[Tản Văn] Em Là Nhà (22+)
|
|
#147
Thời gian thấm thoát thoi đưa, mới ngày nào còn tỏ tình thắm thiết, cầu hôn trên sân thượng Keangnam mà giờ hai cục bông đã biết chạy xe đạp cút kít líu la líu lo ý rồi. Kể qua tình hình của mọi người trước nhé. Con Mai đầu tiên đi, nó sau án phạt thì rời Hà Nội về miền núi làm giáo viên, lương trên đấy cũng ổn đó vì còn có hỗ trợ nữa mà, nghe đồn sắp cưới con trai trưởng bản rồi. Con Vi đợt đấy bình phục xong thì cũng may không có di chứng gì cả, cơ thể khoẻ mạnh bình thường. Mẹ Vân thương nó muốn mua cho cái chung cư mà ba không chịu, chỉ cho cái nhà tập thể nhỏ ở Thành Công. Bạn sau cú sốc đó thì tính cách cũng thay đổi ít nhiều, sống khép kín hơn. Nó gặp ba mẹ đẻ rồi, hai người ấy thế nào mà lại sống cùng nhau mở quán bán trà sữa chân trâu ở vỉa hè. Nó đón ba mẹ và con trai về nhà ở cùng, chăm đi dạy hơn, ngoài ra còn dạy thêm tiếng anh nữa, rỗi rãi thì xuống quán phụ giúp gia đình. Thằng An có lẽ là người có số phận thảm thương nhất. Đầu tiên là con Vi quyết bán hết đồ hiệu đi để có tiền cho vụ kiện tụng. Nó tố cáo thằng An tội ngoại tình cộng với cố ý gây thương tích, hai bên tranh giành mãi rốt cuộc chẳng hiểu kiểu gì mà thằng kia chỉ bị ngồi tù sáu tháng thôi. Vấn đề là vừa ra tù được không lâu thì bị dính HIV, hình như là do chơi gái, mình thấy mấy thằng em bảo con Vi cố ý trả thù, nói chung sự thật như nào tới giờ còn chưa rõ, chỉ biết kết quả là hơi bị tàn khốc. Khoa học giờ tiên tiến nên dính cái đó mà điều trị tốt, hình như điều trị ARV thì phải, vẫn có thể sống thọ và lành mạnh như người bình thường, nhưng mà gia đình vẫn buồn chứ, biết là không lây lan qua giao tiếp nhưng vẫn bị xa lánh. Ba mẹ bạn khóc lên khóc xuống, suy nghĩ nhiều nên ốm đau quanh năm, tội lắm. Hai vợ chồng nhà nó li dị nhưng con Vi thắng quyền nuôi con, xong rồi nó cũng cấm tiệt thằng bé về nhà nội luôn. Nhà bác Nga Rob có hai thằng cu sinh đôi, con lai nên đẹp kinh khủng khiếp. Đại ca Hoàng vẫn ép a. Dì Hạnh lấy Đức, mới lấy năm ngoái nên còn đang kế hoạch hoá. Thằng Đức mua được mảnh đất gần quán bánh của mình nên chuyển quán bia sang đấy, hai đứa nó giờ có Đức Hạnh quán hoành tráng lắm. Cậu Kì học xong rồi nhưng cậu còn muốn ăn chơi bên Sing thêm mấy năm nữa. Ba Quốc mẹ Vân thì về resort Hà Tây tận hưởng tuổi già, công ty giao lại cho các chú quản hộ. Hi vọng lớn nhất của ba mẹ đặt hết vào chú Hưng bé nhỏ. Còn ai nữa nhỉ, à bé Tùng. Lấy vợ rồi, chuyện tình cũng trớ trêu lắm. Nghe Hạnh kể là lần đầu tiên gặp nhau là ở quán mình, con bé ấy là nhân viên mới nên chưa quen, thấy Tùng ngày nào cũng gọi bia thì nó ngứa mồm khuyên bảo. -"Chú ơi già rồi uống nhiều bia rượu không tốt đâu ạ." Nó học trung cấp y dược nên chắc bệnh nghề nghiệp thôi. Khổ thân động vào đúng ông Tùng đang điên máu, bị hất cốc bia một phát vào mặt, phục cái là không khóc không gào, ngược lại còn rất cứng miệng. -"Cháu không thèm chấp chú." Nó là sinh viên năm cuối đi làm thêm, tính ra thì hai đứa có chênh nhau mấy đâu mà chú chú cháu cháu như đúng rồi luôn. Xong cũng xảy ra cơ số chuyện, xong cũng không hiểu sao bé cảm nắng chú Tùng, theo đuổi kịch liệt, thương hai đứa trẻ lắm. Mình nghĩ cu cậu cũng có cảm tình đấy chứ ghét thì còn lâu mới tiếp cận được. Đó đó rồi duyên phận đưa đẩy yêu nhau lúc nào không hay. Con bé cá tính nhưng tốt tính, dì thích lắm. Mấy thằng em út còn lại vẫn mải chơi, yêu đương nhí nhố nhưng chưa muốn lập gia đình.
|
#148
Cuộc sống của mọi người là như thế đó, giờ tới nhà Nguyệt. Giống như bao cặp vợ chồng khác, mình và giáo sư cũng có một vài lúc bất đồng quan điểm, vấn đề thì chủ yếu là xuất phát từ hai tiểu cô nương. Anh nhà mình làm nghiên cứu nhàn vãi lờ, thi thoảng đíu có việc gì là cứ lôi hai đứa ra kèm cặp. Ông ấy không dạy trước chương trình, chỉ là hay hỏi mấy câu IQ đấy, nhiều lắm nhưng mình chỉ nhớ được vài câu thôi, đại loại như. -"Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?" -"Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?" -"Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?" -"Xã đông nhất là xã nào?" -" Vì sao nắp cống có hình tròn thì tốt hơn là hình vuông?" -"Có một bà kia không biết bơi. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà không chết. Tại sao?" ... Mình cũng ngồi cùng cho vui cửa vui nhà, mỗi mẹ ngu thôi mẹ cũng chẳng thấy sao, khổ nỗi hỏi mười câu thì phải tám chín câu bạn Mun trả lời được, còn bạn Sa rúc trong lòng mẹ mắt tròn mắt dẹt. Mẹ thấy hơi chạnh lòng, cứ như chị được kế thừa hết những gì tinh tú của ba còn em nhỏ lại phải chịu ngu ngốc như mẹ vậy. Đứa nào thì cũng là khúc thịt của mẹ, nhưng vẫn thương Sa hơn, sợ Sa sau này lớn lên ở cùng chị bị thiệt thòi, bị lép vế. Ba thì hợp chuyện với Mun thôi rồi, mỗi lần con trả lời đúng ánh mắt anh đầy vẻ tự hào. Có đợt ông xã đưa cho chúng mỗi đứa một cái bản đồ trắng và một bộ bút màu, bảo phải tô làm sao để hai vùng sát nhau không được dùng màu giống nhau. Kết quả rõ là mình thấy em Sa tô đẹp hơn, xanh đỏ tím vàng nâu cam đủ cả. Vậy mà lão chỉ liếc qua một cái rồi khen lấy lệ, còn chị Mun dùng đúng có bốn màu thôi, nhìn không sặc sỡ lộng lẫy bằng nhưng lại khiến ba mát lòng mát dạ ghê gớm lắm, giữ lấy đóng khung cái tờ đó lại treo trang trọng trong phòng khách. Đừng tưởng trẻ con không biết gì, em Sa mặt buồn thiu đấy, sợ ba nên không dám ý kiến thôi chứ lúc sau chạy vào bếp ôm mẹ khóc nức nở. Hỏi con làm sao con cũng không nói, chỉ bảo con bị nhọc. Nhìn con gái như vậy có mẹ nào mà không xót? Mình đã dặn Mun rất nhiều lần rồi, nhưng cứ mỗi lần như vậy mình lại lo lắng mà gọi nó vào bảo thêm, nói số con may mắn được trời cho nhiều thứ thì phải biết nhường em, em là em ruột con, em từ nhỏ đã thiệt thòi hơn nên em xin gì mà con có thể cho được thì cứ cho. Mun ngoan lắm, nó rất nghe lời. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như ông xã không tình cờ nghe thấy. Giận mình lắm. Không hiểu sao giận luôn? Có gì sai đâu? Lúc ăn cơm cứ lầm lì ý, tối lên giường vợ ôm thì quay chỗ khác. Bực cả người, mình cũng đếch thèm làm hoà luôn, mãi tới tận khuya anh mới lên tiếng. -"Em làm thế là không đúng, không thể bảo Mun lúc nào cũng nhường được, về sau sẽ làm cho Sa có tính ỷ lại..." -"Chị em với nhau việc gì mà phải nghiêm trọng thế?" -"Anh nói nghiêm túc." -"Vậy anh treo tranh của Mun thì đúng hả?" -"Em không hiểu, thực ra có thể là con chỉ thích tô như vậy thôi, nhưng tình cờ làm sao lại đúng là Four Color Theorem nổi tiếng..." -"Vâng tôi dốt tôi hiểu sao được, anh nghĩ mà xem, hai đứa cùng vẽ mà anh treo có một đứa thế đứa còn lại nó chả tủi thân quá đi chứ?" Giáo sư thở dài không tranh luận nữa, cái bận đó mấy tuần liền trước mặt con thì vẫn cười vui vẻ, xong khi về phòng thì mỗi người lăn một góc chiến tranh lạnh luôn. ***Các câu hỏi IQ trong chap này được sưu tập trên mạng.
|
#149
Hôm chủ nhật mình về nhà ba mẹ, đi vội quên cả mang điện thoại. Thăm ba mẹ qua qua thôi còn việc chính là qua nhà dì Lan thương lượng chuyện nhập bột năng. Đợt trước mua ngoài mà làm ra bánh chẳng được ngon và dai bằng nên giờ quyết định lấy ở chỗ người nhà mình, tự trồng tự xay cho yên tâm. Xong xuôi là năm giờ chiều đang định về thì gặp cái Thắm con cậu Bốn, nó gạ sang chơi ăn cơm thế là Nguyệt cũng gật đầu đồng ý luôn. Số cái Thắm cũng khổ, năm đứa rồi mà chồng nó vẫn ép đẻ, phải đẻ tới bao giờ có con trai mới được thôi. Nó chịu thương chịu khó lắm, trồng rau làm bánh mang ra chợ bán suốt, tội là kinh tế gia đình vẫn khó khăn. Mình bảo nó có gì thì xuống nhà máy chỗ mình, chị em với nhau mình xếp cho chỗ nhàn. Hai đứa tâm sự mãi à, tối mịt lúc nào không hay, ngó đồng hồ mười rưỡi mà hãi quá cơ, vội vã bắt xe về Phủ Lý. Lúc ngồi trong xe lại thấy mình hâm, việc gì phải hãi, con cái đã có cái người chu toàn nào đó chăm sóc, người ta cũng ghét mình chẳng thèm nói chuyện cơ mà, đúng là cái tội ảo tưởng hoá sức mạnh bản thân. Hơi cười tự giễu, thế nào mà lúc về đến ngõ nhìn bóng đèn mờ mờ, hai đứa nhỏ cứ loanh quanh ngoài cổng tự dưng trống ngực đập thổn thức thế chứ nị. Trông thấy mẹ hai chị ấy ba chân bốn cẳng lao tới, ôi trời chị Mun rơm rớm, em Sa thì vừa gào vừa khóc thét, mẹ ơi mẹ ghét Sa à sao mẹ không về ăn cơm với Sa, con và Mun đợi mẹ mãi, mẹ Nguyệt mẹ đi đâu mà đi lâu vậy, mẹ ơi con nhớ mẹ lắm, mẹ ơi lần sau mẹ đừng đi nữa nhé... Nghe con gái mếu máo mà mẹ cũng khóc theo, xin lỗi con rối rít. Cảm giác này, chắc chỉ những người mẹ mới rõ, ấm áp ngọt ngào lắm. Hai bé buồn ngủ díp cả mắt rồi ý, mà sợ mẹ đi mất nên cứ bám siết đòi phải ngủ cùng. Mình thương con quá nên có kịp tắm rửa gì đâu, mẹ nằm giữa hai đứa hai bên kể chuyện ríu rít. -"Mẹ ơi ba gọi điện mãi mà không được, mẹ đi chơi đâu đấy?" -"Mẹ đi mua bột năng, mẹ bảo buổi sáng rồi còn gì." Đúng là bạn Mun trí nhớ tốt thật. -"Đi mua sao lâu thế mẹ? Ba gọi cả cho bà gì đó mà không được, bà gì ý nhỉ?" -"Bà Lan." -"Ba chở Mun Sa về ông bà ngoại nhưng không thấy mẹ..." Đột nhiên xao xuyến cảm động lạ lùng, có ngờ được là chồng đi tìm vợ vậy đâu? -"Thế hai con tối nay ăn gì? Tự tắm hay ba tắm?" -"Ba tắm cho Sa còn Mun tự tắm, ăn cơm với thịt kho và rau muốn xào, ba kho mặn lắm nhưng Mun bảo không được chê, rau muống thì bị sao ý..." -"Không sao là Sa ăn phải miếng tỏi thôi mẹ ạ." ... Hai bé nô đùa một lúc thì ngủ, mình mệt quá định nằm ở đây luôn thì nghe tiếng cửa mở, ai đó giọng trầm trầm. -"Vợ ăn gì chưa?" Chồng hỏi đơn giản thế thôi mà cũng khiến tim gan vợ mềm nhũn hết cả, người như bị đơ luôn. Chỉ kịp ậm ừ chút thì đã bị chồng ẵm lên rồi. -"Con cười cho đấy, thả em xuống." -"Kệ." Ông xã mang mình về phòng, ôm lâu ơi là lâu ý, không trách móc gì cả, chỉ bảo lần sau vợ đi đâu thì nhớ đem điện thoại. Anh không hề nói anh về nhà ngoại, cũng chẳng nói anh nhớ hay lo cho vợ, cớ làm sao mình vẫn thấy xao xuyến thế không biết. Hai vợ chồng sau đó nói chuyện nghiêm túc, anh treo cả tranh của Sa rồi, mình từ giờ cũng sẽ không bắt Mun nhường em nữa. Nói chung nhận ra ai cũng có lỗi, thôi xí xoá bỏ qua cho nhau. Xong rồi việc gì đến thì cũng phải đến thôi, chiến tranh lạnh lâu như vậy mà, nhớ chết đi được, người nào đó cũng giống như bị bỏ đói lâu ngày ý, môi lưỡi rà hết bên trên tới bên dưới, rong ruổi cuồng nhiệt. Đêm ấy, chắc phải là bão cấp mười bảy mất!!!
|
#150
Cuộc sống mà, luôn có những lúc gập ghềnh. Nhớ mãi năm đó giáo sư bị tai nạn. Một người cẩn thận như anh sao có thể gặp tai nạn? Lúc nghe người ta báo mình còn tưởng nhầm với ai. Mất một lúc đơ mới vội vàng chạy vào viện. Được cái người đưa vào người ta kể đường chỗ đó bé, ông xã tránh hai thằng say rượu đi nghênh ngang rốt cuộc lao xuống mương. Mịa nó chỉ muốn đập cho hai thằng khốn ấy một trận. Tình hình xấu quá bác sĩ bảo chuyển lên tuyến trên, thế là đêm hôm ấy vợ với hai con theo chồng đi. Nói thật muốn gửi chúng về quê lắm nhưng có cô y tá khuyên anh không được tốt, chị cứ cho hai bé đi nhỡ có gì còn được gặp mặt ba lần cuối. Nghe xong mà nước mắt mình chảy không ngừng, vội vã nhờ người về nhà đón Mun Sa. Ba mẹ con nhếch nha nhếch nhác, con khóc mẹ khóc, đau như xé từng khúc ruột. May mắn hôm đấy thoát, nhưng chuyển biến của anh cứ như trêu đùa người ta vậy, rõ là ban sáng khám qua các kiểu thấy rất tốt, tỉnh tỉnh rồi, vợ nói gì cũng hiểu, còn cầm tay mình và hai con. Thế nào mà chiều lại đột nhiên yếu đi, nhịp tim thất thường doạ mình sợ gần chết. Ai có người nhà đi viện chắc mới thấm được, lúc nào cũng như ngồi trên đống lửa vậy. Qua một tuần bác sĩ chịu trách nhiệm chính vào khám tổng thể, nói sắp tới tiến hành phẫu thuật lần nữa. Mọi người ba mẹ họ hàng chị em đều ở bên động viên không sao đâu, nhưng cái thời khắc đọc thoả thuận rồi đặt bút kí giấy đúng là như bị đày xuống địa ngục vậy, căng thẳng kinh khủng. Lúc chồng ở trong đó, vợ ở ngoài chẳng biết làm gì khác ngoài cầu nguyện cả. Nửa tiếng trôi qua thì dì Hạnh đưa Mun và Sa tới, Sa nắm tay mẹ an ủi. -"Chiều qua lúc mẹ đi tắm ba tỉnh nhé, ba khoẻ mạnh lắm, ba còn viết gì cho mẹ ý..." Nghe con nói mà giật nảy người luôn. Mình quay sang hỏi hai đứa dồn dập mà con Mun nhất định không khai, nó bảo hứa với ba rồi, con Sa thì bị chị lườm nên câm nín. Không biết thì thôi chứ thế này ai mà chịu được? Mẹ đành phải tách hai bạn, lấy cớ bế bạn Sa đi dạo rồi vừa nịnh vừa doạ. Con bé này dễ lung lay mà, một lúc thì mình cũng moi được, thì ra là chồng xin y tá tờ giấy cái bút rồi viết vài dòng để lại cho mình rồi đưa Mun, dặn giữ bí mật, nếu ba làm sao thì đưa cho mẹ. Coi như là ông xã chuẩn bị di thư đấy hả, ghét thật, vừa giận vừa xót. Bực nữa, giao cho bạn Mun chứ không phải bạn Sa. Nhưng vợ chấp chồng nhé, chấp hết. Chị Mun mặc váy thì chắc chắn chị không thể giấu thư trong người được rồi, mình vội vàng lên kêu dì Hạnh đưa chìa khoá rồi tới nhà nó tìm. Lục tung khắp cả nhà, gần phát điên lên mới thấy tờ giấy gấp ngay ngắn nhét ở dưới chậu hoa ngoài ban công, mẹ nhà nó, đúng là ba nào con nấy. Ngắn thôi, chữ viết cũng vội vàng run rẩy, nhưng có lẽ là bức thư lấy đi nhiều nước mắt nhất trong cuộc đời mình.
|
"Vợ à, Có thể nào vì anh, vì con, mà mạnh mẽ sống tiếp? Mọi chuyện bất ngờ quá, để vợ phải khổ rồi. Chồng xin lỗi rất nhiều, và chồng lựa chọn để lại thư tay coi như là thành ý, mong vợ tha thứ. Còn vài chuyện chồng chưa bao giờ kể cả, vì cảm thấy ngại ngùng lãng xẹt, nhưng hôm nay dù có sến sẩm thì vợ cũng cố đọc hết nhé! Năm ấy anh hàng ngày bị ba đánh đập tới mức phải bỏ chạy. Khi mẹ tới đón, anh đã tưởng rằng mẹ và anh, hai người sẽ cùng rời khỏi người cha đáng ghét đó. Nhưng không, mẹ lựa chọn quay về bên ông ấy, còn gửi anh ở lại nhà một người hoàn toàn xa lạ. Lúc đó anh còn quá nhỏ, đã không thể nào hiểu được mẹ vẫn còn yêu mình. Chú dì rất tốt, anh biết ơn, anh hạnh phúc, nhưng đôi lúc anh vẫn cảm thấy rất buồn, hình như trên đời này anh là người thừa, tồn tại cũng được, không tồn tại cũng chẳng sao, chẳng ảnh hưởng tới ai cả. Rồi một ngày thật kì diệu, trong lúc buồn bã rầu rĩ, có cục thịt nho nhỏ bò tới cười khanh khách, ôm chặt lấy chân anh. Gương mặt ấy, đáng yêu biết bao, anh bế bé con lên, đưa nó đi chơi loanh quanh, cùng nó cười thật thoải mái. Từ hôm đó, bé bám riết lấy anh, không thấy là khóc loạn, anh chỉ cần chơi với người khác nó cũng dỗi rồi thét ầm lên. Mọi người đều thương anh, nghĩ rằng bị một con nhỏ suốt ngày quấn lấy như vậy, chắc phải mệt mỏi lắm. Nhưng tất cả đều lầm rồi, đó là loại chuyện hết sức ngọt ngào. Nếu có đi đâu đó muộn muộn, anh sẽ nhanh hết sức mà chạy về, vì anh lo, bé ở nhà sẽ đợi. Nếu chẳng may buồn, nó sẽ bám chặt mà hỏi những câu hết sức dễ thương, nó nhất định bi ba bi bô cả ngày rồi ôm vai bá cổ anh. Con bé đó, cho anh cảm giác, mình là người quan trọng. Con bé đó, cho anh một nơi muốn trở về. Nguyệt, Đối với anh, em không chỉ đơn giản là tình yêu, là mẹ của các con, là người bạn đồng hành suốt cuộc đời, Mà, EM LÀ NHÀ, nơi đâu có em, nơi đó chính là nơi anh tìm về. -HQT " Mình lúc ấy khóc nức nở tức tưởi ướt đẫm cả tờ giấy, đến lúc dì bọn nhỏ gọi anh ra rồi mới hoàn hồn bắt xe tới bệnh viện. Bác sĩ bảo đợi xem từ giờ tới tối tỉnh thì là tốt. Nói chung vợ thì cảm xúc lẫn lộn, vừa xót vừa tức, lúc thì mếu máo lúc lại chửi chồng như hát hay. Cảnh cáo ông xã mình đã đọc thư, bây giờ tình hình là như này, vợ hiểu ý chồng rồi nên nếu chồng có thích sang thế giới bên kia thì vợ cũng sẽ đi theo, vợ xót chồng sang đó một mình bơ vơ không nhà không cửa. Hình như giáo sư nghe mình doạ sợ quá, chắc phần thương người trẻ như mình đây phải chết oan, phần thương hai đứa nhỏ mồ côi, gần nửa ngày sau ca phẫu thuật thì giáo sư tỉnh, qua vài ngày đã ăn được cháo loãng, bình phục một cách kì diệu. Mình cũng lạ, cứ nhìn anh là rơm rớm, kiểu như hạnh phúc quá mà, không dám tin. Hôm nào cũng sụt sịt, hại ai đó cứ phải dỗ mãi không thôi. Đúng là hú hồn. ... Người ta tai nạn thường có xu hướng gầy đi, anh nhà mình thì béo múp lên, ai tới chơi hỏi thăm cũng đổ hết lỗi cho vợ chăm quá đà. Nghe qua thì có vẻ trách móc nhưng nhìn kĩ ánh mắt ông ấy thì ngọt ngào lắm. Ba tháng sau chồng đã mạnh khoẻ như người bình thường rồi, vợ ngẫm cũng thấy mừng. Đợt vừa rồi anh ốm nên nhà phải thuê thêm người làm, chị ấy cùng tên với mẹ chồng mình, nhiệt tình tốt tính lại thương hai đứa nên sau đó cứ để thế thôi, mình cũng có thêm thời gian rảnh. Dạo này lão chồng mới sắm thêm một cái xe đạp, mịa kiếp xe đíu gì trông xấu xấu bẩn bẩn mà giá bằng cả chục con đờ rim, chẳng biết có bị nó lừa cho không nữa. Mình hơi bị ngứa mắt nhưng mua rồi thì thôi. Càu nhàu cho oai tý chứ kể cả chưa mà người ta thích mình cũng đâu có cấm được. Thế xong nói chung chiều nào cũng như chiều nào, cứ tầm năm rưỡi là vứt con cho người giúp việc, í ới gọi vợ đi chơi. Ừ chồng rủ đi thì chả nhẽ lại từ chối. Hâm mẹ nó rồi, ngồi ôtô không sướng lại chui về đạp xe. Ban đầu mình nghĩ vậy đấy, nhưng lâu dần lại thấy đó là những khoảnh khắc rất đẹp đẽ. Lúc ông xã đèo trong thị xã thì còn ngượng ngùng nghiêm chỉnh, chứ lúc rẽ vào con đường hoa vắng tanh vắng ngắt là ôm lấy ôm để luôn, hít hít hà hà tình cảm lắm. Nếu hôm nào mình mải ngắm hoa quên thì anh cũng nhắc ngay, hoặc hôm nào ôm lỏng quá thì bị trách là sao vợ lạnh nhạt thế. Vợ với cả chồng, nhiều lúc trẻ con buồn cười nhỉ? Phía kia, mặt trời sắp lặn rồi, gió thổi hiu hiu bình yên lắm. Phía này, có bà vợ đang nép vào lưng ông chồng già. Phong ba bão táp triền miên, rồi một ngày bình tĩnh hồi tưởng lại, âu cũng chỉ là những kỉ niệm. ... Em chẳng sợ cuộc đời nhiều biến cố. Chỉ sợ không có anh siết chặt tay em. HẾT. Sweden, 18/02/2016. Lan Rua's Story ~ Porcupine & Duck Family. P/S: Thank you all, love u <3.
|