Trước Ngày Anh Đến
|
|
chương 2 Ngày hôm đó xem như Diệu Văn chính thức dọn tới sống chung với anh. Căn phòng của Diệu Văn đối diện với phòng của anh và kế bên phòng của anh còn có một phòng được khóa cửa cẩn thận. Sắp xếp đồ đạc xong rồi, Diệu Văn trở xuống dưới nhà vào bếp mở tủ lạnh tìm nước uống và khi cầm ly nước đi trở ra phòng khách thì Diệu Văn thấy anh cũng từ trên lầu đi xuống dường như anh đang tìm kiếm thứ gì đó, Diệu Văn để ly nước lên bàn rồi hỏi: - Anh đang tìm gì sao? Anh giở từng cái gối trên sofa và trả lời: - Điện thoại, tôi không biết đã vứt nó ở đâu rồi. Diệu Văn lấy điện thoại của mình đưa cho anh: - Lấy điện thoại của tôi gọi vào máy của anh đi. - Tôi đã lấy điện thoại bàn gọi rồi, nhưng không liên lạc được, có lẽ trước đó điện thoại của tôi đã bị hết pin. - Để tôi tìm giúp anh. Diệu Văn đi loanh quanh nhà tìm điện thoại cho anh và cậu vào tới bên trong phòng sách. Trên bàn làm việc, mọi thứ bề bộn Diệu Văn giở từng tờ giấy thì bất ngờ anh đi vào hét lên làm Diệu Văn giật cả mình: - Không được động vào đồ của tôi. - Tôi chỉ là giúp anh tìm điện thoại thôi mà. - Ra ngoài. - Thôi được, anh không thích người khác giúp vậy thì tự mình tìm đi. Diệu Văn vừa quay lưng bỏ ra ngoài thì cậu nghe tiếng âm thanh gì đó sau lưng mình và cậu quay lại thì thấy anh đang cúi xuống nhặt điện thoại mà Diệu Văn đoán là nó vừa rơi ra từ trên người anh: - Là điện thoại của anh phải không, anh để nó ở trong túi áo mà lại không nhớ ra sao? Anh không nói gì bỏ đi ra ngoài trước, Diệu Văn đi theo sau nói tiếp: - May kể với tôi về chuyện anh vừa bị mất con trai và tôi biết điều đó là rất khó khăn để anh có thể chấp nhận. Anh quay lại chỉ một ngón tay vào ngực Diệu Văn: - im đi, không được nói tới Korea, cậu không biết gì về thằng bé hết. Điện thoại của anh đổ chuông và Diệu Văn lắc đầu nhìn anh: - Anh xem, điện thoại của anh không bị hết pin, anh cũng không nhớ là đã để nó trong túi áo. Anh không nghe máy mà đi thẳng lên lầu, Diệu Văn nhìn theo anh và cậu đang nghĩ mình phải giúp gì đó cho người đàn ông đáng tội nghiệp này.
|
Diệu Văn nấu bữa tối và dọn lên bàn nhưng anh thì vẫn cứ ngồi miết trong phòng sách không chịu ra ăn uống gì cho đến khi Diệu Văn gõ cửa lớn tiếng gọi: - Tùng Linh, tôi đã nấu bữa tối xong rồi anh ra ăn một chút đi. Không một tiếng trả lời và Diệu Văn cũng không ngừng gõ cửa rồi bất ngờ cánh cửa mở ra anh quát vào mặt Diệu Văn: - Ăn, ăn, ăn, cậu đói thì ăn đi làm gì kêu réo om sòm vậy hả? Diệu Văn chỉ tay lên ngực anh và tiếp tục lớn tiếng: - Thế anh không biết đói à? Cơm tối tôi cũng đã nấu và dọn sẵn lên bàn rồi. Anh chỉ mỗi việc đặt mông xuống là có cơm ăn vậy mà anh còn ở đây quát tháo tôi. Anh bực tức bẻ ngón tay của Diệu Văn: - Tôi không bảo cậu phải vào bếp, giờ thì im lặng trở về phòng hay làm gì mà cậu thích đừng có phiền tới tôi. Anh hất Diệu Văn ra và đóng mạnh cửa, Diệu Văn ôm lấy ngón tay vẻ mặt đau đớn: - Tốt nhất là anh đói chết luôn đi, đúng là làm ơn còn bị mắc oán mà. Anh ngồi làm việc và ngủ quên trong phòng sách cho đến tận sáng hôm sau anh mới bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại. Mắt nhắm mắt mở anh đưa tay quờ quạng tìm điện thoại và nghe máy. Bên ngoài Diệu Văn cũng vừa pha xong tách cafe cậu đưa lên miệng uống thì chợt nhớ tới anh. Thế nên Diệu Văn đi ra khỏi phòng bếp đúng lúc anh từ phòng sách đi ra với vẻ mặt vẫn còn chưa tỉnh ngủ: - Chào buổi sáng, anh có muốn uống chút cafe không? Anh sớt lấy tách cafe trên tay của Diệu Văn và hớp một ngụm rồi nói: - Cảm ơn! Tiếng chuông cửa reo Diệu Văn đi ra mở cửa và người giao thức ăn đưa cho Diệu Văn hộp bánh, cậu ngạc nhiên nói: - Xin lỗi, tôi không có gọi thức ăn. Anh đi ra móc túi lấy tiền trả cho người giao thức ăn rồi anh cầm lấy hộp bánh đi vào phòng bếp, Diệu Văn đóng cửa lại đi theo vào và nói: - Anh có thói quen ăn thức ăn nhanh à? Anh để hộp bánh lên bàn rồi đi lên lầu không thèm nói gì tới Diệu Văn. Vào phòng tắm anh ngâm mình trong bồn nước ấm và rồi anh lại thấy nhớ tới con trai của mình. Hình ảnh của Korea bị chiếc xe hất văng lên và rơi xuống cứ luôn lởn vởn trong đầu anh, thậm chí nó sẽ mãi là nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất trong cuộc đời của Tùng Linh. Hai người ngồi cùng một bàn ăn sáng, Diệu Văn vừa ăn sáng vừa đọc sách và điều đó đã gây sự chú ý đối với anh. Anh nhìn chằm chằm Diệu Văn và anh đã tự mình tưởng tượng ra Diệu Văn chính là Korea. Khi anh định đưa tay nắm lấy tay của Diệu Văn thì đúng lúc Diệu Văn bưng tách cafe lên uống làm cho anh cũng sực tỉnh: - Anh sao vậy? - Không gì. - Hôm nay cuối tuần có muốn ra ngoại ô không? Anh nhìn Diệu Văn và im lặng nhưng rồi anh lại đưa chìa khóa xe của anh cho Diệu Văn.
|
Tùng Linh ngồi vào xe và thắt dây an toàn, Diệu Văn lái xe đi chợt anh nói: - Tôi muốn đi thăm Korea trước. Diệu Văn gật đầu và cho xe chạy về hướng nghĩa trang. Khi tới nơi, anh lại ngôi mộ của Korea và hôn lên tấm bia lạnh lẽo được đề tên con trai mình Hình ảnh anh ngồi bên mộ của con trai mình đã làm Diệu Văn không khỏi xúc động. Phải mất khá lâu anh mới đứng lên và hôn tạm biệt con trai để trở ra xe. Hành trình ra ngoại ô của anh và Diệu Văn lại tiếp tục. Thi thoảng Diệu Văn lại nhìn sang anh và cậu thấy anh có vẻ rất buồn. Đúng thật là anh lại đang thấy nhớ đến Korea, con trai anh chỉ mới mười tuổi vậy mà thằng bé đã phải sớm rời xa anh mãi mãi. Những giọt nước mắt mặn đắng bờ môi cứ chực rơi và anh luôn thầm trách bản thân mình. Tất cả là lỗi tại anh, chính là anh đã hại chết con trai mình. Nhìn thấy anh từ bình thường trở nên khóc ngất rồi anh tháo dây an toàn và có ý định mở cửa xe thế nên Diệu Văn lập tức phanh xe gấp. Tuy nhiên anh cũng đã nhào ra khỏi xe và lăn lóc trên đường khi xe dừng lại Diệu Văn lao ra khỏi xe, cậu chạy lại chỗ anh nằm nhưng anh đã bất tỉnh, trán anh chảy máu tay chân anh đều bị trầy xước, cả chiếc áo thun của anh cũng bị rách. Một mình Diệu Văn đã phải đưa anh quay lại xe và chở anh tới bệnh viện. Cảnh sát cũng có mặt ở bệnh viện để lấy thông tin về vụ việc đã xảy ra và căn cứ vào lời khai của Diệu Văn họ đưa ra kết luận anh có ý đồ tự sát. May trở ra từ phòng cấp cứu, Diệu Văn nhìn cô với ánh mắt ái ngại: - Anh Tùng Linh không sao chứ? May gật đầu: - Ừm, Tùng Linh không sao. - Vậy giờ anh ấy tỉnh lại chưa? May nhìn Diệu Văn, cô tỏ ra rất bực và gắt gỏng: - Tôi chỉ muốn biết, sao em tôi lại lao ra khỏi xe mà cậu lại không ngăn cản? Diệu Văn cố giải thích: - Khi đó sự việc xảy ra rất nhanh và em đã phanh gấp nhưng trước khi chiếc xe dừng lại anh Tùng Linh đã lao ra khỏi xe rồi, là anh ấy cố ý làm thế. Sự thực là tâm lý của anh ấy không được ổn định. - Vậy cậu đã nói gì với cảnh sát? - Em chỉ nói sự thật và cảnh sát kết luận là anh Tùng Linh có ý đồ tự sát, anh ấy cần phải được điều trị tâm lý càng sớm càng tốt. - Ok, tôi tin cậu lần này. - Em có thể vào thăm anh Tùng Linh được chưa? - Cậu có năm phút. - Cảm ơn! Diệu Văn đi nhanh vào phòng bệnh của anh và anh vẫn còn nằm thiêm thiếp, vết thương trên trán đã được băng lại, những vết trầy xước cũng đã được bôi thuốc. Cậu đứng ở cuối giường nhìn anh rồi tay anh cử động, hai mắt anh chớp vài cái và hé mở nhìn xung quanh. Diệu Văn bước lại gần nắm lấy tay anh, bàn tay anh dường như đang nóng, cậu gọi khẽ: - Tùng Linh, Tùng Linh à! Anh nhìn Diệu Văn rồi lại nhắm mắt thiếp đi. May đi vào nói nhỏ sau lưng Diệu Văn: - Tùng Linh vẫn chưa tỉnh hẳn đâu, hay là cậu cứ về trước đi. - Không, anh ấy ra nông nổi như bây giờ bản thân tôi cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi sẽ ở lại đây chăm sóc cho anh ấy đến khi nào anh ấy thực sự khỏe lại. May đạt tay lên vai của Diệu Văn rồi nói: - Thôi được rồi, cậu ở lại trông chừng Tùng Linh, tôi sẽ về nhà lấy vài bộ quần áo sạch mang vào cho nó. - Vâng. May ra về Diệu Văn ngồi xuống giường tay anh vẫn nằm gọn trong tay cậu.
|
Phải đến gần nửa đêm hôm đó anh mới có thể tỉnh lại và người mà anh nhìn thấy bên giường không ai khác chính là Diệu Văn. Bàn tay của anh vẫn được Diệu Văn giữ chặt trong tay mình: - Anh tỉnh rồi à? Diệu văn chạm nhẹ tay lên trên trán của anh còn anh thì đang cố dùng sức để ngồi dậy và Diệu Văn đỡ anh ngồi dựa vào thành giường: - Tôi ra ngoài lấy chút nước cho anh uống. Nói rồi Diệu Văn đi nhanh ra khỏi phòng, anh bắt đầu nhớ lại chuyện xảy ra trên đường lúc sáng nay. Anh đã cố tình lao ra khỏi xe và anh đã may mắn thoát chết. Người cứu anh lại là Diệu Văn, chắc hẳn cậu đã phải một phen khiếp vía khi chứng kiến cảnh tượng nguy hiểm đó. Anh thấy đầu vẫn còn hơi đau và vết thương đã được quấn băng. Diệu văn bưng ly nước đi vào đưa cho anh: - Anh uống nước đi, từ từ thôi. Tôi đã có gọi cho bác sĩ và không biết là anh có muốn tôi gọi cho May không? Anh hớp ngụm nước cho thám giọng rồi lắc đầu: - Không cần đâu. Tôi không sao, lát nữa tôi sẽ nói với bác sĩ cho tôi xuất viện. - Sao vậy, anh vừa mới tỉnh lại thôi mà, sẽ chẳng có bác sĩ nào đồng ý để cho anh xuất viện đâu. - Cậu phiền quá. - Phải, nhưng sáng nay cũng là tôi đã đưa anh đi cấp cứu đó. Theo đúng ra thì anh nên nói cảm ơn tôi mới phải. Diệu Văn bỏ đi ra ngoài và vị bác sĩ đi vào. Anh cũng chẳng cần phải quan tâm đến thái độ của Diệu Văn cho đến khi bác sĩ kiểm tra cho anh xong. Khi bác sĩ rời khỏi phòng thì không lâu sau anh cũng thay quần áo rồi đi ra và Diệu Văn đi theo sau lưng anh: - Bác sĩ nói sao về tình trạng của aanh rồi? - Ông ta bảo tôi có thể xuất viện bất cứ lúc nào. Diệu Văn tóm lấy tay của anh và kéo anh ngược về sau làm anh choáng váng suýt ngã: - Anh nói dối, anh còn không đứng vững nữa sao bác sĩ có thể cho anh xuất viện chứ. - Sức khỏe là của tôi. - Tôi cũng là bác sĩ đó. - Cậu chỉ là một thằng bác sĩ điều trị tâm lý thôi. Anh tức tối hét vào mặt của Diệu Văn rồi tiếp tục đi về phía thang máy. Anh cũng tự đón taxi về nhà và tất nhiên là Diệu Văn cũng không thể bỏ mặc anh, cậu trả tiền taxi còn anh thì vào nhà rồi đi thẳng lên lầu chẳng thèm nói lời gì. Diệu Văn cũng biết cú sốc mất con đã làm anh suy sụp tinh thần, nó như một chấn thương nặng về mặt tâm lý, trong nhất thời cũng khó mà khiến anh chấp nhận. Anh nằm trong phòng rồi ngủ quên đến khi trời sáng thì anh tỉnh giấc và ngửi được mùi thơm của thức ăn và anh bật dậy bởi bụng anh cũng đang réo vì cả ngày hôm qua anh không ăn gì. Anh đi xuống dưới nhà vào bếp vừa lúc Diệu Văn đang dọn điểm tâm sáng lên bàn. Khi anh đưa tay định bốc lấy cái bánh thì đã bị Diệu Văn đánh một phát: - Phải đi rửa mặt rồi mới được ăn. Anh nhìn Diệu Văn và cậu cũng đã bưng lấy dĩa bánh lên với vẻ mặt cương quyết, anh không nói gì mà bỏ đi vào toilet. Khoảng vài phút sau, anh trở ra và ngồi xuống bàn ăn. Diệu Văn mỉm cười pha cho anh cốc cafe rồi dọn điểm tâm sáng cho anh: - Anh ăn đi, tôi nghe May nói anh rất thích món bánh ngô cho nên sáng nay tôi đã cố tình dậy thật sớm để làm cho anh ăn đó. Anh không nói gì mà chỉ im lặng ăn sáng. Món bánh ngô Diệu Văn làm kết hợp với cafe có bỏ thêm ít sữa khiến anh càng ăn càng thấy ngon miệng và rồi anh cũng không biết là Diệu Văn cũng đang ngồi ngắm nhìn anh: - Ăn sáng xong anh sẽ đi làm chứ? - Tôi có tài xế và cậu không phải lo cho tôi. - Chúng ta đang ở chung một nhà quan tâm nhau cũng là điều nên làm. - Cậu đừng có mà suốt ngày cứ lải nhải bên tai tôi như thế, tôi có thể tống cổ cậu ra khỏi nhà đấy bác sĩ à. Anh nói xong và rời khỏi bàn ăn khi mà anh cũng đã vừa ăn xong bữa sáng của mình. Bây giờ Diệu Văn cũng không còn cảm thấy tức giận trước những câu nói đầy xúc phạm của anh nữa.
|
Nỗi đau mất con và có ai thấu hiểu được nỗi đau của anh chứ? Giờ đây, anh lại đang một lần nữa cố vượt qua nỗi đau để tiếp tục với cuộc sống. Dù biết rằng nó thực sự là quá khó khăn với anh. Chiếc xe lướt thật êm trên đường phố, anh đưa mắt nhìn ra bên ngoài. Rồi khi xe dừng đèn đỏ vô tình ánh mắt của anh đang dừng lại trước một cậu bé khoảng chừng sáu, bảy tuổi trong bộ đồng phục học sinh có phần nhăn nhúm trên tay nó là cả một xấp vé số cứ như còn chưa bán được vé nào. Cậu bé bước lầm lũi, mời ai mua cũng đều bị xua đuổi. Đứng trước quán ăn, cậu bé nhìn ngó mọi người ăn uống mà chép miệng, anh càng nhìn càng thấy trong lòng nhớ con da diết và hình ảnh của cậu bé tội nghiệp đã thúc giục anh bước ra khỏi xe tới bên cạnh nó: - Này con trai chú sẽ mua hết chỗ vé số này của con, Cậu bé ngước nhìn anh với gương mặt bầu bĩnh, hai mắt trong veo và nở nụ cười thật hồn nhiên: - Con cảm ơn chú! Anh móc ví trả tiền và cậu bé cất tiền vào chiếc túi bằng vải cũ kỹ đeo trước ngực rồi anh cầm lấy xấp vé số và tiếp tục hỏi: - Con có đói không, hay là vào trong quán đi, con muốn ăn gì cứ gọi. - Chú cho con mang về nhà có được không ạ? - Được chứ. Nói rồi anh bước vào quán ăn bảo người phục vụ chuẩn bị vài phần điểm tâm sáng, khi thức ăn được gói trong hộp mang ra, anh thanh toán xong và cầm lấy túi thức ăn đưa cho cậu bé kèm theo ít tiền anh căn dặn: - Con cầm cẩn thận nhé, tiền này là cho con. - Dạ con cảm ơn chú, chú tốt với con quá. Cậu bé cầm túi thức ăn bước đi với niềm vui sướng khi đã bán hết vé số lại còn được anh cho thức ăn và cả tiền. Anh trở lại xe với vô số cặp mắt tò mò, nhưng rồi cũng chẳng ai buồn để ý lâu việc anh làm. Đến văn phòng anh ngồi làm việc thỉnh thoảng lại nhớ tới đôi mắt trong veo của cậu bé, nó cũng làm anh nhớ tới con trai của mình. Anh lại lấy xấp vé số từ trong túi áo khoác ra nhìn chúng rồi cho hết vào trong ngăn tủ kéo. May đến tìm anh, cô nhìn lên vết thương trên trán anh nó vẫn còn chưa lành hẳn và cô cảm thấy rất lo: - Xem ra vết thương của em vẫn còn chưa lành. Anh mở máy tính rồi trả lời mà không nhìn May: - Em không sao, chị tới tìm em có việc gì thế? - Đêm qua, bố gọi điện về nói là hôm nay Thy sẽ xuống máy bay, chị bận trực ở bệnh viện nên em thay chị đi đón Thy đi. - Đón về đâu? - Thì là về nhà của em chứ còn đâu nữa. Anh bỏ tay ra khỏi bàn phím máy tính và giương mắt nhìn May: - Nhà em? - Ừm. - Sao lại là nhà em? - Vì con trai với nhau ở nhà em đương nhiên là tiện hơn rồi. - Thế cậu ta qua đây du lịch hay là qua làm việc? - Hình như làm việc thì phải. - Vậy là phải ở lâu dài rồi. - Thì sao chứ? Nhà em rộng mà thêm vài người nữa ở cũng còn được. - Chị coi nhà em là khách sạn à? - Bố đã bảo sao thì làm vậy đi, đừng có mà thắc mắc bố không vui em biết hậu quả thế nào rồi đó. Không nói với em nữa, nhớ bảy giờ tối nay ra sân bay đón Thy, chị đi làm đây. Bye! May mỉm cười với anh rồi rời khỏi văn phòng, anh bực mình đập mạnh tay xuống bàn.
|