Diary in Grey Tower
|
|
– Chương thứ mười hai – Arnold nói qua cặp kính gọng vàng: “Vậy tốt quá, thế là hai người hết thật rồi đó.” Một mình anh ta ăn chơi thì chán, bảo vẫn thiếu một gã hợp cạ để cùng lêu lổng, vậy là tôi rất vinh hạnh nhận lời mời nhập hội với anh ta. Sáng cuối tuần tôi đến dạy toán cho thằng nhỏ, Arnold ngồi dưới sảnh uống hồng trà đợi tôi. Mùa đông năm đó bọn tôi tha lôi nhau qua đủ loại quán bar đèn mờ ở Cambridge. Tôi cũng tán hết một lượt những em pha rượu coi được được trong quán. Thường tầm chiều tối bọn tôi sẽ tới bar Anh Đào, hai thằng đứng cạnh cửa, xây lưng vào ánh nắng nhạt nhòa ngày đông. Mấy em trong quán chào bọn tôi: “Hi, chàng đẹp trai!” Đằng nào cũng là ái tình phí của Andemund, tôi xài không tiếc tay. Tôi uống rượu, nhưng chưa bao giờ giao du với phụ nữ. Không thể quen được mùi son phấn gay mũi trên người họ. Mỗi lần Arnold cua được em nào, tôi sẽ phơ phất đứng dựa quầy bar, giơ ly rượu lên thăm hỏi anh ta qua đám đông. Nơi này chỉ có người, mùi thuốc lá rẻ tiền, cocktail và những tiếng cười the thé gượng gạo. Bởi thế tôi chưa từng nghĩ Andemund sẽ đặt chân tới đây. Tối hôm đó ngoài trời mưa rét, gió lạnh thấu xương. Arnold và bạn gái đã biến mất khỏi đám đông, có lẽ là lên phòng nghỉ trên lầu bar Anh Đào. Tôi đứng cạnh quầy bar một mình uống một ly gin pha nước. Em phục vụ ở quán cà phê trước kia thường ghé cũng vào đây trú mưa. Đó là một cô em xinh đẹp, vẫn mặc nguyên váy ngắn kẻ ca-rô đồng phục của quán, mới vào đã sầu đời gọi một ly rượu táo, ngồi uống trên ghế quầy bar. Vừa lúc đó một đám thanh niên đã ngà ngà say xuất hiện, bắt đầu quấn lấy chọc ghẹo cô nàng. Hành động của chúng thật tình quá thô bỉ, được một lát thì tôi nhịn hết nổi bước lại chỗ chúng, đứng chen vào chắn trước mặt cô em. Tôi cởi ba cúc áo sơ-mi để lộ khoảng ngực coi cũng tạm, vẩy vẩy chân nói với bọn lưu manh: “Đây là bạn gái tao…” “Sarah.” Cô em thì thầm sau lưng tôi. “Ờ, đây là bạn gái tao, Sarah.” Lập tức bọn nó xông lên. Một thằng tay chân xăm trổ thụi cho tôi một cú giữa bụng, tôi đấm lại rớt răng thằng mập cạnh nó. Chưa kịp định thần lại ăn một đấm vào mặt, phút chốc tôi đã nghe mùi máu tươi ứa trong miệng. Có Arnold ở đây thì tốt biết mấy, khổ nỗi giờ chỉ có mình tôi quần nhau với lũ này. Tôi xô thằng mập bật ngửa ra sau, cả đám khách cũng bị dạt ngã theo nó. Bọn tôi đánh nhau rõ ồn ào, nhiều khách trong quán đã bỏ chạy còn bọn bồi bàn vẫn chưa thấy đâu. Thế nên khi Andemund xuất hiện bar Anh Đào hầu như trống trơn. Cửa chính đột nhiên bật mở, gió lạnh nhân cơ hội thốc vào quán. Andemund đứng trên bậc thang chật hẹp ở lối vào, quét mắt nhìn khắp tầng ngầm quán bar. Anh ấy không mang dù, áo khoác da màu đen nhỏ nước tong tỏng, tóc dán mướt trên trán. Andemund rất gầy, dáng người ngấm sũng nước mưa trông lại càng trơ trọi, nhưng cái nhìn của ảnh vẫn mang một vẻ cao ngạo đầy quyền lực. Lúc ấy áo tôi đã rách te tua, cúc đứt gần hết, mặt bê bết máu, một bên mắt bầm tím sưng vù. Mà năm gã đối thủ của tôi cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Thể hiện đúng tinh thần anh hùng cứu mỹ nhân, từ đầu tới cuối tôi vẫn nắm chặt tay em phục vụ. Andemund nhìn đến tôi, không nói gì. Ảnh bước xuống bậc thang, đầu tiên là thụi cho thằng mập đứng gần đó một cú, rồi xoay người đá văng thằng xăm mình định nhảy vào cứu đồng bọn. Lần đầu tiên tôi thấy Andemund đánh nhau. Động tác của ảnh ngắn gọn dứt khoát phát sợ, cú nào cũng đặc biệt chuẩn xác, luôn đánh trúng điểm yếu của đối thủ như hàm dưới hay yết hầu. Những chỗ ấy mà trúng đòn thì vừa đau khỏi nói vừa tiêu hết sức chống cự… Lúc Andemund trở tay bẻ quặt cổ tay một gã, tôi nghe được rõ ràng tiếng xương gãy răng rắc. Giờ thì tôi ý thức được ảnh đúng là sếp MI-6. Ngày trước ở cùng nhau tôi cứ nghĩ mình đang bảo vệ Andemund. Ra không phải thế. Ảnh đá cú chót vào năm thằng bất động trên sàn, rồi bước về phía tôi. Tôi thấy Andemund nhếch môi, nhưng cặp mắt màu lục tuyệt nhiên không hề cười: “Bảo vệ bạn gái hả?” Một giây lúc ấy tôi cứ như bị ma ám. Tôi chỉ muốn làm tổn thương ảnh. Tôi đáp: “Ờ, cảm ơn anh.” Mớ tóc mái màu vàng kim nhạt dính thành từng dải trên trán ảnh, áo khoác vẫn nhỏ nước tong tỏng như cũ. Tôi còn chưa kịp phản ứng, ảnh đã cho tôi một đấm. Lại chính giữa bụng. Không hề đề phòng, tôi đau đến ngồi thụp xuống sàn. Mắt nảy đom đóm. Tôi nghe thấy Andemund nói với em phục vụ sau lưng tôi, giọng anh ấy rất nhẹ: “Chia tay với cậu ta đi. Cậu ta là đồng tính luyến ái.” Sau đó ảnh luồn tay xốc tôi dậy, lôi tôi khỏi quán. Andemund không lái xe, bọn tôi lếch thếch đi bộ trên con đường dài tối thui giữa trời mưa xối xả. “Xe anh đâu?” “Không đi.” Andemund nói: “Anh không muốn bị theo dõi.” Tôi cười khổ: “Mưa to thế này xe thì không đi, anh đến đây làm gì hả? Đồ điên.” Tiếng anh ấy hầu như bị chìm trong tiếng mưa: “Anh đến tìm em.” Tay tôi bị trật khớp, toàn thân thương tích, mưa lạnh làm tôi run bần bật, dọc đường hầu như phải nhờ Andemund dìu đi. Ảnh để tôi dựa vào hiên cửa khu nhà tôi trọ, đưa tay coi như nhẹ nhàng quệt bớt nước mưa và máu lẫn lộn trên mặt tôi, kiểm tra vết thương cho tôi. Andemund nhìn tôi: “Giá áo khoác của anh khô thì đã để em mặc tạm.” Tôi nhổ cục máu bầm trong miệng: “Lưu manh ẩu đả thôi. Cảm ơn anh đã giúp tôi.” Đột nhiên anh ấy lôi tôi dậy, đẩy tôi lên cột trụ hiên cửa thẳng đứng. Hệt như lúc đấm tôi ở quán bar, không báo trước lấy một tiếng. Lưng tôi va vào lớp đá lát rắn đanh đau muốn trợn mắt. Andemund cúi xuống hôn tôi. Tay anh ấy nắm mớ tóc ướt rượt của tôi, toàn thân đè trên người tôi. Mặt tôi đã bị đánh không còn ra hồn gì nữa, vậy mà ảnh còn nghĩ chuyện hôn được. Đầu tiên ảnh chỉ mơ hồ chà môi trên môi tôi, tôi cảm giác được máu khô trên khóe môi tan dần dưới hơi ấm của anh ấy, miệng lại đầy mùi máu tươi. Andemund vốn ưa sạch sẽ, tôi cứ nghĩ anh ấy sẽ buông ra, ai biết đâu ảnh nhẹ nhàng mút lấy vệt máu trên môi tôi, môi chúng tôi chỉ kịp rời nhau một quãng ngắn, ảnh nheo mắt mỉm cười với tôi. Tôi thấy anh ấy nuốt sạch chỗ máu vừa liếm trên môi tôi. “Biến thái.” tôi nói. Ảnh vẫn cười cười, cúi đầu. Tôi ngoảnh mặt đi, ảnh giữ cằm bắt tôi quay lại. Đầu lưỡi trong khoang miệng lại dịu dàng khiêu khích, mỗi lần chạm tới vết thương Andemund lại cố tình nấn ná thêm một chút. Tay anh ấy vẫn túm tóc tôi, trán tôi dán với trán anh ấy. Mới đầu khoang miệng còn nồng mùi máu tươi quện cùng vị tanh ngọt khó diễn tả, dần dà cảm giác tê dại say mê đã đến. Đến khi Andemund mút lấy đầu lưỡi tôi, tôi bắt đầu thấy nghẹt thở, tay chân mềm nhũn, tim đập thình thình như muốn vọt khỏi lồng ngực. Tôi cắn được lưỡi anh ấy, Andemund buông ra, hỏi: “Không muốn sao?” Tôi đáp: “Em tưởng ta xong rồi.” Cạnh hàng rào sắt trong vườn mắc một bóng đèn khí, gương mặt thanh tú của Andemund chập chờn bởi ánh đèn trước mắt tôi. Anh ấy chống tay vào cái cột, giam tôi trong khoảng không nhỏ hẹp giữa cơ thể anh ấy: “Anh nhớ rằng anh đã nói rồi, bỏ anh không có nghĩa là em được đi tìm người khác.” Tôi vẫn cho rằng chuyện chia tay là Andemund khơi mào trước. Ảnh khéo léo cho tôi biết sự thật về cái chết của cha mẹ tôi, ngầm ám chỉ tốt hơn hết bọn tôi đừng gặp nhau nữa. Nhưng mỗi lần ảnh nói “bỏ anh” nghe cứ như thể tôi phải chịu trách nhiệm về tất cả. “Anh không tin em, chúng ta chia tay. Em cho là chính anh là người muốn vậy.” “Anh không tin em, không có nghĩa chúng ta phải chia tay. Alan, cha mẹ em khi còn sống là những nhân vật nhạy cảm, họ từng giao thiệp với gián điệp của Đức.” gương mặt Andemund phút chốc lộ vẻ bi thương: “Vì em nhất định muốn anh tin em, chúng ta mới phải chia tay.” “Giờ anh vẫn không tin em phải không?” Andemund lắc đầu. Tôi nói: “Vậy chúng ta xong rồi. Đời còn dài lắm, tôi sẽ đi tìm người khác, như anh với Lindon thôi.” Andemund thoáng ngẩn người, tôi nhắc cho ảnh nhớ: “Không phải cuối tuần nào các người cũng đi hóng gió hả?” “Bọn anh chỉ là cộng sự, anh thích cách tư duy của cậu ta. Giống như anh đặc biệt tán thưởng quan điểm học thuật của phu nhân Castor. Thế không có nghĩa là anh yêu mẹ em.” Nhưng khi Andemund nói những lời ấy gương mặt anh ấy phảng phất chút do dự, như thể đó là một ký ức rất xa xôi rồi: “Bà ấy thật hoàn mỹ, cùng một đôi mắt màu lam xám như em.” Tôi vùng thoát ra, cái chìa bằng đồng chẳng hiểu sao không thể tra vào lỗ khóa cửa chính được. Andemund theo kịp, ôm ghì lấy tôi từ sau lưng. Anh ấy nói: “Alan, hôm nay anh phải tới tìm em. Chính phủ muốn dựng một số trạm thu sóng vô tuyến ven bờ Đại Tây Dương, có thể anh sẽ phải đi một thời gian dài. Em sẽ đợi anh chứ?” “Đến bao giờ?” tôi hỏi anh ấy. “Đến khi chiến tranh kết thúc.” Andemund đột nhiên trầm lặng. Tôi ngoảnh đầu lại, thấy hàng mi rậm của anh ấy đang rũ xuống, phủ mờ cả đôi mắt. “Alan, xin lỗi.” ngừng thật lâu anh ấy mới nói: “Chiến tranh sắp bắt đầu rồi. Dù phần lớn nội các không tin nhưng đây sẽ là một cuộc chiến chưa từng có, toàn bộ châu Âu đều sẽ bị cuốn vào. Đợi đến khi nó kết thúc, anh sẽ rời khỏi MI-6 để ở bên em.”
|
– Chương thứ mười ba – Tay phải tôi bị trật khớp, tay trái không sao lần đúng được ổ khóa. Andemund cầm tay tôi, giúp tôi mở cửa. Anh ấy ôm lấy tôi từ sau lưng, chậm rãi lần tìm bàn tay trật khớp của tôi, mười ngón đan vào nhau. Cánh tay tôi bất lực rũ xuống, mặc cho anh ấy nắm. Rồi anh ấy buông bàn tay tôi ra, những ngón tay khẽ khàng trượt lên theo cổ tay. Động tác của Andemund rất dịu dàng, cách một lần áo khoác, dịu dàng như thể đang yên ủi tôi. Đến khi anh ấy nắm được khuỷu tay bị thương của tôi, không còn kịp để hối hận nữa. Andemund đột ngột siết chặt thắt lưng tôi, nói: “Alan, đôi mắt em đẹp lắm.” Tôi chỉ cảm thấy cơn đau nhức nhối thô bạo lan đi từ tay phải, chân hầu như không đứng vững nữa. Nếu không phải có Andemund đỡ sau lưng tôi đã sớm ngã khuỵu xuống thềm. Tai tôi nghe giọng anh ấy bập bùng như hư ảo vì đau: “Khớp khuỷu tay ổn rồi, tạm thời đừng dùng tay này.” Tôi miễn cưỡng kéo dây bật bóng đèn treo dưới nhà. Bà chủ đã đi ngủ, phòng khách rộng trống trơn. Tôi đau không thở nổi, đành kéo cái ghế đệm hoa văn cổ lỗ sĩ trong góc nhà ra dạng chân ngồi vật xuống rồi chỉ chỗ bên cạnh, ra hiệu cho Andemund vào ngồi. Nhưng Andemund chỉ đứng dựa khung cửa, không bước vào. Anh ấy mặc áo khoác đen, sau lưng là màn đêm đen tối, nước vẫn nhỏ tong tong từ những li áo, ảnh trông không khác gì ma quỷ thình lình đến viếng thăm trong cổ tích. Anh ấy hỏi tôi: “Alan, em đồng ý đợi anh rồi đúng không?” Tôi không trả lời anh ấy. Anh ấy vẫn đứng đó, không bỏ đi, cũng không định bước vào. Andemund đứng giữa ranh giới tử thần của ánh sáng và bóng tối, chìa tay mời gọi tôi. Tôi chưa từng được thấy sự nghiêm túc đến thế ở anh ấy, thứ biểu cảm gần như khiến tôi tin rằng anh ấy đang đau khổ. Nếu cho tôi một cơ hội làm lại, để tôi thực sự hiểu Andemund và bản chất tất cả những thứ đang diễn ra lúc này, tôi đã không hề do dự đồng ý đợi anh ấy. Dù đại dương khô cạn, nham thạch mục rữa tôi cũng sẽ vĩnh viễn đứng ở nơi này, đợi chiến tranh kết thúc. Nhưng khi ấy tôi không biết anh ấy đã sẵn sàng đánh đổi những gì vì lời hứa hẹn đó, tôi chỉ nghĩ đến cảnh anh ấy sóng bước cùng Lindon vào chiếc xe che rèm đậu ngoài thư viện, nụ cười trên môi ảnh rạng rỡ như ánh dương tháng ba. Tôi tuột cái áo măng-tô ướt sũng ra, vắt lên móc treo: “Cưng à, em hết yêu anh rồi.” “Em đang nói dối, Alan.” Bóng đèn đậu thành một điểm tối nhỏ bé bên kia sống mũi thẳng tắp của Andemund. Gương mặt thanh tú của anh ấy trắng bệch vì dầm mưa, tự dưng tôi thấy đau lòng. Tôi tìm một biểu cảm dịu dàng nhất có thể: “Arnold… bác sĩ tâm lý của anh khá lắm. Cưng à, ta chia tay rồi.” Anh ấy vẫn cố chấp đứng bên cửa, không nhúc nhích. Đến khi tôi quay lưng bước lên cầu thang anh ấy mới lên tiếng, giọng run run khó diễn tả: “Nếu anh xin lỗi thì sao?” Tôi thở dài: “Vô ích.” Tôi đốt lò sưởi trong phòng cháy hừng hực, thay một bộ đồ khô, rót nước nóng uống một viên aspirin. Cánh tay vừa được nắn khớp lại rưng rức, tôi ngồi đọc một tập thơ Yeats bằng ánh lửa lò sưởi. Cuốn này là Andemund tặng tôi hồi chúng tôi còn ở bên nhau, chữ in hoa hoa mỹ, trang bìa lót viết tên hai chúng tôi bằng mực màu lam. Tôi không rõ sở thích của Andemund lắm, ảnh có cả một giá sách chất đầy những cuốn bìa cứng dày cui, toàn những tác giả đã chết ít nhất một trăm năm trước. Tôi cũng không đọc thơ, nhưng ảnh cứ nhất quyết bắt tôi cầm cuốn này bằng được. Bài đầu tiên là “Khi em đã già”. Khi em đã già, mái tóc điểm bạc Một mình em bên bếp lửa, cúi đầu Em mở cuốn sách này, hãy đọc thật lâu … Biết bao kẻ yêu vẻ tươi vui trong phút chốc Yêu vẻ đẹp của em, giả dối và chân thành Nhưng chỉ một người yêu tâm hồn hành hương của em Và yêu nét buồn đổi thay trên gương mặt. … Rất lâu sau đó không gian hoàn toàn tĩnh lặng, trong phòng chỉ nghe tiếng gỗ cháy lép bép và tiếng mưa rơi ngoài cửa sổ. Nghĩ Andemund đi rồi, tôi cầm sách xuống lầu khóa cửa. Nhưng anh ấy vẫn đứng đó, cố chấp chôn mình trước thềm nhà, bình thản nhìn tôi xuyên qua hiên cửa. Một hồi lâu Andemund mới lên tiếng, giọng trầm trầm vẫn như chìm trong tiếng mưa. “Alan, anh chỉ cần một lời hứa của em.” “Mùa hè năm nay em sẽ tốt nghiệp, anh sẽ để em vào trang trại Plymton chứ?” Lại một khoảng trầm lặng: “Không được.” Tôi đứng trên cầu thang, đột nhiên cảm thấy thật khổ sở. Anh ấy không thể tin tôi… nhưng lại muốn tôi đợi anh ấy. Tôi bước xuống, chìa cuốn sách trên tay cho anh ấy. “Cái này là anh cho em, vậy là chúng ta hết thật rồi.” Tôi nghe chính giọng mình nói: “Anh biết em chưa bao giờ thích thơ cả.” Andemund không giơ tay cầm lại cuốn sách. Ánh mắt màu xanh sẫm vẫn bám trên gương mặt tôi. Anh ấy nói: “Alan, trước kia anh đã nghĩ rằng, dù chúng ta không thể ở bên nhau, hy vọng em vẫn sẽ giữ cuốn sách này.” Tôi cúi xuống, đặt nó dưới chân anh ấy. “Alan, anh phải chịu trách nhiệm với tổ chức của anh. Em là một nhân vật nguy hiểm cần giám sát, anh chỉ đang làm mọi việc để em không phải biết đến sự thật, anh sẽ không để em đau khổ.” “Sự thật nào?” Đột nhiên Andemund á khẩu. Anh ấy thở dài, chậm rãi quay lưng bỏ đi, bóng dáng dần dần biến mất trong màn mưa. Anh ấy không lái xe, tôi không biết anh ấy tới bằng gì, cũng không biết anh ấy đã đi như thế nào. Sáng hôm sau bà chủ nhà xuống mở cửa thì thấy tập thơ Yeats nằm lặng thinh trên thềm đá trước hiên. Không biết Andemund đi vội vàng để rơi ở đó hay anh ấy đã quay trở lại, đặt nó trước nhà chúng tôi. Dù chuyện gì đã xảy ra, tôi bây giờ không thể biết được. Tôi đã đánh mất cơ hội cuối cùng để hỏi anh ấy rồi. Hôm đó Arnold vừa cười tủm tỉm vừa băng bó cho tôi. “Ngài Garcia bảo tay cậu bị trật khớp.” trông anh ta có vẻ rất hả hê: “Nghe nói là tán gái bậy bạ nên bị tụi nó tẩn cho hả?” “Tôi là anh hùng cứu mỹ nhân đó.” tôi xị mặt. Arnold dùng bông chấm cồn i-ốt sát trùng giùm tôi, miệng ngâm nga: “Ái chà, ngon đây, quả mắt này của cậu phải bầm một tuần là ít.” Cánh tay trật khớp của tôi thì phải đeo băng vải tòn ten trên cổ. “Ngài Garcia xử lý tốt lắm, ba tuần là khỏi hẳn thôi.” Tôi hỏi anh ta: “Anh không phải bác sĩ tâm lý hả?” Arnold đẩy cặp kính gọng vàng lên: “Bé Alan ơi, bác sĩ tâm lý cũng là bác sĩ chứ bộ.” Chuyện này cứ thế dừng ở đó. Bởi vì dù nó có kết thúc hay không, chiến tranh cũng sẽ quét nó rơi khỏi sân khấu cuộc đời. Andemund đã đúng. Mùa xuân năm 1939 kết thúc, mùa hè cũng trôi qua, không một ai nghĩ rằng chiến tranh sẽ tới. Lễ tốt nghiệp mùa hè của chúng tôi vô cùng long trọng, đình đám. Rốt cuộc mùa thu dịu dàng và tàn khốc đã đến. Ngày 1 tháng 9, Đức phá vỡ Hiệp định Munich, xâm lược Ba Lan. Ngày 3 tháng 9, chúng tôi tuyên chiến với Đức. Nhưng chiến tranh vẫn chỉ tồn tại trên đài phát thanh, thứ chúng tôi cảm nhận được bằng mắt bằng tay mình chỉ là lạm phát và suy thoát. Quân Đức chặn đứng nguồn cung cấp đường biển của chúng tôi, tàu ngầm của chúng tập kích tàu hàng của chúng tôi trên biển. Hai tháng sau khi khai chiến, bà chủ nhà bắt đầu lèo nhèo với tôi rằng đường viên mắc mỏ lắm rồi, một tách cà phê chỉ được bỏ một viên nhỏ thôi. Lượng xăng bán ra bị hạn chế, số ô tô riêng trên đường thưa dần. Tôi bắt đầu tìm việc làm. Nhưng ngoài phố nhan nhản người thất nghiệp, những gương mặt ủ rũ tuyệt vọng xuất hiện khắp mọi nơi. Trên đường về nhà tôi thấy rất nhiều người biểu tình mặc đồ đen tuyền. Đám đông tập hợp thành đội trùng trùng điệp điệp, ai nấy đều giơ cao lá cờ chữ thập ngoặc, miệng hát bài ca của Đảng Nazi. Vô ý đụng ngã một người trong số họ, tôi cập rập xin lỗi. Anh ta nghiêm mặt nhìn tôi: “Chủ nghĩa Nazi muôn năm, nước Anh muôn năm!” Tôi kéo người qua đường lại hỏi: “Họ là ai thế?” “Quân Áo Đen! Liên minh Anh – phát xít!” Người bị tôi lôi lại kinh ngạc đáp: “Anh không biết hả? Họ đang đòi ta đàm phán hòa bình với Đức đó…” Chủ tiệm cà phê Lucy Poly vẫn phì phèo thuốc lá phàn nàn với đám khách vãng lai: “Toàn là tội của bọn Do Thái. Nếu người Do Thái không hùn cho lắm tiền vào Ba Lan đời nào nước mình ký cam kết chiến tranh với Ba Lan? Ngày trước chẳng chính bọn Do Thái phá hoại kinh tế Đức là gì… mà nói luôn nhé, riêng tôi là không có thành kiến với Hitler đâu.” Xã hội bấy giờ chính trị rối loạn, những tin đồn ập đến từ khắp mọi nơi. Không ai đoán trước được năm sau sẽ ra sao, thậm chí họ cả ôm hy vọng bấu víu vào Nazi. Mà Andemund của tôi… vẫn cách xa tôi hàng ngàn ngàn dặm. Lindon nói với tôi, hệ thống mật mã tàu ngầm Đức đã bắn hạ tàu chở hàng của chúng tôi sử dụng chính là “Mê”. Giờ Lindon là người phụ trách văn phòng số 1. Lần đầu tiên cậu ta chạy đến Cambridge giữa giờ làm, chặn đường tôi giữa thảm cỏ King’s College. “Biết làm sao nữa, ngài Garcia đi công tác bí mật rồi.” cậu ta kéo tôi ra ngồi băng ghế ven đường, hai mắt sáng long lanh: “Alan, tự tôi giải được ‘Việt Quất’ rồi! Đột nhiên tôi nghĩ không có cậu tự tôi cũng có thể làm được hết!!” “Tôi nhớ nó là mật mã cấp A của Ý hả.” “Đích thân ngài Garcia bảo nó là cấp A đó.” cậu ta nói. “Vậy từ sau đừng tới tìm tôi nữa.” tôi liếc mắt nhìn cậu ta: “Có tiền không? Tôi hết tiền đi bar rồi.” Cậu ta miễn cưỡng móc ví ra: “Đi bar làm gì?” “Tán gái.” tôi ngáp dài, “Không cho thì lần sau đừng nhờ tôi giúp.” Lindon lầu bầu xòe tiền cho tôi. Thực ra tôi không đến để tán gái, chẳng qua gần đây đã quen hằng ngày cầm mấy tờ báo tới một quán bar vắng người, tìm một bàn cạnh cửa sổ để ngồi rồi lôi giấy nháp ra tính toán. Tôi thích nghe tiếng chuông gió treo ngoài cửa quán bar, lanh canh êm ái. Ngoài tìm việc, tôi dồn hầu hết thời gian và sức lực vào “Mê”. Tôi không biết ai đã sáng tạo ra nó và kẻ đó đã giấu khóa giải mã ở đâu. Tôi chỉ biết, nếu tôi và Andemund là thiên tài thì người phát minh ra “Mê” là thiên tài của những thiên tài! Khốn nỗi lúc này mười xu một ly rượu gin, tôi càng ngày càng nghèo kiết. Không còn Andemund, không có ai cho tôi tham khảo ý kiến, chỉ còn cách một mình mày mò tính toán suy diễn. Trước kia tôi quen nghĩ ra đủ ý tưởng, vứt cho anh ấy nghiệm chứng, đến giờ tự mình phải nghiệm chứng lại tôi mới nhận ra tính ngần ấy số rồi sẽ thành biến thái thật luôn. Không có Andemund, tôi không tin mình có thể giải được nó nữa. Từ khi chiến tranh bắt đầu, Arnold cũng không còn nhiều thời gian lêu lổng. Dù lâu lâu anh ta vẫn tới bar Anh Đào tìm gái tôi cũng chẳng thể long nhong đi cùng anh ta được nữa, cả giờ dạy cho thằng nhỏ hư đốn cũng phải dời tới dời lui. Một buổi sáng tháng mười một, con cáo ấy lại rảnh rỗi đến xách tôi khỏi quán bar, chất vấn tôi tại sao không đến dạy em họ anh ta. “Vì đồng bào thân yêu.” tôi cười bảo anh ta. Arnold nheo mắt nhìn tôi nghi hoặc. “Tôi đang viết luận văn. ‘Lý thuyết nhóm’, anh biết đấy.” “Cái luận văn cậu viết bao nhiêu năm nay hả… mà nó là cái quỷ gì mới được?” “Anh sẽ không thích nghe đâu.” tôi đáp rất chi thiếu thiện chí: “Hoán vị nhóm, tính đối xứng… tôi đang viết luận văn về những ứng dụng sâu của chúng.” Đợi đã?! Lý thuyết nhóm? Giống như ta lê mòn gót khắp thế gian để tìm một nàng thơ, thì ra nàng thơ ấy lại đang ngồi trong chính nhà ta uống trà chiều. Một giây lúc ấy tôi đã ngơ ngẩn dưới ánh dương nhạt nhẽo cuối thu. —— (*) tập thơ Yeats: William Butlerr Yeats, là nhà thơ, nhà soạn kịch người Ireland đoạt giải Nobel Văn học năm 1923. (*) Khi em đã già (When you are old): một bài thơ của Yeats, đây là bản dịch đầu tiên trong những bản dịch mình tìm được, mình đọc hai lần, hai lần đều khóc… thật ra là hiểu vì sao.
|
– Chương thứ mười bốn – Giống như ta lê mòn gót khắp thế gian để tìm một nàng thơ, thì ra nàng thơ ấy lại đang ngồi trong chính nhà ta uống trà chiều. Một thời gian dài tôi và Andemund cắm đầu bới tung đống khả năng phức tạp lộn xộn, ra sức tìm kiếm điểm khởi đầu của ba vòng chuyển hoán mỗi ngày. Bọn tôi nhấn chìm đầu óc mình vào mớ lý thuyết mật mã học quá cao siêu mà quên bẵng đi nền tảng cơ bản của nó là số học cao cấp. Ngày trước tôi bắt đầu nghiên cứu “Lý thuyết nhóm” bởi vì người phát hiện ra nó là thiên tài số học Pháp, Galois. Ông ấy phát hiện ra lý thuyết nhóm năm mười chín tuổi. Hai mươi tuổi ông ấy chết trong một cuộc đấu súng ngầm liên quan đến chính trị. Một ngày trước cuộc đấu súng, ông không lo sợ, cũng không nhắn nhủ lại một lời nào cho mẹ và vợ mình, thay vào đó ông ấy viết thâu đêm. Ông viết lại mọi thành tựu của mình về số học rồi trao cho người bạn duy nhất cùng với một bản luận văn. Sau này người ta nhận thấy bên lề những trang nháp cuối cùng của mình, ông ghi chi chít mấy chữ… “không đủ thời gian rồi”. Mười bốn năm sau người ta mới lý giải được khái niệm “lý thuyết nhóm” ông đưa ra và nhận ra rằng chúng có thể lý giải triệt để bài toán giải phương trình bằng căn thức từng khiến bao nhà số học đau đầu suốt mấy trăm năm. Chỉ là khi ấy nhà số học kiệt xuất nhất thế giới đã vĩnh viễn yên nghỉ ở tuổi hai mươi. Ông ấy chỉ mới nghiên cứu số học đúng năm năm. Đầu tiên chỉ vì hiếu kỳ, tôi bước vào lĩnh vực của Galois. Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng đó chính là chìa khóa mở cánh cửa “Mê”. Vì thực chất “Mê” chính là một nhóm hoán vị bởi vòng chuyển hoán và hai mươi sáu chữ cái. Nếu xây dựng phương trình từ giác độ lý thuyết nhóm thì phương trình ấy hoàn toàn có thể giải được. Thực ra mà nói dù đi tới bước ấy tôi cũng chưa thể dịch được nó. Chuyện này giống như người ta đều nói mọi con đường đều dẫn tới La Mã, chỉ là chẳng mấy ai thực sự đặt chân được tới đó… đơn giản vì những gì cần tính toán là một con số khổng lồ. May mắn là trước kia tôi đã phát hiện ra một nhược điểm trí mạng của “Mê” – vòng phản xạ. Cách thức củng cố quy trình mã hóa của vòng phản xạ hoàn toàn đồng nhất. Nói cách khác nếu chữ cái A qua vòng phản xạ được phản xạ thành B, thì ngược lại kết quả phản xạ chữ cái B qua vòng phản xạ hiển nhiên sẽ là A. Điều này khiến các nhóm hoán vị chữ cái trở nên đối lập nhau, giúp chúng tôi đỡ được rất nhiều phép tính. Từ ngày ý tưởng lóe lên rồi bỏ rơi Arnold lại quán bar cho đến khi tôi thực sự tìm ra được phương pháp giải mã chắc khoảng một tháng. Tháng sau nữa tôi gọi điện cho Lindon, đầu dây bên kia cậu ta miễn cưỡng lên tiếng: “Alan, tôi bận lắm, tôi đang phải giải…” Tôi nói luôn: “Giải được “Mê” rồi. Qua đây luôn đi, cố mang được càng nhiều mã mới chặn được càng tốt.” Lúc ấy mới chập tối, mặt trời còn chưa lặn hẳn Lindon đã lái xe jeep quân dụng tới. Cậu ta ôm một chồng tài liệu đồ sộ từ ghế sau, vừa đi vừa thở hồng hộc. Tôi phán: “Andemund mà biết cậu chôm ngần này tài liệu tuyệt mật ra ngoài dám ổng bắn cậu ngỏm luôn.” Hai mắt Lindon sáng rực: “Ngài Garcia đi vắng rồi, giờ tôi là người đứng đầu văn phòng số 1. Thiếu tài liệu rồi tôi sẽ nghĩ cách, giờ nói tôi biết cậu giải thế nào đi!” Tôi cầm giấy bút bắt đầu hí hoáy giải thích, Lindon ngồi một bên nghe. Ở một mức nào đó mà nói, cậu ta cũng là một tài năng số học, chỉ có một vài điểm cậu ta phải hỏi lại tôi còn lại hầu đa thời gian cậu ta chỉ im lặng lắng nghe. Tôi nói say sưa từ lúc chập tối, đến khi diễn giải xong các công thức ngẩng lên đã thấy bình minh ló rạng. Kỳ lạ là mặt mũi Lindon không hề hào hứng như tôi tưởng. Cậu ta lầm lì nhìn tôi, nói: “Alan, cậu là thiên tài.” Cậu ta hỏi tôi: “Cậu muốn bao nhiêu? Tôi có thể tìm cách lấy tiền cho cậu… nhưng cậu phải nói chính tôi đã giải được “Mê”.” “Không phải tôi đang giúp cậu, tôi làm vì nước Anh!” Tôi vồ lấy lắc mạnh hai vai cậu ta: “Vấn đề không phải là ai giải, có nó chúng ta có thể nắm được tin tình báo tàu ngầm của Đức qua vô tuyến điện! Thuyền hàng sẽ không bị đánh chìm nữa! Bơ và thịt xông khói của Mỹ sẽ lại cập cảng! Không quân và hải quân của chúng ta…” “Tôi sẽ không nói ra.” tôi nhớ đến điều Andemund nói, rằng mình là một nhân vật nguy hiểm, lại thở dài: “Tôi không thể nói ra được.” Lindon kéo tay áo tôi, hỏi đi hỏi lại: “Alan, cậu thực sự sẽ không nhận mình đã giải được nó chứ, chắc chắn thế chứ?!” Việc giải mã “Mê” là tin tình báo cực kỳ cơ mật, đương nhiên báo chí không thể đăng tải. Ngày hôm sau tôi giở báo sáng ra đọc, thấy vẫn toàn những tin Hải quân Hoàng gia đang thất bại, tình hình vô cùng nặng nề. Nhưng tôi biết, không lâu nữa sẽ có tin tốt. Chỉ là không đợi được tin tốt, tin xấu đã đến với tôi rồi. Đầu tiên là thủ tướng lệnh cho tất cả phi công chuẩn bị trực chiến, toàn bộ không quân Hoàng gia đang nghỉ phép đều được triệu tập trở lại. Kỳ nghỉ của Edgar cũng bị buộc phải hủy bỏ. Cậu ta viết một bức thư báo rằng mùa thu năm nay không thể về Cambridge gặp tôi được rồi, nhắc tôi nên tránh xa Quân Áo đen đang tràn khắp mọi nẻo đường London. Trên góc tờ giấy viết thư cậu ấy vẽ chân dung tôi bằng bút máy, kế bên đề dòng chữ: “Để nhắc cậu rằng, tôi yêu cậu.” Thời buổi này giấy viết cũng mắc mỏ, tôi dùng chính tờ thư của cậu ấy, lật trang sau lại viết hồi âm. Từ bưu điện ra đi tới con hẻm đối diện thì tôi bị hai gã du côn chặn đường. Một thằng đội mũ rộng vành che khuất mặt: “Ô này, bé dễ thương ơi, ở đây chơi với bọn anh đi?” Thằng kia mặt có một vết sẹo dài, khóe miệng nó giật giật theo giọng cười hô hố. Nó rút ra một khẩu súng từ trong áo gió: “Đừng nhúc nhích, bé cưng.” Tôi chậm chạp quay lưng lại, giơ tay lên. Thằng cầm súng cười bỉ ổi, bước tới dí súng vào lưng tôi, thằng đội mũ lượn lên trước mặt tôi, nó thò tay vào áo khoác tôi. Tôi đã tưởng nó sẽ móc ví của mình nên rất hợp tác bảo nó ví trong túi bên phải… mỗi cái hết tiền rồi thôi. Đến khi nó bắt đầu cởi cúc áo sơ-mi của tôi và lần sờ đến thắt lưng tôi tôi mới thực sự hoảng. Thằng sau lưng tiếp tục thúc họng súng vào tôi, nói: “Sợ gì cưng, có phải chưa chơi với trai bao giờ đâu. Mày vốn cũng là đồng tính luyến ái hả?” Giọng tôi đã muốn lắp bắp: “Các ông… là ai? Sao biết tôi đồng tính?” Thằng cởi áo sơ-mi bắt đầu dang tay ôm tôi, thằng sau lưng cười khùng khục rồi cũng xáp tới. Tôi cảm nhận được rõ mồn một những nốt chai trên bàn tay chúng mò mẫm người mình. Chỉ có người thường dùng súng mới có loại chai này… tôi từng nhìn thấy chúng trên ngón trỏ tay Andemund. Hơi thở nóng hổi và lời lẽ đê tiện của chúng cùng phả trên cổ tôi: “Chà chà, bóp chỗ này nó sướng này mày…” Hai thằng đàn ông đều đã cương, cách lớp vải quần tôi vẫn cảm nhận được bên dưới của chúng đang nóng bỏng. “Rên một tí nghe xem nào…” “Nào bé, cử động đi, đó đó, chỗ đó…” “Sao nó như khúc gỗ thế hả, Jack mày sờ quần nó xem nào?” Có người kéo giật khóa quần của tôi, rồi một bàn tay thọc vào, bắt đầu xâm phạm thô bạo. Tôi nhắm nghiền hai mắt, cố sức khống chế ý thức của mình. Chân tôi đang run lên, nếu không phải chúng xốc hai bên chắc tôi đã khuỵu xuống đất rồi. Đột nhiên thằng sau lưng chửi thề: “Mẹ kiếp. Không được chơi hết ván, ông cương mẹ nó rồi này!” Thằng đằng trước cũng phun một câu chửi bằng giọng khàn khàn khó nghe, cuối cùng nó nói: “Được rồi, mày được sờ rồi còn gì! Đi!” Chúng vừa buông tôi ra, thình lình tiếng còi cảnh sát rít lên xé ngang không khí. Hai đứa lập tức quay đầu bỏ chạy vào hẻm, còn một mình tôi ở đó hai tay giữ quần nhìn một vị cảnh sát trung niên đi về phía mình. Tôi bị đưa đến cục cảnh sát, tội danh là gian dâm. Edgar đã từng nói, đồng tính luyến ái là phạm pháp. Hai gã đàn ông đã bỏ chạy, tôi không thể chứng minh mình bị dí súng sau lưng. Trong khi ấy, bị hai thằng đàn ông xâm phạm… tôi đã cương. Suốt quá trình bị điều tra tôi mới sực nhận ra, ngày theo đuổi Andemund chưa bao giờ tôi định che giấu cả. Sau này Arnold tra lại hồ sơ vụ án giúp tôi mới biết lời chứng họ thu thập được có ghi cả câu này: Sarah, bồi bàn tại quán cà phê làm chứng, Alan Castor thực sự có người tình đồng tính. Đúng là hôm lôi tôi khỏi bar Anh Đào Andemund đã nói: “Chia tay với cậu ta đi. Cậu ta là đồng tính luyến ái.” Các người thử tưởng tượng nước Anh trong chiến tranh khi ấy người ta sẽ đối xử ra sao với một gã đồng tính luyến ái thất nghiệp. Bất kể tôi giải thích, chửi bới, khóc lóc nói mình bị hãm hại, mình không làm gì thế nào… tất cả vẫn là một cơn ác mộng. Tôi bị buộc tội và chỉ có hai con đường để chọn: vào bệnh viện hay vào nhà giam. Họ coi đồng tính luyến ái là một chứng bệnh cần được trị liệu. Tôi muốn gọi cho Lindon nhưng người nghe máy luôn là trợ lý của cậu ta, đáp rằng ngài Brown đi vắng. Tôi nghĩ đến cầu cứu Arnold, lúc ấy mới vỡ ra mình hoàn toàn không biết cách liên lạc với anh ta. Sau ba ngày bị tạm giam, tôi chọn vào bệnh viện. Đó là một bệnh viện tâm thần nhà nước nằm phía Đông London. Tòa kiến trúc bằng đá trắng lạnh lẽo, dây thường xuân phủ kín các bức tường, mọi cửa sổ đều gắn song sắt. Tôi bị xếp cho ở cùng phòng một gã đồng tính nữa, nghe nói anh ta đã được trị liệu một thời gian dài rồi. Gã đàn ông hai bảy tuổi tên Morin này nói cho tôi biết: “Chỉ khi bác sĩ kí lệnh cho xuất viện chúng tôi mới được thả ra.” Morin rất mập, tính tình lại u ám khó tin. Anh ta bảo tôi anh ta vào đây được một năm rồi. Chúng tôi bị nhốt trong phòng mỗi ngày, chỉ lúc ăn và uống thuốc mới có một bác sĩ nam mở cửa ra, đẩy xe đẩy vào. Tuần đầu tiên tôi hoàn toàn bình thường, nghĩ bụng chỉ cần nghe lời bác sĩ rồi mình sẽ được ra. Nhưng tôi không biết mỗi ngày họ cho tôi uống thứ thuốc gì, chỉ biết nó khiến tâm lý tôi bất ổn, thường thường cảm thấy cồn cào hoảng loạn. Những lúc ấy tôi sẽ nghĩ về Andemund. Tôi giống như một miếng giẻ rách bị quẳng trong xó tường mốc meo, mà Andemund là ánh sáng duy nhất tồn tại trong tôi khi ấy. Mật mã không còn quan trọng nữa, chiến tranh cũng không còn quan trọng nữa, tôi chỉ muốn gặp Andemund. Muốn một lần nữa được thấy anh ấy đứng dưới tàng cây táo ngoài thư viện, mỉm cười với tôi, cặp mắt màu lục thẫm đẹp như những viên ngọc mắt mèo trong tiệm đồ cổ. Andemund của tôi. Đến một ngày Morin phát điên gạt đổ hết suất ăn, ném sạch khay, dao, dĩa sắt qua song cửa sổ. Tôi nghe anh ta khóc rấm rứt: “Lại không mặc được…” Tôi an ủi anh ta: “Hay anh xin bộ đồ rộng hơn giống các bác sĩ ấy.” Morin chậm chạp quay lưng lại, trợn mắt nhìn tôi kinh hoàng: “Không phải quần áo. Alan, cậu không biết sao?” Đang là tháng mười một, anh ta mặc áo lông dày, ngoài thân hình mập mạp ra thì chẳng có gì đặc biệt. Morin giật hai vạt áo lông ra, tôi trợn mắt sững sờ… dưới lớp quần áo, trên tảng thịt núc ních mỡ… là một bộ ngực phụ nữ. Anh ta đang mặc một cái áo nịt ngực chật cứng. Đột nhiên tôi cảm thấy cơn buồn nôn trào lên, tôi lao vào góc phòng nôn ọe không kìm được. Morin đứng sau lưng tôi chậm rãi nói: “Họ cho rằng chúng ta thích đàn ông vì hormone nam tiết ra quá nhiều. Phần lớn thứ thuốc họ cho chúng ta uống là kích thích tố nữ. Cậu sẽ béo lên, ngực cũng phình ra… Cậu mới đến một tháng, vẫn chưa thấy gì đâu. Tôi ở đây tròn một năm rồi.” Tiếng cuối cùng của Morin cao vút the thé như giọng phụ nữ: “Alan, sớm muộn cậu cũng sẽ thành thế này.” Một giây lúc ấy thế giới hoàn toàn sụp đổ. Morin không điên, nhưng tôi điên rồi. Tôi phát điên đấm cửa, gào khóc cầu xin bác sĩ thả tôi ra ngoài. Tôi quyết không uống thuốc, sau đó họ trộn thẳng chúng vào thức ăn nước uống của tôi. Muốn bỏ thuốc, tôi chỉ còn cách tuyệt thực. Trưa ngày tuyệt thực thứ ba, cơm trưa đến như thường lệ. Phòng bệnh mở ra một lần nữa, lướt mắt qua lưng gã bác sĩ bước vào, tôi thấy Arnold. Anh ta mặc áo khoác trắng đi từ đầu hành lang vào, tay mang găng cao su trắng nhoe máu, đang vừa đi vừa cởi găng giống một bác sĩ vừa làm phẫu thuật xong. Arnold đang cười, sau lưng anh ta có mấy hộ lý trẻ bưng khay băng gạc. Ba ngày không ăn không uống tôi hầu như mất hết khả năng suy nghĩ rồi. Tôi chỉ nhớ mình đã lao ra, dồn hết sức bình sinh gọi tên anh ta. Hai gã bác sĩ vạm vỡ đứng ngoài cửa chặn tôi lại, một gã quay lại xua tay với Arnold, bảo anh ta đừng để ý: “Bệnh nhân tâm thần thôi.” Tôi tuyệt vọng nhìn theo bóng lưng Arnold. Có người nện đầu tôi bằng thứ gì đó, nhất thời tôi choáng váng muốn ngất xỉu. Đột nhiên xung quanh tĩnh lặng, gã bác sĩ đang la lối giữ tôi cũng im bặt, kính nể bước tránh sang một bên. Tôi lập tức chồm dậy nhào mình vào người đứng gần đó nhất. “Alan?” Arnold đỡ được tôi. Anh ta ghì lấy hai vai tôi, giọng hoảng hốt: “Alan, sao cậu lại ở đây?!” Anh ta vỗ lưng tôi trấn an: “Không sao, Alan, không sao đâu.” Tôi muốn chụp lấy vai anh ta nhưng rốt cuộc chỉ đủ sức nắm được vải áo Arnold. Tôi nghe giọng mình hầu như nức nở: “Andemund… tôi muốn gặp Andemund…” Sau đó tôi không còn biết gì nữa.
|
– Chương thứ mười lăm – Kể từ đó ký ức của tôi hoàn toàn hỗn loạn. Lần đầu tiên tỉnh lại tôi thấy mình nằm trong phòng bệnh cũ. Hình như tôi thấy Andemund, Peter đứng ưỡn ngực thẳng tắp sau lưng anh ấy, mặt vẫn lạnh như tiền. Arnold khoanh tay đứng cạnh Andemund, hình như đang chỉ trích gì đó. Đột nhiên một người mặc quân phục bộ dạng hết sức ngạo mạn xuất hiện, xem ra là người phụ trách ở đây. Andemund nói anh ấy sẽ đưa tôi đi. Người nọ phản đối kịch liệt. Tôi nghe được ông ta hét lên liên tục: “Anh không có quyền đó!” Andemund lẳng lặng đợi ông ta nói xong, anh ấy cho tay vào túi áo măng-tô, móc súng ra kề dưới cằm ông ta. Anh ấy tuyệt nhiên không nói một lời nào, nhưng tay kia lại thọc vào túi áo trong, rút ra một mảnh giấy giống như giấy chứng minh gì đó rồi chậm rãi giơ lên. Mặt người phụ trách lập tức trắng bệch, chân ông ta bắt đầu run cầm cập. Andemund nhét súng vào túi: “Cút.” Người nọ chạy thục mạng khỏi phòng bệnh. Arnold chỉ chỉ tôi: “Alan tỉnh rồi, cậu ấy lại sốt.” Andemund cúi xuống nhìn tôi. Dường như ngay lập tức, sắc mặt anh ấy trở nên thực khó coi. Trí óc tôi vẫn mơ hồ, chỉ nhớ anh ấy ngồi xuống bên giường tôi, bàn tay lạnh lẽo vuốt má tôi, giọng dịu dàng vô cùng: “Thuốc của cậu ấy có vấn đề à?” Arnold gật đầu: “Có người tráo thuốc của cậu ta, không đơn giản là kích thích tố nữ đâu… lẫn cả thuốc làm rối loạn trí não liều cao.” Andemund cúi xuống ôm tôi, trán anh ấy dán trên trán tôi, như thể làm như vậy sẽ gánh bớt cho tôi phần nào thống khổ. Một hồi lâu sau anh ấy mới đứng dậy, nhẹ nhàng hỏi: “Alan, còn nhớ rõ kẻ quấy rối em trông thế nào không?” Arnold can anh ấy: “Giờ Alan không tỉnh táo đâu.” Đầu tôi đau muốn nứt toác, cố gắng nghĩ rất lâu tôi mới mở miệng nói được: “Má phải có sẹo dài, tay bị chai do dùng súng.” Andemund gật đầu, lại cúi xuống hôn hôn má tôi: “Anh phải đi rồi, Alan. Anh còn đang làm nhiệm vụ.” Tôi gượng nhấc tay khỏi chăn, cố chấp nắm lấy tay anh ấy. Hồi yêu nhau mấy năm trước chúng tôi chưa hề lên giường, quá lắm tôi chỉ lưu manh hôn giỡn ảnh, mó máy eo ảnh, nắm tay ảnh quyết không buông. Andemund luôn nhân nhượng tôi, nếu tôi không thả tay ra, anh ấy sẽ để tôi cầm như thế. Andemund ngẩn người. Lần này anh ấy cười khổ lắc đầu, nâng tay tôi lên môi hôn rồi nhẹ nhàng gỡ những ngón tay đang siết chặt của tôi. “Alan, anh phải đi, anh về đã là rất mạo hiểm.” Lần thứ hai tỉnh lại, Arnold đang bọc tôi trong áo măng-tô dày, nửa ôm nửa bế tôi lên xe jeep. Tháng mười một trời se se lạnh, anh ta chỉ mặc một cái áo lông cao cổ màu gạch mà còn ra sức nghiêng mình chắn gió cho tôi. Sau đó thì tôi nằm lại một căn phòng trong dinh thự của tướng Bradley. Từ khi chiến tranh nổ ra ông tướng già ở luôn lại London, phu nhân cũng đi theo chăm sóc, dinh thự rộng thênh thang thế này chỉ còn lại cậu ấm nhỏ Joe và Arnold. Buổi sáng hôm tôi bắt đầu hạ sốt, Arnold ngồi bắt chân trên cái ghế dựa màu trắng gọt táo, có vẻ rất khoái trá: “Bé Alan ơi, cuối cùng cậu cũng tỉnh rồi, ngủ tròn một tuần rồi đó. Cảm ơn tôi đi.” Quả táo bổ ra mùi táo chín thơm mát lan trong không khí, anh ta khoét hột rồi đưa cho tôi: “Trước mặt bao nhiêu người cậu nhào vào lòng tôi đòi Andemund, bảo làm sao tôi nỡ từ chối được. Tốn công lắm tôi mới gọi được cho ổng đó, nhất định phải cảm ơn tôi nghe chưa.” “Cảm ơn anh.” Tôi thoáng ngơ ngẩn: “Thế là Andemund đã đến thật sao?” “Chứ cậu bảo thế nào?” anh ta nhướng mày. “Đầu tôi đau lắm, cứ tưởng là ảo giác vì sốt.” Arnold nói tôi ngất xỉu trên người anh ta, trán nóng phát khiếp. Tuyệt thực không làm người ta phát sốt, nhưng thuốc thì có. Anh ta kiểm tra biên bản ghi lại quá trình điều trị của tôi, phát hiện ra người ta không cho tôi dùng kích thích tố nữ mà là PCS, một loại dược phẩm bị cấm khác, thứ này dùng trường kỳ sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng nhận thức của con người. Anh ta lập tức bảo vệ tôi rồi dùng mọi cách liên lạc nội bộ với Andemund lúc ấy nghe đâu đã ở biên giới nước nào đó. Ngày thứ ba Andemund trở về, cướp tôi khỏi bệnh viện. “Ổng lạm dụng quyền hành bắt người ta cho cậu xuất viện đó.” Arnold nheo mắt nhìn tôi: “Bé Alan này, ngài Garcia muốn tôi nói chuyện với cậu. Cậu nghĩ vì sao tôi lại có mặt ở bệnh viện Thánh Marianne?” Tôi thực may mắn vì tình cờ gặp được Arnold ở đó, nhưng tôi cũng không hiểu vì sao: “Không biết. Đến làm phẫu thuật hở?” Arnold lắc lắc ngón tay, than thở: “Trách nào ngài Garcia bảo cậu ngây thơ… gặp cậu ở Z tôi cũng giật cả mình đó!” Ra không phải một bệnh viện tâm thần bình thường mà là một tổ chức trực thuộc cục tình báo, bí danh Z. Thực ra tôi cũng sớm đoán được rồi, Andemund đích thân đến đòi ông tướng già một bác sĩ tâm lý, đương nhiên không chỉ để anh ta ngồi phân tích tình báo. “Chỗ cậu bị nhốt là một trong những nơi đen tối nhất nước Anh. Tôi đến đó để làm một vài việc… không lương thiện cho lắm.” Arnold cười giễu: “Tôi tẩy não một số người buộc phải ly khai cục tình báo trong khi đã nắm được quá nhiều bí mật; còn cả một số gián điệp bị bắt nhưng kiên quyết không khai, tôi sẽ tiêm thuốc cho họ. Lúc cậu thấy tôi là tôi vừa làm xong phẫu thuật cắt bỏ chất trắng trong não một người.” “Các anh tiêm morphine cho người ta sao?” tôi hỏi. “Morphine và ma túy chỉ là loại dược phẩm ảnh hưởng thần kinh thô sơ nhất, tôi dùng LSD, cùng loại với thuốc PSC cậu đã dùng ấy. Tác dụng tạo ảo giác của LSD gấp hai triệu lần ma túy, nó là sản phẩm thí nghiệm trong trại tập trung của Nazi, nhân viên tình báo của chúng ta đã trộm được hàng mẫu.” “Anh xóa được ký ức của họ sao?” “Có thể.” Arnold ngả người ra ghế, tư thế vô cùng nhàn hạ như thể đây là một chủ đề thật đơn giản: “Tôi thôi miên họ sau khi tiêm một liều lớn thuốc tạo ảo giác, đánh thức ký ức trong họ rồi thay đổi lộ trình của chúng. Ví dụ như tôi lấy tấm hình Andemund yêu quý của cậu khỏi nơi cậu vẫn để, giấu nó vào một ngăn kéo bí mật rồi khóa lại. Cậu biết tấm ảnh còn ở trong phòng nhưng cậu không thể tìm ra nó. Người bị thôi miên cũng thế, ký ức họ không mất nhưng họ cũng không thể nhớ được chúng.” Tôi hỏi anh ta: “Như thế không phải quá tàn bạo ư?” “Vẫn tốt hơn nhiều so với bị phẫu thuật cắt bỏ chất trắng trong não.” Arnold mỉm cười giải thích: “Nếu thôi miên không thành công, bọn tôi chỉ còn cách làm phẫu thuật cắt bỏ chất trắng trong não. Người bị phẫu thuật về sau sẽ vĩnh viễn im lặng như một người bị suy nhược trí tuệ, họ không còn là mối đe dọa với cục tình báo nữa. Giờ cậu hiểu vì sao ngài Garcia muốn cậu hoàn toàn hết yêu ngài ấy nữa rồi chứ? Ngài ấy không muốn cậu biết những điều đó. Tổ chức tình báo là nơi đen tối nhất nước Anh, cậu không thể dùng dằng với sếp lớn cục tình báo được đâu. Lần này là bệnh viện tâm thần, lần tới sẽ xảy ra chuyện gì ai mà biết được. Thôi được rồi, ngài Garcia bảo ngài ấy sẽ đích thân điều tra việc này.” “Sếp à? Tôi tưởng Andemund là chỉ huy cấp cao thôi!” “Giờ thì cậu biết ngài ấy không chỉ là cấp cao rồi đó.” Arnold mở hộp thuốc ra, bên trong xếp đầy những chai nhỏ dán nhãn màu cọ. Anh ta thành thạo chọn các loại thuốc đổ vào một chai rỗng rồi đưa tôi: “Để loại trừ nốt ảnh hưởng.” Tôi cầm cái chai, thấy trên thân nó được dán nhãn rất cẩn thận: ngày uống ba lần, sau ăn. “Cậu vẫn yêu ngài ấy.” “Hết lâu rồi.” tôi nói. Arnold nhìn tôi chăm chú một hồi: “Đồng tử nở rộng, cậu đang nói dối.” Tôi nhún vai đầu hàng, cười méo xệch: “Rồi thì tôi nói dối. Ai quản được tim mình chứ.” “Chỉ cần cậu đồng ý, cậu có thể không yêu ngài ấy nữa.” đột nhiên anh ta có vẻ rất nghiêm túc: “Alan, là bạn cậu, tôi có cách giúp cậu thực sự thoát khỏi tình cảm này. Lần này không phải ngài Garcia ủy thác cho tôi, là tự tôi muốn giúp cậu.” “Lại uống cà phê tâm sự à?” tôi hỏi. “Không phải.” Arnold nghiêm nghị nói: “Chỉ cần cậu yêu tôi, cậu sẽ quên ngài ấy. Muốn thử không?” Coi bộ Arnold rất nhiệt tình, hễ rảnh rỗi anh ta lại nhai nhải lại vụ đó đến mức tôi nghe mà ngấy tận cổ. Tôi lừ mắt với anh ta: “Ngộ nhỡ tôi yêu anh thật thì sao hả?” Anh ta nghĩ nghĩ một lát rồi móc trong túi áo ra một cái đồng hồ quả quýt bằng bạc, đoạn cầm đầu dây xích giơ lên lắc lắc trước mắt tôi năm lần. Tôi vô thức giơ tay quơ lấy, anh ta lập tức giật nó lại: “Chừng nào chiến tranh kết thúc tôi sẽ cho cậu. Để đề phòng thôi, tôi vừa ám thị cậu bằng cái đồng hồ này. Một khi cậu cầm lấy nó, nó sẽ nhắc cho cậu nhớ lời hẹn hôm nay giữa chúng ta, vậy là tình cảm của chúng ta chấm dứt.” “Chứ ngộ nhỡ anh yêu tôi thì sao?” Con cáo cười tủm tỉm lượn lờ một vòng trong phòng tôi: “Không đời nào, tôi là bác sĩ tâm lý mà.” Anh ta trịnh trọng bỏ cái đồng hồ quả quýt vào túi áo ngực rồi bùi ngùi than: “Làm bác sĩ tâm lý đúng là khổ thiệt, từ giờ tôi sẽ tán cậu… không thể trông cậy cậu chủ động được.” Tôi từng thấy cảnh Arnold tán gái trong quán bar, biết chắc anh ta sẽ chẳng nghiêm túc được đâu, cũng như trò ám thị tâm lý của anh ta thực sự không thể xóa được hình ảnh Andemund trong tôi. Chúng tôi coi tất cả như một trò giết thời gian giữa chiến tranh tăm tối, số con gái anh ta tán đổ rồi cho rơi chắc đủ xếp thành một liên đội đứng chật đại sảnh dinh thự tướng quân, mà nữa, tôi còn chẳng phải con gái. Chơi thì chơi, chiến tranh vẫn tiếp tục. Tỉnh giấc từ cơn ác mộng, sức khỏe chưa hoàn toàn bình phục nên hầu hết thời gian tôi chỉ nằm ườn trên giường nghe radio, người hầu sẽ bưng cơm ngày ba bữa đến bên giường tôi. Những luật cấm trong thời chiến dần được ban hành, quân Đức phong tỏa hoàn toàn con đường vận tải biển của chúng tôi, rất nhiều nhu yếu phẩm không thể mua được ngoài bách hóa nữa. Nhưng dinh thự tướng quân vẫn đều đặn làm đủ ba bữa cơm mỗi ngày, chiều đến thậm chí còn có điểm tâm ngọt và hồng trà, chẳng khác gì thời tiền chiến. Arnold phải đi làm, lần nào về tôi cũng thấy anh ta mặc quân phục, anh ta ngồi với tôi nửa tiếng đồng hồ, kiểm tra bệnh tình rồi vội vã đi luôn. Phòng tôi ở lầu hai, có trổ cửa sổ vừa vặn để tôi thấy được mùa thu sắp tàn trong vườn hoa sau nhà. Tôi thấy cả Andemund. Hôm đó là một buổi chiều, xe của anh ấy đậu ngoài hàng rào sắt ở vườn sau, anh ấy xuống xe một mình, đi vào theo con đường nhỏ. Giờ là mùa lá phong Anh chuyển màu đẹp nhất, vườn sau trồng toàn phong đỏ và phong lá bản. Anh ấy mặc áo gió cao cổ rất dày, bước giữa màu đỏ ối và vàng rực như đi trong bức họa. Lúc ấy tôi đang ngồi xem thằng nhỏ hư đốn vẽ vời, nửa ngày mới nhận ra thằng nhỏ đang kéo áo mình: “Alan, chảy nước miếng kìa.” Khi Andemund đẩy mở cửa phòng tôi đã kịp lau nước miếng, đuổi thằng nhỏ hư đốn đi và rất chi công khai săm soi từ đầu đến chân anh ấy: “Lâu lắm không gặp.” Andemund dừng trước cửa, hình như đang rất do dự: “Alan, Arnold nói em muốn gặp anh. Lần trước anh tới em vẫn chưa tỉnh hẳn.” Những ngày ảm đạm ở bệnh viện Thánh Marianne đúng là tôi rất muốn gặp Andemund, muốn đến phát điên lên được. Anh ấy là màu sắc rực rỡ duy nhất, là tia sáng mặt trời duy nhất níu giữ lý trí tôi giữa vũng lầy của thuốc tàn phá thần kinh. Nhưng giờ tất cả đã qua rồi, chúng chẳng thay đổi được gì hết. Tôi cười với anh ấy: “Cưng à, anh ta nghe lầm đấy.” Anh ấy không giận, chỉ mỉm cười ôn hòa, giơ tay ra cho tôi một cách cam chịu: “Đi cùng anh một lát được chứ?” Tôi cũng cười ôn hòa lại: “Người đẹp ơi, hôm nay em không rảnh hẹn hò đâu.” Trong khoảnh khắc mặt Andemund đông cứng lại. Anh ấy rụt tay về, quay lưng đi đứng dựa cửa hồi lâu rồi mới ngoảnh lại nhìn tôi, thở dài: “Alan, em nhất định phải đối với anh như vậy sao?” Tôi vẫn cười, cười tiếp nữa không chừng mặt cũng sẽ đông cứng: “Tình yêu à, em vẫn thế với bạn bè mà.” Rốt cuộc tôi cười hết nổi, Andemund lại nói: “Anh muốn cho em nhận diện hai người, dù sao chính em đã giải được “Mê”, em có quyền thấy kết cục của kẻ đã làm hại mình.” Anh ấy bước tới, ôm vai tôi như thể đang vỗ về: “Alan, nếu không muốn thấy em có thể chọn không đi.”
|
– Chương thứ mười sáu – Andemund khoác thêm áo cho tôi rồi từ tốn cài giúp tôi hàng khuy bằng đồng màu vàng tối. Cửa sổ vẫn mở, anh ấy nửa quỳ bên giường tôi, mùi hương mát lành ngoài vườn hoa vương đâu đó quanh anh ấy. Còn một khuy cuối cùng, tự dưng anh ấy ngừng lại rồi nói bằng giọng đầy hứng thú: “Quả nhiên em là người đứng sau Lindon.” Tôi giật mình: “Sao anh biết?” “Lý thuyết nhóm.” Andemund mỉm cười với tôi: “Trong những tài liệu Lindon đưa cho anh suốt quá trình giải mã có rất nhiều điểm đã được đề cập trong luận văn của em. Bản thảo luận văn em gửi Dr. Watts ở Hiệp hội toán học London hồi ấy em nhớ không?” Đương nhiên là tôi nhớ, năm ấy là mùa đông đầu tiên kể từ khi chúng tôi chia tay, tuyết mới rơi lất phất. Tôi tới tận nhà giáo sư ở phía Tây London để gửi bản thảo rồi gặp anh ấy, anh ấy còn cứng rắn cấm tôi không được tham gia mấy hội nghiên cứu số học nữa. “Anh xem luận văn của em à?” Andemund gật đầu: “Từng trang một.” “Lúc đó anh chỉ mới nghi ngờ, vì em và Lindon là bạn bè, không loại trừ khả năng cậu ta cũng được đọc bản thảo của em. Chỉ đến lần này thẩm vấn cậu ta anh mới hoàn toàn chắc chắn.” “Thẩm vấn cậu ta sao?” tôi ngơ ngác. “Em sẽ biết ngay thôi. Alan, em còn ngây thơ lắm. Có một số người chỉ có thể lợi dụng, đừng bao giờ tin tưởng họ.” Mỗi khi ra ngoài Andemund thường có sĩ quan đi theo hộ tống, rất ít khi tôi thấy anh ấy đi một mình, lần này kể như một trong những cơ hội hiếm hoi ấy. Hôm nay không có Peter, Andemund lái xe, tôi ngồi ghế sau. Xe lăn bánh trở lại bệnh viện Thánh Marianne. Lúc xuống xe anh ấy siết chặt tay tôi như thể muốn nói với tôi rằng có anh ấy ở bên tôi sẽ được an toàn, chuyện lần trước tuyệt đối không thể tái diễn nữa. Bọn tôi không vào khu nhà chính của bệnh viện mà đi vòng sang tòa nhà phụ sơn màu kem ngả vàng cạnh đó. Nơi này trông còn quy củ hơn, lúc qua cửa có cả cảnh sát bồng súng đứng gác yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Arnold dẫn tôi vào một căn phòng trên lầu hai, bảo tôi nhận diện hai người. Nếu không nhờ vết sẹo dài trên mặt có lẽ tôi đã không nhận ra họ chính là hai kẻ xâm phạm mình trong hẻm lần trước. Lúc này trông họ hết sức suy sụp, mặt mày tái nhợt, môi khô nứt nẻ, cả hai đều ngồi bó gối sau tấm lưới sắt chăng ngang căn phòng. Tôi nhìn thật kĩ rồi mới nói: “Đúng là họ.” “Vậy là không bắt lầm rồi.” Andemund khinh miệt nhìn hai kẻ đó: “Người thường xuyên dùng súng không nhiều, bản thân là đồng tính luyến ái cũng hiếm, biết quan hệ giữa tôi và Alan càng hiếm hơn, mặt lại có sẹo dao chém thì tìm dễ thôi.” Gã đàn ông mang sẹo trên má phải nhìn thấy tôi, đột nhiên gương mặt anh ta trở nên méo mó. Anh ta chồm tới bám lấy tấm lưới sắt, gào lên: “Đừng nói là tôi, làm ơn đừng nói là tôi! Tôi van ngài đấy, làm ơn cứu tôi với! Làm ơn tha cho tôi! Tất cả là do ngài Lindon sai bọn tôi làm mà!!” Andemund nói cho tôi biết hai người này là gián điệp cấp thấp của MI-6, có người bỏ tiền mướn bọn họ theo dõi tôi rồi gây chuyện gán cho tôi tội đồng tính luyến ái. Kết cục là họ bị xử lý trong im lặng, còn xử lý về tinh thần hay thể xác thì Andemund không nói với tôi. Nhưng tôi biết chắc lệnh thanh trừng bọn họ đã được ký giấy trắng mực đen và đang nằm trong tay cô trợ lý Annie của anh ấy. “Là Lindon sai họ hại em sao?” Tôi còn định hỏi nữa nhưng Andemund đã dẫn tôi ra khỏi phòng: “Không nhiều người có thể tiếp xúc với gián điệp trong nội bộ bọn anh, cậu ta là một trong số đó, tiếc là thủ đoạn còn quá vụng về.” Phòng vừa xong hẳn là phòng thẩm vấn được sửa sang lại, sát cạnh đó là một gian phòng khá trống trải, chính giữa chỉ kê một bàn mổ, xung quanh là dụng cụ phẫu thuật được phủ vải trông như thể chúng đã bị bỏ hoang ở đây hàng năm trời. Lindon đứng giữa phòng, đơn độc trong không gian hiu quạnh cuối thu. Khoảnh khắc chạm mặt tôi, cậu ta cứ như nhìn thấy quỷ, hai chân run rẩy thối lui vào góc tường, đôi mắt tràn ngập kinh hoàng. Lâu lắm rồi không gặp, giờ cậu ta trở lại đúng với bộ dạng trong ký ức của tôi, một cái áo chẽn khoác xộc xệch ra ngoài áo len, đầu tóc rối bù, những đốm tàn nhang hiện rõ mồn một vì làn da càng lúc càng trắng nhợt. Không biết Andemund đã thẩm vấn bằng cách nào để khiến tinh thần cậu ta sa sút đến thế. Tiếng Andemund lại vang lên bên tai tôi. Từng chữ anh ấy nói ra bằng giọng du dương êm ái đột nhiên trở nên thực tàn khốc giữa căn phòng này: “Lindon, trước khi bước vào trang trại Plymton cậu đã tuyên thệ sẽ đặt lợi ích của nước Anh lên trên tất cả, cậu nhớ chứ? Chính xác là từ khi nào cậu mua chuộc được Z và lén cài người của mình vào đây?” Lindon đỏ mắt trừng trừng nhìn tôi: “Nếu không có Alan! Nếu không có Alan thì chính tôi là người đã giải “Mê”! Thượng Đế không công bằng! Tại sao nó chẳng cần cố gắng mà lại đạt được thành quả như thế!!” cậu ta lao về phía tôi nhưng Andemund túm được cổ áo Lindon ngay tức khắc rồi quật ngã cậu ta vào tường. “Nếu không có Alan cậu chẳng là gì cả.” Andemund cúi xuống nhìn cậu ta. Lindon từ từ bình tĩnh lại nhưng hai mắt đã vằn đầy tơ máu. “Alan, tao căm ghét mày. Tao muốn PSC khiến cho cả đời mày không thể tính nổi một phép trừ đơn giản nhất nữa!” Tôi đứng chôn chân tại chỗ, cảm giác như trời đất đảo điên trước mắt mình: “Tôi đã tưởng chúng ta là bạn. Sau khi chuyện đó xảy ra… tôi còn cố gọi nhờ cậu giúp đỡ.” Giọng Lindon pha lẫn một tia trào phúng: “Phải, trước khi mày giải được “Mê”, chúng ta đúng là bạn.” Cậu ta vụt quay sang Andemund, van vỉ: “Ngài Garcia, ngài đã nói… ngài rất thích tôi mà. Giờ tôi… sẽ thế nào đây?” Andemund vẫn nhìn cậu ta, anh ấy nhẹ nhàng hỏi: “Phân tích 1203125000 ra thừa số nguyên tố được bao nhiêu?” Lindon ngẩn ra một hồi rồi chậm chạp đáp: “2, 2, 2, 5, 5, 7, 11… 5.” “Hết chưa?” Andemund hỏi. “Hết rồi.” Andemund vỗ vai cậu ta, nói như tán đồng: “Phải, cậu hết rồi đấy.” Đó có lẽ là con tính cuối cùng trong đời Lindon. Ra đến cửa tôi đã thấy Arnold đang chờ sẵn bên ngoài. Anh ta mặc áo khoác trắng, tay đeo găng cao su, thơ thẩn đứng dựa tường hành lang coi bộ rất ung dung. Tôi để ý thấy dưới chân anh ta là một cái hòm thiếc xách tay khá lớn, bốn góc viền bằng kim loại màu bạc. Có bốn người đàn ông đứng chực cạnh anh ta, lúc Andemund đi qua tự khắc họ ưỡn ngực chào ảnh. Andemund bước qua họ rồi mới quay lại gật đầu với Arnold: “Vào được rồi.” Một trong bốn người đàn ông lẳng lặng mở cửa phòng Lindon cho Arnold đi vào. Ngay trước lúc bước qua cửa tự dưng anh ta móc cái đồng hồ quả quýt màu bạc trong túi ra lắc lắc trước mắt tôi rồi ném cho tôi một cái nhìn đầy ngụ ý, đại để là muốn cảnh cáo tôi chớ có mê muội vì Andemund nữa. Từ ngày hôm đó tôi không hề gặp lại Lindon. Tôi không biết Arnold đã làm gì cậu ta, anh ta cũng không bao giờ định cho tôi biết. Anh ta chỉ nói: “Bé Alan ơi, ấy không phải chuyện cậu nên quan tâm đâu. Lợi dụng quyền lực của tổ chức là vấn đề nghiêm trọng, cậu ta phải bị xử lý thôi.” Cùng biến mất trong những ngày ấy còn cả tên gián điệp có liên hệ với Lindon. Người phụ trách Z bị buộc phải rời chức vụ, nhưng rất lâu sau này tôi nghe nói kể từ lúc đó người nhà không hề gặp lại ông ta. Tôi hỏi Andemund: “Em biết nhiều phết đấy chứ, anh tính bảo Arnold tẩy não em hả?” Ảnh đang lái xe đưa tôi về, nghe vậy chỉ cười lắc đầu: “Nếu định làm vậy anh đã không bảo Arnold đến nói chuyện với em. Anh tự hào về em. Phương trình giải “Mê” của em Lindon đưa cho anh thực sự kiệt xuất.” Lâu lắm rồi tôi không ngồi cùng xe với anh ấy, tự dưng có cảm giác như thời gian đang quay ngược lại. Anh ấy vẫn là giáo sư thỉnh giảng ở Cambridge năm nào, tôi thì là gã sinh viên bùng học vô tội vạ còn ham hố chạy theo tán tỉnh ảnh. Chỉ là nụ cười của anh ấy giờ pha lẫn đôi chút mệt mỏi, mà tôi thì đã tốt nghiệp mùa hè năm nay mất rồi. Xe quẹo ngang quẹo dọc trên đường London, phố phường lúc này chìm trong không khí âm u xám ngắt. Chúng tôi đi ngang qua hai bãi diễn tập chữa cháy, thấy một đội lính đang phát mặt nạ phòng độc cho dân chúng, có người nói vũ khí của Quốc xã chứa cả chất độc thần kinh. Người thì xếp hàng dài lê thê trước cửa hàng bách hóa. Tôi nói: “Không có chiến tranh thì tốt biết mấy.” Andemund dừng xe ngoài cửa bách hóa, anh ấy ngẩng đầu lên thở dài: “Rồi sẽ kết thúc thôi.” Tiếng thở dài của anh ấy nghe mới thật chán chường, giống như một diễn viên biết rõ rằng vở diễn rồi sẽ hạ màn, nhưng không sao dám chắc mình còn có mặt trong những người sẽ bước lên sân khấu cúi chào cảm ơn khán giả hay không. “Ngày trước ở Cambridge em bỏ học nhiều như vậy, anh không nghĩ em lại có thể đến được bước này. Chưa từng được huấn luyện mật mã một cách chính quy nhưng từ lần đầu tiên em đã giải được mật mã cấp cao. Đến lúc này thì… Alan à, em tiến bộ quá nhanh, nhanh đến mức chính anh cũng phải hoảng sợ. Anh biết chỉ bằng năng lực của Lindon cậu ta không thể làm được nhiều đến thế, sau lưng cậu ta nhất định có người khác. Nhưng anh không ngờ là em.” Anh ấy nhìn tôi rồi chậm rãi lắc đầu: “Anh thực vui mừng vì tìm được người hiểu được mình, anh cũng không thể quên những ngày chúng ta cùng thảo luận về “Mê”… nhưng anh phải đẩy em ra khỏi vòng xoáy này. Con đường phía trước quá đen tối, anh tình nguyện bước tiếp một mình.” Những lời của Andemund khiến tôi chợt nghĩ về cha mẹ mình. Địa vị của mẹ trong giới học thuật cao hơn rất rất nhiều so với một nhân viên cục mật mã như cha nhưng bà đã rời bỏ số học để bắt đầu nghiên cứu mật mã cùng cha tôi. Đến giờ phút này tôi vẫn còn nhớ vóc dáng tao nhã của bà khi ngồi trò chuyện cùng cha bên lò sưởi, gọi là một người vợ dịu hiền chi bằng nói rằng họ là đôi bạn tâm giao. Tôi nghĩ Andemund cũng khao khát có một người như thế. Một người có thể tán thưởng lối tư duy của anh ấy, có thể đưa ra những ý tưởng độc đáo khác biệt, có thể đồng hành với anh ấy trong hành trình cô độc này. Tôi đã nghĩ rằng, nếu anh ấy cho tôi cơ hội, tôi sẵn lòng đi cùng anh ấy đến cuối con đường. Andemund nói rất dịu dàng, nhưng tôi hiểu đó là một lời cảnh cáo. Anh ấy đưa tôi đi chứng kiến kết cục của Lindon là muốn nói với tôi rằng một khi không được tin tưởng nữa, rất có thể tôi cũng phải chịu hậu quả như thế. Tôi giải được “Mê”, nhưng tôi phải bứt mình ra khỏi tất cả chuyện này. Nhưng rốt cuộc tôi đi không thoát. Arnold nói cho tôi biết, Andemund bị cách ly thẩm tra. Lần này là lệnh của tổng cục tình báo, không ai biết nguyên nhân của việc thẩm tra này là gì nhưng họ báo trước rằng anh ấy sẽ phải vắng mặt một thời gian dài. Không lâu sau khi anh ấy rời khỏi Plymton theo lệnh thẩm tra, tôi nhận được thư mời từ cục tình báo. Ngài Alan Castor thân mến, Chúng tôi may mắn được biết đến quá trình giải “Mê” xuất chúng của ngài. Nếu ngài sẵn lòng cống hiến cho sứ mệnh kết thúc cuộc chiến Quốc xã đang tàn phá khắp Châu Âu, mời ngài tới số 367 đại lộ Hoàng Hậu vào ngày X tháng X năm X, gặp ngài Broom. Mong được gặp ngài. Kính thư: C
|