Diary in Grey Tower
|
|
– Chương thứ ba mươi lăm – Cuộc chiến tranh của Đức Quốc xã càn quét khắp châu Âu, một gia đình Do Thái chạy trốn sang Hoa Kỳ để lại cả căn nhà nhỏ bé và đống đồ đạc cũ nát. Edgar cạy cửa, chúng tôi lẻn vào trong. Trên bàn trà trong phòng khách là bộ đồ trà không kịp gói ghém mang theo, cái ấm mẻ vòi lớp bụi dày bao phủ. Một bức ảnh gia đình treo trên lò sưởi, trong ảnh là đôi vợ chồng trẻ, một bé gái chừng năm sáu tuổi nằm trong lòng bọn họ. Đứa bé kế thừa gương mặt Do Thái điển hình, mũi cao, tóc đen quăn, đôi môi dày đỏ thắm như trái anh đào. Cũng gần gần tuổi tôi ngày phải xa cha mẹ. Lúc bị Edgar đẩy qua phòng ngủ sang phòng khách tôi lén nhìn lại bức ảnh, thầm cảm thán thật là một gia đình hoàn hảo. Người yêu và người được yêu ở bên nhau, họ sẽ mãi mãi hạnh phúc. Edgar bảo tôi ngồi xuống sô-pha, cậu ta có vẻ rất bình tĩnh, giống như đây là một kết cục đương nhiên. Lát sau, có tiếng gõ cửa, cậu ta đứng chặn cửa trao đổi với người tới mấy câu rồi nghiêng người cho vị khách bước vào: “Đây là Alan.” Cậu ta quay lại cười như an ủi tôi: “Đừng sợ, Alan, sẽ ổn ngay thôi.” Gã bác sĩ đội mũ mềm rộng vành màu cọ, che khuất cả mặt. Gã ta đặt hòm thuốc xuống, lúc ngẩng lên thấy tôi hình như gã chợt khựng lại. Gã bước nhanh tới, cúi xuống nhìn tôi rồi trách Edgar: “Không xong rồi. Anh cứ nhốt thế này cậu ta chết mất.” Chưa bao giờ tim tôi đập vội như thế. Không có kệ tủ chỉn chu như trong phòng thí nghiệm, ống thủy tinh và kim tiêm bị bày trên bàn trà, dung dịch cuối cùng điều chế ra trong suốt như nước. Edgar xắn tay áo tôi lên rồi ngồi xuống cạnh tôi, một tay ôm chặt tôi, tay kia bưng kín mắt tôi. Cậu ta nói: “Bắt đầu được rồi.” Khi kim tiêm đâm vào tĩnh mạch, cánh tay Edgar ôm tôi đột nhiên siết chặt lại. Tôi cảm thấy có gì đó ướt ướt rơi trên vai mình, tôi tưởng rằng cậu ta khóc, nhưng giọng cậu ta vang lên vẫn thật bình thản. Cậu ta hôn cổ tôi, thì thầm: “Alan, sẽ qua ngay thôi…” Khi đó thay vì đau đớn, tôi chỉ thấy hồi hộp. Tôi không biết chất lỏng bị tiêm vào người mình là cái gì hay nó sẽ để lại hậu quả ra sao. Tôi chỉ tin người đang tiêm cho mình, khoảnh khắc nhìn thấy anh ta tôi mừng rỡ đến mức trái tim suýt bắn khỏi lồng ngực. Arnold cũng an ủi tôi: “Yên tâm, không sao cả, sẽ ổn ngay thôi.” Edgar vẫn bịt mắt tôi nên tôi không nhìn thấy vẻ mặt anh ta, nhưng tôi có thể tưởng tượng được cặp mắt hẹp dài đó đang híp lại bên dưới vành mũ mềm. Arnold xuất hiện tức là có hy vọng. Có lẽ Andemund của tôi đang ở ngay gần đây, âm thầm kiểm soát mọi chuyện. Tôi sẽ sống sót, sống đến khi chiến tranh chấm dứt, tỉnh táo, hạnh phúc, và sống sót. Tôi phải tin tưởng Andemund, anh ấy sẽ chấm dứt tất cả nỗi thống khổ này. Sau này tôi có hỏi Arnold rốt cuộc lúc đó anh ta tiêm cái gì cho tôi. Gã bác sĩ tâm lý đắc ý ngả người trên sô-pha, ghếch chân lên: “Nước muối sinh lý. Bé Alan ơi, trông cậu lúc ấy thảm cực kì, thuốc ngủ tôi cũng đâu có dám xài.” Rốt cuộc Edgar buông tôi ra, thọc tay vào túi cầm súng, Arnold biết điều giơ hai tay lên, quay lưng chậm rãi đi ra ngoài. Một giây trước khi bước đến cửa, anh ta đột ngột quay lại, giơ súng lên. Cùng lúc, Edgar cũng giơ súng. Nhưng nòng súng của cậu ta chĩa vào tôi. “Bỏ súng xuống, nếu không tao giết Alan.” Arnold nói: “Nếu thật sự muốn giết Alan Castor, mày đã chẳng tự dồn mình đến nước bị chính tổ chức của mình truy sát, không đúng sao?” Edgar im lặng. Nhưng cậu ta không hạ súng xuống. “Tao sẽ giết Alan, rồi tự sát.” cậu ta nói, rồi lại nghiêng đầu sang hỏi tôi một cách bướng bỉnh: “Alan, cậu không sợ bị bắn, đúng không?” Tôi nhìn cậu ta chằm chằm: “Cậu điên rồi.” Edgar rất hiếm khi phủ nhận những gì tôi nói, lần này cậu ta cũng gật đầu tán thành: “Phải rồi, hầu hết họa sĩ thiên tài đều điên.” Đoạn cậu ta hung hãn quay sang Arnold: “Tao điên đấy! Nếu Alan còn giá trị với cục tình báo của chúng mày thì bỏ súng xuống, cút ngay!” Giằng co chừng nửa giờ, rốt cuộc Arnold nhún vai, lùi bước ra khỏi phòng. Trước khi đi anh ta còn phác một cử chỉ tỏ ý trấn an tôi và quay sang nói với Edgar: “Hilsenrath, mày nên nhìn ra cửa sổ đi.” Edgar men đến cửa, dùng súng thúc tôi lên lầu hai. Lúc thường không ai đụng đến tầng trên, giờ mỗi bước chân chúng tôi đều giũ lên đầy những bụi. Cậu ta mở cửa sổ, âm trầm nhìn ra ngoài rồi túm tay tôi lôi lại cạnh mình, thô bạo như muốn vặn gãy cổ tay tôi. “Alan, ngay từ đầu cậu đã biết thằng bác sĩ ấy là người của Andemund Garcia đúng không?!” “Phải.” tôi đáp: “Vì tôi không muốn mình thành đồ ngu ngốc. Andemund đợi tôi trở về, cục tình báo còn cần đến tôi, tôi còn muốn sống sót.” Edgar xô tôi vào bậu cửa, dí súng vào thái dương tôi. Tôi thấy ngã tư dưới đường đã dàn đầy lính. Họ bao vây cả tòa nhà, ai nấy đều được trang bị đầy đủ với súng tiểu liên trên tay. Tôi thấy cả Andemund. Anh ấy vẫn mặc quân trang thẳng thớm màu xanh sẫm, đứng tách biệt hẳn khỏi vòng vây người, mà vẫn thanh tú ưa nhìn như thế. Peter theo sau ảnh. Arnold đứng cạnh báo cáo tình hình, nhưng dường như anh ấy không hề nghe. Luồng mắt chúng tôi chạm nhau. Tôi thấy môi anh ấy mấp máy như muốn nói với tôi điều gì, nhưng cuối cùng ảnh chỉ lắc đầu và chăm chú dõi mắt nhìn tôi. Chà, thật tốt. Khoảnh khắc ấy khoảng trời ảm đạm trong tâm trí tôi chợt bừng sáng, tôi lại thấy Andemund, Arnold và cả các đồng nghiệp của mình. Họ đều đứng tắm mình giữa ánh dương, bình yên và tươi sáng. Andemund yêu cầu đàm phán. Nhưng không có đàm phán. Tôi không dám chắc trận giằng co cân não ấy đã kéo dài bao lâu, chỉ biết Edgar đột ngột thở dài não nề. Cậu ta buông thõng khẩu súng, vòng tay ôm siết thắt lưng tôi, nói: “Alan, tôi thua vì vĩnh viễn không đủ nhẫn tâm với cậu.” Rất lâu rồi Edgar không ôm tôi dịu dàng như thế. Một giây lúc ấy, cậu ấy như trở lại là gã thanh niên cổ lỗ kiểu cách ngày nào ở Cambridge. Cậu ấy nói: “Alan, tôi thích đôi mắt màu lam xám của cậu, chúng khiến tôi nhớ đến bầu trời nước Anh yên ả… Tôi luôn hy vọng rằng khi chiến tranh kết thúc, chúng ta sẽ cùng đi ngao du. Dù cậu không nhớ mình là ai, không nhớ tôi là ai, thậm chí không làm được một phép tính đơn giản tôi cũng muốn đưa cậu đi… đến những nơi chúng ta từng mơ mà chưa có cơ hội đến… chân núi Alps, bình nguyên Nga đầy hướng dương rực rỡ, rồi vườn nho bên bờ sông Rhine… tôi sẽ lại vẽ cậu.” Tôi không biết phải nói gì. Nhưng tôi vẫn nói, dù gần như không thể thành lời: “Nếu cậu không phải người Đức, nếu không có chiến tranh… có lẽ kết cục sẽ khác.” Edgar bưng hai má tôi, hôn tôi. Nụ hôn dài mê mải, không mang chút nào hơi thở thô bạo cưỡng đoạt như trước. Rốt cuộc cậu ấy buông tôi ra, chỉ về phía cầu thang, nói: “Đi đi, Alan.” Tôi chậm chạp lê bước xuống lầu, đột nhiên cậu ấy lao theo rồi dừng lại trước bậc trên cùng, vẫy tay với tôi qua màn tro bụi mịt mùng. Nụ cười thật ôn hòa, hai mắt lấp lánh, dường như Edgar vẫn luôn là chàng thanh niên điển trai Cambridge ngày nào. “Alan, nên tránh xa Andemund một chút. Đồng tính luyến ái là phạm pháp.” Thế này thật giống những lần chúng tôi chia tay nhau trước cổng thư viện ngày xưa, vẫy tay, nói vài câu bông lơn rồi mỗi người một đường, hôm sau gặp lại. Tôi bước ra khỏi căn nhà đã giam cầm mình bao lâu, một lần nữa trở về dưới ánh mặt trời. Andemund đứng cách đó không xa. Anh ấy vội vã chạy lại phía tôi. Tiếng động cơ máy bay dội xuống đầu chúng tôi, loa báo động không kích đột nhiên rú vang khắp quảng trường. Mặt đất chấn động, luồng khí nóng bỏng từ đâu ập tới. Có người gào lên: “Máy bay Đức! Máy bay Đức đến! Bom!!!” Lại có tiếng nổ đinh tai nhức óc rất gần đó, Andemund lao đến xô tôi ngã xoài xuống đất, ảnh gầm lên: “Đừng cử động!” Bom dội hàng trận liên tục, đàn bà gào khóc, đàn ông chửi bới, rên xiết cầu cứu. Chỉ vài phút trước khi mặt trời lặn khu quảng trường đã thành đống đổ nát tan hoang, kể cả nơi Edgar đang ở. Trái bom đầu tiên thả xuống chính chỗ đó, lửa nhanh chóng bùng lên, thiêu rụi tòa nhà.
– Chương thứ ba mươi sáu – Tôi không còn thấy Edgar nữa. Bộ lễ phục đen cậu ấy mặc đưa tiễn tôi rốt cuộc lại trở thành đồ tang của chính cậu ấy. Người ta đã thận trọng xới tung đống tàn tích nhưng không tìm thấy thi thể Edgar, đơn vị trực gác báo cáo với Andemund họ không thấy kẻ nào thoát ra khỏi tòa nhà. Rốt cuộc cục tình báo nhận định rằng “Ưng Non” đã chết, đó là chuyện của một bản cáo dài lê thê. Nhưng tôi linh cảm cậu ấy còn sống. Edgar có thói quen cất giữ tranh của mình trong một chiếc hộp sắt tây nhỏ có khóa và luôn mang theo người mỗi lần chuyển chỗ ở. Hầu hết số tranh ấy là vẽ chúng tôi, như cảnh cậu ta ôm tôi từ sau lưng, tiến vào cơ thể tôi, tôi bật ngửa đầu, trân mình thống khổ, luôn là lúc xẩm tối, ánh nắng chiều xuyên qua kính cửa sổ, phủ lên khăn trải giường lớp áo vàng cũ kĩ. Đầu giường có những bông cúc non xanh tím cậu ấy mang về. Những ngày giam cầm tôi, mỗi khi ra ngoài cậu ấy thường đem về vài món quà nhỏ, có khi là một chùm hoa dại, hay một bọc kẹo cho tôi. Những bức tranh ấy có bức là thật, cũng có bức chỉ vẽ từ trí tưởng tượng của cậu ấy. Cậu ấy luôn nâng niu đặt chúng vào hộp, rồi cười nói với tôi, cái hộp sắt tây này chứa hạnh phúc của cậu ấy. Tôi lật coi báo cáo hiện trường cấp dưới trình cho Andemund, phần cuối đính kèm danh sách đồ vật rất dài. Có rất nhiều thứ, họ không bỏ sót thứ gì cả, kể từ cái bàn ăn bị cháy không còn ra hình thù, chiếc bút máy moi ra được từ kẽ nứt tường đến tàn tích của cái đèn chùm nóng chảy méo mó. Nhưng tôi không tìm thấy dòng nào nói đến cái hộp sắt tây nọ. Nó biến mất. Như thể Edgar đã mang theo nó rời khỏi thế giới này. Trước chiến tranh, chính phủ từng phát động dân thành thị London đào hầm trú ẩn trong khuôn viên nhà để tránh không kích của Đức Quốc xã. Tôi không biết đôi vợ chồng Do Thái ấy có làm vậy không, cũng không biết nếu đường hầm ấy tồn tại thì lối vào ở đâu hay nó dẫn đến nơi nào. Dù sao đó cũng chỉ là phỏng đoán của riêng tôi. Vì kể từ ngày đó cái tên Ưng Non đã hoàn toàn biến mất khỏi mọi cuộc trao đổi thông tin của tình báo Berlin. Andemund nói với tôi rằng Edgar đã chết. Anh ấy ghì lấy tôi, dịu dàng nói: “Alan, cậu ta chết thật rồi. Không ai có thể sống sót sau trận oanh tạc và hỏa hoạn như thế. Lính của anh đã kiểm tra rất cẩn thận, không hề có hầm trú ẩn. Em đang tự dối mình đấy.” Một thời gian dài sau đó tôi không được về trang trại Plymton. Arnold nói để ngăn cản tôi bỏ trốn, Edgar đã cho rất nhiều thuốc giãn cơ vào thức ăn của tôi, sử dụng loại thuốc ấy trong thời gian dài cực kỳ hại người. Anh ta lập bệnh án cho tôi, bắt tôi nghỉ ngơi ít lâu. Vậy nên tôi ở lại biệt thự của Andemund, chẳng làm gì cả, mỗi sáng dậy ngồi cạnh cửa sổ đọc sách, nghe radio, ngủ. Không kích vẫn tiếp diễn, bom dội hàng ngày xuống quảng trường cách đó không xa. Andemund bảo tôi đừng lo lắng, ở đây an toàn. Tôi không biết vì sao ảnh nói vậy, nhưng thực sự cho đến khi chiến tranh chấm dứt, quảng trường gần đây chỉ còn là bãi hoang tàn ngổn ngang, mà riêng chỗ chúng tôi vẫn bình an vô sự. Hầu hết thời gian Andemund không ở đây, chỉ cuối tuần ảnh mới trở lại. Chỉ cần nghe tiếng ổ khóa lách cách rồi cửa kẹt kẹt mở là tôi phi xuống lầu, đứng ngả ngớn cạnh cái bình hoa kiểng trong phòng khách bằng tư thế (tôi cho là) ngầu nhất và đá lông nheo đón ảnh: “Cưng nè, em thấy khỏe cực kì luôn, thôi mình về Plymton được rồi nhỉ.” Ảnh đưa mắt nhìn từ đầu đến chân tôi rồi kiên định khóa cửa lại: “À, vậy để anh thử xem.” Sau đó ảnh ném tôi lên giường, “thử” bằng các kiểu tư thế. Cuối cùng ảnh sẽ nhận xét tỉnh rụi: “Cưng à, em rên rỉ còn yếu hơn trước, nghỉ thêm một thời gian nữa đi. Phòng 1 còn có anh.” Andemund không hề hỏi chuyện gì đã xảy ra giữa tôi và Edgar suốt thời gian đó, tôi cũng chưa từng kể với anh ấy. Tôi nghĩ anh ấy biết, nhưng không thể trách cứ. Chỉ là từ khi tôi trở về mỗi lần làm tình anh ấy đều đặc biệt cuồng dại, chúng tôi làm rất lâu, trong mọi tư thế. Dù tôi rên lên đau đớn, anh ấy cũng không dừng lại, chỉ hết sức dịu dàng hôn lưng tôi, để rồi lại càng bạo liệt hơn. Bao giờ tôi cũng bị giày vò đến chết đi sống lại, cổ họng khản đặc. Mỗi lần bị đẩy ngã trên bậu cửa sổ tôi hầu như đứng không vững, đầu gối run bần bật, hoàn toàn phải dựa vào bàn tay anh ấy đỡ dưới thắt lưng. Sau mọi chuyện anh ấy sẽ cúi xuống hôn tôi, nói: “Alan, em xem em rên rỉ cũng nhỏ đi rồi, nghỉ thêm ít lâu thôi.” Một thời gian ngắn sau tôi lại đòi về làm việc, sự việc lại tái diễn y hệt như vậy. Chưa bao giờ ảnh chủ động nhắc đến Edgar, tôi thì hỏi rất nhiều lần, bao giờ ảnh cũng nói: “Ưng Non chết rồi, Alan. Em đừng nghĩ nữa, ai chẳng phải chết, phải không?” Qua mùa hoa oải hương tháng chín, Arnold đến thăm tôi. Anh ta ngồi trên chiếc sô-pha vải bông thêu hoa vụn của Andemund, vừa hút thuốc vừa kiểm tra cho tôi. Gã bác sĩ tâm lý cảm thán: “Tự nhiên lại thấy bồ cũ của mình trong nhà người khác.” Tôi cũng rất chi cảm thán tháng ngày bên nhau với anh ta, vậy là thử hỏi: “Chứ anh với bé hôm trước thế nào rồi?” Anh ta rầu rĩ rít một hơi thuốc: “Bỏ rồi.” “Lại có bồ mới hở?” “Không có.” Anh ta nghe tim và mạch cho tôi, rồi thử phản xạ chân tay: “Hồi phục khá đấy. Chà chà, bé Alan này, lần nào cậu cũng để mình thê thảm quá. Bữa thấy cậu ở chỗ Ưng Non tôi cứ nghĩ cậu tiêu rồi.” Anh ta nằm dài ra sô-pha, vắt chéo chân, có vẻ rất thảnh thơi: “Alan, còn nhớ hồi trước tôi bảo tháng chính mình ra hồ ngắm oải hương không?” “Sắp tháng mười rồi, giờ chắc họ gặt hết rồi. Sang năm đi không?” Anh ta nheo mắt: “Ờ.” Trước khi ra về, Arnold có vẻ trù trừ muốn nói gì đó. Rốt cuộc anh ta hỏi tôi: “Alan, cậu hỏi ngài Garcia chưa?” “Hỏi gì?” “Cậu không biết thật hay giả vờ không biết?” Tôi không dám nhìn thẳng vào anh ta nữa. Arnold ôm ghì lấy tôi, nói bằng giọng thật dịu dàng: “Đi nói chuyện với ngài Garcia đi. Lúc này còn tránh né được, nhưng cậu có tránh được cả đời không? À thì tất nhiên, bé yêu ạ, hai người mà thôi nhau được thì quá hay.” Đầu tháng mười, tôi về trang trại Plymton. Andemund làm việc ở gác đỏ, Peter đứng khoanh tay dựa tường ngoài hành lang, thấy tôi liền mở cửa giùm. Phòng toàn mùi cà phê đen. Tôi đi vào, bỏ thêm đường sữa vào tách cà phê của ảnh. “Cưng à, uống thế này hoài hư dạ dày mất.” Andemund cười mệt mỏi, ảnh ngả người ra ghế, tách hai chân ra: “Anh mệt quá, Alan, lại đây ngồi.” Tôi đóng cửa ban công lại, bước tới ngồi lên đùi ảnh, hôn phần xương quai xanh lộ trên cổ áo sơ-mi phanh hở của ảnh: “Em yêu anh.” Ảnh khẽ khép đôi mắt đẹp như đá mắt mèo, vòng tay ôm ngang eo tôi, bắt đầu cởi thắt lưng tôi: “Ừ, Alan, anh cũng yêu em.” Vẫn nhắm mắt, ảnh nhận hai cuộc điện thoại, tay kia thì luồn vào quần dài tôi. Tôi gác cằm lên hõm vai ảnh, kiên nhẫn đợi ảnh cúp máy rồi mới ghé tai ảnh thì thầm: “Cưng à, nếu phải chọn giữa em và cục tình báo, anh sẽ chọn bên nào?” Anh ấy trả lời gần như ngay lập tức: “Em.” “Nói dối.” tôi nói: “Thư từ ra vào trang trại Plymton đều bị kiểm tra. Thật ra anh đã biết Edgar viết thư cho em bằng giấy viết thư hết hạn của không quân Hoàng gia từ bao giờ hả?” Tôi nâng cằm ảnh lên: “Cưng ơi, trước khi để em đi, anh không hề nghĩ Edgar sẽ thực sự giết em sao?” Tôi cảm giác được toàn thân Andemund sượng cứng lại. Ảnh chậm rãi mở mắt, rút hẳn thắt lưng của tôi vứt xuống sàn rồi bế tôi ngồi lên bàn làm việc: “Cưng à, em đang nói gì vậy?” “Em đang nghĩ, rốt cuộc anh đã biết Edgar là Ưng Non từ bao giờ?” Andemund không trả lời tôi. Làm như thể không hề nghe thấy tôi nói gì, anh ấy bất thần đẩy tôi ngã xoài ra bàn, thô bạo giật tung áo sơ-mi của tôi. Lưng tôi tì trên mặt bàn cứng đau buốt, tôi kêu lên bảo anh ấy ngừng lại, nhưng vô ích. Ảnh hôn tôi, hôn đến khi cổ họng tôi tắt ngấm không phát ra được tiếng nào nữa rồi thúc gối đẩy mở hai chân tôi, trườn xuống hôn mé trong đùi tôi, khiến tôi bỏ cuộc vô phương chống cự vì khoái cảm. Sau này tôi còn trải qua những cuộc “chất vấn” như thế vô số lần, lần nào cũng kết thúc bằng sự im lặng của Andemund và làm tình. Anh ấy vĩnh viễn không trả lời tôi, chỉ kịch liệt xâm phạm để tôi không còn tâm trí lẫn sức lực gạn hỏi anh ấy nữa. Bằng tia lý trí cuối cùng sót lại trước khi bị nhấn chìm trong bể khoái lạc, tôi thường bi thương nhớ lại cảnh tượng ngắn ngủi khi mình xin nghỉ để về Cambridge với Edgar. Tôi nói tôi sẽ gặp Edgar, Andemund cười bảo để anh lái xe đưa em đi. Tôi bảo không cần. Ảnh hôn tôi, và chỉ có thế. Lúc tôi được giải cứu, lính đeo súng vây kín căn nhà, Andemund đứng giữa bọn họ sừng sững như thần chết. Ban đầu tôi cho là họ tới cứu tôi, sau này mới hiểu rằng họ đến để đảm bảo Ưng Non phải chết. Mọi chuyện ngay từ đầu đã là một cái bẫy, Andemund bình thản nhìn tôi nhảy vào, rồi lôi tôi thoát ra ngay trước khi tôi bị đẩy đến giới hạn cuối cùng. Anh ấy thông qua tôi để giám sát Edgar rồi thâu tóm cả mạng lưới gián điệp Đức có liên hệ với cậu ta. Nghĩ lại những ngày trốn chạy của chúng tôi sao mà an toàn, bọn mật vụ Đức luôn bám riết lấy Edgar như chó săn đột nhiên bốc hơi như chưa từng tồn tại. Đầu tiên tôi nghĩ thật là may mắn, giờ mới vỡ lẽ chúng chắc hẳn đã bị Andemund xử lý cả rồi. Tôi hiểu Andemund, anh ấy buộc phải xóa sổ Ưng Non, cơ sở tình báo của Berlin giữa lòng London, phá hủy mạng lưới thông tin của Đức Quốc xã. Nhưng tôi chỉ hy vọng trước tất cả ảnh đã cho tôi một chút ám chỉ, một chút thôi, thậm chí chỉ cần một câu “Alan, đi đường cẩn thận”. Tôi bắt đầu ép mình không nghĩ đến chuyện này nữa để chú tâm vào giải mã. Tôi đặt loại mã bề ngoài rất giống “Mê” nhưng máy giải mã không thể giải được làm cái đích. Bởi vì đến nay phòng 1 đã thu được đến ba đoạn tin sử dụng thứ mã đó. Mùa thu đến trong hơi thở chiến tranh, những phiến lá ngô đồng to bản bắt đầu lơ đãng rơi trên đường phố London. Cuối cùng tôi cũng giải được mật mã đó. Đó là một loại mã hoàn toàn thủ công, bởi vậy máy móc không thể phân tích được nó. Tôi giải được cũng chỉ nhờ trùng hợp. Sau nhiều buổi ngồi mò khóa mã lê thê, một bữa tôi ngán ngẩm thử luôn ngày sinh của mình. Văn bản xuất hiện cực kỳ ngắn, chỉ vỏn vẹn hai từ và một dấu chấm câu. Alan Castor?
|
– Chương thứ ba mươi bảy – Tôi lật đi lật lại bản dịch nhưng không phát hiện ra sai sót nào, đó chính xác là tên tôi. Đoạn tin này được gửi đi từ khoảng đầu tháng bảy, trước khi cuộc không chiến ở Anh bắt đầu. Tôi liên tục tự hỏi, là ai, ai muốn liên lạc với tôi, và với mục đích gì. Tác giả của đoạn tin này biết rõ ít nhất ba điều. Một: tôi là Alan Castor. Hai: ngày sinh của tôi. Ba: tôi ở phòng 1 trang trại Plymton, phụ trách giải mã “Mê”. Vì thế mà ông ta (bà ta?) mới cố tình thiết kế mật mã có dạng hết sức tương đồng với “Mê”, để cuối cùng nó đến được văn phòng của tôi. Phương pháp mã hóa phức tạp đến không tưởng, vậy mà khóa mã rốt cuộc chỉ là một hàng số đơn giản – sinh nhật tôi, điều đó đủ để chắc chắn người giải được nó chỉ có thể là tôi. Quan trọng hơn nữa chính là nội dung đoạn tin đó: Alan Castor? Tôi không rõ đây là một thử thách, hay là một lời chào hỏi. Tôi thử giải nốt hai đoạn tin còn lại. Kết quả thực sự kinh hoàng. Một cái chúng tôi chặn được ngày hai bảy tháng chín: Ba ngày nữa, chuyển đổi kế hoạch không kích ban ngày thành không kích đêm. Tôi nhớ rõ khi đó, bắt đầu từ mùng một tháng mười, ban ngày máy bay Đức đột ngột giảm tần suất tấn công, hầu hết chúng chỉ xuất hiện lúc xẩm tối hoặc đêm khuya, thả một đợt bom rồi vội vã trở về căn cứ. Đoạn tin thứ hai là một tuần sau đó: Mở rộng phạm vi không kích ra ngoài London. Ngày thứ tư sau khi chặn được tin này, Birmingham và Liverpool bị máy bay Đức tập kích giữa đêm, thành phố chìm trong biển lửa. Trang giấy nháp mỏng manh chi chít mực đen bị ánh nắng thu xuyên thấu như trong suốt. Tôi bắt đầu tự hỏi không biết có nên đưa cho Andemund xem không. Vậy mà Andemund lại đến tìm tôi trước. Bọn tôi lái xe đi hóng gió cuối tuần. Ngoại thành London có nhiều đại lộ rộng thênh thang, hai bên đường cơ man là cây cổ thụ xòe tán, lá cây bị mùa nhuộm thành màu vàng sáng lung linh hay đỏ sậm rực rỡ. Chùm quả nhựa ruồi treo trên hàng rào, nấm bắt đầu chen nhau mọc trong góc ruộng. Chúng tôi đi ngang qua một cánh đồng lúa mạch đang gặt, Andemund dừng xe lại, hỏi tôi: “Alan, em thích nông thôn chứ?” Tôi nhấp nhổm đáp: “Em lớn lên ở Bedford. So với London thì khác gì nông thôn.” Ảnh nghĩ ngợi một lát rồi nghiêm nghị hỏi tiếp: “Quan hệ của em với nhà bác thế nào?” “Tháng nào chẳng gửi tiền cho ổng.” Hình như Andemund đang phân vân điều gì đó, vì những ngón tay xỏ găng trắng của ảnh cứ không ngừng gõ khẽ lên tay lái. “Alan, về nhà bác đợi anh đi.” anh ấy nói: “Giờ vẫn còn kịp.” Tôi kinh ngạc hỏi lại: “Đợi anh là sao? Anh định làm gì?” Andemund chẳng có vẻ gì là muốn trả lời tôi. Cặp mắt màu lục sẫm của ảnh nheo lại, ảnh quay mặt về phía mảnh ruộng đã gặt xong non nửa. Bên này là biển vàng mượt mà trù phú, bên kia lúa gặt chất đống dưới đất, đàn quạ đen cách đó không xa nhớn nhác kêu có vẻ rất thèm thuồng. Một hồi lâu sau, ảnh mới nói: “Edgar yêu em, phải không?” Tôi gật đầu. “Em cũng yêu cậu ta, đúng không?” “Về một nghĩa nào đó… đúng thế.” tôi ngừng lại một chút: “Nhưng chỉ là bạn bè.” Hình như Andemund khẽ thở ra. Ảnh quay lại, híp mắt cười, xoa đầu tôi. “Gần đây cục tình báo sẽ có biến động lớn. C sẽ từ chức. Ông ta lựa chọn đầu hàng thay vì chiến đấu, đó là sai lầm lớn nhất của ông ta. Thực tế ông ta đã phạm quá nhiều sai lầm, không còn thích hợp với vị trí hiện tại ở cục tình báo nữa.” “Ai sẽ lên thay?” “Anh.” Andemund đáp: “Sẽ rất nhanh thôi. Em về quận Bedford đợi anh đi.” Tôi sửng sốt. “Đến bao giờ?” “Đến khi chiến tranh chấm dứt.” “Chà, cưng này, C từ chức thì liên quan gì đến em?” Ngón tay mảnh dài của Andemund khẽ vuốt ve má tôi, lớp vải dệt bao tay mang theo hơi ấm của nắng thu. Cử chỉ của anh ấy sao mà dịu dàng. “Vì em là mối uy hiếp duy nhất với anh. Anh không hy vọng C dùng em để kiểm soát anh.” “Ý anh là C có thể gây khó dễ cho em à?” tôi thật không dám tin: “Ông ta lấy đâu ra cớ…” “Rất nhiều cớ… ví dụ như mẹ em làm việc cho tình báo Đức, bạn tốt nhất thời đại học của em thuộc đảng Quốc xã. Hai người vẫn giữ quan hệ thư từ, thậm chí sau này còn có cả… quan hệ thể xác. Alan, nghe anh này, về nông trại của bác em ở Bedford đi, đợi anh. Chiến tranh kết thúc nhất định anh sẽ đến tìm em.” Xe chúng tôi dừng trên con lộ vùng quê ngoại ô London, ánh dương ấm áp, hai bên đường rợp lá vàng kim. Trên đầu chúng tôi là bầu trời nước Anh xanh biếc thơ mộng. Andemund muốn tôi rời khỏi cơ quan tình báo. “Anh biết cơ mà, dù mẹ em làm việc cho tình báo Berlin nhưng không có nghĩa là em phản quốc.” trong giây lát tôi thấy cơn giận trào lên: “Dù em ngủ với Edgar cũng đâu phải lỗi của em! Mẹ kiếp anh biết tất cả cơ mà!” “Nhưng những lão già ở bồi thẩm đoàn không biết. Nghe lời anh đi, Alan.” Andemund nắm lấy tay tôi, siết thật chặt. Một lúc lâu sau anh ấy mới nói: “Anh yêu em.” “Anh sợ sự có mặt của em sẽ ảnh hưởng đến địa vị của anh ở cục tình báo chứ gì?” “Không, Alan!” Không thể kiềm chế cơn kích động được nữa, tôi vùng đứng dậy, túm cổ áo Andemund. Tôi thấy đau đớn khôn kể, cảm nhận được hai vai mình run rẩy, cả người rung lên bần bật, cuống họng bỏng rát vì gào thét. “Tình yêu ơi, anh đã lợi dụng em bao nhiêu lần? Lần nào em cũng suýt chết! Lena, Edgar… có bao giờ anh nói trước với em một lời không, rồi cuối cùng anh ngang nhiên xuất hiện cứu giúp em. Anh có biết cảm giác bị người bạn thân thiết nhất phản bội ra sao không? Chỉ cần anh ngầm ý trước với em một lời… chỉ cần một câu ‘đi đường cẩn thận’ mà thôi. Em bị nhốt trong cái phòng tối tăm không bao giờ thấy ánh mặt trời ấy, mọi hy vọng của em chỉ còn là một ngày nào đó được gặp lại anh. Chúng ta sẽ hạnh phúc, sẽ yêu nhau vĩnh viễn, phải thế không?” Có một số điều nếu ta không đụng chạm đến, chúng có thể mãi mãi ngủ yên trong đáy lòng ta… nhưng chỉ cần khơi dậy, chúng sẽ lập tức trở thành cơn đại hồng thủy, không bao giờ dằn nén được nữa. Tôi nghe thấy giọng mình lạc đi: “Nhưng rốt cuộc thì sao, em uy hiếp lợi ích của anh, anh bảo em ra đi. Chiến tranh kết thúc anh sẽ ở đâu, ai mà biết được? Phải chứ, anh yêu? Liệu lúc ấy anh còn nhớ đến gã Alan Castor từng theo đuổi anh ư, giáo sư Wilson?” Andemund không phản kháng, ảnh để mặc tôi siết cổ áo ảnh, gào thét vào mặt ảnh. Gương mặt anh ấy vẫn đẹp thanh tú như buổi nào, với hàng mi dài ủ rũ đầy bi thương. Tôi đã gần như mất trí, chỉ biết điên cuồng lay anh ấy. Cuối cùng anh ấy ôm lấy tôi, ôm rất chặt, khiến tôi không cách nào giãy giụa được nữa. Anh ấy nói nhẹ nhàng: “Nếu chiến tranh kết thúc mà anh không thế đến tìm em, nghĩa là anh đã chết. Anh yêu em, Alan.” “Vậy thì để em ở lại. Phòng 1 còn cần em.” tôi cố chấp nói: “Chỉ mình em có thể đối phó với ‘Mê’.” Lại một hồi im lặng, rồi anh ấy đáp: “Được.” Chuyện cứ thế kết thúc ở đó. Tôi bắt đầu phân vân không biết có nên kể chuyện mật mã nọ cho Andemund không. Việc này xem như cơ quan tình báo Berlin muốn liên hệ với tôi, một khi báo cáo lên nó nghiễm nhiên sẽ thành nhược điểm chết người của tôi. Huống hồ trước mắt tin tức chẳng có bao nhiêu, mà cơ bản là chẳng khác gì thông tin phòng 1 đã giải mã được, dù có báo cũng chẳng ích gì. Tôi quyết định chờ thêm một thời gian nữa. Arnold thì rảnh muốn chết. Anh ta bắt đầu siêng mò đến trang trại Plymton hơn, bữa nào cũng mặc blu trắng, sợi dây đồng hồ vàng lòng thòng thò ra từ túi áo ngực, đứng ngả ngớn cạnh bàn làm việc của tôi: “Chu choa, bé Alan ơi, bữa nay vẫn đẹp trai quá đi.” Tôi thật tình cảm ơn anh ta: “Cảm ơn.” Thời gian ấy tinh thần tôi khá tệ, gã bác sĩ tâm lý cũng có vẻ chán đời không kém, bọn tôi thường đứng dựa hàng tường gạch đỏ của trang trại Plymton, vừa vung vẩy chân tán phét vừa đếm máy bay Đức liệng qua đầu. Anh ta ngậm thuốc lá: “Mười hai chiếc, từ trưa đến giờ.” “Hình như mười ba chứ.” tôi nói. Arnold cãi phớt tỉnh: “Mười ba xui xẻo lắm. Tôi bảo mười hai là mười hai.” Tôi hỏi anh ta: “Tôi nhớ trước anh không hút thuốc cơ mà?” “Trước cậu cũng đâu sầu đời thế này.” “Biến đi, đàn ông sành đời mới biết buồn tình chứ bộ.” tôi huých cùi chỏ anh ta: “Chứ anh sao?” “Đàn ông đau khổ hút thuốc trông đẹp trai hơn.” Tôi hỏi lại gã bác sĩ tâm lý: “Anh làm sao mà đau khổ?” Arnold rít một hơi dài, ngẩng đầu lên, lim dim mắt: “Vì trước tôi không đủ chân thành, người tôi yêu bị người ta giật mất rồi.” anh ta quay lại nhìn tôi: “Bé Alan, ôm người ta một cái an ủi đi.” Tôi ôm anh ta một cái, vỗ vỗ lưng anh ta: “Đáng lắm. Anh coi tôi tán Andemund nè, chưa bao giờ lo ra em nào khác đâu.” Gã bác sĩ tâm lý có vẻ rất tổn thương: “Cưng ơi, có lệ quá. Ôm thêm cái nữa đi.” Nghĩ đến Andemund, đột nhiên tôi lại thấy ảm đạm. Arnold kể nhiều về công việc của anh ta. Khéo léo né tránh những vấn đề tối mật, anh ta nói cho tôi nghe gần đây gián điệp Quốc xã bị xử lý ra sao. Nghe nói ngay trước khi bị tiêm bọn họ còn gào lên ‘Đế Quốc muôn năm, ‘Hitler muôn năm’, vậy mà chỉ ít phút sau khi ngấm thuốc họ đã nức nở khóc, không cách nào tỉnh trí được nữa. “Ai cũng có góc yếu đuối trong lòng.” Arnold nói: “Cậu cũng vậy, tôi cũng vậy.” Những gián điệp không có giá trị sẽ phải chịu phán quyết, một số thì bị giam lại để thẩm vấn. “Phía Tây chúng tôi có một căn cứ quân sự, chuyên để giam loại người này. Xung quanh cắm hàng rào thép gai có điện, tường xây kiên cố và một tháp canh cao sừng sững. Đích thân ngài Garcia thiết kế đấy… chỗ đó mà vào rồi là hết đường ra.” Arnold thở hắt ra: “Ngày nào cũng phải trông thấy mấy thứ ấy thật sự là mệt mỏi.” Cuối tháng mười, trong lúc giải mã tôi lại gặp loại mật mã bí ẩn nọ. Đoạn tin vẫn cụt ngủn như cũ: Đêm ngày một tháng mười một, oanh tạc Southampton. Gửi Alan Castor. Đồng thời, điện tín mã hóa bằng ‘Mê’ thu được từ Bộ chỉ huy không quân Đức cũng cho thông tin tương tự. Ba giờ sáng ngày một tháng mười một, máy bay Đức và Ý thực sự xuất hiện trên bầu trời Southampton, lại một thành phố hóa thành biển lửa.
|
– Chương thứ ba mươi tám – Sau hôm chạy xe hóng gió đó, Andemund hầu như mất tích khỏi tầm mắt tôi. Ảnh rất ít về làm việc ở gác đỏ, mà tôi cũng hiếm khi gặp chiếc Rolls-Royce đen của ảnh đậu trong trang trại Plymton nữa. Tôi không biết anh ấy đang ở cơ sở nào của cục tình báo, và làm gì ở đó. Một bữa tôi vừa ngủ trưa dậy thì nghe nói Peter đang đợi mình dưới cửa túc xá. Anh ta đưa tôi một mảnh giấy ghi số điện thoại, nói rằng Andemund dặn có chuyện khẩn cấp cần tìm ảnh thì gọi số này. Đó là thứ duy nhất Andemund để lại cho tôi. Sau đó, anh ấy hoàn toàn dấn mình vào một thế giới tôi không cách nào chạm đến được, chính trường. Trang trại Plymton vẫn bình lặng trong bầu không gian đầy chất học thuật. Tôi thì suốt ngày chôn mình trong văn phòng mò khóa mã, đối phó với các dạng thiên biến vạn hóa của “Mê”, dần già cũng quên bẵng rằng chúng tôi đang phải chia lìa. Đầu tháng mười một, phòng 1 giải mã được kế hoạch “Sonata ánh trăng”. Đức âm mưu oanh tạc Conventry đêm ngày 14. Như thường lệ, tôi chuyển thông tin này lên trên. Trưa ngày 12, một lần nữa, tôi nhận được điện tín bí ẩn từ Berlin. Nội dung vẫn cụt lủn như trước: Đêm 14, oanh tạc Newcastle, “Sonata ánh trăng”, hãy tin tôi. Cầm tờ giấy trên tay mà tôi sững sờ. Tin Conventry sắp bị tấn công đã được trình lên phòng thường trực không quân tại trang trại Plymton, kế hoạch ứng phó hẳn đã khởi động rồi. Từ trước đến nay nội dung những điện tín bí ẩn này luôn thống nhất với “Mê”, thật không ngờ lần này lại khác hẳn. Raphael vừa sửa xong một máy giải mã, cậu ta lấy một tách cà phê ra ngồi xuống đối diện tôi. Với sự tinh tường đặc biệt của người Do Thái, cậu ta bình phẩm về kế hoạch “Sonata ánh trăng”: “Alan, cậu thấy có lạ không? Chẳng hiểu bọn Đức đang nghĩ gì nhỉ.” “Lạ gì?” Bản dịch điện tín còn nằm trong cặp táp trên bàn, cậu ta với tay lôi ra, chỉ cho tôi xem: “Đây, mọi khi không kích bao giờ quân Đức cũng mã hóa tên thành phố thêm một lần, đúng chưa? Lần trước Southampton bị mã hóa thành “oanh tạc S12”, Birmingham thì điện tín ghi là “oanh tạc B32”. Xem ra bọn Đức có một danh sách mã hóa tên các thành phố của chúng ta, vậy mà lần này “Sonata ánh trăng” lại không áp dụng.” Raphael rà ngón tay thanh mảnh trên dòng chữ tiếng Đức: “Địa điểm ‘Sonata ánh trăng’, Conventry.” “Không mã hóa hai lần!” Đột nhiên tôi bừng tỉnh: “Nhất định phải mã hóa lần nữa mới đúng!” “Thế tôi mới nói là lạ.” Raphael nhún vai: “Hay là bọn họ quá tin vào ‘Mê’ nên mới quên không mã hóa?” Nhưng tôi vẫn cảm thấy sự việc không thể đơn giản như thế. Bởi vì bức điện bí ẩn nọ lại đưa ra mục tiêu không kích hoàn toàn khác… Newcastle. Đó là căn cứ đóng tàu trọng yếu của hải quân Hoàng gia tại vùng duyên hải Đại Tây Dương. Tôi thử quay số điện thoại Andemund để lại, đầu dây bên kia đổ chuông rất lâu mà không ai bắt máy. Từ sau khi trợ lý Annie của ảnh nhận nhiệm vụ xâm nhập vùng bị chiếm đóng, điện thoại của Andemund luôn trong tình trạng không ai nghe thế này. Ảnh không tin tưởng ai khác, mà tự ảnh có bao giờ rảnh ra để trực máy đâu. Tôi lờ mờ cảm thấy mình đã vô tình tiếp cận được một sự thật nào đó, cần phải báo với Andemund ngay lập tức. Chỉ có anh ấy mới hiểu được, và đồng tình với tôi. Lệnh triệu tập của không quân phải mất vài ngày mới có hiệu lực, để chậm trễ hơn không chừng dân chúng Newcastle sẽ không kịp sơ tán trước không kích. Bao sinh mạng sẽ chịu chôn vùi cùng công viên, tòa phun nước, sân chơi tại thành phố ven biển ấy. Tôi kiên nhẫn quay số gọi lại, rốt cuộc cũng nghe được giọng nam khô khan vang lên từ đầu dây bên kia: “Xin chào, đây là đường dây của ngài Garcia. Hiện giờ ông ấy không thể trả lời…” “Peter?” tôi cắt lời anh ta: “Tôi Alan đây, Alan Castor. Gọi Andemund nghe máy đi!” Hình như Peter do dự một lát, rốt cuộc anh ta nói: “Giữ máy đợi đi.” Tôi nghe thấy tiếng ống nghe đặt xuống mặt bàn gỗ, rồi tiếng bước chân anh ta rời đi, năm phút sau Andemund bắt máy, giọng anh ấy thật nhẹ: “Anh đang họp, Alan. Có chuyện gì vậy?” “Ngày mười bốn Conventry sẽ bị không kích, anh biết chưa?” “Có báo cáo lên, anh xem rồi.” anh ấy nói. “Đó là một cuộc tấn công kép, mục tiêu là cả Conventry và Newcastle.” tôi nuốt nước bọt một cách khó nhọc: “Phải sơ tán dân chúng ngay.” “Alan, cứ gửi điện tín và báo cáo lên rồi đưa phòng thường trực không quân lưu một bản.” có vẻ Andemund đang cười: “Không phải hoảng hốt vậy, chúng ta vẫn kịp đối phó mà.” Tôi ngần ngừ một lát, rốt cuộc buộc phải nói ra: “Không có báo cáo nào cả, đó không phải điện tín em giải từ “Mê”. Có người ở cơ quan tình báo Berlin trực tiếp gửi tin cho em. Em cảm thấy có thể tin người đó.” Đầu dây bên kia, Andemund chợt trầm mặc. “Alan, anh ở số 7 Downing Street, phòng tác chiến nội các. Cầm tài liệu đó đến đây, anh đợi em.” lại một chút nghĩ ngợi, rồi anh ấy nói thêm: “Đi đường cẩn thận. Anh yêu em.” Tôi nhảy lên một chiếc xe jeep quân dụng, luôn miệng giục tài xế phóng nhanh lên. Phòng tác chiến nội các số 7 Downing Street, tôi đã đến đó một lần, để gặp C. Vẫn là tòa kiến trúc màu trắng đồ sộ được canh gác cẩn mật với bậc thang thật dài. Andemund đứng đợi tôi dưới ban công phù điêu trắng của phòng họp tầng hai. Anh ấy mặc rất trang trọng, quân phục xanh sẫm thẳng li và giày ống bóng loáng, còn cài cả quân hàm. Tôi không thuộc mấy bậc quân hàm này lắm, chắc lúc nào rảnh phải bảo ảnh dạy cho. Thấy tôi, Andemund híp mắt cười, giơ ngón trỏ đặt khẽ lên môi: “Đừng vội, từ từ vào đây nói. Bọn anh đang bàn về ‘Sonata ánh trăng’ nên anh mới bảo em đến. Hôm nay không có Thủ tướng đâu, em cứ bình tĩnh nào.” Anh ấy đẩy mở cửa phòng họp sau lưng, nghiêng người để tôi vào trước rồi giới thiệu: “Thưa các vị, đây là Alan Castor của viện mật mã, người đã giải ‘Mê’. Cậu ấy sẽ cho chúng ta tin tức mới nhất về ‘Sonata ánh trăng’.” Phòng họp đặc biệt trống trải, kể cả Andemund cũng chỉ có năm người, họ ngồi quanh chiếc bàn tròn gỗ sồi quá khổ. Đầu cùng phòng họp treo bản đồ châu Âu, bên cạnh là bảng đen viết chi chít các địa danh bằng tiếng Anh và tiếng Đức. Chính giữa bàn họp là sa bàn nước Anh với nhiều mốc lộ tuyến. Một lá cờ tam giác đỏ nhỏ cắm trên vị trí tượng trưng cho Conventry. Có lẽ vì yêu cầu bảo mật nên phòng lớn vậy mà không trổ cửa sổ, chỉ có ánh sáng màu cam dìu dịu từ chùm đèn trên trần tỏa xuống bao phủ khắp mặt bàn. Tôi không biết những người có mặt là ai, có lẽ cũng từng thấy họ trên báo mà tôi chẳng để ý. Andemund là người trẻ nhất trong số họ. Thái độ ai nấy đều cực kỳ nghiêm túc, không khí nặng nề đến khó chịu. Tôi rất ngạc nhiên là C cũng có mặt. Trông ông ta có vẻ khá mệt mỏi, ông ta nhìn tôi qua cặp kính hình bán nguyệt và chìa tay ra: “Xin chào, Alan, chúng ta lại gặp nhau.” Sau nửa năm, ông ta già đi rất nhiều. Tự dưng tôi nhớ đến lời Andemund lần trước,“Ông ta đã phạm quá nhiều sai lầm, không còn thích hợp với vị trí hiện tại ở cục tình báo nữa.” Andemund không nói với tôi cuộc họp này là thế nào, tôi cũng chẳng hỏi. Sau này nhớ lại tôi đoán có lẽ đó chính là nội các của Thủ tướng Churchill trong chiến tranh, hôm ấy tôi đã tình cờ được tham dự một cuộc họp thường kỳ của họ. Những người tôi thấy ở đây chính là những nhân vật kiểm soát chiều hướng của cơn lốc chiến tranh. Sau chiến tranh, người ta chỉ biết rằng nội các của Thủ tướng gồm bốn thành viên, chủ tịch mật viện John Anderson, bộ trưởng ngoại giao Halifax… Andemund là người thứ năm, không nằm trong phạm vi được công khai danh tính. Giống như anh ấy từng nói, tình báo vĩnh viễn là góc tối của chính trường, chưa bao giờ nó bước ra trước mắt công chúng. Ở đây người ta không nói về lòng trung thành, chỉ có tin hay không tin, phản bội hay không phản bội. Tôi cố hết sức giải thích vắn tắt ý tưởng của mình, đương nhiên cũng diễn giải cả phương pháp giải loại mã mới từ Berlin lên những khoảng còn trống ít ỏi của tấm bảng đen. Ngoài Andemund và C, ba người còn lại chẳng tỏ ra hứng thú chút nào. Họ chỉ quan tâm đến kết quả. “Vậy là, cậu cho rằng mục tiêu không kích thực ra là Newcastle phải không?” Cặp mắt màu lam nhạt của C hướng thẳng vào tôi sau cặp kính: “Cậu tin bức điện này sao?” “Tôi cho rằng đây là cái bẫy của Đức.” tôi đáp: “Chúng định oanh tạc cả hai thành phố nhưng cố tình gửi điện tín được mã hóa bằng hai loại mật mã khác nhau. Một là ‘Mê’, loại kia thì chúng ta chưa rõ. Hơn nữa lần này địa danh Conventry không được mã hóa, việc này giống như đối phương đang cố tình cho ta biết mục tiêu tấn công, để thử… thử xem chúng ta có chuẩn bị đối phó hay không.” “Có thể Hitler bắt đầu nghi ngờ hệ thống tình báo của mình có lỗ hổng, nhưng chưa biết thông tin rò rỉ từ đâu… ông ta đang thăm dò chúng ta. Nếu Conventry được mã hóa bởi ‘Mê’ có động thái phản công trong cuộc không kích mà Newcastle được mã hóa bởi hệ thống mã khác thì không, tức là ‘Mê’ đã thực sự bị giải mã. Nếu Newcastle đã chuẩn bị phòng thủ, tức là hệ thống mã kia có vấn đề, ‘Mê’ vẫn an toàn. Có thể người ở Berlin đó cũng chỉ biết về một trong hai địa điểm nên bà ấy cố ý báo cho ta biết mục tiêu của ‘Sonata ánh trăng’ là Newcastle. Cho đến nay mọi tin tức từ bà ấy đều chuẩn xác.” Không ai cổ vũ ý kiến của tôi, đúng hơn là không ai phản ứng gì cả, nhất thời gian phòng chìm trong im lặng nặng nề. Tôi đứng trước tấm bảng đen nhỏ, tay cầm cây phấn viết dở, tự dưng thấy mình thật ngớ ngẩn. Dưới ánh đèn, gương mặt Andemund hình như càng tái hơn. Đột nhiên anh ấy bật dậy kéo tôi lại, nói một cách nhẹ nhàng: “Alan, anh hiểu cả rồi. Em về trước đi, điện tín để lại đây. Còn lại anh sẽ xử lý.” Tôi đặt mẩu phấn xuống bàn, chợt nghe C hỏi: “Alan, vừa rồi cậu nói ‘bà ấy’ cố ý gửi tin cho cậu. Chúng tôi muốn biết ‘bà ấy’ đó là ai, và làm cách nào cậu liên lạc được với Berlin mà cục tình báo không hề biết.” Andemund lập tức cắt lời ông ta: “Chuyện này tự tôi sẽ hỏi. Alan, em về trước đi.” Tôi sững người, vô thức há miệng thở dốc. “Đó chỉ là suy đoán của tôi. Tôi chưa bao giờ chủ động liên lạc với tình báo Berlin, chẳng qua tôi tình cờ giải được một loại mã thường xuyên gửi cho chúng ta. Như tôi vừa trình bày với các ngài, khóa mã là ngày sinh của tôi.” tôi nói một cách khó nhọc: “Tôi nghi ngờ người gửi chúng là mẹ tôi, Jane Castor. Bà ấy làm việc cho tình báo Berlin.”
|
– Chương thứ ba mươi chín – Nhắc tới cái tên Jane Castor, không hiểu có phải tôi nhìn lầm không nhưng dường như bàn tay đang cầm bút máy của C đã run lên. Ông ta vẫn chưa chịu buông tha tôi. “Alan, cậu hiểu tình huống hiện này chứ. Không quân đang hết sức căng thẳng, phái một trung đội đi phòng thủ Newcastle là một quyết định nghiêm trọng. Chúng ta phân tán đội bay tức là phòng tuyến chống trả tại địa điểm khác sẽ mỏng đi. Thế nên ta cần cậu phải thề, mọi lời cậu nói đều là sự thật.” “Tôi thề.” “Kể cả về nội dung mọi điện tín cậu đã nhận được?” “Kể cả nội dung của chúng.” tôi nói. “Trong đó thậm chí có một tin ghi rõ ‘Gửi Alan Castor’?” “Đúng vậy, thưa ngài. Nhưng tôi chỉ nhận tin, chưa bao giờ chủ động liên lạc với đối phương.” “Sau khi giải được điện tín cậu cũng không trình lên, đúng không? Và vẫn tiếp tục giải mã chúng?” “Tôi cho rằng chúng không quan trọng.” tôi nói: “Hơn nữa đó có thể là mẹ tôi! Mẹ tôi không phản quốc!” C hạ giọng lặp lại: “Có trình lên hay không?” “Không.” Ông ta gật đầu hài lòng, bảo tôi sang phòng bên cạnh đợi. Cửa phòng họp lại đóng kín. Tôi chán nản ngồi xuống cái ghế bọc da, nhìn cô phục vụ xinh xẻo đẩy xe trà bánh ra ra vô vô. Đợi mãi đến khi nắng chiều chiếu xiên vào phòng, cánh cửa mới mở ra lần nữa. Cuộc họp đã xong, mọi người bước ra. Andemund đi cuối cùng, C bước đằng trước ảnh. Tôi nhìn về phía Andemund, lại thấy C tiến lại gần mình. Ông ta đã khoác cái áo khoác xám, tay chống cây can gỗ đầu bịt bạc, ông ta dừng lại trước mặt tôi, nhìn tôi: “Chà, Alan, may quá cậu chưa bỏ về. Nếu không chúng ta lại mất thời giờ tìm cậu.” “Newcastle sao rồi?” “Cậu không cần lo. Alan, cậu trông giống Jane lắm.” ông ta cười có vẻ rất nhân từ: “Cứ nhìn cậu thế này có lẽ ta sẽ hối hận mất. Chà, ta có một trang trại bên hồ, cuộc sống thôn dã cũng không tệ phải không. Mùa thu sẽ có nho, rồi thì đồng oải hương… Nhưng đấu tranh đâu có dễ dàng như vậy, Andemund Garcia muốn giành cái ghế của ta cũng phải trả giá chút gì chứ, ví dụ như… cậu?” “Tôi không hiểu ngài đang nói gì.” “Ta từng yêu Jane, nhưng tính cách của cậu lại giống cha cậu, Alan. Cái đó thì rất khó ưa.” “Phiền ngài không nói nữa. Việc này do tôi xử lý.” Tôi quay lại, thấy Andemund. Anh ấy lạnh lùng đứng sau lưng tôi, hai tay đút trong túi quần. Chưa bao giờ tôi thấy vẻ mặt anh ấy khó coi đến thế. Cặp mắt xanh biếc của Andemund nheo lại, ảnh nói bằng giọng cao ngạo: “Tôi đã nói rồi, ngài có thể không ưa tôi nhưng không có nghĩa là ngài được động đến người của tôi.” C nhún vai, lùi lại chực bỏ đi: “Chàng trai trẻ ạ, ta đâu đã hết thời. Ta đang đợi kết quả xử lý của cậu đây.” “Ngài đã nói là ngài tin tôi. Hồi tháng năm, chính tại đây, ngài nói rằng dù trước kia không thể tín nhiệm mẹ tôi nhưng ngài sẽ tin tôi, tin tôi vô điều kiện.” tôi vội vàng gọi theo ông ta: “Thưa ngài!” C dừng bước mà không quay đầu lại: “Ta đã nói vậy sao? Ta không nhớ.” Đột nhiên tôi thấy toàn thân mình lạnh toát. “Giờ thì tôi mới nghĩ rằng… có phải trước kia ông cũng phản bội mẹ tôi thế này không, cũng như thế này mà mẹ tôi mới buộc phải chọn đến với Berlin. Ông hứa hẹn sẽ tin bà ấy để rồi khi biết Đức Quốc xã gửi thư cho cha tôi thì lập tức trở mặt phản bội lời nói của chính mình. Người mẹ mà tôi nhớ luôn yêu nước Anh nồng nhiệt, luôn luôn như thế!” C không đáp lời tôi. Một giây khi đó, dường như tôi thấy lưng ông ta gù xuống. Như thể những lời của tôi nặng như chì, hoặc giả cột sống của ông ta chợt nhận ra nó không thể chống đỡ nổi sức nặng từ hàng chục năm nay nữa. Ông ta không đáp lời tôi mà tiếp tục bước đi, tiếng cây can nện xuống sàn vang rõ mồn một trong hành lang trống trải. Hơn lúc nào hết, C thực sự trở thành một ông già tiều tụy. Tôi hỏi Andemund, tình hình Conventry và Newcastle sao rồi. Andemund chỉ bảo đừng lo. “Vậy tiện đường cho em quá giang về luôn được không cưng?” tôi hỏi. Lúc đó tầm giờ cơm tối, hành lang đã chẳng còn ai ngoài chúng tôi. Đột nhiên Andemund ôm ghì lấy tôi, ôm rất lâu mà không nói một lời. “Alan, em không thể về được.” giọng anh ấy vừa dịu dàng vừa như pha chút hối tiếc: “Em phân tích hoàn toàn đúng, nhưng mẹ em làm việc cho Đức Quốc xã, bạn em từng là gián điệp cho Đức, giờ lại có người của tình báo Berlin muốn móc nối với em, không, phải nói là từ lâu rồi nhưng em không báo cáo với tổ chức… đó là một sai lầm quá lớn. C kiên quyết đòi trừng phạt em, để đảm bảo sự an toàn cho cục tình báo họ yêu cầu phải giam giữ em… anh đã ký chấp thuận rồi.” Tôi hoảng hốt: “Điều cuối cùng là sao?! Em chỉ muốn lấy lại danh dự cho mẹ em thôi mà.” “Vấn đề là đó chỉ ‘có thể’ là mẹ em. Alan, em nhớ những gì anh nói không? Đây là MI-6. Nếu em phản bội, em sẽ bị hành quyết bí mật. Nếu bị nghi ngờ phản bội em cũng sẽ bị xử lý. Mà người ký lệnh xử em chính là anh. Chính vì thế mà anh đã không muốn em vào trang trại Plymton.” Andemund lại ghì chặt tôi hơn: “Yên tâm, chỉ đơn thuần là giam giữ, hạn chế tự do thân thể của em thôi.” “Đến bao giờ?” bỗng dưng tôi thấy thật nực cười: “Lúc chiến tranh chấm dứt sao?” Andemund hôn má tôi: “Ừ, đến khi chiến tranh chấm dứt.” “Xin lỗi, đáng ra anh có thể làm được nhiều hơn… nhưng tình hình lúc này quá đặc biệt, chỉ ít lâu nữa anh sẽ phải tiếp nhận vị trí của C, phụ trách toàn bộ cục tình báo, anh không thể đứng ra bảo vệ em. Việc anh làm được chỉ là… yêu cầu được trực tiếp xử lý việc này.” Trong ký ức của tôi gương mặt Andemund sau câu nói ấy sao mà buồn thảm, hàng mi ảnh rũ xuống, môi mím chặt. Anh ấy muốn giúp tôi, giữa cuộc họp anh ấy đã cố tình ngăn tôi nói, nhưng vô ích. Chính anh ấy cũng hiểu đó là vô ích, nếu muốn không quân Hoàng gia cho lực lượng bảo vệ Newcastle tôi buộc phải trình bày mọi thứ về tin tức mình có. Mà một khi thừa nhận mọi chuyện, chắc chắn tôi sẽ mất sự tín nhiệm từ đương cục. Đây là thời điểm then chốt với Andemund, anh ấy không thể giành lại niềm tin ấy cho tôi. Anh ấy không thể đứng lên nói rằng đây là Alan Castor, người yêu của tôi… dù mẹ cậu ấy ở Berlin, bạn thân của cậu ấy là người Đức, cậu ấy đồng tính luyến ái. Cậu ấy phạm sai lầm không báo cáo kịp thời cho cục, nhưng tôi tuyệt đối tin rằng cậu ấy không có ý định liên hệ với Berlin… Anh ấy chỉ có thể đặt bút ký tên trên quyết định trừng phạt tôi, rồi nói rằng việc này sẽ do anh ấy thực hiện. Đó là lý do khiến Andemund từng cương quyết ngăn cản tôi vào trang trại Plymton. Chỉ mới đây thôi, thậm chí anh ấy đã khuyên tôi về Bedford, nói rằng nhất định C sẽ dùng tôi để khống chế anh ấy. Và đến lúc ấy rất có thể anh ấy sẽ không thể cứu tôi. Anh ấy chỉ nói, đợi anh đi, Alan. Đến khi chiến tranh kết thúc. Nếu hết chiến tranh anh không thể đến gặp em, nghĩa là anh đã chết rồi. Tôi bắt đầu hiểu tại sao cuối cùng mẹ lại chọn Berlin. Có lẽ bà đã phải trả giá quá nhiều, vậy mà đến thời điểm then chốt nhất chỉ vì một lá thư cho cha tôi, hay như với tôi lúc này, một bức điện tín, mà chúng tôi bị liệt vào danh sách đen của cục tình báo. Từ một góc độ nào đó mà nói, cục tình báo luôn lựa chọn sai lầm. Do dự một hồi lâu, Andemund hỏi tôi: “Alan, em sẽ không bỏ trốn, đúng không?” Tôi đáp: “Không. Anh không phải còng tay em.” Tôi quay lại nhìn lần cuối tòa nhà quốc hội sừng sững trong hoàng hôn rồi nhắm mắt lại, Peter rút ra một tấm vải đen bịt mắt tôi và đỡ tôi lên xe. Chiếc Rolls-Royce vững vàng lăn bánh , Andemund cầm tay tôi. Anh ấy nói: “Đừng sợ, Alan. Không có gì đáng sợ cả, em hoàn toàn được an toàn.” “Arnold bảo em phía Tây có một nơi chuyên giam giữ gián điệp. Ta sẽ đến đó sao?” Andemund không đáp, anh ấy chỉ cầm tay tôi và hôn nó. “Anh sẽ thường xuyên đến thăm em.” anh ấy nói: “Bạn em cũng có thể đến.” “Đến nhìn Alan Castor trong tù vì bị tình nghi thông đồng với địch sao?” tôi tuyệt vọng hỏi: “Nếu C bị hạ bệ, anh trở thành tổng cục trưởng cục tình báo em sẽ được ra chứ?” “Đích thân Thủ tướng ký lệnh xử lý em.” anh ấy đáp rất khẽ: “Riêng anh mà nói, anh hy vọng em sẽ ở đó đến hết chiến tranh. Chỗ đó thực sự an toàn.” Trước khi đến Downing Street, tôi chỉ vội vàng ôm đi một chồng giấy tờ, chẳng hề chuẩn bị một thứ gì khác. Thậm chí tôi còn chưa kịp nhìn những món đồ ưa thích thêm một lần. Vậy mà đó là lần cuối cùng tôi bước qua cửa văn phòng số 1, để rồi không bao giờ còn được trở lại đó nữa. Phía Tây London có một nơi được bao quanh bằng tường xây cao tít, hàng rào điện dày đặc và lính gác bồng súng trước cổng. Sau tường bao là một khu nhà giam cũ được cải tạo thành căn cứ bí mật của cục tình báo. Tôi bị đưa vào một tòa tháp canh phía Tây. Tường xám tro kiên cố, đi lên theo bậc thang dày bụi rất lâu mới đến tầng đỉnh tháp. Bên dưới còn có vệ binh canh gác nghiêm ngặt. Cửa sổ bằng đá không lớn, vừa đủ để nhìn xuống đến cổng chính bên ngoài. Tôi có thể thấy mỗi lần xe đưa Andemund đến làm việc, vệ binh chào anh ấy. Peter mở cửa, anh ấy xuất hiện trong áo khoác gió màu đen, đi về phía tôi. Đến trước tháp canh anh ấy sẽ ngẩng lên mỉm cười, như thể biết tôi đang đứng trên này nhìn anh ấy. Lệnh trừng phạt đến quá đột ngột, mất một thời gian dài sau đó tôi mới hiểu ra rằng… trước khi chiến tranh kết thúc tôi không thể bước ra khỏi tòa tháp này. Mà đau đớn hơn là ngày thứ ba kể từ khi bị giam vào đây, tôi nghe tin Conventry bị oanh tạc. Người đưa cơm nói với tôi chuyện đó, không hề được phòng thủ, không ai biết máy bay Đức sẽ tập kích chỗ đó. Cuộc tấn công bắt đầu từ nửa đêm rồi kéo dài mười mấy giờ đồng hồ, thành cổ Conventry trở thành phế tích. Người ta thậm chí không tính toán nổi bao nhiêu người đã thiệt mạng trong trận không kích ác liệt ấy. Andemund đến thăm tôi, tôi chất vấn anh ấy tại sao, tại sao Conventry không chống trả? “Alan, em phân tích rất đúng. Hitler đang thử xem có phải chúng ta đã giải được ‘Mê’ không. Không thể mạo hiểm với hệ thống mật mã mới của Đức để bảo vệ Conventry, ta buộc phải hy sinh nó.” Anh ấy đứng bên cửa sổ sao mà trầm lặng. Từ đây nhìn ra bầu trời luôn luôn mang màu lam xám, thỉnh thoảng có bóng bồ câu chao liệng qua. “Nhưng Newcastle không sao cả. Không quân Hoàng gia đã phái một trung đội đến, cuộc không chiến đêm đó rất ác liệt, chúng ta giữ được Newcastle.” anh ấy lắc đầu: “Alan, quyết định bỏ mặc Conventry là của Thủ tướng, nhưng lý do chính là từ suy đoán của em… Đức đang thăm dò chúng ta.” Tôi ngồi thần trên giường, lòng quặn lại. Andemund bước tới, đặt tay lên vai tôi. Trầm ngâm một lát, anh ấy nói: “Nhưng chính anh là người đề nghị Thủ tướng hy sinh dân chúng thành phố đó. Alan, nếu em cảm thấy đó là tội lỗi thì chúng ta mỗi người phải gánh chịu một nửa. Một khi chiến tranh đã bắt đầu, ta chỉ có thể kết thúc nó bằng cách nhanh nhất, ít thương vong nhất mà thôi.” Đỉnh tháp không mấy rộng rãi, chỉ có một cửa sổ nhỏ. Dưới cửa sổ là cái bàn gỗ, nước sơn xanh biếc đã tróc quá nửa. Một chiếc giường thép kê sát tường, trải ga lanh trắng. Ngoài ra chẳng còn gì khác. Không có tủ, tất cả đồ đạc đều xếp trong cái rương gỗ dưới gầm giường. Trên gối của tôi lúc này là tập thơ của Yeats, chính là tập thơ Andemund tặng tôi lúc trước. Ảnh mang đến cho tôi cùng vài cuốn sách khác, có cả giấy, bút máy và cuốn sổ ghi chép tôi vẫn dùng. “Em yêu, giờ thì em có thời gian giải bảy bài toán của Hilbert rồi.” ảnh hôn trán tôi. Andemund hỏi tôi: “Alan, em có hối hận vì yêu anh không?” Tôi cười khổ: “Có.” “Anh đã biết có ngày em sẽ hối hận. Nhưng không kịp nữa rồi.” anh ấy ôm tôi từ sau lưng, gác cằm trên hõm vai tôi, nói bằng giọng như đang cười: “Người ở Berlin muốn liên lạc với em vẫn còn gửi tin tức cho chúng ta. Bọn anh dùng chính loại mã đó để trả lời bà ấy. Đó thật sự là mẹ em… phu nhân Jane Castor. Alan, em có một người mẹ rất dịu dàng.”
|
– Chương thứ bốn mươi – Từ cửa sổ tòa tháp nhìn ra xa có thể thấy toàn cảnh London. Nóc nhà màu xám và gạch đỏ nối dài bất tận, trên cao nữa là bầu trời trống không. Bồ câu chao liệng qua từng đàn, đôi khi tôi thấy cả quạ đậu trên ống khói nhà xưởng cách đó không xa. Tôi hay ngồi bên cửa sổ đọc sách, gió rất mạnh, thường ào vào thổi mớ giấy trên bàn bay xoàn xoạt. Những ngày không chiến khốc liệt đến đỉnh điểm, tôi thậm chí còn trông thấy máy bay Đức gầm rú phóng qua phía xa, đuôi mang biểu tượng Quốc xã màu đỏ tươi thật chói mắt. Rốt cuộc C cũng bị hạ bệ, Andemund tìm thấy một số tài liệu cũ trong đống giấy tờ ông ta để lại. Hóa ra sự thật và dối trá chỉ cách nhau một ranh giới quá mong manh. Mà một khi bước qua nó, ta mới nhận ra thế giới này thật xa lạ. C đã liên lạc với mẹ tôi qua gián điệp Anh ở Berlin. Ông ta gửi cho Jane Castor đang làm việc cho tình báo Berlin cả ảnh lẫn thông tin về tôi, nói với bà rằng tôi nằm trong tay tình báo Anh, hy vọng bà hợp tác với bọn họ. Kể từ khi C đồng ý cho tôi bước vào trang trại Plymton, tôi đã trở thành một quân cờ trong tay ông ta. “Mẹ em đồng ý sao?” “Không.” Andemund lắc đầu: “Phu nhân Castor bị giám sát rất chặt chẽ. Dù bà ấy có đồng ý cũng không thể truyền tin cho chúng ta được. Huống hồ bà ấy không tin tưởng cơ quan tình báo Anh.” “Lúc đó C mới quyết định tiết lộ cho phu nhân Castor em làm việc cho cục tình báo, phụ trách giải mã ‘Mê’. Ông ta tán dương em là một thanh niên vĩ đại rồi mời gọi bà ấy tìm cơ hội giúp con mình, giúp tổ quốc của bà ấy. Anh nghĩ chính nhờ thế mà bà ấy biết em làm việc cho phòng 1, rồi mới mượn cách đó để chuyển tin cho em. Bà ấy đã chấp nhận mạo hiểm để gửi tin cho ta bằng loại mã tương tự với ‘Mê’ trong khi chẳng có gì đảm bảo em sẽ nhận được, hay giải được được chúng.” “Tại sao bà không liên lạc thẳng với cục tình báo?” “Bà ấy không tin tưởng cục tình báo, bà chỉ tin con trai mình. Alan, bà ấy nói bà ấy yêu em.” “Em cũng yêu bà.” tôi nói: “Nhưng em không hiểu tại sao bà lại làm việc cho Berlin.” Andemund ôm tôi, thở dài: “Mỗi người đều có tín ngưỡng của riêng mình.” Tôi hiểu cảm giác không thể tin tưởng cơ quan tình báo của mẹ, nó chẳng khác gì điều tôi cảm thấy lúc này. Andemund nói đúng, đây là một thế giới quá đen tối, không kẻ nào có thể giữ mình trong sạch mà thoát khỏi nó. Nhưng tôi không lý giải nổi tại sao mẹ đã chấp nhận sống với niềm tin vào Đức Quốc xã, đã giúp người Đức sáng tạo ra ‘Mê’… mà cuối cùng lại tiết lộ thông tin cho chúng tôi. Xuất phát từ lòng yêu tổ quốc cháy bỏng, hay chỉ đơn thuần là phản ứng của một người mẹ khi nhận được lời đe dọa của C về đứa con đang phục vụ cho cục tình báo của bà? Một thời gian dài sau đó, liên lạc bị gián đoạn. Andemund đưa thợ chụp ảnh đến chỗ tôi, chụp hàng đống hình đen trắng. Ảnh nói: “Em tỏ ra tuyệt vọng chút nữa thì tốt, Alan.” Tôi thì tin rằng mình chẳng thể nào tuyệt vọng hơn được nữa. Cục tình báo trong tay C hay Andemund rồi cũng vẫn là một phương pháp, trắng trợn và đơn giản. Nói thẳng ra thì ít nhất C còn để tôi làm việc bình thường ở trang trại Plymton, còn Andemund cầm tù tôi trong cái tháp canh này. Anh ấy chụp hàng đống ảnh, rồi gửi cho mẹ tôi. Không lâu sau, sợi dây tình báo lại được nối lại. Tôi cảm nhận được đó là một kiểu lợi dụng nhưng chẳng thể chỉ trích anh ấy, vì thủ đoạn tình báo có bao giờ không đê tiện và bẩn thỉu? Dù chúng xuất phát từ ý định cao thượng hoa mỹ đến đâu, sự thực vẫn là vậy. Tôi cầu xin Andemund trả tự do cho mình. Anh ấy từ chối, nói rằng anh ấy không có quyền đó. Ảnh ôm tôi, liệt kê ra cơ man lý do… rằng quyết định cách ly tôi do Thủ tướng ký, rằng thả tôi hay không không phải do anh ấy quyết định, rằng cục tình báo đang dùng việc giam giữ tôi để uy hiếp mẹ tôi ở Berlin, và rằng mọi hành vi của anh ấy lúc này đều bị chú ý, không thể âm thầm phóng thích tình nhân của mình được. “Xin lỗi, Alan. Ở địa vị của anh lúc này có rất nhiều điều trước kia có thể làm mà giờ không thể.” Nhưng tôi ngờ rằng tất cả chỉ là cái cớ. Nguyên nhân đích thực chính là… tôi đã nằm trong danh sách bất tín nhiệm. Đương cục đang lo sợ. Họ biết chuyện này là bất công với tôi, họ sợ rằng một khi được tự do, sau khi biết mọi chuyện tôi sẽ tìm cách liên lạc với Berlin, rồi tiếp bước mẹ mình trở thành một đảng viên Đảng Quốc xã vĩ đại. Tôi thực sự biết quá nhiều, tôi có thể cho Đức biết ‘Mê’ đã bị giải mã, thậm chí có thể hỗ trợ bọn họ thiết kế một bộ mã hoàn hảo hơn ‘Mê’. Bởi vậy họ không thể cho tôi tự do. Arnold đến thăm tôi. Anh ta hình như hay tới đây làm phẫu thuật, lần nào đến cũng mặc áo blu trắng, ngồi vắt chân trên cái giường thép của tôi hút thuốc. Tôi hỏi anh ta, liệu tôi có cơ hội ra khỏi đây không? Anh ta nhìn chăm chăm vòng khói màu lam nhạt lơ lửng trên đầu, thở dài: “Tôi tưởng trước khi đồng ý cho cậu vào trang trại Plymton ngài Garcia phải nói trước với cậu mọi hậu quả rồi chứ. Một giây bị mất tín nhiệm thôi cũng đủ thành dao mổ kề cổ chúng ta rồi.” “Ảnh có nói, nhưng tôi không hiểu hết.” tôi nói: “Tôi tưởng tượng ra rất nhiều kết cục mà chẳng cái nào giống thế này.” Arnold không cho tôi câu trả lời, anh ta chỉ nói: “Chậc, bé Alan ạ, thế này chưa phải tệ nhất đâu.” “Nếu có thể tôi cũng hy vọng sẽ đưa được cậu ra khỏi đây. Nhưng tôi không thể.” anh ta nói với vẻ chán chường: “Cậu đang cười nhạo tôi có vậy mà không làm được đúng không?” “Andemund cũng không làm được.” tôi bước tới, ngồi xổm xuống cạnh anh ta: “Cho xin điếu thuốc hút coi.” Arnold móc trong hộp cho tôi một điếu, mồi giùm tôi. Tôi rít một hơi, khói cay xông tận phổi, tôi ho sặc sụa. Anh ta với tay tính giật điếu thuốc của tôi: “Thôi bỏ đi.” Tôi giữ lại: “Đàn ông sầu đời có điếu thuốc ngó đẹp trai hơn.” Arnold cho tôi xem tác phẩm của thằng em họ anh ta, nguyên một xấp tranh màu sáp. Bức đầu tiên là bồn hoa kim tước đang nở trên bậu cửa sổ phòng đọc sách, bức kế là con ngựa gỗ nhỏ của nó. Kế nữa là một cặp kính gọng vàng méo mó vẹo vọ, ấy là Arnold. Tôi lật lướt lướt tiếp, có một bức vẽ cuốn vở toán, nhãn ghi chữ như gà bới “Alan Castor”. “Tôi đây hả?” tôi hỏi. Arnold nheo mắt gật đầu: “Ngày nào Joe cũng đòi gia sư của nó đến. Nó bảo cậu hứa dạy nó vẽ tranh rồi.” Đúng là tôi có hứa sẽ mời họa sĩ thiên tài đến dạy thằng nhỏ hư đốn vẽ, ấy là tôi tính đợi Edgar về Cambridge nghỉ phép sẽ dẫn cậu ta đến gặp thằng nhỏ. Giờ tôi đoán họ chẳng bao giờ có cơ hội gặp nhau nữa. “Em họ anh phải Van Gogh đích thân dạy mới được.” tôi nói với Arnold. Trước khi về, anh ta vẫn giật điếu thuốc của tôi, nói: “Lần sau sẽ mang cho cậu loại nào nhẹ hơn.” Mùa xuân năm 1941, Đức phá vỡ “Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên Bang Xô Viết”, chính thức tấn công Liên Xô, không chiến tại Anh kết thúc, nước Anh chiến thắng. Năm 1944, trận Normandie thành công. Trong vòng bốn năm, Andemund vẫn đều đặn đến thăm tôi. Ảnh mang cho tôi rất nhiều mật mã từ trang trại Plymton. Tôi toàn giết thời gian với chúng. Tôi chẳng biết đống mật mã này được xếp cấp mấy, đã được giải ra chưa, ảnh tin tưởng đưa tôi giải hay chẳng qua là cho tôi có việc làm qua thì giờ. Những điều đó giờ không còn quan trọng. Ngày qua ngày tôi chơi với những con số, không một loại mã nào có thể giữ bí mật trước tôi quá một tuần. Andemund luôn hôn tôi, nói: “Alan, em là thiên tài.” Rồi ảnh cho lính gác bên ngoài đi, khóa cửa lại, lại hôn tôi, rồi cởi áo tôi. Chúng tôi làm tình vô độ trong ngọn tháp canh xám lạnh ấy. Trên cái giường thép, dưới sàn đá, thậm chí anh ấy đè tôi trên bàn, gác chân tôi lên vai mình, đẩy đầu tôi gần như ngật ra ngoài cửa sổ, chỉ cần mở mắt tôi có thể thấy độ cao hun hút khiến người ta rùng mình. Ảnh khiêu khích tôi, ép tôi nói yêu ảnh mỗi khi tôi chạm đến cao trào. Ảnh uy hiếp tôi, nếu không nói ảnh sẽ xô tôi khỏi cửa sổ. Tất cả mọi người sẽ thấy Alan Castor trần truồng rơi xuống, gương mặt trước khi chết còn mê li vì khoái cảm. Thứ tình yêu vượt xa cả tuyệt vọng, tôi cảm giác rằng ngày nào đó mình sẽ phát điên. Anh ấy nói, anh xin lỗi, Alan. Nhưng thế thì ích gì? Anh ấy nhận ra được sự đổ vỡ giữa chúng tôi, mà chỉ có thể chiếm đoạt để khỏa lấp nó. Ngày “Cuốn theo chiều gió” gây sốt, trên giá sách của Andemund có một bản tiểu thuyết gốc. Lắm khi rảnh rỗi tôi cũng lấy ra coi, kết thúc sao mà sầu đời. Tôi còn từng chế giễu ảnh mắc gì đi xem loại sách diễm tình ba xu này. Tôi nhớ nhân vật nam chính đã nói thế này: “Em yêu, em có từng nghĩ rằng tình yêu sâu đậm đến mấy rồi cũng sẽ có lúc chán ghét không.”… mà giờ tôi đang chán ghét. Tôi nói với Andemund, cứ thế này sớm muộn tình cảm của tôi với anh ấy rồi cũng sẽ tiêu tan. Đây không phải lỗi của anh ấy, cũng không phải lỗi của tôi. Chúng tôi sai lầm ở chỗ yêu nhau trong cái thời chiến chinh này. Andemund không trả lời tôi, anh ấy chỉ im lặng cởi quần áo của tôi, tiến vào cơ thể tôi hết lần này tới lần khác, cưỡng bức tôi nói tôi yêu anh ấy. Anh ấy hỏi tôi, nếu có một ngày được rời khỏi đây, tôi sẽ đi đâu? Tôi trả lời sẽ về Bedford, ở nông trại của bác. Andemund suy nghĩ rồi nói: “Không, em không thể bỏ anh được.” Thời gian đã mất dần ý nghĩa, dòng chảy cuộc sống trở thành những con chữ đen trắng vô vị trên mặt báo. Ngày 27 tháng 4 năm 1945, tôi đọc báo Times, thấy tiêu đề ngay trang đầu là Liên Xô đánh vào Berlin. Hitler uống thuốc độc tự sát cùng tình nhân trong tầng hầm dinh quốc trưởng. Ba ngày sau, hơn một ngàn lính cận vệ lực lượng SS và quân tình nguyện nước ngoài cố thủ trước biểu tượng cuối cùng của Đệ tam đế quốc – tòa nhà Quốc hội,the last battle. Hầu hết bọn họ thiệt mạng. Tôi lý giải được hành động của đội cận vệ SS, nhưng lại không thể hiểu tại sao lại có cả người nước ngoài ở đó, tại sao họ sẵn sàng chiến đấu đến cùng vì Đức Quốc xã? Giống như tôi không thể hiểu tại sao mẹ lại làm việc cho Berlin. Một ngày sau khi Berlin bị chiếm đóng, Andemund đưa cho tôi một bức điện đã được giải mã. Đó là điện tín cuối cùng tôi nhận được từ mẹ. Nội dung vẫn chỉ có một câu. Hãy nói với Alan, tôi yêu nó. Jane Castor. Andemund nói quân Liên Xô đã lục soát toàn bộ Berlin, trụ sở cục tình báo đã bị thiêu hủy, hầu hết tài liệu quan trọng không còn. Rà soát trên những giấy tờ còn lại họ không tìm được dấu vết nào cho thấy sự tồn tại của vợ chồng Castor. Nhưng trong một phòng làm việc gần như cháy rụi, người ta phát hiện một cỗ máy phát tin ‘Mê’ sơ khai, trên bệ sắt tây khắc một cái tên bằng chữ hoa, phải rất cố gắng họ mới luận ra được đó là “Jane”. Thế giới này là một khối mâu thuẫn. Mỗi lựa chọn của chúng ta đều là sai lầm, vậy mà ta không bao giờ khiến mình dừng chọn lựa được. Tôi hỏi Andemund, Đức đầu hàng rồi, tôi có thể về chưa? Anh ấy nhìn tôi ái ngại, nói rằng không được, Alan ạ. Em vẫn nằm trong danh sách bất tín nhiệm của tổ chức. Anh ấy xin lỗi, rồi lại xin lỗi, nhưng thế thì ích gì? Tôi chán ghét bầu trời trống rỗng sau ô cửa sổ kia, chán ghét những ngày quạnh hiu đến đáng sợ. Tôi muốn làm tổn thương Andemund, tôi bảo với anh ấy: “Ngày trước em theo đuổi anh, đúng ra anh nên từ chối em rồi kiếm lấy một cô vợ mới phải. Ngày ấy em dại dột quá mà, đâu có hiểu sự đen tối của cục tình báo, giờ mới biết hối hận.” Anh ấy chỉ ôm tôi, nói, Alan, anh xin lỗi. Andemund bảo tôi rằng tôi chỉ có hai con đường để lựa chọn. Giữ lại ký ức của mình, vĩnh viễn ở lại trong tháp canh này. Hoặc chấp nhận vứt bỏ trí nhớ về mấy năm qua và trở lại với cuộc sống khi trước. Quên trang trại Plymton, quên chiến tranh, quên ‘Mê’ và tất cả. “Alan, em đã biết quá nhiều. Em nằm trong danh sách bất tín nhiệm của đương cục, lại từng nắm giữ chìa khóa của ‘Mê’.” Anh ấy nói. Tôi cố chấp chọn con đường thứ nhất. Tôi nói với anh ấy rằng: “Tình yêu ạ, em thà ôm cái ký ức vứt đi này rồi chết rục ở đây. Em mất quá nhiều rồi, anh không thể giết cả Alan Castor trong em được. Anh không thể làm như thế.” Ngày nào đó bạn mở cuốn sổ tay này ra, Alan Castor đã không còn tồn tại trên cõi đời nữa. Cậu ta không nhớ mình là ai, có lẽ cậu ta đã bị cho một cái tên mới, bị nhồi vào đầu trí nhớ không thuộc về mình, bị trở thành một kẻ khác, và sống ảm đạm như là chết. Tôi ghi lại tất cả ở đây, bởi vì có một điều sắp không thể cứu vãn. Andemund Garcia đã lựa chọn thay tôi. Anh ấy muốn tôi quên mọi chuyện, rời khỏi đây, ở bên anh ấy. “Đây là mưu sát đấy, anh yêu.” tôi nói với anh ấy. Anh ấy chỉ đáp: “Anh yêu em, Alan.” Đúng ra mọi chuyện có thể đã khác. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Andemund mang đến cho tôi những tờ báo đăng tin Thế chiến thứ II chính thức kết thúc. Hàng loạt trang báo giở ra kín mặt bàn, tờ nào cũng giật tít Nhật đầu hàng, bên cạnh là dòng chữ thật đậm “Chiến tranh kết thúc!”. Tôi nghĩ, thật là tốt, rốt cuộc tất cả đã xong. Sau đó tôi vùng dậy rút lấy khẩu súng giắt trên thắt lưng Andemund, chĩa thẳng vào anh ấy, bảo anh ấy để tôi ra ngoài. Bị giam cầm quá lâu, thần kinh tôi trở nên đặc biệt yếu đuối, rất dễ rơi vào trạng thái kích động. Như lúc này, tim tôi đang nảy lên điên cuồng trong lồng ngực. Chìa khóa trong tay anh ấy, tôi đòi anh ấy ném cho tôi rồi gọi xe đưa tôi rời khỏi đây. “Anh biết là em dám mà!” tôi nói. Andemund đứng chắn trước cửa, lắc đầu: “Em yêu, trừ khi em bắn anh, em không thể ra khỏi đây được. Anh sẽ không đưa chìa khóa cho em.” Tôi thấy cả người mình run bần bật, ngón tay lấn bấn rất lâu mới giật mở được chốt an toàn. Rốt cuộc tôi bắn trúng bụng anh ấy, rồi vồ được chìa khóa mở cửa. Andemund ôm bụng gục xuống dựa vào cánh cửa, một tay nắm chặt tay tôi, mặt anh ấy trắng bệch đến bi thảm. Anh ấy nói: “Alan, em thực sự không còn yêu anh nữa rồi.” Tôi xốc ảnh dậy, dìu ảnh ra ngoài: “Đừng như thế, em cần anh làm con tin. Chừng nào an toàn em sẽ gọi bác sĩ cho anh.” Tháp canh rất cao, bậc thang xoắn đi xuống hình như chẳng bao giờ có tận cùng. Andemund càng lúc càng yếu, anh ấy tì hẳn vào vai tôi, máu chảy xối xả. Tôi đã tưởng rằng đi cả đời cũng không thể xuống khỏi đây. Đám lính gác dưới lầu sững sờ khi thấy tôi. Họ bao vây tôi, tôi lệnh cho họ chuẩn bị xe và tiền. Andemund ghì chặt vai tôi, tay kia phác một cử chỉ khó hiểu. Sau ám hiệu của anh ấy, gã lính gác đứng gần nhất nổ súng bắn tôi. Ký ức cuối cùng của tôi là bầu trời màu lam xám quay tít trên đầu và ống khói cao chót vót của nhà xưởng phía xa. Tôi ngã xuống cỏ. Andemund ôm tôi, dán mặt trên mặt tôi, máu trên người anh ấy nhuộm đẫm áo tôi. “Alan, anh xin lỗi.” Anh ấy nói: “Chúng ta sẽ ra ngoài, nhất định anh sẽ đưa em ra ngoài. Quên chuyện này đi, để chúng ta bắt đầu lại lần nữa.” Giờ này ngồi viết ngực tôi vẫn còn ẩn ẩn đau. Viên đạn bắn thủng phổi tôi, mỗi lần hút thuốc bị sặc ho đều đau thấu trời. Tôi chưa bao giờ hợp với thuốc lá, hút hiệu gì rồi cũng ho, vậy mà hồi này thuốc chẳng thể rời tay. Giờ mới hiểu tại sao từ dạo thất tình Arnold bắt đầu mê mải với thuốc lá. Tỉnh lại, người đầu tiên tôi thấy là Arnold. Anh ta đang tiêm thuốc giảm đau cho tôi: “Alan, tình trạng cậu tệ lắm đấy. Được ra khỏi đây phải nghỉ ngơi tử tế mới được.” “Tôi nghỉ bốn năm rồi.” tôi hỏi anh ta: “Andemund bảo anh đến xóa trí nhớ của tôi sao?” Gã bác sĩ tâm lý mỉm cười: “Trí nhớ giống như một căn phòng, tôi chỉ khóa nó lại rồi vứt chìa khóa đi. Đừng sợ, chúng vẫn còn trong đầu cậu, chẳng mất đi đâu cả.” “Dùng thuốc sao?” tôi hỏi. “Ừ, dùng thuốc.” Arnold có vẻ thương tâm: “Tôi đã trao đổi với ngài Garcia rồi, đây là lựa chọn tốt nhất với cậu. Alan, tôi xin lỗi, tôi không giúp gì được cho cậu, đây là điều duy nhất tôi làm được. Hy vọng cậu sẽ được hạnh phúc.” Arnold nói chỉ cần tôi thư giãn, quá trình xóa trí nhớ sẽ không đau đớn chút nào. Nhưng tôi biết, với một liều lớn morphine họ sẽ tiêm cho tôi, dù đau cũng chẳng thể biết được nữa. Tôi nghe thấy tiếng chân ngoài cửa, có lẽ là Andemund, hoặc là Arnold. Đây chắc hẳn là câu cuối cùng tôi viết. Tôi muốn nói với người sẽ đọc cuốn sổ tay này rằng, tác giả của nó là Alan Castor, đã chết sau khi Thế chiến thứ II thắng lợi. Cậu ta hoài niệm bầu trời xanh thẳm của Cambridge, và cả người yêu đứng mỉm cười dưới tàng cây táo trước thư viện. Cậu ta vứt bỏ ký ức để sống lại, nhưng không hạnh phúc.
– Ngoại truyện – Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Poppy day đầu tiên kể từ khi cuộc chiến khốc liệt kết thúc, tôi lẫn mình vào đoàn người diễu hành lặng lẽ trong phục trang thật long trọng. Hàng trăm cây thánh giá trắng dựng đứng trước mặt, mỗi cây gắn một đóa hoa hồng anh, bên trên là tên, quân hàm, tuổi và một tấm hình màu tươi tắn. Biển thánh giá không được xếp thẳng hàng lối khiến người ta cảm thấy càng xót xa hơn, như thể nỗi than thở về sinh mệnh con người thật là mong manh, có lẽ chỉ mới năm qua thôi họ còn đang ngồi uống bia tươi trong quán, huýt sáo chòng ghẹo những cô nàng đi ngang qua, “Nhảy cùng anh một điệu không bé ơi?” Vị phu nhân mặc lễ phục đứng trước tôi đột nhiên khuỵu xuống mà vẫn không thôi dõi mắt về phía trước. Bà ấy đeo mạng che mặt màu đen, bà khóc để nước mắt lăn dài làm hoen nhòe cả son phấn, tôi đưa khăn tay của mình cho bà ấy, bà ấy nghẹn ngào cảm ơn tôi. Tất cả đều đang cố kiềm lòng mình. Không một ai nói, chúng tôi cùng cúi đầu, lòng thầm mặc niệm “Vì nước Anh”. Tiếp tục bước theo đoàn người, bỗng dưng tôi bị hấp dẫn bởi một bức hình trên thánh giá. Đó là một người trẻ tuổi với nụ cười thật ấm áp. Nước da anh ta tái hơn người thường, gò má hơi cao, hàng mi dài mảnh rợp trên cặp mắt màu xanh sẫm xinh đẹp như những viên đá mắt mèo trong tiệm đồ cổ. Nụ cười khiến đôi môi anh ta vẽ thành một đường cong thật hoàn hảo, ôn hòa mà ấm áp. Tôi có cảm giác rất quen thuộc, nhưng chỉ là trong một thoáng. Thật là kỳ diệu, sự êm ái phút chốc ùa đến ngập tràn tâm hồn tôi, như thể tôi đã luôn cảm thấy như thế. Tôi thầm đoán rằng người này hẳn phải biết chơi đàn dương cầm, bởi vì khi nhìn thấy anh ta bên tai tôi bắt đầu vang lên tiếng đàn du dương kỳ ảo… Có lẽ tôi đã rung động, một người đàn ông ưu tú và dịu dàng thế này, lại ở đúng độ tuổi nhiệt huyết hào hoa nhất, cha mẹ và người yêu anh ta hẳn phải rất đau lòng. Trước khi bước qua, tôi dừng thêm một giây để nhìn tên anh ta. Andemund Wilson, 32 tuổi. Quen quá. Thật sự quen thuộc quá. Nhưng tôi không nhớ nổi, tôi đã gặp anh ta ở đâu đây? Tôi cài bông hồng anh trên tay lên cây thánh giá của anh ta. Ngủ ngon nhé, Andemund Wilson. – Hoàn ngoại truyện –
|