Đêm. Mưa
|
|
1. Như đã thành thói quen, hễ có gì không hài lòng là ông lại đem nó ra đánh. Kinh doanh không được như ý, ông đánh nó. Một thằng bố láo lượn xe quệt vào xe ông rồi lao đi, ông về đánh nó. Cơm ăn không ngon, dù là vợ nấu, ông cũng đánh. Những hôm nào nhậu nhẹt, rượu say, ông càng đánh nó dữ hơn. Nhưng vì nó vốn đâu phải con trai ông. Vợ cũ của ông, cái con đàn bà ông yêu say đắm từ thời sinh viên, cái mối tình đầu đẹp đẽ cao thượng nhất đời ông, mà vì nó, ông quyết tâm sang Nga đi buôn, làm giàu, để nó được sống sung sống sướng. Rồi ở nhà, nó mang bầu, có con. Ông trở về, đờ đẫn, điên dại vì cái lá đơn ly hôn, vì cái đứa bé đỏ hỏn đang ngậm bầu vú của con vợ ông mà lại chẳng phải con ông. Ông lấy vợ khác, sinh con. Trời có mắt, con vợ cũ lăng loàn của ông bị thằng kia bỏ rơi, về cầu xin nương tựa ông. – Không! Tao chẳng có con vợ nào như mày. Cái đứa bé kia cũng chẳng phải con tao – Ông nói với ả. Rồi con ả chết đường chết chợ, đứa bé đưa gửi họ hàng không ai nuôi, cuối cùng để bà ngoại nó đến khóc ròng với ông: – Con ơi dù gì con cũng từng có thời làm con u. Giờ cái đứa con gái khốn nạn của u nó chết rồi, còn lại cái thằng con hoang này. U già rồi, u không nuôi được. Giờ gia đình con khá giả, con nuôi nó hộ u như làm ơn làm phúc. Rồi sau này nó lớn, nó tự nuôi thân, con cứ chửi cứ mắng cho nó biết thân biết phận, trả nghiệp hộ con mẹ nó. Ông nuôi nó. Từ khi nó là thằng bé ba tuổi rời tay bà ngoại nó đến với ông. Năm nay nó đã hơn hai mươi tuổi. Khi nó biết viết, ông bắt nó viết kín đặc hàng chục trang giấy hai câu “tôi là con hoang”, “mẹ tôi là con đĩ”. Viết đến cái đầu ngón trỏ cầm bút nó vẹo sang một bên, cái ngón giữa chai rồi buốt rồi bong tứa máu. Để hai cái câu ấy ăn sâu vào tâm trí nó. Nhưng ban đầu ông chưa đánh nó. Ông cũng không bắt nó phải hầu hạ gia đình ông. Cái lòng căm hận của ông với mẹ nó rất lớn, nhưng ông cũng có cái tình thương xuất phát từ việc ông còn có một cậu con trai, một cô con gái ruột thịt. Ông cũng nuôi nó ăn học như con trai, con gái ông. Nó có phòng riêng, có cuộc sống riêng, có gì không vừa ý, ông cũng không nói nó trước mặt vợ và con cái ông. Cho đến khi nó vào tuổi thiếu niên, biết nổi loạn. Nó bắt đầu cãi ông. Nó trách cứ ông vì sao để mẹ nó một mình, để mẹ nó thiếu thốn. Nếu ông không đi xa, nếu ông không mải mê lập nghiệp, mẹ nó đã chẳng bỏ ông đi. Ai mới đáng trách? Cái người phụ nữ cả tin rồi chết thê thảm bên đường tàu, hay người đàn ông ích kỉ. Ông đánh nó, nó bỏ nhà đi suốt mấy ngày. Rồi nó hút thuốc lá, chơi điện tử, bỏ mặc học hành. – Dù sao tôi cũng chỉ là một đứa con hoang. Mẹ tôi là con đĩ, lao đầu vào đường tàu tự sát. Bố tôi là một thằng cắt tóc chỉ lưu lại cái danh tính là Hoàng. Tôi ăn nhờ ở đậu. Tôi làm quái gì có tương lai nào tốt đẹp hơn một đứa ăn mày? – Thế thì mày cút đi! Mày cũng như con mẹ mày, vong ân bội nghĩa! Nhưng nó vẫn quay về. Nó chỉ dạt giỏi lắm là bốn ngày, rồi lại mò về. Đói, xin ăn, rồi lên phòng ngủ. Rồi lại đi học, lại xin tiền. Tiền học, ông cho. Nhưng tiền thuốc lá, tiền điện tử, tiền chơi bời, ông đánh. Ông đánh ngay cả trước mặt vợ con ông. Từ những cái cán chổi, những cái thắt lưng, đến những cái dây điện cuộn lại. Càng ngày, những trận đánh càng nhiều, càng dữ. Nó cũng quen đi, chẳng khóc, chẳng buồn, cái mặt vẫn câng câng lên, và lần nào ông thôi, nó cũng nói: – Đánh tôi xong rồi, giờ cho tôi tiền đi. Ông quăng tiền vào mặt nó. Nó lại mua thuốc, lại đi chơi điện tử. Nó cũng chẳng buồn nhờ vợ ông xem những vết đánh thế nào, để xoa dầu, dán cao cho nó. Ngay cả những hôm nó ốm, những hôm dạt nhà về kiệt sức, nó không nhờ vả, cầu xin gì ông. Nó chỉ lục tủ lạnh lấy đồ ăn, lên phòng, ngủ. Càng lớn, nó càng gầy ốm. Nhưng thái độ của nó thì không khác. Nó hỗn hào, trâng tráo, đến độ ông đã không còn đánh nó vì xin tiền vô lý, mà còn vì ông ghét nó, vì nó khơi dậy những căm giận của ông với mẹ nó, với chính ông. Nên đến một ngày mà ông cũng chẳng nhớ được rõ, ông bắt đầu đánh nó như một thói quen. — Ông tát nó một cái khiến nó đang ngồi trên ghế trong bàn ăn mà ngã ra đất. Rồi ông vơ lấy cuộn dây điện trong góc nhà, quất vào người nó. Nó ôm tay che lấy mặt, lấy đầu nó, co lại như một con tôm, giật bắn lên mỗi khi ông dừng lại lấy sức để quật một cái thật chí mạng. Mười lăm phút, ông thở phì phò, vứt cuộn dây sang một bên, cởi áo đi lên nhà. Nó cũng đứng dậy, người chưa hết run, kê lại cái ghế, ngồi lại và tiếp tục ăn bữa cơm dở. Bữa cơm chỉ có mình nó. Mới năm giờ chiều, hai đứa học sinh phổ thông chưa về, bà dì của nó còn đi chợ. Chỉ có nó với mâm cơm từ buổi trưa. Ngày nào cũng vậy, nó chỉ ngồi ăn ở dưới nhà khi chẳng có ai, và sẽ đem cơm lên phòng nếu có dì, hay hai đứa em ở nhà. Lối sống từ năm mười ba, mười bốn tuổi, đến nay với nó đã là quen. Nó đã thôi nổi loạn từ năm mười bảy, mười tám, đại ý năm cuối cùng của thời phổ thông, khi nó có một cô người yêu. Tình yêu trai gái khiến nó lành tính, và cũng bởi những nỗi đau trong lòng nó, cái máu nóng của nó, đã dần chai, dần nguội đi. Rồi nó cũng thi đỗ một trường cao đẳng, nguôi ngoai bớt những mặc cảm về số phận. Nó với người yêu chia tay từ năm nhất, khi cô học đại học, có một người yêu khác, hơn nó mọi mặt. Nó chấp nhận cuộc chia tay, có buồn khổ, nhưng cam chịu. Cũng như cam chịu cuộc sống hiện tại. Năm nay nó hai mươi tuổi, gầy gò, khắc khổ. Những năm tháng dậy thì khi ở dạt, khi đòn roi, lại nghiện thuốc, nghiện game khiến nó không lớn lên được. Em trai nó nhỏ hơn nó hai tuổi, nhưng đã to cao gấp rưỡi nó. Hay vốn dĩ nó đã là người nhỏ bé. Dượng nó cũng lực lưỡng, cao lớn, một khi ông dốc sức đánh nó, một phát roi là một phát cứa đứt thịt. Còn mẹ nó, như một bức ảnh nó giữ riêng, là một cô gái nhỏ nhắn, dịu dàng, chẳng có vẻ gì là của một con đĩ lăng loàn. Nhưng tất nhiên, mẹ nó là thế. Bà ngoại tình, đẻ ra nó, phụ bạc chồng cũ, bị chồng mới phụ bạc, tự tử và để mặc nó ở lại cuộc đời này. Nó đã hận bà vô cùng. Mỗi khi thấy dì dượng chăm sóc cho hai người con, nó lại nghĩ tới bà. Hận rồi thương. Thương bà rồi thương mình. Giờ mẹ nó chỉ là một nấm mộ, một cái ảnh thờ con con. Suốt một thời gian dài nó không đoái hoài đến bà, nó cho rằng bà là nguồn cơn của số phận mà nó đang phải chịu. Nhưng rồi, tất cả những gập ghềnh trong tâm trí một đứa trẻ mới lớn qua đi, nó lớn hơn chút nữa, học được nhiều điều hơn nữa, hiểu hơn nhiều điều hơn nữa. Nó thắp hương cho bà, lau ảnh cho bà, nhổ cỏ cho mộ của bà. Thỉnh thoảng nó lại ngồi tâm sự với bà. Nó tâm sự vì mình vô dụng, vì đời bạc bẽo. Nó không đủ tài năng để có thể tự mình làm điều gì đó to tát, cũng chẳng đủ ý chí. Nó chỉ là một kẻ bạc nhược, bất tài, cam chịu. Cam chịu đòn roi chỉ để có tiền nuôi sống những thứ vực mình khỏi địa ngục tâm can, khỏi sự buồn chán, tuyệt vọng. Thuốc lá, game đã giúp nó quên đi rằng mình là ai, rồi lại nhấn nó vào vòng luẩn quẩn của cuộc đời. Làm sao để có tiền? Làm sao để hết đớn đau? Làm sao để sống. Nó cô đơn. Chẳng có bạn bè. Bạn bè hồi nhỏ xa lánh, khinh bỉ nó. Vì thế, khi lớn, nó khép kín, không giao du. Với nó, chỉ có thế giới mạng là nó có thể giao tiếp, có thể tâm sự. Nhưng thế giới ấy đâu có thật. Người ta đến, rồi lại đi. Biến mất, không tăm tích. Chỉ còn lại nó, ngồi trước màn hình máy tính, đốt thuốc, trong một hàng game khuya khoắt chỉ có vài ba người, nghĩ ngợi. Một anh ngồi cách nó hai máy, đang xem sex. Chuyện đó chẳng có gì lạ trong một hàng net lúc một giờ đêm. Nó chỉ lơ đãng nhìn và chú ý vì anh chàng đã lôi hẳn dương vật của mình ra khỏi quần để thủ dâm. Nó thở dài, thây kệ rồi trở về với màn hình của mình, với một acc game đang cắm auto và bộ truyện tranh The Great Teacher Onizuka. – Ê này! Nhóc! Nó quay ra sau. Người thanh niên đang thủ dâm ban nãy đứng ngay sau lưng nó. – Mày giúp anh được không? – Không – Nó thẳng thừng. Anh ta đấm nó ngã dúi xuống đất. Đứng lừng lững nhìn nó, anh ta chỉ vào cái dương vật đang dựng đứng của mình và nói: – Làm đi. An lau cái miệng tươm máu của mình, phủi tay đứng dậy trước khi bị anh ta đạp thêm một cái. Nó lồm cồm bò dậy, xịt máu mũi, ngẩng đầu lên nhìn người thanh niên. Anh ta vẫn chỉ xuống dưới, nói từng chữ hắn học. – LÀM ĐI! An ngậm vào trong miệng và nín lặng, đều đặn. Chuyện này cũng không còn lạ nữa. Thỉnh thoảng nó vẫn diễn ra. Những người đàn ông thủ dâm trong một hàng net giữa đêm khuya, bắt một thằng nhóc loắt choắt thổi kèn cho mình, chỉ cần hắn ta không quá đà, những người khác cũng sẽ chẳng nói gì. Người trông quán quay đi cố gắng không phải nhăn mặt nhìn chúng. Chỉ tầm chục phút là xong, có người còn trả tiền cho nó. Duy nhất có một lần, một người đàn ông hơn bốn mươi tuổi hỏi nó vào nhà nghỉ, làm đến cùng. Nó từ chối. Nó không phải gay, dù sao cũng là thế. Nó chỉ là một kẻ sinh ra đã bị số phận bắt nạt, bị người khác bắt nạt, mà thôi.
|
2. An là tên của nó. Không hiểu sao mẹ nó lại đặt cho nó một cái tên như thế, khi cuộc đời mà bà để lại cho nó chẳng có gì giống như cái tên ấy. Nó ở ngoài hàng đến sáng, rồi đi xe đạp đến trường, rồi về nhà khi đã hơn một giờ trưa. Nó hay ngủ gục ở lớp, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Hôm nay nó đã ngẩng đầu dậy khi nghe mấy đứa ở trên kháo nhau về một công việc làm thêm. Đứa thì đi gia sư, đứa thì đi làm phục vụ, bồi bàn. Nó đã từng đi làm thêm từ khi mười sáu tuổi, nhưng sức khỏe không lại. Làm gì thì cũng không được đến nửa tháng. Chạy qua chạy lại, mệt mỏi. Về nhà, mệt mỏi. Hút thuốc, kiếm một hàng net, thức khuya, đều mệt. Chuyện gì nếu giờ nó có một công việc, một cái nhà riêng, chẳng phải gặp ai, chẳng phải xin ai. Hàng ngày đi làm, đến giờ thì về nhà, tự nấu một bữa cơm, xem ti vi, đi ngủ, mơ những giấc mơ đẹp. Cái hiện thực hồn hậu đã diễn ra với hàng triệu người trên thế giới hóa ra lại rất buồn cười với nó. Không, làm gì có chuyện ấy. Bây giờ, rời khỏi gia đình nó, nó như bị cắt một cái dây nối nó với cuộc sống. Nó sẽ tìm đến cái chết ngay sau đó. Chết để giải thoát, chết để biến mất khỏi cuộc đời này như một sinh mạng vô hình. Biết bao nhiêu lần nó đã nương tựa đến cái chết để cứu mình dậy, để tạm quên những bi ai phía sau và dứng dậy lê lết tiếp trên đường đời của nó. Dượng nó nghiêm khắc, tàn ác với nó. Nhưng dì nó hiền dịu. Bà là người trầm tư, ít nói. Bà che chắn hai người con của mình khỏi những cảnh cãi vã giữa nó và dượng, những trận đòn của dượng với nó. Bà không hay bênh vực nó, vì dường như trước nay nó chưa từng làm gì đúng đắn. Nhưng bà cũng không đánh mắng, ngược đãi nó. Trái lại, bà chăm chút nó. Bà phần cơm từng bữa cho nó, dọn dẹp phòng cho nó, giặt giũ cho nó. Bà mua thuốc để ở đầu giường nó mỗi khi nó ốm, dù nó chẳng nhờ đến bà. Cũng vì bà quá tốt với nó mà nó không dám lại gần bà. Không, nó đâu có xứng đáng cho một điều gì đẹp đẽ trên đời này. Vẻ đẹp của mẹ nó đã bị gán cho vẻ lả lơi của một con điếm, nó mồ côi trọn kiếp, cô đơn trọn kiếp. Những gì tốt đẹp với nó, dường như đều bị gắn một cái mác thương hại mà cái mác ấy chỉ khiến những đau đớn trong lòng nó thêm sâu, thêm xót. Nên nó cũng từ chối bà, như chấp nhận những trận đòn đau. Từ chối những mơ ước về cuộc đời đẹp đẽ, từ chối những viễn cảnh mơ mộng mà người khác chỉ coi là tầm thường. Nó có lẽ thuộc về một nơi nào đó thật nhếch nhác, thật bẩn thỉu, khốn khó. Mà rồi nó sẽ chết đi như mẹ nó, tan xương nát thịt. An không có máy tính riêng, đó là lý do nó phải ra hàng net hàng ngày. Nó chơi game, vừa để được sống khác với mình, vừa để có tiền tự chi trả cho nó. Dẫu vậy, nó vẫn thiếu, và mỗi lần thiếu nó vẫn phải hỏi đến dượng, vẫn ăn đòn để có tiền như một con điếm bán trôn nuôi miệng. Nhưng chơi game là vui thú, một cái thú mà những công việc làm thêm bổ ích không thể giúp đỡ cho nó được. Ở đó, nó là một người khác, được bình đẳng với mọi người, được người ta nhìn nhận khách quan mà không phải soi mói đến thân phận. Không, nó có gia đình chứ. Có bố, có mẹ. Bố thì hơi khó tính, mẹ thì rất hiền. Nó còn hai người em, ai cũng tốt. Nó có thể kể cho một cô gái cùng bang hội nghe về gia đình mình, như kể về một gia đình mà nó từng mơ khi còn nhỏ. Để cô phải nói với nó: – Em ghen với anh quá à. Bố em chẳng được thế, lô đề, cờ bạc, lúc nào cũng cãi vã với mẹ em. Em luôn cảm thấy thà mình sinh ra không có gia đình còn hơn. Ước gì em là một đứa mồ côi. – Vớ vẩn – Nó nói với con bé – Có bố có mẹ dù sao cũng là hạnh phúc rồi em ạ. Mỗi người có một cuộc đời, ta nên chấp nhận nó. Đấy! Nó nói đạo lý với người khác, nhưng lại chưa bao giờ dám kể sự thật về gia đình mình cho một người thứ ba. Đột ngột hàng net mất điện. Người trông hàng bật cái đèn sạc, bảo mấy người trong quán thanh toán. Hai giờ đêm rồi, nửa tiếng nữa không có điện có lẽ cửa hàng sẽ đóng luôn. Anh ta ngồi xuống cạnh nó trong lúc chờ đợi. Mấy người ở lại đều dần dần tản mác. Anh trông hàng có vẻ cũng rất chán nản, muốn đuổi khách để tự thưởng cho mình một đêm ngon giấc. – Thôi em kê ghế ngủ nhé – Nó quay lại với người chủ – Khuya thế này em cũng chẳng về nhà được. Anh trông quán gật đầu. Nó kê ba cái ghế dựa lại gần nhau rồi nằm ườn lên. Tư thế chẳng dễ chịu gì, và còn làm nó đau khi phải đặt xuống cái lưng vẫn hay nhức nhối đêm khuya. Anh ta vẫn ngồi trên một cái ghế, nhìn ra cánh cửa xếp. – Chán quá. Chẳng mấy khi nghỉ, mà lại mất điện thế này. – Anh thức đêm chat với người yêu à? – Nó nói. – Sao em biết? – Nãy em thấy anh mở webcam. – Ừ. Người yêu anh ở trong Nam … Mà em, đột nhiên anh ta nói, sao hôm trước để thằng kia nó làm thế? An im lặng. – Anh định đứng dậy can. Mà thấy em cúi xuống mút cho nó rồi. – Ôi dào. Cũng chẳng mất gì. – Mất cái tự trọng của em ấy. – Em có tự trọng đâu mà để mất. Câu chuyện rơi vào bóng đêm tịch mịch. Nó để mắt nhìn chằm chằm lên trần nhà. Còn anh ta cũng nhìn ra cánh cửa đóng chặt. – Thôi chắc mất điện đến sáng đấy. Nhà trọ anh ngay đây, em có về chỗ anh ngủ không? Chứ vạ vật thế làm sao mà ngủ được. An tẩm ngẩm một chút rồi gật đầu. Nó biết anh ta. Cứ cuối tuần anh ta lại ra hàng ban đêm. Lần nào cũng mở webcam với một cô gái. Anh ta chat mổ cò, nhìn rất buồn cười. Trước hôm đó, lúc nào nó cũng một góc, anh ta một góc. Thế rồi hôm ấy, nó nằm trên cái giường đơn, anh ta nằm dưới đất. – Anh cứ để em nằm dưới – Nó bối rối nói – Em đi ngủ nhờ mà lại phiền anh thế. – Em cứ nằm đó. Lạnh thế này người như em nằm đất có mà ốm. Anh khỏe như vâm em không phải lo. Anh ta đưa cho nó một cái chăn, rồi rải chiếu xuống đất, tắt đèn, trùm chăn ngủ. An nhìn cái trần nhà hình chữ nhật nhỏ tí, lợp cho một căn phòng trọ diện tích chưa đến mười mét vuông, chưa bao giờ có một tình cảm lạ lùng đến thế. Lạ lùng đến rơi nước mắt.
|
2. An là tên của nó. Không hiểu sao mẹ nó lại đặt cho nó một cái tên như thế, khi cuộc đời mà bà để lại cho nó chẳng có gì giống như cái tên ấy. Nó ở ngoài hàng đến sáng, rồi đi xe đạp đến trường, rồi về nhà khi đã hơn một giờ trưa. Nó hay ngủ gục ở lớp, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Hôm nay nó đã ngẩng đầu dậy khi nghe mấy đứa ở trên kháo nhau về một công việc làm thêm. Đứa thì đi gia sư, đứa thì đi làm phục vụ, bồi bàn. Nó đã từng đi làm thêm từ khi mười sáu tuổi, nhưng sức khỏe không lại. Làm gì thì cũng không được đến nửa tháng. Chạy qua chạy lại, mệt mỏi. Về nhà, mệt mỏi. Hút thuốc, kiếm một hàng net, thức khuya, đều mệt. Chuyện gì nếu giờ nó có một công việc, một cái nhà riêng, chẳng phải gặp ai, chẳng phải xin ai. Hàng ngày đi làm, đến giờ thì về nhà, tự nấu một bữa cơm, xem ti vi, đi ngủ, mơ những giấc mơ đẹp. Cái hiện thực hồn hậu đã diễn ra với hàng triệu người trên thế giới hóa ra lại rất buồn cười với nó. Không, làm gì có chuyện ấy. Bây giờ, rời khỏi gia đình nó, nó như bị cắt một cái dây nối nó với cuộc sống. Nó sẽ tìm đến cái chết ngay sau đó. Chết để giải thoát, chết để biến mất khỏi cuộc đời này như một sinh mạng vô hình. Biết bao nhiêu lần nó đã nương tựa đến cái chết để cứu mình dậy, để tạm quên những bi ai phía sau và dứng dậy lê lết tiếp trên đường đời của nó. Dượng nó nghiêm khắc, tàn ác với nó. Nhưng dì nó hiền dịu. Bà là người trầm tư, ít nói. Bà che chắn hai người con của mình khỏi những cảnh cãi vã giữa nó và dượng, những trận đòn của dượng với nó. Bà không hay bênh vực nó, vì dường như trước nay nó chưa từng làm gì đúng đắn. Nhưng bà cũng không đánh mắng, ngược đãi nó. Trái lại, bà chăm chút nó. Bà phần cơm từng bữa cho nó, dọn dẹp phòng cho nó, giặt giũ cho nó. Bà mua thuốc để ở đầu giường nó mỗi khi nó ốm, dù nó chẳng nhờ đến bà. Cũng vì bà quá tốt với nó mà nó không dám lại gần bà. Không, nó đâu có xứng đáng cho một điều gì đẹp đẽ trên đời này. Vẻ đẹp của mẹ nó đã bị gán cho vẻ lả lơi của một con điếm, nó mồ côi trọn kiếp, cô đơn trọn kiếp. Những gì tốt đẹp với nó, dường như đều bị gắn một cái mác thương hại mà cái mác ấy chỉ khiến những đau đớn trong lòng nó thêm sâu, thêm xót. Nên nó cũng từ chối bà, như chấp nhận những trận đòn đau. Từ chối những mơ ước về cuộc đời đẹp đẽ, từ chối những viễn cảnh mơ mộng mà người khác chỉ coi là tầm thường. Nó có lẽ thuộc về một nơi nào đó thật nhếch nhác, thật bẩn thỉu, khốn khó. Mà rồi nó sẽ chết đi như mẹ nó, tan xương nát thịt. An không có máy tính riêng, đó là lý do nó phải ra hàng net hàng ngày. Nó chơi game, vừa để được sống khác với mình, vừa để có tiền tự chi trả cho nó. Dẫu vậy, nó vẫn thiếu, và mỗi lần thiếu nó vẫn phải hỏi đến dượng, vẫn ăn đòn để có tiền như một con điếm bán trôn nuôi miệng. Nhưng chơi game là vui thú, một cái thú mà những công việc làm thêm bổ ích không thể giúp đỡ cho nó được. Ở đó, nó là một người khác, được bình đẳng với mọi người, được người ta nhìn nhận khách quan mà không phải soi mói đến thân phận. Không, nó có gia đình chứ. Có bố, có mẹ. Bố thì hơi khó tính, mẹ thì rất hiền. Nó còn hai người em, ai cũng tốt. Nó có thể kể cho một cô gái cùng bang hội nghe về gia đình mình, như kể về một gia đình mà nó từng mơ khi còn nhỏ. Để cô phải nói với nó: – Em ghen với anh quá à. Bố em chẳng được thế, lô đề, cờ bạc, lúc nào cũng cãi vã với mẹ em. Em luôn cảm thấy thà mình sinh ra không có gia đình còn hơn. Ước gì em là một đứa mồ côi. – Vớ vẩn – Nó nói với con bé – Có bố có mẹ dù sao cũng là hạnh phúc rồi em ạ. Mỗi người có một cuộc đời, ta nên chấp nhận nó. Đấy! Nó nói đạo lý với người khác, nhưng lại chưa bao giờ dám kể sự thật về gia đình mình cho một người thứ ba. Đột ngột hàng net mất điện. Người trông hàng bật cái đèn sạc, bảo mấy người trong quán thanh toán. Hai giờ đêm rồi, nửa tiếng nữa không có điện có lẽ cửa hàng sẽ đóng luôn. Anh ta ngồi xuống cạnh nó trong lúc chờ đợi. Mấy người ở lại đều dần dần tản mác. Anh trông hàng có vẻ cũng rất chán nản, muốn đuổi khách để tự thưởng cho mình một đêm ngon giấc. – Thôi em kê ghế ngủ nhé – Nó quay lại với người chủ – Khuya thế này em cũng chẳng về nhà được. Anh trông quán gật đầu. Nó kê ba cái ghế dựa lại gần nhau rồi nằm ườn lên. Tư thế chẳng dễ chịu gì, và còn làm nó đau khi phải đặt xuống cái lưng vẫn hay nhức nhối đêm khuya. Anh ta vẫn ngồi trên một cái ghế, nhìn ra cánh cửa xếp. – Chán quá. Chẳng mấy khi nghỉ, mà lại mất điện thế này. – Anh thức đêm chat với người yêu à? – Nó nói. – Sao em biết? – Nãy em thấy anh mở webcam. – Ừ. Người yêu anh ở trong Nam … Mà em, đột nhiên anh ta nói, sao hôm trước để thằng kia nó làm thế? An im lặng. – Anh định đứng dậy can. Mà thấy em cúi xuống mút cho nó rồi. – Ôi dào. Cũng chẳng mất gì. – Mất cái tự trọng của em ấy. – Em có tự trọng đâu mà để mất. Câu chuyện rơi vào bóng đêm tịch mịch. Nó để mắt nhìn chằm chằm lên trần nhà. Còn anh ta cũng nhìn ra cánh cửa đóng chặt. – Thôi chắc mất điện đến sáng đấy. Nhà trọ anh ngay đây, em có về chỗ anh ngủ không? Chứ vạ vật thế làm sao mà ngủ được. An tẩm ngẩm một chút rồi gật đầu. Nó biết anh ta. Cứ cuối tuần anh ta lại ra hàng ban đêm. Lần nào cũng mở webcam với một cô gái. Anh ta chat mổ cò, nhìn rất buồn cười. Trước hôm đó, lúc nào nó cũng một góc, anh ta một góc. Thế rồi hôm ấy, nó nằm trên cái giường đơn, anh ta nằm dưới đất. – Anh cứ để em nằm dưới – Nó bối rối nói – Em đi ngủ nhờ mà lại phiền anh thế. – Em cứ nằm đó. Lạnh thế này người như em nằm đất có mà ốm. Anh khỏe như vâm em không phải lo. Anh ta đưa cho nó một cái chăn, rồi rải chiếu xuống đất, tắt đèn, trùm chăn ngủ. An nhìn cái trần nhà hình chữ nhật nhỏ tí, lợp cho một căn phòng trọ diện tích chưa đến mười mét vuông, chưa bao giờ có một tình cảm lạ lùng đến thế. Lạ lùng đến rơi nước mắt.
|
3. An đứng chống hai khuỷu tay xuống lan can phía trước phòng học. Gió thu lồng lộng. Sân trường vi vút lá rụng. Bầu trời trong xanh vời vợi. Ánh sáng dìu dịu nhưng vẫn đủ làm nó chói mắt. Hơi thở hanh hanh của cuối thu làm gương mặt nó se se, như chỉ chờ một chút gió đông là có thể làm những lớp da ấy nứt nẻ. Và rất khẽ, An mỉm cười. Mỉm cười, vì hôm nay là thứ sáu. Là sau một tuần đằng đẵng từ buổi sáng sớm nó kín đáo rời khỏi phòng trọ, nó mới có dịp được gặp lại anh ta. An không nhớ gương mặt anh ta, mọi lần khác đều chìm trong bóng tối, kể cả cái lần duy nhất chúng nói chuyện ấy, anh ta cũng quay lưng với nó, chỉ với một lần quay đầu nhìn nó, gương mặt hiện ra một nửa dưới ánh sáng khuất bóng của cái đèn sạc. Nó chỉ còn lưu lại cảm giác về một gương mặt già dặn, hiền lành, hơi đăm chiêu. Nó muốn gặp lại anh ta. Tình cảm rất kì lạ khó nói. Nó chỉ muốn được nhìn thấy anh ta, và có lẽ, hỏi anh ta tên là gì chăng? Chưa bao giờ, cảm giác ấy đến với nó. Cảm giác rằng mình đã hiện hữu trong con mắt của một ai đó, hiện hữu bằng tất cả con người mình. Thời gian trôi rất chậm. Nó từ trường về nhà, không ngủ được. Dù buổi chiều là quãng duy nhất nó dùng để ngủ trong ngày. Nó ăn cơm. Rồi đi đến hàng net. Những tiếng đồng hồ trôi qua ở góc dưới màn hình máy tính. Nó im lặng nhìn những con số. Thông thường, sau khi hàng net đã đóng cửa, dĩ nhiên chỉ là đóng hờ đấy thôi, để tránh những ông công an đi tuần tra ban đêm, anh ta sẽ đến. Khoảng mười một giờ gì đó. Tám giờ ba mươi. An ngồi một cái máy trong góc, cắm game, đeo tai nghe, để trước mặt là một trang báo điện tử. Nhưng trong đầu nó không có âm thanh, cũng không có chữ nghĩa. Nó chỉ biết chưa đầy ba tiếng nữa, người thanh niên ấy sẽ xuất hiện ở đây, như đúng thói quen của anh ta. Anh ta sẽ ngồi đâu đó trong quán, vào yahoo, mở webcam với một cô gái, mổ cò những chữ cái trên bàn phím. Anh ta sẽ nhìn thấy nó chứ? Nhìn thấy người mà anh đã hào hiệp cho ngủ nhờ một đêm, trên cái giường đơn duy nhất trong căn phòng trọ chật hẹp rồi lén lút ra đi không một lời chào. Dù cả đêm ấy nó không sao ngủ được. Phần do thói quen sinh hoạt, phần do cảm xúc. Đó một thứ cảm xúc lẫn lộn, rắc rối, mà dẫn đến là nó phải đứng dậy, gấp gọn chăn gối, lặng lẽ khép cánh cửa lại, bỏ đi khi trời còn chưa kịp sáng. Anh ta sẽ vẫn thấy nó. Gương mặt của kẻ cam chịu quỳ gối trước một gã không quen, bị hắn túm đầu, giật đi giật lại rồi quẳng xuống đất, gương mặt của kẻ luôn lầm lũi trong bóng đêm, không biết nói đến một câu “cảm ơn”. Mặc cảm. Hai chữ ấy đè nặng xuống tâm trí nó. Đã có bao nhiêu người nhìn thấy nó như thế, đã bao nhiêu người chép miệng thương hại, cười khẩy khinh bỉ nó như thế, và đã có ai muốn đứng dậy bảo vệ nó như thế. Mặc cảm. Dẫu sao mỹ từ tốt đẹp cũng chẳng bao giờ tìm đến số phận nó để làm chỗ dừng chân. Nó đã quên thân phận nó từ bao giờ, quên rằng mình rốt cuộc chỉ là ai giữa bể người, bể trời này. Nó bỏ về, đi lang thang đến khi mỏi chân rồi về nhà. Mười một giờ. Dì nó chỉ nhìn nó, lộ vẻ ngạc nhiên, không nói. Dượng nó cũng nhìn nó. Nó tránh ánh mắt của ông, đi lên phòng riêng. Anh ta có tới tiệm net hay không? Anh ta có để ý đến nó hay không? Hay anh ta chỉ một lần tặc lưỡi, quay về với một đêm chat của mình. Anh ta sẽ quên nó đi, một người dưng xa lạ, không biết nhau đến cả cái tên, không thấy nhau rõ cả khuôn mặt.
|
Nó thấy quặn lòng. Đêm thu xao xác, lành lạnh. Nó đốt thuốc, cúi gằm mặt xuống hai đầu gối bó chặt. Tựa hồ mùa đông đã đến, mùa đông lạnh lẽo, tàn tạ. Mùa đông mà những tiếng gió mùa gào thét chỉ khiến bóng đêm thêm sâu, thêm lớn, khiến tâm trạng con người chìm nghỉm xuống giới vực thê lương, quạnh quẽ. Mùa của u sầu, mùa mà nước mắt chỉ làm xót thêm bờ môi nứt máu. — Sau một đêm, An đã thấy lòng mình chai đi. Đã đỡ những bận tâm, tủi hổ. Đã tạm quên đi mặc cảm rằng mình chỉ là một hiện hình nhơ nhuốc để tiếp tục đi trên những con đường mà mới một chút hơi lạnh vừa đến đã làm cả những hạt bụi cũng trở nên khô khốc. Ngày hôm sau, nó lại ở hàng net qua đêm, với một bao thuốc, một màn hình máy tính. Dù sao anh ta cũng không đến. Chỉ có cái lạnh đến muốn sưng phổi của một đêm gió mùa đông bắc tràn về. An lại quay về với chính nó. Với những ngày đêm lầm lũi. Lầm lũi đi, lầm lũi về. Nhìn xem khói thuốc thật đẹp đẽ. Nhìn xem hơi thở đã như sương. Nhìn vào đôi mắt hằn học của dượng cười khẩy như một lời thách thức. Ăn một trận đòn. Chạm vào những đau đớn trên thân thể mình mà như được bóp nghẹt trong tay trái tim mình, bóp nghẹt cả những mơ ước, khát khao, những yêu thương, thù hận. Thắp cho mẹ một nén hương. “Mẹ à, mùa đông đến rồi đây …” Mùa đông mẹ mua cho con áo mới, khoác lên cổ con cái khăn len mỗi buổi sáng ra đường. Mùa đông mẹ dặn con uống nước nóng, giữ cái mũi, cái cổ. Mùa đông mẹ nắm lấy bàn tay con mỗi buổi chiều, áp lên bờ má mẹ mà hỏi, con ơi ngoài đường có lạnh lắm không? Những cảnh tượng ấy chỉ khiến cõi lòng nó thêm tan nát. Nó không còn nhớ một kỉ niệm nào về mẹ, cô gái nhỏ nhắn xinh xắn tết tóc đuôi sam trong bức ảnh đen trắng. Nó chỉ còn nhớ những trang giấy ô li vết mực xanh hằn lên cả hai mặt giấy. “Mẹ tôi là một con đĩ.” Nên nó không muốn ở nhà sau khi dì về. Không muốn phải nhìn thấy người mẹ và những đứa con ấy. Nó chỉ muốn bỏ đi, đi thật xa, để không một lời nói ấm áp, không một tiếng cười lanh lảnh nào có thể lọt thêm vào trí nhớ của nó. Nó nghiêng đầu châm điếu thuốc mới, hai mắt lại nhìn vào màn hình với một bộ truyện tranh hài hước. Trời lạnh làm nó thèm ngủ. Nhưng nó chỉ có một cái ghế, một cái cây máy tính đang kêu o..o… đều đặn. Sao mà ngủ được. Lạnh đến buốt hai bàn chân, cứng đờ cả những ngón tay thỉnh thoảng mới sờ vào chuột. Nó co gối lên ghế, trùm cái áo khoác của mình lên chân, một tay run rẩy đặt điếu thuốc lên miệng, một tay dí phím để trang truyện kéo xuống. – Lạnh thế này sao không ở nhà ngủ? An giật mình quay lại. Lập tức nó cúi đầu xuống. – Em không ở nhà ban đêm. – Gì mà kì quặc thế. Có đói không anh gọi cho bát mì ăn, ấm người luôn thể. – Sao … Nó ngập ngừng … Anh tốt với em như thế làm gì? – Cũng chả để làm gì. Anh ta ngồi xuống cạnh nó, mở máy rồi xoa hai tay cho ấm. Anh ta lại vào yahoo, mở webcam với một cô gái và gõ mổ cò những đoạn chat không dấu. – Vậy ra hôm nay là thứ sáu rồi – Nó lẩm bẩm một mình. – Ừ – Anh ta đáp – Đợt này rét lâu thế. Dễ đến gần một tháng rồi. – Nghe nói ngày mai dịu, rồi mấy hôm nữa lại có gió mùa. – Chẳng cây cối nào chịu được. Nó không nhìn anh ta, chỉ thỉnh thoảng liếc vào khung chat. Những câu hỏi thăm từ tốn nối tiếp nhau. Cô gái kia gõ nhanh, chỉ vài giây sau khi anh ta chat xong dòng chữ mới đã hiện lên. – Anh tên là … Kiên à? – Ừ. Còn tên em là gì? – An. – Ngồi với nhau dễ đến nửa năm mới biết tên nhau. – Nửa năm rồi kia à? – Nó ngạc nhiên – Sao em chẳng nhớ rằng anh ngồi đây từ lâu như thế? – Vì em cứ cắm đầu vào máy tính, thì còn biết nhìn ai. Những đêm thế này quán có mấy ai đâu, quanh đi quẩn lại vẫn những người ấy. Đúng, vẫn một anh trông hàng gà gật, nhóm ba người chơi đế chế những hôm cuối tuần, thỉnh thoảng có vài ông anh cắm máy chờ đến giờ săn boss, 1, 2 người chat chit xem phim, nó và anh thanh niên chat mổ cò này. – Thôi ăn mì đi. Anh trông hàng đặt xuống hai bát mì suông mới lấy ra từ lò vi sóng. Hơi nóng phả lên với cái vị cay cay của loại mì Hảo Hảo khiến mũi nó cũng thấy nhột nhột. – Em … cảm ơn anh – Nó nói thật khẽ. Anh ta đã sì sụp bát mì và hình như chẳng hề nghe thấy nó. Hơn một giờ đêm, anh ta tắt chat. – Có về nhà anh ngủ cái không? – Anh lại nằm dưới đất thì em không dám về đâu. – Khỏi lo đi. Anh rải chăn. Nó lại lẽo đẽo đi theo anh ta. Bóng người thanh niên cao lớn dưới những ngọn đèn đường đổ ập lên người nó. Trời giá lạnh, nhưng những cơn gió như đã bị chặn lại ở đâu đây.
|