Hoàn Châu Công Chúa
|
|
CHƯƠNG 47
Tuy bảo đây là cuộc "Di phục xuất tuần" (Cải trang tuần hành), nhưng khi một vị hoàng đế rời khỏi cung cấm thì không đơn giản. Đoàn hộ giá vẫn có xe, có ngựa, võ tướng, tùy tùng, rầm rầm rộ rộ, dù tất cả đều mặc thường phục, nhưng đội ngũ chẳng kém một đoàn quân. Chiếc xe ngựa to lớn đi trước, chậm rãi ra khỏi cổng thành, tiến về phía ngoại ô, đoàn hộ tống lặng lẽ đi phía sau. Trong cỗ xe, có vua Càn Long, Tiểu Yến Tử, Tử Vy và sư bá Kỷ Hiểu Phong. Còn phía ngoài là Nhĩ Khang, Nhĩ Thái, Vĩnh Kỳ, ông Phước Luân, Ngạc Mẫn, Bác Hằng, Thái y, mỗi người một ngựa. Nhà vua ngồi trong xe, mê mẩn thả hồn theo cảnh sắc bên ngoài. Những ngọn núi xanh, những cánh đồng trải dài trước mắt, giang sơn cẩm tú của mình. Bất chợt ngẫu hứng người phán: - Hôm xuất hành đầu tiên, trời nắng tốt thế này thật tuyệt. Khung cảnh lại hữu tình. Trách gì Tiểu Yến Tử tối ngày cứ nghĩ đến chuyện trốn ra ngoài cung. Không khí khoáng đãng khiến trẫm vô cùng sảng khoái! Rồi cao hứng người quay sang Tiểu Yến Tử: - Tiểu Yến Tử, thường ngày ta cứ nghe Tử Vy hát, hôm nay ta lại muốn nghe thử giọng con thế nào, hát ta nghe xem? Tiểu Yến Tử nghe nói, giật mình: - Dạ… dạ… Hoàng… Hoàng lão gia. Người… Người muốn nghe giọng hát của con thật ư? Vua nhíu mày: - Cái gì mà… Hoàng lão gia? Vừa ra khỏi cửa ngươi đã quên mất. Phải gọi ta là Ái lão gia, rõ chưa? Tiểu Yến Tử gật đầu, đáp: - Vâng, Ái lão gia. Nhưng mà giọng hát của con làm sao bì được giọng của Tử Vy chứ? Con hát như ếch kêu vậy. - Không sao cả, cứ hát! Tiểu Yến Tử không làm sao khác hơn được, đành cất giọng. Mắt lại nhìn về phía sư bá Kỷ Hiểu Phong. - "… Này là chú bé con, vai mang cặp đến trường. Nào sợ gì mưa hay nắng gió, mà chỉ sợ là thầy mắng học ngu…" Vua Càn Long từ nào đến giờ, chưa hề được nghe một bài đồng dao lạ lùng như vậy, nên rất thích thú, quay qua Kỷ Hiểu Phong nói: - Này Kỷ sư phụ, Tiểu Yến Tử nó hát bản này đúng với tâm trạng nó đó! Kỷ sư phụ cười: - Vâng, lão gia nói phải, và tôi cũng mong là cô ấy biết sợ thầy như nội dung bài hát! Tử Vy thấy mọi người đang vui, nên cũng ngẫu hứng dựa trên âm vần bài hát, Tử Vy hát một bài tương tự. - "… Này là này cô gái kia, vai mang cặp đến trường, sợ thì sợ cả chuột lẫn gián, nhưng ghét nhất là tập viết tập đồ chỉ thấy cua bò đã đầy trang…" Tiểu Yến Tử nghe Tử Vy hát, biết là Tử Vy ghẹo mình nên vung tay dọa về phía Tử Vy, nói. - Này đừng có ỷ giỏi cười người nhé, coi chừng quả đấm này đấy. Tử Vy vừa né đòn vừa cười. Vua Càn Long có vẻ không hiểu. - Viết chữ mà làm gì có cua bò trên giấy? Tử Vy giải thích: - Hôm trước Tiểu Yến Tử bị chép phạt, cứ thắc mắc là sao lắm chữ nhiều nét thế, giống như càng cua, nên viết lên giấy như cua bò. Lời của Tử Vy làm vua và Kỷ sư phụ cười ào. Tiếng hát của Tiểu Yến Tử và Tử Vy ban nãy vang cả ra ngoài xe. Nhĩ Khang và Vĩnh Kỳ cưỡi ngựa đi phía sau đều nghe thấy. Vĩnh Kỳ nói. - Họ vui vẻ quá hở? Nhĩ Khang gật đầu: - Vui thì có vui thật đấy, nhưng tôi vẫn thấy lo, chẳng biết chuyện này rồi sẽ kết thúc thế nào đây. Nhĩ Thái nói: - Huynh chỉ khéo lo, có gì đâu mà sợ, họ hòa hợp tốt như vậy thì hy vọng của chúng ta sẽ sớm đạt thôi! Nhĩ Khang thúc ngựa đến gần xe nhìn vào, chỉ thấy Tiểu Yến Tử và Tử Vy tay nắm tay, cùng hát chung một bài hát: Hôm nay trời quang đãng, khung cảnh thật hữu tình. Bướm ong lượn trên hoa, chim đua hói trên cành. Mây trắng bay lững lờ, vó ngựa động hoa rơi… Tất cả như đều hát, hợp tấu vang lưng trời… Tiếng hát cùng tiếng vó ngựa vang vang khắp núi rừng. Cảnh vật như sống động hẳn lên. Vua rất vui, Nhĩ Thái, Nhĩ Khang, Vĩnh Kỳ cũng thư thái, không còn để nỗi lo bận tâm nữa. o0o Trên đường đi, thình lình nhà vua cao hứng, muốn ghé ngọn núi bên đường để ngoạn cảnh. Không biết núi này tên là gì, chỉ thấy một màu xanh rì, từ đỉnh núi toàn là các loại cổ thụ lâu năm. Đoàn ngựa xe dừng lại, mọi người cùng nhà vua đi bộ vào núi theo những đường mòn. Chân núi có dòng suối quanh co uốn khúc, hai bên bờ là thảm cỏ xanh mướt. Phong cảnh xung quanh tuyệt đẹp. Nhà vua cứ đứng bên bờ suối ngắm cảnh, cảm thấy lưu luyến không nỡ rời, rồi đột nhiên bảo: - Đi cả nửa ngày rồi, hèn gì bây giờ thấy đói. Không biết gần đây có chỗ nào bán đồ ăn không? Nhĩ Khang ngây mặt ra: - Bẩm… lão gia, ngay bây giờ hay sao?… Có thể là gần đây có làng mạc, lão gia đói bụng thì xin trở lại xe ngồi chờ. Chúng tôi sẽ thử xem sao, hình như nơi này cũng gần Bạch Hà Trang thì phải. Nhà vua vẫn cảm thấy chưa muốn rời xa cảnh đẹp: - Nhưng mà phong cảnh nơi đây quả là đẹp quá! Nếu có thể kiếm được rượu với đồ nhắm tới đây, mọi người trải bạt lên cỏ cùng ngồi với nhau, lấy trời làm nhà, lấy đất làm giường, ngắm cảnh non xanh nước biếc, uống vài chung mà trò chuyện, không phải là càng thích thú hay sao? Anh em họ Phúc đưa mắt nhìn nhau. Tử Vy hăng hái: - Tôi vừa mới thấy có nhà cửa của nông dân gần ngay đây thôi. Tiểu Yến Tử, hai đứa mình cùng đi. Chuyện mua rượu với đồ ăn để đàn ông làm không tiện. Đàn ông không biết trọn món nào dở đâu, cũng không biết nấu nướng gì cả. Lại nữa, lỡ người ta không có đồ ăn làm sẵn, thì mình lại còn phải mượn đỡ nồi niêu chén đũa, rồi còn phải có cả mắm muối tương dấm nữa… Làm món ăn thì không thể thiếu gia vị được. Tiểu Yến Tử vui vẻ gật đầu: - Phải, phải, phải! Để hai người đàn bà con gái chúng tôi đi cho, lão gia và các vị cứ chịu khó ở đây chờ một lát. Chúng tôi cũng muốn xem thời vận của mình có tốt hay không. Ông thầy Kỷ cười: - Vậy thì đi mau đi, đừng có trở về tay không đấy nhá. Cơn ghiền rượu của tôi bắt đầu hành rồi đây này. Mọi người cùng cười, ai cũng cảm thấy đói bụng. Nhĩ Khang đề nghị: - Chỉ có hai người đàn bà con gái đi cũng bất tiện. Hay là để cả ba anh em chúng tôi cùnh đi luôn. Mọi người đều khen phải. Năm người thanh niên nam nữ vui vẻ kéo nhau trở ra phía đường cái. Không biết họ đã đi đâu, mà chỉ một lúc không lâu sau đã trở lại, người nào cũng lễ mễ ôm xách từ cặp gà, con vịt, cho đến rau cỏ, bình rượu, chén đũa… và cả nồi niêu nữa. Rồi lửa được nhóm lên. Tiểu Yến Tử đào một cái hố nhỏ dưới đất để nướng hai con gà, mùi thơm của gà nướng tỏa ra khiến mọi người cảm thấy đói bụng hơn, nhưng tinh thần lại tỉnh táo hẳn ra, trải vải bạt trên cỏ cùng nhà vua ngồi trò chuyện vui vẻ. Ngay kế đó, Tử Vy kiếm được ba hòn đá lớn, dựng thành cái bếp, bắc chảo lên xào đồ ăn, mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Ba chàng thanh niên đều ngồi quanh phụ việc, chẻ củi lặt rau, dọn chén đũa, ai cũng bận rộn nhưng vui sướng lạ thường. Nhĩ Khang hỏi nhỏ: - Tử Vy ạ, không có thịt cá gì, xào rau không thế này, hoàng thượng ăn không quen thì sao? Tử Vy chưa kịp đáp, Vĩnh Kỳ đã lên tiếng: - Không biết làm sao thì cũng đành phải chịu, những gì gom được thì chúng mình đã gom hết cả rồi. Tử Vy cười: - Không sao đau, dù sao cũng có cặp gà với con vịt rồi mà, món thịt như vậy cũng tạm đủ rồi. Vả lại, để hoàng thượng thay đổi khẩu vị cũng tốt chứ. Nhà vua bị mùi thơm của các món ăn thúc giục, càng cảm thấy đói bụng hơn, quay ra gọi: - Tiểu Yến Tử, sắp ăn được chưa? Bọn ngươi đang làm gì mà thơm quá vậy, báo hại con ma đói đang hành hạ lục phủ ngũ tạng của ta đây này! Tiểu Yến Tử quay lại cười hì hì: - Lão gia, món này không thể nó cho lão gia biết tên đâu! Nhà vua cảm thấy tò mò: - Ngươi đừng có lí lắc, nói mau! Tiểu Yến Tử vừa cười vừa nó: - Đây là món "Gà ăn trộm", lấy sự tích ngày trước Khiếu Hóa Tử ăn trôm con gà nướng đó mà! Nhà vua ngây mặt ra: - Cái tên gọi thật chẳng thanh nhã chút nào, bộ gà này do ngươi ăn trộm về hay sao? Mọi người cười vang. Tử Vy biết nhà vua thích văn chương, ghét những gì thô lỗ, bèn nghĩ ra một tên gọi rồi nói: - Thật ra tên gọi "Gà ăn trộm" chỉ là dùng trong chốn dương gian quê mùa thôi. Nướng một con thì gọi là "Gà ăn trộm", nhưng nếu nướng một lượt hai con như vầy thì lại có tên gọi khác, rất thanh nhã. Nhà vua càng tò mò: - Ủa, vậy sao? Tên gì? Tử Vy cười đáp: - Một cặp gà nướng như vậy có tên là món "Tại thiên nguyện tác tỷ dực điểu". (Người dịch chú thích: Câu này lấy trong bài Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị đời Đường, mô tả mối tình đẹp mà đau thương của vua Đường Huyền Tông – Tức Minh Hoàng – và nàng Dương Quý Phi. Trong vụ binh biến của An Lộc Sơn, nhà vua phải chạy vào đất Thục, nửa đường quân lính đòi giết Dương Quý Phi, cho là vì nàng mà có cuộc bạo loạn này, Đường Huyền Tông bị ép buộc phải cho lệng thắc cổ Dương Quý Phi nhớ đến người đẹp. Trong bài Trường Hận Ca có hai câu: Tại Thiên nguyện tác tỷ dực điểu Tại địa nguyện vi liên lý chi. Nghĩa là: Trên trời xin làm chim liền cánh Dưới đất xin làm cây liền cành. Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều của Việt Nam, khi viết Cung Oán Ngâm Khúc, mô tả mối tình của vua và nàng quý phi, cũng mượn ý hai câu này: Tranh tỷ dực nhìn ưa chim nọ, Đồ liên chi lần trỏ hoa kia. ) Càn Long hoàng đế cười vang, gật gù: - Hay, hay lắm! Tên gọi thật văn vẻ. Nhà vua cười vừa chăm chú nhìn Tử Vy, trong lòng thầm cảm phục tài văn chương cũng như trí thông minh của đứa con gái xinh đẹp mà đầy vẻ kỳ lạ này. Nhà vua nói thêm: - Nhưng mà món ăn có cái tên đẹp như thế thì người ta đâu có nỡ ăn? Tiểu Yến Tử đã hoàn tất món "Gà ăn trộm", vui vẻ nói lớn: - Nướng xong rồi! Ăn được rồi! Gọi tên gì thì lúc đói bụng cũng ăn tuốt. Mọi người lại cười vang. Tiểu Yến Tử đem món gà nướng tới, đặt vào giữa, xé gà mời nhà vua va mọi người ăn. Tử Vy thì rót rượu. Nhà vua cũng không câu nệ gì nữa, dùng tay xé gà ăn thử, cảm thấy thơm ngon vô cùng, gật gù khen ngợi: - Chà! Cái món "Tại thiên nguyện tác tỷ dực điểu" này quả là ngon. Sau đó thấy Tử Vy đem món xào của nàng tới, khói bốc nghi ngút, mùi thơm xông lên nức mũi, nhà vua hỏi: - Tử Vy, ngươi xào món gì mà có màu đỏ màu xanh trông đẹp mắt quá vậy? Tử Vy cười đáp: - Thưa lão gia, món này gọi là "Hồng chủy lục anh ca" (con chim vẹt lông xanh mỏ đỏ). Ông thầy Kỷ tấm tắc: - Tên gọi hay lắm! Nhà vua dùng đũa gắp thử một miếng, gật đầu: - Tên gọi đã hay mà hương vị cũng rất ngon. Món "Hồng chủy lục anh ca" này ăn thật lạ miệng. Đại tướng Ngạc Mẫn nghển cổ mà ngó: - Cái gì mà "Hồng chủy lục anh ca"? Toàn là rau thôi hà! Vĩnh Kỳ nói: - Ông Ngạc à, giữa chốn non xanh nước biếc thanh tú như thế này thì phải có món ăn chứa đựng ý thơ chứ. "Hồng chủy lục anh ca" không phải là một câu thơ hay sao? Nhà vua cười ha hả, bảo Ngạc Mẫn: - Đúng, đúng! Mấy ông là dân nhà võ, cho nên thiếu mất sức tưởng tượng mà thôi. Đại tướng Phó Hằng gắp một miếng rau xào, gật đầu phụ họa: - Ngon lắm! Quả thật là ngon tuyệt! Tôi chưa từng được ăn món rau nào ngon như vậy. Hôm nay đã có "Tỷ dực điểu", lại có món "Anh vũ", đúng là chúng ta có duyên với những loài chim trời. Tiểu Yến Tử tiếp lời: - Giả nhu quý vị muốn ăn "Hồng thiêu Tiểu Yến Tử" (chim yến quay) hay bất cứ món thịt chim thú nào, tôi cũng làm được hết. Mọi người cười vang. Hồ thái y bây giờ mới lên tiếng: - Hôm nay được ăn những món ngon miệng, lại có tên gọi thật hay. Lần này đi theo lão gia, tôi quả thật có phước. Ông thầy Kỷ thành thật khen ngợi: - Phải à, con nhỏ Tử Vy này đúng là có khí chất thanh nhã như lan như huệ. vậy đó. Tiểu Yến Tử nguýt ông thầy của mình: - Thưa thầy, còn tôi thì sao? Ông thầy Kỷ bối rối trước câu hỏi bất ngờ, nhà vua cười bảo: - Ngươi hả? Ngươi thì "hữu khẩu vô tâm". Tiểu Yến Tử phụng phịu: - Lão gia! Lão gia quá thiên vị rồi đó! Mọi người cười vang. Ông thầy Kỷ nói: Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/com - Tiểu Yến Tử bây giờ cũng đã tiến bộ nhiều rồi. Tử Vy lại đem tới thêm mấy món rau nữa. Thấy hai con gà nướng đã biến thành đống xương, bây giờ còn lại toàn là món rau nữa. Nàng nói: - Lão gia, chúng con thình lình phải làm món ăn, ở chốn quê mùa vắng vẻ này chỉ có thể làm những món ăn tùy tiện thôi. Món rau này là một trong những món thông thường ở nhà quê, nhưng lại có tên gọi rất hay. Đó là món "Yên thảo như bích ty" (Cỏ xứ Yên như tơ biếc – một câu thơ đời Đường). Mọi người lại cười vang, khen cái tên hay. Nhà vua cũng vui vẻ vô cùng. Tử Vy trỏ một món rau khác: - Món này thì có tên "Tần tang đê lục chi" (Dâu xứ Tần buông thấp cành xanh – Thơ Đường). Với món rau xào khác, bên trên bày ít miếng đậu hủ, nàng nói: - Còn đây là món "Mạc mạc thủy điền phi bạch hạc" (Hạc trắng bay trên ruộng nước mênh mông – Thơ Đường). Trỏ một món khác nữa, cũng là rau xào, trên bày trứng gà chiên, nàng giới thiệu: - Đây là món "Âm âm hạ mộc chuyển hoàng ly" (chim oanh vàng hót trong đám cây mát mẻ mù hè – Thơ Đường). Nhà vua ngạc nhiên vì những món hương vị lạ miệng, và nhất là những cái tên gọi văn nhã do Tử Vy đặt ra, chứng tỏ nàng là tay văn chương lỗi lạc. Mấy món rau đã gần hết, Tử Vy bưng tới một con vịt chiên. Nhà vua hỏi: - Vẫn còn món ăn à? Đây là món gì? Tử Vy cười: - Dạ, là món "Phượng hoàng đài phượng hoàng du" (Chim phượng hoàng rong chơi trên đài Phượng Hoàng – Thơ Đường), để ăn với cơm cho no bụng. Nhà vua khoái trá cười vang. Mọi người vui vẻ cười theo. Bữa ăn chấm dứt thì cơm và các món ăn cũng sạch trơn. Hôm nay mọi người ăn món ăn ngon, món lạ, lại nhờ khung cảnh hữu tình và không khí thoải mái, nên ăn rất mạnh. Cơm no rượu đủ, nhà vua càng thêm cao hứng, vừa muốn giỡn với Tử Vy vừa muốn thưởng thức tài văn chương của nàng, thấy nàng đang dọn dẹp chén đũa, bèn trỏ đống xương gà mà hỏi: - Cái gì đây? Tử Vy ngẩng lên cười: - Lão gia, đây gọi là "Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản" (Hạc vàng một đi không trở lại – Thơ Đường – ý của Tử Vy là thịt gà thịt vịt đã ăn hết rồi, không còn nữa). Chẳng những thích thú về học vấn của Tử Vy, nhà vua còn ngạc nhiên về trí thông minh lanh lẹ của nàng. Nhà vua vỗ bụng cười ha hả, cười mãi không thôi, tiếng cười thật sảng khoái. Các cận thần từ bao năm vẫn gặp mặt nhà vua mỗi ngày, mà chưa bao giờ được thấy nhà vua vui vẻ đến mức đó. Cười đã đủ, nhà vua gật đầu nhìn Tử Vy, nói tiếp: - "Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản"! Hay lắm! Có ý nghĩa lắm! Đúng là "một đi không trở lại"! Rồi nhà vua lại nhìn mọi nguời mà cười ha hả. Ai nấy đều vui lây niềm vui của nhà vua.
|
CHƯƠNG 48
Ông thầy Kỷ cũng không thể không khâm phục Tử Vy, nhưng còn muốn làm khó nàng thêm nữa để thử tài nàng. Ông trỏ đống xương vịt mà hỏi: - Còn cái này thì gọi là gì? Tử Vy vừa gom đống xương gà, vừa ngẩng nhìn dòng suối róc rách gần bên, đáp không nghĩ ngợi: - Dạ, đây là "Phượng Hoàng đài không, giang tự lưu" (Đài Phượng Hoàng đã trống, nước sông vẫn chảy – cũng lấy ý thơ Đường). Ông thầy Kỷ chưa kịp khen ngợi thì nhà vua đã đứng bật dậy, cười lớn: - Con nhỏ Tử Vy này! Ta phục ngươi rồi đó! Mọi người đứng dậy theo, vui vẻ cười nói không thôi. Ba chàng thanh niên thì vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ đưa mắt nhìn nhau. Nhĩ Khang càng vui sướng hơn ai hết, chàng nhìn Tử Vy, cảm thấy vừa yêu vừa kính, vừa khâm phục vô cùng… Hôm đó mọi người tới một thị trấn bé nhỏ, cũ kỹ. Nhà vua cùng mọi người đi xem phố xa. Bỗng thấy một đám người chạy ngang, vui vẻ gọi nhau ơi ới: - Mau lên, mau lên! Trễ rồi! Coi chừng không có chỗ tốt đâu… Nhĩ Khang túm lấy một người: - Xin hỏi, chuyện gì xảy ra mà ồn ào vậy? Người này đứng lại, vừa thở vừa nhìn chàng: - Mấy người đây nhất định là ở xa tới phải không? Hèn gì không biết là hôm nay tiểu thơ nhà họ Đỗ, là đệ nhất mỹ nhân ở vùng này, tổ chức gieo cầu kén chồng, cho nên cả thị trấn mới ồn ào lên. Tiểu Yến Tử nghe vậy thì khoái quá, kéo Tử Vy chạy theo đám người địa phương, vừa chạy vừa bảo: - Mau lên, mau lên! Mình cũng phải tới coi cho biết. Tôi chưa bao giờ được coi người đẹp gieo cầu chọn chồng mà! Vĩnh Kỳ vội chạy theo kéo hai người lại: - Hai cô không phải nói là đi được đâu, phải hỏi lão gia xem lão gia có muốn đi coi không đã. Nhà vua cũng thấy cao hứng: - Hả? Gieo cầu chọn chồng hả? Ta cũng chưa từng được coi cái trò này. Mọi người cùng đi coi cho biết. Thế là cả đoàn kéo nhau đi theo dân địa phương, tới trước ngôi lầu của nhà họ Đỗ. Tới nơi thì đã có cả mấy trăm người chen chúc rồi. Cảnh tương vo cùng náo nhiệt. Nhà vua cùng mọi người cũng chen vào đám đông. Ba chàng thanh niên cùng mấy đại thần võ tướng cố gắng mở đường cho nhà vua và hai nàng thiếu nữ len vào. Nhưng vì đến hơi trễ, người lại quá đông, không thể kiếm được chỗ tốt nhất để có thể nhìn cho thật rõ. Tiểu Yến Tử trở lại với xã hội, được tới chỗ hội hè đông vui như vầy thì sung sướng lắm, vừa hăng hái chen lấn vừa quay lại cười hì hì với Vĩnh Kỳ: - "Cậu Năm" à, nghe nói cô tiểu thu này là trang giai nhân tuyệt sắc đó, đàn ông con trai như cậu với mấy anh đây đừng có bỏ lỡ cơ hội này nghe không. Phải chú ý chờ lúc tiểu thư đó tung trái cầu thêu xuống thì cậu lập tức nhảy lên mà bắt. Với cậu thì đó là chuyện dễ mà. Còn như cậu bắt hụt thì tôi có thể giúp cậu. Vĩnh Kỳ biết Tiểu Yến Tử nói là dám làm, chẳng cần biết nên hay không nên, vội nghiêm mặt nhắc nhở: - Ngươi đừng có nói bậy, đây không phải là chuyện giỡn được đâu. Ngươi đừng có tới gần chỗ gieo trái cầu thêu có được không? Tiểu Yến Tử vênh mặt: - Nhưng mà đây là cơ hội hiếm có, ngoài Nhĩ Khang ra thì cậu với Nhĩ Thái đều có thể gianh bắt trái cầu được mà. Nếu quả là cô tiểu thơ đó đẹp thật sự thì nhất định tôi sẽ giúp hai người. Vĩnh Kỳ và Nhĩ Thái đưa mắt nhìn nhau, đều cảm thấy lòng dạ không yên, vì sợ Tiểu Yến Tử làm bậy. Nhĩ Thái hỏi bạn: - Tôi thấy chỗ này đông đúc nhiều chuyện, hay là mình rút ra ngoài đi. Nhà vua nghe mấy người trẻ nói với nhau như vậy thì lại hiểu lầm, nên cũng nói xa xôi bóng gió: - Tiểu Yến Tử, tại sao Nhĩ Khang lại không thể đón bắt trái cầu? Ngươi phải giải thích cho nó biết chứ. Tiểu Yến Tử giật mình bối rối: - Tại vì… vì… trong lòng Nhĩ Khang… Tử Vy quýnh lên, bèn lén đạp lên mũi giầy của Tiểu Yến Tử để nhắc nhở. Nhĩ Khang cũng hoảng, phải thúc nhẹ cùi chỏ vào cánh tay nàng. Tiểu Yến Tử liền đáng trống lảng, vội cúi ngat xuống ôm chân ôm tay, kêu lên: - Ái da! Đau quá!… Nhà vua ngạc nhiên vừa thắc mắc, địng hỏi tiếp thì đám đông đã xuất hiện. Đám đông thi nhau reo hò, bàn tán: - Coi kìa!… Giai nhân đã ra rồi kìa!… - Đẹp quá ta!… Không biết bữa nay ai có phước giựt được trái cầu đây?… - Nhà họ Đỗ đã cho bài trí lễ đường xong xuôi rồi, chỉ chờ người nào bắt được trái cầu là cho gọi vào làm lễ thành hôn ngay thôi… Nhĩ Khang buột miệng: - Chọn chồng như vậy không phải là quá mạo hiểm hay sao? Một người đứng cạnh làm ra vẻ hiểu biết: - Không làm vậy thì làm sao? Tiểu thư đó đã hai mươi hai tuổi rồi mà vẫn chưa cho nơi chốn. Phần vì nhà họ Đỗ quá giàu, phần vì Đỗ Tiểu Thư quá đẹp, nơi nào đến cầu hôn cũng bị chê bai, khiến không còn ai dám tới cầu hôn nữa, Đỗ lão gia không thể cứ chờ đợi mãi như vậy cho nên mới phải dùng đến cách này, đem chuyện hôn nhân của Đỗ tiểu thư giao phó cho Ông Trời mà thôi. Trong lúc đám đông bàn tán ồn ào thì Đỗ tiểu thư đã ra tới bao lơn trên cao, có hai a hoàn dìu hai bên. Đám đông ngửa cổ lên coi, tiếp tục reo hò, chỉ trỏ, bàn tán ồn ào. Đỗ tiểu thư mặc bộ đồ đỏ thắm rất đẹp, hai a hoàn mặc đồ xanh. Đám đông chợt im lặng. Nhà vua cũng nhu mọi người đều chăm chú nhì ngắm dung nhan của Đỗ tiểu thư, ai cũng phải nhìn nhận nàng có nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn, cá lặn nhạn sa (Nguyên văn: Bế nguyệt tu hoa, trầm ngư lạc nhạn). Im lặng nhìn ngắm một hồi, đám đông lại ồn ào lên. Đám thanh niên đua nhau la lớn: - Đỗ tiểu thư!… - Đỗ cô nương!… - Đỗ mỹ nhân!… -… Nhớ gieo trái cầu qua bên này nghe!… Tử Vy vẫn nhìn không chớp mắt, rồi kinh ngạc kêu lên: - Quả là xinh đẹp tuyệt trần! Nhĩ Khang tiếp lời ngay: - Nhưng không đẹp bằng một người khác! Vĩnh Kỳ cũng phụ họa: - Đúng! Không đẹp bằng "người đó"! Nhà vua và Đại học sĩ Phúc Luân đều ngạc nhiên, quay nhìn ba chàng thanh niên, không hiểu họ nói "người nào". Đúng lúc đó, một thanh niên ăn mặc rách rưới, thân hình gầy guộc, mặt mũi nhăn nhó cất tiếng van xin: - Các vị đại gia, làm ơn bố thí chút tiền mua chén cơm ăn. Mẹ tôi ở nhà đang bệnh nặng, ông nội tôi cũng đã ngoài tám mươi rồi. Gia đình tôi đã ở bước đường cùng, không còn cách gì để sống nữa! Xin các vị bố thí làm điều thiện, tôi được đội ơn. Tiểu Yến Tử nhìn người thanh niên này, chạnh lòng nhớ lại những tháng năm nghèo khổ của mình, bèn đưa mắt nhìn Tử Vy, rồi cả hai cùng mở túi tiền, cho anh ta chút ít. Chàng thanh niên mừng quá, nhận tiền rồi chấp tay vái: - Cảm tạ nhị vị cô nương! Cảm tạ nhị vị cô nương! Từ trên đài cao chợt vang lên mấy hôi thanh la. Đám đông đang ồn ào vội im lặng. Đỗ viên ngoại cầm trái cầu thêu bước ra, nói lớn: - Quý vi hương thân, quý vị láng giềng đồng hương, quý vị thân hữu… Hôm nay con gái tôi là Đỗ Nhược Lan sẽ gieo cầu để chọn hôn phu. Thanh niên nào chưa từng kết hôn, tuổi từ mười tám trở lên, hăm lăm trở xuống, bất luận là ai, nếu bắt được trái cầu này thì lập tức thành hôn. Nếu người bắt được trái cầu mà đã có vợ rồi, hoặc không ở trong hạn tuổi đã định, thì con gái tôi sẽ gieo lại lần nữa. Xin các thanh niên đã có gia thất, hoặc không ở trong hạn tuổi, đừng chen lấn để cướp trái cầu. Bây giờ bắt đầu. Đám đông lại nhất loạt vỗ tay reo hò, chỉ trỏ. Những thanh niên đủ đỉều kiện cứ thi nhau nhảy lên la lớn: - Xin liệng cho tôi!… - Liệng cho tôi đi!… - Liệng bên này này!… - Đỗ tiểu thư! Đừng có liệng bên đó! Liệng bên này này!… Những thanh niên đó không ai bảo ai, tận lực chen lấn để đến gần hơn. Đám đông càng náo động. Đỗ tiểu thư Nhược Lan do dự nhìn bên này bên kia, rồi cuối cùng nhắm mắt lại, tung trái cầu thêu lên cao. Trái cầu vừa rơi xuống vừa bay qua bay lại theo gió, rồi tiếp tục rơi về phía Tiểu Yến Tử đang đứng. Một đám thanh niên xô tới, thi nhau nhảy lên. Tiểu Yến Tử không tự chủ được, nhảy lên dùng tay hất trái cầu qua phía Vĩnh Kỳ. Chàng hoảng lên, vội nhảy lên dùng tay hất trái cầu ngược trở lại, không dè lại về phía Tiểu Yến Tử. Nàng cười thích thú, lại nhảy lên hất trái cầu qua phía Vĩnh Kỳ. Thấy Tiểu Yến Tử đùa giỡn như vậy, chàng giận quá, nhảy lên hất trái cầu trở lại phía Tiểu Yến Tử. Nàng lại nhảy lên hất qua phía Vĩnh Kỳ… Hai người cứ nhảy lên chuyền trái cầu cho nhau như giỡn chơi vậy. Vì hai người đều có võ nghệ, nhảy cao hơn người bình thường, nên các thanh niên khác không sao giành được. Đám đông thấy chuyện lạ càng reo hò, thích thú, khiến quang cảnh cực kỳ sôi động. Nhà vua không nhịn được nữa, phải quát lên: - Tiểu Yến Tử! Ngươi làm gì vậy? Tiếng quát của nhà vua khiến nàng giật mình, chia trí, vô tình hất trái cầu qua phía chàng thanh niên ăn xin vừa rồi, khiến chàng ta ngỡ ngàng, rồi như hành động theo bảng năng, chàng vội đưa tay đón bắt trái cầu, ôm vào lòng mà ngã lăn xuống đất. Đám đông reo hò vang trời, đổ xô lại, chen lấn để coi mặt kẻ may mắn. Chàng thanh niên cũng bàng hoàng, rồi cũng bàng hoàng, rồi ngây người nằm dưới đất ôm trái cầu trong tay. Tiểu Yến Tử, vốn có thiện cảm với chàng thanh niên nghèo này ngay từ đầu, thấy vậy thì nhảy lên vỗ tay, vui sướng la lên: - Ê! Trái cầu đã vào tay… vào tay… Nàng hỏi chàng thanh niên: - Anh tên gì? Chàng thanh niên ấp úng: - Tề… Tề Chí Cao. Tiểu Yến Tử la thật lớn: - Mọi người nghe đây! Tân lang là Tề Chí Cao! Tân lang la Tề Chí Cao! Nhĩ Khang, Nhĩ Thái bước tới đỡ Tề Chí Cao đứng dậy. Đỗ viên ngoại từ trong nhà dẫn một đám gia nhân ra. Thấy người đang ôm trái cầu lại là một thanh niên nghèo khổ, ai nấy đều giật mình thất sắc. Đỗ viên ngoại vội la lên: - Lần gieo này không tính? Đỗ cô nương sẽ giao lại lần nữa… Đám đông chợt im lặng nhìn nhau. Tiểu Yến Tử cảm thấy bất bình, bước tới nói lớn: - Sao lại không tính? Không phải chính miệng ông đã nói rằng bất luận là ai, miễn chưa có vợ và trong hạn tuổi là được hay sao? Rồi nàng quay qua hỏi chàng thanh niên nghèo khổ họ Tề. - Anh có vợ ở nhà không? Bao nhiêu tuổi? Tề Chí Cao bối rối: - Tôi… tôi chưa có vợ, năm nay hai mươi… Nhưng mà người ta đã khinh khi tôi, thì… thôi đi!… Rồi chàng thanh niên đưa trái cầu cho Đỗ viên ngoại, cúi đầu lễ phép: - Tôi chỉ là con nhà nghèo khổ, cơm ăn áo mặc còn chưa đủ, làm sao nói chuyện lấy vợ? Xin hoàn lại trái cầu này. Thật tình không dám trèo cao! Đỗ viên ngoại cầm lấy trái cầu định bỏ đi, nhưng Tiểu Yến Tử đã tức giận bước tới chặn lại, nói lớn: - Sao lại có chuyện "không tính" như vậy được? Người ta chưa có vợ, lại trong hạn tuổi, hoàn toàn phù hợp với các điều kiện đặt ra, sao ông không chịu nhìn nhận? Liệu con gái ông sẽ phải gieo cầu mấy lần, hứa gả cho mấy người đàn ông đây? Đỗ viên ngoại cũng tức giận, lớn tiếng lại: Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/com - Ngươi là đứa con gái ở đâu tới mà xen vô chuyện này? Ngươi không nể sợ ta hay sao? Tiểu Yến Tử trợn mắt: - Tôi việc gì phải sợ ông? Ông là kẻ khinh người, đã đặt ra điều kiện rồi lại lật lọng. Rõ ràng ông đa phạm tội… tội… Rồi nàng đưa mắt nhìn nhà vua, hét lớn: -… Tội khi quân? Biết chưa? Đỗ viên ngoại càng tức giận, ông ta tái mặt, lắp bắp: - Cái gì?… Tội… tội khi quân? Làm gì… làm gì có vua chúa nào ở đây? Ta thích cho con gái ta gieo cầu mấy lần là quyền của ta! Thấy đôi bên cứ lớn tiếng qua lại như vậy, nhà vua không nhịn được nữa, bước tới nói lớn, giọng như chuông vang: - Không được cãi cọ nữa! Nghe ta nói đây! Đám tùy tùng không ai bảo ai, cùng bước tới chặn đường Đỗ viên ngoại, trong khi nhà vua hỏi chàng thanh niên họ Tề: - Tề Chí Cao, ta nghe ngươi nói năng thanh nhã, vậy chắc ngươi cũng đã từng đi học? Tề Chí Cao lễ phép: - Thưa vâng. Tôi được đi học từ nhỏ, nhưng mà là một kẻ bạch diện thư sinh thật vô dụng. Nhà vua lắc đầu: - Ai nói vậy? Ngươi đã đi thi lần nào chưa? Tề Chí cao gật đầu: - Dạ, tôi đã trúng tuyển khoa thi Hương, nhưng rồi sai đó cứ rớt hoài! Nhà vua ôn tồn bảo: - Tuổi hãy còn trẻ như thế, tương lai còn dài, rất có hy vọng, chẳng nên bỏ ngang việc học việc thi…
|
CHƯƠNG 49
Rồi nhà vua quay nhìn Đỗ viên ngoại: - Hôm nay tôi trên đường đi ngang đây, tình cờ gặp chuyện trọng đại này, nhân rảnh rang cũng ghé tới coi. Đỗ tiên sinh à, ông cũng chẳng nên ham giàu chê nghèo. Tôi thấy cậu Tề Chí Cao đây nhất định sẽ có tương lai rực rỡ. Trời đã giúp ông chọn rễ thì ông nên đón nhận mới đúng… Nhà vua lại quay qua Đại học sĩ Phúc Luân: - Phúc Luân, có lễ vật gì để mừng thì đưa cho cậu ta. Phúc Luân bước tới, không biết tính sao, chỉ thò tay vào túi lấy ra hai đĩnh vàng tốt, đưa cho Tề Chí Cao: - Đây là lễ vật của lão gia tôi. Sau khi đã có gia đình, cậu phải học hành để đi thi. Đám đông tò mò nãy giờ cứ im lặng theo dõi câu chuyện, đến lúc thấy Phúc Luân đưa số vàng lớn như vậy thì nhất loạt ồ lên kinh ngạc. Cả Tề Chí Cao lẫn Đỗ viên ngoại đều trố mắt, ngây người ra. Mãi sau Đỗ viên ngoại mới như bừng tỉnh, nhìn nhà vua từ đầu đến chân: - Tôi phải xưng hô với tiên sinh đây như thế nào? Nhà vua mỉm cười: - Tôi họ Ngải. Đỗ viên ngoại lễ phép: - Xin mời Ngải tiên sinh quá bộ vào trong uống trà. Nhà vua lắc đầu: - Tôi còn phải tiếp tục lên đường, không thể ngồi lại được, tình cờ gặp được chuyện vui mừng của gia đình tiên sinh như vầy là có duyên rồi. Tiên sinh đã quyết định gả tiểu thư cho cậu thanh niên này rồi phải không? Đỗ viên ngoại có vẻ khó nói: - Chuyện này… Nhà vua quay lại gọi lớn: - Thầy Kỷ à, có đem theo giấy bút không? Giáo thụ Kỷ Hiểu Phong vội đem giấy bút tới cười vui vẻ: - Tôi biết thế nào lão gia cũng cần đến giấy bút nên vừa rồi đã chạy vào nhà họ Đỗ mượn được rồi đây. Nhưng mà chỗ này không có bàn ghế, làm sao ngồi viết? Nhà vua rất tự nhiên: - Thì ta kê vào lưng của đứa nào đó mà viết. Truyện được copy tại TruyệnYY.com Nhĩ Khang vội bước tới, xoay lại và khom người xuống cho nhà vua trải tờ giấy lên lưng mình. Nhà vua một tay đè tờ giấy, viết bốn chữ lớn "Thiên tác chỉ hợp", rồi thò tay vào trong áo lấy con triện, đóng triện lên tờ giấy. Vua Càn Long đưa giấy cho lão họ Đỗ, rồi kề tai lão ta nói mấy câu. Không biết nói gì, mà chỉ thấy lão run bây bẩy. Cầm giấy lên ngơ ngác nhìn vào. Lúc đó vua mới quay qua bảo với ông Phước Luân: - Thôi mọi chuyện đã kết thúc, chúng ta phải lên đường ngay, không nên chần chờ nữa. Và thế là cả đoàn kéo nhau đi. Chỉ thấy lúc đó Đỗ lão gia quỳ mọp xuống dập đầu liên tục. Thiếu niên họ Tề thấy Đỗ lão gia dập đầu không biết ất giáp gì, cũng dập đầu theo. Khi vua Càn Long và đám tùy tùng đã đi rất xa rồi, lão họ Đỗ mới dám đứng dậy, lão nhìn theo mà cứ nghĩ mình nằm mơ, nhưng rồi khi nhìn lại mảnh giấy trong tay với dấu ấn còn rành rành bốn chữ "Càn Long ngự ấn" mới tin đó là sự thật. Và không dằn được lòng, ông quay qua nắm chặt lấy tay chàng trai trẻ, xúc động nói: - Hiền tế ơi hiền tế! Con có biết là mạng con to thế nào không? Thì ra đúng là trời đã chọn người cho ta mà ta lại chẳng biết. Ta chắc chắn là một ngày nào đó rồi con sẽ có một tương lai huy hoàng! Chàng trai họ Tề càng nghe càng ngơ ngác như người từ cung trăng rơi xuống, trong lúc lão họ Đỗ quay qua nói với những người xung quanh: - Kính thưa quý vị hương thân. Gia đình chúng tôi đã chọn được hiền tế, sẽ cử hành lễ cưới ngay, mời các vị ở lại uống với chúng tôi một ly rượu mừng nhé! Đám đông nghe vậy vỗ tay hoan hô! o0o Tối hôm ấy, đoàn di hành của vua dừng chân tại một khách điếm nhỏ. Tiểu Yến Tử đến giếng lấy nước, vừa mới vào đến sân đã bị ai đó bịt mắt lôi vào đình nhỏ, nhìn kỹ thì ra là Vĩnh Kỳ. Tiểu Yến Tử chưa kịp phản ứng, thì đã thấy Vĩnh Kỳ trừng mắt. - Này Tiểu Yến Tử, tôi hỏi cô, ban sáng tại sao cô cứ ném quả gieo cầu về phía tôi mãi thế? Cô làm vậy là có ý gì? Tiểu Yến Tử hồn nhiên: - Tất cả chỉ là hảo ý. Không cảm ơn thì thôi sao lại trách? Huynh không thấy cô ta đẹp ư? Cưới làm vợ là xứng chán! - Thế cô không biết là chuyện hôn nhân của tôi nào có phải là do tôi chọn, mà phải thánh thượng chỉ hôn? - Thì cũng đâu có sao đâu? Nếu huynh mà được quả gieo cầu thì chẳng lẽ Hoàng thượng từ chối kết hợp cho hai người? Người Hoàng thượng chỉ hôn đương nhiên là sẽ là chánh thất, còn cô tiểu thư kia huynh kết làm phòng nhì, cũng được mà? Lão họ Đỗ kia khi mà biết rõ thân phận của huynh, thì để con gái lão kết làm vợ thứ ba, thứ tư cũng sẵn lòng thôi! Vĩnh Kỳ nghe Tiểu Yến Tử nói, đỏ cả mặt chàng có vẻ không vui, nói: - Tại sao cô cứ sốt sắng giúp đỡ tôi như vậy? Cô ghét tôi lắm phải không? Có nghĩa là hiện trong tim cô, đã có hình bóng một ai rồi chứ gì? Cô phải biết, tôi cũng đã yêu người rồi chứ? Tiểu Yến Tử nghe nói giật mình: - Ai? Ai vậy? Cô ấy ở đâu? Đẹp hơn cả cô tiểu thư họ Đỗ kia à? - Chứ sao! Ít ra với tôi thì cô ấy phải đẹp hơn! - Vậy mà tôi không biết. Cô ta có quen tôi không? Tại sao chẳng nghe huynh nói gì cả? Vĩnh Kỳ gật gù: - Cô biết rất rõ cô ta, tại cô không để ý thôi! Tiểu Yến Tử ngạc nhiên: - Tôi cũng biết à? Ai vậy cà? - Xa tận chân trời, gần ở trước mắt. Biết ai chưa? Tiểu Yến Tử nghe Vĩnh Kỳ nói giật mình, ấp úng một lát, lắc đầu nói. - Không được! Không được! Huynh không có quyền nói đùa như vậy! Huynh phải biết là Tử Vy hiện đã có người yêu, huynh không được chen vào phá đám. Nhĩ Khang cư xử với huynh như ruột thịt, huynh làm vậy là thiếu đức, thiếu tư cách người lớn! Vĩnh Kỳ thấy Tiểu Yến Tử hiểu lầm, càng bực tức hơn. Nhưng chỉ nói: - Cô là tôi tức chết đi được! Tiểu Yến Tử càng hiểu lầm thêm, trợn mắt: - Tức chết ư? Nói thật chuyện gì tôi còn có thể giúp, chứ chuyện này, huynh đừng có hòng, huynh hoàn toàn sai trong chuyện này. Vĩnh Kỳ bực dọc thở ra, rồi không chịu được, chụp lấy đôi vai Tiểu Yến Tử lắc mạnh: - Cô làm sao vậy? Cô có cái đầu không? Làm sao cô lại cho là tôi yêu Tử Vy? Rõ là cô cũng biết Tử Vy là muội muội cùng cha khác mẹ của tôi mà? Làm sao tôi lại có thể làm chuyện loạn luân như vậy được chứ? Tiểu Yến Tử ngộ ra, gật đầu: - Đúng vậy! Đúng vậy! Thế thì… người huynh yêu không phải là Tử Vy à? Ai vậy? - Đương nhiên là không phải rồi! Cô chẳng nghĩ ra sao? Tiểu Yến Tử suy nghĩ: - Vậy thì… Vậy là ai? Chẳng lẽ lại là Kim Tỏa? Vĩnh Kỳ giận muốn phát điên lên, và không dằn được chàng nói toẹt ra: - Không phải Tử Vy, không phải Kim Tỏa, Minh Nguyệt gì hết thì còn ai? Ai ngày đêm tôi đều gặp mặt? Ai đã bị tôi bắn trúng tên, để rồi khiến tôi phải ngày đêm tơ tưởng. Vậy mà còn nỡ vô tình làm mai làm mối cho tôi? Đó, tôi nói rõ như vậy đó. Cô còn không biết nữa ư? Chẳng lẽ bấy lâu nay gần gũi nhau, cô chẳng có một chút tình cảm nào với tôi cả sao? Tiểu Yến Tử lúng túng: - Nhưng mà… nhưng mà… Huynh nói gì tôi thật không hiểu, ý huynh nói, người huynh yêu đó là tôi à? Vĩnh Kỳ trừng mắt: - Không lẽ người bị tôi bắn trúng tên không phải là cô mà là một người nào khác? Có mấy người tên Tiểu Yến Tử lận chứ? Bấy giờ Tiểu Yến Tử mới bước thụt lùi, rồi ngồi phịch lên ghế đá, yên lặng chẳng nói năng gì cả. Vĩnh Kỳ thấy vậy, vừa bực vừa thất vọng. - Thì ra trước tới giờ tôi chỉ là người yêu đơn phương, cô chẳnng hề chú ý gì đến tôi cả, đúng không? Tiểu Yến Tử tròn mắt: - Nhưng mà… Nhưng mà… Huynh là huynh của muội cơ mà? - Muội muội? Có đúng như vậy không? Vậy thì Tử Vy là ai? Tôi lại có nhiều muội muội như vậy ư? Tiểu Yến Tử nhớ lại, chợt đỏ mặt, rồi ngượng ngùng hỏi: - Nhưng vậy thì… Vậy thì, tôi kể như không phải là muội muội của huynh chứ? Thế tôi là ai? - Còn gì nữa phải hỏi, cô chẳng có huyết thống nào với tôi hết! Tiểu Yến Tử ấp úng: - Nhưng nào tới giờ tôi chẳng dám nghĩ đến chuyện đó, tôi cứ nghĩ là… Huynh như là huynh ruột của tôi! - Vậy thì bây giờ phải nghĩ đi! Vĩnh Kỳ nói làm Tiểu Yến Tử càng đỏ mặt. - Tôi không biết. Tôi thật không biết… Thôi để tôi suy nghĩ kỹ mới được. Giờ thì tôi lại bối rối quá, tôi chẳng biết phải làm sao nữa. Thái độ của Tiểu Yến Tử càng khiến Vĩnh Kỳ bực dọc, chạy bước tới chụp lấy đôi vai Tiểu Yến Tử lắc mạnh. - Tiểu Yến Tử, bắt đầu từ hôm nay, hãy hứa với huynh là phải thay đổi thái độ. Muội phải suy xét cẩn thận dưới gốc độ và cái nhìn khác hẳn bây giờ. Muội phải thấy giữa huynh và muội như giữa Tử Vy và Nhĩ Khang. Chẳng có một chút ràng buộc nào cả. Vì vậy, ta có quyền yêu nhau. Muội chỉ là muội muội giả của huynh, và phải hiểu rằng, huynh yêu muội rất thật lòng. Lời của Vĩnh Kỳ thiết tha, làm Tiểu Yến Tử xúc động. Có điều Tiểu Yến Tử vẫn còn hết sức hoang mang. Tối hôm ấy, lần đầu tiên trong đời, Tiểu Yến Tử đã mất ngủ. Nằm trên giường nàng cứ trằn trọc không sao dỗ giấc được. Tử Vy nằm cạnh cũng ngủ không được. Tử Vy biết tâm trạng của Vĩnh Kỳ từ lâu, hôm nay lại thấy Tiểu Yến Tử thở vắn than dài thế này, là biết ngay giữa hai người đã lật tẩy. Nàng quay qua kéo vai Tiểu Yến Tử: - Hãy nói thật tôi biết, huynh ấy đã nói gì với tỷ tỷ? Còn tỷ tỷ thế nào? Động lòng chưa? Từ trước đến giờ tôi cứ tưởng tỷ tỷ nhiều nam tính, nên chẳng biết xúc động. Không ngờ… thế này thì tỷ tỷ còn nữ tính, hẳn đã không còn tưởng tượng chuyện huynh ấy là huynh ruột của tỷ tỷ rồi chứ? Tiểu Yến Tử thành thật: - Tôi thú thật với muội, trước kia tôi vẫn xem huynh ấy như huynh ruột mình. - Thế còn từ đây về sau? Câu hỏi của Tử Vy làm Tiểu Yến Tử đỏ mặt, nghĩ ngợi một chút Tiểu Yến Tử nói: - Giờ thì tôi hiểu rõ câu "mọi thứ đã thay đổi". Tôi đã bị Ngũ A Ca làm rối tung cả đầu. Thật tình tôi chẳng hiểu sao huynh ấy lại thích tôi. Tôi là đứa dở tệ, cái gì cũng không biết, chữ cũng không, cứ làm khổ mọi người. Nhất là chuyện văn chương thi phú, lúc nào cũng phải nhờ Ngũ A Ca giải vây. Với trình độ của huynh ấy. Với võ nghệ của huynh ấy thì biết bao cô gái xứng đáng hơn. Sao huynh ấy lại không chọn, cứ nhè tôi mà chọn. Thật kỳ lạ, thật hoang đường, vô lý, không làm sao tin được đó là sự thật! Tử Vy thấy Tiểu Yến Tử cứ băn khoăn, cười lớn: - À! Vậy thì rõ rồi! "Ni cô đã biết động lòng xuân"! Hiểu chưa? Vậy thì còn gì bằng! Tiểu Yến Tử giậm chân: - Cái gì mà động không động? Chuyện đó nào có hay ho gì. Ta chỉ thấy thêm phiền phức. Gương trước mắt đã quá rõ mà, ngươi và Nhĩ Khang đấy? Hết phải lo lắng chuyện này lại phải lo chuyện khác, vui thì chẳng được bao nhiêu. Ta không thích như vậy. Ta chỉ muốn có một cuộc sống tự do! Tử Vy nhìn Tiểu Yến Tử, không nói gì cả. Yến Tử thắc mắc: - Nhưng tại sao ngươi lại ngồi thừ ra vậy? Nói gì đi chứ? - Vì mãi đến bây giờ tôi mới ngộ ra, tại sao Ngũ A Ca lại nhiệt tình với chuyện giữa tôi và Nhĩ Khang như vậy, thì ra chuyện "huynh muội ruột giả" của hai người, là nỗi đau đầu của huynh ấy. Và như vậy Vĩnh Kỳ không phải là người đã mang lại nỗi phiền phức cho tỷ tỷ, mà phải nói ngược lại. Tỷ tỷ mới là người làm khổ huynh ấy. Xem ra thì Nhĩ Khang dù gì cũng có phước hơn Vĩnh Kỳ, vì tình huynh ấy có tôi đáp trả, còn tỷ tỷ? Tỷ tỷ còn muốn đẩy quả cầu kén chồng của cô gái họ Đỗ cho huynh ấy. Trách gì ban chiều thấy mặt của Vĩnh Kỳ không vui. Tiểu Yến Tử bật dậy tròn mắt nhìn Tử Vy, rồi lại nằm phịch xuống giường, càu nhàu một mình. - Ta đã bảo rồi mà, đừng để động lòng. Nãy giờ ngươi nói ta thấy ngươi chỉ bênh vực cho huynh ấy, trách móc ta. Và làm ta lại có mặc cảm. Ta cứ nghĩ là mình đã làm điều gì không phải với Vĩnh Kỳ. Phiền thật! Rắc rối thật! Như thế này thì ta biết phải làm gì bây giờ? Lời của Tiểu Yến Tử khiến Tử Vy cười thầm, nàng ngẫm nghĩ: - Ông trời quả là thích sắp đặt chuyện rắc rối. Hoàn cảnh éo le thế này, đến một lúc nào đó khi sự thật được phơi bày, không biết lúc đó Hoàng thượng sẽ phản ứng ra sao? Có tưởng chừng như trời đã đổ sụp đến nơi rồi chăng?
|
CHƯƠNG 50
Hôm ấy, khi đoàn người ngựa của vua Càn Long đang đi vào một con sơn lộ thì mây đen chợt ùn ùn kéo đến, rồi sấm chớp. Chẳng mấy chốc, cơn mưa to như trút nước đổ xuống. Đường đang tốt chợt đầy bùn lầy lội và chiếc xe ngựa cứ như bị sụp bẫy, chẳng làm sao nhúc nhít được. Đám đông đứng quây quanh xe, chẳng biết phải làm sao. Cuối cùng Nhĩ Khang đành vạch màn, nói vào trong xe. - Thưa lão gia, có lẽ quý vị cần phải xuống, mới đẩy được xe qua khỏi vũng lầy này được. Thế là vua Càn Long, Tiểu Yến Tử và Tử Vy đều phải xuống xe. Ông Phước Luân và Kỷ sư bá đã đứng mở dù sẵn để che mưa cho vua. Có điều, mưa vẫn xối xả, chung quanh lại chẳng có chỗ trú mưa nào khác. Tử Vy và Tiểu Yến Tử hỏi ông Phước Luân: - Có còn dư chiếc dù nào không? nguồn t r u y ệ n y_y - Thật sơ sót, chúng tôi chỉ mang theo có hai chiếc dù nầy dành cho hoàng thượng. Vua Càn Long nghe vậy, vội lên tiếng: - Tử Vy và Tiểu Yến Tử, hai đứa sang đây trú mưa chung đi, rộng mà! Kẻo cảm thấy lạnh đấy! Tiểu Yến Tử nói: - Không sao. Con khỏe lắm, để con sang đấy, phụ họ đẩy xe. Bấy giờ gần như mọi người đều xuống ngựa, người đẩy người kéo chiếc xe ngựa lên. Tiểu Yến Tử cũng xông vào vừa đẩy vừa hô. - Nào một hai ba, đẩy hết sức lên nào! Cố lên! Vĩnh Kỳ thấy Tiểu Yến Tử dầm mưa không đành lòng, nói: - Cô chạy đi núp mưa đi, bọn nầy đủ rồi, chẳng cần đến cô đâu. - Tôi chẳng làm sao cả, tôi phải phụ giúp mọi người! Tiểu Yến Tử không chịu nói: - Nào một hai ba, đẩy nào! Mọi người lại hò reo. Nhưng chiếc xe vẫn nằm yên bất động, sấm sét cứ liên hồi. Đôi ngựa hoảng kinh hí liên tục làm xe càng lún, chuyện kéo xe lên càng khó. Chiếc dù che lại không đủ che cho hai người, nên cả Tử Vy và vua đều ướt, nhưng vua vẫn nhường dù. - Nầy ngươi là phận gái yếu đuối, để ướt mưa nhiều không tốt hãy che lấy đi, ta là đàn ông dù sao cũng có thể chịu lạnh được. Tử Vy thấy vua chăm sóc mình như vậy rất được sung sướng, nàng vội đỡ lấy chiếc ô trong tay vua và che ngược lại cho vua, nói: - Lão gia, xin đừng quan tâm, dù gì con cũng đã ướt cả rồi. Vả lại người là đấng bề trên của muôn dân, không nên để có chuyện gì không hay xảy ra, không tốt! Kỷ Hiểu Phong sư bá và ông Phước Luân thấy thái độ vua như vậy vội mang dù của mình che cho Tử Vy. - Lão gia hãy yên tâm che mưa đi, bọn tôi đã lo cho Tử Vy rồi. Tử Vy thấy ông Phước Luân và Kỷ sư bá nhường dù cho mình không đành, vội nói: - Xin hai vị đại nhân hãy che cho mình, đừng làm vậy tổn thọ con, dù gì con cũng chỉ là đứa a đầu thôi! Nhưng người này cứ nhường cho người kia, rốt cuộc mọi người đều bị ướt cả. Tử Vy thấy vua cứ nhường ô cho mình nên quyết định: - Thôi các vị ở đây, để tôi đi phụ họ kéo xe mới được việc. Và không đợi ai ngăn, Tử Vy chạy ngay ra xe. Vy không hòa nhập vào đám đông, mà đi thẳng đến bên hai chú ngựa kéo quay lại như phân bua với ông Bác Hằng. - Con ngựa nầy không chịu làm việc, để tôi năn nỉ nó thử xem! Và rồi Tử Vy kề miệng sát vào tai ngựa nói điều gì đó. Không rõ, xong quay sang con thứ hai. Thái độ của Tử Vy làm mọi người ngạc nhiên. Nhưng rõ thật kỳ lạ. Chẳng biết Vy đã nói gì mà cả hai ngựa như sung sức lên. Chúng tung cao hai vó trước. Ông Bác Hằng thấy vậy giục thêm: - Hầy! Lên nào! Lên nào! Và nhờ sự cố gắng của hai chú ngựa, những chiếc bánh xe đã chuyển động. Cuối cùng chiếc xe cũng thoát được bãi lầy. Tối hôm đó tại một nhà trọ lớn, Càn Long hoàng đế bị cảm sốt. May là có Hồ thái y đi theo. Hồ thái y chẩn mạch xong thì nói: - Lão gia chỉ là bị lạnh thôi, không có gì đáng ngại, mọi người cứ yên tâm. Tôi đã đem theo thuốc men đầy đủ, để tôi đi bảo họ sắc thuốc, uống thuốc xong tháo mồ hôi là khỏi ngay. Nhà vua ngồi trên chiếc ghế nệm của nhà trọ, tuy bị cảm nhưng tinh thần rất tốt. Nhà vua bảo Hồ thái y: - Ta thấy là ông cũng nên bảo nhà bếp nấu nước gừng, cho mỗi người uống một chén để khỏi bị cảm lạnh, nhất là hai đứa con gái, đừng có sơ sót. Hồ thái y gật đầu: - Vâng, tôi đi ngay. Nói xong quay ra. Vĩnh Kỳ lo lắng nhìn cha: - Cha thấy trong mình ra sao thì phải nói ra, đừng có giấu mà chịu đựng làm gì. Đại học sĩ Phúc Luân tiếp lời: - Đúng vậy. Có Hồ y sư, lại sẵn thuốc men, lão gia không việc gì phải ngại. Nhà vua nhìn mọi người vây quanh, khoát tay: - Mấy người đừng có làm chuyện, trong mình ta ra sao ta biết chứ. Ta khỏe lắm không có gì đâu. Mọi người ra ngoài đi, cần lo chuyện gì thì lo đi, không việc gì phải tụ lại chỗ này. Để Tiểu Yến Tử và Tử Vy ở lại nói chuyện với ta là được rồi. Mọi người đi hết đi! Nhĩ Khang dặn: - Nếu lão gia cần sai bảo gì thì xin cứ gọi. Nhĩ Thái nó ở ngay phòng kế bên. Đại thần Phó Hằng nói thêm: - Các phòng của cả tầng lầu này, chúng ta bao hết rồi, có cần chuyện gì xin gọi chúng tôi. Nhà vua gật đầu xua tay: - Được rồi! Đi đi! Đừng có coi ta như ông già kề miệng lỗ, ta không chịu đâu. Cũng đừng có ồn ào. Giáo thụ Kỷ Hiểu Phong biết nhà vua thích Tử Vy, bèn dặn: - Con nhỏ Tử Vy! Phải hầu hạ lão gia cho chu đáo đó nghe! Tử Vy cuối đầu: - Vâng. Xin các vị cứ yên tâm. Nhĩ Khang nghe ông thầy Kỷ nói hai tiếng "hầu hạ" thì cảm thấy có chút chướng tai, bất giác đưa mắt nhìn Tử Vy, nhưng nàng lại không chú ý. Mọi người vòng tay cúi đầu chào rồi lui ra, trong phòng chỉ còn nhà vua và hai người con gái. Tiểu Yến Tử bước tới chỗ thau nước, vắt tấm khăn, đem lại đắp lên trán nhà vua: - Lão gia đắp khăn này một chút cho mát, sẽ thấy dễ chịu. Rồi nàng lại rót trà, thổi cho nguội bớt mới đưa tới gần miệng nhà vua: - Cũng may là Tử Vy rất chu đáo, đã đem theo loại trà lão gia vẫn thích. Nào, mời lão gia uống đi, có nóng lắm không? Nhà vua đỡ tách trà, nhắp thử một hớp nhỏ. Tử Vy lấy thêm cái gối tới, để sau lưng nhà vua: - Lão gia kê gối vào lưng cho đỡ mỏi. Xin lão gia nhích tới một chút. Nhà vua ngồi thẳng lưng lên để Tử Vy lót gối vào, trong khi đó Tiểu Yến Tử bưng mâm trái cây lại: - Lão gia vẫn thích ăn lê. Loại "mật lế này ngọt lắm, để con gọt vỏ. Tử Vy bước qua: - Để tôi gọt cho. Tiểu Yến Tử gật đầu: - Vậy để tôi đi đổi khăn. Rồi nàng vắt tấm khăn ướt khác, thay tấm khăn trước. Nhà vua nhìn hai mỹ nhân lăng xăng chăm sóc cho mình, thấy hai người hợp ý nhau, nói cười vui vẻ, dường như đang hạnh phúc lắm. Tự nhiên nhà vua cảm thấy càng lúc càng khó hiểu, thình lình hỏi: - Thật ra thì hai đứa từ đâu tới vậy? Hai cô gái giật mình, sững sờ nhìn nhau trước câu hỏi thật bất ngờ. Tiểu Yến Tử sợ hãi: - Lão gia! Lão gia hỏi vậy… là sao? Tử Vy đang gọt trái lê cũng buông con dao, mở cặp mắt nhìn nhà vua. Nhà vua ô tồn: - Đừng sợ, ta chẳng có ý gì đâu, ta chỉ thấy là cần phải cảm ơn thượng đế đã ban cho ta hai ngươi. Hiện ta thấy rất hạnh phúc, rất vui, ta chưa bao giờ vui như bây giờ. Tử Vy và Tiểu Yến Tử yên lặng. Thuốc đã sắc xong, cả hai lại mang thuốc, mang nước ra cho vua uống. Uống xong chẳng bao lâu nhà vua đã ngủ. Lúc đó đêm đã khá khuya. Tiểu Yến Tử sau một ngày mệt mỏi cũng ngồi trên ghế dựa gần đó ngủ. Chỉ còn Tử Vy là còn thức nàng đứng đó ngắm vua. Đây là cha ruột của mình ư! Điều ao ước bấy lâu được gần cha, coi như đã thành. Có điều mãi đến bây giờ Tử Vy vẫn chưa gọi được một tiếng cha! Nàng đứng đó, khoảng cách ngắn ngủi mà sao quá xa vời. Tử Vy chăm chú nhìn vua, rồi không dằn được, nàng bước tới kéo chăn lại cho vua nhưng rồi chợt phát hiện trán vua lấm tấm mồ hôi, Tử Vy lại lấy khăn tay ra lau nhẹ. Lúc đó… Hình như vua cũng đang nằm mơ, và đúng như vậy. Trong mơ, vua thấy Vũ Hà… Vũ Hà đang đi tới cạnh vua với đôi mắt đầy lệ. Vũ Hà nói: - Xin chàng đừng đi! Đừng bỏ thiếp đi! Vì thiếp nghĩ sự ly biệt này sẽ là sự cách chia mãi mãi. Thiếp sẽ không gặp lại chàng được nữa. Vua Càn Long chuyển mình, Tử Vy tiếp tục công việc trong khi vua vẫn mơ thấy Vũ Hà nói: - Thiếp không dám đòi hỏi nhiều. Tình yêu là cái gì vĩnh cửu, trường tồn. Tình yêu của thiếp đối với chàng mãi mãi không thay đổi. Còn chàng với thiếp? Phải chăng chỉ là cơn gió thoảng qua? Thiếp sợ… sợ một sự chờ đợi cả đời… mỏi mòn, vô vọng… Miệng vua Càn Long lẩm bầm điều gì đó nghe không rõ Tử Vy tưởng vua bị sốt cao mê man, càng lấy khăn lau kỹ mồ hôi hơn. Vua vẫn tiếp tục mơ. Vũ hà nói: - Chàng hãy nhớ rằng thiếp muốn quân tợ bàng thạch, thiếp như cỏ leo, cỏ giữ chặt đá, vua kêu lên: - Vũ Hà! Vũ Hà! Rồi choàng tỉnh. Vua mở mắt ra. Chỉ thấy đôi mắt ngơ ngác sợ hãi của Tử Vy nhìn mình. Đôi mắt của Vũ Hà… Vua đưa tay chụp lấy tay Tử Vy, nhưng rồi cũng tỉnh ra nói: - Ta đã nằm mơ đúng không? Tử Vy gật đầu, run rẩy: - Trong mơ, hoàng thượng đã gọi tên "Vũ Hà! Vũ Hà!" Vua Càn Long giật mình: - Ngươi cũng biết Vũ Hà là ai ư? - Vâng, con biết rất rõ về chuyện của Vũ Hà, con biết cả những bài thơ mà lão gia đã làm. Và rồi chậm rãi đọc: Sau mưa sen nở lung linh ngọc Nắng sớm kinh thành rạng sắc xuân Cảnh sắc Đại Minh hồ đâu sánh Núi cao Thái nhạc chẳng đâu bằng Ngâm xong, như quá xúc động, những giọt lệ trên má của Tử Vy rơi xuống tay Vua, làm Vua cũng bàng hoàng. - Tại sao ngươi lại thuộc lòng bài thơ đó? À đúng rồi có phải Tiểu Yến Tử dạy ngươi không? Tử Vy yên lặng không đáp. Vua chăm chú nhìn cô gái trước mặt, suy nghĩ tiếp: - Cũng lạ thật, chẳng hiểu sao trẫm lúc nào cũng có cái cảm giác rất thân thiết với ngươi. Hay như người xưa từng nói "đồng bệnh tương lân" giữa con người tương hợp nhau, thường có cảm giác dễ gần gũi. Tử Vy này, trước kia ta chưa hề gặp ngươi, vậy ngươi là người ở nơi nào? Tử Vy đáp: - Dạ con là người đồng hương với Tiểu Yến Tử quê ở bên hồ Đại Minh thành Tế Nam ạ. Vua Càn Long ngạc nhiên: - Đồng hương ư? Trách gì ngươi chẳng từng gặp qua Vũ Hà! - Vâng, Vũ Hà là mẹ nuôi của con! Vua Càn Long giật mình: - Như vậy là con với Tiểu Yến Tử đã quen biết nhau từ trước ư? - Vâng. Giữa con và Tiểu Yến Tử có duyên may, nên trở thành tỉ muội kết nghĩa như đôi bạn tri kỷ. Có lẽ chúng con đã quen nhau từ kiếp trước lận. Vua Càn Long nhìn Tử Vy nghi ngờ. Có một cái gì cho vua thấy một sự bí ẩn còn tiềm tàng bên trong. Giữa lúc vua định hỏi thêm, thì Tiểu Yến Tử đang ngủ chợt giật mình té xuống ghế, miệng còn ú ớ. - Bắt cướp! Xem ngươi chạy đường nào nhé! Ta phải chộp được ngươi mới được! Cái té làm Tiểu Yến Tử tỉnh dậy. Cô nàng ngơ ngác hỏi: - Tôi đang ở đâu vậy? Tử Vy bước đến đỡ Tiểu Yến Tử lên: - Mơ thấy chuyện gì mà bay xuống đất vậy? Lại mơ thấy chuyện đánh nhau à? Bấy giờ Tiểu Yến Tử đã trông thấy vua Càn Long, giật mình đứng vội dậy, hỏi: - Lão gia, người đã cảm thấy khỏe chưa? Con thật vô ý, canh chừng mà lại ngủ quên. Rồi bước tới đặt tay lên trán vua, nói: - Lão gia đã hết cả sốt rồi! Và như vậy cái bí mật bấy lâu nay chôn kín suýt bị tiết lộ, lại bị cắt đứt. Tử Vy cười nói với Vua: - Lão gia không còn xuất hạn, cũng không còn sốt, vậy thì lên giường nghỉ cho khỏe đi, có thế mới có thể lên đường sớm được chứ. Vua vẫn ngồi yên ngắm hai cô gái. Tiểu Yến Tử thấy vậy bước tới: - Để hai con đưa lão gia lên giường nhé. Rồi xốc nách vua định dìu đi, vua hỏi: - Các người coi ta là gì vậy? Tiểu Yến Tử ngây thơ: - Vì là cha chứ gì? Tử Vy nhìn vua, bạo dạn nói: - Con biết là mình không đủ tư cách, nhưng cũng muốn được gọi lão gia như Tiểu Yến Tử vậy! Vua Càn Long nghe nói giật mình, nhìn Tử Vy cái ánh mắt thiết tha kia như có một cái gì đó khá thân thuộc, làm vua chẳng biết phải trả lời sao nữa. o0o Sau hai ngày nghỉ ngơi, sức khỏe của vua Càn Long lại bình phục, thế là đoàn người ngựa lại lên đường. Hôm ấy, tất cả lại đến một thôn trang, đúng vào lúc nơi đây đang họp chợ. Trên quãng trường khung cảnh vô cùng nhộn nhịp, hàng hóa từ vải sồ, tạp phẩm đến các loại gia cầm đều đủ cả. Người bán rao hàng lanh lảnh rồi các quán hàng ăn. Vua Càn Long đến đấy, thấy cảnh dân chúng buôn bán tấp nập, người người đều có vẻ no ấm. Quốc thái dân an làm vua hài lòng. Người hiếu kỳ ngắm nghía những gian hàng buôn bán chung quanh.
|
CHƯƠNG 51
Chợt nhiên trước mặt có một đám đông, họ quây kín cả một cô gái khoảng mười bảy mười tám tuổi. Cô gái đang quỳ mọp dưới đất. Trước mặt là một tờ giấy trắng to. Trên đó có viết mấy chữ lớn: "Bán mình chôn cha". Phía dưới có ghi thêm lời trần tình. "Tiểu nữ Thể Liên cùng cha định lên đường đến kinh thành tìm người thân, không may vừa đến đây thì cha lâm trọng bệnh. Bao nhiêu tiền của đổ cả vào việc thuốc thang, vậy mà cha già vẫn không qua khỏi. Thể Liên này chẳng ai thân thích nơi này, tiền bạc lại chẳng còn, chỉ còn biết bán mình lấy tiền chôn cha, nếu ai nhân từ quân tử, khẳng khái giúp đỡ, an táng được cha già, thì Thể Liên này nguyện làm tôi mọi suốt kiếp, để báo đền nghĩa ân". Tiểu Yến Tử đứng gần nghe Tử Vy đọc, khều bạn ra xa nói. - Hãy nhìn kỹ xem, con bé đó có đóng kịch không? Thật hay giả vậy? Tử Vy hỏi: - Nếu thật thì sao mà giả thì sao? Tiểu Yến Tử cười: - Thì nếu đúng là sự thật, mình sẽ cho họ tiền, họ có tiền thì không cần phải bán thân, còn nếu giả thì ta vẫn cho tiền có khi còn cho nhiều tiền hơn, vì "cùng nghề cũ" mà. Hai người đang nói chuyện, thì đột nhiên có tiếng hét, rồi ở đâu xuất hiện ba bốn gã mặt mày bậm trợn. Trong đó có một tên cao lớn chắc là đầu đảng, mặt đỏ gấc vì rượu. Hắn bước thẳng đến chỗ cô gái quỳ, xốc cô gái lên, lớn tiếng. - Làm gì mà lại "bán thân chôn cha" nữa chứ? Lão ta hôm trước đã cho ngươi tiền. Có nghĩa là đã mua được ngươi rồi. Vậy thì ngươi đã là người của ta, thế mà dám trốn ra đây bán thân lần nữa ư? Cô gái vùng vẫy, nói: - Không đúng! Không đúng! Tôi chưa hề lấy một đồng một cắc gì của ông cả. Xác cha tôi còn nằm trong miếu kia, nếu có tiền tôi đã chôn cha! Ông nói dối! Tôi chưa phải là người của ông, mà tôi cũng không bao giờ bán thân cho ông đâu! "Bốp!" Gã đại hán táng cho cô gái một tát tai nói: - Ngươi dám cãi lại ta ư? Ngươi không bán mình cho ta thì ta cũng quyết mua cho được ngươi! Những tên bặm trợn đi theo, cũng đồng họa: - Đúng! Đúng! Bọn ta đều thấy ngươi lấy tiền của Trương Thiếu Gia đây, không được chối. Nào bọn mình bắt cô ta đi thôi, không đôi co gì cả! Tiểu Yến Tử chẳng bao giờ giữa đường thấy chuyện bất bình bỏ qua, vì vậy phi thân một cái, đến cạnh cô gái, ra lệnh. - Bọn bây hãy để cô ta lại! Gã đại hán họ Trương thấy có người can thiệp, văng tục. - Để cái chó gì? Me ngươi! Nhưng gã ta chưa kịp dứt lời thì "Bốp!" một cái, đã ăn phải một cái tát xiểng niểng. Thì ra người ra tay không phải là Tiểu Yến Tử mà là Vĩnh Kỳ. Chàng phóng nhanh vào cuộc lúc nào không hay. Vĩnh Kỳ đánh xong, nói: - Miệng mồm ngươi tục tĩu như vậy, chứng tỏ ngươi không phải hạng đàng hoàng, ngươi chỉ là thứ côn đồ! Người ta thân gái cùng đường, vậy mà còn bị chúng bây áp chế bức hiếp, vậy là sao? Ta hạ lệnh cho các ngươi hãy buông tha cô gái, nghe chưa? Gã đại hán chẳng biết thân, hét: - Tên láu cá này từ đâu đến? Dám chọc giận ông nội ngươi ư? Hét xong là vung tay đánh tới. Bọn tay sai thấy chủ ra tay, cũng nhảy vào hành động. Chúng đâu biết sau lưng của Vĩnh Kỳ còn có cả đám hảo hán, nên vừa đánh vừa nói: - Kiếm đao gì tung ra hết, chặn đường đừng để cho tên phá thối này chạy thoát! Ông Phước Luân thấy vậy, chẳng còn cách nào khác hơn là ra lệnh: - Nhĩ Khang! Nhĩ Thái đâu, các con hãy ra trợ giúp cho Vĩnh Kỳ đi! Nhĩ Khang, Nhĩ Thái không đợi đã nhảy vào trận, cuộc hỗn chiến xảy ra. Vì bọn Khang, Thái, Kỳ sử dụng phương thức liên hoàn chiến, nên chỉ một lúc sau toàn bộ đám côn đồ, đứa sưng mặt, đứa gãy tay ngã lăn cả. Tiểu Yến Tử lúc bấy giờ mới phủi tay, chỉnh lại áo, đắc ý nói: - Đã quá! Đã quá! Thế nào? Xong chưa? Có đứa nào còn chưa phục thì cứ đứng dậy đánh tiếp đi nào! Tên đầu đảng nằm dưới đất, vẫn cố trừng mắt: - Ngươi dám đụng đến cha ngươi, thì ở đó coi chừng, bọn ta không tha cho bọn ngươi đâu! Nhưng vừa dứt lời, hắn đã bị Nhĩ Khang nhặt một hòn đất nhét vào mồm, làm câm họng ngay, Nhĩ Khang hỏi: - Nào! Còn đứa nào dám lải nhải nữa không, nói đi! Đến lúc đó đám côn đồ mới im thinh thít. Ông Phước Luân nói: - Xong chuyện rồi chúng ta đi thôi, để chuyện nổ to không tốt đâu. Từ đây về sau Tiểu Yến Tử phải cố mà lạnh một chút. Đừng nên can thiệp vào chuyện người nữa. Tiểu Yến Tử nói: - Nhưng mà… giữa đường thấy chuyện bất bình, làm sao đành đứng yên để họ hiếp đáp lương dân được? Vua Càn Long cũng không muốn mọi người để ý, nên nói: - Được rồi! Xong rồi! Bọn ta lên đường thôi. Thế là mọi người lên ngựa tiếp tục đi. Chợt Vĩnh Kỳ quay qua thấy Thể Liên cứ lẽo đẽo theo sau, Kỳ vội dừng lại, nói: - Mọi người hãy đợi một chút. Chúng ta chỉ biết đánh nhau mà chưa nghĩ đến hậu quả, bỏ quên cô gái thế này, nên chăng? Và quay qua Thể Liên hỏi: - Cha cô hiện đặt ở đâu? Thể Liên bước tới trước mặt Vĩnh Kỳ quỳ xuống lạy, rồi chỉ về phía trước: - Xác cha tôi hiện đặt trong ngôi miếu rách đằng kia kìa. Vĩnh Kỳ móc tiền trong túi ra trao cho cô gái: - Này hãy lấy tiền này mà chôn cha. Còn dư lại thì để làm lộ phí, mà vào kinh tìm người thân. Bạn đang xem truyện được sao chép tại: t.r.u.y.e.n.y.y chấm c.o.m Thể Liên nhận tiền, cúi xuống lạy Vĩnh Kỳ, mặt ràn rụa nước mắt: - Thiếu gia! Thiếu gia ơi! Vậy thì… tôi đã là người của thiếu gia rồi! Vĩnh Kỳ nghe vậy, khoát tay: - Không, không phải! Chẳng phải ta dùng tiền đó mua ngươi đâu. Chẳng qua là ta muốn giúp đỡ ngươi, thôi hãy đi lo chuyện chôn cha ngươi đi! Cô gái bối rối: - Nhưng mà… nhưng mà… tôi phải làm sao đây. Bọn họ thật đáng sợ. Họ cứ đeo đuổi quấy rầy tôi. Tôi chẳng làm sao được cả. Nhĩ Khang nói: - Điệu này, tôi nghĩ cô gái hẳn còn gặp rắc rối. Bọn côn đồ kia chẳng dễ buông tha, sợ là cô gái chưa chôn được cha thì tiền đã bị cướp sạch! Nhĩ Thái cũng nói: - Vâng, chúng ta đã trót cứu người, thì phải cứu cho trót. Bằng không e rằng khi ta bỏ đi, dê lại rơi vào miệng cọp. Ông Phước Luân bứt rứt: - Nhưng không lẽ phải lo trọn gói? Còn phải ở lại lo chôn xác cha cô ta nữa ư? Tiểu Yến Tử nghe vậy tán đồng ngay: - Đúng rồi! Đợi chôn xong đi cũng chưa muộn. Ông Phước Luân lắc đầu. Những thuộc hạ cùng đi cũng có vẻ không hài lòng. Chỉ có vua Càn Long là cười nói: - Thế này có lẽ tối nay ta phải tạm nghỉ lại một khách điếm nào gần đây vậy, đành phải vậy thôi. Sau khi chôn cất cha Thể Liên xong, mọi người lại tiếp tục lên đường. Đoàn người ngựa đi được một khoảng đường dài. Vĩnh Kỳ đột ngột quay nhìn phía sau, chợt phát hiện vẫn có người lầm lũi theo đoàn. Nhìn kỹ thì ra lại là Thể Liên, Vĩnh Kỳ không dằn được, dừng ngựa lại hỏi: - Sao vậy? Sao ngươi lại cứ đi theo bọn ta? Ta đã bảo, xong việc rồi, ngươi phải lên đường về kinh tìm người thân, đừng có đi với bọn này nữa mà? Thể Liên ấp úng: - Nhưng thiếu gia đã mua tôi, thì tôi đã là người của thiếu gia rồi. Vĩnh Kỳ bực dọc nói. - Đừng! Đừng có nói như vậy, ta nào có mua ngươi bao giờ? Chẳng qua là ta muốn giúp đỡ ngươi thôi. Chứ nhà ta đã có cả đám A đầu rồi, đâu cần nữa? Thôi ngươi hãy quay lại, tìm đường về kinh đi! Thể Liên cúi đầu chẳng đáp, nhưng khi Vĩnh Kỳ nhìn xuống bấy giờ mới phát hiện đôi giày của Thể Liên đã rách nát và vì cô ta cố tình chạy cho kịp xe nên chân của Thể Liên cũng đã rướm máu. Vĩnh Kỳ thấy vậy chỉ biết lắc đầu, nói: - Thôi được rồi, tạm thời ngươi hãy trèo lên phía sau đi, đến trạm phía trước, rồi ta sẽ sắp xếp để ngươi được đến Bắc Kinh cũng được. Vĩnh Kỳ đưa tay kéo Thể Liên lên, hai người ngồi cùng một ngựa, đuổi theo đoàn. Nhĩ Thái thấy Vĩnh Kỳ chở theo cô gái, ngạc nhiên: - Sao vậy? Sao lại mang theo cô ta nữa chứ? Vĩnh Kỳ chỉ nói: - Đến trạm trước mặt sẽ tính sau. Tiểu Yến Tử ngồi trong xe nhìn ra sau, Vĩnh Kỳ làm gì, Yến Tử đều trông thấy rõ cả. Khi đến trạm. Vĩnh Kỳ lúc này mới thấy là, giải thích thế nào với Thể Liên đều không được. Cô gái cứ khẳng khái một thái độ "chết sống với chủ". Dù Vĩnh Kỳ có xua đuổi, cô nàng vẫn một mực lắc đầu với nước mắt. - Thiếu gia đã mua tôi, thì tôi thuộc về thiếu gia, tôi phải theo phục vụ người. Tôi là người ăn ít, không tốn kém lắm đâu, đừng ngại. Vĩnh Kỳ cố nhẫn nhục giải thích: - Tôi đã nói với cô rồi. Chúng tôi đang đi công chuyện đường xa, chứ nào có về nhà đâu, nên mang cô theo không tiện. Bắt đầu từ bây giờ, cô được tự do và tự lo cho thân cô đi! Như vẫn không yên tâm. Vĩnh Kỳ móc tiền trong túi ra: - Đây này, hãy giữ lấy số tiền này. Lấy mua giày, mua áo quần. Mướn xe đến Bắc Kinh hoặc về quê gì cũng được! Tiểu Yến Tử bước tới, giả vờ nói: - Thiếu gia này, tôi thấy tốt hơn là thiếu gia nên cho cô ấy theo cùng. Ít ra thì ngồi cùng trên một ngựa, có người nói nói cười cũng giải khuây chán! Nhĩ Thái nghe Tiểu Yến Tử nói phụ họa thêm: - Đúng đấy! Suốt đường đi, tôi thấy Thể Liên cô nương đã nói chuyện với thiếu gia nhà mình rất tâm đắc. Người ta hiện nay cũng đang bơ vơ, thì thiếu gia có làm tốt cũng nên làm cho trót vậy! Những điều Tiểu Yến Tử và Nhĩ Thái nói càng khiến Thể Liên xúc động, nàng quỳ xuống lạy Vĩnh Kỳ nói: - Xin thiếu gia đừng xua đuổi. Tôi sẽ hết sức cố gắng phục vụ và không để phiền thiếu gia đâu. Tôi xin hứa! Vĩnh Kỳ rất bực, nhưng chẳng biết phải xử sự ra sao đành quay qua cầu cứu Tử Vy: - Tôi phải để cô ấy cưỡi ngựa chung là bởi vì giày cô Thể Liên bị rách, không thể đi bộ được, xin Tử Vy hãy giúp tôi tìm cho cô Thể Liên một đôi giày đi! Lời của Vĩnh Kỳ tuy nói với Tử Vy, nhưng thật ra là để giải thích Thể Liên cưỡi ngựa chung với mình cho Tiểu Yến Tử biết. Không ngờ điều đó càng khiến Tiểu Yến Tử bực tức, cô nàng bỏ đi chỗ khác ngay. Tử Vy thấy vậy, vội nháy mắt ra hiệu, thế là Vĩnh Kỳ cũng đứng dậy rượt theo. Tiểu Yến Tử đi một mạch đến bên chiếc cầu nhỏ, cố vờ như không màng đến chuyện Vĩnh Kỳ, mà chỉ ngắm cảnh. Vĩnh Kỳ đuổi tới, hỏi: - Cô đang giận tôi đấy ư? Tiểu Yến Tử không quay lại, nói: - Ai nói với huynh là tôi giận huynh? - Thế Yến Tử đứng đây làm gì? - Thì ngắm cảnh chứ làm gì? Vĩnh Kỳ lúng túng, nhưng rồi lại nói: - Cô không vào trong chăm sóc cho lão gia, người sẽ cho người đi tìm cho xem! Lời của Vĩnh Kỳ càng khiến Tiểu Yến Tử bực. - Chẳng phải là huynh mới mua được một con A đầu ư? Sao chẳng bảo nó vào hầu cho lão gia mà cứ bắt tôi hầu? Huynh cũng đâu có bỏ tiền ra mua tôi đâu, mà lên giọng sai tôi thế này thế nọ chứ? Vĩnh Kỳ thì đã quen thói kẻ cả từ trước đến giờ, nên cũng chẳng chịu thua, lớn tiếng: - Hôm nay cô làm gì kỳ lạ vậy? Chuyện cô bé Thể Liên là do cô gây nên, cô thích làm anh hùng, nhảy vào can thiệp chuyện người khác, rồi đánh lộn, rồi bày chuyện giúp người chôn cha. Mọi thứ do cô cả, thế mà còn giận hờn gì? Còn chuyện cưỡi ngựa chung thì tôi thấy cô ta cứ lẽo đẽo theo sau, mà chân rướm máu không lẽ không thông cảm. Cô tưởng chỉ có cô là có lòng hào hiệp thôi à? Tiểu Yến Tử bị chất vấn, đỏ mặt: - Có nghĩa là huynh nói tôi nhỏ mọn hẹp hòi ư? Từ nào đến giờ có lúc nào tôi vỗ ngực xưng mình là người hào hiệp bao giờ? Còn huynh? Chuyện huynh thấy người ta bị rách giày chảy máu, huynh quan tâm chăm sóc, thì cứ ở đấy chăm sóc người ta đi, ra đây lằng nhằng mà làm gì chứ? Vĩnh Kỳ trợn mắt: - Như vậy có nghĩa là cô ghen ư? Tự ái Tiểu Yến Tử bị va chạm, bèn lớn tiếng: - Huynh đừng có nằm mơ, làm gì có chuyện ấy? Bộ huynh tưởng huynh là "Cậu ấm" rồi ai cũng phải chiêm ngưỡng yêu huynh cả ư? Nếu vậy thì huynh lầm! Cho huynh biết, huynh chẳng có nghĩa lý gì với tôi cả. Lời Tiểu Yến Tử làm Vĩnh Kỳ đỏ mặt, chàng lùi hẳn về phía sau: - Cô đúng là con người ngang bướng, chẳng biết phải trái gì cả. Tôi thật lấy làm tiếc là đã lầm cô! Câu nói của Vĩnh Kỳ càng xúc phạm tự trọng của Tiểu Yến Tử hơn và không còn gì cản ngăn cô nàng được nữa. - Đúng rồi! Tôi là người không có phong độ, không biết suy nghĩ vô học. Vậy thì huynh hãy đi đi, đừng có ở đây quấy rầy nữa. Đi đi! Tôi không muốn nhìn mặt huynh! - Tôi có nói là cô vô học không có phong độ bao giờ? - Huynh đã nói! Rõ rànng là huynh đã nói! Ý huynh rõ ràng là như vậy! Và Tiểu Yến Tử cúi xuống nhặt một viên đá, ném thẳng về phía Vĩnh Kỳ. Điều này khiến Vĩnh Kỳ tức giận, lắc đầu: - Rõ là đã hết thuốc chữa! Và quay đầu bỏ đi. Còn lại, Tiểu Yến Tử như chiếc bóng bị xì hơi, đứng bên cầu cứ ngơ ngẩn, không biết sao mình lại hành động như vậy. Và như vậy là cô gái Thể Liên được đi theo đoàn.
|