Còn 3 tuần nữa là tới ngày cưới: Anh nghỉ việc để về quê ở cùng với ba mẹ vì lí do là để chuẩn bị cho ngày cưới. Mọi việc đã được mẹ anh lo liệu gần như ổn thỏa cả rồi, nhưng anh vẫn thuyết phục được mẹ cho anh về quê. Vì đây là 3 tuần cuối cùng anh ở với ba mẹ trong thân phận một người con trai chưa vợ. Sau này, anh không thể làm nũng vòi mẹ làm cái này cái kia cho mình nữa rồi, cho dù đã trưởng thành nhưng anh rất trân trọng những giây phút được làm đứa bé trong mắt của mẹ, để thấy mình còn có sự quan tâm, bảo bọc của bậc sinh thành. Ba mẹ đồng ý cho anh về, để anh tạm dừng mọi công việc trên thành phố, coi như là một sự giải lao ngắn ngủi làm bước đà cho những ngày tháng sau này. Cưới rồi, anh sẽ lo cho vợ con, lo vun đắp cho gia đình nhỏ của riêng mình, ba mẹ đã hết nghĩa vụ với anh rồi. Về đến nhà rồi, nơi chôn nhau cắt rốn của anh, nơi mà có nồng độ tuổi thơ của anh đậm đặc nhất. Tuy quê anh cách thành phố không quá xa, nhưng một khoảng cách 3 tiếng đồng hồ đi lại thôi cũng đủ thấy không gian khác biệt rồi. Một nơi yên ả người, có gia đình, có người thân, và có cả một vùng kí ức bỏ quên bấy lâu nay. Quê là nơi có hàng tre ngoài cổng làng, nơi có cậu bé khi xưa bị ngã xe đạp khóc ỉ oi, là những lần trèo cây trộm xoài bị phát hiện. Anh thấy rõ hàng đàn kí ức xếp lớp lại rồi từ từ hiện ra trong đầu. Chưa lần nào anh thấy nhớ quê đến thế này, nhớ quê trong khi đôi chân mình đang đặt trên đất quê. Nhớ vì sợ phải xa nó. Chiếc xe đạp cũ bị anh lôi ra để đi khắp các vùng đất mà tuổi thơ anh từng tới. Rồi anh chợt thấy lòng mình quặn thắt khi chợt nghĩ mình sẽ xa quê một khoảng thời gian dài sau này. Đến khi chiều ngả màu, chiếc xe đạp ấy mới đưa anh về trước cổng nhà. Mẹ đang ở ngoài vườn sau với đàn ngan đang tuổi ăn tuổi lớn. Còn ba đang loay hoay với giàn mướp trước nhà. Một khung cảnh tuyệt đẹp mà đã rất lâu rồi anh không được nhìn thấy. Chiều quê rót màu cam lên từng mái nhà, từng cây cỏ, màu sắc ấy làm ngôi nhà thêm ấm cúng hơn bao giờ hết. Anh dắt chiếc xe đạp vào nhà rồi nở một nụ cười nhẹ với ba khi ông vẫn đang chú tâm vào vài cây gỗ dài: - Về rồi đó à? Vô tắm rồi chuẩn bị ăn cơm! Tiếng nói của ba sao ấm áp vô cùng, anh rất ít nói chuyện với ba nhưng bằng cử chỉ hay những lời nói ngắn ngủn, anh biết ông đã thương anh đến nhường nào. Anh lại cười với ba một lần nữa, nụ cười hạnh phúc khi đã lâu rồi không cảm nhận được sự quan tâm từ ông: - Dạ con biết rồi! Sau câu nói ấy, cái dáng người cao to đặt chiếc xe đạp ngay ngoài sân rồi lao thẳng ra vườn sau với mẹ. Anh rất thích đứng nhìn đàn ngan ấy, những màu lông đen tuyền điểm vài chỗ trắng cứ lúc rúc dưới chân của một người đàn bà đã gần sáu mươi. Mỗi con ngan là một động tác khác nhau, nhưng suy cho cùng tất cả đang chuẩn bị cho sự nghỉ ngơi vào cuối ngày, anh ước gì được là một trong số chúng, vô lo vô nghĩ, và đặc biệt, đã là một con vật, muốn yêu ai chắc cũng không một người nào cấm cản, cho dù anh có lỡ yêu một con ngan đực khác. Nghĩ cũng lạ, phận làm con ngan ắt hẳn rất thích làm người, để lãnh đạo, để sai khiến loài vật. Còn làm người như anh lại đi ước ao trở thành con ngan, để trút hết mọi gánh nặng anh đang chịu phải, để không còn nhớ một ai khác da diết đến nỗi nao lòng. Mẹ thấy anh đứng nhìn bà một hồi lâu không động tĩnh gì, bà thấy ánh mắt anh chợt buồn, nhưng cái buồn chỉ là thoáng qua, chỉ tồn vại vài giây trong con người ấy. Bất chợt mẹ cất tiếng gọi, kéo ánh mắt của anh ra khỏi những suy nghĩ buồn rầu: - Đứng ngây ra đó làm gì thế “ông trời con”? Vô nhà tắm táp rồi ăn cơm, mẹ lùa đàn ngan vào chuồng rồi vào ngay. - Lâu ngày không ngắm mấy con ngan, tự nhiên con thấy nhơ nhớ cái cảm giác lúc nhỏ, khi hai mẹ con vật vã làm cái chuồng cả ngày không xong. Hì hì, cho con đứng nhìn chúng một chút nữa thôi, sau này sợ không có cơ hội nhìn nữa. Anh cười nhẹ lại với mẹ, một nụ cười được nêm nếm thêm vài phần nuối tiếc và cả cái não nề vốn có. Mẹ không nhận ra anh đang buồn, mẹ chỉ thấy cái lớp bề ngoài mà con trai đang trưng ra trước mặt bà, đứa con bà đang cười tươi thế kia, chắc nó đang hạnh phúc lắm, việc gì đâu mà nó phải buồn, nó hết bệnh rồi, bởi có còn ai lây bệnh cho nó nữa đâu cơ chứ? Bữa cơm gia đình được bày ngoài thềm, chiều vẫn còn roi rói, chiều ráo hoảnh ráo huơ khiến cho bữa cơm trông có phần thi vị. Có ba, có mẹ, có cả đứa con trai, chỉ thiếu mỗi anh hai nữa là đầy đủ một bức tranh gia đình đầm ấm. Nhưng nhiêu đây cũng đủ để người ta thấy ông bà Sáu hạnh phúc đến nhường nào, ai nhìn vào bữa cơm ấy cũng đem lòng ganh tị, gia đình họ đẹp thế kia, đầm ấm thế kia đấy, chỉ thiếu vài ba tiếng cười của những đứa con nít nữa thôi là viên mãn, sắp thành hiện thực rồi, vợ thằng Thiên đang mang bầu, còn thằng Thành thì sắp sửa kết hôn. Một năm nữa thôi, năm sau gia đình ấy sẽ có thêm hai thành viên mới, những điều đơn giản thế nhưng chỉ mới nghĩ tới thôi cũng đủ làm ông bà Sáu rùng mình mà sung sướng. Cách ngày cưới 3 ngày: Anh chị hai về sớm để xem thử có thể giúp cho thằng Út được gì thì giúp. Hai anh chị vừa vào đến cổng thì thấy ngay thằng Út ra đón. Thành vội nở một nụ cười tươi khi thấy anh chị về. Đối với anh Thiên thì đây có lẽ là một nụ cười bình thường, nhưng đối với chị, bằng cảm nhận của một người phụ nữ, chị thấy nụ cười ấy hết sức lạ lẫm. Chị thấy gương mặt thằng em rể gượng gạo hết cỡ, một nụ cười che giấu vô vàn những xúc cảm bên trong, và chị biết vì sao Thành lại như vậy. Thành lao nhanh ra sân vác phụ mấy cái ba lô quần áo của anh chị, trong lúc anh Thiên đã hai tay hai túi đi vào trong cất đồ thì ngoài sân chỉ còn chị và Thành. Mặt chị đanh lại thấy rõ, Thành vẫn đang cố diễn nét tự nhiên trước chị dâu, bất ngờ chị nắm nhẹ tay anh rồi mắt nhìn mắt long lanh sắp phát khóc: - Thành, em có ổn không đó? Thành lại cười, một nụ cười chua chát thấy rõ, anh đã từng tập cười kiểu này lâu rồi, đến giờ đã thành thạo hẳn. Nụ cười giả tạo nhưng đủ để người bên cạnh thấy anh có vẻ vui bên trong. Chị không thấy thế, trước mặt chị giờ đây là một con người hoàn toàn khác thằng Thành lúc trước. Chị thấy anh đang đau, chị thấy anh đang dày vò bên trong, nhưng chị không hề biết người trước mặt đang nghĩ gì nữa. Chị tôn trọng quyết định của anh nhưng hình như chị rất ức, tức thay cho thằng em trai ngu ngốc của chị, chúng nó yêu nhau mà không dám đến với nhau, chỉ bởi tình yêu kia khác thường, để rồi một kẻ ở, một người bỏ đi, trong khi cả hai đều tan nát trong lòng. - Có gì đâu mà không ổn hả chị (cười). Em quyên hết mọi chuyện ở quá khứ rồi! Ánh mắt Thành chứa một thứ cảm xúc lạ lắm, chị cảm nhận được nhưng không rõ đó là cảm xúc gì. Nửa quyết tâm, nửa buông bỏ, thêm vào đó là chút cắn rứt, tội lỗi. Hàng tá cảm xúc xem kẽ nhau mà toát lên hai con ngươi đen láy ấy khi vô tình bị chị nhắc tới chuyện cũ. Anh đã quên thật rồi, anh sống vui vẻ và an nhàn thế kia mà, đúng như nó ước muốn, anh sẽ hạnh phúc mà... Ba mẹ vừa đi sắm sửa vài thứ về, thấy hai vợ chồng thằng cả về nên mừng rỡ hỏi thăm cuộc sống trên thành phố. Thành lúi cúi sau bếp chuẩn bị cơm, cái dáng người to lớn đứng một mình trong bếp, hai tay bận bịu bấu víu vào những rổ, xoong. Miệng anh nhẹ chu ra huýt bài hát quen thuộc, bài hát mà một ai đó rất hay nghe, bài hát của quá khứ, ai nhìn vào đằng sau chắc sẽ dễ dàng ảm nhận được sự hạnh phúc của anh khi đứng nấu ăn, nhưng nếu họ nhìn vào mắt anh lúc này thì sao? Nó rươm rướm đỏ, không biết là anh đang khóc hay do bị mùi hành bốc lên làm nhòe cả hai mắt. Mắt anh đỏ rồi, nước mắt cũng tự dưng rơi ra vô căn cứ, để rồi môi anh nhẹ mở như nói với chính bản thân mình: - Mùi hành cay quá!!! Không ai thấy nước mắt anh rơi, không ai thấy đôi mắt anh đỏ, cũng chẳng ai hỏi nguyên nhân, nhưng anh lại phân bua với ai vậy? Tự nói với chính mình, tự lừa gạt chính mình ư? Đúng rồi, do tại hành tây mà mắt anh đổ nước, nhưng lòng anh đang thắt lại từng cơn từng ngày, từng ngày một, không phút nào nghỉ ngơi, chắc cũng do hành tây ư? Không phải, anh không tìm ra một nguyên nhân nào cho sự đau đớn đó. Đành phải chấp nhận sự thật rằng, anh lại nhớ nó đến nao lòng, một lần nữa, và nhiều lần khác anh lại thất hứa với nó. Anh hứa là sẽ không nhớ nó nữa rồi mà, nhưng anh làm không được, không thể nào, cả cuộc đời này anh cũng không thể...
Ngày mai là ngày cưới: Họ hàng của gia đình tập trung đầy cả một nhà, ngày cưới ở quê là thế, hôm trước ngày trọng đại chính là hôm đông vui nhất. Đây là lúc cả gia đình tập họp, vây quần bên những công việc lặt vặt, miệng mồm thì không khỏi oang oang vì những chuyện tầm phào thường nhật, từ việc ông Ba vừa mua chiếc xe mới tới chuyện ông Hai mới đi khám bệnh trở về, những chuyện bị cất giấu ở tận đẩu tận đâu cũng bị đem lôi ra làm đề tài buôn bán trên cửa miệng. Nhà cửa cũng được trang trí đầy những sắc đỏ trông ra vẻ là ngày vui của gia đình. Những tường, những cột nhà đều được dán chi chít hoa hòe, người ngoài nhìn vào ắt hẳn phải vụt miệng mà thốt lên: Chắc đám cưới lần này lớn lắm đây. Còn nhân vật chính đâu? Ngày mai phải đi rước dâu sớm rồi, chắc anh đang hồi hộp lắm, chắc anh đang bộn bề chuẩn bị trăm công nghìn thứ cho ngày được cho là vui nhất đối với anh. Anh Thiên vào phòng thằng em trai để xem thử nó cần gì giúp không? Đã rất lâu rồi hai anh em mới có dịp ngồi nói chuyện như thế này, mặt ngồi đối mặt, anh Thiên nhìn Thành, ánh mắt như dò xét cảm xúc của thằng em. Anh thấy Thành cố tỏ ra vui vẻ nhưng nét buồn thì ngự rõ trên mặt. Trong mắt anh Thành là người cứng rắn lắm, nhưng bây giờ đây, người ngồi trước mặt anh đang thu bé lại mà to hó như con vật bị dồn vào đường cùng chuẩn bị đem ra làm thịt. Nhưng chỉ một vài giây thôi, nét buồn ấy chỉ ngự trị trên khuôn mặt ấy một vài giây thôi, sự mạnh mẽ lại trở về, nam tính hơn trước. Hai anh em nói về rất nhiều chuyện, nói về ba mẹ, nói về Mi, nói về những sự nhục nhã của gia đình khi nó đến với Quốc, rằng đây là con đường tốt nhất mà Thành nên chọn. Những điều này anh đã biết từ lâu, anh cũng đã suy nghĩ rất nhiều, bây giờ, khi anh Thiên nhắc lại thì Thành mới bất giác thấy bản thân phại chịu một gánh nặng vô cùng. Thành chợt cười nhẹ, lại một trong tất cả những nụ cười anh đã chuẩn bị từ trước, dạo này anh đã cười nhiêgu hơn, rất nhiều, anh cố tỏ ra vui vẻ trước mặt ba mẹ, trước người thân, nhưng bên trong ra sao thì không ai biết được. Anh Thiên nhìn nụ cười trừ của em trai, anh thấy lòng mình hơi an tâm khi Thành đẫ lấy lại thần thái thường ngày, tươi hơn trước là đằng khác. Câu chuyện kết thúc cũng là lúc anh Thiên về lại phòng mình để trả lại buổi tối tự do cuối cùng cho thằng em trai, ngày mai đây, nó sẽ có một cuộc sống khác, sẽ hạnh phúc với một gia đình mới, đấy là viễn cảnh mà Thiên và ba mẹ vẽ ra thật rõ ràng. Tiếng nhạc xập xình đến tận tối, đã 10h hơn, vẫn còn sự xôm tụ tồn tại trong căn nhà quê. Người lớn ngồi xoay quanh ngoài sân nói chuyện rôm rả, còn đám con nít vẫn còn sức nô đùa lúc ngày gần hết. Ông bà Sáu cũng ngồi trên bàn giữa sân mà uống trà bắt chuyện với họ hàng. Bà Sáu chợt nhận ra thằng Thành đang không có mặt ở đây, dù gì thì đây là ngày vui của nó, ngày cuối cùng của nó trong thân phận là người độc thân. Bà vội bảo với Thiên vào phòng gọi Thành ra ngoài này góp mặt cho cuộc vui với họ hàng. Lúc nãy Thiên cũng vừa ở trong phòng của em trai đi ra nên khi bị bắt vào đó lần nữa thì có ý giãy nãy. Thiên đi vào trong nhà hướng mặt về căn phòng đóng kín cửa. Anh gõ cửa theo phép lịch sự, bên trong im thin thít, tiếng nhạc bên ngoài xập xình vọng cả vào trong này nên anh không hề nghe thấy tiếng động gì bên trong. Chắc Thành đi ngủ sớm để mai còn đi đón dâu, Thiên nghĩ thế. Anh nhẹ nắm lấy tay cầm rồi đẩy cửa vào trong, cánh cửa không khóa, nhưng bên trong tối om như mực. Ánh sáng nhợt nhạt từ bên ngoài chiếu vào nhưng không đủ để Thiên nhìn rõ mọi thứ bên trong. Anh thấy một bóng dáng quen thuộc nằm trên giường, em trai của anh đó, chắc nó mệt quá mà ngủ thiếp đi rồi, bởi một ngày dài vật vã với bao nhiêu là thứ đủ để khiến người ta kiệt quệ. Thiên định quay đầu đi ra để không làm phiền Thành nữa, nhưng bất giác anh thấy lạ lẫm, anh thấy thiêu thiếu gì đó trong này, à đúng rồi, chiếc đèn ngủ thường ngày được chủ nhân ưu ái cho phát sáng thì hôm nay lại tắt lịm đi. Chính vì thế Thiên mới thấy lạ lẫm vô cùng, bóng tối chợt khiến anh hơi sợ. Thiên tiến lại bên chiếc bàn đầu giường và đưa tay nhấn công tắc, chiếc đèn vươn mình sáng mờ cả mộc góc phòng. Gương mặt Thành hiện ra một nửa, sắc nét, góc cạnh dưới màu vàng nhạt. Anh thấy đôi mắt Thành nhắm nghiền, gương mặt thằng em trai ngủ rất an lành, trên môi nó còn nhoẻn một nụ cười nhẹ hạnh phúc. Bất chợt Thiên thấy giật mình khi vô tình phát hiện ra điều bất thường tiếp theo của đứa em trai. Phía bên mảng tối mà đèn không chiếu tới, có một hũ thuốc cùng vài ba viên đã đổ cả ra ngoài. Thiên hoảng hồn nghe tim mình đập mạnh một cái, bất giác anh giơ tay lay lay thằng em trai đang nằm bất động, đến giờ đây anh mới chợt nhận thấy lồng ngực của Thành không còn sự nhấp nhô nữa. Anh chợt điếng người khi lay hoài mà không thấy phản ứng gì của người con trai ấy. Màn đêm ẽo uột quấn lấy thân hình hoàn hảo ấy, không còn sự phản kháng, không còn sự cô đơn nữa, hết rồi, Thành không còn quằn quại nhớ nó nữa, cuối cùng anh cũng đã giữ được lời hứa, anh đã quên nó, con tim anh đã không còn đau thấu lên khi chợt nghĩ về nó, bởi con tim ấy đang thoi thóp vật lộn với sự sống, yếu ớt, kiệt quệ. Trên mặt Thành vẫn còn nụ cười nhẹ nhõm với đôi mắt nhắm nghiền và gương mặt trắng bệch, đến cuối cùng thì anh đã hạnh phúc sống trong những ước mơ mà anh đã vẽ nên từ trước, anh sẽ luôn bên cạnh Quốc, không ai có thể chia cách họ được nữa rồi. Mặt Thiên tím tái chất chứa hàng vạn lần hoảng hốt chạy ù ra ngoài sân, nơi mọi người đang tụ tập, tiếng nhạc vẫn còn đang xập xình hoan hỉ, mọi người ai cũng râm ran nụ cười rạng rỡ trên mặt. Cho tới khi họ nhìn thấy Thiên từ trong phòng chạy ra với bộ dạng sợ hãi tột độ. Tiếng hét của Thiên vang vọng lấn át cả tiếng nhạc đang chiếm lấy không gian, cứ những tưởng Thiên đang phá toang cái cổ họng với âm thanh oai oái chẳng ra hình hài: - Mẹ ơi.... Thằng Thành, nó,... Thằng Thành nó uống thuốc ngủ tự tử... Tiếng la bị bỏ lửng chưa có hồi kết nhưng đã đủ để giải thích cho điệu bộ khó coi của Thiên. Không biết là do đã trút hết sức lực hay là do cái gì khác, Thiên bất giác nấc lên rồi khóc òa như vừa chịu sự sợ hãi hay lo lắng gì kinh khủng lắm, lòng anh tức tưởi tột cùng khiến ai nhìn vô cũng chạnh lòng sợ hãi theo. Ông Sáu chợt nhận ra điều chẳng lành từ bộ dạng khó coi của thằng con cả, ông nhanh chân lao ù vào phòng trong khi mọi người vẫn chưa hết bàng hoàng về thái độ của Thiên. Bà Sáu ngồi trên ghế giữa sân, mặt bà ngơ ngác nhìn những giọt nước mắt của Thiên, bà đang cố cho bộ não làm quen với thông tin mà thằng con bà mới nói ra, không thể nào, hoàn toàn không thể. Thằng Thành, con trai bà mới ngày hôm qua đây vẫn còn cười nói, vui đùa, nó còn có hứng mà xách xe đạp đi lòng vòng trong xóm chào hỏi người thân, sao hôm nay nó lại... Không phải vậy đâu, mọi người đang lừa bà thôi, thằng Thiên này đùa dai thiệt, bà không thích người ta đùa giỡn với bà như vậy đâu, có ai nói với bà đây không phải là sự thật đi! Thằng con của bà, ngày mai nó cưới vợ mà, sao lại ra nông nỗi này? Bà Sáu ngồi bệch ra đấy lắc đầu hùi hụi mặc cho mọi người túm tụm khuyên bà nên bình tĩnh. Nước mắt bà không hề rơi, hay chúng chưa kịp định thần điều gì đã xảy ra với gia đình bà nên chưa thèm tuôn nữa. Tiếng nhạc tắt ngấm nhường lại cho những âm thành xì xào bàn tán của hàng chục cái thanh quản khác nhau. Mỗi người một vẻ nhưng suy cho cùng ruột gan ai cũng rối bời với nhũng lo lắng, mông lung chả rõ. Ông Sáu hớt hải từ trong phòng chạy ra, trên tay ông là một thân xác đã lịm đi vì thuốc ngủ quá liều. Hai bàn tay thành buông thả, lênh đênh chĩa thẳng xuống đất. Thân hình Thành cao to thế đấy, không hiểu sao ông Sáu lại có thể bế Thành gọn lỏn mà chạy ù ra ngoài như được tiếp thêm ma lực của tình thương con. Vừa chạy ông vừa hét toáng lên như những con người chuẩn bị mất đi điều quý giá: - Gọi ...cấp cứu, mau ...gọi xe cấp cứu, mau lên.... Tiếng nấc trong thanh giọng của ông làm cho câu nói bị ngắt quãng rõ rệt. Ai cũng thấy sự lúng túng của bậc sinh thành, sự bất lực nơi một người đàn ông đang ở độ tuổi nghỉ hưu, chưa bao giờ ông Sáu thấy mình bất lực như thế này, đứng nhìn thằng con của ông nằm trong vòng tay mình đang dần chết đi, gương mặt tái xanh của Thành dần biến sắc trở nên tồi tệ hơn lúc trước, nhưng miệng anh vẫn còn tươi rói nụ cười ban sơ, ai nhìn vô đều tưởng anh đang ngủ mơ, một giấc mơ đẹp đến mức anh có thể cười trong suốt quá trình giấc mơ hiện hữu. Nhưng khác, anh đang mơ một giấc mơ không bao giờ được tỉnh lại, anh nguyện chôn mình vào giấc mơ ấy, anh đánh đổi sự sống của mình để có được tình yêu, hay tại nhớ nó quá, đau sót quá nên anh chấp nhận giấc ngủ ngàn thu để quên đi tất cả? Đến tận khi thấy chồng bế đứa con mình chạy ra ngoài, bà Sáu mới hoảng hồn nhận ra con mình đã xảy ra chuyện. Không ai biểu cả, hàng ngàn cơn đau tra tấn tim gan bà để rồi dồn nén tuôn ra hai hàng lệ mặn đắng. Bà như một người điên gào thét khi nhìn đôi bàn tay Thành rũ xuống không động đậy, lòng bà túa lên sự căm phẫn, căm phẫn chính bản thân mình, căm phẫn cả cái định mệnh nghiệt ngã. Nước mắt bà không hề có dấu hiệu dừng lại, thanh quản bà không hề có dấu hiệu ngưng gào thét, chỉ một câu thôi, nghe ai oán, não nề: “Ai cứu con tôi với, ai cứu con tôi!”. Đã gần giữa đêm nhưng không gian quanh xóm quê không hề yên tĩnh, tiếng gào thét của ông bà Sáu, tiếng xì xầm của những người thân, cả tiếng xe cứu thương ò e băng đường, xé không khí để lao tới nơi cần đến. Ông Sáu hốt hoảng khi đưa tay lên mũi Thành và không còn thấy dấu hiệu của hơi thở nữa, ngay cả áp tai vào lồng ngực cũng không nghe con tim kia đáp lại, con tim ấy chết rồi, con tim ấy đang ngừng đập rồi, một con tim mà đã từng đập liên hồi khi ở bên cạnh ai kia, con tim mà dạt dào xúc cảm hạnh phúc khi ngày ngày được nhìn thấy ai kia vui vẻ. Ngay giờ đây, con tim ấy đã tự giết mình, tự chết đi nơi chốn quê nhà. Quả thật, dù có đi đâu xa lắc xa lơ, con người ta cũng nên một lần chết ở nơi chôn nhau cắt rốn của mình, có như vậy mới phải đạo với quê hương đất nước. Để rồi một ai kia cũng đang xa quê, tận Singapore, người ấy cũng đang thao tháo con mắt không hề ngủ được, không hiểu tại sao hôm nay nó cảm thấy rất khó ngủ, con tim đang dồn dập đập đì đùng trong ngực không rõ nguyên nhân. Nó nằm yên trên giường, đôi mắt dán vào trần nhà không rời, nó nhìn hun hút vào màn đêm trước mặt, lòng rạo rực, không yên. Tim nó chưa có dấu hiệu của sự khoa chịu trong người, con tim ấy đang đập nhanh lắm, đập cả phần cho một con tim nào đó ở phương xa đang dần ngưng hoạt động...
Tù bi còn tí nìu...(to be continued)
|