Mắt Híp Và Môi Cuốn Lô
|
|
7. Lang thang Tây Nguyên xong, cả hội rong ruổi trở về. Trên đường quay lại, Giang đột nhiên nổi hứng, nói muốn tạt vào Đà Nẵng nửa ngày, nói cả đoàn cứ đi trước, anh sẽ tăng tốc bám theo sau. Mọi người phản đối không được, cuối cùng Huy bảo mọi người biểu quyết. Kết quả là đoàn thống nhất dừng lại ở Đà Nẵng một ngày, sau đó tống xe gửi lên tàu, về cho đỡ mệt.
Ngồi ở quán cà phê, Giang mày mò một lúc mới tìm được địa chỉ của Vy. Anh bảo đám bạn cứ lượn lờ, khi về anh sẽ gọi, rồi cầm chùm chìa khóa, nhảy lên con Min-khờ. Xe vừa nổ máy, đột nhiên có bóng áo vàng lao tới phía anh vội vã. Văn hấp tấp giữ xe Giang lại.
“Anh Giang, từ từ đã!”
Giang nhíu mày nhìn Văn. Từ cái đêm ở Mũi Đôi, sự cộc cằn và lạnh nhạt vốn là bản tính thâm căn cố đế của Giang càng tăng lên gấp bội, nhất là với Văn. Thỉnh thoảng anh vẫn cảm thấy như thể cô muốn nói với anh điều gì. Sự cũng vài lần lởn vởn qua lại, nói vòng vo tam quốc, nhưng Giang lập tức gạt đi. Anh chỉ là vô tình chứng kiến chuyện một đôi nam nữ bên bờ biển đêm, thậm chí lúc đó họ… chẳng làm gì, còn anh cũng không phải người nhiều chuyện. Và vì thế, anh thấy việc tự nhiên mình phải nghe người ta thanh minh là một điều cực kỳ ngớ ngẩn. Những lần sau đó, trong đêm sương Đà Lạt, hay lúc đốt lửa trại ở Tây Nguyên, mỗi khi Văn ngập ngừng định nói, Giang lại cau có gạt thẳng sang một bên vì những lí do củ chuối như là, tôi phải đi vệ sinh, tôi phải đi đánh răng, tôi muốn ngủ… Nhưng bây giờ, Văn đứng ở trước mặt anh, thái độ như thể sẽ quyết liệt với điều mình nói đến cùng.
“Em đi với anh.”
Khi Giang còn ngạc nhiên, chưa biết phản ứng thế nào, Văn đã làm động tác như thể muốn trèo lên xe. Giang húng hắng, lấy giọng lạnh nhạt.
“Không phải tôi đi chơi. Tôi có việc riêng.”
Văn đã ngồi lên xe. Cô nhìn đăm đăm bờ vai đằng trước mặt, cuối cùng nói rắn rỏi.
“Em biết. Em biết anh muốn gặp ai. Em cùng anh đi gặp chị ấy.”
Giang kinh ngạc đến mức, trong thoáng chốc, anh nhảy phắt khỏi xe, đôi mắt nhìn Văn sáng quắc, như đòi hỏi ngay lập tức cô phải có một lời giải thích. Văn cũng lúng túng bước xuống, suýt nữa ngã, nhưng bị Giang kéo lại một cách dữ dằn.
“Nói đi! Thực ra cô muốn nói với tôi cái gì?”
Tay Văn bị Giang nắm đến mức bầm đỏ. Cô cắn môi, nhìn đôi mắt tức giận và những bất an lan tỏa trong mắt anh, thở dài.
“Em biết anh Hải. Em biết anh. Vậy việc em biết thêm chị Vy, có gì đâu mà anh ngạc nhiên?”
Thấy Giang nhìn mình như chết lặng, cô nói trầm tĩnh: “Em cũng biết nơi chị ấy làm. Để em đưa anh đi”.
Ánh mắt Giang vẫn chỉ nhìn Văn trân trối.
Đà Nẵng là thành phố nhỏ xinh. Bờ sông Hàn một ngày ngập nắng, nhưng trên con đường ven sông ấy, có hai người đang nhìn nhau đăm đăm. Giang đã lôi Văn lên xe, nhưng khi chưa kịp tìm một quán nào để ngồi, thì anh đã tấp vào đây.
Văn chậm chạp ngồi xuống ghế nghỉ đặt ở bờ sông. Tay để trên đùi, mắt nhìn ra mặt sông lấp lóa, không nhìn về người thanh niên bồn chồn bên cạnh. Cô nói như thể trả bài.
“Em là em họ chị Vy. Khi anh Hải và chị Vy yêu nhau, anh Hải ở năm cuối đại học, gần như anh bây giờ. Còn em thì vừa vào cấp ba. Em học rất tồi, nên chị Vy giới thiệu anh Hải dạy thêm cho em. Kỳ thực, ban đầu em không thích anh ấy. Em nghĩ anh ấy là đồ nhà quê. Nhưng mà anh ấy lúc nào cũng vui vẻ, cũng kiên nhẫn, đến mức, cuối cùng, em, một đứa mới lớn ngỗ ngược, đã cúi đầu gọi anh ấy là thầy. Em nhớ, khi em gọi anh ấy là thầy, ánh mắt anh ấy rất xúc động, rất trìu mến. Và vì thế, em cũng chẳng biết làm thế nào, tự dưng… tự dưng, em thích anh ấy.”
Giang quay phắt ra nhìn Văn. Cô vẫn ngồi phóng tầm mắt ra bờ sông, khuôn mặt non trẻ đột nhiên trở nên khẩn trương khi hồi tưởng về quá khứ.
“Em thích anh ấy, nên em biết mọi thứ liên quan đến anh ấy, như việc biết anh ấy có người cháu trai tên Giang, hơn em hai tuổi, tính tình rất kỳ quặc, có phần cô độc. Em thích anh ấy, nên biết, anh ấy thích uống cà phê thật đặc, uống bất kể lúc nào, khi no cũng như khi đói. Em thích anh ấy, nên biết anh ấy và chị Vy vẫn hay cãi vã chuyện tương lai hai người. Anh Hải phản đối việc chị Vy đi làm ở quán bia, chị ấy thì không thích anh ấy chỉ cắm mặt vào làm gia sư với đi dịch bài. Chị Vy muốn anh ấy ở lại Hà Nội, còn anh lại muốn chị theo anh trở về với gia đình, lập nghiệp ở quê.
Kỳ thực, em thích anh ấy, nhưng em chưa từng ghen tỵ với chị Vy. Em ngưỡng mộ chị ấy. Bởi vì, chị ấy phải thế nào, mới được anh ấy yêu.”
Văn lặng yên, hồi lâu trên môi xuất hiện nụ cười khổ, cô ngước lên nhìn Giang gắng gượng mỉm cười, “Chị ấy phải thế nào, mới được cả hai chú cháu anh cùng yêu”.
Giang chết lặng. Cái bí mật của riêng anh, cuối cùng, không phải là Vy hay Hải khám phá mà lại là Văn. Cô gái mà mới đây thôi, anh cũng nhận ra mình rung động.
“Anh Hải phải kèm cặp rất vất vả, em mới tiến bộ được đôi chút. Một lần, em xem được tấm ảnh anh ấy chở anh đi Hà Giang, em bảo em muốn được đi như thế. Anh Hải bảo, được, khi nào em đỗ đại học, anh ấy sẽ chở em đi. Anh ấy, chị Vy, anh, và em, bốn người chúng ta sẽ cùng đi… Nhưng rồi, chẳng bao giờ có ngày đó cả.”
Giang bần thần. Hóa ra một lúc nào đó, trong quãng thời gian đã qua, Hải đã từng là người kết nối giữa anh và Văn, mà anh không hề biết.
“Khi anh Hải mất. Chị Vy mãi không gượng lại được. Chị ấy sợ cả việc ngồi lên xe máy. Chị ấy nói với em, chị ấy sợ cả việc gặp anh, sợ cả việc đi làm ở quán bia, nơi mà anh Hải vốn không thích chị ấy làm… Chị ấy sợ mọi thứ. Cho đến một ngày, em bảo chị ấy, em muốn cùng chị ấy đến Hà Giang, muốn đến thăm nơi anh Hải nằm lại, thì chị ấy gào thét. Chị ấy hét đến rách họng, đến vỡ cả tim gan. Nhưng mà em không xót thương chị ấy nữa. Em bảo chị cứ khóc than đến chết đi. Còn em, em sẽ tự đi…
Em lên mạng, tìm người đồng hành chuyến đi này. Rồi em thấy anh Huy đăng tin tuyển thêm người đi, em tham gia. Chỉ đến lúc off, nghe mọi người kể về anh, gã con trai luôn độc hành, sợ con gái, cộc lốc và gàn dở… Em dần nhận ra, đó chính là anh, người mà em luôn có cảm giác như quen biết từ rất lâu. Em rất muốn được làm ôm của anh. Em muốn đến mức, khi thấy anh Sự tỏ chút ngập ngừng vì sợ bạn gái ghen, em đã bảo anh ấy, anh ở nhà đi, đừng để bạn gái hiểu lầm. Em sẽ nhờ anh chở em…”
Giang ngồi im nghe Văn nói, cảm giác xa vắng đến mức như anh đang nghe một câu chuyện nào đó, chứ không phải một câu chuyện liên quan đến mình.
“Em không biết rằng, khi em đi Hà Giang, cũng là lúc ở nhà, chị Vy muốn thay đổi. Chị ấy bảo em, chị ấy sẽ sống một cuộc sống khác. Một cuộc sống không làm anh, em, hay chính bản thân chị ấy thất vọng. Hôm chị ấy ra tàu, thật ra, em thấy anh đứng một góc mà không tiến về phía chị ấy… Gần đây chị ấy nhắn rằng chị ấy ổn rồi, thật sự tốt rồi. Em nghĩ, nếu như anh kiên trì thêm chút nữa, cũng có thể một ngày nào đó, chị ấy chấp nhận tình cảm của anh!”
Giang cảm thấy mơ hồ giữa những câu chuyện chắp nối rời rạc của Văn. Đến một lúc, dường như đã nói đến cạn lời, Văn ngước lên nhìn Giang, ngập ngừng.
“Anh còn gì muốn hỏi em không?”
Giang lặng ngắt một lúc mới đáp.
“Không.”
“Vậy bây giờ mình đi tìm chị ấy.”
|
Xe dừng lại ở một trung tâm Anh ngữ ngay gần trung tâm thành phố. Văn nhìn ngắm một hồi rồi khẳng định đây chính là nơi làm việc của Vy. Họ gửi xe, đi quẩn quanh thăm thú, một người bảo vệ chỉ cho Giang và Văn chính xác giảng đường mà Vy giảng dạy. Nhưng cuối cùng, sau rất nhiều ngập ngừng, cả Văn lẫn Giang đều quyết định không gặp Vy. Họ đứng ở một góc, nhìn Vy ra khỏi phòng, mỉm cười vui vẻ với vài đồng nghiệp. Giang nhận ra Vy đã tăng cân, mái tóc đen dài qua vai. Có cuộc điện thoại gọi đến, cô nghe máy, mỉm cười rất thoải mái. Dường như, Vy đã thực sự ổn như lời cô nói.
Không muốn cuộc sống êm đềm vừa tạo dựng của Vy lại bị ném vào một viên sỏi nhỏ, cho nên Giang lẳng lặng ra hiệu cho Văn ra về.
Thả Văn về lại khách sạn, Giang phi xe lang thang lên đỉnh Sơn Trà, anh ghé lại một căn gác tạm trên núi, ngồi tựa cột suy nghĩ. Nhưng hết cả buổi chiều, Giang nhận ra anh chẳng nghĩ được gì cả. Mọi thứ rối bời như những đám mây đen cuộn đến từ phía chân trời, nhanh chóng sập xuống, chẳng để cho người ta kịp cắt nghĩa hay trốn chạy.
Khi anh trở về, ướt như chuột lột, thì cả đoàn đang bù khú trong khách sạn, tiếng Huy oang oang, ba la chém về việc hình như Giang yêu tan nát một cô đang ở Đà Nẵng hay thế nào, rồi là tình sử bi đát của anh ra sao, rằng Giang trông cộc cằn thô như một… cái bô với lũ con gái chẳng qua là vì hồi cấp hai tự dưng bị một bà chị chạy đến hôn cho một cái vào giữa môi kinh hồn táng đởm, sau đấy nghĩ đến con gái đều tè cả ra quần. Rồi Huy chém thêm, trông Giang khô như ngói nhưng kỳ thực là thằng rất tình cảm, rất là được, rất đáng để đám đàn bà con gái trao thân gửi phận… Mà đảm bảo, cái thằng Giang ấy đến bây giờ, cái tay của nó vẫn còn “trinh”, chưa cầm tay một đứa con gái nào. Cả một lũ cười hô hố phụ họa, còn bình luận thêm mấy câu thô tục…
Chỉ có duy nhất Văn, ngồi ở một góc, mỉm cười mà như đang khóc.
Buổi đêm, sau khi gửi mấy em chiến mã cẩn thận, cả lũ bắt đầu về toa, thiết lập địa bàn. May mà mua được vé cùng toa, nên cả bọn hào hứng, ngồi túm năm tụm ba chơi bài. Đám con gái đã lên giường để ngủ cho lại sức. Văn ngồi im một góc, đeo tai nghe, khuôn mặt hoàn toàn bình yên. Giang ngồi nghe cả lũ sát phạt nhau rầm rầm, buồn miệng, mượn bao thuốc lá của Huy rồi đi ra ngoài hút.
Đứng ở cửa tàu, Giang nhìn ra ngoài. Cảnh đêm chỉ là những bóng tối sáng và những ngọn đèn nhấp nháy khiến Giang suy nghĩ vẩn vơ. Con tàu lao đi với tốc độ khá nhanh, bỏ lại phía sau làng mạc, nhà cửa, và cả những bóng cây im lìm. Cuộc đời này cũng vậy, lưu luyến đến đâu thì cũng phải đi về phía trước, cũng có những thứ phải bỏ lại đằng sau. Giang quăng điếu thuốc, nhìn đốm đỏ bay đi rồi mất hút giữa đêm đen, bất giác thở ra một hơi nhẹ nhõm. Rốt cuộc, anh cũng thông suốt rồi.
Giang trở vào toa, cả một lũ vẫn say sưa bài bạc, chửi nhau um cả tỏi. Đám con gái đã ngủ lăn, có cô ngáy ầm ĩ sau những ngày hành xác. Giang nhận thấy ánh mắt mình lại tìm đến Văn, cô vẫn ngồi như cũ, ngón tay vẫn dừng lại trên chiếc Ipod nhỏ, chỉ có đôi mắt đã nhắm lại, lơ mơ ngủ. Khuôn mặt trong sáng và yên bình.
Anh nhìn cô một lúc, lấy ba lô rút chiếc khăn đắp nhẹ cho cô. Bắt gặp cái nhìn tinh quái của Huy, Giang thản nhiên giằng lấy những lá bài của nó.
“Mày đi ra đi. Để tao chơi.”
Đêm đó, Giang thua liểng xiểng, bị đám bạn “thăn” hết cả đống tiền. Sự và mấy thằng ôn dịch cười đến là khả ố.
“Đen bạc thì đỏ tình. Tao thấy tình của mày đến thời kỳ đỏ choét rồi đấy!”
Giang phì cười. Thua bạc, nhưng cảm giác trong lòng không thấy tệ lắm. Anh ngồi xuống ghế, rất nhanh chìm vào giấc ngủ.
8. Vừa về đến Hà Nội, Giang bị lôi cổ tới công ty, chưa kịp định thần đã biết mình vừa phải nhận công trình mới. Nghe nói, vì ở tỉnh xa nên mấy đồng chí cốt cán chẳng ai chịu đi cả. Cuối cùng thì đến tay Giang, vì anh được tiếng là thanh niên năng nổ, lại chưa vướng bận vợ con. Đến lúc biết công trình khởi công ở Hà Giang, Giang cũng không lăn tăn gì nữa, gật đầu tức khắc.
Giang thu dọn đồ đạc, phi xe tạt về nhà một hôm. Mẹ anh nghe tin anh đi Hà Giang làm thì thở dài, bảo biết thế này ngày xưa không cho anh học công trình, giờ cứ đi suốt thế này. Giang chỉ cười, bảo mẹ yên tâm. Anh tự lo cho mình rất tốt. Khi Giang thắp nén nhang cho chú Hải xong, mẹ anh nghĩ thế nào, mới bảo, “Mẹ sợ lắm, cuộc đời bất trắc, chẳng tính trước được. Con lấy vợ sinh con sớm đi cho mẹ yên tâm!”.
Đây là lần đầu tiên mẹ Giang nhắc chuyện vợ con với anh. Giang cười, bảo anh vừa mới đi làm, tính toán gì chuyện ấy. Nhưng trong đầu, vô thức lướt qua nụ cười của một người có hai chiếc răng cửa to cộ.
Buổi sáng hôm ấy, khi về đến Hà Nội, cả đoàn ăn sáng, uống cà phê rồi tạm biệt nhau. Giang làm một cốc cà phê đúp, nhìn Văn chậm chạp uống ly sữa nóng ở bên cạnh, ngần ngừ rồi chìa điện thoại của mình ra.
“Bấm số của em vào đây.”
Văn có chút ngạc nhiên, nhưng cũng bấm máy, rồi đưa lại cho anh. Cô tự lưu số của mình vào danh bạ của anh với cái tên đơn giản “Văn”. Giờ đây, Giang đang nhìn số của Văn, ngập ngừng hồi lâu, không biết nên gọi điện hay nhắn tin. Khi anh cương quyết nhấn vào phím “Call” thì lại nhận ra những hồi hộp của mình thật vô nghĩa. Điện thoại của Văn không kết nối được.
Tận đến ngày Giang chuẩn bị lên đường đi công tác, anh vẫn không liên lạc được với Văn. Anh có chút bồn chồn, cùng lo lắng, cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Gọi cho Huy, Huy cũng chỉ nói có số điện thoại, chứ có biết Văn học chỗ nào đâu. Hỏi Sự, Sự bảo lần trước anh đòi đến nhà đón Văn đi, nhưng cô nói gặp nhau ở điểm tập kết, cho nên cũng không biết nhà. Hơn nữa, đợt đi Tây Nguyên vừa rồi, Sự và Văn có mấy tấm hình tình tứ bên nhau, khiến cho cô bồ của Sự kích động thế nào nằng nặc đòi quay lại, mà Sự thì vẫn còn yêu em này cho nên về đến Hà Nội là xịt luôn, không dám liên lạc gì với Văn nữa không thì em bồ lại lên cơn. Nói qua nói lại mấy câu, Sự cười hỉ hả.
“Tao với em Văn diễn mấy màn tình tứ, định kích động mày. Thế mà mày cứ bơ bơ. Đần vãi, sao, mới đập đầu vào cột điện nên ngộ ra hả?”
Giang cười khổ, nghĩ mình đúng là “đần vãi” thật, lại còn hay nghĩ xiên xẹo linh tinh. Cúp máy, anh thừ người ngẫm ngợi mãi, cuối cùng, nhớ ra có lần cả lũ tụ tập ở quán bar Lê Thánh Tông, Văn làm thêm ở đó. Buổi tối, Giang phóng xe đến, uống hết ba cốc bia tươi thì hỏi ra được ít thông tin. Quản lý nói, vì Vy nghỉ việc đột xuất khi chưa hết hợp đồng nên nhờ Văn đến làm thay, chứ Văn không phải nhân viên cố định. Hết thời hạn cô cũng đã nghỉ rồi…
NÊN Bấm Thích (Like) và g+1 để ủng hộ chủ topic đăng tiếp truy
|
Đến lúc này, Giang mới biết, trong khi Văn biết anh đến từng đường tơ kẽ tóc, thì Giang chẳng biết gì về cô, cô thích những gì… Giang hoàn toàn mù tịt. Anh thử lên Google search tên cô, chỉ thấy tài khoản của cô trên vài diễn đàn, nhưng đều là những thông tin chung chung, không có gì hữu dụng để tìm ra manh mối của cô. Tuy vậy, anh vẫn thử nhắn tin vào một tài khoản của cô trên diễn đàn du lịch, có topic mà cô chỉ xuất hiện đúng một lần để đăng ký cùng nhóm của Huy đi chuyến Hà Giang. Anh nhắn đơn giản: “Có việc, gọi em không được. Em đang ở đâu???”. Nhưng đến hai ngày sau, vẫn chẳng có hồi âm. Giang thử lục tìm thêm lần nữa, lần này kết quả tìm kiếm lại hiển thị một blog có avatar hình của Văn đang ngồi ở mỏm núi. Giang mừng rỡ click vào, nhưng lại nhận thấy blog vừa thông báo đã tạm khóa. Giang thấy cái thông báo ấy giống như một cánh cửa, đóng sập trước mắt mình.
Buổi tối nay, khi ngắm những tấm hình trôi trên destop, Giang nhận ra mình đang rất, rất nhớ Văn. Nụ cười tươi rói của cô khi đứng trên cột cờ Lũng Cú Hà Giang, vẻ “ham ăn” của cô khi cầm cả mấy que thịt xiên giữa chợ đêm Đà Lạt, dáng ngồi cưỡi voi ngổ ngáo ở Tây Nguyên và cuối cùng là dáng vẻ mơ mộng của cô khi ngồi trên ghềnh đá Mũi Đôi, chậm rãi xoay len để chụp ánh trăng mờ ảo… khiến Giang không thể rời mắt. Phân vân một lúc, cuối cùng anh quyết định gọi cho số máy từ bao lâu rồi anh không gọi. Khi giọng nói dịu dàng có chút reo vui từ đầu dây bên kia vang lên, Giang nói rất nhẹ nhàng.
“Chị Vy, là em!”
Nhờ Vy, Giang có được những thông tin về Văn, nhưng bất ngờ hơn cả, anh còn nghe Vy trách móc mình là đồ ngốc, đến tận bây giờ mới thèm gọi. Và rằng, cô nàng Văn nào đó đã ấm ức bảo nếu mà “anh ta” hỏi thì chị cũng đừng có nói, cô không thèm nữa…
Vy nhại giọng của Văn, bật cười thành tiếng. Giang bỗng nhiên thấy mặt mình nóng lên. Anh nhận ra, Văn đã dùng một phép thử. Nếu như anh quan tâm đến cô, muốn gặp lại cô, thì nhất định chỉ có cách tìm đến Vy. Mà nếu anh tìm đến Vy, để hỏi về một người khác, cũng có nghĩa anh đã bước qua những rào cản tâm lý về một mối tình xưa cũ.
Nhưng Giang cũng thầm cảm kích phép thử ấy của Văn, vì bỗng dưng nó khiến anh soi rõ hơn lòng mình. Ở dầu dây bên kia, Vy vẫn ríu rít bảo rằng, từ đợt Giang và Văn đi Hà Giang, cô đã linh cảm hai người nhất định sẽ “nên chuyện”. Ngày anh Hải còn sống, anh cũng từng định ghép đôi hai đứa với nhau, từng có ý nhờ Văn chữa hộ bệnh “sợ con gái” của Giang. Nghe cụm từ “ngày anh Hải còn sống”, Giang thở phào nhận ra, Vy đã hoàn toàn chấp nhận nỗi đau, và biến nó thành quá khứ… Cả anh, khi nghe giọng nói của Vy, Giang cũng nhận ra, mình chấp nhận một cách thanh thản, Vy là một phần ngày xưa của anh, không bao giờ thay đổi…
Giang cúp máy, nhìn địa chỉ của Văn được ghi vội trên mảnh giấy nhỏ. Anh nghĩ ngợi, rồi dắt xe ra khỏi nhà. Ngày công tác gần kề khiến anh không muốn mình phải chờ đợi vài tháng nữa để gặp cô. Phố đêm, mùa thu Hà Nội ngan ngát mùi thơm hoa sữa. Hít thật căng lồng ngực, Giang kéo ga, vút đi trên phố.
Đọc tiếp : Mắt Híp Và Môi Cuốn Lô - Chương 5
|
9. Hôm ấy, rất rất khuya, ở một con ngõ nhỏ, có một gã thanh niên hai mươi ba tuổi, bàn tay đã không còn “trinh” nữa, bởi vì, gã khăng khăng cầm lấy bàn tay nhỏ nhắn mềm mại của cô sinh viên năm thứ ba trường Ngoại Ngữ mắt đang đỏ hoe giận dỗi, mặc kệ cô vùng vẫy thế nào cũng không buông tay.
Không bao giờ buông nữa.
Cũng từ hôm ấy, trên em Min-khờ quen thuộc, có một cặp đôi quấn quýt không rời vẫn thường phiêu du trên những cung đường của gió…
3. Mắt híp và môi cuốn lô
Tặng thành phố yêu thương mãi mãi của tôi
Bạn bè & một thời ngốc dại.
Năm 1998
1. Đó là một buổi trưa mùa xuân, hơi hửng nắng. Con đường Cầu Cất có những búp bàng xanh non xòe rộng. Đạp chiếc mini Nhật bãi màu trắng, từng vòng xe đủng đỉnh, khăn quấn trên cổ bay nhè nhẹ, cô tự thấy mình như một thiếu nữ trong trắng nào đó trong những truyện của Quỳnh Dao mà cô vẫn len lén thuê đọc, mất những ba trăm đồng một ngày. Cả con đường to rộng là thế, mà chỉ có một mình cô đạp rất nhàn nhã. Nhưng trạng thái “một mình” và “nhàn nhã” đó nhanh chóng bị vỡ tan. Từ sau cô, một chiếc xe cuộc phóng vù lên, sải chân dài cuồng chân đạp, khiến chiếc xe đảo bánh lằn ngoằn vượt ào lên đằng trước. Cậu trai cả người sũng nước, tóc như quả chôm chôm dựng ngược lên, trên chiếc áo cầu thủ số 7 có chữ to tướng: David Phương Híp.
Cô hinh hích cười lên một tiếng. Chắc là tên này hâm mộ Beckham, và chắc nữa là cậu ta Híp. Hihi, không biết có híp thật không nhỉ? Cô phải chạy lên xem mới được.
Thế là, hình mẫu cô thiếu nữ trong trắng bay vèo đi mất. Cô cong mông đạp xe hùng hục, cuồng cả cẳng mới đuổi theo được cậu trai kia. Khi xe vừa vụt lên một cái, cô quay phắt sang nhìn.
Kẻ bị nhìn ngớ ra, trợn mắt nhìn cô rất kinh ngạc. Còn cô thì toét miệng ra cười. Đúng là Híp. Vô cùng híp. Hihi. Ngay cả cái sự kinh ngạc kia cũng không làm cho cậu ta đỡ híp đi chút nào.
©.STEN.T
Cô hí hí vài tiếng, rồi thản nhiên quay đi, thản nhiên chạy chậm lại. Đã qua cơn tò mò, cô lại trở về bộ dạng đủng đỉnh lúc trước. Nhưng cậu Phương Híp đó vẻ như bị nụ cười của cô làm cho cáu bẳn, cậu ta ngoái lại nhìn cô một cái, rồi phanh khựng xe chỉ trong nháy mắt, chặn ngang đầu cô lại. Đôi mắt vẫn híp tịt như thế, sừng sộ.
“Cười cái gì hả? Con gái gì môi cong tớn như cuốn lô thế kia???”
Á… Cô quên mất, lúc sực nhớ ra lấy tay che miệng thì đã muộn!
2. Lần thứ 2 gặp nhau là một tháng sau đó. Ấy là một sớm tinh mơ, cô đi thi học sinh giỏi môn Văn lớp chín. Địa điểm thi là trường Ngô Gia Tự. Từng theo học một năm ở đây nên rất thông thạo chốn này. Đúng lời dặn của thầy chủ nhiệm, cô đến rất sớm, ăn sáng và xem lại bài vở mãi mà vẫn còn ba mươi phút nữa mới đến giờ tập trung. Cô thẩn thơ dạo quanh rồi đi vào ngôi chùa gần đó. Cửa chùa để mở, sâu phía trong cô thấy một cây hoàng lan tỏa bóng. Cô bước vào, thấy một sư cô đang quét sân. Sư cô nhìn cô cười rất dịu dàng, cô mới có can đảm tiến thêm một bước.
“Con vào đây có được không ạ?”
Sư cô gật đầu. Cô lững thững đi trong chùa, nhặt những cánh hoa hoàng lan đã rơi rụng, mùi thơm tinh khiết khiến cô bỗng thấy tâm hồn vô cùng dịu nhẹ. Đến trước tượng Phật Bà Quan Âm, cô lầm rầm cầu nguyện mình thi tốt, đoạt giải cao, cầu mong học bổng sẽ tăng thêm một bậc. Nói được tâm nguyện mình xong, cô rất vui, rất dễ chịu, môi nhướn lên cười một cái.
“Ê, Môi cuốn lô. Làm gì ở đây?”
Cô giật mình mở mắt, quay phắt ra nhìn. Cậu trai mắt híp đang nhìn cô vẻ kinh ngạc. Cô nói một cách cáu kỉnh và bối rối.
“Đồ híp kia, tên tớ không phải Môi cuốn lô.”
“Anh đây cũng không phải là Híp!”
Cô xí một cái. Đúng lúc đó, một người phụ nữ đi ra, kéo tai cậu ta, khiến cậu ta kêu oai oái.
“Ái, Ái! Mẹ làm gì thế?”
“Vào đây ngay. Sư thầy đang đợi”.
Thấy cậu ta bị mẹ đày ải, cô còn giơ tay vẫy vẫy cậu ta, cảm thấy thật đáng đời. Cúi nhìn đồng hồ điện tử, cũng sắp đến giờ thi, cô vội vàng lén lút hái thêm bông hoàng lan vừa nở trên cây cho vào túi. Đang định chạy về trường, bất chợt cô nghe thấy tiếng hét của cậu Híp kia, rất đỗi thảm thiết. Cậu ta kêu lên ầm ĩ, “Tại sao thanh niên trai tráng như con lại bị bán vào chùa???”
Còn cô cũng kinh ngạc không kém. Ôi, không phải cậu ta sẽ thành một anh tiểu híp đấy chứ???
©.STEN.T
3. Kì thi đó cô được giải cao. Thật ra, ngay khi đọc đề là cô biết mình nắm chắc số điểm không tồi rồi. Cô vốn rất thành thạo trong việc tự nhìn đề đoán điểm. Bao nhiêu năm bị huấn luyện thành gà chọi, cô đã quen với việc thi cử, và tự chấm điểm cho mình. Nhưng, cô cũng biết nói trước bước không qua, vả lại, môn Văn của cô còn cần một yếu tố may mắn là hợp giọng với người chấm nữa, cho nên thi xong, ai hỏi cô cũng chỉ ợm ờ bảo là bình thường.
Ngày báo điểm, cô đang ngồi đọc truyện Trái tim khép cửa của Quỳnh Dao, thì thầy giáo gọi điện đến nhà. Nghe xong, cô cúp điện thoại, mỉm cười sà vào lòng mẹ, nũng nịu bảo mẹ, “Con muốn ăn tiết canh vịt.” Mẹ mắng cho, bảo tự dưng đòi ăn là thế nào, giờ mua làm sao, nhà thì đang hết tiền. Cô mỉm cười, ngẩng lên thông báo mình được giải nhất tỉnh. Hằng năm, giải nhất chắc là được ba trăm nghìn, rất là to đấy. Mẹ cô kinh ngạc, bố cô nghe thế cũng lao ra từ nhà bếp, kéo cô kẹp chặt vào nách, lắc rất là sung sướng. Bố bảo, “Thôi được rồi, chúng ta đi nhà hàng nào”.
“Nhà hàng” bố bảo, đó là một quán vịt mới mở, khang trang sạch sẽ. Bữa ăn rất ngon lành phấn khởi. Cô được ăn liền 3 bát tiết canh, bụng căng thành cái trống. Đến lúc ra thanh toán tiền, người phụ nữ nhận tiền, cô thấy quen quen. Nhưng chưa kịp nhớ ra là ai, mẹ cô đã vui mừng rối rít. Hóa ra, đó là bạn cấp ba của mẹ. Hai người ríu ran một hồi, người phụ nữ ấy còn cương quyết mời nhà cô ở lại uống nước.
|
Sau màn hỏi han tình hình, là đến màn khoe con cái. Mẹ cô đang sung sướng ngời ngời, lôi hết thành tích của con gái ra mà khoe. Người bạn cũ kia mặt lại thiểu não trông thấy, bảo có thằng con nghịch rách giời, nghịch chưa từng thấy, không chịu học hành, đến mức đợt rồi phải bán vào chùa!
Ối, bán vào chùa. Cô đã nhớ ra người phụ nữ này là ai!!!
Như để bổ trợ cho suy nghĩ của cô, cậu thanh niên mắt híp bị mẹ lôi cổ ra, mặt mũi sưng sỉa chào hỏi khách.
“Nó là thằng Phương đấy”
“Ái chà, là thằng Híp đấy đúng không! Híp, ngày xưa con đi mẫu giáo với con Lô đấy, có nhớ không?
Cái gì? Lại còn từ thời mẫu giáo. Hai đứa con bị gọi bằng nhũ danh, đồng loạt xị mặt ra nhìn nhau. Cô ấm ức.
“Con không phải tên là Lô”
Mẹ cô vỗ đầu cô. “Ừ quên, không phải Lô. Nó tên là Linh. Nhưng Linh làm sao hay bằng Lô cơ chứ!!!
À đấy, tóm lại là cái mớ quan hệ rất loằng ngoằng, lổn nhổn của hai đứa chính thức bắt đầu như thế.
4. Cô tên là Mai Hiếu Linh. Chỉ riêng ở nhà, mọi người mới hay gọi cô là Môi cuốn lô, ngắn hơn thì chỉ là Lô thôi. Linh rất ấm ức vì cái tên ấy làm cô nhớ tới yếu điểm của mình. Khuôn mặt cô hài hòa, không có nét gì đặc biệt, nhưng từ khi biết soi gương và nhận định về nhan sắc, Linh đã mặc cảm không ít về đôi môi của mình. Môi trên cong một cách kì cục, bình thường còn đỡ, cứ cười một cái là nó lại … tớn lên. “Môi cuốn lô” là cụm từ cô ghét nhất, anh em họ hàng trong nhà cũng chỉ dám lén lút gọi phía sau. Thế mà tên Phương Híp đó, lần đầu gặp đã réo ngay cái tên chẳng mấy hay ho kia, bảo Linh ưa cậu ta làm sao được!
Ấy vậy mà, mẹ cậu ta, sau vụ gặp gỡ ở nhà hàng, nằng nặc muốn cô kèm cặp cậu quý tử. Hết viện cớ mối thâm tình bạn bè bao nhiêu năm với mẹ Linh, lại đến chuyện hai đứa trẻ từng chơi với nhau từ thời mẫu giáo, cô từ chối kiểu gì cũng không được. Thấy bảo cậu Phương kia còn đòi tuyệt thực phản đối, nhưng hình như nhịn được hai bữa thì đói phát điên, thế là lại lao ra, ăn hùng hục, cuối cùng bị đau bụng một trận tơi bời.
Sau vụ tuyệt thực không thành, cô Tràm, mẹ cậu ta trực tiếp xách tai, áp tải “nạn nhân” đến nhà cô, năn nỉ cô, khiến một đứa con ngoan như cô chẳng biết làm thế nào. Cuối cùng, câu nói của “bà mẹ Việt Nam anh hùng” đã đánh tan tất cả mọi do dự của cô. Bà mẹ Việt Nam anh hùng bảo, chỉ cần kèm cặp được thằng con trai trời đánh mẻ búa của cô thi được vào cấp ba, thì bất cứ lúc nào, Linh cũng có quyền đánh chén miễn phí tiết canh, miến ngan và các món đặc sản của nhà bà hết.
Đặc thù của những cô nàng môi cuốn lô là rất ham ăn. Cho nên, cô, Mai Hiếu Linh đã gật đầu đầy quyết tâm với lời thề nội tâm sâu sắc. Ấy là không kẻ thù nào không vượt qua, không nhiệm vụ nào không hoàn thành, miễn sao được ăn tiết canh một cách mệt nghỉ!!!
5. Trên đời đúng là chẳng có cái gì miễn phí mà lại dễ dàng cả. Chân lí này Linh đã đúc rút ra ngay từ khi cô lỡ dại gật đầu với mẹ của tên Híp đó. Cho nên, sau một hôm ăn tiết canh đã đời, Linh đã phải bắt tay vào nhiệm vụ kèm cặp cho Phương Híp.
Cô và cậu ta cùng học lớp chín, có điều khác trường. Trong khi cô học trường trọng điểm của tỉnh, thì anh chàng David Phương Híp học một trường dân lập có thành tích đì đẹt nhất nhì thành phố. Sau một hồi xem qua thời khóa biểu của cả hai, căn ke với lịch cô ôn luyện thi vòng hai để chuẩn bị chọn đội tuyển quốc gia, Linh đành xếp cả ngày Chủ nhật để “văn ôn võ luyện” cho Phương.
Mặc dù đã gật đầu đồng ý trong miễn cưỡng, nhưng đến Chủ nhật, Linh vẫn không hề thấy Phương vác mặt đến. Cô gọi điện sang cho cô Tràm, thì nghe cô bảo sáng sớm đã thấy Phương xách cặp đi rồi. Linh rất tức, song nghĩ cậu ta không học thì thôi. Cô ngồi một mình, trong buổi sáng đọc hết cuốn truyệnĐức mẹ mặc áo choàng lông vừa được cô bạn yêu quí mua lại từ hiệu sách cũ tặng cho. Đến tầm trưa, khi mẹ cô gọi xuống ăn trưa thì Linh quyết định cho rằng “học trò” của mình không đến.
Sang buổi chiều, khi cô còn lờ đờ ngủ trưa, thì cô Tràm xách tai Phương Híp lên thẳng nhà cô. Cậu ta quần áo nhem nhuốc vì vừa đánh nhau một trận tơi tả thì phải, nhưng vẻ mặt sưng sỉa kia nhất định không phải do việc đánh nhau mà thành. Cô Tràm còn ấn thêm một cái túi to tướng, đe dọa cậu con trai quý tử.
“Nếu không học tử tế đến chiều, thì cầm túi đồ mà đi luôn!”.
Nói xong, cô nở nụ cười vừa dịu dàng vừa khổ sở với Linh, rồi tất tả ra về, chuẩn bị cho hàng quán. Còn lại cậu Phương Híp te tua đứng trước mặt cô, mặt sưng lên như cái bàn, gắt gỏng.
“Vì sự nhiệt tình của cậu, tôi đã có mặt rồi đây. Lô, cậu hài lòng chưa?”
“Hài lòng cái con khỉ ý”.
Lần đầu tiên, cô con gái ngoan ngoãn là cô đã đáp lời không thục nữ cho lắm.
Buổi chiều, hai người lôi môn Toán ra giải quyết đầu tiên. Kể ra, chuyên Văn như Linh mà dạy toán cho người khác thì cũng hơi khó tin, nhưng cô vốn được lũ bạn gọi là quái vật vì Văn Toán đều rất “song toàn” mà. Tuy vậy, chương trình dạy dỗ không thể vào trực tiếp nội dung, bởi vì Linh nhất quyết bắt đầu buổi học bằng bằng việc bắt Phương là cho mép vở thẳng ra chứ không được quăn tít như lò xo thế này. Còn cậu ta thì cương quyết giương đôi mắt ti hí lên bảo “Tôi không làm đấy thì thế nào? Tưởng môi cong tớn thế kia mà tôi sợ hả!” Kết quả cuối cùng, buổi học trở thành buổi hai người chí chóe, đả kích về ngoại hình của nhau không thương tiếc. Ai bảo cậu ta chọc cô trước. Tưởng cái mắt híp của mình là đẹp lắm đấy à?!! Cuối buổi, Linh tuyên bố không kèm cặp gì hết, mặc kệ tiết canh tiết củng. Phương cũng gào lên là cậu thèm vào học. Rồi ném cả cái quyển vở vẫn còn quăn tít vào mặt Linh, mặc cho cô thở phì phì và mắt trợn trừng trừng.
Tưởng chuyện đến đấy là xong, Linh đã nằng nặc bắt mẹ gọi điện cho cô Tràm để thông báo tình hình rồi, cô lại sống đời vui vẻ rồi, dù không được ăn tiết canh nữa. Cũng không thấy cô Tràm quay lại thuyết phục gì thêm nên Linh yên tâm hơn. Thời gian này, cô có chút căng thẳng, vì cuộc thi chọn học sinh giỏi quốc gia đã kề sát nút.
©.STEN.T
Linh vẫn nhớ như in buổi sáng hôm đó. Đề văn là phân tích bài thơ Tiếng chim tu hú của Anh Thơ. Ngồi viết hăng say được quá nửa giờ thì bắt đầu bị đau bụng khủng khiếp, đau đến mức không cầm bút lên nổi. Nhìn quanh, bạn bè viết rồn rột, Linh chỉ thấy từ dưới ghế ngồi của mình một mảng đỏ ướt đẫm, bắt đầu chảy bò xuống chân cô. Cơn đau cùng sự choáng váng khiến cô cố lắm vẫn chỉ viết thêm được nửa trang rồi bỏ dở bài thi giữa chừng, gục đầu xuống bàn khóc. Giám thị đi xuống hỏi mấy câu, cô chỉ lắc đầu chảy nước mắt, cuối cùng đành dìu cô đi ra ngoài… Đã tìm hiểu qua sách Sinh học, cũng từng nghe bạn bè nói tới, nhưng cô không biết khi kì sinh lý đầu tiên của mình lại đau đớn như vậy. Thầy giáo của cô nhìn cô thương xót, cũng đoán được tình hình, gọi điện về cho nhà cô, bảo người nhà tới đón.
Nhưng, Linh không bao giờ biết “người nhà” của cô lại là Phương Híp. Vừa thấy cậu ta phi chiếc xe đạp tới, mặt cô đã xanh mướt như tàu lá, đến mức trèo lên xe cũng không nổi, cậu ta lại phải đỡ.
Chiếc xe đạp đi, Linh gục đầu vào chiếc áo có số Bảy, biển chữ David Phương Híp, và nghe cậu ta làu bàu.
“Cái này gọi là bị hành kinh đấy hả?”
Cô không còn sức để trả lời hay tức giận, hay ngượng ngùng gì nữa.
Cậu ta tiếp tục diễn giải “Ừ, có vẻ đau. Thế này nghĩa là bị hành cho đến phát kinh đúng không???”
|