Twin, Này Nhóc, Đứng Lại
|
|
Chương 67
Anh vẫn dõi theo từng bước em đi, chỉ để biết rằng trong đôi mắt vô tình kia vẫn còn chút tiếc nuối... - Rầm! Cánh cửa lớp học bị đá tung sang bên một cách phũ phàng. Hầu hết mọi người đều đã yên vị trong chỗ ngồi bắt đầu giờ tự học buổi sáng, bị làm cho giật mình nên không khỏi nhìn ra cửa với ánh nhìn tò mò xen lẫn bực mình. Nhưng khi nhìn vào đôi mắt ấy, chẳng ai bảo ai, tự khắc “để yên cho chuyện nó thế”. - Thanh Phong đâu? – Anh Thư giận dữ bật ra sau khi đảo mắt quanh lớp một lượt. Trung và Hiếu phóng ra chỗ cửa lớp ngay lập tức với bộ dạng khúm núm. - Anh ấy không đi học cũng mấy ngày nay rồi mà Tỉ Tỉ. Có chuyện gì quan trọng ạ? - Ừm… - Anh Thư hắng giọng vì xém nữa thì bị hớ - cậu ta không đến đón tôi như thường lệ. Đôi đồng tử thằng Hiếu mở hơi rộng. Nó đang ngạc nhiên. Khỉ thật, chuyện quoái gì đang diễn ra thế này. - Chẳng phải bình thường Tỉ Tỉ vẫn bắt xe bus đến trường sao? Em tưởng Tỉ Tỉ muốn đổi gió nên… - Giọng nó nhỏ dần khi thấy Anh Thư trừng mắt – Chứ mấy bữa nay có ai gặp anh Phong đâu. Giờ thì đến lượt Anh Thư là người bất ngờ. Cô không ngờ Phong lại dám bỏ rơi Hoài Thư mấy ngày nay… Nói bỏ rơi thì hơi quá, nhưng cậu ta có trách nhiệm đối xử với nó như chính cô cơ mà. Thật là… Làm gì có chuyện Anh Thư Tỉ Tỉ phải bắt xe bus đi học mỗi sáng chứ???? Cùng lúc đó, tại một ngôi trường khác. Tôi đã trở về với yên bình của chính mình. Sáng nay sau khi lo bữa sáng cho má, tôi ghé về nhà lấy cặp sách và thay đồng phục đi học. Căn nhà cũ kĩ chỉ mới gần một tuần không được chăm sóc mà đã bám bụi kinh khủng. Tự dưng tôi thấy mình thật vô trách nhiệm với ngôi nhà yêu quý. Nhưng đó hoàn toàn không phải do cố ý, chỉ là vì cuốc sống của tôi đã thay đổi rất nhiều trong thời gian qua. - Chị - Chùm Ruột đứng bên cửa, với con thỏ bông mà tôi tặng nó trên tay – lâu lắm rồi em không gặp chị. Đừng nói cô nhóc, ngay cả tôi cũng nhớ nó lắm. Nhớ cái vẻ vô tư, ngây thơ của trẻ con của nó mà tôi vẫn thường ao ước. - Sao chị cứ xoa đầu em hoài mà không nói gì vậy? – đôi lông mày cô nhóc hơi nhíu lại, lo sợ tôi không vui vẻ với nó. - Vì chị nhớ em quá, nên muốn ngắm em thật lâu đấy mà. Tức thì Chùm Ruột nhoẻn miệng cười. Nhưng rồi nó lại trở về cái vẻ bẽn lẽn ban đầu: - Chị… Hoàng Tử… sao rồi? Anh ấy có bị thương gì không? Tôi tròn mắt nhìn nó rồi chớp lia lịa. - Em đang nói Hoàng Tử nào? - Hoàng Tử… - cô nhóc ngập ngừng – cái anh đi cùng chị hôm ấy. Người đã cứu em… À, giờ thì tôi mới hiểu là con bé đang nhắc đến Danh. Nhìn ánh mắt lo lắng của nó, đời nào tôi nỡ nói ra sự thật. - Ừ, anh ấy… khỏe lắm – tôi nắm đuôi tóc ngắn cũn của Chùm Ruột, lắc lắc – Nhưng sao em lại gọi Danh là Hoàng Tử? Thật tình thì tôi thấy anh giống “công tử” hơn. Hoàng Tử phải là… Thôi không nhắc đến nữa. - Vì em thấy anh ấy… giống như vậy – Chùm Ruột chớp chớp hàng mi – Bữa nào chị dẫn Hoàng Tử đến nhà chơi nhé – con bé cười rạng rỡ - em muốn cảm ơn anh ấy. Tôi sững người. Trước giờ tôi chưa từng nghĩ đến việc đưa Danh ra ngoài bệnh viện, chứ đừng nói là đưa anh ấy đến đây. Làm sao tôi dám đẩy chiếc xe lăn của anh đến trước mặt Chùm Ruột? Không, tôi không thể làm con bé vỡ mộng. Để chính bản thân tôi đối mặt với sự thật. - Chị sẽ… ừm – tôi nuốt khan. Tôi định sẽ làm gì? Tiếp tục nói dối Chùm Ruột sao? - ..chị… - Chùm Ruột! – Người phụ nữ ngà ngà say đứng bên cửa, vẫy tay gọi con bé lại. Nó nhìn tôi chờ đợi lần cuối rồi chạy về với má. Đúng là cứu nguy. Tôi cũng tranh thủ cơ hội vẫy tay tạm biệt nó: - Gặp em sau, chị phải đi học đã. Nhìn con xe thảm thương trong xó nhà lần nữa, tôi quyết định đóng cửa nhà và ra ngoài bắt xe bus. Nắng sớm, gió thoáng sương. Tôi để tiếng nhạc át đi tiếng xe cộ và âm thanh của ngày mới. And that’s why I smile. It’s been a while Since everyday and everything has felt this right And now You turn it all around And suddenly you’re all I need The reason why, I-i-i, I smi-i-i-ile. Có điều gì đó mách bảo tôi hãy quẳng quánh lo sang một bên, cứ nhắm mắt mà sống tiếp. Sống thật sự cho bản thân, dù điều đó chẳng dễ dàng. - Hây da! Ngân nhào vào quàng cổ tôi như cả thế kỉ không được gặp mặt. Đáp lại nó, tôi cũng cố gắng tạo ra nụ cười rạng rỡ hết mức có thể. Chỉ được có thế, Ngân hất Bí thư bàn trên ra để ngồi đối diện với tôi. Hùng cũng ngồi xuống cái ghế bên cạnh như một cái máy, trên tay nó ôm “vô số” bánh và sữa. - Tao nghĩ mày chưa ăn sáng nên mua luôn một thể. Ngân dàn mọi thứ trước mặt tôi với vẻ dứt khoát như đang cố hăm dọa “tiền túi bỏ ra, mày không ăn là chết với tao”. Tôi gật đầu đáp lại nó, nhưng bụng chộn rộn chẳng muốn đụng đến bất kì món nào. Không phải tôi chảnh ăn, nhưng chẳng biết từ lúc nào, kẻ ham ăn như tôi không còn xem việc ăn uống là quan trọng. - Cái con nhỏ này, tao đã khuyên mày đừng cố giảm cân rồi cơ mà – Ngân nói khi nó nhét vừa ngón tay vào vòng đồng hồ của tôi. Lúc nó mới tặng, tôi vẫn còn đeo vừa chiếc đồng hồ này. Cố cười trước câu nói của mình nhưng chẳng tác dụng, Ngân bóc bánh bông lan đưa cho tôi. - Bà nghỉ hơi nhiều – Hùng lên trong khi khui lon nước ngọt – nhưng yên tâm, tôi và Ngân giải quyết ổn thỏa cả rồi. Nhìn cái bộ dạng xơ xác này chắc đứa nào cũng tin bà vừa trải qua cơn ốm vật vã… Ngân bặm môi, cố trừng mắt với Hùng bằng nửa con nhưng có vẻ thằng nhóc này không để ý. Thế nên nó đá chân đánh động một cú thiệt mạnh. Tôi biết chứ, vì không phải thằng Hùng, mà chính tôi lĩnh cú đá đó. - Hức! – tôi ré lên, súyt nữa thì cắn cả vào lưỡi. - Há há, tao thử phản xạ của mày, hóa ra vẫn còn tốt. Giờ thì chẳng thèm giấu diếm, Ngân hích Hùng một cái rõ đau ra vẻ “ông im đi để mình tôi hành động”. - Thế dạo này mày bốc hơi ở đâu vậy? Nghỉ học đã đành, nhưng mà cửa nhà cũng khóa, điện thoại không nghe, cứ tưởng là bị bắt cóc rồi chứ. Nó làm bộ giận dỗi khiến tôi phải thấy hối lỗi mày đưa ra lời giải thích. - Tao phải đóng giả Anh Thư ở nhà lẫn trường… Nghe nhắc đến Anh Thư, cả hai đứa đều mở to mắt ngạc nhiên: - Thế hóa ra cái hợp đồng đó vẫn chưa chấm dứt à? - Sao Tỉ Tỉ dai dữ - Ngân đế thêm vào. - Không phải hợp đồng – tôi xua tay mệt mỏi – mà là việc phải làm thôi. Thực ra thì Anh Thư đã gặp má, bà đang ở bệnh viện và.. Tôi dừng lại để xem phản xạ hai đứa. Đúng là tụi nó há hốc mồm như thể tôi vừa tự thú mình có họ hàng với “Sát thủ hói đầu” vậy. Trước cái nhìn không chớp mắt của Ngân, tôi đành phải kể hết ngọn ngành mới mong được yên. **** ****** ***** - “Số máy quý khách vừa gọi…” Anh Thư bặm môi nhấn nút tắt, thẳng tay ném điện thoại… - Khoan đã Tỉ Tỉ - thằng Hiếu nhanh chóng nắm tay cô lại. Mặt nó trắng bệch không còn giọt máu – cái này má em mới sắm cho, nó mà có mệnh hệ gì thì em chỉ có nước đi bán xé sô. - Xí thì quên. Dửng dưng, Anh Thư thả điện thoại xuống bàn rồi bỏ ra ngoài. “Phong, cậu mà không trả lời điện thoại ngay trong sáng hôm nay thì chết với tôi” “Cạch” Anh Thư cúi xuống, nhíu mày nhìn cái bật lon nước chằm chằm đến nỗi nếu đó là một thằng con trai có lẽ nó đã xấu hổ mà bỏ chạy rồi. - Gì thế này? Đến cả mày cũng chống lại tao à? Cô bặm môi giật mạnh một cái. Tức thì cái nắp bật tung. Nước trong chai có sẵn hơi gas cứ thế mà trào ra tung tóe. - Khỉ thật. - Chết. Một giọng con gái nhỏ nhẹ vang lên phía sau lưng nhưng Anh Thư bực mình, chẳng hơi đâu mà quan tâm đó là ai. Bóng con gái lăng xăng chạy lại, rút khăn ướt từ hộp teen care trong túi quần (ở đâu mà sẵn thế không biết ==) vội vàng lau cho cô. Đến rỗi hơi. Cô còn không thèm quan tâm thì sao nhỏ này phải xông xáo thế. - Chị đừng lắc lon nước nữa, kẻo trào hết lên cổ tay áo rồi. Anh Thư chợt nhận ra là mình gần như đang dốc ngược cái lon thay vì khẽ lắc để nước văng tung tóe lên bộ đồng phục của nhỏ này như đã định. Mà khoan đã, cái đuôi tóc cắt thẳng tưng ngang vai này sao quen quen. - Thanh Thanh? - Chị nhớ em à? – cô bé khẽ mỉm cười. - À ừ, em họ Phong. Hóa ra cũng có “quen biết xa gần”, vậy mà cô cứ tưởng người dưng định bắt quàng làm họ chứ. - Cảm ơn em, nhưng có lẽ để chị đi rửa tay thì hơn. - Dạ - Thanh Thanh nhanh chóng rút thêm một cái khăn ướt nữa dúi vào tay cô – chị cứ lau tạm cái đã. - Nhân tiện – Anh Thư khẽ đảo mắt nhìn Thanh Thanh – em có biết Phong ở đâu không? Chị nghe nói… À không, dạo này cậu ấy không đi học. Suýt nữa nhầm. Vẫn có mặt trên lớp mà lại dùng từ “nghe nói” thì hố nặng rồi. - Anh ấy… Em cũng không gặp Phong. Nhưng nếu không đi học thì có lẽ anh ấy ở nhà dọn đồ và thu xếp mọi thứ… Anh Thư quay sang nhìn thẳng vào Thanh Thanh bằng đôi mắt mở to. Cô nhướn mày khi cô bé nhún vai: - …tuần sau là phải đi rồi. Cảm thấy mình như một con ngố không hiểu điều đơn giản mà mọi người đều biết nhưng Anh Thư vẫn giữ vẻ dửng dưng bình tĩnh. - Đi đâu? - Sing. Anh ấy sẽ đi du học với em. Thanh Thanh nở nụ cười nửa miệng làm lúm đồng tiền hai bên má xuất hiện. Thái độ tự tin của cô bé khiến Anh Thư cảm thấy quay cuồng. Tại sao việc quan trọng như thế mà giờ này cô mới biết? Sao Phong không nói gì với cô? Và còn Hoài Thư… - Em phải vào lớp rồi, thế nên… - Khoan đã! Anh Thư xoay người lại, ném cái khăn ướt đang cầm trên tay vào sọt rác một cách dứt dạc. - Không đùa chứ? Những gì em vừa mới nói… Thêm một cái nhún vai nữa, Thanh Thanh bỏ đi. - Hóa ra Anh Thư Tỉ Tỉ cũng có lúc hiền lành như vậy – Ngân gật gù khi tôi kết thúc câu chuyện của mình lúc cả ba đang trên đường xuống căn tin giờ chuyển tiết. - Mọi thứ đều có lí do. Tôi định nói thêm về cái lí do khiến cho Anh Thư trở nên lạnh lùng với má và vô cảm với tôi trước kia, nhưng thấy giờ không phải là lúc cần thiết để tâm sự nên lại thôi. Căn phòng bé xí, phả khó khăn lắm ba đứa tôi mới lách ra khỏi đám đông đang chen lấn mua đồ ăn. Đang lúc tôi tự hỏi không biết còn bàn nào trống thì cánh tay nơi cuối phòng giơ lên, vẫy lia lịa về phía tôi. - Phục Hy kìa – Ngân hoan hỉ lên tiếng rồi lao đến chỗ thằng nhóc trước khi tôi và Hùng kịp phản ứng. - Chậc! Dạo này ông hết sức hút với nó rồi hả? – tôi nhìn Hùng, phang một câu chọc. Ai ngờ nó cũng ghê gớm không kém. - Biết làm sao được. Bà già thường thích phi công trẻ mà. Bốn đứa túm tụm quanh cái bàn tròn. Hầu hết tụi nó lắng nghe tôi nói nhiều hơn là mở miệng chí chóe như thường ngày. Phục Hy thì im lìm như ông cụ. Phải mất một lúc sau – khi nhìn thấy đôi giày cao gót màu đỏ nơi cửa căn tin – tôi mới sực nhớ ra. - Quỳnh Chi đâu sao không đi cùng em? Nhóc Hy lắc đầu. - Hình như đau bụng gì đó nên nhờ em mua đồ lên. Tôi chớp mắt lia lịa khi nghe nó trả lời rồi nhìn về phía cửa lần nữa, nơi đôi mắt trầm tư của Quỳnh Chi tránh ánh nhìn của tôi trước khi cô bé quay lưng bỏ đi. Không hiểu sao tôi có cảm giác cô bé đang né tránh mình. Chẳng đưa ra được lời giải thích nào, tôi lại quay sang nhìn nhóc Hy với vẻ lơ đãng. - Dạo này mọi chuyện vẫn ổn chứ?... Ý em là, không có gì lạ xảy ra với chị phải không? - Những gì chị vừa kể chưa đủ “lạ” à? - À không… Hy thôi không hỏi nữa. Nó di tay trên những vệt nước thành hình loằng ngoằng. Tôi tự hỏi liệu ánh mắt đa nghi của Quỳnh Chi và vẻ trầm tĩnh hiếm thấy của Phục Hy có liên quan gì đến nhau không. Hết tiết 5. Ngân ném cặp cho Hùng, đoạn vỗ lưng tôi. - Hình như mày có người hộ tống về rồi… thế nên – nó cười toe toét – tụi tao đi trước nhá. Tôi hậm hực nhìn nó trước khi phóng ánh mắt ra cửa lớp và kịp nhận ra Phục Hy đang đứng khoanh tay, lưng dựa vào một bên cửa. Ngay lúc này mà nó vẫn không ngừng suy nghĩ cái khỉ gió gì thế không biết. Tôi biết có thể chuyện đó đang lo lắng có thể không liên quan đến mìn nên tốt nhất đừng xen vào, nhưng trong lòng vẫn thấy khó chịu. - Quỳnh Chi đâu? Tôi hỏi nó ngay khi vừa đến đủ gần, đoạn ngó quanh xem cô nàng có nấp nơi nào đó rồi bất ngờ hù tôi như mọi lần. - Cô ấy về trước rồi, nói là có chuyện gì đó. - Hơ. - Thái độ của chị như vậy là sao? – Nó nhìn tôi khó hiểu. Tất nhiên tôi không thể nói ra rằng mình là lí do để Quỳnh Chi phải “về sớm” rồi. - Đừng để ý – tôi kéo tay nó – nếu cậu muốn về thì đi thôi, tôi còn phải ghé qua bệnh viện. - Chị vẫn còn luyến tiếc à? Em nghĩ Danh nên buông tha cho chị rồi. Ngẫm nghĩ một lúc thế nào, tôi lại lắc đầu nói rằng mình đến thăm má. Mặc dù đúng là Danh nằm trong kế hoạch của tôi thật. *** **** ***** **** Quỳnh Chi vừa đi vừa ngó xung quanh. Do cô lo lắng, hay đoạn đường này vắng vẻ hơn thường lệ? - Chà! Cô bé đi một mình thật nhỉ? Thằng nhóc kia đâu rồi? Mất một giây để trấn tĩnh lại trước sự xuất hiện đột ngột của kẻ đối diện, cuối cùng cô cũng tìm lại được chất giọng cứng rắn của mình. - Không liên quan gì đến anh ấy. - Thật sao? – đứa con gái dẫn đầu phá lên cười – Vậy bé sẽ nói chị đây biết thông tin đó, đổi lại chị sẽ không gọi điện cho ba bé, Ok? Quỳnh Chi nhắm mắt lại. Mỗi khi bị dồn vào tình thế khó xử là cô lại chẳng nghĩ được gì cho ra hồn. Nếu nói ra, có nghĩa cô là kẻ phản bội. Nhưng nếu im lặng, những đứa chó chết này sẽ gọi điện cho ba cô. Ông sẽ bắt cô về ngay lập tức, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ được gặp Phục Hy. - Người con gái mà Danh quan tâm… là Phạm Anh Thư, học cùng trường với tôi. Đứa con gái nhổ toẹt một bãi, mặt nhăn nhó như khỉ ăn ớt. - Có đặc điểm nào để nhận dạng không? Cô nuốt khan, cố bắt mình dừng lại trước khi quá muộn. - …em gái sinh đôi với Anh Thư. - Cháu muốn gặp Phong… - Tiếc quá, nó vừa mới ra ngoài rồi. Cháu chờ một chút được không? Dù biết lịch sự nhưng Anh Thư đành phải đứng lên trước khi má Phong kịp lấy bánh ra mời. Cô quàng túi vào vai và khẽ cúi đầu: - Xin phép bác cháu về luôn. Khi nào Phong về, nhờ bác nhắn cậu ấy gọi lại cho cháu. - Tất nhiên rồi. Nhưng cháu nán lại một tí chơi cũng được, chắc nó sắp về. Cô nhìn đồng hồ. Giờ này chắc ba – vốn quen với cách sống nề nếp của Hoài Thư – đang chờ cơm ở nhà. - Dạ thôi. Cháu xin phép. Vừa rời bậc tam cấp, có bàn tay giữ vai cô lại. Xoay người, cô nhận ra Tùng đang nhíu mày nhìn mình. - Chị là Hoài Thư hay Anh Thư Tỉ Tỉ? - Thế cậu nghĩ tôi là ai? – cô gạt tay thằng nhóc, tiện thể cốc cho nó một cái – dám nói cái giọng kẻ cả thế hả? - Oái! Em xin lỗi Tỉ Tỉ. Thằng nhóc rụt tay lại như đụng phải lửa. Nó nhìn cô, cười hì hì. - Nếu không có chuyện gì thì tôi về. - Em ghét phải nói ra điều này, nhưng anh Phong sẽ không gọi lại cho chị đâu. Anh ấy nhờ em gửi cho chị cái này. Tùng rút từ túi áo trước một tờ giấy vàng có dòng kẻ xanh được gấp làm tư đưa cho Anh Thư. Sau thoáng ngần ngại, cô mở ra xem. - Thế này là thế nào? – Cô há hốc miệng nhìn tờ giấy không chớp mắt. - Chị cũng biết mà. Không dám nhìn Anh Thư, Tùng ngó lơ sang bên ngoài, nơi ông anh nó đang đứng khuất sau hàng rào tigôn. Nó búng tay, báo hiệu mình đã xong nhiệm vụ. *** ***** ***** Danh cúp máy. Anh nằm ngửa nhìn trần nhà, hay tay gác sau gáy. Mắt hoa lên khi cố đuổi kịp những cánh quạt xoay tít… Vừa rồi anh có để lại tin nhắn cho Nhàn, hy vọng là cô nhận được. - Ai đổ hết nước trong bình thế này? – cô y tá ngạc nhiên nhấc bó hoa khô ra khỏi cái bình rỗng – Mà tôi thay hoa luôn nhé. - Không…, chị cứ để đấy đi – Danh vội vàng đưa tay ra hiệu dừng lại - Tôi muốn giữ lại bó hoa đó. - Ừm – y tá nhìn bình hoa với vẻ khó hiểu, nhưng cũng ngờ ngợ đoán ra ai là người đã trút hết nước ra khỏi bình – Nếu vậy, khi nào quay lại tôi sẽ mang giấy bóng gói mấy bông hoa này lại. - Cảm ơn chị. Danh mỉm cười, nhìn những cánh hoa khô quoắt bắt đầu rời rạc. Chỉ cần một cơn gió nhẹ thôi cũng có thể cuốn đi. Cơn gió nhẹ… Có phải mối quan hệ giữa anh và Nhàn cũng sắp bị cuốn đi như thế? *** **** ***** *** Người phụ nữ ngập ngừng đứng nơi cửa phòng, nửa muốn vào nhưng lại lo sợ. Dù đã ngoài 45 nhưng ở bà vẫn vẻ đẹp quý phái. Ẩn sau cặp kính mát to sụ là đôi mắt hơi mọng vì bao đêm mất ngủ và những cơn khóc thầm. Suốt chặng đường bay nửa ngày, mắt bà chư lúc nào khô. - Bác có quan hệ thế nào với bệnh nhân trong phòng? Cô y tá chuyển bó hoa sang một bên tay rồi mở cửa. Người phụ nữ bối rối, lùi hẳn ra ngoài như sợ người trong phòng có thể nhìn thấy bà. - À không, tôi… - Bác có muốn vào luôn không? - Ừm… Nhìn những tia nắng xiên xiên trên mái đầu chàng trai nằm trong phòng, lòng bà nhói lên. Bà chưa sẵn sàng. - Tôi sẽ quay lại sau. Làm ơn đừng nói gì về việc tôi đã đến đây. Nói rồi bà vội vã bỏ đi, trước khi để cô y tá nhận ra mình đang khóc. Ngày nào Phong cũng thức dậy từ sáng sớm, ăn món mà má đã chuẩn bị sẵn và lên đường trước 6h30 để bắt kịp Thắng rời nhà kịp lúc. Cậu theo dõi nó không sót một giây phút nào, nhưng có vẻ ngoài việc đi học bữa có bữa cúp và la cà ở mấy quán bar thì thằng nhóc này chẳng gặp gỡ thêm ai. Đặc biệt nó không hé răng với bọn đàn em thêm về chuyện đã nói ở quán nước hôm bữa. Tất cả chìm vào yên ắng như chưa hề có gì. Điều này khiến cậu hoang mang không biết nên tiếp tục hay dừng lại. Ngồi trực dưới gốc cây hoài cũng chán, Phong vòng xe định trở lại trường. Giờ này đang là tiết ba, có lẽ… - Anh mua một cây kẹo mút nhé? Cô nhóc chừng mười tuổi đứng trước mặt Phong lúc nào mà cậu không hay, trên tay nó là cây Chupa Chups màu xanh vị táo. Phong chưa kịp trả lời thì có tiếng kéo ghế phía trong. Cuộc tán nhảm của bọn đàn em Danh Kíp đang sôi nổi bỗng yên ắng như lắp tường cách âm. - Đại ca… - Có ai ngoài kia à? Phản xạ như một tên có nghề trong việc trinh thám, Thắng đứng dậy lanh lẹ hưng cũng nhẹ nhàng không kém. Nó hé mắt qua khe hở giữa bức tường và tấm bạt che nắng để chắc chắn không bỏ sót bất kì một chuyển động nhỏ nào rồi mới cẩn trọng bước ra. Bên ngoài nắng không thể tả dù đang là đầu năm. Bầu không khí oi bức khiến cho ai cũng bị cám dỗ bởi ý nghĩ đứng núp vào bóng mát hơn là dãi nắng ngoài kia. Ngoại trừ xe cộ lâu lâu mới có một cái lướt qua, mọi thứ đều yên ắng. Trước quán, xe của khách dựng đầy. Thắng không thèm quan tâm cái xe dựng chỏng chơ gần gốc cây kia là của khách hay thằng đàn em nào. Nó thả tấm bạt xuống, quay trở lại với câu chuyện đang sôi nổi. Có lẽ chủ quan nên Thắng không thèm đi vòng ra sau quán, nếu không nó sẽ phát hiện có kẻ lòng ròng mồ hôi đang đứng nép vào bức tường bên hông quán. Phong thở khẽ, nhưng cậu vẫn chưa dám thả tay ra lập tức, sợ con bé lại hét toáng lên vì hành động bất ngờ vừa rồi của cậu. May là hôm nay cậu lấy xe của Tùng, chứ con chuồn chuồn vàng chóe mà xuất hiện ở đây thể nào cũng bị chiếu tướng đầu tiên. - Anh sẽ thả em ra, nhưng hứa là không được lên tiếng đấy nhé. Nếu không… Đôi mắt cậu trở nên dữ dằn, nhưng con bé cũng cứng đầu không kém. Phong thả tay ra. Việc đầu tiên nó làm là đứng tránh xa, đối diện với cậu, cố thở cho lại hơi. Chẳng đến 10s, nó ngẩng phắt lên nhìn cậu với đôi mắt vô cảm rồi chìa cái khay trên tay, nụ cười toe toét: - Giờ anh sẽ mua hết cho em đống này chứ?
|
Chương 68
Đã nói là từ bỏ, nhưng khi nhìn thấy anh đi với cô gái khác không-phải-là-em, lòng lại nhói đau. Bác sĩ Phước nhìn những tấm phim chụp lần gần đây nhất của Danh ngồi mỉm cười với ông Bàng. - Hồi phục nhanh, đi lại bình thường. Có điều trước mặt anh và mọi người – nhất là cô bé đó – thì nó vẫn còn tỏ ra mình phải phụ thuộc vào cái xe có bánh ngớ ngẩn. - Thằng này – ông Bàng chắp tay phía sau, quan sát chậm rãi hình ảnh trên màn chiếu – nói là dứt dạc nhưng xem ra còn khó lắm. - Ít ra thì tôi thấy nó còn có kế hoạch. Còn anh nhìn lại mình thử xem. Vị bác sĩ già tủm tỉm cười, rút một tập hồ sơ ở chồng bên cạnh đưa cho ông Bàng. - Thật là tình cờ. Có lẽ ông trời đang nhắc nhở ông đấy. Gặp rồi thì làm ơn “dứt dạc” đi. - Cái này… – ông Bàng ngạc nhiên khi đọc tên người phụ nữ ghi trên bìa, cảm thấy hai bàn tay tê dại. - Phòng 102 – bác sĩ chỉ tay ra cửa – ngày mai người ta xuất viên rồi đấy. Ông Bàng bước ra như một cái máy, mắt đờ đẫn nhìn cái tên. Cảm thấy luồng điện chạy dọc sống lưng. - Tố Uyên? Khi tìm thì chẳng được gặp, khi chẳng mong đợi thì em lại hiện ra. Ngồi sau bàn làm việc, bác sĩ Phước nhẹ nhàng tháo kính ra, dụi mắt cho đỡ mỏi. Trên đời cũng thật lắm việc trêu ngươi, mà “yêu đơn phương” có lẽ là việc khổ tâm nhất. Đã từng này tuổi rồi, bỗng chốc lại gặp được người yêu năm xưa. Phải tay ông, chắc đã đau tim rồi. Dù chuyện đó chẳng còn “sống còn” như ngày xưa – bằng chứng là ông vẫn được ông Bàng đặt lòng tin, và Danh cũng chẳng nhìn ông cái kiểu “người theo đuổi má mình một thời” nữa. Nhưng tình cảm ngày xưa, ít ra vẫn đủ làm ông “thẫn thờ”. Nghĩ rằng mình còn may mắn lắm, ông tự tặng cho mình một nụ cười. Nào ngờ… Nghe tiếng gõ cửa, bác sĩ Phước vội chỉnh lại tư thế, khẽ hắng giọng. - Mời vào. Cánh cửa bật mở. Người phụ nữ trung niên trong bộ vest màu nâu sậm bước vào. Trên gương mặt thanh tú là cặp kính râm màu xám che gần hết. Nhưng như thế cũng đủ giật mình rồi. - Xin lỗi, ông có phải là trưởng khoa thần kinh? Khi nghe giọng nói thanh ấm ấy, bác sĩ Phước nghĩ mình đang đau tim. Phòng bệnh 208 – khoa thần kinh. Nhàn đứng dựa lưng vào tường, đối diện với Danh – người đang săm soi bó hoa mới được mang đến. Hoa sao bạc. Anh mỉm cười vui vẻ, như thể lần đầu tiên mình được tặng loại hoa này. - Cậu không giận mình chứ? – Nhàn khẽ khàng lên tiếng. - Sao lại không? Rất giận đấy chứ. Câu nói ấy cô cảm thấy tội lỗi, nhưng khi Danh qua lại với nụ cười con nít, cô biết mọi chuyện không tồi tệ đến như vây – nhưng nhờ cậu nói với Phong, mà mọi chuyện lại diễn biến theo một chiều hướng khác. - Đừng nói là – Nhàn trừng mắt ngạc nhiên – cậu và Phong định giấu Hoài Thư mãi nhé. - Trước sau gì thì cô ấy cũng biết. Nếu không, cậu cũng nói cho cô ấy biết phải không? – Danh nháy mắt, trở nên dễ thương hơn bao giờ hết. - Không, mình chỉ… Hít một hơi, Nhàn lấy hết can đảm. Cô đã chuẩn bị cả đêm để cho lúc này rồi. Khi nhận được lời nhắn của Danh, cô biết là mình phải hỏi cậu ấy lần nữa. - Thực sự, cậu không có chút cảm tình gì với mình sao. Danh dừng tay trên những cánh sao bạc trắng muốt. Sau thoáng suy nghĩ, anh điềm tĩnh. - Tất nhiên là có. Mình luôn cảm kích vì sự quan tâm mà cậu dành cho. Những khi cậu không có ở đây, mình lại cảm thấy nhớ - anh bật cười như đứa trẻ con đang thú tội – nhưng… - Nhưng sao? – Nhàn cảm thấy mình khó thở. - Nhưng trong lòng mình chỉ có hình ảnh của hai người con gái. Một người đã khắc vào tim, và một người mình đang cố quên. - Không có chỗ cho mình sao? – Nhàn lúng túng. Cô cảm thấy nếu không nhanh kết thúc chuyện này, có lẽ cô sẽ ôm mặt khóc ngay tại chỗ mất. - Tất nhiên là luôn có chỗ cho cậu, nhưng ở một ngăn khác, gọi là “tình bạn”. Danh nhìn cô với vẻ trìu mến. Anh ngồi xuống ghế, nghịch ngợm mấy cuốn sách mà cô vừa mang đến, cố để cho cô cảm thấy “tự nhiên” nhất có thể. Không có gì rõ ràng trong câu nói của Danh cả - nó khiến Nhàn không thể kết thúc mọi chuyện một cách dễ dàng. Đây hoàn tòan không phải là câu trả lời mà cô muốn nghe. Nhưng đôi mắt của Danh đã nói lên tất cả. Cậu ấy chỉ xem cô là bạn, hoặc hơn bạn một chút – “bạn thân không thể thiếu” chẳng hạn. - Mình biết rồi – cô nói với giọng dứt dạc, có chút giận dỗi – dù chỉ là một người bạn, mình cũng không từ bỏ. Mình sẽ luôn ở bên khi cậu cần. - Cảm ơn – Danh chậm rãi – Mình đang chán muốn chết đây, vậy nên đừng có giả vờ biến mất khiến mình phải quan tâm thêm nữa. Nhàn bật cười. Khóe mắt cô không còn thẫm nước nữa, hoặc do cô đang cố thu lại nước mắt của mình. - Cậu không định xuất viện à? Đã khỏe rồi còn định ở lì đây, bắt mình mang sách đến. Và cả tặng hoa. Cô cau có chỉ vào bó sao bạc. Danh chỉ mỉm cười khó hiểu. - Cô ấy thường tặng mình hoa sao bạc. *** ***** ****** ***** Phục Hy đưa tôi về tận nhà, nó định nói gì đó rồi lại thôi. Nhưng vừa quay lưng được vài bước, cậu nhóc vội vã quay lại. - Dạo này chị đi đâu cũng phải cẩn thận nhé. Tốt nhất là không nên ra khỏi nhà một mình. Nếu không thì gọi em một tiếng. - Ơ hay cái thằng nhóc này – tôi tròn mắt nhìn nó – em chưa biết chị đây lợi hại thế nào à? - Biết rồi, nhưng chị là con gái… làm sao đọ được từng ấy đứa… Nhóc Hy lầm bầm gì đó tôi nghe không rõ. Càng ngày nó càng lo lắng thái quá rồi. - Không sao đâu – tôi vỗ vai nó – em cứ yên tâm về đi. Chị lúc nào cũng có vật hộ mệnh, không lo gặp chuyện. - Lại nói năng linh tinh – Hy nheo mắt nhìn tôi – hộ mệnh gì chứ. - Thiệt mà, chị lúc nào cũng có… Tôi luồn tay vào cổ áo, định lôi ra sợi dây chuyền má tặng cho lần trước làm mình chứng, nhưng chẳng thấy gì cả. Hoảng hồn, tôi sờ quanh cổ, xem xét nó có bị lẫn vào áo không nhưng tuyệt nhiên chẳng có. - Sao? - Sợi dây chuyền của chị mất rồi. - Cái gì? Em biết mà. - Nhưng… Thất thần nhìn Phục Hy, tôi cố nhớ lại lần cuối mình còn đeo sợi dây chuyền là khi nào. *** ***** **** Anh Thư khẽ khàng đặt túi xách lên ghế ở phòng khách, thở hắt ra. Dù cố gắng nhưng vì chẳng bắt được taxi nên cô về nhà muộn, chẳng kịp giờ cơm. Không muốn bị ba réo, cô tắt điện thoại và về nhà trong im lặng. Nếu không đi làm thì có lẽ giờ này ba đã ngủ trưa rồi. Trưa thanh vắng. Nắng hầm hập như cả căn nhà đang khẽ ngủ. Anh Thư vừa định đặt người xuống ghế thì có tiếng chân đi ra từ nhà bếp. Ba cô xuất hiện với cốc nước lọc trên tay. Ông đưa cho cô bằng cử chỉ nhẹ nhàng đến lạ lùng. - Con xuống nhà ăn cơm đi. Bà An để phần đồ ăn trên bàn sẵn rồi. Chẳng biết nói gì hơn, cô khẽ gật đầu rồi đi xuống, tự hỏi đây có phải kiểu “trừng phạt” mới của ba dành cho cô. Hay ông đã đổi tính cho hợp với cái vẻ hiển dịu của Hoài Thư mất rồi. Dù muốn lắm nhưng cô khổng thể tự ý rời bàn ăn hoặc nói ba ra ngoài. Ông cứ ngồi chiếc ghế đối diện, mắt nhìn ra ngoài vừa qua ô cửa sổ. Vầng trán dãn ra nhưng đôi mắt đăm chiêu như đang nghĩ gì lung lắm. Giả vở xới cơm thêm vài lần nữa, cô vờ mình đã no, dọn bàn và chuẩn bị về phòng. - Ba muốn nói chuyện với con một lát. - Dạ. Anh Thư ngập ngừng rồi ngồi lại ghế, linh cảm có chuyện chẳng lành. Ông Thành quay sang, nhìn cô với vẻ chăm chú. Đôi mắt cứ nhắm rồi lại mở khiến cô cảm thấy hơi khó chịu. Có vẻ như không muốn làm con gái khó xử, ông Thành đành lên tiếng. - Con là Anh Thư hay… Hoài Thư? Anh Thư há hốc miệng. Đây là lần thứ hai trong ngày cô nghe câu hỏi này. Nhưng là Tùng, Danh, hay bất cứ ai cũng được, chứ nếu là ba cô thì… - Tìm lại lần nữa xem nào. Phục Hy giục tôi. Nó cũng có vẻ sốt ruột, nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu khi bước chân vào căn nhà tồi tàn của tôi. Tủ đồ chỗ này, bàn học chỗ kia, giường góc nọ… Đồ đạc thì đơn sơ nhưng cái nào cũng bừa bộn, Tuy nhiên tôi chẳng còn thời gian để mà xấu hổ. - Phòng tắm – nó chỉ tay sang trái. Ngay lập tức tôi lao vào, “quậy” tung mọi thứ lên nhưng cũng chẳng khá khẩm hơn. Cuối cùng, tôi đành ngồi bất lực trên ghế. - Thế là thế nào? – tôi giương đôi mắt thảm hại nhìn nó. - Tụi nó không rảnh để trộm sợi dây vô ích đó – Phục Hy lẩm bẩm, đi qua đi lai như Sherlock Holmes. - Nó có giá trị - tôi sửa lại, gần như sắp khóc – và đó là món quà quý nhất mà má tặng cho chị. - Ý em là… – Phục Hy dậm chân như thế tôi nói không đúng ý nó – mà dạo này chị không bị trấn lột, đụng kẻ lạ mặt hay bất cứ cái gì khả nghi chứ. Từ nãy đến giờ, cậu nhóc toàn lẩm bẩm những thứ chẳng liên quan gì. Cứ “kẻ lạ mặt” trong khi tôi đã khẳng định là không rồi. Thái độ của nó cũng rất lạ… Tôi nhìn thẳng vào mắt nó như chị gái đang sắp xử tội thằng em trai của mình. - Hy! Em giấu chị điều gì phải không? Nó chớp mắt hai cái rồi mới trả lời – dấu hiệu của sự không trung thực. - Tất nhiên là không. - Đừng có nói cái chữ “tất nhiên”, chị biết là em đang giấu chị. Nó có liên quan gì đến sợi dây chuyền không? - Không – Thằng nhóc trở nên nóng nảy bất thường – chị đừng đoán mò lung tung. Sợi dây chuyền của chị mới bị mất, thế nên không liên quan gì đến em cả. Chỉ là em đang xem xét các trường hợp. - Trường hợp nào? – tôi nhướn mày. Ráng chút nữa thôi… Nói tiếp đi nào, cậu nhóc. Phục Hy nhìn tôi với vẻ cảnh giác. Nó bắt đầu bước qua lại, rồi dịch chuyển dần về phía cửa. - Thôi em về… Khỉ thật. Tính đánh bài chuồn à????? - Đứng lại! Em đứng lại cho chị. Tôi bật dậy như cái lò xo, vội vàng đuổi theo nó đến nỗi quên cả xỏ dép. Chẳng khó khăn để bắt lại thằng nhóc này – khi con Xù đã xồ ra, đẩy thằng nhóc ngã nhào qua một bên y như trong phim hành động. Trong khi tôi vuốt ve chú chó cưng của mình, Phục Hy lồm cồm bò dậy trong trạng thái “không thể ê ẩm hơn” với ánh mắt hình viên đạn. Cho đáng đời. Tôi khoát tay, đứng chắn giữa nhóc và cửa. - Có gì muốn nói với chị không? – tôi cố nở nụ cười “dễ thương một cách đáng sợ” . Anh Thư cảm thấy thật tồi tệ khi ba nói điều này sau bữa ăn, vì bụng cô lại chộn rộn muốn tống ra hết mọi thứ vừa nhét vào đến nơi rồi. Choáng váng, cô tựa vào thành ghế và ngồi xuống, không dám nhìn thẳng vào bất cứ thứ gì. Ông Thành cũng chẳng khá gì hơn với khuôn mặt của kẻ đau khổ lúc nào cũng sống với quá khứ. Những ngón tay xương xương nâng lên, để chiếc nhẫn được luồn qua sợi dây chuyền ngang tầm mắt. Đôi mắt ông chạm phải hình khắc chìm ở mặt trong chiếc nhẫn. Lặng cứng. Như một phản xạ, Anh Thư cũng nhìn theo ánh mắt ba, cố tìm kiếm cái gì khiến ông chết lặng như vậy. Không khó lắm để nhận ra. Bất chợt, cô cũng nâng sợ dây chuyền của mình lên, ngắm nhìn chiếc nhẫn của mình. - Ba tìm thấy cái này trong phòng mình, ngay chỗ chân giường. Đây là nhẫn của má con…có nghĩa là… - ông Thành quay sang nhìn cô, nét xúc động không kìm nổi trên gương mặt – nó đã ở bên ba bao ngày qua…, vậy mà ba lại không nhận ra…? - Ba… - cô định nói nhưng lại thôi. - Không nhận ra… - ba cô bắt đầu lẩm bẩm như người thất thần, bắt đầu đứng dậy, tay kia vò trán – tại sao lại có thể như thế được… Anh Thư cũng đứng dậy. Cô định giải thích với tất cả mọi chuyện ngay bây giờ, nhưng khi thấy ông khẽ đưa tay lên che mặt, cô sững lại. Ba cô đang khóc. Không phải lần đầu tiên trong đời ông, nhưng là lần đầu tiên cô nhìn thấy. Cái rào cản mà cô cố tạo ra để ngăn cách với ba – con người lạnh lùng chẳng bao giờ kể về má – trở nên thật trẻ con và vô nghĩa, đến nỗi cô đã bóp vụn trước khi để nó tự tan vỡ. Ngay khi Anh Thư vòng tay qua cổ, ông Thành cũng đặt tay lên lưng con gái, vuốt nhẹ mái tóc của cô. Có quá nhiều thứ ông muốn hỏi cô, nhưng không phải lúc này. - Ba có muốn gặp má và em không? – Anh Thư thì thầm, giọt nước mắt khẽ lăn. *** **** ***** - Thế thôi à? - Chứ chị muốn gì nữa? – Phục Hy giãy nảy. Nếu là đàn anh, có lẽ nó sắp cốc đầu tôi đến nơi rồi. Nhưng trái với cái vẻ lo lắng nóng nảy của thằng nhóc, tôi chỉ phẩy tay đuổi muỗi. Từ khi “quen biết” Anh Thư Tỉ Tỉ và Danh Kíp, cuộc sống của tôi vốn đâu còn cái “bình yên thuở trước”. Cứ đụng độ với bọn đầu gấu riết rồi mình cũng trở thành đầu gấu ( nói thế thôi chứ đừng ai học hỏi nhé ) - Không có gì đáng lo hết. Bọn đó là ai em còn chưa biết. Không phải chưa biết, nhưng nếu nói ra sẽ có người giật ngửa. - Không đáng lo? – Nhóc Hy cười giễu cợt – hay chị cứ để cho bọn chúng làm mồi mình đi. Chịu khổ một lần, xem như huề với Danh. Chị sẽ không chịu ơn anh ta nữa.. Phục Hy chưa kịp nói hết câu, tôi đã túm lấy cổ áo nó. Ánh mắt giận dữ như muốn bắt nó phải lấy đũa gắp từng từ mà mình vừa nói ra. - Giữa chị và anh ấy – tôi nói rành rọt từng chữ - không phải là mắc nợ gì nhau cả. Đã quả quyết như thế, với thái độ lạnh lùng không dễ gì suy chuyển, thế nhưng khi Phục Hy nhếch miệng “Thật không?”, cả người tôi lại trở nên cứng đờ. Câu hỏi dễ như thế mà tôi không trả lời nổi, hóa ra những lời trước đó chỉ là nói dối thôi sao? - Còn Phong? Chị ném anh ta đi đâu rồi? Sao những khi nói chuyện về mình và Danh, chị không dám nhắc đến anh ta dù chỉ một từ? - Em im đi – tôi hét lên, hai tay bịt chặt tai. Sợ… Tôi sợ! Được chưa… Tôi sợ nếu nhắc đến cậu ấy, chút dũng khí để thực hiện lời hứa với ba Danh sẽ chẳng còn. Tôi có thể sẵn sàng để vứt bỏ cái lòng tự trọng với người lớn bất cứ lúc nào. Phục Hy đứng sững đó. Hoặc là tôi làm nó “hết hồn không biết nói gì”, hoặc là chẳng có gì để làm với một kẻ hết thuốc chữa như thôi. Không muốn kéo dài cái khoảnh khắc im lặng chán chường này, tôi vào nhà kiếm cái áo khoác rồi khép cửa lại. - Chị đến bệnh viện đây. Tôi đã nói ra việc mình cần phải làm, nó ở hay đi là chuyện khác. - Em không muốn lẽo đẽo theo chị như thằng ngốc – Phục Hy nói với theo tôi – thế nên chị phải biết tự lo cho mình. - Cảm ơn – tôi trùm cái mũ áo khoác, bước chậm rãi trên con đường ngập nắng. Ra là thế! Thắng chưa bao giờ nguôi lòng căm thù từ sau cái ngày kinh hoàng ấy. Cái chết của cô gái đã để lại trong nó dấu ấn sâu sắc còn hơn cả Danh, dù đó là bạn gái của đại ca. Nó đã lùng sục bọn này lâu rồi, thế nên vừa tìm thấy là đã lao đầu vào trả thù một cách điên cuồng. Bất chấp Danh, Thắng không hé nửa lời với anh ta về chuyện này. Thật ngu ngốc. Làm như thế chỉ khiến bọn kia thêm điên. Bọn chúng đã hại bạn gái Danh một lần, sợ gì không hại tiếp lần hai. Dù Hoài Thư không phải là bạn gái anh ta, nhưng… Phong vò đầu. Ai mà biết được cô ấy có phải là bạn gái Danh hay không? Cái ranh giới lờ mờ giữa hai kẻ được hứa hôn, cảm giác tội lỗi trên vai cô ấy và tình yêu của Danh chẳng mấy chốc sẽ gắn kết hai con người đó lại. Chỉ còn cậu là kẻ đơn độc… Nhạc réo rắt. Đáng lẽ cậu nên vào bar, nghe mấy thứ bass, chess “lẫn lộn một cách có hệ thống” còn hơn đâm đầu vào quán cà phê để đắm chìm trong những nốt piano chỉ khiến người ta thêm mủi lòng. Phóng tầm nhìn ra phía xa, Phong cố làm cho mình xao nhãng bởi những ý nghĩ luẩn quẩn luôn đeo bám mỗi khi tâm trạng cậu thấy tồi tệ. 12h trưa. Chẳng ai hơi đâu tha thẩn dọc theo các con phố, vậy mà cậu vẫn bắt gặp bước chân chậm rãi theo từng nhịp một – có lẽ bị điểu khiển bởi nhạc từ chiếc earphone kia – và đôi mắt mơ hồ khẽ nhắm rồi lại mở. Gần như là đứng bật dậy. Suýt chút nữa là Phong đã lao qua tấm kính trước mặt để chạy ra ngoài. Nắng lấp lánh trên mái tóc thả hững hờ bên vai Hoài Thư. Cô đang chìm vào suy nghĩ riêng của mình. Phong muốn mình là một phần của suy nghĩ ấy - dù nó có là gì đi chăng nữa – chỉ để biết cô ấy vẫn nghĩ về mình. - Xin lỗi… Cô gái phục vụ đứng ngay cạnh bàn đã bao lâu mà cậu không để ý, kiên nhẫn chỉ vào chiếc điện thoại đang rung trên bàn. - Ừm… cảm ơn. Cậu mở máy, mắt lại dõi ra ngoài cố tìm kiếm. Nhưng Hoài Thư đã khuất khỏi tầm nhìn. - A lô? - Em đây – giọng Thanh Thanh ngay tắp lự ở bên kia – em muốn nhờ anh đi cùng đến một nơi. **** ****** ****** ****** - Cốc cốc! - Yên hả? Con làm thủ tục nhanh vậy? Dì đang xếp lại mấy thứ đồ, con giúp gì khiêng cột mấy cái túi này… Cửa mở đã lâu. Yên lặng. Bà Thành ngẩng lên, nhận ra có người lạ bước vào phòng. Kinh ngạc. - Nếu em muốn… - ông Bàng chỉ đám đồ - anh sẽ giúp em. Đã bao lâu rồi ông Bàng mới cảm thấy lúng túng đến nỗi làm đổ cốc nước lên chiếc quần tây hàng hiệu của mình. Người phụ nữ ngồi đối diện chỉ khẽ mỉm cười trước hành động ngớ ngẩn ấy. Từng ấy năm trời mà nụ cười bà ấy vẫn đẹp đến nao lòng. - Dạo này em sống khỏe chứ? Anh nghe nói em vừa trải qua cuộc phẫu thuật. - Mọi thứ suôn sẽ hơn rất nhiều. Cảm ơn anh đã quan tâm. Thoáng im lặng. Chẳng ai biết nói gì hơn. - Em và Thành… sao rồi. Nét bối rối lướt qua đôi mắt thanh tú của người phụ nữ. Bà ngập ngừng, định im lặng nhưng rồi lại thôi. - Cũng lâu rồi em vẫn chưa gặp lại anh ấy. - Vậy hóa ra những gì mà thằng con anh nói về Hoài Thư là thật – ông Bàng gật gù, nhấp ngụm trà gừng. - Hoài Thư? Anh gặp nó rồi sao? - Gặp suốt – ông Bàng mỉm cười vui vẻ - thực ra quan hệ của anh và nó thân thiết hơn em tưởng nhiều… Chợt nhận ra những gì mình sắp nói ảnh hưởng đến người đối diện thế nào, ông Bàng lại ngừng. Lần gặp gỡ này nằm ngoài dự đoán. Nếu biết trước, có lẽ ông đã chẳng đủ dũng khí để bắt Hoài Thư chấp nhận lời đề nghị của mình. Liệu biết được sự thật đang diễn ra, Tố Uyên có giận ông không? - Anh rất quý con bé – ông đổi chủ đề - mà không, quý cả hai chị em nó. Đứa nào cũng rất giống mẹ. Bà Thành mỉm cười, đuôi mắt kéo dài khiến đôi mắt trở nên ấp áp. - Anh biết rõ về con cái của em thế, trong khi em chẳng biết gì. Hình như anh có một đứa con trai? - Một trai, một gái. Một lúc phải chăm cho cả hai đứa, khó chiều lắm. Ông Bàng cười, cố lấy vẻ thoải mái khi nói về chuyện gia đình. - Thế chị ấy đâu? Khẽ hắng giọng, ông Bàng nhìn đi hướng khác. - Anh li hôn lâu rồi. Cốc trà đang đưa lên khựng lại giữa chừng. - Em xin lỗi. Câu trả lời khiến Tố Uyên trở nên áy náy. Đáng lẽ ra bà không nên hỏi cặn kẽ như vậy. - Có sao đâu. Sự thật luôn cần phải thật thà. Bắt gặp ánh nhìn của người đối diện, ông Bàng cảm thấy mình là một kẻ nói dối trắng trợn. Miệng thì nói những điều triết lí, nhưng ông lại không thể thú nhận lí do khiến chuyện gia đình tan vỡ là vì ông luôn giữ hình bóng của bà trong lòng. Tấ nhiên ông cũng yêu vợ mình, nhưng như thế chưa đủ. Người đàn ông luôn phải đi tìm sự chung thủy suốt cuộc đời mình. - Chúng ta thật giống nhau, đều gặp phải những rắc rối gia đình. - Nhưng em thì khác. Anh phải nói điều này: lí do khiến em và Thành chia tay thật là vớ vẩn. Hai người vẫn còn tình cảm với nhau… Thoáng ngập ngừng. Ông Bàng nhìn trân trối vào cốc trà của mình. “Chuyện gì đang diễn ra thế này? Mình đang cố vun đắp cho hạnh phúc của cô ấy ư?” Nhưng đây là điều đúng cần phải làm. Có gì phải hối tiếc? - Người duy nhất ngăn cản cuộc hôn nhân của em đã không còn nữa. Hãy để cho thời gian cuốn đi quá khứ. Em trở về với Thành đi, vì hai đứa con, và vì hạnh phúc của chính mình. Anh gặp Thành hằng tuần, và chưa bao giờ anh thấy đôi mắt cậu ta hết u buồn. Người phụ nữ nhìn chằm chằm vào khoảng không. Bà lắng nghe từng từ, không phản đối, nhưng cũng không đồng tình. - Sao anh biết em sẽ hạnh phúc nếu làm điều ấy? - Em giấu ai chứ đừng hòng giấu được anh. Luồng điện chạy dọc sống lưng. Chẳng lẽ những gì bà cố giấu trong lòng bao năm nay, lại dễ đọc được đến thế ư? Một phút bất chợt, ông Bàng nắm lấy bàn tay bà: - Hãy làm điều đó đi. Em hạnh phúc, thì anh mới có thể dứt dạc với tình cảm của mình. - Má! Bác! – cái túi trên tay Hoài Thư rơi xuống – hai người đang làm gì? Như kẻ trộm bị bắt quả tang, hai người lớn đứng bật dậy trong tình huống dở khóc dở cười. - Ừm… Đây là bạn cũ của má. Không muốn con gái thêm hoài nghi bởi cái nhìn “bạn bè ai lại cầm tay nhau thế kia????”, bà Thành đẩy Hoài Thư vào trước “Chờ má trong phòng, tí nữa chúng ta nói chuyện”. Lúc quay trở lại, ông Bàng đã cầm cặp tap chuẩn bị rời bàn. - Lần sau chúng ta sẽ nói chuyện tiếp vậy. - Tất nhiên rồi. - Anh còn điều nữa muốn nói… - ông Bàng hướng ánh nhìn về phía Hoài Thư – anh đã làm chuyện không phải với Hoài Thư – một lời đề nghị vớ vẩn, nhưng giờ nó không là vấn đề nữa. Sẽ có lúc anh nói chuyện với nó… - Không sao – nụ cười lại thường trực, giờ thì biết hai cô con gái sinh đôi thừa hưởng nét tươi tắn từ ai rồi – đó là chuyện riêng giữa anh và con bé. Em không để tâm đâu. - Vậy... tạm biệt. - Tạm biệt. Ông Bàng quay lưng đi trước. Thế là ông đã mãn nguyện rồi nhé. Vấn vương cũng chẳng thể còn vương vấn. - Bạn thân của ba và má? Bà Thành gật đầu. - Xem nào – tôi dùng ngón trỏ, vòng những vòng tròn trong không khí, ra vẻ bí hiểm – con đoán là bác ấy gặp ba và má từ trước khi hai người lấy nhau. - Sao con biết? - Cứ nhìn cái cách bác ấy nhìn má thì biết – tôi cười toe. Điều này khiến má đỏ mặt. - Chúng ta đều là những người có gia đình rồi. Con đừng đùa như thế nữa. - Vậy là… Má còn yêu ba nhiều lắm. Tôi gật gù với chính mình, chờ đợi phản ứng của bà. Tờ giấy li hôn “chưa bao giờ kí” kia tôi đã đưa cho Anh Thư, và chưa nói gì với bà về chuyện này. Đúng như tôi dự kiến, má quay lưng và bước về phía cửa sổ, không để cho tôi biết được bà đang nghĩ gì. Tôi thôi lật tứ tung tờ báo nữa mà gấp nó lại và để lên chồng. Những chuyện này phải kết thúc thật nhanh – ý tôi là chuyện giữa ba và má. Không thể để họ tránh nhau mãi được. - Hôm nay Anh Thư không đến hở má. - Nó nói sẽ đến khi thủ tục xuất viện hoàn tất. Những lúc tôi nóng lòng muốn gặp thì chị lại lặn đâu mất. Không hiểu chị định làm gì với tờ giấy đó. Đưa nó cho má, hay là… ba? Chẳng hiểu ba sẽ phản ứng thế nảo khi biết má đang ở đây, biết tôi vẫn thường gặp ông với tư cách Anh Thư? Tôi rùng mình, chẳng dám nghĩ đến nữa. Yên bước vào phòng, mỉm cười với tôi rồi đưa tờ giấy cho má. Chị thì thầm với tôi: - Đáng lẽ chúng ta có thể xuất viện ngay, nhưng Anh Thư nói chị dời thêm hai ngày nữa – chị nháy mắt – em nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra? Tim đập thình thịch, tôi cố nở một nụ cười méo mó. Không thể nói ra là tôi chưa sẵn sàng. Nhắm chừng giờ này ông Bàng đã về, tôi đứng dậy. Có lẽ tôi nên ghé qua xem Danh thế nào. Ở đây tôi cảm thấy bức bí, với ý nghĩ mình sắp bị ba “vạch trần” !!! Trước khi đến được phòng 208, tôi thấy cánh cửa bật mở. Hai người bước ra cùng lần lượt, và chẳng khó khăn cho tôi để nhận ra Thanh Phong và Thanh Thanh – cô nàng mà tôi gặp hồi sinh nhật cậu ấy, người mà tôi vẫn chẳng biết có quan hệ như thế nào với Phong. Là người đi ra trước, Phong quay lưng lại nên không thấy tôi. Chẳng biết may hay rủi nũa. Bắt gặp ánh mắt ngạc nhiên pha lẫn tò mò của tôi, Thanh Thanh mỉm cười rồi vòng một tay quanh tay phong, như thể đánh dấu sự “sở hữu”. Phút chốc tôi đã có ý định chạy đến và giằng cậu ấy khỏi tay cô nàng. Nhưng như thế thì được ích gì. Tôi đâu có tư cách… Vậy hóa ra, không có tôi thì Phong cũng có người khác. Cậu ấy không bao giờ cô đơn. Có biết bao cô nàng tốt hơn tôi ở bên cậu ấy. Chỉ có tôi là kẻ đáng thương thôi sao?
|
Chương 69
Cậu ấy đã có người mới. Tôi lắc đầu, cố xua ý nghĩ đó đi nhưng đó dường như là việc quá sức. Khóe mắt nặng dần, tôi có thể cảm nhận rõ ràng những giọt nước đang chực trào. Khỉ thật, mình sẽ khóc mất tôi. Cánh cửa phòng chỉ cách tay chưa đầy hai mét, nhưng tôi không thể nào giơ tay lên nắm lấy con nắm bằng inox màu xám bạc. Tôi không muốn Danh – sau khi thấy mình thề thốt này nọ lại bật khóc vì Phong. Trong nỗ lực hết sức để trông mình “hoàn toàn bình thường”, tôi để ý thấy có tiếng bước chân tiến lại gần phía mình. Lúc đôi giày đen nằm trong tầm mắt đang ngày càng rút ngắn khoảng cách, tôi ngẩng lên, và nhận ra Thanh Thanh đang nhìn mình với vẻ chăm chú. Thật may là tôi đã không khóc. - Chị có muốn uống nước không? – cô bé chìa lon coca ra nhưng tôi lắc đầu từ chối. - Ừm… - Thanh Thanh có vẻ hơi thất vọng trước lời từ chối của tôi, nhưng việc đó hầu như chẳng ảnh hưởng mấy đến cô ta – em biết chị là bạn “rất thân” của anh Phong, thế nên em không muốn làm ngơ để anh ấy hành động một cách vô tình như thế được. Tôi chưa kịp phản ứng thì Thanh Thanh đã nắm lấy tay phải tôi bằng cả hai tay của mình – bàn tay trắng ngần và mềm mại, bàn tay luôn được chăm sóc kĩ, bàn tay không phải làm việc nặng nhọc đến chai sần… - Thứ tư sắp tới – cô bé nhìn vào mắt tôi, gần như là nài nỉ - máy bay sẽ cất cánh lúc 8h. Em hi vọng chị sẽ đến tiễn. Không phải tôi không muốn, mà là không thể hất tay Thanh Thanh ra khỏi tay mình. Cảm thấy ghê sợ và đáng ghét trước kẻ đối diện, nhưng tôi shock đến nỗi bất động hoàn toàn. Dúi lon nước vào tay tôi, Thanh Thanh mỉm cười trước khi bỏ đi. Tôi cầm lon nước trong vô thức, nhìn trân trân theo gót giày bóng lộn cho đến khi nó khuất sau hành lang. - Bốp! Lon nước văng ra ngoài qua khung cửa sổ, mạnh đến nỗi vỏ bung ra, nước bắn tung tóe trên sân. Người lao công gần đó chạy lại cửa sổ, ngó vào trong với mong muốn sẽ bắt được kẻ gây ra chuyện này nhưng hành lang vắng lặng như chưa hề có ai trước đó. **** ****** “Bình tĩnh, không là hỏng bét” Tự nói với mình như vậy, nhưng cảm giác ruột gan lộn tùng phèo đã báo cho ông biết rằng đó là việc không thể. - Cứ ngờ ngợ, hóa ra là anh thật. Lâu lắm rồi không gặp. Người phụ nữ chìa tay ra bắt lịch sự theo đúng phong cách Tây hóa. Thế nhưng nụ cười của bà vẫn giản dị đúng chất. - Lâu rồi… - bác sĩ Phước cảm thấy giày và mặt đất dưới chân đang bị nung chảy. - Chà, tốt quá rồi – vị khách ngồi xuống ghế - anh là bác sĩ riêng của Danh thì em không lo lắng gì nữa. Ông cảm thấy run run khi cặp kính mát được tháo ra. Nhớ sao đôi mắt kia. - Anh có thể nói rõ chuyện gì xảy ra với con trai em không? Không thể như thế được! Tôi đứng dậy, vuốt những giọt nước mắt còn chưa kịp chảy. Kẻ như tôi không thể chỉ mới tí đã khóc. Nếu không tự giải quyết, tôi sẽ nhờ sự giúp đỡ. Nhất đinh không thể chùn bước như thế này. Cố lên nào Hoài Thư. Đi giải khuây, hoặc tìm ai đó chia sẻ cũng được. Có vẻ đây là một quyết định sai lầm. - Rầm! Cả Hoài Thư và Quỳnh Chi đều giật mình ngước lên. Trông Phục Hy như thể cậu bé con vừa phát hiện ra ông già Noel không có thật. - Anh ta còn có suy nghĩ không vậy? Cho dù là nhường chị cho Danh, thì cũng phải ở lại để bảo vệ chị chứ? Kẻ thù của Danh cũng một phần là của anh ta mà. Ngay khi Phục Hy nói câu này, đôi mắt Quỳnh Chi dịu xuống rồi chuyển đi hướng khác. Sự giật mình quá rõ ràng khiến cô phải tìm cách che giấu. Phải rồi… Hoài Thư đang bị đặt vào vòng nguy hiểm. Và người gây ra chuyện đó là ai nếu không phải cô. Cảm thấy mình không thể chịu đựng cảm giác tội lỗi trong bầu không khí ngột ngạt này, Quỳnh Chi làm vẻ mặt mệt mỏi. - Hai người cứ nói chuyện nhé. Em về trước. - Đó không phải là việc quan trọng… - tôi với tay lấy cốc nước nhưng chưa kịp uống đã bị Phục Hy ngăn lại. - Chị đừng xem nhẹ. Em đã từng gặp những đứa này rồi. Bọn nó không phải thuộc loại con nhà đàng hoàng trở nên hư hỏng, mà là những đứa có bản tính xấu đã ăn sâu vào máu. Với tụi nó, trả thù và gây chuyện là một thú vui. Thấy tôi chớp mắt nhìn, Phục Hy lại càng có cớ để nói cho cô nàng mù tịt này hiểu. - Chuyện cách đây hơn một năm chị cũng biết rồi đấy. Người yêu Danh đã ra đi, ai cũng cảm thấy day dứt – trừ những đứa gây ra nguyên nhân sâu xa. Giờ tôi chẳng lên tiếng cũng không bày tỏ thái độ phản kháng. Ân oán ngày xưa, tôi chỉ là người được nghe kể lại thôi. Nhưng khi nghe nhắc lại, trong đầu tôi lại cố tưởng tượng ra hình ảnh người bạn gái trước kia của Danh. Cô gái hiền lành, trong sáng với bó hoa trắng thuần khiết như chính tâm hồn của người đang cầm… Nếu chuyện đáng tiếc ấy không xảy ra, có lẽ tôi đối với Danh chỉ là quan hệ bạn bè bình thường. Càng nghĩ, tôi càng thấy Phục Hy nói đúng phần nào. Tuy vậy, giờ tôi vẫn khá an toàn. Ít ra bọn chúng không biết tôi là ai – ngay cả Danh cũng không thể thừa nhận tôi là bạn gái anh ấy. Và hơn nữa, tôi tự tin mình là con nhỏ có chút võ vẽ. Nhóc Hy tròn mắt nhìn tôi. - Chị nghĩ gì mà tự nhiên vạch áo, gồng tay thế? Không thể thừa nhận mình đang xem cơ bắp, tôi cười trừ. - Không… Hì.. - Từ ngày không có Thanh Phong ở bên, chị thay đổi nhiều lắm. Em chẳng thích thế chút nào – thằng nhóc kéo ghế ngồi xuống cạnh tôi – Nếu chị ngại, em sẽ đi gặp anh ta nói chuyện. Hai đứa tôi nhìn nhau. Thật tâm, tôi muốn Phục Hy làm điều đó. Vì không thể tự mình nói ra, nên tôi luôn mong có người thay tôi “níu” cậu ấy lại. Nhưng liệu hành động đó có quá mâu thuẫn, khi tôi là người đã rời tay cậu ấy trước? Con người tôi quá ích kỉ: rời Phong để đến bên Danh, nhưng lại giận dữ khi thấy cậu ấy bỏ đi. Lí trí và cảm xúc, tôi phải bỏ một để nắm lấy cái còn lại. Và nếu nhờ người khác, tôi không thể nào rạch ròi với bản thân để đi đến quyết định đúng đắn. Tôi nắm tay Phục Hy khi thấy cậu nhóc sốt ruột hết chịu nổi. - Đừng – tôi nhìn nó – chị sẽ tự làm điều đó. *** ***** *** Một đêm thức trắng. Khác với mọi lần, tôi không cố thức để làm nốt bài tập hay dọn dẹp nhà cửa. Lần đầu tiên trong đời, kẻ luôn ăn no ngủ kĩ như tôi biết thế nào là không ngủ được. Vì đầu óc tôi không hề muốn nghỉ ngơi. Trái tim tôi nhớ cậu ấy, và nó bắt tâm trí phải lục tung từng ngăn kí ức xưa cũ, tìm lại chút cảm giác xưa. Vì cứ mỗi lần nhắm mắt, hình ảnh cậu ấy lại rõ ràng như chưa hề bị phai, dù tôi đã nỗ lực xóa đi. Vì trước mắt tôi không phải là màn đen như đáng lẽ ra phải thế, mà là ánh vàng của nắng hè năm nào. Và cứ thế: con đường mùa hè, hai con người đang chuyển động, cuộc chạm mặt trong tình huống dở khóc dở cười… lần lượt hiện ra, như một trang album đầy màu sắc bị gió lật giở từ đầu trang đến cuối trang. Tôi mở tung cửa sổ, để cái lạnh của vạn vật khi tắt nắng thấm vào da. Đôi mắt căng ra trong màn đêm đen đặc, cố tìm một thứ gì đó níu kéo. Nhưng đêm nay trời không trăng, chẳng khác gì khi nhắm mắt lại. Và tôi lại nhắm mắt, để cho những giọt nước mắt ướt má, rơi xuống lòng bàn tay đang đan lại vào nhau. Rối ren của cảm xúc, hoang mang vì mất hướng và lo lắng vì sợ mất đi điều quý giá nhất của cuộc đời khiến lòng quặn lại. Tôi ngồi thụp xuống. “Xin lỗi… Đáng lẽ em không nên hứa khi biết chắc mình chẳng thể nào đem đến hạnh phúc cho anh” - Nhìn này… Loáng thoáng thấy bàn tay của Danh, tôi thôi diễn lại những cảnh xưa cũ trong đầu để chú ý đến mọi thứ xung quanh. Chẳng biết chúng tôi nói chuyện đến đoạn nào rồi. - Em suy nghĩ gì mà thả hồn ngoài cửa sổ vậy? – Anh mỉm cười rồi chìa cho tôi cái hộp màu xanh rêu vuông vức – tặng em đấy. Tôi đón lấy cái hộp, không quên cười lấy lệ. Con gái được tặng quà thì phải vui mà. Chỉ mới chạm vào lớp nhung êm mượt bên ngoài, tôi đã biết đây là đồ mắc tiền. Thế nhưng khi nhìn thấy những cánh cúc bằng bạc chạm khắc tinh xảo giấu trong lớp lụa đỏ, tôi vẫn không khỏi bất ngờ. Nó quá đẹp, gần như là hoàn hảo. - Cái gì đây? - Hoa cài áo. Anh tự tay chọn cho em đấy. Tôi nhìn Danh, và nhận ra vẻ hạnh phúc trong mắt anh. Tại sao anh lại tặng quà cho tôi, trong khi hôm nay chẳng phải là ngày gì đặc biệt. Thật trớ trêu khi Danh lại tặng quà ngay lúc này. Nhưng có lẽ vì thế mà tôi không cảm thấy áy náy. Ngược lại, trong lòng lại có cảm giác thôi thúc. Đã đến lúc kết thúc rồi. - Anh có biết truyền thuyết hoa cúc trắng không? Danh khẽ gật đầu. - Biểu tượng cao quý của cuộc sống – giọng anh trầm ấm và bình thản, như thể anh biết trước tôi sẽ hỏi nên đã chuẩn bị sẵn. - Nhìn bông hoa này, em chợt nghĩ, liệu một cuộc sống giả dối với chính bản thân liệu có phải cao quý? Tôi khẽ cười, không phải với anh. Dường như đó là khoảnh khắc vui vẻ của chính tôi khi được nói ra lòng mình. - Em muốn sống trong sự cao quý, với những cảm xúc chân thật. Danh né ánh mắt của tôi, dù anh chẳng biểu hiện cảm xúc gì. - Em thấy có lỗi khi phải lừa dối anh, lừa dối Phong. Em… - Em muốn đến với cậu ấy. Anh ấy kết thúc câu nói của tôi, không sai một chữ so với những gì tôi đã dự kiến trong đầu. Ngay lúc ấy, tôi nghĩ vẻ giận dữ sắp hiện ra trên khuô mặt Danh. Nhưng những gì tôi thật sự nhìn thấy lại là một nụ cười. Phải chăng anh đang chuẩn bị trừng phạt tôi? - Cuối cùng thì anh cũng không thể chịu được khi nghe em nói câu đó, nên đã cướp lời mất rồi… Thật xấu hổ khi phải thừa nhận rằng, anh đã cá cược ván cờ mà biết chắc mình sẽ thua. - Em.. Tôi định mở lời, nhưng lại chẳng biết nói gì. Tôi đã chuẩn bị cả ngàn tình huống cho chuyện này, ai ngờ sự thật lại xảy ra theo hướng thứ 1001. Danh bất ngờ nắm tay làm tôi suýt nữa thì rụt lại. Nhưng khi nhìn vào mắt anh, tôi lại chẳng thể. Chỉ một giây ngắn ngủi tôi cảm nhận được sự siết chặt quanh bàn tay, rồi bàn tay Danh lại bắt đầu nới lỏng. - Anh sẽ thả tay em ra trước. Như thế đỡ đau lòng hơn nhiều. Lúc tôi lấy lại được nhận thức, Danh đã nắm chặt tay lại như thể nếu thả lỏng, anh sẽ không điều khiển được bản thân mình nữa. - Em xin lỗi. - Vậy hãy nhận lỗi của mình nhé. Danh không hề cười khi đeo hoa cài áo cho tôi. Thậm chí tôi không cảm nhận được hơi thở của anh. - Nó sẽ khiến em nhớ đến anh. - Không cần nó, em sẽ vẫn nhớ đến anh. Anh đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của em rồi – tôi trả lời thành thật. Danh nhìn tôi thật lâu. Anh định nói gì đó, nhưng rồi lại thôi. Anh biết ngày này trước sau gì cũng sẽ đến, chỉ không ngờ là chúng ta lại chịu đựng được lâu đến vậy. Sự giả dối. Em đã nói thật lòng mình, nhưng anh không thế nói ra. Dù có quá đáng, nhưng anh chưa muốn em biết rằng anh đã lừa dối, chỉ để giữ em ở bên. Vì điều đó chẳng còn tác dụng nữa rồi. - Có lẽ em nên đi để anh nghỉ ngơi – tôi đứng dậy. Danh bất chợt nắm lấy tay tôi. Đôi mắt anh nhắm nghiền lại. - Một chút thôi. Anh xin em đấy. Bàn tay tôi nằm trọn trong bàn tay ấm áp của anh thật nhỏ bé. Dường như có một luồng điện nóng nhưng mỏng manh từ anh truyền sang tôi. Dù rất muốn đáp lại, nhưng tôi gấp đến nỗi chỉ muốn rút tay ra và chạy thật nhanh. - Xem như đây là lần cuối anh cầu xin em nhé… Từng hạt nắng rơi nhẹ bên thềm. Cơn gió mùa đông lưỡng lự nơi cửa sổ ngắm nhìn đôi trai gái chấm dứt mối tình đơn phương. “Anh lại thất tình lần nữa sao?” Nhanh như lúc bày tay ấy nắm lấy tay tôi, Danh thả tôi ra, mỉm cười. Tôi cố tìm kiếm sự thất vọng trong đôi mắt ấy, nhưng có vẻ anh rất giỏi che giấu. - Em nhất định phải hạnh phúc. - Anh cũng thế - tôi cười đáp lại. - Tất nhiên là thế rồi. Anh sẽ sống thật tốt để em phải thấy tiếc nuối mỗi khi gặp. - Xin lỗi bác trai giùm em nhé. - Ông ấy phải xin lỗi em mới phải. Bằng đôi mắt trìu mến, anh khẽ đưa mắt về phía cửa thay cho lời tiễn. - Đi đi, trước khi anh giận em thêm… Tôi ra khỏi phòng, cảm thấy bước chân của mình nhẹ hẫng. - Xin lỗi bác – tôi vội vàng né sang bên khi nhận ra mình đang chắn đường người phụ nữ đứng bên cạnh. Mải suy nghĩ, tôi cũng để ý liệu bác ấy đứng ngoài nãy giờ có nghe thấy tôi và Danh đã nói gì. Cơn gió mát ùa vào làm tấm rèm cửa bị tung lên, cuộn một vòng rồi hạ xuống. Gió lùa vào mái tóc hoa râm của người phụ nữ đang kéo cánh cửa rồi luồn ào trong phòng trước khi cánh cửa khép hoàn toàn. Một cái chau mày, rồi nét mặt Danh lại giãn ra. - Con có thấy con gió vừa rồi lạ không? Danh ngước cổ nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi không khí sực mùi nắng và trời tĩnh lặng không gợn chút gió. - Thân thương lắm – anh trả lời. Rồi anh quay sang người phụ nữ lúc này đang đặt túi đồ lên bàn. - Từ khi nào rồi má không gửi áo full về cho con nữa? Cái áo lần trước chật đến nỗi con đành phải cất vào tủ thay vì mặc nó hằng tháng. - Con có giận ta không? Bà cúi xuống vuốt tóc Danh, thì thầm vào tai anh. - Má còn hỏi câu đó được sao? - Má xin lỗi. Nước mắt lăn dài trên gò má người phụ nữ đứng tuổi. Phải, lâu lắm rồi. Bà đã chờ lâu lắm rồi để có được phút giây này, được ôm đứa con trai yêu quý trong vòng tay. - Lần này má đưa con đi cùng được không? *** ***** - Con nhỏ vừa đi ra đó chị. “Chị hai” đập tay thằng này một phát làm nó vội vàng rụt lại, không dám chỉ chỏ nữa. - Giơ tay chắn tầm mắt thì làm sao tao thấy – thôi trừng mắt, đứa con gái lại chăm chú hướng về phía cửa bệnh viện. - Mày khùng hả? Đó là Anh Thư mà. - Thì con nhỏ bạn gái thằng Phục Hy chẳng nói đó là chị em sinh đôi với Tỉ Tỉ đó sao? - Làm sao tao phân biệt được hai đứa? - Thì bắt cả hai. Một thằng đứng sau lên tiếng, tức thì bị những đứa còn lại đập mặt phản đối. - Mày điên à, để Thanh Phong trả thù cho chết. Tao không điên… Đứa con gái giơ một tay lên, dẹp đám lao xao chuẩn bị gây lộn nhau đến nơi. - Theo dõi nó cho tao trước đã, ít nhất phải chờ đến khi cả hai cùng xuất hiện mới biết được đứa nào vào đứa nào. Nói rồi nó chỉ tay vào đứa đệ tử ruột. - Mày đi theo nó thử xem, có gì báo lại sau. Nắng chảy lai láng trên tán lá, nhỏ xuống những cánh hoa, rắc nhẹ lên cỏ một màu dịu nhẹ. Công viên râm mát, đối lập hẳn với cái oi bức, ồn ào của làn đường phía xa xa. - 7h tối ở nhà hàng nằm trên đường… Tôi thích ngắm nắng, và thường gán hình ảnh đẹp đẽ ấy cho một cậu con trai – người mà nhất định tôi muốn là bạn trai của mình. Chỉ nhất định muốn thôi, chứ không chắc chắn tôi có đủ tư khả năng để là bạn gái của người ấy. - Chị sẽ sửa soạn cho mẹ, thế nên em tự đến nhé. Cứ dùng mấy cái thẻ tín dụng lần trước… Tìm kiếm trong mơ mộng, cuối cùng tôi cũng nhìn thấy ánh nắng của đời mình. Vậy mà, tôi lại để nó rơi tuột khỏi tay dễ dàng như dải lụa vàng trong gió. - Em nhớ đường để đến nơi chưa? - À… - tôi áp sát tai vào điện thoại – không biết đường có thể hỏi mà. Em có thể… “Có thể hỏi Phong, hoặc nhờ cậu ấy chở đến” Tôi tự lắc đầu với chính mình. - Em có thể tự tìm được đường mà, chị đừng lo. - Ừ. Thế nhé, chị còn phải làm vài thứ lặt vặt nữa. Nhớ đừng đến trễ, hôm đấy là ngày cực kì quan trọng đấy. Ngừng một lát rồi Anh Thư phì cười trong điện thoại. Chị đang vui. Phải, rất vui là đằng khác. Chị đã tìm được mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện một cuộc sống bình thường như bao người. Còn tôi, vẫn đang kiếm tìm mảnh lớn nhất của trái tim. Anh Thư đã cúp máy. Phía bên kia đường dây chỉ còn những tiếng tút dài nghe não nề. Tôi thôi đoán xem Phong giờ này đang làm gì và gạt bỏ ý nghĩ chạy đến gặp cậu ấy để về nhà. Ngày mai có nhiều việc phải làm. Đã lâu không đi bộ về nhà, lại chỉ có một mình nên tôi cảm thấy con đường thênh thang hơn hẳn. Vừa đi vừa tung tăng ngắm cái này, ngó cái kia, tiện chân tôi đá bay viên sỏi bự “lạc” giữa đường. Ai đi qua không cẩn thận có ngày ngã vì nó. Viên sỏi nảy lên, quăng vài vòng. Cộc.. cộc.. Phịch. Tôi giật mình quay lại. Chẳng lẽ tai bị lãng? Rõ ràng có tiếng cái gì đó rơi. Đang đoán già đoán non, tôi phát hiện ra cái đuôi trắng đang ngoe nguẩy lấp ló sau bức tường gạch. Con mèo bạch bước ra. Thấy tôi, nó kêu la thảm thiết như bị bỏ đói lâu ngày. - Hóa ra là mày… làm tao cứ tưởng. *** **** ** Thằng nhóc hú hồn vì suýt nữa bị phát hiện. Đang yên đang lành, tự nhiên con mèo nhảy xồ ra, bám vào ngực rồi ra sức cào cấu làm nó giật mình ngã từ trên tường xuống. Khỉ thật, đáng lẽ không nên mặc cái áo có hình xương cá này. Lồm cồm bò dậy, nó khẽ khàng tìm cách leo qua tường. May là chưa bị mất dấu. - Chùm Ruột! Tôi vui mừng khi thấy cô nhóc ôm búp bê đứng trước của nhà. - Chị có kẹo cho em này. Lần mò mãi, cuối cùng tôi cũng lôi được viên kẹo duy nhất, chẳng biết nằm trong túi từ khi nào. Chùm Ruột xé toạc lớp vỏ bên ngoài, thả tọt viên kẹo vào miệng. - Vị chanh – con bé reo lên, cười híp mắt. - Ừ ừ… - tôi nắm lấy vai nó – chị nhờ em một việc nhé. Thằng nhóc nhìn qua hàng rào chằng chịt dây leo. Nó chưa thấy ngôi nhà nào tồi tàn thế này. Anh Thư Tỉ Tỉ mà thèm ở đây sao? Chẳng cần phải chờ cả hai cùng xuất hiện, nó chắc chắn đây là… Nhưng chẳng lẽ em gái của Anh Thư lại sống ở đây? Chờ cho cửa trước khép kín nó mới dám mò ra cổng – nơi duy nhất không bị thứ dây leo xanh xè lẹt này đeo bám. Có nên vào trong, hay chỉ đứng đây ngó? Một cách chậm chạp và cẩn thân, nó ló đầu ra khỏi hàng rào rậm rịt. - Bốp! Chưa kịp nhìn thì nó đã bị một cú trời giáng hoa cả mắt. Xung quanh tối đen, chỉ có tiếng con gái loáng thoáng. - Ấy chết. Xin lỗi. Anh có làm sao không? Cả tôi và Chùm Ruột đều che miệng nín cười. Nhân lúc kẻ rình mò còn đang bất tỉnh nhân sự, tôi khẽ liếc dao qua hòn đá mài. - Hôm nay em thích ăn món gì? Tức thì tên con trai vừa bị tôi phang cho một cú bằng cánh cổng sắt vội vàng nhổm dậy. Mở cổng đúng lúc có người chìa mặt ra thì đâu phải là tội nhỉ. - Ah, anh tỉnh rồi à? Có sao không? Lúc nãy… Tôi chưa kịp nói xong, hắn đã lấm lét đứng dậy, liếc qua con dao rồi lắp bắp “ Không, không có gì” rồi chạy biến, trước khi tôi kịp diễn trò thêm. - Xì! Tưởng gì, hóa ra chỉ là ăn trộm vặt. Tôi thì không nghĩ thế. Chẳng biết lúc nào, nhưng có lẽ tên này đã theo dõi tôi suốt đoạn đường về. Kẻ tạo ra tiếng “phịch” lúc nãy chắc chắn là hắn, chứ cón mèo nào nặng đến như thế được. May mà lúc nãy tôi đã nhờ Chùm Ruột quan sát kĩ phía sau mới phát hiện ra hắn đang nấp. Không thể xem thường sự lo lắng của Phục Hy được nữa rồi. Có điều, tại sao bọn chúng lại nghĩ tôi là bạn gái của Danh? Nhàn dựa vào cửa, nghiêng đầu nhìn Danh đang tỉ mẩn gấp từng cái áo sơ mi – hầu hết đều sáng màu. Cái bóng của anh kéo dài trên nền nhà, phản chiếu bởi ánh đèn vàng phía bên ngoài trông thật buồn bã. Khi nghe Danh sẽ xuất viện ngày hôm nay, cô đã đoán được lờ mờ chuyện gì xảy ra. Cô tự hỏi liệu anh có thật sự buồn, hay đang khoác lên mình chiếc vỏ lạnh lùng khi một cô gái nữa lại rời bỏ anh? - Cậu đã nói với cô ấy rồi à? Vẫn không quay lại, Danh khẽ lắc đầu. - Mình quá ích kỉ để có thể làm một điều cao thượng – anh ngừng lại, nhìn đăm đăm cái cổ áo nhăn nhúm vuốt mãi mà không thẳng – liệu mình làm thế có đúng? Danh nhìn cô bằng ánh mắt chờ đợi một lời phán xét. - Dù có đúng hay không, cậu cũng đã làm điều mình nên làm rồi. Thả túi xách trên bàn, cô cũng lăng xăng giúp cậu thu dọn đồ đạc. Vở kịch đã kết thúc, giờ chỉ còn những diễn viên thu dọn những gì còn sót lại của một vở diễn đầy lắt léo. Có thể là đạo cụ, cảnh đã dựng, cũng có thể nam chính đang cố thu hồi tất cả dư âm của cảm xúc. - Dù có đúng hay không, cậu cũng đã làm điều mình nên làm rồi. Cô kiềm chế để không siết tay cậu ấy trong khoảnh khắc chạm vào nhau khi cả hai cùng đặt đồ vào túi. - Ừ… Nhưng đau lắm. Anh quay sang nhìn cô. - Mình cần một lối thoát.
|
Chương 70
Danh ném túi đồ sang một bên để tháo giày. Jun lăng xăng giúp anh mang nốt những thứ lặt vặt còn lại ở trong xe. - Anh mang cái gì về thế này? – con bé trỏ vào thùng giấy chứa đầy hoa khô – định kỉ niệm quãng thời gian nằm viện của mình đấy à? Trước vẻ châm biếm của nhỏ em, Danh chỉ trầm ngâm: - Cũng có thể đó là quãng thời gian đẹp nhất trong đời anh. Jun tròn mắt, miệng há hốc rồi lủi thủi xách đồ vào, không thèm tranh luận với người còn mơ hồ về trí óc. Hy vọng Danh không bị ông bác sĩ thần kinh kia làm cho biến đổi tâm lí rồi. Quăng đại đồ vào trong tủ và sắp xếp vài thứ cho đỡ lộn xộn, Danh bước xuống nhà dưới. Vừa đi anh vừa xắn tay áo sơ mi lại cho gọn gàng. Khi đơm cái nút cuối cùng ở đuôi tay áo thì anh cũng vừa đặt chân vào nhà bếp. Và chỉ đứng ở đó, dựa lưng vào cửa. Từ lúc anh nói là sẽ xuất viện vẫn chưa gặp lại ông Bàng. Ngay cả khi anh đã về đến nhà, ông ấy cũng chẳng thèm ra hỏi một câu. Giờ anh đã đứng trước mặt, ông Bàng vẫn chỉ điềm nhiên uống trà chiều, đọc dở tờ báo. Dĩa bánh xốp bên cạnh đã nhấm nháp hết một nửa. Tự dưng Danh cảm thấy mình được quan tâm còn không bằng mấy cái bánh! - Con về rồi – anh lên tiếng. - Ừm – ông Bàng đáp mà vẫn không ngước lên. Bực mình định bỏ đi nhưng cuối cùng sự kiên nhẫn vẫn giúp anh dựa lưng bên cửa một cách bình thản. - Ba gặp má chưa? - Ừm. - Ba có biết chuyện má muốn con đi cùng? Lần này thì ông Bàng mới chịu ngước lên. Dù đã cố tỏ ra tự nhiên, nhưng cách nhìn chằm chằm đối phương cho Danh biết rằng ông vẫn chưa hề nghe đến chuyện này. Đúng hơn là chưa gặp lại má. Ông ấy lấy đâu ra cho đủ can đảm để làm điều đó chứ. Anh cười buồn, định bỏ đi thì bị kéo lại. Jun đứng sau lưng từ lúc nào, tay nó nắm chặt đuôi áo sơ mi của anh. - Má về rồi sao? – giọng nó run run như sắp vỡ òa. Đáng lẽ anh không nên nói chuyện này ra quá sớm. - Em muốn được gặp má! Danh cúi xuống, vuốt nước mắt tèm lem trên mặt nhóc em. Đã lâu rồi anh mới thấy Jun giống một đứa con nít lúc nào cũng nhóc nhẽo và núp sau lưng cậu mỗi khi sợ hãi. Mà chỉ mỗi khi có chuyện liên quan đến má nó mới như vậy. Xét cho cùng thì khi má bỏ đi, nó chỉ mới vào lớp 1. Năm tháng không có bàn tay chăm sóc của người mẹ đã khiến nó trở nên kiên cường đến mức bướng bỉnh. Là anh trai, Danh cũng phải tự rèn giũa mình thành người mạnh mẽ để bảo vệ nó. Nếu gia đình anh cũng bình thường như bao người, có lẽ cái tên Danh Kíp sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. - Nín nào! Danh ra lệnh. Jun đã ngừng thút thít nhưng nước vẫn chảy nơi khóe mắt. Anh nắm hai vai con bé để tạo cho nó cảm giác yên tâm. - Tất nhiên là anh sẽ dẫn em đi gặp má, nhưng phải chờ ba đi cùng. - Để làm gì? – Nó ngước nhìn về phía ông Bàng đang nhìn hai đứa, vành môi hơi mím. Ông quay đi như thể không muốn phơi bày hế tâm trạng của mình qua khuôn mặt. Đôi mắt Jun bỗng sáng lên. - Chẳng lẽ anh định..? Danh không trả lời. Anh vuốt tóc em gái rồi khẽ đẩy nó ra ngoài. - Để anh và ba nói chuyện một chút. “Reng!” Cứ thấy điện thoại rung là Quỳnh Chi lại giật mình – tâm lí chung của người gây ra tội, lúc nào cũng thấp thỏm lo âu. Thấy số của Dì hiện trên màn hình, cô nhanh chóng tắt trước khi Phục Hy kịp để ý. - Là ai gọi vậy? - Có lẽ nhầm số nên đã ngắt rồi – cô cười trừ để lời nói dối được tự nhiên. Phục Hy ngồi xuống bên cạnh, đưa cho cô nửa miếng táo đã được gọt sẵn. - Má nói dạo này em ăn ít hẳn, lại hay suy nghĩ vẩn vơ. Có chuyện gì lo lắng à? Nếu phủ nhận, chắc chắn Phục Hy sẽ nghi ngờ nên Quỳnh Chi nhanh chóng tìm một lí do vô thưởng vô phạt. - Vì kì thi vừa rồi em làm bài không tốt nên hơi sợ. - Dù sao cũng đã thi xong, có nghĩ thì cũng chẳng được ích gì. Chi bằng cứ vô tư sống. Cố gắng kì sau là được rồi. Nhìn lưng Phục Hy khi đi vào trong bếp, lòng cô quặn lên một cảm giác áy náy khó tả. Cô biết anh ấy đối với Hoài Thư chẳng khác gì chị ruột, nhiều khi còn hay sốt sắng quan tâm quá mức khiến cô phải ghen tị. Tình cảm của họ quý hơn tình bạn, cô không thể xen vào. Hoài Thư là đàn chị, lại hay giúp đỡ cô. Quen biết Hoài Thư chưa lâu, nhưng chị ấy luôn đối xử tốt với cô. Dù có lắm lúc cô hay dở trò này nọ, chị ấy đều bỏ qua. Vậy mà cô lại hại người ta, thật chẳng xứng để làm một người bạn. Nhưng cô không có đủ can đảm vì nghĩa mà hy sinh tình cảm của bản thân. - Phục Hy này… - Gì? – Hy nghiêng nghiêng mái đầu khi khâu nốt con gấu bông trong thùng hàng má nhận hôm nay. Anh khéo tay chẳng kém gì má. - Anh.. nghĩ sao về con gái nói dối. Quỳnh Chi không dám nhìn thẳng Phục Hy khi nói ra, nhưng lại chẳng thể tránh ánh mắt anh nhìn lại mình. - Tất nhiên là rất ghét rồi – anh trả lời vu vơ, tiếp tục với công việc của mình. - Nhưng nếu cô gái đó nói ra sự thật và biết sửa sai thì sao? - Thì đó là điều đáng quý. - Nhưng nếu cô ấy gây ra tội rất lớn? Cạch. Phục Hy quay lại, nhìn cây kéo vừa bị thả rơi trên sàn rồi chuyển ánh mắt đến Quỳnh Chi đang che mặt bằng cả hai tay. Những giọt nước mắt lăn theo kẽ tay. - Em e là không thể được anh yêu quý nữa rồi. - Con cứ đưa em đi gặp, việc gì phải hỏi ý kiến ba? - Tất nhiên là cần phải hỏi rồi – Danh rót thêm trà vào cốc cho ông Bàng, việc của một đứa con ngoan mà anh chẳng bao giờ thèm làm, trừ phi có chuyện muốn xin xỏ - vì con muốn ba đi cùng. Ông Bàng gập tờ báo làm đôi để xuống mặt bàn, ngước nhìn đứa con trai với vầng trán hơi nhíu lại. Không phải ông không hiểu Danh đang đề cập đến việc gì, chỉ là nó đến quá sớm. - Con đã dũng cảm đối mặt với sự thật, giờ đến lượt ba rồi đấy. - Thế con bảo ta phải làm gì? - Xin lỗi má, và nói là ba muốn bà ấy quay lại. - Con đang ra lệnh cho ta đấy à? - Không – Danh nhìn về phía cánh cửa đóng kín, dù biết Jun có núp sau đó thì mình cũng chẳng thấy được – con chỉ muốn mình và em hưởng những thứ đáng được hưởng. Đây là năm cuối trung học của con rồi, con không muốn bỏ lỡ bất kì thứ gì trước khi mình rời khỏi ngôi nhà này. Đặt ấm đất lên bếp điện, Danh rảo bước ra khỏi phòng. Anh không muốn tranh cãi, tốt nhất là để ông ấy tự suy ngẫm và quyết định. - Con tưởng học hết trung học, đủ 18 tuổi thì không phải phụ thuộc vào ta nữa sao? Con nghĩ mình đa đủ lông đủ cánh rồi đấy à? – ông Bàng nói với theo trong sự bất lực khi người nghe không có ý định quay lại. - Ba cứ việc thử nếu không chắc chắn về khả năng của con. - Em đã làm gì? Phục Hy nắm chặt bàn tay khiến cô không thể che đi gương mặt tèm lem nước. - Hôm trước có mấy đứa đến tìm, hỏi em về bạn gái của Danh. Em không muốn nói, nhưng… - cô nhìn vào đáy mắt cậu, mong chờ sự tức giận – bọn chúng uy hiếp rằng sẽ báo cho ba biết em đang ở đây. Thế nên… - Sao em nói với anh rằng đã xin phép ba ở đây? - Em chỉ nói với dì. Nhưng để tránh ba nên từ lâu rồi cũng chẳng liên lạc với dì. Em sống nhờ vì chẳng biết đi đâu, viện trợ cũng không có… Càng lúc cô nói càng nhỏ, trong đầu thắc mắc không hiểu Phục Hy đang giữ bình tĩnh hay không muốn làm to chuyện lúc khuya thế này. - Vậy em đã nói gì với bọn chúng? - Em nói Hoài Thư là bạn gái Danh… Cô quay sang phía khác, sợ một cái nhìn dò xét. - Còn gì nữa? – giọng Phục Hy vẫn bình thường, nhưng có vẻ cậu sắp hết kiên nhẫn rồi. - Em nói đó là em sinh đôi của Anh Thư. Hy thả tay ra. Quỳnh Chi tưởng cậu giận. Nhưng có vẻ Phục Hy không muốn làm to chuyện thêm. - Chưa kết luận được gì. Có thể tụi nó biết, mà cũng có thể chưa. Anh Thư thì không ai dám đụng vì sợ Phong, còn Hoài Thư – cậu trấn an cô – chị ấy cũng biết võ vẽ đôi chút. Sáng mai anh sẽ qua lớp báo Hoài Thư, em đừng lo nữa. - Em xin lỗi. Quỳnh Chi cụp mắt, nghĩ đến điều tồi tệ nhất mà mình sẽ phải làm. - Hãy để dành lời nói đó cho Hoài Thư. Nhưng chỉ là tình thế bắt buộc thôi, không ai trách em đâu. Cô biết cô sẽ trách chính bản thân mình. - Có lẽ em nên gặp ba và nói mọi chuyện. Em không muốn lừa dối nữa. Cô ngước nhìn Phục Hy, thoáng sợ hãi khi nhận ra cậu hiểu điều cô nói có nghĩa là gì. Cậu kéo cô vào lòng, vuốt nhẹ tóc. - Ba em…, ông ấy khó tính lắm sao? Những giọt mưa tí tách bên thềm. *** ***** ***** Tại sao đêm nay lại mưa? Mưa khiến cho thời gian trôi qua lê thê mà người ta không thể làm gì được, trong khi tôi lại có rất nhiều dự định. - Má không đi đâu. Tôi rời cửa sổ, quay sang nhìn Anh Thư đang ra sức năn nỉ má. - Sao lại không? Chỉ là một bữa ăn thôi mà. Chà, chị khá là thực lòng khi nói câu ấy. Mấy đứa đàn em thấy Tỉ Tỉ nó phải xuống nước thế này chắc “cằm rớt xuống ngực” hết mất thôi. - Thì chính vì chỉ là một bữa ăn, nên má mới thấy không cần đến nhà hàng này nọ cho rườm rà – nói rồi má quay sang nhìn tôi – cứ đến chỗ Hoài Thư, má sẽ trổ tài nấu nướng cho con xem. Tức thì, tôi bật dậy như cái lò xo trong hộp ma đồ chơi. - Cái gì? Đến nhà con á??? - Không được sao? Có đánh chết, tôi cũng không dám thú nhận ngôi nhà xập xệ và bừa bộn như cái ổ của mình. Vả lại từ ngày ở cạnh ba, tôi đã quen cái thói ăn sung mặc xướng đến nỗi không thèm dọn dẹp lấy một lần. Thành thử… - Tất nhiên là được rồi, nhưng con thấy đề nghỉ của chị hai cũng hay. - Cả con nữa – má nghiêm giọng – đừng học thói xa hoa nhé. Nhìn cái cách ăn mặc của con dạo này biến đổi đến cỡ nào rồi. Má chỉ tay xuống đôi giày cao gót màu xanh của Anh Thư mà tôi đã bẻ gọn cho thành đế bệt. Anh Thư nhìn theo, khuôn mặt lập tức biến sắc. - Hề hề. Chết tôi rồi. Dù là chị em thì cũng không thể bỏ qua cho nhau mãi được. Huống hồ, đôi giày này chẳng hề rẻ. Bằng một động tác nhanh nhẹn, tôi vươn người lấy cặp mà vẫn không thay đổi “nụ cười ngàn hoa”, để rồi khi hai người chưa kịp phản ứng gì thêm, tôi đã nhanh chóng chuồn ra cửa. - Con về trước đây, mai có tiết kiểm tra Toán. Hai người ở lại nhé. - Nhưng trời đang mưa – giọng má lo lắng. - Việc ở đây còn chưa xong – Anh Thư hét lên bằng giọng giận dữ, hòng để tôi thấy sợ mà quay lại. Nhưng tôi mặc kệ đấy. Cái ý tưởng họp mặt gia đình này là do chị bày ra chứ có phải tôi đâu. Mà Anh Thư cũng phải nghĩ đến suy nghĩ của tôi chứ. Tôi chưa chuẩn bị tinh thần để gặp ba trong con người thật của chính mình. Tôi đã ảo não, mưa càng khiến cho mọi thứ thêm thiếu sức sống (ít ra là tôi). Nhìn những dòng mưa không ngớt dội xuống, tôi chỉ ước gì thời gian vận hành như cái đồng hồ cát thần kì, để khi ta đặt nó nằm ngang, thời gian sẽ đông cứng lại. - Có muốn đi ké ra ngoài cổng không nào? Một chiếc ô xám bật tung ra ngoài màn mưa, hất những giọt nước bung ra xa. Vị bác sĩ già bước xuống rồi mỉm cười hiền lành, mời tôi đứng vào chố trống còn lại. - Thế thì tốt quá ạ - tôi mỉm cười. Cái ô to, bác sĩ Phước lại cao ráo nên dù có mưa to đến mấy cũng không làm bị ướt. Đã thế tôi lại còn có thế vừa đi, vừa hất chân cho nước vào trong. Cảm giác mát lạnh xuyên suốt người. - Chắc cháu cũng biết Danh đã xuất viện sáng nay rồi chứ nhỉ. Khựng lại một giây khi nghe thấy tên anh, thêm một giây nữa để tiêu hóa cái tin lạ lùng: anh đã xuất viện. - Bác sĩ đang đùa cháu phải không? Ông ấy nhún vai. - Ta được lợi gì khi làm điều đó sao? - Chẳng phải… Đừng nói là vì tôi không còn ở bên nữa, nên anh cũng chẳng muốn chữa bệnh. Như thế thì tôi là kẻ tội đồ gây hại cho anh từ đầu đến cuối sao? Với cái chân đó thì làm sao anh có thể bắt đầu một cuộc sống bình thường như trước kia. Tôi ngước nhìn bác sĩ Phước, muốn thắc mắc đủ điều nhưng chẳng nói ra được. Tại vì nhiều điều rối ren, hay vị nụ cười điềm tĩnh đến đáng ghét của người đối diện? - Nó vẫn chưa nói với cháu là đã hoàn toàn đi lại bình thường rồi phải không? - Dạ? - Cái thằng này, thật là đáng đánh. Ông ấy cười rất vui vẻ. Còn tôi thì đứng khựng lại. Thế nên chỉ mấy giây sau đã bị mưa phun xối xả vào mặt. - Này, cháu không muốn bị cảm lạnh đấy chứ?
|
Chương 71
Rút cuộc muốn về, mà lại thành vào nhà ăn bệnh viện. Bác sĩ Phước đẩy hũ sữa chua đến trước mặt nhưng tôi – vốn là một kẻ “cuồng” món này – chẳng còn tâm trạng để mà ăn nữa. - Ta biết là cháu vừa tức vừa giận vừa hận vừa… Tôi ngước đôi mắt không cảm xúc lên. Chảng hiểu ông ấy lấy đâu ra lắm cảm xúc để mà miêu tả đến như thế. - Nhưng dù có là gì đi nữa, cháu cũng nên thông cảm cho nó. Cũng chỉ vì tình cảm dành cho cháu quá lớn, nên nó muốn giữ cháu ở bên mình thôi. - Bằng cách đó sao? – tôi khônh kìm được, lên tiếng – bằng lời nói dối khiến cháu mất ăn mất ngủ với tâm trạng ân hận, day dứt, chỉ để cháu lúc nào cũng kè kè bên anh ấy, trở nên hiền lành dễ bảo còn hơn con ngốc. Lúc nào cũng chỉ nghĩ cho anh ấy.Hơi tí là lo lắng. - Ừ, con người vốn ích kỉ như vậy mà. Nghe nói vậy, tôi cũng chột dạ. Nếu là tôi, để đạt được mục đích của mình, có lẽ tôi cũng sẽ làm vậy. - Này cháu gái, cháu khóc đấy à? - Chẳng khóc thì cháu phải làm gì? Nếu mà biết nhà Danh, cháu đã đến cho anh một trận rồi. - Vậy có cần ta cho địa chỉ nhà không? Đến giờ mà ông ấy vẫn còn đùa được mấy câu vô tư như thế. Tôi khóc càng dữ dội hơn. Sao Danh đến giây phút cuối cùng vẫn không nói cho tôihai biết rằng anh chẳng hề bị chấn động dây thần kinh đến nỗi không đi được như đã nói. Hóa ra những lần gặp tôi, anh chỉ giả vờ nằm trên giường, giả vờ ngồi xe lăn để tôi cảm thấy ấy náy ngày qua ngày. - Thật là… Tôi bật dậy, hai tay nắm chặt. Chẳng hiểu tôi nghĩ gì mà trước đó mới khóc, giờ đã đằng đằng sát khí. - Ấy, cháu gái bình tĩnh. - Bác sĩ Phước cũng tiếp tay cho anh ấy – tôi gạt tay ông ấy ra, đầu óc thông thoáng lại nghĩ thêm được một người lừa gạt mình – cả ba của Danh nữa, ông ấy cũng thế. Buồn bực, tôi lại ngồi xuống ôm đầu. Mấy cô ý ta xung quanh cứ gọi là chóng mặt với phản ứng dở nóng dở lạnh của tôi, nhưng có trưởng khoa Thần kinh ngồi đó nên có muốn cũng chẳng dámhé một câu nhận xét. - Nó chẳng phải cũng hết theo đuổi cháu rồi đó sao. Chẳng qua là không dám nói ra sự thật thôi. Cháu cũng nên tha thứ cho nó, với hai ông bác già này nữa. - Nhưng mà vì anh ấy, cháu đã bỏ đi rất nhiều thứ quan trọng. Giờ mọi thứ đều đổ bể hết rồi. Bất giác nhớ lại lúc nói với Phong rằng tôi và cậu ấy nên chấm dứt, nhớ đến ánh mắt cậu ấy cố níu kéo mà tôi chẳng hề nghe, tâm trạng tôi tụt dốc thảm hại. Mình đối xử với người ta như vậy, giờ còn mong người ta quay lại với mình thế quoái nào được. Nếu như Danh thật sự bị liệt, tôi dù ân hận nhưng vẫn quyết tâm đến với Phong thì cậu ấy có thể hiểu được. Đằng này anh ấy chẳng bị sao, vậy mà tôi thích thì nói chia tay, thích thì nối lại tình xưa, có cái gọi là thông cảm ở Phong sao? Cậu ấy đâu phải là người dễ dãi đến vậy. Con trai luôn có lòng tự trọng, và đó là thứ ở Phong khiến người ta luôn cảm thấy kính nể. - Hết rồi! Hết thật rồi sao? Thấy tôi nước mắt lòng ròng, không ngừng đập trán lên nền bàn mika, đến cả cô lao công đang cố cho xong ca đêm cũng phải dừng công việc của mình, hết chuyển ánh mắt từ “kẻ điên” sang vị bác sĩ “thần kinh”. - Hoài Thư này… - ông ấy ra sức lay vai nhưng tôi chẳng thèm nghe, cứ vô thức lặp đi lặp lại hành động ngu ngốc như một cái máy – cháu cứ làm như mọi chuyện tồi tệ lắm ấy. - Thì bác cứ thử đặt vào hoàn cảnh của cháu mà xem! Chỉ tức không thể đổ lỗi cho ai, nhất định cháu sẽ đánh người đó cho hả dạ. - À, ý cháu là đánh Danh thì không được, nhưng tức thì chẳng biết để đâu cho hết chứ gì. Yên tâm, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn có một cách giải quyết. - Vậy bác nói cháu nghe thử xem – tôi giương đôi mắt nhòe nhoẹt một cách thách thức – chẳng lẽ cháu đến nói với bạn trai…, à không, cái người từng là bạn trai ấy, rằng cháu với Danh có chút hiểu nhầm, thế nên bây giờ cháu và cậu ấy nên quay lại như xưa sao. - Cũng có thể. Vị bác sĩ tóc muối tiêu cái thời kì mà một cân tiêu một cân vàng lại cười toe, đúng kiểu không biết câu trả lời nhưng cứ hăng giơ tay phát biểu. - Nếu là bác thì bác có thấy xuôi tai không? – tôi giãy nảy – Cháu làm tổn thương người ta như thế, đâu chỉ có một câu xin lỗi là xong. - Đúng! Ông ấy đồng tình bằng cái giọng khiến cho tôi tức nghẹn họng nhưng chẳng thể làm gì. Bắt gặp ánh mắt chẳng mấy hiền lành của tôi, bác sĩ Phước đành phải hạ giọng. - Ta đùa chút thôi. Thực ra người ngoài như ta lúc nào cũng nhìn sự việc theo cách khách quan mà người trong cuộc không thể nào thấy. Ông ấy hấp háy đôi mắt. - Cháu chỉ cần tự tin vào bản thân và thật lòng với cảm xúc của mình. Đến gặp người cháu yêu quý, và bày tỏ tình cảm của mình. Vì ông ấy là bác sĩ tâm lí và quen với việc lừa lọc mấy đứa khờ như tôi, hay thực sự đó là lời khuyên đúng đắn mà tôi nghe nhe nuốt từng chữ. Trong chốc lát mà thấy mình tự tin có thừa nhưng suy nghĩ thì thiếu. - Có thể làm thế được sao? Ngay cả khi đó là người giận rất dai? - Không là vấn đề. - Ngay cả khi người đó không còn tình cảm với cháu? - Tình cảm có thể thay đổi – ông ấy gật gù. - Ngay cả khi người ấy sắp bay đến một nơi xa lạ du học với người yêu mới? - Được… Hả? Nghiêm trọng đến thế à? Chỉ còn có mỗi một câu, bác không thể giả vờ nói dối cho trót để cháu vui vẻ được sao? - Tất nhiên là được – bác sĩ Phước vỗ vai trấn an tôi, nhanh chóng khẳng định lại - Thực tế đã chứng minh điều đó. - Thực tế nào? Đừng nói là bác lấy mình ra làm ví dụ đấy nhé. - À, à… Càng ngày niềm tin của tôi càng giảm. Trời vẫn mưa, nhưng đã nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều. Sau khi tôi từ chối được chở về trên con bốn chỗ sang trọng, bác sĩ Phước cho tôi mượn dù. Nhưng thấy không cần thiết lắm nên tôi không lấy. Đầu óc điên cuồng khiến tôi muốn phơi đầu trần dưới những giọt mưa lất phất. Thi thoảng mới tìm mái hiên vắng vẻ để ngước nhìn trời đêm ẩm ướt. Tất nhiên là trời không có sao. Trăng thì lờ mờ. Thế nên tôi cố căng mắt, đoán xem mây đen đang trôi về hướng nào. Chẳng suy nghĩ rành rọt trong đầu, nhưng tôi biết mình đang đi về phía nhà Phong. Đã là 10h giờ đêm, đến nơi chắc quá 11 rưỡi. Nhưng dù có thế nào, tôi cũng phải gặp bằng được cậu ấy. Vì ngày mai đã là thứ tư. Tôi mà không nhanh chân thì sẽ chẳng còn cơ hội. Nghèo như tôi thì làm gì đủ tiền để mua vé máy bay đuổi theo cậu ấy. Mà bị bỏ rơi ở sân bay thì tôi đã chịu một lần rồi. Đau lòng lắm. Chẳng lẽ vì trời mưa nên ai cũng muốn rúc vào chăn ấm nệm êm sớm? Đường phố vắng vẻ, nhà của Phong trắng một vạt tường nhờ phản chiếu ánh đèn đường, phần còn lại chìm trong màn đêm đen đặc. Không hề có một chút ánh sáng lọt ra ngoài chứng tỏ có người ở trong. Tôi xui đến thế sao? - Cạch! Tiếng kẹt cửa vang lên lạc lõng trong đêm tối khiến tôi giật mình, nép người vào hàng rào tigon. Thấp thoáng nơi cổng là dáng con trai cao cao. Tim tôi đập thình thình. - Ừ, tao đang trên đường qua nhà mày. Hai ông bà và bậc tiền bối đi về quê rồi. Ngủ một mình chán lắm, qua chỗ mày quậy cho sướng… Ừ, thì đấy… Ừm… Đại ca nhà tao á? Biết có về nhà không mà chờ. Ôi vời… Điện thoại vừa tắt, chiếc “Ế-lết” nổ ga rồi phóng thẳng, xé toạc màn đêm tối. Tôi rời khỏi chỗ nấp, lòng buồn vô hạn. Không chỉ Phong mà nhà cậu ấy cũng chẳng có ai. Thanh Tùng đã rời nhà. Giờ tôi có kêu gào đạp phá cũng chẳng có ma nào ra cản. Đứng trước cánh cổng đen cao sừng sững, tôi cảm thấy rõ rệt rào cản đến với người mình yêu quý. Làm sao mọi chuyện có thể kết thúc như thế này được chứ? Dù Phong có nghe và hiểu tình cảm của tôi hay không, tôi nhất định phải gặp cậu ấy. - Phải gặp đấy – tôi nắm lấy hai thanh song cửa, lắc cật lực – cậu có biết khônggg???? “Koong!” Giật mình, tôi thả tay ra nhanh đến nỗi suýt ngã ngửa. Cánh cửa mới đấy còn “bất khả xâm phạm”, bị tôi lắc có vài cái mà chốt phía trong đã long ra. Khoảng không vừa hở ra như mời gọi. Khả năng động chi giỏi hơn động não là tôi đây chứ ai. Đứng như dân tị nạn trước cửa nhà thì tôi chịu không nổi, bỏ về lại không lỡ - nếu cậu ấy trở về đột xuất thì chẳng phải mất một cơ hội lớn hay sao. Đắn đo mất ba giây để phủ định hai tình huống trên, tôi quyết định vào trong, dù chỉ để trú mưa dưới sảnh trước. Càng về đêm càng lạnh, đến nỗi hơi nước cũng không thèm đọng lại trước mũi tôi nước. Da thịt chỗ nào tiếp xúc với không khí đều như đóng băng đến nơi rồi. Những lúc buồn chán, lại ăn không ngồi rồi thế này, đáng lẽ tôi phải tìm đến âm nhạc giải khuây. Khổ nỗi máy nghe nhạc chẳng mang, tự phục vụ thì lại sợ quần chúng nổi xung đạp chăn mở cửa sổ mắng vốn, tôi đành nép mình vào sát cặp, tranh thủ lựa lời để đến khi gặp Phong còn biết đường mà mở miệng. Thấy tôi chờ, cậu ấy chắc chắn sẽ ngạc nhiên. Không những thế còn cảm động rơi rụng. Suy nghĩ hùng hồn như thế, vậy mà tôi chỉ nghĩ ra được độc một câu mà Phong sẽ nói khi thấy mình. “Đêm hôm khuya khoắt đến đây rình mò có ý đồ gì đây?” Nhìn thế nào cũng thấy tôi giống kẻ đột nhập hơn là cô gái đến làm lành: quần áo nhàu nhĩ, cặp bên cạnh đủ rộng để có thể chôm vài món đồ, dáng đi thì lén lút, mắt ngó láo liên (ai bảo trước sân nhà mà trồng toàn cây ăn quả làm chi!). Mà Phong vốn hay đả kích. Từ hồi gặp nhau đến giờ, đã ngày nào mà tôi và cậu ấy ngừng châm chích nhau đâu. Nếu đã khó tránh khỏi lời châm biếm, tốt nhất tôi nên mở miệng chặn cậu ấy trước. Nên bắt đầu từ đâu đây? “Xin lỗi” có được không nhỉ? Lúc trước nói năng khí thế, suy nghĩ cũng khí thế, giờ bắt tay vào mới thấy mọi thứ thật là nan giải. Gần sáng trời vẫn mưa lâm râm. Mặt đường không ướt, nhưng dưới ánh sáng mờ nhạt của mặt trời chưa nhô, những chấm nước li ti trên đường cứ như dòng nước bé xíu đang chảy lênh láng. Mặc áo mưa thì bất tiện, không mặc thì đi lâu ngoài đường sẽ ướt. Với kẻ ưa sự gọn gàng như Phong thì cứ để mặc như thế mà đi ngoài đường cũng chẳng sao. Cùng lắm là cậu sẽ phải giặt cái áo da ướt mèm này. Mưa rồi cũng dứt, rốt cuộc cũng chỉ đủ làm cho tóc cậu hơi ướt như thể vừa bước ra từ tiệm cắt tóc. May là chẳng có bóng người nào trên đường, vì mi mắt Phong nặng trĩu đến nỗi mọi thứ đều trở nên nhạt nhòa. Xếp xong đống hành lí cho Thanh Thanh, cậu chỉ muốn nằm vật ra sôfa mà ngủ một giấc cho đã. Nhưng hôm nay là một ngày dài cần phải bước tiếp. Chuỗi ngày mệt mỏi này sắp chấm dứt rồi. Lúc dừng xe, nhìn lên hai cánh cổng cao vời vợi đang khép kín Phong mới nhận ra chẳng có ai ở nhà, mà cậu lại không mang chìa khóa. Tính quay xe đi nhưng chẳng biết đi đâu, cậu lại dựa lưng vào cổng, bất chấp những giọt nước đang gieo mình vội vã hơn. Cánh cổng sau lưng vốn không được gài từ từ đẩy vào trong… Cứ như trong truyện cổ tích, có điều cậu phải dụi mắt tới hai lần để chắc chắn mình đang mơ ngủ. Nhìn đôi giày màu xanh vứt chỏng chơ nơi bậc cửa, Phong mới nhận ra cô gái đang co ro nơi thềm trước nhà. Đầu cô tựa vào con sư tử đá, hơi nghiêng sang một bên như thể đó là cái gối êm ấm vậy. Hoài Thư đến đây làm gì? Tìm cậu sao? Giữa cậu và cô ấy còn điều gì chưa rõ ràng cần phải giải quyết? Chỉ cần một câu nói thôi – cô không thể ở bên cậu nữa – đã đủ rồi. Cậu tôn trọng quyết định đó, dù nó chẳng dễ dàng tí nào. Vậy mà giờ Hoài Thư lại ngồi đây, kiên nhẫn đợi cậu đến nỗi ngủ quên trong cái lạnh của đêm mùa đông lất phất mưa. Chiếc áo khoác thun kia đâu đủ ấm, vậy mà cô ấy lại ngủ ngon mới lạ chứ. Mệt nhoài, Phong bước lên thềm nhà, ngập ngừng xem có nên mở cửa hay không rồi cậu quyết định ngồi xuống bên cạnh Hoài Thư. Dù sao cậu cũng không có ý định vào nhà – đã gần sáng rồi, lại chuẩn bị đi thì vào làm chi cho rách việc. Hơn nữa tiếng kẹt cửa sẽ khiến “công chúa” tỉnh giấc, mà cậu thì chẳng muốn tí nào. Giờ cô ấy mà thức giấc, không chỉ có bầu không khí lóng ngóng giữa cả hai mà cái kế hoạch ngày hôm nay của cậu cũng sẽ vỡ tan như bong bóng xà phòng vừa mới chui ra từ ống hút làm bằng cành đu đủ hồi bé cậu hay chơi. “Thình thịch” Âm thanh đều đều ấy khiến cậu liên tưởng đến một đoàn tàu không điểm đến. Những bánh sắt cứ đều đều theo vòng quay của thanh truyền, mỗi giây lại tiến thêm một đoạn… “Ầm!” Một rạch sáng trên bầu trời khiến Phong giật mình, vội quay sang bên cạnh. Không hề có động tĩnh gì cả. Chẳng hiểu Hoài Thư đã uống thứ thuốc gì khiến cho cô ấy chìm vào giấc ngủ một cách mê mệt. Một hơi thở dài nhẹ nhàng thoát ra. Bờ vai cô hơi run. Thời gian ngập ngừng còn lâu hơn thời gian cởi áo khoác. Nhưng cuối cùng, cậu cũng choàng áo lên người Hoài Thư. - Bé ngoan, ngủ đi… Tiếng hát trầm bổng của cậu loãng trong tiếng mưa, tan dần vào màn đêm mờ mờ. Trời sắp sáng rồi. Khi những đám mây kia tách ra và cuốn theo gió cũng là lúc cậu phải đi. Thoáng ngập ngừng, Phong lấy lại cái áo của mình. Cậu nhẹ nhàng đến nỗi ngay cả thở mạnh cũng không dám, chầm chầm kéo lớp vải để người đối diện không cảm giác được sự thay đổi. Một mùi thơm nhè nhẹ bao lấy quay người khi cậu khoác áo trở lại. Hơi ấm vẫn còn nguyên vẹn. Có phải cậu tự tưởng tượng ra cảnh chia xa, hay thực sự có hương thạch thảo thoang thoảng trong bầu không khí? Nhắm mắt thật chặt, Phong bắt bản thân cưỡng lại cái ý muốn tiếp tục ngồi lại bên Hoài Thư, ném phăng việc trước mắt sang một bên. Cậu sẽ chờ cho đến khi cô tỉnh dậy, và nhận ra người đầu tiên nhìn thấy khi mở mắt là cậu. Rồi cậu sẽ lắng nghe cô ấy lúng túng giải thích lí do đến đây tìm cậu. Cố dằn lòng, Phong bước ra ngoài màn sương xám đục của buổi ban mai. ** ***** **** Đưa cho bà Thành cốc nước, Tuấn ngồi xuống chiếc ghế bên cửa sổ, định bụng chợp mắt tí. Hôm qua phải giải quyết một đống việc đến nửa đêm, vậy mà sau khi nhận cuộc gọi từ Anh Thư, anh lại gạt phắt ý định sẽ tranh thủ ngủ trước khi trời sáng để làm thêm việc của ngày hôm nay. Tờ mờ sáng anh có mặt ở bến xe, và giờ thì lại ở trong bệnh viện. Chưa có ai khiến anh phải lao đao đến vậy. - Bàn ở nơi kín đáo cũng được, nhưng phải có không gian ấm cúng một tí. Dạ.. Cái đó khỏi. Cạnh piano được không chị? Ok. Thực đơn em sẽ quyết định sau. Ừm… Cẩm chướng màu vàng. Ok. Anh Thư cúp điện thoại, dụi đầu vào Tuấn đang đứng phía sau mình. -Em mệt quá. Mất cả một đêm mỏi miệng để năn nỉ má, rồi phải bày mưu tính kế sao cho mọi thứ thật tự nhiên, rồi thì căng óc tìm nhà hàng… - Chà, tội nghiệp bé con – anh quàng tay quanh cô – em vất vả quá rồi. - Quên không hỏi tối qua anh ngủ có ngon không. - Ừ ngon, vì anh toàn mơ đến em à. Mơ em đang đứng ở cống bến xe, hét lên nếu anh không chịu đến đúng giờ. - Ý anh nói em là ác mộng. - Làm gì có. Tuấn mỉm cười, đặt nụ hôn phớt lên má cô. - Ừm. Thấy bà Thành đang bước lại, Tuấn khẽ đẩy Anh Thư ra khiến cô không khỏi nhăn mặt tiếc rẻ. - Hoài Thư chắc giờ này đang đi học nhỉ. - Dạ, con đã dặn nó cúp để… Thấy bà Thành đổi nét mặt khi nghe đến từ “cúp”, cô vội vàng lảng. - Nhưng không sao, con sẽ đích thân đưa má đi tìm một bộ đồ thật đẹp. - Không cần đâu mà. Cái má lo là Hoài Thư, nó chưa biết chuyện. - Tan học con sẽ gọi cho nó. Anh Thư lục túi lấy điện thoại, định gửi trước một cái tin nhắn báo với Hoài Thư rằng cô đã thuyết phục thành công. Vừa gửi đi thì đã có tiếng đổ chuông. - Anh mới đổi chuông điện thoại à? – cô hòi Tuấn - Không. - Vậy thì… Cô trở về phòng, nhận ra đèn báo tin nhắn đang nhấp nháy trên cái bàn con cạnh giường. Con nhỏ này thật là hết nói. Hôm qua mải chuồn về, đến điện thoại cũng chẳng mang theo. Tôi cảm giác bàn chân tê tê của mình bị ai chích kim vào. Chẳng lẽ là chuột? Giật mình, tôi bật dậy, hai mắt trợn trừng còn miệng thì há ra, chuẩn bị “thanh quản” cho buổi sáng. - Sao lại ở đây… Giọng con trai khiến tôi ngưng lại kịp thời. Không có chuột, chỉ có Thanh Tùng đang đá vào chân tôi. - .. Hoài Thư phải không? Cuối cùng thì cậu ta cũng phân biệt được tôi. Có lẽ vì ngườ ta chẳng bao giờ bắt gặp Tỉ Tỉ trong cái bộ dạng nhếch nhác này. Tôi mệt đến nỗi không đứng dậy nổi, cứ ngồi yên tại chỗ mà duỗi thẳng chân cho cơ co dãn. - Là tôi. Tại tôi đến tìm mà chẳng có ai ở nhà, trời lại mưa nên vào đây trú, ai dè… - Chị ngủ ở đây suốt đêm – chân mày cậu nhóc càng ngày càng lên cao – mà không thấy lạnh à? Tùng quét cái nhìn khắp bộ đồ của tôi, rõ ràng chẳng thấm tháp vào đâu so với cái áo gió dày cộp của nó. Trong khi tôi ngủ ngoài hiên, nó thì mới bước ra từ trong chăn ấm. - Tất nhiên là lạnh rồi – tôi cười hì hì – nhưng chị mệt quá nên chẳng để ý mấy. Tặng cho tôi cái lắc đầu chán nản, Tùng tra chìa vào ổ. Tôi tựa tay xuống nền đất để đứng dậy. Cảm giác đầu tiên mà tôi nhận thấy là lạnh toát bên tay trái – tức là bên gần con sư tử đá, nhưng lại ẩm ẩm và hơi ấm bên phải. Ngạc nhiên, tôi kiểm tra xung quanh đó. Đúng là có hơi ấm, như thể… - Mà chị đến gặp ai? Phụ huynh nhà em đi về quê hết rồi. Tôi ngước nhìn nó. - Sao em không nghĩ là chị đến tìm Phong? - Có thể sao? – cậu nhóc trả lời mà không nhìn tôi. - Sao lại không? - Vì anh ấy… – nó ngừng hẳn việc mở cửa, quay sang nhìn như thể tôi đáng lẽ phải biết lí do rồi ngó đồng hồ - Đã hơn bảy giờ rồi, anh ấy đang ở sân bay. Chỉ còn nửa tiếng nữa là máy bay cất cánh. - Sân… bay… - tôi trợn mắt nhìn nó, lặp lại như con ngốc – đi Sing sao? Nhưng Thanh Thanh nói với tôi là thứ 4… - Hôm nay là thứ 4 – Tùng ngắt lời tôi. - 4 giờ chiều cơ mà! - Có chút thay đổi về thời gian. - Tôi… Cậu. Tôi bật dậy, mặc kệ cho xương sống đang biểu tình, để nắm lấy cổ áo Tùng. Nó chớp mắt lia lịa như thể sắp bị tôi giở trò này nọ. - Chở tôi ra sân bay. Nhanh lên!
|