Twin, Này Nhóc, Đứng Lại
|
|
Tôi quan sát kĩ gương mặt tên con trai. Nhìn hắn hiền lành thế này ai nghĩ là lại dám gây xích mích với bà chị của tôi chứ. Chậc, mặt đẹp thế này mà để bị trả thù thì...
- Này cậu tên gì?
Cậu nhóc mở tròn mắt nhìn tôi.
- Đừng tưởng bở. Tại tôi có quen với một người có thể xin Tỉ Tỉ thôi trả thù cậu.
- Hoàng Phục Hy – Cậu nhóc mỉm cười – mà không ai giúp được em đâu. Thôi để em đưa chị về lớp.
Tôi không tin mình không giúp được thằng nhóc. Chỉ cần đưa ra điều kiện khéo léo là được chứ gì. Nhưng kì lạ, bị Anh Thư truy đuổi mà nhóc chẳng có tí biếu hiện lo lắng hay sợ hãi, lại còn cười được.
Tôi đứng dậy phủi quần. Đúng lúc chuông vừa reo vào lớp.
- Cậu về lớp đi, theo tôi làm gì.
- Để em đưa ân nhân về tận nơi mới an tâm. Kẻo dọc đường lại có đứa nào kéo ra góc khuất.
Cậu ta cười châm choc.
- Xì – tôi lè lưỡi nhăn mặt – không thấy tôi có hai chân à.
*****
- Thưa thầy em vào lớp.
Hoài Thư trở về với cái bộ mặt bơ phờ mệt mỏi + hai mắt trũng sâu vì thiếu ngủ.
Đến thầy giáo chủ nhiệm cũng thấy oải, đành phẩy tay cho nó vào lớp mà không hỏi thêm gì.
Bọn đưới lớp bắt đầu nhao nhao, nhưng chỉ một cái liếc mắt của Thư là tụi nó lại im re. Từ hôm qua, sức bí mật và côn đồ của con nhỏ này đã tăng lên dữ dội.
Đặt cái cặp lên hộc bàn, Hoài Thư nằm dài trên bàn thở dài. Ngân nghiêng đầu qua một bên, hấp háy mắt:
- Sao vậy mày? Em ý hỏi chuyện gì?
- Oài, cảm ơn tao vì hôm qua đã đỡ đạn giùm nó.
- Thế thôi á? Vậy có xin được số điện thoại không?
- Để làm cái gì chứ? – Thư trợn mắt.
- Ờ thì bắt nó đền ơn gì đấy. Tiện thể... cho tao.
Thư lườm con bạn một phát.
- Giời ạ, tao nghe mày đại ca xóm dưới mà, thiếu gì cách. Tự thân vận động đi cưng.
Biết không thể nài thì thêm nhỏ bạn thân vốn chẳng thích ưa chuyện bao đồng, Ngân lái sang chủ đề còn "hấp dẫn" hơn nhiều.
- Thế khi nào mày thực hiện chiến dịch kia hả.
Hoài Thư nhìn Ngân. Cái nụ cười kia sao mà đểu thế không biết.
- Ngày mai. Chị ta bắt tao phải redecorated cái hình ảnh quê mùa của mình. Hừ, nghe có tức không cơ chứ.
- Tao thấy hay đấy. Cuối tuần mà được đi mua sắm thì còn gì bằng. Cho tao theo với nhá.
- Không!!!
Hai nắm đấm dộng thẳng lên bàn tạo thành âm thanh không to, nhưng cũng đủ để 34 thành viên còn lại và một thầy giáo nhìn về phía bàn cuối cạnh cửa sổ với ánh mắt bất ngờ. Cả thằng Hùng đang gà gật cũng phải giật mình quay sang nhìn con bạn (tội nghịp).
- À, hôm qua em thức khuya làm bài, bị stress tí, mong thầy thông cảm.
Thầy giáo gật gù:
- Chị cẩn thận đấy. Tôi mà stress thì cũng không vừa đâu.
|
Chap 2
Cuộc đời tôi bước sang một nấc thang mới, cao hơn nhưng rắc rối hơn.
Kết thúc lớp học thêm chiều thứ bảy, tôi lao thẳng tới hiệu Sách và Hoa trên đường Tôn Thất Tùng. Đây là một phân hiệu nhỏ của một công ty chuyên về nhiều thứ. Bà chủ cửa hàng này là cô gái chừng hai lăm có khuôn mặt duyên với má lúm đồng tiền mà bọn nhóc làm thêm chúng tôi quen gọi bằng cái tên Dương Mốc.
Từ "mốc" ở đây chỉ là một biệt hiệu xuất phát từ cái áo màu rêu mà bà Dương từ ngày được người yêu tặng phải diện ít nhất ba lần một tuần, đến nỗi tôi cảm thấy cái áo sắp nổi rêu mốc đến nơi. Vì lỡ miệng đặt biệt hiệu này mà tôi bị ăn ba cái cốc sưng ù trên đầu, giờ vẫn còn ấm ức.
- Em tới rồi đây.
Tôi đẩy cửa kính bước vào. Hương thơm của hoa cỏ và mực in tràn ngập căn phòng. Hít một hơi căng lồng ngực, tôi khoan khoái bước vào phòng thay đồ cho nhân viên.
- Em đứng giữa cửa mà thở thế kia thì làm gì còn ma nào dám tới - Chị Dương ló đầu ra khỏi kệ xương rồng, chọc tôi.
- Buôn bán không được là do cửa hiệu chứ đâu phải em. Cái gì cũng tính ra đô, mắc chết được. Kiểu này không chỉ ế hàng, mà cả chỉ cũng ế luôn chồng – tôi độp lại, không kém phần long trọng.
- Cô này, nghỉ việc bây giờ - Dương giứ giứ nắm đấm dọa nạt
- Chị mà dám, hí hí.
Nói xong tôi chuồn thẳng vào phòng thay đồ.
- Lúc nào cũng chào hỏi nhau bằng mấy câu châm biếm, phải chi ăn nói dễ thương như em là đã có người iu hết rồi.
Bình Nhi cất giọng trong trẻo. Tôi quên không giới thiệu cô nàng này là ca sĩ trong một phòng trà có phong cách cũng khá lạ. Nhưng khổ nỗi số tiền kiếm được của tôi chưa đủ sức để đến nơi ấy.
- Cô ăn nói mà dễ thương á? Cứ nghe cái giọng điệu lúc mắng người yêu đi thì biết. Chắng trách mà thằng Kiên bỏ đi đâu mất.
- Ai nói – Nhi đỏ mặt – Anh ấy chỉ tạm thời xa em một tí thôi. Tối nào cũng nhắc đi ngủ đúng giờ cả. Nhỏ Nhi này đôi khi làm cho kẻ suốt 16 năm của cuộc đời chưa biết đến 2 từ BF là gì phát ghen tị. Bạn trai đi du học ba tháng mà ngày nào cũng email, điện thoại, lại còn chụp hình, viết nhật kí gửi về. FB thì sướt mướt thôi rồi.
- Được cái Nhi nhà mình dễ thương còn vớt vát cho cửa hàng chị nhỉ. Không mua được thì cũng được ngắm cô bán hàng – Tôi bước ra cũng tranh thủ xen vào.
- Ừ, không có khách thì hai đứa ra kia đứng làm cảnh hết đi cho chị đây đỡ mệt.
Chị Dương giao cho tôi một đống chậu đã sẵn đất để trồng mấy cây bình rượu vào. Bà này có phải ghét nó lắm hay không mà đưa cho cái khay chậu nặng dữ vầy.
Tôi nhăn mặt mang cái của nợ ấy sang phòng Chế tác bên cạnh (nghe kêu nhỉ). Trồng cây là công việc ưa thích của tôi nhưng khổ nỗi cửa hàng thì to mà chỉ có một mình tôi phải đảm nhiệm phần này. Ngày nào xong việc cũng phải lấm lem bùn đất, nhìn đâu cũng hoa mắt thấy toàn màu xanh diệp lục.
Cũng may lương ở đây không đến nỗi tệ, nếu không tôi từ bỏ lâu rồi.
Một, hai, ba...
Đếm đi đếm lại cũng mới chỉ có 36 chậu, mà sao tôi oải quá thế này. Có lẽ tại dạo này nhiều chuyện điên rồ xảy đến. Đáng lẽ tôi nên xin nghỉ ở nhà ngủ cho yên thân.
Đang chuẩn bị bưng khay chậu ra ngoài thì tôi nghe thấy tiếng Nhi.
- Chị nhìn kìa, chẳng phải đẹp trai lắm sao?
- Bạn gái dáng cũng không tệ, nhưng sao ăn mặc lạ thế kia?
Lâu lâu mới có khách, tôi phải ra góp vui nào.
- Là shop hoa Lí Lan phải không em? – Vị khách nam lên tiếng.
Oái! Cái giọng này sao mà quen đến thế nhỉ?
Tôi lùi lại một bước, dựa lưng vào cửa phòng. Chưa biết Thanh Phong đến đây làm gì, nhưng cứ tránh mặt đi là tốt nhất.
- Dạ đúng rồi ạ. Cưa hàng kinh doanh hoa và sách. Anh muốn chọn gì ạ?
Nhi giở giọng ngọt ngào của mình ra.
- Nhân viên – Hắn đáp gọn lỏn.
Có lẽ bộ dạng ngơ ngác của nhỏ Bình Nhi lúc nay trông mắc cười lắm. Trúng phải một tên bất lịch sự như thế cơ mà - tôi cười thầm trong bụng.
- Ở đây có cho thuê nhân viên không? – Phong chậm rãi nhắc lại từng từ.
Tim tôi giộng thình thịch.
- Không có, nhưng anh muốn tìm ai? – Chị Dương lúng túng.
- Phạm Hoài Thư! Có ở đây không?
Tôi xin thề, đấy là câu quát chứ không phải câu hỏi.
Chị Dương à, dù em có đắc tội đến mấy cũng đừng nói ra.
Thế nhưng giữa trai đẹp và một đứa nhỏ như tôi thì bạn biết phải chọn ai rồi đấy.
- Tất nhiên rồi – giọng chị Dương đon đả - Hoài Thư là nhân viên lâu năm của chỗ em mà, để em gọi nó ra.
Phòng thay đồ thẳng tiến!!!
- Không cần đâu chị, em tìm thấy cô ấy rồi.
Tôi thất thần quay lại. Thanh Phong tặng cho tôi nụ cười ngạo nghễ.
|
- Nhanh lên. Gì mà lâu vậy?
Cái cô nàng mà hai người kia hiểu nhầm là bạn gái quoái dị của Phong không ai khác ngoài Anh Thư với cái kính râm và khẩu trang bịt kín mít. Giờ chị ta lại đang quát nạt tôi trước cửa phòng thay đồ.
Chỉ muốn ở trong đây luôn cho rồi. Hai con người trời đánh này lúc nào cũng thích đem rắc rối đến cho tôi.
- Hừ, xong rồi.
Tôi trở ra với cái khuôn mặt nhăn nhó không thể tả, theo chân bọn họ ra ngoài. Trước khi đi, chị Dương còn ghé sát tai tôi.
- Anh họ em dễ thương thiệt đấy, giới thiệu cho chị đi.
- Còn lâu – tôi gắt – mà sao chị lại nỡ “bán” em như vậy chứ?
- Tiền thuê 70$ một giờ, tội gì không lấy. Em cũng có giá phết nhỉ.
Tôi tức xì khói. Con người chứ có phải vật đem bán đấu giá đâu.
- Nhanh lên “em”.
Phong nhìn tôi giục, miệng cười lém lỉnh.
Quỷ tha ma bắt hắn ta đi.
Một chiếc ô tô vàng chóe đậu ngay trước cửa hiệu. Thanh Phong mở cửa và đợi cho Anh Thư yên vị bên trong. Tôi cũng nhay chân chạy lại nhưng bị cậu ta đuổi.
- Cô sang ghế bên kia.
Hừ, có việc phân biệt đối xử đến như thế ư? Tôi đành vòng ra phía sau để lên ghế trước. Thanh Phong thắt dây an toàn rồi bắt đầu tra chìa khóa.
Qua chiếc gương chiếu hậu ở giữa, tôi nhìn thấy Anh Thư đang ngả nửa người ra ghế, vẻ mặt không màng gì đến xung quanh. Lúc nào cũng mệt mỏi như thế thì chị ta ăn chơi để làm gì cơ chứ? Ở nhà quấn nhung lụa quanh mình là được rồi.
Mà tại sao lại bắt buộc tôi phải ngồi chỗ này? Là chị em ruột, hơn nữa còn sinh đôi, vậy mà Anh Thư chẳng bao giờ có vẻ quan tâm đến tôi.
Bất giác một giọt nước mắt tràn khỏi khóe mắt, tôi quay sang bên cửa kính để giấu.
Trung tâm mua sắm sầm uất nhất thành phố.
Ngày nào tôi chẳng đi qua chỗ này. Cái kiểu người ta đi mua đồ thích cái gì bốc luôn cái đấy cũng thấy đầy mỗi khi xem ké TV nhà tụi nó.
Nhưng thực tế thì đúng là choáng thiệt.
Trong lúc chờ tên Phong đi cất xe, hai đứa chúng tôi đứng chờ trước cửa khu mua sắm. Anh Thư nhìn tôi chằm chằm phát rợn cả da gà. Còn tôi nhìn qua lớp “khẩu trang và kính” ấy thì chẳng đoán nổi chị ta đang có ý định gì.
- Quay một vòng thử xem.
- Để làm gì...
Tôi chưa nói xong đã bị đẩy một bên vai, phải miễn cưỡng xoay vòng như một con ngốc.
- Nhìn cũng na ná. Chắc cô mặc vừa cỡ đồ của tôi. Giày số bao nhiêu?
- 37,5
- Vậy là hơn 0,5. Phải đi mua toàn bộ giày rồi.
Cái gì? Mua toàn bộ giày á? Biết là mấy đôi giày “quê mùa” của tôi thì chị ta không đồng ý rồi, nhưng còn giày cũ của chị ta, tôi có thể mím răng mím lợi xỏ được mà. Trước đây tôi còn phải đi cỡ 36,5. Ăn nhằm gì.
Thế nhưng kệ. Người ta đã thích thì cứ để. Mấy đôi đấy mua xong thành của tôi chứ chị ta làm sao đi nổi (cười gian).
Thanh Phong trở lại, cả ba cùng bước qua cánh cửa tự động.
Vào trong thật sảng khoái. Máy lạnh làm cho con người ta có cảm giác khoan khoái khác hẳn với cái không khí hầm hập bên ngoài.
Theo thói quen, tôi đứng giữa cửa, hít một hơi căng bụng.
- Òa.
Đáng lẽ tôi nên nghe bà Dương bỏ tật xấu này trước khi gây ra sự việc đáng xấu hổ. Lúc mở mắt ra, không chỉ Thanh Phong và bà chị “iu dấu” đang nhìn tôi không chớp mắt mà cả những người xung quanh cũng bất ngờ không kém.
Tên Phong không nhịn được cười, đưa tay lên bụm miệng.
Ông trời ơi, giữa chốn công cộng này có cái lỗ nẻ nào cho con chui xuống không?
Anh Thư nhìn tôi nhăn nhó. Kẻ ăn chơi như chị ta chắc phải chịu đựng đứa “quê mùa” như tôi nhiều lắm mới không đứt mạch máu mặt.
Ném cái túi xách về phía tôi, Anh Thư ra lệnh:
- Lấy cái này mà che mặt lại đi.
Cũng may là nơi này khá rộng, nên số lần chạm trán những người có vô tình thấy cảnh tượng xấu hổ 1-0-2 của tôi lúc nãy không nhiều. Mỗi lần như thế, tôi cứ giả tịt giả lơ làm cho tên Phong được mẻ cười không ngớt.
Ước gì có thể bẻ gãy xương hông hắn.
|
Anh Thư dẫn tôi đi hết gian này đến gian khác. Nhiệm vụ của tôi là cầm cái giỏ vào lẽo đẽo đi theo, chị ta ném ra cái gì thì chụp cái nấy. Mà toàn những thứ quoái gở mà tôi chưa có dịp thử: cái thì quá ngắn, cái thì rách te tua, có cái chẳng biết là quần hay là váy T~T
Chưa hết, lúc lựa giày mới đáng sợ. Toàn mấy đôi cao gót lòe loẹt hoa văn này nọ. Tôi chỉ đi dép lào cho sướng chân, mang mấy cái này vào chắc tổn thọ sớm.
Thế mà Anh Thư lựa không biết mỏi tay. Cả thảy tôi phải chụp 9 đôi giày, còn hai đôi bị rớt tên Phong đã mau chóng chìa tay ra. Nhìn vào mà oải, nom chỉ có hai đôi bata là trông còn được.
- Phải đi hết đống này sao?
- Sao lại không? – Anh Thư nhìn tôi như kẻ bị thiểu năng – đôi này đi chơi, cái này dự tiệc, này nhảy, này đi bình thường, này...
Tôi nhìn theo mà hoa cả mắt. Có ai nghĩ “ăn sung mặc sướng” cũng khổ kiểu này.
Còn phải lên hai ba cái lầu nữa, nhưng mà tôi tê cứng cả hai tay nên chẳng còn suy nghĩ được gì. Nhìn sang bên cạnh Thanh Phong cũng khổ sở không kém với hai giỏ đầy. Thế nhưng hắn là con trai nên vẫn còn sức đỡ giùm tôi mớ đồ còn lại. Tks God!
- Nhiêu đây đủ chưa? – Anh Thư quay lại hỏi sau gần 3 tiếng chỉ biết “vung tay ném đồ”.
Khỉ thật, chẳng lẽ mình lại nói là “nhiêu đây ăn thua gì”.
- Còn cần thêm gì không?...
Một liều aspirin ngay lập tức chứ còn gì nữa.
- ...hay đi tiếp nhé...?
- Khô...ng!
- Thôi được rồi.
Cả tôi và Phong cùng hét lên một lúc. Hai đứa nhìn nhau đỏ mặt tía tai.
Cái đồ bắt chước – Cậu ta nhếch miệng.
Này, cậu mới là cái đồ ăn cướp – Tôi trừng mắt lại.
May là Anh Thư không để ý, nếu chẳng may chị ta bực tức đòi mua thêm thì khốn. Con gái thường lấy shopping để giảm stress mà.
- Vậy đi xuống tính tiền nào – Anh Thư bước lên thang cuốn.
Tôi hăm hở bước lên trước Thanh Phong, miệng thở phào vì cuối cùng cũng thoát nạn.
Nhưng cái chân khốn này lại chẳng biết nghe lời chủ nó, cứ đứng ríu lại một chỗ. Và thế là...
- Ầm – Cả người tôi đổ kềnh xuống, đồ văng lung tung.
- Ráng mà lượm cho hết nhé. Coi như huề vụ tông nhau hôm trước.
Phong nháy mắt rồi nhảy lên thang cuốn. Tôi tưởng tượng máu trào khỏi tim đến nơi.
- Tên khốn... dám gạt chân người taaa...!
Lúc tôi cà nhắc xuống được đến nơi thì giỏ đồ đã trở thành hai túi to oạch. Cái tên kia biến đi đằng nào rồi. Tôi hận hắn tận xương tủy!!!
Đặt đồ lên bàn tính, tôi đổ vật xuống cái ghế massage mẫu ở bên cạnh. Anh Thư đang đeo khẩu trang, nếu không thì tôi đã thấy cái mím môi của chị ta rồi. Mặc kệ. Mệt muốn chết thì còn để ý gì đến sĩ diện nữa.
- Oái.
Một cái nhói sau lưng khiến tôi bật dậy như cái lò xo. Cô bán hàng nheo mắt nhìn.
Thanh Phong đứng sau tôi, vỗ vỗ vào chỗ mà chẳng hiểu hắn vừa dùng kim hay cái gì để chọc vào.
- Chuẩn bị xách đồ rồi kìa.
Nếu không có tiếng bíp của máy tính tiền, tôi thề là đã bóp cổ hắn ta rồi.
- Mười hai triê... 2 trăm .... mươi lăm ngàn....
Câu nói của cô bán hàng lọt qua tai tôi chữ được chữ mất. Đầu óc cơ hồ như vừa có ai dốc hết ra, đổ vào lại, sém tí nữa ngã dựa vào Thanh Phong.
Anh Thư thản nhiên rút ví.
Xỉu mất thôi.
*****
- Chị biết bấy nhiêu tiền có thể làm được bao nhiêu thứ không? – Tôi hét nhiều hơn là nói.
- Có vẻ như cuộc sống bần hàn ảnh hưởng đến suy nghĩ của cô nhiều quá nhỉ.
Anh Thư vẫn giữ cái vẻ thản nhiên cố hữu.
- Lương cả năm của tôi cũng không nhiều như thế. Nhiều lúc chẳng có tiền gửi về cho má mua thuốc, vậy mà chỉ vì đống đồ này mà chị sẵn sàng bỏ ra từng ấy tiền. Nói thật, tôi không cần. Thà chị đưa tôi số tiền ấy về nuôi má còn hơn.
Lần này thì Anh Thư tức giận thật sự.
- Ai cho không cô? Chỉ để phục vụ cho cái bản hợp đồng đấy thôi. Đừng tưởng tượng, tôi chưa hề quan tâm đến cô và bà ta đâu.
Lần này thì tôi cứng họng.
- Chị... Vậy thì tôi bỏ.
- Đừng suy nghĩ đơn giản thế - Thanh Phong lên tiếng – cô đã kí vào đấy rồi, nếu bỏ cuộc là phải đền bù. Hơn nữa phải nghĩ đến khoản thương lượng.
Tôi nghiến chặt răng để không nói thêm câu nào nữa.
Ah! Ah! Ah! Cả cái xe này chống lại tôi mà.
|
Về đến nhà thì trời đã tối mịt, chỉ cần lăn lên giường là có thể ngủ được.
Nói thế là với tôi thôi, chứ lúc này mới là lúc ăn chơi nhộn nhịp. Haiz. Đời “con bọ” thật là chán.
Hai tên bất lương kia sau khi để tôi ở đầu ngõ đã xịt khói phóng ngay lập tức. Thân con gái một mình ôm hết ba túi đồ to oạch đúng là đau khổ. Chạm được đến cánh cổng cũng là lúc tay tôi sắp rớt ra.
- Gâu...! gâu! Gâu! Gâu!
Con xù chẳng biết từ xó xỉnh nào chạy ra, tặng cho tôi một tràng “những lời âu yếm”
Hừ, cẩn thận không tao đem nấu rựa mận bây giờ.
Chật vật lắm mới mò được cái chìa khóa vào nhà. Tôi đổ ập ngay ngoài bệ cửa, đè lên cả túi đồ. Cứ như thế, chẳng biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua. Nhà tối om, chỉ có ánh trăng đầu tháng rọi vào, heo hắt.
Kiếp này của tôi thật là lạ, chỉ một cú đụng người lạ mà mọi thứ thay đổi. Mong sao tôi đủ sức để chống chọi với những chuỗi ngày mà chưa biết cái gì đang chờ mình sắp tới, đủ sức để dù có chuyện gì xảy ra đi nữa cũng không chạy về òa khóc bên má...
- Chị.
Con người phụ nữ thuê nửa căn nhà còn lại mà tôi âu yếm đặt cho cái tên ngộ nghĩnh – Chùm ruột – đã đứng bên cửa từ lúc nào. Tôi ngồi nhỏm dậy, vuốt một bên tay nhỏ.
- Sao chưa đi ngủ? Má em đâu rồi?
- Má... đi làm ca đêm chưa về...
Có người má nào mà lại bỏ đứa con tám tuổi ở nhà một mình như thế này đâu cơ chứ? Đôi khi, tôi nghi ngờ cái ca đêm mà mỗi sáng trở về chị ta đều trong bộ dạng say khướt, chẳng đủ tỉnh táo để đưa con đến trường. Nếu không vì chị ta sẵn sàng trả tiền thuê nhà trước mỗi tháng, tôi đã chẳng chấp nhận cho thuê nhà.
Còn bây giờ khi đã biết sự việc, tôi lại chẳng dám để Chùm ruột ở xa mình.
- Lại đây nào.
Tôi kéo Chùm ruột ngồi vào lòng. Con nhỏ im thít, tay siết chặt chú gấu trên tay. Là quà mà tôi mua tặng nó khi kiếm được tháng lương đầu tiên đây mà. Dường như ngoài con gấu đó ra, nó chẳng còn thứ đồ chơi nào khác.
- Em có lạnh không? Để chị dẫn em vào nhà rồi bật đèn cho đỡ sợ nhé.
- Thôi... Em không sợ gì cả, chỉ sợ không có má...
Tôi nhìn Chùm ruột. Đôi mắt buồn ươn ướt của nó khiến cho người má kia trở nên thật đáng trách.
- Ngủ thì sẽ không phải lo nghĩ gì cả.
- Em không ngủ được – Chùm ruột ngước nhìn tôi như van nài.
- Vậy tối nay ngủ cùng chị, để chị kể chuyện cho em ngủ nhé.
Nhỏ gật đầu cái rụp rồi đứng dậy. Tôi gắng chút sức còn lại khuân ba cái túi vào để trong xó nhà. Lúc khóa cửa xong, Chùm ruột đã ngồi yên vị trên chiếc bàn học của tôi, mắt dán vào tấm hình chụp hai mẹ con để trên bàn.
Tôi thay đồ xong liền lôi chăn gối ra và gọi Chùm ruột lại. Cô nhóc ngoan ngoãn nằm cuộn khoanh bên góc giường.
- Chị định kể em nghe chuyện gì?
- Tiếp tục chương 50 “Công việc hằng ngày của chó xù” nhé.
Chuyện gì nghe đến cả tên cũng chán, lại lặp lại tới 50 lần. Nhưng mà khổ nỗi cái tài kể chuyện của tôi nó có hạn.
Chùm ruột phụng phịu khiến cho hai vành môi chu lên, cong nhẹ.
- Ngày nào em chả gặp nó.
- Ừ thì, để chị... chuyển sang con mèo nhà hàng xóm nhá.
- Thôi... – Chùm ruột nhăn mặt – Lần trước gặp nó cào em một cái đấy.
Nói rồi nhỏ đưa cho tôi xem chỗ tay còn vết xước hồng.
Chà, rắc rối đây. Tôi gãi đầu gãi tai, chưa có ý tưởng nào hay.
Ting! Đây rồi.
- Để chị kể chuyện về hai chị em cho em nghe nhé.
Nghe cái gì không liên quan đến chó mèo, Chùm ruột mỉm cười gật đầu ngay tắp lự.
- Hì hì – tôi cười gian – vậy thì thực hiện thủ tục đi nào.
- Ư, chị Thư xấu quá.
- Hôm nay là mấy cái.
Mặt Chùm ruột đỏ ửng.
- Ba.
Tôi cười ngoác miệng.
- Chà cậu nhóc này siêng nhỉ? Con nít con nôi mà viết ba cái thư tình một ngày. Ghê thật.
- Chị... đừng nói với ai hết.
- Ừ, kakaka, không nói với ai.
- Vậy chị kể chuyện đi.
- Ừ thì kể.
Tôi nằm xuống bên cạnh Chùm ruột, nhìn lên cái trần nhà thủng lỗ chỗ...
- Ngày nảy ngày nay, có một cô gái nghèo khổ sống một mình trong căn nhà tồi tàn mà cứ mỗi mùa mưa đến là phải rải chậu khắp nhà để hứng nước. Thế rồi, cô ấy bỗng trở thành lọ lem sau khi người chị sinh đôi giàu có của cô đến tìm.....
Chẳng biết lọ lem hay lọ mọ nữa.
|