Giả Sử Con Và Cậu Út Yêu Nhau (Nhật Ký Của Cậu Út)
|
|
Sài Gòn, ngày … tháng … năm 2013 (74)
Thằng Bình nhờ thằng Thịnh gửi lên cho tôi một hũ cà na ngâm muối đường nữa. Hắn ta gói trong một cái hộp nhựa, bọc kín bên ngoài bằng giấy gói quà tươm tất, dán keo cẩn thận, phải mở ra mới biết được là cái thứ gì bên trong. Mà một khi mở ra rồi thì cái mớ giấy gói quà thành rách bươm hết cả. Làm gì mà dùng biện pháp bảo mật cao dữ vậy chèn? Bên trong gói quà, ngoài hủ cà na ngâm muối đường, còn có một số tiền nữa, chắc là để trả lại cho tôi tiền vé xe lần trước. Lúc tôi mở gói quà ra, thằng Thịnh tuy giả vờ làm lơ nhưng thỉnh thoảng vẫn cứ liếc liếc nhìn. Làm sao qua mắt của Út được hả con.
Nhiều lúc tôi cũng tự tin rằng thằng Thịnh có tình ý với tôi và nảy ra một thắc mắc không biết nó có ý ghen tuông gì với tên Bình kia không nhỉ? Tôi nghĩ là có vì khi tôi khui cái hộp ra, mắt sáng rỡ và nhón lấy một quả cà na nhai ngấu nghiến thì thằng cháu tôi có vẻ không được vui. Tôi được nước làm tới, cứ ngồi mà ăn liền tù ti hơn chục quả cà na, vừa ăn vừa lén nhìn thái độ của thằng cháu. Khát nước muốn chết!
Sau khi uống hết một ca nước bự, tôi rủ thằng Thịnh đi lên toà nhà Bitexco chơi. Mà sao tự nhiên tôi có linh tính là sẽ gặp con bé Ngoc Diệp trên ấy. Mắt phải cứ giật liên hồi. Tôi nhớ hồi ba tôi còn sống hay nói, giật mắt trái là có điềm may còn mắt phải là gặp điềm gở. Nhưng nhìn thằng cháu hí hửng tôi cũng không muốn thay đổi địa điểm làm gì. Hai cậu cháu lập tức chia ra, người tắm trên lầu, kẻ tắm dưới tầng trệt. Haiz, sao tự nhiên thèm được tắm chung với thằng Thịnh quá chừng.
Sài Gòn về đêm luôn có nét thú vị riêng của nó. Tôi có may mắn đi đến nhiều thành phố có tiếng tăm trên thế giới nhưng vẫn dành cho Sài Gòn một sự ưu ái nhất định. Nhưng nếu bảo tôi tả những nét đẹp của thành phố này thì khi đọc vào chắc chẳng có ai thấy được vẻ đẹp của Sài Gòn trong đầu tôi. Chắc có lẽ là do tôi sinh trưởng ở đây nên thiên vị cho Sài Gòn hơn nơi khác cũng là hợp lẽ. Vả lại, nhiều cái tôi thích cũng đang dần dần bị xoá sổ. Ví dụ những hàng quà buôn gánh, những tiếng rao mời bằng giọng thật, những dòng xe đạp, xe máy lượn lờ… Cảm giác vi vu Sài Gòn về đêm hóng mát rất là thích.
- “Thịnh à! Học đại học xong rồi thì về quê hay ở lại Sài Gòn… với Út?” – Tôi cất tiếng hỏi
- “Dạ chắc ở đây chứ về quê đâu có biết làm gì đâu Út” – Thằng Thịnh nói
- “Ừa! Cho dù ở Sài Gòn cũng chẳng tìm được việc đúng ngành đâu” – Tôi chậm rãi – “Cái ngành Thịnh học phải đi ra nước ngoài học thêm mới ngon được.”
- “Đi nước nào được hả Út?” – Thằng Thịnh hỏi
- “Nhật, Mỹ, hoặc Đức! Mà có dì Ba bên Đức nên chắc con sang đó tiện hơn!” – Tôi đáp
- “Con qua dì Ba học… được không Út?” – Nó hỏi bằng giọng hơi run run
- “Ừa! Học xong đại học bên này rồi qua bên đó là vừa” – Tôi thản nhiên nói
- “Đi luôn lúc này… được không Út?” – Nó hỏi tiếp mà tôi tưởng gió lùa nên giọng nghe không rõ lắm – “Hay phải học xong… mới đi được hả Út?”
- “Đi luôn lúc này càng tốt hơn chứ” – Tôi lại tiếp tục thản nhiên đáp
Tôi đáp xong thì chợt nảy ra cái thắc mắc. Sao thằng Thịnh lại hỏi như thế nhỉ? Không lẽ nó muốn đi du học ngay lúc này chứ không chờ học xong đại học ở Việt Nam? Không lẽ nó muốn tránh cậu Út của nó? Tôi chưa kịp hỏi tiếp thì thằng Thịnh đã dừng xe trước toà nhà Bitexco rồi. Nó thả tôi xuống tiền sảnh rồi chạy xuống hầm gửi xe. Tôi nhớ có lần hai cậu cháu vào trong CT Plaza ở kế sân bay Tân Sơn Nhất, nó chở tôi xuống hầm gửi xe luôn. Xuống đó, tôi thấy hệ thống nước thải của toà nhà bị rò rỉ nhỏ xuống đất rất hôi hám, làm tôi rất gớm. Từ sau đấy thằng Thịnh không chở tôi theo xuống hầm gửi xe nữa mà nó luôn thả tôi trước mặt tiền rồi tự đi gửi xe một mình. Nó biết quan tâm đến tôi như vậy có lẽ nào lại có ý muốn tránh né tôi hoặc là bỏ tôi ở lại một mình trong căn nhà vắng vẻ?
Chắc chắn là thằng Thịnh nên đi học bây giờ chứ học ở Việt Nam thêm cũng không có lợi lộc gì cả. Tiếng Anh của thằng Thịnh lúc này cũng khá lắm rồi. Mấy đứa trẻ học ngôn ngữ nhanh chứ già như tôi sao mà cứ cà rịch cà tang hoài thế không biết. Hơn nữa, ở Hội đồng Anh có cái khoá học ngoại ngữ liên tục ngày nào cũng học cho mấy đứa đi du học. Nếu trước khi đi, tôi cho thằng cháu học cái khoá đấy xong là vừa hợp lên đường luôn.
Cho thằng Thịnh đi học lúc này cũng được một cái lợi, xa mặt cách lòng, tôi sẽ dần dần quên được nó. Nói thì nghe tàn nhẫn, kiểu như tự mình không làm được nên phải đẩy thằng cháu sang xứ lạ quê người. Nhưng mà nó đi học xa thì có lợi cho cả nó nữa. Tôi thì khỏi nói, còn nó thì tương lai sáng sủa hơn và cũng nắn thằng cháu tôi đi thẳng lại. Hồi lâu rồi tôi cũng từng liên hệ với chị Ba tôi về việc này. Hai chị em cũng tìm được trường, hỏi thủ tục hết rồi. Nhưng mà là hỏi sẵn để sau khi thằng Thịnh ra trường kìa. Chứ cho nó đi học lúc này thì… Sao buồn quá chừng!
Cả nhà nội thằng Thịnh vốn quen nghề đồng áng nên nếu nó mà đi học nước ngoài được thì ai cũng ủng hộ. Đó là niềm hãnh diện và vinh dự của những người nông dân với chòm xóm chung quanh. Còn cái vụ tiền bạc thì không phải lo nhiều. Bên Đức có sẵn chị Ba của tôi lo cho nó chỗ ăn chỗ ở, có khi chăm còn tốt hơn tôi nữa ấy chứ. Anh chị Hai tôi chỉ phải lo tiền học với tiền xài vặt. Còn tôi nữa chi! Mấy năm nay nhờ thất tình nên ít chơi bời thành ra cũng dành dụm được ít tiền “dưỡng già”. Nói vui chứ khoản tiền tôi định sửa lại căn nhà cho khang trang hơn. Việc đó cũng không quá gấp.
Có lần tôi kể chuyện này cho thằng Kha thì nó cũng tán đồng. Ai chứ nó thế nào chẳng tán đồng. Nó bảo có con cái mà có điều kiện là nó cho đi ra nước ngoài học hết à, học ở Việt Nam không tốt bằng. Đi du học vừa có cái bằng vừa có ngoại ngữ, lợi nhiều bề. Nó chửi tôi khùng khi tôi tâm sự là tôi có cảm giác như mình ích kỷ vì cá nhân mới tìm cách đẩy cháu đi học.
- “Ông giữ nó lại để yêu đương, để bớt cô quạnh mới là ích kỷ, mới là vì cá nhân của ông. Đi học là có lợi cho tương lai của nó, nhiều hơn cái lợi của ông nhiều. Gia đình mà đủ điều kiện là múc liền. Hê hê!” – Nó nói một hơi mạnh mẽ rồi chuyển giọng châm chọc – “Mà cậu Út đủ tiền lo cho cháu không đó?”
- “Út đang cặp với đại gia bác sĩ nên cũng bòn rút được một mớ” – Tôi tỉnh bơ đáp
- “Á trời cái đồ phản bội!” – Thằng Kha nói – “Lấy của trai này đi bao trai khác à?”
Toà nhà Bitexco cao vút nhìn mỏi cả cổ. Tôi cứ đứng ở đó mà nhìn lên trời cao chỉ mới điểm xuyết vào ngôi sao nhỏ. Cứ nhìn trời mông lung vậy đó. Lâu lắm rồi tôi mới lại ngước lên nhìn ngắm bầu trời. Lần cuối cùng chính là cái lần thằng người yêu báo tin đám cưới và gửi thiệp, tôi cứ đứng một mình trong căn nhà của mình mà ngắm trăng sao nhấp nháy.
|
Sài Gòn, ngày … tháng … năm 2013 (75)
Bất chợt trời đổ một cơn mưa rào nhẹ. Mưa nhẹ lắm, chỉ đủ làm mát quần áo của những người đi đường. Nhưng bù lại, kéo theo biết bao nhiêu hơi nóng của buổi trưa đang ẩn sâu trong lòng đất phút chốc bốc lên ngùn ngụt. Tôi vẫn mải miết nhìn ngắm những ngôi sao mờ tỏ mà chợt cảm thấy êm ái lâng lâng. Kì cục lắm, tôi thích nghe cái mùi hơi đất này, trong khi hồi nhỏ, chị Hai tôi hay kéo tôi vào nhà mỗi khi hơi đất bốc lên vì sợ “Út hửi hơi đất nhiều sẽ bị bệnh”. Có lẽ chị Hai tôi vẫn có nhiều cái sai dù kinh nghiệm sống hơn tôi hẳn, tôi vẫn cứ hít thở cái hơi ấy mà có bệnh hoạn gì đâu.
Thằng Thịnh gọi tôi phía sau lưng. Hai cậu cháu theo chiếc thang cuốn mà trôi lên. Cậu Út lặng im. Cháu cũng lặng im. Vô tình cả hai bước vào cuộc thi thử thách lòng kiên nhẫn, sự chịu đựng, hoặc là nhịn nói xem ai lâu hơn. Hồi tôi còn yêu cái thằng “mắc toi” kia, tôi chơi trò này kém lắm. Thế nào rồi tôi cũng là người lên tiếng trước, nhục cái mặt vậy đó! Cứ thế, hết thang cuốn rồi đến thang máy, tôi vẫn lặng im và thằng Thịnh cũng thế. Nó chỉ ở phía sau tôi, hơi ngang hàng với tôi một chút, nhìn tôi bấm nút gọi thang, bấm số tầng rồi di chuyển theo tôi.
Hôm nay cũng may mắn vì tìm được một cái chỗ dành cho hai hoặc ba người ngay sát mé kính, nhìn xuống, nhìn lên, nhìn trái, nhìn phải gì cũng đều rất rõ. Gọi nước xong xuôi, hai cậu cháu lại tiếp tục im lặng nhìn ngắm cái gì đó mạnh ai nấy biết, chả biết sẽ im lặng đến khi nào.
- “Cảnh đẹp quá hả Thịnh?” – Tôi lại tiếp tục chịu thua trong cái trò chơi thử thách lòng kiên nhẫn
- “Dạ!” – Thằng Thịnh vội đáp như thể sợ tôi sẽ im lặng tiếp – “Nhưng mà giá mắc quá chừng Út!”
- “Lên cao thì giá cũng cao, hì”– Tôi cười nhàn nhạt, chả hiểu sao lại có cái kiểu cười ấy lúc này – “Ở bên dì Ba có nhiều toà nhà cao hơn thế này, nếu qua đó học, tha hồ Thịnh ngắm cảnh”
- “Nếu mà giá cũng mắc như vầy chắc con không dám tới đâu” – Thằng Thịnh khẽ nói
- “Có dì Ba mà lo gì” – Tôi đáp gọn lỏn
- “Dạ thôi làm phiền dì Ba” –Thằng cháu nói
- “Có gì mà phiền thằng khùng! Dì Ba với Út có khác gì đâu!” – Tôi nói nhanh – “À mà khác, dì Ba còn nhiều tiền hơn Út”
Thằng cháu chỉ nhìn tôi cười cười rồi cho cái muỗng vào khuấy ly cocktail. Ánh đèn yếu ớt trong quán vừa đủ để tôi thấy chút gợn buồn trong ánh mắt ấy. Tôi nói mấy câu ấy mà thấy trong lòng ngổn ngang. Tôi phải khác chị Ba tôi nhiều chứ, trong lòng thằng Thịnh phải nghĩ như thế. Trừ cha mẹ nó ra, tôi phải là người thân thiết nhất và cũng là người nó yêu thương nhất chứ! Huống hồ, tôi còn muốn thằng Thịnh soán ngôi cha nó cho tôi lên nữa kìa. Tôi không dám giành vị trí số một của chị Hai, tụi con trai straight hầu hết đều thương mẹ nhất. Cũng may bắt gặp ánh mắt gợn buồn ấy, tôi nghĩ rằng những suy nghĩ của mình là đúng.
- “Sao tự nhiên buồn thiu vậy chú em?” – Tôi châm chọc
Thằng Thịnh ngước lên nhìn tôi như muốn nói gì. Nhưng rồi nó cũng chẳng nói gì cả, lại khẽ cười và lại quay ngang nhìn ra ngoài không gian trước mặt, được chắn bởi những tấm kính to dường như liền mạch từ đất đến tận đây. Không hiểu nó có chuyện gì buồn thế nhỉ? Tôi ít khi thấy nó có biểu hiện như thế. Hay là do ánh sáng đèn màu không đủ và khiến tôi tưởng lầm là thằng cháu tôi buồn? Có lẽ nó buồn vì nghĩ đến việc sẽ xa nhà, xa cha mẹ, và cả xa rời cậu Út của nó nữa chứ. Vậy chứ trong nỗi buồn ấy, có chút buồn nào đang dành cho đứa con gái có gương mặt tròn tròn hay không? Bất chợt thằng Thịnh quay sang nhìn tôi hỏi:
- “Nếu Út yêu một người mà không thể đến với người đó thì Út làm sao?”
- “Vì sao không thể đến với người đó?” – Tôi chợt run bần bật trong người, câu hỏi này phải chăng nó đặt giùm tôi – “Con… đang yêu… ai… mà gặp khó khăn hả?”
- “Dạ không phải” – Thằng Thịnh phủ định – “Con nghĩ tới chuyện của bạn nên hỏi thôi.”
- “À, tưởng chuyện của Thịnh” – Tôi nói nhẹ như làn gió thoảng mà trong lòng chẳng mảy may tin
- “Út sẽ làm gì trong trường hợp đó hả Út?” – Thằng Thịnh vẫn không để tôi đóng chủ đề này lại
- “Út phải coi người đó có yêu thương gì mình hay không.” – Tôi đáp – “Vậy người đó có yêu thương gì Thịnh không?”
- “Con cũng không biết nữa” – Thằng Thịnh hồn nhiên sa vào cái bẫy của tôi – “Chắc là cũng có nhiều tình cảm nhưng chưa bao giờ nói trực tiếp ra”
Có đứa con gái nào được thằng cháu tôi yêu thương mà không biết mình số hưởng lại đi giấu diếm tình cảm làm cho thằng Thịnh của tôi buồn man mác như thế vậy? Chẳng biết tôi đang đau giùm cho cháu tôi hay là con tim của tôi vì ganh tị mà nhoi nhói trong ngực. Tôi ước sao mình được một lần làm “người đó” để được một lần gợi buồn mênh mang trong ánh mắt của thằng Thịnh. Nhưng buồn thay, tôi sẽ chẳng bao giờ là “người đó” mà chính là cái người “yêu một người mà không thể đến với người đó”. “Người đó” đang ngồi đối diện tôi kia kìa. Tôi bỗng muốn trả lời câu hỏi đó, như thể là một dịp tâm sự nỗi lòng mình cho thằng Thịnh, bất chấp nó có hiểu hay không.
- “Ừa, giờ xem như người đó có tình cảm nhiều với Út nhưng vì hoàn cảnh nào đó chẳng thể thổ lộ ra được đi” – Tôi chậm rãi nói – “Nếu cuộc sống có nhiều điều ngăn trở mình tự do sống bằng tình cảm thật thì mình đành cất tình cảm ấy vào trong lòng. Có lẽ Út khác với hầu hết mọi người, đều muốn chiếm hữu trong tình yêu. Út vẫn cứ yêu người đó và biết được người đó vẫn dành cho Út một tình cảm trong lòng, một vị trí trong tim. Chẳng cần thiết phải được sống bên cạnh người đó”
- “Thật sao Út?” – Thằng Thịnh chăm chú nhìn tôi với vẻ hơi kinh ngạc – “Út có làm được thật không?”
- “Thật! Út sẽ làm được!” – Tôi đáp chắc nịch vì tôi đã từng làm rất tốt – “Chỉ cần Út có được một tình cảm thật sự trong lòng người đó và giữ một vị trí vững chắc trong trái tim người đó, với Út đã là quá đủ rồi”
- “Vậy nếu Út chẳng biết được người đó có tình cảm với mình hay không, chẳng biết được mình chiếm giữ được vị trí nào trong trái tim người đó” – Thằng Thịnh ngưng một chút rồi nói tiếp – “Thì Út sẽ làm sao?”
- “Sao buồn dữ vậy Thịnh? Yêu một người mà chẳng thể biết được người đó dành cái gì cho mình thì chắc đau chết thôi!” – Tôi bất giác thở dài thườn thượt – “Út không muốn nghĩ đến trường hợp đó đâu! Chuyện quá buồn Út không muốn nghĩ đến!”
Chẳng lẽ có bà con họ hàng rồi thì người ta cũng có cùng gene không may trong tình yêu như nhau? Hay là thằng Thịnh bị quả báo vì “lơ là” không để ý đến tình cảm của cậu Út dành cho nó nên giờ nó yêu nhằm cái con bánh bèo nào đó mà chẳng được người ta nhìn nhỏi đến? Sao buồn quá vậy trời? Tôi yêu thằng cháu của mình nên thấy nó có một câu chuyện buồn như thế thì tôi lại càng buồn hơn. Chuyện buồn cứ xảy đến với tôi đây này, đừng xảy đến với cháu tôi, với những người tôi yêu thương nhất. Tôi chợt thấy bực bội căm ghét cái con nhỏ có khuôn mặt tròn tròn nào đó với giọng nói quê trớt mà thằng Thịnh có đưa về nhà vào mỗi khi tôi đi vắng. Chắc chính là con nhỏ ấy đang làm khổ trái tim của thằng cháu tôi đấy mà. Đứa con gái ấy là ai, như thế nào, tôi không có chút thông tin gì hết. Con bé Ngọc Diệp đanh đá đáo để hoá ra đang làm biết bao trò hề với tôi mà chẳng biết là bản thân đang xác định sai đối thủ rồi.
|
Sài Gòn, ngày … tháng … năm 2013 (76)
Ôi trời sao mà muốn chửi thề ghê không! Vừa nghĩ đến là thấy con bánh bèo yêu quái Ngọc Diệp xuất hiện. Sao mà trùng hợp dữ vậy trời, cứ như là nó đóng đô trên toà tháp này hay sao á, hoặc là nó có gắn chip định vị GPS vào tôi với thằng Thịnh vậy đó. Con bé Ngọc Diệp đang “quét ra đa” chung quanh quán. Tôi vội vàng chỉ thằng Thịnh nhìn về phía toà nhà UBND Thành phố đang toả sáng từ xa, thều thào xuýt xoa khen “coi kìa Thịnh, đẹp quá hả” nhằm mục đích để hai cậu cháu thoát khỏi tầm quét của cái ra đa bánh bèo ấy.
- “Anh Thịnh” – Cái ra đa vui sướng reo lên trong nỗi thất vọng của tôi – “Chào cậu Út”
- “Ủa Diệp” – Thằng Thịnh quay lại nhìn nó và chào đáp lễ – “Trùng hợp quá hả?”
- “Vâng, em có hẹn với lũ bạn” – Ngọc Diệp đưa tay kéo chiếc ghế còn lại ra – “Chưa đến giờ nữa, em ngồi nhờ ở đây một chút được không?”
Cứ như là nó đang ở nhà của thằng Thịnh vậy. Còn tôi chẳng khác nào là người vô hình trong mắt nó. À không, chẳng khác nào là một đứa tôi tớ của thằng Thịnh, được con bánh bèo này quẳng cho cái chào duy nhất. Miệng hỏi “được không” mà tay thì đã kéo ghế, mông thì đã ịn lên mặt ghế rồi còn hỏi làm gì nữa. Tôi thấy mất cả hứng tối nay nếu như cái con bánh bèo này sẽ cùng tôi hiện diện trong cùng một địa điểm. Giả vờ đi toilet, tôi đi tính tiền luôn chứ ngồi đây mà có nó thì dù là cung vàng điện ngọc, nếm nem công chả phượng tôi cũng hổng ham. Hi vọng là sau khi đi toilet ra, tính tiền xong quay lại thì tụi bạn của con bé Ngọc Diệp cũng đến kéo nó đi giùm cho tôi nhờ. Nghĩ vậy nên tôi chả việc gì phải vội vã, từ từ mà xử lý từng “công việc” của mình. Xong xuôi hết rồi, tôi quay trở lại với thằng Thịnh. Con kim chi Ngọc Diệp vẫn còn ngồi đấy, mồm miệng vẫn đang liến thoắng với thằng cháu của tôi trong khi thằngThịnh có vẻ gì đó khó tả lắm, vừa như ngượng ngùng vừa như khó chịu.
- “Bạn vẫn chưa đến hả cháu?” – Tôi vừa kéo ghế ra ngồi xuống vừa hỏi hơi khó chịu
- “Đến rồi ạ” – Ngọc Diệp nhìn tôi tỉnh bơ nói – “Đang ngồi phía kia ạ”
- “Thế sao cháu chưa sang đấy với bạn?” – Tôi đuổi khéo, giọng vẫn không lấy gì làm dễ chịu lắm
- “Con ngồi đây bất tiện lắm ạ?”– Ngọc Diệp hỏi tôi một câu hỏi khá bất ngờ, ánh mắt rất chi là thách thức
- “Thế cháu nghĩ xem có bất tiện không?” – Tôi không thèm nhìn nó, trả lời bằng một câu hỏi
- “Vâng, bất tiện chứ ạ” – Con bé đứng lên – “Anh Thịnh sắp đi Đức rồi nên hai cậu cháu chắc không có nhiều dịp ngồi riêng với nhau thế này nữa đâu.”
- “Đi Đức gì?” – Tôi luống cuống hỏi, thái độ đúng của kẻ bại trận
- “Đi Đức du học đấy ạ!” – Ngọc Diệp hả hê trả lời – “Thế ra anh Thịnh chưa kể cho cậu Út nghe à?”
- “Diệp! Em qua với bạn đi” –Thằng Thịnh nói chen vào – “Nhiều chuyện quá rồi đó!”
- “Vâng! Em đi ngay đây” – Ngọc Diệp sửa lại cái ví trên tay – “Để không gian ít ỏi này lại cho cậu Út thoả thích thể hiện tình cảm với cháu.”
- “Nói gì đó Diệp?” – Thằng Thịnh quát – “Em đi lẹ đi”
- “Vâng ạ” – Ngọc Diệp vẫn dịu dàng đáp lời thằng Thịnh – “Anh cũng nên nói cho cậu Út nghe sự chịu đựng của anh bấy lâu đi!”
Bỗng nhiên có một ngày nào đó, chính là ngày hôm nay đây, cái toà tháp Bitexco cao nhất Sài Gòn bị đánh bom hoặc là động đất. Nó đổ sụp xuống với tốc độ kinh khủng làm bao nhiêu con người trú trong toà tháp rơi vào trạng thái không trọng lực rồi bất ngờ nằm ụp mặt xuống nền đất cứng đớn đau. Tôi đang trong cơn thảm hoạ ấy. Bao nhiêu thứ rối rắm xuất hiện đầy trong đầu tôi, “tại sao”, “phải làm sao”, đầy những câu hỏi đại loại thế. Trời ơi tại sao thằng Thịnh đi chia sẻ chuyện học hành với con Diệp trước tôi? Tại sao con Diệp biết chuyện tình cảm của tôi với thằng Thịnh? Tại sao cháu tôi lại đi tâm sự với chính cái con Diệp ấy mà không phải ai khác? Hoá ra trước giờ nó phải chịu đựng cái tình cảm của Út dành cho nó hay sao? Bây giờ tôi phải làm sao đây, phải cư xử như thế nào cho thích hợp đây?
Cái mớ bùng nhùng ấy bưng tôi đứng dậy, vật vờ trôi ra khỏi quán, lặng im làm tất cả những thói quen để thoát khỏi toà nhà này. Thằng Thịnh cũng lặng im, cũng ở phía sau tôi hơi ngang hàng với tôi một chút. Để khi đến tầng trệt, hai cậu cháu tự động tách ra làm hai hướng, tôi trôi về phía đường Hải Triều còn thằng Thịnh thì sải những bước dài, nhanh xuống tầng hầm lấy xe. Tôi trở lại cái hình ảnh trước khi bước vào toà tháp, một mình lặng lẽ ngắm sao trời, bất chấp chung quanh xe cộ đang ngược xuôi như mắc cửi. Tôi ngồi trên một trong những cái cột thấp hình trụ với đầu tròn nhẵn bóng dựng cách nhau một khoảng ngắn để làm hàng rào chắn trang trí. Dẹp hết biết bao suy nghĩ bùng nhùng kia qua một bên. Trống rỗng như thể bông gòn bay trong gió.
Mùa này có phải mùa bông gòn đâu?
Lại là tiếng thằng Thịnh lôi tôi lên yên sau. Hôm nay, tôi mới nhận ra chiếc SH của mình cao đến vậy, làm tôi không dễ dàng gì ngồi thẳng thớm phía sau cái lưng rộng mênh mông và vững vàng của thằng cháu. Chỉ trước đây thôi, mỗi khi buồn, ngay cả buồn vì thằng Thịnh, tôi vẫn có thể giả vờ ra một lý do nào đó để có thể tựa đầu vô cái lưng rộng mênh mông và vững chắc ấy, để cảm thấy nỗi buồn giảm xuống từ từ nhưng rõ rệt. Còn bây giờ, tôi không chỉ phải một mình đối chọi với cảm giác buồn rũ mà còn đối chọi với cảm giác thèm muốn được tựa vào lưng thằng cháu. Chợt nhớ câu chuyện Mục Liên – Thanh Đề mà ba tôi kể cho nghe hồi nhỏ, rồi thấm được nỗi khổ của hình phạt mà bà Thanh Đề nhận lãnh vì tội lỗi cùa mình. Đói khát thèm muốn một chút cơm, vậy mà với tay bưng lấy cơm canh ngon ngọt trước mắt định cho vào mồm đều hoá thành lửa nóng, để rồi ái ngại, chỉ có thể ngắm nhìn thèm muốn quắt quay.
Sài Gòn lúc nào cũng đẹp, đèn xanh đèn đỏ đèn vàng, thi nhau nhấp nhánh suốt cả đêm, lúc nào cũng thế. Tôi không cần nhìn ngắm cũng biết được là như thế. Những cảnh đẹp của Sài Gòn về đêm đang lặng lẽ trôi qua người tôi. Ở vị trí yên sau cao hơn hẳn nhiều loại xe khác cùng chiều, hoặc ngược chiều, tôi chỉ mải bận chăm chú theo cái lưng rộng mênh mông và vững chắc, để rồi nhận ra một điều rất đỗi thiếu tự nhiên, rằng hai cậu cháu đang ngồi cách xa nhau một khoảng rất rộng. Và người gây ra sự thiếu tự nhiên ấy, tạo ra khoảng cách ấy, không ai khác hơn chính là tôi. Sự thật ấy càng khẳng định khi thằng Thịnh đột nhiên dừng xe lại cái kịch và tôi theo quán tính trôi tuột vào, úp cái mặt lên lưng nó.
- “Chuyện không phải như Út nghe đâu” – Thằng Thịnh dựng chống xe rồi đứng vào trong lề quát lên
- “Chuyện… gì…?” – Tôi lắp bắp hỏi lại trong khi vẫn ngồi yên như phỗng trên xe
- “Những chuyện Diệp nói đó” – Nó vẫn to giọng nhưng đã dịu hơn nhiều
- “Không sao!” – Tôi vỡ lẽ rồi nhẹ nhàng nói – “Phải hay không phải thì đó cũng là sự thật! Mà sự thật rồi cũng sẽ được phơi bày và mình chẳng thể cãi chối gì cả”
- “Con không có làm những chuyện Diệp nói” – Nó lại quát to lần nữa - "Út đừng dành cho con thái độ như vậy!"
- “Con có làm hay không cũng chẳng sao!” – Tôi vẫn giữ sự nhẹ nhàng như thể vừa giác ngộ, miệng cười hiền từ – “Về thôi Thịnh! Út muốn về nhà!”
|
Sài Gòn, ngày … tháng… năm 2013 (77)
Rồi thì chiếc SH cũng dừng lại trước căn nhà mà bao năm qua nó vẫn thường dừng lại. Tôi lặng lẽ tụt xuống đứng yên đó trong khi thằng Thịnh mở cốp xe để lấy chìa khoá mở cửa rào. Khi cháu tôi dắt chiếc xe vào sân thì tôi vẫn còn đứng ngoài đầu hẻm ngắm nhìn những vì sao khi mờ khi tỏ. Hôm nay tôi mới chợt nhận ra, cái bóng cây quen thuộc che mát phần hẻm trước nhà tôi đã bị đốn bỏ mất rồi nên bầu trời đêm lung linh ngàn sao lồ lộ ra trong tầm mắt. Tôi là ngôi sao nào trên bầu trời kia? Chòm sao Song Ngư là chòm sao nào nhỉ? Chòm sao ấy có kề cận bên chòm sao Kim Ngưu hay không?
- “Vô nhà đi Út” – Thằng Thịnh khẽ nói
- “Ừa, Út coi sao chút” – Tôi vẫn chăm chú nhìn bầu trời với ngàn sao lung linh nhoà nhoẹt
- “Vậy vô trong sân nhà mình đi Út” – Thằng Thịnh nói – “Để con khoá cửa rào luôn”
Tôi không trả lời, đi một mạch vào trong sân. Nhà tôi có một cái sân hình chữ L ôm lấy căn nhà. Đó là khu vườn nhỏ mà ba tôi rồi đến tôi thay nhau đặt vào đấy những loại cây khác nhau tuỳ theo sở thích của mỗi người. Tôi chỉ giữ lại những cây mai chiếu thuỷ lâu năm, những cây sứ đỏ hồng dạn dày và những chậu xương rồng bát tiên chịu hạn giỏi. Cây có bóng cao duy nhất là cây mít mà ba tôi trồng ở góc sân che khuất tầm nhìn của những ngôi nhà hàng xóm. Đó là cái thế giới riêng mà tôi thường lẩn trốn mỗi khi nỗi buồn đau về cuộc tình tan vỡ cách đây ba năm bị khơi lên. Vài năm trôi qua, những tưởng cái thế giới riêng ấy đã mất vai trò quen thuộc thì bỗng nhiên tôi lại cần đến để lẩn trốn vào.
Khu vườn buổi tối thoang thoảng mùi hoa mai chiếu thuỷ li ti trắng trên nền lá cây sẫm màu đêm. Những bông hoa trắng li ti ấy cũng như những vì sao chi chít trên bầu trời kia. Hôm nay không có trăng mà chỉ có ánh sáng mờ mờ toả xuống từ ánh đèn ở cửa sổ nằm tuốt lầu trên mà thằng Thịnh vừa bật lên. Thằng cháu tôi đứng tựa vào tường, cách tôi một khoảng ngắn chừng vài bước chân, lặng lẽ nhìn phản ứng kỳ dị của ông cậu. Tôi như thằng điên cứ hết nhìn trời rồi lại nhìn vào những đám lá cây. Rồi bỗng nhiên hu hu khóc tức tưởi như lúc người ta báo tin ba tôi đã không còn sống nữa.
Một lúc lâu mà tôi vẫn cứ hu hu như thế, thằng Thịnh bước đến ôm tôi vào trong vòng tay mạnh khoẻ rộng lớn của nó. Bàn tay của nó dúi đầu tôi úp mặt vào ngực của nó để bao nhiêu nước mắt của tôi thấm hết vào trong chiếc áo thun sọc ngang trắng xanh đẫm mùi mồ hôi. Cái mùi hương ấy như một thứ thuốc an thần công hiệu làm bao nhiêu nghẹn ngào trong lòng tôi dần dần tan đi. Nhưng tôi vẫn cứ khóc, khóc cho tan hết nỗi buồn. Và thằng Thịnh cứ thế mà ôm tôi thật chặt, hai tay xoa xoa vào lưng của tôi. Khi buồn thì nên khóc, tôi hiểu điều đó, khóc xong rồi nỗi buồn cũng sẽ tan đi.
Rồi cũng đến lúc tôi nghĩ là mình đã có thể nín khóc thì thằng Thịnh đột nhiên nâng mặt tôi lên và đặt vào đôi môi của tôi một nụ hôn thoảng qua như con gió nhưng vẫn đủ làm tôi bủn rủn hết cả người, suýt chút nữa là ngã gục xuống đất. Nó đẩy tôi tựa vào tường rồi tiếp tục đặt vào môi tôi nụ hôn thứ hai tiếp xúc nhiều hơn, tồn lại lâu hơn. Mùi rượu mạnh của ly cocktail thằng Thịnh uống khi nãy phả đầy mặt tôi. Tôi đang chưa biết tiếp đón phản ứng đột ngột của nó thế nào thì nụ hôn thứ ba đã được mang đến. Lần này, tôi đã bình tĩnh hơn và chủ động hơn. Cái lưỡi của tôi cũng thế, đã biết từ từ tiến sang bên cái miệng đối diện, len lỏi chui vào trong tìm kiếm một vật nóng ấm và ướt át.
|
Dường như có thoáng ngại ngùng và lưỡng lự. Nhưng rồi cái lưỡi của thằng Thịnh cũng tiến ra đón lấy vật nóng ấm và ướt át tương tự. Một cái thụ động, một cái chủ động nhưng vẫn đủ tạo ra sự say mê quấn lấy nhau quên cả thời gian và không gian. Khu vườn để tôi lẩn trốn nỗi buồn đau bấy lâu nay bỗng chốc trở thành khu vườn bí mật nhưng hạnh phúc. Thằng Thịnh nâng tôi lên áp sát vào người nó, đẩy tôi tựa sát hơn vào tường, rồi dùng hai tay quấn hai chân của tôi vào cơ thể nó cho chắc chắn. Rồi cứ thế nó mang tôi vào trong nhà, lướt ngang qua con hẻm vắng lặng một cách thản nhiên như thể biết rõ chẳng có ai nhìn thấy.
Tôi cứ như người được thần thánh đưa lên tiên giới, qua những bậc cầu thang xoay tròn và cuối cùng được đặt ngồi lên thành chiếc bồn tắm. Thằng Thịnh đang lúi húi cởi áo của nó ra rồi bắt đầu cởi áo của tôi ra. Hết áo rồi đến quần. Hết quần rồi đến quần lót. Đến một lúc, trong suốt thời gian im lặng đón nhận của tôi, cả hai đứa đều chẳng còn chút quần áo nào. Tuy chỉ có ánh sáng màu vàng nhạt của ngọn đèn cầu thang hắt vào, nhưng tôi vẫn nhìn được ánh mắt thằng Thịnh nhìn thật sâu vào đôi mắt của tôi. Rồi nó dựng thẳng người, đứng bằng hai đầu gối, nhìn tôi như thể ra lệnh cho tôi áp mặt lại hôn nhau thêm lần nữa.
Sau khi vừa trao nhau xong chiếc hôn thứ tư, thằng Thịnh gỡ cái vòi sen xuống nhá nhá trước mặt như thể hỏi tôi muốn tắm lúc này không. Tôi nhìn nét mặt ngài ngại của nó thì buồn cười làm sao. Nhưng mà vừa trải qua biết bao nhiêu cảm xúc trái ngược và toàn là đỉnh cao của cảm xúc cả nên giọng cười không phát ra thành tiếng, chỉ để lại trên gương mặt tôi nụ cười hơi méo mó kèm theo một cái gật đầu. Thằng Thịnh đứng lên, cao lớn, trần truồng, dứt khoát, nhanh nhẹn. Tôi thấy mình đúng là nhỏ bé và nó như thể không phải là đứa con trai mới 18, 19 tuổi đầu. Thú thật là tôi thích ngắm nhìn thằng Thịnh khi nó chưa cương cứng hơn. Chẳng hiểu sao khi ấy nó vẫn mang lại cho tôi cảm giác là điểm tựa vững chải nhưng thực lắm, đời lắm. Một người đàn ông bình thường như bao người đàn ông khác mà những người đàn ông lại yêu đàn ông như tôi ao ước kiếm tìm.
Người đàn ông của cuộc đời tôi lúc này đang xoa lên người tôi bao nhiêu là sữa tắm. Tôi cứ như pho tượng nhưng linh hoạt, biết giơ một tay lên để thằng cháu lùa sữa vào kẽ nách, biết banh rộng chân ra để sữa vào kẽ háng dễ hơn. Rồi cứ thế đê mê đón nhận cảm giác lan ra từ hai bàn tay trơn tuột mà vẫn có gì đó nhám nhám sần sùi đang chạy khắp lên những vùng da thịt trên cơ thể. Cho đến một lúc, cả người tôi lọt thỏm vào trong bồn tắm và không còn chỗ nào không được bao bọc bằng bọt trắng sữa tắm nữa. Chỉ còn mỗi gương mặt ngơ ngác nhưng hạnh phúc tràn đầy với nụ cười luôn nở trên môi. Thằng Thịnh cũng trèo luôn vào trong bồn, đối diện tôi và tôi vội vàng tiến đến đặt vào đôi môi của nó chiếc hôn chung thứ năm, cũng dài, sâu, nóng ấm và ẩm ướt như cái hôn thứ ba khi nãy.
Tôi ôm chầm lấy nó, dựng cả hai cơ thể vươn lên và miết cả cơ thể của mình lên cơ thể nó để những sữa tắm bọt trắng ban nãy chan hoà lên cơ thể thằng Thịnh. Tôi cứ ôm lấy nó như thể để hai bàn tay rảnh rỗi đón lấy thêm sữa tắm và thoa đều lên phía sau. Từ đôi vai rộng gợn sóng nhấp nhô chạy dài xuống đường rãnh hằn sâu giữa lưng rồi lan ra hai bên lưng rộng. Hai bàn tay lấy cái rãnh hằn sâu giữa lưng làm trục và tuột dài xuống thắt lưng hơi cong dần vào trong rồi bất chợt nhô ra thật nhiều khi tiến đến cặp mông tròn lẳng.
Hai bàn tay của tôi nán lại ở cặp mông ấy lâu hơn một chút, lúc thì ve vuốt, lúc đi bóp chặt, lúc thì cùng chạy vào trong đường rãnh phân đôi mông. Cho đến khi “thằng nhóc” của thằng Thịnh thôi ngủ yên và từ từ lớn lên mạnh mẽ, hai bàn tay của tôi mới chịu rời cặp mông săn chắc ấy. Một tay ve vuốt lấy quả chuối xiêm to bản ngày một cứng hơn còn một tay bật vòi sen để những tia nước ấm áp từ trên cao xoá đi hết những bọt trắng vương vãi trên thân hai đứa. Hai bàn tay lại tìm đến những phần da thịt phía sau lưng và lại ngưng một lúc lâu trên cặp mông săn chắc của thằng Thịnh. Bất chợt tôi có cảm gì đó không thật, bàn tay như đang chạm vào hư không.
Phải chăng tôi lại rơi vào một giấc chiêm bao?
|