Như Là Yêu Thương
|
|
Chương 35[EXTRACT]Dì Phượng ôm lấy vai tôi: - -Con gái Huế đa sầu đa cảm lắm cháu nờ, giống làm chi cho khổ - Rồi dì vỗ nhè nhẹ vào tay tôi - Cháu giống bên nội nhiều hơn, xinh đẹp và khỏe mạnh. - -Anh Trí bảo cháu thiếu vẻ dịu dàng của một người con gái, cháu cố sửa chữa hoài nhưng vẫn chưa được. Dì Phượng lắc đầu: - -Theo ý dì, cháu nên giữ nguyên vẹn tính cách của mình, đừng nên bắt chước ai hết. - -Đôi lúc, cháu cảm thấy cháu cứng ngắc, cháu mặc áo dài trông như khúc gỗ. Dì Phượng ngắt lời: - -Nhưng cháu mặc âu phục rất đẹp, Ái Minh à, cháu yên tâm đi, nếu đi làm giám khảo của một cuộc thi sắc đẹp, dì sẽ cho cháu chín điểm trên mười. Hai dì cháu cùng cười. Đồng hồ trong phòng buông hai tiếng ngân dài trong đêm sâu, dì Phượng kéo tay tôi đứng lên: - -Đi ngủ cháu, khuya lắm rồi. Ba mẹ và anh Trí đã về Cần Thơ đám giỗ, tôi bận học thi nên phải ở nhà, buồn ghê. Kỳ này không thấy tôi về chắc nội nhớ lắm, mà tôi cũng rất nhớ bà và nhớ cả mấy cây nhãn trong vườn của nội nữa. Ôi, những trái nhãn tròn vàng ươm mới hấp dẫn làm sao, tôi cứ mong ngóng mãi cho ngày chóng qua để mai ba mẹ về đem theo quà của nội. Bây giờ đang mùa nhãn, thế nào nội cũng gởi cho tôi một giỏ đầy để tôi được dịp bóc vỏ những quả thơm mọng nước cho vị ngọt thấm trên đầu lưỡi, cho tâm hồn mát lịm giữa mùa hè nóng bức khô khan. Sự có mặt của Thoại cũng không làm tôi vui hơn, tôi học hành như một cái máy khiến Thoại phải ngạc nhiên: - -Minh làm sao vậy? Tôi vẽ bâng quơ lên trang vở: - -Cả nhà đi vắng hết. Minh buồn, Minh học không vô. Thoại để cây bút xuống bàn: - -Hay thôi mình nghỉ một lát nhé. Hai đứa ra sân dạo chơi: - -Dì Phượng cũng về Cần Thơ à? - -Không, dì lên chợ trông hàng cho mẹ Minh. Uổng quá, thi cử đã níu chân Minh lại, không thì Minh đã rủ Thoại về nhà nội Minh chơi, nhà nội Minh rộng lắm, có mấy cây nhãn trái bự vầy nè. Thoại cười vui: - -Nhà nội của Thoại ở Lái Thiêu cũng có vườn cây ăn trái, măng cụt rất lớn, nhưng nhãn lại không ngon vì cơm mỏng mà hạt lại lớn. Thoại bỗng nhìn vào tôi: - -Hạt lớn và đen giống hệt mắt Minh. - -Ơ! - Tôi tròn xoe miệng, tôi mở to mắt, tôi la lên - Thoại nói gì Minh không hiểu. Ánh mắt của Thoại nồng nàn: - -Minh không hiểu hay giả vờ không hiểu?
|
Chương 36[EXTRACT]Tôi thoáng đỏ mặt, sao tay chân bỗng trở nên thừa thãi. Suốt buổi học chung hôm nay, tôi cắm cúi làm bài, không dám nhìn Thoại và cũng chả nói một câu nào.
Buổi chiều, chú Vinh đón dì Phượng về, tôi đứng ở cổng:
- -Chú Vinh ơi, tối nay nhà không có ai cả, chú ở lại với cháu nhen.
Dì Phượng lườm tôi:
- -Minh nói chi lạ rứa.
Chú Vinh cười thân mật:
- -Chuyện đó hạ hồi phân giải, bây giờ cháu vào thay đồ đi, chú mời cháu và dì Phượng đi ăn cơm, chịu không?
Tôi nhảy chân sáo vào nhà, một lát đã chạy ra, thấy dì Phượng và chú Vinh đứng thầm thì bên gốc ngọc lan, tôi kêu ầm lên:
- -Chú Vinh ơi, cháu không ăn cơm đâu, cháu muốn ăn mì vịt tiềm.
Dì Phượng lại nói nhỏ bên tai tôi:
- -Minh đừng nhiều chuyện rứa.
Nhưng chú Vinh đã gật đầu:
- -Ô kê, vậy chúng ta lên Đa Kao nghen.
Ăn xong tôi đòi chú Vinh lái xe chạy vòng vòng, ngang qua bến Bạch Đằng bồn bề lộng gió, tôi bắt chú phải dừng lại cho tôi ngắm nghía khách sạn Nam Sao, đó là một khách sạn đồ sộ lộng lẫy được thiết kế trên một con tàu rất lớn nổi trên mặt nước và có thể di chuyển khắp nơi. Chưa tới tám giờ, dì Phượng đã hối:
- -Mau về nhà xem trận Braxin - Achentina
Vậy là tôi phải rút về phòng học bài, để cho dì Phượng và chú Vinh sánh vai bên nhau trước ti vi. Nhiều lúc tôi thường tự hỏi chả biết hai người có thấy gì trên màn ảnh không?
Tôi làm xong hai bài toán thì đã mười một giờ đêm. Bên phòng khách, chú Vinh và dì Phượng vẫn ngồi nói chuyện nhỏ to để chờ xem tiếp trận tiếp theo. Trời thật nóng, tôi xuống bếp làm ba ly nước chanh đem vào, chú Vinh khen:
- -Ái Minh hết xẩy, chú đang khát nước đây.
Dì Phượng hỏi chú:
- -Anh có đói bụng không, em làm mì gói anh ăn nghe.
- -Thôi, anh còn no.
Nghĩ đến cảnh nhà vắng vẻ đêm nay tôi đâm lo:
- -Chú Vinh ơi, tối nay chú ở lại nhé, chú ngủ ở phòng anh Trí nhé.
|
Chương 37[EXTRACT]Chú Vinh bưng ly nước uống một hơi: - -Chú cứ yên trí, không một tên trộm nào dám đột nhập vào đây đâu. Tôi đứng dậy: - -Để cháu đi dọn phòng cho chú. Chú Vinh xua tay: - -Khỏi, chú sẽ ngủ tại đây. Dì Phượng nhìn chú: - -Không được mô anh, đây muỗi nhiều lắm. - -Khỏi lo cho anh. Đôi mắt chú Vinh nhìn dì Phượng chan chứa thương yêu. Tôi rút êm vào phòng. Một lát nghe tiếng gọi của chú Vinh: - -Ái Minh ơi, Ái Minh ơi. Chắc là chú gọi tôi ra xem trận thư hùng giữa đội Đức và Hà Lan, một trận đấu mà mọi người đang háo hức chờ đợi, một trận đấu mà sự ra đi của một trong hai đội đều gây nên nỗi luyến tiếc trong lòng mọi người. Tôi nhìn vào vở, còn hai bài tập toán phải chuẩn bị để mai cùng giải với Thoại. Sao dạo này tôi và Thoại đều trở nên siêng năng, hai đứa cùng dò bài cho nhau và cùng đặt ra những câu hỏi để rồi cùng tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Sự thi đua này có trọng tài là anh Trí nên với bản tính hiếu thắng tôi luôn luôn muốn hơn Thoại. Tuy vậy, cũng có rất nhiều lần tôi thua anh, những lúc đó tôi cảm thấy mình bị xúc phạm, cảm thấy lòng dạ vô cùng bứt rứt và tôi tự đặt ra cho mình những luật lệ rất khắt khe. Tôi nhịn đọc sách, không xem video và đoạn tuyệt hẳn với Mondial 90 mà cơn lốc của nó đã xáo trộn hẳn tâm hồn người dân thành phố trong tháng hè rộn rã này. - -Ái Minh ơi, Ái Minh ơi. Tôi lặng lẽ bước ra đóng chặt cửa phòng, làm như mình đang ngủ để chú Vinh khỏi gọi nữa, rồi lấy chiếc khăn mặt nhúng vào ly nước lạnh lau mắt cho khỏi buồn ngủ, tôi ngồi xuống bàn học bắt đầu tranh đấu với mấy con số. Hình như đã khuya lắm rồi, tiếng reo hò cổ vũ của mọi người chung quanh im hẳn, phòng khách đã tắt đèn, bốn bề yên lặng. Dì Phượng đang ngủ say bên giường, hơi thở dì bình an hạnh phúc. Tôi vẫn ngồi bên bàn viết, lòng rộn vui vì đã làm xong hai bài toán, mai anh Trí lên phải bắt anh khao một chầu kem mới được... Tôi khép mắt.. Tôi thấy ba mẹ từ Cần Thơ đem lên một chùm nhãn thật to, có cả bà nội nữa, mặt bà nhăn nheo nhưng dôi mắt bà sáng thiệt sáng... Tôi lại thấy mình thi đậu, cả Thoại nữa, hai đứa nắm tay nhau đi trên đường Phạm Ngọc Thạch rợp mát bóng cây.. Có ai lay vai tôi: - -Minh, Minh.
|
Chương 38[EXTRACT]Tôi choàng tỉnh thức giấc. Dì Phượng đang tròn xoe mắt hãi hùng:
- -Minh ơi.. có.. có người.. nơi cổng...
Tôi hỏi một câu rất vô duyên:
- -Ai vậy dì?
Dì Phượng sợ líu cả lưỡi:
- -Ơ.. chắc là trộm Minh nờ.
Tôi tỉnh ngủ hẳn:
- -Dì đừng sợ, để cháu đi kêu chú Vinh.
Tôi mở cửa bước ra phòng khách, dì Phượng theo sau tay nắm chặt vạt áo tôi.
Chú Vinh cũng đã thức dậy và đang lắng tai nghe. Đúng là có tiếng động ở cổng thật, tiếng ken két của hai cánh cửa sắt hoen rỉ va chạm nhau khi mạnh khi nhẹ, hình như có ai đang dựa vào đấy. Dì Phượng run lên:
- -Nó đang cạy cửa đó.
Chú Vinh đưa một ngón tay lên miệng bảo im rồi chú đi nhẹ nhàng đến bên cửa sổ hé màn nhìn ra, tôi cũng bắt chước chú nhưng chỉ thấy trước mặt một màu đen như mực, cánh cổng sắt chìm khuất sau thân cây ngọc lan. Bỗng, xoảng... có tiếng vỡ của một vật bằng thủy tinh, tuy không lớn lắm nhưng vì giữa đêm khuya nên âm thanh trở nên vang dội làm mọi người giật mình. Chú Vinh quyết định mở cửa lớn bước ra ngoài, dì Phượng ngăn không kịp nên hoảng hốt ôm chầm lấy tôi, tôi vỗ nhẹ vào vai dì:
- -Dì đừng sợ, chú Vinh có võ mà, phen này tên trộm trúng số rồi.
Nhưng.. ơ hay.. tôi và dì Phượng cùng đứng im sững nhìn. Chú Vinh đang dìu bác Thống vào nhà, mặt bác đỏ gay nồng nặc hơi men, một tay bác còn cầm nửa cái chai bể, tay kia chỉ vào mặt chú Vinh:
- -Buông tôi ra để tôi đi giết nó, thằng Caniggia khốn nạn, nó bắt mất vợ tôi đi rồi.
Tôi cầm tay bác lắc mạnh:
- -Bác ơi, bác nói gì mà lung tung beng thế?
Chú VInh đẩy bác nằm xuống ghế rồi bảo:
- -Anh ta say quá rồi, để mai hãy tính, bây giờ hai dì cháu đi ngủ đi.
Mãi đến sáng, bác Thống mới tỉnh, câu đầu tiên bác hỏi tôi:
- -Dì Đào có đến đây không cháu?
- -Dạ không.
Bác ngồi bật dậy:
- -Bác phải đi kiếm dì đã!
|
Chương 39[EXTRACT]Chú Vinh đưa cho bác ly cà phê:
- -Uống cho tỉnh táo rồi kể cho chúng tôi nghe, chuyện gì đã xảy ra?
Nét mặt của bác Thống bỗng trở nên nhăn nhó như đang cố nén một cơn đau vừa dậy lên:
- -Vinh ơi, Mộng Đào đi mất rồi, Mộng Đào bỏ tôi rồi.
Chú Vinh ngồi xuống bên bác:
- -Nhưng... tại sao?
Bác Thống ôm đầu khổ sở:
- -Ôi, cũng tại cái thằng Caniggia khốn nạn đã sút một trái không ngờ, tôi đã bắt Braxin.
Tôi buột miệng:
- -Bác lại thua cá độ nữa chứ gì.
Bác Thống sững sờ như người mất hồn.
Chú Vinh hỏi:
- -Kỳ này chắc thua đậm phải không?
Bác Thống nói như khóc:
- -Năm triệu đồng Mộng Đào nhờ đi lấy hàng tôi đã thua hết, tối qua hai đứa cãi nhau một trận, cô ấy đập bể cái ti vi và xách va li đi mất.
Chú Vinh kéo tay bác Thống:
- -Trong câu chuyện này anh sai hoàn toàn. Vậy còn chần chờ gì nữa, mau đi kiếm chị ấy đi.
Rồi cũng đến ngày thi và điều khiến tôi băn khoăn nhất là bài làm của tôi không được toàn vẹn. Tôi đã sai những chỗ không đáng sai và anh Trí đã rất lấy làm tiếc khi nói với tôi điều đó, rồi anh an ủi tôi, nếu kỳ này không có ai xuất sắc thì tôi hy vọng đậu. Trái lại, Thoại làm bài rất hoàn hảo và anh đã chia niềm vui của mình bằng cách đem dến nhà tôi một ổ bánh bông lan thật to nhưng chỉ có anh Trí vừa ăn vừa khen ngon, còn tôi như nuốt phải trái đắng, suốt buổi tôi ngồi im chả nói một lời nào.
Những ngày tiếp theo, tôi ở riết trong phòng để nghe nỗi thất vọng thấm dần vào huyết quản, để cảm nhận sự chán chường se buốt trái tim. Tôi không ngờ mình lại bất cẩn vậy, những bài toán với cách làm đúng nhưng sai đáp số, có ai hiểu cho tôi không. Hôm qua lên Sài Gòn, gặp Tuấn và Khoa chở nhau trên chiếc cúp mới tinh, hai anh chàng hớn hở báo tin là đã làm bài xuất sắc hôm thi vào đại học Bách Khoa, tôi chia vui với họ mà lòng buồn thấm thía.
_________________
|