Diary in Grey Tower
|
|
– Chương thứ mười bảy – Mới đầu Arnold cũng không cho tôi biết chuyện Andemund bị cách ly thẩm tra. Tôi chỉ cảm thấy bẵng đi một thời gian rất dài không được gặp anh ấy. Hồi này tự dưng Arnold có vẻ rất rảnh, anh ta bắt đầu biến tướng ra đủ kiểu hẹn hò với tôi. Tôi đã chuyển về nơi ở cũ nhưng hàng tuần vẫn đều đặn đến dinh thự tướng quân để dạy cậu ấm con Joe. Được cái dạo này thằng nhỏ hư đốn ngoan hơn trước nhiều, không bắt tôi phải chạy lòng vòng khắp nhà kiếm nó nữa mà bữa nào cũng ngồi đàng hoàng chờ tôi trong phòng đọc. Arnold cũng ở đó. Anh ta làm bộ bận rộn dữ lắm, lúc thì đăm chiêu đọc sách, lúc thì mở cửa sổ hít khí trời, lúc thì hỏi “Đói bụng không Alan, tôi xuống bếp bảo người hầu làm ít điểm tâm nghen?”, rốt cuộc anh ta ẩy luôn thằng nhỏ qua một bên để chen vào ngồi cạnh tôi rồi mở sách ra: “Hồi này tự dưng tôi thấy thích số học lắm nhé, cậu giải thích hộ tôi đoạn này viết vậy là thế nào nhỉ?” Thằng nhỏ hư đốn kéo áo anh ta: “Anh họ nè, sách anh giở ngược rồi.” Arnold ho húng hắng rồi lẳng lặng gấp cuốn “Nguyên lý số học của triết học tự nhiên” của Newton lại, im ắng rút về chỗ ngồi, gãi gãi mũi. Việc anh ta tuyệt nhiên không đi tán gái nữa làm tôi cực kỳ bất an. Cuộc sống ảm đạm luôn dẫn dắt người ta tìm đến với những niềm vui nho nhỏ. Câu lạc bộ số học tôi từng tham gia ở Cambridge tổ chức một bữa tiệc, chỉ có giáo sư số học và sinh viên tham gia. Được mời là tôi đi, cốt để thử xem có gặp được người quen rồi kiếm cơ hội xin việc làm không. Tiệc mở tại vườn hoa sau nhà một vị giáo sư, và tôi gặp Arnold. Mọi người đang túm năm tụm ba tán gẫu, anh ta thì cười tủm tỉm cầm ly rượu tiến tới chỗ tôi ngồi. Tôi hỏi anh ta: “Anh không đi tán gái hở, sao mà rảnh rỗi đến dự mấy bữa tiệc này?” Anh ta tỉnh bơ nâng ly rượu lên rồi công khai đá lông nheo với tôi: “Bé Alan ơi, tôi đang tán cậu mà!” Tôi chỉ còn biết nhún vai ngán ngẩm nói với mấy người ngồi cạnh: “Anh ta đang giỡn đó.” Trong tiệc có mấy món bánh ngọt thường ngày rất khó mua, tôi tìm một cái bàn nhỏ để ngồi tập trung ăn bánh pudding mận. Cách đó chừng năm sáu mét, cạnh hàng rào có một nhóm bốn năm người đang đứng thảo luận về vi phân tích phân. Tự dưng tôi nghe thấy một cô gái nói: “Vậy là anh làm việc cho Hội nghiên cứu golf và cờ vua à?” Người trả lời cô ta đứng chìm trong đám đông, đầu đội mũ mềm, cổ quấn khăn vòng quanh, giọng nói rất lạnh nhạt: “Có thể cho là vậy.” Giọng cô gái vang lên thật ngọt ngào: “Tôi là Emily Roth, từng đăng luận văn về Đại số trừu tượng trên tạp chí “Khoa học và Logic”.” Tôi chợt nhớ ra cô ấy, bọn tôi cùng sinh hoạt trong câu lạc bộ số học, năm thứ ba chính cô ấy đã giới thiệu luận văn về Lý thuyết nhóm của tôi cho Dr. Watts. “Giờ tôi đang dạy trong trường thôi.” Emily nói tiếp: “Mấy người bạn cũ thì đi Mỹ cả rồi, ở châu Âu lúc này không an toàn… à còn một người vẫn ở Cambridge, Alan viết Lý thuyết nhóm ấy… anh biết cậu ấy không?” Tôi ngạc nhiên đến mức phải quay sang nhìn bọn họ. Người đàn ông kia hình như cũng rất kinh ngạc: “Cô đang nói về Alan Castor sao? Giờ anh ta đang làm gì vậy?” Emily hất cằm về phía tôi rồi vén lại mờ tóc quăn xòa trước trán: “Chính là người tóc nâu đó đó. Hình như cậu ta chẳng làm gì đâu, nghe nói cuối tuần thì đi làm gia sư. Thật ra Alan có tài lắm.” Dù tôi bù đầu chiến đấu với “Mê” nhưng trong mắt người ngoài mà nói quả là giống như chẳng làm gì cả… hai năm cuối đại học chỉ nhốt mình trong phòng sinh hoạt câu lạc bộ số học viết một cuốn luận văn không bao giờ được công bố, tốt nghiệp rồi cũng không buồn bước chân đến Viện nghiên cứu số học hay tìm việc trong trường. Vẫn đang quay mặt về phía đó nên tôi gật gật đầu chào bọn họ, ngờ đâu người đàn ông vừa nói chuyện cũng đứng lên. Cách một đám đông nên tôi nhìn không rõ mặt anh ta, chỉ thấy anh ta gỡ chiếc mũ mềm xuống rồi hơi cúi đầu chào tôi. Sau đó anh ta ngồi lại, tiếp tục ẩn mình vào nhóm người đang tán gẫu. Anh ta nói: “Vì “Mê”.” Giọng không to không nhỏ, chỉ vừa đủ nghe. Arnold ngồi cạnh tôi đã bắt đầu tán trên trời dưới bể với mấy cô bé, được một lát anh ta chợt quay lại nhìn nhìn về phía người đàn ông nọ, hoang mang hỏi: “Alan, gã đằng đó là ai thế? Tôi thấy hắn nhìn cậu hoài.” Cuộc chiến này, nam giới ngoài mười bảy tuổi đều lần lượt nhập ngũ, trước những điểm ghi danh vào quân ngũ người ta xếp hàng dài hết cả dãy phố, đi đến đâu cũng có thể gặp những bài tuyên truyền, diễn thuyết kêu gọi chiến đấu vì nước Anh, quân Áo Đen ủng hộ Quốc xã liên tục xung đột với dân thành thị, tin đồn thất thiệt bay rợp trời. Chính phủ quy tụ các nhà khoa học lại để thành lập một đội Vận trù học (Văn phòng OR). Tôi có người bạn làm việc trong phòng thí nghiệm của chính phủ, chuyên nghiên cứu điều kiện bố trí tối ưu của ngư lôi và phương pháp xạ kích hiệu quả nhất cho pháo cao xạ. Andemund từng bảo với tôi rằng số học là ngành học kinh khủng nhất trong mọi ngành. Một khi những nhà số học bước ra khỏi thế giới của sách vở, vận dụng kiến thức của họ để phục vụ chiến tranh, tự nhiên họ sẽ trở thành vũ khí đáng sợ nhất. Sau này trong trận không kích London, từ 200 phát pháo cao xạ bắn hạ một máy bay Quốc xã chúng tôi chỉ cần cần bắn 20 phát, đó chính là thành quả của đội Vận trù học. Đó là một mặt trận không có khói súng, mà tôi cũng muốn cống hiến một chút gì đó. Tôi nói với Arnold, anh ta lại an ủi tôi thế này: “Cậu không phải làm gì cả, Alan, chỉ cần yên tâm yêu tôi là được.” Đã vậy thì tôi thử. Lúc đó anh ta đã biết chuyện Andemund bị cách ly thẩm tra, thậm chí biết cả nguyên nhân nhưng tuyệt nhiên không hé răng nói với tôi một lời. Anh ta chỉ liên tục đòi hẹn với tôi, đưa tôi đi xem phim, dạo công viên, đến xem buổi diễn của nhạc sĩ người Ba Lan sống lưu vong tại Anh. Giữa rạp tối om, anh ta ôm eo tôi, hỏi: “Bé Alan này, bỏ Andemund đi, theo tôi cả đời nhé?” Tôi nhắc nhở anh ta: “Bọn tôi bỏ nhau lâu rồi.” Trong bóng tối Arnold kéo chệch cổ áo măng-tô đang dựng thẳng đứng của tôi rồi hôn cổ tôi. Anh ta thì thầm bên tai tôi: “Tôi muốn cả trái tim cậu cũng quên ngài ấy để ở bên tôi kia. Tôi không mang trách nhiệm nặng nề như ngài ấy, tôi có việc làm, tôi có thể nuôi cậu nghiên cứu số học cả đời, rồi mình sẽ nắm tay nhau đi xem phim thế này mỗi tuần. Cậu thấy sao?” Lúc đó trên màn ảnh đang là cảnh một đôi tình nhân cuồng nhiệt ôm hôn nhau, tôi cắn răng nhìn trừng trừng màn hình, làm như không nghe gì hết. Qua một hồi lâu, rốt cuộc Arnold nhích ra, thở dài. Thằng nhỏ hư đốn mới thật là tội nghiệp, bị gã anh họ bắt đúng giờ có mặt tại phòng học, bắt làm chân long tong tặng hoa hồng cho tôi, bắt dẹp hết tranh ảnh vẽ vời, đổi thành sách số học. Tôi dửng dưng cầm một bông hồng lên, nói với Arnold: “Tự anh đưa tôi cũng được chứ gì.” Anh ta hai tay đút túi quần, bước tới từ sau cánh cửa: “Tình yêu ơi, tôi muốn cho cậu bất ngờ mà.” Anh ta hỏi tôi: “Alan này, mình hẹn hò cả tháng rồi, cậu có cảm giác gì không?” Tôi nghiêm túc nghĩ một hồi rồi đáp thành thật: “Không.” Gã bác sĩ tâm lý có vẻ rất thất vọng, anh ta cụt hứng ngã phịch xuống ghế, ngửa cổ than: “Quỷ tha ma bắt! Nhưng tôi thì có rồi, giờ sao đây?!” Arnold tán gái lần nào chẳng có cảm giác, thế nên tự anh ta khắc biết phải làm sao, không đến lượt tôi lo. Lúc tôi nhận được thư mời từ cục tình báo trung ương là một buổi chiều tháng mười hai. Sáng hôm sau tôi lên London, tới số 367 đại lộ Hoàng Hậu, gặp ngài Broom. Đó là một địa điểm cực kỳ bí mật của tổ chức, số nhà không đề tên người, người đi lại bên trong đều mặc quân phục. Ngài Broom là một viên chức cấp cao, mặc quân phục hải quân. Ông ta tiếp tôi tại bàn làm việc của mình. Ông ta tán thưởng việc tôi giải được “Mê” và hỏi tôi có đồng ý gia nhập “Hội nghiên cứu golf và cờ vua” không. “Alan Castor, cậu sẵn lòng bước tiếp con đường của ngài Castor và phu nhân, để cống hiến hết mình cho Quốc vương và nhân dân nước Anh một cách thầm lặng chứ?” Tôi thề sẵn lòng. Sau đó là một cuộc thẩm tra tư cách hết sức rườm rà. Tôi bị cách ly khoảng ba ngày, vị sĩ quan hải quân Broom nọ xác nhận đi xác nhận lại tôi có phải “Alan Castor” hay không, ông ta hỏi rất chi tiết về thời gian tôi sống cùng cha mẹ, rồi thì soi đi soi lại mặt tôi với ảnh chụp trong hồ sơ lý lịch. Rốt cuộc người đàn ông bốn mươi tuổi này mỉm cười với tôi sau cặp kính mắt dày cộp nhỏ xíu: “Nói cho cậu biết chuyện này, Alan. Chúng tôi đã nhận được tài liệu về cậu từ lâu rồi, tất cả đều thể hiện rằng năng lực của cậu rất xuất sắc. Nhưng ngài Garcia vẫn thấy không thể tin tưởng cậu và từ chối nhận cậu vào trang trại Plymton. Giờ thì Hiệp sĩ C của chúng tôi cho rằng cậu đáng tin tưởng. Không những ông ấy tin cậu mà còn tin cả gia đình cậu.” Một giây lúc ấy tôi đã ngu ngơ hỏi: “Hiệp sĩ C là ai cơ?” Sau này tôi mới biết khoảng thời gian thử tôi yêu đương Arnold và quên bẵng Andemund ấy… anh ấy đã phải vật lộn trong một cuộc chiến sinh tử. Bề ngoài ảnh vẫn tỏ ra bình thản như không, kỳ thực Andmund đang đứng trước cổng địa ngục, chỉ sơ ý một li cũng đủ để bị lôi xuống vực sâu không đáy. Lúc đó tổ chức tình báo độc lập của hải quân sắp sát nhập với MI-6, bọn họ muốn đẩy người của mình lên làm lãnh đạo. Mà sự việc của Lindon vừa vặn trở thành sợi dây dẫn lửa. Ngẫm kĩ lại cũng có thể nhận ra chỉ bằng khả năng của Lindon cậu ta không thể mua được đến hai gián điệp trong tổ chức. Có người đã ngầm ủng hộ cậu ta. Chuyện này rốt cuộc đã ảnh hưởng đến lợi ích của bao nhiêu người, không ai biết cả. Huống hồ trên nữa còn có những tầng quyền lực tôi không thể nhìn thấu được, ví dụ như Whitehall và Hiệp sĩ C, người mà quan điểm của ông ta có thể đánh đổ nhận định Andemud đặt ra với tôi ngay từ phút đầu tiên, thậm chí có thể quyết định vị trí lãnh đạo tối cao của MI-6 sau này sẽ thuộc về Andemund hay người của hải quân. Tìm hiểu sâu hơn nữa sẽ biết rằng Lindon không phải là tất cả vấn đề. Vì tôi, Andemund đã che giấu thêm một sự thật. Đó chính là lý do đích thực khiến Andemund ngăn cản tôi gia nhập trang trại Plymton. Mà tầm nghiêm trọng của chuyện đó đủ khiến anh ấy mất đi lòng tin của Whitehall, và phải nhận ba tháng thẩm tra cách ly khắc nghiệt. Sau khi anh ấy đi, tôi được quyền đến trang trại Plymton và nhận được một công việc vinh quang chính thức: phụ trách công tác giải mã tại Văn phòng số 7. Tin tức văn phòng số 7 được tiếp cận đương nhiên không thể quan trọng bằng văn phòng số 1 của Lindon trước kia, bởi vậy hệ thống mật mã cũng tương đối đơn giản hơn. Một lần nữa tôi bước vào trang trại Plymton, đi qua con đường mòn quanh co để tới dãy nhà nhỏ của văn phòng số 7. Tôi đẩy cửa ra, đặt tập giấy tờ của mình xuống cái bàn gần nhất và chào hỏi đồng sự mới. Đồng sự mới đang ngồi trên bậu cửa sổ uống cà phê, mũi khoằm, tóc quăn đen dài ngang vai. Anh ta uể oải quay lại nhìn tôi: “Xin chào, Alan.” Tôi nhớ ra giọng nói nhạt nhẽo này, tôi từng nghe nó trong bữa tiệc của câu lạc bộ số học. “Vì “Mê”.” anh ta giơ tách cà phê lên, chào tôi lần nữa: “Rốt cuộc cậu cũng sẵn sàng làm chút việc tử tế rồi hả.” —- *) Vận trù học (OR = operational research): một nhánh liên ngành của toán học ứng dụng và khoa học hình thức, sử dụng các phương pháp giải tích tiên tiến để đưa ra lời giải tối ưu hoặc cận tối ưu của những vấn đề ra quyết định phức tạp. vầng, hãy cứ hiểu nôm na là từ bàn tính giấy tờ đi đến pháo cao xạ bắn rụng máy bay quốc xã ấy mà =)) *) Whitehall: đường phố có nhiều cơ quan của chính phủ ở London / từ lóng để chỉ Chính phủ Anh.
|
– Chương thứ mười tám – “Vì ‘Mê’.” gã trai ngồi trên bậu cửa sổ giơ tách cà phê lên. Tôi rất ngạc nhiên: “Cậu biết tôi đã giải ‘Mê’ à?” Cậu ta đặt cái tách xuống rồi nhảy khỏi bậu cửa: “Tất cả chúng tôi đều biết, ngài Garcia công khai chuyện này… chính cậu đã giúp Lindon giải ‘Mê’, phương pháp giải đặc sắc lắm!” Cậu ta nói không sai, đúng là mọi người đều đã biết. Andemund không có ở đây, trợ lý Annie của ảnh dẫn tôi qua từng văn phòng một, dọc đường tôi nghe hàng đống người bàn tán về mình. “Đó là Alan Castor đã dịch ‘Mê’ với Lindon hở? Nghe nói sẽ làm cho văn phòng số 7 đấy.” “Sao không làm cho phòng 1 nhỉ?” “Đẹp trai hơn tôi tưởng nha, nhưng trông hơi nhếch nhác…” Đồng sự mới nói với tôi chuyện của Lindon vốn đã được giữ bí mật tuyệt đối, sau này không hiểu làm cách nào cấp trên lại nắm rõ hết sự tình. Lúc ấy họ gây sức ép bắt Andemund phải công khai phương pháp giải “Mê” và những người đứng sau nó… nhưng kết cục của Lindon thế nào thì không ai biết. Cậu ta hỏi tôi: “Hình như Lindon bị mất chức vì tiết lộ tin tức cơ mật cho cậu đúng không?” Tôi nghĩ nghĩ một lát: “Chịu.” Có điều sự công khai này cũng chỉ giới hạn trong phạm vi trang trại Plymton, phần còn lại của thế giới vẫn hoàn toàn không hay biết gì. Đồng sự mới chìa tay ra với tôi: “Rất hân hạnh được gặp cậu, tôi là Raphael, Raphael Hughes. Chúng ta từng gặp nhau rồi.” Mái tóc đen dài của cậu ta hơi quăn thành lọn, hầu như buông rủ trên vai, màu tóc vừa vặn tôn lên cặp mắt đen thẫm sáng ngời. Một cái áo khoác dạ tối màu, một cái quần kaki vàng xanh. Ở cậu ta toát ra cả nhiệt huyết của một chàng sinh viên trẻ lẫn sự trưởng thành của một người trí thức. Thực sự không nhớ mình từng gặp ai như vậy, tôi thử dò hỏi: “Ở bữa tiệc của câu lạc bộ số học à?” Hình như cậu ta thấy rất tức cười: “Alan, chúng ta là bạn học mà. Trong lớp số học cao cấp của giáo sư Linderman ấy, tôi ngồi ngay trước mặt cậu.” Trốn học liên miên làm sao tôi nhớ được, tôi áy náy bắt tay cậu ta. “Lại nói… tôi nhớ hồi đó lớp nào cậu cũng bỏ, nhưng có một mùa đông tuần nào cậu cũng đến lớp của giáo sư Linderman. Cả giảng đường lớn có mỗi ba người, cậu, tôi và Harry. Cậu thích nghe thầy ấy giảng lắm đúng không?” Tôi chẳng nhớ Harry là ai, vắt ráo óc thì ngờ ngợ nhớ ra giáo sư Linderman. Đó là người kế nhiệm Andemund, một ông già người Pháp hơn năm chục tuổi, nghe đâu là nhà số học trứ danh, một trong những giáo sư thỉnh giảng hiếm hoi ở Cambridge. Giáo sư phát âm tiếng Anh không tốt lắm, bọn sinh viên bảo ổng giảng hầu hết là nghe không ra, câu nào nghe ra thì lại không hiểu, mà lâu lâu vừa nghe ra vừa nghe hiểu mới té ngửa ra là ổng toàn nói lăng nhăng. Tôi cười thành thật: “Không phải tôi thích nghe giáo sư Linderman giảng, mà là phòng học mùa đông ấm lắm.” Raphael tròn mắt nhìn tôi: “Alan, bộ cậu… giải được ‘Mê’ nhờ may mắn hả?” Cậu ta hoang mang lắc đầu, rồi nhún vai đi làm việc của mình. Một lát sau Raphael mới lại lên tiếng giữa chồng tài liệu chất cao như núi, xem ra là rất rất thất vọng: “Thật không ngờ… cậu lông bông thế này.” Raphael là đồng sự mới của tôi. Mật mã của văn phòng số 7 cũng không phải loại đặc biệt quan trọng nên ở đây chỉ có hai người chúng tôi. Các bức điện mã hóa chặn được được đều đặn đặt lên bàn làm việc của bọn tôi vào đúng bảy giờ sáng mỗi ngày, giải xong thì chuyển lại cho bộ phận phân tích thông tin. Hình như vì tôi là người giải ‘Mê’ nên mới đầu cậu ta còn hơi hơi kỳ vọng vào tôi, sau rồi chút ít kỳ vọng ấy cũng bị thời gian vô tình mài sạch. Là người phụ trách, tôi tập thói quen sáng sớm vừa nhai bánh mì vừa bước vào văn phòng đúng giờ, gác hai chân xỏ giày da bò lên bàn, bắt đầu đọc tài liệu, lâu lâu thấy cô bé nào đi qua thì nhỏng cổ ra huýt gió. Mỗi tuần một, hai lần, Arnold sẽ cười tít mắt mò đến phòng làm việc của tôi, vẫn đeo kính gọng vàng đúng tác phong học giả, bước chân qua cửa câu đầu tiên anh ta nói là: “Bé Alan à, tình yêu à, hôm nay dáng cậu ngồi ngầu tàn bạo.” Raphael cau mày lượm tập tài liệu trên mặt bàn tôi, có vẻ rất khó chịu. Cầm tập tài liệu lên xong còn phủi bụi bồm bộp. Có một bữa cậu ta lại ngồi trên bậu cửa sổ uống cà phê, tôi ngồi thu lu trong một xó ánh mặt trời không chiếu tới trong phòng để nghiền ngẫm mấy bức điện. Đột nhiên cậu ta ngoảnh lại nhìn, nhìn một hồi làm tôi cũng phát hoảng. Cậu ta nâng tách lên uống một hớp cà phê rồi nói: “Alan, cậu cạo râu đi được rồi đấy.” Tôi giơ tay sờ sờ cằm, ừ đúng là râu mọc nham nhở thật. Ngoại trừ việc soi mói hơi quá vào thói quen cá nhân của tôi, còn thì Raphael đúng là một cộng sự rất ưu tú (Arnold thì kể cả lúc hẹn hò cũng không bao giờ nghiêm khắc với tôi mấy chuyện ấy). So với Lindon, cậu ta chú tâm đến các quy luật số học ẩn trong văn bản mã hóa hơn nhiều, cũng rất nhạy cảm với tần suất và phương thức xuất hiện của ký tự tiếng Đức. Tôi thực sự rất ngạc nhiên, năng lực cỡ này không hiểu sao cậu ta phải làm ở văn phòng số 7. Tôi về quận Cambridge trả phòng trọ, chính thức chuyển vào sống trong trang trại Plymton. Ở đây không giống như Cambridge, không có những gác chuông và giáo đường rải rác, không có hơi thở lịch sử cổ kính, mọi người chỉ yên lặng làm công việc của mình, mọi thứ đều toát ra sự trật tự đến vô vị. Có người nói trang trại Plymton là một trang viên quý tộc có tuổi đời một trăm năm mươi năm. Tường gạch đỏ quây xung quanh những cụm kiến trúc nhỏ rải rác, mỗi nơi là một văn phòng giải mã độc lập được đánh dấu bằng những tấm biển bằng đồng. Đây là nơi quy tụ của thiên tài, ban ngày rất hiếm khi nghe thấy tiếng người cười nói ồn ào, chỉ có tiếng gió thổi lao xao qua những tán cây cổ thụ ven đường mà thôi. Khu nhà mái bằng tôi và Raphael sử dụng có vẻ được sửa sang lại từ nhà kho của trang trại, có ba phòng lớn chất đầy tư liệu và một phòng làm việc nhỏ. Nhà xây tường trắng, nóc lợp mái chắn nắng, cửa sổ hầu như bị bít kín bởi một loài dây nho leo đã chết khô từ hồi nào, phải gồng sức mới mở được. Raphael nói mùa hè có khi cả khu nhà bị phủ kín bởi màu xanh lục của dây leo nhưng sang đông chỉ còn thấy lá rụng lơ thơ thế này đây. Phòng ở của tôi nằm ngay sau phòng tư liệu, rất tiện đi lại làm việc. Trong phòng có một cái giường sắt, hai cái tủ, vật dụng còn lại cũng toàn kiểu đơn giản gần gũi. Arnold không thích chỗ ở mới của tôi. Anh ta vỗ vỗ giường, chê cứng, kéo rèm cửa sổ, chê nắng vẫn lọt vào phòng, đóng cửa lại, chê cách âm chẳng tốt gì cả. Tôi thật tình không hiểu mấy cái ấy thì quan trọng gì, anh ta gãi gãi cằm, nói ra điều thâm sâu lắm: “Kiểu này thì lúc làm ồn phải biết, đứng ngoài còn thấy được cơ mà.” Tôi tỉnh bơ đạp anh ta ra khỏi cửa: “Bác sĩ Visco, anh nghĩ hơi bị xa đấy.” Trang trại Plymton không phải nơi làm việc chính của Arnold, chủ yếu anh ta hoạt động ở mấy cơ sở điều trị nội bộ giống kiểu Z của cục tình báo, chỉ về đây báo cáo mỗi cuối tuần. Báo cáo xong rảnh rang anh ta sẽ lượn sang phòng làm việc của tôi và ở lề rề suốt cả ngày. Nếu bảo trước kia Andemund chỉ định thử chơi trò yêu đương với tôi, thì giờ quan hệ giữa tôi và Arnold cũng là một trò thử nghiệm. Tôi muốn thử quên Andemund, còn Arnold thì đơn giản là nhàn cư vi bất thiện. Cuối tuần bọn tôi đi xem phim, ăn món Pháp. Lúc đi ngang qua công viên, một đàn bồ câu trắng vỗ cánh bay vút lên bầu trời, lông chim rơi lại đầy mặt đất. Tự dưng Arnold vẫy tay bảo tôi đứng lại chờ anh ta rồi chạy biến mất vào đám đông trên con đường ngoài công viên. Chẳng biết làm gì, vậy là tôi đứng đếm bồ câu cả giờ đồng hồ, cho đến khi đám bồ câu lại đột ngột kéo nhau bay lên lần nữa. Qua màn lông vũ và cánh chim trắng muốt tôi thấy Arnold đã trở lại, một tay đút túi áo, một tay cầm ba quả bóng bay màu đỏ vàng xanh, miệng cười tủm tỉm. Những trái bóng như trôi trong không trung, màu thật đẹp. Anh ta nhét dây buộc bóng vào tay tôi, ngượng ngùng nói: “Đợi lâu hả? Thời buổi này thứ này khó kiếm lắm. Tự dưng tôi nhớ ra có tiệm bách hóa quen ở gần đây… đoán là cậu sẽ thích.” Tôi biết Arnold muốn cái đồng hồ quả quýt bằng bạc vẫn nằm trong túi áo mình, chỉ cần anh ta lấy nó ra mối quan hệ này sẽ kết thúc. Không ai định nghiêm túc, nhưng chúng tôi đều tiếp tục chơi. Đến khi gặp lại Andemund, tôi và Arnold thực tình đã hơi giống một cặp tình nhân. Chỗ làm việc của Andemund nằm kín đáo tại phần sau trang trại Plymton, tôi đã tới đó vài lần. Đó là một tòa nhà hai tầng gạch đỏ rất yên tĩnh, nội bộ chúng tôi gọi là “gác đỏ”. Hiên cửa hình vòm, hai bên bậc thang trắng là tay vịn được sơn thành màu xanh sẫm. Lâu đời quá rồi nên tường gạch vỡ loang lổ. Thường ngày ảnh hay ngồi ở tầng một, tầng hai là phòng khách và nhà ăn riêng. Hôm đó tôi có tài liệu phải giao cho Annie. Không có Andemund, gác đỏ thật trống trải, ánh nắng mùa đông chiếu xiên vào hành lang cũng đượm màu cô tịch. Vừa lúc Arnold đi từ trong ra, thấy tôi anh ta hơi sửng sốt rồi lập tức hí hửng huơ huơ túi tài liệu trên tay trước mắt tôi: “Alan, qua đây, có cái này nói cho cậu nè.” Vừa giũ sạch tuyết trên người, tôi mặc áo len cao cổ, áo khoác cổ đứng, quấn khăn quàng dày cui, nói chung là trùm kín mít như một con gấu. Tôi đi qua hỏi anh ta có chuyện gì. Đột nhiên anh ta giơ tay ôm ngang hông tôi rồi cúi xuống hôn phớt lên môi tôi. Rất nhẹ, cực kỳ nhẹ, chỉ như một lời tán tỉnh bông lơn trước một nụ hôn dài. Sau đó tôi nghe tiếng ho khan khe khẽ. Bọn tôi đang đứng ở đầu hành lang, chỉ cần xoay người là có thể thấy Andemund. Anh ấy đứng trên bậc thang dưới hiên cửa, dưới chân là cái va-li da màu nâu, bên cạnh là một cô gái tóc vàng mắt xanh. Lần đầu tiên tôi thấy Andemund mặc quân phục. Quân phục bằng kaki màu xanh đậm, khuy đồng vàng tối, mũ kê-pi quân dụng, bóng vành mũ che khuất gần một nửa khuôn mặt. Anh ấy đi giày lính màu đen, dáng cao gầy đến cứng cỏi. Lâu lắm không gặp, hình như sắc mặt anh ấy lại tái hơn, cặp mắt màu lục thẫm trũng sâu hơn trước, có lẽ là thâm thúy hơn, và những đường nét trên khuôn mặt thì càng thêm kiên nghị. Ánh dương đọng thành một vầng sáng xung quanh anh ấy. Như thể vừa trở về từ địa ngục, lạnh lùng băng giá. Lập tức tôi thấy mình luống cuống. Arnold lên tiếng chào anh ấy: “Chào mừng trở lại, Boss.” Đến trang trại Plymton đã lâu mà không gặp anh ấy, tôi đã tưởng ảnh lại đi công cán dài ngày như mọi khi, giờ mới về. Hôm sau ngày hôm đó, việc Andemund bị cách ly thẩm tra mới được công khai trong trang trại Plymton, tin tức được bàn tán sôi sung sục. Tôi không biết anh ấy đã phải trải qua những gì, nhưng Arnold nói rằng: việc Andemund sống trở về lành lặn đã tuyên bố anh ấy là người chiến thắng trong cuộc đấu này. Rất lâu sau đó tôi hỏi anh ta đã biết thế sao không nói với tôi Andemund bị điều tra từ đầu, anh ta cười phá lên: “Nếu hồi đó cậu biết ngài ấy bị điều tra, liệu tôi còn cơ hội tán cậu không?” Từ một khoảng cách thật xa, anh ấy nhìn từ đầu đến chân tôi, cặp mắt màu lục nheo lại, rốt cuộc anh ấy nói khẽ: “Cứ tiếp tục đi.” Sau đó anh ấy quay sang, ôm cô gái bên cạnh, chậm rãi cúi xuống hôn cô ta. Lúc ấy tôi mới chú ý đến cô gái tóc vàng đó. Cô ta rất đẹp, mắt màu xanh nhạt, mặc áo khoác lông lạc đà, đi giày cao gót, đánh son đỏ tươi. Ánh mắt cô ta nhìn người khác hàm chứa vẻ kiêu căng lạnh nhạt như một con mèo. Ở một chừng mực nào đó, cô ta rất giống Andemund. Andemund hôn rất chăm chú, một tay siết quanh eo cô gái. Mái tóc vàng quăn lọn như cuộn sóng của cô ta sáng chói lên dưới ánh nắng nhạt nhẽo. Hết nửa ngày tôi mới cảm giác được Arnold đang kéo tay mình: “Bé Alan, đi thôi.” Chúng tôi rời khỏi hành lang, lúc đi sượt qua anh ấy, Andemund ngẩng lên, buông cô gái trong lòng ra. Giọng anh ấy vang lên đầy thất vọng: “Alan, anh không ngờ em nhận lời mời của C. Em khiến anh quá thất vọng.” Tôi cố giữ giọng mình bình tĩnh: “Hiệp sĩ C nói ông ấy tin tưởng em. Em hy vọng anh cũng có thể nhận ra em đáng tin tưởng.” “Tin tưởng à?” Andemund cười khẩy: “Anh đã trả giá quá đắt vì tin em, em có đáng không? Anh hối hận rồi.” Anh ấy cầm tay cô gái bên cạnh lên giới thiệu với tôi: “Đây là Lena, vị hôn thê của anh.”
|
– Chương thứ mười chín – Lòng nhiệt tình của Raphael với “Mê” thực sự vượt quá tưởng tượng của tôi. Kể cả trong nội bộ trang trại Plymton, tài liệu của văn phòng số 1 vẫn thuộc diện bị bảo mật, vậy mà cậu ta vẫn chế tạo được một chiếc máy phát tín hiệu trong tình trạng không có bản thiết kế. Cậu ta từng nghiêm túc nói với tôi: “Alan, tôi muốn gặp người viết “Mê”, bất kể phải trả giá thế nào. Chỉ có thiên tài thực sự mới nghĩ ra phương pháp mã hóa này, tôi muốn gặp người đó, giá tôi được gặp người đó một lần!” Tôi nhắc nhở cậu ta: “Người viết ra “Mê” là người Đức. Sau khi chiến tranh kết thúc nếu ông ta còn sống cậu cứ việc tới Berlin mà gặp.” Cậu ta rất kinh ngạc: “Alan, chính cậu giải mã mà, không lẽ cậu không hề muốn biết tác giả của chúng là ai hả?” Những buổi tối bất tận ngồi chiến đấu với “Mê” cùng Andemund tôi cũng đã tự hỏi người sáng tạo ra hệ thống mật mã này là ai. Chúng tôi giống như những kẻ chơi trốn tìm trong bóng tối, tôi muốn tìm được khóa mã, ông ta thì giấu chúng đi. Tư tưởng của tôi và người đó gặp nhau vô số lần trong cuộc chơi mật mã ấy, dần già tôi còn thấy thực quen thuộc với lối tư duy của ông ta. Tôi biết ở vùng đất xa xôi kia, có một người thông minh hơn chúng tôi thật nhiều, ông ta đang thao túng hệ thống tình báo chiến tranh. Nhưng tôi không thể tưởng tượng ra gương mặt người đó. Ông ta chắc sẽ không tao nhã lãnh đạm như Andemund, thậm chí trông ông ta hẳn rất bình thường, bình thường đến mức dễ dàng lẩn chìm trong biển người đông đúc trên đường phố Berlin. Tôi trình một lá thư xin điều động công tác lên Andemund. Cô gái tóc vàng bắt đầu thường xuyên xuất hiện ở trang trại Plymton. Buổi sáng cô ta thường tới trong một chiếc xe jeep quân dụng màu xanh lục, cảnh vệ cho xe cô ta qua. Hôm tôi đến gác đỏ trình thư, cửa phòng làm việc của Andemund chỉ khép hờ, vừa hay nhìn thấy anh ấy đang dạng chân ngồi ngả người trên ghế. Cô ta ngồi trên đùi anh ấy, cúi đầu hôn anh ấy. Thấy tôi đứng ngoài, Andemund lạnh nhạt giơ tay ra hiệu cho tôi để giấy tờ lên bàn rồi vòng tay kéo Lena sát vào mình thêm một chút, tiếp tục nụ hôn. Ánh mắt lãnh đạm khi ấy khiến tôi nhớ lại đêm mưa mùa thu năm ngoái. Anh ấy đến quán bar tìm tôi, quật ngã những kẻ đang ẩu đả với tôi rồi cho tôi một cú đấm giữa bụng. Anh ấy nói với em phục vụ quán cà phê được tôi cứu rằng: “Cậu ta là đồng tính luyến ái, cô chia tay với cậu ta đi thì hơn.” Ánh mắt anh ấy lúc ấy cũng lãnh đạm như thế. Chỉ khác ở chỗ khi đó anh ấy nhìn cô gái đang nấp sau lưng tôi, còn giờ là nhìn tôi. Arnold thì rõ là lông bông. Không có Raphael, anh ta sẽ ngồi trên bàn làm việc của tôi rút khăn ra lau kính rồi nheo mắt hỏi tôi: “Andemund sắp kết hôn đấy, cậu vẫn muốn quên ngài ấy còn gì, có gì là không hay đâu?” Tôi nghe giọng mình lặp lại một cách máy móc: “Ừ, có gì là không hay đâu.” “Huống hồ vị hôn thê của ổng là Lena, con gái tướng quân Celman đó.” Arnold bổ sung. “Con gái… tướng quân Celman…?” Anh ta phì cười: “Bé Alan ơi, đã bảo cậu còn ngây thơ quá mà. Điều tra cách ly của tổng cục tình báo, ba tháng đấy, có khi Andemund đã âm thầm chết ngóm ở trỏng từ đời nào rồi. Cậu nói xem, không trả giá chú đỉnh làm sao ổng lành lặn về đây được?” Tôi ngây người: “Vậy làm sao anh ấy về được?” Arnold khoái trá lắc đầu: “Thì ổng bán mình. Ổng khiến con gái độc nhất của tướng Celman yêu ổng. Chắc ổng với cô nàng kia phải có gì với nhau rồi. Ngài Garcia giờ là con rể tương lai của tướng Celman… cậu đoán xem, ông tướng có cứu ngài ấy không? Tôi nghe nói Lena là một con mèo hoang, vậy mà Andemund cũng thuần được cô ta.” Tôi không biết tổng cộng nước Anh có bao nhiêu vị tướng hay họ đóng những vai gì trong hệ thống phân tranh quyền lực. Arnold là cháu ruột tướng Bradley, tướng Celman có lẽ cũng là một vị tướng đương quyền như vậy. Andemund lấy con gái ông ta tức là ảnh sẽ đứng cùng một phe với ông ta trong cuộc chiến giành quyền lực. Anh ấy đánh đổi cuộc hôn nhân của mình lấy sự che chở của ông ta. “Nước cờ này thật là thông minh.” Arnold vỗ tay tán thưởng: “Tôi cứ tưởng ổng tiêu rồi cơ… vậy mà ổng biến mình thành một quân cờ để tự thoát ra.” Tôi hỏi anh ta: “Ông anh không phải cũng là tướng quân à? Sao anh vẫn làm việc cho Andemund?” Anh ta bĩu môi bất cần: “Bé Alan à, sao cậu không nghĩ ngược lại nhỉ? Cái đó không cho thấy tôi kém cỏi, mà là vì địa vị của ngài Garcia ở cục tình báo quá cao rồi… Boss lớn đương nhiệm của MI-6, chứ cậu thấy sao hả?” anh ta nghĩ nghĩ một chút, hình như lại thấy không ổn liền đế thêm một câu: “Không phải tôi đang khen ổng đâu nhé, Alan, cậu phải quên ổng đi nha.” Sau đó anh ta cúi xuống hôn hôn má tôi. Lúc rời ra, Arnold gật đầu với ai đó sau lưng tôi, quay lại mới thấy Andemund và Lena đang đứng ngoài cửa. Andemund vẫn mặc quân phục. Tôi thích nhìn anh ấy trong bộ quân phục, hai chân thon dài trông càng cao lớn điển trai hơn. Lena búi mớ tóc vàng kim lên, để lộ ra cái cổ trắng nõn. Cô ta kéo tay Andemund, hầu như dán lên mình anh ấy, cặp mắt màu lam nhạt như mắt mèo Ba Tư thỏa mãn híp lại. Lena không thèm để tâm đến bọn tôi, Andemund thì quay sang nhìn tôi, nói: “Alan, báo cáo phân tích của phòng 7 tháng này không đạt.” Arnold cười mỉm ôm eo tôi: “Kìa bé Alan, sắp bóp vỡ cốc cà phê rồi.” Tôi quay phắt lại xô anh ta vào tường, túm cổ áo anh ta: “Lần trước là gác đỏ, lần này thì… từ sau đừng có hôn tôi trước mặt ổng nữa! Muốn hại chết tôi à…” Anh ta vừa uống cà phê tôi pha vừa cười khùng khục: “Ừ, đúng là tôi cố ý đấy.” Arnold nghiêm mặt hỏi tôi: “Dù tôi cũng không tình nguyện lắm… nhưng bé Alan này, muốn tôi gặp ổng nói chuyện không? Nói rõ cho ổng biết quan hệ của tụi mình luôn?” Đương nhiên là tôi không thể để anh ta đi nói với Andemund. Ừ thì gia thế Arnold không tồi, nhưng Andemund là thủ trưởng của anh ta. Huống hồ anh ta đã dùng hành động thực tế để chứng tỏ quan hệ giữa chúng tôi rồi còn đâu. Trong khi đó chuyện Andemund đính hôn với Lena đã lan khắp trang trại Plymton. Tôi bắt đầu thấy Lena ở mọi nơi. Cô ta đi giày cao gót, trò chuyện tự do với các nhà khoa học ở Plymton. Có lúc thấy Andemund đi cùng cô ta, cũng có lúc chỉ có mình cô ta xuất hiện. Raphael thường ngồi trên bậu cửa sổ cầm tách cà phê, bình luận: “Ngài Garcia đưa cô Lena về kìa, hạnh phúc thật đấy. Lần đầu tiên tôi thấy ngài Garcia dịu dàng thế đấy, đáng sợ thật.” Andemund có vị hôn thê là một chuyện tốt, nhưng có hôn thê rồi mà còn gây sự với tôi thì không ổn. Tôi đến gác đỏ, Annie nói ảnh đang nghỉ trên nhà ăn tầng hai. Tôi đi lên cầu thang xoắn ốc, thấy một mình ảnh đang ngồi uống cà phê ở đầu bàn ăn dài. Không gian tràn ngập mùi cà phê nguyên chất. “Em nhớ là đã nộp báo cáo rồi.” Tôi đứng ngoài cửa nhìn ảnh từ xa, không muốn đến gần hơn. Andemund ngồi chắn sáng, một tay chống đầu, không nhìn rõ được gương mặt anh ấy. “Phải, nhưng anh không hài lòng với báo cáo của em, Alan.” ảnh nhẹ nhàng nói: “Nếu đã tiếp nhận lời mời của trang trại Plymton, hy vọng em làm báo cáo nghiêm túc một chút.” “Em thấy em làm rất nghiêm túc rồi.” tôi cười nhạt: “Hơn nhiều ai đó để tình nhân tự do ra vào phòng dịch tin MI-6.” “Lena là người trong tổ chức, cô ấy có quyền vào đây. Hơn nữa cô ấy không phải tình nhân của anh, là vị hôn thê.” Andemund bình tĩnh nói: “Alan, lại đây.” Tôi tiến tới. Đến gần mới nhận ra gương mặt anh ấy đang căng cứng, thái độ rất khó coi. Ảnh chỉ chỉ đùi mình, châm chọc: “Không muốn làm lại báo cáo đúng không, ngồi xuống đây.” Tôi nhướng mày: “Mỗi con gái tướng quân thì chưa đủ hả?” Đột nhiên anh ấy đứng bật dậy, siết tay thụi một cú vào bụng tôi. Tôi gập người, lảo đảo bước lùi mấy bước, cảm giác được anh ấy đỡ sau lưng tôi, một tay nhấc bổng đầu gối tôi lên, đến khi anh ấy ngồi lại trên ghế tôi đã bị bắt yên vị trên đùi anh ấy. Cú đấm của Andemund không hề nương tay một chút nào, tôi cứ tưởng trời sập xuống rồi. Hai tay anh ấy ghìm chắc thắt lưng tôi, bắt tôi ngồi với một tư thế thật cam chịu. Đợi tôi tỉnh lại từ cơn nôn nao buồn ói, ảnh mới nói: “Anh đã nhận được đơn xin chuyển sang phòng số 1 của em.” “Em đã giải ‘Mê’, nhưng còn rất nhiều chỗ cần hoàn thiện nốt. Tại sao em không thể làm việc ở văn phòng số 1?” Andemund chằm chằm nhìn tôi: “Những gì còn lại anh sẽ thay em hoàn thành.” Anh ấy với tay kéo cỗ máy lắp ghép cạnh bàn ăn lại gần. Hình như chúng vẫn đang được chế tạo, nắp chưa đóng, cơ quan bên trong nhìn rất giống “Mê” nhưng cách nối mạch điện thì ngược lại. “Máy giải mã, có thể nâng cao năng suất làm việc của chúng ta. Anh thiết kế dựa trên phương pháp giải mã của em.” bàn tay anh ấy thờ ơ gõ vỏ ngoài cái máy, rồi rụt lại, đáp xuống trên hông tôi, mơn man dọc sống lưng tôi: “Như em… mà muốn làm ở phòng số 1 à?” Andemund biết chơi đàn dương cầm. Ngón tay anh ấy rất tinh tế và nhạy cảm, chúng dừng trên cổ tay, khẽ xoa nắn rồi đột nhiên ghì lấy ót tôi. Tôi còn đang chú tâm vào cái máy giải mã, chỉ sơ hở một giây đã thấy mặt mình suýt nữa va vào mặt anh ấy. Cự li quá gần, hóa ra lại không thể nhìn rõ gương mặt anh ấy. Lông mi anh ấy đụng vào da tôi, mũi anh ấy cọ trên mũi tôi. Bàn tay đang giữ ót tôi chợt siết lại, hơi đau đớn. Tôi cảm giác được tay kia anh ấy bắt đầu trượt xuống, lần lần kéo khóa quần tôi. Anh ấy ngồi dạng chân trên ghế, tôi ngồi trên người anh ấy, chúng tôi đều hiểu tư thế này nghĩa là sao. Tôi chộp lấy tay anh ấy: “Sắp kết hôn rồi, không đứng đắn một chút được sao?” Anh ấy bật cười. “Sao em không nghĩ anh sẽ muốn chơi nốt một lần trước khi kết hôn nhỉ, Alan?” giọng anh ấy đầy mê hoặc: “Hồi đó theo đuổi anh không phải em vẫn rất muốn làm với anh sao?” Ma xui quỷ khiến thế nào mà tôi nói: “Vậy thì anh phải ở dưới.” Chóp mũi Andemund cọ qua mũi tôi, âm sắc vang lên khàn khàn vì dục vọng: “Thì anh đang ở dưới đấy thôi?” Ảnh định làm thật. Vì nơi chúng tôi tiếp xúc bên dưới tôi đã cương lên.
|
– Chương thứ hai mươi – Andemund ngả ra xa khỏi mặt tôi, đầu anh ấy hơi ngửa ra sau, từ cằm đến cổ tạo thành một nét võng thật duyên dáng. Một tay anh ấy giữ thắt lưng tôi, tay kia giật mở khóa quần tôi. Cách một lần vải quần, anh ấy vuốt ve nơi đó của tôi rồi nói bằng giọng đầy bỡn cợt: “Xem này, em cũng hào hứng đấy chứ.” Andemund mà tôi đã thích bao nhiêu năm, Andemund thậm chí tôi si mê từ thời cắp sách lên giảng đường, giờ này cơ thể chúng tôi dán lấy nhau, tôi hầu như cảm nhận được thân nhiệt của anh ấy dưới lớp quần áo. Ngón tay Andemund mơn trớn rất nhẹ, ve vuốt một thoáng rồi lại hờ hững rời đi. Máu trong người tôi như vọt hết lên đỉnh đầu. Đột nhiên tôi nghĩ mình sẽ liều lĩnh đè anh ấy xuống, xé toạc áo quần anh ấy, xâm nhập vào tận nơi sâu thẳm trong anh ấy. May sao, lý trí tôi vẫn còn. Co gối thúc mạnh vào bụng anh ấy, tôi vùng thoát ra, líu lưỡi nói: “Em đi về. Lần sau muốn làm thì dạng chân ra trước, lúc nào em cũng tiếp.” Tôi đá không chút nương chân, Andemund thì không hề đề phòng, mặt anh ấy thoắt cái trắng bệch, anh ấy gập cả người lại. Thấy ảnh ôm bụng tôi cũng hoảng, bỏ ra đến cửa rồi lại chạy trở vào: “Cần em gọi bác sĩ không?” Andemund ngẩng lên, ảnh đang cười: “Muốn yêu Arnold em cũng nên nói với anh một tiếng chứ. Cậu ta chơi bời thiếu gì phụ nữ, anh biết cậu ta cũng chẳng để ý anh thế nào với em đâu.” Tôi ngơ ngác đứng trước mặt anh ấy. Đột nhiên anh ấy chồm dậy khỏi cái ghế, chớp mắt đã quật ngã tôi xuống bàn ăn. Tôi bặm môi định thụi cho ảnh một cú, anh ấy chộp được tay tôi, bẻ quặt ra sau lưng. Chúng tôi mặt đối mặt vật lộn một hồi. Cái máy giải mã đang lắp dở bị gạt trượt sang đầu kia bàn, đĩa ăn và tách cà phê rơi xuống sàn vỡ loảng xoảng. Vốn không phải đối thủ của ảnh, rốt cuộc tôi bị đè xuống bàn ăn, hai tay bị kéo giật lên trên đầu. Andemund lạnh lùng nhìn xuống tôi, họng súng của anh ấy đã dí dưới cằm tôi. “Nghe lời anh, Alan. Dạng chân ra.” “Anh điên rồi.” Tôi nói. Andemund gật đầu tán thành: “Phải, anh điên rồi, Alan.” Anh ấy giật thắt lưng quần tôi ra, nòng súng lục luồn qua cạp quần tôi, cố đẩy hai chân tôi dạng ra. “Giơ lên.” anh ấy ra lệnh. Tôi tuyệt nhiên không dám cử động, toàn thân tôi lúc này gần như cứng đờ, chỉ sợ khẽ động một cái súng sẽ cướp cò. Quần bị tụt xuống quá đầu gối, tôi cảm thấy da thịt mình lộ trần dưới cái lạnh mùa đông. Andemund cúi xuống nhìn tôi. Tận cùng bàn ăn dài là khung cửa sổ hình vòm cao vợi, khi anh ấy cúi xuống, nắng ướp quanh anh ấy một tầng vàng kim rực rỡ. Ánh dương ập đến chói quá, tôi chỉ còn biết nhắm nghiền hai mắt lại. Giọng anh ấy mơ hồ quẩn quanh bên tai tôi: “Alan, không phải anh muốn lấy Lena, anh phải lấy cô ấy. Anh đã bán mình cho tướng Celman rồi.” Anh ấy lại dịu dàng hỏi: “Em và Arnold hạnh phúc sao?” “Thời gian anh ta dành cho em nhiều hơn anh nhiều.” tôi đáp. Andemund bật cười nhạt, bàn tay tuần tự cởi từng khuy áo măng-tô rồi đến cúc áo sơ-mi của tôi. Tôi cảm nhận được nòng súng trượt từ ngực xuống bụng mình, rồi dừng lại trên thắt lưng. “Anh đã xin em chờ anh.” “Em chưa bao giờ đồng ý chờ anh cả.” “Ừ, em chưa bao giờ.” anh ấy tán đồng: “Nhưng anh đã nói với em rồi, bỏ anh, không có nghĩa là em được phép đi tìm người đàn ông khác. Ngày đó em theo đuổi anh nhiệt tình hơn bây giờ nhiều.” “Chờ anh kết hôn à?” tôi cười nhạo báng: “Chẳng thà em chờ Arnold đừng trăng hoa nữa.” “Alan, em nghĩ cậu ta trong sạch đến mức nào? Cậu ta là người hành quyết của cục tình báo, người tiền nhiệm của cậu ta chính là kẻ đã xử lý cha mẹ em đó. Mà tương lai rất có thể chính cậu ta sẽ là người sẽ xử lý em. Chúc hai người hạnh phúc.” nòng súng của anh ấy trở lại dí dưới cằm tôi, tay kia anh ấy bắt được vật đó của tôi qua lớp vải quần lót. Sự đụng chạm và xoa nắn từ những đầu ngón tay anh ấy khiến hơi thở tôi trở nên gấp gáp. Cảm giác bị khiêu khích mà không sao được thỏa mãn này thật sự làm người ta điên cuồng, toàn thân tôi đã muốn trân cứng căng thẳng. Nếu không có khẩu súng này, tôi đã vùng dậy vật nhau với anh ấy một trận nữa, lúc ấy nói không chừng người bị đè xuống lại là anh ấy. “Dạng chân ra xa nữa, quấn lấy thắt lưng anh.” “Nếu em không ở cùng Arnold, anh sẽ bỏ Lena chứ?” Andemund khựng lại. Tôi lắc đầu: “Ngày em ở Cambridge, khi anh đồng ý thử yêu em anh đã biết rồi sẽ đến lúc mình lấy con gái một lão già đương quyền đương chức nào đó đúng không? Anh biết chúng ta không thể có kết quả, tại sao còn muốn em chờ anh? Anh chưa từng nghiêm túc đối với em, tại sao còn đòi em nghiêm túc?” Anh ấy không trả lời, chỉ có nòng súng thô bạo thúc tới, ra sức khiêu khích tôi. Căn bản mà nói, đây là một màn điên cuồng phi lý, chúng sẽ chỉ khiến tôi thêm đau khổ. Sau hôm nay anh ấy sẽ kết hôn với Lena, sẽ bước ra khỏi cuộc đời tôi, không bao giờ quay đầu lại. Nếu ngay từ đầu anh ấy không hề nghiêm túc, tại sao đến giờ vẫn muốn khiến tôi đau khổ? Giọng anh ấy khàn khàn tắc nghẹn: “Nói yêu anh đi, Alan.” Não bộ tôi lúc này hoàn toàn rối bung bét, cả người thì hừng hực như rang giữa chảo lửa. Tôi nghe giọng mình rên rỉ đầy khao khát, cả cảm giác nhẹ bẫng khi áo sơ-mi của anh ấy chà xát trên thân thể tôi cũng trở nên mê hoặc không thể cưỡng lại. Tôi nghe giọng mình nói: “Em yêu anh.” Cặp mắt màu lục thẫm của Andemund híp lại, hàng mi anh ấy rợp xuống, anh ấy dụi cằm vào hõm vai tôi. “Anh cũng yêu em, Alan.” Đó là một buổi chiều tối, sau đó là màn đêm. Vầng hào quang đỏ ối nhuộm màu máu tươi lên suốt dãy bàn gỗ sồi trong nhà ăn tầng hai, và rồi màu sắc cũng dần dần tuột mất. Tôi không nhớ chúng tôi đã làm bao nhiêu lần trên bàn ăn, cho đến khi anh ấy bế bổng tôi lên, đẩy ép tôi trên cánh cửa sổ thủy tinh để tiếp tục một lần nữa. Là anh ấy tiến vào tôi. Động tác của Andemund không hề dịu dàng, lần đầu tiên bị anh ấy xâm nhập tôi chỉ thấy đau như toàn thân bị xé toạc. Nhưng anh ấy không ngừng hôn lưng tôi, như thể cố gắng cho tôi chút nào yên ủi. Lúc đầu anh ấy dí súng dưới cằm tôi, sau đó khẩu súng cũng bị ném sang một bên, lý trí đã hoàn toàn sụp đổ, giữa đỉnh cực khoái hai chân tôi chủ động giơ lên quấn quanh eo anh ấy. Anh ấy giằng hai chân tôi ra, lật tôi lại thành một tư thế khác để lại tiếp tục. Tôi chỉ còn biết ra sức lờ đi những vệt chất lỏng màu trắng đục đáng hổ thẹn dây khắp người mình. Khi tất cả chấm dứt tôi đã đứng không vững nữa, hai đùi cùng run lẩy bẩy. Andemund đỡ tôi dậy, lấy áo măng-tô của anh ấy bọc lấy tôi, nửa ôm nửa bế tôi xuống lầu. “Alan, anh muốn cho em thấy một thứ.” Tầng một có một phòng chiếu phim nho nhỏ. Lúc này đã hết giờ làm việc, đèn hành lang cũng đã tắt, Andemund ôm tôi xuống đẩy mở cửa phòng chiếu phim. Trong phòng có ba hàng ghế ngồi, một màn hình màu trắng treo giữa bức tường chính diện. Andemund đặt tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng rồi đi lên bật máy chiếu. Màn hình màu trắng đột nhiên bị thay bằng ánh sáng và hàng loạt hình ảnh, là đường phố Berlin, người đi nườm nượp đông đúc. Trong phút chốc tiếng Đức tràn ngập căn phòng. Andemund bấm dừng phim, trên màn ảnh lúc này là một buồng điện thoại bên ngoài một cơ quan chính phủ. Anh ấy phóng đại hình ảnh, đó là một buồng điện thoại bằng gỗ, gần đó có đôi ba tốp người đi đường. Qua lớp kính thủy tinh của buồng điện thoại, tôi có thể thấy được người phụ nữ đứng bên trong. Phương pháp ghi hình có lẽ hơi cổ, chất lượng hình ảnh không tốt lắm. Tôi thấy đó là một người phụ nữ trung niên, kỳ lạ là dường như năm tháng không hề để lại mấy vết tích trên gương mặt bà ấy. Bà ấy vẫn dịu dàng và xinh đẹp như thế. Hình ảnh chiếu gần hơn, tôi có thể lờ mờ nhận ra màu mắt lam xám và mái tóc quăn dài màu hạt dẻ của bà. Hẳn khi ấy là mùa hè, bà ấy mặc một bộ váy ngắn, tay cắp bao tài liệu, bồn chồn đợi cuộc gọi đến. Đợi một lúc lâu có lẽ bà ấy đã bỏ cuộc, bắt đầu cầm ống nghe chuẩn bị gọi đi. Đột nhiên hình ảnh bị rung lắc dữ dội, một tiếng súng đanh gọn xé ngang không gian. Màn ảnh bị loang đỏ vì máu rồi lại lắc lư một hồi nữa, cuối cùng là bầu trời trong vắt không mây. Andemund đứng sau lưng ôm vai tôi: “Đây là hình ảnh đặc vụ của chúng ta quay được ở Berlin hai năm trước. Camera gắn ở cà-vạt anh ta. Anh ta bị bắn chết, nhưng chúng ta đã thu lại được chiếc cà-vạt đó.” Ánh sao yếu ớt hắt vào từ cửa sổ, rơi xuống chỗ ngồi trống bên cạnh tôi. Tôi bưng mặt, đau đớn nói: “Không… chỉ là người rất giống. Đây là trùng hợp. Mẹ em đã chết rồi.” Andemund hôn cổ tôi. “Alan, anh không nhận lầm, em cũng sẽ không nhận lầm. Đó là phu nhân Castor. Bà ấy còn sống, và đang làm việc cho Berlin.” Tôi nghe thấy anh ấy thở dài sau tai tôi: “Đó là lý do anh không muốn em vào MI-6.” Mẹ tôi còn sống, bà không chết trong vụ hỏa hoạn mười lăm năm trước. Năm đó bà đã phản bội tổ chức để quan hệ với Quốc xã. Không biết nên mừng rỡ hay thống khổ. Tôi chỉ còn biết lặp đi lặp lại với mình rằng đó không phải bà, không phải bà, không thể là bà, bà đã yêu nước Anh đến nhường nào… “Anh đã kiểm tra lại giấy tờ lưu trữ về cuộc thanh trừng hồi đó. Nhà trọ của ngài Castor và phu nhân bị cháy rụi, người của bọn anh cho rằng họ đã chết nhưng không tìm được thi thể.” trong bóng tối, giọng Andemund nghe đặc biệt rõ ràng: “Không bao giờ C thực sự tin em, anh đã muốn đẩy em xa khỏi tất cả chuyện này, nhưng tự em lại quay lại đây.” Tôi tuyệt vọng hỏi: “Giờ ra đi còn kịp chứ?” Anh ấy vẫn tiếp tục bằng giọng dịu dàng đến tàn nhẫn: “Quá muộn rồi, tổng cục biết rồi. Vì em anh đã giữ kín thông tin này gần ba năm, nhưng sau khi ‘Mê’ được giải một số tin tình báo khác đã gián tiếp tiết lộ nó. Cũng vì sự giấu giếm này mà anh bị điều tra ba tháng, suýt nữa đánh mất lòng tin của Whitehall.” Anh ấy ghì chặt hai vai tôi, tôi thực sự khó chịu. “Ba tháng ấy trôi qua như dưới địa ngục, nhưng đừng để tâm, Alan. Em đã dùng thân thể bồi thường cho anh rồi. Nếu thực lòng em muốn vậy thì từ mai, em đến phòng 1 làm đi.” Từ lần đầu tiên chúng tôi gặp gỡ Andemund đã biết về đoạn tin tình báo này. Anh ấy dứt khoát nói chia tay tôi, nói rằng anh ấy không tin tôi. Đích thực là anh ấy không thể tin tôi. Không phải anh ấy không yêu tôi, mà là không thể yêu. Là tôi ngoan cố theo đuổi anh ấy, tôi hết lần này đến lần khác dấn bước vào cuộc đời anh ấy.
|
– Chương thứ hai mốt – Rốt cuộc tôi đã hiểu vì sao Andemund muốn đẩy tôi tránh xa khỏi trang trại Plymton. Anh ấy biết nơi này là vòng xoáy dữ dội nhất giữa biển khơi, mà chỉ cần lái mình đi chậm một bước tôi sẽ kết thúc tại đáy đại dương sâu thẳm, không để lại dù chỉ một mảnh vỡ trôi dạt… bất kể là tinh thần hay thể xác. Những ngày ở bên nhau, tôi từng kể về mẹ mình một cách sùng bái không biết bao nhiêu lần. Anh ấy biết phu nhân Castor là cột trụ duy nhất trong tâm hồn tôi, là tín ngưỡng của tôi. Từ việc giải mã “Mê” giúp Lindon cho đến quyết định gia nhập trang trại Plymton tôi đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bà. Giọng cổ vũ của bà vẫn luôn dịu dàng vang bên tai tôi: “Alan, con làm rất đúng, con đang cống hiến vì nước Anh quang vinh của chúng ta.” Như thể chỉ cần quay đầu lại, tôi sẽ lại được thấy đôi mắt màu lam xám tuyệt đẹp ấy. Andemund hiểu rõ hậu quả khi một niềm tin đổ vỡ, và cả sự nghiêm trọng của tội danh phản quốc. Dù tôi sẽ không phải chịu một hình phạt nào vì mẹ tôi phản quốc nhưng nỗi ô nhục tội lỗi của cả gia đình sẽ giày vò lương tâm tôi, sẽ bám víu lấy tôi suốt cuộc đời. Tôi không còn là con trai của nhà mật mã học Jane Castor nữa, mà là con của một kẻ phản bội. Không… không, điều đó không quan trọng. Quan trọng là tín ngưỡng của tôi với mẹ đã sụp đổ. Kéo theo đó là vũng lầy giằng xé giữa lương tri và tình thân sẽ khiến tôi đau đớn khôn cùng. Tôi nhớ đến một câu từng đọc trong một tài liệu tiếng Đức. Goethe nói rằng, trong thời đại nhiễu nhương này, người có thể nép mình vào nơi thẳm sâu an tĩnh của những tình cảm mãnh liệt thực là hạnh phúc. Tôi vốn đã có thể hạnh phúc. Như những gì Andemund muốn, đúng ra tôi nên rời bỏ anh ấy, tránh xa khỏi sự thực, nhận công việc giảng dạy sau khi tốt nghiệp Cambridge, rồi đến một ngày đạt được chút thành tựu trong giới số học sẽ có những cuốn giáo trình in tên tôi một cách hoa lệ – Alan Castor, người phát kiến ra lý thuyết quan trọng. Những cuốn sách thơm nồng mùi mực mới. Nếu như thế, trong trận chiến này tôi đã có thể sống ẩn dật với hạnh phúc yên bình của mình. Andemund bị điều tra ba tháng vì che giấu thông tin tình báo ấy, điều đó có nghĩa là anh ấy đã cố gắng dành cho tôi hạnh phúc, mà tôi thì cự tuyệt nó. Bởi vì chiến tranh vĩnh viễn không cho ta thứ ta muốn. Sau lần cưỡng bức tối hôm đó, Andemund để tôi lại một mình trong phòng chiếu phim vắng lặng. Anh ấy trông bộ dạng thì rõ đường hoàng nhã nhặn, mà lúc làm tình thực không biết kiềm chế một chút nào, thắt lưng tôi hầu như không còn cảm giác gì nữa, chỉ mơ hồ thấy bước đi một bước chân mình lại run lẩy bẩy như lá khô mùa thu. Nếu không phải Andemund đỡ tôi, vừa xong chưa chắc tôi đã xuống được đến phòng chiếu phim. Tinh thần và thể xác cùng tan nát, tôi đã tưởng mình không thể về đến phòng riêng phía sau văn phòng số 7. May mà gặp Arnold. Phòng số 7 là một tòa nhà xây gạch đỏ cải tạo lại từ kho chứa đồ cũ của trang trại. Arnold mặc quân phục, rảnh rỗi đứng dựa lưng vào cánh cửa gỗ sơn xanh nghịch cái đồng hồ quả quýt, cầm dây thả xuống rút lên. Vừa thấy tôi anh ta đã vẫy: “Hi, tròn mười hai giờ, giày thủy tinh có còn dưới chân không nàng công chúa?” Sau đó anh ta chợt nghiêm mặt, nín bặt lời nói giỡn, vội vàng chạy đến đỡ tôi: “Alan, cậu sao thế này?!” Người tôi lúc ấy chỉ khoác tạm cái áo măng-tô. Lúc được anh ta đỡ tôi đã dựa cả người lên người anh ta, tay vắt trên cánh tay anh ta, cái áo khoác tuột ra. Cánh tay Arnold đang níu tay tôi bỗng chốc siết chặt, tôi đau đớn kêu lên, anh ta vội xin lỗi rồi thả ra. Tôi biết Arnold đã thấy gì. Dưới áo khoác, áo sơ-mi của tôi phanh mở để lộ khoảng ngực rải đầy vết hôn lẫn vết cắn của Andemund, dấu tích hầu hết tập trung quanh hai điểm mẫn cảm trước ngực, chỗ sâu chỗ cạn. Quần đã vứt lại gác đỏ, dưới vạt áo sơ-mi là hai chân trần. Tôi vẫn cảm thấy người mình dính dấp, lúc này mới nhận ra vết máu chảy thành dòng nơi mé trong đùi. Arnold không nói một lời, anh ta dìu tôi vào phòng, bế tôi lên giường. Lần đầu tiên tôi thấy bộ dạng lạnh lùng này của con cáo ấy. Anh ta vặn nước ấm đầy bồn rồi hỏi vọng vào từ nhà tắm chật chội: “Alan, cậu tự tắm hay tôi giúp cậu?” Tôi tự tắm, nhưng từ đầu đến cuối Arnold cương quyết đứng cạnh cửa nhìn tôi. “Arnold, phiền anh ra ngoài đợi tôi nửa giờ đi.” Anh ta không nói gì, vẫn cố chấp đứng khoanh tay tại chỗ, đôi mắt sau cặp kính gọng vàng tuyệt không biểu cảm. Một hồi lâu sau anh ta mới lên tiếng: “Alan, cậu không tự nguyện đúng không?” Lúc này tôi đã gần như kiệt sức, mất một lúc mới trả lời được. “Ừ, tôi không tự nguyện.” “Ngày mai tôi sẽ tới gặp Andemund Garcia.” Máu khô hòa tan trong nước ấm thành những tia mảnh mai nổi lập lờ trên mặt nước. Tôi cảm thấy đầu óc mình choáng váng, hơi nước ngợp trong buồng phổi, cảnh vật trước mắt phút chốc trở nên méo mó dị dạng. Giây ký ức cuối cùng tôi nhớ được là hình ảnh Arnold lao tới từ khung cửa, xốc tôi dậy khỏi bồn tắm, nước vãi tung tóe trên sàn. Sáng hôm sau tỉnh dậy, không khí nồng nặc mùi khói thuốc. Arnold ngồi hút thuốc cạnh giường tôi, quay lưng về phía tôi, hai chân bắt chéo, bộ quân phục kaki màu xanh thẫm trên người nhàu nhĩ không chừa chỗ nào. Giữa hai ngón tay anh ta còn kẹp một điếu Gavloise, khói thuốc xanh nhạt vơ vẩn tỏa từ đầu lọc đang cháy rồi tan biến vào làn nắng sớm nhòe nhoẹt. Tôi không thích loại thuốc lá nhãn Pháp này, mùi quá nặng, luôn khiến cổ họng tôi khó chịu. “Cảm ơn, ngài Visco.” Arnold đứng dậy bước tới cạnh cửa sổ, đẩy mở cánh cửa thủy tinh để không khí tươi mới tràn vào phòng, anh ta quăng điều thuốc đang hút dở đi, lại rút bật lửa ra châm một điếu mới. Arnold đứng dựa cửa sổ rít vài hơi thuốc rồi quay lại nhìn tôi cười khổ: “Bé Alan à, cái thói quen ngất xỉu trong lòng tôi phải sửa đi nhé, ít ra thì lần tới nhớ mặc đồ vào. Cậu đánh giá cao phong độ quý ông của tôi quá rồi.” Tôi chỉ điếu thuốc trên tay anh ta: “Tôi tưởng anh không bao giờ dùng thuốc ảnh hưởng thần kinh?” “Thỉnh thoảng làm một điếu cũng không tồi.” Anh ta rầu rĩ nhìn tôi: “Alan, sắc mặt cậu tệ lắm. Đang tắm mà cậu ngất xỉu đấy.” Arnold đưa cho tôi một cốc nước và aspirin. Đoạn, anh ta cầm mũ đi ra cửa. Tôi gọi anh ta lại: “Đừng đi gặp Andemund.” Đã bước chân đến cửa, Arnold khựng lại. “Chuyện đó thế là xong rồi… sau này anh ấy sẽ lấy cô Lena, chúng tôi kết thúc ở đây.” Cổ họng khô khốc, tôi cố nuốt nước bọt: “Andemund là thủ trưởng của anh, anh không cần vì tôi đến mức ấy. Cảm ơn anh.” Arnold quay đầu lại, bước nhanh tới bên tôi, cúi xuống hôn hôn trán tôi. Đột nhiên anh ta có vẻ rất hăng hái. “Tinh thần cậu bây giờ kém quá Alan à. Tháng 8 hoa mùa hoa oải hương mình sẽ đến nhà nghỉ bên hồ chơi, cậu phải nghỉ ngơi tử tế thôi. Lên xe lửa từ trạm Euston London, đi tuyến Oxenholme ra hồ thì loáng một cái là đến hồ Windermere rồi.” Andemund nói được là làm được, ngày hôm sau đã có người chuyển đồ đạc của tôi sang văn phòng số 1. Hiếm có lắm mới thấy Raphael đến gõ cửa phòng tôi, cuối cùng cũng chỉ đứng ngoài mà không vào: “Alan, nghe nói cậu được chuyển sang phòng 1 phải không?” Tôi đang nằm sụt sịt trên giường, đáp bằng giọng khàn khàn. “Ừ.” “Bị cảm à?” Tôi cuộn mình lại, kéo chăn trùm đầu: “Ừ.” “Coi chừng sức khỏe đấy, đừng để sốt hư não.” Để tiêu ma được lòng ngưỡng mộ dạt dào mà Raphael dành cho tôi vì đã giải được “Mê” cũng là một quá trình dài dòng khốn khổ với cậu ta. Được cái đến giờ thì cầm một tập tài liệu trên bàn tôi thôi cậu ta cũng phải phủi bụi chán chê, phủi xong còn không quên móc khăn tay ra chùi chùi rồi mới thèm mở ra coi. Cậu ta đứng ngần ngừ ở cửa thêm một hồi nữa. “Alan, nếu tôi nói tôi đang thiết kế máy giải mã “Mê”, cậu sẵn sàng xem bản vẽ giúp tôi chứ?” Cậu ta ngừng lời một chút rồi nói tiếp: “Tôi nghĩ ở trang trại Plymton lúc này ngoài ngài Garcia chỉ có cậu xem hiểu nó.” Thực sự xốc được tôi dậy khỏi giường rốt cuộc không phải là Andemund, cũng không phải Arnold, mà là Edgar và “Mê”. Andemund chỉ làm tôi thêm đau khổ, còn Arnold thì sẽ nói, Alan à, tình trạng cậu tệ quá, không muốn làm việc thì thôi đừng miễn cưỡng mình. Cuối cùng tôi trở dậy, mặc quần áo đến văn phòng số 1. Thời tiết hình như đã kịp ấm lên trong một tuần tôi nằm bẹp trên giường, thỉnh thoảng có vài con chim oanh sà xuống bậu cửa sổ mổ vụn bánh mì, màu vàng cam chen kín khoảng lông trước bụng. Tôi viết một lá thư cho Edgar, không thể nói rằng mẹ tôi còn sống, chỉ bảo cậu ấy mẹ tôi bị tình nghi phản bội tổ quốc và tôi đau lòng biết nhường nào. Edgar biên thư trả lời rất mau, viết bằng tờ giấy viết thư chuyên dụng của không quân Hoàng gia. Đương nhiên là cậu ấy không hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, chỉ nói giỡn rằng thời buổi chiến tranh này một nửa các bà già trong vùng cậu ấy đóng quân bị cả nửa còn lại tố tội phản quốc, vậy nên tôi đừng có lo. Edgar vẫn còn vẽ, một bức họa của tôi kẹp chung với lá thư. Đó là Alan Castor thời đại học, đôi mắt sáng ngời và gương mặt rạng rỡ lạc quan. Cậu ta mỉm cười với tôi trên tờ giấy, khiến tôi nhớ lại những ngày tươi đẹp năm xưa. Edgar viết thêm mấy dòng bằng mực màu xanh nhạt trong góc trái lá thư. Vẫn là những lời cậu ấy từng nói với tôi ngày đó. “Alan, bạn yêu ơi, không tin cả mẹ mình thì cậu sẽ tin ai đây?” Bởi thế tôi lại đứng dậy, nghiên cứu máy giải mã “Mê” cùng Raphael. “Mê” đóng vai trò cực kỳ quan trọng là bởi vì gần như toàn bộ hệ thống tình báo cao cấp của Đức đều sử dụng nó. Nếu ví lượng điện tín trang trại Plymton chặn được mỗi ngày là một ngàn, thì số chúng tôi có thể giải được bằng phương pháp thủ công chỉ xấp xỉ một trăm. Kể cả chúng tôi có nắm được tin tức ghi lại mệnh lệnh đích thân Hitler đưa ra nhưng thời gian giải mã không có, chúng tôi không thể biết được chúng quan trọng đến mức nào, rốt cuộc chúng lại bị lãng quên trong đống tin tức thường thường vô dụng. Vì thế việc vô cùng cấp bách lúc này là phải làm sao tối đa hóa được hiệu suất giải mã tình báo, chọn lọc ra những tin tức có giá trị nhất. Ở một góc độ nào đó mà nói, máy giải mã đã cứu cả nước Anh.
|