Như Là Yêu Thương
|
|
Chương 40[EXTRACT]Bích không vào đại học nhưng đã tìm được hướng đi của mình, vậy là chỉ còn mình tôi đứng lại bên đường nhìn những bước chân chim của Thoại, Tuấn, Khoa.. ríu rít trong sân trường đại học, tôi bỗng giận mình và giận tất cả mọi người. Mấy ngày nay ba mẹ đã an ủi tôi rất nhiều, cả anh Trí nữa, anh mua cho tôi biết bao là quà nhưng lần đầu tiên tôi tỏ ra dửng dưng trước những bịch táo hồng đào hấp dẫn, những quả mãng cầu nở mắt, những chiếc bánh kem thơm nồng. Tôi muốn hét to lên:
- -Em không cần ai thương hại cả.
Và tôi đau xót nghỉ tới ngày mai. Ôi, ngày mai khi không có tên tôi trong danh sách trúng tuyển, tôi sẽ làm gì đây. Tinh thần tôi xuống thấp đến cùng cực, tôi cảm thấy cô đơn hoàn toàn, không ai hiểu được lòng tôi đâu. Thoại có ghé thăm tôi vài lần nhưng nhìn thấy nét mặt lạnh lùng của tôi nên cũng đâm ra chán. Cả tuần nay anh chàng không đến nữa và tôi cũng chả cần, tôi thầm nhủ lòng như vậy, tôi làm sao xứng đáng với một người học giỏi như Thoại có chứ. Càng nghĩ, lòng càng uất ức, tính hiếu thắng của tôi bị xúc phạm mãnh liệt. Trong những lần học chung, có bao giờ tôi thua kém Thoại đâu, vậy mà khi vào thi tôi đã làm lộn lung tung, cả cái phương trình hóa học đơn giản cũng cân bằng không xong. Như vậy không rớt cũng uổng, còn phiền trách ai!
Sáng nay tôi cảm thấy buồn kỳ lạ, căn nhà vắng vẻ quạnh hiu làm sao. Ba đi làm, mẹ ra chợ, còn anh Trí đến nhà bạn để tập ca hát, anh đang chuẩn bị một đêm thơ phổ nhạc bỏ túi để kỷ niệm ngày truyền thống đặc biệt của anh và các bạn cùng khóa. Bài thơ của tôi anh Trí cũng đã phổ xong, anh yêu cầu tôi hát trong đêm đó nhưng tôi chưa nhận lời vì kết quả của lần thi vừa qua đã làm toi buồn dã dượi, tôi chán ngán tất cả và đôi lúc chỉ muốn chết mà thôi.
|
Chương 41[EXTRACT]Ba ngày nay, dì Phượng không ở nhà, dì vào bệnh viện săn sóc cho chú Vinh, chú đã gặp một tai nạn giao thông trên đường đi Biên Hòa nhưng không đến nỗi nguy hiểm lắm, hình như chú bị gãy xương tay và đã được bó bột. Mấy ngày vừa qua trong nhà chộn rộn hẳn lên, mẹ làm đồ ăn đem vào cho chú, ba và anh Trí ghé thăm hàng bữa. Vậy mà tôi tồi tệ thật, chẳng những không vào thăm chú, tôi còn không có lấy một lời nhắn hỏi, tôi đã đặt tự ái của mình lên quá cao, tôi có còn xứng đáng với lòng thương yêu của chú không? Phải vào thăm chú ngay bây giờ, tôi đứng ngay dậy và bốc đồng chạy vào phòng thay quần áo thật nhanh.
Tôi đạp xe lang thang trên đường. Hoa phượng vẫn thắp lửa chói chang trên những hàng cây, những đóa hoa mềm rung rinh trong gió như đôi mắt ai buồn chớp cánh rưng rưng... Và những cây dầu cao nữa, sao sáng nay các bạn đứng im lìm vậy, sao không gọi gió lên để thả xuống cho tôi những đôi cánh nhỏ mềm mang nỗi buồn của tôi bay đi?...
- -Ái Minh, Ái Minh.
Từ một ngã tư, Bích băng xe qua đường đến bên tôi:
- -Tao định lại nhà mầy đây.
Tôi dừng xe:
- -Có chuyện gì không?
Bích nói tía lia:
- -Tuần trước, Thoại nhờ tao đến nói với mày là Thoại đi Hà Nội khoảng nửa tháng, nhưng vì bận đi miền tây trình diễn nên giờ tao mới gặp mày được, à và tao cũng quên hỏi thăm mày thi cử ra sao?
Tôi xụ mặt:
- -Thôi mày đừng hỏi nưa, xem như tao đã rớt.
Bích nhìn tôi thông cảm:
- -Thoại cũng có nói với tao mày làm bài bị sai. Thôi, học tài thi phận, mày đừng buồn nữa.
- -Thôi, mày đừng nhắc đến tên Thoại nữa.
Bích nheo mắt:
- -Tao vẫn cứ nhắc đó, Thoại bảo mày khó hiểu, khi không đâm lạnh nhạt để cho trái tim của anh chàng héo hắt như quả dừa khô.
- -Tao không giỡn đâu.
- -Vậy thì tao đang nghiêm túc đây, nè Ái Minh, mai mốt Thoại đi Hà Nội về mày phải đối xử đẹp với anh ta nghen, thôi từ giã mày, bái bai.
|
Chương 42[EXTRACT]Nắng trưa đổ xuống lưng nóng rát. Tôi nghĩ đến Thoại giờ đang tung tăng trên những nẻo đường Hà Nội ba mươi sáu phố phường, đến những cảnh đẹp của Hà Nội mà tôi chỉ biết được qua tranh ảnh và báo chí, đang hiện ra trước mắt Thoại, đang nâng niu gót chân Thoại, đang reo vui cùng Thoại, đang chúc mừng Thoại... Giờ này Thoại có nghĩ đến tôi không? Tôi bứoc vào phòng chú Vinh sau khi gồng mình leo hết bốn từng lầu. Dì Phượng đang gọt cam, thấy tôi, dì mừng rỡ: - -Chú Vinh cứ nhắc cháu mãi. Chú Vinh cười rất tươi. Tôi đến bên chú, sờ vào cánh tay băng trắng xóa: - -Chú bớt chưa chú? Chú đưa bàn tay còn lại vỗ vào vai tôi: - -Chú khỏe rồi, chú có nghe ba nói cháu làm bài thì không tốt phải không? Vậy là bất mãn, là chán nản và không thèm vào thăm chú chứ gì? Chú muốn giận cháu quá. Tôi ngồi xuống bên chú: - -Kỳ này cháu rớt chắc rồi chú ơi. - -Đâu phải thất bại một lần rồi cháu đâm ra bi quan như vậy, hãy vui vẻ lên để nhìn vào tương lai cháu ạ. Tôi ra về với cõi lòng trĩu nặng, tương lai của tôi là một vùng trời dày đặc sương mù. Phải là người trong cuộc mới thấm thía được nỗi đau này. Tôi gặp dì Mộng Đào nơi cổng bệnh viện, dì đang xách một gà mên lớn đựng thức ăn: - -Cháu vừa vào thăm chú Vinh đó hả? - -Dạ. Dì Đào kéo tôi vào một quán nước: - -Vào đây uống với dì một ly nước, dì định hỏi cháu cái này. Hai dì cháu ngồi trên chiếc ghế mây dài: - -Ái Minh à, mẹ Loan có nói với dì là cháu đang buồn chán. Mẹ thiệt tình, chuyện tôi làm bài sai có gì hay ho đâu mà cứ đem đi kể tùm lum, chắc là mẹ ưng ý lắm chứ gì. Phen này tôi sắp chịu bó tay ngồi bán hàng với mẹ đậy, tôi sẽ trở thành một con búp bê trét đầy son phấn cứng ngắc sau những tủ kiếng hào nhoáng lạnh lùng. Không bao giờ đâu, tôi nhìn dì Đào: - -Mẹ cháu chỉ nói quá thôi, cháu hết buồn rồi. Dì Đào vuốt tóc tôi: - -Vậy thì rất tốt, tối nay cháu lại nhà dì chơi nghe, có cả ba mẹ cháu và Trí nữa. Phượng thì chắc không đi được vì kẹt chú Vinh. Tôi tròn mắt: - -Có gì vui thế hả dì? Đôi mắt dì Đào long lanh: - -Hôm nay là kỷ niệm hai mươi năm ngày cưới của dì...
|
Chương 43[EXTRACT]Tôi tiếp lời: - -.. và bác Thống. Rồi tôi cười khi nhớ đến hôm bác Thống cá độ thua tìm tới nhà tôi lúc nửa đêm làm dì Phượng sợ đứng tim. Dì Đào đã bỏ nhà đi một tuần, cho bác Thống tìm muốn hụt hơi. Khi tìm được dì, dì cũng không chịu về, còn làm đơn đòi ly dị khiến bác Thống phải năn nỉ mẹ khuyên lơn dùm. Bây giờ hai người đã hòa rồi, sau khi bác Thống hứa với dì Đào trước mặt ba mẹ là từ nay không dính dấp đến cờ bạc nữa. - -Cháu cừơi gì vậy? - -Cháu nhớ hôm dì bỏ đi và bác Thống xỉn tại nhà cháu. - -Ôi cái ông quỉ sứ này, ngày mô cũng réo tên ba cái thằng cầu thủ ra chửi, mà tụi nó thì ở tuốt đâu đâu, chỉ còn lại dì và mấy đứa nhỏ nghe đủ. Tôi đứng dậy: - -Khoan đã cháu, hôm nay dì có nấu cháo tim cật ngon lắm, dì đem lên cho chú Vinh và dì Phượng đây, cháu lên ăn luôn, nhiều lắm. - -Thôi, cháu lười lên cầu thang lắm. - -Rứa thì cháu về nghe, nhớ tối qua dì. Tôi vừa đạp xe vừa suy nghĩ, có nên sang dự tiệc bên nhà bác Thống không? Sao dạo này thời gian đối với tôi dài lê thê, hết ra lại vào, đôi lúc muốn làm vài câu thơ cũng không được, vậy thì đến bao giờ tập thơ ước muốn của tôi mới hoàn thành. Nàng thơ cũng bỏ tôi rồi sao? Vườn nhà dì Đào đèn sao giăng sáng trưng. Trong phòng khách rộng, khách đã đến gần đủ. Nghe mẹ nói, dì Đào chỉ mời toàn bạn bè thân thiết thôi. Tôi nhận ra được một số khách quen, họ là bạn của dì Đào và là bạn của cả mẹ nữa, ai cũng ăn mặc đẹp và trang điểm rất trau chuốt. Công bằng mà nói, không biết tôi có chủ quan không, mẹ vẫn là người đẹp nhất trong đám bạn đồng trang lứa. Ngoài ba người con của dì Đào ra, chỉ có tôi và anh Trí là thuộc giới trẻ, nên chúng tôi rủ nhau ngồi lại cùng bàn và trò chuyện vui vẻ trong khi chờ buổi tiệc bắt đầu. Anh Đào, đứa con gái đầu lòng của dì Đào, nhìn tôi thân mật: - -Áo của Ái Minh đẹp quá, bồ may ở đâu vậy? Tôi ngượng ngùng nhìn chiếc áo đầm mặc trên người, màu vàng sáng chói dưới ánh đèn long lanh như dát bạc. Đây là cái áo của một người bạn của ba ở Pháp gửi về cho mẹ nhưng vì màu sắc và kiểu mày quá trẻ nên mẹ để lại cho tôi. Thật ra tôi cũng chả thích ăn mặc đỏm dáng làm gì, mặc dù tôi thường nghe mẹ và dì Đào nhận xét rằng dáng tôi cao ráo nên rất thích hợp với Âu phục. Mẹ đã may cho tôi rất nhiều áo đầm quần tây, đầy cả một tủ, nhưng tôi rất ít mặc. Một chiếc quần jean, chiếc áo pull Việt Nam cũng đủ cho tôi, vừa gọn nhẹ vừa dễ la cà khắp nơi. Mẹ thường la tôi hoài, mẹ bảo con gái mà không biết chưng diện thì có khác gì con trai, anh Trí thì nhiều lần bảo tôi không có nữ tính, ba lại bảo tôi gan dạ và sôi nổi, vậy thì tôi có còn là một người con gái đúng nghĩa không? Chiều nay cơn bốc đồng lại nổi lên, tôi đem cái áo rực rỡ nhât trong tủ ra mặc. Mẹ thấy, mẹ tán đồng quá, mẹ gọi ba rối rít: "Anh Tuệ ơi, anh Tuệ, vào xem con gái chúng ta có đẹp tuyệt trần không". Tôi ngồi yên cho mẹ thoa một lớp phấn hồng lên má, một chút mắt xanh, môi đỏ, và tôi trở thành cô bé Cendrillon thoát xác trước mắt ba mẹ.
|
Chương 44[EXTRACT]Bích Đào, cô con gái thứ của dì Đào, mân mê vạt áo tôi: - -Ờ, vải mịn quá, chị Minh may ở đâu vậy? - -À, của người bạn ba chị tặng. Tuấn, cậu con út của dì Đào, năm nay lên lớp 9 cũng góp ý: - -Sao chị Minh không đi biểu diễn thời trang ở rạp Hòa Bình, theo em thấy cái áo này đẹp lắm Anh Đào cốc vào đầu nó: - -Ngu quá, hàng nội hóa mới được dự thi chứ bộ. Tôi đang cười vui theo ba chị em thì có tiếng ồn ào ngoài cửa, dì Đào dẫn đến một chàng trai: - -Trí ơi, tiếp bạn dùm dì nhé. Trước mặt tôi là một anh chàng cao lớn mặc áo sơ mi hoa và quần ca rô xanh thẫm may kiểu rất mốt, tôi cảm thấy hơi ngờ ngợ, hình như tôi đã gặp anh ta đâu đó rồi. Dì Đào làm một màn giới thiệu: - -Đây là Trần Hổ, cháu họ của bác Thống vừa ở Canada về chơi, còn đây là Trí... Tôi "a" nhỏ trong cổ họng, anh chàng "Trụi Beo" đây rồi. Hôm nay anh ta trông cũng khá, dưới ánh đèn mặt anh ta đỡ trắng bệt và nụ cười trở nên tươi, anh ta cũng đang tròn mắt nhìn tôi. Dì Đào vẫn nói: - -Đây là Ái Minh, em ruột Trí, con của một người bạn thân nhất của cô. Trần Hổ lịch sự bắt tay anh Trí, nghiêng mình chào hỏi và tự nhiên kéo ghế ngồi xuống bên cạnh: - -Rất sung sướng được gặp lại Ái Minh. Rồi anh ta nói nhỏ vào tai tôi: - -Cô đã chơi tôi một vố Ái Minh à, Khiết Bông là.. không biết, vậy mà tôi cứ ngỡ đó là tên cô thật, đến khi hỏi ra mới vỡ lẻ. Tôi mỉa mai: - -Tại ông ở nước ngoài nên không hiểu rằng nói lái là một tập quán rất dễ thương của người Việt Nam. Trần Hổ nhìn tôi mơ màng: - -Mười năm trời tôi mới được trở lại quê hương và cô là người con gái Việt Nam thông minh nhất mà tôi đã được quen. Tôi quắc mắt: - -Ai quen với anh? Trần Hổ sững người như đụng đầu vào bức tường đau điếng, anh ta đang nghẹn ngào chưa biết trả lời sao thì may thay thức ăn đã được bưng ra. Anh Đào, Bích Đào vồn vã mời chúng tôi nhập tiệc và không khí trở nên vui vẻ - Trần Hổ đã lấy lại phong cách ga lăng của mình bằng cách phục vụ tận tình Anh Đào, Bích Đào và nhất là tôi, anh chàng cứ nhìn tôi bằng ánh mắt rất lạ. Nhưng tôi chả thèm để ý, tôi ăn uống tự nhiên thoài mái và nếu không có anh Trí bên cạnh, tôi đã lên mặt vênh váo cho anh chàng Trần Hổ kia chấm dứt ngay cái trò lăng xăng. Đến giờ khiêu vũ, bàn ghế trong phòng khách được dẹp hết ra nhà sau, bác Thống và dì Đào mở đầu cuộc vui bằng một bản Valse huy hoàng của Strauss, sau đó mọi người cùng ra sân. Biết thế nào Trần Hổ cũng mời, tôi nắm tay anh Trí đứng dậy. _________________
|