Đế Vương Luyến
|
|
Đế Vương Luyến
By yenvu18
Cổ Tịch nhất thời xuyên qua thời không biến thành tiểu nha đầu tám tuổi, mà tiểu nha đầu này lại là nữ thái tử hoang dâm vô độ. Hoa rơi, hoa nở, mùa nối tiếp mùa, thê thiếp vô số. Nàng tài khuynh thiên hạ, nàng mỹ mạo vô song, dân chúng kháo nhau rằng: "Nữ vương rất tài giỏi, nhưng lại chẳng hề muốn sinh con đẻ cái, chuyên sủng nữ tử. Ngươi xem, trên đời còn cái gì nghịch lý hơn thế?."
|
[BHTT][NP][Tự Viết] Đế Vương Luyến
Văn Án
Đế Vương Luyến Cảnh Khang Chi Mộng. Tác giả: yenvu18, đừng kêu mình edit nhanh lên nhé. Thể loại: Phi logic, NP, HE, nhất công đa thụ, nữ vương, không khuyến khích trẻ em đọc truyện. Nhân vật: Cổ Tịch aka Cảnh Tịch và hậu cung ba ngàn. Cám ơn bạn Tan đã giúp mình des bìa. Yêu bạn.
Hi vọng các bạn sẽ theo truyện, nếu ai xem mình ở Tô An rồi sẽ biết, mình rất lười. Vẫn câu nói cũ, không drop, chỉ là ra chậm thôi. Vẫn biết là truyện không hay, nhưng các bạn đọc đến chương 20 rồi hẵn quyết định ngưng hay đi tiếp nhé. Cảm ơn các bạn theo dõi. Nếu ai xem Đế Vương Luyến mà chưa xem Tô An cưới vợ, các bạn có thể xem qua trước ở Tô An. Trình tự thời gian sẽ là Tô An rồi mới tới Đế Vương Luyến. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ nhé.
|
Chương 1: Hồn lạc Cảnh quốc Những vỏ bia để ngả nghiêng trên bàn, trong ánh đèn mờ nhạt của một tiệm rượu nhỏ, Cổ Tịch rót bia vào ly mình, chậm rãi, dáng vẻ nàng cô độc đến lạ thường. Ngước mắt lên nhìn, nàng thấy Nhan Linh đang nhìn mình từ tốn, dịu dàng như trước giờ vẫn vậy. - Chị đi làm việc đi, không cần để ý đến em! Cổ Tịch đẩy nhẹ người con gái kia ra chỗ khác, tiếng nhạc nhẹ nhàng du dương cộng với số rượu bia mà nàng uống nãy giờ khiến nàng chớm mệt. Nhan Linh vẫy tay ra hiệu với nhân viên của mình dọn dẹp số vỏ bia trên bàn, còn chính mình thì tìm cách đưa người con gái say khướt kia trở về phòng. - Sau này uống ít thôi, em là mọt bia hả? Nhan Linh gắng sức dìu người con gái kia, có vẻ mệt, nên mồ hôi trên trán nàng rịn ra, bước đi có vẻ khó nhọc. Cổ Tịch nãy giờ căn bản chưa hề ngủ, nàng chỉ giả vờ say, có lẽ, giả vờ say sẽ dễ dàng hơn đối mặt rất nhiều. Một tay mở cửa phòng, còn một tay nàng dìu người đang ngất ngư kia, khó khăn lắm mới có thể dìu nàng ấy đến tận giường. Cổ Tịch ngã xuống giường, tay còn kéo theo Nhan Linh ngã lên người mình, giọng điệu khi say trầm đục đến lạ. - Chị, tại sao lại là anh ấy? Đôi mắt bồ câu to tròn của Cổ Tịch lấp lánh ánh nước, vô cùng ủy khuất. Nàng vùi đầu vào vai Nhan Linh, nước mắt sớm theo cảm xúc của nàng mà tuôn trào. Trong đầu nàng, muôn ngàn câu hỏi tại sao hiện lên. Tại sao lại là anh ấy? Tại sao không phải nàng? Tại sao chị ấy lại không hiểu tấm lòng của nàng. - Em say lắm rồi, Tịch Nhi, để chị làm cho em một bát canh giải rượu. Nhan Linh vội vã rời xa lồng ngực ấm áp của Cổ Tịch, vội vàng đứng lên, quay lưng ra khỏi phòng. Khi nàng đóng cửa phòng lại, nàng vẫn còn nghe tiếng khóc rấm rứt đau đớn của Cổ Tịch, tiếng khóc mà cả đời này nàng cũng không quên được. Căn phòng nhỏ này từng là nơi mà Cổ Tịch thấy hạnh phúc nhất, những đêm Nhan Linh cuộn người vào người nàng say ngủ, nàng vẫn nhớ rất rõ. Lòng nàng đau đớn không thôi, ngày hôm qua không phải vô tình bắt gặp, chính nàng cũng không biết Nhan Linh đã chấp nhận quay lại với Đằng Ưu. - Buồn cười nhất là lòng người.. Cổ Tịch đứng lên đi vào phòng tắm, nôn sạch sẽ những gì đã uống rồi vặn vòi nước, đem mình hòa chung với làn nước mát lạnh. Ước gì nước có thể gột sạch bụi bẩn trong tâm hồn nàng, mang người con gái nàng thương đi khỏi tâm trí. Suy nghĩ một lúc lâu, nước thấm vào người mệt mỏi, Cổ Tịch mới chịu bước ra ngoài. Nàng thấy Nhan Linh cầm bát canh giải rượu cho nàng mà lòng điên tiết không thôi, vì ai, vì ai mà nàng như thế? Cổ Tịch hất đổ đi, lạnh lùng dọn dẹp đồ của mình trong căn phòng này. - Em! Cổ Tịch! Em định làm gì vậy? Nhan Linh vội vã cản lại, lòng rối rít, Cổ Tịch ném bộ đồ nào vào va li nàng liền giành lại, ôm hết trong lồng ngực. - Chị thôi đi! Cổ Tịch ném hết đồ xuống đất, quát: - Tôi không cần bất cứ bộ nào nữa! Chị cứ ở bên hắn hạnh phúc đi, còn tôi, tôi biến mất khỏi cuộc đời chị! - Cổ Tịch.. Nhan Linh khóc, nước mắt hoen vành mi rồi lăn trên gương mặt như những hạt ngọc, lấp lánh xinh đẹp. Cổ Tịch nén lòng, mở cửa đi ra khỏi căn phòng. Nàng chạy như bay ra khỏi quán rượu nhỏ đó, đến nổi quên mất mình đang chạy trên lộ. Xe tải lao đến nàng như không phanh, tài xế cũng quá trẻ để có thể phản ứng với trường hợp này, thế nên xe không thắng được mà lao vào nàng. Tiếng ầm vang lên làm cho những người đi đường kinh hãi. Cổ Tịch choáng váng, trong chớp mắt máu tươi rơi không ngừng. Ướt đẫm cả một khoảng đường. Trong ánh sáng chói lóa, Cổ Tịch đã tưởng mình lên thiên đường, linh hồn nàng nhẹ bẫng. Nàng mở cửa vào một căn phòng có kiến trúc cổ đại, thấy mọi người quỳ sụp dưới chân giường, tiếng khóc than nghe não ruột. Vị phu nhân kia mặt một bộ đồ thời Cảnh Khang, chân mang hài Mai Hoa nổi tiếng, mái tóc vấn kiểu họa vân, kiểu tóc vốn dành cho các phụ nữ danh gia vọng tộc. Cổ Tịch từng có thời gian là nhân viên ở tòa soạn chuyên mảng lịch sử đời sống, thành tích tuy không nổi trội nhưng cũng có thể nói là tạm được, còn biết phân biệt trang phục và triều đại. Nàng đi lại gần giường hơn, thấy một tiểu nha đầu đang nằm trên giường nhắm nghiền mắt, trán của tiểu nha đầu bị trầy một đường. Nàng nghĩ, vết thương này bị nội thương nhiều hơn, vì thế nên nha đầu ấy mới hôn mê. - Tiểu Tịch, con mau tỉnh lại đi mà Tiểu Tịch. Nàng giơ tay định chạm vào nha đầu đó liền bị ánh sáng cực mạnh hút lấy, kéo linh hồn nàng lại gần cơ thể bất động hơn, hợp lại thành một. Lúc Cổ Tịch tỉnh dậy, liền bị đoàn người đông đúc dọa sợ mất mật. - Thái tử tỉnh lại rồi! Thái tử tỉnh lại rồi! Cổ Tịch đưa mắt mơ màng nhìn ra xung quanh, thái tử sao, gọi nha đầu này là thái tử? Thái tử, Tiểu Tịch? Cổ Tịch bỗng nổ đoàn trong đầu, nữ nhân này là nữ đế duy nhất của vương triều Cảnh Khang, Cảnh Tịch? Thê thiếp vô số, không hảo nam phong, chỉ hảo nữ phong, hoang dâm vô độ. - Con tỉnh rồi, Tiểu Tịch! Vị phu nhân áo đỏ kia đưa tay lên mắt khẽ dụi mắt, lau đi những giọt nước mắt đọng lại. Nhìn sơ qua cách ăn mặc, người phụ nữ này cao sang hơn cả, mũ phượng trên đầu chứng tỏ bà ta là hoàng hậu, hoặc chí ít cũng là một người không tầm thường. Chẳng có vị quý phi tép riu nào dám đội mũ phượng đó lên đầu cả. - Mẫu hậu lo đến chết mất! Vị phu nhân ấy tiếp tục khóc, ôm nàng vào lòng mà rấm rứt. - Mẫu hậu, nhi thần không sao cả! Cổ Tịch nói, giọng nói trong trẻo này, nàng phải trở lại làm nha đầu 8 tuổi ư? Cổ Tịch khóc ròng, sao chân tay nàng cũng nhỏ thế này, không được, nàng không muốn lại phải chờ đợi trưởng thành một lần nữa, không được. Trời ạ!
|
Chương 2: Tiểu Cảnh Tịch Cảnh Tịch năm nay vừa tròn tám tuổi, là người con duy nhất của hoàng thượng đương triều Cảnh Minh và hoàng hậu Thi Liễu. Từ nhỏ đã ngu ngu ngơ ngơ, nếu không có sự che chở của hoàng thượng có lẽ đã sớm chết. Việc hoàng thượng muốn lập một nữ nhi làm thái tử vấp không ít ý kiến phản bác của cận thần và thân vương, thế nhưng ngài cứ yên lặng dẹp loạn, dọn đường cho hài tử của mình. Ngài chỉ muốn cho mọi người biết Cảnh gia có người nối dõi, bảo vệ ngai vàng và cả nữ nhi của mình, ít nhất là cho đến khi tạ thế. Đó là những gì mà Cảnh Tịch nghe được sau một tuần ở trong thể xác này, nguyên khi Cổ Tịch còn ở thời hiện đại nàng đã không còn người thân nào, nay lại xuất hiện phụ thân, mẫu thân. Gia đình đế vương không có chỗ thể hiện tình yêu, tình thương, thế nhưng nàng vẫn cảm nhận được tình yêu của họ dành cho mình, ẩn ẩn trong ánh mắt, hành động âu yếm. Tiểu Cảnh Tịch xỏ đôi hài nhỏ vào chân, để im cho tiểu nha hoàn hầu hạ mình thay đồ. Tiểu nha hoàn này tên là Nhược Vân, tỷ tỷ của muội ấy là Nhược Thủy, hai người là đồng bào song tử nhưng lại khác nhau hoàn toàn, tỷ tỷ Nhược Thủy tính tình hoạt bát hiếu động, Nhược Vân lại liễu yếu đào tơ, mềm mại nhu nhuyễn. Đây là những người đầu tiên nàng tiếp xúc khi đã trọng sinh sống lại. Áo bào của nàng chạm hình rồng uy nghiêm, tay áo dài nửa mét, cổ tay viền chỉ vàng, khoác vào ngạo nghễ, kiêu sa đến lạ. Cảnh Tịch sau khi thay y phục xong liền theo lịch trình mà đến thư phòng học. Lý thái phó - Lý Thiệu, học thức uyên thâm nhưng nói chuyện khiến nàng rất buồn cười, có lẽ do không cùng thời, Cảnh Tịch tự nhủ. Nha đầu Nhược Vân đi theo sau nàng, theo sau là đoàn người sáu người gồm ba nha đầu nhị đẳng và hai thái giám nhị đẳng. Cảnh Tịch vốn là người yêu thích sự xa hoa, nàng thấy như vậy cũng rất vui mắt. - Nhược Vân, hôm nay ngươi đã mang theo loại nước ta dặn chưa? - Dạ rồi ạ. Cảnh Tịch mỉm cười, phe phẩy quạt bảo: - Tốt! Nước trà uống đến khô cả da. Nhược Vân định nói gì đó, sau lại thôi, cúi đầu đi cun cút sau lưng Cảnh Tịch. Đường băng qua hoa viên làm cho Cảnh Tịch có chút khó ngửi, các nha đầu chia nhau ra đi ra hai bên của Cảnh Tịch, vừa đi vừa quạt cho bớt mùi hương nồng. Đối với Cảnh Tịch, kết thúc ở kiếp trước mà vẫn có thể làm lại, mà còn được làm nữ vương, đó âu cũng là phúc khí của nàng. Chỉ duy nhất nhớ nhung một người, đó chính là Nhan Linh, có lẽ sau khi nàng mất nàng ấy sẽ buồn vài ngày, sau đó liền vui vẻ bên Đằng Ưu. Nghĩ đến đây mà nắm tay bé nhỏ co lại tạo thành quyền, nhưng nàng nghĩ một lúc, liền buông ra, hết thì đã hết hà tất gì phải hận thù sâu đậm. Thư phòng của thái tử gia rộng lớn, hoa lệ đến chói cả mắt, sách được để hơn nghìn quyển, so với thời hiện đại giấy của thời cổ đại không được trắng lắm, màu ngả vàng. Khi nàng động bút liền lưu lại mực, một lúc sau mới khô hẳn cho nên sau khi học về quần áo lúc nào cũng lấm lem. Lý thái phó dùng chất giọng ồm ồm giảng giải cho nàng câu thư cổ, nàng liền chăm chú nghe lấy. "Thầy trò Khổng Tử bỏ nước Lỗ lưu vong ra nước ngoài. Một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống hỏi: - Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí? Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp: - Thưa thầy, người nhân là người biết thương người, người trí là người hiểu người. Khổng Tử khen "hay". Rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp: -Thưa thầy, người nhân là người biết thương mình, người trí là người tự biết mình. Khổng Tử chịu quá! Đoạn ông gọi Tử Lộ vào hỏi: Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí? Tử Lộ thưa: - Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình, còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình!... Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngửa mặt khen rằng: - Bất ngờ thay!... Theo con, như thế nào là người nhân, thế nào là người trí?". Tiểu Cảnh Tịch đăm chiêu hồi lâu, sau đó nói: "Thưa thái phó, Ngũ Tử Tư đã từng nói "Không thương mình làm sao thương được người ngoài? Không thương người làm sao người thương ta? Môn đồ của Khổng Tử chỉ "chẻ tư sợi tóc nhân nghĩa" mà thôi! Nhân và Trí ít nhiều gì vốn đã có sâu trong mỗi người, chỉ sử dụng có hợp lúc không thôi!" Theo Cảnh Tịch, do đó bất kỳ việc gì, đúng hay sai, công hay tội chúng ta khó mà đem nhận xét chủ quan ra để phán xét được. Bởi việc hành xử của tha nhân còn tùy thuộc hoàn cảnh của họ lúc đó." Lý thái phó gật gù đầu, đoạn vuốt chòm râu bạc trắng của mình, "Cũng đúng, đây là khía cạnh mới, con nói ta mới ngộ ra được". Hai thầy trò đang hăng say luận đàm thì hoàng thượng xuất hiện, ngài vận long bào màu vàng sáng, trên người thêu hình rồng lớn quấn quanh thân. Ngài vừa bước vào vừa mỉm cười, vẻ mặt từ ái dành cho nhi nữ này cô nhi như nàng trước giờ chưa hề thấy qua. Ngài lại gần, một tay bế tiểu Cảnh Tịch, còn một tay thì lật vở, hỏi: - Thái phó, hôm nay Cảnh Tịch học được những gì? Lý thái phó là người dạy bảo cho Cảnh Minh, nay lại dạy cho thái tử Cảnh Tịch, được hoàng thượng nhất mực kính trọng. Thái phó không cần đại lễ, chỉ tùy tiện chào hoàng thượng, khi nghe hoàng thượng hỏi liền khum người xuống làm một bái lạy, rồi nói: - Bẩm hoàng thượng, thầy trò thần đang bàn luận về nhân trí, cách dùng người theo nhân và trí, thần thấy sau trận thụ thương kia thái tử có vẻ thông minh hơn một chút. - Thật sao? - Hoàng thượng nhướn mày hỏi. - Dạ bẩm, thật. Hoàng thượng thương yêu hôn vào má Cảnh Tịch một cái, Cảnh Tịch thất kinh, mặt trở nên tái mét. Đó giờ chỉ nữ nhân hôn nàng, nam nhân... Có lẽ hoàng thượng là người đầu tiên. - Sao sắc mặt hoàng nhi tệ vậy? Hôm nay trẫm cho phép về sớm, Nhược Vân, Nhược Thủy, mau dẫn thái tử về Phù Dung cung. Cảnh Tịch vội vàng tuột xuống khỏi vòng tay của phụ thân, chấp hai tay trước ngực rồi bái một bái. - Thưa phụ hoàng, nhi thần muốn đổi tên điện của mình, Phù Dung cung thật là ẻo lả quá. - Hoàng nhi muốn đổi tên như thế nào? - Bàng Thế điện. - Được! Hay lắm, rất có khí thế. Tiểu Cảnh Tịch nói, theo như nàng biết Cảnh Tịch sẽ sống ở nơi tên gọi là Bàng Thế điện chứ không phải Phù Dung cung. Năm nàng ấy tám tuổi liền danh chấn thiên hạ, người dân một lòng mong chờ ngày Cảnh Tịch lên ngôi, năm tám tuổi có nha hoàn thông phòng Ngải Lệ Tư Hoắc Đốn - người không kém phần long trọng trong hậu cung.
|
Chương 3: Bên Bờ Hoàng Hà Mùa thu, sau tiết nghỉ vào mùa hạ nóng đỉnh điểm thì mọi người đã tiếp tục vào guồng quay của mình, Tiểu Cảnh Tịch đã ở đây khoảng sáu tháng. Không dài không ngắn nhưng đủ khiến Cảnh Tịch thấy buồn bã, làm sao có thể không buồn được khi một người phong lưu như nàng phải ở nơi quy tắc bó buộc, không có wifi không di động, suốt ngày lại phải học học học, nàng đã học khi ở hiện đại, học những mười sáu năm rồi. Trời ạ, Cảnh Tịch thật muốn khóc, bây giờ phải học lại từ đầu. Khi ở thời hiện đại nàng tuần nào cũng kiếm các cô gái xinh đẹp để tán tỉnh, chọc cho Nhan Linh tức. Nay nhìn các cô gái đi qua đi lại mà lại không có cơ hội ve vãn, thật buồn. Thời cổ đại không có nước hoa nhưng các cô nương ở đây đều như được ướp hương, người mang mùi hoa nhài, người mang mùi hoa tường vi, thực giết người. Cảnh Tịch nhìn sang Nhược Vân Nhược Thủy, trời ạ, hai nàng mới có mười tuổi, cơ thể phát dục còn chưa hết. Cảnh Tịch nhàm chán bĩu môi, các cô nương xinh đẹp ơi, ta muốn quay về thời hiện đại. - Thái tử gia, hôm nay hoàng thượng cho triệu. - Có chuyện gì sao? Cảnh Tịch buông quyển tiểu thuyết diễm tình mà nàng kiếm được xuống, nhìn Nhược Vân như muốn tìm ra câu trả lời. Mất nửa ngày nha hoàn ấy mới chậm rãi nói: - Phải ạ, hoàng thượng muốn gọi người đến thỉnh an hoàng thái hậu từ Phật An điện mới về. Khi Cảnh Tịch đi không biết là hoàng thượng đang nghị luận với các thượng quan, vừa vặn thỉnh an khi có các quan trị thủy, nàng định quay đầu về liền nghe phụ thân gọi vào. Cảnh Tịch giả vờ như không có gì đi vào, đứng bên phải phụ thân mình. - Bẩm hoàng thượng, đê điều dù có được đắp lên cao vẫn như ác thú muốn sổng chuồng, đe dọa ngập lụt bất cứ lúc nào. Mũ quan đập đầu xuống đất, kêu lên vài tiếng ai oán. - Bẩm hoàng thượng, sau mùa xuân sẽ có mưa, lúc đó e là mùa màng sẽ mất trắng, nạn dân sẽ tăng. Hoàng thượng... Cảnh Tịch thấy phụ thân mình nhăn trán lại, trước giờ, từ khi nàng gặp ngài bao giờ cũng là nụ cười từ ái dành cho nàng, dáng vẻ ưu sầu này thật sự không hợp với ngài. Trên bàn là hình ảnh mô phỏng sông Hoàng Hà, hệ thống đê điều vẫn thô sơ, nước dâng đất chặn, nguy cơ lũ lụt lúc nào cũng có thể xảy ra. Vấn đề trị thủy không những là nỗi lo của Trung Hoa xưa mà còn là nỗi lo của Trung Hoa hiện đại, Cảnh Tịch chật vật leo lên đùi phụ thân mình, lấy chiếc cọc vốn cắm trên mô hình mô tả sông ngòi Hoàng Hà thô sơ, kéo một đường từ sông Hoàng Hà dẫn ra ngoài. - Cho người đào nhiều lối dẫn nước, lối dẫn ra biển, dẫn ra ruộng, đào sâu lên một chút. Chúng ta không tích nước mà khai thông, như thế sẽ không vỡ đê. Nếu có gì sai xin phụ hoàng thứ tội, ngu nhi chỉ muốn giúp người một tay. Hoàng thượng như khai thông được cái gì đó rất hay, vội vã đứng lên báo hại Tiểu Cảnh Tịch té xuống sàn. Ông vỗ tay một cái, nói: - Mau, cho người làm theo lời thái tử. Quan thần ở đó tấm tắc khen hay, khen tài, mấy chốc truyền đi khắp cả nước là nữ thái tử của nước họ là một người thông minh tài giỏi. Sự việc càng khiến cho những người có dã tâm mưu quyền đoạt vị hốt hải. Nhưng đối với Cảnh Tịch, đây cũng chỉ là lời nói suông miệng, kết quả tuỳ hên xui may rủi, ngay cả nàng còn không chắc. - Tịch Nhi, đi theo phụ hoàng, ban nãy phụ hoàng gọi con là để cho con chọn lễ vật từ phiên ban. - Vâng ạ. Cảnh Tịch được chọn quà thì có gì hay, thứ nàng muốn là iphone ipad, là snack chứ không phải hoa quế cao, mấy vật phát sáng vô dụng. Nàng đứng trong một căn phòng thật long lanh chói mắt, phụ vương nàng hào hứng đem những vật dụng kia cho nàng, một số mang về cho mẫu hậu. Cảnh Tịch nhìn sang thì thấy một thiếu nữ tóc vàng nhạt, mắt nâu sáng, người nước ngoài. - Phụ thân, nàng ấy là ai? - À, là nữ nhân phụ hoàng nhặt được trên chiến trường. Định là đem về làm nha hoàn, hoàng nhi hứng thú nàng ta à? Người con gái đó rất đẹp, nét đẹp của một người phụ nữ phương tây ấy thật lạ lẫm trong các nữ nhân ở Cảnh Khang. Làm nàng nhớ đến các cô nương phương Tây hoang dã trên giường trước kia, nghĩ liền có chút xịt máu mũi. - Dạ vâng, con có thể lập nàng thành thứ phi không? Hoàng thượng đang cầm viên dạ minh châu suýt chút rớt xuống đất, ngài ngạc nhiên hỏi: - Con muốn nữ nhân? Không sủng nam sủng sao? - Phụ thân, con muốn nàng. Cảnh Tịch nâng mặt nữ nhân kia lên, ngắm nghía qua lại như đang ngắm bảo vật. Vậy là những gì nàng nhớ về nữ vương Cảnh Tịch xảy ra y hệt, tài giỏi, hoang dâm từ nhỏ, dù sao dòng chảy lịch sử vẫn vậy, nàng ngại gì mà không phóng túng. - Được, theo ý hoàng nhi, nhưng chỉ là nha hoàn thông phòng. Giống ngoại lai này không xứng.. Trong lòng nàng thầm nghĩ, dung túng ra được một nữ nhi như vậy hẳn là hoàng thượng đã phải bỏ nhiều lễ nghi quy tắc, cảm thấy vị phụ thân này thật thương mình. Nàng là nữ vương đầu tiên, trị vì được mười tám năm liền tạ thế, nói thử xem, Cảnh Tịch chết năm ba mươi hai tuổi, bao nhiêu thú vui còn chưa hưởng hết. Nàng liền hảo hảo sống như nàng muốn, tránh phải hối tiếc. - What's your name? - Alice Holden, 16. Nàng hỏi, người kia đôi mắt lúng liếng nhìn nàng, trả lời. - Ngươi không cần phải nói tiếng anh, ta biết tiếng hán. Ngải Lệ Tư Hoắc Đốn là tên phiên âm của ta. - Khỏi nói ta cũng biết! - Cảnh Tịch hất hàm. Năm Cảnh Khang thứ 28, trong nước lưu truyền các giai thoại về nữ thái tử Cảnh Tịch. Hầu như là nói nàng tài giỏi và đức độ thế nào, còn lại thì chê bai nàng ham nữ sắc từ nhỏ. Ấy vậy mà Cảnh Tịch vẫn chẳng nói gì, sáng đi học, tối về ôm nữ nhân trơn mềm như ngọc. - Từ cổ chí kim, nay mới xuất hiện một người như thế! - Phải, thái tử thật sự rất tài giỏi, năm nay đã không lo lũ lụt, không lo sơ tán rồi. - Phải phải, thật sự rất tài. Trà dư tửu hậu, mọi người tôn vinh thái tử ngày càng nhiều.
|