PHẦN MỚI
“Ba ơi, ba ơi, dậy, dậy đi làm, ba ơi!!!” Đứa con nít lay mạnh người đàn ông trẻ vẫn còn đang say giấc làm anh giật mình. Nắng đã lên cao, vàng rực 1 góc phòng. Anh vẫn còn mơ màng, ngước mắt nhìn thiên thần nhỏ của mình, anh gãi đầu và cười trìu mến: “Ba quên mất, tối hôm qua ba thức khuya, xin lỗi con nhé. Đợi ba vệ sinh cá nhân, 2 cha con mình xuống ăn sáng rồi ba chở con đi học hen!!!” “Dạ!!!” Anh nhanh chóng sắp xếp gọn gàng tất cả mọi thứ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Mở tủ quần áo, anh chọn bộ vest ưng ý nhất cho sự kiện trọng đại chiều ngày hôm nay. Anh đã được lên chức phó tổng giám đốc của 1 công ty nước ngoài sau bao nhiêu năm nỗ lực và cố gắng. “Thưa cậu, bữa sáng đã chuẩn bị xong!!!”. Người giúp việc già gõ cửa. “Tôi xuống ngay” “Hôm nay tôi đích thân đưa cháu đi học, chú không cần phải chờ xe nhé!!!”. Anh thông báo với người tài xế đang đợi trước cửa nhà. Sau bữa sáng, cả 2 cha con vội vã ra xe, nhưng anh vẫn không quên vợ mình, người đã mất cách đây 3 năm. Anh dừng lại 1 lúc, nhìn lên di ảnh của vợ, gửi 1 nụ cười ấm áp. “Anh sẽ cố gắng chăm sóc cho con thật tốt như ước nguyện của em”, anh nghĩ thầm. “Thưa anh, dự án hôm qua vừa có người đặt mua, mà chẳng những mua 1 căn, họ mua liền 10 căn anh à. Em vừa soạn thảo xong bản hợp đồng, anh xem qua và ký giúp em nha” “Cậu cứ để đó, tí tôi xem xong sẽ ký cho” “Em cảm ơn anh nhiều” Anh đọc 1 lượt qua bản hợp đồng và không chần chừ đặt bút ký ngay vì đây là dự án anh rất tâm huyết trong suốt thời gian qua. Nếu toàn bộ dự án này thành công trọn vẹn, chẳng những anh có trong tay 1 số tiền lớn, mà vị trí tổng giám đốc chẳng bao lâu nữa cũng sẽ thuộc về anh. Nhưng vì bản chất con người anh không tham lam, sân si nên anh luôn muốn mọi việc thuận theo lẽ tự nhiên mà nó đã, đang và sắp xảy ra. Anh đứng lên, nhìn ra cửa sổ phòng làm việc, cảm giác thoải mái và hạnh phúc. Anh hạnh phúc vì những nỗ lực của anh được đền đáp xứng đáng. Từ một anh chàng vệ sĩ quèn, đến một nhân viên kinh doanh thấp cổ bé họng, mà có được như ngày hôm nay. Ông trời không bao giờ lấy đi hết của ai bất cứ thứ gì, mà cũng sẽ dành lại cho người ta cơ hội nếu như ta biết cố gắng và phấn đấu. Chợt, xấp giấy tờ trên bàn rơi xuống, 1 trong số đó rơi vào trong ngăn tủ kéo của anh, và… Ký ức của ngày xưa lại trở về khi anh nhìn thấy tấm hình anh và Phúc chụp chung. Anh đã giữ nó trong suốt 7 năm nay, chưa bao giờ rời xa. Trong suốt những năm qua, anh luôn tìm kiếm hình bóng của nó trong vô vọng. Đã có lần anh sang tận Thụy Sĩ để dò la tin tức nhưng cũng chẳng tìm ra. Anh cũng đã mất liên lạc với ba nó nên không thể hỏi thăm được. Tất cả thông tin về Phúc đối với anh chỉ là con số 0. Nhưng anh vẫn chưa bao giờ, và không ngừng hy vọng rằng 1 ngày nào đó, anh sẽ tìm lại được hạnh phúc của mình. “Anh nhất định sẽ tìm lại được em”. ……………….. “Cho tôi qua, cho tôi qua, cảm ơn, cảm ơn” Người đàn ông già lom khom chen chúc giữa đám đông đang đợi người thân, mắt đỏ hoe, tay chân run lẩy bẩy. Ông không tin được đã 7 năm từ khi ông xa đứa con trai yêu quý nhất của mình. Chuyến bay Thụy Sĩ – Việt Nam vừa hạ cánh. Chàng trai trẻ năm nào nhanh chóng bước ra cửa. Đó chính là Phúc, vẫn với khuôn mặt đó, vẫn với dáng vóc đó, nhưng mọi thứ dường như đã khác đi, có chăng là tâm hồn, suy nghĩ đã trưởng thành hơn, chín chắn hơn? Vừa nhìn thấy ba mình, chàng trai không ngăn nổi cảm xúc, khóc òa lên và chạy lại ôm chầm lấy ông: “Ba. Con tưởng đâu con không còn được gặp ba nữa!!!” “Con khờ quá, ngoan, ngoan, đừng khóc, ba ở đây mà, nính đi. Ngoan, để ba coi con trai của ba 7 năm rồi có khác gì không?” Chàng trai nín khóc, khuôn mặt rạng rỡ lên hẳn. Người cha đưa đôi bàn tay khắc khổ, già nua vuốt tóc con trai mình. Cũng chính vì những lỗi lầm ngày xưa do ông gây ra, mà cha con ông mới ra nông nổi như ngày hôm nay. Ông vẫn không thể ngăn 2 hàng nước mắt tiếp tục rơi. “Thôi mình về nhà đi con. Ba có nấu cơm sẵn đợi con ở nhà, toàn mấy món hồi xưa con thích ăn không đó” Chiếc taxi đậu xuống 1 con hẻm nhỏ ở quận 3, và người cha nhanh chóng dẫn chàng trai vào nhà. Căn nhà chỉ có 1 tầng lầu duy nhất và 2 phòng ngủ, quá khác xa so với ngôi biệt thự xa ngày xưa mà ông từng nắm trong tay cùng với bao nhiêu tiền bạc, của cải. “Ngồi đi con, con coi nè, đậu hũ sốt cà nè, canh khoai mỡ nè, cá chiên nà, con thích lắm phải không con? Đói bụng rồi, ăn đi coi trai!!!” Chàng trai chạnh lòng không nói nên lời, nhưng cũng kìm nén được cảm xúc để trò chuyện với ba mình: “Ba, suốt mấy năm qua ba sống thế nào hả ba?” Người đàn ông già buông chén cơm xuống, giọng trầm ngâm: “Sau khi ra tù, ba không biết phải làm gì, cũng may là còn một ít tiền con để dành lại cho ba. Ba thuê 1 căn nhà nhỏ này để có chỗ che mưa che nắng, và mua thêm 1 chiếc xe để chạy xe ôm sống qua ngày. Mấy người bạn cũ cũng giúp đỡ được một ít, nên cuộc sống có khó khăn cũng không đến nỗi bữa đói bữa no con à” Trầm ngâm 1 lúc, ông nói tiếp: “Ba xin lỗi con vì suốt mấy năm con học ở Thụy sĩ, ba không biết cách nào để hỏi thăm, động viên con, thậm chí tiền bạc cũng không có, để con phải bơ vơ, tha phương nơi đất lạ qua người, kẻ làm cha này thật là không còn mặt mũi nào mà”. Ông nghẹn ngào Chàng trai lắc đầu, giọng nói cũng run run: “Không có đâu ba, con thấy ba khỏe mạnh như vậy là con vui rồi. Với lại bên đó, cuộc sống cũng tốt lắm, con vừa đi làm vừa đi học, lại có người quen, nên không nhiều khó khăn lắm. Con chỉ trăn trở trong suốt 7 năm qua là đến ngày cha con mình được đoàn tụ thôi” Phúc nắm chặt tay ba mình, chàng tiếp lời: “Ba yên tâm, từ nay con sẽ không để ba khổ nữa. Con đã về rồi, con sẽ không để ba phải mưu sinh kiếm sống qua ngày nữa. Từ ngày mai, con sẽ đi xin việc làm, và con sẽ kiếm tiền, có tiền rồi, cuộc sống của cha con mình sẽ lại được như xưa nha ba” Người cha im lặng không nói gì, chỉ quay mặt đi để giấu cảm xúc của mình nhưng nước mắt thì lưng tròng. Chàng trai tiến đến ôm chầm lấy ba mình, cái ôm đoàn tụ sau 7 năm dài xa cách. …………………….. Ngày hôm sau, chàng trai ngay lập tức gửi thư và hồ sơ đi khắp các công ty trong và ngoài nước để xin việc làm. Từ nhân viên kinh doanh, giảng viên ngoại ngữ, nhân viên văn phòng, tư vấn, tiếp thị…đều có hồ sơ của Phúc. Nhưng đúng là thực trạng việc làm ở quê nhà không như anh chàng mong ước. Không chỗ nào níu giữ được chàng trai tốt nghiệp đại học Luzern loại khá trở về nước để cống hiến tài năng của mình. Lương không tương xứng với năng lực, không có cơ hội phát triển bản thân, không thể vận dụng những kiến thức đã học…Nhưng những khó khăn đó không làm chàng trai trẻ chùn bước, anh lại càng quyết tâm hơn nữa. Vì tương lai của mình, vì cuộc sống khó khăn của ba mình, anh lại càng cố gắng, hy vọng cho một ngày mai tốt đẹp hơn. Và quả nhiên, ông trời không phụ lòng người, cuối cùng anh cũng được nhận vào một công ty nước ngoài chuyên về kinh doanh địa ốc và bất động sản. Chàng trai vượt qua 2 vòng phỏng vấn năng lực bao gồm chuyên môn và ngoại ngữ một cách dễ dàng. Đến vòng thi thứ 3 vào một ngày khác, chỉ còn lại có 10 ứng viên. Đây là vòng phỏng vấn trực tiếp với cấp trên, cũng là trưởng bộ phận nơi chàng sẽ công tác. Ngồi trước phòng chờ cũng như bao người khác, anh có phần hơi căng thẳng và hồi hộp, nhưng cũng tự trấn an mình sẽ vượt qua được. Nhìn thấy 9 người kia bước ra, ai nấy cũng lắc đầu buồn bã, càng làm cho anh thêm lo sợ. Hít 1 hơi thật sâu, anh lấy hết tự tin bước vào trong phòng. Không khí im lặng, tiếng máy lạnh phà phà, và hơn nữa là chỉ có duy nhất 1 người đang ngồi trước mặt anh, làm anh cảm thấy nhiệt độ cơ thể còn lạnh hơn cả nhiệt độ trong phòng lúc này. Vị sếp kia đang ngồi quay mặt lại với anh, đợi mãi không thấy trả lời, anh tiến đến, gõ nhẹ vào bàn, ra hiệu có người đang đợi. Cái ghế quay ngược lại, đó là một anh chàng cũng còn khá trẻ, cao ráo, trắng trẻo và rất đẹp trai. Vừa nhìn thấy Phúc, anh ta ra hiệu bằng 2 ngón tay mời Phúc ngồi, anh chàng vui vẻ vâng lời. “Uhm….kiến thức chuyên môn 8/10. Ngoại ngữ 95/100. Cũng khá đấy nhỉ!!” “Dạ. Cảm ơn anh” “Tôi thấy em tốt nghiệp đại học ở Thụy Sĩ, sao không ở bên đó làm luôn mà lại về Việt Nam làm gì. Ở bên đó rõ rang tốt hơn, nhiều người muốn mà không được?” Phúc thành thật: “Dạ, thứ nhất là em còn cha già ở bên này không ai lo. Thứ 2 là em muốn về Việt Nam làm việc vì dù sao ao nhà vẫn hơn. Và điều kiện ở đây cũng dễ sống” “Nói dối, đó không phải lý tưởng của người trẻ và muốn thành công, nếu không họ sẽ không ở đây. Ai cũng có giấc mơ Mỹ, giấc mơ Úc, Châu Âu các thể loại…”. Vị sếp kia gắt gỏng “Em nói thật lòng vì dù sao Việt Nam cũng là nơi em sinh ra và lớn lên, đi đâu cũng không bằng được nhà mình mà anh. Với cái quan trọng nhất là em muốn tìm 1 công việc ổn định để chăm sóc cho ba em. Ba em vất vả vì em cũng nhiều rồi. Và em cũng muốn có 1 tương lai tốt hơn sau này” “Lại nói dối, nếu muốn có tương lai thì đã không về Việt Nam làm gì. Tôi thừa biết điều này!!!” “Em không có lý do gì để nói dối. Nếu em nói dối thì em đã được tuyển dụng ở công ty khác rồi, với mức lương cao hơn, nhưng đó không phải điều em muốn. Em muốn được làm những gì mình thích và cống hiến hết năng lực của bản thân mình cho công việc, chứ không phải mơ mộng nhà lầu xe hơi hay bất cứ thứ gì cả”. Chàng trai chân thành chia sẻ. “Người ta có rất nhiều lý do để nói dối, ví dụ như nói dối để được tuyển dụng chẳng hạn. Em nói dối là em thích công việc này, để tôi tuyển dụng em!!!” “Nếu nói dối để được tuyển dụng mà được tuyển thật thì cũng nên nói chứ đúng không anh”. Phúc đáp trả “Ơ. Thế giờ tôi là sếp em, tôi phỏng vấn em hay em là sếp tôi, em phỏng vấn tôi??” “Dạ em không có ý đó. Tại em nói những gì em suy nghĩ thôi” “Cậu không suy nghĩ theo hướng đó. Cậu suy nghĩ khác, tôi đọc được ý nghĩ của cậu” “Dạ vậy sếp cho em biết là em đang nghĩ gì được không sếp?” “Cậu đang nói dối tôi để được tuyển dụng vào công ty tôi, cậu đang nói dối tôi để tôi tin cậu, có đúng thế không??”. Vị sếp cười to Nói đến đây, chàng trai cảm thấy mình bị xúc phạm và không thể chịu đựng được nữa. Anh đứng dậy, vẫn giữ bình tĩnh tuy trong lòng đang rất giận dữ. “Em xin cảm ơn sếp đã cho em cuộc phỏng vấn quý giá hôm nay. Dù em biết sếp rất bận nhưng em cũng xin cảm ơn sếp nhiều. Tuy đây là công việc em rất yêu thích, em rất muốn được tuyển dụng nhưng em biết, nếu được tuyển dụng thì em cũng không thể nào hòa hợp và làm tốt công việc khi có cấp trên như vậy. Chào anh” Dứt câu, chàng trai lập tức bỏ đi ra khỏi phòng, trong lòng cảm thấy rất buồn vì vừa để lỡ một cơ hội công việc cực kỳ tốt. Và lại tiếp tục những tháng ngày vất vả, gian nan đi xin công việc khác. Vị sếp vừa nãy gọi trưởng bộ phận nhân sự vào phòng, đưa xấp hồ sơ của 10 ứng viên và dặn cô ta thông báo kết quả cho họ. Chỉ 1 trong số 10 người được tuyển dụng để làm trợ lý của anh ta. “Kết quả phỏng vấn thế nào rồi con trai? Có tốt không?” “Dạ cũng tạm ba ơi. Chỉ chờ người ta gọi thông báo thôi” “Cố lên con trai, ba biết con của ba làm được mà. Ba luôn ủng hộ con” “Dạ”. Chàng trai đáp lời mà lòng nặng trĩu. Cảm giác vừa bất lực, vừa thương ba mà không làm gì được cho ba thật là khó chịu. Chiều hôm ấy, đang nằm nghe nhạc thì điện thoại reo lên. Là số của công ty lúc sáng vừa đi phỏng vấn, không lẽ họ lại gọi để phỏng vấn lần nữa? Chàng trai bắt máy. “Cho chị hỏi đây có phải số của Phúc không em?” “Dạ đúng rồi chị. Chị gọi em có gì không hả chị?” “Chị chúc mừng em đã được trúng tuyển rồi nhé. Mai em bổ sung hồ sơ giúp chị nha. Và bắt đầu từ tuần sau em có thể đi làm chính thức được rồi” Chàng trai mắt mở to, tỏ vẻ cực kỳ ngạc nhiên: “Ủa, chẳng phải em đã rớt rồi sao chị?” “Chị chỉ thông báo kết quả theo những gì chị nhận được từ tổng giám đốc thôi em à” Tổng giám đốc, không lẽ nào…. “Có phải người hồi sáng đã phỏng vấn em không chị?” “Đúng rồi em, đó là anh Lâm. Tổng giám đốc của công ty đó. Anh Lâm không muốn để ứng viên biết anh là tổng giám đốc nên ai vào cũng không biết, cứ nghĩ anh ở phòng nhân sự hay phòng kinh doanh” Chàng trai há hốc mồm, người cứng đơ không biết nói gì. Vừa vui vừa lo sợ trong lòng, vui vì đã được trúng tuyển vào công ty, sợ vì không biết phải làm sao nếu gặp tổng giám đốc lần nữa. Chắc chỉ có đào lỗ để chui xuống mà trốn. Và ngày đầu tiên đi làm cũng đến, chàng trai cực kỳ háo hức chào đón những thử thách, những cơ hội mới sắp tới trong tương lai. Nhưng niềm vui ấy nhanh chóng bị dập tắt khi công ty có thông lệ dẫn nhân viên mới đi giới thiệu tới tất cả các phòng. Chàng trai vừa đi chào mọi người, vừa cảm thấy lo sợ nếu như gặp lại tổng giám đốc, anh không biết phải làm thế nào nữa? Cuối cùng, chàng được dẫn đến phòng của sếp Lâm và bộ phận nhân sự thông báo với chàng: “Phúc sẽ làm việc ở đây nhé. Em sẽ là trợ lý và là cấp dưới của anh Lâm. Em ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh nhưng hiện anh Lâm đang cần một trợ lý cấp cao, nên tạm thời em cứ ở lại đây nhé, khi nào tuyển được người khác, em sẽ trở lại công tác ở phòng kinh doanh. Chúc em thành công nha” Chàng trai méo mặt: “Dạ” Gõ cửa vào phòng sếp nhưng không thấy ai trả lời, chàng trai ngồi nép mình xuống bộ ghế sofa trong góc phòng. Mặt cúi gầm không dám ngước lên. Khi nghe loáng thoáng bên ngoài tiếng sếp đang từ từ tiến lại. Chàng trai lạnh ngắt, mồ hôi mẹ, mồ hôi con thi nhau tuôn ra. “Ừ, ừ, cứ vậy mà làm đi, tốt lắm, làm xong cho tôi hay nhé. Có gì tí gọi lại báo tôi biết” Phúc cúi mặt xuống, không dám ngước lên nhìn sếp. Đến khi sếp đưa sát mặt mình vào mặt chàng trai, anh hoảng hốt bật dậy. “Dạ dạ, em xin lỗi……em……xin lỗi sếp…dạ.dạ…..” “Em làm gì sai mà xin lỗi tôi rối rít. Tôi có ăn thịt em khi nào đâu”. Anh Lâm trêu. “Dạ….dạ….chuyện hôm trước….”. Phúc rối rít “Bỏ qua đi, tôi không nhớ nữa, tính tôi là vậy mà, điên điên khùng khùng, nhưng tôi rất khó, làm việc với tôi thì cẩn thận. Ai hiểu tính tôi thì làm việc lâu, còn không thì đâu có ai làm lâu, tuyển liên tục à. Chẳng ai chịu nổi tính tôi cả. Cậu làm lâu sẽ hiểu” Phúc nghĩ thầm trong bụng: “Chết mình rồi. Hic” ………………………………
|
Kể từ ngày bước chân vào công ty là cả 1 chuỗi đau khổ của cậu bé. Không có ngày nào cậu về nhà mà còn thấy được mặt trời, công việc lúc nào cũng bị giao nhiều gấp đôi, gấp ba lần người khác. Có khi thời gian ở công ty còn nhiều hơn thời gian ở nhà. Trong giờ làm việc thì gọi điện thoại, email, văn bảng liên tục đến nỗi không có thời gian nghỉ ngơi. Lý do ở đây không phải vì cậu bé không biết sắp xếp công việc và thời gian, nhưng có vẻ sếp Lâm muốn chơi khăm, hoặc là thử thách xem sự kiên trì chịu đựng của cậu bé tới đâu. Nếu như là Phúc của 7 năm trước, cậu bé sẽ không ngần ngại cho anh Lâm biết thế nào là lễ độ và một đi không trở lại. Nhưng cái tôi to lớn đó sau 1 thời gian dài tha hương ở nước ngoài đã bị dập tắt, thay vào đó là sự cố gắng, nỗ lực hết mình. Phần vì thương cha già, phần vì không muốn bon chen với cuộc sống nữa nên cậu bé vẫn hằng ngày cố gắng hết mình cho công việc. Nhưng những cố gắng, nỗ lực của cậu bé đều bị anh Lâm bác bỏ, thậm chí không công nhận mà còn công khai phê bình cậu bé trong cuộc họp. Có khi là công việc chưa thỏa đáng, có khi hiệu quả chưa cao, có khi làm chưa đúng ý…Nhưng cậu bé luôn luôn mỉm cười và chấp nhận thất bại để vươn lên, vì Phúc biết không có nỗ lực nào được đền đáp bằng con số 0. Thế nên dù trong mọi tình huống, cậu bé luôn cố gắng xoay chuyển và tìm được cách giải quyết tốt nhất. Một lần, cậu bé ở lại làm việc đến hơn 7h vẫn chưa về, thì sếp Lâm đi ngang qua, thấy đèn vẫn còn sáng, sếp Lâm ngó vào: “Chưa về à” “Chưa đến giờ ĐƯỢC về sếp à”. Cậu bé nhấn mạnh chữ ĐƯỢC “Về đi, anh cho về đó” “Chưa sếp à, về giờ này lỡ mai công việc không xong, em lại bị sếp phê bình, em không dám. Em có về 12 giờ khuya mà mai sếp không ưng sếp cũng abc em thôi” Anh Lâm đỏ mặt, nhưng cũng không quên kèm theo 1 câu trước khi đóng cửa: “Nhớ mà làm việc cho tốt chứ ở đó mà trã treo”
Đúng y như những gì Phúc nói, trong cuộc họp ngày hôm sau, sau phần thuyết trình về chiến lược kế hoạch trong quý tới, tất cả mọi người đều vỗ tay tán thưởng vì nó rất khả thi và thực tế, chỉ riêng sếp Lâm. “Tôi không thấy gì thực tế cả, chỉ là lý thuyết thôi, hoàn cảnh không cho phép” “Thưa sếp, khi sếp nói thế, hãy đưa ra lý do, để đối phương tâm phục khẩu phục”. Phúc phản biện “Tôi không cần biết, tôi chỉ thấy nó không khả thi để thực hiện” Phúc vừa buồn vừa tức, nhưng cũng rang kìm lại cảm xúc để hỏi mọi người xung quanh: “Các anh chị thấy ý kiến của em có gì không khả thi?” Tất cả mọi người đều im lặng, Phúc nói tiếp: “Không nói gì nghĩa là không ai phản bác lại ý kiến vừa rồi!” Sếp Lâm to tiếng: “Nhưng tôi thấy không khả thi là nó không khả thi!” Tất cả lại im lặng, một lúc sau Phúc là người lên tiếng đầu tiên: “Nếu như sếp có góp ý, đóng góp gì xin nói ra, đừng nói cái kiểu chống đối người khác như vậy mà không cho người ta biết lý do tại sao. Em không phục!” Nói xong Phúc đứng lên bỏ đi ra ngoài, cả phòng họp im thin thít, sếp Lâm cũng chẳng nói thêm câu nào. Một lúc sau, anh thấy điện thoại của mình báo có tin nhắn. “Em muốn gặp sếp mình nói chuyện riêng. Quán Suối Đá”. Người gửi: Phuc Tro Ly Một lúc sau anh đi ra đã thấy Phúc ngồi đợi sẵn, anh vừa mới ngồi xuống chưa kịp gọi nước thì Phúc nói luôn: “Sếp có ức chế gì em hay thù ghét em gì cứ nói, đừng chơi chiêu em làm gì nói gì cũng bị bác bỏ vậy, em nản lắm” “Từ từ đã, nước còn chưa kêu mà” “Sếp khỏi kêu, có gì nói luôn đi lôi thôi mệt quá. Em không thích” “Trời ơi, hôm nay còn dám ra lệnh cho anh à. Ai sếp ai lính đây ta” Phúc không nói gì thêm, sếp Lâm cứ chần chừ chần chừ cầm cuốn menu, vừa cầm vừa cười mỉm mỉm chọc tức cậu bé. Cậu bé sốt ruột chờ đợi. Mãi hơn 5 phút sau sếp mới chịu gọi. “Thế mục đích em kêu anh ra đây là có việc gì?” “Em muốn biết lý do vì sao em làm việc gấp đôi, gấp 3 lần người khác mà làm gì cũng bị bác bỏ, làm gì cũng bị chê, làm gì cũng bị nói, bị soi. Nếu sếp là em thì sếp nghĩ sao. Em là con người chứ đâu phải con vật mà không biết xấu hổ, không biết nhục. Nếu không thích nữa thì cứ nói thẳng 1 tiếng để em biết đường em lui, sếp làm vậy em cũng mệt mà sếp cũng mệt” “Vậy giờ ý em sao?”. Sếp Lâm hỏi “Nếu em làm gì sếp không thích nữa cứ nói, em thôi việc!” “Nếu anh không đồng ý cho em thôi việc thì sao?” “Không có lý do gì sếp giữ lại em mà cả 2 bên đều không thấy thoải mái với nhau, nếu thế thì nên chấm dứt sớm để cả 2 bên không cảm thấy khó chịu với nhau sếp à!” “Nhưng mà anh…” Sếp Lâm chưa kịp nói gì thì Phúc đã đứng lên, đi ra khỏi quán thật nhanh và xin phép nghỉ luôn buổi chiều. Phúc lại buồn trong lòng, buồn vì thương ba, buồn vì mình đã tìm được công việc ưng ý mà cuối cùng lại thành ra như vậy. Cậu bé lủi thủi dắt xe ra về, lòng buồn rười rượi. [CÒN TIẾP]
|