His Darling Is The Shoeshine Boy - Nhóc Đánh Giày Tiểu Thụ
|
|
His Darling Is The Shoeshine Boy. (Nhóc đánh giày tiểu thụ) Tác giả: Hủ Tỷ Thể loại: Truyện gay 18+ , điên điên, ba trấm... Nguồn: Hutydanmei.wordpress.com
Viết truyện nhằm thõa mãn đầu óc biến thái và ba trấm của mềnh T_T
1. Vừa chập chững tối, khu phố nơi tôi ở đã sụp màu chán chường. Xung quanh đây, công viên, tiệm tóc, tiệm sửa xe hay quán phở đều chỉ hắt hiu vài bóng người, vội vội vàng vàng tới rồi mau đi. Bên đường kia, mấy trụ đèn lười nhác đổ vệt sáng cam nhàn nhạt xuống vỉa hè, xuống gốc cổ thụ - nơi mấy chú xe ôm đang rầu rĩ nằm trên yên xe tranh thủ đánh một giấc. Tự nhiên thấy cũng buồn ngủ lây ... Tôi ngồi bệt dưới đất, lưng tựa vào cánh cửa sắt của một nhà giàu có nào đó rồi ngáp dài một cái đến nước mắt cũng rỉ ra. Lúc dụi mắt vô tình lại nghe thấy tiếng gọi từ xa: - Ê thằng đánh giày, lại đây! Tôi nhìn về phía trước, thấy có bóng người đang ngoắc mình thì liền mừng như điên mang theo hộp dụng cụ chạy lại. - Dạ, đánh giày hả đại ca?- Tôi hồ hởi nhìn người kia và hỏi. Hắn vô cảm nhìn tôi sau đó trầm tiếng: - Chứ bộ kêu mày tới để đấm bóp vắt hơi sao? Dở người! Tôi gãy đầu cười hề hề. Đưa ghế cho hắn ngồi xong, tôi lục tục lôi ra mớ dụng cụ, mấy cái bàn chải và hộp xi đã cũ. Thỉnh thoảng tôi nhìn lên hắn, trong lòng không khỏi trầm trồ khen ngợi. Trong cuộc đời mười lăm năm lăn lộn của mình, tôi chưa bao giờ được nhìn thấy một gã đàn ông nào lại "đẹp" như hắn vậy. Hắn giống như một ngôi sao chói lóa đến mức nếu nhìn quá lâu, không cẩn thận có thể khiến bản thân lác cả mắt. Người con trai này khá trẻ, chỉ tầm hơn tôi ba bốn tuổi nhưng hắn rất cao to, ăn vận có phần hơi kì lạ, tôi không biết đây có phải là "mốt" của người giàu hay không, nhưng giữa thời tiết lạnh thấu buốt này mà chỉ mặc đơn giản một cái áo thun chẻ rách sâu tới tận bụng như thế này thì ắt hẳn đầu hắn có vấn đề rồi. Nhưng lại nói thêm một điều nữa...mặt hắn đẹp quá! Tôi chỉ biết rằng hắn là gã đàn ông đẹp nhất tôi từng thấy, mà không chỉ vậy, ở cái nơi chật hẹp tù túng như ở phố nghèo này, tôi cũng chưa từng thấy cô gái nào đẹp bằng phân nửa hắn. Hắn vẫn đang chăm chú dán mắt vào cái điện thoại xịn của hắn, không mấy để ý tới tôi nên tôi được tha hồ mà ngắm nhìn. Thực sự mà nói thì tôi có hơi...háo sắc một chút, nhưng trước đây chỉ toàn nhìn gái thôi, có trách thì trách người đàn ông này đẹp quá, vẻ đẹp phi giới tính khiến tôi nhất thời mê muội...A...tôi không phải "BD", chỉ là thấy bắt mắt mà nhìn vậy thôi~ - Đại ca, anh đẹp trai quá, chắc không phải người ở đây rồi? Tôi vừa chà giày, vừa cười cười hỏi hắn. Hắn không rời mắt khỏi điện thoại, lười biếng nói: - Ừ, tao ở quận F. - Quận F sao? Em nghe nói ở đó toàn người giàu thôi! Em cũng muốn qua đó xem một lần cho mở mang tầm mắt. Hắn đột nhiên đặt điện thoại xuống, quăng cho tôi một ánh mắt dò xét khiến tôi nhất thời hơi giật mình. Ánh mắt lạnh tanh, lười biếng nhưng cũng rất thông minh. Hắn nhìn xuống bộ đồ cũ sờn rách bươm như cánh bướm của tôi, nhìn khuôn mặt đen nhẻm của tôi, lại nhìn đũng quần gián cắn đã thành lỗ nhỏ li ti của tôi, tôi khép chân lại, bối rối. Hắn thì cười sảng khoái, cũng có chút khinh khi nói: - Nhìn mày như con chuột nhắt vậy, qua bên đó sớm muộn cũng bị người ta ném vào chuồng cho mèo ăn! Tốt nhất đừng hiếu kì, ngoan ngoãn mà ở thế giới nhỏ bé của mày đi! Tôi hừ mũi, nhưng khẽ thôi. Cơ bản vì khó chịu với thái độ khinh người kia, nhưng thiết nghĩ lại hắn cũng có lý rõ ràng. Nhìn tôi cứ như thằng ăn mày vậy, thậm chí còn tệ hơn. Cả người tôi bốc mùi chua, da cháy nắng, cái bụng thì xẹp dính vào người làm lộ ra hai bẹ sườn, xấu đau. Vì tôi là trẻ mồ côi mà, sống cù bơ nhờ mấy đồng tiền lẻ của người ta, nhiều lúc nghĩ thấy cũng hận đời. Tại sao có người xài tiền cả đời không hết, lại có người lần một cắt không ra - như tôi! Cuộc đời đúng là thúi quá, nghiệt ngã quá... Tôi lại thở dài, hì hục mà trét xi vào từng kẽ giày, chà thật mạnh, quét quét...quét quét... Một lúc sau, tôi vô tình nghe thấy chuông điện thoại kêu bíp bíp. Trong bóng tối, màn hình điện thoại phát sáng phản chiếu lên gương mặt kia, tôi thấy hắn chau mày khó chịu sau đó hắn đứng dậy, mang đôi dép lê mà tôi đưa cho rồi bỏ đi qua một bên nghe máy. Tôi nhếch miệng, cười khẽ một tiếng: - Lucky! Lúc hắn còn đang quay đi nói chuyện điện thoại, ở đây tôi lập tức hấp tấp thu dọn đồ vào hộp gỗ của mình, cả luôn đôi giày hàng hiệu bóng loáng của hắn. Thu dọn xong, tôi đứng vỗ vỗ mông vài cái, mi gió với tấm lưng của hắn một cái rồi quay đầu dong thẳng. Xin lỗi, nhưng tôi ếu phải loại trẻ con đáng thương và chân chính đâu, tôi lăn lộn mười mấy năm, hiểu rõ sự đời, và cũng hiểu rõ cái gì gọi là quy luật sinh tồn. Chạy được một quãng, thở hì hục mới nghe tiếng hắn í ới từ phía sau: - Thằng chó, đứng lại cho tao! Trả giày lại đây, tao đào mộ cụ mày!!! Tôi vói giọng lại: - Xin lỗi, nếu cốt cụ tôi bán được cho anh, tôi cũng bán!! Nhưng tiếc nỗi, thằng này ếu có bố nhé!! Tôi băng qua dãy phân cách giữa lòng đường, mất hút phía bên kia dãy nhà lụp xụp. ** Tụi cái bang chúng tôi thường tụ họp ở gầm cầu, vài đứa dựng tạm cái chăn rách lên để làm cái chòi nhỏ mà trú ngụ. Hôm nay về tới đây, xung quanh cũng chỉ có năm sáu thằng cu trạc tuổi đang nằm lăn lóc dưới đất, tôi thở phì phì một tay mang ổ bánh mì lớn, một tay mang hộp đánh giày đi tới vị trí cũ của mình. Thấy tôi, thằng Hào đang ngồi trong chòi ló đầu ra, hỏi: - Lam, mày lại trốn nộp bảo kê cho tụi thằng Cù à? Tôi ngồi xuống đất, xé nửa ổ bánh mì đưa cho nó sau đó thủng thỉnh đáp: - Ừ, có sao không? - Tụi nó đang điên lên đó, nghe nói mày còn làm vỡ đầu một thằng trong băng nó, thằng Cù nói nó mà gặp lại mày thì có nước mày xong đời! - Vậy chừng nào gặp nữa đi rồi tính, tao nhất định không bao giờ nộp bảo kê cho tụi nó nữa. Hồi nhỏ, nó ăn hiếp tao thì được, chứ giờ thì miễn đi! Thằng Hào có vẻ lo lắng nhìn tôi, tôi vỗ vai nó trấn an sau đó ra hiệu cho nó ăn miếng bánh mì. Nhật Hào là bạn chí cốt của tôi, hai đứa bọn tôi chơi cùng nhau từ lúc vừa thoát khỏi ổ bắt cóc của một băng buôn trẻ em qua Trung Quốc từ đó chúng tôi sống nương tựa vào nhau, lây lất kiếm sống, ở cùng nhau đã hơn bảy năm trời. Thời gian đầu mới ra đời, có một băng nhóm côn đồ hay chặn đường bắt chúng tôi phải nộp tiền bảo kê, đứng đầu là một thằng mặt rỗ tên Cù. Ngày nào chúng cũng lấy hết hơn phân nửa số tiền trong túi tôi, nếu tôi không nộp thì khỏi nói...thế nào cũng bị cướp hết tiền lại còn bị chúng dần thành bã. Nhưng gần đây chuyện kiếm sống ngày một khó khăn hơn, cơ bản sau khi nộp bảo kê cho chúng thì có cháo cũng không có mà húp, thế nên tôi quyết định “bụp” vào mặt thằng thu bảo kê hôm đó. So với mấy đứa đồng trang lứa, mặc dù tôi không to con hơn ai, nhưng xét tới chuyện “chân tay” thì có phần nhanh nhẹn hơn, thế nên không khó mấy để trốn thoát hai ba đứa bọn chúng. Nhưng tôi rõ biết thằng Cù sẽ không bỏ qua chuyện này. Trong lúc gặm bánh mì, tôi mở hộp gỗ ra, lấy đôi giày hàng hiệu vừa cuỗm được. Ngắm ngắm một chút, quả nhiên là hàng hiếm, nếu đem bán lại ít nhiều cũng cầm chắc hơn một triệu. Thấy tôi đắc ý, thằng Hào liền không giấu hoài nghi hỏi: - Hôm nay mày lại cuỗm đồ của người ta à? - Mày xem! Đúng là trúng mánh rồi, không ngờ gã kia lại là một thiếu gia chính cóng luôn! - Tao nghĩ...sau này đừng làm vậy nữa, lỡ người ta bắt được thì chết! Tôi thở dài đáp lại: - Mày lúc nào cũng vậy, tao phải mau chóng có được nhiều tiền để thoát khỏi cái nơi địa ngục này. Tao không thể sống suốt đời ở cái ổ chó heo này mãi. Còn mày thì sao? Cứ định chui rúc dưới gầm cầu này đến tàn đời luôn à? Thằng Hào chậm rãi không đáp, nó lại chui vào chòi, một lúc sau mới lí nhí nói: - Có mày, tao ở chỗ nào cũng được... Tôi cười chửi nó: - Thằng đàn bà...
|
2. Qua một tuần tôi không gặp gã con trai kia lần nào nữa. Cũng may hắn không phải người ở đây, dù sao hắn cũng học được một bài học nhớ đời do tôi để lại, lần sau không còn dám lơ là với mấy thằng đánh giày dạo nữa. Như mọi buổi sáng, tôi đi bán báo và bánh mì, thỉnh thoảng có ai gọi gì thì làm nấy. Băng qua công viên thì thấy mấy em ngực to chân dài đang tụm lại cùng nhau bàn tán rôm rả gì đó, cứ nhìn vào đôi gò bồng đào căng mộng kia, nước miếng tôi vô thức trào ra. Một mạch đi tới, đeo vào cái mặt nạ trẻ em cơ nhở đáng thương, tôi cất giọng: - Mấy chị mua giùm em ổ bánh mì ạ. Họ nhìn tôi với đôi mắt thương cảm sau đó liền móc ví ra, trong khoảng thời gian đó, mắt tôi không thể rời cặp đùi mịn màn và đôi gò bồng đào căng loáng kia, yết hầu hơi khô ngứa. Dù gì thì tôi cũng đang độ tuổi lớn nhanh mà, con trai tuổi này ai mà chẳng đòi hỏi những nhu cầu sinh lý cần thiết chứ. Tôi cũng ước rằng sau này mình cưới được một cô vợ tốt, mặt không cần đẹp xuất chúng, miễn “điện nước đầy đủ” là ok. Chép chép miệng vài cái, tôi tươi tắn đưa bánh mì cho cô gái kia, lúc cầm tiền vô tình chạm vào làn da tay âm ấm mềm mềm, mọi lỗ chân lông thời khắc đó như muốn dựng ngược. Đang lúc sướng rơn người chợt nghe thấy tiếng mấy cô xì xầm cái gì đó, loáng thoáng là: - Trời ơi đẹp trai quá... - Anh ấy là người mẫu sao? Tôi vô thức quay lại, lúc nhìn thấy bộ mặt hầm hập kia đang lao tới, cả người tôi run lên cầm cập không tự chủ được. Hôm nay đúng là xúi quẩy tận mạng lại để tôi gặp lại hắn – cái người hôm trước bị tôi cuỗm giày chứ còn ai khác? Tôi giả vờ không nhìn thấy hắn, lập tức nhanh bước rời khỏi, nhưng vừa đó nghe thấy tiếng hô to: - Thằng đánh giày, trả đôi giày lại cho bố mày! Tôi không quay lại, cước bộ bình thường dần trở nên vội vã, sau đó thì bạt mạng mà chạy đi. Tính tôi mau lẹ, chân tay cũng vậy nên chẳng mấy chốc đã cắt đuôi được hắn. Chạy tới góc đường thì gập người thở hồng hộc, thật là may! Tôi đưa tay vuốt vuốt ngực mình, vừa đó nghe thấy giọng nói phía sau: - Bán ổ bánh mì! Tôi định thần, vui vui vẻ vẻ quay người lại: - Dạ, anh mua bao nhiêu... Từ “ổ” còn chưa thốt ra kịp thì đã thấy gương mặt hầm hập của thằng Cù. Tôi càng thêm khiếp hoảng bước thụt về phía sau vài bước, thằng Cù mang theo bốn đứa đàn em bước tới, gã lăm le nhìn tôi như một con hổ đang tiến tới con mồi. Ánh mắt đỏ đục ngầu vẻ tàn bạo cùng với gương mặt rổ gồ ghề xấu xí, gã là hiện thân của quỷ Sa Tang trong mắt tôi. Trong lòng tôi liền vang lên tiếng rủa thầm : “Cụ tổ nó, đúng là ngày tận thế mà!”. Thằng Cù vỗ phạch phạch cây gậy trên lòng bàn tay, gã từ từ tiến tới, nói: - Mày được lắm Lam, dám chống với tao hả? Dứt lời gã nháy mắt với bọn kia, cả đám đồng loạt bổ xô tới. Tôi đành hi sinh rỗ bánh mì ném lại chặn chúng vài giây ngắn sau đó liền lao đi như tên. Chạy qua loằn ngoằn qua mấy con đường, bọn chúng vẫn chưa chịu tha mà vẫn bám riết theo như đã cắt máu ăn thề hôm nay phải dần cho bằng được tôi vậy. Lúc thấm mệt, tôi nhìn thấy phía trước con hẻm nhỏ có dựng một chiếc moto màu xanh lá, liền đó tôi bay qua, nấp gọn dưới bóng chiếc xe. Hi vọng tụi nó không phát hiện ra, nếu như xúi quẩy thật thì coi như cái mạng nhỏ này đi tong, chứ bấy giờ tôi chẳng thừa lấy một hơi nào để chơi mèo bắt chuột với chúng nữa. Thật may mắn, cả đám băng qua như xé gió mà không màng để ý lấy chiếc moto này. Tôi thở phì lấy một hơi, vừa đó lại cảm giác có một bóng người đã trùm xuống mình, có lẽ là chủ xe. Tôi ngước lên vừa định chào xã giao một phát thì lại một lần nữa tứ chi bị đóng băng, mặt xám ngoét như vừa giẫm phải cứt chó. Quéo quèo, đúng là quạ vô đơn chí. - Chào! - Hắn thản nhiên cười nhìn tôi. - A, chào...Sớm...sớm mát... Con mẹ nó...Hôm nay ông trời đúng là tuyệt đường con người. Tôi vừa đứng dậy thì đã bị hắn nắm cổ áo xách bổng lên. - Trả giày lại cho tao! Gương mặt đẹp đẽ kia đang vặn vẹo, trông đáng sợ như con quỷ vậy. Tôi vùng vẫy cố thoát thân nhưng ngặt nỗi sức lực có hạn, lực bất tòng tâm nên chỉ đành biết huơ chân huơ tay loạn xạ như con cá nhỏ đã lọt thõm vào lưới. - Đại...đại ca...là...là em có lỗi với anh...em lập tức trả giày lại cho anh...anh thả em ra đi... - Tao tin được mày không? - Được...được chứ...hoàn toàn được... - Vậy, liệu hồn mà trả lại cho tao. Lén phén...tao cắt cổ mày... - Dạ...dạ...mà bây giờ em không có mang theo nó...anh thả em xuống...em dẫn anh đi lấy giày... Hắn nheo mắt nhìn tôi, phân vân một hồi mới quyết định buông lỏng cổ áo. Vừa được buông ra, tôi lập tức xông thẳng ra lộ cái với mục tiêu phắn nhanh và xa. Nhưng ý đồ chưa thực hiện được thì đã bị người kia lôi trở lại, tuyệt vọng hoàn là tuyệt vọng, hắn kéo lôi tôi xềnh xệch vào con hẻm, tiện chân đá vài cước. - Định trốn hả? Mày nhìn kĩ mặt tao xem có giống mấy thằng ngáo đá để cho mày lừa lần hai hay không? - Em...em xin lỗi...em chỉ định chạy thử thôi...biết là không thoát khỏi mà haha... Vừa nói xong, tôi nghe thấy tiếng của bọn thằng Cù từ xa. - Nó đâu rồi? Thằng nhãi đó không lý nào chạy nhanh như vậy được, tổ bà nó... - Anh Cù, phía trước có con hẻm! Ngực tôi thắt lại. Một con cá mà hai cái lưới, lần này phải ngũ mã phanh thây thật sao? Tôi thở phì phì, cố nép người phía sau bóng chiếc xe rồi giương ánh mắt tội nghiệp lên nhìn người con trai trước mặt. - Van đại ca, để tụi nó bắt được em thì em không có cơ hội sống đâu...Nhà em còn mẹ già bảy mươi tuổi với đứa em mới hơn sáu tháng tuổi, em không thể nào chết thảm vậy được... Hắn đột nhiên cười ớn rợn. - Mẹ mày bảy mươi? Em mày mới hơn sáu tháng tuổi? Logic quá con nhỉ? - A... Tôi vỗ đầu một cái, mắng nhiếc cái Cpu ủng nước của mình. Chuyện phi lý như vậy mà cũng nghĩ ra được thì quả là chết sớm cho vừa. Nhưng rất nhanh chóng, tôi lại bày vẻ mặt thảm thương nhất từ trước đến giờ, tiếp tục này nỉ: - Là...là em nuôi...Đại ca làm ơn cứu em...làm ơn...Mẹ em đang đợi em về nhà... Đáp lại tôi, hắn chỉ trơ vẻ mặt vô cảm kèm theo giọng nói lười nhác vô tội vạ nói: - Nhìn mặt tao có giống là đang quan tâm không? Tôi gấp rút đến độ muốn nhĩ cả ra quần, liếc lên thì thấy bọn thằng Cù đang sớ rớ nhìn vào trong đây. Một thằng kế bên cất tiếng hỏi: - Ê! Có thấy thằng nhóc nào tầm 15 tuổi chạy vào trong không? Hắn chống nạnh nhìn xuống tôi, không vội quay đầu đáp lại bọn chúng, còn tôi thì một mực xua tay ra hiệu “đừng làm điều ác”. Một lúc sau, hắn mới nghiêng nhẹ đầu nhìn lại, cất giọng trầm trầm: - Tao không phải tên “ê”, nãy giờ chẳng có thằng nhóc nào chạy vào hẻm này cả... Tôi mừng như điên, rưng rưng mắt nhìn hắn, nhưng giây sau lại thình lình nghe đoạn cuối: - Nó không chạy vào hẻm, nó chỉ nấp phía sau xe của tao thôi! Tôi trợn mắt nhìn tên ác ôn này. Chưa mắng được câu nào thì thình lình nghe thấy tiếng cười khách: - Vậy sao... Ý thức được tình trạng nguy hiểm hiện tại, tôi vội vàng nhỏm dậy định vọt đi thì bị hắn kéo lại. Vừa đó bọn thằng Cù cũng kéo vào thục mấy cú vào bụng tôi, đau thấy mấy ông trời. Tôi sụp xuống ôm lấy bụng của mình. - Còn dám chạy hả? Thằng chó, mày nghĩ mày chạy được đi đâu? Không nộp tiền bảo kê, còn “đập đá” đàn em tao, mày ngon quá rồi... Tôi ngẩn đầu nhìn gã, cũng không khuất phục mà nói: - Tao chẳng cần bọn mày bảo kê, tụi mày chỉ lấy cái cớ bảo kê để cướp tiền bọn tao thôi. Là mày dồn ép đường sống của tao trước! - Hay quá, nói còn hay hơn hát nữa...Vậy bây giờ tao sẽ cho mày thấy thế nào là dồn ép tới đường cùng...Tụi mày! Dần nó cho tao! Vừa dứt lời cả đám người đá ép tôi lại, đấm thùm thụp vào người tôi. Lúc bị đánh ra đất tôi nhìn lên thấy người con trai kia đang ngồi trên xe hắn, ngáp dài một cái. Mười phút sau, mặt tôi dường như đều đã sưng phồng mụp lên như cái bánh bao lớn, hai con mắt từ từ híp nhỏ lại chỉ đủ thấy mấy bàn chân đang giẫm đạp lên mình. Bọn thằng Cù đánh gần chán chê mới đưa tay lục lọi trong túi tôi, tụi nó rõ đang muốn cướp tiền đây mà. Nhưng tiếc thay, bọn chúng sẽ chẳng thế tìm ra vì vốn tiền bạc là thứ mà tôi lúc nào cũng cất giữ rất cẩn thận. - Thằng chó, không lý nào sáng giờ mày không bán được xu nào! Tôi nằm trên đất thở phì phì, tiện đó cười khẩy một cái. Thằng Cù liền điên máu đá một cước vào hông tôi, nghiến răng keng két. Đột nhiên, gã lại phát hiện ra điều gì đó, tầm mặt hạ xuống thấp dần rồi dừng lại ở quần tôi, giây sau gã liền cười đểu nói: - Không phải mấy giấu trong đó đấy chứ? Người tôi lạnh lại bất thường. Dù cố gắng động đậy nhưng không tài nào di chuyển nổi với mấy vết thương chằn chịt trên người, tôi chỉ còn biết trừng mắt khi gã ra lệnh: - Trong quần nó, tuột quần nó ra! - Thằng chó, mày...không được lấy tiền của tao... Tôi cố gắng túm lấy quần của mình, nhưng không tài nào ngăn nỗi những động tác thô bạo của tụi nó. Mấy chốc, cái quần đùi đã bị kéo trệch xuống, thằng Cù nhìn xuống rồi khách khách cười. - Tụi mày xem...là thật kìa...nó mặc sịp trắng luôn đấy, haha...không ngờ một thằng cái bang như vậy mà cũng mặc sịp, trong số bọn mày có đứa nào như nó không? Hahaha...tức cười chết mất... Tôi ức tới nỗi nóng rang cả mặt, thời khắc bàn tay của chúng chạm tới chiếc quần còn lại, tôi tức tối như muốn òa lên. Không phải uất vì bị chúng làm mất mặt, mà uất vì sắp bị lấy tiền. Toàn bộ tiền buôn bán của ngày hôm nay đều “đặt” ở trong đó cả. Lúc này, đột nhiên từ phía trước lại vang lên một tiếng nói trầm trầm: - Hôm nay tao cũng mặc sịp trắng!
|
3.
– Cái gì?
Thằng Cù nghiêm mặt đối diện với người kia. Còn tôi thì gắng gượng nhìn lên, tự dưng trong lòng lại xuất phát một sự tin tưởng bất ngờ. Thấy vẻ mặt vừa là lạnh lẽo vừa là nghiêm túc kia, tôi như chứng kiến một người hùng xuất hiện giữa đời thường, giây đó liền mất dần phản ứng, ngơ ngơ ngẩn ngẩn nhìn hắn. Thằng Cù vừa bước tới hất hàm, chưa cất ra câu nói nào đã bị ăn trọn một cú đấm kinh thiên động địa. Gã lăn ra đất, máu mũi bê bết trông thảm thương vô cùng.
– Đại ca!!! Mày dám…thằng khốn… – Lũ đồng bọn kinh hoảng.
Bọn chúng xông về phía người kia, nhưng nhanh chóng đã bị đá lăn ra đất. Lúc một tên té nhào vào mình, tôi mới chợt hoàn hồn nghe thấy giọng nói:
– Còn đực mặt ra đó? Không mau lên xe!
Tôi loạng choạng vịn vách tường mà đứng dậy, lảo đảo leo lên yên xe moto. Chiếc xe rừm lên một tiếng lớn sau đó thì phóng đi trong tích tắc để lại một vệt khói mờ hòa trong đám người bọn chúng.
Lần đầu tiên trong đời tôi được ngồi xe phân khối lớn. Tâm loạn như ma nhưng không tránh cảm giác hơi…phiêu. Ngồi phía sau ghì chặt lấy eo của hắn, tôi kề mũi lên vai áo vô tình ngửi thấy mùi nước hoa nhàn nhạt, khẽ hít một hơi sâu…thơm quá…
– Ngồi xê ra!
Nghe tiếng hắn bực dọc tôi mới chợt giật mình, nhớ lại chuyện lúc nãy tôi vẫn còn chưa thôi giận đây. Người nên cáu gắt phải là tôi mới đúng, hắn rõ ràng cố ý để tôi bị đánh ra nông nỗi này, dù cuối cùng cũng cứu tôi nhưng vẫn không tài nào tha thứ cho hành động gián tiếp bắt nạt trẻ vị thành niên như vậy được. Lại còn chuyện hắn dám “bụp” vào mặt thằng Cù, sau này người lãnh hậu quả có ai khác ngoài tôi đâu.
Chiếc xe đỗ lại phía trước thềm một căn nhà vắng chủ, vừa bước xuống xe, hắn đã cho tôi một cước vào chân, cả người tôi vốn bủn rủn giờ lại lãnh một cước nên không tránh đổ khụy xuống, lăn dài ra đất. Thầm nghiến răng keng két, tự nhiên muốn chửi thề quá…
Hắn dựng moto xong thì đứng chống nạnh nhìn lên trời, miệng nói:
– Xui bỏ mẹ, giờ lại chuyển bão nữa chứ!
Tôi lê lếch lên thềm ba ngồi xuống, co ro lại như con chó nhỏ, giương đôi mắt lay láy nhìn hắn, vẫn còn ấm ức chuyện lúc nãy nên nói:
– Đại ca, anh cũng ác quá…nếu ra tay sớm thì em đâu ra nông nỗi này…
Hắn không vội đáp, mắt ngước nhìn bầu trời lúc này đã xám xịt, tay đưa ra hứng mấy giọt nước mưa tí tách rơi xuống sau đó lại hơi thất vọng mà tặc lưỡi, chửi ông trời một câu.
Mưa ngày một nặng hạt, đổ rào rào xuống mang theo khí lạnh thấu buốt. Hắn bước vào trong, ngồi xuống vị trí kế bên tôi rồi cất tiếng:
– Cứu mày sớm để mày chạy lần nữa à? Bây giờ có phải tốt hơn không?
Tôi khó chịu hừ mũi thành tiếng, thì hắn nói cũng không sai. Nếu thực sự còn hơi sức thì tôi đã chẳng ngoan ngoãn để hắn thọp cổ như thế này, bây giờ đừng nói là chạy, ngay cả hít thở bình thường đối với tôi cũng như cực hình. Đau nhất là ở hai bẹ sườn và mặt, tôi đảm bảo bây giờ trông vào cái mặt thảm thương của tôi, người ta không nhận ra đâu là ngũ quan nữa. Đang lúc rên rỉ than đau, người bên cạnh đột nhiên chìa cho tôi một cái khăn tay, rồi nói:
– Tạnh mưa, mày đưa tao đi lấy lại đôi giày, lén phén lần nữa tao không bỏ qua đâu!
Thấy mặt hắn đột nhiên nghiêm túc đến đáng sợ, tôi hơi dè chừng nhận lấy cái khăn trắng, lau lau chùi chùi vết máu trên mặt sau đó mới nói:
– Trông anh cũng sang trọng, không ngờ bủng beo tới vậy, đôi giày đó đáng giá bao nhiêu chứ…
– Mày nghĩ nó đáng giá bao nhiêu?
– Thì…thì…cũng hơi đắt chút xíu…
– Quan trọng nó là quà sinh nhật của ba tao cho tao, nếu là giày bình thường thì tao bỏ mười đôi rồi. Phiền phức gì phải chạy loanh quanh mà tìm mày, rồi lại bị mắc mưa ở chỗ hôi hám ẩm thấp này nữa… – Hắn biếng nhác vừa nói vừa thở dài.
Tôi có hơi bất ngờ. Không thể tưởng tượng nỗi trên đời này lại còn sót lại một thằng con trai hiếu thảo đến hãi hùng, vì một đôi giày của ba mình tặng cho mà phải chật vật như vậy. Bỗng dưng cũng thấy hơi có lỗi, tôi gục đầu nhìn đàn kiến đang bò ngang chân mình, một lúc sau mới nhả ra một câu:
– Xin lỗi…
Có lẽ hắn bất ngờ, chỉ chưng hững nhìn tôi trong vài giây ngắn rồi lại xua xua tay nói:
– Miễn mày trả giày lại cho anh là được…Còn chuyện sau đó tao cũng không rỗi hơi chấp nhất, bây giờ chỉ muốn về nhà đánh một giấc…
Tôi thiểu não, ngồi co ro người lại, gió mạnh mang theo mấy hạt nước li ti hắt vào cơ thể khiến cả tập đoàn gai ốc trên da tôi đều cộm lên. Mưa ngày lúc một nặng hạt, chẳng có dấu hiệu nào là kết thúc cả.
Tôi nhìn sang, để ý thấy người ngồi bên cạnh mình đang bực dọc mà chửi thể, hắn đứng dậy, đi tới đi lui, lên xuống mấy bậc thềm rồi đứng chống nạnh nhìn ra ngoài trời mưa tầm tã, hắn càng nhìn thì trời đổ mưa xuống ngày nhiều, rào rào như thác lũ. Đôi mắt hắn đen láy, lạnh lẽo và cái liếc nhìn lúc nào cũng rõ khó chịu như đang gai mắt với tất cả mọi thứ trên đời này.
Đúng là con người kì lạ.
Hình như phát giác được cái nhìn đánh giá của tôi, hắn gắt giọng:
– Còn nhìn nữa tao móc mắt mày bây giờ!
Tôi hừ một tiếng sau đó liền quay đi, con người này dù bề ngoài đúng là đẹp thật nhưng có cần nhỏ nhen như vậy không? Tôi chỉ mới ngắm nhìn một chút, tôi cũng chẳng phải “hệ quy chiếu thứ 3” hắn đang sợ cái gì chứ.
Mưa cứ lác đác mà rơi, rơi, rơi…suốt tận hai tiếng đồng hồ.
**
Trời vừa quang, người kia đã đứng nhỏm người đi về phía chiếc moto của hắn. Tôi nhìn theo từng bước chân, chán chường ngáp dài một cái, đột nhiên hắn quay phắt lại quát thành tiếng lớn:
– Mày định mọc rễ ở đó luôn? Tao không có thời gian, mau mau dẫn tao tới ổ của mày để lấy đôi giày!!
Lúc này tôi mới chợt sực tỉnh, hối hả đứng dậy xỏ dép vào, lạch bạch chạy tới phía trước. Xem như xui xẻo, trả lại đôi giày cho hắn, sau này không còn vướn bận gì với tên này nữa.
**
Chiếc xe chạy như xé gió trên lộ, băng qua mấy con hẻm tồi tàn sau đó dừng hẳn lại ở khu “Chuồng Chó” – nơi bọn lang thang chúng tôi đang cư ngụ. Chạy xuống gầm cầu, tôi mau chóng tìm để “ụ” của tôi với thằng Hào, thấy cái lều trống huơ, tôi sinh nghi nhưng chẳng suy nghĩ được điều gì quá sâu xa cho tới khi phát hiện ra đôi giày mà mình giấu nhẹm trong kẹt đã không cánh mà bay, không còn một dấu vết.
Lúc sáng, thằng Hào có nói với tôi rằng nó thấy không khỏe nên muốn ngủ tiếp không muốn đi bán, tôi chiều ý nó. Định lòng đợi đi bán xong sẽ về mang đôi giày ra tiệm giày cũ đầu ngõ bán lại, ít nhiều cũng được mớ tiền làm vốn nhưng hiện tại thì đừng nói là đôi giày, ngay cả bóng dáng chó Hào ở đâu tôi cũng không biết được. Tôi tin thằng Hào sẽ không ăn cắp đồ của tôi mà đem bán nhẹm làm của riêng, nhưng có lẽ người đứng bên cạnh thì không mấy có lòng tin lẫn kiên nhẫn nghe tôi giải thích, hắn hầm mặt, giọng nói rít qua kẽ răng:
– Mày lừa bố lần nữa?
Tôi huơ tay loạn xạ, cố phân bua nói:
– Tin em đi, em không có gạc anh…hồi sáng…hồi sáng rõ ràng em để nó ở đây. Có lẽ…thằng bạn của em…nó mượn mà mang đi dạo chơi đâu đó…nó sớm quay lại thôi haha…
Mặt hắn không có phản ứng, vẫn đăm đăm mà nhìn tôi đến vài chục giây. Sau đó hắn thản nhiên nói:
– Được, tao cho mày nửa ngày. Tới chiều mà không thấy được đôi giày thì…sau này mày khỏi cần xuất hiện ở thành phố này nữa…
Chất giọng trầm lạnh kia khiến cả sóng lưng tôi lạnh toát, ánh mắt kia nham hiểm ẩn hiện chứng tỏ hắn không phải đang trêu đùa bướm vờn hoa. Tôi nuốt nước bọt, gật gật đầu như một cái máy.
|
4.
Nơi tôi đang ở là một quận lớn trong thành phố T song cũng là nơi nghèo túng nhất trong thành phố này. Sau cái ngày định mệnh kia, tôi từng nghĩ tới chuyển “chuyển nhà” sang quận khác “làm ăn”, nhưng lại nghĩ tới chuyện ở những nơi khác lại có đám bảo kê khác, thế nào mấy đứa tôm tép như tôi cũng bị chúng chèn ép đến chết, tôi đâm ra sợ hãi. Ít nhất ở đây, ở cái quận nghèo túng nhưng rộng lớn như cái quốc gia nhỏ này, tôi còn có cơ hội sống sót nhiều hơn. Ngày nào xúi quẩy lắm mới chạm mặt thằng Cù một lần, chạm mặt “tên kia” một lần. Ấy ấy, nói đến cái tên có gương mặt đẹp như thần thánh ấy, tôi lại thấy giận sôi gan.
Sau ngày đó, thằng Hào đột nhiên mất tung tích. Mặc dù tôi có nghĩ tốt cho nó như thế nào, nhưng mấy ngày trôi qua nó chẳng xuất hiện, bốc hơi cùng với đôi giày hàng hiếm kia tôi chẳng có cách nào để nghĩ nó mượn đôi giày dạo chơi đây đó vài hôm rồi trả về được. Còn cái tên “mặt thần, bụng quỷ” sau khi dần cho tôi một trận bê bết thì phóng xe đi thẳng. Cứ ngỡ như vậy là xong, ai ngờ cứ ba ngày một lần hắn lại đến tìm tôi, tôi hoài nghi không biết hắn có đặt chip trên người mình hay không mà tôi đi tới đâu hắn cũng mò tới được.
Tỷ như hiện tại, chiều vừa xập xuống, bên tai mòn mỏi là tiếng còi tàu hỏa tu tu, tôi đang ngồi đánh giày cho khách bên gốc cổ thụ già, đang cố tìm cơ hội cuỗm luôn đôi giày đen bóng loáng đắc tiền trên tay mình, nhưng có vẻ tên này là người “từng trãi” biết mọi mánh lới của bọn đầu đường xó chợ như tôi, phủ đầu một câu:
– Giày tao không đắc lắm đâu, đừng dòm ngó, mau mau mà làm lẹ!
Tôi gượng gạo cười:
– Đại ca cứ nói giỡn, em đâu phải tụi kia đâu…
– Tao không có giỡn, tháng trước mày từng lấy một đôi của tao mà, quên rồi sao?
Mặt tôi bắt đầu xanh lại như đít nhái, mọi cử chỉ đều đông cứng. Lòng thầm chửi: “Địt mợ, không phải xui vậy chứ? Gặp lại “bạn cũ” sao?
Tên khách có vẻ không quan tâm mấy đến tôi, lật tờ báo xem, lại thản nhiên nói tiếp:
– Mày quên tao, nhưng tao nhớ mặt mày kĩ lắm. Đánh giày xong, đi dạo với tao mấy vòng…
Lòng tôi vang lên một hồi chuông cảnh báo, không hiểu sao nhìn cái mặt tỉnh như sáo của gã tôi lại cảm thấy sóng lưng mình lạnh toát. Lúc định vọt đi, quay người lại liền thấy một đám con trai đang đứng xung quanh mình, mặt mài đứa nào cũng lăm le như mấy con sói đợi chờ nhảy xổng vào con cừu non. Khốn nạn thật, đúng là ngày xúi quẩy mà…
Tên kia đột nhiên đứng dậy, tôi kinh hoảng khi gã bắt đầu tiến về phía mình. Người này thực sự rất cao lớn, mặt bậm tợn, da đen khét như mấy thằng Tây Phi vậy.
– Mày biết cha tao là ai không? Cha tao là Tổ trưởng tổ dân phố ở đây, mày dám lấy giày của tao, chẳng khác nào bôi tro trát trấu vào danh tiếng của ba tao?
Tôi tự hỏi, danh tiếng của Tổ trưởng tổ dân phố là để làm c.m gì.
– Đại…đại ca…em thực sự không biết anh là con trai của…Tổ trưởng tổ dân phố, anh…anh tha cho em…
Tôi bước lùi, bọn người phía sau càng sấn tới không cho tôi một khe hở nào để thoát thân. Tên “Tây Phi” kia bước tới, cười ớn rợn.
– Được…Vậy mày đền lại gấp hai lần tiền đôi giày, tao sẽ tha cho!
– Bao…bao nhiêu?
– Lúc trước tao mua nó là một triệu hai, tính theo giá vàng, bây giờ ít nhiều cũng lên không ít…
Miệng tôi run run.
– Đại…đại…đại ca…giày mà anh tính theo…giá vàng là sao?
Gã không để ý đến tôi, đưa tay nhẩm nhẩm tính toán sau đó phán một câu:
– Ba triệu mốt! Giảm cho mày một trăm ngàn, còn ba triệu!
– Em thí mạng cho anh!
Tôi nhắm mắt buông xuôi. Đừng nói là ba triệu, cho dù một trăm ngàn tôi cũng chẳng đưa cho gã. Tiền mồ hôi công sức, chống lại bọn thằng Cù, trốn chui trốn nhũi mấy ngày nay chẳng lẽ bị chúng cướp hết. Bọn này quá tráo trợn rồi.
Tên “Tây Phi” giận run người, lập tức quát:
– Mày đừng tưởng không nhả tiền thì tao không có cách làm gì mày, tụi bây! Lôi nó tới đồn!
– Cũng tốt, ở đó mấy hôm vừa có chỗ trú ngụ, vừa có cơm ăn, sướng ve kêu rồi. – Tôi đớp lại gã.
Mặt tên “Tây Phi” có dấu hiệu nứt ra, khói bung lên đại não. Tôi không khuất phục giương mắt nhìn lại bọn chúng. Hai chữ “hám tiền” đã sớm ăn sâu vào máu, nên bây giờ chỉ có cách rút máu tôi ra, bơm máu kẻ khác vào mới mong tôi nhả ra cho chúng một cắt bạc.
– Tụi bây! Đánh đến khi nào nó chịu đưa tiền!
Như tôi suy đoán, rốt cuộc chúng cũng dùng tới bạo lực. Nhưng câu nói vừa thốt ra, đột nhiên tôi lại thoáng nghe thấy một giọng nói lười biếng yểu điệu như mấy tên thái giám trong phim cổ trang Trung Quốc.
– Tụi mày có đánh đến chết, nó cũng không đưa tiền đâu!
Cả đám quay lại, nhận ra ngay cái giọng lười nhác kia phát ra từ tên đang ngồi trên chiếc moto màu xanh lá đang đỗ gần đó. Dường như hắn đã đứng đó xem kịch từ rất lâu, gương mặt đẹp đẽ kia lộ vẻ vô cùng chán chường, miệng ngáp dài một cái. Tên “Tây Phi” lúc này ngẩn ngơ như kẻ bị Elsa phù phép mà hóa băng, cứ như vậy đăm đăm mà nhìn kẻ lạ mặt kia. Có thể gã đã chết ngây khi nhìn thấy một thằng con trai đẹp đến mê muội người nhìn như vậy, từ ánh mắt phượng hẹp dài lười nhác, sóng mũi cao vút đến đôi môi mỏng đỏ hồng khẽ nhếch lên tạo thành đường môi uốn lượn rất diễm tình.
– Mày…là con trai à? – Gã đột nhiên ngớ ngẩn mà hỏi.
Hắn không đáp, chỉ khẽ cười một cái rồi bước xuống moto. Giây phút đó, tất cả bọn người đều sững người, không chỉ có gương mặt đẹp, vóc dáng hắn cũng rất đẹp. Là khổ người xương to, cơ thể không có lấy một chỗ mỡ thừa nào, vì mặc đồ khá mát mẻ nên nét đẹp khung xương đều lộ ra như kiệt tác. Điều đáng nói là, tuy gương mặt diễm tình như vậy nhưng hắn lại không hề yếu đuối, lúc đứng đối mặt với tên đô to “Tây Phi” , chiều cao hắn hoàn toàn áp đảo gã kia.
Hắn hơi cúi xuống, rót giọng nói vừa nhẹ nhàng vừa sắc lạnh vào tai gã đối diện:
– Mày nghĩ xem, là con gái hay con trai…
Tên “Tây Phi” giật mình một thoạt, biết mình trở nên ngớ ngẩn như kẻ ngáo đá, lập tức trấn tỉnh quát:
– Thằng khốn, chuyện này có liên quan gì tới mày? Hay là mày muốn trả nợ thay nó?
– Tụi mày cần tiền chứ gì?
Tôi hoàn hồn sau câu nói đó, trân mắt nhìn hắn bước tới gần mình, gương mặt đẹp đẽ kia từ từ phóng đại, hắn cúi người mà thủ thỉ vào tai tôi.
– Muốn sống hay muốn chết?
Hơi thở nhẹ nhàng ấm nóng phả vào người mang theo hương vị nam tính thanh mát, tôi cứ như kẻ bị chuốc ngãi, trả lời không màng suy nghĩ:
– Đương nhiên là sống!
– Vậy là được rồi.
Chưa kịp phản ứng, tôi đã cảm nhận được một bàn tay thon dài lòn vào phía trong quần lót của mình, chạm vào thứ “không nên chạm” kia, vẻ mặt hắn thích thú nhướng mày một cái sau đó nhìn sâu vào đôi mắt tôi. Tôi trân người, tưởng tượng như có dòng điện cực mạnh đi qua thân thể mình khiến toàn thân như đơ cứng, không thể phản ứng được. Lúc hắn lấy ra xấp tiền từ phía trong, tôi mới chợt hoàn hồn thét lên:
– Không được!!!!!
Nhưng lúc này đã quá trễ, số tiền cực khổ mà tôi dành dụm bấy lâu đã nằm gọn trong tay thằng “Tây Phi” khốn nạn kia.Tên “Tây Phi” cầm lấy, đếm đếm một hồi thì chau mày, nói:
– Chỉ nhiêu đây? Không đủ.
– Tao đoán nhiêu đây là tất cả rồi, lấy hay không tùy ở mày!
Tôi như con thú nhỏ vùng lao tới, cùng lúc bị bọn đàn em phía sau của tên “Tây Phi” giữ lấy, tôi cố vùng vẫy, đôi mắt vô vọng nhìn vào sấp tiền yêu quý bao nhiêu lâu khổ cực dành dụm mà lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa.
– Trả lại đây, bọn khốn nạn, không được lấy tiền của tao!!!
Mặc cho tôi có la như heo bị chọc tiết, mấy tên kia đều không màng để ý. Tên “Tây Phi” liếc nhìn tôi một cái, sau đó liền nhét tiền vào túi quần, qua loa nói:
– Hôm nay tha cho mày, tụi bây, đi nhậu thôi!
Chúng thô bạo đẩy tôi té nhào xuống mặt đất rồi rời khỏi, lúc tôi lòm còm bò ngồi dậy định đuổi theo thì lại bị “hắn” kìm lấy. Nhìn lên gương mặt đẹp như thần thánh kia, tôi hận như kẻ thù giết ông nội không đội trời chung, vùng ra khói hắn mà quát ầm lên:
– Mẹ nó, tôi có thù với anh sao? Sao anh dám lấy tiền của tôi đưa cho bọn chúng? Mẹ kiếp, anh chết đi cho tôi nhờ, khốn nạn, địt con mẹ nó…
Mắng xong, không biết từ khi nào mà trên má lại có cảm giác ấm nóng và ươn ướt. Nhìn lên trời là một màu đen đồng nhất có mấy ngôi sao le lói chi chít, không thể nào chuyển mưa được. Tôi nhìn sang hắn, thấy hắn đang một mực kinh ngạc mà đăm đăm nhìn lấy mình. Vài giây sau tôi mới phát hiện…à…ra là mình đang khóc.
Đéo con mẹ nó, tôi khóc. Suốt mười mấy năm lăn lộn, quân tử đổ máu chứ không rơi lệ, bao nhiêu năm lăn lộn dù cho có bị đánh bầm dập tới mức thập tử nhất sinh cũng chẳng rơi một giọt nước mắt. Bây giờ lại bị cướp tiền, uất ức mà khóc, tôi không hiểu bản thân mình ra sao nữa. Nhưng…thực sự là quá ức. Thế là tôi cứ khóc rống lên như chưa từng được khóc, khóc mặc kệ xung quanh mình có bao nhiêu người nhìn, mặc kệ trời đất chuyển động, thật ước nước mắt mình có thể nhấn chìm cả cái nơi khốn nạn chó má này.
Hắn lơ ngơ vài giây, sau đó chuyển sang bối rối mà bịt miệng tôi lại.
– Mẹ kiếp, mày khóc như vậy không khéo người ta tưởng bố ăn hiếp mày…
– Chứ không phải như vậy sao? Chó ăn cứt thật, sao anh cứ theo ám tôi mãi thế? Hức…
– Là tại ai trước, mày ngoan ngoãn giao giày ra cho anh là được rồi!
– Hức…Anh bị điếc sao? Tôi nói là giày của anh cúng cho thằng bạn khốn nạn trời tru đất diệt của tôi rồi mà?
– Ày…Tao…Mà lúc nãy là tao giúp mày, nếu không đưa tiền ra thì bọn chúng đã dần chết mày rồi!
– Tôi thà bị dần chết còn hơn phải mất tiền, anh có biết đó là tiền bạc khổ sở lắm mới kiếm được không? Khốn nạn, anh thì biết cái chó gì, loại công tử suốt ngày bám lấy cha mẹ, chỉ biết ăn chơi không lo cơm áo gạo tiền như anh thì biết cái giống ôn gì…
Tôi xả một tràng vào mặt hắn. Thấy mặt hắn vặn vẹo cũng hả dạ lắm, ai bảo hắn thích xía vào chuyện người, bây giờ thì tốt rồi, cuộc đời tôi chỉ còn là một con số 0 tròn trĩnh.
Hắn càng tức giận, ánh mắt không còn lười biếng như trước mà thoắt trở thành đôi mắt ác ma đáng sợ.
– Đừng nghĩ mày còn nhỏ thì tao không dám làm gì, chửi một câu nữa, tao liền ném mày xuống biển.
– Thằng chó!!! – Tôi chửi không kịp suy nghĩ.
Nhanh như cắt tôi bị hắn lôi đi, kéo lên moto, hắn để tôi ngoài trước như đang chở một kiện hàng. Mặc dù có vùng vẫy, nhưng tôi không ngờ sức lực kẻ này lại lớn tới vậy, đến lúc chiếc xe đã rừm chạy đi, tôi vẫn còn đang chống cự trong vô lực.
Xem ra cuộc đời tôi đến đây là kết thúc.
|
5.
Quả nhiên hắn chở tôi đến cửa biển, trên cây cầu lớn hắn dừng xe, kéo tôi xuống, lấy ra sợi dây thừng đã có sẵn sau đó cột tôi vào phía ngoài thành cầu.
Mẹ kiếp, tôi thề cả cuộc đời mình chưa bao giờ được chơi trò cảm giác mạnh như hiện tại. Cái tên ác ôn này quả nhiên không phải là con người, hắn không có tính người nữa. Hắn cột tôi dính lưng vào thành cầu, mặt hướng ra ngoài biển, còn dưới dân bấy giờ là mặt biển đen ngòm đáng sợ, bên tay rì rập là tiếng sóng đập vào đá tảng. Tôi tru réo lên, nhưng xung quanh đây chẳng có một ai cả, thỉnh thoảng có vài đèn xe máy nhoáng qua nhoáng lại rồi cũng mất hút, tôi tuyệt vọng nhìn ra ngoài biển, khóc lóc nức nở.
– Im miệng! Mày còn khóc nữa tao lập tức thả dây!!
– Tôi có thù với anh sao? Hức…hức…mẹ kiếp…thả tôi raaa…à không…kéo tôi vào…
Hắn đứng bên thành cầu hờ hững nhìn tôi, gương mặt vẫn chưa hết khó chịu.
– Không được khóc nữa!!
– Mẹ nó, tôi khóc thì có liên quan gì anh?
– Trông mặt mày khóc rất xấu biết không?
– Thế bình thường tôi đẹp chỗ nào???
Hắn lặng căm, ánh mắt lóe lên chút bực bội, mà tôi cũng không hiểu hắn bực cái gì. Người phải bực phải chính là tôi mới đúng. Hắn cứ buộc tôi như vậy suốt mười phút đồng hồ, chỗ da bị dây thừng siết lại đã đỏ lên, đau rát, tôi bắt đầu cầu xin nhưng hắn lại quả quyết không thả nếu tôi không chịu nín khóc. Vậy là tôi phải cố không cho nước mắt rớt ra nữa, nhưng ngặt nỗi chuyện này là quá là thách thức, vì từ trước đến giờ tôi không hề đổ ra giọt lệ nào, nhưng khi đã khóc thì chẳng biết cách nào để ngừng lại được. Nước mắt dồn nén mấy năm ròng, cứ thi nhau mà chảy ra làm sao khống chế được? Tôi bất lực, khóc đến khàn tiếng, sau đó thì cất lên không nổi tiếng nào nữa mà chỉ đành nấc nghẹn.
Một lúc sau, hắn đột nhiên quay sang nhìn tôi, tôi thì chỉ còn nấc nghèn nghẹn lên không để ý tới hắn. Hắn leo lên moto rồi dong thẳng, tôi ở đây nước mắt lại trào ra, lại khóc nấc lên vì tức tối.
Tôi nghĩ, chỉ qua hôm sau nhất định mình sẽ lên báo nóng mà nổi tiếng : “Một cậu nhóc đánh giày bị cột vào thành cầu cả đêm, trúng gió mà chết yểu”, nghĩ tới liền thấy thương tâm vô cùng.
Nhưng khoảng chưa đầy mười phút sau, chiếc moto lại chạy về, đèn pha sáng chói vào mặt tôi. Hắn bước tới rồi bắt đầu tháo dây thừng, lôi tôi vào phía trong. Tôi mừng như điên nhưng cũng giận như điên, định mắng vài câu trước khi bỏ chạy thì đột nhiên thấy một chay nước lọc chìa qua cho mình.
– Nhìn mày khóc tới người khô quéo rồi, khát nước chứ gì?
Tôi chùi chùi tay vào quần, nhận lấy chai nước sạch sẽ kia, lòng tự nhiên dâng lên cái cảm giác kì lạ. Tự nhiên có người đối tốt với mình như vậy, thật cũng bất ngờ, nhưng vừa nghĩ tới mấy chục phút trước hắn đã làm ra cái chuyện đẹp đẽ gì thì tôi lại cảm thấy cục tức nghẹn ở cổ họng. Hắn thấy tôi bắt đầu mếu mặt thì lập tức ghìm giọng:
– Thử còn “é” lên một tiếng coi!
Tôi khịt mũi, nén nghẹn, không dám ho he.
Tôi cầm chay nước, lui cui mãi với bàn tay run rẩy mà vẫn chưa mở được cái nắp. Hắn bực mình cướp lấy chay nước, vặn nhẹ một cái, nắp bung ra.
– Vô dụng!
Tôi lủi thủi uống nước, bây giờ tự dưng thấy sợ con người này ghê gớm. Uống nước xong, lại nghe thấy tiếng hắn lảm nhảm bên cạnh.
– Thật chẳng hiểu mình đang làm cái giống gì với thằng này, tự dưng phát dính một cục với nó…
Hắn liếc nhìn tôi, tôi thì vẫn còn đang run rẩy như cầy sấy vì màn cảm giác mạnh ban nãy nên không dám lên tiếng. Một lúc sau, hắn chợt hỏi:
– Ban nãy mất bao nhiêu tiền?
Tôi ngậm ngùi đáp:
– Gần ba triệu…
– Phắc! Có bao nhiêu đó mà cũng làm rống lên…
– Đó là tất cả tiền của tôi, anh biết phải dành dụm bao lâu mới được nhiêu đó? Sau này tôi biết sống sao? – Vừa nói, bụng tôi lập tức sôi sục lên.
– Được rồi, được rồi, mẹ kiếp, trả cho mày lại là được chứ gì? Rõ ràng chuyện đôi giày tao còn chưa tính, bây giờ ra mặt giúp lại còn bị làm ơn mắc oán…
Hắn móc bóp ra, tôi nghía thấy trong đó toàn những thứ thẻ đỏ xanh vàng cũng lấy làm tò mò. Sau đó, hắn lại định nói gì đó nhưng chợt dừng lại.
– Mày tên gì?
Tôi giật mình, vài giây sau mới lúng túng đáp:
– Thanh …Lam. Còn anh?
– Biết tên tao làm mẹ gì. Mà…bây giờ tao không có tiền mặt ở đây, Lam này…Mày không có chỗ ở đúng không? Vậy…anh cho mày ở nhờ nhà, xem như hôm nay tiền mày mất là tiền thuê nhà vậy.
– Nhà…nhà sao? – Có mơ tôi cũng không mơ tới một ngày mình có một căn nhà để trú ngụ, giây sau liền đưa mắt long lanh nhìn hắn.
– Phải, cũng gần đây thôi, thế nào? Anh đâu phải loại người lớn mà đi ăn hiếp trẻ con, mày cứ yên tâm ở đó, không cần phải lo chỗ ở sinh hoạt này nọ nữa. Tốt với mày như thế còn đòi gì nữa…
Tôi suy nghĩ một lát, lại quay sang nói:
– Giày của anh…em thật sự không biết ở đâu…
– Ầy, không phải chuyện đó. Thấy mày đáng thương, muốn giúp mày một chút thôi, em trai! Mà rốt cuộc có muốn hay không?
Tôi nhìn hắn, đột nhiên thấy hắn đúng là một thiên thần đẹp mĩ miều không ai sánh kịp.
– Đồng…đồng ý…
**
Tôi bước vào một căn nhà nhỏ chật chội, ám đầy mùi mọt gián, xung quanh đây đã phủ một lớp bụi dày chứng tỏ đã lâu chưa có ai tới ở. Nhìn sang người bên cạnh, hắn mỉm cười, nói:
– Đây là nhà một thằng bạn của anh, nó thích đi đây đi đó nên không thường về ở. Chú mày cứ thoải mái mà ở đây một năm, sau đó thì phắn!
Tôi hừ lạnh một tiếng, tưởng đâu hắn là kẻ tốt bụng lắm. Nhưng ác ma vẫn chỉ là ác ma, chẳng qua hắn không muốn bản thân mình cảm thấy tội lỗi vì đã tuyệt đường sống của một thằng oắt như tôi. Thời hạn ở là một năm, hắn lại không mất mát gì vì vốn dĩ đây chỉ là nhà của người khác đâu phải của hắn? Sau một năm thì đá đít tôi đi, cái tên này đúng là cáo già không thể tưởng.
Căn nhà này cũng không tính là tệ, chỉ vì chủ nhân trước đó ắt hẳn là kẻ bừa bộn nên không thường quét dọn sắp xếp. Nhà có hai cửa lớn: cửa trước và cửa sau, bên cạnh là một cửa sổ, phía trong có chỗ nấu ăn, toa lét và chỗ phơi đồ hướng và ngoài kênh lớn. Không khí cũng được lắm, chỉ cần quét dọn lại, chỉnh chu một chút thì sẽ đẹp đẽ lại ngay thôi. Tôi ngồi xuống ghế nhỏ, nhìn quanh quắt cùng lúc nghe thấy giọng nói sang sảng trong điện thoại phát ra:
“ Hướng Triết Đan, mày chán sống rồi hay sao mà dám dẫn “hàng” về nhà tao hả?”
Tôi sững ra, người nào đó gọi hắn là Hướng Triết Đan, có lẽ đó đúng là tên của hắn thật.
Hướng Triết Đan ngoáy ngoáy lỗ tai, giây sau mới ghé miệng nói vào điện thoại.
– Nói với mày rồi, đó không phải “hàng” của tao, chỉ là…một thằng em mới quen, nó lại không có chỗ ở nên…
“ Không phải “hàng” của mày mà mày lại chịu để mắt tới vậy sao? Hướng Triết Đan, cảnh cáo mày, bọn mày ở thì ở, chứ dám làm “chuyện gì đó” trong căn nhà thân yêu của tao…tao nhất định băm vằm mày!”
Hướng Triết Đan cười cười, nói:
– Âu Vĩ Nghiên, mày suy nghĩ quá sâu xa rồi. Tao đâu phải chủng loại ăn tạp? Có ăn thì cũng ăn hoa thơm cỏ quý, đằng này…
Tôi cảm nhận được ánh mắt kia đang chiếu trên người mình, lông tơ đồng loạt dựng đứng.
Hắn nói chuyện cùng người kia trong điện thoại được một lúc thì kết thúc, quay sang nhìn tôi, hỏi:
– Thế nào, được chứ?
– Được…
– Ừ, vậy chú mày cứ an tâm mà ở.
Nói xong hắn lập tức bỏ ra ngoài cửa, trước đó còn ném lại cho tôi cái chìa khóa cửa, căn dặn vài thứ:
– Mấy thứ đồ của thằng Nghiên thì cứ để yên cho nó, choáng đường thì cứ dồn vào một phòng. À, còn giày của anh…Khi nào mày tìm được thằng ôn bạn của mày nhớ bảo nó trả giày lại cho anh!
Cánh cửa khép lại, tôi thờ thẫn nhìn xung quanh. Vậy là kể từ hôm nay không cần lo mưa gió nữa, tôi đã có một chỗ trú ngụ, mặc dù chỉ ở được một năm.
|