Đời Trai Bao
|
|
Khi bắt đầu nuôi con thì tôi đã hiểu được lòng cha mẹ ngày trước nuôi mình như thế nào, nhưng nay khi lần đầu tiên cưới vợ cho con tôi mới càng thấm thía những vất vả mà bố mẹ ngày trước đã lo cho anh em chúng tôi tuy rằng việc tôi lo cưới vợ cho thằng Trung còn nhẹ nhàng rất nhiều so với những lần bố mẹ lo cho chúng tôi. Loan để ý lo về việc hậu cần cùng với dì tôi và một số thứ lặt vặt, phần còn lại tôi phải cáng đáng hết. Bố mẹ tôi luôn sợ thằng cháu xa quê thiệt thòi nên luôn nhắc chúng tôi lo thứ này, sắm thứ kia cho hai đứa. Bố tôi bắt chúng tôi phải qua nhà gái để làm tất cả mọi thủ tục của người Việt, từ lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi rồi mới đến lễ cưới. Gia đình bên kia cũng là người coi trọng truyền thống nên cũng có những thủ tục rườm ra khác nhau mà thực ra tôi phải tranh thủ ghi vào giấy mới nhớ hết được. Theo quan điểm của người Philipin thì ông nội của chú rể sẽ là người lo về tài chính và tất cả mọi thứ đều được bên nhà trai thanh toán. Người Phi thường tổ chức đám cưới với số lượng khách rất đông, theo họ có những đám cưới lên đến hàng ngàn thực khách. Hú vía nếu mà nhiều như vậy chắc chúng tôi cũng chẳng có điều kiện mà làm đám cho con mình. May mà bên nhà gái cũng không có nhiều bạn bè và họ hàng gần vùng tôi ở nên số lượng khách cũng không đông gì mấy, tuy nhiên so với bên nhà tôi họ cũng gấp hàng mấy chục lần số khách nhà trai. Vợ chồng anh xui nhà tôi cũng còn khá trẻ và họ qua định cư cũng đã lâu nên khá thông cảm với những điều kiện về tài chính. Họ chấp nhận chia 1/3 với chúng tôi.
Ngày lễ chạm ngõ, tuy không đúng các thủ tục như ở Việt Nam vì ở đây không thể có trầu và cau như người Việt nhưng chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ bánh trái, trái cây để qua bên nhà gái chính thức bàn bạc về chuyện cưới xin cho lũ trẻ. Vợ chồng xui gia nhà tôi còn trẻ hơn tuổi chúng tôi nên họ cũng thoáng. Ngày làm lễ hỏi cũng là lúc nhà tôi chính thức chuyển tiền qua nhà gái để họ lo lắng công việc đãi khách. Tuy nhiên sau khi bàn bạc thì chúng tôi theo ý kiến của bố tôi là cũng tổ chức rước dâu về bên nhà trai để đãi đằng nên cuối cùng họ cũng chỉ nhận một số tiền nhỏ tượng trưng và thống nhất mới cả hai họ về bên nhà tôi đãi tiệc. Người Phi do có mối quan hệ khá phức tạp nên đám cưới họ mới đông nên thường sẽ chọn những nơi có thể tổ chức đám cưới với số lượng lớn khách, nhưng do thông cảm với nhau nên bên nhà gái cũng mời số ít nên tất cả đều tổ chứ ở khuôn viên bên nhà tôi do vậy tất cả bàn tiệc đều do bên tôi đảm nhiệm. Những ngày gần cưới và ngày cưới khiến tôi mệt mỏi rã rời. Tôi và Loan vẫn không được nghỉ việc để lo công việc cưới nên tất cả đều phải tranh thủ. Hầu hết những thứ cần thiết cho lũ trẻ tôi đều order qua internet cho tiện. Tất cả đều được chuyển đến nhà. Được cái nhà tôi cũng có khuôn viên rộng nên việc trang trí nhà bạt cũng dễ dàng. Nói là nhà bạt chứ thực ra là những khung kim loại căng ra và được phủ bởi những dây hoa cho đẹp chứ vùng Cali không nóng và cũng chẳng có mưa nên tất cả chỉ dù đãi tiệc ngoài trời cũng không phải lo lắng gì cả.
Những ngày tôi tất bật đi nhận đồ và trả lại những đồ mà chúng tôi không bằng lòng tôi mệt đến nỗi một đồng nghiệp của tôi suốt ngày gần như túc trực bên tôi để chạy đi chỗ này, chạy đi chỗ khác, tôi chẳng muốn chạy xe nữa. Cho đến tận gần ngày cưới thì Fredy mới bay từ Iowa sang cùng vợ chồng tôi. Nhà duy nhất chỉ có mẹ tôi, dì tôi và Loan nên ba người cùng nghỉ một phòng, bố tôi nghỉ một phòng còn tất nhiên là tôi và Fredy cùng ở một phòng riêng. Phải nói có Fredy tôi đỡ tất bật đi một chút vì tính em vốn chu đáo nên mọi chi tiết đều được em cùng Loan lo cho tôi. Những khi đêm xuống, mọi người về phòng ngủ bấy giờ mới là lúc tôi dành riêng cho em. Tuy rằng người mệt mỏi nhưng tôi hiểu được tình cảm của em dành cho tôi, tôi hiểu khoảng cách xa xôi khiến em luôn khao khát.
Cho đến tận ngày cưới một chuyện suýt nữa dẫn đến việc đám cưới bị muộn vì nhà gái quên không trao đổi trước nên chúng tôi không chuẩn bị kịp. Đó là việc một đôi chim bồ câu trắng cho cô dâu và chú rể thả trong đám cưới. Thiếu đôi chim đó là không được vì người Phi cho rằng đó là biểu hiện của hạnh phúc đôi trẻ có thể có sau khi đám cưới. Và một thủ tục tưởng như đơn giản nhưng cũng không thể thiếu đó là 13 đồng tiền vàng để chú rể trao cho cô dâu chúng tôi cũng chưa chuẩn bị. Tôi muốn gạt qua những thủ tục đó cho xong nhưng bên nhà gái nhất định đòi phải có. Mệt mỏi tôi phó mặc cho Fredy. Chẳng biết bằng cách nào nhưng rất nhanh chóng Fredy chạy đi và đem ngay về những thứ cần thiết cho lễ cưới. 13 đồng tiền vàng chính là 13 đồng xu mệnh giá $1 Fredy đã nhanh chóng chạy ra Ngân hàng để đổi, còn đôi chim bồ câu chẳng biết Fredy đã mua đâu từ tiệm thú nuôi nào đấy mà tôi không thể biết được.
NHững ngày cực hình lo cho lũ trẻ chỉ kết thúc khi vợ chồng nó lên xe cùng nhau chạy ra phi trường cùng bay đi Las Vegas nghỉ tuần trăng mật mới chính thức chúng tôi được giải phóng. Tôi và Loan cũng xin nghỉ phép ngay sau lễ cưới của hai đứa để cùng Fredy đưa bố mẹ tôi đi chơi loanh quanh. Thằng Robert còn đang đi học nên chúng tôi gửi lại cho anh Thêm và chị Nhung lo ăn uống cho nó. Vậy là chúng tôi chính thức trở thành bố mẹ chồng mà chưa có được một ngày ở cùng với con dâu. Thôi thì mặc kệ chúng nó, chúng tôi cũng phải có thời gian thư giãn riêng cho người lớn. Fredy ở chơi với bố mẹ tôi và hai chúng tôi hai tuần sau đó cũng bay về lại Iowa. Bố mẹ tôi cũng bay về Việt Nam sau đó một tuần vì ở Mỹ buồn quá và ông bà cũng nhớ những đứa cháu bên Việt Nam. Đưa bố mẹ bay về Việt Nam rồi tôi mới thực sự cảm thấy được thư giãn. Nhưng khoảng yên lặng cũng chẳng được bao lâu vì ngay sau đó một cú phone của Fredy từ Iowa đã chính thức làm tôi choáng váng và bão tố thực sự đã đổ ập xuống đầu tôi và gia đình tôi.
|
Một tháng sau thằng Trung mới đưa vợ nó từ kỳ nghỉ về nhà. Thật điên đầu với chúng nó. Công việc của cả hai đứa chưa đâu vào đâu. Nó vẫn phải dùng thẻ phụ của tôi để tiêu xài nhưng gặp phải ông con trai yêu dấu cùng cô vợ mới chẳng biết tính toán gì nên khoản tiền tiết kiệm bấy lâu của tôi bỗng nhiên không cánh mà bay. Chắc chúng nó chẳng chịu về khi thẻ vẫn còn tiền. Tôi cũng chỉ phát hiện là tiền của mình đã bị tiêu hết một ngày trước khi chúng nó về đến nhà. Thực sự là tôi giận con trai tôi nhiều lắm nhưng tôi biết chắc là có phần góp sức nhiệt tình của con vợ mới của nó nên chúng mới tiêu tiền nhanh như vậy. Con tôi tôi biết, bản tính nó cũng hiền lành nhưng có điều khi đã yêu ai nó yêu hết mình, nó có thể hy sinh mọi thứ cho người nó yêu. Tuy nhiên về khoản tiền nong thì nó vẫn dè chừng lắm vì bản thân nó chưa có công việc ổn định.
Quả tình như tôi dự đoán, số tiền mà tôi dành dụm sau khi chi trả cho đám cưới của chúng nó cũng còn kha khá nhưng đã bị con vợ thằng Trung đặt cược vào mấy trò đua ngựa tại Las Vegas. Thằng Trung chỉ xài số ít qua mấy cái trò bấm máy vớ vẩn mà thôi. Nó đưa thẻ cho con vợ giữ và mỗi đứa lang thang một nơi nên kết quả là vợ nó đã tiêu xài không thương tiếc số tiền của ông già chồng mà nó vẫn nghĩ đó là tiền của chồng nó. Nó hồn nhiên kể cho tôi và Loan chuyện nó đặt cược như thế nào và bị thua ra sao cùng với những suýt soa mấy lần nó sém thắng như thế nào với vẻ tiếc nuối. Tôi bực lắm nhưng vì dâu mới nên vẫn cố gắng nín nhịn.
- Bố biết là có nói thế nào thì số tiền đã xài cũng đã hết nhưng các con có biết để có được số tiền như vậy bố mẹ đã phải dành dụm bao lâu mới có không?
Thằng Trung lẳng lặng cúi đầu nhưng con vợ nó vẫn hồn nhiên:
- Tiền đó là của chồng con mà. Con thấy thẻ có tên anh Trung chứ đâu phải tên bố. Mai mốt chúng con sẽ kiếm lại chứ khó gì đâu.
Đúng là hết nói với nó. Tôi biết chắc chắn là con bé này trình độ cũng chẳng hơn thằng Trung là bao, chúng nó chỉ biết xài tiền là giỏi chứ chuyện kiếm tiền hình như chưa phải trách nhiệm chúng nó hay sao ấy. Tôi đành phải đi đóng tài khoản đó lại vì nó không còn tiền nữa. Vợ chồng tôi bàn bạc với nhau và quyết định mở tài khoản thẻ tín dụng với mức tiền hạn chế để đưa cho thằng Trung xài đỡ vì chúng nó đòi ra ở riêng ngay sau khi đi tuần trăng mật về. Nhà thì rộng nhưng lần nữa con bé vợ thằng Trung lại dắt mũi nó để hai đứa ra ở riêng.
Nói là ra ở riêng nhưng thực chất chúng nó có thu nhập gì nhiều đâu nên cuối cùng vợ chồng tôi lại phải là người đứng tên thuê nhà cho chúng nó vì chủ nhà check điểm credit của chúng nó biết rằng chúng chưa có điểm credit và cũng chẳng có thu nhập cao. Thật đau đầu với chúng nó. Giá như là người Mỹ thì chúng nó đã phải tự chịu trách nhiệm với toàn bộ cuộc sống của chúng nó nhưng vì cách sống của người Việt mình quen bảo bọc con cái nên chúng tôi vẫn phải gánh thêm những chi phí chúng tiêu vượt trội. Chúng chỉ về nhà khi thẻ tín dụng đã bị hết mức xử dụng. Nghe ra con vợ nó cũng tiêu xài hoang phí lắm. Tự dưng chúng tôi có thêm một gánh nặng trên vai.
Việc cũng chẳng dừng lại ở đó. Một hôm mới 5 giờ sáng tôi đã nghe tiếng chuông đổ liên hồi. Bực mình vì bị đánh thức sớm, tôi đưa tay tắt máy. Tiếng chuông vẫn đổ liên hồi. Hé mắt nhìn tôi mới biết đó là Fredy gọi. Chắc là có chuyện gì gấp lắm nên Fredy mới đánh thức tôi ráo riết như vậy vì nó biết rằng bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ chênh nhau 3 giờ. Tôi cũng biết một thói quen bất di bất dịch của Fredy là hàng sáng nó thức dậy lúc gần 8h sáng vừa nhâm nhi cà phê vừa coi tin tức mà nó cần thiết.
- A lô, có việc gì mà em đánh thức anh lúc sáng sớm như vầy, Fredy? - Em buồn anh quá Lâm. Tại sao anh lại dấu em? Từ lâu đến giờ anh em mình đã nói là không dấu nhau chuyện gì mà sao giờ chuyện lớn như vậy mà anh lại dấu em? Anh không muốn chia sẻ với em nữa hay là anh không tin tưởng, không còn tình cảm với em nữa? - Fredy, em biết anh mà. Anh chưa hề dấu em bất cứ chuyện gì cả. Có gì em nói anh nghe đi.
|
- Đã rất nhiều lần em nói rằng hãy cho em là cha đỡ đầu của các con anh. Em luôn muốn lo cho các con như anh. Vừa rồi em đã nói để em lo cho con nhưng anh không nghe, anh nói là anh lo đầy đủ rồi và giờ chuyện gì xảy ra anh có biết không? Hay là giờ anh không coi em như người trong gia đình nữa Lâm?
- Thực sự là anh vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra mà em cứ trách anh như vậy? Anh và Loan đã lo đầy đủ cho con mà. Chỉ có điều vừa rồi đi tuần trăng mật thì con có tiêu nhiều chút thôi chứ có gì đâu. - Anh vẫn muốn dấu em nữa hay sao Lâm? - Anh không muốn dấu em điều gì cả nhưng việc hai con xài hết tiền tiết kiệm của anh thì cũng có gì lớn lao lắm đâu. Giờ anh đã hạn chế chúng nó rồi mà. - Không phải chuyện đó. Chuyện con xài tiền em không nói vì dù sao các con cũng xài rồi và cũng chẳng ảnh hưởng gì cả. - Anh thực sự không hiểu em đang nói đến chuyện gì nữa. Em làm anh nhức đầu rồi đấy Fredy. - Vậy là anh thực sự không biết chuyện gì đang xảy ra? - Anh hoàn toàn không biết, em có thể nói cho anh biết được không? - Sao anh bán nhà mà không cho em biết? Lý do tại sao anh lại bán nhà nếu như không phải vì chuyện lo cho các con? - Em đang nói gì vậy? Em nói anh bán nhà? - Đúng vậy. Nhà anh đã sang tên người khác mà anh không biết hay sao?
Tá hoả tam tinh, tôi bật dậy và lấy ngay laptop ra để kiểm tra. QUả thật ngôi nhà của tôi đã sang tên người khác hơn một tháng rồi. Và chủ sở hữu mới chính là một đồng nghiệp của tôi. Tôi chẳng hiểu là bằng cách nào đó mà ngôi nhà lại có thể chuyển sang tên người khác được như vậy. Buổi sáng sớm hôm đó trôi qua thật chậm chạp. Tôi chẳng có tâm trí nào để uống cà phê hay ăn sáng gì nữa. Tôi vẫn dấu Loan vè chuyện nhà đã bị sang tên người khác. Tôi phải tìm hiểu chuyện này rồi mới có thể thông báo cho Loan biết được. 7h sáng tôi phải gọi điện đến cơ quan báo bệnh để nghỉ ngày đó đi làm những việc mà tôi có thể làm để bảo vệ ngôi nhà của tôi, bảo vệ những người thân yêu của tôi.
Việc đầu tiên là tôi chạy ngay đến sở cảnh sát để báo về việc ngôi nhà của tôi đã bị người khác lừa mất. Tôi cũng chẳng mấy gì tin tưởng vào mấy cái ông cảnh sát vô tích sự này nhưng việc báo thì vẫn phải báo cho đúng thủ tục. Những gì trên phim ảnh về sự tận tuỵ cũng như những gì cảnh sát là có vẻ hay và hiệu quả lắm nhưng thực tế thì không phải như phim ảnh vẫn đưa. Cảnh sát ở bên này cũng chẳng có gì thông mình và cũng chẳng tận tuỵ như mọi người vẫn nghĩ đâu. Việc họ quan tâm nhiều nhất là chờ hàng tuần lãnh lương chính phủ và đóng kịch như là họ đang mẫn cán với công việc lắm.
|
Đã lâu lắm hôm nay mới có dịp trở lại với câu chuyện dang dở. Phần thì công việc quá bận rộn, phần nữa là do lâu lâu không viết nên trở thành thói lười ăn sâu, phần nữa tại cái laptop của tôi có vấn đềđề. Chẳng biết do làm sao mà nhiều khi đánh máy nó cứ nhảy ra một loạt các chữ lặp lạilại. Chẳng biết sửa làm sao nhưng khá bực mình.
Quay lại với câu chuyện.
Như đã kể cùng bạn đọcđọc: căn nhà của tôi bỗng dưng được chuyển sang tên một người khác mà tôi không hề biết gì cả. Cũng do là ngày trước tôi và Loan đã thống nhất là chỉ đứng tên nhà mình tôi và khi có điều kiện Loan sẽ đứng tên căn nhà khác. Làm như vậy chúng tôi khi muốn bán có thể tránh được phần nào thuế thu nhập vì có thể lý giải là nhà mua ở chứ không phải nhà kinh doanh. Bên này nhiều cái lằng nhằng lắm nếu giải thích cặn kẽ có lẽ tôi phải đi học thêm về luật bất động sản mới có thể nói hết được. Tóm lại nhà tôi đã bị sang tên nên việc cấp bách là bằng mọi giá phải tìm hiểu và lấy lại ngôi nhà chứ không chắc chúng tôi phải dọn ra ngoài bất cứ khi nào.
Sau khi đi làm thủ tục trình báo với sở cảnh sát tôi lập tức lên ngay văn phòng của thành phố nơi nó gọi là Public Record (tôi chẳng hiểu dịch sang tiếng Việt nó là cái gì nữa) để làm thủ tục đóng băng nhà. Một khi căn nhà đã đóng băng thì mọi giao dịch đều không thể thực hiện trên sàn giao dịch được. Việc tiếp theo là phải liên hệ với một văn phòng luật sư chuyên lo về nhà đất để họ có thể biết được cách thức làm việc. Tôi tránh mấy văn phòng luật sư người Việt (không phải coi thường họ nhưng thực tế là họ không giúp gì nhiều cho các thân chủ của mình mà việc chủ yếu là họ quan tâm đến số tiền họ sẽ nhận được từ các thân chủ). Tôi đến văn phòng của một gã người Mỹ gốc ĐứcĐức, luật sư Hazld (chẳng biết tên viết lại có chính xác hay không vì tôi lười đi lục lại giấy tờ). Gã này có tật bẩm sinh là chân đi hơi bị thọt nhưng khá nổi tiếng là giúp thân chủ thắng các vụ kiện nhiều lần. Giá cả dịch vụ gã đưa ra cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều những văn phòng luật sư khác. Mọi việc ttiến triển có vẻ tốt. Gã hứa với tôi rằng sẽ lấy lại được nhà cho tôi và chắc chắn sẽ thắng vụ kiện này. Tôi ký tất cả giấy tờ và ra về với tâm thái bình tĩnh hơn nhiều.
Một tuần sau gã gọi tôi lên văn phòng và cho tôi biết kết quả gã đã điều tra được. Theo đó tôi mới hiểu rõ nguyên nhân tường tận về việc căn nhà tôi đã bị sang tên như thế nào. Đó chính là dịp mà chúng tôi lo tổ chức đám cưới cho thằng Trung. Do bân nên chủ yếu đồ đặt mua chúng tôi chủ yếu thực hiện trên internet, có một số đồ chúng tôi đã gửi trả lại vì không thích hợp. Cái lần đi trả lại bồ đồ vest đặt cho thằng Trung là lần tôi bị mất nhà. Chữ ký thực hiện cchuyển tài sản của tôi đã ký trên Grand Dee chính là thực hiện tại một cửa hàng của UPS. Tôi nhớ lần đó do bận và cũng mệt tôi đã đi cùng Simone, con đồng nghiệp khốn kiếp. Nó đã đưa cho tôi xấp giấy tờ để ký làm thủ tục return bộ quần áo.
Nói về con bé này. Nó là kết quả của hai dòng máu: đen và trắng. Những đứa con lại như vậy nhiều khi rất đẹp. Nó là đứa đẹp gái, tính tình khá thoải mái. Nó làm cùng bộ phận với tôi, tôi để ý đến nó nhiều và thú thực là cũng thấy nó hấp dẫn nhưng vì nó mới vào cơ quan nên dù gì cũng vẫn còn phải e dè. Đã có những lúc tôi nghĩ đến chuyện vụng trộm quan hệ với nó, tôi biết là nó cũng thích tôi không kém. Việc mới chỉ dừng lại ở mức thân mật và có đôi lần tôi và nó cùng đi ăn trưa hoặc đi xem phim cùng nhau. Nếu như chuyến đi Việt Nam không ccó thì chắc chắn tôi và nó đã đi xa hơn nhiều. Sau thời gian ở Việt Nam về tôi và nó vẫn khá thân mật, nó cũng giúp tôi nhiều trong việc chuẩn bị đám cưới cho thằng Trung. Nhà tôi ai cũng biết nónó, Loan thấy được quan hệ có vẻ thân mật giữa nó và tôi nhưng tính Loan là vậy, chẳng thèm ghen, chẳng thèm giậngiận vì Loan biết tôi sống như thế nào. Tuy nhiên trong sâu thẳm tôi biết Loan cũng buồn lắm. Nó đã chuẩn bị một tờ Grand Dee để ngay dưới cái hoá đơn xác nhận gửi hàng qua UPS, tôi không ngờ gì nên đã ký vào những chỗ nó chỉ tôi ký. Tôi vô tình đã ký ngay vào cái giấy chuyển nhượng nhà qua tên nó. Thật là một sai lầm chết người.
|
Việc lấy lại cái nhà của tôi không hề dễ như tôi nghĩ lúc đầu. Con bé này quái hơn tôi và luật sư của tôi nghĩ. Do tôi đã làm thủ tục đóng băng ngôi nhà nhưng nó giao dịch qua một công ty buôn bán bất động sản ở Sacramento với giá trị chưa đến một nửa ngôi nhà. Và việc làm thủ tục được diễn ra ở một công ty Title tư nhân. Vậy là mọi chuyện phái chờ đợi những nỗ lực từ phía luật sư của tôi. Tất cả giờ đang trong quá trình đàm phán nên không thể nhanh hơn được. Tôi chờ đợi nhưng trong lòng thì không yên chút nào. Lẽ dĩ nhiên là tôi hoàn toàn dấu chuyện này với Loan và các con. Có cho họ biết cũng chẳng giải quyết vấn đề gì mà còn nhức đầu thêm nữa. Tôi luôn trong trạng thấp thỏm không yên. Gã luật sư thì vấn khăng khăng với tôi rằng gã sẽ lấy lại nhà được cho tôi, vấn đề là phải chờ đợi. Nghe thì nghe chứ thực sự trong lòng tôi vẫn thấy có gì đó bất ổn. Thời gian lúc đầu gã luật sư nói với tôi rằng vụ kiện có thể kéo dài khoảng 5-6 tháng nhưng đã hết thời gian mà mọi chuyện vẫn bặt vô âm tín. Tôi cũng chẳng biết làm gì hơn chỉ thỉnh thoảng gọi điện và cằn nhằn gã mà thôi.
Khoảng 3 tháng sau gã gọi tôi đến văn phòng và thông báo do tôi đã trực tiếp ký vào Grand Dee nên thực chất là tôi đã chuyển nhượng hoàn toàn nhà, gã đã đến gặp tay nhân viên UPS kiêm nhân viên Public Notary, vấn đề là sao bao nhiêu cố gắng gã đã thượng lượng với bên công ty mua nhà để tôi có thể nhượng lại căn nhà của chính mình với giá mà họ đã mua cộng thêm một số tiền lợi tức. Như vậy tổng cộng vào khoảng 1/2 giá trị căn nhà. Tôi biết đó là giá thấp tôi có thể mua lại được căn nhà nhưng thực tế là vừa rồi làm đám cho thằng Trung cộng với việc hai vợ chồng nó không biết tính toán nên số tiền tiết kiệm của tôi đã bay hơi hoàn toàn, dù thấp đến mấy nhưng với số tiền mà công ty kia đưa ra tôi cũng khó có thể xoay xoả được. Tôi làm thủ tục trì hoãn thời gian đưa ra quyết định mua nhà để có thể có thời gian xoay xở. Tôi nói chuyện với Fredy, nó nghe và không nhất trí với phương án bên kia đưa ra. Nó phân tích cho tôi những bất lợi vê phía mình và những khuất tất của công ty với con bé đã lừa tôi. Nó hoàn toàn đồng ý với việc tôi xin kéo dài thời gian chuẩn bị.
Hai tuần sau tôi nhận được một cuộc điện thoại từ một người phụ nữ. Cô ta hẹn tôi gặp nhau ở một quán cà phê để bàn về công việc của tôi. Sau khi hỏi kỹ tôi mới biết đó là một luật sư mà Fredy đã thuê cho tôi. Tôi đồng ý dành thời gian để gặp.
Đó là người phụ nữ da trắng. Giọng nói nghe qua phone tôi cứ ngỡ đó là người còn trẻ nhưng thực tế bà ta đã lớn hơn cả tuổi tôi. Phải nói đó là người phụ nữ đẹp nhưng lại có vẻ hơi ngang tàng. Sau khi nghe tôi trình bày mọi việc, bà ta không có ý kiến gì chỉ ngồi uống ly cà phê và nói chuyện phiếm với tôi một hồi. Tôi hơi ngỡ ngàng nhưng cũng chẳng nói gì vẫn theo mạch chuyện mà bà ta dẫn dắt. Sau khi hoàn thành ly cà phê đắng nghét chúng tôi chia tay ra về. Bà ta hẹn khoảng hai tuần sau sẽ liên hệ lại với tôi và bàn công việc. Một điều duy nhất là tôi tránh những cuộc gặp với luật sư của tôi càng ít càng tốt. Như các cụ từng dạy: "Có bệnh thì vái tứ phương", tôi cũng cchỉ biết nghe theo lời bà ta. Hơn nữa trong trường hợp này tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự giới thiệu của Fredy, tôi biết làm việc gì thì em cũng cẩn thận hơn tôi rất nhiều vả lại với những kiến thức về luật cũng như địa ốc, tôi tin rằng em đã tìm cho tôi người xứng đáng nhất.
|