mình cũng đói lắm. Lại khát nước nữa.
– Không có ai đi qua chỗ chúng ta sao?
– Không. Mà có. Có một vị thúc thúc đang bước đến kìa. Để mình xin thử.
– Thúc ơi, xin thúc làm ơn làm phúc…
– Sao rồi Trung Kiên? Người ta có cho gì không?
Nước mắt Trung Kiên trào ra mặn đắng. Biết nói sao với Hải Đăng đây? Nói ra là người ta chẳng những không cho mà còn quay lại nhổ một bãi nước bọt không thương tiếc? Nói thật ra như vậy chỉ làm cho Hải Đăng thêm đau đớn.
– Không đâu Hải Đăng à. – Nuốt nước mắt vào tim, Trung Kiên nói dối – Người ta cũng chảng có gì để mà cho mình cả.
– Ừ. Chán nhỉ! Vậy mình chờ vậy. Chắc chắn chỉ một lát nữa sẽ có người cho chúng ta một ít đồ ăn thôi.
Nhìn Hải Đăng, Trung Kiên lắc đầu chua chát : ” Sao cậu khờ dại vậy Hải Đăng? Người ta đã coi chúng ta là hai con bệnh đầy ghê tởm. Người ta đã chọc mắt, chặt chân chúng ta một cách không thương tiếc thì giờ đây vì lí do gì mà họ bố thí cho chúng ta một chút đồ ăn dư thừa của họ? ”
|
Một thằng bé sáu, bảy tuổi đi qua. Nó dừng lại trước mặt hai người ăn mày tội nghiệp và âm thầm quan sát. Nhìn kẻ thì mù, người thì cụt, nước mắt nó ứa ra thương cảm. Tay run run, nó khẽ móc trong áo ra một chiếc bánh bao rồi đưa cho Trung Kiên. Trung Kiên cảm động nhìn nó rồi nói tiếng cám ơn nhỏ nhẹ.
– Hải Đăng, cậu thấy không? Một cậu bé tốt bụng cho chúng ta một chiếc bánh bao này. Bây giờ mình bẻ ra cậu một nửa, mình một nửa.
Nghe Trung Kiên nói thế, Hải Đăng nở nụ cười mừng rỡ. Cậu nuốt nước miếng chờ đợi.
Nhưng chiếc bánh bao trên tay Trung Kiên bỗng dưng bị giật mất. Ngẩng mặt nhìn lên cậu thấy một người đàn bà đang đứng cạnh cậu bé.
– Hướng Thiện! – Người đàn bà nói – Mẹ mua bánh bao cho con sao con không ăn mà lại mang cho bọn chúng?
– Mẹ ơi! Hai người ăn xin này tội nghiệp quá mẹ à! Mẹ trả lại bánh bao cho họ đi. Họ đói quá rồi kìa!
– Đói thì mặc xác chúng! Chúng có chết ra đây cũng chẳng ai thương! Thứ đồ bệnh hoạn! Hướng Thiện, bất cứ kẻ ăn mày nào con cũng có thể cho chúng đồ ăn nhưng riêng hai tên này thì mẹ cấm.
– Mẹ! Sao vậy mẹ?
– Không sao cả. Con không thấy người qua kẻ lại ai cũng xa lánh chúng à? Đi về, không ở đây nữa!
Nói rồi người đàn bà tàn nhẫn kéo cậu bé bước đi. Trung Kiên quay sang nói với Hải Đăng:
– Thôi, chúng ta không xin ăn nữa! Dù có phải chết đói mình với cậu cũng quyết không bao giờ thèm ăn đồ ăn của lũ người ác độc này!
Thế là suốt cả ngày hôm ấy, Hải Đăng và Trung Kiên, hai kẻ ăn mày tội nghiệp không có một chút gì cho vào bụng. Cái đói khủng khiếp như bào gan cắt ruột làm hai cậu không còn nổi một chút sức lực nào nữa. Trời đã về khuya, khắp phố chợ vắng tanh vắng ngắt không một bóng người chỉ có mấy hàng liễu xào xạc trong gió đông rét buốt. Hải Đăng quàng tay ra sau lưng ôm lấy Trung Kiên, cậu gượng đứng dậy định bụng cõng Trung Kiên vào một nơi nào đó để tránh sương tránh gió. Nhưng chẳng còn lấy một chút sức lực, cậu cứ gượng đứng lên được thì lại nhanh chóng ngã nhào ra đất. Không còn cách nào để chống lại những trận gió cắt da cắt thịt đang từng hồi ùa đến xuyên qua manh áo mỏng, Hải Đăng và Trung Kiên chỉ còn biết ôm chặt lấy nhau, truyền cho nhau những làn hơi ấm mong manh ít ỏi.
Gió mỗi lúc một to. Trên bầu trời mây đen tự dưng từ đâu kéo tới nhanh chóng che khuất nền trời vốn đương trắng xóa. Những tia chớp sáng xanh nối tiếp nhau loang loáng rạch ngang bầu trời. Tiếng sấm rồn rã nổi lên rồi đoàng đoàng tiếng sét. Mưa! Mưa như trút nước làm cả phố chợ nhạt nhòa một màu trắng xóa.
– Mưa! Mưa rồi! – Trung Kiên run rẩy nói – Sao giữa đông trời lại đổ mưa và sấm sét? Có lẽ ông trời đang khóc thương chúng ta đấy phải không Hải Đăng?
Hải Đăng mím môi gật đầu. Dưới trời mưa tầm tã, hai kẻ ăn mày tội nghiệp ôm chặt lấy nhau, chở che cho nhau trong cái lạnh cắt da cắt thịt.
Sáng hôm sau nền trời quang đãng hẳn. Những ánh mặt trời hồng rực ấm áp buông xuống phố chợ làm người ta khoan khoái và dễ chịu. Bên một góc tường cũ kĩ, họ phát hiện ra thi thể hai người ăn xin đang ôm lấy nhau trong giá rét. ” Có lẽ chúng bị chết cóng từ đêm qua dưới trận mưa rào trái vụ.” Người nọ bàn tán với người kia như thế. Rồi họ tiến tới cố gỡ thân xác Hải Đăng và Trung Kiên ra khỏi nhau, nhưng có lẽ vì bị ướp trong giá lạnh thâu đêm nên thân xác Hải Đăng và Trung Kiên đã hoàn toàn đông cứng lại khiến họ không sao tách rời hai người ra được. Cuối cùng họ quyết định mang thi hài hai người chôn chung một huyệt dưới một bãi đất hoang.
***********************************************
|