Diary in Grey Tower
|
|
– Chương thứ hai hai – Tôi tin rằng điều lớn lao nhất mình có thể cống hiến cho trang trại Plymton lúc này là cố gắng thúc đẩy việc phát minh máy giải mã. Khoa học vô biên giới, toán học gia cũng không thể phân biệt rạch ròi thứ bậc. Mỗi con người ở Plymton đều từng là thiên tài số học hay một ngành học độc đáo nào đó. Hầu hết họ còn rất trẻ, đều được Andemund tuyển chọn thẳng từ trường đại học hoặc các cơ quan nghiên cứu, ai nấy đều tràn trề nhựa sống và chí phấn đấu. Bảo rằng “từng là”, ấy là vì tất cả bọn họ đều đã từ bỏ ngành học buổi đầu để dấn thân vào mật mã học. Có bữa tôi ngồi chơi đố bài toán chó chạy với hai đồng sự ở văn phòng số 1, một trong số họ là giáo sư tiếng Pháp của Oxford, kiêm nhà nghiên cứu số học nghiệp dư. Đề bài ấy thì rất kinh điển, hai người tiến về phía nhau, một con chó chạy đi chạy lại giữa họ, hỏi đến khi hai người gặp nhau con chó đã chạy được quãng đường bao xa. Người biết mẹo chỉ cần tính thời gian từ lúc xuất phát đến lúc họ gặp nhau nhân với tốc độ chạy của con chó là ra đáp án. Ngài giáo sư tiếng Pháp nọ cũng cho tôi câu trả lời chính xác. Tôi liền hỏi giỡn: “Anh biết mẹo giải há?” Anh ta rất kinh ngạc hỏi lại: “Có mẹo sao? Tôi chỉ tính quãng đường con chó chạy mỗi lần rồi bội số chúng lên thôi.” Ra đó là văn phòng số 1. Văn phòng số 1 nằm tại một góc hẻo lánh của trang trại Plymton, là một khối kiến trúc Tudor sừng sững cô quạnh giữa ánh nắng mùa đông. Bản tính trầm lặng của Andemund khiến cả gác đỏ và nơi này đều có vẻ thật bí ẩn. Tôi đã đứng tỉ mỉ săm soi tấm biển bằng đồng trước cửa rất lâu rồi mới bước chân vào phòng khách lầu một. Sàn nhà ốp gỗ được lau sạch bóng, tiếng vang trống rỗng nảy lên dưới mỗi gót giày nện xuống. Tầng hai chỉ sử dụng một phòng họp, ba phòng làm việc lớn, số phòng còn lại đều bị khóa cửa. Căn phòng trong cùng cạnh cánh cửa dẫn ra ban công được gắn một tấn biển bằng đồng đề tên “Andemund Garcia”, tôi đoán là phòng làm việc riêng của ảnh ở đây. Tôi được phân đến phòng giữa trong ba phòng làm việc, phòng lúc này đang có bảy, tám người, ai cũng có vẻ bận tối mắt. Chỗ ngồi của tôi cạnh cửa sổ, giấy tờ và vật dụng cá nhân đều đã được xếp sẵn trên bàn. Không kể Andemund, văn phòng số 1 tổng cộng có khoảng hai chục chuyên gia mật mã. Họ hợp thành những nhóm nhỏ hai hoặc bốn người để làm việc hằng ngày. Khi điện tín mã hóa bởi “Mê” được gửi đến, người thì phụ trách tìm khóa mã, người thì lo mò phương pháp sắp xếp bảng chữ. Đang vừa vặn đủ mười người, tôi đến lại hóa ra bị thừa, nhất thời chẳng biết phải làm sao. “Xin hỏi, trước đây Lindon hợp tác với ai vậy? Có lẽ tôi sẽ bổ khuyết được vị trí của cậu ấy.” Người được tôi hỏi là một thanh niên tóc đen đương bê tài liệu đã giải mã xếp vào tủ hồ sơ. Cậu ta trả lời một cách cứng nhắc: “Cậu ta hợp tác với ngài Garcia.” Lúc này có người ngẩng lên nhìn về phía bọn tôi: “George, có người mới à? Nghe nói Alan Castor sắp đến đấy, chính là anh chàng giải ‘Mê’ đó.” Cậu chàng tóc đen lập tức ngẩng lên: “Cậu tên là gì?” “Alan Castor. Cậu ấy là con trai phu nhân Castor, từ hôm nay sẽ làm việc tại văn phòng số 1.” có người nhẹ nhàng đẩy cửa bước vào, cả phòng thoáng chốc im lìm. Tôi quay lại, thấy Andemund xuất hiện với túi hồ sơ trong tay. Andemund luôn có thể tạo cảm giác yên bình cho người khác. Hình như chỉ cần anh ấy đứng đó, chẳng cần làm gì cả, âm thanh xung quanh tự chúng vẫn tiêu biến mất, và những vẩn bụi li ti trong không khí cũng sẽ mơ hồ ẩn mình vào ánh dương. “Alan sẽ cộng tác với tôi.” anh ấy ngừng lại một chút: “Nghiên cứu máy giải mã ‘Mê’.” “Cần tài liệu gì cứ sang phòng tôi, Alan.” Đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp mặt sau buổi tối hôm đó. Tim tôi đập thình thình dưới vải áo, Andemund thì vẫn tuyền một bộ dạng bình tĩnh đến dửng dưng. Anh ấy liếc nhìn tôi, cặp mắt híp lại, rồi ảnh chìa tay cho tôi: “Rất mừng vì cậu đã khỏi bệnh.” Andemund rất ít khi đến phòng 1, hầu hết thời gian anh ấy đều ở gác đỏ. Tôi nghiên cứu cỗ máy giải mã lắp dang dở của ảnh rồi đối chiếu ngược lại với bản vẽ Raphael đưa cho tôi. Phương pháp của Andemund rất ngắn gọn, anh ấy cố gắng cải tiến cách nối mạch máy mã hóa “Mê”, rồi từ đó quay ngược lại tìm cách thiết kế máy giải mã tốc độ cao dựa trên phản xạ mã khóa. Raphael thì khác, bản thiết kế cậu ta cho tôi vẽ chi chít những mạch điện rối rắm phức tạp. Tôi ngồi nghiền ngẫm bản vẽ máy giải mã dưới ánh đèn lờ mờ, cậu ta thì quen thói ngồi trên bậu cửa sổ ngập tràn ánh nắng của văn phòng số 7, một chân co trên bậu cửa, kiên nhẫn đợi tôi xem xong. “Thứ này mà chế tạo được thì chấn động thế giới đây.” “Đó mới là ý tưởng của tôi thôi, đã hoàn thiện đâu.” Lần đầu tiên tôi thấy thứ gì thế này. Cậu ta thiết kế rất nhiều ống chân không trong máy giải mã, rồi phán đoán dựa trên băng giấy đục lỗ của máy chữ để tìm ra thuật toán logic. “Sao cậu lại ở phòng 7 vậy?” tôi hỏi. Raphael hơi giật mình. “Bằng vào khả năng của cậu, cậu không nên chỉ ở phòng số 7.” Tôi giũ giũ bản vẽ trên tay. Cậu ta bật cười tự giễu, mặt lạnh như đá: “Mẹ tôi là người Ba Lan, bà ngoại là người Do Thái, tôi có một nửa dòng máu ngoại quốc.” “Thế thật không công bằng! Nước Anh đâu phải Quốc xã, huyết thống là cái thá gì!” “Alan, lâu lắm cậu không bước chân ra khỏi trang trại Plymton đúng không? Giờ này ngày nào quân áo đen cũng gây chuyện trên phố… chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Quốc xã đã tràn lan khắp nước Anh rồi… huống gì chỗ này là cục tình báo.” “Tôi biết, trên báo có mà. Họ đòi đàm phán với Đệ tam đế quốc chứ gì.” tôi mệt mỏi nói: “Nhưng họ chỉ là thiểu số thôi.” Để chế tạo một cỗ máy cỡ này cần ít nhất một trăm nghìn bảng, mà chẳng ai đảm bảo sẽ không có sai sót. Raphael có tư duy toán học thiên phú, cậu ta vạch ra một phương pháp giải mã cực kỳ tinh vi và phức tạp, nhưng nó hoàn toàn không thực tế. Rất may là máy giải mã “Mê” không rắc rối đến mức ấy, bởi vì không lâu sau đó tôi đã nghĩ ra một cách giản tiện hơn nhiều. Thời gian nghiên cứu máy giải mã khi ấy thực sự rất yên ả. Sự yên ả duy trì được khoảng ba, bốn tháng. Tuyết đọng trên đường phố London tan dần, vòm trời lại một lần nữa trở nên cao vời vợi. Mùa hoa uất kim hương tỏa hương trong khu vườn nhỏ của các biệt thự riêng bên bờ sông Thames đã đến, người đến quán bar uống bia đen lúc rảnh rỗi tăng dần. Tôi bắt đầu nhớ quận Cambridge, cây táo ngoài thư viện giờ này chắc cũng bắt đầu trổ bông rồi. Không biết thằng nhỏ hư đốn học toán có khá khẩm hơn chút nào hay không nữa. Arnold thường đến thăm tôi. Trời nổi gió anh ta sẽ khoác thêm cho tôi một cái áo bên ngoài lớp sơ-mi phơ phất. Phòng chật ních người, anh ta thì lì như da trâu, ngồi dựa mông vào cạnh bàn làm việc để tán tỉnh tôi, mặt tỉnh như không. “Bé Alan này, đã suy nghĩ về tuần trăng mật ngắm hoa oải hương bên hồ tháng 8 của tụi mình chưa đấy?” Lắm khi có mặt Andemund ở đó Arnold cũng chẳng buồn để mắt đến ảnh, cứ cười tít mắt ngả ngớn bên cạnh tôi. Andemund cũng chưa bao giờ lệnh cho anh ta rời đi. Anh ấy chỉ ngồi nán lại phòng 1, bàn công việc, đọc mật mã… cho đến khi Arnold ra về. Không biết Andemund đang làm gì, chỉ là từ hôm đó rất hiếm khi tôi thấy Lena. Chỉ duy nhất một lần tôi đến gác đỏ, cửa phòng làm việc của Andemund đang khép hờ. Tôi cầm bản kế hoạch đứng ngoài thì nghe thấy tiếng phụ nữ vọng ra. Tiếp đó là giọng Andemund gằn mạnh, có vẻ không hài lòng: “Anh đã bảo em đừng đến.” “Nhưng anh đang bị thương mà!” Qua khe cửa tôi nhìn thấy anh ấy ngồi trên ghế dựa, cúc áo sơ-mi phanh hở để lộ cả khoảng ngực. Một vết thương kinh dị vắt chéo từ vai trái đến giữa ngực anh ấy, máu vẫn chảy không ngừng. Lena đang cầm thứ gì đó rịt vết thương, dưới sàn vương vãi đầy băng gạc sũng máu. Andemund có vẻ rất đau đớn, mặt anh ấy đã trắng bệch. Tôi do dự không biết có nên gọi bác sĩ hay không. Đột nhiên Lena như nhận ra điều gì. Cô ta bật dậy bước lùi lại, hung dữ như một con mèo bị kích động, nhanh như chớp, cô ta xoay người, rút súng ra. “Ai ở ngoài đó?!” Tôi đành đẩy cửa ra, vừa giơ tay vừa đi vào: “Thưa cô, có cần tôi gọi bác sĩ không?” Tôi hất cằm về phía Andemund: “Ngài ấy mất máu nhiều quá.” Cặp mắt màu lam của Lena nheo lại đầy ngờ vực, khẩu súng vẫn chưa hạ xuống. Giọng Andemund chợt vang lên, rất nhỏ, lần đầu tiên tôi nghe anh ấy nói yếu ớt như vậy: “Alan, gọi Peter giúp tôi. Lena, phiền em về đi… cảm ơn em.” Tôi sang phòng bên gọi điện cho Peter, báo sơ lược tình hình. Lúc quay lại vị hôn thê của ảnh đã đi rồi. Còn một mình Andemund mệt mỏi ngồi trên ghế, mặt trắng bệch. Tôi tiến tới cầm băng gạc rịt vết thương giúp anh ấy, hỏi: “Anh bị sao vậy?” “Anh đi điều tra quân áo đen gây rối.” anh ấy đáp: “Bị chém trong lúc hỗn loạn.” “Sao phải tự anh đi? Đặc vụ cấp dưới của anh đâu hết rồi?” Andemund lắc đầu. “Có những việc phải tận mắt chứng kiến mới được.” “Anh chắc không cần gọi Arnold chứ?” Andemund uể oải nhắm mắt lại. “Không cần.” Một lát sau, anh ấy lại nói: “Lena cũng là đặc vụ của cục tình báo, tiếng chân em lớn lắm. Cũng may vừa rồi em kịp mở cửa ra, nếu không cách cửa gỗ cô ấy cũng có thể bắn trúng em đó.” “Đừng nói nữa.” Đây là lần đầu tiên tôi thấy anh ấy bị thương. Trong ấn tượng của tôi Andemund vẫn rất kiên cường. Chưa bao giờ anh ấy bị kích động, luôn là cái vẻ lạnh lùng trầm tĩnh ấy. Kể cả khi anh ấy quật tôi xuống bàn ăn ở gác đỏ, tiến vào cơ thể tôi, anh ấy cũng chỉ lạnh lùng. Giờ thì vết thương đã khiến sức mạnh giữ cho lớp vỏ cứng rắn bao quanh anh ấy tan vỡ, đột nhiên tôi thấy thật thú vị, tôi cúi xuống, nâng cằm anh ấy lên. “Tình yêu à, nếu giờ em banh chân anh ra thì sao nhỉ?” Cặp mắt màu lục thẫm của anh ấy nheo lại một cách nguy hiểm. “Em dám?” Tôi nhét đống gạc vào tay phải anh ấy, bắt đầu cởi dây lưng anh ấy: “Tự giữ vết thương đi, mạnh tay vào, coi chừng máu không ngừng được đâu.” “Alan, dừng lại.” Tôi cười cười: “Em sẽ dịu dàng hơn anh nhiều. Ít nhất lát nữa anh sẽ không ngất trong bồn tắm đâu.” “Em… ngất sao?” Mặt Andemund càng trắng nhợt, máu hoen loang lổ từ cổ trở xuống. Tôi cúi xuống hôn lên gáy anh ấy, nếm được vị máu tươi nồng ngọt. “Cưng à, giạng chân ra.” Thực ra tôi cũng không định làm đến cùng, chỉ là muốn hạ nhục anh ấy, trả thù cho sự điên dại của anh ấy đêm đó. Tôi tùy tiện véo những nơi không bị thương trên người anh ấy, rồi vuốt ve nơi đó của ảnh. Andemund bức bối ngửa đầu lên. Đến khi Peter gõ cửa tôi mới chịu buông tha. Đột nhiên anh ấy chụp lấy tay tôi, ấn xuống đũng quần anh ấy. Tôi kinh ngạc đến không thốt nên lời. Anh ấy… chỉ có thế… mà đã cương. Tiếng gõ của của Peter vẫn đều đặn vang lên, ba tiếng, ngừng một nhịp, lại ba tiếng. Giọng Andemund khàn khàn vang lên: “Alan, em dám đi à.”
|
– Chương thứ hai ba – Tôi cố giằng tay ra. “Anh đang bị thương, không thể làm chuyện đó được.” Andemund nheo mắt nhìn tôi, hai con ngươi màu xanh lục như bị ẩn sau một màn sương. Ảnh đột nhiên đứng bật dậy, không nói một lời, ôm siết lấy thắt lưng tôi. Sau lưng tôi lúc ấy vừa hay là cái bàn làm việc, ánh nắng chiều vàng đượm loang trên mặt bàn sáng lóa. Andemund đè tôi xuống bàn, một tay bắt đầu trượt xuống tìm kiếm dây lưng của tôi. Khoảng cách gần đến thế này, tôi thực sự ngửi thấy được mùi máu tươi trên người anh ấy. Tôi giữ tay ảnh lại, gượng cười châm chọc: “Cưng ơi, đừng có nổi hứng bất tử vậy chứ. Coi kìa, vết thương toác miệng rồi.” Andemund chụp lấy cổ tay tôi, thô bạo bẻ quặt sang một bên. Thứ cứng rắn nóng rực chà xát vào tôi sau lớp vải quần. Gương mặt anh ấy trắng bệch như xác chết. Lần này về sức lực mà nói tôi mới là người chiếm ưu thế. Tiếng đập cửa vẫn máy móc vang lên. Tôi giãy thoát được, hai tay tự do ôm lại eo anh ấy, đẩy ảnh ngồi lại ghế rồi bước ra mở cửa. Tay nắm chắc tay nắm cửa, tôi quay lại cười với ảnh: “Tình yêu ơi, anh chẳng biết tự chủ chút nào. Người sắp kết hôn mà vậy sao.” Andemund khàn giọng gọi tôi: “Alan.” Tôi quay lưng đi: “Tối hôm đó em đã nói với anh rồi, đó là lần cuối cùng của chúng ta.” Cũng là lần đầu tiên. Tôi mở cửa ra, Peter cầm một hòm thuốc nhỏ đứng chờ sẵn bên ngoài. Anh ta nhìn thoáng qua tình hình trong phòng rồi không hỏi han gì mà đi thẳng vào, quỳ một gối xuống bên chân Andemund, bắt đầu xử lý vết thương. Khi anh ta giở nhúm băng gạc lên, máu thịt lồ lộ ra dưới ánh mặt trời trông thực sự kinh dị. Peter hơi nhíu mày: “Lần sau mong ngài thận trọng hơn.” Andemund không đáp. Một tay anh ấy đặt trên đầu gối, đầu vẫn ngửa lên, hai mắt khép hờ dưới hàng mi dày che rợp. Tôi trở vào thu dọn đống tài liệu rồi ra về, đi đến cửa lại nghe anh ấy nói khẽ. “Alan, em nói phải lắm, anh là người sắp kết hôn.” Ngừng lời một lát, anh ấy mới tiếp: “Peter, phiền cậu mời cô Lena trở lại đây, rồi ra ngoài chờ tôi. Chắc cô ấy chưa đi xa đâu.” Rốt cuộc Andemund cũng tìm ra được cách giải quyết vấn đề đúng đắn nhất. Hôm sau là thứ bảy, tôi muốn mua thêm ít sơ-mi và áo khoác mặc mùa xuân, vậy là phải vào nội thành London rồi dùng bữa trưa ở tiệm Cây Bồ Đề. Tiệm Cây Bồ Đề là một tiệm ăn Andemund từng đưa tôi tới, nằm ở đầu đường King William, ngồi bên cửa sổ có thể nhìn thấy mặt sườn những chóp tháp cẩm thạch trắng của cầu tháp London. Anh ấy từng nói một cách giản dị rằng nắng chiều trên cầu tháp London thật đẹp. Vì lệnh cấm trong chiến tranh, người ta chỉ bưng ra một ly rượu vang nhỏ xíu, chút rượu hầu như chỉ đủ tráng ướt đáy ly, màu đỏ nhạt thếch như nước lã. Miếng bơ tạm bợ dọn chung với bánh mì dày cỡ hai đồng xu. Bít-tết bằng một phần ba thời tiền chiến. Tôi ăn được một nửa thì Lena bước vào tiệm, cô ta búi tóc cao sau gáy, nắm tay Andemund. Trời trưa nắng ấm, Andemund để phanh nút áo khoác, bên trong mặc sơ-mi trắng, nhìn không ra vết thương trên người ảnh. Ảnh đỡ Lena ngồi xuống rồi tùy tiện cởi áo khoác vắt lên lưng ghế, bắt đầu gọi món ăn. Andemund đưa ra thứ gì đó giống như giấy chứng nhận, bồi bàn lập tức bưng món khai vị ra. Tôi ngồi từ xa nhìn bọn họ cười nói với nhau. Lát sau thì Lena thấy tôi, cô ta giơ tay chỉ chỉ tôi, Andemund ngẩng lên nhìn theo. Ánh mắt chúng tôi chạm nhau trong một giây. Ánh mặt trời xế trưa chói quá, trong khoảnh khắc dường như tôi đã thấy Andemund thất thần. Sau đó anh ấy quay sang nói vài câu với Lena. Tôi không nghe được họ trao đổi cái gì, chỉ thấy Lena cười run cả người. Phòng ăn ở lầu hai, từ đây có thể trông rõ người đến người đi trên con đường bên dưới. Đột nhiên tôi nghe một tiếng súng chát chúa. Rồi bài quân ca Quốc xã vang lên. Đám đông dưới đường bắt đầu tán ra tứ phía. Dân thành thị lại tổ chức biểu tình chống Quốc xã, họ xung đột với quân áo đen, giữa lúc giằng co có kẻ đã nổ súng, nhất thời đám đông trở nên hỗn loạn. Có rất nhiều người mặc đồ đen tràn sang từ bên kia cầu tháp, ai ai cũng đeo mặt nạ bạc. Có một phụ nữ đang ôm con chạy thì té lăn ra đất, cổ chân bà ta bị trúng đạn. Rồi những người bị thương liên tiếp ngã xuống. Khi ông chủ béo phị hoảng hốt chạy vào thông báo “Thưa quý ông quý bà, dưới phố quân áo đen đang gây bạo động, tiệm chúng tôi tạm ngừng phục vụ…”, tôi đã chực đứng lên chạy xuống lầu. Mới đi vài bước thì bị giữ lại. Andemund đuổi kịp tôi, ảnh nói cứng rắn: “Alan, đừng sính làm anh hùng. Nhiệm vụ của em là giải mã, không phải bắn nhau. Đi cửa sau ra khỏi đây ngay. Anh đi với Lena.” Không thể không thừa nhận Andemund nói đúng. Tôi theo đám khách đi cửa sau ra một con đường nhỏ nằm sau đường King William. Ở đó có một bốt điện thoại công cộng. Tôi từng thấy số điện thoại cục cảnh sát London, giờ nhớ lại may ra thì gọi được cho họ để trình bày sự việc. Chuông đổ vài lần thì có người nhấc máy. Giữa chừng tôi vô thức đưa mắt nhìn quanh… cho đến khi bờ tường thấp đối diện buồng điện thoại lọt vào tầm mắt. Trên màu gạch đỏ là một dãy dài hình người nguệch ngoạc trong đủ tư thế, có vẻ như là tác phẩm của đứa con nít nhà nào đó. Lối sắp xếp những hình vẽ tự dưng khiến tôi thấy thật quen thuộc. Một giây khi cúp máy tôi chợt hiểu ra… không phải hình vẽ nguệch ngoạc, đó là mật mã! Mỗi tư thế đại diện cho một trong hai mươi sáu chữ cái, đây là kiểu mật mã chuyển hoán không phức tạp lắm. Tôi giải ra rất nhanh. “Điểm tập kết – Ưng Non” Từ lúc tôi cúp máy đã có vài toán quân áo đen lảng vảng xuất hiện. Họ nhanh chóng leo lên mấy chiếc xe đậu sẵn trong con ngõ gần đó, rồi xe nổ máy phóng đi. Tôi sực hiểu ra, vụ bạo loạn lần này tuyệt đối không phải một sự cố ngẫu nhiên. Đây là một âm mưu làm dao động lòng người, chúng muốn đàn áp tâm lý người Anh. Kẻ đứng sau màn kịch này chính là “Ưng Non” từng xuất hiện vô số lần trong những đoạn điện tín chúng tôi thu được. Theo số điện tín đó mà nói, người này ban đầu chỉ là một đầu mối chuyên chuyển giao tin tức, không hiểu vì sao mấy năm gần đây hắn ta liên tục được đề bạt, giờ thì hắn đã trở thành nhân vật chủ chốt phụ trách cơ sở tình báo của Đệ tam đế quốc tại Anh. Tôi từng giải ra rất nhiều bức điện có nội dung khen ngợi thành tích của hắn ta. Thậm chí một trong số chúng đến từ chính Hitler. Tôi nấp vào bóng râm sau bốt điện thoại, lẳng lặng nghe hai gã quân áo đen nói chuyện với nhau. Một trong số chúng rút xì-gà và hộp diêm ra, rồi hình như nhớ ra mình đeo mặt nạ, gã lại nhét điếu xì-gà vào túi, phun một câu chửi thề. Gã kia hỏi: “Này, Messi, sao lần này không thấy cô đâu? Tưởng cổ thích xem tận mắt lắm cơ mà?” Gã không hút được xì-gà ban nãy nhún vai: “Nghe nói có đến đấy, có quỷ mới biết… đứa nào đấy?! Đằng sau bốt điện thoại kia?!” Tôi chồm dậy chạy thục mạng, hai gã áo đen cũng lao theo. Đạn rượt sát rạt xuống gạch lát đường, tia lửa tóe ra tứ phía. Một mảnh đạn găm trúng cẳng chân tôi, hình như máu đã chảy. Đột nhiên một chiếc xe jeep quân dụng màu xanh lục trờ ra từ trong con hẻm trước mắt tôi, chấm dứt cuộc rượt đuổi. Một người phụ nữ mặc đồ đen bước xuống xe. Không kịp dừng lại, tôi tiếp tục lao tới đâm sầm vào cô ta, cái mặt nạ bạc của cô ta rơi xuống đất. “Lena Celman?” Cô ta kiêu kỳ cúi xuống nhìn tôi, cặp mắt màu lam nhạt nheo lại. “Alan. Alan Castor.” Rất nhanh sau đó tôi bị bọn đuổi theo ấn dúi xuống đất, hai tay bị bẻ quặt trói sau lưng. Mắt bị bịt kín, tôi không biết mình bị kẻ nào lôi dậy, ném vào ghế sau xe jeep. Có tiếng người nói: “Thưa cô, nó đã thấy mặt cô, ta xử nó luôn tại đây chứ?” Giọng nói lười biếng như một con mèo của Lena vang lên. “Không cần, đưa nó về trụ sở. Có nhiều điều tôi cần hỏi nó.” Arnold từng nói với tôi, để quân áo đen phát triển rầm rộ đến như ngày nay, chắc chắn chúng phải có tay trong trong nội các chính phủ. Mà tôi không ngờ tay trong ấy bao gồm cả Lena. Cô ta lừa được cả Andemund để tự do ra vào trang trại Plymton. Nắng mùa xuân rõ ràng ấm áp mà tự dưng tôi thấy toàn thân mình rét lạnh. Khi khăn bịt mắt được gỡ xuống tôi mới thấy mình đang ở dinh thự của tướng Celman. Tôi bị chúng lột áo, trói ngồi trên ghế rồi quẳng vào một gian phòng nhỏ. Cửa phòng chỉ khép hờ, có thể nhận ra bên ngoài là một phòng họp khá xa xỉ, có bàn họp dài, thảm trải sàn màu đỏ tươi, có bóng người đảo qua đảo lại qua khe cửa. Họ đã bật đèn, giờ này hẳn trời đã tối. Có lẽ tôi đã bị chụp thuốc mê cho mê đi một lúc. Tôi nghe giọng Lena vang lên the thé: “Cha, cha không được làm hại Andemund! Anh ấy là vị hôn phu của con!” Giọng đàn ông trả lời nghe khá lớn tuổi, ông ta có vẻ rất nóng nảy: “Ưng Non cho rằng phải loại bỏ Andemund Garcia. Mà nó mới chỉ bị thương, vẫn chưa chết.” “Chính cha đòi gả con cho anh ấy!” “Con yêu, cha chỉ muốn con tiếp cận nó để chiếm MI-6… mà hai đứa chỉ mới đính hôn, nó chết rồi con chẳng phải gả cho ai hết. Con biết rõ nó đồng tính luyến ái mà.” “Nhưng… cha…” gót giày Lena nện xuống thảm thình thình như một con mèo dại: “Cha đã hứa với con sẽ không làm hại Andemund!!” “Con yêu ơi, còn tâm trí lo lắng cho nó sao không đi xem thằng nhãi nhân tình của nó đi. Đi đi, xem có thể moi được gì từ thằng Alan không.” Bóng Lena bước về phía phòng tôi bị nhốt, đèn trong phòng đột nhiên bật sáng làm hai mắt tôi nhói buốt. Những gì xảy ra sau đó tôi thà không bao giờ phải nhớ đến. Tra khảo luôn chỉ có thế, rọi đèn chói vào mặt, cho nhịn đói nhịn khát, đánh đập, đòn roi, đe dọa tinh thần… Tôi không biết ngày bị cục tình báo thẩm tra cách ly Andemund có từng phải chịu hết tất cả những thứ ấy hay không. Chỉ có điều rốt cuộc anh ấy trở về dửng dưng như không, mà tôi thì đã ngất xỉu hai lần. Lena muốn tôi cung cấp nội dung nhiệm vụ và tiến độ công việc của văn phòng số 1. Đương nhiên tôi không thể khai. Tôi từng thề sẽ giữ bí mật của trang trại Plymton bằng cả mạng sống của mình, trong đó bao gồm cả việc giải “Mê”. Mới đầu cô ta có hai gã trợ thủ, lúc sau thì cô ta đuổi cả chúng ra, đóng cửa lại và ngồi xổm xuống cạnh tôi. “Alan ạ, thực ra mặt mũi mày không tệ chút nào, mắt màu lam xám, tóc nâu sẫm… nếu không phải đồng tính luyến ái hẳn là sẽ rất hấp dẫn phụ nữ.” Ngón tay cô ta chậm rãi xoa má tôi, từng chút từng chút, giọng cô ta trở nên ngọt ngào: “Chân mày đang chảy máu kìa, hơi thở yếu lắm rồi. Rồi mày sẽ chết ở đây thôi.” Tôi nghiến răng ngoảnh mặt đi, hất bàn tay cô ta ra: “Tôi không ngờ là cô.” “Tao cũng không ngờ Andemund lại thích đàn ông.” cô ta nói nhẹ nhàng: “Tao căm ghét những khi bọn tao làm tình mà anh ấy gọi tên mày. Mày sẽ chết ở đây, rồi một ngày nào đó anh ấy sẽ quên mày, chúng tao sẽ kết hôn. Chủng tộc hạ đẳng sẽ bị đào thải, Đệ tam đế quốc sẽ thống trị thế giới, anh ấy rồi sẽ tôn thờ Quốc xã giống như tao.” “Cô nằm mơ rồi. Cô là người Anh.” “Phải, tao là người Anh. Nhưng Quốc trưởng nói người Anh cũng là một dân tộc ưu việt.” “Quân áo đen là do cô bày ra hả, không lẽ cô chính là Ưng Non?” Lena ngẩn ra: “Mày biết Ưng Non hả?!” Đột nhiên cô ta đứng bật dậy, chạy vội ra ngoài, khi trở lại trên tay cô ta cầm một thứ giống như cái kìm. Tôi nhận ra nó… đó là kìm chích điện. Cô ta tiến về phía tôi một lần nữa: “Nói, mày là thế nào với Ưng Non?” Khi đầu kim loại chạm vào da thịt tôi cảm thấy tim mình giật nảy như muốn bắn tung khỏi lồng ngực, toàn thân co giật, cơn đau không thể tả bằng lời chạy rần rật khắp người, tôi lại ngất đi. Lúc tỉnh lại Lena vẫn im lặng ngồi cạnh tôi, mớ tóc vàng xổ tung, cô ta lặp lại vẫn câu hỏi khi nãy: “Mày biết Ưng Non đúng không?” Tôi không biết mình đã hôn mê bao nhiêu lần, chỉ biết rốt cuộc tôi chỉ còn sức cười méo xệch nói với cô ta: “Cô nên xử lý tôi nhanh lên thì hơn. Phụ nữ không nên xài kìm điện, trong túi cô có súng giảm thanh cơ mà.” “Xử lý mày à?!” Lena ré lên cười, bỗng dưng cô ta vồ lấy cái ghế, cười đến gập cả bụng: “Quan hệ của mày với Andemund tao đã biết ngay từ đầu, nếu có thể xử lý mày thì giờ mày đã thành cái xác thối rồi. Nhưng Ưng Non sống chết ra lệnh… không được phép giết mày.” Cơn đau lấn át cả khả năng tư duy của tôi, những lời vừa xong hình như đã phải thẩm thấu qua đại não hàng chục lần tôi mới sực hiểu ra cô ta thực sự muốn nói gì. Ưng Non muốn tôi sống. Bất chợt ngoài cửa vang lên tiếng súng, Lena lập tức chạy ra xem, chỉ một thoáng cô ta đã trở lại, mặt tái mét. “Alan, mày đã làm gì? Andemund đến rồi… đạn dẫn lửa, dinh thự đang bốc cháy!” Tôi gắng gượng ngồi dậy, vừa ho khan vừa cười: “Quý cô, cô nghĩ tôi thì làm được gì?”
|
– Chương thứ hai lăm – Tôi nhớ rõ gương mặt thanh tú của Andemund trong ngọn lửa, yên bình như thể đang ngủ. Hình ảnh ấy cứ thế bám lấy tâm trí tôi, để rồi trở thành một cơn mơ dài bất tận. Tỉnh giấc, tôi thấy mình nằm trong quân y viện, Arnold ngồi bên cạnh giường hút thuốc. Đã sang xuân nên trời ấm hơn nhiều. Anh ta chỉ mặc sơ-mi và khoác áo gi-lê bên ngoài, điếu thuốc kẹp giữa hai ngón tay, đầu quay về cửa sổ để phả khói. Trên bậu cửa sổ là một bồn hoa thủy tiên, cành lá khẽ lay lay trong gió. Thấy tôi mở mắt, Arnold dụi tắt thuốc rồi cúi xuống cười với tôi: “Rất tiếc phải báo cho cậu, ngài Garcia không chết.” “Lúc đó cậu liều mạng ôm rịt ổng, chết cũng không chịu buông ra làm tôi còn tưởng ổng hết cứu rồi chứ, đang mừng thầm…” Tôi choàng tạm áo khoác rồi ngồi dậy nghe Arnold kể lại sự tình. Lúc anh ta leo lên thang cứu hộ lửa đã gần như nuốt gọn khu vực của sổ. Anh ta lên trước, Peter theo sau, họ bịt mũi bằng khăn lông ướt để băng qua đám khói. Nghe nói khi ấy tôi đã nửa mê nửa tỉnh mà vẫn ôm chặt Andemund không chịu thả ra. Như Peter mặt lạnh nhận xét thì ấy là… ảnh không chết rồi cũng bị tôi ghì chết. Truy ngược lại việc này cũng thực là may mắn. Ngày trước yêu nhau tôi và Andemund từng cùng chế ra rất nhiều loại mật mã, lắm cái giờ tôi cũng quên bẵng mất rồi. Thế nhưng lúc bị bịt mắt giải lên xe tôi đã kịp dùng máu từ vết thương đạn bắn ở chân để để lại ký hiệu trên vỏ xe jeep, chính là một trong những loại mã cũ ngày xưa. Giải ra chỉ có ba chữ: “quân áo đen”. Andemund vẫn cảnh giác với cả vị hôn thê của mình, anh ấy luôn giám sát hành động của Lena. Ám hiệu tôi để lại nhanh chóng lọt vào mắt đặc công, tin tức cứ thế truyền đến anh ấy. Nhận được tin, anh ấy bắt đầu điều tra ngay lập tức. Tôi không thể biết tường tận Andemund đã điều tra như thế nào, chỉ biết rốt cuộc anh ấy tìm được đến dinh thự của tướng Celman, rồi một trận đọ súng kịch liệt đã diễn ra ở đó. Ông tướng bị trúng đạn chết trong phòng đọc sách lầu một. Chuyện sau đó thì tôi đã chứng kiến cả. Dinh thự của tướng Celman bị cháy tan hoang, tòa nhà chính nơi chúng tôi giằng co với Lena chỉ còn một bức tường chưa sập hẳn, tàn tích của những ô cửa mất kính rải rác khắp nơi. Thứ gì có thể cháy đều đã cháy, còn lại thì sụp đổ. Thi thể của Lena được phát hiện với cỗ máy truyền tin “Mê” bị cháy méo mó bên cạnh. Cô ta hẳn đã chạy xuyên qua hành lang bị lửa chắn lối để lên lầu ba, rồi chết cháy trong đó. Không ai biết trong giây phút cuối cùng của mình, Lena đã gửi tin tức gì, và cho ai. Ít nhất đoạn tin đó chúng tôi không chặn được, hoặc giả có chặn được nhưng rồi nó lại bị lãng quên trong vô số mật mã không kịp giải hết, chúng tôi không thể biết. Tôi bảo Arnold: “Cảm ơn anh.” Một hồi lâu sau anh ta mới cười cười: “Alan, cậu đắm chìm với ngài Garcia mất rồi.” Đến lượt tôi im lặng, chẳng biết phải nói gì. “Ảnh nói ảnh yêu tôi.” Arnold móc hộp thuốc trong túi áo, rút ra một cây, châm lửa hút phân nửa lại thả vào hộp. Đoạn đóng hộp thuốc lại, nhét vào áo. Anh ta nhìn tôi, thái độ có chút phức tạp. “Rốt cuộc dư luận đưa tin thế nào?” “Tài liệu chứng minh việc phản quốc thì cháy gần hết rồi, nhưng họ phát hiện được cuốn nhật ký của tướng Celman trong phòng làm việc của ổng ở Whitehall, trong đó chép danh sách quân áo đen và một số thông tin liên quan đến gián điệp Đức. Đầu não chính phủ phản bội cỡ này thì Whitehall còn mặt mũi nào nữa, thế nên họ đâu có công khai ra. Báo Times dành hai trang đăng tin dinh thự tướng Celman bị hỏa hoạn, tướng quân và con gái ổng cùng thiệt mạng.” Tôi phẩy phẩy tờ báo trên tay: “Nói vậy mà người ta tin hả?” Arnold buông thõng hai tay: “Không tin cũng chẳng làm gì được, ngài Garcia cứng rắn với dư luận lắm.” Thượng Đế phù hộ, chúng tôi đều còn sống. Thương tích vì bị tra tấn không để lại di chứng gì nghiêm trọng, vấn đề là bắp chân bị trúng đạn của tôi không được cầm máu kịp thời. May là lúc cứu tôi ra khỏi ngọn lửa Arnold đã kịp sơ cứu khẩn cấp, bác sĩ nói nếu không nhờ vậy chân trái của tôi bỏ hẳn là chuyện nhỏ, để mất máu thêm chút nữa là tôi đi gặp Thượng Đế rồi. “Alan, cậu không biết cậu chảy bao nhiêu máu đâu.” Arnold nhìn tôi: “Tôi vừa leo vào cửa sổ đã thấy cậu ngồi ôm Andemund giữa vũng máu lênh láng.” Tôi ngơ ngác nói: “Lúc ấy chẳng cảm thấy gì cả.” Andemund thì bụng trúng đạn, vết dao chém trên ngực chưa lành hẳn, vậy mà tỉnh lại được một tuần đã trở lại cục tình báo làm việc. Phần lớn quân áo đen đột nhiên bị bắt. Kể từ nay tổ chức Quốc xã không còn lộ diện trên nước Anh nữa. Tôi đoán đây là một kế hoạch hành động được thai nghén từ rất lâu rồi, còn tôi chẳng qua chỉ tình cờ tham dự vào mắt xích cuối cùng mà thôi. Nhưng rất nhiều việc đến giờ tôi vẫn nghĩ không ra, ai sẽ cho người bí mật giám sát vị hôn thê của mình chứ? Tại sao chỉ trong thời gian ngắn như vậy họ đã kịp tập trung bao vây dinh thự tướng Celman? Ai cho Andemund quyền qua mặt Whitehall để nổ súng trấn áp quân địch ngay lúc đó? Cứ như thể ngay từ đầu cục tình báo đã biết màn kịch này sẽ diễn ra, họ chỉ đang chờ đợi một thời cơ thích đáng. Mà điều càng khiến tôi ngờ vực hơn là, ngày ấy Andemund bị thẩm tra cách ly là vì C không tín nhiệm anh ấy, hay chính anh ấy đã đưa ra yêu cầu đó? Giống như tôi vẫn nói rằng tôi chưa bao giờ thực sự hiểu anh ấy nghĩ gì. Chân bị bó bột, tôi chẳng di chuyển được, lại còn được yêu cầu phải năm trên giường ba tháng, mỗi ngày chỉ mỗi việc dạy toán cho em họ Arnold. Arnold viện cớ phải giám sát tiến trình học hành của thằng nhỏ hư đốn nên cứ rảnh là mò mặt đến phòng bệnh của tôi, rồi ung dung ngồi lì lại tán phét. Hầu hết thời gian anh ta đều có vẻ rất khoái trá, mắt đeo kính gọng vàng, miệng cười tủm tỉm rất ra dáng một học giả. Ngày 9 tháng 4, Hitler phát động chiến dịch “Tia chớp trắng”, đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy. Ngày 10 tháng 5, Đức tiến hành “Kế hoạch Manstein”, đổ quân qua chiến tuyến Maginot xâm lược Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Pháp. Ngày 15 tháng 5, Hà Lan đầu hàng. Ngày 10 tháng 5, thủ tướng Chamberlain từ chức, Churchill lên cầm quyền. Cả nước Anh lắng tai nghe đài phát thanh: “Trước mắt chúng ta là một thử thách nặng nề nhất. Trước mắt chúng ta là nhiều, rất nhiều tháng trường đấu tranh và khổ ải.” “Các ngài hỏi: chính sách của chúng ta là gì, tôi trả lời chính sách của chúng ta là phát động chiến tranh, trên đất liền, trên biển và trên không. Cuộc chiến với tất cả sức mạnh Thượng Đế ban cho chúng ta, một cuộc chiến chống lại chế độ tàn ác, bạo ngược chưa từng có trong những trang tăm tối thương tâm nhất của lịch sử tội ác loài người.” (*) Từ đó, chính sách mở rộng hòa bình Châu Âu kết thúc, chiến tranh chính thức bắt đầu. Tháng này nước Anh bắt đầu xây dựng đội tự vệ quốc dân, mục đích là để tăng cường lực lượng phòng vệ nội địa. Các cuộc diễn tập diễn ra bất cứ lúc nào trên đường phố London, trẻ con phải học cách dùng mặt nạ chống độc… người ta nói vũ khí của quân Quốc xã chứa cả khí độc hại thần kinh. Rốt cuộc tôi nằm trên giường hai tháng. Ngày 13 tháng 5, Peter tới tìm tôi, đưa cho tôi ít giấy tờ từ Andemund. Anh chàng sĩ quan phụ tá với cặp mắt màu lam lạnh lùng và gương mặt lầm lì như đá. Anh ta vừa vào đứng cạnh đầu giường tôi là hội mấy em y tá xinh như mộng lập tức tự giác bốc hơi. “Alan.” “Ờ?” “Cậu đọc báo rồi chứ.” “Tôi xem Times thôi.” Anh ta ngừng lại một chút, như là đang do dự. “Ngài Garcia đã trấn áp dư luận… nếu… tôi muốn nói nếu toàn bộ sự việc này là một cái bẫy, cũng không có nghĩa là ngài ấy có thể tính toán được chi li từng bước của nó. Ngài ấy thực sự không ngờ cậu sẽ thành con tin. Khi ngài ấy cương quyết một mình xông vào tòa nhà đang cháy để cứu cậu, thành thật mà nói tôi cho rằng đó là hành động nôn nóng và ngu xuẩn, là lựa chọn tồi tệ nhất trong lúc đó… nhưng đó là cách tốt nhất để đảm bảo Lena không giết cậu. Alan, hy vọng cậu hiểu ngài ấy.” Tôi gật đầu. Trời London tháng năm xanh thăm thẳm, có một đàn bồ câu mải miết liệng vòng. Tôi giở tờ giấy Andemund gửi ra, là một bản sao thư Whitehall gửi cho cục tình báo. C thân mến, Mong ngài nhất định hoàn thành máy giải mã “Mê” vào cuối tháng 6, hoặc cung cấp tốc độ giải mã tương đương. Winston Churchill Dưới đoạn thư là một dòng chữ viết ngoáy khác. Hãy chuyển cho Alan Castor, học viện mật mã Chính phủ MI-6. © Hôm sau ngày Andemund gửi tôi bản sao lá thư đó, tôi trở lại trang trại Plymton. Người đẹp trợ lý Annie của Andemund tới đón tôi, kiểm tra mọi đồ vật tùy thân tôi định xách theo. Chân tôi vẫn bó bột, phải chống cây can Arnold mang đến để trợn mắt trợn mũi cố leo lên chiếc xe cục tình báo phái đến. Arnold khoanh tay đứng cạnh chế giễu tôi. Anh ta mặc quân phục màu xanh sẫm, coi bộ khá là cao ráo đàng hoàng, cặp kính lóa lóa dưới ánh nắng chiều che giấu biểu cảm trên gương mặt. Tôi ngồi vào ghế phụ lái, tự dưng anh ta bước lại gần, gõ gõ cửa kính xe. Tôi ấn cửa trượt xuống. Anh ta liền vịn luôn ô cửa: “Bé Alan nè, coi bộ hăng hái quá nha!” “Biến đi, đang đau chân gần chết đây.” “Cậu hí hửng vì sắp được gặp lại Andemund Garcia chứ gì.” Tôi sững người. Thiếu chút nữa tôi quên mất Arnold vốn là bác sĩ tâm lý. Anh ta có thể nhìn thấu qua hàng lớp tâm sự phức tạp để mọi ra bản chất vấn đề. Sự thực là tôi mong đợi được gặp lại Andemund. Anh ấy nói anh ấy yêu tôi. Mặc kệ lúc ấy xảy ra chuyện gì, đến cuối cùng tôi chỉ nhớ những lời anh ấy nói với tôi trong biển lửa. Dường như chúng đã theo ngọn lửa lạc vào tận nơi sâu thẳm nhất của linh hồn tôi. “Anh đã hy vọng biết bao… rằng em vẫn là cậu thiếu niên Cambridge vô tư ngày ấy.” “Alan, anh yêu em.” “Kiên cường lên, rồi em sẽ sống.” Tôi không nói được gì, Arnold lại vỗ vai tôi. “Bé Alan ơi, xem ra vụ hẹn hò của chúng ta không tiếp tục được nữa rồi. Trông thấy cậu ôm ổng trong biển lửa tôi đã biết khỏi cần cố nữa. Cậu chìm sâu quá rồi.” Tôi nghĩ nghĩ một lát: “Tôi cũng biết vậy.” Không hiểu vì sao tôi thấy anh ta như có vẻ khổ sở. Arnold trầm mặc mất một lát: “Shit, rốt cuộc cũng được tán gái.” “Cảm ơn anh.” “Tôi nghe chán rồi.” anh ta vọt miệng đáp. “Có gì tôi giúp được anh, nhất định phải nói tôi biết đấy…” Đột nhiên tôi nhớ ra: “Đồng hồ! Anh bảo lời hẹn của chúng ta kết thúc anh sẽ cho tôi cái đồng hồ quả quýt của anh? Vụ ám thị tâm lý đó đó…” Annie mở cánh cửa cạnh ghế lái để lên xe, Arnold lập tức quay lưng bỏ đi. Anh ta phẩy tay thật mạnh, để lại một bóng lưng rất chi hào phóng. Chỉ là anh ta không chịu cho tôi cái đồng hồ quả quýt như đã hẹn. ===== (*) trích bài diễn văn “Blood, Toil, Tears and Sweat” ngày 13/05/1940 của thủ tướng Winston Churchill.
|
– Chương thứ hai sáu – Cuối cùng Arnold không cho tôi cái đồng hồ quả quýt của anh ta. Tôi hỏi, gã bác sĩ tâm lý rỗi việc đứng ngả ngớn ngoài văn phòng số 1 sẽ đáp: “Hơ, quên mang mất tiêu.” Từ khi tôi trở lại trang trại Plymton, chúng tôi ít gặp nhau hơn nhiều. Anh ta chỉ tiện đường ghé qua chỗ tôi mỗi khi về báo cáo, Arnold ưa đứng dựa cạnh bàn tôi tán chuyện, phát biểu quan điểm của mình về chiến tranh, nhưng gần đây những buổi như vậy cứ thưa dần. Một bữa tôi đứng dựa cột điện màu xám đầu đường London chờ xe bus, vừa hay gặp gã bác sĩ đào hoa lái xe jeep quân dụng đưa bồ đi hóng gió. Thấy tôi ngoắc lại anh ta có vẻ lúng túng, mãi mới miễn cưỡng lùi xe dừng lại cạnh chỗ tôi, ló đâu ra hỏi: “Quá giang không?” “Số 7 Downing Street đi.” Arnold ngờ ngợ hỏi lại: “Whitehall à? Alan, đừng dấn sâu vào quá.” “Không sao.” Tôi ngồi ghế sau, nhỏ bồ ngực bự của anh ta ngồi ghế phụ lái, cô em chỉ chừng mười tám mười chín tuổi, bộ dạng khá e lệ khép nép, phải cái trông quả ngực kia ít cũng phải cỡ D, mùi nước hoa xức đầy quần áo làm tôi gay cả mũi. Tôi ra hiệu với Arnold… kỳ này tới bến quá nha. Anh ta liếc thấy qua gương chiếu hậu, có vẻ càng bối rối tợn: “À, hôm nay là cuộc hẹn đầu tiên của tôi và Jea, vừa hay lại gặp cậu.” Em bồ anh ta quay lại nhìn tôi: “Hi, chàng đẹp trai. Anh tên gì?” “Alan.” tôi giữ vững hình tượng hào hoa phong nhã: “Alan Castor. Tôi có vinh dự được giúp gì em không, quý cô?” Cô nàng quay sang Arnold: “Bạn anh chán thiệt. Mọi khi ảnh cũng vậy hở?” Arnold phì cười: “Cậu ta là toán học gia, tốt nghiệp khoa toán Cambridge đấy.” Đoạn, anh ta hỏi tôi: “Cậu với ngài Garcia thế nào rồi?” Tôi nhún vai đáp: “Bình thường, vẫn thế.” Arnold có vẻ ngạc nhiên nhưng không hỏi thêm gì nữa. Chạy qua quảng trường Trafalgar là có thể thấy hành lang lát cẩm thạch trước Whitehall, chếc xe jeep chuyển hướng rẽ vào con phố nhỏ bên trái, tấm biển “Downing Street” gắn trên bức tường xám nơi góc đường. Arnold dừng xe trước một tòa nhà màu trắng đồ sộ rồi để bạn gái đợi trong xe. Tôi xuống xe, ngẩng đầu nheo mắt đọc: Văn phòng tác chiến nội các. Số 7 Downing Street. “Alan.” Anh ta gọi tôi lại, do dự một hồi mới nói: “Nếu cậu đi gặp C thì nhớ thận trọng. Có gì cần giúp cứ nói với tôi.” Tôi ngạc nhiên: “Anh biết C à?” “Tôi không biết, ông tôi biết. Đó là ông trùm thực sự của cục tình báo, ngài Garcia phụ trách MI-6, Linderman phụ trách MI-5, ông ta nắm cả cục tình báo.” “C trông thế nào?” “Tôi không biết, rất ít người được gặp mặt ông ta. Cậu gặp thì biết thôi.” Anh ta quay lại xe, nắng chiều đổ bóng anh ta dài trên ngã tư. Tôi gọi giật Arnold lại, chỉ cái xe: “Arnold, đó là em thứ mấy rồi?” “Thứ ba từ hồi mình thôi nhau.” anh ta nghĩ nghĩ, hình như đang cảm thấy không đúng lắm: “Cứ như chúng ta chẳng có gì bao giờ ấy nhỉ.” “Anh nên tìm lấy một người mà ổn định đi.” Gã bác sĩ phong lưu vẩy tay: “Tôi còn tính chơi vài năm nữa.” Đúng như đã trả lời Arnold, tôi và Andemund thực tình chẳng mấy tiến triển, tôi thậm chí còn không có thì giờ gặp ảnh. Annie nói phân nửa thời gian ngài Garcia không có mặt ở trang trại Plymton. Cụ thể anh ấy đi đâu tôi cũng chịu. Nhận được bản sao lá thư lần trước, ngày 13 tháng 5 tôi đã trở lại phòng 1, chân vẫn bó bột, cây can kè kè bên cạnh, tôi chính thức bắt tay vào thiết kế máy giải mã. Tôi luôn băn khoăn về dòng chữ viết tay của C: Hãy chuyển cho Alan Castor, học viện mật mã Chính phủ MI-6. © Thế tức là C bỏ qua Andemund để liên hệ thẳng với tôi, ông ta chỉ định đích danh tôi thiết kế máy giải mã “Mê”. Andemund không cho tôi một lời giải thích nào về chuyện này, hôm sau hôm tôi về, anh ấy chỉ ký một tờ thông báo rằng tôi có toàn quyền lãnh đạo văn phòng số 1. Thông báo cũng là trợ lý Annie đưa cho tôi, với chữ kí hoa mỹ của Andemund trong góc giấy. “Alan, ngài Garcia rất tin tưởng cậu.” Annie đưa tay đỡ những lọn tóc quăn bồng bềnh: “Nếu không ngài ấy đã chẳng giao vị trí quan trọng này cho cậu.” Cô ấy nhìn tôi: “Tôi nghe nói Hà Lan đầu hàng rồi. Alan, chúng ta sẽ thắng, đúng không?” Tôi đáp: “Chúng ta sẽ thắng.” “Nghe nói Đức Quốc xã đang thiêu chết người Do Thái và gián điệp nước ngoài.” “Ngài Garica sẽ không phái cô đi làm nhiệm vụ ở vùng bị chiếm đóng đâu.” tôi cố gắng an ủi cô ấy: “Ở trong nước cô rất an toàn mà, đừng lo. Cô đi rồi lấy ai giải quyết công việc cho ảnh? Sẽ không có chuyện gì đâu.” Tôi nhận thấy Annie khẽ rùng mình. Cô ấy gật đầu: “Tôi sẽ không sao.” Annie đột nhiên siết chặt tay tôi: “Cuối tháng sáu, nhất định cậu phải làm xong máy giải mã nhé.” Một thời gian dài sau đó, tôi không còn thấy Annie nữa. Sau này có người nói cho tôi biết, sau khi Hà Lan đầu hàng, mạng lưới tình báo của chúng tôi bị tổn thương trầm trọng, bốn điệp viên chủ chốt bị Đức Quốc xã bắt giữ, đưa vào trại tập trung Auschwitz. Andemund đưa ra kế hoạch giải cứu họ, Annie đã chủ động xin đi tiền trạm, mua chuộc lính Đức ở trại tập trung. Một ngày trước khi lên đường, cô ấy giúp Andemund giao tài liệu lần cuối cùng, hôm đó cô ấy đứng trước mặt tôi trên hành lang, nói: “Alan, cuối tháng sáu, nhất định cậu phải làm xong máy giải mã nhé.” Từ đó, tôi chính thức trở thành người phụ trách văn phòng số 1. Ngày 31 tháng 5, rốt cuộc cũng được gỡ khối thạch cao chết tiệt trên đùi, tôi nhận được tin C yêu cầu gặp mặt mình. Mấy ngày này tôi chỉ thấy Andemund vài lần. Anh ấy đã đổi xe, chuyển sang đi Rolls-Royce Phantom III, vẫn màu đen. Mấy lần tôi thấy Peter mở cửa xe, anh ấy bước xuống từ ghế sau, bên cạnh là những người tôi chẳng biết. Hôm ấy phải đúng giờ cơm trưa, tôi xuống nhà ăn, tình cờ gặp Andemund trong hành lang. Anh ấy gọi tôi lại: “Alan.” Andemund mặc rất trang trọng, Âu phục màu xám và cà-vạt sẫm, như kiểu vừa dự một sự kiện chính thức nào đó về. Đó là lần đầu tiên tôi thấy anh ấy sau chuyện Lena. Ảnh đứng trước một bức tranh tĩnh vật phục chế, ánh nắng sớm đọng trên lát bánh mì phết mật dường như loang ra khỏi lớp vải quết sơn dầu để đổ xuống mái tóc vàng sáng của anh ấy. Anh ấy lại gầy hơn trước, lưng thẳng tắp, môi mím chặt, hốc mắt hõm sâu vì mệt mỏi, mà cái nhìn vẫn sáng ngời tinh anh. Anh ấy luôn quá hiếu thắng, chưa bao giờ để tôi thấy vẻ yếu ớt của mình, vậy nên đứng trước tôi lúc này lại là nhà lãnh đạo cứng rắn của MI-6, Andemund Garcia. Ảnh ra hiệu bảo người đi cùng đi trước. “C muốn gặp em, Alan. Sáu giờ chiều mai, số 7 Downing Street.” Tôi gật đầu. “Anh không nên để Annie đến vùng bị chiếm đóng. Cô ấy có thể sẽ chết ở đó.” “Cô ấy sẽ sống trở về, Annie là một trong những người ưu tú nhất của anh. Nước Anh cần cô ấy.” Tôi im lặng đứng thần người, không biết nên nói gì cho phải. Đột nhiên Andemund ôm ghì lấy tôi. Thực tình không kịp đề phòng. Chúng tôi lạc lại phía sau, hành lang trống trải không còn ai khác, anh ấy cứ thế ôm tôi rất lâu. Ngực tôi dán trên ngực anh ấy, dường như tôi nghe được tiếng tim anh ấy đập trong lồng ngực. Thật lâu sau, anh ấy mới nói: “Alan, ơn Chúa em không sao.” Tôi hỏi anh ấy: “Nếu Lena trong sạch, anh sẽ lấy cô ta như hôn ước đúng không?” Người Andemund chợt cứng đờ, cánh tay ôm tôi siết chặt đến gượng gạo. Tôi ngẩng lên, thấy anh ấy đang cúi đầu nhìn tôi, hàng mi mảnh dài rũ xuống. Anh ấy nói gần như khổ sở: “Anh sẽ làm thế. Em biết sớm muộn anh cũng phải kết hôn với con gái một gia đình quyền lực.” “Alan.” giọng Andemund luôn rất nhẹ, và dịu dàng tựa như tiếng chuông gió lanh canh trên cửa sổ quán bar trước học viện năm xưa: “Bảo anh đừng kết hôn đi.” “Em bảo đừng anh sẽ nghe sao?” Có đôi khi Andemund thực sự bướng bỉnh như một đứa trẻ: “Anh muốn nghe em nói.” “Vậy được.” tôi nhún vai: “Cưng à, dẹp đàn bà con gái đi, lấy em được rồi.” Giờ nhớ lại, câu nói giỡn lúc ấy nghe cứ như một lời cầu hôn. Andemund buông tôi ra, cười híp mắt: “Ừ.” Đột nhiên anh ấy kéo tay trái tôi lên, nhẹ nhàng hôn mu bàn tay tôi, trịnh trọng như một nghi thức. Sau đó anh ấy bỏ đi. Hôm sau tôi quá giang xe Arnold đến số 7 Downing Street, Văn phòng tác chiến nội các, trình diện C.
|
– Chương thứ hai bảy – Phòng tác chiến nội các. “Tưởng sẽ gặp một ông già lẩm cẩm phải không, Alan.” người đàn ông đứng dậy khỏi bàn làm việc bằng gỗ hồ đào, bắt tay tôi. “Tôi nghĩ ngài hẳn sẽ rất nghiêm túc.” tôi thành thực thừa nhận: “Ngài là người lãnh đạo tối cao của cục tình báo.” C rất khác so với những gì tôi tưởng tượng. Tôi đã nghĩ mình sẽ gặp một ông già đầu hói, mũi ưng, nói năng thận trọng kiểu cách, đeo kính hình bán nguyệt với cặp mắt soi mói. C quả là mũi ưng, nhưng ông ta cao lớn hơn một chút so với tôi dự đoán. Tôi nghĩ ông ta chắc chưa đến năm mươi tuổi, tóc màu nâu sẫm, mũi khoằm, đeo kính thường, ánh mắt sắc bén nhưng giọng cười thì sang sảng. Ông ta mặc một chiếc áo dạ có vẻ hơi dày so với thời tiết, tay cầm tách cà phê. Hình ảnh này khiến tôi chợt liên tưởng đến những ông bác ngồi uống bia đen trong quán rượu vùng quê ở Bedford, hơn là giữa một văn phòng nhỏ bé giải quyết những việc quốc gia đại sự không thể diễn tả bằng lời. “Nhiều người cũng nghĩ vậy đấy.” ông ta chăm chú nhìn tôi: “Alan, cậu trưởng thành rồi. Trông càng giống mẹ cậu.” Tôi thấy hơi ngượng nghịu. “Lần trước trông thấy cậu, cậu chỉ là một đứa trẻ nằm trong lòng Jane.” “Ngài từng gặp mẹ tôi sao?!” tôi kinh ngạc. C ra hiệu cho tôi ngồi xuống chiếc ghế trước bàn ông ta, ông ta cũng ngồi xuống: “Cà phê nhé? Hay trà?” “Không cần, cảm ơn.” tôi đáp. “Ta đã gặp mẹ cậu.” ông ấy nói chậm rãi: “Ta, là người ra lệnh xử lý phu nhân Castor.” Tôi ngồi trước mặt ông ta, đại não phút chốc trống trơn. Tôi hiểu từng từ ông ta nói ra, nhưng không sao chắp nối chúng thành một thứ gì có nghĩa được. “Alan, ta biết cậu rất đau khổ. Năm đó ta cũng đã đau khổ, cầm bút ký tên lên quyết định hành quyết mà tay run rẩy, ký ba lần mới xong… ta nghĩ kể từ đó sẽ không còn được gặp Jane và cha cậu nữa. Đến giờ ta vẫn tin là như vậy, mẹ cậu là một thiên tài về mật mã, tìm khắp nước Anh cũng không được một người thứ hai tài năng như mẹ cậu. Xử lý bà ấy với cục tình báo mà nói là một tổn thất rất lớn, tổn thất này mãi đến khi Andemund Garcia nhận chức mới được bù đắp lại.” “Mẹ cậu nắm được quá nhiều, trong tay chúng ta có bằng chứng xác đáng về việc bà ấy liên quan đến gián điệp Đức. Andemund đã cho cậu xem băng hình rồi, phải không?” “Đúng.” “Vậy là cậu biết bà ấy đang làm việc cho tình báo Đức.” Tôi đau đớn đến nói không thành lời: “Đúng vậy.” C lắc đầu, quay nhìn ra cửa sổ, chỉ để tôi thấy đường phác nghiêng gương mặt ông ta. “Alan, ta cũng đau khổ như cậu.” “Cậu không hiểu, phải không?” ông ta hớp một ngụm cà phê rồi đẩy nó đến góc xa nhất trên bàn, như thể đó là một khối thương tâm tột độ mà người ta chỉ muốn cách càng xa càng tốt: “Để ta kể cho cậu từ đầu… câu chuyện phản quốc của mẹ cậu.” C nói thật bình thản, đôi mắt vẫn hướng ra cửa sổ, không quay lại nhìn tôi. Đột nhiên tôi nhớ đến Andemund. Mỗi khi tôi hỏi Andemund một câu hỏi khó trả lời, anh ấy cũng sẽ nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, che giấu biểu cảm trên gương mặt mình. Tôi nghĩ có lẽ người của thế giới tình báo này là vậy. Chỉ là khi C kể, ông ta dường như già hẳn đi, giống như bất chợt nhận ra gánh nặng thời gian bấy lâu vẫn đè trên đôi vai mình. “Cục tình báo từng cho đăng đề bài Brachistochrone lên “Tạp chí nhà toán học”, công khai tuyên bố không ai có thể giải được nó. Sau đó MI-6 nhận được tổng cộng ba đáp án, một của ta, một của cha cậu, cái còn lại đóng dấu bưu điện quận Cambridge, đó là mẹ cậu. Trong những lời giải ấy, đáp án của ta được đánh giá là hoàn hảo, đã loại suy định lý Fermat, vận dụng phương pháp quang học. Giờ nghĩ kĩ lại lời giải của cha cậu mới tuyệt vời nhất, thực sự thể hiện được tư duy biến phân, thực sự rất tuyệt vời…” “Nhưng người nhanh nhất chính là mẹ cậu. Đáp án của bà ấy rất tùy tiện, lời giải viết ngoáy trên một mảnh giấy… buổi sáng tạp chí lên kệ, đến chiều bà ấy đã giải ra, thư bỏ vào hòm vừa kịp trước lần lấy thư cuối cùng trong ngày. Sáng hôm sau cục tình báo đã nhận được lời giải của mẹ cậu, đến ngày thứ năm thì nhận được của ta, một tuần sau nữa mới là bưu kiện của cha cậu.” “Một tháng sau, chúng ta cùng nhận được lời mời của MI-6, họ hỏi chúng ta có sẵn lòng phục vụ tổ quốc theo một con đường đặc biệt không. Đó là lần đầu tiên ta gặp Jane. Bà ấy có đôi mắt màu lam xám và mái tóc quăn dịu dàng, khiến ta nghĩ đến hình ảnh thiên sứ trong bức bích họa ở giáo đường hơn là một nhà toán học. Lúc ấy ta mới được bổ nhiệm làm giảng viên ở Oxford, mẹ cậu thì đã công bố một số luận văn ở Cambridge và có chút danh tiếng. Ta đã đọc luận văn của bà ấy, vô cùng tài hoa.” “Alan, ta nói những điều này với cậu là hy vọng cậu có thể bỏ qua địch ý với ta. Ta và mẹ cậu từng là đồng nghiệp, là chiến hữu và bạn bè. Chúng ta làm việc cùng nhau mười năm, là những chuyên gia mật mã tình báo đầu tiên của MI-6, những người sáng lập ra trang trại Plymton. Sau này ta được điều lên tổng cục tình báo, mẹ cậu phụ trách phòng 1 và phòng 3 của Plymton… Cậu từng nghe đến tên Kaminsky chưa?” Chú Kaminsky? Hình như tôi có chút ấn tượng, hồi nhỏ chú ấy rất hay đến nhà tôi, bao giờ cũng nhấc bổng tôi lên xoay xoay trên trời. Người cao lớn, để râu quai nón, sắc mặt hồng hào. “Hình như là bạn của cha tôi.” tôi đáp. C gật đầu: “Phải, chính cha cậu đã giới thiệu anh ta vào hệ thống tình báo, ông ấy là người bảo lãnh anh ta. Anh ta bị nghi ngờ phản quốc. Cục tình báo quyết định thẩm tra cách ly nghiêm ngặt anh ta và cha mẹ cậu. Cậu biết việc Andemund bị thẩm tra gần đây chứ?… cũng một cách thẩm tra như thế nhưng mẹ cậu phải chịu đựng bốn lần. Sau cuộc thẩm tra thứ tư, ta hầu như không nhận ra Jane nữa, bà ấy gầy rộc đi, không khác gì một đóa thủy tiên đang héo rũ. Khi bà ấy nhìn ta, ta có thể cảm nhận được ngọn lửa sinh mệnh đang tắt dần trong cặp mắt màu lam xám ấy. Ta khuyên bà ấy ly hôn với cha cậu, từ bỏ mọi quan hệ với ông ấy. Ta nói với bà ấy tuy kết quả bốn lần thẩm tra đều cho thấy họ trong sạch, nhưng trong tương lai chỉ cần xuất hiện bằng chứng bất lợi cho ngài Castor, bà ấy và đứa con sau này cũng sẽ bị liên lụy theo. Thậm chí ta đã đưa ra đề nghị… lấy bà ấy sau khi ly hôn. Alan, đừng nhìn ta như vậy. Ta thừa nhận mình từng bị bà ấy cuốn hút.” “Jane không còn được tổ chức tin tưởng nữa. Bà ấy tin cha cậu và gã Kaminsky kia, cũng tin tưởng nước Anh. Sau này bà ấy cầu xin ta để được rời khỏi trang trại Plymton, trở về nghiên cứu toán học như trước. Lúc ấy bà ấy vừa mới mang thai cậu.” “Ta qua mặt cấp trên dùng quyền lực của mình để phê chuẩn yêu cầu tạm nghỉ công tác của bà ấy, đồng thời trấn áp mọi tin tức bất lợi cho cha cậu… giống như Andemund đã che giấu tin tình báo bất lợi với cậu lần này. Về sau ta gặp lại mẹ cậu ở lễ trao huân chương Pulitzer, bà ấy vẫn dịu dàng nhã nhặn như trước, khi ấy cậu đã được năm tuổi, trông bà ấy lúc đó thực sự là một người mẹ.” Ông ta ngừng lại để bấm chuông gọi cà phê. “Có lẽ cậu muốn một tách cà phê rồi nghe tiếp?” Tôi nghe thấy giọng mình đáp: “Không cần.” C thở dài, không phản đối: “Kaminsky thực sự đã phản quốc. Hắn trốn sang Đức, mang theo rất nhiều tài liệu cơ mật. Hắn viết thư cho cha cậu, nói rằng có thể cho người đón gia đình cậu sang Berlin tiếp tục nghiên cứu mật mã. Trong thư còn đề cập đến việc Đế quốc đang tiến hành một công trình mật mã vĩ đại, rất cần đến bọn họ. Lá thư này rơi vào tay cục tình báo, kể từ đó gia đình cậu hoàn toàn bị mất tín nhiệm.” “Thời điểm đó có quá nhiều tình huống cho thấy họ sẽ trốn sang Đức… ta nhận được mật báo vợ chồng Castor đang thu dọn đồ đạc, đồng thời ngừng thuê tiếp căn nhà họ ở đã lâu. Tình hình sau đó hẳn Andemund đã kể cho cậu rồi, người lãnh đạo cục tình báo đương thời hạ lệnh xử lý họ.” Tôi nhớ lại những lời Andemund từng nói với mình… ở đây người ta làm việc vì tổ quốc. Mạng sống của em sẽ không còn thuộc về em nữa. Sẽ có gián điệp nước ngoài âm mưu tiếp cận em. Nếu cần thiết, cuộc sống riêng tư của em cũng bị giám sát. Nếu bị phán quyết phản quốc, em sẽ bị xử lý trong im lặng. Nếu cấp trên nghi ngờ em phản quốc mà không có chứng cứ, rất có thể có một ngày em sẽ bất cẩn ngã khỏi xe khách, vừa hay gãy cổ. Đó là nguyên tắc của tổ chức, vì sự an toàn của tất cả mọi người. “Trước vụ cháy một tháng mẹ tôi đã đưa tôi về quê ở với bác!” tôi vụt đứng dậy: “Nếu họ thực sự định đi Đức, không đời nào họ bỏ tôi lại nước Anh một mình!” Tôi không biết phải diễn tả ra sao, chỉ có thể mụ mị lặp đi lặp lại: “Ông không hiểu, mẹ tôi yêu nước Anh…” C sẵng giọng: “Nhưng lúc này bà ấy đang làm việc cho Đức Quốc xã.” “Có thể bà bị ép làm thế!” “Phải, rất có thể…” ông ta gật đầu: “Nếu lúc ấy chúng ta có thể tin tưởng cha mẹ cậu nhiều hơn, có lẽ sự việc đã khác…” Tôi sực nhớ ra: “Mẹ tôi còn sống, vậy còn cha tôi thì sao? Ông ấy đang ở đâu?” “Ta không biết. Alan, cậu phải bình tĩnh. Tay cậu đang run đó.” C đè tay lên vai tôi, ấn tôi ngồi xuống ghế: “Chúng ta chưa hề nhận được tin gì về cha cậu.” Ông ta ngồi lại, đợi nhịp thở của tôi bình ổn lại phần nào rồi mới tiếp: “Lần này ta muốn nói để cậu hiểu, Alan, ta tin cậu.” Ông ta tiếp: “Trước kia cục tình báo không tin mẹ cậu, nhưng Alan, ta tin cậu. Bây giờ ta có đủ khả năng và quyền lực để tin cậu, không cần một điều kiện gì cả. Tôn trọng ý nguyện của cậu, ta hỏi cậu một lần nữa: Cậu sẵn lòng cống hiến vì nước Anh chứ?” Tôi không nhớ mình đã trả lời thế nào. C bày ra trước mắt tôi sự thực quá tàn khốc, giờ phút này chúng ngợp ngụa trong óc tôi, xâm chiếm khả năng suy nghĩ của tôi. Tôi vẫn phỏng đoán chính cục tình báo đã chỉ thị mẹ tôi làm việc cho Berlin, nhưng hôm nay ảo tưởng ấy đã bị những lời của C đập nát. Tôi cảm thấy nơi nào đó trong ngực mình nhói buốt, nhưng không sao kêu được thành lời. “Alan, ta biết sự thật sẽ khiến cậu đau khổ. Nhưng ta hy vọng cậu sẽ chỉ làm việc cho ta sau khi biết mọi chuyện. Nếu có thể, ta cũng không muốn làm tổn thương cậu.” C hỏi tôi: “Cuối tháng sáu, cậu có thể chế tạo xong máy giải mã chứ?” Tôi nhớ đến lá thư nọ. “Thủ tướng yêu cầu cuối tháng sáu chúng ta phải hoàn thành cỗ máy hoặc cung cấp tốc độ giải mã tương đương.” tôi nghe thấy mình nói: “Tôi có một đồng sự có thể làm xong máy giải mã vào cuối tháng sáu. Trước khi cậu ta hoàn thành nhiệm vụ, tôi cam đoan tốc độ giải mã của văn phòng số 1 sẽ ngang bằng tốc độ máy giải mã.”
|